SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Bài Ðọc I: Ðnl 30, 10-14
"Lời ở sát bên các ngươi, để các ngươi thực thi".
Trích sách Ðệ Nhị Luật.
Môsê nói cùng dân chúng rằng: "Nếu các ngươi nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ các giới răn và huấn thị của Người đã được ghi chép trong sách Luật này, hãy trở về cùng Chúa là Thiên Chúa các ngươi hết lòng và hết linh hồn các ngươi. Thánh chỉ ta truyền cho các ngươi hôm nay không quá khó khăn cũng không quá sức các ngươi. Nó không phải ở đâu trên trời, để các ngươi có thể nói: 'Ai trong chúng tôi có thể lên trời mang luật xuống giảng cho chúng tôi nghe để chúng tôi thực hành được?' Nó cũng không phải ở bên kia biển, để các ngươi viện lẽ nói rằng: 'Ai trong chúng tôi có thể vượt biển, và mang nó về cho chúng tôi, để chúng tôi được nghe và thực hành điều đã truyền dạy?' Nhưng lời ở sát bên các ngươi, nơi miệng các ngươi, trong lòng các ngươi, để các ngươi thực thi".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 68, 14 và 17. 30-31. 33-34. 36ab và 37
Ðáp: Các bạn khiêm cung, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh (c. 33).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy Chúa, xin nhậm lời con vì lòng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi, xin nhìn đến tấm thân con. - Ðáp.
2) Phần con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. - Ðáp.
3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù. - Ðáp.
4) Vì Thiên Chúa sẽ cứu độ Sion, Người sẽ tái thiết thành trì của Giuđa, con cháu của bầy tôi Chúa sẽ thừa hưởng đất này, và tại đây những người yêu danh Chúa sẽ định cư. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Cl 1, 15-20
"Mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Ðức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật; vì trong Người muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành, mọi vật hữu hình và vô hình, dù là các Bệ thần hay Quản thần, dù là Chủ thần hay Quyền thần: Mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người. Và Người có trước mọi loài và mọi loài tồn tại trong Người. Người là đầu thân thể tức là Hội thánh, là nguyên thuỷ và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài. Vì chưng, Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người. và Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người; nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 19, 38
Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến, bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 10, 25-37
"Ai là anh em của tôi?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?" Chúa Giêsu nói tiếp:
"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".
Ðó là lời Chúa.
Cảm Nghiệm Lời Chúa
"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".
"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp" đây, theo ý nghĩa toàn bộ của dụ ngôn này, chính là loài người bỏ Chúa (Giêrusaalem là nơi Chúa ngự) mà sống theo tự nhiên trần thế (ám chỉ nơi hình ảnh thành Giêricô), nên đã "bị rơi vào tay bọn cướp" là ma quỉ, một "tên gian trá và là cha của những gì là dối trá... tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44): "chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết", tình trạng con người sau nguyên tội vô cùng đáng thương và rất cần phải được cứu chữa bởi chính Lòng Thương Xót Chúa và cũng chính là đối tượng vô cùng xứng hợp của Lòng Thương Xót Chúa vô biên. Chính vì thế mới xuất hiện "một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương".
"Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc". Tác hành của nhân vật "động lòng thương" này chính là tác hành của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Làm Người, Vượt Qua và Cánh Chung, nên có thể nói tác hành ấy bao gồm tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho con người và nơi con người bị vướng mắc nguyên tội.
Trước hết, Người "lại gần" bằng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh của Người. Sau đó, Người đã "băng bó những vết thương", bằng cách chấp nhận những bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta nơi nhân tính vô tội của Người (xem Isaia 53:4; Mathêu 8:17). Tiếp tới, Người đã "xức dầu và rượu" là tái sinh họ bởi trên cao bằng "nước và Thần Linh" (Gioan 3:3-5). Chưa hết, Người còn "đỡ nạn nhân lên lưng lừa của mình" nghĩa là được ở vào chính vị thế của Người, tức Người "ban cho họ được quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12) cùng với Người. Sau hết, họ còn được Người "đưa về quán trọ" là Giáo Hội, nơi họ tiếp tục được chữa lành bằng 2 bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Thánh, ám chỉ "2 quan tiền" Người trao cho chủ quán, để quán trọ Giáo Hội này liên tục "săn sóc" cho họ, trong thời gian họ đang hành trình đức tin với Giáo Hội lữ hành trên trần thế, vẫn còn có thể sa phạm, cần được chữa lành cho đến "khi trở về" của Người "trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết".
Trước lòng thương xót Chúa vô cùng bao la cao cả và nhưng không như thế, những tâm hồn nào nhận biết Người và cảm nhận được lòng thương xót của Người không thể nào không than lên với tất cả tâm tình thấm thía của Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy Chúa, xin nhậm lời con vì lòng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi, xin nhìn đến tấm thân con.
2) Phần con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân.
3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù.
4) Vì Thiên Chúa sẽ cứu độ Sion, Người sẽ tái thiết thành trì của Giuđa, con cháu của bầy tôi Chúa sẽ thừa hưởng đất này, và tại đây những người yêu danh Chúa sẽ định cư.
Bài Ðọc I: (Năm II) Is 1, 10-17
"Các ngươi hãy tắm rửa, hãy dẹp khỏi mắt Ta các tư tưởng xấu xa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Hỡi các hoàng tử Sôđôma, hãy nghe lời Chúa; hỡi dân Gômôra, hãy lắng tai nghe luật Thiên Chúa chúng ta. Chúa phán: "Muôn vàn hy lễ có ích lợi gì cho Ta? Ta đã chán chê và không còn ưa thích những của lễ toàn thiêu bằng chiên đực, mỡ các súc vật béo, máu bò đực, chiên con và dê đực.
"Khi các ngươi đến trước mặt Ta, ai kiểm soát các vật ấy nơi tay các ngươi, để các ngươi đi vào hành lang của Ta? Các ngươi đừng tiếp tục hiến dâng cho Ta những lễ tế vô ích nữa. Ta ghê tởm mùi hương. Ta không chịu được các ngày đầu tháng, các ngày Sabbat và các ngày lễ trọng khác. Những cuộc hội họp của các ngươi đều là gian ác.
"Tâm hồn Ta chán ghét những ngày trăng mới và các lễ trọng của các ngươi. Tất cả những thứ đó đã làm khổ Ta, Ta đã nhàm chán chịu đựng rồi. Và khi các ngươi giơ tay các ngươi lên, thì Ta quay mặt đi. Khi các ngươi càng cầu nguyện, thì Ta càng không nhậm lời, vì tay các ngươi vấy đầy máu.
"Các ngươi hãy tắm rửa, hãy thanh tẩy, hãy dẹp khỏi mắt Ta các tư tưởng xấu xa; đừng làm điều xấu nữa, hãy làm điều lành; hãy tìm kiếm công lý, hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, hãy xét xử công bằng cho những trẻ mồ côi và bênh vực người goá bụa".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23
Ðáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).
Xướng: 1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận từ nhà ngươi một con bò non, cũng không nhận từ đàn chiên ngươi những con dê đực. - Ðáp.
2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? - Ðáp.
3) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta cũng giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ. - Ðáp.
Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 10, 34 - 11, 1
"Thầy không đến để đem hòa bình, nhưng đem gươm giáo".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con chớ tưởng rằng Thầy đến để mang hoà bình cho thế gian: Thầy không đến để đem hoà bình, nhưng đem gươm giáo. Vì chưng, Thầy đến để gây chia rẽ con trai với cha mình, con gái với mẹ mình, nàng dâu với mẹ chồng mình: và thù địch của người ta lại là chính người nhà mình. Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào yêu con trai con gái hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó.
Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy, và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu".
Sau khi Chúa Giêsu truyền dạy xong các điều ấy cho mười hai tông đồ, Người rời khỏi đó để đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành phố của các ông.
Ðó là lời Chúa.
Cảm Nghiệm
Bài Ðọc I: (Năm II) Is 7, 1-9
"Nếu các ngươi không tin, các ngươi sẽ không còn tồn tại nữa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Xảy ra trong đời Acaz con của Gioatham, Gioatham con của Ozia, vua nước Giuđa, Rasin vua nước Syria, và Phaxê con của Rômêlia, vua Israel, tiến lên gây chiến với Giêrusalem, nhưng không thể thắng trận được. Người ta báo tin cho nhà Ðavít rằng: "Syria đã đóng quân ở Ephraim". Nghe vậy, vua và dân đều run sợ, như cây trong rừng rung động trước gió.
Và Chúa phán cùng Isaia rằng: "Ngươi và con ngươi là Giasub, hãy đi đón vua Acaz đang ở cuối cống ao thượng, trên đường ra ruộng Fullon, và nói rằng: "Hãy cẩn thận ở yên lặng, đừng sợ, và đừng nao núng trước hai ngọn đuốc xông khói này là cơn thịnh nộ của Rasin, vua nước Syria, và của con trai Rômêlia, vì chưng Syria, Ephraim và con trai của Rômêlia đã toan mưu hại ngươi, họ nói rằng: "Chúng ta hãy tiến đánh Giuđa, quấy rối nó và lôi cuốn nó theo ta, và đặt con trai Tabeel làm vua".
