SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
"Thày là Sự Sống"
Hiệp
Nhất Thần
Linh
Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần VII Phục Sinh
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL
...
Nếu
"Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) là chủ đề chính yếu của toàn
Mùa Phục Sinh, trong đó, chủ đề "Thày là sự sống lại" cho
nguyên Tuần Bát Nhật Phục Sinh là thời điểm 8 ngày có
các bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc hoàn toàn liên quan đến các lần Chúa
Kitô Phục Sinh hiện ra mà thôi, thì chủ đề
"Thày là sự sống" là chủ đề cho những ngày còn lại, bao gồm cả Chúa Nhật
lẫn ngày trong tuần.
Vậy, nếu chủ đề
"Thày là sự sống" ở
Phụng Vụ Lời Chúa cho cả Chúa Nhật lẫn các ngày trong tuần lễ II và
III của Mùa Phục Sinh liên hệ tới chiều kích Tái Sinh Thần Linh, trong tuần lễ IV của Mùa Phục Sinh liên quan đến chiều kích Mục Tử Thần Linh, trong tuần lễ V của Mùa Phục Sinh liên quan đến chiều kích Liên
Hệ Thần Linh, và trong tuần của tuần lễ Thứ
VI của Mùa Phục Sinh liên quan đến chiều kích Hiện
Diện Thần Linh, thì
nội dung của Phụng Vụ Lời Chúa cho Tuần VII Phục Sinh này cho thấy chủ đề "Thày
là sự sống" liên
quan đến chiều kích Hiệp
Nhất Thần Linh, tột đỉnh
của sự sống thần linh và là chính thực tại thần linh nơi Vị Thiên Chúa Duy Nhất
3 Ngôi.
Có
thể nói và phải nói rằng tất cả dự án tạo dựng cùng cứu độ của Thiên Chúa và
công cuộc cứu chuộc cùng tân tạo của
Thiên
Chúa là ở chỗ Hiếp Nhất Thần Linh này.
Trong tuần
lễ cuối cùng của Mùa Phục Sinh này, Giáo Hội vẫn tiếp tục Phúc Âm Thánh Gioan và
Sách Tông Vụ cho cả Mùa Phục Sinh, nhưng cố ý chọn đọc toàn đoạn Phúc Âm 17 của
Thánh ký Gioan cho mấy ngày đầu trong tuần (từ Thứ Ba tới Thứ Năm), và hai ngày
còn lại (Thứ Sáu và Thứ Bảy) Giáo Hội chọn đọc phần
cuối của Phúc Âm
này, đoạn
21, liên quan đến riêng
vai trò chủ chiên của Tông Đồ Phêrô và
hướng về cánh chung nơi
hình ảnh "không chết" của vị tông đồ được Chúa Giêsu yêu, vị tông đồ đã
viết cuốn Khải Huyền và đã được thị kiến thấy thời cánh chung với một "trời
mới đất mới" v.v.
Còn
Sách Tông Vụ được Giáo Hội chọn đọc những đoạn còn lại chưa đọc, liên quan đến
riêng vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, đặc biệt về cuộc hành trình định mệnh của
ngài về Giêrusalem, như cuộc hành trình cuối cùng của Chúa Kitô về Giêrusalem để
chịu khổ nạn, rồi từ đó ngài bị giải sang Rôma, nơi vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô
này cùng với
vị Tông Đồ
lãnh đạo
Tông Đồ Đoàn Phêrô,
như được Chúa Giêsu tiên báo trong bài Phúc Âm Thứ Sáu, cả
hai vị tông đồ chính yếu tiêu biểu nhất của Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập,
có thể làm
chứng bằng
chính mạng sống của các vị cho
Chúa Kitô tại chính thủ đô của Đế Quốc Rôma, nơi
còn các
di tích lịch sử một thời huy hoàng
của đế quốc đã
dữ dội bách
hại Kitô giáo 3 thế
kỷ đầu tiên nay đã
hoang tàn,
cũng chính là nơi đã trở
thành Giáo Đô uy nghi đồ
sộ về
kiến trúc và đầy thế giá về luân lý của
Giáo Hội Chúa Kitô trong thế
giới hiện nay!
Chúa
Nhật VII Phục Sinh: Sự
Sống - Hiệp Nhất Thần Linh
Chúa Nhật Thứ Bảy Mùa Phục Sinh là
Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Phục Sinh, Giáo Hội đã chọn đọc đoạn 17 của
Phúc Âm Thánh Gioan là đoạn trình thuật về Lời Nguyện Hiến Tế của Chúa Kitô
kết thúc Bữa Tiệc Ly, một lời nguyện cho thấy chủ đề "Thày là sự sống" ở
khía cạnh hiệp nhất thần linh là tột đỉnh linh đạo Kitô giáo cũng là
chủ đích tạo dựng và cứu chuộc loài người của Thiên Chúa, một hiệp nhất thần
linh của những ai thuộc về Thiên Chúa (Năm
A), một hiệp nhất thần linh của những
ai được thánh hóa trong chân lý (Năm B), và một
hiệp nhất thần linh của những ai được tham dự vào vinh hiển của Con (Năm C).
Năm A
Sự sống nơi cuộc hiệp nhất thần linh
của những ai thuộc về Thiên Chúa.
Phúc Âm (Gioan 17:1-11a):
"Con đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đã kéo ra khỏi thế gian mà ban cho
Con. Chúng thuộc về Cha... Mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha
cũng là của Con, và Con được vinh hiển nơi chúng".
Bài đọc 1 (Tông
Vụ 1:12-14) - sự sống
nơi cuộc hiệp nhất thần linh của
những ai thuộc về Thiên Chúa như
các tông đồ và các nữ môn đệ của Chúa Kitô qui tụ lại sau khi Người
Thăng Thiên:
"Mọi người đều đồng tâm kiên trì
cầu nguyện, cùng với mấy người phụ nữ, và Bà Maria mẹ Chúa Giêsu, với
các anh em Người".
Bài đọc 2 (1Phêrô 4:13-16)
- sự sống
nơi cuộc hiệp nhất thần linh của
những ai thuộc về Thiên Chúa và được
chịu khổ vì Chúa Kitô:
"Nếu anh em bị xỉ nhục vì Danh
Chúa Kitô, thì phúc cho anh em, bởi vì Thần Khi vinh quang, Thần Khí của
Thiên Chúa, sẽ ngự trên anh em".
Bài Ðọc I: Cv 1,
12-14
"Mọi người đều đồng tâm kiên trì
cầu nguyện".
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.
(Sau khi Chúa Giêsu lên trời), các
Tông đồ xuống khỏi núi gọi là Núi Ô-liu mà trở về Giêrusalem, núi này ở gần
Giêrusalem, bằng quãng đường (được đi trong) ngày Sabbat.
Và khi đã trở vào thành, các ông lên
lầu gác, nơi Phêrô và Gioan, Anrê và Philipphê, Giacôbê con ông Alphê và
Simon Giêlôtê, và Giuđa con ông Giacôbê, trú ngụ.
Mọi người đều đồng tâm kiên trì cầu
nguyện, cùng với mấy người phụ nữ, và Bà Maria mẹ Chúa Giêsu, với các anh em
Người.
Ðó là Lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 26,
1.4.7-8a
Ðáp: Tôi tin rằng
tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh.
Xướng 1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu
độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai? - Ðáp.
2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều
tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui
hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, xin nghe tiếng tôi kêu
cầu, xin thương xót và nhậm lời tôi. Về Chúa, lòng tôi tự nhắc lời: "Hãy tìm
ra mắt Ta". - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1Pr 4,
13-16
"Nếu anh em bị xỉ nhục vì danh Ðức
Kitô, thì phúc cho anh em".
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phêrô
Tông đồ.
Anh em thân mến, được thông phần vào
các sự thống khổ của Chúa Kitô, anh em hãy vui mừng, để khi vinh quang của
Người được tỏ hiện, anh em sẽ được vui mừng hoan hỉ.
Nếu anh em bị xỉ nhục vì Danh Chúa
Kitô, thì phúc cho anh em, vì danh dự, vinh quang và sức mạnh của Thiên
Chúa, là chính Thánh Thần Người sẽ ngự trên anh em.
Ước rằng không ai trong anh em phải
khổ vì sát nhân, trộm cướp, gian phi hay là tham lam của kẻ khác; nếu chỉ vì
là kitô hữu thì đừng hổ thẹn, hãy ca ngợi Thiên Chúa vì danh hiệu đó.
Bởi chưng nay đã đến thời phán xét,
bắt đầu từ nhà Thiên Chúa.
Vậy nếu chúng ta chịu phán xét đầu
tiên, thì vận cùng của những kẻ không theo Tin Mừng của Thiên Chúa sẽ ra
sao?
Nếu người công chính còn khó được cứu
độ, thì kẻ vô đạo và người tội lỗi sẽ chạy vào đâu?
Vì vậy những ai phải khốn cực theo ý
Thiên Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Ðấng Tạo Hóa trung tín mà cứ làm việc
lành.
Ðó là Lời Chúa.
Alleluia: Ga 14, 18
Alleluia, alleluia. - Chúa phán: "Thầy
sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui
mừng". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 17,
1-11a
"Lạy Cha, xin hãy làm vinh hiển Con
Cha".
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời
và nói: "Lạy Cha, giờ đã đến, xin hãy làm vinh hiển Con Cha, để Con Cha làm
vinh hiển Cha.
Vì Cha đã ban cho Con quyền trên mọi
huyết nhục, để con cũng ban sự sống đời đời cho mọi kẻ Cha đã giao phó cho
Con.
Sự sống đời đời chính là chúng nhận
biết Cha, là Thiên Chúa duy nhất chân thật, và Ðấng Cha đã sai, là Giêsu
Kitô.
Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất, Con
đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con.
Giờ đây, lạy Cha, xin hãy làm cho Con
được vinh hiển nơi Cha, với sự vinh hiển mà con đã có nơi Cha, trước khi có
thế gian.
Con đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đã
đưa khỏi thế gian mà ban cho Con.
Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban
chúng cho Con, và chúng đã tuân giữ lời Cha.
Bây giờ chúng biết rằng những gì Cha
ban cho Con, đều bởi Cha mà ra.
Vì những lời Cha ban cho Con thì Con
đã ban cho chúng và chúng đã lãnh nhận, và biết đích thực rằng Con bởi Cha
mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con.
Con cầu xin cho chúng, Con không cầu
xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì chúng là của
Cha.
Và mọi sự của Con là của Cha, và mọi
sự của Cha cũng là của Con, và Con đã được vinh hiển nơi chúng.
Con không còn ở thế gian nữa, nhưng
chúng vẫn còn ở thế gian, phần Con, Con về cùng Cha".
Ðó là Lời Chúa.
Năm B
Sự sống nơi cuộc hiệp
nhất thần linh của những ai được thánh hóa trong
chân lý.
Tổng Quan Ý Hướng
Bài đọc 1 (Tông
Vụ 1:15-17, 20a, 20c-26) - sự sống
nơi cuộc hiệp
nhất thần linh của những ai được thánh hóa trong
chân lý, chẳng hạn
như trường hợp của Tông Đồ Mathias thay cho người môn đệ phản bội
Giuđa Íchca):
"Trong những người đi cùng với
chúng ta suốt thời gian Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, kể từ ngày Gioan
Tẩy Giả, cho đến ngày Chúa Giêsu lìa chúng ta mà lên trời, chúng ta phải
chọn lấy một người có mặt đây, để cùng với chúng ta làm chứng Người đã
sống lại".
Bài đọc 2 (1Gioan
4:11-16) - sự sống
nơi cuộc hiệp
nhất thần linh của những ai được thánh hóa trong
chân lý và sống
trong yêu thương:
"Nếu chúng ta yêu thương nhau thì
Thiên Chúa ở trong chúng ta, và tình yêu của Ngài nơi chúng ta đã được
tuyệt hảo".
Phúc Âm (Gioan 17:11b-19):
"Lạy Cha chí thánh, vì danh Cha xin
hãy gìn
giữ những ai Cha đã ban cho
Con, để chúng được nên một như Chúng Ta... Vì họ mà Con tự thánh hiến để
cả họ cũng được thánh hóa trong chân lý".
Phụng
Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Cv
1, 15-17. 20a. 20c-26
"Phải chọn lấy một người trong
những người có mặt đây, để cùng với chúng ta làm chứng Người đã sống
lại".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phêrô đứng
lên giữa anh em (đám đông có chừng một trăm hai mươi người) mà nói: "Hỡi
anh em, phải ứng nghiệm lời Thánh Kinh mà Thánh Thần đã dùng miệng Ðavit
để tiên báo về Giuđa, kẻ hướng dẫn những người bắt Chúa Giêsu. Hắn cũng
là một trong số chúng ta, đã thông phần chức vụ của chúng ta.
Vì chưng, trong Thánh vịnh có chép
rằng: "Một người khác sẽ lãnh lấy chức vụ của nó".
Vậy trong những người đi cùng với
chúng ta suốt thời gian Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, kể từ ngày Gioan
thanh tẩy, cho đến ngày Chúa Giêsu lìa chúng ta mà lên trời, chúng ta
phải chọn lấy một người trong những người có mặt đây, để cùng với chúng
ta làm chứng Người đã sống lại". Họ giới thiệu hai người: Giuse tức
Basabba, biệt danh là Công chính, và ông Matthia. Ðoạn họ cầu nguyện
rằng: "Lạy Chúa, Chúa thấu suốt tâm hồn mọi người, xin hãy tỏ ra Chúa
chọn ai trong hai người này, để nhận chức vụ và tước hiệu tông đồ thay
cho Giuđa, kẻ đã hư hỏng mà đi đến nơi của nó". Thế rồi họ bắt thăm và
Matthia đã trúng thăm: Ông được kể vào với số mười một tông đồ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 102,
1-2. 11-12. 19-20ab
Ðáp: Chúa
thiết lập ngai vàng Người ở cõi cao xanh (c. 19a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy
chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng danh Người.
Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của
Người. - Ðáp.
2) Nhưng cũng như trời xanh cao
vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính
sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa
khỏi chúng tôi. - Ðáp.
3) Chúa thiết lập ngai vàng Người
ở cõi cao xanh, và vương quyền Người phủ trị trên khắp muôn loài. Hãy
chúc tụng Chúa đi, chư vị thiên thần, dũng lực hùng anh thi hành lời
Chúa. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1
Ga 4, 11-16
"Ai ở trong tình yêu, thì ở
trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người ấy".
Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan
Tông đồ.
Các con thân mến, nếu Thiên Chúa
thương yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải thương yêu nhau.
Chẳng ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nếu chúng ta thương yêu nhau, thì
Thiên Chúa ở trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta đã được
tuyệt hảo. Do điều này mà chúng ta biết chúng ta ở trong Người và Người
ở trong chúng ta, là Người đã ban Thánh Thần cho chúng ta. Và chúng ta
đã thấy và chứng nhận rằng Chúa Cha đã sai Con mình làm Ðấng Cứu Thế. Ai
tuyên xưng Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa, thì Thiên Chúa ở trong người ấy
và người ấy ở trong Thiên Chúa. Còn chúng ta, chúng ta đã biết và tin
nơi tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thiên Chúa là Tình Yêu, và
ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người
ấy.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga
14, 18; 16, 22
Alleluia, alleluia! - Chúa phán:
"Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các
con sẽ vui mừng". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 17,
11b-19
"Ðể chúng được nên một như Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên
trời cầu nguyện rằng: "Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ trong danh Cha
những kẻ Cha đã ban cho Con, để chúng được nên một như Ta. Khi Con còn ở
với chúng, Con đã gìn giữ chúng trong Cha. Con đã gìn giữ những kẻ Cha
đã giao phó cho Con, không một ai trong chúng bị mất, trừ ra con người
hư vong, để lời Kinh Thánh được nên trọn. Bây giờ Con về cùng Cha, và
Con nói những điều này khi Con còn dưới thế, để chúng được đầy sự vui
mừng của Con trong lòng.
Con đã ban lời Cha cho chúng, và
thế gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con
không thuộc về thế gian. Con không xin Cha đem chúng ra khỏi thế gian,
nhưng xin gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ. Chúng không thuộc về thế gian,
cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin hãy thánh hoá chúng trong sự
thật: lời Cha là chân lý. Cũng như Cha đã sai Con vào thế gian, thì Con
cũng sai chúng vào thế gian. Và vì chúng, Con đã tự thánh hoá, để cả
chúng cũng được thánh hoá trong chân lý".
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Chủ đề "Thày là sự sống" cho Mùa Phục Sinh sau
Tuần Bát Nhật Phục Sinh đã
lên tới tột đỉnh ở bài Phúc Âm cho Chúa Nhật
VII Phục Sinh hôm nay. Tột đỉnh ở chỗ sự sống thần linh của Thiên Chúa
là tất cả những gì Ngài muốn thông ban cho chung con người nơi Chúa
Giêsu Kitô, nhờ đó, riêng các tông đồ là thành phần được tuyển chọn để
sai đi mới có thể được hiệp nhất nên một hay hiệp thông thần linh với
Thiên Chúa là Cha trên trời, đúng như lời Chúa Giêsu dâng lên Cha của
Người ở đầu bài Phúc Âm hôm nay: "Lạy Cha
chí thánh, xin gìn giữ trong danh Cha những kẻ Cha đã ban cho Con, để
chúng được nên một như Ta". Việc hiệp thông thần linh hay hiệp nhất
nên một với Thiên Chúa đây là gì, và xẩy ra như thế nào?
Trước hết, việc hiệp nhất nên một hay hiệp thông thần linh với Thiên
Chúa là ở chỗ, như Thánh Gioan tông đồ đã dẫn giải trong Bài Đọc 2 hôm
nay như thế này:
"Thiên Chúa là Tình Yêu, và ai ở trong tình
yêu thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người ấy".
Nhưng xẩy ra như thế nào, thì câu trả lời ở
ngay trong lời cầu Chúa Giêsu dâng lên Cha của Người cho các môn đệ của
Người như sau:
"Xin hãy thánh hoá chúng trong sự thật: lời Cha là
chân lý. Cũng như Cha đã sai Con vào thế gian, thì Con cũng sai chúng
vào thế gian. Và vì chúng, Con đã tự thánh hoá, để cả chúng cũng được
thánh hoá trong chân lý".
Câu Chúa Giêsu nói về cách thức để thành phần môn đệ của Người có thể
đạt đến tột đỉnh của sự sống thần linh là được hiệp nhất nên một với
Thiên Chúa, "nên một như Ta", nghĩa là
Chúa Cha làm cho chúng ta nhận biết "chân lý",
nghĩa là nhận biết một thực tại thần linh tối hậu, một thực tại thần
linh bất khả chối cãi, một thực tại thần linh là chính mục đích Ngài đã
tạo dựng nên con người, được Ngài từ từ tỏ cho họ thấy, nhất là vào "lúc
thời gian viên trọn" (Galata 4:4), đó là Ngài
yêu thương họ biết là chừng nào nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng
Nhập Thể Vượt Qua chỉ "để làm chứng cho chân lý"
(Gioan 18:37) bằng chính mạng sống tự nguyện bỏ đi của Người: "Con
tự thánh hiến cho họ được thánh hóa
trong chân lý".
Đó là lý do trong bài Phúc Âm của Thánh Gioan, cũng đoạn 17, về Lời
Nguyện Hiến Tế Xin Ơn Hiệp Nhất của Người dâng lên Cha của Người kết Bữa
Tiệc Ly, một đoạn Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc và chia ra làm 3 phần,
phần đầu cho chu kỳ phụng vụ Năm A, phần giữa cho chu kỳ phụng vụ Năm B
và phần cuối cho chu kỳ phụng vụ Năm C, Chúa Giêsu đã định nghĩa về sự
sống thần linh là nhận biết như thế này: "Sự sống đời đời là nhận
biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô"
(Gioan 17:3).
