KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2018, 2019-2020
2021
SỐNG CÒN VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 TOÀN CẦU
TRONG NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA
Tổng hợp và nhận định: Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL
Nội Dung
Dẫn nhập: Ngôn Sứ Lịch Sử
Mỹ ghi nhận kỷ lục gần 4.500 người chết vì Covid-19 một ngày
Đa dạng Sinh thái: Thượng đỉnh ‘‘One Planet’’ mở đầu cho một năm quyết định
Ít nhất 33 nước đã ghi nhận ca mắc biến thể virus corona mới ở Anh
Virus corona chủng mới tiến hoá thế nào?
Tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 như thế nào?
Bộ Giáo lý Đức tin xác định: các vắc-xin ngừa Covid được chấp nhận về mặt đạo đức
WHO: Các nước giàu tranh mua khiến nước nghèo không có vac-xin Covid-19
Cảm giác sau khi tiêm vaccine Covid-19
Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona
Covid-19: WHO cảnh báo đừng quá kỳ vọng vào miễn dịch cộng đồng
Covid-19 diễn biến thế nào vào 2021?
Đúc kết: Dấu Chỉ Thời Đại
Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona
Vatican News Tiếng Việt ngày 13/1/2021
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết, sáng ngày 13/1, tại hành lang đại thính đường Phaolô VI, Vatican đã bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona. Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Biển Đức XVI và các Hồng y đều đăng ký chích ngừa.
Như thông cáo của Sở Y tế Vệ sinh Vatican, việc chích ngừa Covid-19 sẽ được ưu tiên trước hết cho các nhân viên y tế và những người lo an ninh công cộng như các hiến binh Vatican; kế đến là ưu tiên cho người già và những người thường xuyên tiếp xúc với công chúng.
Các công dân, nhân viên và những người hưu trí của Vatican và cả gia đình của họ, những người có bảo hiểm y tế tại Vatian, cũng sẽ được chích ngừa. Chiến dịch hoàn toàn tự nguyện. Hiện tại trẻ em dưới 18 tuổi không được chích ngừa vì các nghiên cứu liên quan đến nhóm tuổi này vẫn chưa được thực hiện.
Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Biển Đức XVI và các Hồng y đều đăng ký chích ngừa virus corona
Hôm 12/01 Đức tổng giám mục Georg Gänswein, Thư ký riêng của Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức, nói với hãng tin CNA rằng Đức nguyên Giáo hoàng sẽ chích ngừa virus corona ngay khi có thể. Đức tổng giám mục Gänswein cũng cho biết ngài và tất cả những người đang phục vụ tại đan viện Mẹ Giáo hội, nơi Đức Biển Đức sống từ sau khi từ nhiệm vào năm 2013, cũng đều sẽ chích ngừa.
Tất cả Hồng y tại Vatican đều đăng ký chích ngừa virus corona.
Đức Thánh Cha Phanxicô có lẽ sẽ là một trong những công dân đầu tiên của Vatican được chích ngừa, sau những thành phần được ưu tiên. Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý, Đức Thánh Cha cho biết ngài đã đăng ký chích ngừa virus corona. Ngài nói: “Tôi tin rằng, về phương diện đạo đức, mọi người phải chích ngừa. Nó là một chọn lựa đạo đức bởi vì nó liên quan đến sự sống của bạn và cả của người khác.” Ngài không hiểu tại sao một số người lại nói đây có thể là một loại vắc-xin nguy hiểm. “Nếu các bác sĩ giới thiệu nó với bạn như một thứ gì đó có thể tốt và không có nguy hiểm đặc biệt, tại sao lại không nhận nó?” (CSR_284_2021)
Quyết định:
Dù vẫn còn một số khúc mắc liên quan đến thứ vi khuẩn được sử dụng để chủng ngừa, cũng như đến công hiệu của việc chủng ngừa hay của thuốc chủng ngừa, hay như liều lượng thuốc chủng bao nhiêu theo từng sức người mạnh yếu khác nhau, như tôi đã đặt ra trên đây, theo lời khuyên của Đức Thánh Cha và noi gương ĐTC Phanxicô, tôi sẵn sàng đi chủng ngừa.