Chúa phán thế này: "Sự việc này không thành và không xảy ra đâu, vì Ðamas là thủ đô của Syria, và Rasin là thủ lãnh của Ðamas. Còn sáu mươi lăm năm nữa, thì Ephraim sẽ bị tiêu diệt và không còn là một dân tộc nữa. Thủ đô của Ephraim là Samaria, và thủ lãnh của Samaria là con của Rômêlia. Nếu các ngươi không tin, các ngươi sẽ không còn tồn tại".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 47, 2-3a. 3b-4. 5-6. 7-8
Ðáp: Thiên Chúa kiên thủ thành trì của Người tới muôn đời (c. 9d).
Xướng: 1) Chúa vĩ đại và rất đáng ngợi khen trong thành trì của Thiên Chúa chúng ta. Núi thánh của Người là ngọn đồi duyên dáng, là niềm hoan lạc của khắp cả địa cầu. - Ðáp.
2) Núi Sion là cùng kiệt phương Bắc, là thành trì của Ðức Ðại Ðế. Thiên Chúa ngự trong thành quách của Người, tự chứng tỏ Người là an toàn chiến lũy. - Ðáp.
3) Bởi chưng, kìa các vua chúa đã họp nhau, họ đã nhất tề xung phong tác chiến. Nhưng thoạt nhìn thấy, họ đã ngẩn người ra, họ đã thất kinh và chạy trốn. - Ðáp.
4) Chính tại đây, họ đã khiếp run sợ hãi, đau đớn như người phụ nữ lúc lâm bồn, và lúc Chúa dùng ngọn gió Ðông đánh cho những chiến thuyền Tác-xi tan vỡ. - Ðáp.
Alleluia: Tv 24, 4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa, và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 11, 20-24
"Trong ngày phán xét, Tyro và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà không chịu sám hối: "Hỡi Corozain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho ngươi! Vì nếu đã xảy ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi, thì họ đã mặc áo nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các ngươi: Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.
"Còn ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi sẽ phải rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra tại Sôđôma, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các ngươi: Trong ngày phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi".
Ðó là lời Chúa.
"Hỡi Corozain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho ngươi! Vì nếu đã xảy
ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi, thì họ đã mặc áo
nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các ngươi: Trong ngày
phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.
"Còn ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi
sẽ phải rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra
tại Sôđôma, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các
ngươi: Trong ngày phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi".
Căn
cứ vào lời cảnh báo và khiển trách có vẻ dữ dội trên đây của Chúa Giêsu
trong bài Phúc Âm hôm nay, vấn đề được đặt ra ở đây là:
1- Nếu Chúa Giêsu biết trước rằng
các thành ở trong Cựu Ước xưa, như Tyro, Sidon và Sodoma mà được xem thấy
phép lạ Người làm như ở Corozain, Bethsaida hay Capharnaum, họ đã ăn năn sám
hối, để khỏi bị trừng phạt thì
tại sao bấy giờ Thiên Chúa
không làm phép lạ để cứu các thành ấy;
2- Ngược lại, nếu Người đã biết
trước rằng các
thành được thấy các phép lạ Người làm vào
thời của Người sẽ
bị trừng phạt nặng hơn những thành đã bị trừng phạt trước đó thì
tại sao Người vẫn cứ mất công
vô ích làm
phép lạ ở những thành ấy chứ?
Câu
trả lời đó là nếu ai được trao bao nhiêu nén ân sủng, 2 nén, 5 nén hay 10
nén, chỉ cần sinh lời gấp trăm là đủ, tức là 2 nén cần sinh lợi 2 nén, 5 nén
cần sinh lợi 5 nén và 10 nén cần sinh lợi 10 nén (xem
Mathêu 25:14-23), thì ai
không chấp nhận ân sủng hay không làm cho ân sủng sinh lợi cũng bị xét xử
và trừng
phạt tùy theo tội trạng và hoàn cảnh của họ (xem Luca 12:47-48): "Người
tôi tớ nào biết ý chủ mình mà không sẵn lòng làm theo sẽ bị đòn nặng hơn...
Càng được trao phó
nhiều thì càng bị đòi nhiều", như các thành ở vào thời Chúa Giêsu được
thấy các phép lạ Người làm tất nhiên phải nhận
biết Người hơn mới phải, và
vì không nhận biết nên sẽ hứng chịu luận phạt cân xứng.
Vì Thiên
Chúa không làm phép lạ ở các thành bị phạt trong Cựu Ước nên
Người đã không trừng phạt họ nặng nề như các thành được thấy phép lạ trong
thời Chúa
Giêsu. Thật ra Người có làm
phép lạ ở thành Sodoma đấy chứ, đó là thành này như một bãi bùn lầy tội
lỗi đã chứng kiến thấy một bông sen công chính là Lot "gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn". Biết đâu
việc Thiên Chúa ra tay trừng phạt các thành ấy ngay ở đời này đã làm cho
nhiều tội nhân trong các thành ấy bấy
giờ đã tỏ lòng thống
hối ăn năn trước
khi chết vì thấy án phạt tỏ tường Thiên
Chúa giáng xuống để trừng trị tội
lỗi của họ. Còn
các thành được thấy phép lạ
của Chúa Giêsu, tuy không bị trừng phạt một cách tỏ tường và công khai cả
thành như các thánh trước kia ấy, cũng sẽ bị trừng phạt một cách nào đó xứng
với tội lỗi của họ.
Đúng thế, cho dù có "trừng phạt" con
người tội lỗi, Vị Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nhân hậu cũng chỉ sử dụng
những đau khổ, thậm chí cả chết chóc, để cảnh báo con người và làm cho con
người nhận biết Ngài để cuối cùng được cứu độ mà thôi, chứ không bao giờ
muốn tận diệt con người hay vui thú khi thấy con người bị đời đời hư đi.
Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan muốn lợi dụng tất cả mọi sự, dù tốt hay
xấu, để tỏ mình ra cho con người, để họ nhận biết Ngài mà được sự sống thần
linh của Ngài.
Cảm Nghiệm
Thật vậy, nếu Thiên Chúa là Tình Yêu Thương Xót (Merciful Love) thì bất cứ việc gì Ngài làm cũng đều xuất phát từ bản tính là Tình Yêu Thương Xót của Ngài, cho dù là những gì con người cho là hình phạt chăng nữa. Thật ra những sự dữ con người phải chịu là do chính tội lỗi của con người gây ra, không trực tiếp (bởi chính mình) cũng gián tiếp (qua người khác). Vậy những sự dữ là hậu quả của tội lỗi do con người gây ra ấy là hình phạt họ đáng phải chịu, chứ không phải thiên Chúa là Tình Yêu Nhân Hậu tự mình tạo dựng nên sự dữ và muốn ra tay trừng phạt họ.
Ngay từ ban đầu cũng thế, Thiên Chúa tạo dựng nên "mọi sự rất tốt đẹp" (Khởi Nguyên 1:31), chứ không dựng nên bất cứ một sự dữ nào, không dựng nên sự chết. Tuy nhiên, Ngài đã cảnh báo con người về sự sữ là tội lỗi cùng với sự chết gây ra bởi tội lỗi của họ khi Ngài đặt họ vào trong vườn địa đường được Ngài dựng nên cho họ, một ngôi vườn biểu tượng cho tất cả những gì xứng với chức phận và quyền lợi của họ là loài được Ngài dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26). Tuy nhiên, đồng thời Ngài cũng đặt giới hạn cho họ là loại tạo vật ở chỗ họ không được đụng tới một thứ cây biết lành biết dữ ở giữa vườn, ám chỉ lương tâm, họ không được chạm đến, tức không được làm trái lương tâm được Ngài cài đặt nơi con người của họ kẻo chết (xem Khởi Nguyên 2:15-17).
Thế nhưng con người đã bất tuân nên đã chết, ở chỗ mất ơn nghĩa với Thiên Chúa Hóa Công, và đáng chịu hình phạt do tội lỗi của họ gây ra đúng như lời cảnh báo của Thiên Chúa. Tuy nhiên, vì là Tình Yêu Nhân Hậu nên Thiên Chúa đã sử dụng chính sự dữ con người gây ra cùng với hậu quả họ phải chịu theo phép công bằng để làm cho họ nhận biết mình và nhận biết Chúa, nhờ đó mà được cứu rỗi (xem Khỏi Nguyên 3:6-19).
Lịch sử cứu độ của dân Do Thái là tất cả mạc khải thần linh của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất là Tình Yêu Nhân Hậu của họ, Đấng luôn tỏ bản tính là Tình Yêu Nhân Hậu của mình ra cho dân tộc được Ngài tuyển chọn giữa muôn dân, nhất là khi họ yếu đuối sa ngã hay yếu đuối bất lực trước đối phương, trước sự dữ trước mặt, để nhờ đó, dân của Ngài mỗi ngày một nhận biết Ngài hơn và tin vào Ngài hơn.
Bài Đọc 1 hôm nay đã cho thấy đúng như vậy, khi Vua Acaz nước Giuđêa, đang cai trị một vương quốc (Do Thái ở Miền Nam Đất Hứa) thuộc giòng dõi Đavít, vương tổ của Chúa Kitô, một vương quốc được chính Thiên Chúa hứa bảo tồn cho đến muôn đời (xem 2Samuel 7:16; Luca 1:32-33), bị lực lượng của Syria cùng với vương quốc Israel (vương quốc Do Thái bao gồm cả miền Bắc và miền Trung của Đất Hứa) hợp lại âm mưu tấn công: "Chúng ta hãy tiến đánh Giuđa, quấy rối nó và lôi cuốn nó theo ta, và đặt con trai Tabeel làm vua".
