Sinh Hoạt Sống Đạo 2021
HỌC HỎI THÔNG ĐIỆP CHÚC TỤNG CHÚA LAUDATO SI'
Trước hết là Tổng Quan về từng Chương, theo lời của ĐTC Phanxicô được trích
lại từ phần Dẫn Nhập
Sau đó, trích nguyên văn một số câu tiêu biểu của ĐTC viết
quan trọng trong từng Chương được học hỏi,
từ bản dịch của Caritas Việt Nam
https://caritasvietnam.org/datafiles/files/Laudato%20Si%20_final-version.pdf
Cuối cùng là Cảm Nhận Đúc Kết riêng của bản thân người học hỏi này về từng
chương của bức thông điệp
TĐCTT
Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,
NỘI DUNG
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Tổng Quan
của Hội Ðồng Tòa Thánh "Công lý và Hòa bình"
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Dẫn Nhập bởi Đức Thánh Cha
Phanxicô
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 1: Ðiều đang xảy ra cho
căn nhà của chúng ta
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 2: Tin Mừng về sự sáng tạo
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 3: Căn cội sự khủng hoảng
môi sinh do con người gây ra
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 4: Một nền môi sinh học
toàn diện
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 5: Vài đường nét định
hướng và hành động
Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si'- Chương 6: Giáo dục và linh đạo
môi sinh học
Kinh nguyện cho trái đất của chúng ta và Kinh nguyện Kitô giáo với thụ tạo
Chương III
Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra
[101-136]
I. Kỹ thuật: óc sáng tạo và quyền bính [102-105]
II. Hoàn cầu hóa mô hình kỹ thuật trị [106-114]
III. Khủng hoảng và hậu quả của thuyết duy nhân loại học tân thời [115-136]
Chủ thuyết duy tương đối thực hành [122-123]
Cần thiết bảo vệ lao công [124-139]
Canh tân sinh học từ nghiên cứu [130-136]
Tổng Quan
"Tôi sẽ nỗ lực đi đến các cội rễ của tình
trạng hiện tại,
để không chỉ xem xét những triệu chứng mà cả
những căn nguyên sâu xa nhất của nó"
(Dẫn Nhập - Đoạn 15)
Trích Dẫn
101- Có lẽ không hữu ích nếu chỉ mô tả các triệu chứng bên ngoài mà không nhận
biết nguồn gốc nhân bản của cuộc khủng hoảng sinh
thái. Có một cách hiểu về đời sống và hoạt động của con người lệch lạc
đến mức làm đổ nát nghiêm trọng thế giới xung quanh.
I. Kỹ thuật: óc sáng tạo và quyền bính [102-105]
103- Khoa học công nghệ, khi đi đúng hướng, có thể tạo ra những phương tiện
quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống con người, từ những đồ gia dụng hữu
ích đến những hệ thống giao thông lớn, cầu đường, toà nhà và những không gian
công cộng.
104-
Tuy nhiên, cũng
phải nhận thấy rằng
năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, công nghệ
thông tin, tri thức về ADN của chúng ta,
và nhiều khả năng khác mà chúng ta đã đạt được, mang
lại cho chúng ta sức mạnh to lớn.... Chưa bao giờ con người lại có
sức mạnh như thế trên chính mình, nhưng chẳng
có gì đảm bảo rằng sức mạnh này sẽ được sử dụng cách khôn ngoan, đặc biệt khi
chúng ta suy xét cách thế mà hiện nay nó đang được sử dụng... Tất cả sức
mạnh này nằm trong đôi tay của ai và liệu nó sẽ kết thúc thế nào? Thật vô cùng
nguy hiểm khi một bộ phận nhân loại đang sở hữu sức mạnh này.
105- ... Chúng ta có những cơ chế bề ngoài nhất định, nhưng chúng ta không có
một nền đạo đức, một nền văn hoá và linh đạo có ý nghĩa đúng đắn có thể đặt ra
những giới hạn và dạy cho chúng ta sự giới hạn bản thân cách rõ ràng.
II. Hoàn cầu hóa mô hình kỹ thuật trị [106-114]
106- ... Thật lầm lạc khi quan niệm rằng “luôn sẵn có một nguồn năng lượng
và nguồn tài nguyên vô biên, có thể tái tạo cách nhanh chóng, và những tác động
tiêu cực của việc khai thác trật tự thiên nhiên có thể được hoá giải cách dễ
dàng”.
