Bài Ðọc I: (Năm
II) Mk
6, 1-4. 6-8
"Người hỡi, Ta sẽ chỉ cho ngươi
việc phải làm, và việc nào Chúa đòi hỏi nơi ngươi".
Trích sách Tiên tri Mikha.
Các ngươi hãy nghe Chúa phán:
"Ngươi hãy đứng lên, hãy trình bày lời tố cáo của ngươi trước núi non,
và các đồi hãy nghe tiếng của ngươi. Hỡi các núi và nền tảng kiên cố của
địa cầu, hãy nghe Chúa tố cáo dân Người và biện luận với Israel.
"Hỡi dân Ta, Ta đã làm gì cho
ngươi? Hay là Ta đã làm khổ ngươi điều gì? Hãy trả lời cho Ta biết.
Chính Ta dẫn ngươi ra khỏi đất Ai-cập, đã giải thoát ngươi khỏi nhà nô
lệ, và sai Môsê, Aaron và Maria đi trước mặt ngươi?"
Tôi sẽ hiến dâng vật gì lên Thiên
Chúa cho xứng đáng? Hay là tôi sấp mình trước Thiên Chúa Tối Cao? Tôi sẽ
dâng lên Người của lễ toàn thiêu và con bê một tuổi chăng? Chúa có hài
lòng với hằng ngàn chiên đực, hoặc hằng muôn vàn dê đực béo tốt chăng?
Tôi sẽ dâng con đầu lòng để đền tội ác của tôi, và dâng con cái tôi để
đền chính tội tôi chăng?
Người hỡi, Ta sẽ chỉ cho ngươi
việc phải làm, và việc nào Chúa đòi hỏi nơi ngươi: tức là ngươi hãy thực
hiện công bình, quý mến lòng nhân lành, và khiêm tốn bước theo Thiên
Chúa ngươi.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 49,
5-6. 8-9. 16bc-17. 21 và 23
Ðáp: Ai
đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).
Xướng: 1) "Hãy tập họp cho Ta các
tín đồ đã ký lời giao ước của Ta cùng hy sinh lễ". Và trời cao sẽ loan
truyền sự công chính của Ngài, vì chính Ðức Thiên Chúa, Ngài là thẩm
phán. - Ðáp.
2) Ta không khiển trách ngươi về
chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn.
Ta không nhận từ nhà ngươi một con bò con, cũng không nhận từ đoàn chiên
ngươi những con dê đực. - Ðáp.
3) Tại sao ngươi ưa kể ra những
điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là
kẻ không ưa lời giáo huấn, và ném bỏ lời Ta lại sau lưng. - Ðáp.
4) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên
lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta cũng giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ
phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó
trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu
độ. - Ðáp.
Alleluia: Ga
10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán:
"Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". -
Alleluia.
Phúc Âm: Mt 12,
38-42
"Nữ hoàng phương nam sẽ chỗi
dậy lên án thế hệ này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, có mấy luật sĩ và biệt
phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm
một dấu lạ". Người trả lời: "Thế hệ hung ác gian dâm đòi một dấu lạ!
Nhưng sẽ không cho dấu lạ nào, trừ dấu lạ tiên tri Giona. Cũng như xưa
tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng
sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy. Tới ngày phán xét, dân thành
Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời
tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn
Giona. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế
hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thuỳ trái đất đã đến nghe lời khôn
ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Ðấng cao trọng hơn Salomon".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Suy Niệm
Theo thói
quen cũng là khuynh hướng chung của dân tộc Do Thái là dân tộc được
Thiên Chúa tuyển chọn cách riêng trong tất
cả
mọi dân nước trên thế giới, thì họ là một dân tộc thích điềm thiêng dấu
lạ, đến độ, có thể nói, điềm thiêng dấu lạ được coi là nền tảng đức tin
của họ, ở chỗ, phải có điềm
thiêng dấu lạ mới đáng tin.
Khuynh hướng
và thói quen đòi điềm thiêng dấu lạ này nơi dân Do Thái cũng dễ hiểu,
bởi vì trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, họ luôn được chứng kiến
thấy những điềm thiêng dấu lạ này, được chính Vị Thiên
Chúa chân
thật duy nhất của họ tỏ ra để làm cho họ tin vào Ngài, nhất là những lúc
họ bị đô hộ hay đầy ải
bởi
ngoại bang.
Đó là lý do chúng ta thấy
Thánh Ký Mathêu trong bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần XVI Thường Niên có sự
kiện được ngài ghi nhận rằng: "Khi
ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Lạy Thầy,
chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ'".
Thật
ra, chính thành phần xin Chúa Giêsu xem thấy điềm
thiêng dấu lạ từ
Người và bởi Người để chứng minh Người quả thực là Đấng
Thiên Sai này đã
từng thấy Người làm phép lạ chữa lành hay trừ quỉ rồi, thế nhưng họ vẫn
chưa chịu, vẫn chưa công nhận Người, đến độ, họ còn phủ nhận Người và
xuyên tạc quyền phép vô địch của Người nữa, như có lần thấy Người trừ
quỉ xong họ
liền cho
rằng Người đã dùng quyền
của quỉ
cả mà khu trừ quỉ con (xem Mathêu 12:24).
Vậy
thì điềm thiêng dấu lạ mà họ muốn thấy nơi Chúa Giêsu Kitô đây là gì và
như thế nào? Phải chăng là việc Người có thể "xuống khỏi thập giá
thì chúng
ta tin" (Mathêu
27:42). Nhưng Người lại không làm theo ý của họ, bởi vì làm như thế thì
Người, dù có thể, hoàn toàn không
phải là Đấng Thiên Sai của
Thiên Chúa, đến để
làm theo ý Cha chứ không phải theo ý của Người (xem Gioan 6:38), mà
chỉ là Đấng Thiên Sai của họ và đối với họ,
như
một vị cứu
tinh dân tộc theo chính
trị của họ như lòng họ mong muốn mà
thôi, chứ không phải là cứu cả họ lẫn các dân tộc trên
thế giới này khỏi
tội lỗi và sự chết đời đời.
Đó là lý do trong bài
Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu chỉ hứa ban cho họ một dấu lạ duy nhất, dấu
lạ liên quan đến phần rỗi của chung loài người, trong đó bao gồm cả dân
do Thái, đó là "dấu
lạ tiên tri Giona", ám
chỉ
cuộc
Vượt Qua của Người: "cũng
như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con
Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy", một
cuộc Vượt Qua bao gồm cả cuộc khổ nạn và tử giá vô cùng đau thương và
nhục nhã do chính họ gây ra cho Người, và cuộc phục sinh vinh hiển của
Người, chứng tỏ Người đã chiến thắng tội lỗi và sự chết của chung con
người mắc nguyên tội và của riêng thành phần đã nhúng tay vào cuộc khổ
giá của Người nói riêng.
Một khi công ơn cứu
chuộc được hoàn tất bởi cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô thì không còn
một điềm thiêng dấu lạ nào vĩ đại hơn và quan trọng hơn để cho con người
tin mà được cứu độ: "ai tin và chịu phép rửa thì sẽ được cứu rỗi, còn
ai không tin thì bị luận phạt" (Marco 16:16), đúng như những gì Chúa
Giêsu cũng đã khẳng định
trong bài Phúc Âm hôm nay:
"Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này
và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng
đây có Đấng cao trọng hơn Giona. Đến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam
sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thùy trái
đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Đấng cao
trọng hơn Salomon".
Cảm Nghiệm
Trong bài Phúc Âm, Chúa Giêsu gọi thành phần "mấy
luật sĩ và biệt phái" xin Người điềm lạ là
"Thế hệ hung ác gian dâm", bởi vì họ
không tôn thờ "Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lý"
(Gioan 4:24), mà là theo tinh thần thế gian và ý riêng mình, muốn
Thiên Chúa phải theo họ chứ không phải họ theo Chúa, biến vị Thiên Chúa
chân thật duy nhất của họ thành ngẫu tượng do họ khuôn đúc nên, do họ
nghĩ ra.
Bởi thế bất chấp những
gì Thiên Chúa tỏ mình ra cho họ qua Con Ngài là Đức Giêsu Kitô, nơi các
phép lạ đầy quyền năng và lời giáo huấn vô cùng khôn ngoan, họ vẫn không
cho đó là điềm lạ, cứ đòi hỏi điềm lạ theo ý của họ. Nhưng họ sẽ không
được ban cho một điềm lạ nào ngoài điềm lạ tiên tri Giona là điềm lạ
liên quan đến dân ngoại, đến chung loài người được cứu độ trước sự cứng
lòng và mù tối của họ.
Đó là lý do trong Bài Đọc 1 hôm nay, chính Thiên
Chúa, qua miệng tiên tri Isaia, đã dường như tỏ ra thắc mắc về chung dân
tộc thích điềm lạ của họ như sau: "Hỡi dân Ta, Ta đã làm gì cho
ngươi? Hay là Ta đã làm khổ ngươi điều gì? Hãy trả lời cho Ta biết.
Chính Ta dẫn ngươi ra khỏi đất Ai-cập, đã giải thoát ngươi khỏi nhà nô
lệ, và sai Môsê, Aaron và Maria đi trước mặt ngươi?"
Chính vì họ chưa hoàn toàn nhận biết Thiên Chúa,
đúng như Ngài là Thần Linh, là Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, nên
họ bối rối về việc tôn thờ Ngài, như chính tiên tri thuật lại tâm trạng
của họ trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Tôi sẽ hiến dâng vật gì lên Thiên
Chúa cho xứng đáng? Hay là tôi sấp mình trước Thiên Chúa Tối Cao? Tôi sẽ
dâng lên Người của lễ toàn thiêu và con bê một tuổi chăng? Chúa có hài
lòng với hằng ngàn chiên đực, hoặc hằng muôn vàn dê đực béo tốt chăng?
Tôi sẽ dâng con đầu lòng để đền tội ác của tôi, và dâng con cái tôi để
đền chính tội tôi chăng?"
Và chính Thiên Chúa đã trả lời cho họ biết qua
cùng vị tiên tri Isaia về cách thức Ngài muốn và đẹp lòng Ngài nếu họ
thực hiện đúng 3 điều chính yếu sau đây: "Người hỡi, Ta sẽ chỉ cho
ngươi việc phải làm, và việc nào Chúa đòi hỏi nơi ngươi: tức là ngươi
hãy thực hiện công bình, quý mến lòng nhân lành, và khiêm tốn bước theo
Thiên Chúa ngươi".
Phải, nếu dân Chúa, dù Cựu Ước (Do Thái giáo) hay
Tân Ước (Kitô giáo), "thực hiện công bình, quý mến lòng nhân lành,
và khiêm tốn bước theo Thiên Chúa" thì họ mới "đích thực tôn
thờ Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24), chứ không phải là các
thứ ngẫu tượng do họ tự tạo, và như thế họ sẽ không bao giờ cần điềm
thiêng dấu lạ, mà chính họ trở thành điềm thiêng dấu lạ được Ngài sử
dụng để tỏ mình ra cho, nhờ đó, như câu Đáp Ca cuối cùng hôm nay,
Thiên Chúa sẽ nói về họ rằng "Ai
hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng,
Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ".
Tiểu Sử Thánh Camillô
Câu chuyện xảy ra năm 1550 tại 1 làng nhỏ tại miền trung Italy, làng
Bucchianico bên bờ biển. Dân làng rất hiền lành và chăm chỉ. họ cùng
nhau sống an bình trong ơn nghĩa Chúa.
Dòng tộc De Leliis là 1 dòng quý tộc,
sống tốt lành nên được dân làng rất yêu quý, tôn trọng.
GIẤC MƠ CỦA MẸ
Camilla De Compellis, bạn đời của đại uý Giovani De Lellis đã có thai
khi đã 60 tuổi. mặc dù đã cao tuổi nhưng bà rất vui mừng đón nhận hồng
ân Chúa ban. Tuy nhiên, 1 nỗi lo lắng bao trùm bà khi bà mơ thấy con
mình sẽ sinh ra dẫn đầu 1 đoàn quân đồng phục, trên ngực có thập giá đỏ,
đi khắp mọi nơi. Bà nghĩ rằng con mình sau này sẽ trở thành tướng cướp.
CAMILLO CHÀO ĐỜI
Ngày 25 tháng 05 năm 1550 , bà Camilla đang cùng mọi người tham dự thánh
lễ kính thánh Ubano, Giáo hoàng tử đạo, bổn mạng giáo xứ, thì bà đau
bụng lâm bồn . Mọi người vội vã đưa bà về nhưng chưa kịp về đến nhà thì
bà tới giờ sanh, mọi người liền đưa bà vô 1 chuồng ngựa gần nhất.
Bà sinh 1 bé trai khoẻ mạnh. để ghi nhớ
nỗi nhọc nhằn của người mẹ cao tuổi, bé được đặt tên là Camillo De
Lellis.
GIOVANNI DE LELLIS CHA CỦA CAMILLO
Ông Giovanni De Lellis vông cùng vui mừng vì hồng ân Chúa ban cho là đứa
con trai thông minh, khoẻ mạnh. Ông bàn với vợ về việc nuôi dạy cho con
nên người tốt.
Nhưng ông Giovanni phai đi xa thường
xuyên, Camillô ở nhà dưới sự chỉ dạy của mẹ. cậu bé càng lớn càng càng
mảng chơi và quạy phá như giặc.
TUỔI THƠ
Camillô thường đàn đúm với người anh họ Onofrio và những trẻ nghịch ngợm
khá. Chúng quậy phá làm khu xóm rất khó chịu nên họ kêu ca với ông
Giovannni và bàCamilla để ông bà dạy bảo.
Camillô được ửi tới trường nhưng cậu bé
chẳng chịu học hành gì. Cậu muốn theo nghề chiến binh của cha en nghĩ
rằng chỉ cần biết đọc biết viết là đủ. Suốt ngày cậu cờ bạc lêu lổng.
CAMILLÔ NHẬP NGŨ
biết con trai mình chẳng chịu học hàng tới nơi tới chốn, ông Giovanni lo
cho con trai nhập ngũ để học kỹ cương nhà binh hầu trở nên người tốt.
Camillo gia nhập lữ đoàn Hải Quân hoàng gia. Ông Giovanni dành nhiều
thời gian ân cần dạy con. Tuy nhiên chẳng bao lâu ông lâm bệnh và qua
đời ở tuổi 70. Camillo mồ côi cả cha lẫn mẹ. giống như những chiến sĩ
hải quân khác, Camillô trải qua nhiều huấn luyện, thử thách và tham gia
nhiều trận chiến.
CỜ BẠC
Tệ nạn cờ bạc rất phổ biến trong đời chiến binh thế kỷ XVI. Mồ côi cả
cha lẫn mẹ, Camillô buồn nên chỉ biết lao vào cơ bạc cho khuây khoả. một
lần, bọn xấu lợi dụng, Camillô bị thua sạch. Càng cố gỡ , càng thua đến
độ Camillô phải gán cả quần áo.
BÃO BIỂN
giới trẻ thườn cậy sức mạnh mình. họ tin vào số phận nhiều hơn là tin
vào Thiên Chúa. Chỉ khi nào gặp hiểm nguy họ mới chạy tới Chúa.
Một lần thuỷ thủ đoàn đang di chuyển từ
Tây Ban Nhatrở về Naplethì gặp bão lớn. Bảo kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm mà
vẫn không có dâu hiệu giảm đi, mọi người ai nấy đều mệt mỏi và lo sợ.
Camillô cầu nguyện khấn xin Chúacho
thoát nạn. chàng hứa với Chúa rằng khi thoát nạn chàng sẽ đi tu dâng
mình cho Chúa. Nhưng khi tàu thoát nạn cập bến, Camillô đã quên hết
những nguy hiểm và những gì đã khấn hứa cùng Chúa.
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI NHÀ THƯƠNG
Camillô cao 2 mét, rất khoẻ mạnh và thường không ngại khó khăn xông pha
hiểm nguy. Anh có 1 vết thương nhỏ bên trên mắt cá chân. vết thương lúc
đầu nhỏ nhưng càng ngày càng lan rộng . Camillô phải đi nhà thương tháng
James tại thàng phố Roma để chữa trị. ở nhà thương chẳngbao lâu vết
thương đã khá hơn nhưng Camillo muốn ở lại chữa cho dứt điểm . trong
thời gian này, Camillo nhận nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân trang trải cuộc
sống thường nhật. nhưng Camillo chẳng chịu phụ vụ bệnh nhân mà suốt ngày
lo chơi bời , cờ bạc. do vậy Camillo bị đuổi ra khỏi nhà thương.
ĂN XIN
Mùa đông Châu Âu lạnh cóng. những chiến binh thường về quê ẩn đông.
những người vô gia cư thì phải đi ăn xin hoặc là trộm cướp để sinh sống.
Camillo đã nướng sạch mọi sự vào cờ bạc nên phải đi xin ăn. Đứng ngả mủ
xin những người qua lại tại Manphredonia, Camillo cảm thấy vô cùng xâu
hổ nhưng không còn con đường nào khác. May thay 1 người qua đường động
lòng thương giới thiệu Camillo vô giúp việc cho Dòng Capuchins để sống
qua ngày.
CHA ANGELLO
Khi làm việc trong Dòng Capuchins, một hôm Camillo được cử tới 1 tu viện
khác của Dòng để lãnh lương thực, thực phẩm. sau khi đã chuẩn bị xong
mọi thứ đã sẵn sàng trở về, Camillo được cha Angello, bề trên cộng đoàn
tiếp chuyện. Ngài khuyên dạy Camillo rằng phần rỗi linh hồn là phần quan
trọng nhất. Ngài còn khuyên Camillo từ bỏ mọi tội lỗi để trở nên người
tốt.
những điều cha Angello chỉ dạy đánh
động trái tim Camillo. Chàng cám ơn cha và xin Cha cầu nguyện cho mình.
CAMILLO ĂN NĂN THỐNG HỐI
Ngày 02 tháng 02 năm 1575, Camillo lên đường trở về Manphredonia. Trên
đường về , Camillo suy gẫm về những gì đã xãy đến trong cuộc đời mình .
