SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Chúa Nhật
Lời Chúa
Bài Ðọc I: Is 61, 1-2a. 10-11
"Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: vì Chúa đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.
Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi, vì Người đã mặc cho tôi áo phần rỗi, và choàng áo công chính cho tôi, như tân lang đầu đội triều thiên, như tân nương trang sức bằng ngọc bảo. Như đất đâm chồi, như vườn nảy lộc, Chúa cũng làm phát sinh công chính và lời ca tụng trước mặt muôn dân.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Lc 1, 46-48. 49-50. 53-54
Ðáp: Linh hồn tôi nhảy mừng trong Chúa (Is 61, 10b).
Xướng: 1) Ðức Maria nói: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Người đã nhìn đến phận hèn tớ nữ Người; thực từ đây, thiên hạ muôn đời sẽ khen tôi có phước. - Ðáp.
2) Vì Ðấng đã làm cho tôi những điều trọng đại, Người quyền năng, và danh Người là thánh. Ðức từ bi Người từ đời nọ tới đời kia dành cho những ai kính sợ Người. - Ðáp.
3) Kẻ đói khát, Người cho no đầy thiện hảo; bọn giàu sang, Người đuổi về tay không. Chúa đã nhận săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng từ bi của Người. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Tx 5, 16-24
"Thần trí, linh hồn và thể xác anh em được gìn giữ cho tới ngày Chúa đến".
Trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Thêxalônica.
Anh em thân mến, anh em hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi việc, hãy cảm tạ Chúa. Vì đó là thánh ý Thiên Chúa về tất cả anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Ðừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức.
Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hoá anh em toàn diện, để thần trí, linh hồn và thể xác anh em được gìn giữ toàn vẹn trong ngày Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến. Ðấng đã kêu gọi anh em, chính Người là Ðấng Trung Tín. Chính Người sẽ thực hiện.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Is 61, 1 (x. Lc 4, 18)
Alleluia, alleluia! - Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 1, 6-8. 19-28
"Giữa các ngươi có một Ðấng mà các ngươi không biết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Có người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến như chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng của Gioan, khi những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?" Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: "Tôi không phải là Ðấng Kitô". Họ liền hỏi: "Thế là gì? Ông có phải là Elia chăng?" Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia". - "Hay ông là một đấng tiên tri?" Gioan đáp: "Không phải".
Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?" Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo".
Và có những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến. Họ hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không phải là Elia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?" Gioan trả lời: "Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết. Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người". Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Suy nghiệm Lời Chúa
Hôm nay, Chúa Nhật Thứ III Mùa Vọng, theo lễ
nghi, Giáo Hội thắp lên cây nến hồng trên cung thánh, một trong 4 cây nến của
Mùa Vọng, (với 3 cây khác mầu tím), một cây nến hồng duy nhất mang mầu sắc vui
mừng, một tính chất vui mừng được phản ảnh trong Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, rõ
ràng nhất ở Bài Đọc 1, Bài Đáp Ca lẫn Bài Đọc 2, về cả mặt văn từ: "Tôi
hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi" (Bài Đọc
1); "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa,
Ðấng Cứu Ðộ tôi" (Đáp Ca) và "Anh em thân mến, anh em hãy vui mừng
luôn..." (Bài Đọc 2).
Chỉ duy có Bài Phúc Âm là bài đọc chính yếu của Phụng Vụ Lời Chúa thì lại dường như không có câu nào có tính cách vui mừng về văn tự như Bài Đọc 1, Bài Đáp Ca và Bài Đọc 2. Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm B hôm nay không phải là Bài Phúc Âm theo Thánh ký Marco như tuần trước, mà là bài theo Thánh ký Gioan, một bài Phúc Âm có nội dung cũng tương tự như Bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Chúa Nhật II Mùa Vọng, cũng về ơn gọi và sứ vụ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi...", một lời kêu gọi dân Chúa hãy dọn đường cho một "Ðấng đến sau... tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người".
Tuy nhiên, nếu ở Bài Phúc Âm theo Thánh Ký Marco cho Chúa Nhật II Mùa Vọng liên quan đến chung dân Do Thái: "dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan", thì ở Bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan cho Chúa Nhật III tuần này lại liên quan đến riêng thành phần có thẩm quyền và thông luật trong dân: "những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông", bao gồm cả "những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến" bấy giờ, nhưng các vấn nạn của họ đã tạo cho Vị
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cơ hội để trực tiếp minh xác về bản thân của ngài và đồng thời nhờ đó gián tiếp minh chứng về Đấng đến sau ngài.
Theo chiều
hướng chung của Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III Mùa Vọng thì tính cách vui
mừng ở đây dường như liên quan đến Thánh Thần ở nơi bản thân của Vị Tiền Hô
Gioan Tẩy Giả cũng như ở nơi những ai tin tưởng vào vị tiền hô này. Vì ở đâu có
Thánh Thần thì ở đấy được canh tân và có sự sống.
Ở Bài Đọc 1 hôm nay, lời Tiên Tri Isaia, một lời từng được Đấng đến sau Tiền Hô
Gioan Tẩy Giả khi bắt đầu tỏ mình ra đã tự nhận là ứng nghiệm nơi bản thân Người
bấy giờ (xem Luca 4:21), cũng có thể áp dụng cho cả trường hợp của Tiền Hô Gioan
Tẩy Giả, chẳng những ở chỗ vị
tiền hô này, một cách khách quan, đã được "Thánh Thần Chúa ngự trên",
nhờ đó ngài mới có thể "đem tin mừng cho người nghèo khó..." và "công
bố năm hồng ân của Thiên Chúa", mà còn ở chỗ, theo chủ quan, chính ngài
cũng cảm thấy niềm vui vì bản thân ngài được cứu độ bởi Đấng đến sau: "Tôi
hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi, vì Người đã mặc
cho tôi áo phần rỗi, và choàng áo công chính cho tôi".
Đúng thế, hai nhân vật trong cả loài người được cứu độ bởi Đấng đến sau mình là
Chúa Giêsu Kitô, trước hết là Mẹ Maria, ngay từ khi Mẹ vừa được hoài thai trong
lòng mẹ của mình, và sau nữa là Tiền Hô Gioan Tẩy Giả của Người, ngay từ
khi vị tiền hô này được cưu mang mới 6 tháng trong lòng mẹ, ngay lúc ngài nhẩy
mừng trước sự hiện diện thần linh của Đấng đến sau là "Lời đã hóa thành nhục
thể" (Gioan 1:14) trong lòng Trinh Nữ Maria lên tiếng chào mẹ của ngài bấy
giờ (xem Luca 1:44). Đó là lý do, trong Bài Đáp Ca hôm nay, một bài Đáp Ca được
trích từ Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ Maria, bao gồm những câu chính yếu về bản thân
Mẹ được Chúa cứu độ đặc biệt, những câu Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng có thể hợp
tiếng hòa ca với Mẹ Maria, và có lẽ thai nhi Gioan đã thông công bài ca Vịnh
Ngợi Khen này với Mẹ Maria ngay khi Mẹ cất tiếng ngợi khen cảm tạ Lòng Thương
Xót Chúa cho chính bản thân Mẹ cũng như cho chung dân Do Thái, trong đó bao gồm
trước hết và trên hết là thai nhi Gioan, vị tiền hô của Con Mẹ sau này:
1) Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Người đã nhìn đến phận hèn tớ nữ Người; thực từ đây, thiên hạ muôn đời sẽ khen tôi có phước.
2) Vì Ðấng đã làm cho tôi những điều trọng đại, Người quyền năng, và danh Người là thánh. Ðức từ bi Người từ đời nọ tới đời kia dành cho những ai kính sợ Người.
3) Kẻ đói khát, Người cho no đầy thiện hảo; bọn giàu sang, Người đuổi về tay không. Chúa đã nhận săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng từ bi của Người.
Theo chiều
hướng chung của Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III Mùa Vọng thì tính cách vui
mừng ở đây chẳng những liên quan đến Thánh Thần ở nơi bản thân của Vị Tiền Hô
Gioan Tẩy Giả mà còn ở nơi những ai tin tưởng vào vị tiền hô này nữa. Đó là lý
do, nếu Bài Đọc 1 nhắc đến "người
nghèo khó" là thành phần mới được nghe (về tư cách) rao giảng tin mừng, hay
mới nghe được (về khả năng) tin mừng, nghĩa là mới hiểu được tin mừng
và mới chấp nhận tin mừng, thì mới thấy được xác tín chính xác của Mẹ Maria
trong Bài Đáp Ca: "Kẻ đói khát, Người cho no đầy thiện hảo; bọn giàu sang,
Người đuổi về tay không".
Vậy, thành phần có thẩm quyền và thông luật trong dân là "những người
Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông", bao
gồm cả "những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến" với Vị Tiền
Hô Gioan Tẩy Giả bấy giờ trong Bài Phúc Âm hôm nay có phải là "người nghèo
khó" hay chăng, hay thuộc thành phần "bọn giầu sang" tự cao tự đại
tự mãn mình thông luật và giữ luật, tưởng mình như thế là công chính, nên bị "đuổi
về tay không"? Bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần II Mùa Vọng đã chất chứa câu trả
lời của Chúa Giêsu về họ như một
đám trẻ con hoang dại: "Ta sẽ so sánh thế hệ này với ai? Họ giống như bọn
trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: 'Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn
không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên! Vì Gioan đến,
không ăn không uống, thì họ nói: 'Ông ta phải quỷ ám!'", nghĩa là, đúng như
lời Chúa Giêsu khẳng định về họ trong Bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần II Mùa Chay: "Elia
đã đến rồi, và họ không nhận biết ông, nhưng đã đối xử với ông như ý họ... Bấy
giờ các môn đệ hiểu Chúa Giêsu nói với họ về Gioan Tẩy Giả".
Nguyên tắc cũng là đường lối phải "nghèo
khó" trong tâm hồn theo Bài Đọc 1, hay phải "đói
khổ" về tinh thần theo Bài Đáp Ca hôm nay mới được "Nước
Đức Chúa Trời làm của mình vậy" (Mathêu 5:3) chẳng những áp dụng cho dân Do
Thái nói chung, nhất là cho thành phần lãnh đạo và thông luật trong dân, thành
phần chờ đón Đấng Thiên Sai của họ, mà còn áp dụng cho cả thành phần Kitô hữu,
đã công nhận Đấng Thiên Sai của dân Do Thái chính là Đấng Cứu Thế của mình nữa.
Họ chỉ có thể tiếp tục tin tưởng hay trung thành với Đấng Thiên Sai Cứu Thế của
họ một cách "toàn vẹn trong ngày Ðức Giêsu Kitô Chúa ngự đến", đến lần
thứ hai, ở chỗ, như Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại đã khuyên dụ và cảnh giác
Kitô hữu giáo đoàn Thessalonica ở Thư Thứ Nhất trong Bài Đọc 2 hôm nay: "Ðừng
dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi
sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức".
Nhờ đó, chính họ cũng trở thành một Tiền Hô dọn đường cho Chúa Kitô đến lần
thứ hai trong vai trò ngôn sứ "chứng nhân của Thày... cho tới tận cùng trái
đất" (Tông Vụ 1:8), bởi chính họ, nơi Giáo Hội của Chúa Kitô, nhờ Phép Rửa
và Thêm Sức, cũng đã "nhận được quyền lực từ trên cao khi Thánh Thần ngự
xuống trên các con" (Tông Vụ 1:8), và vì thế, Câu Xướng Trước Phúc Âm cho
Chúa Nhật III Mùa Vọng hôm nay cũng phải xuất phát từ tâm hồn vui mừng của họ và
vang lên nơi môi miệng hoan cả của họ: "Alleluia, alleluia! - Thánh
Thần Chúa ngự trên tôi. Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó. -
Alleluia".
Thánh Gio-an là tiếng, Đức Ki-tô là Lời
Phụng Vụ Giò Kinh Sách Chúa Nhật III Mùa Vọng Bài đọc 2
Trích bài giảng của thánh Âu-tinh, giám mục.
Thánh Gio-an là tiếng, còn Chúa, ngay từ nguyên thuỷ, đã là Lời. Thánh Gio-an là tiếng trong thời gian, còn Đức Ki-tô, ngay từ lúc khởi đầu, đã là Lời vĩnh cửu.
Bỏ lời đi, tiếng còn là gì ? Ở đâu không có gì để hiểu, thì chỉ là tiếng vang trống rỗng. Không có lời, tiếng chỉ đập vào tai, chứ không cảm hoá được tâm hồn.
Tuy nhiên, chúng ta hãy quan sát diễn tiến sự việc xảy ra trong tâm hồn khi tâm hồn được tác động. Nếu tôi nghĩ đến điều tôi nói, thì lời đã có trong tâm hồn tôi ; nhưng nếu tôi muốn nói với bạn thì tôi phải tìm cách chuyển vào tâm hồn bạn điều đã có trong tâm hồn tôi.
Như vậy, khi tìm cách làm thế nào để lời đã có trong tâm hồn tôi chuyển đến bạn và ở lại trong tâm hồn bạn, tôi dùng tiếng, và bằng tiếng ấy tôi nói với bạn : âm của tiếng chuyển tới bạn ý tưởng của lời ; và khi âm của tiếng đã chuyển tới bạn ý tưởng của lời rồi, thì chính âm đó qua đi, nhưng lời do âm chuyển đến bạn thì vẫn ở lại trong tâm hồn bạn mà không rời bỏ tâm hồn tôi.
Khi lời đã chuyển tới bạn, phải chăng âm của tiếng có vẻ như tự nhủ : Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi ? Âm của tiếng đã vang lên để hoàn thành công việc được giao phó, rồi ra đi như muốn nói : niềm vui của tôi đã trọn vẹn. Ta hãy giữ lời lại, đừng bỏ mất lời đã thấm nhập tận đáy lòng ta.
Bạn có muốn thấy tiếng qua đi, và Lời của Thiên Chúa tồn tại không ? Phép rửa của ông Gio-an đâu rồi ? Phép rửa ấy đã hoàn thành nhiệm vụ và đã ra đi. Giờ đây, người ta tìm đến phép rửa của Đức Ki-tô. Mọi người chúng ta tin vào Đức Ki-tô, trông chờ ơn cứu độ trong Đức Ki-tô, đó là điều do tiếng làm vang lên.
Vì khó phân biệt được tiếng với lời, nên người ta đã tưởng chính ông Gio-an là Đức Ki-tô. Tiếng được coi là lời, nhưng tiếng đã tự nhận biết mình để khỏi xúc phạm đến lời. Tiếng ấy nói : Tôi không phải là Đấng Ki-tô, không phải là ông Ê-li-a, cũng không phải là ngôn sứ. Người ta hỏi lại : Vậy ông là ai ? Ông đáp : Tôi là tiếng của người kêu trong hoang địa : hãy dọn sẵn con đường cho Chúa. Tiếng của người kêu trong hoang địa là tiếng phá tan sự im lặng. Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, có nghĩa là : tôi chỉ vang lên để đưa Chúa vào trong tâm hồn, nhưng Người sẽ không ngự đến, nếu bạn không dọn đường.
Vậy, hãy dọn đường là gì, nếu không phải là hãy khẩn nài cho cân xứng ? Hãy dọn đường là gì nếu không phải là hãy suy nghĩ cách khiêm tốn. Chúng ta hãy học gương khiêm nhường của ông Gio-an. Được coi là Đấng Ki-tô, ông quả quyết mình không phải như người ta nghĩ. Ông không lợi dụng sự lầm lẫn của người khác để tự đề cao mình.
Nếu ông nói : Tôi là Đấng Ki-tô, người ta sẽ dễ dàng tin ngay, bởi vì trước khi ông nói, người ta đã tin như thế rồi. Ông đã không nói điều đó nhưng đã tự nhận biết mình, biết vị trí của mình, và đã hạ mình xuống.