Tuy nhiên, theo tin tức cho biết thì các nước giầu đã lấn át nước nghèo trong vấn đề thuốc chủng ngừa này, nên họ đã thiếu phương tiện y tế cao cấp thì chớ lại còn không được chủng ngừa nữa, thậm chí ở cả quốc gia giầu có như Hoa Kỳ đây, vấn đề được chủng ngừa cũng ưu tiên trước sau cho từng thành phần nào cần hơn, chưa kể đến lượng thuốc chủng ngừa không kịp cung cấp cho hết mọi người, nếu đủ chăng nữa thì cũng phải mất rất nhiều thời gian.
Do đó, tôi quyết định sẽ sống như một người dân trong một nước nghèo không có thuốc chủng ngừa mà chích, và nếu có chích thì chích sau cùng, như thành phần không được ưu tiên gì hết. Thế nhưng, cho dù chưa được chủng ngừa, tôi vẫn tiếp tục với đường lối phòng chống dịch bệnh này bằng cách:
Về phần tích cực, tôi sẽ tiếp tục xây thành trì kháng thể kiên cố, ở chỗ, về thể lý, thận trọng trong vấn đề ăn uống và ngủ nghỉ kèm theo thể dục thể thao, về tâm hồn luôn sống trong an vui và về liên hệ xã hội luôn tạo bầu khí lạc quan;
Về phần tiêu cực, tôi sẽ tiếp tục cẩn thận đào hầm đắp lũy phòng chống, ở chỗ, sử dụng các phương tiện tối yếu, theo thứ tự ưu tiên như sau: 1- đeo khẩu trang trên mặt, 2- sát trùng đôi bàn tay, và 3- giãn cách khi cần phải sinh hoạt chung.
Báo đài RFI ngày 12/1/2021
Dược sĩ lấy vaccine Pfizer tử lọ đựng tại Trung tâm Bệnh viện Virginia ở Arlington vào tháng 12/2020. Ảnh: NY Times
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO ngày 12/01/2021, trước sự lây lan theo cấp số nhân của dịch Covid-19, các chiến dịch tiêm chủng đại trà sẽ không đủ để bảo đảm miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.
Đối với WHO, mang khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay kỹ lưỡng sẽ vẫn là cuộc sống hàng ngày của nhân loại "ít nhất là cho đến cuối năm".
Chuyên gia của WHO Soumya Swaminathan giải thích : "Chúng ta sẽ không đạt được miễn dịch tập thể vào năm 2021. Việc triển khai vắc-xin, khi có được hàng tỷ liều, cần có thời gian, vì vậy mọi người hãy kiên nhẫn."
Về phần mình, giám đốc y tế của Liên Đoàn Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc Tế, Emanuele Capobianco, cảnh báo về "cảm giác an toàn sai lầm do việc triển khai vac-xin".
Nhận định:
Đúng thế, theo báo đài VOA của Hoa Kỳ ngày 5/12/2020 thì "WHO khuyến cáo chớ dựa vào vaccine mà chủ quan với COVID" như thế này:
Những tiến bộ gần đây về vaccine COVID-19 là tích cực nhưng Tổ chức Y tế Thế giới quan ngại là việc này sẽ đưa đến một quan niệm ngày càng tăng là đại dịch đang chấm dứt, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố ngày 4/12.
Anh chấp thuận vaccine COVID-19 của Pfizer ngày 2/12, tạo nên hy vọng là cơn thủy triều có thể quay ngược chống lại virus đã giết chết gần 1,5 triệu người trên toàn thế giới, làm thiệt hại kinh tế toàn cầu và đảo ngược cuộc sống bình thường của hàng tỉ người.
“Tiến bộ về vaccine nâng cao tinh thần của chúng ta và nay chúng ta có thể thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Tuy nhiên WHO quan ngại là đang có quan niệm ngày càng tăng là đại dịch COVID-19 đã qua,” ông nói.