Trước tình trạng hết sức hoảng sợ của cả vua lẫn dân thuộc vương quốc Giuđêa: "Nghe vậy, vua và dân đều run sợ, như cây trong rừng rung động trước gió", Thiên Chúa là Đấng đã chọn giòng dõi Đavít để Con Ngài nhập thể cứu thế làm sao có thể để cho những gì thuộc về Ngài bị lọt vào tay kẻ dữ, cho dù chính vương quốc Đavít, qua thành phần các vua cháu chắt chít chịt của vương tổ Đavít cũng gây ra không biết bao nhiêu là gian ác đáng trừng phạt, không thể tha thứ, Ngài vẫn ở với vương quốc này khi cần phải tỏ mình ra vào thời điểm ấn định của Ngài, nhất là vào những lúc con người không còn biết trông cậy vào đâu ngoài Ngài. Bởi thế, Bài Đọc 1, qua Tiên Tri Isaia, Ngài đã tỏ mình ra như thế này:
"Ngươi và con ngươi là Giasub, hãy đi đón vua Acaz đang ở cuối cống ao thượng, trên đường ra ruộng Fullon, và nói rằng: 'Hãy cẩn thận ở yên lặng, đừng sợ, và đừng nao núng trước hai ngọn đuốc xông khói này là cơn thịnh nộ của Rasin, vua nước Syria, và của con trai Rômêlia, vì chưng Syria, Ephraim và con trai của Rômêlia đã toan mưu hại ngươi, họ nói rằng: 'Chúng ta hãy tiến đánh Giuđa, quấy rối nó và lôi cuốn nó theo ta, và đặt con trai Tabeel làm vua'. Sự việc này không thành và không xảy ra đâu, vì Ðamas là thủ đô của Syria, và Rasin là thủ lãnh của Ðamas. Còn sáu mươi lăm năm nữa, thì Ephraim sẽ bị tiêu diệt và không còn là một dân tộc nữa. Thủ đô của Ephraim là Samaria, và thủ lãnh của Samaria là con của Rômêlia. Nếu các ngươi không tin, các ngươi sẽ không còn tồn tại".
Trước việc tỏ mình ra như thế của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất là Tình Yêu Thương Xót trong suốt giòng lịch sử cứu độ của dân Do Thái mà Ngài đã quả thực làm cho chính dân của Ngài tuyển chọn, không nhiều thì ít, không sớm thì muộn, không trước thì sau, vào một lúc nào đó, nhận biết Ngài và dâng lời tri ân cảm tạ ngợi khen Ngài như các nhận thức và tâm tình của Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Chúa vĩ đại và rất đáng ngợi khen trong thành trì của Thiên Chúa chúng ta. Núi thánh của Người là ngọn đồi duyên dáng, là niềm hoan lạc của khắp cả địa cầu.
2) Núi Sion là cùng kiệt phương Bắc, là thành trì của Ðức Ðại Ðế. Thiên Chúa ngự trong thành quách của Người, tự chứng tỏ Người là an toàn chiến lũy.
3) Bởi chưng, kìa các vua chúa đã họp nhau, họ đã nhất tề xung phong tác chiến. Nhưng thoạt nhìn thấy, họ đã ngẩn người ra, họ đã thất kinh và chạy trốn.
4) Chính tại đây, họ đã khiếp run sợ hãi, đau đớn như người phụ nữ lúc lâm bồn, và lúc Chúa dùng ngọn gió Ðông đánh cho những chiến thuyền Tác-xi tan vỡ.
Bài Ðọc I: (Năm II) Is 10, 5-7. 13-16
"Cái cưa có thể tự cao tự đại đối với thợ cưa sao?"
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa phán: "Khốn cho Assur, là cây roi cơn giận của Ta. Cây gậy trong tay nó là cơn thịnh nộ của Ta. Ta sẽ sai nó chống lại dân ngoại dối trá, và truyền lệnh cho nó đi chống lại dân chọc giận Ta, để nó cướp bóc, mang chiến lợi phẩm về chà đạp dưới chân như bùn ngoài đường phố. Nhưng chính nó không đồng quan điểm như vậy, và lòng nó không tưởng nghĩ như thế. Trái lại, lòng nó ưa thích phá hoại, và huỷ diệt nhiều dân tộc. Vì chưng, nó nói rằng: 'Tôi đã dùng sức mạnh cánh tay tôi, và dùng sự khôn ngoan của tôi mà làm việc ấy, vì tôi thông minh. Tôi đã dời đổi biên giới các dân, đã cướp lấy kho tàng các vua quan, và như người hùng, tôi lật đổ truất phế các thủ lãnh. Tay tôi lấy của cải các dân như bắt tổ chim. Tôi vơ vét cả hoàn cầu như lượm các trứng rơi, không một ai đập cánh hoặc mở miệng kêu la'.
"Lẽ nào cái rìu lại khoe mình với kẻ cầm rìu sao? Lẽ nào cái cưa lại tự cao tự đại với thợ cưa sao? Lẽ nào cây roi có thể chống lại người cầm roi, và cây gậy có thể nâng tay người cầm gậy sao, vì nó chỉ là gỗ cây? Bởi đó Chúa tể là Thiên Chúa các đạo binh sẽ gửi sự điêu tàn đến giữa cảnh mầu mỡ của nó; và từ dưới cảnh vinh quang của nó, một ngọn lửa sẽ bốc cháy lên như ngọn lửa của một đám cháy".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 93, 5-6. 7-8. 9-10. 14-15
Ðáp: Chúa sẽ không loại trừ dân tộc của Chúa (c. 14a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, chúng chà đạp dân riêng Chúa, và làm khổ gia nghiệp của Ngài. Chúng bóp cổ khách kiều cư, người quả phụ, và chúng sát hại những kẻ mồ côi. - Ðáp.
2) Chúng nói rằng: "Chúa không nhìn thấy, và Thiên Chúa nhà Giacóp cũng chẳng hay". Ðồ ngu xuẩn trong dân, các ngươi nên hiểu biết; lũ dại khờ, bao giờ các ngươi mới nhận ra? - Ðáp.
3) Ðấng làm ra tai, há chẳng biết nghe? Ðấng nặn ra mắt, há không nhìn thấy? Ðấng giáo dục chư dân, há không sửa lỗi? Ðấng dạy bảo thiên hạ, há chẳng thông minh? - Ðáp.
4) Vì Chúa sẽ không loại trừ dân tộc, và không bỏ rơi gia nghiệp của Người. Nhưng sự xét xử sẽ trở lại đường công chính, và mọi người lòng ngay sẽ thuận tình theo. - Ðáp.
Alleluia: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa và đừng cứng lòng. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 11, 25-27
"Chúa đã giấu không cho những người khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thưa rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho".
Ðó là lời Chúa.
Cảm Nghiệm
Kitô hữu nói chung nhất là những ai sống đạo tốt lành nói riêng, thường cảm thấy mình gặp gian nan hoạn nạn hơn người sống theo tinh thần trần tục, nhất là những con người gian ác. Lắm khi chính thành phần gian ác này lại còn được Thiên Chúa sử dụng để làm việc của Ngài nữa, chẳng khác gì cái roi Thiên Chúa sử dụng để sửa phạt con cái Chúa, như ngày xưa trong giòng lịch sử cứu độ của dân Do Thái, mỗi khi dân của Ngài bỏ Ngài đi ngoại tình với tà thần ngẫu tượng, hay ngày nay Ngài sử dụng cộng sản trong hầu hết thế kỷ 20 để trừng phạt thế giới tư bản duy lợi, và một số Hồi giáo cực đoan, nhất là nhóm Al Queda hay Nhà Nước Hồi Giáo (IS - Islamic State) xuất hiện ở Iraq từ 6/2014, để trừng trị thế giới văn minh Tây phương đang quay cuồng với nền văn hóa chết chóc theo chủ nghĩa tương đối duy nhân bản, nhất là từ đầu thế kỷ 21 tới nay.
Kinh nghiệm cho thấy cả thành phần gian ác cũng được Thiên Chúa, Đấng Quan Phòng Thần Linh làm chủ lịch sử loài người, tỏ mình ra nữa, bởi họ, khi bất ngờ được Ngài sử dụng, lại bị lầm tưởng, cứ cho rằng mình ngon lành lắm, cho rằng chính do quyền lực tự nhiên của họ mà họ có thể thống trị thành phần được Chúa đang muốn cứu độ bằng cách giáng phạt qua họ. Bài Đọc 1 hôm nay, qua miệng Tiên Tri Isaia, chính Thiên Chúa đã cho thấy cái mâu thuẫn giữa ý định của Thiên Chúa muốn sử dụng họ với ý nghĩ tự cao tự đại tự kiêu của họ như sau:
"Khốn cho Assur, là cây roi cơn giận của Ta. Cây gậy trong tay nó là cơn thịnh nộ của Ta. Ta sẽ sai nó chống lại dân ngoại dối trá, và truyền lệnh cho nó đi chống lại dân chọc giận Ta, để nó cướp bóc, mang chiến lợi phẩm về chà đạp dưới chân như bùn ngoài đường phố. Nhưng chính nó không đồng quan điểm như vậy, và lòng nó không tưởng nghĩ như thế. Trái lại, lòng nó ưa thích phá hoại, và huỷ diệt nhiều dân tộc. Vì chưng, nó nói rằng: 'Tôi đã dùng sức mạnh cánh tay tôi, và dùng sự khôn ngoan của tôi mà làm việc ấy, vì tôi thông minh. Tôi đã dời đổi biên giới các dân, đã cướp lấy kho tàng các vua quan, và như người hùng, tôi lật đổ truất phế các thủ lãnh. Tay tôi lấy của cải các dân như bắt tổ chim. Tôi vơ vét cả hoàn cầu như lượm các trứng rơi, không một ai đập cánh hoặc mở miệng kêu la'".