Ông đã thấy ơn cứu độ ở đâu, đã hiểu rằng mình chỉ là ngọn đèn và sợ ngọn đèn phụt tắt vì luồng gió kiêu căng.
ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Vọng 13/12/2020
Xin chào anh chị em thân mến,
Lời mời gọi hân hoan là đặc tính của Mùa Vọng, ở chỗ niềm đợi trông việc hạ sinh của Chúa Giêsu là những gì làm chúng ta cảm thấy hân hoan, giông giống như lúc chúng ta đợi trông một người chúng ta rất thương mến nào đó đến viếng thăm, một người bạn chúng ta đã lâu ngày không gặp, một người thân thuộc của chúng ta... Chúng ta đang ở trong tình trạng ngưỡng vọng hân hoan. Và chiều kích hân hoan này đặc biệt tỏ hiện hôm nay đây, Chúa Nhật Thứ Ba, một Chúa Nhật mở ra với lời huấn dụ của Thánh Phaolô: "Anh em hãy luôn hoan hỉ trong Chúa" (Entrance Antiphon; cf. Phil 4:4, 5). "Hãy hoan hỉ!" Niềm vui Kitô giáo. Mà đâu là lý do cho niềm vui này? Đó là "Chúa đã gần đến" (v.5). Chúa càng gần đến với chúng ta thì chúng ta càng cảm thấy hân hoan; càng xa Người chúng ta càng cảm thấy buồn khổ. Đó là một qui luật cho Kitô hữu. Một triết gia kia có lần đã nói đại khái như thế này: "Tôi không hiểu ngày nay người ta tin tưởng ra sao nữa, vì những ai bảo rằng họ tin tưởng mà mặt mũi lại cứ như đưa đám vậy. Họ không làm chứng về niềm vui Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô". Đúng thế, nhiều Kitô hữu đã mang bộ mặt ấy, một bộ mặt đưa đám, một bộ mặt u sầu... Thế nhưng Chúa Kitô đã sống lại! Chúa Kitô yêu thương anh chị em! Mà anh chị em lại không vui hay sao? Chúng ta hãy thử nghĩ một chút mà xem và hãy tự vấn: "Tôi có hân hoan vì Chúa đang ở gần với tôi, vì Chúa yêu thương tôi, vì Chúa đã cứu chuộc tôi hay chăng?"
Phúc Âm theo Thánh Gioan hôm nay cho chúng ta thấy - ngoài Đức Mẹ và Thánh Giuse - một nhân vật Phúc Âm là con người đầu tiên và trọn vẹn nhất đã cảm thấy niềm trông đợi Đấng Thiên Sai và niềm vui nhìn thấy Ngài đến: dĩ nhiên chúng ta đang nói đến Thánh Gioan Tẩy Giả (cf. Jn 1:6-8, 19-28).
Vị Thánh ký đã long trọng giới thiệu ngài như thế này: "Có một người được Thiên Chúa sai... Ngài đã đến để làm chứng, làm chứng cho ánh sáng" (vv.6-7). Vị Tẩy Giả này là chứng nhân tiên khởi của Chúa Giêsu, bằng lời nói và bằng việc hiến ban sự sống của mình. Tất cả các Phúc Âm đều đồng ý cho thấy rằng ngài đã hoàn trọn sứ vụ của ngài bằng việc xác nhận Chúa Kitô là Đấng Thiên Chúa sai, được các Tiên Tri loan báo. Thánh Gioan là vị lãnh đạo thời của ngài. Danh tiếng của ngài đã lan khắp Giudea và hơn thế nữa, tới tận Galilea. Thế nhưng ngài đã không giây phút nào chiều theo xu hướng lôi kéo chú ý của dân chúng về bản thân ngài, ngài luôn hướng mình về Đấng đã phải đến. Ngài thường nói rằng: "Đấng đến sau tôi là Đấng giây giầy của Người tôi cũng chẳng đáng cởi nữa" (v.27). Ngài liên lỉ nhấn mạnh đến Chúa. Như Đức Mẹ luôn tập trung vào Chúa: "Các anh hãy làm những gì Người bảo các anh làm". Chúa bao giờ cũng là trọng tâm, là chính yếu. Các Thánh nhân bao chung quanh ngài, hướng về Chúa. Ai không cho thấy Chúa thì cũng không phải là người thánh thiện gì! Đó là điều kiện đầu tiên cho niềm vui Kitô giáo, tức là hãy hạ mình xuống để Chúa chính yếu. Đây không phải là những gì chán ghét, vì Chúa Giêsu mới thực sự là chính yếu; Người là ánh sáng cống hiến trọn vẹn ý nghĩa cho đời sống của hết mọi con người nam nữ được sinh vào trần gian này. Tương tự như cái động lực yêu thương vậy, nó đưa tôi ra khỏi bản thân mình, không phải là để đánh mất bản thân tôi, mà là để lại được thấy nó, trong khi tôi trao tặng bản thân tôi, trong khi tôi tìm kiếm thiện ích cho người khác.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã thực hiện một hành trình dài để làm chứng cho Chúa Giêsu. Cuộc hành trình hân hoan này không phải là kiểu đi dạo trong vườn. Nó cần phải làm việc để luôn có được niềm vui. Thánh Gioan đã bỏ lại tất cả vào thời trẻ trung của mình để theo đuổi Thiên Chúa trên hết, để hết lòng hết sức lắng nghe Lời của Người. Thánh Gioan đã rút lui vào trong sa mạc, trút bỏ tất cả những gì là nông nổi phù du, để được tự do hơn theo chiều gió Thánh Linh. Dĩ nhiên, có một đặc đặc tính cá thể của ngài là những gì độc đáo, bất khả tái diễn; mọi người không được huấn dụ noi theo. Thế nhưng, chứng từ của ngài là những gì mô mẫu cho những ai muốn tìm kiếm ý nghĩa cho đời sống của mình cùng với niêm vui chân thực. Vị Tẩy Giả này đặc biệt là mẫu gương cho những ai trong Giáo Hội được kêu gọi loan báo Chúa Kitô cho người khác: họ chỉ có thể làm việc ấy chỉ bằng việc tách lìa bản thân mình cũng như khỏi trần tục, đừng lôi kéo dân chúng theo mình mà là hướng họ về Chúa Giêsu.
Niềm vui là ở chỗ đó, ở chỗ qui hướng về Chúa Giêsu. Và niềm vui phải là đặc tính nơi đức tin của chúng ta. Trong những lúc tăm tối, niềm vui nội tâm này, niềm vui biết rằng Chúa ở với tôi, Chúa ở với tôi, Chúa đã sống lại. Chúa! Chúa! Chúa! Đó là tâm điểm của đời sống chúng ta, và là tâm điểm nơi niềm vui của chúng ta. Hôm nay chúng ta hãy suy nghĩ xem tôi đang tác hành ra sao? Tôi có phải là một con người hân hoan biết cách truyền đạt niềm vui là Kitô hữu chăng, hay tôi luôn giống như những con người buồn thảm, như đã được nhắc tới, có bộ mặt đưa đám? Nếu tôi không có được niềm vui nơi đức tin của tôi, tôi không thể nào làm chứng, và người ta sẽ nói rằng: "Nếu tin tưởng mà lại quá buồn thảm thì thà đừng tin tưởng"
Giờ đây, bằng việc nguyện Kinh Truyền Tin, chúng ta thấy được tất cả những điều ấy hoàn toàn được hiện thực nơi Đức Trinh Nữ Maria: Mẹ đã âm thầm trông đợi Lời cứu độ của Thiên Chúa; Mẹ đã đón nhận Lời Chúa; Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa; Mẹ đã thụ thai Lời Chúa. Nơi Mẹ, Thiên Chúa trở nên cận kề. Đó là lý do tại sao Giáo Hội xưng tụng Mẹ là "nguồn vui của chúng ta - Cause of our joy"
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết
nhấn mạnh tự ý bằng mầu
THÁNH LUCIA
13/12
A. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
Lucia sinh ra tại Syracusas ở đảo Sicilia thuộc nước Ý. Cô mồ côi cha ngay từ khi còn bé. Cô đã theo đạo ngay từ nhỏ, và đã được giáo dục đức tin vào Chúa thật chu đáo. Cô cũng đã có ước nguyện dành trọn của đời của mình để thờ phụng Chúa.
Cuộc sống tưởng sẽ êm đềm trôi, ai dè khi vừa tới tuổi trưởng thành thì một sự việc đã xảy ra ngoài ý muốn của cô. Mẹ của cô, một người gốc Hy Lạp tên là Eutychia đã ép buộc cô phải lập gia đình với một chàng thanh niên giàu có của một gia đình quen biết theo tập tục thời bây giờ, bất chấp sự thoả thuận của đôi nam nữ này.
Rất may một biến cố bất ngờ xảy ra trong gia đình giúp Lucia "thoát nạn". Bà mẹ của cô bị một cơn bệnh "thập tử nhất sinh" nhưng cuối cùng bà đã qua khỏi. Lucia cho rằng bà được khỏi là do phép lạ của Chúa, do việc cầu nguyện của cô. Chính sự việc này đã khiến bà đổi ý không còn bắt Lucia phải kết hôn nữa. Từ đó Lucia thêm phần tin tưởng vào Chúa. Cô bán tất cả phần gia tài mình có rồi phân phát cho kẻ nghèo khó.
Sự việc tưởng như thế là xong nhưng có dè đâu chàng thanh niên bị từ chối kết hôn vẫn còn say mê Lucia. Vì bị từ chối kết hôn, anh ta cảm thấy cay cú nên đã tố cáo Lucia với Hoàng đế Roma là Ðiôclêtianô lúc đó. Ông vua này vốn là một người không có cảm tình gì với người Kitô hữu. Ngược lại còn căm ghét những người có đạo một cách điên cuồng. Lucia bị bắt và bị giam cầm chỉ vì cô là người có đạo và hiện đang theo đạo.
Lính tráng đã giải cô đến trước mặt vị quan Paschase. Paschase đã dụ dỗ cô dâng hương tế thần nhưng cô không đồng ý, sau đó ông này âm mưu muốn hủy hoại đời trinh tiết của Lucia bằng cách để cho số thanh niên đâm đãng làm nhục cô cho đến chết. Nhưng tình thương của Chúa thật nhiệm màu. Chúa đã làm phép lạ gìn giữ Lucia làm cho thân xác Lucia hoá ra nặng như đá nên không kẻ nào có thế làm hại được nàng.
Sau đó với sự nóng giận của một người thua cuộc, quan Paschase đã đã cho quân lính tẩm dầu vào thân xác Lucia và đốt cháy cho đến chết. Lucia đã hy sinh ví Chúa 304.
B. LÒNG CAN ĐẢM CỦA MỘT CHỨNG NHÂN
Lucia bị bắt. Người ta điệu người ra trước mặt quan Paschase. Quan khuyên người bỏ đạo, Lucia đáp:
- Thưa quan, tôi chỉ kính thờ một Thiên Chúa chân thật mà thôi. Vì yêu mến Người trên hết mọi sự, nên tôi đã phân phát gia tài tôi cho người nghèo, bây giờ còn chính mạng sống tôi đây, tôi sẵn sàng tận hiến để làm lễ vật tiến dâng Người.
- Cô hãy nói thế cho người có đạo nghe. Ở đây tôi chỉ biết vâng lệnh hoàng đế Rôma thôi.
- Quan biết vâng phục mệnh lệnh vua chúa dưới đất thì tôi càng phải vâng giữ giới răn của Thiên Chúa trên trời. Ngài muốn làm gì tôi thì làm, tôi chỉ một mực trung thành với Chúa tôi thờ mà thôi.
- Chúa bà gì cô? Người ta tố cáo với tôi là cô đã phung phá sản nghiệp ông cha để lại cho tình nhân.
- Phải, tôi chỉ có một tình nhân mà tôi say mến, và vị đó chính là Chúa Giêsu Kitô.
- Ta truyền lệnh đánh đòn cô, xem cô còn nói hay được mãi hay không .
- Thưa quan, lời hay lẽ phải tôi chẳng lo thiếu. Vì chính Chúa Thánh Thần dùng miệng tôi mà nói, chứ không phải tôi nói đâu.
- Vậy trong cô có Chúa Thánh Thần ư ?
- Vâng, ai sống đạo đức và khiết trinh thì người ấy là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự.
- Được rồi. Ta sẽ giam cô vào một nhà chứa và những thanh niên xấu nết trong thành làm ô uế cô, như thế chắc Chúa Thánh Thần sẽ bỏ cô.
- Thưa quan, nếu bị cưỡng ép mà người ta xúc phạm đến thân xác tôi, thì linh hồn tôi vẫn còn thánh thiện. Sức mạnh của cánh tay loài người không thể phá nổi đền thờ thiêng liêng của
Thiên Chúa đâu. Nếu người ta hãm hiếp trái ý muốn của tôi thì tôi sẽ đẹp gấp đôi.
Nghe những lời đối đáp cứng rắn của một thiếu nữ như thế ông Paschase tức giận điên lên, liền hạ lệnh cho lính lôi Lucia đến một nhà chứa và cho phép mọi thanh niên được tự do ra vào.
Nhưng lạ thay, Thiên Chúa đã làm cho thánh nữ hoá nặng như núi đá: dù quan đã phải huy động một số lính lực lưỡng khoẻ mạnh thậm chí còn dùng cả những cặp bò khoẻ mạnh để kéo, nhưng cũng chẳng động một ly. Trước phép lạ nhãn tiền như thế, ông Paschase đỏ mặt xấu hổ đến tột cùng. Không những ông đã không mở mắt ra để nhìn nhận quyền phép của Thiên Chúa mà lại còn căm hờn hơn để báo thù. Ông ra lệnh lấy nhựa và dầu trét kín thân thể Lucia rồi đốt. Nhưng một lần nữa Thiên Chúa đã dùng quyền phép giữ gìn Người trọn vẹn trong đống lửa: dù một sợi tóc cũng không bỉ cháy. Sau cùng lính phải dùng gươm mà chém đầu Lucia. Hôm ấy là ngày 13.12. 304.
Theo lời kể của Sigebert (1030-1112) một tu sĩ ở Genbloux trong sách "Sermo de Sancta Lucia" thì thi hài của Lucia được an táng tại Sicilia hơn 400 năm, cho đến khi Quận công Spoleto chiếm được đảo và cho di chuyển Thánh tích về Corfinium ở Ý. Năm 972, Thánh tích lại được dời chuyển một lần nữa bởi hoàng đế Otho I về nhà thờ Thánh Vincent tại Metz. Một cánh tay của Thánh nữ được cắt ra cho tu viện Luitburg thuộc giáo phận Spires. Một phần Thánh tích của Thánh nữ Lucia được tìm thấy tại Constantinopolis năm 1204 và chuyển về tu viện Thánh Geremia. Thánh tích được an vị tại đây hơn 777 năm.
Sau đó ngày 07 tháng 11 năm 1981, hai tên trộm người Sicilia đập vỡ hòm kiếng lấy hài cốt của Thánh nữ đem đi chỉ còn chừa lại xương sọ và mặt nạ. Thánh tích lại được trả về một tháng sau đó theo lời khẩn khoản yêu cầu của giáo quyền của đảo Sicilia.
Nguồn:tgpsaigon.net
Cũng dễ để hiểu những khó khăn của một thiếu nữ Kitô Giáo, khi phải chiến đấu trong một xã hội trần tục như ở Sicily vào năm 300. Cũng tương tự như xã hội ngày nay, nhiều thói tục của xã hội đã ngăn cản chúng ta sống xứng đáng là người theo Ðức Kitô.
Lời Bàn
Nếu bạn chọn Thánh Lucia làm quan thầy thì đừng thất vọng. Vị quan thầy của bạn thực sự là một nữ anh thư, hơn hẳn mọi người, là một hứng khởi vô tận cho bạn và cho mọi Kitô hữu. Sự can đảm sống luân lý của người thiếu nữ Sicilian tử đạo ấy đã tỏa sáng, như để soi dẫn giới trẻ ngày nay, cũng như giới trẻ trong thời đại ấy.