Ông Tedros nói đại dịch vẫn còn dài dài và quyết định của người dân và các chính phủ sẽ quyết định tình hình dịch và khi nào dịch kết thúc.
Virus xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, cách đây một năm. Kể từ đó có hơn 65 triệu người bị lây nhiễm virus corona chủng mới trên toàn cầu và 1,5 triệu người đã chết.
Hai vaccine đầy hứa hẹn sẽ sớm được cấp phép sử dụng khẩn cấp của Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, và khoảng 20 triệu người Mỹ có thể được tiêm chủng trong năm nay, giúp chặn đứng cơn thủy triều virus tại quốc gia bị tác hại nặng nề nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, ngày 4/12, ông Mike Ryan, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO cũng khuyến cáo chớ chủ quan sau khi có được vaccine. Ông nói dù vaccine là phần chính trong việc chống lại COVID-19, nhưng vaccine không thể tự nó chấm dứt đại dịch.
“Vaccine không có nghĩa là không có COVID-19,” ông nói.
Ông Ryan nói một số nước sẽ phải giữ những biện pháp kiểm soát mạnh mẽ trong một khoảng thời gian trong tương lai, nếu không sẽ gặp nguy cơ các ca bùng phát và đại dịch tái diễn tới lui.
Tôi rất đồng ý với hai câu của 2 nhân vật của Cơ Quan Y Tế Thế Giới ở bản tin này: 1- đại dịch vẫn còn dài dài và quyết định của người dân và các chính phủ sẽ quyết định tình hình dịch và khi nào dịch kết thúc; 2- Vaccine không có nghĩa là không có COVID-19. Vì 2 câu này hợp với nghiên cứu của khoa học mà tôi đã đề cập đến trên đây, ở cuối bản tin "Tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Covid-19 như thế nào?":
Dù có được chủng ngừa đi chăng nữa, vẫn phải tiếp tục phòng chống đại dịch covid-19 toàn cầu này, nhất là khi nó lại đang xẩy ra những biến chủng khác nhau, khôn lường, thậm chí có những trường hợp nạn nhân đã bị nhiễm, sau đó khỏi, rồi lại bị nhiễm tiếp, như trường hợp một lão bà cả trăm tuổi ở Ý quốc bị nhiễm đến 3 lần mà không chết. Cụ 101 tuổi ba lần nhiễm nCoV", nhất là ở Na Uy đã xẩy ra trường hợp 23 người chết sau khi tiêm vaccine Pfizer, Na Uy cảnh báo về vắc xin COVID-19 của Pfizer, ít nhất 23 người chết sau tiêm,
Covid-19: Na Uy điều tra trường hợp 23 người cao tuổi tử vong sau khi được tiêm chủng
Đeo mãi khẩu trang: Tương lai nhân loại? (Hình: Joel Saget/AFP via Getty Images)
Niềm hân hoan từ việc vaccine Covid-19 được triển khai đã bị phai nhạt bởi sự xuất hiện của chủng nCoV mới, diễn biến đại dịch năm 2021 càng trở nên không chắc chắn.
Ba tháng tới sẽ là quãng thời gian đầy thử thách và viễn cảnh về cuộc sống không virus có thể vẫn còn xa vời. Một số thứ có thể không trở lại như trước đây.
Hiện chỉ có thông tin hạn chế về chủng nCoV mới. Chủng này có vẻ dễ lây lan hơn nhưng không gây triệu chứng nặng hơn hay ảnh hưởng đến độ hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các chủng mới cho thấy nCoV có các đột biến đáng kể và chúng có khả năng thay đổi diễn biến dịch. Việc dập dịch do đó càng trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn.
Các biện pháp hạn chế có thể vẫn được duy trì trong năm mới và thậm chí các chính phủ phải áp đặt biện pháp nghiêm ngặt hơn nếu chủng mới thực sự có khả năng lây lan mạnh hơn.