Chúa ban cho Camillo ơn đặc biệt . Chàng mạnh dạn ý thức với thân phận
tội lỗi của mình. Camillo vội vã xuống ngựa và quỳ xuống trên đường lởm
chởm đá. Anh khóc “ lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi. sao con không nhận biết
Chúa sớm hơn”.
Camillo tạ ơn Chúa về những ơn Chúa
ban.anh quyết tâm không rời bỏ Chúa nữa và sẽ mau mắn đi tu như đã hứa
cùng Chúa.
TRỞ LẠI THÀNH ROMA
Ngay sau khi trở lại Manphredonia, Camillo xin tu Dòng Capuchins. Trong
Dòng Camillo sống tốt với hết mọi người nên được mọi người rất yêu quý.
Nhưng vết thương cũ nơi chân lại hoành hành làm cho Camillo không thể
tiếp tục tu được. Anh bị bề trên Dòng cho ngừng tu để chữa trị vết
thương.
Camillo trở lại nhà thương thánh James
ở thành phố Rome nơi anh đã từng chữa trị vết thương. lần này Camillo
cũng nhận nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân như trước. Tuy nhiên, khác với lần
trước, lần này Camillo phục vụ chăm sóc bệnh nhân với hết cả tấm lòng
mình.
QUẢN LÝ NHÀ THƯƠNG
Sau 4 năm chữa trị bệnh viện tại nhà thương. Camillo rời nhà thương để
quay trở lại dòng Capuchins. Nhưng vết thương ở chân lại hoành hành .
Camillo 1 lần nữa phải rời dòng capuchins không được tu nữa . Biết làm
gì bây giờ? Camillo quay lại nhà thương thánh James tình nguyện phục vụ
những bệnh nhân nghèo. Anh được tín nhiệm làm quản lý nhà thương.
SÁNG LẬP DÒNG
Camillo đêm ngày chăm sóc bệnh nhân. Đêm 15 tháng 08 năm 1582 , Camillo
được linh hứng về một ý tưởng thành lập Dòng. Anh muốn phục vụ bệnh nhân
vì tình yêu Thiên Chúa hiện diện nơi mỗi người đau khổ bệnh tật chứ
không phải vì lý do tiền bạc.
LỜI ĐỘNG VIÊN CỦA CHÚA GIÊSU TỪ THẬP GIÁ
chẳng bao lâu Camillo quy tụ được 5 thanh niên cùng ý chí với mình. họ
mượn 1 phòng trong nhà thương làm nơi cầu nguyện và hội họp trao đổi với
nhau mỗi ngày.
những ngày đầu tiên gầy dựng dòng gặp
rất nhiều khó khăn từ nhiều phía xã hội cũng như Giáo Hội . Camillo hầu
như đã nản chí muốn bỏ cuộc. nhưng 1 đêm, đang khi Camillo cầu nguyện,
Chúa Giêsu rời thập giá xuống an ủi Camillo “con hãy vững tâm, đừng sợ,
đừng bỏ cuộc. đây là công việc của ta, chứ không phải con .
CHỊU CHỨC LINH MỤC
Camillo quyết định thành lập nhóm những người thiện chí để phục vụ bệnh
nhân. Nhưng anh chỉ là 1 người bình thường thì khó lòng có thể chiêu mộ
được nhiều người. Do vậy Camillo quyết định sẽ học để trở thành Linh
mục. mặc dù đã 30 tuổi, Camillo vẫn khiêm nhường đăng kí với những người
trẻ.
Nhờ ơn Chúa, Camillo được Đức cha
Goldwell truyền chức linh mục ngày 26 tháng 05 năm 1584. Tân linh mục
dâng lễ mở tay ngày 10 tháng 06 năm 1584 cùng với bệnh nhân tại nhà
thương tháng James.
THẬP GIÁ ĐỎ
Cha Camillo muốn gắn trên áo dòng thập giá đỏ như là dấu chỉ tình yêu
của Thiên Chúa ban cho những người nghèo khổ bệnh tật. Đức Giáo hoàng
Sistus X đã phê chuẩn nguyện vọng này. Cha Camillo và các thành viên của
Dòng hết sức yêu quý và trân trọng biểu tượng cao đẹp này.
một lần cha chia sẻ rằng “ đây là biểu
tượng mẹ tôi đã gặp trong giấc mơ. Bà nghĩ rằng đó là dấu chỉ dữ. nhưng
Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta. Thập giá đỏ chính là dấu chỉ tình
yêu Chúa ban cho nhân loại, và là biểu tượng của niềm vinh danh Chúa.
PHỤC VỤ BỆNH NHÂN DÙ HY SINH TÍNH MẠNG
Cha Camillo và những thành viên của Dòng ngoài việc giữ các lời khấn
Phúc Âm : khó nghèo, trong sạch, vâng lời còn khấn lời khấn thứ 4 : phục
vụ người bệng cho dù có nguy hại đến tính mạng.
XÂY
DỰNG MỞ MANG NHÀ DÒNG
Cha Camillo đi khắp các thành phố lớn của Italy để gầy dựng, mở mang và
phát triển nhà dòng. Ngài muốn đòan sủng của dòng lan rộng khắp nơi tới
những người đau khổ bệnh tật .Chẳng bao lâu nhà dòng đã phát triển tại
rất nhiều thành phố của Italy.
Cha Camillo được các thành viên bầu
chọn là Bề trên tổng quyền. Bởi vậy ngài luôn đi kinh lý để lắng nghe,
giúp đỡ và giải quyết những công việc của Dòng.
PHỤC VỤ KHI BỆNH DỊCH
Rome vào triều đại Đức Giáo Hòang Gregory XIV dịch bệnh hoành khắp thành
phố làm thiệt mạng 60 ngàn người. Cha Camillo và các tu sĩ của dòng ngày
đêm phục vụ bệnh nhân không nghỉ ngơi. Họ giúp bệnh nhân ăn uống tắm
giặt, thuốc thang. họ cũng luôn cận kề bên những người lâm chung để an
ủi động viên và cầu nguyện cho bệnh nhân .
PHỤC VỤ TRÊN BIỂN
Cha Camillo đã nhiều lần vượt biển . Mỗi khi ngài tới tàu, việc đầu tiên
ngài hỏi các thủy thủ đòan xem có ai bị bệnh trên tàu không . Ngài luôn
tình nguyện sống cùng những bệnh nhân để phục vụ cho họ mặc dù những nơi
như vậy thường hôi hám và tối tăm. Mỗi khi tàu ghé cảng, cha Camillo
thường mua chút gì đó làm quà cho những ai bệnh tật không thể tự mình đi
lại được.
PHỤC VỤ TRONG CHIẾN TRANH
Cha Camillo trở lại chiến trường lần nữa. nhưng lần này với thập giá đỏ
trên ngực ngài và các đồng nghiệp tới để phục vụ thương bệnh binh của
chiến tranh.
Cha Camillo và những cộng sự phục vụ
bệnh nhân hết sức mình. Nơi nào có thập giá đỏ, nơi đó bệnh nhân được
quan tâm phục vụ nơi đó có sự trao nhận tình yêu.
PHỤC VỤ KHI BỘ HÀNH
rất nhiều khi người ta gặp cha Camillo vác bênh nhân trên vai. Đôi khi
không phải là 1 người nhưng là 2 hay 3 người. Một lần khi ngang qua một
khu phố giàu có, Cha Camillo gặp 1 người bệnh nằm vất vưởng cô đơn bên
vệ đường. Những người qua lại không ai ngó ngàng chi đến người nghèo khổ
đó cả . Cha Camillo cúi xuống ân cần vác bệnh nhân lên vai đem về cộng
đòan để chăm sóc.
PHỤC VỤ BẤT CỨ NƠI NÀO
Một lần đang khi đi chung xe ngựa với 1 nhà quý tộc. Cha Camillo nhìn
thấy 1 người bệnh yếu ớt nằm bên đường . Ngài đề nghị cho xe dừng và
xuống ẵm người bệnh lên xe. Nhà quý tộc rùng mình khiếp sợ vì nguy hiểm
và hôi hám nhưng cũng rất cảm kích bởi tình yêu của cha Camillo với bệnh
nhân.
NHU CẦU CỦA BỆNH NHÂN TRƯỚC
Cha Camillo luôn có lòng yêu mến và tôn trọng các phẩm trật trong Giáo
Hội. Nhưng ngài luôn đặt nhu cầu cấp bách của bệnh nhân lên trên hết. Có
lần trên đường từ tu viện tới nhà thương , Cha Camillo gặp Đức Hồng Y
bảo trợ của Dòng, Đức Hồng Y hỏi qua tình hình của Dòng, của bệnh nhân .
Ngài muốn trao đổi với cha Camillo một số việc có liên quan đến nhà
Dòng, cha Camillo chỉ nồi cháo trên tay và nói : “ thưa cha,con phải đi
vội vì bệnh nhân có thể đang chờ con”. Nói xong , cha Camillo cúi xuống
kính cẩn hôn nhẫn Đức Hồng Y rồi vội vã tới nhà thương.
PHỤC VỤ TRONG LỤT LỘI
Noel năm 1598 , đê sông Tibe bị vỡ, nước tràn ngập khắp nơi . Người ta
vội vã di chuyển chạy lụt. Cha Camillo và các tu sỹ của Dòng lặn lội
suốt đêm để di chuyển bệnh nhân mà vẫn không xuể. Khi nước đã dâng tới
ngang lưng. họ phải vác bệnh nhân trên vai để tránh cho bệnh nhân không
bị nứơc lạnh. Cha thầm nghĩ “ Giá như có hàng trăm tay để phục vụ bệnh
nhân”.
MUỐN PHỤC VỤ SUỐT ĐỜI
Do lao động quá kiệt sức , cha Camillo bị các bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi
tại tu viện, không được tiếp tục làm việc bên nhà thương . Cha vẫn muốn
phục vụ bệnh nhân . Cha xin được giữ chìa khóa phòng làm việc của cha
bên nhà thương tới sau khi cha qua đời , Cha nói “ cho dù thân xác cha
không còn bên nhà thương, nhưng tâm hồn và tình yêu của cha luôn ở cùng
những bệnh nhân nghèo”.
GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG
Thành Rome đêm 14 tháng 7 năm 1614 tối sẫm như mực. Mọi người quy tụ
quanh cha Camillo để cầu nguyện cho ngài. Đức Hồng Y tới ban phép sức
dầu thánh cho cha cùng ban cho cha phép lành tòa thánh. Sau khi mọi
người vừa dứt lời cầu nguyện, Cha Camillo trút hơi thở cuối cùng.
với 40 năm phục vụ Chúa hiện diện trong
người bệnh, cha Camillo hưởng thọ 65 tuổi.
TÌNH YÊU CHA CAMILLO SỐNG MÃI
Đã mấy trăm năm, cho dù cha Camillo không còn nữa nhưng tinh thần của
ngài vẫn sống giữa những người nghèo khổ bệnh tật, những người bị ruồng
bỏ, bị đẩy ra bên thềm của xã hội. tinh thần và tình yêu của cha vẫn
được sống, trao và nhận bởi những tu sĩ dòng Camillian và những ai yêu
quý đòan sủng của Dòng.
VINH QUANG
những người nghèo khổ bệnh tật luôn tìm được an ủi nơi cha Camillo cũng
như không ngừng cầu nguyện cho ngài. nhờ sữ hiệp thông này, Chúa đã ban
cho niềm vinh quang cho tôi tớ của Chúa. Năm 1886 Đức Giáo Hòang Leo XII
đã tông phong cha Camillo lên hàng Hiển Thánh đồng thời là thánh bảo trợ
bệnh nhân.
Năm 1939 Đức Giáo Hòang Pio XI tôn vinh
thánh Camillo là thánh bảo trợ các nhà thương và thầy thuốc.
PHÁT TRIỂN DÒNG TRÊN KHẮP THẾ GIỚI
Hơn 400 năm
hình thành và phát triển. Dòng Camillo nam va Camillo nữ hiện diện và
phục vụ bệnh nhân nghèo trên hơn 40 nước trên thế giới. Tình yêu của
Chúa qua cách thế của cha Camillo đã được gieo vào Việt Nam . chúng ta
tạ ơn Chúa và hy vọng linh đạo của dòng sẽ luôn không ngừng phát triển.
Có mộ phản
hồi tới “Tiểu Sử”
Thánh Camillo de Lellis
http://www.camillovn.org/tieu-su-thanh-camillo-a24.html
Thứ Ba
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Mk
7, 14-15. 18-20
"Chúa ném mọi tội lỗi chúng
tôi xuống đáy biển".
Trích sách Tiên tri Mikha.
Lạy Chúa, với cây trượng của
Chúa, xin chăn dắt dân Chúa, chăn dắt những con chiên thuộc quyền sở
hữu của Chúa sống lẻ loi trong rừng, ở giữa núi Carmêlô. Tất cả được
chăn dắt ở Basan và Galaad như ngày xưa. Như ngày ra khỏi Ai-cập,
tôi cho nó thấy những việc lạ lùng. Có Chúa nào giống như Chúa là
Ðấng dẹp tan mọi bất công, và tha thứ mọi tội lỗi của kẻ sống sót
thuộc về Chúa? Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì
Chúa ưa thích từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp
những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi
chúng tôi xuống đáy biển. Chúa ban cho Giacóp biết sự trung thành
của Chúa, cho Abraham biết lòng từ bi mà Chúa đã thề hứa với tổ phụ
chúng tôi từ ngàn xưa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv
84, 2-4. 5-6. 7-8
Ðáp: Lạy
Chúa, xin cho chúng con được nhìn thấy tình thương của Chúa (c. 8a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, Chúa đã
phù trợ đất nước của Ngài, đã tài tình thay đổi số phận nhà Giacóp.
Chúa đã tha thứ lỗi lầm của dân Ngài, và che đậy mọi điều tội ác của
họ. Chúa đã cầm hãm tất cả sự bất bình, và tự nguôi đi lòng phẫn nộ.
- Ðáp.
2) Lạy Chúa là Ðấng cứu độ,
xin thương hồi phục chúng con, và từ bỏ lòng xung giận chúng con.
Phải chăng Chúa giận chúng con muôn đời ngàn kiếp, hay là kéo dài
lòng căm hận tới muôn đời? - Ðáp.
3) Há không phải chính Ngài
cho chúng con hồi sinh, để dân tộc Ngài được hoan hỉ ở nơi Ngài? Lạy
Chúa, xin cho chúng con nhìn thấy tình thương của Chúa, và ban cho
chúng con được ơn Ngài cứu độ. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 14, 5
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được
với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt
12, 46-50
"Người giơ tay trên các môn
đệ mà nói: Ðây là mẹ Ta và là anh em Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu còn đang
nói với dân chúng, thì mẹ Người và anh em Người đứng ngoài tìm cách
nói chuyện với Người. Có kẻ thưa rằng: "Kìa, mẹ Ngài và anh em Ngài
đang đứng tìm Ngài ngoài kia". Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng: "Ai
là mẹ Ta, ai là anh em Ta?" Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà nói:
"Ðây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời,
thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Suy Niệm
Bài
Phúc Âm cho Thứ Tư Tuần XVI Thường Niên hôm
nay chính yếu chất
chứa câu trả lời của Chúa Giêsu về
sự kiện "Mẹ Người và
anh em Người đang
đứng tìm Người ngoài
kia".
Căn
cứ vào câu trả lời này nói riêng và thái độ của Người nói chung thì
hình như Chúa
Giêsu có
vấn đề với gia đình của Người, trong đó có cả người mẹ thân yêu nhất
của Người trên trần gian này, làm
sao ấy. Đáng
lẽ, theo thường tình, Người một là nói với người báo tin cho Người
rằng xin làm ơn nói với mẹ tôi và anh em tôi chờ tôi một chút nhé,
hay là Người xin lỗi thính giả ra ngoài chào gia đình Người một chút
rồi trở vào tiếp tục sau cũng được.
Đằng này Người không
làm như thế, trái lại, còn tuyên bố một câu như thể trắng trợn phủ
nhận mẹ của Người và anh em của Người nữa trước mặt các môn đệ: "Nhưng
Người trả lời kẻ ấy rằng: 'Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?' Rồi Người
giơ tay chỉ các môn đệ mà nói: 'Đây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ
ai làm theo ý Cha Ta trên trời, thì người ấy là anh em, chị em và là
mẹ Ta vậy'".
Tuy nhiên, ở đây,
qua câu tuyên bố này, chúng ta thấy Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến
tình nghĩa chân thật nhất và trọn hảo nhất, đó là tình nghĩa thiêng
liêng hơn tình nghĩa máu mủ ruột thịt về phần xác. Người không phủ
nhận Người là con của Mẹ Maria về phần xác, người Mẹ duy nhất
vừa đồng trinh vừa sinh con bởi Chúa Thánh Thần. Nhưng Người là
Thiên Chúa nhập thể hơn là con người được thần linh hóa. Bởi thế,
muốn có liên hệ mật thiết và thực sự với Người, chúng ta cần phải
hiệp nhất nên một với Người "trong tinh thần và chân lý"
(Gioan 4:24), bằng việc "làm theo ý Cha trên trời" như Người
và với Người.
Trong câu
tuyên bố đầy khẳng định này về mối liên hệ thiêng liêng giữa Người
và những ai muốn kết nghĩa với Người này hay có liên hệ với
Người ấy, Chúa Giêsu đồng thời cũng ngấm ngầm khen tặng Mẹ của
Người, vì chẳng có ai trên trần gian này sống mật thiết nên một với
Người
bằng Mẹ của Người, một
người mẹ "có phúc vì đã tin"(Luca 1:45), "đã theo con
chiên đến những nơi con chiên đến" (Khải Huyền 14:4), đến tận "dưới
chân thập giá" của Người (Gioan 19:25).
Với câu tuyên bố này,
Chúa Giêsu như muốn nói với các môn đệ nói chung và các tông đồ nói
riêng đang hiện diện với Người bấy giờ, thành phần Người giơ tay
trên họ mà phán: "Đây là mẹ Ta và anh em Ta" là
thành phần sau này sẽ trở thành "nền
tảng của Giáo Hội"
(Êphêsô 2:20), hãy
noi gương bắt
chước Mẹ
Maria trong việc "làm
theo ý Cha Ta trên trời".