Tuy nhiên, vì Thiên Chúa làm chủ lịch sử loài người chỉ sử dụng họ cho mục đích tốt lành thiện hảo của Ngài, nhờ họ để đánh động dân Ngài ngày xưa hay Giáo Hội hoặc thế giới Kitô giáo băng hoại ngày nay, cho đến khi Ngài không cần đến họ nữa, thì Ngài quẳng cái roi trong tay Ngài đi, như Ngài đã loại trừ cái roi cộng sản đi vào cuối thế kỷ 20 ở cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, với Biến Cố Đông Âu tự động giải thể và cuối cùng là Liên Bang Sô Viết tự động từ bỏ chủ nghĩa và chế độ cộng sản vào ngày 25/12/1991. Bởi vì, chính Ngài cũng muốn tỏ mình ra cho cái roi được Ngài sử dụng để trừng phạt nữa, như chính Ngài đã phán qua Tiên Tri Isaia trong bài Đọc 1 hôm nay:
"Lẽ nào cái rìu lại khoe mình với kẻ cầm rìu sao? Lẽ nào cái cưa lại tự cao tự đại với thợ cưa sao? Lẽ nào cây roi có thể chống lại người cầm roi, và cây gậy có thể nâng tay người cầm gậy sao, vì nó chỉ là gỗ cây? Bởi đó Chúa tể là Thiên Chúa các đạo binh sẽ gửi sự điêu tàn đến giữa cảnh mầu mỡ của nó; và từ dưới cảnh vinh quang của nó, một ngọn lửa sẽ bốc cháy lên như ngọn lửa của một đám cháy".
Bài Đáp Ca hôm nay bao gồm 4 câu, hai câu đầu cũng phản ảnh tâm thức vô thần của thành phần gian ác, đầy tự kiêu khi ra tay hành khổ thành phần dân Chúa, và hai câu sau cho thấy dự án thần linh của Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ dân Ngài, không bao giờ bỏ rơi họ, miễn là họ nhờ chịu khổ mà nhận biết Ngài là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ. Chúng ta đọc lại toàn Bài Đáp Ca hôm nay sẽ thấy rõ 2 phần và ý định thống lĩnh vô địch tối hậu vô cùng tốt lành nhân hậu của Thiên Chúa:
1) Lạy Chúa, chúng chà đạp dân riêng Chúa, và làm khổ gia nghiệp của Ngài. Chúng bóp cổ khách kiều cư, người quả phụ, và chúng sát hại những kẻ mồ côi.
2) Chúng nói rằng: "Chúa không nhìn thấy, và Thiên Chúa nhà Giacóp cũng chẳng hay". Ðồ ngu xuẩn trong dân, các ngươi nên hiểu biết; lũ dại khờ, bao giờ các ngươi mới nhận ra?
3) Ðấng làm ra tai, há chẳng biết nghe? Ðấng nặn ra mắt, há không nhìn thấy? Ðấng giáo dục chư dân, há không sửa lỗi? Ðấng dạy bảo thiên hạ, há chẳng thông minh?
4) Vì Chúa sẽ không loại trừ dân tộc, và không bỏ rơi gia nghiệp của Người. Nhưng sự xét xử sẽ trở lại đường công chính, và mọi người lòng ngay sẽ thuận tình theo.
http://daminhrosalima.net/phut-cau-nguyen-moi-ngay/ngay-137---thanh-henry-ii-29484.html
Thánh Henry II sinh năm 972. Ngài trở thành công tước miền Bavaria năm 995. Một đêm kia, Henry nằm mộng. Henry thấy thánh Wolfgang, là thầy giáo rất yêu chuộng của Henry thời thơ ấu, hiện ra với ngài. Wolfgang chỉ tay vào hai chữ “sau sáu” được viết trên bức tường. Điều đó có ý nghĩa gì? Có lẽ sáu ngày nữa Henry sẽ chết chăng? Nghĩ như vậy nên ngài đã cầu nguyện hết sức tha thiết. Tuy nhiêu, sáu ngày trôi qua và sức khỏe Henry vẫn tốt đẹp. Vậy có lẽ là sáu tháng chăng? Vị công tước Bavaria lại tận tụy hết mình làm những việc thiện hơn bao giờ hết. Sau sáu tháng, Henry II vẫn mạnh khỏe hơn cả trước kia nữa. Vậy Henry II lại nghĩ rằng ngài chỉ còn sáu năm để sống ở trần gian này nữa thôi. Thế nhưng sáu năm trôi qua, thay vì qua đời, thánh Henry II lại được chọn làm hoàng đế nước Đức. Lúc đó, thánh nhân mới hiểu được toàn bộ ý nghĩa của thị kiến trước đây.
Thánh Henry II đã ra công làm việc để giúp cho thần dân của ngài được an vui và đất nước được hiệp nhất. Để bảo vệ sự công bình, Henry II đã tổ chức nhiều cuộc chinh chiến. Trong các trận chiến, Henry II rất có công tâm và ngài cũng yêu cầu các tướng sĩ của ngài phải biết quý trọng danh dự. Khoảng năm 998, Henry II kết hôn với một phu nhân hiền lành và dễ thương tên là Cunêgun. Đến năm 1014, Henry II và Cunêgun sang Rôma và được phong vương cai trị Rôma. Đó là một vinh dự lớn lao vì cả đức vua lẫn hoàng hậu được chính đức thánh cha Bênêđictô VIII đội vương miện cho.
Vua Henry II là một trong những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất của Rôma. Ngài đã đề đạt việc canh tân Giáo hội, khuyến khích phát triển những tu viện mới thành lập và xây cất nhiều ngôi thánh đường nguy nga tráng lệ. Henry II bày tỏ lòng yêu mến đối với Chúa Giêsu và Giáo hội bằng tấm lòng chân thành. Thánh nhân là một người năng cầu nguyện và rất ham mộ đời sống đạo đức. Ngài đã thực hiện vai trò làm chồng và làm người lãnh đạo với đầy lòng quảng đại và trách nhiệm. Khi qua đời năm 1024, Henry II mới 52 tuổi. Đến năm 1146, Henry II được đức chân phước giáo hoàng Êugiêniô III tôn phong hiển thánh. Đức thánh giáo hoàng Piô X đã đặt vua thánh Henry II làm bổn mạng của các hội viên sống tinh thần thánh Bênêđictô.
Thiên Chúa mời gọi mọi người, trong mọi nghề nghiệp và mọi lãnh vực của đời sống, nên thánh. Đừng ai nghĩ rằng mình quá bận rộn hoặc quá quan trọng đến nỗi không thể đặt Thiên Chúa lên trên đời sống của mình. Thật ra, khi Thiên Chúa được đặt lên trên hết, thì mọi thứ khác sẽ tự có chỗ cho riêng nó. Đối với chúng ta, Thiên Chúa phải được đặt ở vị thế ưu tiên số một.
Biên dịch: Đa Minh M. Nguyễn Phúc Lộc, CMC
Gương Thánh nhân: Thánh Hen-ri sinh năm 973, nước Đức, thuộc gia đình vương giả quý tộc. Lớn lên, Ngài được Đức Giám mục giáo phận Ra-tít-bon giáo dục đạo đức, và đã khấn giữ mình đồng trinh cho đến chết.
Nhưng cha mất sớm, Thánh nhân phải thay cha làm vua miền Ba-vi-ê. Ngài phải vâng lời mẹ lập gia đình. Nhưng Chúa quan phòng hướng dẫn Ngài cưới cô Cu-nê-gon-đa, một thiếu nữ xinh đẹp cả thể xác lẫn tâm hồn, chính cô cũng đã hứa với Chúa sống đời độc thân. Thế là cả hai sống với nhau như bạn thân cho đến chết.
Thánh nhân làm vua, cai trị nước Đức cả nước Ý, và được Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô thứ 8 tấn phong hoàng đế vào năm 1014. Ngài là một vị hoàng đế thông minh nhân đức, tính tình hiền hậu nhân ái, được toàn dân quý mến kính chuộng. Công việc trước tiên Ngài thực hiện là tái lập trật tự an ninh, công bằng xã hội, cho người dân được an cư lạc nghiệp. Ngài đi khắp nước dẹp loạn, chống áp bức bất công; đến đâu Ngài cũng tìm gặp những người nghèo khổ, kẻ thất nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho họ.
Và mặc dầu việc nước đa đoan. Thánh nhân cũng hết lòng lo giúp việc đạo. Ngài chọn những người tài đức lên làm Giám mục cai quản các giáo phận trong khắp cả nước Ý và nước Đức, đồng thời thành lập thêm nhiều giáo phận mới, mở mang Giáo hội, canh tân các dòng tu, xây dựng Thánh đường, như lời một tác giả đã viết về Ngài:
“Khi người tôi tớ thánh thiện của Thiên Chúa được xức dầu làm vua, Ngài không lấy việc lo cho phần đời làm đủ, nhưng để được triều thiên bất tử, Ngài còn lo chiến đấu cho Vua Cả trời đất, vì phục vụ Người là cai trị vậy. Thế nên Ngài ân cần mở mang đạo thánh làm cho các nhà thờ có tư hữu và trang hoàng lộng lẫy các nhà thờ đó. Ngài lấy chính đất của mình mà lập toà Giám mục Bam-béc, chọn hai Thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô với Thánh Gio-gi-ô tử đạo làm bổn mạng cho toà Giám mục ấy, lập hợp đồng đặc biệt giữa toà Giám mục và Toà Thánh Rô-ma, để quy về cho ngôi toà độc nhất cái vinh dự như ý Chúa muốn, và để làm cho toà Giám mục mới nhờ sự bảo trợ ấy mà được vững chắc hơn”.
