Sinh Hoạt Sống Đạo 2021
HỌC HỎI THÔNG ĐIỆP CHÚC TỤNG CHÚA LAUDATO SI'
Trước hết là Tổng Quan về từng Chương, theo lời của ĐTC Phanxicô được trích
lại từ phần Dẫn Nhập
Sau đó, trích nguyên văn một số câu tiêu biểu của ĐTC viết
quan trọng trong từng Chương được học hỏi,
từ bản dịch của Caritas Việt Nam
https://caritasvietnam.org/datafiles/files/Laudato%20Si%20_final-version.pdf
Cuối cùng là Cảm Nhận Đúc Kết riêng của bản thân người học hỏi này về từng
chương của bức thông điệp
TĐCTT
Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,
NỘI DUNG
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Tổng Quan
của Hội Ðồng Tòa Thánh "Công lý và Hòa bình"
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Dẫn Nhập bởi Đức Thánh Cha
Phanxicô
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 1: Ðiều đang xảy ra cho
căn nhà của chúng ta
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 2: Tin Mừng về sự sáng tạo
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 3: Căn cội sự khủng hoảng
môi sinh do con người gây ra
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 4: Một nền môi sinh học
toàn diện
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 5: Vài đường nét định
hướng và hành động
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 6: Giáo dục và linh đạo
môi sinh học
Kinh nguyện cho trái đất của chúng ta và Kinh nguyện Kitô giáo với thụ tạo
Chương I
Những
gì đang xảy ra cho nhà chúng ta
[17-61)
I. Sự ô nhiễm và thay đổi khí hậu [20-26)
Ô nhiễm, rác rưởi và văn hóa gạt bỏ [20-22)
Khí hậu như công ích [23-26]
II. Vấn đề nước uống [27-31]
III. Ðánh mất sự đa dạng sinh vật [32-42]
IV. Suy giảm phẩm chất đời sống con người và suy thoái xã hội [43-47)
V. Bất công hoàn cầu [53-59)
VI. Phản ứng yếu ớt [53-59]
VII. Các ý kiến khác nhau [60-61]
Tổng Quan
"Tôi sẽ bắt đầu bằng việc vắn tắt nhắc lại một số
khía cạnh của cuộc khủng hoảng sinh thái hiện tại,
với mục đích đưa ra những kết quả của nghiên cứu
khoa học tốt nhất đang có hiện nay,
để chúng chạm tới chúng ta cách sâu xa và mang
lại một nền tảng vững vàng cho hành trình đạo đức và thiêng liêng cần dõi theo".
(Dẫn Nhập - Đoạn 15)
Trích Dẫn
17- Tình hình hiện tại của chúng ta, là những điều chưa từng có trong lịch
sử nhân loại.
I.
Sự ô nhiễm và thay đổi khí hậu [20-26)
- Ô nhiễm, rác rưởi và văn hóa gạt bỏ
[20-22)
20. Con người trải nghiệm hằng ngày một số loại ô nhiễm. Tiếp xúc với những
chất ô nhiễm trong khí quyển tạo ra một loạt các nguy hại về sức khoẻ, đặc biệt
là với người nghèo, và tạo nên hàng triệu cái chết sớm. Chẳng hạn, người ta bị
bệnh do phải hít thở một lượng khói lớn từ các nhiên liệu dùng trong nấu nướng
hay sưởi ấm. Cũng có loại ô nhiễm làm ảnh hưởng đến mọi người, do các phương
tiện giao thông và khí thải công nghiệp, những chất thải góp phần axít hoá đất
đai và nguồn nước, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc diệt
thực vật và thuốc diệt cỏ nói chung.
21. Cũng cần đề cập đến tình trạng ô nhiễm do chất cặn, bao gồm chất thải
nguy hiểm trong các lãnh vực khác nhau. Mỗi năm hàng trăm triệu tấn chất thải
được tạo ra từ các gia đình và cơ sở kinh doanh, từ các mảnh đất xây dựng và phá
huỷ, từ các nguồn y tế, điện tử và công nghiệp, trong đó nhiều thứ không thể
phân huỷ, độc hại và phóng xạ cao. Trái đất, căn nhà của chúng ta, đang càng
ngày càng giống như một cột bao la các thứ rác rến.