Đúng thế, về phương diện tự nhiên hay thể lý cũng vậy, áp dụng cho tất
cả mọi sinh vật, nhất là loài người, đó là khi còn sống là còn biết, và
chết là không còn biết gì nữa, có thể nói sự sống chính là nhận biết, là
ý thức! Và mức độ chân thực nhất và cao nhất của tác động nhận biết hay
ý thức đó là tác động yêu thương. Một khi hai vợ chồng ly dị nhau có
nghĩa là họ không còn nhận biết nhau, không chấp nhận nhau nữa, như khi
họ mới yêu nhau, chấp nhận lấy nhau. Đó là lý do khi Adong vừa thức
giấc, sau một giấc ngủ mê ly chưa bao giờ có do chính Thiên Chúa gây mê,
liền nhận biết và chấp nhận Evà "đây là xương bởi xương tôi, thịt
bởi thịt tôi ... và cả hai trở nên một xác thịt"
(Khởi Nguyên 2:23-24).
Cho dù Chúa Kitô là tột đỉnh mạc khải thần linh của Thiên Chúa theo
giòng Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái (xem Do Thái 1:1), và là tất cả
thần linh của Thiên Chúa "khi đến thời điểm viên trọn"
(Galata 4:4) của Ngài, đến độ "ai thấy Thày là thấy Cha"
(Gioan 14:9), nhưng thành phần môn đệ thân tín nhất của Chúa Kitô, cho
dù đã sống kề bên Người suốt 3 năm trường, cuối cùng vẫn chối bỏ Người,
nghĩa là vẫn chưa thực sự nhận biết Người như Người tỏ ra cho các vị,
hay cho dù có tuyên xưng chính xác "Thày là Đức Kitô, Con Thiên
Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), nhờ được Cha
trên trời tỏ ra cho (xem Mathêu 16:17), tự mình, các vị vẫn bất khả thấu
chân lý thần linh vô cùng sâu nhiệm ấy nơi Con Người lịch sử Giêsu
Nazarét là Sư Phụ vô cùng đáng kính đáng mến của các vị, nên ngay sau đó
vị lên tiếng tuyên xưng thay cho tông đồ đoàn ấy đã phủ nhận ngay chân
lý mạc khải vừa mới tuyên xưng (xem Mathêu 16:23).
Để có thể được "dẫn vào tất cả sự thật"
đúng như mạc khải thần linh của Thiên Chúa (Gioan 16:13), các vị không
thể nào không có Đấng được Chúa Giêsu gọi là "Thần Chân Lý"
(Gioan 16:13), "Đấng thấu suốt mọi sự nơi Thiên Chúa"
(1Corinto 2:10). Và đó là lý do Thánh Gioan Tông Đồ trong Bài Đọc 2 hôm
nay đã đề cập đến vai trò bất khả thiếu của Thánh Linh, Đấng chính là Ý
Thức Thần Linh của Thiên Chúa được ban cho Kitô hữu, nhờ đó, nhờ Vị Thần
Linh Chân Lý này, Kitô hữu chúng ta mới có thể nhận biết Thiên Chúa như
Ngài là, cũng là mới có thể yêu mến Thiên Chúa như Ngài đáng: "Chẳng
ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nếu chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa
ở trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta đã được tuyệt hảo.
Do điều này mà chúng ta biết chúng ta ở trong Người và Người ở trong
chúng ta, là Người đã ban Thánh Thần cho chúng ta".
Trong Bài Đọc 1 hôm nay,
chúng ta cũng thấy được vai trò bất khả thiếu của Chúa Thánh Thần,
Đấng thấu suốt mọi sự, nhất là ý định tối hậu của Thiên
Chúa và huyền nhiệm như chính Thiên Chúa, đặc biệt ở việc các
tông đồ
"phải chọn lấy một người trong những
người có mặt đây, để cùng với chúng ta làm chứng Người đã sống lại".
Trước hết, theo lời vị lãnh đạo tông đồ đoàn là Thánh Phêrô thì
chính "Thánh Thần đã dùng miệng Ðavit để tiên báo về Giuđa, kẻ hướng
dẫn những người bắt Chúa Giêsu. Hắn cũng là một trong số chúng ta, đã
thông phần chức vụ của chúng ta. Vì chưng, trong Thánh vịnh có chép
rằng: 'Một người khác sẽ lãnh lấy chức vụ của nó'", và vì thế, chỉ
có Ngài mới có thể ứng nghiệm hóa những gì Ngài đã linh ứng, ứng nghiệm
vào đúng thời điểm của nó:
"Ðoạn
họ cầu nguyện rằng: 'Lạy Chúa, Chúa thấu suốt tâm hồn mọi người, xin hãy
tỏ ra Chúa chọn ai trong hai người này, để nhận chức vụ và tước hiệu
tông đồ thay cho Giuđa, kẻ đã hư hỏng mà đi đến nơi của nó'. Thế rồi họ
bắt thăm và Matthia đã trúng thăm: Ông được kể vào với số mười một tông
đồ".
Bài Đáp Ca hôm nay có thể nói là âm
vang tâm tình tri ân cảm tạ và chúc tụng Vị Thiên Chúa tối cao của thành
phần được hiệp nhất nên một với Ngài, những tâm tình được tác động bởi
Thánh Linh, Đấng đã linh ứng cho tác giả Thánh Vịnh viết lên các câu
Thánh Vịnh tràn đầy ý nghĩa dưới đây:
1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi,
hãy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ
khá quên mọi ân huệ của Người.
2) Nhưng cũng như trời xanh cao
vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính
sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa
khỏi chúng tôi.
3) Chúa thiết lập ngai vàng Người
ở cõi cao xanh, và vương quyền Người phủ trị trên khắp muôn loài. Hãy
chúc tụng Chúa đi, chư vị thiên thần, dũng lực hùng anh thi hành lời
Chúa.
Năm C
Sự sống nơi cuộc hiệp
nhất thần linh của những ai được tham dự vào vinh hiển của Con.
Phúc Âm (Gioan 17:20-26):
"Con đã ban cho họ vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để họ nên
một như Chúng Ta là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để
họ được hoàn toàn nên một".
Bài đọc 1 (Tông
Vụ 7:55-59ab) - sự sống
nơi cuộc hiệp
nhất thần linh của những ai được
tham dự vào vinh hiển của Con, như
trường hợp của vị tử đạo tiên khởi là Phó tế Stephano:
"Stephano đầy Thánh Thần, nhìn lên
trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Đức Giêsu đứng bên hữu
Thiên Chúa: 'Kìa tôi xem thấy trời mở ra và Con Người đứng bên hữu Thiên
Chúa'".
Bài đọc 2 (Khải
Huyền 22:12-14,16-17,20) - sự sống
nơi cuộc hiệp
nhất thần linh của những ai được tham
dự vào vinh hiển của Con,
nhất là vào giây phút cánh chung:
"Ta là Alpha và Omega, là thứ nhất
và cuối cùng, là nguyên ủy và cùng đích. Phúc cho những ai giặt áo của
mình trong máu Con Chiên, để được hưởng dùng cây sự sống, và được qua
cửa để vào thành".
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Cv
7, 55-59ab
"Tôi thấy Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Têphanô đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã
xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu
Thiên Chúa. Ông đã nói rằng: "Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và
Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa". Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la
và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài
thành, họ ném đá ông, Và các nhân chứng đã để áo của họ dưới
chân một người thanh niên tên là Saolô. Rồi họ ném đá Têphanô,
đang lúc ông cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm
hồn con". Thế rồi ông quì xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: "Lạy
Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này". Nói xong câu đó, ông
đã an giấc trong Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 96, 1 và 2b. 6 và 7c. 9
Ðáp: Chúa
hiển trị, Người là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất (c. 1a và 9a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Chúa hiển trị, địa cầu hãy hân hoan, hải đảo muôn
ngàn, hãy mừng vui. Công minh chính trực là nền kê ngai báu. -
Ðáp.
2) Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy
vinh hiển của Người. Bao nhiêu chúa tể hãy cúc cung bái lạy
Người. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, vì Ngài là Ðấng tối cao trên toàn cõi đất, Ngài rất
đỗi siêu phàm giữa muôn chúa tể. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Kh 22, 12-14. 16-17. 20
"Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ngự đến".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã nghe tiếng phán cùng tôi rằng: "Này Ta đến ngay,
Ta có phần thưởng để trả công cho mỗi người tuỳ các việc người
ấy đã làm. Ta là Alpha và Ômêga, là thứ nhất và cuối cùng, là
nguyên thuỷ và cùng đích. Phúc cho những ai giặt áo của mình
trong máu Con Chiên, để được hưởng dùng cây sự sống, và được qua
cửa để vào thành.
"Ta là Giêsu, đã sai thiên thần đến làm chứng cho các ngươi về
những điều có liên quan đến các giáo đoàn. Ta là gốc rễ, là dòng
dõi Ðavit, là sao mai sáng chói".
Thần Trí và tân nương nói: "Hãy đến!" Và kẻ nào nghe cũng hãy
nói: "Hãy đến!" Và ai khát, hãy đến; ai muốn, hãy nhận lãnh
nhưng không nước sự sống.
Ðấng làm chứng những điều ấy phán: "Phải, Ta đến ngay". "Amen.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ngự đến!"
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 14, 18; 16, 22
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ
côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". -
Alleluia.
Phúc Âm: Ga 17, 20-26
"Ðể chúng được hoàn toàn nên một".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: "Lạy Cha
chí thánh, Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho
tất cả những kẻ nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên
một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng
cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con
đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên
một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con,
để chúng được hoàn toàn nên một, và để thế gian biết rằng Cha đã
sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con."
"Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng: Con ở đâu
chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà
Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành
thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng
Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con.
Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng
nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong
chúng nữa".
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật Tuần VII Phục
Sinh, tuần cuối cùng trước Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, một Phụng
Vụ Lời Chúa nói chung, nhất là Năm C, một chu kỳ phụng vụ cuối của chu
kỳ phụng vụ 3 năm, được Giáo Hội chọn đọc thực sự là có một ý nghĩa hiệp
thông thần linh.
Thật vậy, căn cứ vào Lời Nguyện Hiến Tế và Hiệp Nhất cuối cùng kết thúc
Bữa Tiệc Ly trong bài Phúc Âm Năm C, Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết
cuộc hiệp thông thần linh mà chính Người và Cha của Người mong muốn cho
loài người và nơi loài người, chứ không phải chỉ cho riêng Giáo Hội và
nơi Giáo Hội, đó là "như Chúng Ta là một".
Thế nhưng, muốn được hiệp nhất thần linh "như Chúng Ta là một"
như thế, nơi con người cần phải xẩy ra thực tại thần linh đó là "Con
ở trong họ và Cha ở trong Con" nhờ đó và chỉ có thế
"họ (mới có thể) được hoàn toàn nên một". Bởi vì, chỉ có
ai tin Chúa Kitô mới được "Con ở trong họ": "Những ai chấp
nhận Người thì Người ban cho họ được quyền làm con Thiên Chúa"
(Gioan 1:12).
Nghĩa là con người tin vào Người thì được "Con ban vinh hiển mà Cha
đã ban cho Con" ở chỗ được "vinh hiển" làm Con Cha như
Chúa Kitô và với Chúa Kitô, và vì được làm con Thiên Chúa mà loài người,
nhờ Chúa Kitô và bởi Chúa Kitô, được thông phần vào bản tính thần linh
của Thiên Chúa, để sống sự sống thần linh với Thiên Chúa và như Thiên
Chúa.
Ở Bài Đọc 1, đoạn Sách Tông Vụ được Giáo Hội cố ý chọn đọc liên quan đến
"vinh hiển mà Cha đã ban cho Con" trong Bài Phúc Âm, một "vinh
hiển" về Chúa Kitô và của Chúa Kitô đã vinh thắng cùng thăng thiên
về cùng Cha của Người, một vinh hiển của "Người Con duy nhất đến từ
Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan1:14), một "vinh hiển"
mà chính vị phó tế tử đạo tiên khởi của Kitô giáo này đã được chiêm
ngưỡng thấy và sắp sửa được hoan hưởng trong một thực tại hiệp thông
thần linh vĩnh hằng.
Ở Bài Đọc 2, đoạn cuối cùng của Sách Khải Huyền, Thánh ký Gioan đã thị
kiến thấy hình ảnh của thành phần "chấp nhận Người thì Người ban
chohọ quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1;12), như trường hợp Phó tế
Stephanô trong Bài Đọc 1, vị đã chấp nhận Người đến độ trung thành với
Người cho đến cùng, không tham sống sợ chết mà phản bội bất trung với
Người, cho dù có phải "giặt áo của mình (ám chỉ thân xác hay sự
sống thể lý của con người) trong máu Con Chiên".
"Vinh hiển" mà vị tử đạo tiên khởi của Kitô giáo này được "Con
đã ban cho" đây đó là chẳng những ngài được "vinh hiển"
làm con Cha như Người mà còn được "vinh hiển" nên giống Người
trong việc "để Con cũng được làm rạng danh Cha" (Gioan 17:1),
bằng cái chết của mình hầu chứng tỏ mình quả thực là con Cha và Thiên
Chúa thực sự là Cha của mình, một hiệp thông thần linh trọn hảo và bất
diệt.
HAY
Chúa Nhật Lễ
Chúa Giêsu Thăng Thiên: Sự
Sống - Hiệp Nhất Thần Linh
cho những nơi chưa mừng Lễ Thăng Thiên Thứ Năm trong tuần vừa rồi
Ở những nơi không cử hành Lễ Chúa Giêsu Thăng
Thiên vào đúng Thứ Năm trong Tuần Thứ Sáu của Mùa Phục Sinh như ở Tòa Thánh
Rôma, tức không
cử hành vào đúng thời điểm 40
ngày sau khi Người Phục Sinh, thì
phụng vụ lời Chúa cho Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên sẽ hoàn toàn thay cho phụng
vụ Lời Chúa Chúa Nhật VII Phục Sinh.
Cho dù Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên được hầu hết các giáo phận trên thế giới cử
hành vào Chúa Nhật VII Phục Sinh,
nhưng chủ đề của phụng vụ Lời Chúa vẫn không gì thay đổi, vẫn là chủ đề "Thày
là Sự Sống" của 4 tuần cuối của Mùa Phục Sinh, nhưng ở
khía cạnh Sự Sống - Hiệp Nhất Thần Linh như
Chúa Nhật VII Phục Sinh.
Phúc Âm (Mathêu
28:16-20; Marco 16:15-20; Luca
24:46-53)
Sự
Sống nơi cuộc Hiệp
Nhất Thần Linh với Chúa Kitô Thăng Thiên,
ở chỗ
luôn có sự hiện diện của Người: "Thày ở
cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Phúc Âm Thánh Mathêu - Năm A);
ở
chỗ luôn có Người đồng hành và hỗ trợ: "Các
vị đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các vị, và củng cố
lời rao giảng bằng những phép lạ kèm theo" (Phúc Âm Thánh Marco - Năm
B);
ở chỗ sống với Người bằng
một đức tin thuần túy đến độ khi "Người
rời khỏi các vị mà lên trời" thì
các vị chẳng những không buồn, trái lại còn "trở
về Giêrusalem lòng đầy vui mừng. Các vị luôn luôn ở trong đền thờ mà chúc
tụng Thiên Chúa".
Bài đọc 1 (Tông
Vụ 1:1-11) - sự sống ở chỗ hiệp
nhất thần linh càng vươn tới tột đỉnh vào lúc Chúa Giêsu Thăng
Thiên, vì cho dù con mắt xác thịt của các tông đồ không còn được nhìn thấy
Thày của các vị nữa nhưng nhờ đó mà các vị lại được rửa trong Thánh
Thần để được biến đổi nên như Thày mà trở thành chứng nhân trung thực và
sống động của Thày và cho Thày:
"Ít ngày nữa các con sẽ được rửa trong
Thánh Thần... Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên
các con, và các con sẽ nên nhân chứng cho Thày... cho đến tận cùng
trái đất".
Bài đọc 2 (Epheso
1:17-23) - sự sống ở
chỗ hiệp nhất
thần linh với chính Đấng đang ngự bên
hữu Cha trên trời và là Đấng trổi vượt trên tất cả mọi đẳng cấp thần trời:
"Chúa khiến mọi sự qui phục dưới chân
Người, và tôn Người làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể của Người, và là
sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người".
Biến cố Chúa Kitô Thăng Thiên mang một ý nghĩa sâu xa, như đã chia sẻ ở cuối
tuần trước cho Lễ Chúa Kitô Thăng Thiên cử hành vào chính Thứ Năm Tuần VI
Phục Sinh:
"'Đám
mây bao phủ Người' đây ám chỉ Thánh Thần, như đã xẩy ra ở biến cố biến
hình trên núi của Người nơi sự kiện 'có
tiếng phán ra từ đám mây' (Mathêu 17:5; Marco 9:7; Luca 9:35). 'Một đám mây
bao phủ Người khuất mắt các ông' phải
chăng bao gồm mấy ý nghĩa sau đây:
"1- Các tông đồ không
còn được thấy Thày của mình bằng con mắt thể lý nữa, vì Người đã về cùng Cha
trong mối hiệp thông thần linh đời đời với Cha trong Thánh Thần;
"2- Sứ vụ trần thế của
Người đã hoàn toàn thật sự hoàn tất sau 40 ngày Người sống lại, khoảng thời
gian 40 ngày Người hiện diện một cách linh thiêng giữa các vị để 'nói
với các vị về triều đại Thiên Chúa' (Tông Vụ 1:3);
"3- Các vị cần phải tiếp
tục sứ vụ của Người 'cho đến
tận cùng trái đất' (Tông Vụ 1:8) bằng 'quyền
năng của Thánh Thần' (Tông Vụ 1:8; xem Luca 24:49) là Đấng
Người sẽ từ Cha sai đến và cũng là Đấng đến để làm chứng về Người với họ và
qua họ (xem Gioan 15:26-27).
Chưa hết, theo đề tài Hiệp Nhất Thần Linh cho riêng của Tuần VII Phục Sinh
này thì biến cố Thăng Thiên của Chúa Kitô còn mang một ý nghĩa khác nữa, bất
khả thiếu, liên quan đến biến cố Thánh Linh Hiện Xuống, liên quan đến đời
sống của Giáo Hội và liên quan đến việc truyền giáo của Giáo Hội.
Thật vậy, nếu Chúa Kitô không thăng thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người,
thì nhân tính của Người, cho dù đã phục sinh nơi thân xác của Người và thân
xác của Người đã trở thành thiêng liêng như các thần trời duy linh, vẫn chưa
đạt đến tột đỉnh hiệp thông thần linh Cha.
Thật ra, ngay từ giây phút "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14)
trong cung lòng trinh nguyên của mẹ của mình là Trinh Nữ Nazarét Maria trong
biến cố Truyền Tin, mầu nhiệm nhân tính của Người và thiên tính của Người đã
trở nên một nơi mầu nhiệm Ngôi Hiệp, có nghĩa là Người là một Ngôi Vị có hai
bản tính, bản tính Thiên Chúa - thiên tính, và bản tính nhân loại - nhân
tính.
Thế nhưng, trong thời gian, nhân tính trở thành phương tiện hay đường lối
hoặc dấu chỉ với tính cách bí tích của thiên tính, hay nói cách khác hoặc
nói ngược lại, thiên tính tỏ mình ra và thông mình ra nơi nhân tính và qua
nhân tính của Người, một cách càng ngày càng trọn vẹn, nhất là ở mầu nhiệm
Vượt Qua.