“Để cho mọi người thấy rõ người tôi tớ thánh thiện của Chúa đã lo lắng đến mức nào cho giáo phận mới nầy được bình an và êm thắm, ngay cả trong tương lai nữa, thì chúng tôi xin trích dẫn mẫu thư dưới đây để làm bằng chứng:
“Hen-ri nhờ lòng từ ái quan phòng của Chúa mà được làm vua, xin gởi lời thăm tất cả con cái trong Hội thánh, bây giờ và sau nầy. Chúng ta được Kinh Thánh dạy dỗ và nhắc nhở bằng những giáo huấn hết sức tốt lành, là phải từ bỏ của cải phù vân và đưa các lợi ích trần gian nầy xuống hàng thứ yếu, để lo cho được nơi cư ngụ vĩnh viễn ở trên trời…”
“Thế nên trẩm không hề quên ơn thương xót đó, cũng hằng ý thức rằng: nhờ lương hải hà nhưng không của Chúa mà được vinh dự hoàng đế nầy. Và vì vậy, trẩm nghĩ các việc sau đây thật là hợp lý: Không những trẩm phải trang hoàng thêm cho các đền thờ mà các bậc tiên vương đã xây dựng, mà để sáng danh Chúa hơn, trẩm còn phải xây dựng thật nhiều đền thờ khác và công đức nhiều vào đó để bày tỏ lòng đạo đức và biết ơn”.
Thánh nhân qua đời ngày 13 tháng 7 năm 1024, sau khi đã tận lực phục vụ Thiên Chúa và đồng loại.
Quyết tâm: Noi gương Thánh Hen-ri, hằng ngày lo làm tròn bổn phận đối với gia đình, và quê hương xứ sở, đồng thời cũng hết lòng giúp việc Chúa và phục vụ Hội thánh Người.
Lời nguyện: Lạy Chúa, Cha đã ban cho Thánh Hen-ri được đầy tràn ân sủng và đưa Thánh nhân từ ngai báu trần gian lên hưởng vinh quang thiên quốc. Vì lời Thánh nhân chuyển cầu, xin ban cho chúng con giữa cuộc sống hay thay đổi nầy, biết giữ lòng trong sạch ngay thẳng, mà mau bước tiến về cùng Chúa.
GPVL
http://giaoxutanviet.com/13-thang-bay-thanh-henry-ii-972-1024/
Thánh Henri sinh năm 972. Cha Ngài là Henri bá tước xứ Bavière. Mẹ Ngài là Gisèle, con gái của Conrad, vua miền Bourgogne. Để bảo đảm cho việc giáo dục con cái, Ngài được mẹ giao phó cho các thầy dòng ở Mildeshim, miền Saxe, rồi sau đó cho thánh Wolfgang, giám mục Ratisbonne.
Nhưng thật rủi ro, trong một năm, Henri đã chịu hai cái tang cha và thầy.
Thánh Wolfgang từ trần ngày 30 tháng 10 năm 994 và vua Henri từ trần ngày 28 tháng 12 năm 994. Tuy nhiên ở bên kia thế giới các Ngài dường như không ngừng săn sóc Henri. Một truyền thuyết kể rằng: Henri đã mơ thấy thánh Wolfgang hiện ra viết trên tường nhà thờ hai chữ “còn sáu”. Tỉnh dậy, Henri nghĩ rằng mình chỉ còn sống được sáu ngày nữa. Ngài vội vã bố thí rộng rãi để chuẩn bị ra trước tòa Chúa. Nhưng rồi hạn định đã qua Henri vẫn sống. Vị bá tước nghĩ rằng Ngài còn sáu tháng để làm việc lành. Sáu tháng trôi qua Ngài vẫn sống. Lần này Ngài nghĩ thời hạn kéo dài 6 năm và cố gắng sống hoàn hảo hơn nữa. Sau 6 năm trong trường nhân đức ấy, Henri bỗng được chọn làm hoàng đế nước Đức -Roma.
Trước khi lên ngai hoàng đế, Henri đã kế vị người cha từ trần, lên làm bá tước miền Bavière. Các lãnh Chúa thân thiết với Ngài. Dân chúng cũng cảm mến Ngài sâu xa. Họ ao ước bá tước trẻ của mình lập gia đình. Nhưng Ngài đã hứa với Chúa sẽ sống độc thân. Vì vâng lời mẹ và dưới áp lực của các lãnh Chúa. Ngài nhận cưới Cunégonda, một thiếu nữ trong số 11 người con của công tước miền Luxembourg.
Nàng có sắc đẹp mặn mà và nhiều đức tính làm cho mọi người mến phục. Sau các lễ nghi cưới hỏi, lúc về chốn riêng tư, Henri mở lời với người bạn đời: – Em yêu, anh không muốn em không hay biết rằng anh đã thề với Chúa sẽ hiến dâng hồn xác phụng sự Ngài, và vì tình yêu Chúa Giêsu Kitô, anh muốn tiếp tục hoàn toàn.
Và Cunégonde vui sướng trả lời: – Chúa công của em, lời khấn hứa, em cũng đã hứa rồi. Thật hạnh phúc, chúng ta có thể trung thành với những ước nguyện của chúng ta.
Đó là đám cưới tinh tuyền của Henri và Cunégonde. Hoàng đế Henri lên ngôi và được Đức Giám mục thành Mayence xức dầu phong vương năm 1002. Mấy hôm sau hoàng hậu Cunégonde cũng được truy phong và đội triều thiên ở giáo đường Paderbonne. Với tính tình vui vẻ, bình dân và đầy lòng bác ái, hoàng đế rất được dân chúng mến chuộng. Nhưng đế quốc Đức – Roma lúc ấy đang thời suy vong và tình hình rất phức tạp. Vì thế việc đầu tiên của hoàng đế là lo giải hoà các cuộc tranh chấp. Trước hết, Ngài nhường quyền bá tước miền Bavière chi Henri, người Luxembourg.
Tuy nhiên có thể nói rằng: suốt đời hoàng đế, Ngài luôn phải lo vãn hồi trật tự trong đế quốc. Ngay khi lên ngôi hoàng đế, Ngài mang quân sang chinh phục đất Ý, là nơi Arduin tự phong làm vua, tách rời khỏi đế quốc. Dẹp tan đối phương ở biên giới, gần núi Alpes, Ngài đã được dân chúng tưng bừng đón rước. Đức Tổng Giám mục Milanô phong vương cho Ngài tại Pavie. Trở về nước Ngài lại phải đối phó với Boleslaw, xứ Balan. Mấy năm sau, Boleslaw bị quân nhà vua đánh tan và Jarômia lên quản trị xứ Balan.
Bất đắc dĩ, vua Henri mới phải dùng đến binh lực, nhưng Ngài luôn tỏ ra nhân từ. Chẳng hạn Hermann vì muốn tiếm ngôi, đã đốt phá thành Strabourg. Trước lời khuyên nên trả thù thành phố dung dưỡng Hermann, hoàng đế trả lời: – Thiên Chúa trao quyền tối thượng cho ta, không phải là mang đến quanh ta những sát nhân và cướp bóc, nhất là không phải để cho ta phải thiệt mất linh hồn.
Lời này đến tai Hermann và ông ta hối cải.
Hoàng đế Henri bảo vệ Đức giáo hoàng Bênêditô chống lại đức giáo hoàng giả. Nhờ Ngài. Đức giáo hoàng nghĩ tới một Giáo hội trần thế, đã trao cho Ngài một trái cầu bằng vàng có cắm thánh giá để biểu trưng quyền hạn trao phó của Ngài, lo cho vương quyền Chúa Kitô phổ biến khắp muôn dân. Trở lại quốc gia, Ngài vội lo dẹp loạn ở Lombardie. Rồi với nhiệt tình, Ngài đã viếng tu viện Cluny. Ơ đó cầu nguyện lâu ngày và tặng cho tu viện món quà của Đức giáo hoàng.
Hoàng đế sống trong cung điện như trong tu viện và chỉ nghĩ tới hòa bình và đức ái. Ngài góp phần cải hóa dân Hungarie bằng việc gả em gái mình cho vua thánh Stêphanô. Để gây thuận hòa giữa các dân tộc, Ngài thực hiện cuộc gặp gỡ vua Robert nước Pháp. Đối với Giáo hội, Ngài lo trùng tu các thánh đường, giúp đỡ các giám mục. Đặc biệt hơn cả, Ngài đã thành lập giáo phận Banberg và chính tại nhà thờ chính tòa giáo phận này Ngài sẽ được mai táng.