22. Những vấn đề này có liên hệ mật thiết với nền văn hoá loại bỏ đang ảnh
hưởng đến người bị loại trừ khi nó nhanh chóng giảm thiểu mọi thứ thành rác
rưởi. Đơn cử một ví dụ, hầu hết các loại giấy chúng ta sản xuất ra bị bỏ đi và
không được tái chế.
- Khí hậu như công ích
[23-26]
23. Khí hậu là một phúc lợi chung, thuộc về tất cả mọi người và dành cho
tất cả mọi người. Ở mức độ toàn cầu, đó là một hệ thống phức tạp gắn liền với
nhiều điều kiện thiết yếu cho đời sống con người. Một sự đồng thuận có nền tảng
khoa học rất vững vàng cho thấy rằng chúng ta đang chứng kiến sự nóng dần lên
gây khó chịu của hệ thống khí hậu. Trong những thập kỷ gần đây, cảnh báo này đi
cùng với một sự gia tăng liên tục về mực nước biển, và dường như gia tăng các
biến cố thời tiết khắc nghiệt
Đúng thật là có những yếu tố khác (như hoạt động
núi lửa, những biến chuyển trong quỹ đạo và trục của trái đất, chu kỳ của mặt
trời), tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy
hầu hết việc nóng lên
toàn cầu trong những thập kỷ gần đây là do sự tập trung lớn của các loại khí nhà
kính (khí cacbonic (CO2), mêtan, các loại ôxit nitơ và các loại khác) thải ra
chủ yếu từ hoạt động của con người. Tập trung vào khí quyển, những loại khí này
làm cho sức nóng của những tia nắng mặt trời phản xạ từ trái đất không thể phân
tán ra trong không gian.
24. Sức nóng có những tác động lên vòng tuần
hoàn cacbon...
Tình trạng ô nhiễm khí
CO2 làm gia tăng tình trạng axit hoá các đại dương và gây nguy hại cho chuỗi
thực phẩm biển. Nếu các xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, thế kỷ này sẽ chứng kiến
rõ ràng một sự biến đổi khí hậu bất thường và một sự phá huỷ các hệ sinh thái
chưa từng có, với các hậu quả nghiêm trọng cho tất cả chúng ta. Ví dụ
sự gia
tăng mực nước biển có thể tạo nên những tình huống cực kỳ nghiêm trọng...
25. Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu với những hệ quả
nghiêm trọng đến môi trường, xã hội, kinh tế, chính trị và đối với việc phân
phối các loại hàng hoá. Nó đại diện cho một trong những thách đố chính mà nhân
loại ngày nay đang đối diện...
26. Rất đông người đang sở hữu nhiều nguồn lực và thế lực kinh tế, chính
trị dường như chỉ tập trung vào việc che đậy các vấn đề hay các triệu chứng...
Cần khẩn trương phát triển những chính sách để trong những năm tiếp theo, sự
phát thải khí CO2 và các loại khí ô nhiễm cao khác có thể được giảm thiểu
đáng kể, chẳng hạn thay thế các nguyên liệu hoá thạch và phát triển những nguồn
năng lượng tái tạo... Nhưng những việc thực thi tốt lành này vẫn còn xa
vời.
II. Vấn đề nước uống
[27-31]
28. Nước sạch là một vấn đề có tầm quan trọng thiết yếu, vì nó không thể
thiếu cho sự sống con người và cho việc hỗ trợ các hệ thống sinh thái trên cạn
và dưới nước. Các nguồn nước sạch cần thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ, nông
nghiệp và công nghiệp.
29. Một vấn đề nghiêm trọng đặc biệt là chất lượng nguồn nước dành cho
người nghèo. Mỗi ngày, nguồn nước không an toàn tạo nên nhiều cái chết và sự lây
lan các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước, bao gồm cả những bệnh tạo ra bởi
các vi sinh vật và chất hoá học. Bệnh dịch tả và kiết lỵ, liên quan đến sự thiếu
vệ sinh và nguồn cung cấp nước, là căn nguyên chính của sự khổ đau và tử vong ở
trẻ sơ sinh.
