SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Chúa Nhật 14 Quanh Năm Năm B
Bài Ðọc I: Ed 2, 2-5
"Ðây là nhà phản loạn, và họ sẽ biết rằng giữa họ vẫn có một tiên tri".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: "Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: 'Chúa là Thiên Chúa phán như vậy'. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết rằng giữa chúng có một tiên tri".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 122, 1-2a. 2bcd. 3-4
Ðáp: Mắt chúng con nhìn vào Chúa, cho tới khi Người thương xót chúng con (c. 2cd).
Xướng: 1) Con ngước mắt nhìn lên Chúa, Ngài ngự trị ở cõi cao xanh. Kìa, như mắt những người nam tôi tớ, nhìn vào tay các vị chủ ông. - Ðáp.
2) Như mắt của những người tỳ nữ, nhìn vào tay các vị chủ bà, mắt chúng tôi cũng nhìn vào Chúa, là Thiên Chúa của chúng tôi như thế, cho tới khi Người thương xót chúng tôi. - Ðáp.
3) Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương, vì chúng con đã bị khinh dể ê chề quá đỗi! Linh hồn chúng con thật là no ngấy lời chê cười của tụi giàu sang, nỗi miệt thị của lũ kiêu căng. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 2 Cr 12, 7-10
"Tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối". Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Ðức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Ðức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Pr 1, 25
Alleluia, alleluia! - Lời Chúa tồn tại muôn đời, đó là lời Tin Mừng đã rao giảng cho anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 6, 1-6
"Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Ðến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?" Và họ vấp phạm vì Người.
Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình". Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.
Ðó là lời Chúa.
sự sống âm ỉ
Bài
Phúc Âm nói riêng và
Phụng Vụ Lời Chúa nói chung cho Chúa Nhật XVI Thường Niên hậu Phục Sinh hôm
nay dường như không cho chúng ta thấy được chủ đề "sự sống" của Mùa Phục
Sinh kéo dài sang cả Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh một cách rõ ràng hay
có liên hệ nào đó như các Chúa
Nhật (XI, XII và XIII) vừa
rồi, nhưng ở một khía cạnh
sâu xa nào đó cũng gián tiếp liên quan đến "sự sống".
Thật
vậy, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XVI hôm nay, Thánh ký Marco thuật lại biến
cố "Chúa
Giêsu trở về quê nhà" của
Người là Nazarét, và "đến
ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về
giáo lý của Người", nhưng
họ
vẫn
cảm thấy Người chẳng có gì đặc biệt hơn ai hết, khi họ nhìn về quá khứ
của Người bằng con mắt quen thuộc có tính cách hoàn toàn thuần tự nhiên:
"Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu
tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà
Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với
chúng ta đây sao?"
Đối
với
Thánh ký Marco thì tâm tưởng, lời nói và thái độ mà dân
làng của
Người tỏ ra với Người như thế thì chẳng khác nào "họ
vấp phạm vì
Người", ở
chỗ, họ không thể nào tin rằng Người lại có thể trổi vượt xuất chúng như thế.
Và sở dĩ "họ
vấp phạm vì Người" như vậy là do bởi một lý do tâm lý rất dễ hiểu và
thật đáng thông cảm, như chính Chúa Giêsu đã cho họ biết trong bài Phúc Âm
hôm nay, đó là: "Không
một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình".
Thế nhưng, dù
sao chính vì dân làng của Người dù
"sửng sốt"
về Người
nhưng
vẫn không cảm phục Người và không
chấp nhận Người, nghĩa là, như Thánh ký Marco nhận định, "họ
cứng lòng tin", đến độ
làm cho Chúa Giêsu "ngạc nhiên", mà hậu quả tất yếu kèm theo đó là "Người
không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân" và
"Người
đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy".
Nếu so sánh
với một trong 4 trường hợp liên quan đến môi trường mà hạt giống lời
Chúa được gieo vãi, như Thánh ký Marco thuật lại về dụ ngôn hạt giống của
Chúa Giêsu (xem 4:3-8), thì phải
chăng thành phần dân làng Nazarét của Người thuộc loại "những hạt rơi
trên đường đi là những người vừa nghe lời Chúa xong
thì Satan đến lấy mất những gì được gieo nơi họ"
(câu 15).
Và nếu "sự
sống" được chất chứa trong "hạt giống" nói
chung và nơi nhân của "hạt giống" nói riêng thì
"sự sống" nơi "hạt giống" muốn nẩy nở và tăng trưởng trọn vẹn tầm
vóc của mình lại lệ thuộc vào môi trường đất đai tốt xấu lúc
ban đầu. Ở
trường hợp dân làng Nazarét trong bài Phúc Âm hôm nay có thể nói không phải
là thứ "đất lành chim đậu", nên Chúa Giêsu mới phải "đi
rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy".
Tâm trạng của
dân làng Nazarét trong bài Phúc Âm hôm nay cũng là tâm trạng chung của loài
người đối với những nhân vật mình vốn quen biết từ trước, nhất là của riêng dân
Do Thái, một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn, và đã từng thấy Ngài tỏ
mình ra cho họ bằng đủ mọi dấu kỳ sự lạ liên
tục trong
suốt giòng lịch
sử cứu độ của họ, nhất
là qua các vị tiên tri, nhưng
hình như là "bụt nhà không thiêng", ở chỗ dân tôc này vẫn
không làm sao thoát được tình trạng và khuynh hướng cứng đầu, cứng cổ,
cứng lòng, thậm chí phản loạn nữa, đúng như lời Chúa
phán qua Tiên
Tri Êzêkiên trong bài đọc thứ 1 hôm nay:
"Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ
tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: 'Hỡi con người, Ta sai ngươi
đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha
ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói
với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: Chúa là Thiên Chúa phán như vậy.
Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ
biết rằng giữa chúng có một tiên tri".
Thế
nhưng, đối
với thành phần được Thiên Chúa ưu đãi, không phải được Ngài gần gũi và tỏ
mình ra cho thì trở thành siêu đẳng, không còn gì là tầm thường và hèn hạ
theo bản tính tự nhiên của mình nữa. Trái lại, Ngài lại muốn họ tiếp tục ở
trong trạng thái bất toàn ấy để có cơ hội tỏ bản tính "trọn lành" của Ngài
ra cho họ và nơi họ. Điển hình là
trường hợp Kitô hữu cho dù đã được thánh hóa bởi Phép Rửa nhưng vẫn mang bản
tính yếu đuối với đầy những mầm mống tội lỗi đến độ có thể sa ngã phạm tội
bất cứ lúc nào, thậm chí mất Thánh Sủng bởi trọng tội.
Trong bài đọc
thứ hai, Thánh Phaolô cũng tự thú với Kitô hữu Giáo Đoàn Corintô về trường
hợp của ngài, một con người tự nhiên được Thiên Chúa cho lên tầng trời thứ
ba, nơi mà mắt chưa hề xem và tai chưa hề nghe (2Corinto 12:3-4),
một đặc ân được tu đức họ gọi là ngất trí xuất
thần siêu đẳng
chẳng mấy ai hưởng như ngài, nhưng, như ngài cho biết như sau:
"Để
những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm
vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài
Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: 'Ơn Ta đủ cho
ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối'".
Vấn đề ở đây là không phải Thiên Chúa chỉ tỏ mình ra cho con người qua những ơn lạ mà cả qua chính bản thân yếu hèn của họ nữa, thậm chí qua chính yếu hèn của họ việc tỏ mình ra của Ngài lại còn tỏ tường và hiển vinh hơn nữa. Đó là lý do trong bài đọc 2 hôm nay Thánh Phaolô đã chí lý cảm nhận và xác tín rằng:
"Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh
của Đức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi,
trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Đức Kitô: vì khi tôi
yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ".
Thánh Vịnh 122 trong bài Đáp Ca hôm nay cho thấy, nếu tận thâm tâm của một tâm hồn nhận biết mình hèn yếu, (như trường hợp của Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay), thậm chí đã phạm những lỗi lầm đáng trách (như trường hợp của dân làng Nazarét trong bài Phúc Âm hôm nay), thì "sự sống" vẫn có thể nẩy mầm và Thiên Chúa vẫn có thể tỏ mình ra nơi ánh mắt của họ chỉ biết ngước trông lên tình thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa:
1) Con
ngước mắt nhìn lên Chúa, Ngài ngự trị ở cõi cao xanh. Kìa, như mắt những
người nam tôi tớ, nhìn vào tay các vị chủ ông.
2)
Như mắt của những người tỳ nữ, nhìn vào tay các vị chủ bà, mắt chúng tôi
cũng nhìn vào Chúa, là Thiên Chúa của chúng tôi như thế, cho tới khi Người
thương xót chúng tôi.
3)
Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương, vì chúng con đã bị khinh dể
ê chề quá đỗi! Linh hồn chúng con thật là no ngấy lời chê cười của tụi giàu
sang, nỗi miệt thị của lũ kiêu căng.
Bài Ðọc I: (Năm I) St 28, 10-22a
"Ông thấy một cái thang dựng đứng, thấy các thiên thần lên xuống trên thang, và nghe Thiên Chúa phán".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, ông Giacóp ra khỏi xứ Bersabê, đi sang thành Haran. Khi ông tới một nơi kia, mặt trời đã lặn, ông muốn ngủ đêm lại đó, nên ông lấy một hòn đá nơi ấy mà gối đầu và ngủ tại đó. Ông chiêm bao thấy một cái thang, chân thang chấm đất và đầu thang chạm đến trời: các thiên thần lên xuống trên thang ấy.
