KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2018, 2019-2020

2021

 

 

 

SỐNG CÒN VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 TOÀN CẦU

 

TRONG NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA

 

 

 

Tổng hợp và nhận định: Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

 

Nội Dung

 

Dẫn nhập: Ngôn Sứ Lịch Sử

Mỹ ghi nhận kỷ lục gần 4.500 người chết vì Covid-19 một ngày

Đa dạng Sinh thái: Thượng đỉnh ‘‘One Planet’’ mở đầu cho một năm quyết định

Ít nhất 33 nước đã ghi nhận ca mắc biến thể virus corona mới ở Anh

Virus corona chủng mới tiến hoá thế nào?

Tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 như thế nào?

Bộ Giáo lý Đức tin xác định: các vắc-xin ngừa Covid được chấp nhận về mặt đạo đức

WHO: Các nước giàu tranh mua khiến nước nghèo không có vac-xin Covid-19

Cảm giác sau khi tiêm vaccine Covid-19

Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona

Covid-19: WHO cảnh báo đừng quá kỳ vọng vào miễn dịch cộng đồng

Covid-19 diễn biến thế nào vào 2021?

Đúc kết: Dấu Chỉ Thời Đại

 

 

 

Dẫn nhập: Ngôn sứ lịch sử

 

ĐTC chúc lành cho một người bệnh ở Dhaka, Bangladesh

ĐTC Phanxicô chúc lành cho một người bệnh ở Dhaka, Bangladesh

 

Không biết lịch sử thế giới loài người có tính cách recycle hay chăng, nghĩa là có đặc tính luân lưu hay chăng, nghĩa là lịch sử được lập lại theo chu kỳ bao nhiêu năm một lần, hay được lập lại tương tự giống nhau, trước cũng như sau, vào một thời điểm nào đó bất định không theo chu kỳ. Chỉ biết rằng, như chính lịch sử cho thấy, bất cứ cái gì đã lên tới tột đỉnh đều bị sụp đổ hết. Điển hình nhất là đề quốc Roma, lâu dài nhất và rộng lớn nhất trong tất cả mọi đế quốc trong lịch sử, thế rồi cũng đã hoàn toàn bị sụp đổ, chỉ còn lại một vài di tích lịch sử oai hùng ở Roma Ý quốc hiện nay.

Hay con người văn minh tân tiến ngày nay nói chung, và ở thế giới Tây phương nói riêng, về văn hóa, đã lên tới tột đỉnh nhân bản và nhân quyền, như được tỏ hiện rõ ràng trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 10/12/1948, nghĩa là con người đã hoàn toàn ý thức về bản thân mình, về phẩm giá làm người cùng với các quyền lợi và nghĩa vụ kèm theo. Nhưng tiếc thay, và oái ăm thay, hiện nay, càng văn minh về vật chất, về khoa học và kỹ thuật, thì lịch sử lại đang chứng kiến thấy con người bị khủng hoảng hơn bao giờ hết về nhân bản, ở chỗ, từ trên đỉnh văn hóa của mình, người ta đã, đang và tiếp tục nhân danh nhân quyền để xô nhau xuống vực thẳm, theo luật rừng, "mạnh được yếu thua", một cách vô luân và phi nhân, như phá thai, triệt sinh an tử và triệt sinh trợ tử, độc đoán, kỳ thị, đàn áp, bóc lột v.v.

 

Nếu lịch sử không có tính cách hay đặc tính luân lưu thì Chúa Giêsu đã không sử dụng những biến cố đã qua để cảnh báo thế hệ đương thời của Người:

"Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi." (Mathêu 11:21-24)

 

"Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Đức Giê-su đáp lại rằng: "Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy." (Luca 13:1-5)

 

Đúng thế, lịch sử loài người chẳng những là một môi trường của mạc khải thần linh, mà còn là chứng nhân cho mạc khải thần linh nữa, một lịch sử được Thiên Chúa biến thành lịch sử cứu độ, để thực hiện ý định của Ngài là "muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý" (1Timôthêu 2:4), trước hết và trên hết, bằng chính Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô, "trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người" (1Timôthêu 2:5), cũng như bằng cả những cảnh báo lịch sử, như các trường hợp được trích dẫn trên đây, để nhờ đó, nhờ lịch sử đóng vai ngôn sứ thời đại của nó, Thiên Chúa nhắc nhở và kêu gọi loài người hãy luôn biết tỉnh thức và ăn năn sám hối kịp thời hầu được cứu độ.

 

Nếu quả thực lịch sử có tính cách luân lưu recycle như thế, thì phải chăng biến cố lịch sử đại hồng thủy và tầu Noe đã và đang được lập lại, vào ngay thời điểm sau Công Đồng Chung Vaticanô II (1962 - 1965), hay từ đầu thập niên 1970, thuộc hậu bán thế kỷ 20, sang đầu thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo, cho tới nay là đầu năm 2021. Ở chỗ nào? Ở chỗ, vào thời Noe, Thiên Chúa đã ngỏ ý muốn trút một trận đại hồng thủy xuống trái đất này, và bảo tổ phụ Noe đóng một chiếc tầu cứu vớt cho tương lai của trái đất (Sáng Thế Ký 6:5-7,11-14, 17-22: 

 

"ĐỨC CHÚA thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. ĐỨC CHÚA hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. ĐỨC CHÚA phán: 'Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng'....  Đất đã ra hư hỏng trước nhan Thiên Chúa và đầy bạo lực. Thiên Chúa nhìn đất và thấy nó đã ra hư hỏng, vì mọi xác phàm đã theo nếp sống hư hỏng trên mặt đất.

 

"Thiên Chúa phán với ông Nô-ê: 'Ta đã quyết định giờ tận số của mọi xác phàm, vì tại chúng mà đất đầy bạo lực: này Ta sắp tiêu diệt chúng cùng với đất. Ngươi hãy làm cho mình một chiếc tàu bằng gỗ bách. Ngươi sẽ làm tàu có những ngăn và lấy nhựa đen mà trám cả trong lẫn ngoài...  Phần Ta, Ta sắp cho hồng thuỷ, nghĩa là nước lụt, xuống trên đất, để tiêu diệt mọi xác phàm có sinh khí dưới gầm trời; mọi loài trên mặt đất sẽ tắt thở. Nhưng Ta sẽ lập giao ước của Ta với ngươi; ngươi hãy vào tàu, ngươi cùng với các con trai ngươi, vợ ngươi và vợ của các con trai ngươi. Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng'. Ông Nô-ê đã làm như vậy; ông làm đúng như Thiên Chúa đã truyền cho ông".

 

Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô đang đóng vai một tổ phụ Noe ngày xưa, được Thiên Chúa quan phòng thần linh sai đến để đóng tầu noe thời đại, trước nguy cơ gây ra bởi một trận đại lụt diệt vong của chung thiên nhiên tạo vật, cũng như của riêng loài người. Thật vậy, không phải tự nhiên mà vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội, "đến từ tận cùng trái đất" (Lời ngài tối ngày 13/3/2013), đã ban bố hai thông điệp đầu tay của ngài, một cặp thông điệp không hẹn mà hò hết sức liên kết mật thiết với nhau như bất khả phân ly, hoàn toàn trùng hợp với thời tổ phụ Noe, liên quan đến trái đất và liên quan đến tầu Noe.

 

Thông điệp liên quan đến trái đất và thiên nhiên vạn vật là thông điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si', ban hành ngày 24/5/2015, và thông điệp liên quan đến tầu Noe là thông điệp Tất Cả Anh Em Fratelli Tutti, ban hành ngày 3/10/2020, ngay trong mùa đại dịch covid-19 toàn cầu. Với thông điệp được viết vào thời điểm đại dịch covid-19 toàn cầu này cho thấy hình ảnh của một tầu Noe là nơi cả loài người lẫn động vật cùng nhau chung sống một cách an toàn. Và chỉ có những gì ở trên con tầu đại đồng này mới có thể sống sót qua tất cả mọi cuộc khủng hoảng lịch sử nói chung và khủng hoảng đại dịch covid-19 toàn cầu hiện nay mà thôi.

 

  1. Trong không gian suy tư về tình huynh đệ đại đồng này, tôi đặc biệt được cảm hứng cách bởi thánh Phanxicô Assisi, và cũng bởi những anh chị em khác ngoài Công giáo: như Martin Luther King, Desmond Tutu, Mahatma Gandhi, và còn nhiều người khác nữa. Nhưng tôi muốn kết thúc bằng cách tưởng nhớ một người có đức tin sâu sắc, một người, từ kinh nghiệm sâu sắc của mình về Chúa, đã thực hiện một cuộc hành trình biến đổi, cho đến khi cảm thấy mình là anh em với tất cả mọi người. Đó là Chân phước Charles de Foucauld.
  2. Với lý tưởng hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, Chân phước Charles de Foucauld đã đi đến đồng hóa mình với những người nghèo, những người bị bỏ rơi ở những góc xa khuất nhất của sa mạc Phi Châu. Trong khung cảnh đó, ngài đã diễn tả ao ước cảm nhận mình là một người anh em của mọi người[286], và đã xin một người bạn rằng, “hãy cầu xin Chúa cho tôi thực sự là người anh em của tất cả mọi người”[287]. Cuối cùng, ngài muốn trở thành “một người anh em đại đồng”[288]. Dĩ nhiên, chỉ bằng cách tự đồng hóa mình với những người bé nhỏ nhất mà ngài đã có thể trở thành người anh em của tất cả mọi người. Nguyện xin Thiên Chúa khơi dậy những ước mơ này nơi mỗi chúng ta. Amen.

Với tất cả ý thức về hiện trạng thế giới loài người hiện nay, và theo chiều hướng của mạc khải thần linh như dấu chỉ thời đại trong lịch sử loài người, cũng như bằng tất cả nỗ lực hưởng ứng cùng đáp ứng những gì được vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian hiện nay là Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác và kêu gọi, người viết này xin được trích dẫn lại các nguồn tin mới nhất, liên quan đến đại dịch covid-19 toàn cầu, kèm theo những nhận định cá nhân của mình, ở sau mỗi tin tức trong phần bài dưới đây.

 

 

Mỹ ghi nhận kỷ lục gần 4.500 người chết vì Covid-19 một ngày

Báo điện tử VNEpress ngày 13/1/2021

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh  nhân Covid-19 tại Trung tâm Y tế Providence St. Mary ở Thung lũng Apple, California, hôm 11/1. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Trung tâm Y tế Providence St. Mary ở Thung lũng Apple, California, hôm 11/1. Ảnh: AFP.

 

(Nhan đề trên đây của tờ VNEpress cũng mang cùng ý nghĩa với nhan đề của tờ Báo điện tử TTO cùng ngày 13/1/2020: "Lại một ngày đen tối với nước Mỹ: Cứ mỗi phút lại có 3 người chết vì COVID-19")

Mỹ ghi nhận thêm gần 4.500 ca tử vong do Covid-19 hôm 12/1, cao nhất theo ngày kể từ đầu dịch.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế diễn ra ngoài tầm kiểm soát ở Mỹ, đây là lần đầu tiên số người chết ở quốc gia bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới vượt qua con số 4.000 trong 24 giờ.

Theo thống kê của đại học John Hopkins, tính đến 20h30 tối 12/1, Mỹ ghi nhận hơn 235.00 ca nhiễm mới và 4.470 ca tử vong. Theo Dự án Theo dõi Covid-19, khoảng 131.000 người Mỹ đang nhập viện vì Covid-19.

Số người tử vong trung bình hàng tuần đang ở mức cao nhất từ khi bắt đầu đại dịch. Đối mặt với những con số nghiệt ngã này và sự hiện diện của biến chủng nCoV mới dễ lây lan hơn, các nhà chức trách hôm 12/1 thông báo những người muốn bay tới Mỹ phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi khởi hành.

Giữa tháng 12 năm ngoái, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn với mong muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng y tế. Nhưng các nỗ lực này không đạt được mong muốn, khi tính đến ngày 11/1, Mỹ mới tiêm chủng được cho 9,3 triệu, chưa được nửa mục tiêu 20 triệu người năm 2020 và chưa đầy 10% dân số.

Quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới này ghi nhận hơn 23,3 triệu ca nhiễm và hơn 388.000 ca tử vong. Tổng thống đắc cử Joe Biden bày tỏ mong muốn huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia và quân đội để phân phối vaccine, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng.

Biden từng nhiều lần tuyên bố ưu tiên hàng đầu sau khi nhậm chức là giải quyết đại dịch. Ông cam kết phân phối 100 triệu liều vaccine Covid-19 đủ cho 50 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu tại Nhà Trắng.

Nhận định:

Nếu theo dõi tình hình ở xã hội Mỹ quốc này thì khách quan có thể thấy ngay được lý do tại sao một quốc gia vốn được mang danh là đệ nhất cường quốc thế giới như Hoa Kỳ này, với hệ thống y khoa tối tân nhất, với các chuyên gia về dịch bệnh đứng hàng đầu thế giới, với các phương tiện truyền thông đóng vai trò lãnh đạo thế giới, mà lại trở thành một đệ nhất đại ổ dịch vi khuẩn corona. Theo cảm nhận cá nhân này thì nếu đại dịch covid-19 ở Mỹ không bị chính trị hóa thì xã hội này đã không nên nỗi như vậy.

Tuy nhiên, trong khi covid-19 càng ngày càng biến chứng nguy hiểm hơn, đến độ nó có thể gây ra cả những biến chứng về tâm thần của con người chính trị hóa covid-19, vẫn còn có thể cứu vãn, với điều kiện duy nhất và tối yếu, đó là nếu dân nước Hoa Kỳ này biết UNITED - biết kịp thời đoàn kết lại với nhau, và thực sự biết "IN GOD WE TRUST", nghĩa là biết thực sự tin vào một Vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong Mạc Khải Thánh Kinh thôi, một Vị Thiên Chúa bần cùng, tuân phục và xót thương, chứ không phải là một FAKE GOD, một thiên chúa ngẫu tượng được chính con người tạo dựng nên, theo chủ nghĩa duy nhân bản của họ..., đến độ, chính bản thân họ cũng đã trở thành FAKE NHÂN, phản ảnh thứ FAKE CHÚA của họ, bằng không, họ đã không có những tâm tưởng cùng tác hành không phải là một con người như Thiên Chúa muốn, hay như họ vẫn hãnh diện, nhờ đó họ đã không có những gì xẩy ra ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn hôm 6/1/2021 vừa rồi, một biến cố đã biến hình ảnh dân Mỹ trở thành Fake trước thế giới Hồi giáo mà Hoa Kỳ vẫn chủ trương tiêu diệt các lực lượng khủng bố ở đây, hay trước thế giới cộng sản là nơi vẫn bị Mỹ Quốc chỉ trích, thậm chí cấm vận, vì các thứ vi phạm nhân quyền ở đó.