31. Hơn nữa, khan hiếm nước sẽ dẫn đến sự tăng giá lương thực và nhiều loại
sản phẩm khác tuỳ thuộc vào việc sử dụng nước.
III. Ðánh mất sự đa dạng sinh vật
[32-42]
32. Các nguồn của trái đất cũng đang bị mất đi vì những cách tiếp cận thiển
cận của nền kinh tế, thương mại và sản xuất. Việc mất đi các khu rừng và những
vùng đất có cây cối kéo theo sự mất mát các chủng loại có thể tạo nên các nguồn
cực kỳ quan trọng trong tương lai, không chỉ về thực phẩm mà còn cho việc chữa
bệnh và những sử dụng khác.
34. Chúng ta có lẽ đau lòng khi biết về sự tuyệt chủng của các loại động
vật có vú hay các loại chim, vì chúng dễ nhận thấy hơn.
Nhưng hệ sinh thái hoạt
động tốt cũng cần phải có các loại nấm, tảo, giun, côn trùng, các loài bò sát và
vô số vi sinh vật đa dạng khác.
35. Trong khi đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường của bất kì một dự án
nào, chúng ta thường chỉ bận tâm đến ảnh hưởng của nó trên đất, nước và không
khí, nhưng rất ít nghiên cứu cẩn trọng về tác động của nó trên sự đa dạng sinh
học, như thể việc mất đi các chủng loại, các động vật và nhóm thực vật là không
quan trọng. Những đường cao tốc, các đồn điền mới, những nơi có hàng rào, các
đập nước, và những triển khai tương tự lấn chiếm môi trường sống tự nhiên và đôi
khi phá vỡ chúng đến nỗi các loại động vật không còn có thể di chuyển hay tự do
lang thang nữa. Hậu quả là một số loài đang đối diện với sự tuyệt chủng.
37. ...Trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, các chuyên gia khẳng định nhu
cầu chú ý đặc biệt đến những khu vực phong phú hơn cả về số lượng chủng loại và
đặc hữu, các chủng loại hiếm hay ít được bảo vệ. Một số nơi nhất định cần được
bảo vệ nhiều hơn vì tầm quan trọng lớn lao của chúng đối với hệ sinh thái toàn
cầu, hoặc vì chúng có lượng bảo tồn nước quan trọng và do đó bảo vệ được các
hình thức sống khác.
38. Chẳng hạn, chúng ta hãy đề cập đến những lá phổi đa dạng sinh học của
hành tinh như Amazon và các lưu vực Congo, hoặc các tầng ngậm nước và sông băng
lớn. Chúng ta biết những nơi này quan trọng thế nào đối với toàn thể cõi đất và
đối với tương lai của nhân loại.
41. Ở những vùng biển nhiệt đới và phụ cận nhiệt đới, chúng ta thấy các dải
san hô ngầm có thể so sánh với những cánh rừng rộng lớn trên đất liền, vì chúng
là nơi trú ẩn của cả triệu chủng loại, bao gồm cá, cua, động vật thân mềm, bọt
biển và tảo. Nhiều dải san hô ngầm đã bị cằn cỗi hoặc ở trong tình trạng suy
thoái liên tục... Hiện tượng này phần lớn là do nạn ô nhiễm đã chảy ra tới biển
như là hậu quả của nạn phá rừng, độc canh nông nghiệp,
chất thải công nghiệp và
các phương pháp đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, đặc biệt là các phương pháp dùng
chất xyanít và thuốc nổ. Nhiệt độ của đại dương gia tăng càng làm cho tình trạng
nghiêm trọng hơn.