Tuy nhiên, cho dù thần xác của Chúa Kitô có phục sinh và hoàn toàn trở nên
thiêng liêng như các thần trời chăng nữa, tự mình vẫn chưa có thể ở trong
các môn đệ của Người và "ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế"
(Mathêu 28:20), và vì thế vẫn không thể nào xẩy ra tình trạng hay thực trạng
hiệp thông thần linh như Người mong muốn đó là "như Cha ở trong Con và
như Con ở trong Cha... như Chúng Ta là một. Con sống trong họ, Cha sống
trong Con để sự hiệp nhất của họ đưoọc trọn vẹn" (Gioan 17:21-23). Nếu
Chúa Kitô không thăng thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người thì Người không
thể "sống trong" chúng ta và chúng ta không thể "lưu lại - remain -
trong Người" hay "sống trong - live in - Người và Người sống trong"
chúng ta như cành nho liên hợp với thân nho để trổ sinh muôn vàn hoa trái
(xem Gioan 15:4-7).
Đó là lý do, khi hiện ra với riêng người nữ đang tìm kiếm xác của mình ngoài
mộ vào tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu đã nói với nàng là
người đang tính chạm đến Người bấy giờ rằng: "Đừng đụng đến Ta, vì ta
chưa về cùng Cha" (Gioan 20:17), và Người mới chỉ có thể "mở trí
cho các vị hiểu lời Thánh Kinh" (Luca 24:45), thậm chí có thể thông Thánh
Thần của Người cho các tông đồ vào buổi tối cùng ngày khi Người hiện ra với
các vị lần đầu tiên: "Các con hãy nhận lấy Thánh Linh..." (Gioan
20:22), nhưng vẫn chưa có khả năng sai Thánh Thần từ Cha xuống trên các vị
như Người hứa... cho đến khi Người thăng thiên về cùng Cha...
Biến cố Thăng Thiên của Chúa Kitô quả thực cho chúng ta thấy chung nhân tính
của Người, cũng là của chúng ta đã được Người mặc lấy khi Nhập Thể để Vượt
Qua, và riêng thân xác của Người, không phải chỉ được biến đổi thành thiêng
liêng sáng láng tốt đẹp sau khi Người sống lại từ cõi chết, mà còn được hoàn
toàn hiệp thông thần linh với Cha trên thiên đàng, trong cõi vĩnh hằng, một
nhân tính sẽ trở thành một Tân Thành Thánh Giêrusalem từ trời ở nơi Thiên
Chúa mà xuống (xem khải Huyền 21:2,10), một Tân Giêrusalem chẳng những có 12
cửa vào ám chỉ 12 chi tộc Do Thái (xem Khải Huyền 21:13-14) là giòng dõi
theo huyết thống về phần xác của Chúa Kitô, mà còn có 12 bức tường bằng đá
tông đồ ám chỉ Giáo Hội Chúa Kitô bao gồm toàn thể nhân loại, một Tân
Giêrusalem vĩnh viễn trở thành nơi Thiên Chúa ở giữa loài người - Emmanuel
(xem Khải Huyền 21:3; Gioan 1:14))!
Thứ Hai sau Chúa
Nhật VII Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 19,
1-8
"Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần
chưa?"
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Xảy ra là khi Apollô ở Côrintô, thì
Phaolô đi miền thượng du, rồi đến Êphêxô gặp một số môn đồ, và ngài hỏi họ:
"Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần chưa?" Họ trả lời: "Nguyên việc có Thánh
Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói". Ngài lại hỏi: "Vậy các ngươi
đã chịu phép rửa của ai?" Họ thưa: "Phép rửa của Gioan". Phaolô liền bảo:
"Gioan thanh tẩy dân chúng bằng phép rửa sám hối mà rằng: Hãy tin vào Ðấng
sẽ đến sau ông, tức là Ðức Giêsu". Nghe vậy, họ đã chịu phép rửa nhân danh
Chúa Giêsu. Và khi Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần đến ngự xuống trên
họ, họ liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri. Tất cả đàn ông chừng
mười hai người.
Ngài vào hội đường, và trong suốt ba
tháng, Ngài mạnh dạn rao giảng, tranh luận và thuyết phục về nước Thiên
Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 67, 2-3.
4-5ac. 6-7ab
Ðáp: Chư quốc trần
ai, hãy ca khen Thiên Chúa (c. 33a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Thiên Chúa đứng lên, quân
thù của Người tan rã, và những kẻ ghét Người chạy trốn khỏi long nhan. Như
làn khói toả, chúng rã tan, như mẩu sáp ong gần lửa chảy ra, những đứa ác
nhân tiêu vong trước nhan Thiên Chúa. - Ðáp.
2) Những người hiền đức mừng rỡ hỉ
hoan, trước nhan Thiên Chúa họ mừng vui sung sướng. Hãy hát mừng Thiên Chúa,
hãy đàn ca danh Người, danh hiệu Người là Chúa, hãy mừng rỡ hân hoan trước
nhan Người. - Ðáp.
3) Là Cha kẻ mồ côi, là Ðấng bênh vực
người quả phụ, Thiên Chúa ngự trong thánh điện của Người. Thiên Chúa tạo nhà
cửa cho những người bị bỏ rơi, dẫn đưa những người tù tội ra nơi thịnh đạt.
- Ðáp.
Alleluia: Mt 28, 19
và 20
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các
con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận
thế". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 16,
29-33
"Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế
gian".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Gioan.
Khi ấy, các môn đệ thưa Chúa Giêsu
rằng: "Ðúng thế, bây giờ Thầy nói rõ ràng, và không dùng dụ ngôn nữa. Bây
giờ chúng con biết rằng Thầy biết mọi sự, không cần có ai hỏi Thầy nữa. Bởi
đó chúng con tin Thầy bởi Thiên Chúa mà ra". Chúa Giêsu đáp lại các ông:
"Bây giờ các con mới tin ư? Này đến giờ, và đã đến rồi, các con sẽ tản mát
mỗi người một ngả, bỏ mặc Thầy một mình. Nhưng Thầy không ở một mình đâu, vì
có Cha hằng ở với Thầy. Thầy nói với các con những điều đó để các con được
bình an trong Thầy. Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can
đảm lên, Thầy đã thắng thế gian".
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm (Gioan
16:29-33)
"Khi
ấy, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: 'Ðúng thế, bây giờ Thầy nói rõ ràng, và
không dùng dụ ngôn nữa. Bây giờ chúng con biết rằng Thầy biết mọi sự, không cần
có ai hỏi Thầy nữa. Bởi đó chúng con tin Thầy bởi Thiên Chúa mà ra'. Chúa Giêsu
đáp lại các ông: 'Bây giờ các con mới tin ư? Này đến giờ, và đã đến rồi, các con
sẽ tản mát mỗi người một ngả, bỏ mặc Thầy một mình. Nhưng Thầy không ở một mình
đâu, vì có Cha hằng ở với Thầy. Thầy nói với các con những điều đó để các con
được bình an trong Thầy. Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can
đảm lên, Thầy đã thắng thế gian'".
Chiều
kích Hiệp Nhất Thần Linh trong chủ đề "Thày là sự sống" cho Mùa Phục Sinh
hậu Tuần Bát Nhật Phục Sinh được mở màn ở bài phúc âm hôm nay, Thứ Hai Tuần VII
Phục Sinh, dường như không thấy gì là đúng như thế, thậm chí còn lạc đề nữa
là đằng khác, vì nội dung của bài Phúc Âm hôm nay, qua những lời Chúa nói với
các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly, chỉ liên quan đến phản ứng của các vị trước cuộc
tử nạn của Người và số
phận gian nan khốn khó của các vị trên
thế gian này.
Tuy nhiên,
nếu chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh còn bao gồm cả tính cách nên giống nhau trong
mối liên hệ thần linh giữa Chúa Kitô và các tông đồ thì số phận các vị bị gian
nan khốn khó trên thế gian cũng là những gì Người đã trải qua trước các vị,
những gì Người đã đi để dọn chỗ cho các vị, để
"Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3).
Và
những gì các vị phải chịu vì danh Thày và như Thày để làm chứng về Người đều
xuất phát từ niềm tin bất khuất của
các vị nơi Người, như chính lời các vị tuyên xưng trong bài Phúc Âm hôm nay:
"Chúng con tin Thày bởi Thiên Chúa mà ra", một
niềm tin đã làm cho các vị được hiệp nhất nên một với Người, sống động và tác
hành như Người.
Bài Phúc Âm hôm nay có 2 điểm chính yếu có liên hệ mật thiết với nhau, một ở
đầu và một ở cuối. Điểm chính yếu ở đầu bài Phúc Âm hôm nay đó là
"bây giờ Thầy nói rõ ràng, và không dùng dụ ngôn nữa. Bây giờ chúng con biết
rằng Thầy biết mọi sự, không cần có ai hỏi Thầy nữa. Bởi đó chúng con tin
Thầy bởi Thiên Chúa mà ra"; và điểm chính yếu cuối bài Phúc Âm hôm nay
đó là "giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên,
Thầy đã thắng thế gian".
Ý nghĩa của "dụ ngôn" được Chúa Giêsu nói đến ở bài Phúc Âm Thứ Bảy
tuần trước và được các tông đồ lập lại trong bài Phúc Âm Thứ Hai tuần này,
đó là những gì diễn tả một thực tại hay một sự thật ở bên trong các "dụ
ngôn" ấy. Bởi thế, các "dụ ngôn" ở đây, nhất là trong Phúc Âm
Thánh Gioan là Phúc Âm nhấn mạnh đến các dấu lạ hơn là phép lạ hay đến các
dụ ngôn bằng lời nói như ở Phúc Âm Thánh Mathêu, có thể hiểu là bao gồm tất
cả lời nói và việc làm của Chúa Kitô vì qua những lời nói và việc làm của
mình, Người đã tỏ ra một sự thật duy nhất, đó là Người là Đấng Thiên Sai,
Người từ Cha mà đến, đúng như các tông đồ cuối cùng, trong bài Phúc Âm hôm
nay, đã khám phá ra cái bí mật của những gì Thày của các vị vẫn nói và làm
từ trước đến nay, cái sự thật bí mật trong các "dụ ngôn" đó là: "Thầy
bởi Thiên Chúa mà ra".
Nếu Chúa Kitô chỉ chiến thắng thế gian khi Người sống lại từ trong cõi chết,
thì tại sao trong bài Phúc Âm hôm nay, lời Người khẳng định trong Bữa Tiệc
Lý trước cuộc Vượt Qua từ tử giá đến phúc sinh, Người lại nói: "Thày
đã chiến thắng thế gian". Nghĩa là
cho dù Người chưa sống lại Người cũng "đã chiến thắng thế gian"
rồi. Vậy phải hiểu ý nghĩa cái "đã" thuộc về quá khứ hay đã qua này
ra sao, trong khi chính lúc Người khẳng định như thế lại chưa xẩy ra như
vậy? Căn cứ vào các "dụ ngôn" là lời Người nói và việc Người làm
như là các dấu lạ ẩn tàng một mầu nhiệm bên trong để chứng thực sự thật "Thày
bởi Cha mà ra", có 2 "dụ ngôn" liên quan đến mầu Nhiệm Vượt
Qua, mầu nhiệm tột đỉnh chứng tỏ sự thật "Thày bởi Cha mà ra", và
chứng tỏ "Thày đã thắng thế gian", dù theo thời gian chưa thực sự
xẩy ra như thế.
"Dụ ngôn" thứ nhất đó là biến cố Người chay tịnh 40 đêm ngày và
cuối cùng bị ma quỉ cám dỗ, một biến cố ám chỉ và hường về mầu nhiệm khổ nạn
và tử giá, một biến cố mang tính cách "dụ ngôn" cho thấy Người quả
thực "đã chiến thắng thế gian", ở chỗ Satan đã hoàn toàn bị thảm
bại, một thảm bại sẽ được lập lại trên Đồi Canvê sau này.
"Dụ ngôn" thứ hai đó là biến cố Người biến hình trên núi cao, một
biến cố liên quan đến mầu nhiệm phục sinh vinh hiển của Người, một mầu nhiệm
cho thấy quả thực "Người đã chiến thắng thế gian", sau khi để cho
thế gian, qua giáo quyền Do Thái giáo và chính quyền Đề quốc Rôma hợp nhau
sát hại Người nhưng vẫn chẳng những không làm gì được Người mà nhờ đó Người
biến thập giá là tiêu biểu cho tội lỗi và chết chóc thành ân sủng và sự
sống.
Bài Đọc
1 (Tông Vụ 19:1-8)
"Xảy
ra là khi Apollô ở Côrintô, thì Phaolô đi miền thượng du, rồi đến Êphêxô gặp một
số môn đồ, và ngài hỏi họ: 'Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần chưa?' Họ trả lời:
'Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói'. Ngài lại
hỏi: 'Vậy các ngươi đã chịu phép rửa của ai?' Họ thưa: 'Phép rửa của Gioan'.
Phaolô liền bảo: 'Gioan thanh tẩy dân chúng bằng phép rửa sám hối mà rằng: Hãy
tin vào Ðấng sẽ đến sau ông, tức là Ðức Giêsu'. Nghe vậy, họ đã chịu phép rửa
nhân danh Chúa Giêsu. Và khi Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần đến ngự
xuống trên họ, họ liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri. Tất cả đàn ông
chừng mười hai người. Ngài
vào hội đường, và trong suốt ba tháng, Ngài mạnh dạn rao giảng, tranh luận và
thuyết phục về nước Thiên Chúa".
Nếu
không ở trong tình trạng Hiệp Nhất Thần Linh, không ai có thể làm được những gì
như chính Chúa Kitô đã làm, bởi không có Thánh Thần của Người ở nơi họ, Vị Thánh
Thần được Người chẳng những thông cho họ từ chính thân xác phục sinh của
Người ngay sau khi Người sống lại tử trong cõi chết (xem Gioan 20:22) mà còn là
Vị Thánh Thần được Người từ Cha sai đến với Giáo Hội (xem Gioan 15:26 và Tông Vụ
1:8).
Trong bài đọc
1 hôm nay cho thấy vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đã thật sự được Hiệp Nhất Thần
Linh đến độ việc đặt tay của ngài đã gây ra một tác dụng thần linh đó là làm cho
"Thánh Thần ngự xuống trên họ", thành phần "đã nhận phép rửa nhân danh
Chúa Giêsu", và chỉ nhờ lãnh nhận phép rửa nhân danh Chúa Kitô, chứ không
phải phép rửa thống hối của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, mà
nhờ đó "Thánh
Thần ngự xuống trên họ"
và họ
cũng được Hiệp Nhất Thần Linh với Chúa Kitô, khiến "họ
liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri".
Ngày 18/5: Thánh Gioan I – giáo hoàng, tử đạo (523-526)
Thánh Gioan sinh tại
Tuscia. Ngài được chọn làm giám mục Rôma ngày 13 tháng 8 năm 523. Người ta
không biết gì về đời thơ ấu của thánh nhân, nhưng từ ngày lên kế vị thánh
Phêrô, ngài đã nhiệt thành sống khẩu hiệu “tất cả vì danh Chúa”. Ngài đã có
công hoàn thành nhạc bình ca mà các vị tiền nhiệm của ngài là Đức Celestinô
I, Leo Cả và Galesiô khởi xướng.
Năm 624, vua Justinô I
bên Tiểu Á muốn hiệp nhất Giáo hội cũng như nhằm mục đích chính trị đã đàn
áp nhóm theo lạc giáo Ariô. Tại Rôma, vua Theodôricô là người theo lạc giáo
Ariô đã tức giận bắt Đức Giáo hoàng Gioan dẫn đầu phái đoàn đi thương
thuyết. Sau nhiều lần phản đối, ngài đã chấp nhận lên đường. Đây là lần đầu
tiên có một vị giáo hoàng rời khỏi nước Ý. Vua Justinô và toàn dân
Constantinopole hân hoan vui mừng đón tiếp Đức Giáo hoàng. Ngài đã cử hành
lễ phục sinh tại thánh đường thánh nữ Sôphia và phong vương cho vua Justinô.
Trở lại Rôma, ngài bị
vua Thêđôricô cho là đã hành động phản nghịch với mình. Tức giận, ông tính
xử tử ngài, nhưng lại sợ dân chúng nổi loạn, nên bắt giam ngài tại Ravenna.
Tại đây, Đức Giáo hoàng đã từ trần ngày 18 tháng 5 năm 526.
Ngày 27 tháng 5 năm 530
xác ngài được dời về Rôma. Niên lịch phụng vụ cử kính nhớ ngài vào ngày này.
Thánh Gioan I là gương
sáng về lòng can đảm, xây dựng tinh thần hiệp nhất. Nhờ lời chuyển cầu của
thánh nhân, xin Chúa giúp chúng ta luôn cam đảm làm chứng cho công lý và hòa
bình để danh Chúa được rạng rỡ vinh quang.
https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-18-5-thanh-gioan-i-giao-hoang-tu-dao-39840
1. Ghi nhận lịch sử – Phụng Vụ
Lễ nhớ thánh Gioan I được cử hành vào ngày kỷ niệm
ngài qua đời – theo Sách
Giáo Hoàng (Liber pontificalis) – trong ngục
thất tại Ravenne. Cuộc tử đạo của ngài bắt nguồn từ các cuộc đấu tranh giữa
hoàng đế Công giáo Justin với vua Théodoric (454-526) theo lạc thuyết Arius.
Thánh Gioan I, quê tại Toscane, nước Ý, thuộc thành phần giáo sĩ Rôma trong
tư cách linh mục và Tổng phó tế, trước khi lên ngôi Giáo Hoàng (523 –526).
Triều đại Giáo Hoàng ngắn ngủi của ngài được nổi tiếng qua việc ngài sửa
sang các nghĩa trang của thánh Achille và Nêrée cũng như nghĩa trang của
thánh nữ Priscille và Pétronille. Ngài đã triệu tập nhiều Công đồng miền.
Năm 524, vua Théodoric ủng hộ nhóm Arius, từ
Ravenne cai trị cả nước Ý. Vua phái Đức Giáo Hoàng Gioan đến Constantinople
nhưng ngài từ chối việc tham gia vào bè rối Arius. Tại Đông Phương, ngài
được Đức Thượng phụ Constantinople và hoàng đế Justin tiếp đón rất trân
trọng. Hoàng đế cũng xin Đức Giáo Hoàng phong vương ngày 19 tháng 4 năm 526,
trước sự hiện diện của các giáo sĩ Hy Lạp và La Tinh, cả triều thần và quần
chúng. Ngay hôm ấy, Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh lễ Phục Sinh trong đại
thánh đường Sophia. Nhưng khi trở về Ý, thánh nhân đã bị cầm tù tại Ravenne:
Vì cho mình gạt, nên Théodoric đã bỏ đói ngài cho đến chết. Trên bia mộ
ngài, người ta đọc được giòng chữ: “Bị
tù ngục và chết vì Đức Kitô”. Bốn năm sau,
năm 530, thi hài của ngài được chuyển về Rôma và mai táng trong đại thánh
đường Phêrô, với các nghi thức trang trọng dành cho các vị tử đạo.
2. Thông điệp và tính thời sự
a. Lời nguyện riêng gợi lại “cuộc tử đạo”, “công
đức” và “đức tin kiên vững” của Giáo Hoàng Gioan I. Lời nguyện vọng lại ý
tưởng của bài đọc một (2 Tm 2,8 – 3,12): Vì
Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian
phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích … Đây là lời đáng tin cậy: nếu
ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người.