Giới chức y tế dự đoán rằng vào giữa năm 2021, thế giới sẽ có đủ nguồn cung vaccine để bất kỳ ai muốn tiêm chủng đều có thể tiêm.
Nhưng ngay cả khi thế giới có đủ số liều vaccine cần thiết, việc tiêm chủng cho tất cả mọi người sẽ mất nhiều tháng.Anh đang triển khai tiêm vaccine và một bác sĩ đa khoa Anh trung bình chăm sóc gần 9.000 người. Nếu các bác sĩ đa khoa làm việc 8 giờ mỗi ngày, cần 10 phút để tiêm vaccine cho một người và mỗi người cần tiêm hai mũi, họ sẽ mất hơn một năm để đáp ứng tất cả bệnh nhân. Tất nhiên, những người khác sẽ giúp triển khai chiến dịch, nhưng ví dụ này minh họa cho quy mô của nhiệm vụ. Việc mất nhiều thời gian là điều khó tránh khỏi, Misha Ketchell, biên tập viên của Conversation, nhận định.
Ngoài ra, hai liều vaccine Pfizer cần được tiêm cách nhau 21 ngày, khả năng miễn dịch hoàn toàn sẽ đạt được sau 7 ngày kể từ lần tiêm thứ hai. Các loại vaccine khác như AstraZeneca còn yêu cầu khoảng thời gian chờ giữa các liều lâu hơn. Sẽ mất ít nhất một tháng để thấy hiệu quả đầy đủ ở mỗi người được tiêm chủng.
Ở những quốc gia nới lỏng quy định trong dip Giáng sinh, ca nhiễm có thể tăng đột biến vào đầu năm mới. Trong trường hợp này, vaccine có thể không tạo ra nhiều thay đổi với diễn biến dịch vào đầu năm 2021. Nhiệm vụ của giới chức là khiến người dân hiểu được dịch sẽ diễn biến như vậy để tránh khiến công chúng mất niềm tin vào tiêm chủng.
Sau khi một người tiêm vaccine, họ trở nên miễn dịch (ít nhất là trong thời gian ngắn). Chuỗi lây lan của virus dần bị chặt đứt và cuối cùng bệnh ngừng lây lan, đây được gọi là miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, chưa biết chính xác cần mức độ miễn dịch trên dân số như thế nào để ngăn virus lây lan. Nó được cho là trong khoảng 60% - 80%, có nghĩa là hàng tỷ người trên thế giới cần phải tiêm phòng. Thế giới còn cách mục tiêu đó rất xa.
Miễn dịch cộng đồng cũng phụ thuộc vào mức độ hiệu quả thật sự của vaccine - điều vẫn cần theo dõi thêm. Nếu vaccine có hiệu quả, ca Covid-19 mới có thể giảm sớm nhất là vào mùa xuân 2021. Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa và hạn chế khác vẫn rất cần thiết khi quá trình tiêm chủng đang diễn ra, đặc biệt là ở những nơi xuất hiện chủng mới.
Còn nếu vaccine chỉ có khả năng ngăn các cá thể bị nhiễm virus có triệu chứng nghiêm trọng, tiêm vaccine cho những người dễ bị tổn thương sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong nhưng dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục hoành hành.
Ngoài vaccine, Rachel Nania, biên tập viên AARP nêu những viễn cảnh tươi sáng có thể xảy ra năm 2021 như giới khoa học phát triển được thêm thuốc hay liệu pháp điều trị Covid-19 hiệu quả hơn, việc xét nghiệm nCoV được triển khai nhanh và dễ tiếp cận hơn, các bác sĩ cũng có kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.
Dù vậy, vẫn có những điều không thay đổi vào năm 2021. Người dân thế giới vẫn cần duy trì cảnh giác trong nhiều tháng. Ở những khu vực chủng nCoV mới lây lan mạnh, hạn chế ở mức độ cao có thể kéo dài cho đến khi việc triển khai vaccine kết thúc. Các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với nhau, rửa tay thường xuyên và tránh các khu vực đông đúc trong nhà vẫn cần được duy trì.