Câu
tuyên bố về tình nghĩa thiêng liêng này của Chúa Giêsu còn bao gồm
vai trò của bất cứ ai được hiệp nhất nên một với Người, vai trò "làm
mẹ" của Người, dù họ là nam nhân đi nữa. Phải chăng chính vì thế
mà phẩm trật trong Giáo Hội toàn là nam nhân nhưng Giáo Hội vẫn đóng
vai trò là người mẹ - Mẹ Giáo Hội.
Đúng thế, theo tu đức
Kitô giáo, một khi đã tiến đến giai đoạn hay đạt đến cấp hiệp sinh
hay hiệp đạo,
tức sau
giai đoạn hay sau cấp tu đức khởi sinh hay thanh đạo và tiến sinh
hay minh đạo, thì
tâm hồn của người Kitô hữu đươc hiệp nhất nên một với Thánh Ý Chúa
bằng đức
tin tuân phục của họ, đến độ
họ có cùng một tâm tưởng, tinh thần, ngôn từ, tác hành và phản ứng
như Chúa Giêsu Kitô, khiến cho những gì họ tỏ ra bề ngoài tỏa ra một
đức ái trọn hảo, đến độ "yêu như Thày yêu" (Gioan
13:34,15:12), nhờ đó, những ai giao tiếp với họ, hay thấy họ
hoặc nghe họ, đều cảm thấy một Chúa Giêsu Kitô thực sự sống động
nơi
họ, và từ đó những người họ giao tiếp nhận biết Người và theo Người.
Tâm hồn đạt đến cấp độ
tu đức hiệp sinh hay hiệp đạo ấy, chẳng khác gì như một cành nho dính liền với
thân nho là Chúa Giêsu Kitô, để nhờ nhựa sống của thân nho là Thánh
Linh của Chúa Kitô, hay là tinh thần của Chúa Kitô tác động trong họ,
họ trở thành một cành nho sinh muôn vàn hoa trái cho thân nho và từ
thân nho (xem
Gioan 15:5).
Cảm Nghiệm
Đúng thế, những tâm hồn thật sự là anh chị em, là mẹ của Chúa Kitô,
với Chúa Kitô, thì đều phải có một tinh thần bác ái trọn hảo như
Người. Chứ không thế nói rằng tôi kính mến Thiên Chúa mà lại khinh
khi ghét bỏ tẩy chay anh chị em mình, nhất là những người hèn mọn
đáng thương, về cả thể lý, tâm lý, luân lý và đạo lý, đặc biệt là
với những người anh chị em họ không thích, hay ác cảm với họ, chống
đối họ, tác hại họ v.v. Thánh Gioan Tông Đồ, trong Thư Thứ Nhất của
ngài gọi những con người anh chị em giả tạo này của Người là thứ
"nói dối" (xem 1Gioan 4:20). Như thế, chính đức ái trọn hảo đối với
tha nhân là dấu hiệu cho thấy ai là anh chị em và là mẹ thật của
Chúa Kitô. Mẹ ở chỗ có khả năng sinh ra Người, tức làm cho Người
được tha nhân nhận biết mà được sự sống thần linh của Người, được
cứu độ.
Bài Đọc 1 hôm nay, Tiên Tri Mica cũng nói đến lòng thương xót của
Thiên Chúa, mà ai là con cái của Ngài thật, tức là anh chị em ruột
thịt thiêng liêng với Chúa Kitô Con Một của Ngài, cũng phải nên
giống Ngài, như Ngài đã tỏ ra trong giòng lịch sử cứu độ của dân Do
Thái: "Chúa không khư khư giữ mãi cơn
thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích từ bi. Chúa còn thương xót chúng
tôi, còn dày đạp những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném
mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển. Chúa ban cho Giacóp biết sự
trung thành của Chúa, cho Abraham biết lòng từ bi mà Chúa đã thề hứa
với tổ phụ chúng tôi từ ngàn xưa".
Bởi thế, chúng ta hãy cùng với Thánh Vịnh gia hướng về Chúa, bằng
những lời của Thánh Vịnh 84 ở Bài Đáp Ca hôm nay, theo chiều hướng
của câu đáp: "Lạy
Chúa, xin cho chúng con được nhìn thấy tình thương của Chúa (c. 8a)":
1) Lạy Chúa, Chúa đã phù trợ đất nước của Ngài, đã tài tình thay
đổi số phận nhà Giacóp. Chúa đã tha thứ lỗi lầm của dân Ngài, và che
đậy mọi điều tội ác của họ. Chúa đã cầm hãm tất cả sự bất bình, và
tự nguôi đi lòng phẫn nộ.
2) Lạy Chúa là Ðấng cứu độ,
xin thương hồi phục chúng con, và từ bỏ lòng xung giận chúng con.
Phải chăng Chúa giận chúng con muôn đời ngàn kiếp, hay là kéo dài
lòng căm hận tới muôn đời?
3) Há không phải chính Ngài
cho chúng con hồi sinh, để dân tộc Ngài được hoan hỉ ở nơi Ngài? Lạy
Chúa, xin cho chúng con nhìn thấy tình thương của Chúa, và ban cho
chúng con được ơn Ngài cứu độ.
Thứ Tư
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
1, 1. 4-10
"Ta đặt ngươi làm tiên
tri cho các dân tộc".
Khởi đầu sách Tiên tri
Giêrêmia.
Lời của Giêrêmia, con trai
của Helcia, thuộc gia tộc tư tế định cư ở Anathoth, thuộc lãnh
thổ Bengiamin.
Có lời Chúa phán cùng tôi
rằng: "Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết
ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh
ngươi, Ta đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc". Và tôi đã
thưa lại: "A, a, lạy Chúa là Thiên Chúa, con đâu có biết ăn nói,
vì con còn con nít". Nhưng Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi đừng
nói: Con là con nít, vì ngươi sẽ đi đến với những kẻ Ta sẽ sai
ngươi đi; ngươi sẽ nói mọi điều Ta sẽ truyền dạy ngươi nói.
Ngươi đừng sợ họ, vì Ta sẽ ở với ngươi để bảo vệ ngươi". Chúa
phán như thế. Và Chúa giơ tay sờ miệng tôi mà nói với tôi rằng:
"Ðây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Ðây hôm nay Ta ban quyền cho
ngươi trên các dân tộc và trên các vương quốc, để ngươi lật đổ
và đập phá, phân tán và tiêu diệt, xây dựng và vun trồng".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15ab và 17
Ðáp: Lạy
Chúa, miệng con sẽ kể ra ơn Ngài giúp đỡ (x. c. 15).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con
tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời. Theo
đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con, xin ghé tai
về bên con và giải cứu. - Ðáp.
2) Xin trở nên thạch động
để con dung thân, và chiến lũy vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa
là Ðá tảng, là chiến lũy của con. Lạy Chúa con, xin cứu con khỏi
tay đứa ác. - Ðáp.
3) Bởi Ngài là Ðấng con
mong đợi, thân lạy Chúa; lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con tự
hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa;
từ trong thai mẫu, Chúa là Ðấng bảo vệ con. - Ðáp.
4) Miệng con sẽ loan
truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con
còn kể những sự lạ của Ngài. - Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 23
Alleluia, alleluia! - Nếu
ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến
người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 13, 1-9
"Nó sinh hoa kết quả
gấp trăm".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Matthêu.
Ngày ấy, Chúa Giêsu ra
khỏi nhà và đi đến ngồi ở ven bờ biển. Dân chúng tụ tập quanh
Người đông đảo đến nỗi Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất
cả dân chúng thì đứng trên bờ. Và Người dùng dụ ngôn mà nói với
họ nhiều điều. Người nói:
"Này đây, có người gieo
giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường,
chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có
ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc
lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên nó khô héo. Có hạt
rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi
xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt
được sáu mươi, hạt ba mươi. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Suy Niệm
Nội
dung của Bài
Phúc Âm hôm nay,
Thứ Tư Tuần XVI Thường Niên, đó là dụ ngôn về người gieo giống
và các loại hạt
giống. Chính Chúa Giêsu sẽ
dẫn giải cho biết về ý nghĩa liên quan đến các
hình ảnh trong dụ ngôn này trong bài
Phúc Âm Thứ Sáu tuần này.
Ở đây, trong bài Phúc Âm hôm nay,
chất chứa chính nội dung của dụ ngôn Chúa dạy, liên quan đến
nhân vật chính của dụ ngôn là "người gieo giống ra đi gieo
giống". Không biết người gieo giống này có chuyên nghiệp hay
không mà đã gieo
hạt giống vào những nơi hầu như không đúng ngay chỗ của nó,
chẳng hạn gieo ngay vào vệ đường, vào bụi gai hay vào đá sỏi, những
nơi không thích hợp với hạt giống tí nào.
"Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ
đường, chim chóc đến ăn mất. Có
những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc
ngay, vì đất không sâu; nhưng
khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có
những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt".
Hay là người gieo giống này cố ý
gieo như vậy. Nếu thế thì
người gieo giống ấy không
sợ phí hạt giống hay sao? Hay là
những hạt giống người gieo giống này muốn gieo dường như đã sắp
hư, nên cứ gieo đại vào bất
cứ chỗ nào, may ra nó mọc lên, còn không mọc lên cũng chẳng
sao, đằng nào cũng như là
một cách vứt bỏ đi thôi.
Thế
nhưng, nếu hạt giống của người gieo giống sắp hư thì tại sao khi
chúng được gieo vào đúng chỗ của nó là đất tốt thì lại sinh hoa
trái tùy theo tầm vóc của nó chứ: "Có
những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được
gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì
nghe".
Như thế, hạt giống được mang gieo đây toàn là hạt giống tốt,
nhưng không phải hễ là hạt giống tốt thì bất cứ chỗ nào nó cũng
mọc lên được đâu, mà phải ở những nơi đất tốt mà thôi. Đúng thế,
nếu sự sống ở nơi hạt giồng, đúng hơn là ở nơi nhân của hạt
giống, thì để cho sự sống nơi hạt giống ấy nẩy mầm và phát triển
phải cần đến môi trường thích hợp cho nó là đất tốt, một môi
trường dù có tốt mấy chăng nữa nếu không có hạt giống cũng chẳng
sinh hoa kết trái gì, cũng chỉ là một mảnh đất mầu mở nhưng
hoang vu để rồi từ từ sẽ thành cằn cỗi.
Nếu hạt giồng cần phải được gieo đây tiêu biểu cho sự sống thì
có thể hiểu được một phần nào lý do tại sao hạt giống lại được
gieo cả vào những chỗ không thích hợp với nó. Bởi vì, nếu Thiên
Chúa dựng nên con người trên trái đất này là để "làm chủ cá
biển chim trời, gia súc, và tất cả mọi loài dã thú cùng tất cả
mọi loài bò sát trên mặt đất" (Khởi Nguyên 1:26) và "canh
tác và chăm sóc" (Khởi Nguyên 2:15) vườn
địa đường, thì
có
nghĩa là Ngài muốn cho trái đất này trở thành một nơi tràn đầy
sự sống.
Bởi
thế, theo ý định tạo dựng của Ngài, càng
những chỗ cằn cỗi lại càng cần đến sự sống cho phì nhiêu xanh
tươi, như
Tiên Tri Isaia đã từng nói đến hình ảnh "sa mạc và đất khô
cằn trổ nhiều bông hoa" (35:1-2), "các suối
nước sẽ
vọt lên trong sa
mạc" (35:6), và
"Các sa mạc của nó (Sion)
Ngài sẽ biến thành Địa Đường và đất hoang của nó thành ngôi vườn
của Chúa"(51:3).
Cảm Nghiệm
Vì bài Phúc Âm hôm nay về vai trò của người gieo giống, như dụ
ngôn được Chúa Giêsu dử dụng để mạc khải cho chung dân chúng và
các môn đệ của Người về mầu nhiệm Nước Trời, mà Bài Đọc 1 hôm
nay cũng theo chiều hướng về vai trò gieo giống, nơi tiên tri
Giêrêmia.
Thật vậy, vai trò gieo giống, được Chúa Giêsu nói đến trong Bài
Phúc Âm hôm nay, có thể hiểu chẳng những về chính Thiên Chúa,
Đấng đã gieo hạt giống Ngôi Lời xuống thế gian, và về Chúa Giêsu
Kitô, Đấng "tỏ Cha ra" (Gioan 1:18), qua nhân tính của
Người, bằng lời nói, việc làm và chứng từ của Người, như hạt
giống cho "những ai chấp nhận Người thì Người ban cho họ
quyền làm con thiên Chúa" (Gioan 1:12), mà còn về những ai
được Thiên Chúa tuyển chọn sai đi, điển hình nhất là các vị tiên
tri trong lịch sử cứu độ của dân Do Thái, hay các vị tông đồ là
những chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô, bao gồm cả những ai
được trở thành môn đệ của Chúa Kitô nơi phép rửa tái sinh, vì
tất cả đều phải "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14),
phản chiếu Người "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12).
Riêng đối với thành phần ngôn sứ nói chung, cả Cựu Ước lẫn Tân
Ước, như tiên tri Giêrêmia, đều được Thiên Chúa tuyển chọn ngay
cả trước khi họ sinh ra:
"Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi,
và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi, Ta
đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc". Thế rồi, để họ
có thể và xứng đáng thực hiện sứ vụ ngôn sứ của Ngài và cho Ngài
như Ngài muốn, Thiên Chúa còn phải sửa soạn cho họ nữa, bằng
việc ở cùng họ và ban chính lời của Ngài cho họ, nghĩa là mạc
khải cho họ về Ngài cũng như về ý muốn của Ngài, và lời của
Ngài, hay những gì Ngài muốn họ nói, tự mình, có một mãnh lực vô
địch, đối với cả thành phần chấp nhận hay phủ nhận những chứng
ngôn của họ:
"'Ngươi sẽ đi đến với những kẻ Ta sẽ sai ngươi đi; ngươi sẽ
nói mọi điều Ta sẽ truyền dạy ngươi nói. Ngươi đừng sợ họ, vì Ta
sẽ ở với ngươi để bảo vệ ngươi'. Chúa phán như thế. Và Chúa giơ
tay sờ miệng tôi mà nói với tôi rằng: 'Ðây Ta đặt lời Ta vào
miệng ngươi. Ðây hôm nay Ta ban quyền cho ngươi trên các dân tộc
và trên các vương quốc, để ngươi lật đổ và đập phá, phân tán và
tiêu diệt, xây dựng và vun trồng'".
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những con người được tuyển
chọn và sai đi, nhưng đã không chu toàn sứ vụ ngôn sứ của mình,
trái lại, đã trở thành những kẻ phản chứng, phản kitô, lợi dụng
sứ vụ của mình để truyền đạt những gì là của mình và cho bản
thân mình, hơn là của và cho Đấng đã sai mình, hoàn toàn không
giống như Chúa Kitô là Đấng "đến thế gian không phải làm
theo ý Tôi, mà là ý Đấng đã sai Tôi" (Gioan 6:38). Bởi thế,
họ cần phải luôn có tâm tình như Thánh Vịnh 70 của Bài Đáp Ca
hôm nay:
1) Lạy Chúa, con
tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời. Theo
đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con, xin ghé tai
về bên con và giải cứu.
2) Xin trở nên thạch động
để con dung thân, và chiến lũy vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa
là Ðá tảng, là chiến lũy của con. Lạy Chúa con, xin cứu con khỏi
tay đứa ác.
3) Bởi Ngài là Ðấng con
mong đợi, thân lạy Chúa; lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con tự
hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa;
từ trong thai mẫu, Chúa là Ðấng bảo vệ con.
4) Miệng con sẽ loan
truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con
còn kể những sự lạ của Ngài.
Thánh
Apollinaris Ravenna
20/7
(thế kỷ
thứ 1)
Vị thánh này sống ở thế kỷ thứ nhất. Những điều chúng ta biết về
thánh nhân được trích từ sách “Tông Đồ Công Vụ” và các tài liệu,
bài giảng của hai thánh Bêđa và Phêrô kim ngôn.
Thánh Apollinaris sinh tại Antioch, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài là môn đệ
của thánh Phêrô. Thánh Phêrô đã đặt Apollinaris làm giám mục và
sai ngài tới truyền giáo tại Ravenna, nước Ý. Ở đó, Apollinaris
đã làm cho nhiều người trở về với Giáo hội bằng gương sáng đời
sống thánh thiện cũng như bằng những lời ngài rao giảng. Nhân
danh Đức Kitô, thánh Apollinaris có thể chữa lành những người
đau bệnh.
Thánh Apollinaris làm giám mục trong thời trị vì của hoàng đế
Vespasian. Vì những cuộc bách hại các Kitô hữu, Apollinaris đã
bị đi đày bốn lần. Thực sự, không chắc là Apollinaris đã bị chết
vì đức tin, nhưng thánh nhân đã bị giam cầm và bị hành hạ rất
nhiều lần trong suốt hai mươi năm làm giám mục giáo phận
Ravenna. Thánh nhân được dân chúng tôn nhận như vị thánh tử đạo
năm 79 bởi những cuộc bách hại ngài chịu vì Chúa Kitô, thậm chí
dù ngài đã làm ơn cứu sống những người bách hại ngài dưới
thời cấm cách đạo của hoàng đế Vespasian.
Thánh tích của ngài hiện còn ở tu viện Benedictine ở Classe,
Ravenna, nước Ý và nhà thờ Thánh Lambert ở Düsseldorf, Germany.
Nhiều thế kỷ sau, ngài hiện ra với Thánh Ramuald trong một thị
kiến.
Các thánh tử đạo là những chứng nhân của Chúa Kitô và của Tin
mừng. Hết thảy chúng ta cũng được mời gọi để trở nên những chứng
nhân của Chúa qua cuộc sống đức tin. Đời sống của thánh
Apollinaris cho chúng ta biết các thánh tử đạo không chỉ là
những người làm chứng cho Chúa Kitô vì đã dám hy sinh mạng sống,
mà các ngài còn trung thành sống Tin mừng của Chúa suốt trọn
cuộc đời, ngay cả trong những nghịch cảnh đau thương.
nguon:https://dongten.net/2019/07/19
APÔLLINARÊ,
GIÁM MỤC, TỬ ĐẠO
I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng kính thánh Apôllinarê, Giám
Mục, Tử Đạo.