Bài Tin Mừng Thánh lễ (Ga 15,18-21) trích một trong những lời của Đức Kitô: Nếu
họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ anh em (c. 20)
b. Các bài đọc trong Kinh sách đưa ra một bản văn
trích từ thư của Jean d’Avila gửi cho các bạn hữu, trong đó ngài diễn giải
lời thánh Phaolô: “Vì
cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Kitô, thì nhờ Người,
chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi”. Rồi
Jean d’Avila viết tiếp: “Thiên
Chúa rộng mở đôi tay đón chúng ta, đôi cánh tay nhẹ nhàng thân ái và êm dịu
biết bao, để tiếp rước những kẻ bị thương tích khi chiến đấu cho Người !
Chắc hẳn điều này mang lại một sự êm dịu ngọt ngào hơn mọi thứ mật ong mà
công lao vất vả có thể sản xuất ra ở trên đời !” Nào
là chúng ta bị hiểu lầm, bị bác bỏ và bị bách hại vì Tin Mừng.
Jean d’Avila lại viết: “Đây
là con đường mòn mà Chúa Kitô và những kẻ thuộc về Người đã đi. Người gọi đó
là con đường hẹp, nhưng chính nó lại đưa thẳng tới sự sống.”
Enzo Lodi
https://www.tonggiaophanhanoi.org/ngay-18-5-thanh-gioan-i-giao-hoang-tu-dao-523-526/
Trong buổi tiếp kiến chung được truyền hình trực tiếp từ Dinh Tông tòa vào
sáng thứ Tư 29/4, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích Mối phúc cuối cùng: “Phúc
cho ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt
5,10). Sống theo các Mối phúc có thể khiến chúng ta bị thế giới chối từ,
bách hại. Tuy nhiên, bách hại lại là nguyên nhân giúp chúng ta được hưởng
niềm vui trên thiên quốc. Con đường Mối phúc là hành trình phục sinh, đưa
chúng ta từ sự ích kỷ đến cuộc sống theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Cuộc đời
các thánh cho chúng ta thấy rằng bách
hại giúp các Kitô hữu được giải thoát khỏi sự thỏa hiệp với thế gian.” 1 Ta
có thể lấy một ví dụ nơi cuộc đời thánh Giáo hoàng Gioan I, nhìn cuộc đời ấy
dưới lăng kính của mối phúc này để minh chứng rõ ràng rằng bách hại chẳng đủ
sức làm cho ngài thỏa hiệp với thế gian, đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện
cho người trẻ được ơn can đảm chiến đấu để bảo vệ đức tin.
Thánh Giáo hoàng Gioan I là linh mục của Rôma, sử sách không cho chúng ta
biết gì về thời niên thiếu của ngài, chỉ biết rằng ngài sinh tại miền Tuscia
nước Ý, là vị Giáo hoàng thứ 53 và lên ngôi Giáo hoàng năm 523. Lúc ấy, nhà
cầm quyền nước Ý là Thêôđôric, thuộc gốc người Gôtíc, theo bè rối Ariô. Ông
cho người đại diện đến thương lượng với hoàng đế Justinô I, dẫn đầu đoàn đại
biểu là Đức Giáo hoàng Gioan I. Sứ vụ của Đức Giáo hoàng Gioan I hoàn thành
tốt đẹp nhưng hoàng đế Thêôđôric vẫn không hài lòng. Sau khi trở về Rôma,
Đức Giáo hoàng Gioan I bị các vệ sĩ của Thêôđôric bắt cóc bỏ tù. Trải qua
nhiều gian khổ đói khát trong tù, thánh nhân qua đời ba năm sau đó.
Trong những lúc tù đày, Đức thánh Giáo hoàng Gioan I suy niệm về những khó
khăn mà thánh Phaolô đã trải qua, ngài đã để lại những lời đầy thuyết phục
như sau: “Trong
tất cả những nỗi khổ cực ấy, người không kêu ca trách móc Thiên Chúa như
những người yếu đức tin thường làm, cũng không buồn phiền như những kẻ háo
danh và ham khoái lạc, không
đòi Thiên Chúa giải gỡ cho khỏi những nỗi khổ cực ấy, như những kẻ không
hiểu biết giá trị của những thứ đó nên tìm cách xa tránh. Người cũng không
coi nhẹ như những kẻ khinh thường giá trị của những thứ đó. Nhưng một khi
dẹp bỏ mọi ngu xuẩn và hèn nhát, người chúc tụng Thiên Chúa trong chính
những nỗi gian truân và tạ ơn Đấng thi ân, như nhận được phần thưởng lớn.
Người cho mình là hạnh phúc khi có thể chịu được một đôi điều để tôn kính
Chúa, Đấng đã chịu biết bao ô nhục cách lạ lùng để cứu chúng ta khỏi những
nỗi ô nhục chúng ta phải chịu vì tội.” 2
Đọc lại tiểu sử Đức thánh Giáo hoàng Gioan I, ta cảm thấy tiếc nuối cho một
con người thánh thiện, tài cao, lại phải bỏ lại hành trình sứ vụ còn dang
dở. Tuy nhiên, ngài đã hoàn tất cuộc đời trong đức tin một cách trọn vẹn.
Điều đó thật không dễ dàng! Và rất đáng ca ngợi.
Cảm thấu những khó khăn trong việc giữ đức tin, Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn
Thuận đã nói: “Không
ai bắt con chối Chúa, nhưng có thể bắt con đi ngược lại với đường lối Chúa,
lấy cớ ‘để giữ đức tin.’ Thật là mâu thuẫn: Đức tin của con sẽ chết vì con
sợ chết, sợ đau, sợ cực.” 3 Đây
cũng là trăn trở mà chúng ta lo cho chính mình và cho các bạn trẻ trong thời
đại này. Chắc chắn, có những bất trắc trở ngại khi người ta hành động vì đức
tin. Vẫn biết, mỗi ngày người trẻ phải chống chọi với nhiều tư tưởng vô thần
với những câu hỏi chất vấn niềm tin. Những lời động viên đầy nhiệt khí của
Đức thánh Giáo hoàng Gioan I như thêm động lực giúp người tín hữu đặc biệt
là những tín hữu trẻ được thêm mạnh mẽ: “Từ
nỗi đau buồn hiện tại mà vinh quang dành cho chúng ta rực rỡ biết chừng nào!
Thiên Chúa rộng mở đôi tay đón chúng ta, đôi cánh tay nhẹ nhàng thân ái và
êm dịu biết bao, để tiếp rước những kẻ bị thương tích khi chiến đấu cho
Người. Chắc hẳn điều này mang lại một sự êm dịu ngọt ngào hơn mọi thứ mật
ong mà công lao vất vả có thể sản xuất ra ở trên đời.” 4
Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Giáo hoàng Gioan I, xin Chúa hướng
dẫn chúng con biết cách trở nên những Kitô hữu can trường, xin Chúa ban cho
các bạn trẻ biết sẵn sàng chấp nhận những thua thiệt ngang trái và biết cách
đáp trả cho những chất vấn về niềm tin của mình một cách xứng hợp. Amen
1 https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-04/dtc-phanxico-ngay-nay-nhieu-kito-huu-bi-bach-hai-hon.html
2 Trích
thư của Thánh Gioan Avila, bài đọc 2 - BĐKS, ngày 18/5.
3 Đường
Hy Vọng, số 286.
4 Trích
thư của Thánh Gioan Avila, bài đọc 2 - BĐKS, ngày 18/5.
http://daminhrosalima.net/phut-cau-nguyen-moi-ngay/ngay--185---thanh-gioan-i-giao-hoang--tu-dao-29190.html
Thứ Ba sau Chúa
Nhật VII Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 20,
17-27
"Tôi đi cho hết quãng đường đời và
hoàn tất nhiệm vụ rao giảng lời Chúa".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, từ Milê, Phaolô
sai người đi Êphêxô mời các trưởng giáo đoàn đến. Khi họ đến với ngài và hội
họp, ngài nói với họ: "Các ông biết ngay tự ngày đầu khi tôi vào đất Tiểu Á,
tôi đã cư xử thế nào với các ông trong suốt thời gian đó, tôi hết lòng khiêm
nhường phụng sự Chúa, phải khóc lóc và thử thách do người Do-thái âm mưu hại
tôi. Các ông biết tôi không từ chối làm một điều gì hữu ích cho các ông, tôi
đã rao giảng và dạy dỗ các ông nơi công cộng và tại tư gia, minh chứng cho
người Do-thái và dân ngoại biết phải hối cải trở về với Thiên Chúa, phải tin
Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Và giờ đây được Thánh Thần bắt buộc đi
Giêrusalem mà không biết ở đó có những gì xảy đến cho tôi, chỉ biết là từ
thành này qua thành khác, Thánh Thần báo trước cho tôi rằng: xiềng xích và
gian lao đang chờ tôi ở Giêrusalem. Nhưng tôi không sợ chi cả, không kể mạng
sống tôi làm quý, miễn là tôi đi cho hết quãng đường đời và hoàn tất nhiệm
vụ rao giảng lời Chúa mà tôi đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu là làm chứng về Tin
Mừng ơn Thiên Chúa. Và giờ đây, tôi biết rằng hết thảy các ông là những
người được tôi ghé qua rao giảng nước Thiên Chúa, các ông sẽ chẳng còn thấy
mặt tôi nữa. Vì thế hôm nay tôi quả quyết với các ông rằng: tôi trong sạch
không dính máu người nào cả. Vì chưng, tôi không trốn tránh, khi phải rao
giảng cho các ông mọi ý định của Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 67,
10-11. 20-21
Ðáp: Chư quốc trần
ai, hãy ca khen Thiên Chúa (c. 33a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Ôi Thiên Chúa, Ngài làm mưa
ân huệ xuống cho dân Ngài, và khi họ mệt mỏi, Ngài đã bổ dưỡng cho. Ôi Thiên
Chúa, đoàn chiên Ngài định cư trong xứ sở, mà do lòng nhân hậu, Ngài chuẩn
bị cho kẻ cơ bần. - Ðáp.
2) Chúc tụng Chúa ngày nọ qua ngày
kia. Thiên Chúa là Ðấng cứu độ, Ngài vác đỡ gánh nặng chúng ta. Thiên Chúa
chúng ta là Thiên Chúa cứu độ, Chúa là Thiên Chúa ban ơn giải thoát khỏi tay
tử thần. - Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 16
Alleluia, alleluia! - Thầy sẽ xin cùng
Cha, và Người sẽ ban cho các con Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con
luôn mãi. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 17,
1-11a
"Lạy Cha, xin hãy làm vinh hiển Con
Cha".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời
và nói: "Lạy Cha, giờ đã đến, xin hãy làm vinh hiển Con Cha, để Con Cha làm
vinh hiển Cha. Vì Cha đã ban cho Con quyền trên mọi huyết nhục, để con cũng
ban sự sống đời đời cho mọi kẻ Cha đã giao phó cho Con. Sự sống đời đời
chính là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất chân thật, và Ðấng Cha
đã sai, là Giêsu Kitô.
"Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất,
Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con. Giờ đây, lạy Cha, xin
hãy làm cho Con được vinh hiển nơi Cha với sự vinh hiển mà Con đã có nơi
Cha, trước khi có thế gian. Con đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đã đưa khỏi
thế gian mà ban cho Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban chúng cho Con, và
chúng đã tuân giữ lời Cha. Bây giờ chúng biết rằng những gì Cha ban cho Con,
đều bởi Cha mà ra. Vì những lời Cha ban cho Con thì Con đã ban cho chúng và
chúng đã lãnh nhận, và biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin
rằng Cha đã sai Con.
"Con cầu xin cho chúng, Con không cầu
xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì chúng là của
Cha. Và mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con, và Con
đã được vinh hiển nơi chúng. Con không còn ở thế gian nữa, nhưng chúng vẫn
còn ở thế gian, phần Con, Con về cùng Cha".
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm (Gioan
17:1-11a)
"Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và nói: 'Lạy Cha, giờ đã đến, xin hãy làm
vinh hiển Con Cha, để Con Cha làm vinh hiển Cha. Vì Cha đã ban cho Con quyền
trên mọi huyết nhục, để Con cũng ban sự sống đời đời cho mọi kẻ Cha đã giao phó
cho Con. Sự sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất
chân thật, và Ðấng Cha đã sai, là Giêsu Kitô. Con
đã làm vinh hiển Cha dưới đất, Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho
Con. Giờ đây, lạy Cha, xin hãy làm cho Con được vinh hiển nơi Cha với sự vinh
hiển mà Con đã có nơi Cha, trước khi có thế gian. Con đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ
Cha đã đưa khỏi thế gian mà ban cho Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban chúng
cho Con, và chúng đã tuân giữ lời Cha. Bây giờ chúng biết rằng những gì Cha ban
cho Con, đều bởi Cha mà ra. Vì những lời Cha ban cho Con thì Con đã ban cho
chúng và chúng đã lãnh nhận, và biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng
tin rằng Cha đã sai Con. Con cầu xin cho chúng, Con không cầu xin cho thế gian,
nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì chúng là của Cha. Và mọi sự của
Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con, và Con đã được vinh hiển nơi
chúng. Con không còn ở thế gian nữa, nhưng chúng vẫn còn ở thế gian, phần Con,
Con về cùng Cha'".
Chiều kích
Hiệp Nhất Thần Linh trong chủ đề
"Thày là sự sống" trong bài phúc âm cho Thứ Ba Tuần VII Phục Sinh hôm
nay được
hiện tỏ nơi lời cuối cùng của Chúa
Giêsu:
"mọi
sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con, và Con đã được vinh
hiển nơi chúng. Con không còn ở thế gian nữa, nhưng chúng vẫn còn ở thế gian,
phần Con, Con về cùng Cha".
Thật vậy, chiều
kích hiệp nhất không thể nào thiếu tính chất thuộc về nhau và ở với nhau. Thuộc
về nhau: "mọi
sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con", và ở
với nhau: "phần
Con, Con về cùng Cha".
Thế nhưng,
"mọi sự của Con" được Chúa Kitô nói đến ở đây là gì, nếu không phải là thành
phần các môn đệ của người bấy giờ và sau này làm nên Nhiệm Thể của Người là Giáo
Hội. Đó là lý do chính Chúa Giêsu đã xác nhận các môn đệ của Người là tất cả
"mọi sự của Con là
của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con":
"mọi
kẻ Cha đã giao phó cho Con", "mọi kẻ Cha đã đưa khỏi thế gian mà ban cho
Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban chúng cho Con", và
"những
kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì chúng là của Cha".
Chính vì "mọi
sự của Con là
của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con"
như thế mà Chúa
Kitô đã muốn cho họ cũng được hiệp nhất thần linh với Người và qua Người với Cha
của Người nữa, bằng cách, như Người thưa cùng Cha của Người trong bài Phúc Âm: 1- ban sự sống đời đời cho họ: "Vì
Cha đã ban cho Con quyền trên mọi huyết nhục, để Con cũng ban sự sống đời đời
cho mọi kẻ Cha đã giao phó cho Con"; 2- và tỏ
danh Cha cho họ: "Con
đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đã đưa khỏi thế gian mà ban cho Con... những lời
Cha ban cho Con thì Con đã ban cho chúng và chúng đã lãnh nhận, và biết đích
thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con".
Bài Phúc Âm hôm nay là phần thứ nhất trong 3 phần
của Đoạn Phúc Âm 17 được Thánh ký Gioan ghi lại, bao gồm tất cả Lời Nguyện
kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô. Phần đầu (hôm nay - Thứ Ba) của Lời
Nguyện này liên quan đến chính bản thân Chúa Kitô và vinh hiển của Người,
phần hai (ngày mai - Thứ Tư) liên quan đến các tông đồ và đặc ân thánh hóa
của các vị, và phần ba (ngày kia - Thứ Năm) liên quan đến chung nhân loại và
mối hiệp thông thần linh với Thiên Chúa.
Trước hết, "vinh hiển" của Chúa Kitô đây là gì? Tại sao Người lại
xin Cha của Người làm cho Người được "vinh hiển"? Xin thưa, "vinh
hiển" của Chúa Kitô đây là
"vinh hiển mà Con đã có nơi Cha, trước khi có thế gian". Tức vinh hiển
là "Con Thiên Chúa" của Chúa Kitô, một vinh hiển mà Người xin Cha
của Ngài xin hãy làm sáng tỏ trước chung thế gian và riêng các môn đệ của
Người, nhờ đó, Người cũng làm cho Cha được "vinh hiển" ở chỗ các môn đệ của
Người cũng như thế gian nhận biết Cha là Đấng đã sai Người vì yêu thương
nhân loại.
Nếu "Sự
sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất chân thật,
và Ðấng Cha đã sai, là Giêsu Kitô", thì cách thức làm sao cho họ nhận
biết chính là cách thức Cha làm "vinh hiển" Người và đồng thời nhờ
đó Người cũng làm "vinh hiển" Cha của Người. Mà cách thức ấy là gì,
nếu không phải hoàn trọn ý muốn của Cha là Đấng đã sai Người:
"Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất, Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao
phó cho Con".
Phải, Chúa Cha đã làm "vinh hiển" Con ở chỗ muốn Con của Ngài phải
chịu khổ nạn và tử giá, và chính Chúa Kitô cũng chẳng còn cách nào khác hơn
là tuân phục Cha của Người: "tuy thân phận là Con, Người cũng đã biết
tuân phục nơi những gì phải chịu, để khi hoàn tất, Người đã trở nên căn
nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tín phục Người" (Do Thái
5:8), nghĩa là làm cho các môn đệ của Người và thế gian nhận biết Người là
Con của Thiên Chúa, hay qua Người mà nhận biết Cha là Đấng đã sai Người, hầu
được "sự sống đời đời".
Bài Đọc
1 (Tông Vụ 20:17-27)
"Trong những ngày ấy, từ Milê, Phaolô sai người đi Êphêxô mời các
trưởng giáo đoàn đến. Khi họ đến với ngài và hội họp, ngài nói với họ: 'Các ông
biết ngay tự ngày đầu khi tôi vào đất Tiểu Á, tôi đã cư xử thế nào với các ông
trong suốt thời gian đó, tôi hết lòng khiêm nhường phụng sự Chúa, phải khóc lóc
và thử thách do người Do-thái âm mưu hại tôi. Các ông biết tôi không từ chối làm
một điều gì hữu ích cho các ông, tôi đã rao giảng và dạy dỗ các ông nơi công
cộng và tại tư gia, minh chứng cho người Do-thái và dân ngoại biết phải hối cải
trở về với Thiên Chúa, phải tin Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Và giờ đây được
Thánh Thần bắt buộc đi Giêrusalem mà không biết ở đó có những gì xảy đến cho
tôi, chỉ biết là từ thành này qua thành khác, Thánh Thần báo trước cho tôi rằng:
xiềng xích và gian lao đang chờ tôi ở Giêrusalem. Nhưng tôi không sợ chi cả,
không kể mạng sống tôi làm quý, miễn là tôi đi cho hết quãng đường đời và hoàn
tất nhiệm vụ rao giảng lời Chúa mà tôi đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu là làm chứng
về Tin Mừng ơn Thiên Chúa. Và giờ đây, tôi biết rằng hết thảy các ông là những
người được tôi ghé qua rao giảng nước Thiên Chúa, các ông sẽ chẳng còn thấy mặt
tôi nữa. Vì thế hôm nay tôi quả quyết với các ông rằng: tôi trong sạch không
dính máu người nào cả. Vì chưng, tôi không trốn tránh, khi phải rao giảng cho
các ông mọi ý định của Thiên Chúa'".
Chiều
kích Hiệp Nhất Thần Linh trong chủ đề "Thày là sự sống" trong Mùa Phục
Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh được tỏ hiện một cách cụ thể nơi trường hợp của
Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại. Ở chỗ, ngài cảm nhận được tác động thần linh
của Thánh Thần nơi ngài, như chính ngài nói: "Và
giờ đây được Thánh Thần bắt buộc đi Giêrusalem mà không biết ở đó có những gì
xảy đến cho tôi, chỉ biết là từ thành này qua thành khác, Thánh Thần báo trước
cho tôi rằng: xiềng xích và gian lao đang chờ tôi ở Giêrusalem".