Chính vì thế mà trong Huấn Từ Truyền Tin cho Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày 10/1/2021, sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC Phanxicô đã nói về biến cố ngày 6/1/2021 ở Hoa Kỳ như sau:

"Tôi gửi lời chào thân ái đến nhân dân Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đang bị rung động trước cuộc xâm chiếm Quốc Hội mới đây. Tôi cầu nguyện cho những ai đã bị mất đi mạng sống của mình - 5 người - bị mất đi vào những giây phút thê thảm ấy. Tôi xin lập lại rằng bạo lực bao giờ cũng là những gì tự diệt. Chẳng có gì chiếm được bằng bạo lực mà bị mất đi rất nhiều. Tôi tha thiết xin các vị có thẩm quyền của đất nước này và toàn thể dân chúng hãy tỏ ra một cảm quan trách nhiệm cao độ, để làm lắng đọng các tâm hồn, phát động việc hòa giải quốc gia, và bảo vệ các thứ giá trị dân chù đã được cắm rễ nơi xã hội Hoa Kỳ. Xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm là Quan Thày của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, làm sống động nơi họ văn hóa hội ngộ, văn hóa chăm sóc, như là đường lối chính yếu trong việc cùng nhau xây dựng công ích; và thực hiện nó với tất cả những ai sống ở đất nước này...."  

 

 

 

 

 

Đa dạng Sinh thái: Thượng đỉnh ‘‘One Planet’’ mở đầu cho một năm quyết định

Báo đài RFI Pháp quốc ngày 12/1/2021  

 

 

Nhiều nhà hoạt động môi trường khẳng định năm 2021 là một năm có ý nghĩa quyết định đối với cuộc chiến bảo vệ Đa dạng sinh học. Cuối năm nay, dự kiến nhân loại phải đạt được một thỏa thuận tương tự như Hiệp định Khí hậu Paris 2015, nhằm hãm lại đà diệt chủng của các giống loài sinh vật. Nếu không sẽ là quá trễ. 

Năm 2020, gần như mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ Đa dạng Sinh thái đã bị đình hoãn do đại dịch Covid. Thượng đỉnh trực tuyến «One Planet Summit» (Một Hành tinh Duy nhất), do Pháp đăng cai tổ chức, đã diễn ra hôm qua, 11/01/2021, với sự tham gia của khoảng 30 lãnh đạo quốc gia, người đứng đầu các định chế quốc tế. Thượng đỉnh tại Paris hôm qua được coi là sự kiện khởi đầu cho một năm mới, với Đa dạng Sinh học, được kỳ vọng sẽ là chủ đề trọng tâm của các nỗ lực hợp tác quốc tế trong năm 2021 này. 

Tại thượng đỉnh One Planet Summit, đã có rất ít cam kết tài chính được đưa ra, cũng như các cam kết cụ thể. Một trong các thành công được coi là đáng chú ý nhất trong thượng đỉnh One Planet Summit là đã cho phép hơn 50 quốc gia tập hợp thành một liên minh, với cam kết bảo vệ đa dạng sinh thái tại ít nhất 30% diện tích trên đất liền và trên các đại dương. Liên minh do Costa Rica, Pháp và Anh hậu thuẫn.

Dự kiến cái đích đầy kỳ vọng, bảo vệ đa dạng sinh thái trên gần một phần ba diện tích Trái đất, sẽ phải được cộng đồng quốc tế nhất trí thông qua tại thượng đỉnh Đa dạng Sinh thái lần thứ 15 (COP 15), tổ chức tại Côn Minh, Trung Quốc, tháng 9/2021. Hiệp định COP15 tại Trung Quốc sẽ vạch ra các định hướng chung cho phép bảo vệ các hệ sinh thái, và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong trung hạn, tức từ đây đến 2030, và dài hạn hơn, tức cho đến 2050.

Trái đất bị hâm nóng, các giống loài bị tuyệt diệt, dịch bệnh đủ loại

Thượng đỉnh One Planet Summit là một cơ hội cho phép giới lãnh đạo quốc tế một lần nữa thống nhất với nhau về mối liên hệ mật thiết giữa ba lĩnh vực : Trái đất bị hâm nóng, môi trường bị tàn phá và các giống loài bị tuyệt diệt, và sự bùng phát của đủ loại dịch bệnh, do các virus xuất phát từ môi trường thiên nhiên hoang dã, như đại dịch Covid-19 đang làm nhân loại điêu đứng hiện nay. Khí hậu bị hâm nóng, thiên nhiên bị tàn phá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các dịch bệnh đáng sợ. Thống nhất về nguyên tắc để chuyển sang hành động một cách kiên quyết và hiệu quả.

Trong hiện tại, đã khoảng 15% diện tích đất liền và khoảng 7% diện tích đại dương được bảo vệ. Điều bị nhiều nhà hoạt động môi trường chỉ trích tại thượng đỉnh lần này là liên minh hơn 50 quốc gia nói trên đã không đưa ra các tiêu chí cụ thể, về cách thức bảo vệ 30% diện tích Trái đất như thế nào. Mục tiêu chưa rõ ràng nói trên cũng gây lo ngại cho rất nhiều cộng đồng dân cư bản địa, sợ nơi sinh sống truyền thống của họ bị nhiều thế lực nhân danh bảo vệ môi trường chiếm đoạt. Một điểm bị chỉ trích khác là ý tưởng đặt 10% diện tích Trái đất vào diện không gian được bảo vệ nghiêm ngặt, cũng không được thảo luận.

Một điểm đặc biệt đáng lo ngại khác là rất ít sự tham gia của các nước châu Á. Trung Quốc, quốc gia chủ nhà COP 15 về Đa dạng Sinh thái, cũng không tỏ ra sốt sắng. Đại diện cho Bắc Kinh tại One Planet Summit, một phó thủ tướng Trung Quốc, chỉ đưa ra kêu gọi chung chung về một « nỗ lực tập thể » trong thời gian tới.

Tóm lại, còn rất nhiều phải làm trước thượng đỉnh COP15 về Đa dạng Sinh học tại Trung Quốc, nếu cộng đồng quốc tế muốn đạt được một đồng thuận trong một lĩnh vực ngày càng được coi là mang ý nghĩa sống còn với nhân loại.

Nhận định:

"Đa dạng Sinh thái" ở đây, theo thiển kiến cá nhân, đó là sự sống của sinh vật trên trái đất này, bao gồm cả thực vật là loài cây cỏ, động vật là loài thú và linh vật là loài người, một loài vốn được gọi là "linh ư vạn vật". Lịch sử cận đại và hiện đại cho thấy càng ngày sự sống đa dạng bao gồm cả thực vật, động vật lẫn linh vật trên trái đất vốn được gọi là ngôi nhà chung này đang bị đe dọa trầm trọng, bởi chính con người, đến độ, thiên tai đã được đồng hóa với nhân tai, vì thiên tai do chính con người vô trách nhiệm và bất nhân vị kỷ gây ra.

Căn cứ vào nhưng chi tiết có vẻ tiêu cực trong bản tin trên đây thì Thượng đỉnh ‘‘One Planet" một hành tinh duy nhất sẽ đi đến chỗ thất bại ở COP 15 vào tháng 9/2021 ở Trung quốc, nơi đã tỏ thái độ khinh thường thượng nghị này, nên chỉ có cấp phó thủ tướng tham dự thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo chính của các quốc gia. Ngay cả Hiệp Định Khi Hậu Paris năm 2015 là một hiệp định đã được đồng lòng ký kết, bao gồm cả Hoa Kỳ cũng tham dự bấy giờ, những ký kết kèm theo những hứa hẹn giảm thiểu tình trạng hâm nóng toàn cầu dưới mức báo động, cho tới nay vẫn chưa đi đến đâu. Thế rồi Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Về Vấn Đề Thay Đổi Khí Hậu 25 - COP25 - trong thời khoảng từ 2-13/12/2019 đã không thành công, bởi không có sự tham dự của các cường quốc về kỹ nghệ vốn đứng đầu bảng phòng uế bầu không khí, như Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Phải chăng vì con người không chịu nhận trách nhiệm của mình đối với thiên nhiên tạo vật, trái lại, đã khai thác trục lợi thiên nhiên tạo vật để hưởng thụ một cách vị kỷ như thế, một thiên nhiên tạo vật đã được Thiên Chúa ngay từ ban đầu đã ban cho con người được quyền làm chủ (xem Khởi Nguyên 1:28-30), đồng thời Ngài cũng ủy thác cho con người nhiệm vụ "canh tác và chăm sóc đất đai" (Khởi Nguyên 2:15), mà câu ngạn ngữ của người Tây Ban Nha đã được ĐTC Phanxicô sử dụng vài lần, là "Thiên Chúa luôn tha thứ, con người có thể tha thứ nhưng thiên nhiên không bao giờ thứ tha" đã được ứng nghiệm. Ở chỗ, vi khuẩn corona chẳng những đã bắt đầu xuất hiện ngay vào thời điểm tháng 12/2019 này, mà còn bắt nguồn từ chính cường quốc chuyên gây ra dịch bệnh là Trung quốc, một quốc gia mà bầu trời thường bị lu mờ bởi kỹ nghệ phóng uế trầm trọng của họ. 

Nếu "khí hậu bị hâm nóng, thiên nhiên bị tàn phá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các dịch bệnh đáng sợ", thì một khi con người nói chung, và thành phần lãnh đạo có thẩm quyền nói riêng, càng khinh thường và bất chấp những cảnh báo của khoa học, của Liên Hiệp Quốc, của các vị lãnh đạo tôn giáo nói chung, nhất là của ĐTC Phanxicô, thì chắc chắn "khí hậu bị hâm nóng, thiên nhiên bị tàn phá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các dịch bệnh đáng sợ", như nạn đại dịch covid-19 toàn cầu hiện nay là một bằng chứng hiển nhiên bất khả chối cãi.

Chỉ tội nghiệp cho các nước nhược tiểu hay đang phát triển, có muốn cộng tác và thực hiện đến đâu chăng nữa, cho một trái đất xanh tươi đáng sống cho thế hệ của họ cũng như cho thế hệ con cháu của họ và toàn cầu trong tương lai cũng không được, bởi vị thế yếu kém và lẻ loi cô độc của họ, trái lại, chính ở nơi các đất nước đáng thương ấy, như các quốc gia ở Nam Mỹ hay Phi Châu hoặc Trung Đông, thường lại phải hứng chịu đủ mọi thứ thiên tai do chính những chính trị gia có thẩm quyền vô trách nhiệm và bất nhân gây ra, bởi không chịu hết mình giải quyết tình trạng hâm nóng toàn cầu và triệt đệ bảo vệ thiên nhiên tạo vật!  

Giờ đây, cũng chính các nước nhược tiểu, với hệ thống y tế nghèo nàn thiếu thốn hay cổ hủ, cũng bị đại dịch covid-19 tấn công như các nước giầu, một thiên tai gây ra bởi nhân tai, bởi nạn khai thác trục lợi vị kỷ, bằng việc phá rừng bừa bãi vô trách nhiệm, khiến các động vật hoang dã nói chung, cách riêng loài dơi, không còn có được một nơi trú ẩn ở thế giới riêng biệt của chúng và xứng hợp với chúng, nên đã vì bản năng sinh tồn, đành phải tản mát đi khắp nơi khắp chốn tìm nơi nương náu, một hiện tượng có thể so sánh như thành phần dân chúng ở những vùng bất ổn về chính trị và quân sự, bất đắc dĩ phải ào ạt di tản, mang thân phận di cư và di dân, từ Trung Đông chạy sang Âu Châu, qua lối Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2014, liên tục kéo dài vào những năm sau đó nữa. Loại dơi buộc phải di tản này có thể bay đến sinh sống với loài thú được loài người nuôi ăn thịt, như bò hay heo ở ngoài trời, khiến các thứ vi khuẩn hoang dại, như vi khuẩn corona, được dịp lây lan từ dơi sang thú vật được con người nuôi ăn thịt, sau đó sang chính những ai ăn thịt gia súc.

Phải chăng thành phần dân chúng vô tội lại bần cùng nghèo khổ, còn chịu thêm tai ương hoạn nạn gây ra bởi thiên tai oan nghiệt như thế, là để đền tội cho một thiểu số anh chị em tham quyền vị kỷ của mình nói riêng, nhất là để cho trái đất này được tồn tại cho đến thời điểm chung thẩm, thời điểm Chùa Kitô "lại đến trong vinh quang, để phán xèt kẻ sống và kẻ chết"!

 

 

Ít nhất 33 nước đã ghi nhận ca mắc biến thể virus corona mới ở Anh

Báo Điện Tử TTO ngày 2/1/2021

 

Ít nhất 33 nước đã ghi nhận ca mắc biến thể virus corona mới ở Anh - Ảnh 1.

Trong ngày 1-1, Thổ Nhĩ Kỳ tạm cấm nhập cảnh với các hành khách từ Anh tới để phòng ngừa biến thể virus corona mới - Ảnh: NYT

 

Thổ Nhĩ Kỳ là nước thứ 33 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận ca mắc biến thể virus corona mới ở Anh, chủng virus được nhận định lây nhiễm nhanh hơn nhiều.

Theo báo New York Times, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đã xác nhận ca mắc biến thể virus corona mới tiếp tục tăng nhanh.

Tính tới hôm nay 2-1, danh sách này gồm: Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Trung Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ấn Độ, Ireland, Israel, Ý, Nhật, Jordan, Lebanon, Malta, Hà Lan, Na Uy, Pakistan, Bồ Đào Nha, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

 

Trong ngày 1-1, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã phát hiện 15 ca mắc biến thể virus mới tìm thấy ở Anh. Tất cả đều là những người vừa từ Anh trở về.

 

Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trong các kết quả kiểm tra trên toàn quốc, ngoài những người vừa từ Anh về, chưa tìm thấy ca mắc biến thể virus corona mới ở những trường hợp khác.

Thông tin công bố từ Thổ Nhĩ Kỳ nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ đã có ca mắc biến thể virus mới lên ít nhất 33 kể từ ngày 8-12 khi Anh thông báo phát hiện chủng này.

Tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đang tạm thời cấm đi lại từ Anh tăng lên hơn 40.