109- ...
Kinh tế chấp nhận mọi sự tiến bộ trong công nghệ miễn là có lợi
nhuận, mà không quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của nó trên con người...
Tuy nhiên, tự bản thân thị trường
không thể đảm bảo sự phát triển con người toàn diện và sự hòa nhập xã hội...
111- Nền văn hoá sinh thái không thể bị giảm thiểu thành một loạt những đáp
trả vội vã và nửa vời trước những vấn đề trước mắt về ô nhiễm, suy thoái môi
trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cần phải có một đường lối đặc
thù để nhìn vào mọi sự, cách tư duy, các chính sách, chương trình giáo dục, lối
sống và một nền linh đạo cùng nhau tạo nên sức đề kháng trước sự tấn công của mô
hình kĩ trị. Nếu không thì ngay cả những sáng kiến sinh thái tốt nhất cũng bị
mắc kẹt trong cùng một luận lý toàn cầu.
114- Tất cả những điều đề cập ở trên cho thấy phải khẩn trương tiến bước
trong một cuộc cách mạng văn hoá mạnh mẽ. Khoa học và công nghệ không hề trung
dung; ngay từ khởi đầu đến tận cùng của một tiến trình, nhiều ý định và những
khả năng đang được áp dụng và có thể mang lấy những hình dạng khác nhau. Không
ai đề nghị chúng ta trở về thời kỳ Đồ Đá, nhưng chúng ta thực sự cần phải chậm
lại và nhìn vào thực tại một cách khác, để trân trọng sự tiến bộ tích cực và bền
vững đã được thực hiện, nhưng cũng để khôi phục các giá trị và các mục tiêu lớn
đã bị càn quét bởi những ảo tưởng vô hạn của chúng ta về sự vĩ đại.
III. Khủng hoảng và hậu quả của thuyết duy nhân loại học tân thời [115-136]
115- Chủ thuyết hiện đại con người là trung tâm
có kết cục thật nghịch lý khi đề cao tư tưởng kĩ thuật trên thực tại,
vì “não trạng kỹ thuật xem thiên nhiên như là một
trật tự vô cảm, một thân thể lạnh lùng với những dữ kiện, một ‘sự cho đi’ thuần
tuý, một đối tượng của tiện ích, là nguyên liệu thô cần được uốn nắn thành hình
thù hữu dụng; tương tự như vậy, chủ thuyết này nhìn vũ trụ như là một
‘không gian’ thuần tuý, có thể ném các vật thể vào đó với một thái độ dửng dưng
hoàn toàn”. Như thế, phẩm giá nội tại của thế giới bị tổn hại.
Khi con người
không tìm thấy vị trí thật sự của họ trong thế giới này, họ sẽ hiểu lầm chính họ
và hành động chống lại chính bản thân: “Thiên Chúa không chỉ ban cho con người
trái đất để sử dụng và tôn trọng mục đích tốt lành nguyên thuỷ của nó, nhưng con
người còn là quà tặng của Thiên Chúa dành cho chính con người. Do đó, con người
phải tôn trọng cấu trúc tự nhiên và luân lý đã được phú ban”.
116- Thời hiện đại mang dấu ấn của chủ thuyết đặt con người làm trung tâm
thái quá đến nỗi ngày nay đang tiếp tục phá hoại bất kỳ con đường nào của sự
hiểu biết chung và những nỗ lực nhằm củng cố mối dây liên kết xã hội.
Đã đến lúc phải canh tân sự chú tâm đến thực tại và
những giới hạn nó áp đặt; đây là một điều kiện cho sự phát triển cá nhân và xã
hội lành mạnh và phong phú hơn....
117- Thờ ơ với việc kiểm soát mối nguy hại đã gây ra cho thiên nhiên và ảnh
hưởng của những điều chúng ta quyết định đến môi trường là một dấu hiệu đáng chú
ý nhất chứng tỏ sự coi thường thông điệp chứa đựng trong các cấu trúc của thiên
nhiên. Khi chúng ta không nhìn nhận giá trị của người
nghèo, của phôi thai người, của người khuyết tật… như là một phần của thực tại
thì thật khó để nghe được tiếng kêu của thiên nhiên, vì mọi sự đều có liên hệ
với nhau. Một khi con người tuyên bố độc lập
khỏi thực tại và hành xử bằng sự thống trị tuyệt đối, các nền tảng chính yếu của
cuộc sống bắt đầu suy sụp, “thay vì thực thi vai trò của mình như là người cộng
tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo, con người lại tự đặt mình vào vị
trí của Thiên Chúa và kết cục là kích động một cuộc nổi loạn của thiên nhiên”.