Thứ Hai
Lời Chúa
Bài Ðọc I: Ds 24, 2-7. 15-17a
"Ngôi sao từ nhà Giacóp mọc lên".
Trích sách Dân Số.
Trong những ngày ấy, Balaam ngước mắt lên nhìn Israel cắm trại theo từng bộ lạc, và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên ông, ông liền tuyên sấm và nói: "Lời sấm của Balaam, con ông Beor, lời sấm của người đang mở mắt; lời sấm của người nghe lời Thiên Chúa, của người chiêm ngắm Ðấng Toàn Năng, của người ngã mà mắt vẫn mở. Hỡi nhà Giacóp, doanh trại của ngươi đẹp biết bao! Hỡi Israel, chỗ cư ngụ của ngươi tốt dường nào! Nó rộng lớn như thung lũng, như những vườn bên dòng sông, như cây trầm hương mà Thiên Chúa đã trồng, như cây hương nam bên suối nước. Nước tràn ra khỏi thùng chứa, và hạt giống của ngươi được tưới dư dật. Vua ngươi sẽ trổi vượt Agag, và vương quốc ngươi sẽ uy hùng".
Balaam lại tuyên sấm và nói: "Lời sấm của Balaam, con của Beor, lời sấm của người đang mở mắt, lời sấm của người nghe lời Thiên Chúa, của người biết ý nghĩ Ðấng Tối Cao, của người xem thấy hình ảnh Ðấng Toàn Năng, của người ngã mà mắt vẫn mở. Tôi thấy Người, chưa phải bây giờ. Tôi thấy Người không phải gần. Một ngôi sao từ Giacóp mọc lên. Một phủ việt từ Israel xuất hiện".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Ðáp: Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa (c. 4b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa. - Ðáp.
3) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Chúa đến, hãy ra đón Người; chính Người là Hoàng tử Bình an. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 21, 23-27
"Phép rửa của Gioan bởi đâu mà có?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy Chúa Giêsu vào Ðền thờ. Lúc Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ lão trong dân đến hỏi Người rằng: "Ông lấy quyền nào mà làm những điều này? Ai đã ban quyền ấy cho ông?" Chúa Giêsu trả lời: "Tôi cũng hỏi các ông một điều. Nếu các ông trả lời cho tôi, thì tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó. - Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi người ta?" Họ bàn tính với nhau rằng: "Nếu ta nói bởi trời, thì ông sẽ nói với ta: Vậy tại sao các ngươi không tin ông ấy? Và nếu ta nói bởi người ta, thì chúng ta lại sợ dân chúng. Vì mọi người coi Gioan như một vị tiên tri". Bấy giờ họ trả lời Chúa Giêsu rằng: "Chúng tôi không được biết". Chúa Giêsu nói với họ: "Tôi cũng không nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
nhập thể chứng từ
Hôm
nay, Thứ Hai Mùa Vọng Tuần
Thứ Ba,
Bài
Phúc Âm của Thánh ký Mathêu thuật lại lời đối đáp giữa "các
trưởng tế
và kỳ lão trong dân" hỏi
Chúa Giêsu trong "đền thờ" về
thẩm quyền của Chúa Kitô, Đấng vừa ra tay đánh đuổi thành phần dân chúng buôn
bán trong đền thờ, và cả câu Người trả lời họ.
"Khi ấy Chúa Giêsu vào Ðền thờ. Lúc Người giảng dạy, các
thượng tế và kỳ lão trong dân đến hỏi Người rằng: 'Ông lấy quyền nào mà làm
những điều này? Ai đã ban quyền ấy cho ông?' Chúa Giêsu trả lời: 'Tôi cũng hỏi
các ông một điều. Nếu các ông trả lời cho tôi, thì tôi sẽ nói cho các ông biết
tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó. - Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có? Bởi
trời hay bởi người ta?' Họ bàn tính với nhau rằng: 'Nếu ta nói bởi trời, thì ông
sẽ nói với ta: Vậy tại sao các ngươi không tin ông ấy? Và nếu ta nói bởi người
ta, thì chúng ta lại sợ dân chúng. Vì mọi người coi Gioan như một vị tiên tri'.
Bấy giờ họ trả lời Chúa Giêsu rằng: 'Chúng tôi không được biết'. Chúa Giêsu nói
với họ: 'Tôi cũng không nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều
đó'".
Ở đây, chúng ta không
bàn đến những chi tiết nào khác
ngoài chi tiết
liên quan đến Mùa Vọng cũng là chi tiết liên quan tới chính
bản thân của Vị
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng
như đến phép rửa của ngài được
Chúa Giêsu nhắc đến trong câu vừa trả lời vừa chất vấn của Người.
Tại sao Chúa
Giêsu lại nhắc đến Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả của Người ở đây, trong
trường hợp này, liên
quan đến thẩm quyền thanh tẩy đền thờ của Người, và vào thời điểm
sắp sửa
xẩy ra biến
cố Vượt Qua của Người? Vẫn
biết, để chứng tỏ mình là ai và từ đâu đến, Chúa
Giêsu chỉ cần
chứng từ bởi trời là Cha của Người qua những việc Người làm cũng đủ và mới chính
xác,
chứ không cần đến chứng từ của loài người là Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này, như
Người đã khẳng định cùng dân Do Thái như thế:
1) Lạy
Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của
Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa
cứu độ con.
2) Lạy Chúa,
xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có.
Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài,
thân lạy Chúa.
3) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.
Ngày 14 tháng 12
Thánh Gio-an Thánh Giá, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
lễ nhớ bắt buộc
Nhận biết mầu nhiệm được ẩn giấu nơi Chúa Ki-tô Giê-su
Phụng Vụ Giờ Kinh Sách - Bài đọc 2
Trích bài ca thiêng liêng của thánh Gio-an Thánh Giá, linh mục.
Dù các bậc thánh sư đã khám phá ra bao điều mầu nhiệm, lạ lùng, đồng thời nhiều tâm hồn đạo đức ngay ở đời này đã được cảm nghiệm những điều ấy, thế nhưng vẫn còn rất nhiều điều cần phải nói ra, cần được hiểu biết.
Chính vì vậy, ta phải đi sâu vào mầu nhiệm Chúa Ki-tô. Người như thể một hầm mỏ phong phú, chứa nhiều tầng kho tàng quý giá ở bên trong. Có hết sức đào, cũng chẳng bao giờ hết. Hơn thế nữa, ở mỗi tầng, chỗ này hay chỗ nọ, người ta còn khám phá ra những lớp kho tàng mới.
Vì thế, thánh Phao-lô đã nói về Chúa Ki-tô : Trong Người, có cất giấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết của Thiên Chúa. Các kho tàng đó, linh hồn không thể vào, cũng không thể tới được, nếu trước đó không chịu những đau khổ thấm thía bên trong lẫn bên ngoài, không được Thiên Chúa ban cho ơn hiểu biết và nhạy cảm, không kiên trì tập luyện về đời sống thiêng liêng.
Thật vậy, tất cả những điều này còn ở cấp độ thấp và mới chỉ là những điều kiện giúp ta vươn tới thâm cung cao thẳm là hiểu biết các mầu nhiệm Chúa Ki-tô. Đó mới là đỉnh cao của sự khôn ngoan ta có thể đạt tới khi còn ở đời này.
Ôi ! Ước chi sau cùng con người hiểu được rằng mình không thể nào đạt tới các kho tàng cũng như sự khôn ngoan khôn dò của Thiên Chúa, nếu trước đó không chịu đau khổ thấm thía và nhiều cách đến độ coi đó là niềm vui và ước muốn của mình ! Linh hồn nào thật sự khao khát sự khôn ngoan của Thiên Chúa, thì trước tiên phải ao ước đi vào mầu nhiệm thẳm sâu của thập giá.
Vì thế, thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Ê-phê-xô kẻo họ nản chí khi gặp gian truân, ngõ hầu họ được mạnh mẽ và nhờ được bén rễ sâu, được xây dựng vững chắc trên đức ái, để cùng toàn thể các thánh, họ đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài, rộng, cao, sâu và nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy họ sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa.
Thánh giá chính là cửa ngõ phải qua để rồi vào kho tàng khôn ngoan của Thiên Chúa. Đó là cửa hẹp. Có nhiều người muốn hưởng những hoan lạc xuất phát từ thánh giá, nhưng lại ít có người chịu đi qua cửa này.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh Gio-an linh mục lòng nhiệt thành yêu mến thánh giá và hoàn toàn từ bỏ chính mình, xin ban cho chúng con hằng biết noi gương sáng của người, để mai sau được chiêm ngưỡng Thánh Nhan vinh hiển. Chúng con cầu xin
http://truyen-tin.net/BiographyOfSaints.aspx?SID=240
Gương Sống
Thánh Gioan Thánh Giá
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 16/2/2011
Bài 132 Giáo Lý Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền 138 bài
Anh Chị Em thân mến,
Hai tuần trước tôi đã trình bày về vị đại thần bí gia Tây Ban Nha Teresa of Jesus. Hôm nay, tôi muốn nói về một vị thánh quan trọng khác của mảnh đất này, một người bạn thiêng liêng của Thánh Teresa, một cải cách nhân, và như Thánh Teresa, cũng là phần tử của gia đình Dòng Carmelo, đó là Thánh Gioan Thánh Giá, vị thánh được Đức Giáo Hoàng Piô XI vào năm 1926 công bố là một trong những vị tiến sĩ của Hội Thánh, và là vị theo truyền thống được nói đến như là “Vị Tiến Sĩ Thần Bí – Doctor Mysticus”.
Thánh Gioan Thánh Giá được sinh ra vào năm 1542 tại một khu làng nhỏ Fontiveros, gần Avila, ở Castilla la Vieja, con của ông bà Gonzalo de Yepes và Catalina Álvarez. Gia đình của ngài rất nghèo vì người cha, thuộc giòng quí tộc Toledo, bị tẩy chay khỏi gia đình và không cho hưởng gia tài bởi đã ông đã lập gia đình với Catalina, một thợ dệt tơ thường hèn. Cha của Thánh Gioan chết khi ngài còn rất trẻ, và vào năm lên 9 tuổi, Thánh Gioan đã cùng với mẹ và người anh em Phanxicô của mình đến Medina del Campo, gần Valladolid, một trung tâm thương mại và văn hóa. Ở đây ngài đã theo học "Colegio de los Doctrinos", đồng thời cũng thi hành các việc làm thấp hèn cho các nữ tu thuộc tu viện nhà thờ Magdalen.
Về sau, nhờ phẩm chất nhân bản và thành quả học vấn của mình, đầu tiên ngài được nhận làm y tá ở Hospital of the Conception rồi ở Học Viện các Cha Dòng tên vừa được thiết lập ở Medina del Campo. Thánh Gioan vào nay name 18 tuổi và học các khoa về xã hội, hùng biện và các ngôn ngữ cổ điển trong vòng 3 năm. Vào cuối những ngày đào luyện của mình, ngài đã cảm thấy ơn gọi của mình rất rõ ràng, đó là sống đời tu sĩ, và trong số nhiều dòng tu hiện hữu ở Medina bay giờ, ngài cảm thấy ơn gọi vào Dòng Carmelo.
Vào mùa thu name 1563, ngài bắt đầu thời gian tập sinh của mình giữa các tu sĩ Dòng Carmelo của thành phố ấy, với tên tu sĩ là Mathêu. Năm sau ngài được gửi đến Đại Học Salamanca danh tiếng, nơi ngài học Triết Lý và Nghệ Thuật 3 năm. Vào name 1567, ngài thụ phong linh mục và trở về Medina del Campo để cử hành Thánh Lễ mở tay với đầy những thong mean của gia đình ngài.
Chính ở nơi nay đã xẩy ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa
Thánh Gioan và Teresa of Jesus. Cuộc gặp gỡ này là cuộc gặp gỡ quan trọng cho cả
hai vị: Thánh Teresa phác họa dự án của mình để canh tân Dòng Carmelo cho cả
ngành nam nữa, và đề nghị Thánh Gioan cộng tác thực hiện “cho Thiên Chúa được
vinh quang hơn”. Vị linh mục trẻ này cảm thấy được thu hút theo các ý nghĩ của
Thánh Teresa cho đến độ trở thành một đại trợ tá viên của dự án này. Cả hai đã
làm việc với nhau mấy tháng trời, chia sẻ với nhau các tư tưởng và dự thảo để
sớm bao nhiêu có thể mở nhà đầu tiên cho các Đan Sĩ Carmelo Đi Chân Không
(Discalced Carmelites). Việc khai trương này xẩy ra vào ngày 28/12/1568, ở
Duruelo, một địa điểm hiu quạnh ở địa hạt Avila.
Nhờ Thánh Gioan, cộng đồng nam giới đầu tiên được hình thành với 3 đồng bạn khác. Khi tái khan dòng theo Luật Primitive, cả 4 vị đã nhận những tên mới: Thánh Gioan bay giờ gọi mình là Gioan “Thánh Giá”, một danh xưng sau này ngài được oàn vũ biết đến. Vào cuối name 1572, theo yêu cầu của Thánh Teresa, ngài trở thành vị giải tội và đại diện của Đan Viện Nhập Thể ở Avila là nơi Thánh Teresa là đan viện mẫu. Các vị có những năm tháng hợp tác chặt chẽ và thân hữu thiêng liêng giúp cho nhau trở nên phong phú hơn. Trong giai đoạn này các tác phẩm quan trọng nhất của Thánh Teresa và những bản văn đầu tiên của Thánh Gioan được viết ra.
Việc thiết tha canh tân Dòng Carmelo không trôi chảy xuôi may dễ dàng, thậm chí nó còn gây đau khổ trầm trọng cho Thánh Gioan nữa. Sự vụ thê thảm nhất đó là việc ngài bị bắt và giam giữ vào năm 1577 ở tu viện của các tu sĩ Dòng Carmelo Giữ Luật Cũ ở Toledo, gây ra bởi một cáo buộc bất chính. Vị thánh ở trong tù 6 tháng trời, chịu đựng thiếu thốn và kiềm chế về thể lý cũng như luân lý. Ở nay ngài đã sáng tác, trong số các bài thơ, thi phẩm nổi tiếng “Ca Khúc Linh Thiêng - Spiritual Canticle”. Sau heat, vào đêm 16 rạng 17 tháng 4 năm 1578, ngài đã có thể thoát thân một cách mạo hiểm liều lĩnh, trú ẩn ở đan viện các Đan Sĩ Carmelo Đi Chân Không của thành phố này. Thánh Teresa và các đồng bạn của Thánh Gioan đã heat sức vui mừng cử hành việc thoát thân này của Thánh Gioan, và sau một thời gian ngắn để lấy lại sức khỏe, Thánh Gioan được sai đến Andalucia, nơi ngài đã sống 10 năm ở mấy tu viện, nhất là ở Granada. Ngài đã càng ngày càng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong hội dòng, từ từ trở thành vị đại diện tỉnh dòng, và hoàn thành việc biên soạn các luận đề về đời sống thiêng liêng.
Sau đó ngài trở về quê quán của mình, như một phần tử
của việc tổng quản trị gia đình tu trì Thánh Teresa, một gia đình bấy giờ đã
được toàn quyền tự lập. Ngài đã sống tại Đan Viện Carmelo ở Segovia, thi hành
vai trò làm bề trên của cộng đồng này. Vào năm 1591, ngài đã được thôi hết tất
cả mọi trách nhiệm để nhắm tới một Tỉnh Dòng tu trì mới ở Mễ Tây Cơ. Trong khi
sửa soạn cho cuộc hành trình dài này với 19 đồng bạn, ngài đã rút về một tu viện
quạnh hiu gần Jean, nơi ngài trở bệnh nặng.