Chúng ta không có nhiều tài liệu lịch sử về vị Giám Mục này.
Tài liệu chỉ cho chúng ta biết: Vị
thánh này sống ở thế kỷ thứ nhất và những điều chúng ta
biết được về thánh nhân được đều được trích từ các tài
liệu và bài giảng của hai thánh Bêđa và Phêrô kim ngôn. Đây
là hai vị thánh
tiến sĩ nổi
tiếng của Giáo Hội. Tuy
nhiên các tài liệu này cũng rất hạn chế.
Một cách vắn gọn thì tài liệu cho
chúng ta biết Thánh
Apôllinarê sinh tại Antiôkia. Ngài là môn đệ của thánh Phêrô Kim
Ngôn. Thánh Phêrô đã đặt Apôllinarê làm Giám mục và sai ngài tới
truyền giáo tại Ravenna, nước Ý. Ở đó, Apôllinarê đã làm cho
nhiều người trở về với Giáo hội bằng
gương sáng đời sống thánh thiện cũng như
bằng những lời ngài rao giảng. Nhân danh Đức Kitô, thánh
Apôllinarê có thể chữa lành những người đau bệnh.
Thánh Apôllinarê làm Giám mục trong
thời trị vì của hoàng đế Vespasianô. Vì những cuộc bách hại các
Kitô hữu, Apôllinarê đã bị đi
đày bốn lần. Thực
sự, không chắc là Apôllinarê đã bị chết vì đức tin, nhưng thánh
nhân đã bị giam cầm và bị hành hạ rất nhiều lần trong suốt 20
năm làm Giám mục Giáo phận Ravenna. Thánh nhân được
dân chúng tôn kính như vị thánh tử đạo bởi
những cuộc bách hại ngài phải chịu vì Chúa Kitô.
Tóm lại đời sống của thánh Apôllinarê
đã cho chúng ta thấy thánh
nhân là người đã can đảm làm chứng cho Chúa Kitô, Ngài can đảm
hy sinh cả mạng sống để nói lên lòng trung thành của mình đối
với Tin Mừng của Chúa suốt trọn cuộc đời.
II. BÀI HỌC.
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà nhiều người không còn
muốn tin vào Thiên Chúa nữa.
Một câu truyện như một minh họa cho sự việc này:
“Một hôm thần dữ Satan triệu tập tất cả các sứ giả của mình lại
để sai đến trần gian với sứ mạng duy nhất này là giải thích cho
con người biết Thiên Chúa đã chết rồi.
Các sứ giả ra đi. Nhưng không bao lâu sau tất cả đều trở về.
Thần dữ Satan ngạc nhiên hỏi:
-Tại sao các ngươi thực hiện công tác nhanh như thế? Hay là có
chuyện gì trục trặc chăng?
Các sứ giả đồng thanh đáp:
- Thưa Ngài, chúng tôi không còn việc gì để làm nữa. Bởi vì tất
cả những nơi chúng tôi đi qua trên trần gian, nơi nào con người
cũng sống như thể Thiên Chúa đã chết rồi. Họ hận thù, chém giết
nhau, gian tham, trộm cắp. Không có gì xấu mà con người không
làm. Dù nhiều người vẫn còn xưng mình là kẻ tin Thiên Chúa,
nhưng cách sống của họ không hề biểu lộ niềm tin này mà ngược
lại như là loan báo Thiên Chúa đã chết rồi. Như vậy chúng ta đâu
cần tốn công thuyết phục con người nữa.
Con người sống như Thiên Chúa đã chết. Đó là một lời cảnh tĩnh
nghiêm trọng đáng cho chúng ta, những đồ đệ của Chúa Giêsu, suy
nghĩ để kiểm điểm lại đời sống mình hôm nay.
Thánh Apôllinarê ngày xưa bằng lời rao giảng và nhất là bằng
cuộc sống tốt lành, thánh thiện của ngài đã cho mọi người như
đang được gần gũi với một Thiên Chúa đầy lòng thương xót đang
hiện diện giữa con người và làm cho con người biết sống yêu
thương nhau cũng như được sống một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Mỗi người chúng cũng hãy làm cho Chúa được lớn lên trong cuộc
sống của chúng ta cũng như trong cuộc sống của mọi người trên
thế giới này để mọi người đang sống trên thế giới đầy đau khổ
này tìm được niềm vui và ý nghĩa cho cuộc sống của mình.
Linh mục Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:
Có gia đình kia đi nghỉ hè ngoài bờ biển. Hôm đó mấy đứa con
đang nô đùa, xây lâu đài bằng cát trên bãi biển, thì thấy một cụ
bà xuất hiện. Tóc bà rối bời trong gió, áo quần tả tơi. Bà vừa
đi vừa cúi xuống nhặt những vật gì đó trên mặt cát và cho vào
giỏ.
Cha mẹ các trẻ thấy bà nghèo xơ nghèo xác như thế thì cấm các
trẻ đến gần bà. Nhưng khi đi ngang họ, bà mỉm cười với họ, nhưng
họ quay mặt đi chỗ khác. Ít hôm sau, cả gia đình biết bà cụ đó
là người tình nguyện đi lượm các mảnh thủy tinh rơi rớt trên bãi
biển, để các trẻ em đi trên cát khỏi bị đứt chân.
“Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết” (Ga. l,26)
Cụ bà nghèo khó tình nguyện làm việc âm thầm để cho các trẻ khỏi
đứt chân. Phải chăng bà là hình ảnh Chúa Giêsu. Người ở
giữa mọi người, ban ơn làm phúc cho mọi người mà loài người
không biết, không nhận Người, khinh dễ người. Và gioan Tiền hô,
qua lối sống khổ hạnh khác thường, đã làm chứng cho Đấng Cứu
Thế. Như Gioan, mỗi người tin hữu cũng là chứng nhân cho Chúa
Kitô trong cuộc sống. Teillard de Chardin đã ví: Anh
Sáng xuyên qua đám mây, người ta biết là có mặt trời trên đó.
Nhìn vào đời sống chúng ta, mọi người đoán được có Đức Kitô “.Và
Martin Luther King đã nói: “Chúng
ta không chỉ làm chứng bằng lời nói, mà còn bằng cuộc sống của
mình” (Theo Như Thầy đã yêu)
Thiên Chúa mà chết đi khỏi tấm lòng con người, thì con người
cũng bị hủy diệt theo.
Xã hội chúng ta, đất nước, quê hương chúng ta đang cần những
chứng nhân của Chúa.
Mỗi người chúng ta đều có sứ mệnh làm chứng cho Thiên Chúa hằng
sống. Chúng ta phải dùng chính cuộc sống tốt lành của mình để
xác quyết Thiên Chúa đang sống và hành động trong trần gian này.
Tự hào là môn đệ Chúa Giêsu, làm sao chúng ta có thể quên được
nhật lệnh của Thầy: “Chúng con hãy làm chứng!”
Đó là ơn gọi, là sứ mệnh, là căn tính, là lý do hiện hữu của
người Kitô chúng ta.
Ngày nay không ai lại không biết Mẹ Têrêsa thành Calcutta, một
nữ tu Bác ái chuyên việc tông đồ bằng cách phục vụ những kẻ mắc
bệnh cùi, ốm đau, cùng khổ, đặc biệt là những người đang hấp hối
nằm la liệt trên các hè phố tại Calcutta, Ấn Độ.
Trước đây, có lần một vị sư Phật giáo nói với Mẹ: “Tôi biết và
yêu mến Đức Kitô lắm, nhưng tôi ghét Hội thánh của Ngài. Nếu các
chị làm điều các chị nói, có lẽ các chị sẽ trớ nên nơi hội ngộ
để chúng tôi có thể gặp gỡ Hội thánh của Đức Kitô”.
Sau một năm, có dịp cùng làm việc với Mẹ Têrêxa, vị sư đó phát
biểu: “Tôi đã quan sát chị. Bây giờ tôi thực sự tin rằng các chị
làm việc chỉ cốt để giúp những người nghèo khổ xấu số nhất.
Chúng tôi sẽ dâng cho các chị một ngôi nhà trong khuôn viên chùa
chúng tôi để làm bệnh xá miễn phí!”
Nhờ các cuộc hoạt động từ thiện, bác ái, Mẹ Têrêsa đã nhận được
nhiều giải thưởng của chính phủ Ấn Độ, chẳng hạn như giải “Padna
Shri” (Hoa huệ tuyệt vời) năm 1963. Cùng năm đó, chính phủ
Philippine tặng Mẹ giải thưởng Magsaysay (giải thưởng dành cho
vùng Đông Nam Á về các công cuộc xã hội). Năm 1971, Mẹ lại được
vinh dự lãnh giải thưởng “Hoà bình Gioan XXIII” do chính tay Đức
Phaolô VI trao tặng tại Rôma. Gần đây nhất, tháng 10 năm 1979,
Mẹ Têrêsa lại được hân hạnh nhận giải thưởng Nobel Hòa bình 1
979 là giải thưởng lớn nhất và tiếng tăm nhất Thế giới.
Thế nhưng giải thưởng làm Mẹ Têrêsa thích thú và hãnh diện nhất
chính là đưa được nhiều người về với Hội Thánh Công giáo và làm
cho nhiều người khác yêu mến Hội Thánh của Đức Kitô hơn.
https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-20-07-thanh-apollinaregiam-muctu-dao-42537
Thứ Năm
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
2, 1-3. 7-8. 12-13
"Họ đã bỏ Ta là nguồn
nước hằng sống, để đào giếng rạn nứt".
Trích sách Tiên tri
Giêrêmia.
Ðây lời Chúa phán cùng tôi
rằng: "Ngươi hãy đi và hãy la vào tai Giêrusalem rằng: Ðây Chúa
phán: Ta đã nhớ mối tình thanh xuân của ngươi, nhớ đến tình yêu
thời đính hôn của ngươi, khi đó ngươi theo Ta trong sa mạc,
trong phần đất chưa gieo trồng. Lúc ấy Israel đã được thánh hiến
cho Chúa, và là hoa quả đầu mùa của Người; những ai động đến nó,
phải đắc tội và phải chuốc lấy tai hoạ". Chúa phán như vậy.
"Ta đã dẫn dắt các ngươi
vào đất phì nhiêu, để các ngươi hưởng dùng hoa quả của nó; nhưng
vừa ở đó, các ngươi đã làm dơ bẩn đất của Ta và biến cơ nghiệp
Ta thành nơi ghê tởm. Các tư tế không nói: 'Chúa ở đâu?'; (các
kẻ) nắm giữ lề luật không nhìn biết Ta, còn các chủ chăn thì
phản bội Ta, và các tiên tri lại nhân danh Baal mà nói tiên tri
và chạy theo các bụt thần giả trá".
Chúa lại phán: "Hỡi tầng
trời, hãy kinh ngạc về điều này, và hỡi các cửa trời, hãy ưu sầu
thảm não! Vì chưng, dân Ta đã phạm hai tội xấu xa: Họ đã từ bỏ
Ta là nguồn nước hằng sống, để đào những giếng rạn nứt không giữ
nước được".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 35, 6-7ab. 8-9. 10-11
Ðáp: Lạy
Chúa, nguồn sống là ở như nơi Chúa (c. 10a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, đức từ
bi Ngài chạm tới trời cao; lòng trung tín của Ngài vươn tới ngàn
mây. Ðức công minh của Ngài như núi non Thiên Chúa; sự phán
quyết của Ngài như biển thẳm sâu. - Ðáp.
2) Ôi Thiên Chúa, cao quý
thay ân sủng của Ngài; con người ta tìm nương tựa trong bóng
cánh của Ngài. Họ được ăn no đồ bổ dưỡng nơi nhà Chúa, và Chúa
cho họ uống bởi nguồn vui thú của Ngài. - Ðáp.
3) Bởi chưng nguồn sống là
ở như nơi Chúa, và trong sự sáng của Ngài, chúng con nhìn xem sự
sáng. Xin Chúa dành để tình thương cho những ai thờ Chúa, và đức
công minh Ngài cho những kẻ lòng ngay. - Ðáp.
Alleluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã
nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". -
Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 13, 10-17
"Về phần các con, đã
cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các môn đệ đến gần
thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?"
Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm
Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm
cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy
đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà
không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế
mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các ngươi
lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì
lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo
mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối
cải, và Ta lại chữa chúng cho lành".
"Phần các con, phúc cho
mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe.
Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công
chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được
thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Suy Niệm
Bài
Phúc Âm hôm nay, Thứ Năm Tuần
XVI Thường Niên, tiếp ngay sau bài phúc âm hôm qua, liên
quan đến dụ ngôn người gieo giống. Hôm qua là chính nội dung
của dụ ngôn người gieo giống, hôm nay là lý do tại sao Chúa
Giêsu lại sử dụng dụ ngôn mà giảng dạy cho dân chúng: "Khi
ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: 'Tại sao Thầy
dùng dụ ngôn mà nói với họ?'"
Như
thế có nghĩa là Chúa Giêsu không bao giờ dùng dụ ngôn mà nói
với các môn đệ của Người, mà chỉ dùng dụ ngôn để nói với dân
chúng thôi. Lý do được chính Chúa Giêsu cho biết rất đơn
giản như sau: "Về
phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ
thì không cho biết".
Vậy
thì phải
chăng "mầu nhiệm Nước Trời" đây là chính bản thân
Chúa Giêsu Kitô? "Về
phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời",nghĩa
là đã được Người tuyển chọn ở với Người nên hiểu Người hơn
nhờ được giao tiếp trực tiếp với Người bằng mắt thấy, tai
nghe, tay sờ v.v. (xem 1Gioan 1:1), "còn
họ thì không cho biết", vì
không được gần gũi và giao tiếp với Người như các tông đồ.
Đó là lý do ở
cuối bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã xác nhận về diễm
phúc của các tông đồ là thành phần được Người tuyển
chọn để ở với Người (xem Marco 3:13), hơn hẳn chẳng những
thành phần dân
chúng mà còn hơn cả các vị tiên tri thời xưa nữa:
"Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc
cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con:
Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông
thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe
điều các con nghe, mà không được nghe".
Tuy nhiên,
Chúa Kitô đến trần gian là để tỏ mình ra cho chung nhân
loại, đặc biệt là dân Do Thái trong thời lịch sử của
Người bấy giờ, mà
Người cũng cần phải tỏ mình ra cho họ nữa, bằng những cách
thế thích hợp với hoàn cảnh sống của họ, với tầm mức hiểu
biết bình dân của
họ nói
chung, chẳng hạn như dùng dụ ngôn bao gồm những hình ảnh cụ
thể trong đời sống để mạc khải cho họ thấy một phần nào mầu
nhiệm Nước Trời.
Cầu
Chúa Giêsu nói "Thầy
dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng
tai mà không nghe và không hiểu chi hết" nghĩa
là gì, nếu không phải khi được giao tiếp với Người một cách
nào đó, ở một nơi nào đó, vào một lúc nào đó, dân chúng nói
chung, nhất là thành phần luật sĩ và biệt phái giả hình nói
riêng, không
hiểu được Người vốn
là Đấng tự bản chất vô cùng siêu việt, trong khi đó họ lại
cứng lòng thì làm sao có thể chấp nhận được Người:
"Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà
chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai,
và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng
chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành".
Chính
vì thế mà Chúa Giêsu cần phải sử dụng dụ ngôn có tính cách
bình dân cho họ hiểu phần nào thực tại của Nước Trời và về
Nước Trời.
Trong Cựu Ước,
cho dù Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho dân Do Thái của Ngài,
nhưng chỉ bằng nhiều cách khác nhau qua thiên nhiên tạo vật
cũng như qua con người trần gian, bao gồm cả những dấu
lạ điềm thiêng, nhất là qua các vị tiên tri (xem
Do Thái 1:1). Thế
nhưng, "đến thời sau hết, Ngài đã nói với chúng ta qua
Con của Ngài" (Do Thái 1:2) là Chúa Giêsu Kitô. So với
Chúa Giêsu Con của Thiên Chúa, thì các dấu lạ điềm thiêng
hay các vị tiên tri chỉ là bóng mờ, chưa hoàn toàn rõ nét về
Ngài và chưa phải "là hiện
thân của bản thể Cha" (Do Thái 1:3).
Cảm Nghiệm
Bài Đọc 1 hôm nay, trích từ Sách
Tiên Tri Giêrêmia, là một chứng cớ cho thấy tình trạng cứng
lòng của dân Do Thái, đến độ, đã khiến Thiên Chúa, qua Con
của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, phải thay đổi cách tỏ mình ra
cho họ, một cách hữu hình hơn, hợp với con người là loài hữu
hình và hữu hạn, nơi chính nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét: "Sự
sống đã trở nên hữu hình" (1Gioan 1:2), cũng như nơi
các dụ ngôn về Nước Trời, được Chúa Giêsu sử dụng những hình
ảnh, hay những sự vật cụ thể, mà sánh ví và diễn tả thực tại
thần linh Nước Trời.
Qua môi miệng của Tiên Tri Giêrêmia, lời Chúa đã thấu suốt
tình trạng cứng lòng của dân Do Thái, cho dù họ đã được Ngài
ưu đãi và tỏ mình ra cho họ một cách đặc biệt:
"Ta
đã nhớ mối tình thanh xuân của ngươi, nhớ đến tình yêu thời
đính hôn của ngươi, khi đó ngươi theo Ta trong sa mạc, trong
phần đất chưa gieo trồng. Lúc ấy Israel đã được thánh hiến
cho Chúa, và là hoa quả đầu mùa của Người; những ai động đến
nó, phải đắc tội và phải chuốc lấy tai hoạ"
Thế nhưng họ vẫn bất trung với Ngài, vẫn không nhận
biết Ngài:
"Ta đã dẫn dắt các ngươi
vào đất phì nhiêu, để các ngươi hưởng dùng hoa quả của nó; nhưng
vừa ở đó, các ngươi đã làm dơ bẩn đất của Ta và biến cơ nghiệp
Ta thành nơi ghê tởm. Các tư tế không nói: 'Chúa ở đâu?'; (các
kẻ) nắm giữ lề luật không nhìn biết Ta, còn các chủ chăn thì
phản bội Ta, và các tiên tri lại nhân danh Baal mà nói tiên tri
và chạy theo các bụt thần giả trá".