Trên ngôi hoàng đế, Ngài luôn trung thành với lý tưởng. Giữa muôn công việc bề bộn, Ngài luôn dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tương truyền rằng ao ước lớn lao nhất của Ngài là được sống trong tu viện. Lần kia, Ngài tới thăm tu viện thánh Vanne ở Verdun. Ngài đã xin với chân phước Richasd, tu viện trưởng nhận Ngài làm tu sĩ. Đức Đan viện phụ nói rằng: chỗ an toàn của vị hoàng đế là ở trên ngai tòa hơn là ở trong tu viện. Khi thấy vị hoàng đế khẩn nài, Đức Đan viện phụ hỏi: – Ngài có sẵn sàng thực hiện đức vâng lời cho đến chết không ?
Hoàng đế Henri cương quyết trả lời : – Con sẵn sàng.
Đức Đan viện phụ liền nhận Ngài như một tu sĩ của dòng và nhân danh đức vâng lời, truyền cho Ngài cai quản đế quốc để hiến thân tìm vinh quang Chúa và ông cứu rỗi cho thần dân.
Ngày 15 tháng 7 năm 1024 hoàng đế Henri từ trần, ai khi đã dùng trọn sức lực để xây dựng một đế quốc theo tinh thần Kitô giáo.
http://yeuthuongphucvu.com/2019/07/12/thanh-henri-973-1024-ngay-13-7/
Bài Ðọc I: (Năm II) Is 26, 7-9. 12. 16-19
"Hỡi những kẻ nằm trong tro bụi, hãy thức dậy và hãy nhảy mừng".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðường lối người công chính thì ngay thẳng, Chúa ban cho bằng phẳng đường nẻo của người công chính. Lạy Chúa, chúng con cậy trông Chúa trong đường xét xử của Chúa. Thánh danh và sự kính nhớ Chúa là sự ước mong của tâm hồn. Ban đêm hồn con khát khao Chúa, và sớm mai khi thức dậy, lòng trí con hướng về Chúa. Từ khi Chúa thực hiện việc xét xử ở trần gian, thì người dương thế học biết sự công chính.
Lạy Chúa, Chúa ban cho chúng con ơn bình an, vì mọi việc chúng con làm, đều do Chúa làm cho chúng con.
Lạy Chúa, trong cơn hoạn nạn, chúng con đã tìm kiếm Chúa, và trong khi Chúa sửa dạy, chúng con kêu van đến Chúa. Lạy Chúa, trước tôn nhan Chúa, chúng con khác nào như đàn bà mang thai sắp sinh, kêu la đau đớn. Chúng con cưu mang, chúng con đau đớn như phải sinh con.
Chúng con không mang lại sự cứu độ cho trần gian, và không còn người sinh ra trên trần gian. Người chết của Chúa sẽ được sống, các xác chết của con sẽ sống lại. Hỡi những kẻ nằm trong tro bụi, hãy thức dậy và nhảy mừng, vì sương Chúa là sương ánh sáng, và trái đất sẽ làm tái sinh u tối.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 101, 13-14ab và 15. 16-18. 19-21
Ðáp: Từ trời cao xanh Chúa đã quan sát địa cầu (c. 20b).
Xướng: 1) Phần Chúa, lạy Chúa, đời đời còn mãi và danh Ngài tồn tại đời nọ tới đời kia. Xin Ngài đứng lên, thương xót Sion, nay là thời để Ngài quan tâm phù trợ. Các bầy tôi ưa thích tường hoa móng đá, và ngậm ngùi thương đống gạch tro hoang tàn. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, muôn dân sẽ kính tôn danh thánh Chúa, và mọi vua trên địa cầu sẽ quý trọng vinh quang Ngài; khi Chúa sẽ tái lập Sion, Ngài xuất hiện trong vinh quang xán lạn; Ngài sẽ đoái nghe lời nguyện kẻ túng nghèo, và không chê lời họ kêu van. - Ðáp.
3) Những điều này được ghi lại cho thế hệ mai sau, và dân tộc được tác tạo sẽ ca tụng Thiên Chúa. Từ thánh điện cao sang Chúa đã đoái nhìn, từ trời cao Chúa đã ngó xuống trần thế, để nghe tiếng than khóc của tù nhân, để giải thoát kẻ bị lên án tử. - Ðáp.
Alleluia: Tv 118, 27
Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 11, 28-30
"Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".
Ðó là lời Chúa.
Bài Ðọc I: (Năm II) Is 38, 1-6. 21-22. 7-8
"Ta đã nghe lời ngươi cầu nguyện, và Ta đã lau sạch nước mắt của ngươi".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Trong những ngày ấy Êdêkia đau gần chết. Tiên tri Isaia, con ông Amos đến thưa người rằng: "Chúa phán thế này: Ngươi hãy sắp xếp công việc nhà cửa của ngươi, vì ngươi sắp chết, không sống được nữa". Êdêkia liền quay mặt vào vách, cầu nguyện cùng Chúa rằng: "Ôi lạy Chúa, con van xin Chúa, xin Chúa hãy nhớ lại: con đã sống ngay chính trước mặt Chúa, và đã làm những điều đẹp lòng Chúa". Rồi Êdêkia than khóc lớn tiếng.
Bấy giờ Chúa phán cùng Isaia rằng: "Hãy đi nói với Êdêkia rằng: Ðây Chúa là Thiên Chúa Ðavít, tổ phụ ngươi, phán thế này: Ta đã nghe lời ngươi cầu nguyện, và Ta đã thấy nước mắt của ngươi. Ta sẽ cho ngươi sống thêm mười lăm năm nữa. Ta sẽ cứu ngươi và bảo vệ thành này khỏi tay vua Assyria".
Isaia sai người đi lấy mẩu bánh trái vả đắp lên mụn ung độc, và vua liền khỏi bệnh. Bây giờ Êdêkia hỏi: "Có dấu nào cho ta biết coi ta còn lên đền thờ Chúa được chăng?" Isaia đáp: "Ðây là dấu lạ Chúa ban cho vua, vì Chúa sẽ thực hiện lời Người đã phán: "Ta sẽ làm cho bóng đã ngả trên bảng độ Acaz lui lại mười độ". Và mặt trời lui lại mười độ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Is 38, 10. 11. 12. 16
Ðáp: Lạy Chúa, xin cứu mạng sống con, ngõ hầu con khỏi phải chết (c. 17b).
Xướng: 1) Con đã từng nói: Ðến nửa đời con, con sẽ đi đến cửa địa ngục. Con sẽ bị giam giữ những năm cuối đời con. - Ðáp.
2) Con đã từng nói: Con sẽ không nhìn thấy Thiên Chúa trong đất nước những kẻ nhân sinh: con sẽ không còn thấy người ta nữa, không còn trông thấy dân chúng sống yên vui. - Ðáp.
3) Miêu duệ con đã xa cách và lìa bỏ con, như chiếc lều của những mục tử. Như người thợ dệt, con lôi cuốn đời sống con đi; con chặt đứt nó, khi nó còn muốn kéo dài. - Ðáp.
4) Lạy Chúa, đời sống con là như thế, và đời sống tinh thần của con cũng như vậy, nhưng xin Chúa hãy thuyên chữa và cứu sống con". - Ðáp.
Alleluia: Tv 129, 5
Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 12, 1-8
"Con Người cũng là chủ ngày sabbat".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi ngang cánh đồng lúa. Các môn đệ của Người đói, liền bứt bông lúa mà ăn. Thấy vậy, các người biệt phái thưa với Người rằng: "Kìa, các môn đệ của Ngài làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat". Người nói với các ông rằng: "Các ông không đọc thấy Ðavít và những người đi với ông đã làm gì khi đói lả sao? Các ông cũng không đọc thấy Ðavít vào đền thờ Chúa ăn bánh trưng hiến, bánh mà ông và các kẻ theo ông không được phép ăn, chỉ trừ các tư tế được ăn mà thôi sao? Hay các ông không đọc thấy trong luật rằng: Ngày Sabbat, các tư tế trong đền thờ vi phạm ngày Sabbat mà không mắc tội đó sao? Tôi bảo cho các ông biết, đây có Ðấng còn trọng hơn đền thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là, "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ", chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội, vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat".
Ðó là lời Chúa.
1) Con đã từng nói: Ðến nửa đời con, con sẽ đi đến cửa địa ngục. Con sẽ bị giam giữ những năm cuối đời con.
2) Con đã từng nói: Con sẽ không nhìn thấy Thiên Chúa trong đất nước những kẻ nhân sinh: con sẽ không còn thấy người ta nữa, không còn trông thấy dân chúng sống yên vui.
3) Miêu duệ con đã xa cách và lìa bỏ con, như chiếc lều của những mục tử. Như người thợ dệt, con lôi cuốn đời sống con đi; con chặt đứt nó, khi nó còn muốn kéo dài.
4) Lạy Chúa, đời sống con là như thế, và đời sống tinh thần của con cũng như vậy, nhưng xin Chúa hãy thuyên chữa và cứu sống con".
Ngày 15 tháng 7
Thánh Bô-na-ven-tu-ra, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
lễ nhớ bắt buộc
Sự khôn ngoan nhiệm mầu được mặc khải nhờ Chúa Thánh Thần
Trích tác phẩm “Lộ trình của tâm hồn đến với Thiên Chúa” của thánh Bô-na-ven-tu-ra, giám mục.