Ngài đã phải đương đầu những khổ đau khủng khiếp một cách thanh thản và nhẫn nại đầy gương sáng. Ngài đã chết vào đêm ngày 13 rạng 14 Tháng 12 năm 1591, trong khi các an hem của ngài đang nguyện Kinh Ban Mai. Ngài đã giã từ họ khi nói rằng: “Hôm nay tôi về Trời hát Kinh Phụng Vụ”. Di hài của ngài được đưa về Segovia. Ngài được Đức Clemente X phong chân phước vào năm 1675 và được Đức Benedict XIII phong thánh năm 1726.
Thánh Gioan được coi như là một trong những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Tây Ban Nha. Những tác phẩm quan trọng nhất của ngài gồm có 4 cuốn sau đây: “Lên Núi Cát Minh - Ascent of Mount Carmel”, “Đêm Tối Linh Hồn - Dark Night of the Soul”, Ca Khúc Linh Thiêng - Spiritual Canticle”, và “Lửa Sống Yêu Thương - Living Flame of Love".
Trong cuốn “Ca Khúc Linh Thiêng”, Thánh Gioan trình bày con đường thanh tẩy của linh hồn, tức là việc gia tăng hoan hỉ chiếm hữu Thiên Chúa cho tới khi linh hồn cảm thấy rằng nó kính mến Thiên Chúa bằng chính tình yêu nó được Ngài yêu thương.
Cuốn “Lửa Sống Yêu Thương” tiếp tục chiều hướng này,
diễn tả chi tiết hơn cuộc hiệp nhất biến đổi với Thiên Chúa. Thí dụ được Thánh
Gioan sử dụng là thí dụ về ngọn lửa: khi lửa cháy và đốt củi tì nó trở thành
ngọn lửa rực sáng thế nào thì Thánh Linh cũng vậy, Đấng trong thời gian đêm tăm
tối thanh tẩy và “rửa sạch” linh hồn, sau đó, qua thời gian, soi chiếu và sưởi
ấm linh hồn như một ngọn lửa. Sự sống của linh hồn là việc liên tục cử hành của
Thánh Linh, để con người có thể thấy được vinh quang của mối hiệp nhất với Thiên
Chúa trong cõi vĩnh hằng.
Cuốn “Lên Núi Cát Minh” trình bày cuộc hành trình thiêng liêng theo chiều hướng của cuộc thanh tẩy tiến triển của linh hồn, cần thiết để tiến lên đỉnh trọn lành Kitô giáo, được biểu hiệu bằng đỉnh Núi Cát Minh. Việc thanh tẩy này được nêu lên như một cuộc hành trình con người trải qua, hợp tác với tác động thần linh trong việc giải thoát linh hồn khỏi tất cả mọi thứ dính bén hay quyến luyến ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa. Cuộc thanh tẩy này, một cuộc thanh tẩy tiến đến chỗ hiệp nhất với Thiên Chúa, cần phải là một cuộc thanh tẩy toàn diện, bắt đầu với đường lối của các giác quan và tiếp tục với cuộc thanh tẩy chiếm được nhờ ba thần đức - tin cậy mến – đó là cuộc thanh tẩy về ý hướng, ký ức và ý muốn.
Cuốn “Đêm Tối” diễn tả khía cạnh “thụ động”, tức là khía cạnh Thiên Chúa nhúng tay can thiệp vào tiến trình “thanh tẩy” của linh hồn. Thật vậy, tự mình, nỗ lực của loài người không thể vào tận căn gốc sâu xa của những xu hướng và thói quen xấu xa: Nó có thể kềm chế chúng nhưng không thể làm cho cúng hoàn toàn bật gốc. Để làm điều ấy cần đến tác động đặc biệt của Thiên Chúa, tác động thanh tẩy tâm linh một cách toàn diện và sửa soạn nó cho xứng với cuộc hiệp nhất yêu thương với Ngài. Thánh Gioan diễn tả việc thanh tẩy này là ‘thụ động” chính là vì, mặc dù được linh hồn chấp nhận, nó được hiện thực bởi tác động mầu nhiệm của Thánh Linh, Đấng là một ngọn lửa, thiêu đốt hết mọi ô nhơ. Trong tình trạng ấy, linh hồn phải trải qua tất cả mọi thứ thử thách, như thể nó ở trong đêm tăm tối vậy.
Những nhận định này về các tác phẩm cính của vị thánh
này giúp chúng ta tiến đến những điểm nổi bật trong giáo huấn về thần bí bao
rộng và sâu xa của ngài, một giáo huấn có mục tiêu bày tỏ cho thấy con đường
vững chắc để đạt tới sự thánh thiện, đến tình trạng trọn lành Thiên Cúa kêu gọi
tất cả mọi người chúng ta. Theo Thánh Gioan Thánh Giá, hết mọi sự hiện hữu, được
Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành. Nhờ các tạo vật, chúng ta có thể khám phá ra
Đấng đã lưu lại dấu vết của Ngài nơi chúng. Tuy nhiên, đức tin là nguồn duy nhất
được ban cho con người để họ nhận biết Thiên Chúa chính xác như Ngài là, như
Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi. Tất cả những gì Thiên Chúa muốn truyền đạt cho
con người Ngài đều nói nơi Chúa Giêsu Kitô, Lời hóa thành nhục thể của Ngài.
Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường lối duy nhất và tối hậu đến cùng Cha (cf. John
14:6). Bất cứ một sự gì khác được tạo dựng nên chẳng là gì so với Thiên Chúa, và
không một sự gì chân thực ngoài Ngài ra. Bởi thế, để có được một tình yêu Thiên
Chúa trọn hảo, hết mọi tình yêu khác cần phải nên giống như tình yêu thần linh
trong Chúa Kitô.
Đó là điểm xuất phát ra việc nhấn mạnh của Thánh Gioan Thánh Giá về nhu cầu cần phải được thanh tẩy và trống rỗng nội tâm để được biến đổi trong Thiên Chúa, Đấng là cùng đích duy nhất của sự trọn lành. Cuộc “thanh tẩy” này không phải là ở chỗ chỉ thiếu thốn về thể lý các sự vật hay việc sử dụng chúng. Trái lại, những gì linh hồn tinh tuyền và tự do làm đó là loại trừ đi hết mọi sự lệ thuộc lệch lạc vào các sự vật. Hết mọi sự cần phải được đặt trong Thiên Chúa như là tâm điểm và là cùng đích của đời sống. Tiến trình thanh tẩy dài lâu và khó khăn này đòi hỏi sự cố gắng của con người, nhưng vai chính thực sự vẫn là Thiên Chúa: tất cả những gì con người có thể làm đó là “phó mình”, là cởi mở trước tác động thần linh và đừng gây trở ngại cho tác động thần linh này.
Khi sống các thần đức, con người được thăng hoa và cống hiến giá trị cho nỗ lực của mình. Nhịp điệu gia tăng của đức tin, đức cậy và đức mến là những gì song hành với việc thanh tẩy cũng như với một hiệp nhất gia tăng với Thiên Chúa cho tới khi họ được biến đổi trong Ngài. Khi người ta tiến đến đích điểm ấy, thì linh hồn được chìm ngập vào chính sự sống của Ba Ngôi, tới độ Thánh Gioan khẳng định rằng linh hồn có thể yêu mến Thiên Chúa bằng chính tình yêu Thiên Chúa yêu thương linh hồn, vì Ngài yêu thương nó trong Thánh Linh. Đó là lý do tại sao Vị Tiến Sĩ Thần Bí này chủ trương rằng không có vấn đề hiệp nhất yêu đương với Thiên Chúa nếu không đạt đến tột đỉnh nơi cuộc hiệp nhất Ba Ngôi. Ở trong tình trạng cao cả này, linh hồn thánh hảo biết hết mọi sự trong Thiên Chúa và không còn phải qua tạo vật để đến với Ngài nữa. Bấy giờ linh hồn cảm thấy tràn ngập tình yêu thần linh và hoàn toàn hoan lạc trong tình yêu này.
Anh chị em thân mến, cuối cùng vấn nạn còn lại là: Vị thánh giảng dạy về thần bí cao cả này, về đường lối gian khổ để đạt đến đỉnh trọn lành này, phải chăng muốn nói với chúng ta một điều gì đó, nói với thành phần Kitô hữu bình thường sống trong các oàn cảnh của cuộc đời ngày nay, hay ngài chỉ là một mẫu gương, một mô phạm cho một ít linh hồn được tuyển chọn có thể thực sự thực hiện đường lối thanh tẩy này, đường lối tiến lên huyền nhiệm ấy? Để có thể thấy được câu trả lời, trước hết chúng ta cần phải nhớ rằng đời sống của Thánh Gioan Thánh Giá không phải là một “chuyến bay ngang qua các đám mây huyền nhiệm”, mà là một cuộc đời rất khó nhọc, rất thực tế và cụ thể, vừa là một con người cải cách hội dòng đến gặp phải nhiều chống đối, và vừa là bề trên tỉnh dòng, bị giam giữ bởi anh em dòng ngài, bị những xỉ nhục không thể nào tưởng tượng nổi cũng như việc đối xử tàn tệ về thể lý. Nó là một đời sống khó nhọc, thế nhưng, chính trong những tháng ngày ở trong tù ngục ấy, ngài đã viết một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của mình. Nhờ đó chúng ta mới có thể hiểu được rằng đường lối với Chúa Kitô, bước đi với Chúa Kitô là “Đường Lối” không phải là một đè nén chồng chất lên trên gánh nặng vốn đã đủ, mà là một cái gì hoàn toàn khác hẳn, nó là một thứ ánh sáng, là một thứ sức mạnh giúp chúng ta có thể mang vác gánh nặng ấy.
Nếu một người có tình yêu cao cả trong Ngài thì tình yêu này như cống hiến cho họ đôi cánh, và họ chịu đựng những trục trặc trong đời sống một cách dễ dàng hơn, vì họ có trong chính mình một thứ ánh sáng là đức tin: được Thiên Chúa yêu thương và để mình được yêu thương bởi Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Tác động để mình được yêu thương này là ánh sáng giúp chúng ta mang vác gánh nặng hằng ngày của mình. Thánh thiện không phải là công việc của chúng ta, là công việc khó khăn của chúng ta, mà đúng ra nó chính là “sự cởi mở”, ở chỗ mở ra các cánh cửa sổ của linh hồn để ánh sáng của Thiên Chúa có thể lọt vào bên trong, đừng lãng quên Thiên Chúa, vì chính lúc cởi mở trước ánh sáng của ngài linh hồn có được sức mạnh cũng như niềm vui của kẻ được cứu chuộc. Chúng ta hãy cầu cùng Chúa để Ngài giúp chúng ta tìm thấy sự thánh thiện ấy, đó là việc hãy để mình được Thiên Chúa yêu thương, một ơn gọi của tất cả mọi người chúng ta cũng là việc cứu chuộc thực sự vậy. Cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/2/2011
Thứ Ba
Lời Chúa
Bài Ðọc I: Xp 3, 1-2. 9-13
"Chúa hứa ban ơn cứu độ cho những người nghèo khó".
Trích sách tiên tri Xôphônia.
Chúa phán: Khốn cho thành phản nghịch và ô uế, cho thành làm sự hung bạo. Nó không nghe lời, không chịu sửa dạy, không tin tưởng vào Thiên Chúa, không đến gần Chúa mình.
Bấy giờ Ta sẽ cho dân Ta môi miệng thanh sạch để mọi người kêu cầu danh Chúa và nhất tâm phụng sự Người. Từ phía bên kia các sông xứ Ethiôpi, con cái những kẻ tha hương kêu cầu Ta, đem lễ vật đến dâng cho Ta.
Ngày đó, ngươi sẽ không còn phải xấu hổ vì các lỗi lầm của ngươi đã phạm đến Ta. Vì Ta sẽ cất xa khỏi ngươi những kẻ chiến thắng kiêu căng và từ đây, ngươi sẽ mãi mãi được vinh quang trên núi thánh Ta. Ta sẽ để lại giữa ngươi một dân tộc nghèo khó và thiếu thốn và họ sẽ tin tưởng vào danh Chúa. Những người Israel còn sót lại sẽ không làm điều gian ác, không nói dối, người ta không thấy chúng nói lời phỉnh gạt. Chúng sẽ như đàn chiên ăn cỏ và nghỉ ngơi, và sẽ không ai làm phiền chúng.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 6-7. 17-18. 19 và 23
Ðáp: Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe (c. 7a).
Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc; miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Ngài. Trong Chúa, linh hồn tôi hãnh diện. Bạn nghèo hãy nghe và hãy vui mừng. - Ðáp.
2) Hãy nhìn về Chúa, để các bạn sẽ vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Ngài đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. - Ðáp.
3) Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. - Ðáp.
4) Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương tan nát. Thiên Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Ngài, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Ngài, người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Này đây Chúa đến để cứu dân Người; hạnh phúc thay những ai sẵn sàng đón rước Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 21, 28-32
"Gioan đến và những kẻ tội lỗi tin ngài".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Quả thật, Ta bảo các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
nhập thể nhận thức
Bài Phúc Âm cho Thứ Ba Mùa Vọng trong Tuần Thứ Ba hôm nay, tiếp theo ngay sau Bài Phúc Âm hôm qua, vẫn liên quan đến Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả và vẫn với thành phần lãnh đạo dân do Thái.
Nếu trong Bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Giêsu mới đặt vấn đề với thành
phần lãnh đạo trong dân này, như để gợi ý cho họ suy nghĩ, một thành
phần trả
lời lập lửng nửa
vời như chối
từ sự
thật được Người gợi lên trong
câu
trả lời mang tính cách chất vấn của Người, và
chính câu trả lời "chúng tôi không
biết" của họ đã
cho thấy niềm tin của họ tới đâu và ra sao.
Bởi thế không lạ gị Chúa
Giêsu đã phải sử dụng đến một
dụ ngôn nữa ám chỉ về chính họ, hy vọng họ sẽ không còn chạy quanh chối cãi về
tình trạng quanh quéo giả hình của họ nữa, đó là dụ ngôn 2 người con trước ý
muốn của người cha mong đứa nào của ông cũng đi
làm vườn nho cho ông.
"Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa
con thứ nhất và bảo: 'Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn cho cha!' Nó thưa lại
rằng: 'Con không đi'. Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ
hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: 'Thưa cha, vâng, con đi'. Nhưng nó
lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?'"
Nếu
trong bài Phúc Âm hôm qua câu
vừa trả lời vừa chất
vấn của
Chúa Giêsu với thành phần lãnh đạo trong dân chúng này liên quan đến phép
rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đã gián
tiếp trả lời cho họ về thẩm
quyền của Người được họ hạch
hỏi Người họ không muốn trả lời, thì trong bài Phúc Âm hôm nay họ đã mắc bẫy
Người khi
lắng
nghe dụ ngôn về 2 người con được cha sai đi làm vườn nho cho cha mình: "Họ
đáp: 'Người con thứ nhất'".
Thấy họ đã rơi
vào bẫy sự thật để nhờ đó sự thật mới có thể giải phóng họ (xem Gioan 8:32), "Chúa
Giêsu bảo họ: 'Quả thật, Tôi bảo
các ông hay, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các
ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin
ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi
xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài'".
Ở đây, Chúa
Giêsu như nhắc nhở thành phần lãnh đạo dân Do Thái này về hiện tượng Tiền Hô Gioan
Tẩy Giả đã được
chính Thánh ký Mathêu của bài Phúc Âm hôm nay thuật lại ở phần đầu Phúc Âm của
ngài, liên quan đến chung dân chúng, trong đó bao gồm cả "những
người thu thuế và gái điếm đã tin ngài" cũng
như chính thành phần lãnh đạo này như sau:
"Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: 'Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần'. Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: "Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối...".