Chính vì dân Chúa đã trở nên vô cùng trước nhan Thiên
Chúa như vậy, đến độ, nói theo kiểu trần gian, chính Ngài đã
phải than lên rằng: "Hỡi tầng
trời, hãy kinh ngạc về điều này, và hỡi các cửa trời, hãy ưu sầu
thảm não! Vì chưng, dân Ta đã phạm hai tội xấu xa: Họ đã từ bỏ
Ta là nguồn nước hằng sống, để đào những giếng rạn nứt không giữ
nước được", mà họ cần phải ý thức lại, theo tâm tình và cảm
nhận của Thánh Vịnh 35 ở Bài Đáp Ca hôm nay, với câu:
"Lạy Chúa, nguồn sống là ở như nơi Chúa (c. 10a)"
1) Lạy Chúa, đức từ
bi Ngài chạm tới trời cao; lòng trung tín của Ngài vươn tới ngàn
mây. Ðức công minh của Ngài như núi non Thiên Chúa; sự phán
quyết của Ngài như biển thẳm sâu.
2) Ôi Thiên Chúa, cao quý
thay ân sủng của Ngài; con người ta tìm nương tựa trong bóng
cánh của Ngài. Họ được ăn no đồ bổ dưỡng nơi nhà Chúa, và Chúa
cho họ uống bởi nguồn vui thú của Ngài.
3) Bởi chưng nguồn sống là
ở như nơi Chúa, và trong sự sáng của Ngài, chúng con nhìn xem sự
sáng. Xin Chúa dành để tình thương cho những ai thờ Chúa, và đức
công minh Ngài cho những kẻ lòng ngay.
Thánh Laurensô Brindisi, linh mục Tiến Sĩ Hội Thánh
Với nhiều tác phẩm giá trị về mặt thần học,
luân lý, đạo đức, thánh Laurensô Brindisi đã
được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII vào năm
1959, tôn vinh làm tiến sĩ Hội Thánh.
Thánh Laurensô Brindisi đã được tán dương
như lời Chúa nói: ” Chúa đã cho người lên
tiếng giữa cộng đoàn, ban cho người đầy tinh
thần khôn Ngoan minh mẫn và mặc cho Ngài áo
vinh quang” (Hc 15, 5).
THÁNH LAURENSÔ BRINDISI:
Thánh nhân có tên gọi là Jules César Russô
sinh tại Brindisi, vùng Apulia, miền Nam
nước Ý Đại Lợi. Ngay từ hồi còn nhỏ, còn
niên thiếu, thánh nhân đã ước ao trở thành
người hướng dẫn các linh hồn. Để thực
hiện gấc mơ phục vụ các linh hồn, thánh nhân
đã xin gia nhập dòng thánh Phanxicô ở
Vêrôme. Với tấm lòng mến Chúa và tha thiết
phục vụ tha nhân, thánh Laurensô đã được mặc
tu phục Phanxicô vào năm 1575 và được
gọi là thầy Laurensô Brindisi. Thánh nhân có
óc thông minh và trí khôn sắc xảo, vì thế
những năm học ở Padua đã giúp Ngài trở nên
thông thái, trở thành một học giả, thông
thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, Đức, Do
Thái, Hy Lạp, Syrie. Thánh nhân nhờ ơn Chúa
giúp và Thánh Thần tác động đã sẵn sàng bắt
tay vào việc cải cách, cải tổ. Thánh nhân đã
dùng lời giảng dậy không bằng những lý
thuyết suông mà lồng vào lời Chúa để mang
lại một sức sống mãnh liệt hầu lôi kéo các
linh hồn. Tiếng tăm của Ngài vang dội khắp
nơi, khắp Trung Âu. Thánh nhân còn hăng say
với Thập Tự Quân. Thánh nhân đã dẫn đầu đạo
binh Hung Gia Lợi, thánh giá cầm tay để
chống lại đạo quân Thổ Nhĩ Kỳ. Thánh nhân đã
chiến thắng, thành công vào năm 1601. Thánh
nhân còn là một nhà ngoại giao tài giỏi của
các Đức Giáo Hoàng. Thánh nhân có đời sống
liên kết rất thân mật với Chúa. Ngài để ra
nhiều giờ cầu nguyện và thực tập các nhân
đức.
THÁNH LAURENSÔ BRINDISI QUA ĐỜI VÀ GIÁO HỘI
TÔN VINH NGÀI:
Thánh nhân được Chúa gọi về với Chúa khi
Ngài đang hăng say thi hành sứ mạng được
Chúa trao phó ở Lisbone năm 1619. Ngài ra đi
về với Chúa trong sự khó nghèo, đơn sơ và
thánh thiện. Thánh nhân dù rất bận với công
việc nhưng đã để lại rất nhiều sách có giá
trị bảo vệ đức tin công giáo. Năm 1881, Đức
Giáo Hoàng Lêô XIII đã nâng Ngài lên bậc
hiển thánh và Đức Thánh Cha
Gioan XXIII đã đặt Ngài làm tiến sĩ Hội
Thánh vào năm 1959.
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh Lô-ren-xô
linh mục thần trí khôn ngoan và dũng lực, để
làm vinh danh Chúa và cứu các linh hồn. Xin
nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp mà
ban thần trí ấy cho chúng con, để chúng con
biết việc phải làm và làm điều đã biết (Lời
nguyện nhập lễ, lễ thánh Laurensô, linh
mục).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
https://dcvxuanloc.net/thanh-laurenso-brindisi-linh-muc-tien-si-hoi-thanh-ngay-2108/
23/3/2011 – Bài 135 về Thánh Lawrence of
Brindisi
Thứ Sáu
Ngày 22
tháng 7
Lễ
Thánh nữ Maria Mađalêna
Lễ Kính
Tiểu sử
Vốn là người phụ nữ tội lỗi đã được Chúa Giê-su ban
ơn tha thứ, Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đã hết tình phục vụ
Người. Trong cuộc Thương Khó, khi các Tông Đồ mạnh
ai nấy chạy thì thánh nữ đã can đảm đứng dưới chân
thập giá Đức Giê-su, cùng với Đức Ma-ri-a, tông đồ
Gio-an và một số phụ nữ khác. Đức Giê-su đã tưởng
thưởng lòng trung thành đơn sơ của thánh nữ khi hiện
ra với thánh nữ sáng ngày phục sinh và trao cho
thánh nữ trách nhiệm loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho
các môn đệ của Người. Chẳng phải vô cớ mà phụng vụ
Đông phương đã gọi thánh nữ là “tông đồ của các Tông
Đồ”.
Bài đọc 2 (Phụng vụ giờ kinh sách)
Khi bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đến mộ và không thấy xác
Chúa ở đó, bà tưởng người ta đã đem đi mất, nên đi
báo tin cho các môn đệ. Các ông đã đến, đã thấy và
tin như người phụ nữ đã nói. Rồi sau đó Kinh Thánh
lại viết về các ông rằng : Các
môn đệ trở về nhà và tiếp theo ngay
: Bà
Ma-ri-a đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc.
Vì thế, cần phải suy nghĩ xem sức mạnh của lòng yêu
mến đã đốt cháy tâm trí của người phụ nữ này như thế
nào. Dù các môn đệ bỏ mộ Chúa ra về, bà vẫn không
chịu bỏ về. Bà cố tìm Đấng bà không gặp, vừa khóc
vừa tìm, và vì lửa yêu mến bùng lên, bà khao khát
tìm gặp Đấng bà tưởng người ta đã đem đi mất. Vì bà
ở lại để tìm, cho nên bà là người duy nhất được gặp
thấy Chúa, bởi vì sự kiên trì là sức mạnh không nhỏ
của bất cứ việc lành nào. Đấng là chân lý đã nói : Kẻ
nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
Vậy trước hết bà đã tìm mà chẳng gặp ; bà cứ kiên
trì tìm kiếm và rốt cuộc bà đã gặp. Sự thể là ao ước
mà không được mãn nguyện, thì càng ao ước hơn ; khi
lòng ao ước tăng lên, thì nó sẽ chiếm hữu điều nó
tìm được. Quả thật, lòng ao ước thánh thiện càng bị
trì hoãn thì càng tăng. Còn nếu lòng ao ước vì bị
trì hoãn mà suy giảm thì không phải là ao ước thật.
Bất cứ ai muốn đạt tới chân lý, thì phải cháy lên
ngọn lửa tình yêu này. Như vua Đa-vít đã nói : Linh
hồn con khao khát Chúa Trời là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan ?, và
Hội Thánh còn nói trong sách Diễm ca : Trái
tim tôi đã bị thương tích vì tình yêu rồi
thêm : Tâm
hồn tôi tan chảy.
Này bà, sao bà
khóc ? Bà tìm ai ? Bà được hỏi vì
sao bà đau buồn là để cho lòng ao ước của bà tăng
thêm ; vì khi bà nhắc đến Đấng bà đang tìm, thì lòng
bà càng cháy lửa yêu mến Người hơn nữa.
Đức Giê-su gọi bà
: Ma-ri-a ! Sau khi Người đã gọi bà
theo cách nói chung và bà không nhận ra, thì Người
gọi bà đích danh. Dường như Người muốn nói với bà :
“Chị hãy nhận ra Đấng đã nhận chị. Thầy không biết
chị như biết bất cứ ai, Thầy biết rõ chị.” Vậy bà
Ma-ri-a vì đã được gọi đích danh, nên bà đã nhận ra
Đấng tác thành, và bà liền kêu lên : Ráp-bu-ni,
nghĩa là lạy
Thầy. Bởi chính Đấng bà đôn đáo tìm kiếm, thì
cũng đang dạy dỗ trong tâm hồn bà để bà tìm kiếm
Người.
Lạy Chúa Cha hằng hữu, thánh nữ Ma-ri-a Ma-đa-lê-na
là người thứ nhất được Con Một Chúa giao cho sứ mạng
loan Tin Mừng Phục Sinh. Nhờ lời thánh nữ chuyển
cầu, xin cho chúng con cũng biết noi gương người mà
rao giảng mầu nhiệm Chúa Ki-tô phục sinh, để mai sau
được vào Nước Trời chiêm ngưỡng Chúa Ki-tô là Thiên
Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với
Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Bài Ðọc
I: Dc 3, 1-4a
"Tôi đã gặp người tôi
yêu".
Trích sách Diễm Ca.
Suốt đêm trên giường ngủ,
tôi đã tìm kiếm người tôi yêu: Tôi đã tìm kiếm chàng, nhưng tôi
không gặp được chàng. Tôi chỗi dậy, và đi quanh thành phố, đi
qua các phố xá và công trường, tôi tìm kiếm người tôi yêu. Tôi
đã tìm kiếm chàng, nhưng tôi không gặp được chàng. Các người
lính canh gác thành phố gặp tôi và tôi hỏi họ: "Các anh có thấy
người tôi yêu không?" Tôi vừa đi qua khỏi họ, thì gặp ngay người
tôi yêu.
Ðó là lời Chúa.
Hoặc: 2
Cr 5, 14-17
"Từ nay chúng ta không
biết Ðức Kitô theo xác thịt nữa".
Trích thư thứ hai của
Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, lòng mến
của Ðức Kitô thúc bách chúng ta; chúng ta xác tín điều này là
một người đã chết vì mọi người, vậy mọi người đều đã chết. Và
Ðức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, thì
không còn sống cho chính mình nữa, mà là sống cho Ðấng đã chết
và sống lại vì họ. Vì thế, từ nay chúng ta không còn biết ai
theo xác thịt nữa. Mặc dù nếu chúng ta đã biết Ðức Kitô theo xác
thịt, thì giờ đây chúng ta không còn biết như thế nữa. Vậy nếu
ai đã trở nên một tạo vật mới trong Ðức Kitô, thì những gì cũ đã
qua rồi, vì đây mọi sự đều được trở nên mới.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 8-9
Ðáp: Lạy
Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Chúa (c. 2b).
Xướng: 1) Ôi lạy Chúa,
Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh
hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa như đất héo khô,
khát mong mà không gặp nước! - Ðáp.
2) Con cũng mong được
chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và
vinh quang của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng
sống; miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài. - Ðáp.
3) Con sẽ chúc tụng Ngài
như thế trọn đời con, con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con
được no thoả dường như mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi
Chúa với cặp môi hoan hỉ. - Ðáp.
4) Vì Chúa đã ra tay trợ
phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. Linh
hồn con bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người con. -
Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! - Hỡi
Maria, hãy nói cho chúng tôi biết bà đã thấy gì trên đường? -Tôi
đã thấy mộ của Ðức Kitô hằng sống và vinh quang của Ðấng sống
lại. - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 20, 1. 11-18
"Bà kia, sao mà khóc?
Bà tìm ai?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Gioan.
Ngày đầu tuần, Maria
Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối, và bà thấy tảng
đá đã được lăn ra khỏi mồ.
(Bà liền chạy về tìm Simon
Phêrô và người môn đệ khác được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với
các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi
không biết người ta để Thầy ở đâu".)
Bà Maria đang còn đứng gần
mồ Chúa mà than khóc, nhìn vào trong mồ, bà thấy hai thiên thần
mặc áo trắng đang ngồi nơi đã đặt xác Chúa Giêsu, một vị ngồi
phía đàng đầu, một vị ngồi phía đàng chân. Hai vị hỏi: "Tại sao
bà khóc?" Bà trả lời: "Người ta đã lấy mất xác Chúa tôi, và tôi
không biết người ta đã để Người ở đâu?" Vừa nói xong, bà quay
mặt lại, thì thấy Chúa Giêsu đã đứng đó. Nhưng bà chưa biết là
Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu hỏi: "Bà kia,
sao mà khóc? Bà tìm ai?" Tưởng là người giữ vườn, Maria thưa:
"Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết
ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người". Chúa Giêsu
gọi: "Maria". Quay mặt lại, bà thưa Người: "Rabboni", nghĩa là
"Lạy Thầy". Chúa Giêsu bảo bà: "Ðừng động đến Ta, vì Ta chưa về
cùng Cha Ta. Nhưng hãy báo tin cho các anh em Ta hay và bảo họ
rằng: "Ta về cùng Cha Ta, cũng là Cha các con; về cùng Thiên
Chúa Ta, cũng là Thiên Chúa các con".
Maria Mađalêna đi báo tin
cho các môn đệ rằng: "Tôi đã trông thấy Chúa, và Chúa đã phán
với tôi những điều ấy".
Ðó là lời Chúa.
Một Chút Chia Sẻ
Ngày 10/6/2016, ĐTC Phanxicô, qua sắc
lệnh của Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Các Bí Tích,
"Apostolorum Apostola / Apostle of the Apostles", Chị Thánh
Maria Mai-Đệ-Liên đã được tặng
cho danh hiệu "Tông Đồ của Các Tông Đồ", và lễ của chị trong
phụng niên hằng năm của Giáo Hội vào ngày 22/7, đã được nâng lên
từ bậc lễ nhớ (memorial) lên bậc lễ kính (feast), ngang bậc lễ
với 12 vị tông đồ.
Quả thực chị là vị nữ thánh rất đặc biệt, nếu so với
người Chị Matta của mình, người chị cũng được Giáo Hội liệt vào
sổ bộ các thánh, nhưng chỉ ở bậc lễ nhớ ngày 29/7, lễ sau lễ của em mình 1
tuần 22/7. Và chúng ta thường hiểu danh xưng "Tông Đồ của Các
Tông Đồ" ở chỗ rất rõ ràng hiển nhiên, đó là, theo Phúc Âm Thánh Gioan, chị là người được Chúa Kitô Phục Sinh sai
đi loan báo tin mừng phục sinh cho chính các tông đồ - mà được
sai đi tức là đóng vai trò "tông đồ" rồi vậy, lại được sai đến
với và loan truyền cho chính các Tông Đồ nữa, nên đáng được gọi
"Tông Đồ của Các Tông Đồ"!
Tuy nhiên, nếu phân tích về điều kiện
tối yếu và ắt có và đủ, căn cứ vào trường hợp 12 tông đồ được
tuyển chọn trong số đông đảo các môn đệ, để có thể mang danh
"tông đồ", và xứng đáng thực hiện sứ vụ "tông đồ", một danh xưng
chỉ giành cho nam nhân, thì Chị Thánh
Maria Mai Đệ Liên có hợp với danh xưng "tông đồ" này hay
chăng? Tất nhiên, trước hết và trên hết, khi Đức Thánh Cha, qua
Tòa Thánh, đã công nhận và tuyên bố vấn đề này thì không thể vô
lý và sai lầm, dù không liên quan đến đức tin và luân lý, là 2
lãnh vực liên quan trực tiếp đến ơn vô ngộ của Giáo Hoàng. Dầu
sao, nhờ tìm hiểu thêm, chúng ta, tự mình, sẽ càng thấy hợp tình
hợp lý, một cách hết sức lý thú hơn bao giờ hết.
Trước hết, về điều kiện tông đồ, liên
quan đến những yếu tố chính yếu để một con người được chọn làm
tông đồ. Căn cứ vào trường hợp của 12 tông đồ, thì trong số các
môn đệ của Chúa Kitô, muốn được trở nên "tông đồ" của Người,
cần phải hội đủ 3 điều kiện: 1- Được Người chọn gọi; 2- Được
Người tỏ mình; 3- Được Người sai đi. Cả 12 tông đồ, tất nhiên,
đều hội đủ 3 điều kiện tối yếu này. Riêng Thánh Phaolô Tông Đồ
Dân Ngoại là vị tông đồ "sinh non" (1Corinto 15:8), cũng hội đủ
3 điều kiện bất khả thiếu này, ở chỗ cũng được chính Chúa Kitô
chọn gọi, tỏ mình và sai đi, ngay trong biến cố trở lại của ngài
(xem Tông Vụ 22:7-8,21). Vậy trường hợp của Chị Thánh Maria Mai Đệ Liên thì
sao?