Đức Ki-tô là đường và là cửa. Đức Ki-tô là thang và là xe, là nắp xá tội được đặt trên Hòm Bia Chứng Ước và là mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn thuở. Người nào hoàn toàn ngước mặt nhìn về nắp xá tội này, nhìn về Đấng chịu treo trên thập giá, với lòng tin, cậy, mến, lòng sùng kính, ngưỡng mộ, vui mừng, lòng quý trọng, ngợi khen và hoan hỷ, thì người ấy cùng với Đức Ki-tô làm một cuộc vượt qua, nghĩa là băng qua Biển Đỏ nhờ cây gậy thập giá. Người ấy rời Ai-cập đi vào hoang địa, ở đó được thưởng thức man-na đã được giấu kỹ, được an nghỉ trong mồ cùng với Đức Ki-tô. Người ấy bề ngoài như thể đã chết, nhưng trong thân phận lữ hành, lại cảm nghiệm được lời Đức Ki-tô trên thập giá nói với kẻ trộm gắn bó với Người : Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng.
Trong cuộc vượt qua này, nếu người ấy muốn nên hoàn hảo, thì phải bỏ đi những hoạt động của trí óc, và trọn tâm tư ước muốn phải được đưa về Thiên Chúa và được biến đổi trong Người. Đây là mầu nhiệm cao siêu nhất, chẳng ai biết được trừ ra người đón nhận, chẳng ai đón nhận được trừ ra người khao khát, chẳng ai khao khát được trừ ra người đã thấy bừng lên trong cõi thâm sâu của lòng mình ngọn lửa Chúa Thánh Thần mà Đức Ki-tô phái xuống trần gian. Thế nên thánh Phao-lô bảo sự khôn ngoan nhiệm mầu này được mặc khải nhờ Chúa Thánh Thần.
Nếu bạn thắc mắc việc đó xảy ra thế nào, bạn hãy hỏi ơn thánh chứ đừng hỏi kiến thức, hỏi lòng khao khát thâm sâu chứ đừng hỏi lý trí, hỏi tiếng rên siết của lời cầu khẩn chứ đừng hỏi việc chuyên chăm đọc sách, hỏi hôn phu chứ đừng hỏi thầy giáo, hỏi Thiên Chúa chứ đừng hỏi người phàm, hỏi mây mù chứ đừng hỏi ánh quang, cũng đừng hỏi ánh sáng nhưng hãy hỏi ngọn lửa đốt cháy trọn vẹn con người và đưa con người lên tới Thiên Chúa bằng ân sủng chứa chan và lòng yêu mến nồng nàn. Ngọn lửa này là chính Thiên Chúa và lò thì ở Giê-ru-sa-lem. Chính Đức Ki-tô đã nhóm lên ngọn lửa ấy trong cuộc Thương Khó nồng cháy của Người. Chỉ có người nói được như ông Gióp mới thật sự hiểu được điều ấy : Tôi chẳng thà bị treo, chẳng thà bị chết. Ai yêu cái chết như thế mới có thể nhìn thấy Thiên Chúa. Vì lời sau đây là lời chân thật : Con người không thể thấy Ta mà vẫn sống. Vậy chúng ta hãy chết, hãy tiến vào trong mây mù, hãy bắt những lo toan, những dục vọng, những ảo ảnh phải im lặng. Cùng với Đức Ki-tô chịu đóng đinh, chúng ta hãy bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Và một khi Chúa Cha đã được tỏ ra cho chúng ta, thì cùng với ông Phi-líp-phê, chúng ta hãy nói : Như thế là chúng con mãn nguyện. Cùng với thánh Phao-lô, ta hãy nghe : Ơn của Thầy đã đủ cho con. Cùng với vua Đa-vít, ta hãy hân hoan thưa rằng : Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu kỷ phần lòng con, muôn đời là Chúa cao tôn. Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en từ muôn thuở cho đến muôn đời. Toàn dân hãy hô lên : A-men ! A-men !
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con đang họp nhau mừng ngày thánh giám mục Bô-na-ven-tu-ra về trời. Xin cho chúng con vừa được đức khôn ngoan phi thường của thánh nhân soi sáng, vừa được lòng bác ái nồng nhiệt của người khích lệ. Chúng con cầu xin
Xin xem 1/3 bài ĐTC Biển Đức XVI nói về ngài ở cái link sau đây:
Thánh Bonaventura - Cuộc đời và con người
Bài Ðọc I: (Năm II) Mk 2, 1-5
"Chúng tham lam ruộng đất và chiếm lấy nhà cửa".
Trích sách Tiên tri Mikha.
Khốn cho những kẻ suy tính điều gian ác, và mưu đồ việc xấu xa trong phòng mình. Sáng ngày, chúng thực hiện điều đó, vì tay chúng chống lại Thiên Chúa. Chúng tham lam và dùng võ lực chiếm lấy ruộng đất, nhà cửa kẻ khác. Chúng ức hiếp người ta, phá phách nhà họ, chủ nhà và sản nghiệp của họ. Vì thế, Chúa phán thế này:
Ðây Ta toan giáng hoạ trên dòng giống này mà các ngươi không thoát được, các ngươi không ngước đầu lên mà đi được nữa, vì đây là thời kỳ tai hoạ. Trong ngày đó, người ta ngâm bài trào phúng chế diễu các ngươi và sẽ hát bài ca thán mà rằng: "Chúng ta đã bị bóc lột hết rồi, sản nghiệp dân ta bị đổi chủ, làm sao Chúa tước đoạt của cải chúng ta, và phân chia đất đai chúng ta cho những kẻ bóc lột chúng ta".
Vì thế, trong cộng đoàn Thiên Chúa, không còn ai giăng dây chia đất cho ngươi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 10, 1-2. 3-4. 7-8. 14
Ðáp: Lạy Chúa, xin đừng quên những kẻ cơ bần (c. 12b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, tại sao Ngài xa cách, tại sao Ngài ẩn mặt trong lúc gian truân, đang khi đứa ác kiêu căng, người nghèo bị hại, bị trúng mưu gian nó đã bày ra? - Ðáp.
2) Bởi đứa tội nhân đang hãnh diện vì lòng tham; tên kẻ cắp đang lộng ngôn, khinh nhờn Chúa. Ðứa ác nhân ngạo nghễ thốt lời: "Ngài không báo ứng, không có Chúa Trời!" Ðó là tất cả điều nó suy tư. - Ðáp.
3) Miệng nó đầy lời chửi rủa, gian ngoan và xảo kế, dưới lưỡi nó chứa sự tân toan và sách nhiễu. Nó ngồi núp gần những nơi thôn xóm, trong chỗ khuất tịch nó giết người hiền lương, mắt nó rình xem kẻ cơ bần. - Ðáp.
4) Nhưng Ngài thấy, Ngài nhìn nỗi tân toan sầu khổ, để rồi Ngài đỡ lấy trong tay. Kẻ cơ bần đem thân phó thác cho Ngài, Ngài là Ðấng phù trợ kẻ mồ côi. - Ðáp.
Alleluia: Tv 144, 13cd
Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 12, 14-21
"Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời đã phán".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các người biệt phái đi ra ngoài, bàn mưu kế chống lại Chúa Giêsu để hãm hại Người. Biết thế, Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy. Có nhiều kẻ đi theo Người, và ai có bệnh, đều được Người chữa lành. Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã chép rằng:
"Này là tôi tớ Ta đã chọn, là người Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Ta sẽ cho Thần trí ngự trên Người. Người sẽ rao giảng sự công chính cho dân ngoại. Người không cãi cọ hay dức lác, và không ai nghe tiếng Người ngoài đường phố. Người không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người".
Ðó là lời Chúa.
Cho dù Chúa có trừng phạt thì Người cũng sử dụng chính cái vạ do tội ác của phạm nhân gây ra, cái hậu quả tội ác của họ mà làm cho họ mở mắt ra nhận biệt tội lỗi của họ và lòng thương xót của Người mà ăn năn thống hối để được cứu độ mà thôi.
Đó là lý do chúng ta thấy trong Bài Đọc 1, trích sách Tiên Tri Mikha, đối với thành phần suy tính điều gian ác, và mưu đồ việc xấu xa trong phòng mình. Sáng ngày, chúng thực hiện điều đó, vì tay chúng chống lại Thiên Chúa. Chúng tham lam và dùng võ lực chiếm lấy ruộng đất, nhà cửa kẻ khác. Chúng ức hiếp người ta, phá phách nhà họ, chủ nhà và sản nghiệp của họ", Chúa đã phải làm cho họ phải làm sao tỉnh ngộ "Chúng ta đã bị bóc lột hết rồi, sản nghiệp dân ta bị đổi chủ, làm sao Chúa tước đoạt của cải chúng ta, và phân chia đất đai chúng ta cho những kẻ bóc lột chúng ta".
Trong Bài Đáp Ca hôm nay cũng thế, cho dù thấy được chẳng những đối phương gian ác của mình (câu 1, 2 và 3), nhưng cuối cùng chính họ cũng phải công nhận rằng Thiên Chúa thấu biết tất cả mọi sự, kể cả cái gian ác của kẻ ác, lẫn nỗi khổ đau của nạn nhân tội lỗi, thành phần nhận biết mình và tin vào Người mới cảm nghiệm thấy lòng thương xót của Người ngay trong lúc gian nan khốn khổ của mình, do chính tội lỗi của mình gây ra. Nghĩa là Thiên Chúa muốn sử dụng chính tội lỗi của con người để tỏ mình cho con người, như thế là Người biến sự ác họ gây ra thành sự lành cho họ rồi vậy.
1) Lạy Chúa, tại sao Ngài xa cách, tại sao Ngài ẩn mặt trong lúc gian truân, đang khi đứa ác kiêu căng, người nghèo bị hại, bị trúng mưu gian nó đã bày ra?