Chúa ngự trên đầu thang và phán rằng: "Ta là Thiên Chúa Abraham tổ phụ ngươi, và là Thiên Chúa Isaac: Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi đất ngươi đang ngủ đây. Dòng dõi ngươi sẽ đông đúc như bụi trên mặt đất. Ngươi sẽ tràn sang đông, tây, nam, bắc, và nhờ ngươi và dòng dõi ngươi, mọi dân tộc trên thế giới này sẽ được chúc phúc. Bất cứ ngươi đi đâu, Ta sẽ gìn giữ ngươi và Ta sẽ dẫn ngươi vào đất này: Ta sẽ không bỏ ngươi cho đến khi Ta đã thi hành điều Ta hứa với ngươi".
Khi Giacóp tỉnh giấc mộng, ông nói: "Quả thực Chúa ngự nơi này mà tôi không biết". Ông run sợ mà nói rằng: "Nơi này đáng kinh hãi là dường nào! Ðây chẳng khác gì đền của Thiên Chúa và cửa thiên đàng". Sáng ngày Giacóp chỗi dậy, ông lấy hòn đá đã dùng gối đầu mà dựng lên làm bia ghi dấu, rồi đổ dầu lên trên. Ông gọi tên thành ấy là Bêthel, khi trước thành này gọi là Luza.
Giacóp đã khấn rằng: "Nếu Thiên Chúa ở với con và gìn giữ con trên đường con đang đi, ban cho con cơm ăn áo mặc, và nếu con trở về nhà cha con bằng yên, thì Chúa sẽ là Thiên Chúa của con và hòn đá con dựng lên làm bia ghi dấu đây sẽ gọi là Nhà của Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 90, 1-2. 3-4. 14-15ab
Ðáp: Lạy Chúa con, con tin cậy ở Ngài (c. 2b).
Xướng: 1) Bạn sống trong sự che chở của Ðấng Tối Cao, bạn cư ngụ dưới bóng của Ðấng Toàn Năng, hãy thưa cùng Chúa: "Chúa là chiến lũy, nơi con nương náu; lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài".- Ðáp.
2) Vì chính Ngài sẽ cứu bạn thoát lưới dò của kẻ bẫy chim, và thoát khỏi quan ôn tác hại. Ngài sẽ che chở bạn trong bóng cánh của Ngài, và dưới cánh Ngài, bạn sẽ nương thân: lòng trung tín của Ngài là mã giáp và khiên thuẫn. - Ðáp.
3) Vì người quý mến Ta, Ta sẽ giải thoát cho, Ta sẽ che chở người bởi lẽ người nhìn biết danh Ta. Người sẽ kêu cầu Ta và Ta sẽ nhậm lời; Ta sẽ ở cùng người trong lúc gian truân. - Ðáp.
Alleluia: Tv 144, 14cd
Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 9, 18-26
"Con gái tôi vừa mới chết, nhưng xin Ngài đến, nó sẽ sống lại".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đang nói, thì có một vị kỳ mục kia đến lạy Người mà thưa rằng: "Lạy Ngài, con gái tôi vừa mới chết, nhưng xin Ngài đến đặt tay trên nó, thì nó sẽ sống lại". Chúa Giêsu chỗi dậy, và cùng với các môn đệ, đi theo ông ấy. Và này có người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã mười hai năm, tiến lại đàng sau Người và chạm đến gấu áo Người. Vì bà nghĩ thầm rằng: Nếu tôi được chạm đến áo Người thôi, thì tôi sẽ được khỏi. Chúa Giêsu ngoảnh lại, trông thấy bà ta, liền phán rằng: "Này con, hãy vững lòng. Ðức tin của con đã cứu thoát con". Và người đàn bà được khỏi bệnh.
Khi Chúa Giêsu đến nhà vị kỳ mục, và thấy những người thổi kèn và đám đông đang xôn xao, thì bảo rằng: "Các ngươi hãy lui ra, con bé không có chết đâu, nó ngủ đó thôi". Họ liền nhạo cười Người. Và khi đã xua đám đông ra ngoài, Người vào cầm tay đứa bé và nó liền chỗi dậy. Tin này đồn đi khắp cả miền ấy.
Ðó là lời Chúa.
Như "cái
thang" đưa con người từ đất lên trời
Bài
Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Mathêu thuật lại
một sự kiện giống như Thánh ký Marcô đã thuật
lại trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XIII Thường Niên Năm
B tuần trước. Tuy nhiên,
Thánh ký Mathêu thuật lại có vẻ ngắn gọn hơn, ít chi tiết hơn Thánh ký
Marco, bao gồm một số chi tiết khác hẳn nhau:
Hai chi
tiết hoàn toàn khác nhau, thậm chí nghịch nhau như sau: Chi tiết thứ
nhất đó là người đến xin Chúa
cứu đứa con gái của mình là "một vị kỳ mục" chứ không phải là một
"trưởng hội đường" như Thánh Marco cho biết,
và chi tiết
thứ hai đó là "con
gái tôi vừa mới chết" chứ không phải "đang hấp
hối" như trong Phúc Âm Thánh ký Marco.
Ngoài
ra, còn hai chi tiết khác cả hai bài Phúc Âm đều giống nhau, đó là chi
tiết về người đàn bà loạn huyết 12 năm được Chúa Giêsu chữa lành nhờ bà
có lòng tin: "Này
con, hãy vững lòng. Đức tin của con đã cứu thoát con", và chi tiết
về người
con gái vừa qua đời được Người đến cải tử hoàn
sinh cho: "'Các
ngươi hãy lui ra, con bé không có chết đâu, nó ngủ đó thôi'. Họ liền
nhạo cười Người. Và khi đã xua đám đông ra ngoài, Người vào cầm tay đứa
bé và nó liền chỗi dậy".
Về hai
chi tiết hoàn toàn khác nhau, thậm chí nghịch nhau giữa
bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu hôm nay và bài Phúc Âm của Thánh ký
Marco hôm Chúa Nhật XIII Thường Niên Năm B tuần trước, chúng ta có
thể đặt vấn đề tại sao, nhưng cả hai chỉ là những chi tiết phụ thuộc
không đáng lưu ý bằng những gì chính yếu hơn, đó là việc Chúa Giêsu tỏ
mình ra qua cái chết của người con gái này nơi cả 2 bài Phúc Âm (cho dù
là hấp hối hay vừa chết), chẳng
những cho cha mẹ của em (cho dù người bố
của em là
trưởng hội đường hay kỳ mục) mà còn cho cả dân
chúng bấy giờ nữa.
Nếu
bài đọc 1 cho năm lẻ hôm nay được trích từ Sách Khởi Nguyên về giấc
chiêm bao của tổ phụ Giacóp "thấy
một cái thang, chân thang chấm đất và đầu thang chạm đến trời: các thiên
thần lên xuống trên thang ấy",
thì ý
nghĩa của
bài đọc này có
liên
hệ
gì với bài Phúc Âm hôm nay nói riêng và phụng vụ Lời Chúa nói chung (bao
gồm cả bài Đáp Ca) hay chăng? Thưa
có - ở chỗ như thế này:
Cả việc
chữa lành cho người đàn bà loạn huyết 12 năm lẫn việc cải tử hoàn sinh
cho người con gái của gia chủ thân phụ xin Chúa Giêsu cứu giúp, đều được
Chúa Giêsu thực hiện bằng những thứ tiếp xúc khác nhau với thân xác của
Người: Trước
hết, người đàn bà loạn huyết 12 năm được chữa lành nhờ "chạm đến
gấu áo Người. Vì
bà nghĩ thầm rằng: Nếu tôi được chạm đến áo Người thôi, thì tôi sẽ được
khỏi", còn
người
con gái được cải tử hoàn sinh nhờ "Người
vào cầm tay đứa bé".
Có
nghĩa là quyền năng chữa lành bệnh nạn tật nguyền và cải từ hoàn sinh
của Chúa Giêsu là những gì xuất phát từ thân xác của Người, thậm chí từ
cả "gấu áo" Người mặc, hay nói cách khác, thân xác của Người và những gì
liên hệ tới Người đều có thể trở thành phương tiện cứu độ con người, như
"cái thang" đưa con người từ đất lên trời.
Thật
vậy, tổ phụ Giacóp đã mơ thấy hình bóng của một Vị Cứu Tinh nơi hình ảnh
"cái thang" có "các thiên thần lên xuống trên thang ấy", ám
chỉ nhân tính của Người nói chung và thân xác của Người nói riêng, một
nhân tính và
một thân xác được các thiên thần hầu cận và phục vụ, như
trong biến cố Người chay tịnh 40 ngày trong hoang địa ngay sau khi Người
bị cám dỗ (xem Mathêu
4:11), hay biến cố Người sầu
thương trong Vườn Cây Dầu trước khi Người toát mồ
hôi như máu nhỏ xuống đất (xem
Luca 22:43), hoặc biến cố Người phục sinh từ trong cõi chết có
hai thiên thần ngồi trong mồ một vị đằng đầu và một vị đằng chân của vị
thế thi thể Người được mai táng (xem
Gioan 20:12).
Tâm trạng của con
người sống với bản tính đã bị hư hoại bởi nguyên tội và mang nơi thân
xác của mình những hậu quả của nguyên tội là đau khổ (như người đàn bà
loạn huyết 12 năm) và sự chết (như đứa con gái của gia chủ thân phụ)
trong bài Phúc Âm hôm nay đều cảm thấy cần được Thiên Chúa cứu độ, Đấng
thực sự đã thực hiện việc cứu độ họ qua Con Một của Ngài đã hóa thân làm
người mặc lấy bản tính con người là
Chúa Giêsu Kitô. Tâm trạng của họ có thể phản ảnh qua bài Đáp ca hôm
nay:
1) Bạn
sống trong sự che chở của Đấng Tối Cao, bạn cư ngụ dưới bóng của Đấng
Toàn Năng, hãy thưa cùng Chúa: "Chúa là chiến lũy, nơi con nương náu;
lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài".