Chị Thánh Maria Mai-Đệ-Liên quả thực cũng đã được Chúa Giêsu
chọn gọi, tỏ mình và sai đi, ngay trong biến cố được Bài Phúc Âm
hôm nay thuật lại: 1- Chị là người nữ môn đệ duy nhất đã được
chính Chúa Kitô gọi: "Maria"; 2- đã đích thân tỏ mình
ra cho chị là Người đã sống lại: "Ðừng động đến Ta, vì Ta
chưa về cùng Cha Ta", và 3- Chính Người cũng đã sai chị đi:
"báo tin cho các anh em Ta hay và bảo họ rằng: 'Ta về cùng
Cha Ta, cũng là Cha các con; về cùng Thiên Chúa Ta, cũng là
Thiên Chúa các con'". Có thể nói, nếu Chúa Kitô đã chọn 12
tông đồ trước cuộc Vượt Qua của mình, thì Người cũng chọn
thêm 2 tông đồ sau cuộc Vượt Qua của Người, đó là Thánh Nam
Phaolô và Thánh Nữ Maria Mai-Đệ-Liên. Như các bí tích cũng vậy,
một số được Người lập trước Vượt Qua (Thánh Thể và Thánh Chức -
Luca 22:19), một số sau Vượt Qua (Giải Tội - Gioan 20:22, và Rửa
Tội - Mathêu 28:19).
Sau nữa, về tư cách tông đồ, liên quan đến phẩm tính cần phải có
để xứng đáng làm tông đồ, và làm tông đồ một cách xứng đáng,
nghĩa là, vì người tông đồ là người được sai đi làm chứng, thì
bản thân của họ cần phải làm sao thực sự cảm nhận được chính
Đấng đã sai mình, hầu có thể làm chứng một cách trung thực sống
động về Đấng ấy và loan truyền
Đấng ấy, bằng việc gắn bó với Đấng ấy. Về yếu tố gắn bó với Chúa
Kitô là Đấng đã chọn gọn, tỏ mình và sai đi đối với vị "Tông Đồ của Các
Tông Đồ" Maria Mai-Đệ-Liên này, có thể nói, là yếu tố làm nên chính bản
thân của chị, từ khi chị trở về cùng Chúa (xem Luca 7:36-38 + Gioan
11:2; Luca 8:2 + Marco 16:9), sống thân tình với Chúa (xem Luca
10:38-42 + Gioan 12:1-3), theo Chúa cho đến cùng (xem Gioan
19:25), kể cả sau khi Người được an táng trong mộ, như những gì
liên quan đến chị được bài Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay thuật
lại.
Có thể nói, chị còn theo Chúa và gắn bó với Chúa Giêsu hơn chính
các tông đồ nữa, như khi chị được đứng dưới chân Thánh Giá Chúa
Giêsu với Mẹ Maria, cùng với Tông Đồ Gioan (xem Gioan 19:25), và chị là
người duy nhất, trong các phụ nữ, bao gồm cả các vị tông đồ, hết
sức quan tâm đến thi thể của Người Thày chí thánh đã bị tử giá,
cứ quanh quẩn bên ngôi mộ trống của Người, vẫn tìm kiếm Người,
dù chỉ là một thi thể, nhưng lại là một kỷ vật vô giá bất khả
thiếu của chị, cho đến khi chị được Người đích thân hiện ra với
riêng mình chị, dưới hình dạng, qua mắt của chị bấy giờ, như một
người canh vườn.
Trong số tất cả các môn đệ, nam và
nữ, bao gồm cả các tông đồ, thì Chị Thánh Maria Mai-Đệ-Liên là
người môn đệ xông xáo nhất và tha thiết nhất với Chúa Kitô. Nếu
bảo rằng các môn đệ và tông đồ là nam nhân, nên sợ người Do
Thái, không thể làm như chị là phụ nữ. Tuy nhiên, tại sao sau
khi nghe chị về báo lần đầu tiên, như bài Phúc Âm hôm nay thuật
lại ở ngay câu đầu, sau đó 2 tông đồ Phêrô và Gioan đã chạy ra
mồ, (những chi tiết ngay sau đó nhưng không cần nhắc lại trong
bài Phúc Âm cùng ngày - xem Gioan 20:3-10, bài Phúc Âm chỉ liên
quan đến chị), không còn sợ gì nữa?
Thật ra, xét cho cùng, nếu các tông
đồ gắn bó với Thày mình thật, thì bất chấp mọi nguy hiểm, như
chính Tông Đồ Phêrô đã khẳng định trong Bữa Tiệc Ly:
"Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa,
con cũng sẵn sàng." (Luca 22:33).
Tuy nhiên, so với Tông Đồ Gioan, người môn đệ duy nhất trong số
12 tông đồ đã trung thành và theo Thày cho đến cùng, cho đến khi
cùng với Mẹ Maria đứng kề bên Thánh Giá Chúa Giêsu (xem Gioan
19:25), vị tông đồ đóng vai trò đại diện cho Giáo Hội bấy giờ,
thì vị nữ môn đệ gắn bó với Chúa Kitô, chẳng những đứng dưới
chân Thánh Giá Chúa Kitô như Tông Đồ Gioan, mà còn cả sau khi
Người ở trong mồ, bề ngoài, như phân tích trên đây, có vẻ hơn
Tông Đồ Gioan về tính cách gắn bó, bất chấp mọi sự, nhưng thật
ra, về đức tin, vẫn chưa bằng "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu"
ấy. Ở chỗ, vị tông đồ này cho dù chưa thấy Chúa Kitô phục sinh, như
Người hiện ra riêng với chị, được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại,
mà chỉ cần thấy dấu hiệu của Người, thì đã tin rằng Người sống
lại rồi (xem Gioan 20:8): "Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào.
Ông đã thấy và đã tin".
Đến đây, chúng ta thấy được hai điểm then chốt trong trình thuật
của bài Phúc Âm hôm nay. Điểm then chốt thứ nhất, đó là, cho dù
Chị Maria Mai Đệ Liên đã gắn bó với Chúa Kitô như thế, vậy mà, cho dù có
nhìn thấy Người, lại tưởng là viên canh vườn! Tạo sao thế? Xin
thưa, tại vì chị bị tiềm thức, đúng hơn, bị tiền thức chi phối. Ở
chỗ nào? Nếu không phải ở chỗ chị, cũng như người chị Matta của
chị, đã bày tỏ niềm tin vào sự phục sinh của con người vào ngày
tận thế mà thôi (xem Gioan 11:24), chứ không phải vào chính thời
điểm Chúa Kitô muốn chứng thực "Thày là sự sống lại và là sự
sống" (Gioan 11:25).
Chính vì bị chi phối bởi tiền thức về sự sống lại không phải
ngay thời của Chúa Giêsu, mà chị đã chạy vội về báo tin cho các
tông đồ lần thứ nhất, một tin buồn, khác hẳn với lần thứ hai là
một tin vui, một sứ điệp phục sinh thật sự từ Chúa và của Chúa,
chứ không phải một sứ điệp xuất phát từ cảm nhận loài người của
chị:
"Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ
để Người ở đâu." (Gioan 20:2). Tuy nhiên, chính vì
chị vẫn tiếp tục "tìm người sống nơi kẻ chết" (Luca
24:5), mà chị bất ngờ và quả thực đã tìm được Đấng "đã
sống lại rồi, Người không còn ở đây" (Luca 24:6). Chính
việc chị nỗ lực tìm kiếm thi thể của Thày mình cho thấy một niềm
hy vọng nào đó, và nhất là muốn chứng tỏ chị vẫn tiếp tục gắn bó
với Chúa, dù Chúa không còn trên trần gian này nữa, theo tiền
thức đã chi phối chị.
Chính vì niềm hy vọng và nỗi gắn bó hết sức thiết tha của chị
như thế, mà chị khác với hai môn đệ về Emmau, đi cả một quảng
đường dài với Đấng Phục Sinh, nghe Người giảng giải Kinh Thánh,
thế mà vẫn không nhận ra giọng của Người, tiếng của Người (xem
Luca 24:25-27), thậm chí hơn cả các tông đồ, cho dù thấy Người
hiện ra, và nghe thấy tiếng của Người vào tối ngày thứ nhất
trong tuần, mà mãi mới chịu tin (xem Luca 24:36-43), trong khi
đó, vừa nghe thấy tiếng của Thày, lại là một tiếng gọi đích danh
của mình nữa, chị liền nhận ra ngay, và lập tức tin tưởng,
bằng lời tuyên xưng: "Rabboni - Lạy Thày" (Gioan
20:16).
Thế rồi, ngay sau đó, chị nghe thấy Chúa Kitô Phục Sinh phán với
chị, như bài Phúc Âm hôm nay được Thánh Gioan ghi nhận rằng:
"Ðừng động đến Ta, vì Ta chưa về
cùng Cha Ta". Câu này có nghĩa là gì, nếu không phải Người
ngăn chị đang muốn nhào đến ôm chân của Người, tỏ lòng mừng rỡ và gắn
bó với Người, không bao giờ muốn mất Người nữa, như được Thánh
Ký Mathêu thuật lại (28:9). Cử chỉ "tiến lại gần, ôm chân
Người mà bái lạy" quả thực là cử chỉ riêng của chị, theo
thói quen kính mến của chị, như khi
Người còn sống, mà chị đã 2 lần được xức thơm chân Người (xem
Luca 7:38; Gioan 12:3).
Trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh 2020 ngày 11/4, giữa mùa đại dịch
covid-19 bị phong tỏa toàn cầu, bao gồm cả Tòa Thánh Vatican,
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dẫn giải về bàn chân được chị thánh
muốn ôm lấy như sau: "một
đôi chân đã từng đi rất xa để gặp gỡ chúng ta, cho đến độ đã
tiến vào mồ mả và chỗi dậy từ mồ mả. Các
chị đã ôm lấy đôi bàn chân đã chà đạp chết chóc và đã mở đường
hy vọng.
Hôm nay đây, là những con người lữ hành đi tìm kiếm hy vọng,
chúng con xin bám lấy Chúa, lạy Chúa Giêsu Phục Sinh. Chúng con
quay lưng lại với chết chóc, và mở lòng của chúng con ra cho
Chúa, vì Chúa là chính Sự Sống".
Đến đây, chúng ta thấy được vị nữ thánh này xứng với danh xưng
"Tông Đồ của các Tông Đồ", và vì thế, lễ của chị, từ Năm Thánh
Thương Xót 2016, đã được nâng lên từ bậc lễ nhớ (memorial), như
Thánh Matta chị của chị, tới bậc lễ kính (feast), như chính các
vị tông đồ. Bởi chị chẳng những đã hội đủ 3 điều kiện thiết yếu
để trở thành tông đồ, mà còn là một người môn đệ gắn bó
với Thày mình hơn ai hết, nhờ đó chị mới có thể làm chứng về
Người, với chính thành phần
là tông đồ, là những chứng nhân tiên khởi của Người.
Dù chị được Thánh Mathêu thuật lại ở
trong nhóm mấy phụ nữ ra mộ sớm, nhưng, theo Phúc Âm Thánh
Gioan, thì chị là nữ
nhân vật chính ra mồ sớm nhất,
"lúc trời còn tối" (Gioan 20:1), trước cả các
phụ nữ ra mồ khi "vừa ló rạng" (Mathêu 28:1). Có thể
khi từ mộ Chúa trở về lần thứ 2, sau khi chị được Chúa hiện ra
riêng với chị rồi, và chị được Người sai về
với các tông đồ, để
vừa "báo tin" (Gioan 20:17) vừa làm chứng bằng chứng từ của
chính bản thân chị:
"'Tôi đã thấy Chúa' và kể lại những điều Người đã nói với
mình" (Gioan 20:18), thì chị đã gặp các phụ nữ khác bấy giờ
mới ra mộ, để rồi cả chị lẫn họ, đều cùng nhau về "báo tin"
(Mathêu 28:8) cho các tông đồ, với tính cách thông tin cho các
vị, hơn là chứng từ tỏ cho các vị,
như câu được Chị Thánh Maria Mai-Đệ-Liên tuyên bố trên đây, nên
sứ điệp của 3 người phụ nữ này chỉ mang tính cách là một tin nhắn, được
3 chị phụ nữ này truyền đạt cho các tông đồ theo lời thiên thần,
(chứ không phải lời của chính Chúa Kitô Phục Sinh), đó là:
"Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Ga-li-lê trước
các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người" (Mathêu
28:7).
Xin Chị Thánh Mai Đệ Liên giúp cho thành
phần môn đệ Chúa Kitô thời đại chúng em được như chị, biết "chọn
phần tốt hơn" (Luca 10:48), đó là liên lỉ sống gắn bó với Chúa
Kitô, để nhờ đó, chúng em mới có thể cùng xứng đáng trở thành
chứng nhân trung thực và sống động của Người như chị.
Thứ Sáu
(nếu không trùng với Lễ Thánh Madalena Lễ kính trên
đây hôm nay)
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc
I: (Năm
II) Gr
3, 14-17
"Ta sẽ
ban cho các ngươi chủ chăn theo như ý Ta; và mọi
dân tộc sẽ quy tụ tại Giêrusalem".
Trích sách
Tiên tri Giêrêmia.
Chúa phán:
"Hỡi con cái phản loạn, hãy hối cải, vì Ta là
chủ các ngươi, Ta sẽ chọn trong các ngươi một
người trong mỗi thành và hai người trong mỗi chi
họ; Ta sẽ dẫn các ngươi lên Sion. Ta sẽ ban cho
các ngươi những chủ chăn theo như ý Ta, để họ
dùng lý trí và khôn ngoan chăn dắt các ngươi".
Chúa lại
phán: "Trong những ngày ấy, khi các ngươi sinh
sản ra nhiều trong xứ, thì người ta không còn
nói đến Hòm Bia Thiên Chúa nữa. Người ta sẽ
không còn nghĩ tới, nhớ tới, hối tiếc và tạo lập
hòm bia khác nữa.
"Lúc đó,
người ta sẽ gọi Giêrusalem là ngai của Chúa, mọi
dân tộc nhân danh Chúa mà quy tụ tại Giêrusalem,
và họ không theo lòng gian ác độc dữ của mình
nữa".
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca: Gr 31, 10. 11-12ab. 13
Ðáp: Chúa
sẽ gìn giữ chúng ta như mục tử chăn dắt đoàn
chiên mình (c. 10d).
Xướng: 1)
Hỡi các dân tộc, hãy nghe lời Chúa, hãy công bố
lời Chúa trên các đảo xa xăm; hãy nói rằng:
"Ðấng đã phân tán Israel, sẽ quy tụ nó lại, và
sẽ gìn giữ nó, như mục tử chăn dắt đoàn chiên
mình". - Ðáp.
2) Vì Chúa
đã giải phóng Giacóp, giờ đây với cánh tay mạnh
mẽ hơn, Người cứu thoát nó. Chúng sẽ đến và ca
hát trên núi Sion, chúng sẽ đổ xô về phía hạnh
phúc của Người. - Ðáp.
3) Bấy giờ
người thiếu nữ sẽ hân hoan nhảy mừng, các thanh
niên và các cụ già cũng làm y như thế; Ta sẽ
biến đổi tang chế của chúng ra niềm hân hoan, sẽ
an ủi chúng và cho chúng hết đau khổ. - Ðáp.
Alleluia: Gc 1, 13
Alleluia,
alleluia! - Do ý định của Thiên Chúa, Người đã
sinh chúng ta bằng lời sự thật, để chúng ta nên
như của đầu mùa các tạo vật. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 18-23
"Kẻ
nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết
quả".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Vậy các
con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào
nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì
quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó:
đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên
đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc
vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong
lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi
cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì
lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ
nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham
mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà
không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất
tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh
hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có
hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Suy Niệm
Sau khi nói về dụ ngôn
người gieo giống, qua bài Phúc Âm Thứ Tư hôm kia, và
lý do tại sao Người dùng dụ ngôn mà giảng dạy cho dân về
Nước Trời, qua bài Phúc Âm Thứ Năm hôm qua, hôm
nay, qua bài Phúc Âm cho Thứ
Sáu Tuần XVI Thường Niên, Chúa
Giêsu giải thích về ý nghĩa của những gì Người nói trong
dụ ngôn.
Ở đây, chúng ta nên lưu ý
một điểm rất đặc biệt, đó là cho
dù các tông đồ đã được trực tiếp liên hệ với Chúa Giêsu
như "Nước
Trời ở giữa các con" (Luca 17:21), các
vị vẫn không thể nào hiểu được dụ ngôn về Nước Trời của
Người (xem Marcô 4:10,13), và vẫn cần phải được
Người đích thân dẫn giải cho biết liên quan đến các
hình ảnh ám chỉ khác nhau được
Người sự dụng trong dụ ngôn.
"Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ
nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ
dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ
thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi
nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng
không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất
thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời
Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ
nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của
cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết
quả được. Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà
hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một
trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".
Qua những
dẫn giải của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng
ta không thấy Người nói đến kẻ gieo giống là ai và hạt
giống là gì, nhưng chúng ta có thể suy ra nếu hạt giống
chính là Lời Chúa như Người đã dẫn giải trong Phúc Âm
Thánh Luca
(8:11), thì
người gieo giống đây ám chỉ đến chính Chúa Giêsu.
Nếu Lời
Chúa là hạt giống, thì có cái hay ở đây là trước khi
chưa được gieo xuống còn là chính lời Chúa hay mạc khải
thần linh,
thế nhưng
một khi đã được gieo xuống rồi thì hạt
giống ấy liền trở
thành người nghe Lời Chúa, như
chính Người cho biết trong bài Phúc Âm: "Hạt
rơi dọc đường
là kẻ... Hạt rơi trên
đá sỏi là kẻ ... Hạt
rơi vào bụi gai là kẻ... Hạt gieo trên đất tốt là kẻ..."
.
Tại
sao Lời Chúa khi gieo xuống lại
biến thành người nghe Lời Chúa như thế, nếu không phải vào
lúc ban đầu, hạt giống Lời Chúa hoàn toàn lệ thuộc vào
môi trường nẩy mầm và phát triển là người nghe, đến độ
hạt giống tiêu biểu cho sự sống và chất chứa sự sống sẽ
bị thui chột đi một khi hạt giống Lời Chúa không
gặp được môi trường
thích hợp của
mình. Tuy nhiên, một khi gặp được môi trường thích đáng
với mình, hạt giống Lời Chúa sẽ trở thành chủ động, sẽ
làm cho môi trường tự mình hoang trống có
thể nhờ hạt giống mà phát triển sự
sống.