"Ngày đó,
ngươi sẽ không còn phải xấu hổ vì các lỗi lầm của ngươi đã phạm đến Ta. Vì
Ta sẽ cất xa khỏi ngươi những kẻ chiến thắng kiêu căng và từ đây, ngươi sẽ
mãi mãi được vinh quang trên núi thánh Ta. Ta sẽ để lại giữa ngươi một dân
tộc nghèo khó và thiếu thốn và họ sẽ tin tưởng vào danh Chúa. Những người
Israel còn sót lại sẽ không làm điều gian ác, không nói dối, người ta không
thấy chúng nói lời phỉnh gạt. Chúng sẽ như đàn chiên ăn cỏ và nghỉ ngơi, và
sẽ không ai làm phiền chúng".
Bài Đáp
Ca hôm nay chất chứa tâm tình hân hoan vui sướng của những con người cảm
nghiệm thần linh về một Vị Thiên Chúa cứu độ của mình như sau:
1) Tôi
chúc tụng Chúa trong mọi lúc; miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Ngài. Trong
Chúa, linh hồn tôi hãnh diện. Bạn nghèo hãy nghe và hãy vui mừng.
2) Hãy nhìn
về Chúa, để các bạn sẽ vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người
đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Ngài đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.
3) Thiên
Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. Người
hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo.
4) Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương tan nát. Thiên Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Ngài, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Ngài, người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi.
Thứ Tư
Lời Chúa
Bài Ðọc I: Is 45, 6b-8. 18. 21b-26
"Trời cao, hãy đổ sương mai!"
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chính Ta là Chúa, và không có Chúa nào khác. Ta đã dựng nên ánh sáng và tối tăm. Ta đã dựng nên hạnh phúc và tai hoạ. Chính Ta là Thiên Chúa đã làm những sự ấy. Trời cao, hãy đổ sương mai! Ngàn mây, hãy mưa Ðấng Công Chính! Ðất hãy mở ra và trổ sinh Ðấng Cứu Ðộ, và đồng thời sự công chính hãy xuất hiện. Chính Ta là Chúa đã dựng nên loài người. Vì Thiên Chúa, Ðấng đã dựng nên các tầng trời, chính Người đã dựng nên địa cầu, đã tạo ra và làm cho (nó) bền vững. Người không dựng nên địa cầu hoang vu, nhưng đã dựng nên cho người ta ở, chính Người phán: Ta là Chúa và không có Chúa nào khác. Nào Ta chẳng phải là Chúa, và ngoài Ta, còn có Chúa nào khác đâu? Không có Thiên Chúa công bình và cứu độ nào khác ngoài Ta.
Hỡi các người ở tận cùng trái đất, hãy trở lại cùng Ta và các ngươi sẽ được cứu thoát. Vì Ta là Thiên Chúa và không có Chúa nào khác. Ta lấy tên Ta mà thề; lời công chính phát xuất từ miệng Ta sẽ không trở lại: mọi gối sẽ quỳ xuống trước mặt Ta, và mọi lưỡi sẽ lấy tên Ta mà thề rằng: Nhờ Chúa mà tôi sẽ được công chính và sức mạnh. Người ta sẽ đến cùng Chúa, và mọi kẻ chống đối Người sẽ phải hổ thẹn. Toàn thể dòng dõi Israel sẽ được công chính hoá và được hiển vinh.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Ðáp: Hỡi các tầng trời, hãy đổ sương mai! Hỡi ngàn mây, hãy mưa Ðấng Công Chính! (Is 45,8).
Xướng: 1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng ta. - Ðáp.
2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh từ trời nhìn xuống. - Ðáp.
3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng ta sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Chúa đến, hãy ra đón Người, chính Người là Hoàng tử Bình an. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 7, 19-23 (Hl 18b-23)
"Hãy thuật lại với Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Gioan gọi hai người trong số môn đệ của mình, sai họ đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Ngài là Ðấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Ðấng nào khác?" Khi những người này đến cùng Chúa Giêsu, họ thưa Ngài rằng: "Gioan Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Ngài: Ngài có phải là Ðấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Ðấng nào khác?" Ngay lúc đó, Chúa chữa những người khỏi bệnh hoạn tật nguyền và quỷ ám, và cho nhiều người mù được thấy. Ngài đáp lại rằng: "Các ông hãy về thuật lại cho Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy: người mù xem được, người què đi được, người phong hủi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết sống lại, kẻ nghèo khó được rao giảng tin mừng; và phúc cho ai không vấp phạm vì Ta".
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
nhập thể phải đến
Hôm nay, Thứ Tư Tuần III Mùa Vọng, Bài Phúc Âm theo Thánh ký Luca hôm nay là bài Phúc Âm chuyển tiếp rất hay, rất khít khao với Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh (17-24/12). Ở chỗ, chuyển từ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là vị được sai đến trước sang Đức Giêsu Kitô là Đấng đến sau ngài.
Thật vậy, từ 3 ngày trong tuần cuối
cùng của Tuần II Mùa Vọng cho tới
hôm qua, Thứ Ba Tuần III Mùa Vọng, chúng
ta thấy Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả xuất hiện qua những lời
Chúa Giêsu nói trong
các bài Phúc Âm khác
nhau.
Thế nhưng, hôm nay, trước khi bước vào Tuần Bát Nhật trước Giáng Sinh, với những
bài Phúc Âm liên quan trực tiếp hướng đến
hay dẫn đến biến
cố Giáng Sinh, một Đức
Giêsu Kitô xuất hiện nơi vấn nạn được các môn đệ của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy
Giả đặt ra cho Người: "Ngài
là Ðấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Ðấng nào khác?"
Tại sao
có câu hỏi này, theo bài Phúc Âm hôm nay thì đó là do
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, bấy
giờ đang
bị quận vương
Hêrôđê giam trong ngục, đã "gọi
hai người trong số môn đệ của mình, sai họ đến thưa Chúa Giêsu" như
thế. Vấn đề
quan trọng được đặt
ra ở đây là phải
chăng vấn nạn này của chính Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, hay từ các môn đệ của vị tiền
hô?
Chẳng lẽ Vị Tiền
Hô Gioan Tẩy Giả cảm thấy chán nản ở trong tù, vì không thấy Đấng đến sau ngài
và quyền năng hơn ngài đến cứu ngài mà ngài có nẩy lên ý nghĩ ngờ vực
về Đấng đã được ngài chẳng những tự mình nhận
biết (xem Gioan 1:33-34) mà còn giới
thiệu cho chung dân chúng (xem Gioan 1:29) cũng như cho riêng môn đệ của ngài
(xem Gioan 1:35-36)?
Cũng không phải
là không có thể xẩy ra với Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này như thế, như đã từng xẩy
ra cho vị đại tiên tri Elia
mà ngài là hậu
thân như một Elia cần phải đến trước, như trong Bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước
cho biết, một Elia ngày xưa vừa mới làm cho toàn dân Do Thái mở mắt ra mà bỏ
thần Baal quay về với Thiên Chúa, lại cảm thấy lo sợ bị bà hoàng hậu vốn tôn
sùng vị thần này hăm dọa lấy mạng, đến độ chạy trốn và tỏ ra chán
nản (xem Sách Các
Vua, quyển 1, đoạn
18 và 19).
Nếu câu hỏi này không
phải của chính Vị Tiền
Hô Gioan Tẩy Giả thì có thể từ các môn đệ của ngài thắc mắc về các công việc
Chúa Giêsu làm, những
việc làm theo như họ nhận xét có thể không được chính xác với những lời giới
thiệu to tát của thày các vị trước kia về một Đấng đến sau, và vì thế
nên các vị được
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả khuyên họ nên đi tìm chính Đức Kitô mà hỏi, như thành phần
lãnh đạo Do Thái xưa đến hỏi ngài có phải là Đức Kitô chăng?
Không cần biết câu hỏi "Ngài
là Ðấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Ðấng nào khác?" từ
chính Tiền Hô Gioan Tẩy Giả hay từ các môn đệ của ngài, chúng ta chỉ biết rằng,
dường như là của chính Thánh Gioan Tẩy Giả, vì trong câu trả lời, Chúa Giêsu có
nói rằng: "Các
ông hãy về thuật lại cho Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy", và đồng
thời cũng có thể là từ các
môn đệ của ngài, bởi thế trong câu trả lời của mình, Chúa
Giêsu đã
tỏ cho họ thấy quyền năng của Người vượt hẳn thày
của các vị: "người
mù xem được, người què đi được, người phong hủi được sạch, kẻ điếc nghe được,
người chết sống lại, kẻ nghèo khó được rao giảng tin mừng".
Vấn đề chính yếu
trong bài Phúc Âm hôm nay không phải là câu hỏi "Ngài
là Ðấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Ðấng nào khác?" được đặt
ra từ đâu mà có, từ
chính Tiền Hô Gioan Tẩy Giả hay từ các môn đệ của ngài, nhưng
là chính
nội dung của
câu Chúa Giêsu trả lời, một nội dung được Người vạch ra cho thấy sứ vụ cứu độ
của Người là Đấng Thiên Sai Cứu Thế, một sứ vụ được thể hiện vào lúc ban đầu như
dấu báo Ơn Cứu Độ sắp tới, qua việc Người chẳng những chữa
lành phần xác cho dân
chúng là thành phần đang trông chờ Người đến ("người
mù xem được, người què đi được, người phong hủi được sạch, kẻ điếc nghe được,
người chết sống lại"),
mà còn cứu
rỗi cả phần
hồn ("kẻ
nghèo khó được rao giảng tin mừng").
Phải, Thiên Chúa sai Con
của Ngài xuống trần gian là để cứu độ trần gian, bởi Ngài là vị Thiên Chúa chân
thật duy nhất, Đấng đã tự hứa cứu độ loài người ngay từ ban đầu (xem Khởi Ngyên
3:15) thì Ngài không thể nào không hoàn thành, bằng bất cứ phương cách nào khôn
ngoan thượng trí nhất (kể cả chuyện gây ra tai
họa), lời
hứa của Ngài, Đấng đã dựng nên con người là để cho họ được sống và sống viên mãn
chứ không phải chết, như những gì Thiên Chúa đã nói qua miệng Tiên Tri Isaia
trong Bài Đọc 1 hôm nay:
"Chính Ta là Chúa, và không có Chúa nào khác. Ta đã dựng nên
ánh sáng và tối tăm. Ta đã dựng nên hạnh phúc và tai hoạ. Chính Ta là Thiên Chúa
đã làm những sự ấy. Trời cao, hãy đổ sương mai! Ngàn mây, hãy mưa Ðấng Công
Chính! Ðất hãy mở ra và trổ sinh Ðấng Cứu Ðộ, và đồng thời sự công chính hãy
xuất hiện. Chính Ta là Chúa đã dựng nên loài người. Vì Thiên Chúa, Ðấng đã dựng
nên các tầng trời, chính Người đã dựng nên địa cầu, đã tạo ra và làm cho (nó)
bền vững. Người không dựng nên địa cầu hoang vu, nhưng đã dựng nên cho người ta
ở, chính Người phán: Ta là Chúa và không có Chúa nào khác. Nào Ta chẳng phải là
Chúa, và ngoài Ta, còn có Chúa nào khác đâu? Không có Thiên Chúa công bình và
cứu độ nào khác ngoài Ta".
Bởi
thế, muốn được cứu độ, con người cần phải tin tưởng vào Ngài và trông chờ chỉ
một mình Ngài mà thôi, như Ngài kêu gọi con người ở đoạn
cuối của
Bài Đọc 1 hôm nay:
"Hỡi các người ở
tận cùng trái đất, hãy trở lại cùng Ta và các ngươi sẽ được cứu thoát. Vì Ta là
Thiên Chúa và không có Chúa nào khác. Ta lấy tên Ta mà thề; lời công chính phát
xuất từ miệng Ta sẽ không trở lại: mọi gối sẽ quỳ xuống trước mặt Ta, và mọi
lưỡi sẽ lấy tên Ta mà thề rằng: Nhờ Chúa mà tôi sẽ được công chính và sức mạnh.
Người ta sẽ đến cùng Chúa, và mọi kẻ chống đối Người sẽ phải hổ thẹn. Toàn thể
dòng dõi Israel sẽ được công chính hoá và được hiển vinh".
Bài Đáp Ca hôm nay bày tỏ tấm lòng của con người hướng về Chúa và mong chờ Ơn Cứu Độ của Ngài, một Ơn Cứu Độ xẩy ra như một cuộc hội ngộ thần linh giữa trời và đất, giữa "lòng nhân hậu và trung thành", giữa "đức trung thành và đức công minh".
1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi?
Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những
ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng ta.
2) Lòng nhân hậu
và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt
đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh từ trời nhìn xuống.
3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng ta sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.
Phụ Thêm: Tiền Hô Gioan Tẩy Giả - Dấu Báo Đấng Thiên Sai Cứu Thế
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả - Dấu Báo Đấng Thiên Sai Cứu Thế, có thể nói, được chứng thực và tỏ hiện qua tiến trình Phúc Âm trong một thời gian 8 ngày liền, ngay trước Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh (17-24/12).
Thật vậy, tiến trình từ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đến Đấng Đến Sau là Chúa Giêsu Đấng Thiên Sai Cứu Thế, được Giáo Hội sửa soạn bằng những bài Phúc Âm trực tiếp liên quan đến vị Tiền Hô của Chúa Kitô, vị được chính Chúa Kitô là Đấng Đến Sau nói về như một nhân vật lịch sử đã đến trước của mình, không phải là để Người làm chứng về vị tiền hô của mình, như chính vị tiền hô làm chứng về Người, mà là để chứng thực Thánh Gioan Tẩy Giả quả thực là Vị Tiền Hô của Người, xứng đáng là Tiền Hô của Người, liên quan đến cả bản thân, ơn gọi, cũng như sứ vụ với sứ điệp cùng hoạt động của vị tiền hô này. Đó là lý do, từ Thứ 5 tuần thứ II Mùa Vọng đến hết Thứ 6 tuần thứ III Mùa Vọng (tới Thứ 6 Tuần III Mùa Vọng chỉ khi nào Lễ Giáng Sinh rơi vào Chúa Nhật), ngay trước Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh (17-24/12).
Chúng ta có thể thấy được toàn bộ 8 bài Phúc Âm về Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong Mùa Vọng hằng năm của Giáo Hội theo chiều kích Mùa Vọng - Chân Trời Giáng Sinh, nghĩa là theo chiều hướng ngưỡng vọng đến Chúa Kitô Cao Trọng Đến Sau Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, và cũng ngay trong chiều hướng từ Tiền Hô đến Đấng Thiên Sai Cứu Thế này, trước hết, chúng ta thấy được rằng không ai được Chúa Kitô nói đến hay nói về nhiều, (còn hơn là Mẹ Maria hay bất cứ một tông đồ nào nữa), như Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, nhưng từ vị tiền hô này của mình, Người muốn tỏ mình ra Người thực sự là Đấng Đến Sau cao trọng hơn chính Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả của Người, như chúng ta có thể phân tách từng bài phúc âm theo thứ tự sau đây:
Phúc Âm Thứ 5 Tuần II Mùa Vọng: "Trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả... chính Gioan là Elia, kẻ phải đến". Qua câu nói này, Chúa Giêsu muốn nói về một con người được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Tiền Hô cho Con Ngài, và vì thế nên con người ấy cần phải xứng đáng với vai trò Tiền Hô của mình, ở chỗ được truyền tin thụ thai cách lạ, được trời cao đặt tên cho, và được tràn đầy Thánh Linh ngay trong lòng mẹ khi mới là một thai nhi 6 tháng tuổi v.v. (xem Luca 1:13,41), những đặc ân xứng hợp với vị Tiền Hô này, như những đặc ân mà người nữ được Thiên Chúa chọn là Mẹ của Đấng Đến Sau ngài cũng cần phải đươc trang bị, xứng là một đệ nhất tạo vật về ân sủng.