2) Vì chính Ngài sẽ cứu bạn thoát lưới dò của kẻ bẫy chim, và thoát
khỏi quan ôn tác hại. Ngài sẽ che chở bạn trong bóng cánh của Ngài, và
dưới cánh Ngài, bạn sẽ nương thân: lòng trung tín của Ngài là mã giáp và
khiên thuẫn.
3) Vì người quý mến Ta, Ta sẽ giải thoát cho, Ta sẽ che chở người bởi
lẽ người nhìn biết danh Ta. Người sẽ kêu cầu Ta và Ta sẽ nhậm lời; Ta sẽ
ở cùng người trong lúc gian truân.
Thánh Antôn Zacaria Linh Mục (5/7)
Thánh Antôn Zaccaria, Linh mục,
(1502-1539)
Thánh Antôn Maria Giacaria sinh năm 1502 tại Grêmôna, cha Ngài mất sớm,
mẹ Ngài, người góa phụ trẻ 18 tuổi không còn biết tới hạnh phúc nào hơn
trên trần gian là đào tạo tâm hồn người con nhỏ của mình. Thấy con thích
làm việc hơn là chơi giỡn và biết kiên trì hy sinh hãm mình, bà rất mừng
rỡ, chính bà cũng phát huy tình bác ái đối với người nghèo khổ, làm
gương cho con.
Thành Grêmôna nơi Antôn sinh trưởng vừa mới hết chiến tranh. Sau cuộc
chiếm đóng của người Pháp, dân thành lại phải chiến đấu với Ludorse
Sforza. Tình cảnh thật khốn khổ. Ngày kia trên đường về học, cậu bé
Antôn đã cởi tấm áo thêu của mình cho người nghèo mặc. Thấy vậy, người
mẹ đã âu yếm ôm con vào lòng. Từ đó Antôn xin cho con được ăn mặc bình
thường, có khi còn nhịn phần ăn cho người nghèo nữa.
Thân mẫu Antôn đã chọn cho Ngài những bậc thầy nổi danh về văn chương Hy
lạp và Latinh. Vào tuổi 15, Antôn đã theo môn triết học ở Pavie, rồi lại
theo đuổi y học ở Padua. Ở đại học người ta chế nhạo nếp sống nghèo khó
của Ngài. Tốt nghiệp phải cấp bằng tiến sĩ ưu hạng, Ngài được rất nhiều
khách hàng tín nhiệm. Nhưng đây lại là thời Luthênô nổi dậy. Antôn bỏ
nghề thuốc để theo môn thần học.
Antôn Giacaria bắt đầu tụ tập trẻ em lại, Ngài nói cho chúng nghe về các
chân lý cao trọng. Cha mẹ chúng cũng thường tới nghe dạy. Họ nói : - Nào
chúng mình đến nghe thiên thần của Chúa.
Tay cầm thánh giá, thánh nhân rảo qua khắp các đường phố nói về ơn cứu
chuộc và việc thống hối. Nơi nào bị chế nhạo, bị xỉ nhục, Ngài càng năng
lui tới hơn.
Năm 1528, lúc được 26 tuổi, Antôn được thụ phong linh mục. Ngài đến ở
Milan, thăm viếng các người đau khổ trong các nhà thương, nhà tù, nơi
các xóm nghèo. Các nghĩa cử Ngài làm đã mang lại cho Ngài danh hiệu
"người cha dân tộc". Ngài ngồi tòa hàng giờ để phục sinh các linh hồn.
Ngài chống lại phái thệ phản và đối đầu với bất cứ ai muốn tấn công đức
tin tinh tuyền. Cha Antôn có hai người bạn tông đồ là Mariggia và
Ferrari. Đức giáo hoàng truyền cho các Ngài lập một hội dòng mới, các tu
sĩ dòng thánh Phaolô. Các Ngài được trao cho việc coi sóc thánh đường
thánh Barnabê, nên người ta gọi các Ngài là các cha Barnabê.
Thánh Antôn Maria Giacaria thường nói với các môn sinh: - "Đặc tính của
những tâm hồn đại lượng là phục vụ không mong phần thưởng, chiến đấu
không chờ lương bổng. Hãy tiến tới không ngừng và hướng tới sự hoàn
thiện cao cả hơn. Hãy nói với Chúa Giêsu bị đóng đinh về tất cả những gì
bạn thấy và lãnh ý Người, cho mình và cho người khác".
Ngài dạy họ phải quen với những phỉ báng khinh miệt nhưng không làm như
vậy được nếu không hướng trọn ý tưởng về với Chúa, và nếu kinh nguyện
chưa nên của ăn nuôi sống linh hồn. Các linh mục và cả hàng giáo sĩ đã
bắt đầu. Chiều về anh em họp nhau lại để thú tội. Thánh nhân còn dẫn anh
em rảo qua đường phố bằng cách vác Thánh giá mà rao giảng. Họ còn tự
động cột giây vào cổ, làm những việc nặng nhọc trong khi một số khác đi
ăn xin cho người nghèo.
Thấy vậy, nhiều người thống hối và cải thiện đời sống. Thánh Antôn còn
cổ động lòng sùng kính Thánh Thể khuyên năng rước lễ hơn. Thời đó người
ta chỉ rước lễ một hai lần trong năm. Trước sự đổi mới này, nhiều người
coi sự nhiệt thành của Ngài là cuồng tín dị đoan. Thánh nhân vẫn an lòng
và cảm nghiệm điều Ngài thường nói : - Bạn sẽ được thấp nhập vào Chúa
đến độ không còn lo tưởng đến những sự trên thế gian này nữa.
Năm 1530, Ngài giúp nữ công tước Torelli thành lập một hội dòng nữ. Đức
giáo hoàng Phaolô III đã chuẩn y hội dòng này và đặt tên là "Dòng chị em
các thiên thần".
Năm 1536, cha Antôn Giacaria từ chức bề trên nhà dòng mà Ngài đã giữ từ
đầu để đi truyền giáo. Ngài rao giảng Phúc âm và giải hòa các cuộc tranh
chấp. Công việc thật bề bộn, không thể lường trước được, dầu vậy thánh
nhân vẫn trung thành với tác vụ, các cuộc tĩnh tâm và thư tín.
Tuy nhiên lần này, tại Guastalla, thánh nhân đã kiệt sức. Xa các môn
sinh, Ngài lui về với thân mẫu. Bà khóc lóc khi thấy con. Nhưng Antôn
nói :- Mẹ ơi ! Mẹ đừng khóc nữa. Chẳng bao lâu rồi mẹ cũng được vui mừng
với con trong vinh quang bất tận mà bây giờ con đang tiến vào.
Ba giờ chiều ngày 5 tháng 7 năm 1539, linh mục trẻ 36 tuổi Antôn Maria
Giacaria thở hơi cuối cùng trong tay mẹ hiền.
*
Ngày 05-07: Thánh ANTÔN MARIA GIACARIA Linh mục (1502 - 1539)
Khi Martin Luther tấn công những lạm dụng trong Giáo Hội, lúc ấy một
phong trào canh tân đang manh nha thành hình. Trong số những người của
phong trào có Thánh Antôn Zaccaria
Thuộc dòng dõi quý tộc, cha của Antôn Zaccaria mất sớm khi ngài mới hai
tuổi, và mẹ ngài, người goá phụ 18 tuổi, ở vậy nuôi con. Bà tận tụy dạy
dỗ đạo lý cho con ngay từ nhỏ. Khi 22 tuổi, Antôn lấy bằng tiến sĩ y
khoa và làm việc ở Cremona, giúp đỡ người nghèo và siêng năng hoạt động
tông đồ. Ngoài phần xác của con bệnh, ngài còn lo lắng đến phần hồn của
họ, ngài là một giáo lý viên và được thụ phong linh mục lúc 26 tuổi.
Ðược sai đến Milan trong một vài năm, Cha Antôn Zaccaria thành lập hai
tu hội, một cho nam giới và một cho nữ giới. Mục đích của tu hội là canh
tân xã hội đang sa sút vào thời ấy, bắt đầu từ hàng giáo sĩ và tu sĩ.
Vì rất cảm kích Thánh Phaolô, Cha Antôn Zaccaria đặt tên cho tu hội là
Bácnabê -- tên bạn đồng hành của Thánh Phaolô -- và ngài hăng say rao
giảng ở trong nhà thờ cũng như ngoài đường phố, tổ chức các nhóm truyền
giáo và không xấu hổ khi công khai ăn năn sám hối. Ngài còn khuyến khích
những hình thức sinh hoạt mới mẻ, như giáo dân cộng tác trong công việc
tông đồ, siêng năng rước lễ, chầu Thánh Thể và rung chuông nhà thờ vào 3
giờ chiều thứ Sáu hàng tuần.
Sự thánh thiện của Cha Antôn đã khích lệ nhiều người thay đổi đời sống,
và như tất cả các vị thánh khác, ngài cũng bị nhiều người chống đối. Hai
lần, tu hội của ngài phải chịu sự điều tra của các giới chức trong Giáo
Hội, và cả hai lần đều được miễn trừ.
Ðang khi trên đường công tác hòa giải, ngài bị bệnh nặng và được đưa về
thăm người mẹ. Ngài từ trần ở Cremona khi mới 36 tuổi.