118- Tình trạng này đưa tới căn bệnh tâm thần
phân liệt kinh niên, trong đó tồn tại đồng thời hai thái cực, một đàng là tôn
vinh mô hình kĩ trị không nhìn nhận giá trị nội tại của các hữu thể thấp hơn và
đàng khác là không nhìn nhận bất kỳ giá trị đặc biệt nào nơi con người.
Nhưng người ta không thể tách lìa khỏi nhân loại.
Không thể canh tân mối tương quan của chúng ta với thiên nhiên mà không canh tân
chính nhân loại. Sẽ không có sinh thái học nếu không có một ngành nhân chủng học
đầy đủ. Khi con người bị xem như một thực thể trong số những thực thể khác, là
sản phẩm tình cờ hay của định mệnh vật lý, thì “toàn bộ cảm thức trách nhiệm của
chúng ta sẽ tan biến”....
119- Phê bình chủ thuyết con người là trung tâm sai lạc không có nghĩa là
coi thường tầm quan trọng của các mối tương quan liên vị.
Nếu cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay là một dấu
hiệu bên ngoài của cuộc khủng hoảng đạo đức, văn hoá và tinh thần của thời hiện
đại, thì chúng ta không thể giả vờ chữa lành mối tương quan với thiên nhiên và
môi trường mà không chữa lành tất cả các mối tương quan nhân loại nền tảng.
Tư tưởng Kitô giáo nhìn nhận con người sở hữu một phẩm giá đặc biệt trổi vượt
trên hết các loài thụ tạo khác; phải trân trọng từng người và tôn trọng những
người khác.... Mối tương quan của chúng ta với môi trường không thể bị cô
lập khỏi mối tương quan của chúng ta với những người khác và với Thiên Chúa. Nếu
không đó chỉ là chủ nghĩa cá nhân lãng mạn khoác vào chiếc áo sinh thái, nhốt
chúng ta trong cái nội tại ngột ngạt.
120- Vì mọi sự đều có liên hệ với nhau, cho nên
việc quan tâm bảo vệ thiên nhiên cũng hoàn toàn không thể chấp nhận được khi
biện minh cho việc phá thai. Làm sao chúng ta có thể giáo dục sự quan tâm
đến những hữu thể yếu đuối trong hoàn cảnh phiền toái hay bất tiện, nếu chúng ta
không bảo vệ một phôi thai người, ngay cả khi sự hiện hữu của nó gây khó chịu và
tạo ra nhiều khó khăn?
Chủ thuyết duy tương đối thực hành [122-123]
122- Chủ thuyết lầm lạc coi con người là trung
tâm dẫn đến một lối sống lầm lạc. Trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, tôi
đã nói đến chủ nghĩa tương đối thực dụng điển hình của thời đại chúng ta “thậm
chí còn nguy hiểm hơn chủ nghĩa tương đối lý thuyết”.
Khi con người tự đặt mình làm trung tâm, họ sẽ dành ưu tiên tuyệt đối cho sự
tiện nghi trước mắt và tất cả những thứ khác trở nên tương đối... Thứ chủ
nghĩa này coi tất cả mọi sự là không phù hợp nếu nó không phục vụ cho những lợi
ích trước mắt của con người. Logic này dung túng những thái độ khác nhau dẫn đến
suy thoái môi trường và băng hoại xã hội.