2) Bởi đứa tội nhân đang hãnh diện vì lòng tham; tên kẻ cắp đang lộng ngôn, khinh nhờn Chúa. Ðứa ác nhân ngạo nghễ thốt lời: "Ngài không báo ứng, không có Chúa Trời!" Ðó là tất cả điều nó suy tư.
3) Miệng nó đầy lời chửi rủa, gian ngoan và xảo kế, dưới lưỡi nó chứa sự tân toan và sách nhiễu. Nó ngồi núp gần những nơi thôn xóm, trong chỗ khuất tịch nó giết người hiền lương, mắt nó rình xem kẻ cơ bần.
4) Nhưng Ngài thấy, Ngài nhìn nỗi tân toan sầu khổ, để rồi Ngài đỡ lấy trong tay. Kẻ cơ bần đem thân phó thác cho Ngài, Ngài là Ðấng phù trợ kẻ mồ côi.
16/7 là Lễ Đức Mẹ Carmelo hay Cát Minh, xin mời đọc Thư ĐTC GPII gửi Dòng Carmelo dịp 750 năm Áo Đức Bà sau đây:
Áo Đức Bà Carmêlô,
một bảo vật cho Giáo
Hội
3.- … Đối với các phần tử của Gia Đình Dòng
Carmêlô thì Mẹ Maria, Vị Trinh Mẫu của Thiên Chúa và loài người, chẳng những
là một mô phạm để bắt chước, mà còn hiện diện như là một Người Mẹ và Người
Chị đáng tin tưởng cậy trông. Thánh Têrêsa Giêsu đã có lý để thúc giục các
chị em dòng của mình là: “Chị em hãy bắt chước Đức Mẹ, hãy coi Mẹ cao cả là
dường nào, và việc chúng ta nhận Người là Quan Thày của mình là một điều tốt
lành biết bao” (Interior Castle, III, 1, 3).
4.- Cuộc sống thiết tha với Mẹ Maria ấy, một cuộc sống được thể hiện nơi
việc tin tưởng nguyện cầu, nhiệt thành chúc tụng và tỉ mỉ bắt chước, giúp
cho chúng ta hiểu được lý do tại sao hình thức tôn sùng chân thực nhất đối
với Đức Trinh Nữ, một việc tôn sùng được bộc lộ nơi dấu hiệu Giây Đức Bà
Carmêlô thô sơ, đó là việc tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (xem
Đức Piô XII, Bức Thư Neminem Profecto Latet [11-2-1950: AAS 42, 1950, pp.
390-391]; Hiến Chế Lumen Gentium, 67). Thực hiện điều này, tâm hồn sẽ lớn
lên trong sự hiệp thông và thân tình với Đức Trinh Nữ, “như một cách sống
mới đối với Thiên Chúa cũng như tiếp tục cách sống yêu mến của Chúa Giêsu
trên thế gian đối với Mẹ Maria của Người” (xem Huấn Từ Buổi Nguyện Kinh
Truyền Tin trong Insegnamenti XI/3, 1988, p. 173). Bởi đó, như chân phước tử
đạo Dòng Carmêlô Titus Brandsma diễn tả, chúng ta sống hòa hợp sâu xa với Mẹ
Maria Thiên Mẫu, và, như Mẹ, chúng ta trở nên những người thông truyền sự
sống thần linh: “Chúa cũng sai thiên thần của Ngài đến với chúng ta… cả
chúng ta cũng phải chấp nhận Thiên Chúa nơi tâm hồn của mình, nuôi dưỡng
Ngài và làm cho Ngài lớn lên trong chúng ta, để Ngài được hạ sinh từ chúng
ta và sống với chúng ta như Vị Thiên Chúa ở với chúng ta” (theo bản tường
trình về Chân Phước Titus Brandsma trong Hội Nghị Thánh Mẫu Học ở Tongerloo,
8/1936).
Qua giòng thời gian, với việc phổ biến lòng tôn sùng Giây Thánh Đức Bà, gia
sản Thánh Mẫu phong phú này đã trở thành một bảo tàng cho cả Giáo Hội. Nơi
tính cách thô sơ của nó, nơi giá trị về nhân loại học của nó cùng với mối
liên hệ của nó với vai trò của Mẹ Maria liên quan với Giáo Hội và nhân loại,
việc tôn sùng này đã được Dân Chúa hưởng ứng một cách hết sức nồng nhiệt và
rộng rãi, đến nỗi nó đã được thể hiện qua việc tưởng niệm vào ngày 16/7 theo
lịch phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ.
5.- Dấu hiệu Giây Đức Bà Carmêlô cho thấy một tổng lược hay ho về linh đạo
Thánh Mẫu, một linh đạo nuôi dưỡng lòng tôn sùng của các tín hữu và làm cho
họ cảm nhận được sự hiện diện âu yếm của Vị Trinh Mẫu nơi đời sống của họ.
Giây Đức Bà Carmêlô thực sự là một “chiếc áo dòng” (“habit”). Những ai lãnh
nhận chiếc áo dòng này thì không nhiều thì ít được liên kết chặt chẽ với
Dòng Carmêlô và hiến thân phụng sự Đức Bà cho lợi ích của toàn thể Giáo Hội
(xem “Formula of Enrolment in the Scapular”, in the Rite of Blessing of and
Enrolment in the Scapular, được Thánh Bộ Phượng Tự Và Bí Tích chuẩn nhận
ngày 5/1/1996). Những ai mặc Áo Đức Bà Carmêlô, nhờ đó, được đưa vào mảnh
đất Carmêlô, để họ được “thưởng thức hoa trái của nó cùng với những sự tốt
lành của nó” (x Jer 2:7), cũng như cảm nghiệm được sự hiện diện âu yếm và từ
mẫu của Mẹ Maria trong việc họ dấn thân hằng ngày để được mặc lấy Chúa Giêsu
Kitô, cũng như để tỏ hiện Người ra qua cuộc sống của họ cho lợi ích của Giáo
Hội và toàn thể nhân loại (xem “Formula of Enrolment in the Scapular”,
cit.).
Bởi thế, dấu hiệu Áo Đức Bà Carmêlô gợi lên cho thấy hai chân lý: chân lý
thứ nhất đó là việc liên lỉ bảo vệ của Đức Trinh Nữ, chẳng những trong cuộc
hành trình của cuộc sống mà còn vào giây phút bước đến cõi trường vinh toàn
mãn; chân lý thứ hai đó là nhận thức rằng lòng tôn sùng Mẹ không chỉ giới
hạn vào các kinh nguyện và những cách thức tôn kính Mẹ ở một số dịp, mà phải
trở thành một “thói quen” - “habit”, (biệt chú của người dịch: ở đây ĐTC
dùng chữ “habit”, theo tiếng Anh, vừa có nghĩa là “áo dòng”, như Ngài đã nói
đến ở trên, lại vừa có nghĩa là “thói quen”), tức là, một hướng chiều thường
xuyên nơi tác hành của người Kitô hữu, một hướng chiều liên kết giữa việc
cầu nguyện và đời sống nội tâm, qua việc năng lãnh nhận các bí tích, với
những việc làm cụ thể nơi hoạt động từ thiện về phương diện tinh thần cũng
như vật chất. Có như thế, Áo Đức Bà Carmêlô mới trở thành một dấu hiệu “giao
ước” và cho thấy mối hiệp thông với nhau giữa Mẹ Maria và người tín hữu:
thật vậy, nó là một việc chuyển dịch cụ thể cái ý nghĩa của tặng ân Mẫu Thân
được Chúa Giêsu trên thập giá trao ban cho tông đồ Gioan, và qua vị tông đồ
này, cho tất cả chúng ta, và cả ý nghĩa việc trao phó vị Tông Đồ yêu dấu này
cùng với chúng ta cho Mẹ, Vị đã trở nên Mẹ thiêng liêng của chúng ta.
6.- Mẫu gương sáng ngời của linh đạo Thánh Mẫu này, một linh đạo khuôn đúc
nội tâm con người và làm cho họ nên giống Chúa Kitô, trưởng tử của nhiều anh
em, là chứng từ cho thấy sự thánh thiện và khôn ngoan nơi rất nhiều vị thánh
của Dòng Carmêlô, tất cả những vị này đã lớn lên dưới bóng phủ và trong sự
chở che của Người Mẹ các vị.
Tôi cũng đeo Áo Đức Bà Carmêlô trước ngực một thời gian rất lâu! Vì yêu mến
Vị Thiên Mẫu chung của chúng ta, Đấng Tôi luôn cảm nghiệm được việc Người
bảo vệ chở che, Tôi tin rằng năm Thánh Mẫu này sẽ giúp cho tất cả mọi tu sĩ
nam nữ Carmêlô và tín hữu đạo hạnh có lòng tôn kính Mẹ với tình con thảo
được lớn lên trong tình yêu của Người, và chiếu tỏa cho thế giới thấy sự
hiện diện của Người Nữ thầm lặng và nguyện cầu này, một Người Nữ được kêu
cầu như Mẹ Tình Thương, Mẹ Hy Vọng và Ân Sủng…
(Thư ĐTC Gioan Phaolô II gửi Dòng Carmêlô cả
hai ngành OCD và O.Carm., đề ngày 25/3/2001,
nhân dịp kỷ niệm 750 năm Áo Đức Bà Carmêlô.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ
Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 4/4/2001)