Việc đi lại trong năm 2021 có thể trở nên thuận lợi hơn, mặc dù các hãng hàng không có thể yêu cầu giấy chứng nhận tiêm chủng. Một số quốc gia đã có quy định hành khách phải trình giấy chứng nhận đã tiêm phòng bệnh sốt vàng khi nhập cảnh, nhưng việc yêu cầu "hộ chiếu miễn dịch" Covid-19 có thể gây tranh cãi.
Tiêm phòng liệu có thể xóa sổ nCoV không? Giới khoa học vẫn chưa biết khả năng miễn dịch sau khi tiêm vaccine tồn tại trong bao lâu. Việc loại bỏ hoàn toàn virus sẽ rất khó khăn và đòi hỏi nỗ lực toàn cầu. Bệnh đậu mùa vẫn là căn bệnh trên người duy nhất thế giới đã loại bỏ hoàn toàn và phải mất gần 200 năm để làm điều đó. Bệnh sởi, mặc dù gần như đã được xóa sổ ở nhiều quốc gia, vẫn tiếp tục quay trở lại.
Một số loại vaccine, như bệnh sởi, cung cấp bảo vệ gần như suốt đời, trong khi những loại khác cần được tiêm nhắc lại, như uốn ván. Nếu Covid-19 đột biến thường xuyên và đáng kể, chúng ta có thể cần phải tiêm vaccine mới định kỳ.
"Tác động xã hội và kinh tế của đại dịch có thể sẽ lâu dài. Có thể cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như trước. Nhưng chúng ta có trách nhiệm làm nó trở nên an toàn hơn bằng cách chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai", Ketchell viết.
Nhận định:
Theo bản tin trên đây, chúng ta hướng về tương lai, như thể chúng ta đang sống trong một Mùa Vọng Phục Sinh, nghĩa là trong một thời gian mong đợi chiến thắng đại dịch covid-19 để có thể trở lại sinh hoạt bình thường, ít là để phục hồi lại những tác hại khủng khiếp do đại dịch covid-19 toàn cầu gây ra. Tuy nhiên, như bản tin gợi ý, chúng ta thấy chỉ biết hy vọng thôi, còn thực tế rất khó trở thành hiện thực cho niềm hy vọng của chúng ta, ít là về thời gian, cho dù chỉ ngắn lại chứ đừng dài thêm, chứ đừng chẳng biết đến bao giờ. Trước hết, như bản tin đề cập, là vì:
1- "Vaccine Covid-19 được triển khai đã bị phai nhạt bởi sự xuất hiện của chủng nCoV mới, diễn biến đại dịch năm 2021 càng trở nên không chắc chắn" - Không chắc chắn ở chỗ không biết các biến chủng mới, được gọi là nCoV (“novel” coronavirus), không biết có càng ngày càng lây lan rộng hơn, nhanh hơn và mạnh hơn hay chăng, và các loại thuốc chủng ngừa có thể ngăn chặn được các thứ biến chủng mới này hay chăng?