123- Nền văn hoá của chủ nghĩa tương đối cũng là
một thứ lộn xộn, lôi kéo con người lợi dụng người khác, đối xử với những người
khác như với các đồ vật thuần tuý, áp đặt lao động cưỡng bức hoặc làm cho họ trở
nên nô lệ để trả nợ. Cùng một lối nghĩ này dẫn đến việc khai thác tình dục trẻ
em, bỏ rơi người già vì họ không còn lợi ích nữa. Đó cũng là não trạng
của những người cho rằng các thế lực vô hình của thị trường chi phối nền kinh
tế, những tác động của nó trên xã hội và thiên nhiên là sự thiệt hại không thể
tránh khỏi. Nếu thiếu những sự thật khách quan hoặc những nguyên tắc đúng đắn,
ngoài việc thoả mãn những ước muốn và những nhu cầu tức thời của chúng ta, thì
đâu là những giới hạn đặt ra đối với việc buôn bán
người, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma tuý, buôn bán kim cương máu và lông thú
của những loài đang gặp nguy hiểm? Không phải cùng một lý luận tương đối
đó biện minh cho hành động buôn bán cơ phận của người
nghèo hay để sử dụng làm thí nghiệm, hoặc loại bỏ các trẻ em vì cha mẹ chúng
không muốn sao? Cùng một lối lý luận “dùng một lần” này
tạo ra quá nhiều chất thải, chỉ vì ham muốn tiêu thụ
quá mức nhiều hơn điều chúng ta cần. Không nên nghĩ rằng những nỗ lực
chính trị hoặc sức mạnh của luật pháp đủ để ngăn chặn những hành động đang ảnh
hưởng đến môi trường, vì khi tự thân nền văn hoá bị hư hoại, sự thật khách quan
và những nguyên tắc hợp lý phổ quát không còn được tôn trọng nữa, thì luật pháp
chỉ là những áp đặt tùy tiện hay những cản trở phải tránh né.
Cần thiết bảo vệ lao công [124-139]
125- Nếu chúng ta suy tư về mối tương quan đúng đắn giữa con người với thế
giới xung quanh, chúng ta sẽ thấy cần phải hiểu chính xác về công việc; nếu
chúng ta nói về mối tương quan giữa con người và sự vật, thì vấn đề đặt ra là ý
nghĩa và mục đích các hoạt động của con người. Chúng ta không chỉ nói đến lao
động tay chân hay nông nghiệp mà còn nói đến bất kỳ hoạt động nào làm thay đổi
thực tại hiện hữu, từ việc soạn thảo một báo cáo xã hội đến việc thiết kế một sự
phát triển công nghệ. Trong mọi hình thức lao động đều có mối tương quan với
những gì khác bản thân mà chúng ta có thể và phải thiết lập...
127- Chúng ta tin rằng “con người là nguồn mạch,
tâm điểm và mục đích của tất cả đời sống kinh tế và xã hội”. Tuy nhiên,
một khi khả năng chiêm ngắm và tôn kính của con người bị suy yếu, chúng ta rất
dễ hiểu lầm ý nghĩa của công việc. Chúng ta biết người nam và nữ có “khả năng
cải thiện đất đai, để tiến xa hơn trên đường đạo đức và phát triển những nguồn
lực thiêng liêng của họ”...
128- Chúng ta được tạo nên với ơn gọi làm việc.
Mục tiêu không phải là sự tiến bộ công nghệ dần dần thay thế công việc của con
người, điều này sẽ có hại cho nhân loại. Làm việc là cần thiết, tạo nên một phần
ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một con đường cho sự trưởng thành, sự
phát triển nhân loại và sự thành toàn cá nhân. Giúp
tiền cho người nghèo chỉ là một giải pháp khắc phục tạm thời khi đối phó với
trường hợp khẩn cấp. Mục tiêu rộng hơn phải là giúp họ có một cuộc sống tràn đầy
nhân phẩm ngang qua công việc. Tuy nhiên, định hướng của nền kinh tế lại cổ võ
một loại tiến bộ công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất do cắt giảm lượng công
nhân và thay thế họ bằng máy móc các loại. Hành động này cuối cùng sẽ chống lại
chính con người... Không đầu tư vào con người, để đạt được những khoản lợi tài
chính trước mắt, là kiểu kinh doanh tồi tệ đối với xã hội.
129- Để tiếp tục cung cấp việc làm, bắt buộc phải cổ võ một nền kinh tế
chuộng sự đa dạng sản xuất và sự sáng tạo trong kinh doanh. Ví dụ, có nhiều hệ
thống sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ khác nhau để nuôi sống phần lớn các dân tộc
trên thế giới, sử dụng một khoản đất khiêm tốn và tạo ra ít chất thải, hoặc ở
những mảnh đất nông nghiệp nhỏ, trong các vườn hoa và các vườn trái cây, việc
săn bắn và khai thác lâm sản, hay thu hoạch thủy sản... Kinh doanh là một ơn gọi
cao quý khi theo định hướng tạo ra sự giàu có và cải thiện thế giới, nó có thể
là một nguồn thịnh vượng dồi dào cho những vùng nó hoạt động, nhất là khi nó tạo
ra việc làm như một phần thiết yếu của sự phục vụ công ích.