Phúc Âm Thứ 6 Tuần II Mùa Vọng: "Gioan đến, không ăn không uống...". Bằng câu nói này, Chúa Giêsu muốn nói đến nhân cách và đức hạnh trổi vượt nơi Vị Tiền Hô của Người, một nhân vật không chiều theo khuynh hướng tự nhiên như chung loài người bị nhiễm nguyên tội với bản tính đã bị hư đi, mang mầm mống tội lỗi, với đầy những đam mê nhục dục và tính mê nết xấu, luôn hướng hạ về những gì là trần tục phù du giả dối, và chính đời sống khắc khổ cả về nơi trú ngụ, lẫn thực phẩm và y phục của nhân vật Tiền Hô này như thế, mới có thể và xứng đáng loan báo và phản ảnh Người là Đấng Đến Sau, Đấng đã sống trong hoang địa 40 ngày đêm để chay tịnh (x Mathêu 4:1-11) đã luôn tìm những nơi hoang vắng để cầu nguyện.
Phúc Âm Thứ 7 Tuần II Mùa Vọng:
"Elia đã đến rồi, và họ
không nhận biết ông, nhưng đã đối xử với ông như ý họ.... Bấy giờ các môn đệ
hiểu Chúa Giêsu nói với họ về Gioan Tẩy Giả".
Phúc Âm Thứ 2 Tuần III Mùa Vọng: "Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi người ta?" Câu chất vấn này, cũng chính là cầu Chúa Giêsu trả lời cho thành phần trưởng tế và kỳ lão có thẩm quyền ở Đền Thờ Giêrusalem muốn xem Người lấy quyền nào mà dám ra tay thanh tẩy đền thờ, đánh đuổi thành phần buôn bán trong đền thờ đã được họ cho phép, và cho dù họ không dám trả lời cho Người thì họ vẫn không thể nào phủ nhận được sự thật của vấn đề được Chúa Giêsu gợi ý đặt ra cho họ, hoàn toàn vì lợi ích thiêng liêng của họ, sự thật đó là phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả chỉ là phép rửa thống hối, "bởi người ta", một dấu chứng thực lòng thống hối của những ai lãnh nhận, như thành phần thu thuế và gái điếm tin vào ngài, và là một cách thức dọn mình xứng đáng để lãnh nhận Phép Rửa tha tội "bởi trời" của Người, sau khi Người Vượt Qua, bằng lòng tin vào Người là Đấng Thiên Sai Cứu Thế.
Phúc Âm Thứ 3 Tuần III Mùa Vọng: "Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài". Ở đây, với câu này, Chúa Giêsu muốn nói đến một Tiền Hô "công chính" của Người, một thứ công chính không phải như kiểu giả hình của thành phần biệt phái và luật sĩ Do Thái, mà là một thứ công chính trong chân lý, ở chỗ, ngài chẳng những "không ăn không uống" trong "sa mạc", hơn là ở ngoài đường phố hay chiếm chỗ danh dự nơi các bữa tiệc như thành phần công chính giả hình, mà còn chối bỏ bản thân mình, không phải là Đấng Thiên Sai, hơn là tiếng kêu trong hoang địa, loan báo Đấng Đến Sau cao trọng hơn, đến độ, ngài không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người, đúng như ngài đã công khai tự thú và làm chứng, khi thấy dân chúng bắt đầu kéo đến với Đấng Đến Sau hơn ngài: "Ngài phải lớn lên còn tôi phải nhỏ đi" (Gioan 3:30).
Phúc Âm Thứ 4 Tuần III Mùa Vọng: "Các ông hãy về thuật lại cho Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy". Câu nói này của Chúa Giêsu nhắn gửi cho Vị Tiền Hô của Người, bấy giờ đang bị quận vương Hêrôđê nhốt vào ngục, ngay từ khi Người bắt đầu công khai thừa tác vụ của Người, không hẳn là Người cho rằng vị Tiền Hô của Người đã tỏ ra hồ nghi về Người là Đấng Đến Sau, Đấng ngài nghe các môn đệ của ngài thuật lại có hành vi cử chỉ cấp tiến, như để cho các môn đệ sống thoải mái chẳng chay tịnh gì, thậm chí để cho họ lỗi luật Ngày Hưu Lễ nữa..., nên ngài cần phải sai hai môn đệ đến chất vấn xem "Người có phải là Đấng phải đến hay chăng?", trái lại, những gì Người nhắn cho ngài, qua các môn đệ của ngài, là cố ý nhắm đến chính các môn đệ của ngài, thành phần cần phải thấy ứng nghiệm những gì thày họ nói về Đấng Đến Sau quyền năng hơn thày họ, ở chỗ Người thương xót chữa lành.
Phúc Âm Thứ 5 Tuần III Mùa Vọng: "Ta bảo các ngươi, và còn hơn một tiên tri nữa. Chính về ông đã có lời chép rằng: 'Này đây Ta sai sứ thần Ta đi trước con, và sẽ dọn đường cho con'". Đến đây Chúa Giêsu nói đến vai trò Tiền Hô của Gioan Tẩy Giả, một vai trò còn cao trọng hơn cả vai trò tiên tri như trong Cựu Ước nữa, hay nói đúng hơn, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả chẳng những là vị tiên tri, bởi cũng nói tiên tri, nói về tương lai, về Đấng Đến Sau, mà còn là một đại tiên tri, vì là vị tiên tri duy nhất trong các tiên tri, được báo trước bởi chính vị tiên tri trước ngài là tiên tri Isaia, thậm chí còn hơn thế nữa, ngài còn là chứng nhân của Chúa Kitô, của Đấng Đến Sau, Đấng mà ngài chưa hề gặp hay quen biết để mà làm chứng, như thành phần các tông đồ sau này, nhờ được mắt thấy tai nghe đụng chạm (1Gioan 1:1), nghĩa là được trực tiếp sống với Chúa Kitô 3 năm, (sau khi phản Thày, bỏ Thày và chối Thày), mới có thể nhận biết Người mà làm chứng cho Người, nhất là Vị Tiền Hô còn đóng vai "bạn của chàng rể", giới thiệu chàng rể với cộng đồng dân Chúa nữa, như vị trung gian giữa Cựu Ước và tân Ước vậy (xem Gioan 3:29)
Phúc Âm Thứ 6 Tuần III Mùa Vọng:
"Gioan là đèn cháy sáng, và các ngươi trong một lúc đã vui mừng vì ánh sáng
đó.
Thế rồi, trong chính Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh (17-24/12), Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả nổi bật này còn được 4/8 bài Phúc Âm trực tiếp trình thuật lại nữa, vì ngài bất khả phân ly với Đấng Thiên Sai Cứu Thể, trong cả mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh của Người, đó là các bài Phúc Âm cho ngày thứ ba trong Tuần Bát Nhật 19/12, ngày thứ năm trong Tuần Bát Nhật 21/12, ngày thứ bảy và thứ tám trong Tuần Bát Nhật là 23 và 24/12, như chúng ta sẽ theo dõi và suy niệm trong từng ngày trong Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh, tức trước Khi "Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta. Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14)
Thứ Năm - Ngày 17/12
Lời Chúa
Bài Ðọc I: St 49, 2. 8-10
"Phủ việt sẽ không cất khỏi Giuđa".
Bài trích sách Sáng Thế.
Ngày ấy, Giacóp triệu tập con cái lại và nói rằng: "Hỡi con cái Giacóp, hãy hợp lại và nghe cha đây. Hỡi nhà Israel, hãy nghe lời cha của các con. Giuđa, anh em con sẽ ca tụng con. Bàn tay con sẽ đè trên ót quân thù; con cái của cha con sẽ phục lạy con. Giuđa là sư tử con, hỡi con của cha, con đã chồm lên bắt mồi, con đã nằm xuống nghỉ ngơi, như giống sư tử đực, tựa nòi sư tử cái, ai dám khiêu khích nó? Phủ việt sẽ không cất khỏi Giuđa, gậy chỉ huy không rời khỏi chân nó, cho đến lúc Ðấng thiên sai ngự đến, là Ðấng chư dân đợi trông".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 71, 2. 3-4ab. 7-8. 17
Ðáp: Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người tới muôn đời (x. c. 7).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người xét đoán dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.
2) Núi non đem an hoà cho dân, và nổng đồi mang lại đức công chính. Người bênh chữa kẻ hèn trong dân, và cứu thoát con cái nhóm nghèo. - Ðáp.
3) Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp.
4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Lạy Ðức Thượng Trí của Ðấng Tối Cao, Ngài an bài mọi sự cách mạnh mẽ và dịu dàng, xin hãy đến dạy dỗ chúng con con đường khôn ngoan. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 1, 1-17
"Gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Sách gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara bởi bà Thamar; Phares sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.
Ðavít sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.
Sau thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Sala-thiel sinh Zorababel; Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô.
Vậy, từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn đời.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Nhập Thể: Gia Phả Đấng Thiên Sai Cứu Thế
Hôm nay, ngày 17 trong tháng 12 trong Tuần III Mùa Vọng, ngày đầu tiên của Tuần Bát Nhật trước đại lễ Giáng Sinh, một thời điểm sẽ kéo dài cho tới Đêm Vọng Phục Sinh 24/12.
Phụng niên của Giáo Hội
chỉ có 2 đại lễ có Tuần Bát Nhật, đó là Đại Lễ Giáng Sinh và Đại Lễ Phục Sinh, được
gọi là Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và Tuần Bát
Nhật Phục Sinh, kể từ chính ngày của 2
đại lễ này. Tuy nhiên, cũng chỉ có 2 đại lễ này mới có
thêm một
tuần bát nhật đặc biệt trước
chính đại
lễ nữa.
Đúng thế, nếu Đại
Lễ Phục Sinh có Tuần Thánh, từ Chúa Nhật Lễ Lá mở màn cho Tuần Thương Khó và Tam
Nhật Vượt Qua bao gồm cả chính Chúa Nhật Phục Sinh là
8 ngày,
thì Đại Lễ Giáng Sinh cũng có tuần bát nhật trước,
kể từ ngày
17/12 đến hết 24/12 hay đến Đêm Vọng Giáng Sinh.
Tuần Bát Nhật trước Đại
Lễ Giáng Sinh là thời điểm sát với mầu nhiệm và biến
cố Giáng Sinh, nên bao gồm những Bài Phúc Âm liên quan trực tiếp đến mầu nhiệm
và biến cố Giáng
Sinh, vừa
hướng đến vừa dẫn đến Giáng Sinh, như chúng ta sẽ thấy. Chẳng hạn Bài Phúc Âm
hôm nay về gia phả của Đấng Thiên Sai Cứu Thế Giêsu
Kitô.
Bài Phúc Âm hôm nay,
nghe đọc có vẻ buồn chán,
vì trong đó chất chứa toàn là tên
với tên,
và rất ư là đơn điệu, cứ lập đi lập lại cùng một công thức ngoại trừ thay tên
của các nhân vật theo thứ tự được liệt kê trong gia phả. Thế nhưng, về nội dung
lại rất ư là quan
trọng và bất khả thiếu? Tại sao - vì chính gia
phả này là
chứng cớ hiển nhiên và hùng hồn nhất cho thấy có một nhân vật lịch sử Giêsu
Nazarét thật, có cha mẹ và tổ tiên trần gian đàng hoàng, chứ không phải là một
nhân vật hoang đường, do loài người tạo tĩnh như trong tiểu thuyết hoặc thuộc dã
sử.
Có hai gia phả được
hai thánh ký thuật lại, nhưng
hoàn toàn ngược chiều nhau. Gia phả thứ nhất được Thánh ký Mathêu ghi lại, và vì
Phúc Âm của ngài được viết cho dân Do Thái nên gia phả ngài ghi lại để mở đầu
của cuốn Phúc Âm của ngài (1:1-17), tính từ
tổ phụ Abraham trở
xuống dưỡng phụ Giuse của Chúa Kitô, còn gia phả được
Thánh ký Luca thuật lại (3:23-38), và vì Phúc Âm của ngài viết cho dân ngoại,
nên tính ngược lại từ chính
chúa Giêsu về tới Adong là tổ tông của chung loài người.
Sở dĩ Giáo Hội không
chọn gia phả trong Phúc Âm Thánh Luca, cho dù là chu kỳ phụng vụ Năm
C, là vì gia phả
của vị thánh ký này được liệt kê ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, chứ
không phải ngay từ đầu trước khi Chúa Kitô sinh vào trần gian như Thánh ký
Mathêu. Vả lại, Chúa Giêsu tuy mặc lấy chung bản tính loài người nhưng lại sinh
ra bởi giòng dõi Do Thái, nên cần phải căn cứ vào gia phả liên quan đến huyết
thống của Người nơi dân Do Thái,
từ tổ phụ Abraham và vương phụ Đavít của
Người.
Gia phả theo Thánh ký
Mathêu trong Bài Phúc Âm hôm nay được
chia làm 3 giai đoạn đều nhau, cứ 14 đời một giai đoạn, như chính bài Phúc Âm
cho thấy: "Vậy,
từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở Babylon
có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười bốn
đời".
Ngoài
chi tiết về đặc điểm có 3
giai đoạn đều nhau này, gia phả theo Thánh ký Mathêu trong bài Phúc Âm hôm nay còn
có một đặc điểm khác nữa đó
là bao gồm cả nữ giới thay vì chỉ có nam nhân như trong gia phả theo Thánh ký
Luca. Mà thành phần nữ giới 5 vị này
không phải toàn tòng Do Thái và
hoàn toàn thánh đức. Chẳng
hạn như 4 trong 5 phụ nữ au đây:
1- "Bà Thamar", vợ của Giuđa sinh ra Phares, đồng thời bà này cũng chính là con dâu góa chồng của tổ phụ Giuđa, đã đánh lừa để ăn nằm với chính bố chồng của mình vì ông không giữ lời hứa gả đứa con trai thứ ba cho cô (xem Khởi Nguyên 38:1-30);
2- "Bà Rahab", vợ của Salmon sinh ra Boaz, ông cố tổ của Vua Đavít, vốn là một con điếm thuộc dân ngoại, người đã từng cứu các thám tử của dân Do Thái dò tham Đất Hứa và đang bị truy lùng (xem Gioduệ 2:1-24);
3- "Bà Ruth", vợ của ông Boaz sinh ra Giobed là ông nội của Vua Đavít, là một người đàn bà xuất thân từ dân ngoại (xem Ruth 1:1-22);
4- "Vợ
của Uria", vợ
của Vua Đavít sinh ra Vua Solomon, người đàn bà đã ăn nằm với Vua Đavít khi
chồng còn sống khi được vua triệu vào cung (xem 2Samuel 11:1-27).
Như thế, trong 5
người phụ nữ được liệt kê tên trong gia phả của Đấng Thiên Sai Cứu Thế này, 2
thuộc dân ngoại và 2 không trong sạch (ngoại tình), đúng
hơn là 3 vì có một phụ nữ vừa dân ngoại vừa làm điếm nữa,
chỉ có một mình Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giêsu trọn đời trinh nguyên.
Chúng ta có
thể đặt vấn đề là tại sao Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa lại được sinh ra bởi một
giòng dõi bao gồm những người nữ chẳng những thuộc
dân ngoại mà còn
không trong sạch
nữa?
Xin thưa, vì là
giòng dõi loài người mắc nguyên tội không thể nào tránh khỏi những gì là xấu xa
gây ra bởi mầm mống nguyên
tội, và vì thế
bản tính bị hư hoại bởi nguyên tội mới cần phải được cứu chuộc bằng việc chính
Con Thiên Chúa làm người mặc lấy. Tuy nhiên, chính nhân tính của Người được sử
dụng như phương tiện bất khả thiếu để cứu chuộc nhân loại lại hoàn
toàn không bị ảnh hưởng huyết
thống hư hoại tội lỗi này. Vì Người được thụ thai và hạ sinh bởi một trinh nữ và
bởi quyền phép Thánh Linh chứ không phải bởi huyết nhục loài người.