2- "Ngay cả khi thế giới có đủ số liều vaccine cần thiết, việc tiêm chủng cho tất cả mọi người sẽ mất nhiều tháng" - nghĩa là vẫn còn lây lan nơi những ai chưa được chích ngừa, thậm chí cả người đã được chính ngừa cũng chưa hoàn toàn miễn dịch;
3- "Hai liều vaccine Pfizer cần được tiêm cách nhau 21 ngày, khả năng miễn dịch hoàn toàn sẽ đạt được sau 7 ngày kể từ lần tiêm thứ hai" - ở đây còn bao gồm cả thời gian chờ đợi của những ai được chính ngừa được miễn dịch sau một thời gian, chứ không có tác dụng miễn dịch ngay, nghĩa là vẫn còn có thể bị nhiễm;
4- "Chưa biết chính xác cần mức độ miễn dịch trên dân số như thế nào để ngăn virus lây lan. Nó được cho là trong khoảng 60% - 80%, có nghĩa là hàng tỷ người trên thế giới cần phải tiêm phòng. Thế giới còn cách mục tiêu đó rất xa" - có nghĩa là vấn đề được gọi là miễn dịch cộng đồng để hoàn toàn có thể kết liễu kẻ thù lợi hại khôn lường covid-19 rất khó xẩy ra, nhất là nơi và bởi thành phần dân chúng, cố tình hay ngâ ngô, chính trị hóa covid-19;
5- "Miễn dịch cộng đồng cũng phụ thuộc vào mức độ hiệu quả thật sự của vaccine" - Mà hiệu quả của các thứ thuốc chủng ngừa, như tôi đã đề cập đến 2 trong 3 vấn nạn trên đây, không có gì là vững chắc để thực sự phòng chống đại dịch covid-19, cho chính bản thân cũng như cho chung cộng đồng xã hội, bởi thế mới có 2 kết luận ở cuối bản tin như sau:
6- "Giới khoa học vẫn chưa biết khả năng miễn dịch sau khi tiêm vaccine tồn tại trong bao lâu. Việc loại bỏ hoàn toàn virus sẽ rất khó khăn và đòi hỏi nỗ lực toàn cầu.... Nếu Covid-19 đột biến thường xuyên và đáng kể, chúng ta có thể cần phải tiêm vaccine mới định kỳ" - Do đó mới cần phải tiếp tục phải cẩn thận và kỹ lưỡng tuân giữ những gì được cùng bản tin lập lại là "các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với nhau, rửa tay thường xuyên và tránh các khu vực đông đúc trong nhà vẫn cần được duy trì".
7- "Tác động xã hội và kinh tế của đại dịch có thể sẽ lâu dài. Có thể cuộc sống sẽ không bao giờ trở lại như trước. Nhưng chúng ta có trách nhiệm làm nó trở nên an toàn hơn bằng cách chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai" - một câu kết bài có vẻ bi quan yếm thế, nhưng đối với tôi thì thật chính xác và chí lý, nhất là khi tôi càng ngày càng chứng kiến thấy chính xác những gì ĐTC Phanxicô cảm nhận và huấn dụ trong loạt 9 bài Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Mùa Đại Dịch Covid-19 của ngài, như ở một số câu tiêu biểu cần phải lưu tâm và áp dụng sau đây:
Bài Giáo Lý ngày 12/8/2020: "Vi khuẩn corona không phải chỉ là một thứ bệnh cần phải đối chọi, mà dịch bệnh này còn tỏ cho thấy rõ hơn nữa những thứ bệnh hoạn về xã hội ở tầm mức bao rộng hơn nữa. Một trong những thứ bệnh hoạn về xã hội ở tầm mức bao rộng hơn nữa ấy là một nhãn quan lệch lạc méo mó về con người, một quan điểm coi thường nhân phẩm và mối liên hệ của con người. Có những lúc chúng ta nhìn người khác như là những thứ đồ vật, cần được sử dụng và loại bỏ".
Bài Giáo Lý ngày 19/8/2020: "Việc phản ứng với thứ dịch bệnh này có tính cách nhị diện. Một mặt thì cần phải tìm cách chữa trị thứ vi khuẩn nhỏ bé nhưng kinh hoàng này, thứ vi khuẩn đã bắt cả thế giới phải quì gối xuống. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chữa trị một thứ vi khuẩn to lớn hơn, đó là vi khuẩn bất công xã hội, tình trạng bất bình đẳng về cơ hội, tình trạng tẩy chay loại trừ, và tình trạng không bảo vệ thành phần yếu kém nhất trong xã hội".