Bốn
loại người đón nhận hạt giống Lời
Chúa được
Chúa Giêsu liệt kê trong dụ ngôn và được Người đích thân
dẫn giải đó là thành phần: 1- thính giả vệ đường, 2-
thính giả sỏi đá, 3- thính giả bụi gai, và 4- thính
giả đất tốt. Cũng có thể nói đây là 4 thái độ trong
việc đón nhận Lời Chúa, đón nhận mạc khải thần linh, đón
nhận Chúa Giêsu Kitô là chính Lời Chúa và là tất cả mạc
khải thần linh của Thiên Chúa.
Chính
vì hạt giống một khi được gieo xuống đất là thành phần
thính giả mà hạt giống cần phải được gieo vãi khắp nơi,
kể cả ở vệ đường, ở đá sỏi, ở bụi gai, tức là cho hết
mọi hạng người, không trừ một ai, kẻo khi cần phải trả
lẽ trước mặt Quan Án Chí Công trong cuộc phán xét riêng
và chung
thẩm, thành
phần thính giả vệ đường hay thính giả sỏi đá hoặc thính
giả bụi gai không
thể nại lý rằng họ chẳng nghe biết gì để khỏi bị luận
phạt.
Căn
cứ vào những gì Chúa Giêsu dẫn giải về 4 loại thính giả
nghe Lời Người hay được Người tỏ mình ra cho, thì thành
phần thính
giả vệ đường là
thành phần hững hờ nghe Lời Chúa hay hững hờ nghe Chúa
Kitô; thành phần thính
giả sỏi đá là
thành phần nông cạn hiểu Lời Chúa hay nông cạn hiểu Chúa
Kitô; thành
phần thính
giả bụi gai là
thành phần lơ là sống Lời Chúa hay lơ là sống Chúa Kitô,
và thành
phần thính
giả đất tốt là
thành phần biết đáp ứng Lời
Chúa hay biết đáp ứng
Chúa Kitô.
Lời
Chúa được diễn tả qua lề luật của Chúa, nên có thể nói
lề luật của Chúa cũng là hạt giống được gieo nơi lương
tâm của con người, mà đã là người ai cũng trực giác thấy
những gì tự bản chất là xấu cần phải tránh, như gian
dâm, giết người, lừa đảo, trộm cướp v.v., căn cứ vào
nguyên tắc đừng làm gì cho tha nhân khi không muốn họ
làm cho mình, và
tự những
gì tự bản
chất là tốt cần
phải làm,
chẳng
hạn làm phúc bố thí, bác ái vị tha, hy sinh phục vụ
v.v., căn cứ vào nguyên tắc hãy làm cho người khác những
gì mình muốn họ làm cho mình.
Tóm lại, 2
nguyên tắc trở thành cốt lõi của lề luật liên quan đến
tha nhân đó là hãy yêu người như mình.
Tuy nhiên, nếu con người vô thần thì họ sẽ chẳng coi ai
ra gì. Bởi thế, con người chỉ thực hành được qui luật
vàng là ái nhân như kỷ - yêu người như thể thương
thân ấy một khi họ nhận biết Đấng
Tối Cao, Đấng thưởng phạt công minh, nhất là biết kính
sợ Thiên Chúa là
Cha trên trời trọn lành trên
hết mọi sự với tất cả con người của họ.
Cảm Nghiệm
Việc Chúa Giêsu nhẫn nại để dẫn giải dụ ngôn về Nước
Trời cho các môn đệ nghe, theo lời yêu cầu của các vị,
quả thực Người thông cảm với những giới hạn của con
người tạo vật, đến độ, dụ ngôn về Mầu Nhiệm Nước Trời đã
được cụ thể hóa bằng các hình ảnh và sự vật cụ thể, hợp
với cả cảm quan lẫn suy tư của họ, mà họ vẫn không hiểu,
vẫn cần phải được dẫn giải thêm, và như thế, chứng tỏ
Người là một vị chủ chiên "biết chiên" của mình
(Gioan 10:14), và dìu dắt chiên của mình theo khả năng,
tâm trạng, thân phận của từng con chiên một, đến độ,
thiếu con nào, mất con nào, Người biết ngay và phải đi
tìm về cho bằng được (xem Luca 15:4).
Qua miệng của tiên tri Giêrêmia ở Bài Đọc 1 hôm nay,
chúng ta thấy được lòng thương xót của Thiên Chúa ra sao
và đến đâu, đối với dân được Ngài tuyển chọn và ưu đãi,
mà lại cứ liên tục "phản loạn", cho đến khi họ
nhận biết Ngài, nghĩa là biến tình trạng cứng lòng và
thái độ phản loạn của họ thành môi trường thuận lợi để
tỏ mình ra cho họ, để họ thấy được tất cả mầu nhiệm Nước
Trời là chính lòng thương xót của Ngài, và qua họ, được
Ngài sử dụng để tỏ mình ra cho cả dân ngoại nữa cũng
thấy được lòng thương xót của Ngài ấy, cuối cùng tất cả
đều nhận biết Ngài:
"Hỡi con cái phản loạn, hãy hối cải, vì Ta là
chủ các ngươi, Ta sẽ chọn trong các ngươi một
người trong mỗi thành và hai người trong mỗi chi
họ; Ta sẽ dẫn các ngươi lên Sion. Ta sẽ ban cho
các ngươi những chủ chăn theo như ý Ta, để họ
dùng lý trí và khôn ngoan chăn dắt các ngươi.
Trong những ngày ấy, khi các ngươi sinh sản ra nhiều
trong xứ, thì người ta không còn nói đến Hòm Bia Thiên
Chúa nữa. Người ta sẽ không còn nghĩ tới, nhớ tới, hối
tiếc và tạo lập hòm bia khác nữa. Lúc đó,
người ta sẽ gọi Giêrusalem là ngai của Chúa, mọi
dân tộc nhân danh Chúa mà quy tụ tại Giêrusalem,
và họ không theo lòng gian ác độc dữ của mình
nữa".
Bài Đáp Ca hôm nay, cũng được trích từ Sách Tiên
Tri Giêrêmia, đoạn 31, về lòng thương xót Chúa, một lòng
thương xót bao la bất tận, bao gồm tất cả mọi người, chứ
không phải chỉ riêng gì dân tộc được Ngài tuyển chọn và
ưu đãi, một dân tộc được Ngài sử dụng như đại diện cho
nhân loại, như Giáo Hội Chúa Kitô trên thế gian được
Người thiết lập để trở thành dấu chỉ hiệp thông và bí
tích cứu độ (xem Hiến Chế Lumen gentium I-1) cho tất cả
mọi dân tộc vậy, dù dân Do Thái hay Giáo Hội được ưu
đãi, nhưng tất cả những ưu đãi Ngài giành cho dân Chúa
và Giáo Hội đều hướng về và bao gồm tất cả loài người,
đối tượng cứu độ của Ngài nơi Chúa Giêsu Kitô, Con của
Ngài.
1)
Hỡi các dân tộc, hãy nghe lời Chúa, hãy công bố
lời Chúa trên các đảo xa xăm; hãy nói rằng:
"Ðấng đã phân tán Israel, sẽ quy tụ nó lại, và
sẽ gìn giữ nó, như mục tử chăn dắt đoàn chiên
mình".
2) Vì Chúa
đã giải phóng Giacóp, giờ đây với cánh tay mạnh
mẽ hơn, Người cứu thoát nó. Chúng sẽ đến và ca
hát trên núi Sion, chúng sẽ đổ xô về phía hạnh
phúc của Người.
3) Bấy giờ
người thiếu nữ sẽ hân hoan nhảy mừng, các thanh
niên và các cụ già cũng làm y như thế; Ta sẽ
biến đổi tang chế của chúng ra niềm hân hoan, sẽ
an ủi chúng và cho chúng hết đau khổ.
Thứ Bảy
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
II) Gr
7, 1-11
"Nhà này là
nơi phải khẩn cầu thánh danh Ta, đã trở thành hang
trộm cướp rồi sao?"
Trích sách
Tiên tri Giêrêmia.
Lời Chúa phán
cùng Giêrêmia rằng: Ngươi hãy đứng nơi cửa đền thờ
Chúa, và rao giảng lời này rằng: Hỡi toàn thể Giuđa,
là những người vào cửa này mà thờ lạy Chúa, hãy nghe
lời Chúa. Ðây Chúa các đạo binh, Thiên Chúa Israel
phán: Các ngươi hãy cải thiện lối sống và hành động
các ngươi, thì Ta sẽ ở với các ngươi tại chốn này.
Các ngươi đừng tin theo lời dối trá này: Ðây có đền
thờ Chúa, đền thờ Chúa, đền thờ Chúa! Vì nếu các
ngươi cải thiện lối sống và hành động các ngươi, nếu
các ngươi ăn ở ngay thẳng theo lề luật với những
người trong nhà và những người thân cận, nếu các
ngươi không áp bức ngoại kiều, trẻ mồ côi, và những
người goá bụa, nếu các ngươi không đổ máu người vô
tội tại chốn này, nếu các ngươi không chạy theo các
thần ngoại lai mà mang hoạ vào mình, thì Ta sẽ ở với
các ngươi tại chốn này, tại lãnh thổ mà Ta đã ban
cho tổ phụ các ngươi từ đời này đến đời nọ.
Nhưng kìa, các
ngươi tin tưởng vào những lời dối trá không sinh ích
lợi gì cho các ngươi, như: trộm cướp, giết người,
ngoại tình, thề dối, thờ cúng Baalim, chạy theo các
thần ngoại lai mà các ngươi không biết; rồi các
ngươi đến đứng trước mặt Ta trong đền thờ này là nơi
kêu cầu thánh danh Ta, mà nói rằng: "Chúng tôi đã
được bảo đảm để tiếp tục làm những việc ghê tởm đó".
Vậy, dưới mắt các ngươi, nhà này là nơi khẩn cầu
thánh danh Ta, đã trở thành hang trộm cướp rồi sao?
Chúa lại phán: Còn Ta, Ta hiện diện và Ta đã thấy
rõ.
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca: Tv 83, 3. 4. 5-6a và 8a. 11
Ðáp: Ôi
Chúa thiên binh, khả ái thay cung điện của Ngài (c.
2).
Xướng: 1) Linh
hồn con khát khao và mòn mỏi, mong vào hành lang nhà
Ðức Thiên Chúa. Tâm thần và thể xác con hoan hỉ tìm
đến cùng Thiên Chúa trường sinh. - Ðáp.
2) Ðến như
chim sẻ còn kiếm được nhà, và chim nhạn tìm ra tổ
ấm, để làm nơi ấp ủ con mình, cạnh bàn thờ Chúa, ôi
Chúa là Thiên Chúa thiên binh, ôi Ðại Vương là Thiên
Chúa của con. - Ðáp.
3) Ôi Thiên
Chúa, phúc đức ai ngụ nơi nhà Chúa: họ sẽ khen ngợi
Chúa tới muôn đời. Phúc thay người Chúa con nâng đỡ,
họ tiến lên ngày càng thêm hăng hái. - Ðáp.
4) Thực một
ngày sống trong hành lang nhà Chúa đáng quý hơn ngàn
ngày ở nơi đâu khác. Con ưa đứng nơi ngưỡng cửa nhà
Chúa con, hơn là cư ngụ trong lều bọn ác nhân. -
Ðáp.
Alleluia: Gc 1, 21
Alleluia,
alleluia. - Anh em hãy khiêm nhu nhận lãnh lời gieo
trong lòng, lời đó có thể cứu thoát linh hồn anh em.
- Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 24-30
"Hãy cứ để
cả hai mọc lên cho đến mùa gặt".
Tin Mừng Chúa
Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa
Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng:
Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong
ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của
ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất.
Khi lúa lớn
lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lộ ra. Ðầy tớ chủ
nhà đến nói với ông rằng: "Thưa ông, thế ông đã
không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ
lùng từ đâu mà có?" Ông đáp: "Người thù của ta đã
làm như thế". Ðầy tớ nói với chủ: "Nếu ông bằng
lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ". Chủ nhà đáp: "Không
được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả
lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt.
Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: Các anh hãy nhổ cỏ
lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới
thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm Cảm Nghiệm
Suy Niệm
Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XVI Thường Niên hôm nay tiếp
ngay sau 3 bài Phúc Âm của 3 hôm trước, liên
quan đến các dụ
ngôn Chúa Giêsu giảng dạy về mầu nhiệm Nước Trời, các
dụ ngôn sẽ được tục tiếp cho tới tuần sau đó nữa.
Dụ
ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay, về nội dung, như
là một đoạn Phúc Âm phụ thêm cho dụ ngôn về người
gieo giống cách đây 3 hôm. Bởi
vì, cả hai đều về "người gieo giống", thế
nhưng ở bài Phúc Âm hôm Thứ Tư về "người gieo
giống ra đi gieo giống", còn hôm nay về "người
kia gieo giống tốt trong ruộng mình".
Nếu
trong dụ
ngôn về "người
gieo giống ra đi gieo giống"
là
dụ ngôn liên quan đến mầu nhiệm nhập thể và vượt qua
của Người cũng như đến 4 thành phần đón nhận Người,
thì dụ
ngôn về
"người
kia gieo giống tốt trong ruộng mình" hôm
nay liên
quan đến mầu nhiệm quan phòng thần linh và mầu nhiệm
cánh chung trong việc để cho kẻ thù gieo cỏ
lùng vào cùng một thửa ruộng với lúa tốt cho đến
mùa gặt.
"Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống
tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ,
thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào
giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ
bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến
thưa chủ nhà rằng: 'Thưa ông, không phải ông đã
gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ
lùng ở đâu mà ra vậy?' Ông đáp: 'Kẻ thù đã làm
đó!' Đầy tớ nói: 'Vậy ông có muốn chúng tôi ra
đi gom lại không?' Ông đáp: 'Đừng, sợ rằng khi
gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để
cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày
mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó
thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho
lẫm cho tôi'."
Trong
bài Phúc Âm vào Thứ Ba tuần tới, Chúa Giêsu sẽ dẫn
giải ý nghĩa liên quan đến các hình ảnh ám chỉ trong
dụ ngôn "người
kia gieo giống tốt trong ruộng mình" này. Ở đây,
căn cứ vào những gì được Chúa Giêsu nêu lên trong dụ
ngôn, chúng
ta có
thể kết luận mấy điều chính yếu sau đây:
1-
Thiên Chúa chỉ làm điều tốt: "người
kia gieo giống tốt trong ruộng mình", còn điều
xấu là do kẻ thù của Ngài là
ma quỉ gây
ra: "kẻ
thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi
đi mất".
2- Thiên
Chúa là Đấng quan phòng thần linh biết hết mọi sự
nhưng Ngài cứ để xẩy ra, như thể "mọi
người đang ngủ" chẳng
hay biết gì, ai muốn làm gì thì làm, dù có ý gây tác
hại cho thửa ruộng của Ngài.
3- Sở
dĩ Thiên Chúa cố ý để xẩy ra tình trạng hay hiện
tượng "khi
lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện" là
vì
Ngài muốn
mưu ích cho lúa tốt bằng chính sự hiện diện và sức
lấn át dữ dội đầy ác liệt của cỏ lùng: "sợ
rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa".
4- Cho dù
cỏ lùng
do ma quỉ gieo vào thửa ruộng lúc tốt của Thiên
Chúa để phá hoại ruộng lúa của Ngài, nhưng cuối cùng
chúng chẳng những không thành công mà còn bị trừng
phạt xứng đáng nữa: "Cứ
để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày
mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó
thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm
cho tôi".
Như
thế, ý nghĩa
chính yếu của dụ ngôn "người
kia gieo giống tốt trong ruộng mình" đây đó
là Thiên Chúa là chủ tể của lịch
sử loài người - những
gì Ngài đã muốn hoàn thành nơi con người và cho con
người theo dự án cứu độ của Ngài, một dự án đã được
Chúa Kitô hoàn tất bằng công cuộc cứu độ của Người,
tất
cả sẽ được nên trọn ở mầu nhiệm cánh chung.
Có
thể áp dụng ý nghĩa của dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng
lúa tốt ở bài Phúc hôm
nay vào
con người và đời sống của Kitô hữu chúng ta. Ở chỗ,
trong bản thân mỗi Kitô hữu chúng ta, như thửa ruộng
của Chúa, đã được gieo giống tốt là Thánh Sủng cùng
với 3 Thần Đức tin cậy mến. Thế nhưng, đồng thời cho
dù đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy Tái Sinh, Kitô hữu
vẫn còn đam mê nhục dục và tính mê nết xấu là các
mầm mống của nguyên tội, như cỏ lùng đã được ma quỉ
gieo vào bản tính của con người sau khi con người đã
không còn sống trong tình ttrạng công chính nguyên
thủy nữa.
Bởi
thế, thửa ruộng tâm linh Kitô hữu vừa có lúa tốt là
Thánh Sủng cùng với 3 Thần Đức vừa có cỏ lùng là đam
mê nhục dục cùng với tính
mê nết xấu, thậm
chí cỏ lùng bao giờ cũng tự nhiên nhiều hơn và mạnh
hơn lúa tốt, do đó con người Kitô hữu mới hay
dễ
dàng và mau chóng sa
ngã phạm tội hơn là sống thánh thiện phúc đức với tư
cách là những đứa con thừa nhận của Thiên Chúa.
Trong khi đó
Thiên Chúa lại muốn để xẩy ra tình trạng đối nghịch
và đối chọi nhau gay go nguy hiểm này như vậy nơi
con người, để họ nhờ đó sống đức tin, bằng cách luôn
cảm thấy mình hèn hạ tội lỗi và bất lực bất xứng mà
tin tưởng cậy trông phó thác vào Ngài hơn nữa như
một trẻ nhỏ theo lòng mong ước của Ngài để nhờ đó
Ngài có thể tỏ mình ra cho họ, biến đổi họ cùng
chiếm đoạt họ và
sống trong họ, nghĩa là để cho Thánh Sủng cuối cùng
sẽ toàn thắng nơi con người của họ, như một Chúa
Kitô tử nạn bởi sự ác nhưng phục
sinh bởi
quyền năng thần linh vậy.