 

Trong diễn biến khác liên quan, Anh vừa phải đưa vào hoạt động trở lại các bệnh viện cấp cứu được xây dựng hồi đầu đại dịch COVID-19 và đóng cửa các trường tiểu học ở thủ đô London để ngăn chặn biến thể virus corona mới được chính phủ nước này xác định lây lan nhanh hơn tới 70%.

 

Với hơn 50.000 ca mắc mới mỗi ngày trong bốn ngày qua, cơ quan y tế Anh cho biết họ đã lường trước về tình hình sẽ tăng ồ ạt số người bệnh nhập viện trong những ngày tới và sẽ thiếu giường bệnh.

 

Chỉ vài ngày trước, Bệnh viện Royal London đã gửi email thông báo tới các nhân viên về tình trạng quá tải người bệnh và không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc với chất lượng tiêu chuẩn cao như bình thường.

 

London là một trong những khu vực có số ca mắc biến thể virus corona cao nhất. Chính phủ Anh cũng đã quyết định đóng cửa mọi trường tiểu học tại đây, đảo ngược một quyết định chỉ hai ngày trước đó.

 

Xứ sở sương mù đang chật vật đương đầu với làn sóng dịch bệnh mới khi virus đã cướp đi sinh mạng của hơn 74.000 người và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế.

Anh cũng là một trong những nước bị ảnh hưởng dịch COVID-19 nặng nhất. Trong vòng 24 giờ vừa qua, nước Anh ghi nhận thêm 53.282 ca mắc mới và 613 người chết vì COVID-19.

Nhận định:

Có một trùng hợp lạ kỳ là vừa khi có thuốc chủng ngừa covid-19 được chính thức chấp nhận cho sử dụng từ đầu tháng 12/2020, thì đồng thời cũng xuất hiện các biến chứng của loại covid-19 biến hóa khôn lường này. Phải chăng đó là dấu báo cho loài người biết rằng họ khó có thể thoát khỏi đại dịch này, dù họ có muốn thoát khỏi vòng vây bát quái trận của nó, nếu họ không biết đoàn kết lại, mà còn cứ tiếp tục chính trị hóa nó, khiến nó càng dễ dàng biến hình và biến chứng hơn, thậm chí nơi tận tâm thần của họ, rồi lại còn lợi dụng thuốc chủng ngừa nó để trục lợi riêng tư, để sống như thể độc thân trên trái đất này, theo cả nghĩa cá nhân cũng như đoàn thể, một trái đất tự nó vốn là một ngôi nhà chung của tất cả nhân loại và cho toàn thể nhân loại.

 

Vậy thì vi khuẩn corona này sẽ có thể biến hóa như thế nào đây, nếu có thì nó có thật sự nguy hiểm hơn trước hay chăng, và nếu có thì nó có hủy hoại tác dụng phòng chống của các thứ thuốc chủng ngừa vừa được sử dụng hay chăng? Xin mời theo dõi tiếp bản tin dưới đây.

 

 

Virus corona chủng mới tiến hoá thế nào?

Báo đài VOA Việt ngữ ngày 15/12/2020

Một mẫu virus corona bằng giấy với dòng chữ "Đừng sợ" được đăt trong nhà thờ Công giáo La Mã St. Martinus ờ Renningen gần Stuttgart, Đức.

Một mẫu virus corona bằng giấy với dòng chữ "Đừng sợ" được đăt trong nhà thờ Công giáo La Mã St. Martinus ờ Renningen gần Stuttgart, Đức.

 

Thế giới hiện đang đối phó với một loại SARS-CoV-2 khác hẳn loại xuất hiện tại Trung Quốc cách đây một năm, với những biến thể tạo ra ít nhất 7 chủng virus cho tới nay.

Trong lúc virus corona SARS-CoV-2 quét qua thế giới và giết chết hơn 1,5 triệu người trong năm qua, virus đã biến thể thành một vài nhóm chính, hay chủng, khi thích ứng với cơ thể con người. Theo sát và hiểu được những thay đổi của virus là thiết yếu trong việc phát triển một chiến lược chống lại bệnh COVID-19 do virus gây ra.

Reuters phân tích hơn 185.000 mẫu chuỗi di truyền từ Sáng kiến Toàn cầu về Chia sẻ Tất cả Dữ liệu Cúm (GISAID), kho dữ liệu lớn nhất thế giới về chu kỳ chuỗi di truyền của virus corona chủng mới, để cho thấy làm thế nào những chủng quan trọng chính yếu biến chuyển qua thời gian.

Cuộc phân tích cho thấy hiện có 7 chủng virus chính. Chủng nguyên thủy được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019, là chủng L. Virus sau đó biến thể thành chủng S vào đầu năm 2020. Tiếp theo là chủng V và G. Chủng G biến thể thêm thành GR, GH và GV. Một vài biến thể không thường xuyên tập họp lại thành chủng O.

“Lý do nhìn vào chuỗi DNA là để nỗ lực và tìm xem virus từ đâu đến…để tìm cách vạch ra những gì có thể trông đợi, thông tin này rất cần thiết,” ông Nicola Spurrier, viên chức đứng đầu y tế ở Nam Australia, nói sau vụ bùng phát tại đây vào đầu tháng 11. Các giới chức y tế lúc đầu đóng cửa tiểu bang vì họ nghĩ dịch bệnh bùng phát do một chủng virus lây nhiễm nhiều hơn.

Họ gỡ bỏ lệnh đóng cửa một ngày sau đó sau khi một nhân viên tiệm pizza nói dối về việc làm thế nào ông mắc bệnh.

Chủng L nguyên thủy hầu như biến mất, chỉ còn lại chủng G chế ngự trong giai đoạn hiện tại của đại dịch. Điều này quan trọng vì chủng G bao gồm một biến thể giúp các gai protein của SARS-CoV2 dễ bám vào tế bào con người, có khả năng gia tăng nguy cơ lây nhiễm và lây lan của virus.

Theo dõi biến thể

Một sự biến thể là một sự thay đổi trong chất liệu di truyền của một sinh vật. Khi một virus tự tạo nên hàng triệu bản sao và chuyển dịch từ những nơi sinh sống này đến những chỗ khác, không phải mỗi bản sao đều giống nhau. Những biến thể này nhân thêm khi virus lan truyền—và sao chép thêm mãi.

Những kho dữ liệu như GISAID có thể truy lùng những thay đổi trong những mẫu riêng biệt, cho phép các nhà khoa học nối kết những dữ kiện để quyết định khi nào những chủng mới quan trọng thành hình.

Kho dữ liệu của GISAID đề ra khoảng 3.500 những mẫu như vậy trên toàn thế giới, xây dựng một gia phả cho thấy chúng liên hệ với nhau như thế nào. Nhìn vào những đồ biểu dữ liệu thì có thể thấy được các quan hệ trong các mẫu và khi nào những chủng mới xuất hiện.

Những tập họp chính

Bằng cách bẻ gãy những chuỗi liên kết, các nhà khoa học có thể điền khuyết để truy tìm lại sự kết nối của những mẫu virus.

Những chủng chuyển đổi

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, virus đã lây lan tương đối nhanh chóng trên toàn thế giới, liên tục có mặt tại những nơi khác nhau và thường xuyên gây nên những đợt bùng phát mới. Trong thời điểm đó có nhiều chủng lẫn lộn khác nhau trong số những mẫu báo cáo cho GISAID. Vào lúc các nước bắt đầu đóng cửa biên giới, ít có chủng mới được trình làng. Tại những nước hiện diện chủng G ‘lì’ hơn, thì chúng bắt đầu chế ngự.

Tuy nhiên thời điểm và tỷ lệ tiến hoá thành chủng mới xảy ra tại những giai đoạn khác nhau đối với những nước và khu vực. Những mô thức khác biệt này phản ánh phần lớn việc làm thế nào virus có thể lây lan nhanh chóng tại một vùng nào đó và liệu bùng phát có phải phát sinh do một ca virus “nhập khẩu” hay không.

Tại Châu Á, chủng nguyên thủy L kéo dài lâu hơn vì một vài nước, kể cả Trung Quốc, đã nhanh chóng đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại. Ngược lại, Bắc Mỹ và Châu Âu không hạn chế đi lại nhiều, ít nhất là vào lúc đầu, nên đã tạo điều kiện cho chủng G lây lan-và biến thể-ở một nhịp điệu nhanh hơn.

Bà Catherine Bennett, giáo sư về dịch tễ học tại Khoa Y tế Trường đại học Deakin, Melbourne, nói: “Virus này di chuyển trong những vụ siêu lây nhiễm, nghĩa là virus không phải đặc biệt truyền nhiễm. Chúng ta sẽ thấy những mô thức khác nhau vì những chùm lây nhiễm.’

Chủng G chiếm lĩnh

Chủng G hiện chế ngự trên toàn thế giới. Một biến thể đặc biệt là D614G đã trở nên phổ biến nhất.

Sự gia tăng của chủng G trùng hợp với sự gia tăng của virus bùng phát trên toàn cầu, với một loạt những ca mới cho phép các chủng xâm nhập vào các khu vực mới. Chủng G được minh họa trong dữ liệu của Úc, Nhật và Thái Lan. Trong đợt lây nhiễm thứ hai tại Úc, chủng G hiện diện hầu hết trong các mẫu, cho thấy nước này đã hữu hiệu xóa bỏ sự lây nhiễm của chủng L và S trước đây qua một loạt các biện pháp giãn cách xã hội. Tất cả chủng của đợt hai tại Úc đều phát sinh từ những người từ nước ngoài trở về và không tôn trọng cách ly.

Những tâm dịch lớn

Sự chế ngự của chủng G càng hiển hiện hơn khi chúng ta nhìn vào các nước lây nhiễm nhiều nhất.

Mỹ cho tới nay là nước dẫn đầu thế giới về tổng số những ca lây nhiễm và tử vong. Đa số các ca lây nhiễm và các đợt một, hai và ba đều trùng hợp với việc gia tăng trong những mẫu có ba chủng G.

Tại Ấn Độ, người ta có thể quan sát một mô thức tương tự vào lúc có việc gia tăng thường xuyên các ca lây nhiễm từ tháng 6 đến tháng 9 dường như theo một đường cong của những chủng G.

Chủng mới

Biến thể mới nhất xuất hiện là chủng GV, cho đến nay được tách biệt tại Châu Âu, nơi chủng này ngày càng phổ biến trong những tuần gần đây. Các nhà khoa học GISAID nói sự thay đổi này có biến thể trong các gai protein, nhưng trong trường hợp này có thể có ít ảnh hưởng lên khả năng của virus bám vào tế bào con người. Các chuyên gia nói hiện chưa rõ liệu chủng GV có lan rộng vì lợi thế lây lan hay vì nó ảnh hưởng đến những người trẻ tích cực giao tiếp xã hội và các du khách trong mùa hè hay không.

Tại sao biến thể quan trọng

Biến thể làm gia tăng những chủng mới xảy ra khi virus SARS-CoV-2 tự sao chép bên trong một tác nhân mới. Chuỗi DNA của virus là một bộ đầy đủ những chỉ thị di truyền. Những phần khác nhau của chuỗi gen hướng dẫn cách thức cấu thành những phần khác nhau của virus khi nó nhân lên trong các tế bào chủ.

Những biến thể nhỏ trong gen của virus là bình thường vì virus tự sao chép lăp lại nhiều lần. Kho dữ liệu của GISAID nhận diện được có hàng ngàn thay đổi theo gen. Nhiều thay đổi này vô hại, nhưng các nhà khoa học không thể dự đoán khi nào và bằng cách nào một biến thể có thể dẫn tới một chủng virus dễ lây nhiễm hơn hoặc ‘khó đỡ’ hơn cho vaccine.

Lạc quan dè dặt

Virus SARS-CoV-2 cho đến nay biến thể chậm, cho phép các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách đi trước tiến trình của virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa nhất trí về ảnh hưởng của một số biến thể. Một vài chuyên gia báo cáo là một số biến thể D614G đã làm cho virus dễ lây lan, nhưng các cuộc nghiên cứu khác lại trái ngược.

Dù sao, những thay đổi cho đến nay chưa dẫn tới các chủng có thể kháng lại vaccine đang được bào chế. Trên thực tế, một cuộc nghiên cứu của một nhóm khoa học gia từ một vài định chế trong đó có Trường đại học Sheffield và Harvard phát hiện chủng G có thể là một mục tiêu dễ dàng cho vaccine vì chủng này có nhiều gai protein trên bề mặt, là mục tiêu của những kháng thể do vaccine tạo ra.

“May mắn thay, chúng ta thấy rằng chưa biến thể nào trong số này làm cho COVID-19 lây nhiễm nhanh hơn, nhưng chúng ta vẫn cần cảnh giác và tiếp tục theo dõi những biến thể mới, đặc biệt là khi vaccine được trình làng,” theo lời bà Lucy van Dorp thuộc Viện Nghiên cứu Di truyền của Trường đại học London, đồng tác giả một cuộc nghiên cứu nhận ra hơn 12.700 biến thể của virus SARS-CoV-2.

Dẫu vậy, các chuyên gia cảnh báo về các biến chủng của virus SARS-CoV-2 trong tương lai và điều quan trọng nhất là phải chặn đứng sự lây lan của virus và giảm cơ hội virus biến chủng.

 

 

Nhận định

 

Bản tin này khá phức tạp vè vấn đề kỹ thuật giành cho các chuyên gia, bởi thế, muốn nắm bắt được phần nào những gì cần biết, cần phải trích lại các chi tiết quan trọng để dễ theo dõi hơn, thứ tự như sau:

 

1- Chủng nguyên thủy được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019, là chủng L. Virus sau đó biến thể thành chủng S vào đầu năm 2020. Tiếp theo là chủng V và G. Chủng G biến thể thêm thành GR, GH và GV. Một vài biến thể không thường xuyên tập họp lại thành chủng O.

2- Chủng L nguyên thủy hầu như biến mất, chỉ còn lại chủng G chế ngự trong giai đoạn hiện tại của đại dịch. Điều này quan trọng vì chủng G bao gồm một biến thể giúp các gai protein của SARS-CoV2 dễ bám vào tế bào con người, có khả năng gia tăng nguy cơ lây nhiễm và lây lan của virus.

3- Một sự biến thể là một sự thay đổi trong chất liệu di truyền của một sinh vật. Khi một virus tự tạo nên hàng triệu bản sao và chuyển dịch từ những nơi sinh sống này đến những chỗ khác, không phải mỗi bản sao đều giống nhau. Những biến thể này nhân thêm khi virus lan truyền—và sao chép thêm mãi.

4- Bằng cách bẻ gãy những chuỗi liên kết, các nhà khoa học có thể điền khuyết để truy tìm lại sự kết nối của những mẫu virus.