"Nếu vi khuẩn này đã gia tăng trở lại trong một thế giới bất công với người nghèo và những ai yếu mềm dễ bị tổn thương, thì chúng ta cần phải làm đổi thay thế giới ấy. Theo gương Chúa Giêsu, vị y sĩ của tình yêu thần linh toàn diện, tức là của việc chữa lành cả thế lý, xã hội và tâm linh (xem Jn 5:6-9) - như việc chữa lành ấy được Chúa Giêsu thực hiện - chúng ta cần phải bắt tay ngay lúc này đây, để chữa lành những thứ dịch bệnh gây ra bởi các thứ vi khuẩn tí ti, vô hình, cũng như để chữa lành những thứ vi khuẩn gây ra bởi những thứ bất công sâu nặng và hữu hình".
Bài Giáo Lý ngày 9/9/2020: "Cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua đây là do dịch bệnh đang ảnh hưởng đến hết mọi người; chúng ta sẽ thoát khỏi nó tốt đẹp hơn, nếu tất cả chúng ta đều cùng nhau tìm kiếm công ích; bằng không, chúng ta sẽ thoát ra khỏi nó một cách tệ hơn... Nếu những vấn đề giải quyết dịch bệnh này mang dấu vết vị kỷ, cho dù là bởi con người ta, bởi thương trường hay bởi quốc gia, chúng ta có lẽ sẽ thoát ra được khỏi cuộc khủng hoảng vi khuẩn corona này, nhưng chắc chắn chúng ta không thoát khỏi cuộc khủng hoảng về nhân bản và xã hội được làm sáng tỏ và nổi bật lên ấy bởi thứ vi khuẩn này. Vì thế hãy cẩn thận đừng xây nhà trên cát (see Mt 7:21-27)! Để xây dựng một xã hội lành mạnh, bao gồm, công chính và an bình, chúng ta cần phải thực hiện như thế trên nền đá của công ích (ibid. 10). Công ích là một tảng đá. Đó là công việc của hết mọi người, không phải của một thiểu số chuyên viên".
Đúc kết: Dấu Chỉ Thời Đại
Dấu Chỉ Thời Đại - Đại Dịch Covid-19
Theo những tin tức về đại dịch covid-19 toàn cầu, cùng với các nhận định cá nhân của người viết trên đây, thì:
1- Đại dịch covid-19 toàn cầu hiện nay là hậu quả của tình trạng hâm nóng toàn cầu, và bất chấp đa dạng sinh thái do con người gây ra, chẳng những gây ra mà còn không chịu cùng nhau dứt khoát quyết tâm giải quyết, điển hình nhất ở Hiệp Định Khí Hậu Paris 2015 và Thượng Đỉnh Khí Hậu 2019 ở Tây Ban Nha vào tháng 12, thời điểm bùng phát đại dịch covid-19 toàn cầu;
2- Đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng thấy trong lịch sử này, từ cuối năm 2019 ở Trung quốc, nhất là từ đầu năm 2020 ở Á Châu rồi khắp thế giới, đã làm đảo lộn tất cả mọi sinh hoạt của nhân loại, bao gồm các lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo..., làm khủng hoảng kinh tế, gây hỗn loạn xã hội, càng ngày càng tàn tệ, không biết cho tới bao giờ mới chấm dứt.
3- Vì Đại Dịch Covid-19 này càng ngày càng lây lan, nhất là ở các nước văn minh tấn tiến về nhân quyền, nhiều người cứ tiếp tục chính trị hóa cả đại dịch, nên đại dịch covid-19 càng có môi trường thuận lợi hoành hành cùng tàn phá, ở chỗ, càng lây lan lại càng biến chứng, mà càng biến chứng thì càng khó phòng chống, bất chấp thuốc chủng ngừa, bởi chủng ngừa không thể ngăn chặn được hết mọi biến thể khôn lường của nó.
Như thế thì tương lai của nhân loại hết sức mù mịt tăm tối, mà càng trở nên tăm tối thì nhiều ma quái rùng rợn xuất hiện, đến độ chính con người trở thành FAKE, sống trong gian dối, gian tham và gian ác, không thể nào tưởng tượng nổi, không còn thực sự là hình ảnh thần linh của Thiên Chúa và như Thiên Chúa nữa, trái lại, đã trở thành dị dạng và quái dạng thật thảm thương. Vậy thì chẵng lẽ con người đành chịu vậy hay sao, không còn cách nào cứu chữa được hay sao, không còn lối thoát nào hay sao: dead end - no way out?