Nếu
không đạt được mức độ hiệp nhất thần linh cao cả, thì kinh
nghiệm sống đạo
cũng là sống đức tin cho
thấy, không ai có thể nhậy cảm và cảm nghiệm được tác động thần linh của Chúa
Thánh Thần như ngài. Mà
cho dù có cảm nghiệm được tác động thần linh của
Thánh Thần chăng
nữa, nhiều khi Kitô hữu vẫn chối bỏ tác động ấy, bởi đụng đến bản thân của họ,
bắt họ phải hy sinh hay chịu khổ, đến nỗi họ trốn chạy hay trấn át tác động thần
linh của Ngài, điển hình là trường hợp của tiên tri Giona được sai đến rao giảng
thống hối cho thành Ninivê (xem Giona 1:1-3).
Thế nhưng, ở đây, với
Tông Đồ Phaolô, được hiệp nhất thần linh với Chúa Kitô là Đấng sống trong ngài
(xem Galata 2:20), đến độ không gì có thể tách ngài ra khỏi tình yêu của Chúa
Kitô (xem Roma 8:35-39), thì như ngài quả quyết trong bài đọc 1 hôm nay: "Nhưng
tôi không sợ chi cả, không kể mạng sống tôi làm quý, miễn là tôi đi cho hết
quãng đường đời và hoàn tất nhiệm vụ rao giảng lời Chúa mà tôi đã lãnh nhận nơi
Chúa Giêsu là làm chứng về Tin Mừng ơn Thiên Chúa".
Thứ Tư sau Chúa
Nhật VII Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 20,
28-38
"Tôi xin ký thác các ông cho Thiên
Chúa, Ðấng có quyền năng kiến tạo và ban cho các ông được dự phần gia
nghiệp".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phaolô nói với
các trưởng giáo đoàn Êphêxô rằng: "Các ông hãy thận trọng, và săn sóc đoàn
chiên mà Thánh Thần đã đặt các ông làm giám quản điều khiển giáo đoàn của
Chúa đã được Người cứu chuộc bằng máu. Phần tôi, tôi biết rằng sau khi tôi
đi rồi, sẽ có những sói dữ đột nhập giữa các ông, chúng không dung tha đoàn
chiên; và ngay giữa các ông sẽ có những kẻ ăn nói xảo trá nổi dậy để lôi kéo
các môn đồ theo họ. Vì thế, các ông hãy tỉnh thức, và nhớ rằng trong ba năm
trời, đêm ngày tôi không ngừng sa lệ mà khuyên bảo từng người. Và bây giờ,
tôi xin ký thác các ông cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, Người
là Ðấng có quyền năng kiến tạo và ban cho các ông được dự phần gia nghiệp
làm một với tất cả mọi người đã được thánh hoá. Tôi đã không ham muốn bạc,
vàng, hay y phục của ai hết, như chính các ông đã biết. Những đồ gì tôi và
những kẻ ở với tôi cần dùng, thì chính hai bàn tay này đã làm ra. Bằng mọi
cách, tôi đã chỉ bảo cho các ông rằng phải làm việc như vậy, để nâng đỡ
những người yếu đuối, và ghi nhớ lời Chúa Giêsu đã phán: "Cho thì có phúc
hơn là nhận"."
Nói xong, ngài quỳ xuống cầu nguyện
với mọi người. Ai nấy đều khóc lớn tiếng, và ôm cổ Phaolô mà hôn, họ đau
buồn nhất là vì lời ngài vừa nói rằng họ sẽ không còn thấy mặt ngài nữa. Rồi
họ tiễn đưa ngài xuống tàu.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 67,
29-30. 33-35a. 35b-36c
Ðáp: Chư quốc trần
ai, hãy ca khen Thiên Chúa (c. 33a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Ôi Thiên Chúa, xin tỏ ra
quyền năng của Chúa. Ôi Thiên Chúa, xin củng cố sự việc Chúa đã làm cho
chúng con! Vì thánh đài của Chúa ở Giêrusalem, các vua sẽ tiến dâng Ngài lễ
vật. - Ðáp.
2) Chư quốc trần ai, hãy ca khen Thiên
Chúa, hãy xướng lên bài ca mừng Chúa, mừng Ðấng ngự giá qua cõi trời, cõi
trời ngàn thu! Kìa Ngài lên tiếng, tiếng nói quyền năng: "Các ngươi hãy nhìn
biết quyền năng Thiên Chúa". - Ðáp.
3) Oai nghiêm Ngài chiếu giãi trên
Israel, và quyền năng Ngài trên cõi nước mây. Từ thánh điện của Ngài, Thiên
Chúa đáng tôn sợ. Thiên Chúa của Israel, chính Ngài ban cho dân Ngài được
quyền năng và mãnh lực. - Ðáp.
Alleluia: Mt 28, 19
và 20
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các
con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận
thế". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 17,
11b-19
"Ðể chúng được nên một như Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời
cầu nguyện rằng: "Lạy Cha chí thánh, xin hãy gìn giữ trong danh Cha những kẻ
Cha đã ban cho Con, để chúng được nên một như Ta. Khi Con còn ở với chúng,
Con đã gìn giữ chúng trong Cha. Con đã gìn giữ những kẻ Cha đã giao phó cho
Con, không một ai trong chúng bị mất, trừ ra con người hư vong, để lời Kinh
Thánh được nên trọn. Bây giờ Con về cùng Cha, và Con nói những điều này khi
Con còn dưới thế, để chúng được đầy sự vui mừng của Con trong lòng.
"Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế
gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không
thuộc về thế gian. Con không xin Cha đem chúng ra khỏi thế gian, nhưng xin
gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ. Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con
không thuộc về thế gian. Xin hãy thánh hoá chúng trong chân lý: lời Cha là
chân lý. Cũng như Cha đã sai Con vào thế gian, thì Con cũng sai chúng vào
thế gian. Và vì chúng, Con đã tự thánh hoá, để cả chúng cũng được thánh hoá
trong chân lý".
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm (Gioan
17:11b-19)
"Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: 'Lạy Cha chí thánh, xin
hãy gìn giữ trong danh Cha những kẻ Cha đã ban cho Con, để chúng được nên một
như Ta. Khi Con còn ở với chúng, Con đã gìn giữ chúng trong Cha. Con đã gìn giữ
những kẻ Cha đã giao phó cho Con, không một ai trong chúng bị mất, trừ ra con
người hư vong, để lời Kinh Thánh được nên trọn. Bây giờ Con về cùng Cha, và Con
nói những điều này khi Con còn dưới thế, để chúng được đầy sự vui mừng của Con
trong lòng. Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế gian đã ghét chúng, vì chúng
không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Con không xin Cha
đem chúng ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ. Chúng không
thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin hãy thánh hoá chúng
trong chân lý: lời Cha là chân lý. Cũng như Cha đã sai Con vào thế gian, thì Con
cũng sai chúng vào thế gian. Và vì chúng, Con đã tự thánh hoá, để cả chúng cũng
được thánh hoá trong chân lý'".
Chiều
kích
Hiệp Nhất Thần Linh trong Mùa
Phục Sinh theo chủ đề "Thày là sự sống" cho Thứ Tư của Tuần Lễ VII Phục
Sinh hôm nay lại càng rõ ràng hơn nữa, qua lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm
nay: "để
chúng được nên một như Ta".
Thế
nhưng, để thực hiện tình trạng Hiệp Nhất Thần Linh này nơi các môn đệ của mình,
không phải chỉ giữa
mình và họ, mà còn giữa
họ với Cha nữa,
Chúa Kitô "đã tự thánh hóa để cả chúng được
thánh hóa trong chân lý",
nghĩa là để cho
các môn đệ của Người có thể nhận biết "Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất
và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô", như lời Người thưa cùng Cha của Người
trong bài
Phúc Âm hôm qua.
Vì nhờ nhận biết
như thế các môn đệ mới được sự sống, sự sống thần linh của Chúa Kitô, như Chúa
Kitô và với Chúa Kitô là Đấng đã thông ban cho họ qua cuộc Vượt Qua của Người.
Và nhờ sự sống thần linh này mà các môn đệ của Người mới ở thế gian mà "không
thuộc về thế gian", trái lại thế gian nhờ các vị mà nhận biết Chúa Kitô
mà được thông phần vào mối Hiệp Nhất Thần Linh, như lời Người thưa cùng Cha
trong bài Phúc Âm ngày mai.
Trong bài Phúc Âm hôm nay
chúng ta còn thấy Chúa Kitô tỏ ra rất trân trọng và yêu thương các môn đệ
của Người là
"những kẻ Cha đã ban cho Con",
thành phần mà trong bài Phúc Âm hôm qua Người cũng
đã khẳng định là "mọi kẻ Cha đã giao phó cho Con", "mọi kẻ Cha đã đưa
khỏi thế gian mà ban cho Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban chúng cho
Con... chúng là của Cha. Và mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha
cũng là của Con".
Người đã tỏ ra hết sức quan tâm lo lắng cho những kẻ thuộc về
Người như Cha đã trao phó cho Người, khi Người sắp
"về cùng Cha" của Người, về tiêu cực, làm sao
"gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ", và về phần tích cực, "thánh hoá
chúng trong chân lý". Việc "gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ" không
phải ở chỗ
"xin Cha đem chúng ra khỏi thế gian" mà là "thánh hoá chúng
trong chân lý" bằng "lời Cha là chân lý". Mà "lời Cha"
đây chính là Chúa Kitô, là tất cả những gì Cha muốn tỏ mình ra cho
họ, nhất là nơi cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô: "vì chúng mà Con
đã tự thánh hoá, để cả chúng cũng được thánh hoá trong chân lý'".
Đó là lý do, một lý do trước hết và trên hết
"vì chúng" (ám chỉ cả Giáo Hội) hơn là vì chung loài người, mà
trong việc lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Kitô, khi trao bánh và
rượu cho các môn đệ tông đồ, thành phần thuộc về Người và được Cha trao phó
cho Người, Người đã khẳng định như sau: "Này là mình Thày sẽ bị nộp
vì các con..." và "Chén này là
chén tân ước trong máu của Thày là máu sẽ đổ ra
cho các con" (Luca 22:19-20).
Bài Đọc
1 (Tông Vụ 20:28-38)
"Trong những ngày ấy, Phaolô nói với các trưởng giáo đoàn Êphêxô rằng: 'Các ông
hãy thận trọng, và săn sóc đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt các ông làm giám quản
điều khiển giáo đoàn của Chúa đã được Người cứu chuộc bằng máu. Phần tôi, tôi
biết rằng sau khi tôi đi rồi, sẽ có những sói dữ đột nhập giữa các ông, chúng
không dung tha đoàn chiên; và ngay giữa các ông sẽ có những kẻ ăn nói xảo trá
nổi dậy để lôi kéo các môn đồ theo họ. Vì thế, các ông hãy tỉnh thức, và nhớ
rằng trong ba năm trời, đêm ngày tôi không ngừng sa lệ mà khuyên bảo từng người.
Và bây giờ, tôi xin ký thác các ông cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người,
Người là Ðấng có quyền năng kiến tạo và ban cho các ông được dự phần gia nghiệp
làm một với tất cả mọi người đã được thánh hoá. Tôi đã không ham muốn bạc, vàng,
hay y phục của ai hết, như chính các ông đã biết. Những đồ gì tôi và những kẻ ở
với tôi cần dùng, thì chính hai bàn tay này đã làm ra. Bằng mọi cách, tôi đã chỉ
bảo cho các ông rằng phải làm việc như vậy, để nâng đỡ những người yếu đuối, và
ghi nhớ lời Chúa Giêsu đã phán: 'Cho thì có phúc hơn là nhận'".
Chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh của Mùa Phục Sinh theo
chủ đề
"Thày là sự sống"
tiếp tục với Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô
trong bài đọc 1 hôm nay. Ở chỗ ngài đã tỏ
ra lo cho lợi ích thiêng liêng của những ai đã được ngài phục vụ trong 3 năm
liền, như Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm cũng bày tỏ cùng Cha của Người về mối
quan tâm của Người đối với số phận của những ai thuộc về Người
còn ở thế gian vậy.
Nếu
Chúa Kitô đã "đến không phải để được hầu hạ mà
là hầu hạ và hiến mạng sống mình cho nhiều người" (Mathêu 20:28)
thế nào, thì Thánh Phaolô, được Hiệp Nhất Thần Linh với Người cũng đã phản ảnh
Người như vậy, cũng chủ trương đúng như lời Người khuyên dạy "cho đi
hơn nhận lãnh",
bằng
cách "tôi
đã không ham muốn bạc, vàng, hay y phục của ai hết, như chính các ông đã biết. Những
đồ gì tôi và những kẻ ở với tôi cần dùng, thì chính hai bàn tay này đã làm ra", hoàn
toàn không phiền đến ai, trái lại, ngài
tỏ ra rất ân
cần lưu tâm đến lợi ích thiêng liêng của chung cộng đồng dân Chúa và riêng từng
người mà ngài được sai đến phục vụ: "trong
ba năm trời, đêm ngày tôi không ngừng sa lệ mà khuyên bảo từng người".
Trong bài Phúc Âm
hôm nay, Chúa Giêsu đã trao phó các môn đệ cho Cha của Người thế nào, thì mối
Hiệp Nhất Thần Linh nơi Thánh Phaolô với Chúa Kitô cũng khiến ngài tác hành y
như Chúa Kitô vậy, khi ngài trấn an họ rằng: "tôi
xin ký thác các ông cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, Người là Ðấng
có quyền năng kiến tạo và ban cho các ông được dự phần gia nghiệp làm một với
tất cả mọi người đã được thánh hoá".
Thứ Năm sau Chúa
Nhật VII Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 22,
30; 23, 6-11
"Con phải làm chứng về Ta tại
Rôma".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, toà án muốn biết
đích xác người Do-thái tố cáo Phaolô về tội gì, nên cởi trói cho ngài, và
truyền lệnh cho các thượng tế và toàn thể công nghị họp lại, rồi dẫn Phaolô
đến đứng trước mặt họ. Phaolô biết có một số người thuộc phe Sađốc, và một
số khác thuộc phe biệt phái, nên kêu lớn tiếng giữa công nghị rằng: "Thưa
anh em, tôi là biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy
vọng và vì sự sống lại của những người đã chết". Ngài vừa nói thế, thì xảy
ra sự bất đồng ý kiến giữa các người biệt phái và Sađốc, và hội đồng đâm ra
chia rẽ. Vì các người Sađốc cho rằng không có sự sống lại, không có thiên
thần và thần linh; còn các người biệt phái thì tin tất cả điều đó. Tiếng la
lối inh ỏi, và có mấy người biệt phái đứng lên bênh vực rằng: "Chúng tôi
không thấy người này có tội gì; và nếu thần linh hay thiên thần nói với
người này thì sao?" Cuộc tranh luận đã đến hồi gây cấn, viên quản cơ sợ
Phaolô bị phân thây, nên sai lính xuống kéo ngài ra khỏi họ và dẫn về đồn.
Ðêm sau, Chúa hiện đến cùng ngài và
phán: "Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì
cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a
và 5. 7-8. 9-10. 11
Ðáp: Xin bảo toàn
con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa,
vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: Ngài là chúa tể con; Chúa là
phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con. -
Ðáp.
2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho
con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con
luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không
nao núng. - Ðáp.
3) Bởi thế, lòng con vui mừng và linh
hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa
chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài
thấy điều hư nát. - Ðáp.
4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối
trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu
Chúa, tới muôn muôn đời! - Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 18
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy
sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui
mừng". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 17,
20-26
"Xin cho chúng nên một".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời
cầu nguyện rằng: "Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả
những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở
trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian
tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho
Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong
Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai
Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha
ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng
chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước
khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha,
nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã
tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu
Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa".
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm (Gioan
17:20-26)
"Khi
ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: 'Con không cầu xin cho
chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con,
để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả
chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban
cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là
một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một
và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã
yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu,
chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho
Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính,
thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết
rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho
chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng
nữa'".
Chiều
kích Hiệp Nhất Thần Linh trong Mùa Phục Sinh theo chủ đề "Thày là sự
sống" không phải chỉ bao gồm giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người,
giữa Người với Cha và các môn đệ của Người với Cha, mà còn giữa Giáo Hội
qua các
môn đệ của
Người với thế gian và giữa thế gian với Người cũng như với Cha nữa, như lời
Người đã cầu nguyện trong bài Phúc Âm hôm nay:
"Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ
lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và
Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha
đã sai Con".
Thế
nhưng, để các môn đệ của Người có thể trở thành trung gian môi
giới cho cuộc
Hiệp Nhất Thần Linh giữa thế gian với Người và với Cha, thì Người cần phải
thực hiện những gì Người thưa cùng Cha trong bài Phúc Âm hôm nay, đó là:
"Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một
như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được
hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến
chúng như Cha đã yêu mến Con".
"Vinh hiển mà Cha đã ban cho Con" đây
là gì nếu không phải là cho Con được cơ hội làm rạng danh Cha trên Thánh
Giá, nên các môn đệ của Người được
Người cho thông
phần vinh hiển của Người nghĩa là được lấy chính mạng sống của mình để làm
chứng về Người và cho Người như Người đã làm chứng về Cha và tỏ Cha ra vậy,
như trường hợp của Tông Đồ Phêrô trong bài Phúc Âm ngày mai.
Trong lời nguyện
dâng lên Cha của mình trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô còn cho thấy mối
Hiệp Nhất Thần linh giữa Người và các môn đệ được Người cho
tham phần vinh hiển của Người là
chịu khổ với Người ấy nhờ thế mới được thực sự Hiệp Nhất Thần Linh với
Người: "Lạy
Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy
với Con",
một ý định
phản ảnh những gì Người đã nói trước với
các tông đồ về
thân phận tôi tớ không hơn chủ của các vị rằng:
"Thày đi để dọn chỗ cho các con, Thày sẽ trở lại với các con để đưa các
con đi với Thày để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3).
Lời nguyện hiến tế của Chúa Kitô kết thúc Bữa Tiệc Ly được Giáo Hội chọn đọc
cho 3 ngày giữa tuần VII Phục Sinh (Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm) này bao gồm 3
phần rõ ràng: Phần nhất (Thứ Ba) Chúa Giêsu cầu cùng Cha cho chính bản thân
Người để xin Cha làm rạng danh Người, nhờ đó Người cũng được làm rạng danh
Cha. Phần thứ hai (Thứ Tư), Người cầu cho các tông đồ là nền tảng Giáo Hội
Người thiết lập, liên quan đến thân mệnh của các vị, thành phần "thuộc về
Cha" và "là của Cha" nhưng còn ở thế gian và sẽ bị thế gian bách hại, cần
phải được "thánh hóa trong chân lý", để chẳng những ở trong thế gian mà
không thuộc về thế gian mà còn có thể làm chứng cho chân lý là Chúa Kitô
nữa. Phần thứ ba (Thứ Năm hôm nay), Người cầu cho thế giới tin Người qua
chứng từ của các tông đồ nói riêng và Giáo Hội của Người nói chung, để nhờ
đó "tất cả được hiệp nhất nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong
Cha".