Bài Đọc 1 hôm
nay ghi lại lời tổ phụ Giacóp trước kia qua đời đã nói tiên tri về Giuđa
là đứa con trai thứ tư trong 12 người
con trai của ông,
vì Đấng Thiên Sai Cứu Thế được xuất phát từ chi họ Giuđa này:
"Ngày ấy, Giacóp
triệu tập con cái lại và nói rằng: 'Hỡi con cái Giacóp, hãy hợp lại và nghe cha
đây. Hỡi nhà Israel, hãy nghe lời cha của các con. Giuđa, anh em con sẽ ca tụng
con. Bàn tay con sẽ đè trên ót quân thù; con cái của cha con sẽ phục lạy con.
Giuđa là sư tử con, hỡi con của cha, con đã chồm lên bắt mồi, con đã nằm xuống
nghỉ ngơi, như giống sư tử đực, tựa nòi sư tử cái, ai dám khiêu khích nó? Phủ
việt sẽ không cất khỏi Giuđa, gậy chỉ huy không rời khỏi chân nó, cho đến lúc
Ðấng thiên sai ngự đến, là Ðấng chư dân đợi trông'".
Bài Đáp
Ca hôm nay cũng hướng về Đấng Cứu Thế Thiên Sai được gọi là "hoàng tử",
một vị hoàng tử hòa bình với một triều đại vô cùng bất tận:
1) Lạy Chúa,
xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng
tử, để người xét đoán dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách
chính trực.
2) Núi non đem
an hoà cho dân, và nổng đồi mang lại đức công chính. Người bênh chữa kẻ hèn
trong dân, và cứu thoát con cái nhóm nghèo.
3) Sự công chính
và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt
trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ
sông cái đến tận cùng trái đất.
4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người.
Thứ Sáu - Ngày 18/12
Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Gr 23, 5-8
"Ta sẽ gây cho Ðavít một mầm giống công chính".
Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Ðavít một mầm giống công chính, mầm giống này sẽ làm vua thống trị, sẽ là người khôn ngoan, thực hiện công lý và đức công bình trên đất nước. Những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Israel sẽ được an cư, và chúng sẽ gọi tên Người là "Chúa công bình của chúng ta".
Chúa phán: "Vì thế, đã đến ngày chúng không còn nói được rằng: "Chúa hằng sống, Người đã đưa con cái Israel ra khỏi đất Ai-cập", nhưng chúng nói: "Chúa hằng sống, Người đã đưa dòng dõi nhà Israel ra khỏi đất Bắc"; (và) từ các nước chúng bị Ta phân tán, Ta dẫn đưa chúng về quê hương.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 71, 2. 12-13. 18-19
Ðáp: Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người tới muôn đời (x. c. 7).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người xét đoán dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.
2) Người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng khổ. - Ðáp.
3) Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel, một mình Người làm những việc lạ lùng. Chúc tụng muôn đời vinh danh Chúa, khắp hoàn cầu đầy dẫy vinh quang Người. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Lạy Ðấng Thủ lãnh nhà Israel, Ngài đã ban lề luật cho Môsê trên núi Sinai, xin hãy đến mà ra tay cứu chuộc chúng con. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 1, 18-24
"Chúa Giêsu sẽ sinh bởi Ðức Trinh Nữ Maria, vị hôn thê của Thánh Giuse, thuộc dòng dõi Ðavít".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của Bà là người công chính, không muốn tố cáo Bà, định tâm lìa bỏ Bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thiên thần Chúa hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: "Hỡi Giuse, con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần: Bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội".
Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta".
Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền: Ông tiếp nhận bạn mình, nhưng không ăn ở với nhau cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.
Ðó là lời Chúa.
Suy
niệm
Nhập Thể: Bởi Thánh Linh
Bài
Phúc Âm cho ngày 18/12 trong Tuần Bát Nhật tiền Giáng
Sinh hôm
nay tiếp ngay sau bài Phúc Âm cho ngày 17/12 hôm qua. Vì
bài Phúc Âm hôm qua ghi lại gia phả của Đấng Thiên Sai Cứu Thế, từ tổ phụ
Abraham tới dưỡng phụ Giuse của Người, và hôm nay về chính vị dưỡng phụ Giuse
này.
"Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của Bà là người công chính, không muốn tố cáo Bà, định tâm lìa bỏ Bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thiên thần Chúa hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: 'Hỡi Giuse, con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần: Bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội'".
Chúng ta thấy có một liên kết rất chặt chẽ và khít khao giữa hai bài Phúc Âm hôm
qua ngày 17/12 và hôm nay ngày 18/12. Ở chỗ, có một chuyển tiếp rất hay: trong
bài Phúc Âm hôm qua về gia phả của Chúa Kitô có câu: "Giuse,
là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô", thì bài Phúc Âm hôm
nay, tiếp ngay sau bài hôm qua, Thánh ký Mathêu nói ngay đến chuyện Chúa Kitô
được thụ thai và hạ sinh có cha có mẹ trần gian đàng hoàng, nhất là vai trò của
người cha, một người cha cho dù không liên hệ gì đến mầu nhiệm nhập thể của
Người, cũng vẫn có quyền làm cha của Người theo pháp lý, khi vị dưỡng phục này
đặt tên Giêsu cho Người, như lời thiên thần nói với ngài trong giấc chiêm bao,
và còn mang Người về nguyên quán của mình là Bêlem, theo giòng tộc vương giả
Đavít của mình, để làm sổ gia đình theo lệnh của hoàng đế Ceasar khi gần đến
thời điểm Người được hạ sinh.
Đấy là về phần dưỡng phụ của Lời Nhập Thể, còn về người mẹ thụ thai Người bởi
Phép Thánh Thần thì sao? Theo
gia phả của Đấng Thiên Sai, như chúng ta đã thấy, trong 5 người phụ nữ được liệt
kê, có đến 3 người không trong sạch liên quan đến chuyện xác
thịt: 1 con điếm
dân ngoại và 2 người vợ ngoại tình, còn 1 người nữa là dân ngoại cũng kể như
không trong sạch trước mắt
dân Do Thái. Trường
hợp của người đàn bà thứ năm là Maria, theo con mắt tự nhiên nói chung, nhất là
trước con mắt của người chồng đã đính hôn của nàng là Giuse vốn là một "con
người công chính" thì
kể như nàng thậm chí còn tệ hơn nữa, vì nàng là
người vợ chưa cưới nhưng đã "chửa hoang"!
Chính trong
trường hợp này, trường
hợp thật sự là bất khả chấp trước con mắt thế gian nói chung và những ai "công
chính" nói riêng, như người chồng chưa cưới Giuse của nàng Maria, một con người luôn
hết mình coi
trọng và hết sức tuân
giữ lề luật của Chúa với lương
tâm chân chính, thì
nàng Maria, đáng lẽ theo luật, cần phải bị tố
cáo và bị ném đá chết, như trường hợp của người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội
ngoại tình ở Phúc Âm Thánh Gioan (xem 8:1-11).
Thế nhưng, Thiên
Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan thượng trí đã cố ý muốn,
(chứ không phải
làm ngơ để xẩy ra như vậy), câu
chuyện tình duyên của hai con người phải nói là thánh thiện nhất loài người được
Ngài liên kết trong tình nghĩa vợ chồng đây xẩy
ra một
cách vô cùng oái oăm oan nghiệt như
vậy. Để
làm gì? Phải
chăng chỉ để
khách quan cho thấy rằng: Đấy nhé, Đấng Thiên Sai là Con của Ngài được
Ngài sai
xuống trần gian hoàn toàn được "thụ
thai bởi phép Chúa Thánh Thần", chứ
"không phải bởi huyết nhục, bởi ý
muốn nhục
dục, hay bởi ý muốn của nam nhân" (Gioan 1:13).
Ở đây, ngay trong trường
hợp này, chúng ta đã thấy được bóng
thánh giá của Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, ở chỗ, vừa mới được thụ thai được ít
lâu, khoảng hơn 3 tháng, tức sau
biến cố thai mẫu của Người đi thăm viếng người chị họ Isave về (xem Luca
1:56), đã bị coi như là một đứa "con hoang" trước mắt trần gian, cùng
với người
mẹ đồng công của Người, cũng bị coi như là
một người vợ chưa cưới "chửa
hoang" theo cảm nghĩ của người đời.
Thế nhưng, chính vì là việc của Thiên Chúa, mà cho dù nàng Maria có linh cảm được cái nguy hiểm gây ra bởi những bất hạnh theo luật có thể xẩy ra cho nàng, vì trong thời gian đính hôn, có những lúc nàng không thể nào tránh né được chuyện gặp mặt vị hôn phu chưa cưới của nàng, nàng vẫn nhất định không hề đính chính hay tự vệ tí nào, trái lại vẫn tiếp tục hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa, như nàng đã tin tưởng đến độ vô cùng liều lĩnh khi đáp lời truyền tin của thiên sứ Gabiên trong việc chấp nhận thụ thai "Con Đấng Tối Cao... Con Thiên Chúa" (Luca 1:32,35).
Quả thật, vì là
việc của Thiên Chúa, nên chính Ngài đã ra tay can thiệp cho Con của Ngài cũng
là cho
người nữ đã được Ngài tuyển chọn từ đời đời làm người mẹ
trinh nguyên
thụ thai, cưu mang và hạ sinh Con
của Ngài trên trần gian, như được
bài Phúc Âm hôm nay thuật lại.
Việc Thiên Chúa can
thiệp đây đồng thời cũng là việc Thiên Chúa muốn cứu cả vị hôn phu chưa cưới của
người mẹ đồng công và
là vị dưỡng
phụ tương lai của
người con
cứu chuộc này, một con người công chính đã
có một quyết định, theo chủ quan, thật
là bác ái yêu
thương,
mặc
dù, theo khách quan, vẫn có thể nguy hại cho người vợ chưa cưới của
ngài, ở
chỗ, khi nàng sinh con mà lại không thấy chồng nàng đâu, nàng cũng
bị ném đá chết thôi.
Và như thế, tất cả những gì được tiên
báo về hai mẹ con được Thiên Chúa ngay từ ban đầu đã tiền định
cùng nhau mang lại Ơn Cứu Độ cho trần gian (xem Khởi Nguyên 3:15) hoàn
toàn được ứng nghiệm, chẳng những nhờ lòng
tin của người mẹ mà còn nhờ đức
công chính theo tinh thần bác ái yêu thương hơn là duy
luật của vị dưỡng phụ nữa, một
cặp vợ chồng thật lý tưởng của Con
Thiên Chúa làm người, như được
Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại:
"Tất cả sự kiện
này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng:
'Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên
con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta'. K
Biến
cố và sự kiện Đấng Thiên Sai Cứu Thế xuất hiện trên trần gian này không
thể nào không xẩy ra, đúng như lời Thiên Chúa đã hứa với hai nguyên tổ ngay sau
nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15). Bởi thế, không có gì có thể gây trở ngại hay
làm hỏng chuyện này, như trường hợp được Phúc Âm hôm nay ghi lại ở phần đầu.
Con Thiên Chúa chẳng
những được tiên báo sinh ra bởi một trinh nữ mà còn, theo gia phả của mình, từ
giòng dõi Vua Đavít nữa, bên dưỡng
phụ Giuse của Người cũng thuộc
về chính giòng dõi vương đế này,
một giòng dõi ám
chỉ đến vương quốc bất diệt của Người (xem Luca 1:32-33), đã được
Thiên Chúa qua Tiên Tri Giêrêmia nhắc lại trong Bài Đọc 1 hôm nay để trấn an dân
Ngài và tác động lòng trông đợi của họ:
"Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Ðavít một mầm giống
công chính, mầm giống này sẽ làm vua thống trị, sẽ là người khôn ngoan, thực
hiện công lý và đức công bình trên đất nước. Những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu
thoát, Israel sẽ được an cư, và chúng sẽ gọi tên Người là 'Chúa công bình của
chúng ta'".
Bài Đáp
Ca hôm nay mang một tâm tình trông ngóng hướng về Vị "Thiên
Chúa Israel" và
về Đấng
Thiên Sai được
Ngài sai đến
như một "đức vua", như một
"hoàng tử" để cứu độ những ai đáng thương của
Ngài:
1) Lạy Chúa,
xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng
tử, để người xét đoán dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách
chính trực.
2) Người sẽ giải
thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp
đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống
kẻ cùng khổ.
3) Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel, một mình Người làm những việc lạ lùng. Chúc tụng muôn đời vinh danh Chúa, khắp hoàn cầu đầy dẫy vinh quang Người.
Trong bài Phúc Âm này, chúng ta thấy được đời sống hôn nhân gia đình của một gia đình thánh thiện nhất trên trần gian này là Thánh Gia, với 3 Đấng Thánh là Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, thế mà vẫn không thể nào thoát được khổ đau, không phải chỉ cho một mình ai trong 3 vị, mà cho cả 3 vị:
Thánh Giuse công chính bối
rối trước cái thai quái lạ trong lòng vị hôn thê của mình, đến độ không thể tiếp
tục chứng kiến thấy cảnh tượng ấy nữa, muốn bỏ đi hơn là tố cáo người nữ đã đính
hôn với mình, đã thuộc về mình;
Mẹ Maria đồng trinh chịu đựng hiểu lầm, ngay từ khi Mẹ đã dám liều minh xin vâng lời truyền tin thụ thai Con Thiên Chúa làm người bởi quyền phép Thánh Linh, một hiểu lầm hợp tình hợp lý vì cái thai lộ ra sau 3 tháng xa nhà;
Thai Nhi Thần Linh Giêsu vừa nhập thể đã bắt đầu chặng đàng Thánh Giá thứ nhất của mình, ngay trong lòng thai mẫu, khi trở thành một cái thai hoang nào đó bất khả tránh trước bất cứ con mắt tự nhiên nào của trần gian!
Thế nhưng, Thiên Chúa Quan Phòng Thần Linh vô cùng khôn ngoan đã để xẩy ra sự kiện oan trái nghiệt ngã cho cả 3 Đấng Thánh của Thánh Gia là để, trước hết và trên hết, chứng thực 1 điều, đó là Thai Nhi Thần Linh Giêsu hoàn toàn không bởi loài người, mà là bởi Thánh Thần, mà vì thế, Người không phải chỉ thuần loài người, theo gia phả của Người được Phúc Âm Thánh Mathêu đề cập đến hôm qua, 17/12, mà là một Vị Thiên Chúa Nhập Thể.
Thứ Bảy - Ngày 19/12
Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Judic 13, 2-7, 24-25a
"Thiên Thần báo trước việc Samson sinh ra".
Bài trích sách các Thẩm Phán.
Ngày ấy có một người đàn ông, bởi đất Sara và thuộc chi họ Ðan, tên là Manuel, có người vợ son sẻ.
Thiên Thần Chúa hiện ra nói với bà ấy rằng: "Ngươi son sẻ không con; nhưng sẽ được thụ thai, và hạ sinh một con trai.
Vậy ngươi hãy cẩn thận, đừng uống rượu và thức có men, cũng đừng ăn món gì không thanh sạch.
Vì ngươi sẽ được thụ thai, và hạ sinh một con trai.
Lưỡi dao cạo sẽ không chạm đến đầu nó; nó là người được hiến dâng cho Thiên Chúa từ thuở nhỏ và từ lòng mẹ; chính nó sẽ bắt đầu giải phóng Israel khỏi tay người Phi-li-tinh."
Bà nầy đi nói với chồng rằng: "Có một người của Thiên Chúa đến cùng tôi, với diện mạo Thiên Thần, rất đáng sợ.
Tôi hỏi người ấy là ai, bởi đâu đến, gọi tên gì.
Người ấy không muốn nói cho tôi biết.