Lời Bàn
Sự hăng say canh tân của Thánh Antôn Zaccaria có lẽ khiến nhiều người
ngày nay "thất vọng". Vào thời điểm mà nhiều người trong Giáo Hội lẫn
lộn giữa thế quyền và thần quyền, thì lời rao giảng, lối sống của Thánh
Antôn không khác gì một cản trở cần diệt trừ. Nhưng lối sống ấy đích
thực là linh đạo của Ðức Kitô, một Ðấng bị đau khổ, bị đóng đinh. Chúng
ta cũng không thể "cao trọng hơn Thầy", và con đường thập giá luôn luôn
là con đường dẫn đến vinh quang.
Trích từ NguoiTinHuu.com
http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=0&tabId=392&ArticleID=50627
1. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ
Là Đấng sáng lập dòng Banabê (theo tên nơi trụ sở dòng mẹ là tu viện Thánh Banabê ở Milan), Thánh Antôn Giacaria được kính nhớ theo ngày qua đời năm 1539 ở Crémone lúc 37 tuổi. Được phong thánh năm 1897.
Sinh năm 1502, tại Crémone nước Ý. Antôn được mẹ giáo dục theo tinh thần đạo hạnh. Chồng chết lúc bà mới mười tám tuổi, bà từ chối tái hôn để được toàn tâm toàn ý lo cho đứa con duy nhất là Antôn. Tuy còn nhỏ tuổi, Antôn đã khấn giữ khiết trinh trọn đời; sau khi tuyên thệ và từ chối không nhận tài sản cha để lại, Antôn theo học triết lý ở Pavie và ngành y tại Padone. Năm 1524, Antôn trở lại Crémone, dấn thân phục vụ các bệnh nhân. Cảm thấy được Ơn Gọi làm linh mục, Antôn chuẩn bị bước lên đời tư tế, dưới sự hướng dẫn của hai tu sĩ dòng Đaminh. Hai mươi sáu tuổi, năm 1528, Antôn thụ phong linh mục. Năm 1530, ngài tới định cư ở Milan. Tại đây, cùng với hai thành viên Hội Đấng Khôn Ngoan Vĩnh Cửu, ngài thành lập Hội dòng các Giáo sĩ Thánh Phaolô. Hội dòng có mục đích cải tạo hàng giáo sĩ cũng như giáo dân và đã được Đức Giáo Hoàng Clementê VII chuẩn thuận năm 1533.
Thánh Antôn Giacaria có thể được xem là người đi trước Thánh Carôlô trong cuộc phục hưng công giáo: khi Thánh Carôlô tới Milan, năm 1569, đã thấy các tu sĩ Banabê hoạt động ở đó từ nhiều năm trước.
2. Thông điệp và tính thời sự
Lời nguyện của ngày phác thảo diện mạo Thánh Antôn, người sống đồng thời với thời kỳ Luther nổi lên chống đối Roma (1520 – 1524). Lời nguyện xin Chúa ban cho chúng ta được sự hiểu biết khôn vời của Đức Kitô như đã ban cho Thánh Phaolô xưa và đã giúp Thánh Antôn Giacaria loan báo Lời Cứu Rỗi cho Hội Thánh.
Thánh Antôn đã thụ huấn tại trường học của Thánh Phaolô để “sống tình yêu Đức Kitô vượt mọi sự hiểu biết” (Ep 3, 19). Bởi thế, Người đã muốn là thầy thuốc chữa bệnh tâm hồn hơn thầy thuốc chữa bệnh phần xác. Nhiệt tình bác ái của thánh nhân biểu lộ qua việc chuyên cần giảng dạy giáo lý và công tác giáo dục; Ngài loan báo Lời Cứu Rỗi ngoài đường phố, trên các quảng trường, lôi kéo nhiều người trở lại, chấn chỉnh các tu viện, như ở Vicence và đem nhiều thành phố làm hòa lại với nhau.
Bài giảng cho các tu sĩ Banabê (Phụng vụ bài đọc) là một trong những bản văn quý hiếm của ngài còn giữ được (mười hai bức thư, sáu bài diễn văn và bản Hiến Pháp). Thánh Antôn Maria mô tả những công hiệu của cái khoa học làm ta “trở nên điên dại vì Đức Kitô” theo như giáo huấn của Thánh Tông Đồ mà thánh nhân gọi là “Đấng hướng dẫn và bảo vệ chúng ta”. Nhà cải cách không muốn thành lập một dòng tu gồm các tu sĩ hoặc tu huynh, nhưng muốn gồm những tông đồ được gọi vào sứ vụ phục vụ Lời và các bí tích, bởi ý đồ của người là muốn chống lại lạc giáo của Luther. Thánh nhân đã can đảm chịu đựng những hiểu lầm và bách hại gây nên cho mình trước khi được phục hồi sau hai phiên tòa mở ra để chống đối Ngài (1534 – 1537), do những người từng đồng hành trong các buổi đầu của viện do người thành lập. Thành viên của viện thời đầu được gọi là tu huynh Phaolô, về sau gọi là các tu sĩ Banabê; hội dòng đã được thành lập, dưới sự bảo trợ của Thánh Phaolô Tông Đồ, xem Người như Đấng hướng dẫn. Thánh Antôn Maria viết: “Dưới sự lãnh đạo của một thủ lãnh như thế, chúng ta không có quyền nhát đảm hay chạy trốn, cũng không được là những đứa con thoái hóa của một người cha như thế”. Từ hội dòng này có hai vị thánh: Thánh Phanxicô Xavie Bianchi và Thánh Alexandre Sauli, một trong những giám mục nổi tiếng nhất của cuộc cải cách do Công Đồng Tridentê khởi xướng.
Enzo Lodi
https://www.tonggiaophanhanoi.org/ngay-5-7-thanh-anton-maria-zacaria-linh-muc-1502-1539/
Bài Ðọc I: (Năm I) St 32, 22-32
"Tên ông sẽ được gọi là Israel, vì ông có sức mạnh chống lại Thiên Chúa".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, Giacóp chỗi dậy sớm, đem hai vợ, hai người đầy tớ gái, và mười một người con đi sang qua khe suối Giabốc. Sau khi dẫn họ và đem tất cả của cải qua bên kia suối, ông ở lại một mình, và đây, có một người vật lộn với ông cho đến sáng. Người ấy thấy mình không thể vật ngã Giacóp được, nên đá vào gân đùi ông, và lập tức gân ấy khô bại. Người ấy nói với ông rằng: "Hãy buông ta ra, vì đã hừng đông rồi". Ông trả lời: "Tôi chỉ buông ông ra khi nào ông chúc lành cho tôi". Vậy người ấy hỏi: "Ông tên gì?" Ông trả lời: "Tôi tên là Giacóp". Người ấy lại nói: "Tên ông sẽ không còn gọi là Giacóp nữa, nhưng sẽ gọi là Israel, vì nếu ông có sức mạnh chống lại Thiên Chúa, ắt ông sẽ còn mạnh sức thắng được loài người". Giacóp hỏi người ấy: "Xin ông cho tôi biết ông tên gì?" Người ấy đáp: "Tại sao ông lại hỏi tên ta?" Bấy giờ người ấy chúc lành cho Giacóp chính nơi ấy. Giacóp đặt tên cho nơi ấy là Phanuel, và bảo rằng: "Tôi đã thấy Chúa nhãn tiền mà mạng sống tôi vẫn an toàn".
Khi ông đã ra khỏi Phanuel, thì mặt trời liền mọc lên, nhưng ông đi khập khễnh một chân. Vì lẽ đó, con cái Israel không ăn gân đùi cho đến ngày nay, vì gân đùi Giacóp bị khô bại: bởi thiên thần đã đá vào gân đùi ông, nên ông bị bại.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 16, 1. 2-3. 6-7. 8b và15
Ðáp: Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan (c. 15a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của con; xin để ý đến lời con kêu cứu, lắng tai nghe con thốt ra từ cặp môi chân thành! - Ðáp.
2) Từ cái nhìn của Chúa hãy diễn ra sự phán quyết về con: vì mắt Ngài thấy rõ điều chân chính. Nếu Ngài lục soát lòng con, nếu ban đêm Ngài thăm viếng, nếu Ngài thử con trong lửa, Ngài sẽ không gặp điều gian ác ở nơi con. - Ðáp.
3) Con kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời con; lạy Chúa, xin lắng tai về bên con, xin nghe rõ tiếng con. Xin tỏ ra đức từ bi lạ lùng của Chúa, là Ðấng giải thoát khỏi bọn đối phương những ai tìm nương tựa tay hữu của Ngài. - Ðáp.
4) Xin che chở con trong bóng cánh tay Ngài. Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan; khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa. - Ðáp.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng biết Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 9, 32-38
"Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, người ta đem đến Chúa Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi đã trừ quỷ, thì người câm nói được, đám đông dân chúng kinh ngạc và nói rằng: "Chưa bao giờ thấy xảy ra như vậy trong dân Israel". Nhưng các người biệt phái nói rằng: "Ông ta đã nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ".
Và Chúa Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn. Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa".
Ðó là lời Chúa.
Một con người dám đấu với Thiên Chúa và "có sức mạnh chống lại Thiên Chúa"
Bài
Phúc Âm của Thánh ký Mathêu cho Thứ Ba Tuần XIV Thường Niên hôm nay bao
gồm 2 sự kiện khác nhau: trước hết về việc Chúa Giêsu trừ quỉ, và sau đó
về tình trạng chiên
cần chủ chiên.