Canh tân sinh học từ nghiên cứu [130-136]
130-
Trong khi con người có thể can thiệp trên thực vật và động vật khi cần
thiết cho đời sống con người, thì Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng
việc thí nghiệm trên các loại động vật về mặt luân lý
là chấp nhận được chỉ “khi việc ấy vẫn ở trong những giới hạn hợp lý [và] góp
phần vào việc chăm sóc và cứu mạng sống con người”.
Giáo Lý xác định: sức
mạnh con người có giới hạn và “thật trái với phẩm giá con người khi làm cho động
vật phải chịu đau đớn và chết một cách bừa bãi”. Tất cả những sử dụng và thí
nghiệm như thế “đòi hỏi phải tôn trọng mang tính tôn giáo cho sự toàn vẹn của
tạo thành”...
132- ... Bất cứ một sự can thiệp hợp pháp nào cũng đều tác động lên thiên
nhiên để “cổ võ sự phát triển của thiên nhiên trong trật tự của nó, trật tự của
tạo thành như Thiên Chúa đã định”.
133- Thật khó để đưa ra một phán quyết chung về
biến đổi gien (GM), thực vật hay động vật, y tế hay nông nghiệp, vì những
thay đổi rất lớn giữa chúng và cần suy xét cụ thể. Những nguy cơ không phải lúc
nào cũng do kĩ thuật, nhưng có thể do ứng dụng chúng không đúng đắn hoặc thái
quá. Thực ra, đột biến gien thường vẫn xảy ra trong
thiên nhiên. Những đột biến do sự can thiệp của con người cũng không phải là một
hiện tượng mới lạ. Chúng ta có thể đề cập một số điển hình như thuần hoá các
loài động vật, lai giống giữa các chủng loại và những thực hành từ xưa nhìn
chung được chấp nhận...
134- Mặc dù chưa có bằng chứng nào kết luận các loại hạt giống biến đổi
gien có thể gây nguy hại cho con người, ở một số vùng việc sử dụng này mang lại
sự tăng trưởng kinh tế giúp giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn còn đó những khó
khăn lớn không lường hết được...
135- ...
Đây là một vấn đề môi trường phức tạp, mời gọi một cách tiếp cận toàn
diện, trong đó ít nhất phải có nỗ lực để tài trợ cho những lãnh vực nghiên cứu
độc lập, liên ngành có thể chiếu rọi ánh sáng mới trên vấn đề.
136- Mặt khác, cũng đáng lo ngại là một số phong
trào sinh thái bảo vệ tính toàn vẹn của môi trường nhất quyết đòi hỏi một số
giới hạn nhất định trong việc nghiên cứu khoa học, đôi khi lại không áp dụng
những nguyên tắc ấy vào sự sống con người. Họ có khuynh hướng biện minh
rằng thí nghiệm cho những tiến bộ vượt mọi ranh giới đó chỉ thực hiện trên phôi
thai người. Chúng ta quên mất giá trị bất khả xâm phạm của con người nằm ngoài
các bước phát triển của nó. Cũng vậy, công nghệ coi thường các nguyên tắc đạo
đức cao cả, cuối cùng nó vẫn được xem là thực hành hợp pháp. Như chúng ta đã đề
cập trong chương này, một nền công nghệ tách lìa khỏi
đạo đức thì sẽ không thể hạn chế quyền lực của nó.
Cảm Nhận Tóm Kết:
(TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL)
Đọc hay nghe Chương III
Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra
của Thông Điệp Laudato Si về hệ sinh thái của ngôi nhà chung trái đất của chúng
ta, chúng ta không thể nào quên được 3 nguyên tắc chính yếu bất khả thiếu và bất
khả phân ly ở Chương II
Tin Mừng về sự sáng tạo,
những
nguyên tắc quan trọng mà nếu bị con người vi phạm thì họ sẽ gây ra tình trạng
khủng hoảng hệ sinh thái của ngôi nhà chung trái đất này của họ, một phần tử
trong ngôi nhà chung này và lệ thuộc vào hệ sinh thái chung của nó.