Nhưng lại trả lời rằng: "Rồi đây, ngươi sẽ được thụ thai và hạ sinh một con trai: hãy cẩn thận, đừng uống rượu và thức có men, cũng đừng ăn món gì không thanh sạch.
Vì con trẻ sẽ là người được hiến dâng cho Thiên Chúa từ thuở nhỏ và từ trong lòng mẹ, cho đến ngày nó chết".
Bà đã hạ sinh một con trai, và gọi tên là Samson.
Hài nhi lớn lên, và Chúa đã chúc phúc cho nó.
Và thần tri Chúa bắt đầu ở với nó.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv. 70, 3-4a, 5.6ab, 16-17
Ðáp: Xin cho miệng tôi chứa chan lời khen ngợi, để tôi ca tụng vinh quang của Chúa.
Xướng 1) Lạy Chúa, xin hãy nên núi đá trú ẩn và thành trì kiên cố cho tôi, để cứu tôi: Vì Chúa là núi đá và thành trì của tôi. Lạy Chúa, xin giựt tôi khỏi bàn tay gian ác. - Ðáp.
2) Vì Chúa là Ðấng tôi mong đợi, lạy Thiên Chúa của tôi! Lạy Chúa là Ðấng tôi cậy trông, từ thời còn niên thiếu. Từ lòng mẹ, tôi nương tựa nơi Chúa, từ dạ mẹ, Chúa là Ðấng bảo vệ tôi. - Ðáp.
3) Tôi sẽ thuật lại quyền năng Thiên Chúa, lạy Chúa, tôi ghi nhớ sự công chính của một mình Chúa, lạy Chúa, Chúa đã dạy tôi từ thời còn niên thiếu, các kỳ công Chúa, tôi cao rao đến bây giờ. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia - Hỡi gốc Giê-sê, Chúa đang đứng như báo hiệu của chư dân, xin hãy đến cứu thoát chúng tôi, và đừng trì hoãn nữa.- Alleluia.
Phúc Âm: Lc 1, 5-25
"Thiên Thần Gabriel báo trước việc Gioan Tẩy Giả sinh ra".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Vào thời Hêrôđê làm vua xứ Giuđêa, có một tư tế tên là Giacaria, thuộc phiên ban Abia, và vợ ông bởi dòng dõi Aaron, tên là Elisabéth.
Cả hai là người công chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới răn và lề luật của Chúa, không ai trách được điều gì.
Nhưng họ lại không con, vì Elisabéth son sẻ, và cả hai đã đến tuổi già.
Xảy ra khi Giacaria chu toàn chức vụ tư tế trước mặt Thiên Chúa, theo lượt của phiên mình như tục lệ hàng tư tế, ông bắt thăm và trúng việc vào cung thánh Chúa mà dâng hương.
Ðang lúc toàn thể đám đông dân chúng cầu nguyện bên ngoài, trong giờ dâng hương.
Bấy giờ Thiên Thần Chúa hiện ra cùng ông, đứng bên phải hương án.
Giacaria thấy vậy hoảng hốt, sự kinh hoàng đột nhập vào ông.
Nhưng Thiên Thần nói với ông rằng: "Giacaria, đừng sợ, vì lời ngươi cầu nguyện đã được nhậm rồi.
Elisabéth vợ ngươi sẽ hạ sinh cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ gọi tên trẻ là Gioan.
Ngươi sẽ được vui mừng hân hoan, và nhiều người cũng sẽ vui mừng, vì việc trẻ sinh ra.
Vì trẻ nầy sẽ nên cao trọng trước mắt Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men, sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa.
Trẻ nầy sẽ đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Elia, để đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngổ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị.
Giacaria thưa với Thiên Thần rằng: "Làm sao tôi biết được, vì tôi đây đã già, và vợ tôi cũng đã cao niên?"
Thiên Thần liền đáp: "Ta là Gabriel, ta đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, ta được sai đến nói với ngươi, và báo cho ngươi tin lành nầy.
Thì đây, ngươi sẽ nín câm và không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra; bởi vì ngươi đã không tin lời ta, là những lời sẽ nên trọng khi đến thời của chúng".
Dân chúng đang trông đợi Giacaria, lấy làm lạ vì ông ở lâu trong cung thánh.
Nhưng lúc ra, ông không nói được, và họ biết ông đã thấy điềm lạ trong cung thánh.
Còn ông thì chỉ làm hiệu cho họ, và vẫn bị câm.
Khi những ngày thánh vụ của ông đã mãn, ông trở về nhà.
Sau những ngày ấy, Elisabéth vợ ông thụ thai, và bà ẩn mình trong năm tháng, bà nói rằng: "Chúa đã làm cho tôi thế nầy, trong những ngày Người đoái thương, cất nổi khổ nhục tôi khỏi người đời.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Nhập Thể: Tiền Hô Hoài Thai
Ngày
19/12 trong Tuần Bát Nhật trước Giáng Sinh hôm nay, bài
Phúc Âm theo Thánh ký Luca ghi lại biến
cố truyền tin về
sự kiện thụ
thai cách lạ của một con người đươc tiền định đóng
vai trò làm tiền hô cho Đấng
Thiên Sai Cứu Thế, một
con người thuộc giòng dõi Levi có cha mẹ sống công chính trước mặt Chúa cho dù
các
vị son
sẻ không con:
"Vào thời Hêrôđê làm vua xứ Giuđêa, có một tư tế tên là Giacaria, thuộc phiên ban Abia, và vợ ông bởi dòng dõi Aaron, tên là Elisabéth. Cả hai là người công chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới răn và lề luật của Chúa, không ai trách được điều gì. Nhưng họ lại không con, vì Elisabéth son sẻ, và cả hai đã đến tuổi già".
Theo chiều hướng của Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh, nhắm đến
Mầu Nhiệm và biến cố Nhập Thể và Giáng Sinh của Con Thiên Chúa làm người thì bài
Phúc Âm hôm nay nhấn mạnh đến ơn gọi và vai trò của vị tiền hô Gioan Tẩy Giả,
một ơn gọi và vai trò tiền hô cho Lời Nhập Thể quan trọng và cao trọng đến độ
chính vị tiền hô này được hưởng các đặc ân hơn hết mọi con người được nữ nhân
sinh ra. Như bài Phúc Âm Thứ Năm tuần III Mùa Vọng cho thấy. Đâu có một con
người nào trước khi được thụ thai cách lạ và sinh ra được Trời cao đến báo tin
trước, trong lời báo tin này còn đặt tên cho và cho thấy đặc ân được hưởng xứng
với sứ vụ tiền hô cao cả của mình.
Tình
trạng son sẻ của cặp vợ chồng công chính này cũng không ngoài ý định của Thiên
Chúa trong việc xuất hiện một con người cao trọng nhất được người nữ sinh ra,
như được
chính Chúa Giêsu
khẳng định trong bài Phúc Âm Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng tuần trước. Vì nhân vật
lịch sử này sẽ đóng vai trò trung gian giữa Cựu Ước
và Tân Ước như một vị "tiên tri của Đấng Tối Cao" được
sai đến để dọn đường
cho Chúa Kitô xuất hiện (xem
Luca 1:76), Đấng
cao trọng hơn ngài nhưng lại xin ngài làm
phép rửa cho, chẳng khác nào như làm cha
thiêng liêng của Người.
Vì vai trò cao
trọng này khiến nhân vật tiền hô trở thành đệ nhất
thiên hạ ấy
cần phải được xuất thân một cách lạ lùng, bắt đầu bằng biến cố truyền tin tương
tự như trường hợp truyền
tin của Đấng đến
sau ngài, với
cùng một vị tổng thần Gabiên, như được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại:
"Xảy ra khi
Giacaria chu toàn chức vụ tư tế trước mặt Thiên Chúa, theo lượt của phiên mình
như tục lệ hàng tư tế, ông bắt thăm và trúng việc vào cung thánh Chúa mà dâng
hương. Ðang
lúc toàn thể đám đông dân chúng cầu nguyện bên ngoài, trong giờ dâng hương. Bấy
giờ Thiên Thần Chúa hiện ra cùng ông, đứng bên phải hương án. Giacaria thấy vậy
hoảng hốt, sự kinh hoàng đột nhập vào ông. Nhưng Thiên Thần nói với ông rằng:
'Giacaria, đừng sợ, vì lời ngươi cầu nguyện đã được nhậm rồi. Elisabéth vợ ngươi
sẽ hạ sinh cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ gọi tên trẻ là Gioan. Ngươi sẽ
được vui mừng hân hoan, và nhiều người cũng sẽ vui mừng, vì việc trẻ sinh ra".
Thật
vậy, vì được tiền định đóng vai tiền hô cho chính Đấng Thiên Sai Cứu Thế, một
vai trò có thể nói còn cao trọng hơn cả vai trò làm dưỡng
phụ của Người, vị
dưỡng phụ dù sao cũng không được truyền tin trước khi được thụ thai một
cách long trọng như vị tiền hô này, với những lời lẽ tiên
báo thật
trịnh trọng về
một thiên chức hầu
như không
ai bằng:
"Vì trẻ nầy
sẽ nên cao trọng trước mắt Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men, sẽ được tràn
đầy Thánh Thần ngay từ lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là
Thiên Chúa. Trẻ nầy sẽ đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Elia, để
đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngổ nghịch về lại với lương tri của
những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị'".
Không
biết có phải vì lời lẽ có vẻ "quá đáng" và thái độ có vẻ quá "trịnh trọng" của
vị thiên sứ bấy giờ đã khiến cho người cha tư tế Giacaria này cảm thấy hồ nghi
không thể nào tin được rằng mình lại diễm phúc đến như thế hay chăng, nên mới
xẩy ra chuyện chính ông
trở thành chứng cớ về những gì chân thật liên quan đến con ông đúng như lời sứ
thần truyền:
"Giacaria thưa
với Thiên Thần rằng: 'Làm sao tôi biết được, vì tôi đây đã già, và vợ tôi cũng
đã cao niên?' Thiên
Thần liền đáp: 'Ta là Gabriel, ta đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, ta được sai
đến nói với ngươi, và báo cho ngươi tin lành nầy. Thì
đây, ngươi sẽ nín câm và không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra; bởi vì
ngươi đã không tin lời ta, là những lời sẽ nên trọng khi đến thời của chúng'".
So với trường hợp của
Mẹ Maria trong biến cố truyền
tin Ngôi Lời Nhập Thể thì thực
sự là vị tư
tế Giacaria này đã vì không tin mà bị phạt câm. Ở chỗ, thứ nhất, ông và vợ ông
xin cho được một người con, trong khi đó Mẹ Maria lại muốn giữ mình đồng trinh,
không hề ham ước muốn làm Mẹ Đấng Thiên Sai như các phụ nữ Do Thái thời
Cựu Ước khác. Ấy
thế mà khi được thiên sứ hiện ra trong đền thờ linh thiêng để cho ông biết
rằng lời nguyện cầu của ông đã được nhận lời thì ông lại ngờ vực, ở chỗ đòi dấu
hiệu rõ ràng,
trong khi đó, cũng
vị thiên sứ này hiện ra với Mẹ Maria, ở một căn phòng thô sơ nghèo khó, để
truyền tin việc nhập thể của Con Đấng
Tối Cao, và
trinh nữ Nazarét
này chỉ
hỏi xem việc thụ thai làm sao có thể xẩy ra với một trinh nữ không biết đến nam
nhân như mình
thôi.
Đúng thế, sau
biến cố truyền tin xẩy ra trong đền thờ khi thân phụ của mình đang làm phận vụ
tư tế bấy giờ và
sau khi ông câm nín trở về nhà,
vị tiền hô của Đấng Thiên Sai Cứu Thế đã được
thụ thai: "Khi
những ngày thánh vụ của ông đã mãn, ông trở về nhà. Sau những ngày ấy, Elisabéth
vợ ông thụ thai, và bà ẩn mình trong năm tháng, bà nói rằng: 'Chúa đã làm cho
tôi thế nầy, trong những ngày Người đoái thương, cất nổi khổ nhục tôi khỏi người
đời'".
Bài Đọc 1
hôm nay cũng thuật lại một nhân vật đặc biệt khác
là Samson,
vị anh hùng cứu
tinh của dân Do Thái vào thời Các Quan Án, cũng được
thiên thần hiện ra báo tin thụ thai bởi một người mẹ son sẻ:
"Ngày ấy có một
người đàn ông, bởi đất Sara và thuộc chi họ Ðan, tên là Manuel, có người vợ son
sẻ. Thiên
Thần Chúa hiện ra nói với bà ấy rằng: 'Ngươi son sẻ không con; nhưng sẽ được thụ
thai, và hạ sinh một con trai. Vậy ngươi hãy cẩn thận, đừng uống rượu và thức có
men, cũng đừng ăn món gì không thanh sạch. Vì ngươi sẽ được thụ thai, và hạ sinh
một con trai. Lưỡi dao cạo sẽ không chạm đến đầu nó; nó là người được hiến dâng
cho Thiên Chúa từ thuở nhỏ và từ lòng mẹ; chính nó sẽ bắt đầu giải phóng Israel
khỏi tay người Phi-li-tinh'... Bà đã hạ sinh một con trai, và gọi tên là
Samson. Hài nhi lớn lên, và Chúa đã chúc phúc cho nó. Và thần tri Chúa bắt đầu ở
với nó".
Hai sự kiện thụ thai bởi
hai người đàn bà son sẻ trong cả bài Phúc Âm lẫn Bài Đọc 1 hôm nay có thể nói là
thụ thai "cách lạ", vì theo tự nhiên đã son sẻ thì không thể sinh con mà nay lại
thụ thai và sinh nở sau khi được báo tin cho biết trước. Tuy
nhiên, hai chuyện thụ thai "cách lạ" này vẫn không thể nào giống như sự kiện của
chính Đấng Thiên Sai Cứu Thế là Đấng được thụ thai sau khi mẹ Người được truyền
tin.
Bởi vì, Đấng
Thiên Sai Cứu Thế được
thụ thai bởi chính Thánh
Linh và trong
lòng của một trinh nữ chứ
không phải của một người đàn bà đã có chồng và đã từng ăn nằm với chồng song bị
son sẻ không thể sinh con như hai trường hợp trên đây (xem
Luca 1:34-35), trong khi đó hai thai nhi kia có thể được thụ thai bởi việc giao
hợp vợ chồng sau khi họ được
truyền tin, và
lần giao hợp vợ chồng của họ sau
khi họ được truyền
tin đó đã được Chúa
mở lòng dạ của người mẹ ra để bà có thể thụ thai như thường.
Bài Đáp
Ca hôm nay như đã chất
chứa tâm tình của thai nhi Gioan Tẩy Giả, một
thai nhi đã có
thể nhẩy mừng trong lòng mẹ khi được Đấng Thiên Sai Cứu Thế đến thăm viếng qua
sự xuất hiện và lời chào tràn đầy
thần lực của
mẹ Người (xem Luca 1:40-44):
1) Lạy Chúa,
xin hãy nên núi đá trú ẩn và thành trì kiên cố cho tôi, để cứu tôi: Vì Chúa là
núi đá và thành trì của tôi. Lạy Chúa, xin giựt tôi khỏi bàn tay gian ác.
2) Vì Chúa là
Ðấng tôi mong đợi, lạy Thiên Chúa của tôi! Lạy Chúa là Ðấng tôi cậy trông, từ
thời còn niên thiếu. Từ lòng mẹ, tôi nương tựa nơi Chúa, từ dạ mẹ, Chúa là Ðấng
bảo vệ tôi.
3) Tôi sẽ thuật lại quyền năng Thiên Chúa, lạy Chúa, tôi ghi nhớ sự công chính của một mình Chúa, lạy Chúa, Chúa đã dạy tôi từ thời còn niên thiếu, các kỳ công Chúa, tôi cao rao đến bây giờ.