Tuy nhiên, ở phần thứ ba của Lời Nguyện Hiến Tế này của mình, về nội dung,
Chúa Kitô vẫn tiếp tục cầu cho các tông đồ, thành phần sau khi đã "được
thánh hóa trong chân lý", tức đã nhận biết sự thật là Chúa Kitô, hay "đã
nhận biết Con bởi Cha mà ra", thì sẽ làm chứng cho Người trước thế gian. Thế
nhưng, để làm chứng cho một Đấng đã chịu khổ nạn và tử giá, các vị cần phải
được thông phần với Người, ở chỗ "Con
đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con", tức là đã tạo cho
các vị có cơ hội để Thiên Chúa có thể tỏ mình ra, hay tỏ vinh hiển của Ngài
ra, qua họ như qua chính Chúa Kitô trên Thánh Giá cứu độ. Nhờ đó mà các vị
mới được hiệp nhất nên một với Người, mới hoàn toàn nên giống Người:
"Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở
đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con".
Và như thế, các vị mới tiến tới chỗ "tình Cha yêu Con ở trong chúng, và
Con cũng ở trong chúng nữa" - "Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để
chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con
đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con".
Bài Đọc
1 (Tông Vụ 22:30; 23:1-6)
"Trong những ngày ấy, toà án muốn biết đích xác người Do-thái tố cáo Phaolô
về tội gì, nên cởi trói cho ngài, và truyền lệnh cho các thượng tế và toàn
thể công nghị họp lại, rồi dẫn Phaolô đến đứng trước mặt họ. Phaolô biết có
một số người thuộc phe Sađốc, và một số khác thuộc phe biệt phái, nên kêu
lớn tiếng giữa công nghị rằng: 'Thưa anh em, tôi là biệt phái, con của người
biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người
đã chết'. Ngài vừa nói thế, thì xảy ra sự bất đồng ý kiến giữa các người
biệt phái và Sađốc, và hội đồng đâm ra chia rẽ. Vì các người Sađốc cho rằng
không có sự sống lại, không có thiên thần và thần linh; còn các người biệt
phái thì tin tất cả điều đó. Tiếng la lối inh ỏi, và có mấy người biệt phái
đứng lên bênh vực rằng: 'Chúng tôi không thấy người này có tội gì; và nếu
thần linh hay thiên thần nói với người này thì sao?' Cuộc tranh luận đã đến
hồi gây cấn, viên quản cơ sợ Phaolô bị phân thây, nên sai lính xuống kéo
ngài ra khỏi họ và dẫn về đồn. Ðêm sau, Chúa hiện đến cùng ngài và phán:
'Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng
phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy'".
Thật vậy, nếu trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô đã thưa cùng Cha của
Người về số phận diễm phúc của các tông đồ được Người tuyển chọn để có thể
thông phần vinh hiển của Người và với Người bằng hy sinh khổ ải
thế nào để có
thể nên giống Người và được Hiệp Nhất Thần Linh với người, thì trong bài đọc
thứ nhất hôm nay cũng thế, chính Người cũng đã trấn an Vị
Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô và
phấn khích ngài, sau khi bị điệu ra trước công nghị để "bị xét xử vì niềm
hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết", và đang
bị nhốt trong một "đồn" canh, tiếp tục làm chứng về Người chẳng
những ở Giêrusalem là giáo đô của Do Thái giáo, mà còn tại chính Rôma là
thủ đô của đế quốc Rôma, một địa điểm là tương lai của Giáo Đô Rôma của Kitô
giáo: "Hãy
can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải
làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".
Chính việc
làm chứng của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô ở hai địa điểm chính yếu bao gồm
cả Do Thái giáo lẫn Dân Ngoại Kitô giáo này cho thấy mối Hiệp Nhất Thần Linh
giữa ngài và Chúa Kitô đến đâu, đến độ ngài đã trở thành đúng như ý định
chọn lựa của Chúa Kitô, Đấng đã tỏ mình ra cho ngài trên đường đi Damascô và
sai ngài đi: "Ta đã làm cho ngươi trở thành ánh sáng chư dân,
thành phương
tiện cứu độ cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 13:47).
Thánh Bênađinô Siêna
|
Bênađinô Siêna có tâm hồn nhạy cảm. Ngài rất thương mến
những người nghèo khổ. |
Ngày 20 tháng 05
THÁNH BÊNAĐINÔ SIÊNA HIỂN TU
Thánh Bênađinô nổi tiếng là một chiến sĩ Phúc âm vì suốt đời ngài đã
tận tụy rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô cho dân miền Tuscia, Lombađia,
Rôma và Mác Ancônê... Thật ngài quả xứng đáng được người đương thời
xưng tụng là “cán bộ trung kiên của Vua Trời”.
Bênađinô sinh ra và chịu phép rửa tội trong cùng một ngày 08-9-1380,
sau này nhớ lại ngày hạnh phúc đó, Bênađinô đã viết những giòng đầy
cảm động: “Ôi ngày hạnh phúc, ngày mà tôi được sinh ra làm người, và
làm con đích thực của Thiên Chúa hằng sống”. Quả thế, vì muốn
Bênađinô sớm trở thành người con riêng của mình, Thiên Chúa đã để
cho ngài chịu số phận mồ côi mẹ hồi mới lên ba tuổi, và mất cha khi
chưa được sáu tuổi. Cha mẹ Bênađinô là những tín hữu nhân đức, biết
kính sợ Thiên Chúa và quảng đại với tha nhân. Sau hai lần chịu tang,
Bênađinô được Chúa giao cho mấy bà dì đạo đức, là Điana, Poa và
Batôlômêa. Các bà thay người chị quá cố, nuôi dưỡng và dậy dỗ cháu
về mọi phương diện, nhất là đời sống trọn lành. Đáp lại lòng tốt của
các dì, Bênađinô luôn sống ngoan ngoãn, vâng lời và cần mẫn. Năm 12
tuổi, cậu được gửi học tại Siêna, để chuyên về văn chương, triết lý,
giáo luật, thần học và Kinh thánh. Năm 17 tuổi, Bênađinô xin gia
nhập hội “Anh em con Đức Mẹ” và bắt đầu đời sống hiến thân cho Đức
Mẹ. Gặp kỳ dân thành bị bệnh dịch, sinh viên Bênađinô hăng hái lao
mình phục vụ bệnh nhân trong nhiều nhà thương. Làm việc như vậy suốt
bốn tháng cho đến khi người dì cuối cùng, bà Batôlômêa được Chúa cất
về, Bênađinô mới được tự do theo tiếng Chúa kêu gọi.
Không trì hoãn, sáng ngày 08-9-1402, thánh nhân đem tất cả gia tài
phân phát cho người nghèo khó, rồi tiến thẳng đến gõ cửa một tu viện
dòng thánh Phanxicô tại Siêna. Cha tu viện trưởng niềm nở đón nhận
và năm sau cho Bênađinô mặc áo dòng. Nhưng hai tháng sau, Bênađinô
lại xin rút lui vào một tu viện lập giữa rừng xanh. Ở đây thầy
Bênađinô được sống những ngày thinh lặng và gần Chúa hơn lúc nào
hết. Nhờ đó nhân đức của thầy không bao lâu đã trổi vượt hơn các tu
sĩ khác. Thầy để ý riêng đến nhân đức trinh khiết. Ngày 08-9-1403
thầy Bênađinô được khấn dòng và năm sau chịu chức linh mục. Trong
buổi lễ mở tay, cha Bênađinô đã giảng một bài rất sốt sắng về “Mầu
nhiệm Sinh nhật của Đức Maria”. Cha cũng rất mộ mến sự thương khó
Chúa nên đã có lần tự vác cây thánh giá rất nặng, đi chân không tới
một làng gần miền Sangana để ôn lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.
Năm 1405, cha Bênađinô được lệnh bề trên cả sai đi giảng đạo. Mùa hè
năm ấy, ngài giảng tại Siêna và Alberinô. Để duy trì ảnh hưởng lâu
dài, cha Bênađinô đã lập tu viện Capriola tại Alberinô. Không những
là một linh mục đi thuyết giáo, năm 1417, cha còn giữ chức giám thị
tại tu viện Fiêôsôlê. Cha làm việc tại đấy cho đến khi được bài sai
đi giảng đạo tại Lombađia.
Sung sướng như con trẻ được quà của mẹ, cha Bênađinô hân hoan lên
đường. Cuối năm ấy, cha đến thành Milanô, một thành ngột những ảnh
hưởng đồi phong bại tục. Mùa chay năm 1418, cha giảng tại nhà thờ
chính toà Milanô. Dân chúng lũ lượt đến nghe lời cha. Lúc ra về, vẻ
phấn khởi hiện trên nét mặt mỗi người, họ chuyền miệng nhau một lời
quyết đoán: “Cha Bênađinô nhân đức quá, cha là sứ giả đích thực của
Thiên Chúa...” Người ta còn kể, một lần kia đang giảng, cha bỗng yên
lặng, mắt nhìn trời. Dân chúng bỡ ngỡ, trố mắt nhìn theo... Đến sau
mới hay là chính lúc đó cha Bênađinô được Chúa cho trông thấy linh
hồn trinh bạch của bà dì Điana, một thiếu phụ nhân đức đã giúp cha
rất nhiều trong thời thơ ấu, được Chúa gọi về trời. Mọi người sung
sướng và không ngớt lời ca tụng nhân đức của người tôi tớ Thiên
Chúa! Tín nhiệm đời sống thánh thiện của cha, năm 1419, bề trên lại
sai cha đi giảng tại nhiều tỉnh khác ở về phía bắc.
Công việc truyền giáo của cha Bênađinô được kết quả tốt đẹp một phần
là nhờ ở những phép lạ Chúa đã làm qua tay cha. Năm 1420, tại
Mantua, một tên lái đò ghét đạo, không chịu chở ngài qua sông, nhưng
được ơn soi sáng cha cởi áo choàng, giơ tay làm dấu thánh giá rồi
trải ra làm mảng qua sông. Tại Bergnô và Brescia cha đã khéo léo dàn
xếp và gây tình đoàn kết giữa nhiều đảng phái. Năm 1423, tại
Vêronnê, cha lại cải tử hoàn sinh một người bị chết vì hoả hoạn.
Từ đó tiếng nhân đức của cha Bênađinô càng vang xa. Nhiều Giám mục
và cha xứ biên thư xin cha đến giảng các tuần đại phúc. Lợi dụng
những dịp đặc biệt này cha Bênađinô cổ võ việc tôn sùng Thánh Danh
Chúa Giêsu. Số người đến nghe cha giảng rất đông. Có lần tới hai vạn
người chen chúc nhau không kể chi những cơn mưa giông của chiều hè.
Trong số thính giả trung thành của cha, người ta kể đến Đức Piô II
khi đó còn là một sinh viên đại học thành Siêna. Ngoài ra cha
Bênađinô còn vận động dựng nhiều tượng đài đặt tượng Đức Mẹ để giáo
hữu lui tới cầu nguyện. Kết quả và hoạt động tông đồ của cha là một
số rất đông người khô khan trở nên sốt sắng, người chưa biết đức tin
được ánh sáng Phúc âm chiếu dọi.
Năm 1427, cha Bênađinô lần lượt giảng mùa chay tại Ombria và
Viterbê. Sau đó cha sang Rôma để biện bạch những lời vu cáo của bè
rối. Trước mặt Đức Giáo Hoàng Máctinô V và một số các cha dòng
Đaminh, cha Bênađinô đã trả lời khiêm tốn, gẫy gọn và xác đáng những
vấn nạn hội đồng nêu lên. Và kết quả sau cùng là Đức Giáo Hoàng
tuyên bố chuẩn nhận lời rao giảng của cha Bênađinô là không có gì
trái với đức tin và luân lý công giáo. Sau đó cha lại được mời giảng
tại Rôma. Cha giảng 114 bài kèm theo nhiều phép lạ. Vì cảm mến, giáo
dân thành Siêna đệ đơn xin Đức Giáo Hoàng đặt cha làm Giám mục,
nhưng cha đã khôn khéo và khiêm tốn từ chối.
Năm 1431, cha Bênađinô lại đến giảng tuần đại phúc tại Tuscia,
Lombađia, Macancônê. Cuốn biên niên sử do một số sử gia thành Forli
chép, cho chúng ta biết phần nào kết quả rực rỡ Chúa đã ban cho cha
trong thời gian này. Lời Thánh vịnh sau đây áp dụng về cha thật rất
đúng: “Miệng người công chính giảng lời khôn ngoan” (Tv.31,30).
Sau nhiều năm đi rao giảng, năm 1438, cha Bênađinô được làm bề trên
tỉnh dòng Phanxicô cải tổ tại Italia. Với lòng nhiệt thành sẵn có,
cha tận tâm giúp các tu sĩ sống nhiệm nhặt theo đúng tinh thần luật
dòng. Nhưng mấy năm sau, vì có nhiều tu viện tỏ ý phản đối nếp sống
khắc khổ của cha, cha Bênađinô bèn xin Đức Giáo Hoàng Êugiêniô IV
cho từ chức. Từ đó cha Bênađinô lại tiếp tục lăn mình vào công việc
truyền giáo, dù khi đó cha đã tuổi già sức yếu! Cha giảng thuyết tại
Milanô, phản đối những tư tưởng rối đạo của một giáo sư đại học tên
là Amêđi. Mùa chay năm 1443, theo lời mời của hai hầu tước thành
Ferrarê và Pađôva, cha đến giảng tại nhà thờ chính toà của mỗi thành
và được dân chúng nhiệt liệt hưởng ứng!
Năm sau, cha Bênađinô đến ngụ tại tu viện Capriôla. Tại đây ngài dọn
nhiều bài giảng về “Tám mối phúc thật” và viết một cuốn sách nhỏ
nhan đề là “Đời sống Kitô hữu” (Christiana vita). Mùa chay năm ấy
cha đi giảng tại Missa. Nơi đây cha đã làm phép lạ chữa khỏi một
người bất toại từ nhỏ. Sau đó cha tiếp tục đi diễn thuyết tại thành
Đômê với đề tài “Đức thanh liêm của chính quyền...”. Cha làm việc
liên lỉ như thế... cho đến ngày 20-5, ngày vọng lễ Chúa Lên Trời,
bất ưng cha ngã bệnh nặng. Biết giờ đã đến, cha xin chịu các phép
sau hết và êm ái trút hơi thở cuối cùng.
Tin buồn loan đi, dân chúng nô nức kéo đến viếng xác cha, vì số dân
đông quá, người ta phải để thi hài cha tại nhà thờ suốt 20 ngày;
trong thời gian đó, như để thưởng công đời sống đạo đức của cha,
Chúa đã ban ơn cho nhiều người được khỏi bệnh khi chạm đến thi thể
hay đồ dùng của cha. Vì thế số người tứ xứ kéo đến xin các đồ dùng
của cha về làm vật kỷ niệm cứ mỗi ngày một đông.
Vì lòng sùng mộ, ngay năm đó nhiều nơi đã đệ lên xin Đức Giáo Hoàng
cho phép kính cha như một vị thánh. Riêng cha Gioan Capitranô còn
đến Napôli cộng tác với Hoàng đế Anphong Aragon cổ động phong trào
phong thánh cho cha Bênađinô. Hàng trăm lá đơn thỉnh cầu được đệ lên
Đức Giáo Hoàng. Đầu tiên Đức Nicôla V chỉ muốn giãn lại để việc điều
tra được kỹ lưỡng. Nhưng vì phong trào vận động mỗi ngày một sôi
nổi, nên ngày 24-5-1450, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, Đức
Giáo Hoàng đã long trọng tuyên bố ghi tên cha Bênađinô vào sổ các vị
hiển thánh.
http://tinmung.net
http://bangiaoly.org/tu-duc/phung-vu-chu-thanh/19-05-thanh-benadino-siena/
Nhờ việc tôn sùng Thánh Danh Chúa Giêsu và lòng sùng kính Mẹ Maria,
Bênađinô Siêna đã đem hàng ngàn người trên khắp nước Ý trở về với
Giáo hội.
Thánh Bênađinô Siêna sinh năm 1380 tại một thị trấn gần thành phố
Siêna, nước Ý. Ngài là con trai của một nhà chức sắc người Ý. Song
thân Bênađinô qua đời khi ngài mới lên bảy. Những người bà con của
Bênađinô quý mến ngài như con ruột của họ. Họ cũng cho Bênađinô ăn
học đến nơi đến chốn. Bênađinô trưởng thành với dáng vẻ một cậu trai
cao to đĩnh đạc. Bênađinô có tính pha trò nên các bạn bè của
Bênađinô thích được ở bên ngài. Tuy nhiên, họ biết rằng không nên
nói bất cứ lời thô tục nào khi có sự hiện diện của Bênađinô, vì ngài
sẽ không khoan thứ cho điều ấy. Hai lần khi một gã thanh niên kia dụ
dỗ Bênađinô phạm tội, cả hai lần Bênađinô đã tặng cho hắn một quả
đấm và đuổi hắn đi.
Thánh Bênađinô Siêna có một tình yêu đặc biệt nồng nàn đối với Đức Trinh
Nữ Maria. Chính Đức Mẹ là Đấng gìn giữ tâm hồn ngài trong sạch. Ngay khi
còn ở tuổi niên thiếu, Thánh Bênađinô Siêna đã đơn sơ cầu nguyện với Đức
Mẹ y như một con trẻ thưa truyện với mẹ nó vậy.
Bênađinô Siêna có tâm hồn nhạy cảm. Ngài rất thương mến những người
nghèo khổ. Lần kia, người cô của Bênađinô Siêna không còn thức ăn cho
thêm một người hành khất nữa, cậu bé liền la lớn tiếng: “Thà con chịu bỏ
đói còn hơn là để cho người đàn ông đáng thương ấy phải ra đi mà chẳng
được chút gì!” Năm 1400, khi cơn dịch tả tấn công thành phố, Thánh
Bênađinô và các đồng bạn của ngài đã tình nguyện tới giúp bệnh viện. Họ
ngày đêm săn sóc những người đau yếu và hấp hối suốt sáu tuần lễ cho tới
khi cơn dịch chấm dứt.
Khi lên hai mươi hai tuổi, Bênađinô Siêna gia nhập dòng Thánh Phanxicô
khó khăn. Rồi Bênađinô Siêna làm linh mục. Sau nhiều năm phục vụ, thánh
nhân được chỉ định tới các thị trấn và thành phố rao giảng. Thánh
Bênađinô Siêna đã nhắc nhớ cho mọi người về lòng yêu thương của Đức Chúa
Giêsu. Trong những ngày ấy, các thói xấu làm suy vi tinh thần đạo đức
của cả người già lẫn con trẻ. “Làm sao con có thể tự mình cứu lấy những
người này?” trong lời kinh, Bênađinô Siêna đã hỏi Thiên Chúa. “Con có
thể dùng thứ vũ khí nào để chống lại ma quỷ?” và Thiên Chúa trả lời:
“Thánh Danh Ta đủ cho con!” Vì thế, Bênađinô Siêna đã rao giảng lòng tôn
sùng Thánh Danh Chúa Giêsu. Ngài sử dụng Thánh Danh này rất nhiều lần
trong mỗi bài giảng. Thánh nhân xin người ta in Thánh Danh Chúa Giêsu và
dán trên các cổng ra vào của thành phố, trên khắp các cánh cửa... Nhờ
việc tôn sùng Thánh Danh Chúa Giêsu và lòng sùng kính Mẹ Maria, Bênađinô
Siêna đã đem hàng ngàn người trên khắp nước Ý trở về với Giáo hội.
Thánh Bênađinô Siêna đã trải qua bốn mươi hai năm trong đời tu dòng
Phanxicô. Thánh nhân qua đời ngày 20 tháng Năm năm 1444 tại Aquila, nước
Ý, hưởng thọ sáu mươi tư tuổi. Chỉ sáu năm sau, năm 1450, Bênađinô Siêna
được đức thánh cha Nicôla V tôn phong hiển thánh.