Về việc
Chúa Giêsu trừ quỉ, Thánh
ký Mathêu thuật lại ở phần trên của bài Phúc Âm hôm nay thế này: "Khi
ấy, người ta đem đến Chúa Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi đã trừ quỷ,
thì người câm nói được, đám đông dân chúng kinh ngạc và nói rằng: 'Chưa
bao giờ thấy xảy ra như vậy trong dân Israel'. Nhưng các người biệt phái
nói rằng: 'Ông ta đã nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ'".
Về tình
trạng chiên cần chủ chiên, Thánh
ký Mathêu thuật lại ở phần dưới của bài Phúc Âm hôm nay như sau:
"Chúa
Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường,
rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.
Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ
vơ như những con chiên không có người chăn. Người liền bảo môn đệ rằng:
'Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ
đi gặt lúa'".
Ý tưởng
chính yếu của bài Phúc Âm hôm nay đó là câu Thánh ký Mathêu ghi nhận về
Chúa Giêsu rằng: "Thấy
đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ
như những con chiên không có người chăn".
Đúng
thế,
tất cả những gì Thiên Chúa làm cho con người đều do bởi tình thương của
Ngài trước thân phận tháp hèn và khốn khổ của con người, thành phần
không thể tự cứu được
mình mà chỉ hoàn toàn trông chờ vào Ngài, Đấng
quả thực đã sai Con của Ngài đến với loài người, cũng chỉ vì thương con
người, và Con của Ngài trở thành hiện thân sống động của tình thương
Ngài đối với chung nhân loại và riêng thành phần nạn nhân của "mọi
thứ bệnh
hoạn tật nguyền" hay
bị quỉ ám về
thể lý, như "người
câm bị quỷ ám" trong
bài
Phúc Âm hôm nay, nhất
là
thành phần đáng thương tiêu biểu của nhân loại ngay trước mắt Người bấy
giờ không được ai giúp đỡ và phục vụ.
Bởi thế,
trong dự án thần linh của mình, Người cần tuyển mộ thêm một số cộng sự
viên đắc lực với Người trong sứ vụ cứu độ bất khả thiếu của Người. Đó là
lý do Người "liền bảo với
các môn đệ" là
thành phần được Người
gọi theo
Người, chứ không bảo chung dân chúng, rằng: '"Lúa
chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi
gặt lúa".
"Lúa chín đầy đồng" đây
nghĩa là gì, nếu không phải là thành phần dân chúng đáng thương cần được
cứu vớt, họ là thành phần bình dân chất phác thường cởi mở và dễ tin
tưởng vào Chúa cùng chấp nhận Lời Chúa hơn thành phần luật sĩ và biệt
phái vốn hay tự phụ kiêu căng nên khó tin, khó chấp nhận những gì không
hợp với họ hay họ có thành kiến, ngay cả khi họ thấy Người trừ quỉ câm
trong bài Phúc Âm hôm nay mà họ
vẫn cho rằng "Ông
ta đã nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ'".
Và cũng
vì thế mới xẩy ra tình trạng "thợ
gặt thì ít", nghĩa
là những người lãnh đạo tinh thần cho dân chúng thì nhiều đấy nhưng về
phẩm thì vẫn quá ít ỏi và hiếm hoi, hầu hết, nếu không muốn nói là tất
cả (xem Gioan 10:8 - "tất cả những kẻ đến trước Tôi đều là trộm
cướp)" vừa bất xứng về tinh thần và uy tín vừa bất khả về cung cách và
hiệu quả, đến không phải là để phục vụ như Người mà chỉ lo hưởng
thụ ở chỗ
tìm cầu những
gì là danh dự và uy quyền mà thôi (xem Mathêu 20:28 và đoạn 23).
Do đó, cần phải
"xin
chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa", nghĩa
là sai những con người sống tinh thần của Chúa Kitô và như Chúa
Kitô đến mới
có thể đáp ứng nhu cầu
cùng lòng mong đợi của dân chúng, nhờ đó hoàn
thành dự án cứu độ thần linh vô
cùng nhân hậu của
Thiên Chúa.
"Thấy
đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ
như những con chiên không có người chăn" là
những
gì
chứng tỏ cho thấy dù con người hèn yếu nhưng vẫn thắng được cõi lòng
nhân hậu của Thiên Chúa, đến độ đã khiến cho Thiên Chúa phải cúi mình
xuống phục vụ họ.
Chẳng khác gì tổ
phụ Giacóp trong bài đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, tuy là một con người yếu
kém hơn "một
người vật lộn với ông cho đến sáng" nhưng
kể như vị
tổ phụ này đã thắng trận đấu: "Người
ấy thấy mình không thể vật ngã Giacóp được, nên đá vào gân đùi ông, và
lập tức gân ấy khô bại". Chính
chỗ "gân khô bại" bị "thiên
thần đã đá vào gân đùi ông" ấy, khiến
"ông
đi khập khễnh một chân" như
thế cũng là
và chính là dấu chứng tỏ "ông
có sức mạnh chống lại Thiên Chúa" đúng
như tên gọi "Israel" mới được
vị ấy đặt cho ông cuối trận đấu.
Một con người dám đấu với Thiên Chúa và "có sức mạnh
chống lại Thiên Chúa" như thế phải là một con người công chính, như
tổ phụ Giacóp, cho dù là yếu hèn về mọi phương diện, như thành phần dân
chúng trong bài Phúc Âm, nhưng càng vì thế họ lại càng hoàn toàn tin
tưởng vào Thiên Chúa, nhờ đó Thiên Chúa toàn năng có thể tỏ mình ra cho
họ và qua họ, khiến họ trở thành quyền năng và vô địch
như Thiên Chúa. Bài Đáp ca hôm nay đã bày tỏ tâm
tình của một con người công chính đối với Thiên Chúa như sau:
1) Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của con; xin để ý đến lời con
kêu cứu, lắng tai nghe con thốt ra từ cặp môi chân thành!
2) Từ cái nhìn của Chúa hãy diễn ra sự phán quyết về con: vì mắt Ngài
thấy rõ điều chân chính. Nếu Ngài lục soát lòng con, nếu ban đêm Ngài
thăm viếng, nếu Ngài thử con trong lửa, Ngài sẽ không gặp điều gian ác ở
nơi con.
3) Con kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời con; lạy Chúa, xin lắng tai về
bên con, xin nghe rõ tiếng con. Xin tỏ ra đức từ bi lạ lùng của Chúa, là
Đấng giải thoát khỏi bọn đối phương những ai tìm nương tựa tay hữu của
Ngài.
4) Xin che chở con trong bóng cánh tay Ngài. Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan; khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa.
Bài Ðọc I: (Năm I) St 41, 55-57; 42, 5-7a. 17-24a
"Chúng ta phải chịu thế này thật xứng đang, vì chúng ta đã phạm đến em chúng ta".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, cả nước Ai-cập gặp nạn đói kém, dân chúng kêu vua Pharaon, xin cho họ của ăn. Vua trả lời họ rằng: "Các ngươi hãy đến cùng Giuse và ông bảo thế nào, các ngươi hãy làm như vậy". Cơn đói kém ngày càng gia tăng khắp mặt đất. Bấy giờ ông Giuse mở các kho lúa, bán cho người Ai-cập, vì họ cũng đói kém khổ sở. Khắp mọi nước, người ta tuôn đến Ai-cập để mua lương thực ăn cho đỡ đói.
Các con ông Giacóp cũng đi chung với những người khác đến Ai-cập để mua lúa, vì nạn đói cũng hoành hành trong đất Canaan. Giuse có quyền trên toàn lãnh thổ Ai-cập, nên ông bán lúa thóc cho hết mọi người. Khi các anh của Giuse sấp mình lạy ông, ông nhận ra các anh, nên ông nói giọng cứng cỏi như nói với khách lạ. Ông hỏi họ: "Các ngươi ở đâu đến?" Họ đáp: "Chúng tôi từ đất Canaan đến mua thực phẩm".
Giuse đã truyền giam họ trong ba ngày; đến ngày thứ ba, ông cho dẫn họ ra khỏi tù và bảo rằng: "Các ngươi hãy làm điều ta dạy bảo, thì sẽ được sống: vì ta kính sợ Thiên Chúa. Nếu các ngươi là người lương thiện thì một người trong các ngươi sẽ ở lại trong tù, còn những người khác hãy đem lúa về nhà. Rồi các ngươi hãy dẫn đứa em út các ngươi tới đây cho ta, để ta có thể tin lời các ngươi, và các ngươi sẽ khỏi chết. Họ đã làm như Giuse dạy bảo.
Bấy giờ họ mới nói với nhau rằng: "Chúng ta phải chịu thế này thật xứng đáng, vì chúng ta đã phạm đến em chúng ta. Chúng ta đã thấy tâm hồn em chúng ta khổ sở, khi nó năn nỉ chúng ta tha cho nó, nhưng chúng ta không chịu nghe. Vì thế nên chúng ta phải chịu nỗi khốn khổ này". Bấy giờ, một người trong anh em là Ruben nói rằng: "Chớ thì tôi đã chẳng bảo anh em đừng có phạm đến đứa trẻ sao". Nhưng không ngờ rằng Giuse hiểu tiếng họ, vì ông dùng thông ngôn mà nói với họ. Ông Giuse lánh mặt đi một chút mà khóc.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 32, 2-3. 10-11. 18-19
Ðáp: Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài (c. 22).
Xướng: 1) Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm; với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. Hãy ca mừng Người bài ca mới, hát mừng Người với tiếng râm ran. - Ðáp.
2) Chúa phá tan ý định của các nước, làm cho vô hiệu tư tưởng của chư dân. Ý định của Chúa tồn tại muôn đời, tư tưởng lòng Ngài còn mãi đời nọ sang đời kia. - Ðáp.
3) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 5
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 10, 1-7
"Các con hãy đến cùng chiên lạc nhà Israel".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ Người lại, và ban cho các ông quyền hành trên các thần ô uế để các ông xua đuổi chúng và chữa lành mọi bệnh hoạn, tật nguyền.
Ðây là tên của mười hai Tông đồ: Trước hết là Simon cũng gọi là Phêrô, rồi đến Anrê em của ông, Giacôbê con ông Giêbêđê và Gioan em của ông, Philipphê và Bartôlômêô, Tôma và Matthêu người thu thế, Giacôbê con ông Alphê và Tađêô, Simon nhiệt tâm và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.
Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: "Các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước Trời đã gần đến'".
Ðó là lời Chúa.
Đâu là thành phần "những con chiên lạc nhà Israel": Họ là ai?
Bài
Phúc Âm
hôm nay, Thứ Tư Tuần XIV Thường Niên, tiếp ngay sau bài Phúc Âm hôm
qua, ở chỗ, trong bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Giêsu thấy dân chúng bơ vơ
như chiên không chủ chăn, và ngỏ ý muốn có thêm cộng sự viên trong công
cuộc cứu độ với Người kêu
gọi, bằng
cách kêu gọi các môn đệ hãy xin thêm thợ gặt đến làm mùa, thì trong bài
Phúc Âm hôm nay "Chúa
Giêsu gọi mười hai môn đệ Người lại, và ban cho các ông quyền hành trên
các thần ô uế để các ông xua đuổi chúng và chữa lành mọi bệnh hoạn, tật
nguyền".
Thành phần được
Chúa Giêsu ưu tuyển này là những ai, được Thánh ký Mathêu cho biết như
sau: "Đây
là tên của mười hai Tông đồ: Trước hết là Simon cũng gọi là Phêrô, rồi
đến Anrê em của ông, Giacôbê con ông Giêbêđê và Gioan em của ông,
Philipphê và Bartôlômêô, Tôma và Matthêu người thu thế, Giacôbê con ông
Alphê và Tađêô, Simon nhiệt tâm và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người".
Và sứ vụ
của 12 môn đệ được gọi là tông đồ này như thế nào, cũng được Thánh ký
Mathêu cho biết như thế này: "Chúa
Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: 'Các con đừng đi về phía
các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy
đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước
Trời đã gần đến'".
Ở đây
có
2 vấn đề được đặt ra: thứ nhất là danh xưng môn đệ và tông đồ có khác
nhau không, nếu có thì như thế nào? Và thứ hai là địa bàn hoạt động của
các tông đồ tại sao chỉ giới hạn vào "các chiên lạc nhà Israel"
mà thôi?
Trước hết về danh xưng "môn đệ" (disciple) và "tông đồ" (apostle), căn cứ vào Phúc Âm, chúng ta nên hiểu như thế này:
1)
Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm; với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng
Chúa. Hãy ca mừng Người bài ca mới, hát mừng Người với tiếng râm ran.
2)
Chúa phá tan ý định của các nước, làm cho vô hiệu tư tưởng của chư dân.
Ý định của Chúa tồn tại muôn đời, tư tưởng lòng Ngài còn mãi đời nọ sang
đời kia.
3) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy
trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng
họ trong cảnh cơ hàn.
Bài Ðọc I: (Năm I) St 44, 18-21. 23b-29; 45, 1-5
"Ðể cứu sống anh em mà Thiên Chúa đã sai em xuống Ai-cập trước anh em".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, Giuđa lại gần mà nói thật thà với Giuse rằng: "Thưa ngài, xin ngài nghe tôi tớ của ngài nói đôi lời, xin ngài đừng phẫn nộ với tôi tớ của ngài, vì sau vua Pharaon ngài là chủ của tôi. Trước đây ngài đã hỏi các tôi tớ ngài rằng: "Các ngươi còn cha, còn đứa em nào nữa chăng?" Chúng tôi đã trả lời với ngài rằng: Chúng tôi còn cha già, và một đứa em út sinh ra lúc cha chúng tôi đã già. Anh áp út đã chết rồi: mẹ nó chỉ còn lại một mình nó, cha chúng tôi thương nó lắm. Vậy mà ngài đã bảo các tôi tớ ngài: "Hãy đem nó tới đây cho ta xem thấy nó". Chúng tôi đã thưa với ngài rằng: "Ðứa nhỏ không thể bỏ cha nó được". Nhưng ngài đã nói dứt khoát với các tôi tớ ngài rằng: "Nếu em út các ngươi không tới với các ngươi, thì các ngươi sẽ không thấy mặt ta nữa". Vậy khi chúng tôi trở về cùng tôi tớ của ngài là cha chúng tôi, chúng tôi đã thuật lại hết mọi điều ngài đã nói. Cha chúng tôi bảo rằng: "Các con hãy trở lại mua thêm ít lúa thóc nữa". Chúng tôi trả lời với người rằng: "Chúng con không thể đi được. Nếu em út đi với chúng con, thì chúng con cùng đi chung với nhau. Nếu em út không đi với chúng con, thì chúng con không dám đến trước mặt người". Cha chúng tôi nói: "Các con biết rằng bạn ta chỉ sinh ra cho ta hai đứa con trai, một đứa đã ra đi và các con đã nói nó phải thú dữ ăn thịt, và cho đến nay chưa thấy nó trở về; các con lại đem thằng này đi nữa, nếu dọc đường có gì rủi ro xảy đến cho nó, thì các con đưa cha già đầu bạc sầu não này xuống suối vàng cho rồi".
Khi ấy Giuse không thể cầm lòng nổi trước mặt mọi người đang đứng đấy, nên truyền cho mọi người ra ngoài, và không còn người nào khác ở đó lúc ông tỏ cho anh em biết mình, ông khóc lớn tiếng: những người Ai-cập và cả nhà vua đều nghe biết. Giuse nói với các anh em rằng: "Tôi là Giuse đây, cha còn sống không?" Các anh em sợ hãi quá nên không dám trả lời. Giuse nói với anh em cách nhân từ rằng: "Hãy đến gần tôi". Khi họ đến gần, ông lại nói: "Tôi là Giuse em các anh mà các anh đã bán sang Ai-cập. Các anh chớ khiếp sợ, và đừng ân hận vì đã bán tôi sang đất này, vì chưng để cứu sống các anh em mà Thiên Chúa đã sai tôi sang Ai-cập trước anh em".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 104, 16-17. 18-19. 20-21
Ðáp: Các ngươi hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm (c. 5a).
Xướng: 1) Chúa đã gọi cảnh cơ hàn về trên đất nước, và rút đi mọi sự nâng đỡ bằng cơm bánh. Ngài đã sai một người đi trước họ: Giuse đã bị bán để làm nô lệ. - Ðáp.
2) Thiên hạ đã lấy xiềng để trói chân người, và cổ người bị cột bằng xích sắt, cho tới khi ứng nghiệm lời tiên đoán của người, lời của Chúa đã biện minh cho người. - Ðáp.
3) Vua đã sai cởi trói cho người, Chúa của chư dân cũng đã giải phóng người. Vua đã tôn người làm chủ của mình, và làm chúa trên toàn diện lãnh thổ. - Ðáp.
Alleluia: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước gì hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 10, 7-15
"Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con hãy đi rao giảng rằng "Nước Trời đã gần đến". Hãy chữa những bệnh nhân, hãy làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi được sạch và hãy trừ quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không. Các con chớ mang vàng bạc, tiền nong trong đai lưng, chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc, vì thợ thì đáng được nuôi ăn.
"Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi. Khi vào nhà nào, các con hãy chào rằng: "Bình an cho nhà này". Nếu nhà ấy xứng đáng thì sự bình an của các con sẽ đến với nhà ấy. Nhưng nếu ai không tiếp rước các con và không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi nhà hay thành ấy và giũ bụi chân các con lại. Thật, Thầy bảo các con: Trong ngày phán xét, đất Sôđôma và Gômôra sẽ được xét xử khoan dung hơn thành ấy".
Ðó là lời Chúa.
1) Chúa
đã gọi cảnh cơ hàn về trên đất nước, và rút đi mọi sự nâng đỡ bằng cơm
bánh. Ngài đã sai một người đi trước họ: Giuse đã bị bán để làm nô lệ.
2) Thiên hạ
đã lấy xiềng để trói chân người, và cổ người bị cột bằng xích sắt, cho
tới khi ứng nghiệm lời tiên đoán của người, lời của Chúa đã biện minh
cho người.
3) Vua đã sai cởi trói cho người, Chúa của chư dân cũng đã giải phóng người. Vua đã tôn người làm chủ của mình, và làm chúa trên toàn diện lãnh thổ.
Bài Ðọc I: (Năm I) St 46, 1-7. 28-30
"Cha chết cũng vui lòng, vì Cha đã trông thấy mặt con".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, ông Israel ra đi, đem theo tất cả những gì ông có và đến Giếng Thề; tại đây ông dâng hy tế lên Thiên Chúa của Isaac, cha của ông. Ban đêm trong một thị kiến, ông nghe Chúa gọi ông và nói với ông rằng: "Hỡi Giacóp, Giacóp!" Ông liền thưa: "Này con đây". Thiên Chúa nói tiếp: "Ta là Thiên Chúa rất hùng mạnh của cha ngươi, nên ngươi đừng sợ, hãy xuống xứ Ai-cập, vì ở đó Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc vĩ đại. Ta sẽ xuống đó với ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi trở về, (sau khi) tay Giuse đã vuốt mắt cho ngươi".
Bấy giờ Giacóp bỏ Giếng Thề mà đi: các con cái đưa ông và vợ con lên các xe Pharaon đã phái đến rước cha già và tất cả những gì ông có ở Canaan; ông sang Ai-cập với tất cả dòng dõi ông, gồm con trai, con gái và cháu chắt.