42. Cần phải đầu tư nghiên cứu nhiều để hiểu đầy đủ về chức năng của các hệ
sinh thái và phân tích hết các biến số khác nhau có liên hệ đến bất kì một sự
thay đổi quan trọng nào của môi trường. Tất cả các loài thụ tạo đều có liên hệ
với nhau, mỗi loài phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu và sự tôn trọng, vì tất cả
chúng ta là những sinh vật sống lệ thuộc vào nhau. Mỗi vùng chịu trách nhiệm
chăm sóc cho gia đình này. Cần có trách nhiệm khám phá cẩn trọng các chủng loại
trong mỗi vùng đất, với tầm nhìn phát triển những chương trình và chiến lược bảo
vệ và chăm sóc đặc biệt cho các chủng loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
IV. Suy giảm phẩm chất đời sống con người và suy thoái xã hội
[43-47)
43. Con người cũng là những thụ tạo của thế giới này, vui hưởng quyền được
sống và hạnh phúc, được ban tặng một phẩm giá độc nhất. Vì thế chúng ta không
thể không nhìn nhận những tác động của suy thoái môi trường lên đời sống con
người, những khuôn mẫu phát triển hiện tại và nền văn hoá loại bỏ.
44. Ngày nay, chúng ta thấy sự phát triển không phù hợp và không đúng của
nhiều thành phố, trở thành nơi không đủ lành mạnh để sinh sống, không chỉ vì ô
nhiễm do chất thải độc hại mà còn vì sự hỗn loạn thành thị, giao thông nghèo nàn
và tiếng ồn.
46. Các chiều kích xã hội của sự biến đổi toàn cầu bao gồm cả những tác
động của đổi mới công nghệ trên việc làm, loại trừ xã hội, sự phân phối và tiêu
thụ bất bình đẳng nguồn năng lượng và các dịch vụ khác, sự sụp đổ xã hội, bạo
lực và những hình thức bạo loạn xã hội mới lan tràn, buôn bán ma túy, tăng cường
sử dụng thuốc gây nghiện trong giới trẻ, và đánh mất căn tính.
47. Hơn nữa, khi thế giới truyền thông và kỹ thuật số có mặt ở khắp nơi,
sức ảnh hưởng của nó có thể làm cho con người không còn học cách sống khôn
ngoan, suy nghĩ sâu sắc và yêu thương cách quảng đại nữa...
Mối tương quan đích
thực với người khác cùng với tất cả những thách đố của nó, giờ đây có khuynh
hướng bị thay thế bởi một kiểu giao tiếp trên mạng khiến chúng ta lựa chọn hay
loại bỏ tương quan ngay lập tức, do đó nổi lên một kiểu tình cảm giả tạo, là thứ
tình cảm tương tác với thiết bị và màn hình nhiều hơn là với con người và thiên
nhiên.
V. Bất công hoàn cầu
[53-59)
48. Môi trường con người và môi trường tự nhiên xuống cấp cùng nhau; chúng
ta không thể đấu tranh chống suy thoái môi trường nếu chúng ta không đi vào
những căn nguyên có liên hệ đến suy thoái con người và xã hội. Thực ra, suy
thoái môi trường và xã hội tác động đến những người bị tổn thương nhất trên hành
tinh này: “Cả kinh nghiệm hằng ngày và nghiên cứu khoa học cho thấy rằng
người nghèo khổ phải hứng chịu những tác động nghiêm trọng nhất của tất cả mọi
cuộc tấn công vào môi trường”. Chẳng hạn, cạn kiệt nguồn dự trữ cá gây tổn hại
đặc biệt đến các cộng đồng đánh bắt nhỏ không có phương tiện để thay thế những
nguồn này; tình trạng ô nhiễm nước đặc biệt tác động đến người nghèo là những
người không thể mua nước đóng chai; và mực nước biển dâng cao tác động chủ yếu
trên những người dân sống ở ven biển đã bị khánh kiệt đến nỗi không còn nơi nào
khác để đi.