Thánh
Bênađinô Siêna đã thực sự quan tâm đến mọi người. Thánh nhân đã dùng tất
cả nghị lực và niềm vui của mình để phục vụ Đức Chúa Giêsu và làm cho
người ta yêu mến Thánh Danh Chúa. Chúng ta cũng hãy năng cầu xin “Thánh
Danh Chúa Giêsu.”
Nguồn:https://dongten.net
https://dongten.net/2019/05/19/hanh-cac-thanh-20-05-thanh-benadino-siena/
http://www.cgvdt.vn/lich/hanh-cac-thanh/thanh-benadino-siena_a2242
http://www.donggioanthienchua.net/hanh-cac-thanh-20-05-thanh-benadino-siena.html
Một trung gian cần thiết
Chúng tôi lại kiên quyết chủ trì
quan điểm của chúng tôi nhờ uy tín thánh Giêrônimô, hoặc, theo ý kiến một ít
người, nhờ uy tín của một văn gia cổ nhân, tác giả một bài giảng được in gồm
trong tác phẩm của thánh tiến sĩ. Trong bài đó, ta còn đọc thấy những lời
này: “Trong Chúa Giêsu, ân sủng dư đầy như trong đầu, để từ đó phát nguyên;
còn trong Mẹ Maria, thì ân sủng sung mãn như trong cổ, dẫn lộ ban phát ra”.
Ý nghĩa câu trên là Chúa Giêsu choán gồm sung mãn mọi ân sủng, và chúng ta,
những chi thể của Chúa, chúng ta phải đến lĩnh nhận từ Chúa mọi sức sống,
tức là những cứu trợ chí linh cần thiết để được sống đời đời. Nhưng Mẹ Maria
thì choán gồm mọi ân sủng như cổ gồm chứa sức sống để thông lưu mọi phần chi
thể. Tư tưởng đó cũng là của thánh Bênađinô Siêna; thánh nhân còn giảng rõ
ràng hơn nữa rằng: “Nhờ Mẹ Maria điều hành, hết mọi ân sủng của đời sống
thiêng liêng phát nguyên từ Chúa là đầu, đã chan hòa đổ xuống trên các tín
hữu là nhiệm thể Chúa”.
Thánh Bonaventura cũng luận lý như
sau: “Thiên Chúa đã đoái đến cư ngụ trong lòng Mẹ Đồng Trinh chân phúc, nên
tôi không ngại quả quyết rằng từ đó, Mẹ đã thu dụng một quyền lợi trên toàn
thể các ân sủng, vì từ cõi lòng trinh vẹn của Mẹ, như từ một đại dương thiên
quốc, hết mọi dòng sông ân tứ đã phát nguyên cùng với Chúa Giêsu”. Thánh
Bênađinô Siêna còn trình bày tư tưởng trên bằng những lời văn trang trọng và
quả quyết hơn nữa, ngài viết: “Từ ngày Mẹ Đồng Trinh phôi dựng Ngôi Lời
Thiên Chúa, Mẹ đã được sử dụng toàn quyền tài phán đối với tất cả những cuộc
nhiệm sinh của Thánh Linh nơi trần gian – nghĩa là hết mọi linh ân Thánh
Linh thông ban cho loài người – đến nỗi từ ngày đó, không một ai được Chúa
ban ân sủng, mà lại không phải đến lĩnh nhận qua trung gian và qua bàn tay
của Mẹ Maria, Người Mẹ nhân từ âu yếm của chúng ta”.
Cũng theo cùng một chiều hướng vấn
đề chúng ta đang theo dõi, một tác giả đã chú giảng một câu trong sách tiên
tri Giêrêmia, lúc nhà tiên tri nói đến mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, đã tiên
báo một nữ nhân sẽ vòng quanh Thiên Chúa làm Người (Gr 31, 22). Tác giả đó
viết: “Như một đường thẳng kéo từ tâm một vòng tròn không thể ra miền ngoài
vòng tròn được, nếu không cắt đường tròn, thì cũng không thể có ân sủng nào
phát xuất từ Chúa Giêsu, tâm điểm mọi ơn lành, đến với chúng ta được mà
không qua Mẹ Maria, Người đã thực sự vòng quanh Con Thiên Chúa mọi chiều,
khi thụ thai trong lòng Mẹ”.
Căn cứ vào những lẽ trên, thánh
Bênađinô Siêna kết luận: “Tất cả mọi ơn trời, tất cả mọi nhân đức cũng như
tất cả mọi ân sủng đều do tay Mẹ Maria ban phát, phát cho ai, phát lúc nào,
phát thế nào, tùy ý Mẹ cả”. Và cha Risa cũng làm dội lại lời thánh nhân:
“Trong tất cả các ơn lành ban cho thụ tạo, Chúa không muốn một ơn nào được
ban ra mà không qua tay Mẹ Maria”. Thế nên, đức viện phụ đáng kính đan viện
Celles khuyến khích mọi người chúng ta chạy đến cùng Đấng mà ngài xưng tụng
là “Quản Thủ kho trời ân sủng”. Ngài kêu gọi: Đến đi, anh em, đến với Mẹ
Đồng Trinh vinh phúc, vì phải nhờ Mẹ làm trung gian, thế giới và toàn thể
nhân loại mới thấy các nguyện vọng của mình đựơc thực hiện, khi giơ tay lĩnh
nhận ơn lành.
Điều đó thực quá rõ ràng. Khi quả
quyết rằng hết mọi ân sủng chỉ trào xuống chúng ta qua Mẹ Maria, các thánh
và các tác giả, mà chúng tôi hân hạnh được viện chứng, hẳn đã chỉ chú ý nói
rằng: chúng ta đã nhờ Mẹ Maria mà được Chúa Giêsu là nguyên ủy mọi ơn lành,
như tác giả chúng tôi đã nói trên kia chủ trương, nhưng các ngài cũng lại
quả quyết rằng: ban Chúa Giêsu cho chúng ta rồi, Thiên Chúa còn muốn phàm
bất cứ ân sủng nào đã, đang và sẽ được ban ra cho đến tận thế nhờ công trạng
Chúa Cứu Thế lập, đều phải được ban ra hết thảy nhờ Mẹ Maria can thiệp và
ban phát.
Thánh Anphong Ligouri
http://www.dongcong.net/MeMaria/VinhQuangDM1/73.htm
Thứ Sáu sau Chúa
Nhật VII Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 25,
13-21
"Ðức Giêsu đã chết mà Phaolô quả
quyết là vẫn sống".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, vua Agrippa và
Berni xuống Cêsarêa chào Phestô. Vì hai người lưu lại đó nhiều ngày, nên
Phestô đem chuyện Phaolô trình nhà vua rằng: "Ở đây có một người tù Phêlixê
để lại. Lúc tôi ở Giêrusalem, các thượng tế và kỳ lão Do-thái đã đến xin tôi
lên án hắn. Tôi đã trả lời với họ rằng: "Người Rôma không có thói quen lên
án người nào trước khi bị cáo đối diện với nguyên cáo, và có cơ hội bào chữa
để thanh minh tội mình". Vậy họ liền đến đây, ngày hôm sau tôi ngồi toà án,
truyền điệu bị cáo đến. Các nguyên cáo đều có mặt, nhưng không đưa ra một
tội trạng nào, như tôi đã ngờ trước; họ chỉ tố cáo hắn mấy điều về mê tín,
về một Giêsu nào đó đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống. Ðang phân vân
về vấn đề ấy, tôi hỏi hắn có muốn đi Giêrusalem để được xét xử tại đó về các
điều ấy không. Nhưng Phaolô nại đến thẩm quyền của hoàng đế Augustô, nên tôi
đã truyền giữ hắn lại để nạp cho hoàng đế".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 102,
1-2. 11-12. 19-20ab
Ðáp: Chúa thiết
lập ngai vàng Người ở cõi cao xanh (c. 19a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc
tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh
hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Ðáp.
2) Cũng như trời xanh cao vượt trên
trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng
như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi. -
Ðáp.
3) Chúa thiết lập ngai vàng Người ở
cõi cao xanh, và vương quyền Người phủ trị trên khắp muôn loài. Hãy chúc
tụng Chúa đi, chư vị thiên thần, dũng lực hùng anh, thi hành lời Chúa. -
Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 18
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy
sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui
mừng". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 21,
15-19
"Con hãy chăn dắt các chiên mẹ và
chiên con của Thầy"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Gioan.
Khi Chúa Giêsu đã tỏ mình ra cho các
môn đệ, Người dùng bữa với các ông, và hỏi Simon Phêrô rằng: "Simon, con ông
Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy:
Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên
con của Thầy".
Người lại hỏi: "Simon, con ông Gioan,
con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến
Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy".
Người hỏi ông lần thứ ba: "Simon, con
ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi
lần thứ ba "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi
sự: Thầy biết con yêu mến Thầy" Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên
mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt
lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác
sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến". Chúa nói thế có
ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời
ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo Thầy".
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm (Gioan
21:15-19)
"Khi Chúa Giêsu đã tỏ mình ra cho các môn đệ, Người dùng bữa với các ông, và
hỏi Simon Phêrô rằng: 'Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những
người này không?' Ông đáp: 'Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy'.
Người bảo ông: 'Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy'. Người lại hỏi:
'Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?' Ông đáp: 'Thưa Thầy: Có,
Thầy biết con yêu mến Thầy'. Người bảo ông: 'Con hãy chăn dắt các chiên con
của Thầy'. Người hỏi ông lần thứ ba: 'Simon, con ông Gioan, con có yêu mến
Thầy không?' Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba 'Con có yêu mến
Thầy không?' Ông đáp: 'Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến
Thầy'. Người bảo ông: 'Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy
bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc
ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con
và dẫn con đến nơi con không muốn đến'. Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ
chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo
ông: 'Con hãy theo Thầy'".
Chiều
kích Hiệp Nhất Thần Linh trong bài Phúc Âm của Thứ Sáu Tuần VII Phục
Sinh hôm nay là ở chỗ: 1- lòng yêu mến Thày nơi Tông Đồ Phêrô, và 2- vai trò
thay Thày chăn đàn chiên của Thày và cho Thày. Thật vậy, nếu không yêu mến
Thày, không phải bằng một lòng yêu tầm thường, mà là bằng một
lòng yêu mến trổi vượt,
"hơn những người này",
tức là hơn các tông đồ khác, thì mới có khả
năng và đủ tư cách để thay
Thày chăn dắt đoàn chiên của Thày và chăn
dắt đàn chiên như
Thày.
Mà chăn
dắt đàn chiên của Thày như Thày đây nghĩa là gì, nếu không phải, như
Người đã tiên báo trong bài Phúc Âm hôm nay cho vị tông đồ sẽ đại diện Người
cai quản đàn chiên Giáo
Hội của
Người, đó là sẽ chịu chung số phận tử nạn giống
Thày:
"Thật,
Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu
mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra,
người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến'. Chúa
nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa".
Ở ngay câu tiên báo về số phận của tông đồ Phêrô, Chúa Giêsu đã cho thấy
trước linh đạo Kitô giáo không phải ở chỗ con người có thể chủ động làm được
gì cho Ngài theo ý mình:
"khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý", mà là
chính Thiên Chúa làm việc của Ngài qua con người và nhờ con người:
"nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra,
người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến",
miễn là con người tin tưởng phó thác mọi sự: "Con hãy theo Thày",
kể cả chính bản thân mình cho Ngài. "Người cần phải lớn lên còn tôi sẽ
phải nhỏ lại" (Gioan 3:30).
Linh đạo Kitô giáo là linh đạo ngược chiều với đường lối tự nhiên: ở chỗ,
thay vì trưởng thành, lớn lên thì lại phải càng nhỏ bé mới càng lớn trên
Nước Trời (xem Mathêu 18:4). Chúa Kitô sau 3 năm đi khắp nơi rao giảng và
làm phép lạ, cuối cùng đã trở thành bất lực trên thập tự giá, không thể
xuống khỏi thập giá đúng như lời thách thức đầy mỉa mai khinh bỉ của thành
phần đầu mục Do Thái, thì lại chính là lúc cứu độ, là lúc Thiên Chúa tỏ hết
mình ra nơi Người và qua Người. Các môn đệ được Người kêu gọi "hãy theo
Thày" cũng thế, theo đúng như nguyện vọng của Người:
"Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở
đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con".
Về
phần mình, cho dù biết trước thân phận của mình như thế, vì yêu Thày hơn ai
hết, nhất là sau 3 lần trắng trợn chối bỏ Người mà vẫn được Người thứ tha và
tin tưởng trao phó đàn chiên cao quí của Người cho mình, vị tông đồ này vẫn đáp ứng
lời kêu gọi của Thày:
"Con
hãy theo Thầy", trong việc đóng
vai trò là "vị mục tử tốt lành hiến mạng sống mình vì chiên" (Gioan
10:11) như Thày, một đàn
chiên không phải chỉ toàn dân Do Thái mà bao gồm cả dân ngoại trong đế quốc
Rôma bấy giờ, một đế quốc đã sát hại ngài tại chính thủ đô Rôma mà cho tới
nay đã trở Giáo đô của Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công giáo nói riêng.
Bài Phúc Âm hôm nay và ngày mai là hai bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn
đọc để kết thúc Mùa Phục Sinh về chủ đề "Thày là sự sống lại và là sự sống"
(Gioan 11:25). Hai bài Phúc Âm này của Thánh Gioan là những câu cuối cùng
của Phúc Âm Thánh Gioan. Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta sẽ thấy đoạn cuối cùng
của các Phúc Âm nói chung và Phúc Âm Thánh Gioan nói riêng này không phải là
một két thúc đóng mà là một kết thúc mở, ở chỗ, hướng về tương lai, hướng về
Giáo Hội, hướng về truyền giáo, hướng về toàn thể thế giới nhân loại, hướng
về cánh chung (như bài Phúc Âm ngày mai của Thánh ký Gioan sẽ cho thấy).
Thật vậy, đáng lẽ sau 3 bài Phúc Âm cho Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm tuần VII
Phục Sinh này, theo Phúc Âm Thánh ký Gioan, đoạn 17 là đoạn về lời nguyện
của Chúa Kitô kết thúc Bữa Tiệc Ly, một lời nguyện bao gồm tất cả dự án cứu
độ và công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, phụng vụ lời Chúa của chung Mùa Phục
Sinh đã kết thúc rồi mới phải.
Thế nhưng, Giáo Hội vẫn còn giành 2 bài Phúc Âm, cũng của Thánh ký Gioan, 2
bài Phúc Âm cuối cùng của vị thánh này, một liên quan đến tông đồ Phêrô (hôm
nay), và một liên quan đến tông đồ Gioan (ngày mai), để kết thúc phụng vụ
lời Chúa Mùa Phục Sinh, vì thật ra Mầu Nhiệm Chúa Kitô không kết thúc ở Mầu
Nhiệm Vượt Qua là Tử Giá (được Giáo Hội cử hành trong Tuần Thánh) và Phục
Sinh (được Giáo Hội cử hành trong Mùa Phục Sinh), mà ở Mầu Nhiệm Cánh Chung,
bao gồm cả Mầu Nhiệm Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, nơi Người "sẽ ở cùng
cho đến tận thế" (Mathêu 28:20) bằng chính Thánh Thần của Người từ Cha
sai đến trên các Tông Đồ vào Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem, nhờ đó Người tiếp tục
tỏ mình ra cho chung nhân loại, "cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8),
cho đến khi "Người lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Nước Người sẽ không bao giờ cùng".
Bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến Thánh Phêrô là thủ lãnh Giáo Hội, là chủ
chiên thay cho chính Chúa Kitô, một Chúa Kitô tiếp tục chẳng những chăn dắt
đàn chiên của mình, cả chiên nhỏ (là giáo dân - lamb) lẫn chiên lớn (bao gồm
cả hàng giáo sĩ - sheep, và giáo phẩm - sheep), nơi các vị giáo hoàng đại
diện của Người trên trần gian này, mà còn "hiến mạng sống mình vì
chiên... cho chiên được sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan
10:11,10) qua các ngài nữa, như Người đã báo trước cho tông đồ Phêrô trong
bài Phúc Âm hôm nay, vị tông đồ đã được Người gọi "hãy theo Thày"
để có thể tỏ Thày ra cho thế gian bằng chứng từ của lòng mến đã đạt tới độ
hiệp nhất nên một với Người "để thế gian tin rằng Cha đã sai Con"
(Gioan 17:23).
Bài Phúc Âm hôm nay còn chất chứa một câu Chúa Giêsu nói với tông đồ Phêrô
về số phần chứng nhân là: "Chúa
nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm
sáng danh Thiên Chúa", một câu đã cho
thấy ý nghĩa đích thực của những gì Người đã nguyện cùng Cha của Người ở Lời
Nguyện Hiến tế kết thúc Bữa Tiệc Ly: "Con đã ban cho chúng
vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng
nên một như Chúng Ta là một". Đúng thế, chính lời kêu gọi của Chúa
Giêsu với vị chủ chăn tối cao đại diện Người trên trần gian là tông đồ
Phêrô: "Con hãy theo Thày" kết thúc Bài Phúc Âm hôm nay đã cho thấy
ý nghĩa đích thực về thân phận bất khả phân ly giữa Thày trò với nhau ở câu:
"Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn
rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng
vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha
đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian"
Ý nghĩa ấy là vinh hiển hay vinh dự của Người là Con Thiên Chúa cũng như
vinh quang hay vinh danh của thành phần môn đệ tông đồ của Người đó là trở
thành chứng từ của Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra, qua Con cũng như qua những
ai "thuộc về Cha" và "là của Cha" mà "Cha đã ban cho Con trên thế gian", để
nhờ đó Ngài được vinh hiển, ở chỗ được thế gian nhận biết mà hoàn thành ý
muốn cứu độ tối cao của Ngài trong việc tạo dựng nên con người theo hình ảnh
thần linh như Ngài và tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26-27): "Con
không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời
chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con
ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã
sai Con".
Bài Đọc
1 (Tông Vụ 25:13-21)
"Trong những ngày ấy, vua Agrippa và Berni xuống Cêsarêa chào
Phestô. Vì hai người lưu lại đó nhiều ngày, nên Phestô đem chuyện Phaolô
trình nhà vua rằng: 'Ở đây có một người tù Phêlixê để lại. Lúc tôi ở
Giêrusalem, các thượng tế và kỳ lão Do-thái đã đến xin tôi lên án hắn. Tôi
đã trả lời với họ rằng: 'Người Rôma không có thói quen lên án người nào
trước khi bị cáo đối diện với nguyên cáo, và có cơ hội bào chữa để thanh
minh tội mình'. Vậy họ liền đến đây, ngày hôm sau tôi ngồi toà án, truyền
điệu bị cáo đến. Các nguyên cáo đều có mặt, nhưng không đưa ra một tội trạng
nào, như tôi đã ngờ trước; họ chỉ tố cáo hắn mấy điều về mê tín, về một
Giêsu nào đó đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống. Ðang phân vân về vấn
đề ấy, tôi hỏi hắn có muốn đi Giêrusalem để được xét xử tại đó về các điều
ấy không. Nhưng Phaolô nại đến thẩm quyền của hoàng đế Augustô, nên tôi đã
truyền giữ hắn lại để nạp cho hoàng đế'".
Trong bài đọc
1 hôm nay, Thánh ký Luca chỉ thuật lại lời của nhân vật Phesto của đế quốc
Rôma ngỏ cùng vua Agrippa về trường hợp của bị cáo Phaolô, mà nguyên cáo của
bị cáo này "chỉ
tố cáo hắn về
mê tín, về một Giêsu nào đó đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống".