5- Thời điểm và tỷ lệ tiến hoá thành chủng mới xảy ra tại những giai đoạn khác nhau đối với những nước và khu vực.

6- Chủng G hiện chế ngự trên toàn thế giới. Một biến thể đặc biệt là D614G đã trở nên phổ biến nhất.

7- Sự gia tăng của chủng G trùng hợp với sự gia tăng của virus bùng phát trên toàn cầu, với một loạt những ca mới cho phép các chủng xâm nhập vào các khu vực mới.

8- Biến thể mới nhất xuất hiện là chủng GV, cho đến nay được tách biệt tại Châu Âu, nơi chủng này ngày càng phổ biến trong những tuần gần đây.

9- Biến thể làm gia tăng những chủng mới xảy ra khi virus SARS-CoV-2 tự sao chép bên trong một tác nhân mới. Chuỗi DNA của virus là một bộ đầy đủ những chỉ thị di truyền. Những phần khác nhau của chuỗi gen hướng dẫn cách thức cấu thành những phần khác nhau của virus khi nó nhân lên trong các tế bào chủ.

10- Những biến thể nhỏ trong gen của virus là bình thường vì virus tự sao chép lăp lại nhiều lần... nhưng các nhà khoa học không thể dự đoán khi nào và bằng cách nào một biến thể có thể dẫn tới một chủng virus dễ lây nhiễm hơn hoặc ‘khó đỡ’ hơn cho vaccine.

11- Những thay đổi cho đến nay chưa dẫn tới các chủng có thể kháng lại vaccine đang được bào chế.

12- Điều quan trọng nhất là phải chặn đứng sự lây lan của virus và giảm cơ hội virus biến chủng.

 

Giờ đây chúng ta chỉ cần biết một số chi tiết liên quan đến chung dân chúng như chúng ta như sau: 1- Vi khuẩn corona nguyên thủy là chủng L nay là chủng GV trong số 7 chủng chính; 2- các biến thể được gia tăng khi vi khuẩn được lây lan, vì biến thể là những gì thay đổi trong chất liệu di truyền ở một sinh vật; 3- chủng G bao gồm một biến thể giúp các gai protein của SARS-CoV2 dễ bám vào tế bào con người, có khả năng gia tăng nguy cơ lây nhiễm và lây lan của virus; 4- các nhà khoa học không thể dự đoán khi nào và bằng cách nào một biến thể có thể dẫn tới một chủng virus dễ lây nhiễm hơn, hoặc gây khó dễ cho vaccine; 5- Những thay đổi cho đến nay chưa dẫn tới các chủng có thể kháng lại vaccine đang được bào chế; 6- Điều quan trọng nhất là phải chặn đứng sự lây lan của virus và giảm cơ hội virus biến chủng.

 

Như thế, vi khuẩn corona càng tung hoành bằng những biến thể khôn lường của nó ở những nơi nào dám khinh thường nó, và không trân trọng phòng ngừa nó. Vậy thì có thể dễ dàng suy đoán và dự đoán rằng vi khuẩn corona đã trở thành đại dịch covid-19 toàn cầu là hoàn toàn do con người không chịu cẩn thận phòng chống, và cho dù ở những nơi cẩn thận phòng chống, chỉ cần sơ hở một chút vẫn có thể xẩy ra biến chủng, để gây ra lây nhiễm chủng mới, như từ Anh quốc hiện nay, cứ thế thì không biết bao giờ mới tận cùng thứ vi khuẩn biến hóa khôn lường của đại dịch covid-19 này, cho dù có chủng ngừa.

 

Tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 như thế nào?

Báo điện tử VNEpress ngày 18/12/2020


 

Làm thế nào để đăng ký thử vaccine? Điều kiện tham gia là gì? Thử vaccine được trả bao nhiêu tiền? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Tình nguyện viên thử vaccine có thể là một người giàu đức hy sinh muốn giúp cộng đồng chống lại nCoV, hoặc có thể là một người đang nhàm chán muốn tìm việc gì đó, hay đơn giản muốn kiếm vài trăm đôla bỏ túi.

Bất kể lý do gì, các nhà khoa học, đạo đức học, tình nguyện viên đã tham gia thử vaccine Covid-19 tại Mỹ đều cho rằng tham gia vào quá trình thử nghiệm mang ý nghĩa cực kỳ lớn. Nếu không có hàng trăm nghìn tình nguyện viên, sẽ chẳng thể nào có vaccine cho thế giới.

Tại Mỹ, có rất nhiều trang web để đăng ký làm tình nguyện viên thử vaccine nCoV. Trang Mạng lưới Phòng chống Covid-198 do Viện Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia giúp kết nối các tình nguyện viên với thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn Ba.

Còn trang web của Moderna, một nhà sản xuất dược lớn, hồi tháng 5 đã tìm kiếm khoảng 30.000 tình nguyện viên. Trang ClinicalTrials.gov cũng liệt kê nhiều nghiên cứu vaccine ở các giai đoạn khác nhau và COVID Dash, một cổng thông tin do một nhóm bác sĩ, chuyên gia lâm sàng và sinh viên quản lý, khuyến khích mọi người khắp thế giới tham gia thử nghiệm.

Thử nghiệm vaccine chia làm ba giai đoạn chính. Giai đoạn Một tập trung vào tính an toàn. Nếu tham gia, bạn có khả năng là một trong những người đầu tiên thử vaccine. Nghiên cứu viên sẽ theo dõi xem vaccine có ảnh hưởng tiêu cực tới bạn không, có khiến bạn sốt hay chóng mặt không. Thông thường, họ sẽ theo dõi vài chục người một lúc, sau đó kiểm tra định kỳ lại sau một năm.

Thời điểm tiêm vaccine, nhà phát triển không thể biết trước nó có ngăn được Covid-19 không. Nếu có, bạn cũng có rất ít cơ hội được tiêm đủ liều. Tuy nhiên, thử nghiệm Giai đoạn Một vẫn hấp dẫn tình nguyện viên vì các bác sĩ lâm sàng đôi khi đảm bảo họ sẽ được tiêm vaccine chứ không phải giả dược.

Giai đoạn Hai lớn hơn, cần sự tham gia của vài trăm người. Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu vẫn theo dõi tác dụng phụ, nhưng cũng kiểm tra xem vaccine có tạo ra phản ứng miễn dịch hay không, theo Tiến sĩ Larry Corey, nhà virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson kiêm lãnh đạo Mạng lưới Phòng chống Covid-19.

Ông ví giai đoạn này như một vận động viên nhảy sào, sau khi vượt qua thử thách độ cao lần một, sẽ nâng thanh xà lên cao hơn để xem liệu mình có vượt qua được mức này không. Bởi vaccine chỉ tạo ra miễn dịch, không có nghĩa là nó đủ sức bảo vệ.

Chỉ có Giai đoạn Ba mới cho phép các nhà nghiên cứu xem xét liệu vaccine của họ có hoạt động hay không. Họ nghiên cứu bằng cách thử nghiệm trên hàng chục nghìn hoặc hàng trăm nghìn tình nguyện viên, cho một nửa hoặc 2/3 nhóm này tiêm vaccine, số còn lại tiêm giả dược hoặc sử dụng một biện pháp điều trị thay thế. Họ không để bất kỳ người nào phơi nhiễm nCoV, nhưng cố gắng thu thập một nhóm đủ lớn tại những địa điểm có nhiều ca nhiễm để có thể nghiên cứu dựa trên số người sẽ bị lây nhiễm trong đời thường. Sau đó, họ đánh giá xem liệu vaccine có giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hay không, Tiến sĩ Corey nói.

Không có gì đảm bảo tình nguyện viên được bảo vệ trước Covid-19 ở bất kỳ giai đoạn thử nghiệm nào, dù sản phẩm vaccine được quảng cáo hữu dụng tới đâu. Tất nhiên, với Giai đoạn Ba, có nhiều điều cho thấy vaccine hiệu quả hơn Giai đoạn Một. Nhưng có thể không phải do bạn đã được tiêm vaccine mà chỉ được tiêm giả dược.

Nir Eyal, giám đốc Trung tâm Đạo đức Sinh học tại Trường y tế công Rutgers, cho biết các nhà nghiên cứu phải tiến hành tiêm vaccine và giả dược cùng lúc để tiến hành so sánh.

"Nếu không làm thế thì dựa vào đâu để so sánh kết quả?" ông nói.

Trong thời gian bùng phát dịch Ebola, một số nghiên cứu đã tiến hành mà không có nhóm để so sánh. Nhưng cuối cùng, đa số các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nếu không có nhóm, về cơ bản, một nghiên cứu sẽ "chẳng đem lại kết luận gì" bởi "cũng giống nCoV, Ebola lây lan rất nhanh và rất khác tại những khu vực khác nhau, thời điểm khác nhau".

Tình nguyện viên có thể được nhận vài trăm USD hoặc vài nghìn USD, tùy giai đoạn.

"Những gì bạn đang làm là phải nhận đền bù cho thời gian và các vấn đề có thể sẽ gặp phải", Tiến sĩ Daniel Hoft, giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine thuộc Đại học Saint Louis, nói.

Các nhà tổ chức cố gắng tránh tạo ra động cơ tài chính nên dù có thể trả nhiều tiền hơn, họ cũng không làm thế.

"Nếu bạn làm vì tiền, hãy suy nghĩ lại", Arthu L. Caplan, một nhà đạo đức sinh học, nói. "Bạn đừng để tiền làm mờ mắt trước nguy cơ rủi ro gặp phải".

Nếu sức khỏe tình nguyện viên chuyển biến xấu sau khi tiêm vaccine thử nghiệm, các nhà phát triển vaccine có thể sẽ trả chi phí chữa bệnh nhưng thông thường, họ chỉ cam kết hoàn lại tiền cho công ty bảo hiểm của bạn, theo Tiến sĩ Caplan.

"Mà các công ty bảo hiểm thì hiếm khi chi trả cho bạn nếu bị ốm đau vì thử vaccine", ông nói. Vì vậy trước khi tham gia thử nghiệm, hãy đặt nhiều câu hỏi cho nhà phát triển như "Nếu tôi ốm nặng, điều gì sẽ xảy ra?"

Tiến sĩ Corey nói thêm trong một số trường hợp, đơn vị tiến hành thử nghiệm hoặc quỹ cứu trợ đại dịch của chính phủ Mỹ, có thể chi trả chi phí chữa bệnh cho tình nguyện viên.

Một câu hỏi nữa đang được tranh luận sôi nổi khắp thế giới là điều gì sẽ xảy ra nếu một tình nguyện viên sẵn sàng nhiễm nCoV để tăng tốc độ nghiên cứu khoa học.

Loại nghiên cứu vaccine này được gọi là "thử nghiệm thách thức", đòi hỏi tình nguyện viên phải tiêm hoặc uống vaccine sau đó cố tình phơi nhiễm với virus để xem liệu họ có bị nhiễm hay không.

Phương pháp này đang gây tranh cãi vì Covid-19 không có thuốc chữa và có thể gây tử vong. Nhưng nó cũng hứa hẹn sẽ tăng tốc độ nghiên cứu đáng kể.

Hồi giữa tháng 7, các nhà khoa học Đại học Oxford tuyên bố sẽ sớm chiêu mộ các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm kiểu này. Tại Mỹ, một số nhà phát triển vaccine tỏ ý sẽ sớm tiến hành thử nghiệm tương tự.

Tiến sĩ Eyal tin rằng cách đạo đức nhất để tiến hành thử nghiệm bằng phương pháp này là tập trung vào những tình nguyên viên trẻ tuổi, khỏe mạnh, đáp ứng tiêu chí có thể không diễn biến thành bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, không có gì là đảm bảo và đó là lý do một số chuyên gia kiên quyết phản đối loại "thử nghiệm thách thức" này.

Một số tình nguyện viên sẵn sàng mạo hiểm. Trang web 1 Day Sooner đã mời mọi người đăng ký phương pháp này và chỉ trong ít tuần, đã có hơn 32.000 người từ 140 quốc gia đăng ký làm tình nguyện viên.

Nhận định:

 

Ngay từ khi nghe tin sắp sửa có thuốc chủng ngừa, thậm chí ngay từ khi theo dõi các loại chủng ngừa được nghiên cứu cho biết có công hiệu bao nhiêu phần trăm, tôi đã đặt vấn đề về ý nghĩa của từ ngữ "công hiệu". "Công hiệu" được các hãng dược nghiên cứu và sản xuất các thứ thuốc chủng ngừa đây nghĩa là gì? Trước hết, theo họ, "công hiệu" là ở chỗ không gây tác dụng phụ, hay gây phản tác dụng v.v..

Theo tôi, nếu hiểu như vậy thì chữ "công hiệu" chưa đầy đủ ý nghĩa và không đúng với mục đích của thuốc chủng ngừa. Vì một khi thuốc chủng ngừa được nói là "công hiệu" có nghĩa là "công hiệu" ở chỗ giúp cho người được tiêm chủng không sợ bị lây nhiễm vi khuẩn corona nữa, cho dù có tiếp xúc với nạn nhân cách nào đó, dù biết hay không biết. Khi đọc đến bản tin trên đây, tôi thấy được là những gì tôi nghĩ về ý nghĩa "công hiệu" nơi các loại thuốc chủng ngừa là đúng.

Ở phần cuối của bản tin này có đoạn như sau: "Một câu hỏi nữa đang được tranh luận sôi nổi khắp thế giới là điều gì sẽ xảy ra nếu một tình nguyện viên sẵn sàng nhiễm nCoV để tăng tốc độ nghiên cứu khoa học. Loại nghiên cứu vaccine này được gọi là "thử nghiệm thách thức", đòi hỏi tình nguyện viên phải tiêm hoặc uống vaccine sau đó cố tình phơi nhiễm với virus để xem liệu họ có bị nhiễm hay không. Phương pháp này đang gây tranh cãi vì Covid-19 không có thuốc chữa và có thể gây tử vong. Nhưng nó cũng hứa hẹn sẽ tăng tốc độ nghiên cứu đáng kể".