Bấy giờ Giacóp sai Giuđa đi trước báo tin cho Giuse biết mà đón rước cha tại Ghêsen. Khi ông đến đó, thì Giuse thắng xe đi đón cha tại Ghêsen. Vừa thấy cha, ông ôm cổ cha mà khóc. Giacóp nói với Giuse rằng: "Cha chết cũng vui lòng, vì cha đã trông thấy mặt con và biết con còn sống".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 36, 3-4. 18-19. 27-28. 39-40
Ðáp: Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).
Xướng: 1) Hãy trông cậy Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Ðáp.
2) Chúa chăm lo cho mạng sống người nhân đức, và phần gia nghiệp họ còn mãi muôn đời. Ngày tai hoạ, những người đó không tủi hổ, và trong nạn đói, họ sẽ được ăn no. - Ðáp.
3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu, bởi vì Chúa yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành. - Ðáp.
4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ: trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân, Chúa bang trợ và giải thoát họ. Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Ðáp.
Alleluia: Tv 129, 5
Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy vào Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 10, 16-23
"Không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Này, Thầy sai các con đi như những con chiên ở giữa sói rừng. Vậy các con hãy ở khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu. Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì? Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì; vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con.
"Anh sẽ đem nộp giết em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại với cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ. Khi người ta bắt bớ các con trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật các con: Các con sẽ không đi khắp hết các thành Israel trước khi Con Người đến".
Ðó là lời Chúa.
"khi người ta bắt bớ các con trong thành này, hãy trốn sang thành khác"
tức là "Ta sẽ xuống đó với ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi trở về"
Tiếp tục bài huấn dụ sai đi của mình với các tông đồ, trong bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XIV Thường Niên tuần này, Chúa Giêsu nói đến số phận gian nan khốn khổ bất khả phân ly với sứ vụ chứng nhân của các vị.
"Này, Thầy sai các con đi như những con chiên ở giữa sói rừng. Vậy
các con hãy ở khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như bồ câu. Các con hãy
coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập
các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và
vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết".
Thế
nhưng,
Chúa Giêsu đồng thời cũng trấn an các vị với 3 điều để các vị có thể tin
tưởng chống đỡ, khôn ngoan tồn
tại cho đến
khi hoàn thành sứ vụ của các vị như sau:
"Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải
nói thế nào và nói gì? Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì;
vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các
con nói trong các con.
... Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ
đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ. Khi người ta bắt bớ các con trong thành
này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật các con: Các con sẽ
không đi khắp hết các thành Israel trước khi Con Người đến".
Điều
thứ
nhất trong 3 điều này đó là tin tưởng chống đỡ: "khi
người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và
nói gì? Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì; vì chưng, không
phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong
các con". Đúng
thế,
vì là việc của Thiên Chúa, Ngài sẽ lo việc của Ngài và bảo vệ thành phần
thừa sai của Ngài, nhất là trong những lúc chúng từ của họ lên đến mức
tột đỉnh và hùng hồn nhất.
Điều
thứ
hai trong ba điều đó là khôn ngoan tồn tại: "Khi
người ta bắt bớ các con trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác". Ở đây
Chúa Giêsu cho phép các tông đồ được trốn tránh những bách hại xẩy ra,
không phải vì sợ chết cho bằng vì lợi ích cho chung đoàn chiên, không
phải vì liều lĩnh cho bằng quí trọng mạng sống.
Chính Chúa Giêsu mấy lần cũng tự thoát khỏi tay những kẻ tìm bắt Người
khi chưa tới giờ của Người (xem Luca 4:30; Gioan 8:59).
Điều
thứ
ba trong ba điều đó là hoàn thành sứ vụ:
"Các
con sẽ không đi khắp hết các thành Israel trước khi Con Người đến".
Câu này
có thể
Chúa Giêsu ám chỉ đến Cuộc Vượt Qua của Người hơn là đến việc Người tái
giáng lần thứ hai. Nghĩa là các tông đồ chưa rao giảng xong cho thành
phần "chiên lạc của Nhà Israel" thì đã đến thời điểm các vị cần
phải theo Người lên Giêrusalem, nơi Người 3 lần đã tiên
báo cho các vị về số phận kết thúc của Người ở đó.
Nếu "khi
người ta bắt nộp các con, các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói
gì?" và "khi
người ta bắt bớ các con trong thành này, hãy trốn sang thành khác" thì
cũng thế, trong bài đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, khi đại gia đình của tổ
phụ Giacóp gặp nạn đói ở đất Canaan, Thiên Chúa cũng đã lo liệu trước
mọi sự cho tổ phụ Giacóp cùng với toàn thể đại gia đình
72 người của ông,
trong việc tỏ cho ông biết ý định của Ngài muốn gia đình ông lánh nạn
sang Ai Cập để tránh nạn đói này ở Canaan là nơi Ngài đã hứa
ban đất ấy cho dân
Do Thái, và
cũng là nơi Ngài còn hứa với chính tổ phụ Giacóp
rằng Ngài
sẽ đem họ từ Ai Cập trở
về mảnh đất hứa này:
"Ta là Thiên Chúa rất hùng mạnh của cha ngươi, nên ngươi đừng sợ, hãy
xuống xứ Ai-cập, vì ở đó Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc vĩ đại. Ta
sẽ xuống đó với ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi trở về, (sau khi) tay
Giuse đã vuốt mắt cho ngươi".
Bài Đáp
Ca hôm nay đã bày tỏ cảm nhận tin tưởng cậy trông nơi Vị
Thiên Chúa quan phòng
thần linh đầy quyền năng và yêu thương, nhất là trong lúc những gian nan
khốn khó:
1) Hãy trông cậy Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước,
thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự
lòng bạn thỉnh cầu.
2)
Chúa chăm lo cho mạng sống người nhân đức, và phần gia nghiệp họ còn mãi
muôn đời. Ngày tai hoạ, những người đó không tủi hổ, và trong nạn đói,
họ sẽ được ăn no.
3)
Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu, bởi vì Chúa
yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành.
4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ: trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân, Chúa bang trợ và giải thoát họ. Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người.
Thánh Augustinus Zhao Rong và Các Bạn Tử Đạo
Người Trung Hoa
Vào ngày mồng 09 tháng 07 hàng năm, Giáo hội
Công giáo cử hành Lễ kính nhớ Thánh Augustinus Zhao Rong và các bạn Tử
Đạo. Thực ra, Lễ kính Thánh nhớ Augustinus Zhao Rong và các bạn Tử Đạo
là ngày Lễ của nhiều vị Tử Đạo người Trung Hoa, cụ thể là của 120 vị,
với tuổi đời khác nhau. Các Ngài đã trao hiến mạng sống mình cho Thiên
Chúa trong những năm từ 1648 tới 1930. Một số trong các Ngài vẫn còn
trong độ tuổi thiếu nhi, và số khác thì đã cao niên: Vị trẻ nhất là 7
tuổi, và vị cao niên nhất là 97 tuổi. Phần lớn trong số các Ngài đều là
những người Giáo dân Trung Hoa, bao gồm những bậc cha mẹ, những người
con, các Giáo Lý Viên và những công nhân. Cũng có một số Giáo sĩ và Tu
sĩ, cả bản địa lẫn người nước ngoài. Trong số những vị Tử Đạo không được
sinh ra tại đất Trung Hoa nhưng người ta vẫn kể các Ngài vào trong số
những Vị Thánh Tử Đạo Trung Hoa, gồm nhiều Nữ Tu, Linh mục, đặc biệt là
các Nữ Tu và Linh mục Dòng Thánh Đa-minh, rồi đến các Linh mục và Tu sĩ
Dòng Tên cũng như các Linh mục và Tu sĩ Dòng Thánh Phan-xi-cô.
Các vị Tử Đạo Trung Hoa đã được tôn phong lên
bậc Chân Phúc vào nhiều thời gian khác nhau, nhưng cùng được tôn phong
lên bậc Hiển Thánh vào ngày mồng 01 tháng 10 trong Năm Thánh 2000 bởi
Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II. Chính quyền cộng sản Trung Quốc tỏ ra
vô cùng bất bình với biến cố Phong Thánh nêu trên. Tuy nhiên, sự quan
phòng của Thiên Chúa lại vô cùng nhiệm màu, Ngài đã biến sự bực dọc và
bất bình đến lỗ mãng của chính quyền cộng sản Trung Quốc thành điều tốt
lành cho các tín hữu và cho Giáo hội tại quốc gia này: Vì chính quyền
Trung Cộng đã bày tỏ sự bực dọc và bất bình với vụ này một cách quá
đáng, nên nhiều người, không phải chỉ tại Trung Hoa đại lục, tại Hồng
Kong, tại Đài Loan hay tại Ma-cao, nhưng còn tại nhiều nơi khác trên
toàn thế giới, đã lưu tâm tới biến cố Phong Thánh đó. Rất nhiều người đã
dành thời gian để tìm hiểu về cuộc đời và cái chết của các Vị Tử Đạo
Trung Hoa, bởi sự ồn ào của chính quyền Trung Cộng đã khiến người ta đặt
câu hỏi: Tại sao những người ấy lại được Phong Thánh? Và tại sao chính
quyền Trung Cộng lại chống đối việc Phong Thánh đó?