Phải chăng đó là một dấu chỉ thời đại để báo hiệu cho riêng Kitô hữu chúng ta, thành phần những tâm hồn còn tha thiết với phần rỗi của chính bản thân mình, cũng như của anh chị em mình? Nếu lịch sử ngôn sứ của Thiên Chúa được Ngài sai đến để cảnh báo về những dự định quan phòng thần linh vô cùng khôn ngoan và yêu thương luôn luốn cứu độ của Ngài, thì cách thức chúng ta cần phải đáp ứng như thế nào theo đúng ý muốn của Ngài?
Dấu Chỉ Thời Đại - Thẳng Đứng Ngước Cao
Trong đoạn Phúc Âm về ngày cùng tháng tận được Thánh ký Luca thuật lại (21:28) những lời cảnh báo của Chúa Giêsu, ở câu kết, Người đã khuyên các môn đệ của Người đang nghe Người bấy giờ, đúng hơn là nhắm đến thành phần môn đệ chúng ta hiện nay, thành phần cảm thấy dường như là tận thế đến nơi rồi, đó là: "Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc".
Đúng thế, tác động được Chúa Kitô khuyên dạy các môn đệ của Người khi gặp nguy biến là "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" đây, theo người viết, về mặt tiêu cực, là tác động của thành phần dân Do Thái đã xúc phạm đến Chúa nên họ đã bị Chúa cho rắn độc cắn chết rất là nhiều người, mà chỉ còn cách duy nhất để thoát chết và được chữa lành đó là "nhìn lên con rắn đồng" (Dân Số 21:9).
Đối với con người văn minh tân tiến ngày nay, thành phần đã bị cắn trọng thương, bởi con cựu xà satan là cha đẻ của tất cả những gì là dối trá (xem Khải Huyền 12:9, 20:2; Gioan 8:44), nên con người càng nhân quyền về văn hóa theo chiều hướng duy nhân bản, càng trở nên thảm thương hơn bao giờ hết hiện nay, muốn được chữa lành và thoát chết, thực tế là thoát khỏi đại dịch covid-19 toàn cầu càng ngày càng khủng khiếp và kinh hoàng là cái vạ tội ác của họ, họ cần phải "đứng thẳng" - ở chỗ, dám đối diện với sự thật về chính bản thân hèn hạ khốn nạn của mình, nhận biết tội lỗi của mình, nhờ đó, họ mới có thể "ngẩng đầu lên" với Đấng có thể cứu họ, nghĩa là tin tưởng, hay trở về với Đấng đã bị họ xúc phạm tới, bằng cách "nhìn lên Đấng họ đâm thâu" (Gioan 19:37).
Tác động "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" đây, đối với thành phần môn đệ của Chúa Kitô, thành phần được Chúa Kitô tuyển chọn "để sai đi sinh hoa trái" (Gioan 15:16), còn mang ý nghĩa tích cực nữa, đó là hãy như Mẹ Maria, Thánh Gioan Tông Đồ và Thánh Nữ Maria Mai-Đệ-Liên "đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu" (Gioan 19:25), bằng đức tin tuân phục của mình, cũng như bằng đức ái trọn hảo của mình, nơi tác động "ngẩng đầu lên" chiêm ngưỡng Đấng "đã yêu thương đến cùng những ai thuộc về Người" (Gioan 13:1), nhờ đó được hiệp nhất nên một với Người, trong công cuộc cứu độ vô cùng cao quí của Người, nhờ đó có thể bù đắp và cứu lấy "những linh hồn cần đến LTXC hơn" (Mẹ Maria - Fatima 13/7/1917), nhất là trong "thời điểm thương xót" (ĐTC Phanxicô - Vatican 6/3/2014), nơi một "thế giới cần đến lòng thương xót biết bao" (ĐTC Gioan Phaolô II - Balan 17/8/2002).