 

Như thế thì dù có được chủng ngừa đi chăng nữa, vẫn phải tiếp tục phòng chống đại dịch covid-19 toàn cầu này, nhất là khi nó lại đang xẩy ra những biến chủng khác nhau, khôn lường, thậm chí có những trường hợp nạn nhân đã bị nhiễm, sau đó khỏi, rồi lại bị nhiễm tiếp, như trường hợp một lão bà cả trăm tuổi ở Ý quốc bị nhiễm đến 3 lần mà không chết. Cụ 101 tuổi ba lần nhiễm nCoV

 

 

 

Bộ Giáo lý Đức tin xác định: các vắc-xin ngừa Covid được chấp nhận về mặt đạo đức

 

Vatican News Tiếng Việt ngày 21/12/2020

 

Vắc-xin ngừa Covid

 

 

Ngày 21/12, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha, Bộ Giáo lý Đức tin đã ban hành thông tư “Tính đạo đức của việc sử dụng một số vắc-xin ngừa Covid-19”, trong đó khẳng định rằng trong đại dịch này, việc sử dụng các vắc-xin được điều chế bằng cách sử dụng các dòng tế bào lấy từ hai bào thai bị phá thai vào những năm 1960 là có thể chấp nhận về mặt đạo đức.

Bộ Giáo lý Đức tin ban hành tài liệu này sau khi nhận được những yêu cầu xin hướng dẫn về việc sử dụng các vắc xin ngừa Covid-19, cũng như để làm rõ những nghi ngờ và câu hỏi nảy sinh từ những tuyên bố đôi khi mâu thuẫn về vấn đề này.

Tài liệu nhắc lại ba tuyên bố trước đó về cùng một chủ đề: của Hàn Lâm viện Tòa Thánh về Sự sống vào năm 2005; Huấn thị Dignitas Personae – Phẩm giá con người – của Bộ Giáo lý Đức tin vào năm 2008 và cuối cùng là Thông tư mới của Hàn Lâm viện Tòa Thánh về Sự sống vào năm 2017.

Bộ Giáo lý Đức tin khẳng định tài liệu “không có ý định đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các vắc xin này, nhưng chỉ xem xét các khía cạnh đạo đức của việc sử dụng chúng.”

Không cộng tác chính thức hay hợp pháp hóa việc phá thai

Theo Bộ Giáo lý Đức tin, khi vì nhiều lý do khác nhau, các vắc-xin ngừa Covid “hoàn toàn không có vấn đề về mặt đạo đức” chưa có sẵn, thì việc tiêm vắc-xin được điều chế bằng việc sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá thai là “có thể chấp nhận về mặt đạo đức”.

Tài liệu của Bộ giải thích rằng việc cộng tác vào tội ác phá thai, trong trường hợp này là người tiêm vắc-xin, là tương quan “xa” và nghĩa vụ đạo đức phải tránh cộng tác này “không có tính ràng buộc” nếu chúng ta đang ở trong tình trạng có virus lây lan không ngăn chặn được, như trong đại dịch Covid-19. Do đó, “trong trường hợp này, tất cả các loại vắc xin được công nhận là an toàn và hiệu quả về mặt lâm sàng đều có thể được sử dụng với nhận thức rằng việc sử dụng các loại vắc-xin như vậy không có nghĩa là hợp tác chính thức vào việc phá thai mà từ đó các tế bào được dùng sản xuất vắc-xin được lấy”.

Bộ Giáo lý Đức tin cũng nói rõ rằng việc sử dụng các vắc-xin này không làm cho việc phá thai trở thành hợp pháp và cũng không phải là chấp thuận về mặt đạo đức việc sử dụng các dòng tế bào từ bào thai bị phá.

Tiêm ngừa vì lợi ích chung

Trong khi nhắc rằng dù chủng ngừa Covid không phải là nghĩa vụ đạo đức, Thánh Bộ nhấn mạnh đến việc tiêm chủng vì lợi ích chung, đặc biệt là để bảo vệ những người yếu nhất và dễ bị lây nhiễm nhất. Nếu từ chối tiêm chủng vì lý do lương tâm thì phải cố tránh trở thành tác nhân lây nhiễm. (CSR_9449_2020)

 

Nhận định:

Ngay khi thuốc chủng ngừa đang chờ đợi được phê chuẩn ở Mỹ và ở Anh vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2020, thì vấn đề thuốc chủng ngừa này liên quan đến phương diện đạo lý và luân lý được đặt ra, và trước hết đã được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ giải quyết, sau đó mới tới chính thẩm quyền tối cao của Tòa Thánh Vatican, như bản tin trên đây. 

Thật vậy, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cẩn thận làm sáng tỏ vấn đề sinh học liên quan đến vấn đề đạo đức học đã được bản tin của Vatican News Tiếng Việt ngày 16/12/2020 cho biết như sau:

"Trong tuyên bố hôm 14/12, Đức cha Kevin C. Rhoades, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin, và Đức Tổng Giám mục Joseph F. Naumann, Chủ tịch Ủy ban Các hoạt động ủng hộ sự sống của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, nhắc lại rằng, do tình trạng khẩn thiết của cuộc khủng hoảng sức khỏe, 'việc chưa có các vắc-xin khác và thực tế là mối liên hệ giữa việc phá thai xảy ra nhiều thập kỷ trước và việc nhận vắc-xin được sản xuất ngày nay là mối liên hệ xa, việc tiêm vắc xin Covid-19 trong những trường hợp này có thể chính đáng về mặt đạo đức'”.

"Chưa có vắc-xin khác thay thế

"Theo các Giám mục Hoa Kỳ, mặc dù cả ba loại vắc-xin do Pfizer, Moderna và AstraZeneca sản xuất, hiện đã có mặt ở Hoa Kỳ, có một số mối liên hệ với các dòng tế bào kết nối với bào thai bị phá thai, nhưng việc sử dụng chúng sẽ là chính đáng về mặt đạo đức nếu xét đến hoàn cảnh hiện tại. Đó là: hiện tại, chưa có một vắc-xin khác “hoàn toàn không liên quan đến phá thai”, nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và quan trọng nhất là nhu cầu bảo vệ những người dễ bị tổn thương hơn khỏi căn bệnh này.

"Các giám mục cũng lưu ý rằng vắc-xin AstraZeneca 'vấn đề về đạo đức hơn' do đó nên tránh dùng nếu có những lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, nếu 'một người không thực sự có sự lựa chọn về vắc-xin, ít nhất là sự trì hoãn lâu dài việc tiêm chủng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mình và sức khỏe của người khác, thì có thể được phép sử dụng nó'".

"Không giảm nhẹ quyết tâm chống phá thai

"Đồng thời các giám mục nhắc các tín hữu không được để cho bản chất vô đạo đức của việc phá thai bị lu mờ bởi việc sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19, không được giảm nhẹ quyết tâm 'chống lại tệ nạn phá thai và việc sử dụng các tế bào thai nhi để nghiên cứu'”.

Tóm lại, căn cứ vào cả thẩm quyền giáo huấn của cả Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ lẫn Tòa Thánh Vatican, thì cho dù thuốc chủng ngừa được phép sử dụng có liên quan đến các loại tế bào thai nhi bị phá hủy, nhưng, về phương diện tiêu cực, vì lý do tạm thời chưa có một chất nào khác có thể thay thế để chế tạo thuốc chủng ngừa vi khuẩn corona đang tàn phá sự sống con người và làm lây lan nguy hiểm, và về phương diện tích cực, bởi nó có thể cứu được nhiều sinh mạng con người nếu được chính ngừa với thuốc chủng này.

Do đó, việc cho phép sử dụng loại thuốc chính ngừa có liên quan tới tế bào thai nhi bị phá hủy hoàn toàn không phải là việc đồng lõa phá thai, hay khuyến khích phá thai, để có thêm tế bào mà chế tạo các thuốc chủng ngừa. Theo người viết suy diễn thì trường hợp được sử dụng thuốc chủng ngừa covid-19 này, cũng giống như trường hợp thuốc giảm đau, tự nó có tác dụng gây chết người, nhưng vẫn được sử dụng nó như là một phương tiện chũa trị đớn đau mà thôi, chứ không phải như mục đích, theo chủ quan cố ý muốn tự tử hay muốn tiệt sinh an tử hoặc trợ tử, cho nạn nhân bị bệnh bất trị cảm thấy đau đớn thì vẫn được phép vậy. Hay trường hợp của 2 vợ chồng, trong họ có một người bị hội chứng liệt kháng AIDS, có thể được sử dụng bao cao su phòng ngừa, không phải về vấn đề thụ thai, mà là vấn đề bảo vệ sự sống nơi người không bị cùng một hội chứng.

 

WHO: Các nước giàu tranh mua khiến nước nghèo không có vac-xin Covid-19

Báo đài RFI ngày 9/1/2020

Vaccine của Pfizer và BioNTech được FDA chuẩn thuận trong lúc có hàng chục triệu người bị nhiễm COVID-19 trên thế giới. (Hình: Thomas Samson/Pool/AFP via AP) 

Tổ Chức Y Tế Thế Giới cả năm qua vẫn không ngớt kêu gọi tinh thần đoàn kết quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, hứa hẹn vac-xin là tài sản chung nhân loại, mọi người đều có quyền tiếp cận như nhau. Nhưng thông điệp đó rõ ràng không được chú ý. Một lần nữa tổ chức của Liên Hiệp Quốc lại lên tiếng tố cáo một số nước giầu đặt hàng tích trữ vac xin khiến các nước nghèo không thể có được thuốc chủng và nguy cơ đẩy giá vac xin lên cao.

Thông tín viên Jérémy Lanche tại Genève : 

 Xu hướng dân tộc chủ nghĩa trong vấn đề vac-xin từng khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới lo ngại giờ đã xuất hiện rõ. Trên 42 nước đã bắt đầu tiêm chủng cho dân chúng, chỉ có 6 quốc gia trong diện thu nhập trung bình hoặc thấp. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã bảo đảm cho các nước nghèo 2 tỷ liều vac xin thông qua chương trình Covax. Thế nhưng chương trình này bị gián đoạn vì cá nước giàu đã thương lượng trực tiếp với các nhà sản xuất vac xin.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh : «Tôi muốn các nhà sản xuất vac-xin ưu tiên phân phối qua chương trình Covax. Tôi đề nghị các nhà sản xuất và các nước chấm dứt việc chen đơn hàng bổ sung gây hại cho chương trình Covax. Không một nước nào được xếp trên nước khác. Không một nước nào có quyền gian lận xếp hàng để có vac-xin tiêm chủng cho dân mình khi mà nhiều nước khác không có».

Chỉ trích nhằm chủ yếu vào nước Đức. Berlin đã đặt 30 triệu liều bổ sung của Pfizer/BioNTech. Trong khi mà các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu cam kết không thương lượng mua vac xin song song với Ủy Ban Châu Âu.

Ủy Ban Châu Âu đã giải thích đơn hàng của Berlin nói trên nằm trong kế hoạch do Bruxelles thương lượng. Tuy nhiên nghi ngờ vẫn không hết. Đó là xu hướng chạy đua vac xin. Trong cuộc đua này, Israel dẫn đầu khi đã tiêm chủng được cho 20% dân. Châu Âu cam đoan đã bảo đảm đủ số liều để tiêm chủng cho 80% dân số.

 

Nhận định:

Chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói đến vấn đế phân phối đồng đều thuốc chủng ngừa này từ trước khi có nó và sau khi có nó nữa:

Trước khi có thuốc chủng ngừa:

"Thật là đáng buồn khi thuốc chủng ngừa Covid-19 chỉ ưu tiên cho thành phần giầu có nhất! Thật là đáng buồn khi thuốc chủng ngừa này trở thành sở hữu của quốc gia này hay quốc kia kia, hơn là toàn cầu và cho chung tất cả mọi người" (Bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội 3 ngày 19/8/2020)  

"Cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua đây là do dịch bệnh đang ảnh hưởng đến hết mọi người; chúng ta sẽ thoát khỏi nó tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta đều cùng nhau tìm kiếm công ích; bằng không, chúng ta sẽ thoát ra khỏi nó một cách tệ hơn. Tiếc thay, chúng ta lại thấy các thứ khuynh hướng lợi lộc phe đảng đang xuất hiện. Chẳng hạn, có một số muốn giành lấy các giải quyết khả dĩ cho bản thân mình thôi, như trong trường hợp các thứ thuốc chủng ngừa, để sau đó đem bán chúng cho người khác". (Bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội 6 ngày 9/9/2020)

Sau khi có thuốc chủng ngừa:

"Chúng ta cũng không thể để vi-rút của chủ nghĩa cá nhân cực đoan chiến thắng chúng ta và khiến chúng ta thờ ơ trước những đau khổ của anh chị em khác. Tôi không thể đặt mình trước người khác, đặt luật thị trường và bằng sáng chế lên trên luật tình yêu và sức khỏe của con người. Tôi kêu gọi tất cả mọi người: các nhà lãnh đạo đất nước, các công ty, các tổ chức quốc tế thúc đẩy hợp tác chứ không phải cạnh tranh và tìm kiếm giải pháp cho tất cả: vắc xin cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương và thiếu thốn nhất ở tất cả các khu vực trên hành tinh. Đặt những người dễ bị tổn thương và thiếu thốn nhất lên hàng đầu!" (Sứ Điệp Giáng Sinh 25/12/2020)

Tình đoàn kết nhân loại:

Chính vị giáo hoàng này, trong loạt bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Mùa Đại Dịch Covid-19 Toàn Cầu, cũng đã vừa cảnh báo vừa kêu gọi về tình đoàn kết nhân loại, nếu không đoàn kết thì càng làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng bởi đại dịch covid-19, nên muốn chống đại dịch và thoát được đại dịch này cần phải đoàn kết lại với nhau:

"Dịch bệnh này đã càng cho thấy hết mọi người đều mềm yếu dễ bị tổn thương và liên kết với nhau ra sao. Nếu chúng ta không chăm sóc cho nhau, bắt đầu từ những người hèn kém nhất, với những con người bị ảnh hưởng nhất, bao gồm cả thiên nhiên vạn vật, chúng ta sẽ không thể nào chữa lành được thế giới này". (Bài Giáo Lý ngày 12/8/2020)

"Bởi thế, việc phản ứng với thứ dịch bệnh này có tính cách nhị diện. Một mặt thì cần phải tìm cách chữa trị thứ vi khuẩn nhỏ bé nhưng kinh hoàng này, thứ vi khuẩn đã bắt cả thế giới phải quì gối xuống. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chữa trị một thứ vi khuẩn to lớn hơn, đó là vi khuẩn bất công xã hội, tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, tình trạng tẩy chay loại trừ, và tình trạng không bảo vệ thành phần yếu kém nhất trong xã hội. Trong việc đáp ứng chữa lành nhị diện này có một chọn lựa, theo Phúc Âm, không thể bỏ qua, đó là việc quan tâm hơn đến người nghèo" (Bài Giáo Lý ngày 19/8/2020)

 

 

 

Cảm giác sau khi tiêm vaccine Covid-19

Báo điện tử VNEpress ngày 4/12/2020

 

Vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech. (Hình minh họa: Jack Guez/AFP via Getty Images)

 

Yasir Batalvi, 24 tuổi, cứng khớp tay sau mũi vaccine Covid-19 đầu tiên. Sau mũi thứ hai, anh bắt đầu sốt, mệt mỏi và lạnh run.