Cảm Nghiệm
Yếu tố chính của bài Phúc Âm hôm nay là cỏ lùng, hơn
là lúa tốt. Bởi thế, nó mới được nhắc đến nhiều hơn
lúa tốt: 1- nào là được đầy tớ khám phá ra, 2- nào
là chủ ruộng biết được xuất phát từ kẻ thù, 3- nào
là đầy tớ muốn nhổ đi, 4- nào là chủ ruộng vẫn không
cho đầy tớ đụng đến nó, 5- nào là nó được tiếp tục
mọc lên cho tới mùa gắt; và 6- nào là thân phận cuối
cùng của nó bị thu lại đốt đi.
Chính vì bài Phúc Âm cho thấy, qua cỏ lùng, lòng
thương xót Chúa, một lòng thương xót cứu độ được Bài
Đọc 2 hôm nay, kêu gọi những kẻ gian ác, tội lỗi,
thành phần đã biến
"nơi khẩn cầu thánh
danh Ta, đã trở thành hang trộm cướp",
hãy nhận biết mà trở về với Người, như Người
kêu gọi họ qua miệng tiên tri Giêrêmia:
"Các ngươi hãy cải
thiện lối sống và hành động các ngươi, thì Ta sẽ ở
với các ngươi tại chốn này. Các ngươi đừng tin theo
lời dối trá này: Ðây có đền thờ Chúa, đền thờ Chúa,
đền thờ Chúa! Vì nếu các ngươi cải thiện lối sống và
hành động các ngươi, nếu các ngươi ăn ở ngay thẳng
theo lề luật với những người trong nhà và những
người thân cận, nếu các ngươi không áp bức ngoại
kiều, trẻ mồ côi, và những người goá bụa, nếu các
ngươi không đổ máu người vô tội tại chốn này, nếu
các ngươi không chạy theo các thần ngoại lai mà mang
hoạ vào mình, thì Ta sẽ ở với các ngươi tại chốn
này, tại lãnh thổ mà Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi
từ đời này đến đời nọ".
Tuy nhiên, con người không thể trở về với lòng
thương xót Chúa, nếu bản thân họ không cảm nghiệm
thấy lòng thương xót này, và chính tội lỗi của họ
cùng với những khổ đau do tội lỗi của họ gây ra,
cũng giúp họ tự nhiên dễ hướng về Chúa và tìm kiếm
Chúa, Đấng đã cố ý để cho họ như đứa con bỏ nhà đi
hoang, khi rơi vào tình trạng thân tàn ma dại, mới
nghĩ lại, mới trở về với Chúa (xem Luca 15:14-21).
Thánh Vịnh 83 trong Bài Đáp Ca hôm nay đã chất chứa
tâm trạng này như sau:
1) Linh
hồn con khát khao và mòn mỏi, mong vào hành lang nhà
Ðức Thiên Chúa. Tâm thần và thể xác con hoan hỉ tìm
đến cùng Thiên Chúa trường sinh.
2) Ðến như
chim sẻ còn kiếm được nhà, và chim nhạn tìm ra tổ
ấm, để làm nơi ấp ủ con mình, cạnh bàn thờ Chúa, ôi
Chúa là Thiên Chúa thiên binh, ôi Ðại Vương là Thiên
Chúa của con.
3) Ôi Thiên
Chúa, phúc đức ai ngụ nơi nhà Chúa: họ sẽ khen ngợi
Chúa tới muôn đời. Phúc thay người Chúa con nâng đỡ,
họ tiến lên ngày càng thêm hăng hái.
4) Thực một
ngày sống trong hành lang nhà Chúa đáng quý hơn ngàn
ngày ở nơi đâu khác. Con ưa đứng nơi ngưỡng cửa nhà
Chúa con, hơn là cư ngụ trong lều bọn ác nhân.
Ngày 23 tháng 7
-
THÁNH BIRGITTA, NỮ TU
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng lễ thánh
BIRGITTA nữ tu một vị thánh sống xa chúng ta cả
mấy trăm năm, thế nhưng cuộc sống thánh thiện
của Ngài vẫn còn là một bài học thật sống động
cho mọi người chúng ta
Ngày 27 tháng 10 năm
2010 trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường
thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã có
bài chia sẻ về cuộc đời của thánh nữ Brigita
người Thuỵ Điển rất hay sau đây: (bài
hơi dài nhưng xin được đăng nguyên văn để tùy
nghi sử dụng.)
Anh chị em thân mến,
Trong đêm canh thức hân hoan mừng Đại lễ Năm
thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II, vị tôi tớ đáng
kính của Thiên Chúa đã tuyên bố Thánh Brigitta
của Thụy Điển là người đồng bảo trợ của toàn cõi
châu Âu. Sáng hôm nay, tôi muốn giới thiệu khuôn
mặt và thông điệp của thánh nữ đã truyền đạt,
cùng lý do tại sao người phụ nữ thánh thiện này
có rất nhiều điều giảng dạy mà cho đến hôm nay
vẫn còn đáng để cho Giáo hội và cho thế giới học
hỏi.
Chúng ta biết được những biến cố trong cuộc đời
thánh nữ Brigita vì các cha linh hồn đã viết
tiểu sử của bà hầu xúc tiến việc phong thánh
ngay sau khi bà vừa mới qua đời vào năm 1373.
Trước đó 70 năm, vào năm 1303, Brigita chào đời
tại Finster Thuỵ Điển, một quốc gia miền Bắc Âu
đã từ ba thế kỷ nhiệt thành đón nhận đức tin
Công Giáo cũng như thánh nữ đã từng hấp thụ lòng
đạo sốt sắng nơi cha mẹ mình, các ngài là những
người rất ngoan đạo thuộc dòng quý tộc gần gũi
với giới cầm quyền
Ta có thể phân biệt hai
giai đoạn trong cuộc đời của vị thánh này:
+ Nét
đặc biệt của giai đoạn đầu là đời sống hôn nhân
hạnh phúc. Ulf
là chồng bà, làm thống đốc một lãnh thổ quan
trọng của Vương quốc Thụy Điển. Cuộc hôn nhân
kéo dài hai mươi tám năm cho đến khi Ulf qua
đời. Hai ông bà có với nhau tám người con, mà
người con thứ chính là Karin (Catherine) được
tôn vinh là một vị thánh. Đây là một bằng chứng
hùng hồn về việc Brigita tận tuỵ giáo dục con
cái. Đàng khác, cách dạy dỗ khôn khéo của bà
chuẩn mực đến mức được nhà vua Thụy Điển,
Magnus, đã triệu bà vào cung trong một thời gian
nhằm giới thiệu nền văn hoá giáo dục Thuỵ Điển
với nữ hoàng trẻ tuổi là Blanche de Namur.
Brigita đã được một
tu sĩ uyên bác hướng dẫn tinh thần giúp bà
nghiên cứu Kinh Thánh, vì vậy gia đình bà đã
chịu ảnh hưởng rất lớn lao, trở nên như một
«Hội Thánh tại gia». Cùng
với chồng, bà gia nhập Dòng Ba thánh Phanxicô.
Với lòng quảng đại, bà thực thi những việc bác
ái giúp đỡ người nghèo khó: bà lập bệnh viện.
Bên vợ mình, Ulf học biết cải thiện tính tình và
thăng tiến trong đời sống Kitô hữu. Năm 1341,
trở về sau chuyến hành hương dài ngày cùng những
người trong gia đình đến Saint-Jacques de
Compostelle, hai ông bà đã dự tính sống đời chay
tịnh; nhưng ít lâu sau ông lui về sống trong một
tu viện thanh bình, nơi đây ông giã từ cuộc đời
trần thế.
Thời kỳ đầu tiên
trong cuộc đời của Brigita giúp chúng ta nắm
vững được những gì mà ngày nay ta có thể định
nghĩa là một “tinh
thần hôn nhân” đích
thực: hai vợ chồng Kitô hữu có thể cùng nhau đi
trên con đường thánh thiện, được hỗ trợ bởi bí
tích hôn nhân. Thông thường, như trường hợp của
Thánh Brigitta và Ulf, chính người phụ nữ, với
sự cảm hoá do lòng đạo đức, với sự tinh tế và
dịu dàng, đã thành công trong việc khiến chồng
mình khám phá ra con đường đức tin để noi theo.
Tôi nghĩ phải nhìn nhận rằng có rất nhiều phụ
nữ, ngày ngày, vẫn chiếu sáng gia đình họ bằng
sống đời chứng nhân Kitô hữu. Nguyện xin Thánh
Linh Chúa cũng khơi dậy lòng thánh thiện của các
cặp vợ chồng Kitô hữu ngày nay, để cho thế giới
thấy vẻ đẹp của hôn nhân được sống theo các giá
trị của Tin Mừng: tình yêu, sự dịu dàng, sự
tương trợ, khả năng sinh sản và giáo dục con
cái, cởi mở và liên đới với thế giới, tham gia
vào đời sống của Giáo hội.
+ Trở
thành góa phụ, Brigita bắt đầu giai đoạn thứ hai
của cuộc đời. Cô
đã quay sang với một cuộc hôn nhân khác để qua
việc cầu nguyện mà thâm giao kết hiệp với Chúa,
đền tội và thực thi các công việc bác ái. Từ đó,
các góa phụ Kitô hữu có thể tìm thấy ở vị thánh
này một gương mẫu để noi theo.
Trên thực tế, sau cái chết của chồng bà,
Brigita, sau khi phân phát hết mọi của cải cho
người nghèo, không ngoài ý định lựa chọn đời tận
hiến cho Chúa, bà đã vào sống tại tu viện Dòng
Thánh Biển Đức ở Alvastra. Chính nơi đây, bà bắt
đầu nhận được những điều mặc khải thiêng liêng,
lời Chúa mặc khải cùng bà trải dài suốt phần còn
lại của cuộc đời. Những điều này đã được Brigita
đọc cho các cha giải tội của bà làm thư ký ghi
chép, các ngài đã dịch từ tiếng Thụy Điển sang
tiếng Latinh và tập hợp lại trong một ấn bản gồm
tám cuốn sách, mang tựa đề REVELATIONES (Những
Lời Mặc Khải). Những cuốn sách này có kèm thêm
một phụ bản bổ túc, chính xác với tiêu đề Lời
Mặc Khải Đặc Biệt (những lời mặc khải bổ sung).
Những điều mặc khải của Thánh Brigitta có nội
dung và văn phong rất đa dạng. Đôi khi sự mặc
khải là một cuộc đối thoại giữa các thần thánh,
Đức Trinh nữ, các thánh và cả quỷ dữ; sự mặc
khải cũng thể hiện trong các cuộc đối thoại có
Brigita tham dự. Ngoài ra có những lần khác kể
về một thị kiến đặc biệt; và cũng có những lần
kể lại việc Đức Trinh Nữ Maria tiết lộ cho bà về
cuộc đời và những bí ẩn của Con Mẹ. Giá trị
những điều mặc khải của Thánh Brigitta, đôi khi
cũng bị phán đoán hồ nghi, nhưng đã được Đức
Gioan Phaolô II đáng kính xác định trong Tông
Thư Spes Aedificandi (Hy Vọng Xây Dựng) rằng:
“Một khi đã nhìn nhận sự thánh thiện của
Brigita, Giáo hội, không vì sự phán đoán nghi
ngờ như thế mà công bố những mặc khải khác đi,
nhưng Giáo Hội chấp nhận những trải nghiệm nội
tâm của bà có tính xác thực hoàn toàn”(no.5).
Thực ra, đọc những điều mặc khải này, chúng ta
buộc phải dừng lại lưu tâm đến những vấn đề quan
trọng. Chẳng hạn, ta thường thấy bà mô tả, với
những chi tiết rất thực tế, về Cuộc Khổ Nạn của
Chúa Kitô, mà bà hằng đặc biệt tôn sùng và từ đó
chiêm niệm tình yêu vô hạn của Thiên Chúa dành
cho con người. Bà mạnh dạn thuật lại những lời
cảm động sau đây từ chính miệng Chúa nói ra:
“Hỡi các bạn của tôi, tôi yêu những con chiên
của tôi đến nỗi, nếu có thể, tôi thà chịu chết
nhiều lần thay cho mỗi người trong số chúng để
cứu chuộc chúng, hơn là phải chịu cách biệt
chúng” (Những Lời Mặc Khải, Quyển I, câu 59).
Lòng Mẹ Maria đau đớn, Mẹ trở thành Mẹ trung
gian và Mẹ của lòng thương xót, cũng là một đề
tài thường xuất hiện trong sách Những Lời Mặc
Khải.
Hưởng những đặc sủng này, Brigita nhận ra mình
đã được Chúa ban cho ân huệ lớn lao: “Bây giờ,
con, ái nữ của Cha – chúng ta hãy đọc bộ sách
Lời Mặc Khải, đọc cuốn đầu tiên – mà Cha đã chọn
cho Cha […] hãy yêu Cha hết lòng […] nhưng yêu
hơn hết mọi loài trên thế gian”(ch.1). Vả lại,
Brigitta biết rõ, và bà tin chắc như thế, rằng
mỗi đặc sủng Chúa ban là để xây dựng Giáo hội.
Chính vì lẽ đó mà Chúa đã mặc khải nhiều điều,
như là những nghiêm khắc cảnh báo các tín hữu
thời ấy, gồm cả các người nắm quyền cai trị và
tôn giáo, để họ kết hợp mật thiết với đời sống
Kitô hữu của họ; nhưng bà luôn luôn thực thi lời
mặc khải với thái độ tôn trọng và hoàn toàn
trung thành với Huấn quyền của Giáo hội, đặc
biệt là Người kế vị thánh tông đồ Phêrô.
Năm 1349, Brigitte quyết định rời Thụy Điển và
đi hành hương đến La Mã. Ý định của bà không
những chỉ dự Năm Thánh 1350, mà còn muốn được
Đức Giáo hoàng chấp thuận Quy Luật của một Dòng
tu bà dự định thành lập, tận hiến cho Đấng Cứu
Thế, dòng sẽ gồm các tu sĩ nam nữ dưới quyền của
một nữ tu viện trưởng. Điều này không làm chúng
ta ngạc nhiên: ngay từ thời Trung Cổ, đã có các
tu viện tuy gồm hai chi nhánh nam và nữ, nhưng
đều cùng áp dụng chung một Quy Luật của Dòng, và
do một nữ tu viện trưởng trông nom săn sóc. Trên
thực tế, hằng noi gương Đức Maria, Nữ Vương Các
Thánh Tông Đồ, truyền thống cao cả của Kitô giáo
vẫn nhìn nhận phẩm giá của người phụ nữ, họ có
một vị trí xứng đáng trong Giáo hội, tuy không
mang chức tư tế được tấn phong, nhưng hoàn toàn
không kém phần quan trọng cho sự phát triển tâm
linh của Cộng đồng. Ngoài ra, Giáo Hội cũng luôn
luôn tôn trọng ơn gọi đặc biệt của các nam nữ đã
dâng mình cho Chúa, sự cộng tác của họ có tầm
quan trọng rất lớn trong thế giới ngày nay.
Tại La Mã, cùng với cô con gái Karin, Brigita
tận hiến cho cuộc sống tông đồ và cầu nguyện
nhiệt thành. Và từ La Mã, bà đã đi hành hương
đến nhiều đền thánh khác của Ý, đặc biệt là
Assisi, quê hương của Thánh Phanxicô, đấng sáng
lập dòng mà Brigita vẫn hoài bão được gia nhập.
Cuối cùng, vào năm 1371, niềm khát vọng lớn nhất
của bà được toại nguyện: hành hương đến Thánh
địa, đi cùng với những đứa con tinh thần của
mình, một nhóm mà Brigita gọi là “những người
bạn của Chúa”.
Vào thời ấy, các Giáo hoàng đang ở Avignon, cách
xa La Mã: Brigita ôm nỗi buồn bã lớn lao hướng
về các ngài, những mong các ngài trở về ngai tòa
Phêrô, trong thánh đô bất diệt.
Bà qua đời năm 1373, trước khi Giáo hoàng
Gregory XI cuối cùng trở về La Mã. Bà đã được
chôn cất tạm thời trong nhà thờ La Mã “San
Lorenzo ở Panisperna”, nhưng vào năm 1374, hai
con của bà, Birger và Karin đã đưa bà trở về quê
hương, đến tu viện Vadstena, trụ sở của Dòng do
Thánh Brigitta sáng lập, tu viện sau đó phát
triển lạ thường. Năm 1391, Đức Giáo hoàng
Boniface IX long trọng tôn vinh Bà lên bậc hiển
thánh.
Phác hoạ chân dung tinh thần của Bà, tôi muốn
nhắc lại ở đây sự thánh thiện của Bà, đặc trưng
bởi vô số những thiên ân và trải nghiệm khiến bà
trở thành một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử
châu Âu. Là người gốc Scandinavia, Thánh
Brigitta là chứng nhân cho hạt giống đức tin
Kitô giáo đã thấm sâu vào cuộc sống của mọi dân
tộc trên lục địa này. Khi tuyên bố Bà là người
đồng bảo trợ của châu Âu, Giáo hoàng Gioan
Phaolô II đã ước mong rằng Thánh Brigitta – sống
ở thế kỷ 14, khi mà Kitô Giáo phương Tây lúc đó
chưa bị chia rẽ – có thể can thiệp hiệu quả với
Thiên Chúa, để được Người ban ân sủng cho sự
hiệp nhất trọn vẹn của mọi Kitô hữu, vốn mong
đợi bấy lâu.
Anh chị em thân mến, chúng tôi muốn cầu nguyện
với cùng một ý hướng ấy, điều này rất quan trọng
đối với chúng tôi, để châu Âu luôn luôn có thể
tự nuôi dưỡng nguồn gốc Kitô giáo của mình, đồng
thời cầu khẩn sự can thiệp mạnh mẽ của thánh
Brigitta Thụy Điển, môn đệ trung thành của Thiên
Chúa và là đồng bảo trợ của Châu Âu.
Cảm ơn anh chị em đã lắng nghe. Amen.
(Ben. Đỗ Quang Vinh chuyển ngữ từ nguyên bản
Pháp Văn.)
https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-23-07-thanh-birgittanu-tu-36395