Ba nguyên tắc đó là:
1- Tất cả mọi sự được Thiên Chúa tạo dựng nên, chứ không phải do ngẫu nhiên tình
cờ, nên tự chúng có một giá trị riêng biệt, cần phải được tôn trọng;
2- Tất cả mọi sự được Thiên Chúa tạo dựng trên trái đất này là để cho loài người
là loài linh ư vạn vật vì họ được nên theo hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài;
3- Tất cả mọi sự vì thế có một liên hệ mật thiết với loài người trong Đấng Hóa
Công, và đều phải qui hướng về Ngài, qua việc con người làm chủ trái đất bằng
vai trò quản lý của họ.
Căn cứ vào 3 nguyên tắc này thì
Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra
không thể nào thoát được nếu con người vi phạm đến một nguyên tắc nào trong 3
đều là phạm đến cả 3 nguyên tắc. Đó là lý do ở ngay khoản 101 đầu tiên của
Chương III này, vị tác giả giáo hoàng đã khẳng định rất chính xác rằng: "Có
lẽ không hữu ích nếu chỉ mô tả các triệu chứng bên ngoài mà không nhận biết
nguồn gốc nhân bản của cuộc khủng hoảng
sinh thái",
và ở đoạn cuối cùng 136
của Chương II này, ngài còn nhắc lại "nguồn
gốc nhân bản" then chốt liên quan đến "đạo
hạnh" của con người rằng:
"một nền công nghệ tách lìa khỏi
đạo đức thì sẽ không thể hạn chế quyền lực của nó".
"Nguồn gốc nhân bản của cuộc khủng hoảng sinh
thái" đây là gì, nếu không phải là những gì được ngài đề cập đến
trong ba tiết mục chính của Chương III này: 1. Kỹ thuật: óc sáng tạo và quyền bính;
2. Hoàn cầu hóa mô hình kỹ thuật trị; nhất là tiết 3I. Khủng hoảng và hậu quả của thuyết duy nhân loại học tân thời.
Chúng ta chỉ cần trích lại ở mỗi tiết một đoạn tiêu biểu cũng đủ thấy, nhất là
tiết thứ 3 là tiết chính yếu và quan trọng nhất của Chương III, vì thế tiết 3
được bao gồm thêm những khoản phụ diễn khác nữa:
1. Kỹ thuật: óc sáng tạo và quyền bính
104- Phải nhận
thấy rằng
năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, công nghệ
thông tin, tri thức về ADN của chúng ta,
và nhiều khả năng khác mà chúng ta đã đạt được, mang lại cho
chúng ta sức mạnh to lớn.... Chưa bao giờ con người lại có
sức mạnh như thế trên chính mình, nhưng chẳng
có gì đảm bảo rằng sức mạnh này sẽ được sử dụng cách khôn ngoan, đặc biệt khi
chúng ta suy xét cách thế mà hiện nay nó đang được sử dụng... Tất cả sức
mạnh này nằm trong đôi tay của ai và liệu nó sẽ kết thúc thế nào? Thật vô cùng
nguy hiểm khi một bộ phận nhân loại đang sở hữu sức mạnh này.
2. Hoàn cầu hóa mô hình kỹ thuật trị
109- ... Kinh tế chấp nhận mọi sự tiến bộ trong công nghệ miễn là có lợi
nhuận, mà không quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của nó trên con người... Tuy nhiên, tự bản thân thị trường
không thể đảm bảo sự phát triển con người toàn diện và sự hòa nhập xã hội...
3. Khủng hoảng và hậu quả của thuyết duy nhân loại học tân thời.
115- Chủ thuyết hiện đại con người là trung tâm
có kết cục thật nghịch lý khi đề cao tư tưởng kĩ thuật trên thực tại, vì “não trạng kỹ thuật xem thiên nhiên như là một
trật tự vô cảm, một thân thể lạnh lùng với những dữ kiện, một ‘sự cho đi’ thuần
tuý, một đối tượng của tiện ích, là nguyên liệu thô cần được uốn nắn thành hình
thù hữu dụng; tương tự như vậy, chủ thuyết này nhìn vũ trụ như là một
‘không gian’ thuần tuý, có thể ném các vật thể vào đó với một thái độ dửng dưng
hoàn toàn”. Như thế, phẩm giá nội tại của thế giới bị tổn hại. Khi con người
không tìm thấy vị trí thật sự của họ trong thế giới này, họ sẽ hiểu lầm chính họ
và hành động chống lại chính bản thân...