Khi Mỹ tiến gần đến việc cấp phép vaccine Covid-19, nhiều người tự hỏi cảm giác sau khi tiêm vaccine sẽ như thế nào. Nó có giống tiêm phòng cúm không? Hay sẽ đau đớn hơn? Sẽ gặp những tác dụng phụ nào?

Vaccine của Pfizer hợp tác cùng BioNTech, cùng vaccine của Moderna, là hai loại đang được xin để Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp. Chúng đều sử dụng công nghệ mRNA mới. Chưa có loại vaccine nào được cấp phép ở Mỹ sử dụng công nghệ này, dù các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nó trong nhiều thập kỷ để chống lại các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh dại và Ziko, thậm chí là một vài loại ung thư.

Vaccine mRNA hoạt động theo cơ chế trao cho cơ thể các chỉ dẫn dưới dạng RNA thông tin, để tạo ra một mẩu nhỏ Sars-CoV-2, cụ thể là protein đột biến. Khi cơ thể chúng ta nhận được những chỉ dẫn này, nó sẽ bắt đầu sản xuất protein đột biến. Điều này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ thống sẽ coi protein đột biến là "ngoại lai" và tạo kháng thể chống lại nó. Vì vậy, khi chúng ta nhiễm virus thực sự, cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại.

Những loại vaccine này đòi hỏi tiêm hai liều, một mũi đầu để tạo bước thích nghi cho cơ thể, sau đó vài tuần là mũi thứ hai nhằm tăng cường phản ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna đều hiệu quả 95%.

Batalvi mới tốt nghiệp đại học và sống ở Boston. Ban đầu, anh đăng ký thử nghiệm vaccine của Moderna từ đầu tháng 7 vì cảm thấy mình cần làm gì đó để giúp mọi người vượt qua đại dịch.

"Tôi cảm thấy vô cùng bất lực. Đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của mọi người. Nó không chỉ là cuộc sống, mà còn là sinh kế của họ", Batalvi nói. "Vì vậy tôi đã đăng ký tham gia thử nghiệm thuốc vì muốn làm việc mình đủ sức làm. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ được chọn nhưng cuối cùng, tôi đã nhận được điện thoại báo tin vào tháng 9. Tới giữa tháng 10, tôi bắt đầu thử".

Batalvi đã hơi lo lắng khi xắn tay áo lên, nhất là khi được đưa cho tờ giấy dài 22 trang và cần ký tên. Nhưng anh cảm thấy mình đã làm điều hữu ích.

"Tôi nghĩ nCoV đã gây gián đoạn lớn tới cuộc sống của chúng tôi, nên tôi quyết định mình phải làm gì đó, đây là nghĩa vụ công dân", Batalvi nói. "Bởi tôi cho rằng tiêm chủng quy mô lớn là cách thực tế duy nhất để thoát khỏi đại dịch mà chúng ta đang mắc kẹt".

"Ban đầu, mũi tiêm cho cảm giác như tiêm phòng cúm, nó chỉ để lại một vết nhỏ trên cánh tay", anh nhớ lại. "Tôi rời bệnh viện về nhà và tối hôm đó, khớp bắt đầu cứng lại. Tôi chắc chắn vẫn kiểm soát được tình hình nhưng đúng là không muốn giơ tay lên. Tác dụng phụ chỉ mang tính cục bộ, không gây ảnh hưởng lớn và tôi vẫn cảm thấy ổn".

Đó là sau liều đầu tiên. Liều thứ hai lại khác hẳn.

"Tôi thực sự xuất hiện một số triệu chứng khá nghiêm trọng sau liều thứ hai. Lúc mới tiêm xong tôi vẫn ổn khi ở trong viện. Nhưng tối hôm đó thật tồi tệ. Tôi bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi và ớn lạnh", Batalvi nói. Anh đã rời viện về nhà nhưng thấy mình "sẵn sàng quay lại viện ngày hôm sau".

Batalvi gọi điện cho bác sĩ của chương trình để hỏi về triệu chứng. Họ không hề hoảng hốt và khuyên anh giữ bình tĩnh. Những triệu chứng trên không có nghĩa là bạn nhiễm nCoV do vaccine, mà thực tế, những phản ứng này cho thấy cơ thể đang phản ứng đúng cách.

"Điều này nghĩa là hệ miễn dịch của cậu đang tích cực làm việc. Cậu sẽ sớm khỏe thôi", Tiến sĩ Paul Offit, chuyên gia về vaccine của bệnh viên nhi đồng Philadelphia, nói.

"Không nên ngần ngại quay lại tiêm mũi thứ hai, bởi nó sẽ đặt bạn ở vị thế tốt hơn chống lại loại virus khủng khiếp này, loại đã giết chết hơn 250.000 người và gây ra nhiều biến chứng lâu dài".

Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cũng nói điều tương tự với Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành Facebook, hồi đầu tuần. "Điều mà cơ thể đang nói với bạn qua phản ứng đó rằng nó đang đáp ứng tốt với mũi tiêm", ông nói. "Khi tiêm vaccine, một số người có phản ứng, một số người không".

"Những người khác đau ở cánh tay. Một số có thể vừa đau vừa lạnh tay, giống như cúm và một số ít người bị sốt", ông nói.

Fauci khẳng định "đa số những triệu chứng này đều biến mất trong vòng 24 hoặc nhiều nhất là 48 giờ", nói thêm điều quan trọng là phải trung thực về các tác dụng phụ mà mình thấy xuất hiện.

Cố vấn khoa học Moncef Slaoui, trưởng Chiến dịch Tần tốc, chương trình đẩy mạnh nghiên cứu vaccine và phát triển thuốc Covid-19 của chính phủ Mỹ hợp tác với khối tư nhân, cho biết khoảng 10 - 15% đối tượng tham gia nghiên cứu xuất hiện "tác dụng phụ đáng chú ý" sau khi tiêm.

"Đa số mọi người xuất hiện tác dụng phụ ít chú ý hơn. Tôi cho rằng so sánh với khả năng bảo vệ 95% chống lại căn bệnh nhiễm trùng gây chết người hoặc suy nhược cơ thể, đây là sự cân bằng phù hợp", ông nói.

Không nên nhầm lẫn tác dụng phụ mà Batalvi gặp phải với các vấn đề an toàn. Bất kỳ nhà sản xuất vaccine nào đang muốn FDA cấp phép đều phải trình báo dữ liệu an toàn hai tháng sau khi tiêm liều thứ hai, bởi nhiều thử nghiệm trước đó từng xuất hiện các vấn đề mất an toàn lớn.

Tới nay, cả vaccine của Moderna và Pfizer đều cho kết quả tốt, nhưng chỉ thời gian mới trả lời được câu hỏi liệu có bất kỳ vấn đề mất an toàn nghiêm trọng nào xảy ra trong vài năm tới hay không.

"Dù chúng tôi có thể dự đoán được 90 - 95% tác dụng phụ xảy ra trong vòng hai tháng sau khi hệ thống miễn dịch phản ứng tốt với cả hai loại vaccine, nhưng chúng tôi không có kinh nghiệm biết được một, hai năm sau sẽ như thế nào và chúng ta sẽ phải đi từng bước", Slaoui nói.

 

Nhận định:

 

Đối với tôi, cho đến nay, tôi vẫn thắc mắc về loại vi khuẩn nào được sử dụng để chích ngừa cho chúng ta, có phải là chính vi khuẩn corona hay chăng, hoặc một vi khuẩn nào tương tự. Theo tôi, cho tới nay, nếu khoa học vẫn chưa nắm bắt được hết chân tướng của vi khuẩn corona thì làm sao có thể chống lại nó hay ngừa nó. Mà muốn phòng chống nó bằng các thứ thuốc chủng thì các người được chích ngừa phải được chính vào thân thể chính vi khuẩn corona mới có thể ngừa nó. Như trường hợp chính ngừa cúm cũng thế, nếu không chính đúng vi khuẩn thì vẫn bị cúm như thường, như trường hợp của tôi vào năm 2015, lần đầu tiên chính ngừa cúm lại là lần bị cúm, trong khi đó các năm khác không chích thì chẳng sao.

 

Bởi thế, trong bản tin trên, ngoài những chi tiết về cảm giác hay triệu chứng nơi tình nguyện viên được chủng ngừa đáng chủ ý và nên biết, thì câu quan trọng nhất và đáng chú ý nhất trong bản tin này, tôi chú ý đến nhất là câu: "Vaccine mRNA hoạt động theo cơ chế trao cho cơ thể các chỉ dẫn dưới dạng RNA thông tin, để tạo ra một mẩu nhỏ Sars-CoV-2, cụ thể là protein đột biến. Khi cơ thể chúng ta nhận được những chỉ dẫn này, nó sẽ bắt đầu sản xuất protein đột biến. Điều này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ thống sẽ coi protein đột biến là 'ngoại lai' và tạo kháng thể chống lại nó. Vì vậy, khi chúng ta nhiễm virus thực sự, cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại".

 

Trước hết, cần phải xác định nguyên ngữ và nguyên nghĩa của hai cụm chữ vắn tắt về kỹ thuật thuộc y khoa là "mRNA" và "Sars-CoV-2", như chúng ta đa số đã biết cụm chữ tắt "covid-19" ra sao:

 

"mRNA" là cụm chữ thay cho "messenger RNA", và riêng cụm chữ hoa RNA là cụm từ của "ribonucleic acid", và nếu ghép chung lại với nhau thì cụm chữ "mRNA" là "messenger ribonucleic acid", có nghĩa là một chất liệu di truyền vốn chất chứa những chỉ dẫn để tế bào trong cơ thể con người có thể làm ra chất đạm (protein) hợp với đúng chất đạm của thứ vi khuẩn gây lây nhiễm, như covid-19. 

 

Với chất đạm, do tế bào con người được chích mRNA và nhờ mRNA chỉ dẫn tạo ra ấy, khi cơ thể người được chich mRNA bị nhiễm covid-19 liền nhận ra ngay kẻ thù nguy tử đã đột nhập vào cơ thể của mình, liền biến mRNA thành các mảnh vụn vô hại như các chất kháng thể để chống lại vi khuẩn dịch bệnh mà bảo vệ bản thân khỏi nhiễm và khỏi chết. Bởi vậy chất "mRNA" được chích vào cơ thể là để giúp cho tế bào trong cơ thể con người được chích ấy có thể nhờ nó hướng dẫn mà tạo nên các thứ chất đạm nằm trên bề mặt của "Sars-CoV-2" gây nhiễm covid-19. Vậy cụm chữ tắt "Sars-CoV-2" thay cho những chữ nào và có nghĩa là gì?

 

"Sars-CoV-2" là cụm chữ tắt thay cho cụm từ "severe acute respiratory syndrome coronavirus 2", tức là "hội chứng khó thở trầm trọng vi khuẩn corona 2", một tên gọi cho một luồng vi khuẩn corona mới, một tên gọi đã được Cơ Quan Y Tế Thế Giới của Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào ngày 11/2/2020 vắn gọn hơn là "covid-19", thay cho "Coronavirus disease 2019", nghĩa là "chứng bệnh vi khuẩn corona 2019".

 

Và sở dĩ trong tên gọi "covid-19" được bắt nguồn từ tên gọi "Sars-CoV-2" là vì "covid-19" về di truyền có liên hệ tới vi khuẩn corona năm 2003 được gọi là SARS, nhưng khác với vi khuẩn corona của dịch bệnh SARS 2003, về cả tên gọi, ở chỗ, dịch bệnh SARS 2003 được gọi là "SARS-CoV" thôi, trong khi covid-19 thêm số 2 nữa thành "Sars-CoV-2", vì dịch bệnh 2003 và 2019 đều do vi khuẩn corona, nhưng đại dịch covid-19 là lần thứ 2.

 

"Sars-CoV-2", trước hết, thuộc về một luồng vi khuẩn corona mới, nhưng các vi khuẩn corona khác, không phải là chính "Sars-CoV-2", thường chỉ gây ra những chứng bệnh nhẹ hay vừa ở ngăn phổi phía trên, còn "Sars-CoV-2" lại gây ra chứng khó thở trầm trọng đến nỗi chết được, vì thế các chuyên gia có thẩm quyền của cơ quan y tế thế giới mới gọi nó là "hội chứng khó thở trầm trọng vi khuẩn corona 2".

 

Đến đây, qua những tìm hiểu kỹ lưỡng trên, tôi vẫn thấy vấn nạn về loại vi khuẩn nào được chích vào người để có thể chống lại được với covid-19 tôi đặt ra chưa được hoàn toàn giải quyết. Bởi vì chất được chích vào cơ thể con người muốn phòng chống covid-19 là mRNA để nhờ chất này tế bào trong cơ thể làm ra chất đạm như chất đạm nằm trên bề mặt của "Sars-CoV-2".

 

Trong khi đó, khoa học chỉ biết được covid-19 gây ra bởi thứ vi khuẩn corona mới, và thứ vi khuẩn corona mới này cùng một luồng vi khuẩn corona tương tự như vi khuẩn corona gây ra dịch bệnh SARS-CoV" 2003 thôi. Vậy thì nếu mRNA chỉ dẫn tế bào trong cơ thể người được chích ngừa tạo ra thứ vi khuẩn corona gây ra dịch bệnh SARS-CoV 2003 thì làm sao có khả năng chống lại với chính covid-19, thứ vi khuẩn corona trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn và đột biến hơn các thứ vi khuẩn corona trong luồng vi khuẩn tương tự với nó, hay xuất hiện trước nó, như nó đang tung hoành khắp thế giới từ đầu năm 2020 tới nay, càng ngày càng làm cho con người trở nên chẳng những khó thở đến tắt thở về thể lý, mà còn ngạt thở và chết ngạt về tâm thần nữa.

 

 

 

 

 

Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona

 

 

Vatican News Tiếng Việt ngày 13/1/2021

 

Chuẩn bị thuốc để chích ngừa

 

 

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết, sáng ngày 13/1, tại hành lang đại thính đường Phaolô VI, Vatican đã bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona. Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Biển Đức XVI và các Hồng y đều đăng ký chích ngừa.

Như thông cáo của Sở Y tế Vệ sinh Vatican, việc chích ngừa Covid-19 sẽ được ưu tiên trước hết cho các nhân viên y tế và những người lo an ninh công cộng như các hiến binh Vatican; kế đến là ưu tiên cho người già và những người thường xuyên tiếp xúc với công chúng.