50. Thay vì giải quyết các vấn đề của người
nghèo và nghĩ xem thế giới có thể trở nên khác đi thế nào, một số người lại đưa
ra vấn đề giảm tỷ lệ sinh sản.... . Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng xấp xỉ một
phần ba số lương thực sản xuất ra bị loại bỏ, và “bất cứ nơi nào thực phẩm bị
quẳng đi thì như thể là nó đã bị đánh cắp từ bàn ăn của người nghèo”. (Giáo
lý (5.6.2013): Giáo lý 1/1 (2013), 280)
VI. Phản ứng yếu ớt
[53-59]
53. Những tình trạng này đã làm cho người chị trái đất, cùng với tất cả
những thứ bị bỏ rơi trên thế giới của chúng ta than khóc, khẩn xin chúng ta hãy
thay đổi hành động. Chưa bao giờ chúng ta lại làm tổn thương nặng nề và đối xử
tệ hại với ngôi nhà chung của chúng ta như trong suốt hai trăm năm qua. Chúng ta
được mời gọi trở thành những khí cụ của Thiên Chúa là Cha chúng ta, để hành tinh
của chúng ta có thể được như Ngài mong muốn khi tạo dựng và đáp trả lại kế hoạch
của Ngài cho hoà bình, vẻ đẹp và sự toàn vẹn.
54. Điều đáng chú ý là các đáp trả chính trị quốc tế rất yếu ớt. Sự thất
bại của các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về môi trường cho thấy các thể chế
chính trị của chúng ta rõ ràng bị chi phối bởi công nghệ và tài chính. Có quá
nhiều lợi ích đặc biệt, các lợi ích kinh tế dễ dàng áp đảo thiện ích chung và
bao phủ thông tin để các kế hoạch của riêng họ sẽ không bị ảnh hưởng.
55. Một số quốc gia đang dần tiến bộ, họ phát triển những cách kiểm soát
hiệu quả hơn và đấu tranh chống lại nạn tham nhũng. Người dân nhạy bén hơn về
sinh thái, nhưng họ không thành công trong việc thay đổi những thói quen tiêu
thụ nguy hại, đáng lẽ phải giảm thì dường như đang gia tăng hơn bao giờ hết.
Một
thí dụ đơn giản là việc gia tăng sử dụng và tiêu thụ điện cho máy điều hoà.
Sự xuất hiện của một hệ sinh thái giả tạo hay hời hợt để củng cố sự tự mãn
và sự liều lĩnh vô tâm. Và như thường xảy ra trong các giai đoạn khủng hoảng sâu
là lúc cần đến những quyết định táo bạo, chúng ta bị cám dỗ để nghĩ rằng điều
đang xảy ra thì không hoàn toàn rõ ràng. Xét trên bề mặt, ngoài một vài dấu hiệu
ô nhiễm và suy thoái rõ ràng, thì mọi thứ trông không có vẻ gì là nghiêm trọng,
và hành tinh có thể tiếp diễn như trước đây. Sự ảo tưởng này đóng vai trò như
một giấy thông hành để tiếp tục với lối sống, các mô hình sản xuất và tiêu thụ
hiện tại của chúng ta. Đây là cách thế mà con người đang lập mưu để nuôi dưỡng
những tệ nạn mang tính tự phá huỷ: cố gắng không nhìn thấy, không nhận biết
chúng, trì hoãn những quyết định quan trọng và giả vờ như không có gì xảy ra.
VII. Các ý kiến khác nhau
[60-61]
61. Chúng ta cần có một cái nhìn thật thẳng
thắn vào sự thật là ngôi nhà chung của chúng ta đang rơi vào trong tình trạng hư
nát nghiêm trọng. Niềm hy vọng cho chúng ta nhận ra rằng luôn luôn có cách để
thoát ra, chúng ta luôn luôn có thể đổi hướng đi, chúng ta luôn luôn có thể làm
điều gì đó để giải quyết những vấn đề của chúng ta. Cũng thế,
chúng ta có thể
nhận biết các dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang đi tới đỉnh điểm, bởi tốc độ thay
đổi và sự suy thoái nhanh chóng; những dấu hiệu này rõ ràng hơn ở nơi có những
thảm hoạ thiên nhiên quy mô lớn cũng như những nơi khủng hoảng tài chính và xã
hội, vì các vấn đề của thế giới không thể được phân tích hay giải thích một cách
tách biệt. Có những khu vực giờ đây đang ở trong tình trạng nguy cơ cao,
gạt
sang một bên tất cả những dự báo về ngày tận thế
(aside from all doomsday predictions), thì hệ thống thế giới hiện tại
chắc chắn không thể bền vững được trên nhiều quan điểm, vì chúng ta đã không còn
suy nghĩ về các mục tiêu của hoạt động con người.