Đây là chi tiết cho thấy tất
cả chứng
từ của vị tông đồ dân ngoại này là một Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đã tỏ mình
ra cho ngài trên đường ngài đang rong ruỗi bắt bớ Kitô hữu, và là Đấng đã
làm cho ngài sáng mắt ra bằng quyền năng phục sinh của mình để biến đổi ngài
thành "ánh sáng chư dân, thành phương tiện cứu độ cho đến
tận cùng trái đất" (Tông Vụ 13:47).
Thế nhưng vị
tông đồ dân ngoại này sẽ không thể nào hoàn thành sứ vụ vô cùng khó khăn đầy
khổ nạn của mình nếu không Hiệp Nhất Thần Linh với Đấng đã tuyển chọn mình
và sai mình đi. Đến độ, ngài đã cảm nghiệm thấy rằng: "sự sống tôi đang
sống đây không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Galata
2:20).
Thánh Christophe de Magallanes và Các bạn tử đạo
Thánh Christôphôrô Magallanes và các bạn tử đạo gồm giáo dân và linh mục
đã hy sinh tới giọt máu cuối cùng để làm chứng cho Chúa phục sinh.
Thánh vịnh 33, 20-21 viết: “Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân,
nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi. Xương cốt họ đều được Chúa giữ gìn,
dẫu một khúc cũng không giập gãy”. Thánh Christophe de Magallanes và các
bạn tử đạo tại Mehicô đã minh chứng cho sự công chính và sự trung tín
của các Ngài đối với Thiên Chúa.
THÁNH CHRISTÔPHÔRÔ và CÁC BẠN TỬ ĐẠO:
Chúa nói: “Ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu
được mạng sống ấy”( Mc 8, 35 ). Thánh Christophe de Magallanes và các
bạn tử đạo mà Giáo Hội mừng kính hôm nay là “Những người đã theo chân
Đức Kitô, được vui mừng trên thiên quốc. Các Ngài đã đổ máu mình ra, vì
lòng yêu mến Đức Kitô, nên luôn được hoan hỉ với Người” (ca nhập lễ, lễ
nhiều thánh tử đạo). Thánh Christôphôrô Magallanes là một mục tử đầy
lòng nhiệt thành, Ngài làm việc truyền giáo cho thổ dân Huicholes. Thánh
nhân là người được sai tới với thổ dân bản địa để làm thăng tiến phẩm
giá và lòng tin Kitô nơi họ. Thánh nhân có lòng sùng kính Đức Trinh Nữ
Maria, Ngài đã làm cho nhiều người mến chuỗi Mân Côi. Thánh nhân cũng là
vị mục tử nhân hậu đã hiến đời mình cho công việc đào tạo và là chỗ
nương tựa cho các linh mục vào một thời kỳ khó khăn cho Giáo
hội Mêhicô. Thánh Christophe de Magallanes cũng đồng thời dâng Hiến
cuộc đời của mình cho Chúa để xây dựng sự hiệp nhất cho các anh chị em
tín hữu Mễ Tây Cơ. Thánh Christôphôrô Magallanes và các bạn tử đạo gồm
giáo dân và linh mục đã hy sinh tới giọt máu cuối cùng để làm chứng cho
Chúa phục sinh.
GIÁO HỘI TÔN VINH CÁC NGÀI:
Chúa đã nói: “Anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy
gặp gian nan thử thách. Vì thế Thầy sẽ ban quyền cai trị cho anh em, để
anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy, trên vương quốc của Thầy”( Lc 22,
28-30 ). Thánh Chritôphôrô Magallanes và các bạn gồm giáo dân, linh mục
đã được phúc lãnh triều thiên thiên quốc năm 1927 tại đất nước Mễ Tây
Cơ. Thiên Chúa đã trao vương miện cho các Ngài. Hội Thánh tôn vinh các
Ngài vì các Ngài đã một lòng trung tín với Chúa trong việc tìm kiếm sự
thật, xây dựng tình bác ái huynh đệ và kiến tạo hòa bình giữa mọi người.
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho thánh Christôphôrô linh
mục và các bạn được trung thành với Chúa Kitô Vua đến sẵn sàng chịu tử
đạo. Nhờ lời các Ngài chuyển cầu, xin cho chúng con khi kiên trì tuyên
xưng đức tin Chân chính, chúng con có thể gắn bó với luật yêu thương của
Chúa”.
Linh mục
Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20-5-2003
http://www.simonhoadalat.com/suyniem/saints/Thang5/Ngay21.htm
http://www.cgvdt.vn/lich/hanh-cac-thanh/thanh-christophe-de-magallanes-va-cac-ban-tu-dao_a2243
Thứ Bảy sau Chúa
Nhật VII Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 28,
16-20. 30-31
"Ngài ở lại Rôma, rao giảng nước
Thiên Chúa".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi chúng tôi đến Rôma, Phaolô được
phép ở nhà riêng với người lính canh. Sau ba hôm, ngài mời các đầu mục người
Do-thái đến. Khi họ đến, ngài nói với họ: "Thưa anh em, dầu tôi đây không
làm điều gì phạm đến dân tộc hay tục lệ tổ tiên, mà tôi đã bị bắt tại
Giêrusa-lem và bị nộp trong tay người Rôma. Khi đã điều tra, họ muốn thả tôi
vì tôi không có tội gì đáng chết. Nhưng người Do-thái chống lại, nên tôi
buộc lòng phải nại đến hoàng đế, nhưng không phải là tôi có gì kiện cáo dân
tôi. Do đó tôi đã xin gặp anh em và nói chuyện: Chính vì niềm hy vọng của
Israel mà tôi phải mang xiềng xích này".
Suốt hai năm, ngài trú tại ngôi nhà đã
thuê, tiếp nhận tất cả những ai đến gặp ngài, ngài rao giảng nước Thiên Chúa
và dạy dỗ những điều về Chúa Giêsu Kitô một cách dạn dĩ, không có ai ngăn
cấm.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 10, 5. 6
và 8
Ðáp: Lạy Chúa,
người chính trực sẽ nhìn thấy tôn nhan Chúa (c. 8b).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Chúa kiểm soát người hiền
đức, kẻ ác nhân, ai chuộng điều ác, thì linh hồn Người ghét bỏ. - Ðáp.
2) Trên lũ tội nhân Người làm mưa than
đỏ diêm sinh, và phần chén của chúng là luồng gió lửa. Bởi Chúa công minh,
nên Người thích chuyện công minh, người chính trực sẽ nhìn thấy thiên nhan.
- Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 16
Alleluia, alleluia! - Thánh Thần sẽ
dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói
với các con. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 21,
20-25
"Chính môn đệ này làm chứng về
những việc đó và đã viết ra".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Gioan.
Khi ấy, Phêrô quay lại, thấy môn đệ
Chúa Giêsu yêu mến theo sau, cũng là người nằm sát ngực Chúa trong bữa ăn
tối và hỏi "Thưa Thầy, ai là người sẽ nộp Thầy?" Vậy khi thấy môn đệ đó,
Phêrô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Còn người này thì sao?" Chúa Giêsu đáp: "Nếu
Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con? Phần
con, cứ theo Thầy". Vì thế, có tiếng đồn trong anh em là môn đệ này sẽ không
chết. Nhưng Chúa Giêsu không nói với Phêrô: "Nó sẽ không chết", mà Người chỉ
nói: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến
con".
Chính môn đệ này làm chứng về những
việc đó và đã viết ra, và chúng tôi biết lời chứng của người ấy xác thật.
Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi
thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra.
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm (Gioan
21:20-25)
"Khi
ấy, Phêrô quay lại, thấy môn đệ Chúa Giêsu yêu mến theo sau, cũng là người
nằm sát ngực Chúa trong bữa ăn tối và hỏi 'Thưa Thầy, ai là người sẽ nộp
Thầy?' Vậy khi thấy môn đệ đó, Phêrô hỏi Chúa Giêsu rằng: 'Còn người này thì
sao?' Chúa Giêsu đáp: 'Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến
thì việc gì đến con? Phần con, cứ theo Thầy'. Vì thế, có tiếng đồn trong anh
em là môn đệ này sẽ không chết. Nhưng Chúa Giêsu không nói với Phêrô: 'Nó sẽ
không chết', mà Người chỉ nói: 'Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi
Thầy đến thì việc gì đến con'. Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó
và đã viết ra, và chúng tôi biết lời chứng của người ấy xác thật. Còn nhiều
việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép lại từng việc một thì tôi thiết tưởng
cả thế giới cũng không thể chứa hết các sách viết ra".
Chiều
kích Hiệp Nhất Thần Linh trong bài
Phúc Âm của ngày Thứ Bảy của Tuần VII Phục Sinh hôm nay, thời điểm áp Đại Lễ
Thánh Thần Hiện Xuống, không còn liên quan đến Tông Đồ Phêrô là đại diện
Chúa Kitô trong việc chăn dắt đàn chiên của Người và chăn dắt thay
Người nhưng chăn
dắt như
Người, mà
liên quan đến "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu", một người môn đệ
theo như lời Chúa Giêsu nói với Tông Đồ Phêrô thì "nó
cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến".
Ở đây chính Thánh ký Gioan là
"người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" đã
chú thích câu nói trên đây của Chúa Giêsu rằng: "Nhưng
Chúa Giêsu không nói với Phêrô: 'Nó sẽ không chết'", nghĩa
là người môn đệ này vẫn chết như thường về thể lý, (theo lịch
sử thì vào khoảng năm 100 AD), nhưng
không chết một cách tử đạo như Tông Đồ Phêrô là người sau khi được Thày báo
trước cho biết về số phận của mình đã lên tiếng hỏi về số phận của tông đồ
Gioan: "Còn
người này thì sao?".
Sở dĩ
Tông Đồ Gioan không chết tử đạo như tất cả mọi tông đồ
khác không
trừ vị nào là vì ngài đã tử đạo rồi khi cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân
thập giá Chúa Kitô (xem Gioan 19:25). Có thể nói ngài là tiêu biểu cho chính
Giáo Hội đã được Chúa Kitô trên cây thập giá trao phó cho Mẹ Maria chăm sóc
và là một Giáo Hội phải lấy Mẹ làm gương mẫu - "đem Mẹ về nhà mình"
(Gioan 19:27). Phải chăng Tông Đồ Gioan là người môn đệ được ngồi bên
hữu Chúa Kitô, khi chỉ có một mình ngài trong số 11 tông đồ được đứng kề bên
Thánh Giá của Người với Mẹ Maria, như ngài và người anh Giacôbê của ngài đã
sẵn sàng chấp nhận uống chén với Người (xem Marco 10:36-39).
Chưa hết, như
Tông Đồ Phêrô biểu hiệu cho đức tin thế
nào thì Tông Đồ Gioan cũng tiêu
biểu cho đức mến
như vậy, một đức mến nhậy cảm hơn đức tin, như trường hợp Tông Đồ Gioan chạy
nhanh hơn Tông Đồ Phêrô ra mồ và thấy thì tin, trong khi Tông Đồ Phêrô
còn đang ngẫm nghĩ chưa tin (xem Gioan 20:4,8), hay như trường hợp đi đánh
cá ở biển hồ Tibêria sau khi Chúa Kitô phục sinh, cũng người môn đệ được
Chúa Giêsu yêu này nhận ra Người trước tiên và nói với Tông Đồ Phêrô (xem
Gioan 21:7).
Như thế cho thấy
mối Hiệp Nhất Thần Linh nơi Tông Đồ Gioan là người môn đệ được
Chúa Giêsu yêu này sâu
nhiệm biết là
chứng nào, đến độ, vị tông đồ này
"không chết"
mà còn
"ở lại mãi cho tới khi Thày đến",
ở chỗ ngài còn được
Thày tỏ mình ra cho thấy Người lại đến trong vinh quang như ngài thị kiến
thấy và thuật lại trong sách Khải Huyền, nhất là đoạn 21 và 22 là 2 đoạn
cuối cùng của sách Khải Huyền nói riêng và toàn bộ Thánh Kinh Kitô giáo nói
chung, một sự kiện lịch sử có thể nói là đã ứng nghiệm lời Chúa Giêsu tiên
báo chung các tông đồ và riêng tông đồ Gioán rằng: "Trong số các kẻ đang
ở đây có một số sẽ không chết cho tới khi được xem thấy Vương Quốc của Thiên
Chúa..." (Mathêu 16:28; Marco 9:1; Luca 9:27).
Trong bài Phúc
Âm còn 1 chi tiết rất đáng lưu ý nữa được Thánh ký Gioan bày tỏ nhận định
của ngài, đó là “Còn nhiều điều khác Chúa Giêsu đã làm, nhưng nếu kể ra từng
việc một thì tôi không nghĩ cả thế gian này chứa nổi những gì được viết ra”
(Gioan 21:25). Căn cứ vào những lời này thì thoạt nghe hay mới đọc tôi có
cảm tưởng là vị thánh ký này nói thật là thái quá, quá sức là phòng đại. Thế
nhưng, hiểu theo nghĩa bóng thì hoàn toàn chân thực.
Đúng vậy, nếu
Chúa Giêsu chẳng những “là đường” mà còn là chính “sự thật và sự sống”
(Gioan 14:6) thì chẳng có trí khôn hữu hạn nào của loài người có thể hiểu
thấu và có thể viết ra đủ sách vở để nói về Người một cách chính xác, có
nghĩa là “cả thế gian này cũng không chưa hết”.
Chính Chúa Giêsu
cũng đã nói với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly rằng “Thày còn cần phải nói
nhiều với các con nữa, nhưng nay các con chưa thể thâu nhận được. Khi Ngài
đến, là Thần Chân Lý, Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật” (Gioan
16:12-13).
Nghĩa là chỉ nhờ
Thánh Thần con người phàm trần mới có thể thấu hiểu được Chúa Kitô là Đấng
không có một con người trần gian nào có thể tự mình triệt thấu. Và đó là lý
do biến cố Người về cùng Cha (vượt trên thế gian này) thì có lợi cho các
tông đồ, cho Giáo Hội vậy.
Ngoài ra, câu “còn nhiều điều khác Chúa Giêsu đã làm, nhưng nếu kể ra
từng việc một thì tôi không nghĩ cả thế gian này chứa nổi những gì được viết
ra”, nếu liên quan đến câu ngay trước đó:
"Chính môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra, và chúng tôi
biết lời chứng của người ấy xác thật", thì ở đây có thể hiểu rằng thánh
ký Gioan có ý nói về "lời chứng" hay "chứng từ" và việc "làm
chứng" liên quan đến chứng nhân. Mà chứng nhân đây là ai nếu không phải
thành phần môn đệ của Chúa Kitô từ Giáo Hội sơ khai cho đến tận thế. Những
chứng nhân làm chứng này, hay chứng từ của họ về đức tin, về một thực tại
thần linh siêu việt, về một Đấng Thiên Sai Cứu Thế, về một tình yêu vô cùng
nhân hậu của Thiên Chúa, về những gì thế gian này không thể nào hiểu được,
tức không "chứa nổi", như chính các vị tông đồ cũng không thể nào
thấu hiểu cho đến khi Thánh THần được sai đến với các vị.
Bài Phúc Âm hôm
nay, những câu cuối cùng của Phúc Âm theo Thánh ký Gioan, được giáo Hội chọn
đọc để kết thúc Mùa Phục Sinh, như hôm qua đã chia sẻ, là một bài Phúc Âm
kết thúc theo chiều hướng cởi mở, chiều hướng cánh chung, thời điểm cánh
chung đã được khai mở từ "khi thời gian viên trọn" (Galata 4:4), thời điểm "Lời
đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), cho đến khi "Người lại đến trong
vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ
cùng" (Kinh Tin Kính), chứ không đóng lại hay thắt nút.
Thật vậy, nếu
bài Phúc Âm hôm qua, chiều hưóng cởi mở của Mầu Nhiệm Chúa Kitô, sau Mầu
Nhiệm Vượt Qua, còn tiếp tục nơi Mầu Nhiệm Giáo Hội, một mầu nhiệm liên quan
đến vai trò mục tử của tông đồ Phêrô, vị tông đồ biểu hiệu cho lòng tin,
cũng như của các vị giáo hoàng kế vị ngài, là thành phần đại diện Chúa Kitô
chăn dắt đàn chiên của Người trên thế gian cho đến khi Người lại đến, thì
bài Phúc Âm hôm nay, liên quan đến tông đồ Gioan, vị tông đồ biểu hiệu cho
lòng mến, có tính cách cởi mở hướng đến Mầu Nhiệm Cánh Chung của Chúa Kitô
đối với toàn thể nhân loại vào ngày cùng tháng tận của loài người nhưng lại
là thời điểm của một "trời mới đất mới...: Thành Thánh
Giêrusalem mới từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống... là nơi Thiên Chúa ngự giữa
loài người" (Khải Huyền 21: 1-3).
Bài Đọc
1 (Tông Vụ 28:16-20,30-31)
"Khi
chúng tôi đến Rôma, Phaolô được phép ở nhà riêng với người lính canh. Sau ba
hôm, ngài mời các đầu mục người Do-thái đến. Khi họ đến, ngài nói với họ:
'Thưa anh em, dầu tôi đây không làm điều gì phạm đến dân tộc hay tục lệ tổ
tiên, mà tôi đã bị bắt tại Giêrusa-lem và bị nộp trong tay người Rôma. Khi
đã điều tra, họ muốn thả tôi vì tôi không có tội gì đáng chết. Nhưng người
Do-thái chống lại, nên tôi buộc lòng phải nại đến hoàng đế, nhưng không phải
là tôi có gì kiện cáo dân tôi. Do đó tôi đã xin gặp anh em và nói chuyện:
Chính vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải mang xiềng xích này'. Suốt hai
năm, ngài trú tại ngôi nhà đã thuê, tiếp nhận tất cả những ai đến gặp ngài,
ngài rao giảng nước Thiên Chúa và dạy dỗ những điều về Chúa Giêsu Kitô một
cách dạn dĩ, không có ai ngăn cấm".
Chiều
kích Hiệp Nhất Thần linh trong bài đọc 1 hôm nay tiếp tục được thể hiện
nơi Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, ở chỗ chính khi ngài bị giam lỏng ở Rôma:
"được
phép ở nhà riêng với người lính canh", với
lý do duy nhất: "chính
vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải mang xiềng xích này", thì ngài
vẫn hiên ngang theo đuổi cho tới cùng sứ vụ làm chứng về Chúa Kitô: "Suốt
hai năm, ngài trú tại ngôi nhà đã thuê, tiếp nhận tất cả những ai đến gặp
ngài, ngài rao giảng nước Thiên Chúa và dạy dỗ những điều về Chúa Giêsu Kitô
một cách dạn dĩ, không có ai ngăn cấm".
Chiều kích hiệp nhất thần linh nơi trường hợp của Thánh Phaolô ở trong bài
đọc 1 hôm nay còn ở chỗ rất đặc biệt như sau. Đó là ngài được sai đến với
Dân Ngoại, như Thánh Phêrô với Dân Do Thái (Galata 2:7-8), nhưng cuối cùng
cả hai vị đều gặp nhau (hiệp nhất) ở Rôma là thủ đô của Đế Quốc Rôma, một đế
quốc vào thời bấy giờ tiêu biểu cho quyền lực toàn trị của thế gian, quyền
lực đã sát hại Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai Con Thiên Chúa. Riêng Tông Đồ
Phaolô, cho dù được sai đến với Dân Ngoại, cuối đời,
“chính vì niềm hy vọng của Israel”,
ngài
vẫn được quan phòng thần linh trở
về với dân của mình ở Rôma, một thủ đô quyền lực chính yếu của Dân Ngoại, vì
thế có thể nói là Rôma đã trở thành hay chính là một Giêrusalem mới của Kitô
giáo như lịch sử đã chứng thực từ đó cho
tới nay.
Thánh nữ Rita (1387 - 1457) - Hồ Đắc Hóa - Hoa Xương Rồng
Thánh Rita Cascia - Memaria.net