Các công dân, nhân viên và những người hưu trí của Vatican và cả gia đình của họ, những người có bảo hiểm y tế tại Vatian, cũng sẽ được chích ngừa. Chiến dịch hoàn toàn tự nguyện. Hiện tại trẻ em dưới 18 tuổi không được chích ngừa vì các nghiên cứu liên quan đến nhóm tuổi này vẫn chưa được thực hiện.

Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Biển Đức XVI và các Hồng y đều đăng ký chích ngừa virus corona

Hôm 12/01 Đức tổng giám mục Georg Gänswein, Thư ký riêng của Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức, nói với hãng tin CNA rằng Đức nguyên Giáo hoàng sẽ chích ngừa virus corona ngay khi có thể. Đức tổng giám mục Gänswein cũng cho biết ngài và tất cả những người đang phục vụ tại đan viện Mẹ Giáo hội, nơi Đức Biển Đức sống từ sau khi từ nhiệm vào năm 2013, cũng đều sẽ chích ngừa.

Tất cả Hồng y tại Vatican đều đăng ký chích ngừa virus corona.

Đức Thánh Cha Phanxicô có lẽ sẽ là một trong những công dân đầu tiên của Vatican được chích ngừa, sau những thành phần được ưu tiên. Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý, Đức Thánh Cha cho biết ngài đã đăng ký chích ngừa virus corona. Ngài nói: “Tôi tin rằng, về phương diện đạo đức, mọi người phải chích ngừa. Nó là một chọn lựa đạo đức bởi vì nó liên quan đến sự sống của bạn và cả của người khác.” Ngài không hiểu tại sao một số người lại nói đây có thể là một loại vắc-xin nguy hiểm. “Nếu các bác sĩ giới thiệu nó với bạn như một thứ gì đó có thể tốt và không có nguy hiểm đặc biệt, tại sao lại không nhận nó?” (CSR_284_2021)

 

Quyết định:

Dù vẫn còn một số khúc mắc liên quan đến thứ vi khuẩn được sử dụng để chủng ngừa, cũng như đến công hiệu của việc chủng ngừa hay của thuốc chủng ngừa, như tôi đã đặt ra trên đây, theo lời khuyên của Đức Thánh Cha và noi gương ĐTC Phanxicô, tôi sẵn sàng đi chủng ngừa.

Tuy nhiên, theo tin tức cho biết thì các nước giầu đã lấn át nước nghèo trong vấn đề thuốc chủng ngừa này, nên họ đã thiếu phương tiện y tế cao cấp thì chớ lại còn không được chủng ngừa nữa, thậm chí ở cả quốc gia giầu có như Hoa Kỳ đây, vấn đề được chủng ngừa cũng ưu tiên trước sau cho từng thành phần nào cần hơn, chưa kể đến lượng thuốc chủng ngừa không kịp cung cấp cho hết mọi người, nếu đủ chăng nữa thì cũng phải mất rất nhiều thời gian.

Do đó, tôi quyết định sẽ sống như một người dân trong một nước nghèo không có thuốc chủng ngừa mà chích, và nếu có chích thì chích sau cùng, như thành phần không được ưu tiên gì hết. Cho dù chưa được chủng ngừa, tôi vẫn tiếp tục với đường lối phòng chống dịch bệnh này bằng cách:

Về phần tích cực, tôi sẽ tiếp tục xây thành trì kháng thể kiên cố, ở chỗ, về thể lý thận trọng trong vấn đề ăn uống và ngủ nghỉ kèm theo thể dục thể thao, về tâm hồn luôn sống trong an vui và về liên hệ xã hội luôn tạo bầu khí lạc quan;

Về phần tiêu cực, tôi sẽ tiếp tục cẩn thận đào hầm đắp lũy phòng chống, ở chỗ, sử dụng các phương tiện tối yếu, theo thứ tự ưu tiên như sau: 1- đeo khẩu trang trên mặt, 2- sát trùng đôi bàn tay, và 3- giãn cách khi cần phải sinh hoạt chung.

 

 

Covid-19: WHO cảnh báo đừng quá kỳ vọng vào miễn dịch cộng đồng

Báo đài RFI ngày 12/1/2021

 

Dược sĩ lấy vaccine Pfizer tử lọ đựng tại Trung tâm Bệnh viện Virginia ở Arlington vào tháng 12/2020. Ảnh: NY Times

Dược sĩ lấy vaccine Pfizer tử lọ đựng tại Trung tâm Bệnh viện Virginia ở Arlington vào tháng 12/2020. Ảnh: NY Times

 

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO ngày 12/01/2021, trước sự lây lan theo cấp số nhân của dịch Covid-19, các chiến dịch tiêm chủng đại trà sẽ không đủ để bảo đảm miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.



Đối với WHO, mang khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay kỹ lưỡng sẽ vẫn là cuộc sống hàng ngày của nhân loại "ít nhất là cho đến cuối năm".

Chuyên gia của WHO Soumya Swaminathan giải thích : "Chúng ta sẽ không đạt được miễn dịch tập thể vào năm 2021.  Việc triển khai vắc-xin, khi có được hàng tỷ liều, cần có thời gian, vì vậy mọi người hãy kiên nhẫn."

Về phần mình, giám đốc y tế của Liên Đoàn Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc Tế, Emanuele Capobianco, cảnh báo về "cảm giác an toàn sai lầm do việc triển khai vac-xin".

Nhận định:

Đúng thế, theo báo đài VOA của Hoa Kỳ ngày 5/12/2020 thì "WHO khuyến cáo chớ dựa vào vaccine mà chủ quan với COVID" như thế này:

Những tiến bộ gần đây về vaccine COVID-19 là tích cực nhưng Tổ chức Y tế Thế giới quan ngại là việc này sẽ đưa đến một quan niệm ngày càng tăng là đại dịch đang chấm dứt, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố ngày 4/12.

Anh chấp thuận vaccine COVID-19 của Pfizer ngày 2/12, tạo nên hy vọng là cơn thủy triều có thể quay ngược chống lại virus đã giết chết gần 1,5 triệu người trên toàn thế giới, làm thiệt hại kinh tế toàn cầu và đảo ngược cuộc sống bình thường của hàng tỉ người.

“Tiến bộ về vaccine nâng cao tinh thần của chúng ta và nay chúng ta có thể thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Tuy nhiên WHO quan ngại là đang có quan niệm ngày càng tăng là đại dịch COVID-19 đã qua,” ông nói.

Ông Tedros nói đại dịch vẫn còn dài dài và quyết định của người dân và các chính phủ sẽ quyết định tình hình dịch và khi nào dịch kết thúc.

Virus xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, cách đây một năm. Kể từ đó có hơn 65 triệu người bị lây nhiễm virus corona chủng mới trên toàn cầu và 1,5 triệu người đã chết.

Hai vaccine đầy hứa hẹn sẽ sớm được cấp phép sử dụng khẩn cấp của Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, và khoảng 20 triệu người Mỹ có thể được tiêm chủng trong năm nay, giúp chặn đứng cơn thủy triều virus tại quốc gia bị tác hại nặng nề nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, ngày 4/12, ông Mike Ryan, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO cũng khuyến cáo chớ chủ quan sau khi có được vaccine. Ông nói dù vaccine là phần chính trong việc chống lại COVID-19, nhưng vaccine không thể tự nó chấm dứt đại dịch.

“Vaccine không có nghĩa là không có COVID-19,” ông nói.

Ông Ryan nói một số nước sẽ phải giữ những biện pháp kiểm soát mạnh mẽ trong một khoảng thời gian trong tương lai, nếu không sẽ gặp nguy cơ các ca bùng phát và đại dịch tái diễn tới lui.

 

Tôi rất đồng ý với hai câu của 2 nhân vật của Cơ Quan Y Tế Thế Giới ở bản tin này: 1- đại dịch vẫn còn dài dài và quyết định của người dân và các chính phủ sẽ quyết định tình hình dịch và khi nào dịch kết thúc; 2- Vaccine không có nghĩa là không có COVID-19. Vì 2 câu này hợp với nghiên cứu của khoa học mà tôi đã đề cập đến trên đây, cuối bản tin "Tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 như thế nào?":

 

Dù có được chủng ngừa đi chăng nữa, vẫn phải tiếp tục phòng chống đại dịch covid-19 toàn cầu này, nhất là khi nó lại đang xẩy ra những biến chủng khác nhau, khôn lường, thậm chí có những trường hợp nạn nhân đã bị nhiễm, sau đó khỏi, rồi lại bị nhiễm tiếp, như trường hợp một lão bà cả trăm tuổi ở Ý quốc bị nhiễm đến 3 lần mà không chết. Cụ 101 tuổi ba lần nhiễm nCoV", nhất là ở Na Uy đã xẩy ra trường hợp 23 người chết sau khi tiêm vaccine Pfizer

 

 

Covid-19 diễn biến thế nào vào 2021?

Báo điện tử VNEpress ngày 28/12/2020

Đeo mãi khẩu trang: Tương lai nhân loại? (Hình: Joel Saget/AFP via Getty Images)

Niềm hân hoan từ việc vaccine Covid-19 được triển khai đã bị phai nhạt bởi sự xuất hiện của chủng nCoV mới, diễn biến đại dịch năm 2021 càng trở nên không chắc chắn.

Ba tháng tới sẽ là quãng thời gian đầy thử thách và viễn cảnh về cuộc sống không virus có thể vẫn còn xa vời. Một số thứ có thể không trở lại như trước đây.

Hiện chỉ có thông tin hạn chế về chủng nCoV mới. Chủng này có vẻ dễ lây lan hơn nhưng không gây triệu chứng nặng hơn hay ảnh hưởng đến độ hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các chủng mới cho thấy nCoV có các đột biến đáng kể và chúng có khả năng thay đổi diễn biến dịch. Việc dập dịch do đó càng trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn.

Các biện pháp hạn chế có thể vẫn được duy trì trong năm mới và thậm chí các chính phủ phải áp đặt biện pháp nghiêm ngặt hơn nếu chủng mới thực sự có khả năng lây lan mạnh hơn.

Giới chức y tế dự đoán rằng vào giữa năm 2021, thế giới sẽ có đủ nguồn cung vaccine để bất kỳ ai muốn tiêm chủng đều có thể tiêm. Nhưng ngay cả khi thế giới có đủ số liều vaccine cần thiết, việc tiêm chủng cho tất cả mọi người sẽ mất nhiều tháng.

Anh đang triển khai tiêm vaccine và một bác sĩ đa khoa Anh trung bình chăm sóc gần 9.000 người. Nếu các bác sĩ đa khoa làm việc 8 giờ mỗi ngày, cần 10 phút để tiêm vaccine cho một người và mỗi người cần tiêm hai mũi, họ sẽ mất hơn một năm để đáp ứng tất cả bệnh nhân. Tất nhiên, những người khác sẽ giúp triển khai chiến dịch, nhưng ví dụ này minh họa cho quy mô của nhiệm vụ. Việc mất nhiều thời gian là điều khó tránh khỏi, Misha Ketchell, biên tập viên của Conversation, nhận định.

Ngoài ra, hai liều vaccine Pfizer cần được tiêm cách nhau 21 ngày, khả năng miễn dịch hoàn toàn sẽ đạt được sau 7 ngày kể từ lần tiêm thứ hai. Các loại vaccine khác như AstraZeneca còn yêu cầu khoảng thời gian chờ giữa các liều lâu hơn. Sẽ mất ít nhất một tháng để thấy hiệu quả đầy đủ ở mỗi người được tiêm chủng.

Ở những quốc gia nới lỏng quy định trong dip Giáng sinh, ca nhiễm có thể tăng đột biến vào đầu năm mới. Trong trường hợp này, vaccine có thể không tạo ra nhiều thay đổi với diễn biến dịch vào đầu năm 2021. Nhiệm vụ của giới chức là khiến người dân hiểu được dịch sẽ diễn biến như vậy để tránh khiến công chúng mất niềm tin vào tiêm chủng.

Sau khi một người tiêm vaccine, họ trở nên miễn dịch (ít nhất là trong thời gian ngắn). Chuỗi lây lan của virus dần bị chặt đứt và cuối cùng bệnh ngừng lây lan, đây được gọi là miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, chưa biết chính xác cần mức độ miễn dịch trên dân số như thế nào để ngăn virus lây lan. Nó được cho là trong khoảng 60% - 80%, có nghĩa là hàng tỷ người trên thế giới cần phải tiêm phòng. Thế giới còn cách mục tiêu đó rất xa.

Miễn dịch cộng đồng cũng phụ thuộc vào mức độ hiệu quả thật sự của vaccine - điều vẫn cần theo dõi thêm. Nếu vaccine có hiệu quả, ca Covid-19 mới có thể giảm sớm nhất là vào mùa xuân 2021. Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa và hạn chế khác vẫn rất cần thiết khi quá trình tiêm chủng đang diễn ra, đặc biệt là ở những nơi xuất hiện chủng mới.

Còn nếu vaccine chỉ có khả năng ngăn các cá thể bị nhiễm virus có triệu chứng nghiêm trọng, tiêm vaccine cho những người dễ bị tổn thương sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong nhưng dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục hoành hành.

Ngoài vaccine, Rachel Nania, biên tập viên AARP nêu những viễn cảnh tươi sáng có thể xảy ra năm 2021 như giới khoa học phát triển được thêm thuốc hay liệu pháp điều trị Covid-19 hiệu quả hơn, việc xét nghiệm nCoV được triển khai nhanh và dễ tiếp cận hơn, các bác sĩ cũng có kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.

Dù vậy, vẫn có những điều không thay đổi vào năm 2021. Người dân thế giới vẫn cần duy trì cảnh giác trong nhiều tháng. Ở những khu vực chủng nCoV mới lây lan mạnh, hạn chế ở mức độ cao có thể kéo dài cho đến khi việc triển khai vaccine kết thúc. Các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với nhau, rửa tay thường xuyên và tránh các khu vực đông đúc trong nhà vẫn cần được duy trì.

Việc đi lại trong năm 2021 có thể trở nên thuận lợi hơn, mặc dù các hãng hàng không có thể yêu cầu giấy chứng nhận tiêm chủng. Một số quốc gia đã có quy định hành khách phải trình giấy chứng nhận đã tiêm phòng bệnh sốt vàng khi nhập cảnh, nhưng việc yêu cầu "hộ chiếu miễn dịch" Covid-19 có thể gây tranh cãi.