Những gì được kể về các vị Tử Đạo Trung Hoa
thật ấn tượng: Một vị đã tỏ ra vô cùng hạnh phúc khi người ta dẫn Ngài
tới nơi hành hình Thập Giá, Ngài đã khóc vì sung sướng và đã tạ ơn Chúa,
vì Ngài được phúc chịu Tử Đạo với cùng một cách thức như Đấng Cứu Chuộc
của Ngài. Một vị Tử Đạo khác đó là Thánh Chi Zhuzi, chỉ mới 18 tuổi, đã
chịu Tử Đạo trong cùng thời gian với Thánh Augustinus Zhao Rong. Khi
người ta chặt đứt cánh tay phải của Ngài và chuẩn bị lột da Ngài khi
Ngài vẫn còn đang sống, Ngài đã kêu lên rằng: „Từng miếng thịt của
tôi và từng giọt máu của tôi sẽ làm chứng rằng, tôi là một Ki-tô hữu!“
Trong số các vị Tử Đạo có một Linh mục đã bị một người khác tiết lộ nơi
ẩn náu của Ngài khi anh ta nhận được 30 đồng bạc; cũng có một vị khác đã
được phúc Tử Đạo chỉ sau hai ngày kể từ khi được lãnh nhận Bí Tích Thanh
Tẩy; và có hai Linh mục Dòng Tên đã được phúc Tử Đạo ngay trong lúc đang
cử hành Thánh Lễ.
Ki-tô giáo đến Trung Hoa qua ngả Syria, nơi mà
Giáo hội ngày nay cũng đang phải sống với tính cách là nhóm thiểu số và
đang phải trải qua sự bách hại. Những báo cáo về Giáo hội tại Trung Hoa
chỉ cho thấy rằng, con số các tín hữu Công giáo tại Trung Hoa đã tăng
lên rất nhiều, bất chấp sự đàn áp, sự trục xuất, bất chấp chủ nghĩa cộng
sản và chiến dịch văn hóa. Tuy nhiên, trong hiện tại, các vụ phong chức
Giám mục bất hợp pháp đang là những vết thương đầy đớn đau trong cộng
đoàn Giáo hội, như Đức Bê-nê-đíc-tô XVI đã viết như thế trong một bức
thư gửi cho người người Công giáo Trung Hoa vào năm 2007. Nhưng dù bị áp
bức tư bề, Giáo hội tại Trung Hoa vẫn đang tiếp tục phát triển.
Lm Đa-minh Thiệu O.Cist
http://www.simonhoadalat.com/suyniem/saints/Thang7/Ngay9.htm
Ngày 9 tháng 7
Thánh Augustinô Zhao Rong và các bạn tử đạo
Ngày hôm nay, Giáo hội cử hành thánh lễ tôn kính các vị tử đạo Trung Hoa. Các ngài là những người đã nêu gương anh dũng trong đời sống đức tin Kitô giáo dọc theo lịch sử của đất nước này. Thánh Augustinô Zhao Rong, đã anh dũng tử đạo để minh chứng đức tin, là một trong số 122 tín hữu Công giáo đã hy sinh suốt từ năm 1648 đến năm 1930.
Vào năm 1815, một Giám mục tên Gioan Gabriel Đufresse bị bắt. Lúc ấy, việc thực hành đạo Kitô bị coi là một hành vi chống lại luật lệ của đất nước Trung Hoa. Một anh lính Trung Hoa canh giữ Đức Giám mục rất đỗi khâm phục ngài bởi sự bình thản và lòng kiên nhẫn đối với cuộc bách hại. Sau khi Giám mục Đufresse bị giết, người lính này đã xin gia nhập Giáo hội. Anh được chịu phép Thanh tẩy và nhận tên là Augustinô. Sau này, Augustinô gia nhập chủng viện và học làm linh mục.
Thụ phong linh mục chẳng bao lâu, Augustinô cũng bị bắt vì là Kitô hữu. Người ta đã tra tấn Augustinô dữ dội hầu làm cho ngài chối bỏ niềm tin vào Đức Kitô. Thế nhưng, những đau khổ ấy lại chỉ giúp cho Augustinô Zhao Rong thêm can đảm và làm xác tín hơn niềm tin của ngài. Augustinô Zhao Rong bị lên án tử và tên ngài được ghi vào danh sách các tín hữu Trung Hoa anh dũng đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho niềm tin của mình.
Danh sách các vị anh hùng này bao gồm 76 giáo dân, một số em thiếu nhi thậm chí mới bảy tuổi, 8 chủng sinh, 24 linh mục và 6 Giám mục. Trong số này, có 88 vị là người gốc Trung Hoa và 34 vị là các nhà truyền giáo đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng các vị đã nhận Trung Hoa là quê hương của mình.
Chúng ta hãy noi gương thánh Augustinô Zhao Rong và các bạn tử đạo Trung Hoa. Như các ngài, chúng ta hãy sống niềm tin của mình cách vui tươi. Chúng ta hãy can đảm sống cho sự thật dù đôi lúc đó không phải là điều dễ thực hiện.
https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/thanh-augustino-zhao-rong-va-cac-ban-tu-dao-42614
Bài Ðọc I: (Năm I) St 49, 29-33; 50, 15-24
"Thiên Chúa sẽ thăm viếng anh em, và dẫn anh em ra khỏi đất này".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, Giacóp trối lại cho các con rằng: "Cha sắp về sum họp cùng dân cha. Các con hãy chôn xác cha gần mồ cha ông, trong hang đôi ngoài cánh đồng của Êphron, người Hêthê, ngang thung lũng Mambrê trong đất Canaan, mà Abraham đã mua của Êphron, người Hêthê, để làm nghĩa trang. Nơi đó đã mai táng Abraham và bạn ông là Sara, nơi đó cũng đã mai táng Isaac và bạn ông là bà Rébecca, nơi đó cũng đã mai táng bà Lia". Trối cho các con xong, Giacóp rút chân lên giường và trút hơi thở, trở về sum họp với dân người.
Khi Giacóp đã qua đời, anh em của Giuse lo sợ và nói với nhau rằng: "Có khi Giuse còn nhớ sự sỉ nhục đã phải chịu mà trả đũa lại điều ác mà chúng ta đã làm chăng?" Họ liền sai người đến nói với Giuse rằng: "Trước khi chết, cha ngài đã trối lại cho chúng tôi là hãy lấy lời cha mà nói với người rằng: "Cha xin con hãy quên tội ác và lỗi lầm của các anh con đã làm cho con". Chúng tôi cũng xin ngài tha thứ tội ác của các tôi tớ Thiên Chúa của cha ngài". Nghe vậy, Giuse bật khóc lên. Các anh em của Giuse đến sấp mình xuống đất mà nói rằng: "Chúng tôi là tôi tớ của ngài". Giuse đáp rằng: "Anh em đừng sợ! Nào chúng ta có thể chống lại thánh ý Chúa sao? Các anh đã lo nghĩ sự dữ cho tôi, nhưng Thiên Chúa đã đổi nó ra sự lành để tôi được vinh hiển như anh em thấy hôm nay và để cứu sống nhiều dân tộc. Anh em đừng sợ, chính tôi sẽ nuôi dưỡng anh em và con cái anh em". Ông đã an ủi và lấy lời êm dịu hiền lành mà nói với anh em.
Giuse và gia quyến cha của ông đã cư ngụ trong nước Ai-cập, và ông sống được một trăm mười tuổi. Ông đã được thấy con cái của Ephraim đến ba đời. Con cái của Makir, là con của Manassê cũng đã sinh ra trên đầu gối Giuse. Các việc ấy đã qua đi, Giuse đã nói cùng anh em: "Sau khi tôi chết, Thiên Chúa sẽ thăm viếng anh em, và dẫn anh em ra khỏi đất này và đưa đến đất mà Người đã thề hứa ban cho Abraham, Isaac và Giacóp".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 104, 1-2. 3-4. 6-7
Ðáp: Các bạn khiêm cung, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh (Tv 68, 33).
Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa, hãy hoan hô danh Người, hãy kể ra sự nghiệp Chúa ở giữa chư dân. Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người, hãy tường thuật mọi điều kỳ diệu của Chúa. - Ðáp.
2) Hãy tự hào vì danh thánh của Người, tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui. Hãy coi trọng Chúa và quyền năng của Chúa, hãy tìm kiếm thiên nhan Chúa luôn luôn. - Ðáp.
3) Hỡi miêu duệ Abraham là tôi tớ của Người, hỡi con cháu Giacóp, những kẻ được Người kén chọn. Chính Chúa là Thiên Chúa chúng ta, quyền cai trị của Người bao trùm khắp cả địa cầu. - Ðáp.
Alleluia: Tv 118, 27
Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 10, 24-33
"Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Môn đệ không hơn thầy, và tôi tớ không hơn chủ mình. Môn đệ được bằng thầy, tôi tớ được bằng chủ mình thì đã là khá rồi. Nếu họ đã gọi chủ nhà là Bêelgiêbul thì huống hồ là người nhà của Ngài. Vậy các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.
"Các con đừng sợ kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn. Các con hãy sợ Ðấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.
"Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời".
Ðó là lời Chúa.
1) Hãy ca tụng
Chúa, hãy hoan hô danh Người, hãy kể ra sự nghiệp Chúa ở giữa chư dân.
Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người, hãy tường thuật mọi điều kỳ diệu của
Chúa.
2) Hãy tự hào vì
danh thánh của Người, tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui. Hãy coi
trọng Chúa và quyền năng của Chúa, hãy tìm kiếm thiên nhan Chúa luôn
luôn.
3) Hỡi miêu duệ Abraham là tôi tớ của Người, hỡi con cháu Giacóp, những kẻ được Người kén chọn. Chính Chúa là Thiên Chúa chúng ta, quyền cai trị của Người bao trùm khắp cả địa cầu.