3.1- Chủ thuyết duy tương đối thực hành
122- Chủ thuyết lầm lạc coi con người là trung
tâm dẫn đến một lối sống lầm lạc. Trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, tôi
đã nói đến chủ nghĩa tương đối thực dụng điển hình của thời đại chúng ta “thậm
chí còn nguy hiểm hơn chủ nghĩa tương đối lý thuyết”.
Khi con người tự đặt mình làm trung tâm, họ sẽ dành ưu tiên tuyệt đối cho sự
tiện nghi trước mắt và tất cả những thứ khác trở nên tương đối... Thứ chủ
nghĩa này coi tất cả mọi sự là không phù hợp nếu nó không phục vụ cho những lợi
ích trước mắt của con người. Logic này dung túng những thái độ khác nhau dẫn đến
suy thoái môi trường và băng hoại xã hội.
123- Nền văn hoá của chủ nghĩa tương đối cũng là
một thứ lộn xộn, lôi kéo con người lợi dụng người khác, đối xử với những người
khác như với các đồ vật thuần tuý, áp đặt lao động cưỡng bức hoặc làm cho họ trở
nên nô lệ để trả nợ. Cùng một lối nghĩ này dẫn đến việc khai thác tình dục trẻ
em, bỏ rơi người già vì họ không còn lợi ích nữa.
3.2- Cần thiết bảo vệ lao công
128- Chúng ta được tạo nên với ơn gọi làm việc.
Mục tiêu không phải là sự tiến bộ công nghệ dần dần thay thế công việc của con
người, điều này sẽ có hại cho nhân loại. Làm việc là cần thiết, tạo nên một phần
ý nghĩa của cuộc sống trên trái đất này, một con đường cho sự trưởng thành, sự
phát triển nhân loại và sự thành toàn cá nhân. Giúp
tiền cho người nghèo chỉ là một giải pháp khắc phục tạm thời khi đối phó với
trường hợp khẩn cấp. Mục tiêu rộng hơn phải là giúp họ có một cuộc sống tràn đầy
nhân phẩm ngang qua công việc. Tuy nhiên, định hướng của nền kinh tế lại cổ võ
một loại tiến bộ công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất do cắt giảm lượng công
nhân và thay thế họ bằng máy móc các loại. Hành động này cuối cùng sẽ chống lại
chính con người... Không đầu tư vào con người, để đạt được những khoản lợi tài
chính trước mắt, là kiểu kinh doanh tồi tệ đối với xã hội.
3.3- Canh tân sinh học từ nghiên cứu
130- Trong khi con người có thể can thiệp trên thực vật và động vật khi cần
thiết cho đời sống con người, thì Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng việc thí nghiệm trên các loại động vật về mặt luân lý
là chấp nhận được chỉ “khi việc ấy vẫn ở trong những giới hạn hợp lý [và] góp
phần vào việc chăm sóc và cứu mạng sống con người”. Giáo Lý xác định: sức
mạnh con người có giới hạn và “thật trái với phẩm giá con người khi làm cho động
vật phải chịu đau đớn và chết một cách bừa bãi”. Tất cả những sử dụng và thí
nghiệm như thế “đòi hỏi phải tôn trọng mang tính tôn giáo cho sự toàn vẹn của
tạo thành”...
Tóm lại, căn cứ vào cả những gì chính yếu được ĐTC Phanxicô nhấn mạnh đến
trong Chương III này, lẫn những gì đang diễn ra trên thế giới trong xã hội loài
người càng văn minh vật chất và càng tự do nhân quyền thì càng bạo loạn và tàn
hoại hơn bao giờ hết, chỉ vì và chính vì ngôi nhà chung của nhân loại cũng như
của toàn thể thiên nhiên tạo vật đang bị khủng bố bởi một trận bão lốc duy nhân
bản, coi con người trên hết và trước hết, những gì họ nghĩ là sự thật, những gì
họ muốn là sự thiện, và những gì họ thích là sự mỹ, không còn gì là thực tại
khách quan và giá trị nội tại của tạo vật được Chúa dựng nên, hoàn toàn chủ
trương tương đối hóa tất cả mọi sự theo chiều hướng duy lợi hưởng thụ hiện sinh!