Tiêm phòng liệu có thể xóa sổ nCoV không? Giới khoa học vẫn chưa biết khả năng miễn dịch sau khi tiêm vaccine tồn tại trong bao lâu. Việc loại bỏ hoàn toàn virus sẽ rất khó khăn và đòi hỏi nỗ lực toàn cầu. Bệnh đậu mùa vẫn là căn bệnh trên người duy nhất thế giới đã loại bỏ hoàn toàn và phải mất gần 200 năm để làm điều đó. Bệnh sởi, mặc dù gần như đã được xóa sổ ở nhiều quốc gia, vẫn tiếp tục quay trở lại.

Một số loại vaccine, như bệnh sởi, cung cấp bảo vệ gần như suốt đời, trong khi những loại khác cần được tiêm nhắc lại, như uốn ván. Nếu Covid-19 đột biến thường xuyên và đáng kể, chúng ta có thể cần phải tiêm vaccine mới định kỳ.

"Tác động xã hội và kinh tế của đại dịch có thể sẽ lâu dài. Có thể cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như trước. Nhưng chúng ta có trách nhiệm làm nó trở nên an toàn hơn bằng cách chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai", Ketchell viết. 

 

Nhận định:

Theo bản tin trên đây, chúng ta hướng về tương lai, như thể chúng ta đang sống trong một Mùa Vọng Phục Sinh, nghĩa là trong một thời gian mong đợi chiến thắng đại dịch covid-19 để có thể trở lại sinh hoạt bình thường, ít là để phục hồi lại những tác hại khủng khiếm do đại dịch covid-19 toàn cầu gây ra. Tuy nhiên, như bản tin gợi ý, chúng ta thấy chỉ biết hy vọng thôi, còn thực tế rất khó trở thành hiện thực niềm hy vọng của chúng ta, ít là về thời gian chỉ ngắn lại chứ đừng dài thêm, nhất là chẳng biết đến bao giờ. Trước hết, như bản tin đề cập, là vì:

1- "Vaccine Covid-19 được triển khai đã bị phai nhạt bởi sự xuất hiện của chủng nCoV mới, diễn biến đại dịch năm 2021 càng trở nên không chắc chắn" - Không chắc chắn ở chỗ không biết các biến chủng mới, được gọi là nCoV (“novel” coronavirus), có càng ngày càng lây lan rộng hơn, nhanh hơn và mạnh hơn hay chăng, và các loại thuốc chủng ngừa có thể ngăn chặn được các thứ biến chủng mới này hay chăng?

2- "Ngay cả khi thế giới có đủ số liều vaccine cần thiết, việc tiêm chủng cho tất cả mọi người sẽ mất nhiều tháng" - nghĩa là vẫn còn lây lan nơi những ai chưa được chích ngừa, thậm chí cả người đã được chính ngừa cũng chưa hoàn toàn miễn dịch;

3- "Hai liều vaccine Pfizer cần được tiêm cách nhau 21 ngày, khả năng miễn dịch hoàn toàn sẽ đạt được sau 7 ngày kể từ lần tiêm thứ hai" - ở đây còn bao gồm cả thời gian chờ đợi của những ai được chính ngừa được miễn dịch sau một thời gian chứ không có tác dụng miễn dịch ngay, nghĩa là vẫn còn có thể bị nhiễm;

4- "Chưa biết chính xác cần mức độ miễn dịch trên dân số như thế nào để ngăn virus lây lan. Nó được cho là trong khoảng 60% - 80%, có nghĩa là hàng tỷ người trên thế giới cần phải tiêm phòng. Thế giới còn cách mục tiêu đó rất xa" - có nghĩa là vấn đề được gọi là miễn dịch cộng đồng để hoàn toàn có thể kết liễu kẻ thù lợi hại khôn lường covid-19 rất khó xẩy ra, nhất là nơi và bởi thành phần dân chúng chính trị hóa covid-19;

5- "Miễn dịch cộng đồng cũng phụ thuộc vào mức độ hiệu quả thật sự của vaccine" - Mà hiệu quả của các thứ thuốc chủng ngừa, như tôi đã đề cập đến 2 vấn nạn trên đây, không có gì là vững chắc để thực sự phòng chống đại dịch covid-19 cho chính bản thân cũng như cho chung cộng đồng xã hội, bởi thế mới có 2 kết luận ở cuối bản tin như sau:

6- "Giới khoa học vẫn chưa biết khả năng miễn dịch sau khi tiêm vaccine tồn tại trong bao lâu. Việc loại bỏ hoàn toàn virus sẽ rất khó khăn và đòi hỏi nỗ lực toàn cầu.... Nếu Covid-19 đột biến thường xuyên và đáng kể, chúng ta có thể cần phải tiêm vaccine mới định kỳ" - Do đó mới cần phải tiếp tục phải cẩn thận và kỹ lưỡng tuân giữ những gì được cùng bản tin lập lại là "các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với nhau, rửa tay thường xuyên và tránh các khu vực đông đúc trong nhà vẫn cần được duy trì".

7- "Tác động xã hội và kinh tế của đại dịch có thể sẽ lâu dài. Có thể cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như trước. Nhưng chúng ta có trách nhiệm làm nó trở nên an toàn hơn bằng cách chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai" - một câu kết bài có vẻ bi quan yếm thế, nhưng đối với tôi thì thật chính xác và chí lý, nhất là khi tôi càng ngày càng chứng kiến thấy chính xác những gì ĐTC Phanxicô cảm nhận và huấn dụ trong loạt 9 bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Mùa Đại Dịch Covid-19 của ngài, như ở một số câu tiêu biểu cần phải lưu tâm và áp dụng sau đây:

Bài Giáo Lý ngày 12/8/2020: "Vi khuẩn corona không phải chỉ là một thứ bệnh cần phải đối chọi, mà dịch bệnh này còn tỏ cho thấy rõ hơn nữa những thứ bệnh hoạn về xã hội ở tầm mức bao rộng hơn nữa. Một trong những thứ bệnh hoạn về xã hội ở tầm mức bao rộng hơn nữa ấy là một nhãn quan lệch lạc méo mó về con người, một quan điểm coi thường nhân phẩm và mối liên hệ của con người. Có những lúc chúng ta nhìn người khác như là những thứ đồ vật, cần được sử dụng và loại bỏ". 

Bài Giáo Lý ngày 19/8/2020: "Việc phản ứng với thứ dịch bệnh này có tính cách nhị diện. Một mặt thì cần phải tìm cách chữa trị thứ vi khuẩn nhỏ bé nhưng kinh hoàng này, thứ vi khuẩn đã bắt cả thế giới phải quì gối xuống. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chữa trị một thứ vi khuẩn to lớn hơn, đó là vi khuẩn bất công xã hội, tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, tình trạng tẩy chay loại trừ, và tình trạng không bảo vệ thành phần yếu kém nhất trong xã hội".

"Nếu vi khuẩn này đã gia tăng trở lại trong một thế giới bất công với người nghèo và những ai yếu mềm dễ bị tổn thương, thì chúng ta cần phải làm đổi thay thế giới ấy. Theo gương Chúa Giêsu, vị y sĩ của tình yêu thần linh toàn diện, tức là của việc chữa lành cả thế lý, xã hội và tâm linh (xem Jn 5:6-9) - như việc chữa lành ấy được Chúa Giêsu thực hiện - chúng ta cần phải bắt tay ngay lúc này đây, để chữa lành những thứ dịch bệnh gây ra bởi các thứ vi khuẩn tí ti, vô hình, cũng như để chữa lành những thứ vi khuẩn gây ra bởi những thứ bất công sâu nặng và hữu hình". 

Bài Giáo Lý ngày 9/9/2020: "Cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua đây là do dịch bệnh đang ảnh hưởng đến hết mọi người; chúng ta sẽ thoát khỏi nó tốt đẹp hơn, nếu tất cả chúng ta đều cùng nhau tìm kiếm công ích; bằng không, chúng ta sẽ thoát ra khỏi nó một cách tệ hơn... Nếu những vấn đề giải quyết dịch bệnh này mang dấu vết vị kỷ, cho dù là bởi con người ta, bởi thương trường hay bởi quốc gia, chúng ta có lẽ sẽ thoát ra được khỏi cuộc khủng hoảng vi khuẩn corona này, nhưng chắc chắn chúng ta không thoát khỏi cuộc khủng hoảng về nhân bản và xã hội được làm sáng tỏ và nổi bật lên ấy bởi thứ vi khuẩn này. Vì thế hãy cẩn thận đừng xây nhà trên cát (see Mt 7:21-27)! Để xây dựng một xã hội lành mạnh, bao gồm, công chính và an bình, chúng ta cần phải thực hiện như thế trên nền đá của công ích (ibid. 10). Công ích là một tảng đá. Đó là công việc của hết mọi người, không phải của một thiểu số chuyên viên".

 

Đúc kết: Dấu Chỉ Thời Đại

 

 

Dấu Chỉ Thời Đại - Đại Dịch Covid-19

Theo những tin tức về đại dịch covid-19 toàn cầu cùng với các nhận định cá nhân của người viết trên đây thì:

1- Đại dịch covid-19 toàn cầu này là hậu quả của tình trạng hâm nóng toàn cầu và bất chấp đa dạng sinh thái do con người chẳng những gây ra mà còn không chịu cùng nhau dứt khoát quyết tâm giải quyết, điển hình nhất ở Hiệp Định Khí Hậu Paris 2015 và Thượng Nghị Khí Hậu 2019 ở Tây Ban Nha vào tháng 12, thời điểm bùng phát đại dịch covid-19 toàn cầu;

2- Đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng thấy trong lịch sử này, từ cuối năm 2019 ở Trung quốc, nhất là từ đầu năm 2020 ở Á Châu rồi khắp thế giới, đã làm đảo lộn tất cả mọi sinh hoạt của nhân loại, bao gồm các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo..., làm khủng hoảng kinh tế, gây hỗn loạn xã hội, càng ngày càng tàn tệ, không biết cho tới bao giờ mới chấm dứt.

3- Vì Đại Dịch Covid-19 này càng ngày càng lây lan, nhất là ở các nước văn minh tấn tiến về nhân quyền, nhiều người cứ tiếp tục chính trị hóa cả đại dịch, mà càng lây lan, mà càng lây lan lại càng biến chứng, mà càng biến chứng thì càng khó phòng chống, bất chấp thuốc chủng ngừa, bởi chủng ngừa không thể ngăn chặn được hết mọi biến thể khôn lường của nó.

Như thế thì tương lai của nhân loại hết sức mù mịt tăm tối, mà càng trở nên tăm tối thì nhiều ma quái xuất hiện, đến độ chính con người trở thành FAKE, sống trong gian dối, gian tham và gian ác, không thể nào tượng tượng nổi, không còn thực sự là hình ảnh thần linh của Thiên Chúa và như Thiên Chúa nữa, trái lại, đã trở thành dị dạng và quái dạng thật thảm thương. Vậy thì chẵng lẽ con người đành chịu vậy hay sao, không còn cách nào cứu chữa được hay sao, không còn lối thoát nào hay sao: dead end - no way out?

Phải chăng đó là một dấu chỉ thời đại để báo hiệu cho riêng Kitô hữu chúng ta còn tha thiết với phần rỗi của chính bản thân mình cũng như của anh chị em mình? Nếu lịch sử ngôn sứ của Thiên Chúa được Ngài sai đến để cảnh báo về những dự định quan phòng thần linh vô cùng khôn ngoan và yêu thương luôn luốn cứu độ của Ngài, thì cách thức chúng ta cần phải đáp ứng như thế nào theo đúng ý muốn của Ngài?

Dấu Chỉ Thời Đại - Thẳng Đứng Ngước Cao

Trong đoạn Phúc Âm về ngày cùng tháng tận được Thánh ký Luca thuật lại (21:28) những lời cảnh báo của Chúa Giêsu, ở câu hết, Người đã khuyên các môn đệ của Người đang nghe Người bấy giờ, đúng hơn là nhắm đến thành phần môn đệ chúng ta hiện nay, thành phần cảm thấy dường như là tận thế đến nơi rồi, đó là: "Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc".

Đúng thế, tác động được Chúa Kitô khuyên dạy các môn đệ của Người khi gặp nguy biến là "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" đây, theo người viết, về mặt tiêu cực, là tác động của thành phần dân Do Thái đã xúc phạm đến Chúa nên họ đã bị Chúa cho rắn độc cắn chết rất là nhiều người, mà chỉ còn cách duy nhất để thoát chết và được chữa lành đó là "nhìn lên con rắn đồng" (Dân Số 21:9).

Đối với con người văn minh tân tiến ngày nay, thành phần đã bị cắn trọng thương, bởi con cựu xà satan là cha đẻ của tất cả những gì là dối trá (xem Khải Huyền 12:9, 20:2; Gioan 8:44), nên con người càng nhân quyền về văn hóa theo chiều hướng duy nhân bản, càng trở nên thảm thương hơn bao giờ hết hiện nay, muốn được chữa lành và thoát chết, thực tế là thoát khỏi đại dịch covid-19 toàn cầu càng ngày càng khủng khiếp và kinh hoàng là cái vạ tội ác của họ, họ cần phải "đứng thẳng" - ở chỗ dám đối diện với sự thật về mình, nhận biết tội lỗi của mình, nhờ đó, họ mới có thể "ngẩng đầu lên" Đấng có thể cứu họ, nghĩa là tin tưởng, hay trở về với Đấng đã bị họ xúc phạm tới, bằng cách "nhìn lên Đấng họ đâm thâu" (Gioan 19:37).

Tác động "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" đây, đối với thành phần môn đệ của Chúa Kitô, thành phần được Chúa Kitô tuyển chọn "để sai đi sinh hoa trái" (Gioan 15:16), còn mang ý nghĩa tích cực nữa, đó là hãy như Mẹ Maria, Thánh Gioan Tông Đồ và Thánh Nữ Maria Mai-Đệ-Liên "đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu" (Gioan 19:25), bằng đức tin tuân phục của mình, cũng như bằng đức ái trọn hảo của mình, nơi tác động "ngẩng đầu lên" chiêm ngưỡng Đấng "đã yêu thương đến cùng những ai thuộc về Người" (Gioan 13:1), nhờ đó được hiệp nhất nên một với Người, trong công cuộc cứu độ vô cùng cao quí của Người, nhờ đó có thể bù đắp và cứu lấy "các linh hồn cần đến LTXC hơn" (Mẹ Maria - Fatima 13/7/1917), nhất là trong "thời điểm thương xót" (ĐTC Phanxicô - Vatican 6/3/2014), nơi một "thế giới cần đến lòng thương xót biết bao" (ĐTC Gioan Phaolô II - Balan 17/8/2002).