SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa
Chúa Nhật
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: 2 Mcb 7, 1-2. 9-14
"Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi được sống lại trong cuộc sống đời đời".
Trích sách Macabê quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, có bảy anh em bị bắt làm một với mẹ mình, và bị vua cho đánh bằng roi da và roi gân bò, bắt ép ăn thịt heo mà lề luật đã cấm. Nhưng người anh cả của chúng tâu vua rằng: "Bệ hạ còn hỏi han và muốn dò xét chúng tôi làm chi? Chúng tôi sẵn sàng chịu chết hơn là phạm đến lề luật Thiên Chúa đã truyền cho tổ phụ chúng tôi".
Khi sắp thở hơi cuối cùng, người con thứ hai tâu vua rằng: "Hỡi vua độc ác kia, vua chỉ cất mất mạng sống chúng tôi ở đời này, nhưng Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi, là những kẻ đã chết vì lề luật của Người, được sống lại trong cuộc sống đời đời".
Sau khi người con thứ hai chết, thì đến người con thứ ba chịu cực hình, tên lý hình bảo cậu le lưỡi, cậu liền le lưỡi, dõng dạc giang hai tay ra và nói một cách tin tưởng rằng: "Tôi được Trời ban cho các phần thân thể này, nhưng giờ đây vì lề luật của Thiên Chúa, tôi khinh chê chúng, bởi tôi trông cậy rằng Người sẽ ban lại cho tôi các phần thân thể ấy". Nhà vua và những kẻ tuỳ tùng của ông lấy làm bỡ ngỡ thấy lòng mạnh bạo của cậu trẻ coi các cực hình như không.
Người con thứ ba chết rồi, thì người ta bắt người con thứ tư chịu cùng một cực hình. Lúc sắp chết, cậu nói rằng: "Thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại thì hơn: Phần vua, vua sẽ không được sống lại để sống đời đời đâu".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 16, 1. 5-6. 8b và 15
Ðáp: Lạy Chúa, khi thức giấc, con no thỏa nhìn chân dung Chúa (c. 15b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của con, xin để ý đến lời con kêu cứu, lắng tai nghe tiếng con thốt ra tự cặp môi chân thành. - Ðáp.
2) Bước con đi bám chặt đường lối của Ngài, chân con đã không hề xiêu té. Con kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời con, lạy Chúa, xin lắng tai về bên con, xin nghe rõ tiếng con. - Ðáp.
3) Xin che chở con trong bóng cánh của Ngài. Phần con, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan, khi thức giấc, con no thỏa nhìn chân dung Chúa. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 2 Tx 2, 15 - 3, 5
"Chúa làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Anh em thân mến, nguyện xin Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ðấng đã thương yêu chúng ta và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời và lòng cậy trông tốt lành, xin Người khuyên bảo và làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành.
Anh em thân mến, ngoài ra, xin anh em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để lời Thiên Chúa chóng lan tràn và được vinh hiển như việc đã thể hiện nơi anh em, và để chúng tôi thoát khỏi tay những kẻ lầm lạc và xấu xa: vì không phải hết mọi người đều có lòng tin. Nhưng Thiên Chúa là Ðấng trung thành, Người sẽ làm cho anh em được kiên vững và gìn giữ anh em khỏi sự dữ. Chúng tôi tin tưởng anh em trong Chúa: những điều chúng tôi truyền dạy, anh em hiện đang thi hành và sẽ còn thi hành. Nguyện xin Chúa hướng lòng anh em đến tình yêu Thiên Chúa và lòng kiên nhẫn của Ðức Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 21, 36
Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 20, 27-38
"Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: Nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ goá đó, để cho anh mình có kẻ nối giòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào; sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy? vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ".
Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng. Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê đã cho biết điều ấy trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Suy Nghiệm Lời Chúa
Phục sinh rõ ràng là chủ đề cho Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XXXII Thường Niên Năm C hôm nay, một thời điểm gần áp cuối của toàn thể phụng niên bao gồm 34 tuần lễ. Niềm tin tưởng vào sự phục sinh của thân xác con người chỉ có ở nơi Do Thái giáo ngay trước khi Chúa Kitô giáng sinh. Bài Đọc 1 hôm nay, được Giáo Hội trích từ Sách Macabê quyển thứ hai ở chương 7, về sự kiện người mẹ anh hùng tận mắt chứng kiến và phấn khích cả 7 người con trai của mình hiên ngang tử đạo, thà chết chứ cương quyết không chịu "ăn thịt heo mà lề luật đã cấm". Những câu trả lời khẳng khái của 3 trong 7 người anh em cùng mẹ góa này đã chất chứa niềm tin vào sự phục sinh của Do Thái giáo trước quyền lực của dân ngoại vô thần:
"Hỡi vua độc ác kia, vua chỉ cất mất mạng sống chúng tôi ở đời này, nhưng Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi, là những kẻ đã chết vì lề luật của Người, được sống lại trong cuộc sống đời đời" (lời của người con thứ 2); "Tôi được Trời ban cho các phần thân thể này, nhưng giờ đây vì lề luật của Thiên Chúa, tôi khinh chê chúng, bởi tôi trông cậy rằng Người sẽ ban lại cho tôi các phần thân thể ấy" (lời của người con thứ 3); "Thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại thì hơn: Phần vua, vua sẽ không được sống lại để sống đời đời đâu" (lời của người con thứ 4).
Bài Phúc Âm hôm nay được Thánh ký Luca thuật lại về những gì liên quan đến phục sinh trong câu trả lời của Chúa Giêsu cho thành phần Sađóc vốn không tin có chuyện phục sinh, qua trường hợp giả tưởng họ đặt ra để chất vấn Chúa Giêsu về một người đàn bà làm vợ của cả 7 anh em ruột. Căn cứ vào trường hợp giả tưởng về hôn nhân được họ tự đặt ra này mà thành phần Sađốc mới quan niệm rằng không thể nào có chuyện sống lại một cách hoang đường về thân xác như thế. Tuy nhiên, phục sinh về thân xác chẳng những là một mạc khải thần linh, mà còn là một mầu nhiệm siêu nhiên, vượt trên tầm hiểu biết hạn hẹp của tâm trí con người trần gian. Chính vì chưa được mạc khải về phục sinh nên mới có chuyện đầu thai luân hồi.
Trong bài Phúc Âm hôm nay, lợi dụng câu chất vấn của những người thuộc phát Sađốc, Chúa Giêsu đã mạc khải thêm một số chi tiết quan trọng liên quan đến sự kiện hay sự thật phục sinh của con người khi hoàn tất mầu nhiệm Cánh chung như sau:
1- Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng.
2- Họ sẽ không thể chết nữa: vì họ giống như thiên thần.
3- Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại.
4- Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa".
Trong 4 chi tiết trên đây từ câu trả lời của Chúa Giêsu về vấn đề sống lại của con người, 2 chi tiết đầu tiên quan đến sự kiện phục sinh của thân xác, và 2 chi tiết cuối liên quan đến sự kiện phục sinh của linh hồn. Trước hết, căn cứ vào 2 chi tiết đầu thì thân xác của con người khi sống lại sẽ nên giống như các thần trời, nghĩa là không còn hữu hình nữa, mà là được biến thể, trở thành thiêng liêng vô hình như các thần trời, không lệ thuộc thời không (thời gian và không gian) như khi còn sống trên thế gian này nữa, và nhờ biến thể như thế, thân xác mới có thể nên một với hồn thiêng mà trở thành bất tử.
Sau nữa, 2 chi tiết sau liên quan đến sự kiện phục sinh của linh hồn. Thật ra linh hồn thiêng liêng vô hình như các thần trời, nghĩa là bất tử, không chết như thân xác, một cái chết nơi thân xác của con người gây ra bởi nguyên tội và xẩy ra sau nguyên tội. Tuy linh hồn bất tử nhưng không phải vì thế mà tự nhiên có sự sống đời đời, sự sống thần linh, một sự sống đã bị mất đi bởi nguyên tội sau khi hai nguyên tổ bất tuân lệnh cấm của Thiên Chúa là Đấng dựng nên mình, trong việc dám động chạm đến cây biết lành biết dữ ở ngay giữa vườn địa đường (xem Khởi Nguyên 2:17), nhưng cũng là sự sống đã được Chúa Kitô phục hồi bằng cuộc Vượt Qua của Người.
Tuy nhiên, linh hồn của con người muốn được tái sinh trong Chúa Kitô và bởi Chúa Kitô, nghĩa là muốn được sống đời đời phải tin vào Chúa Kitô Phục Sinh: "Họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại". Chính vì họ tin vào Chúa Kitô mà họ đã "được vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Gioan 5:24; Ephêsô 2:6), và nhờ đó: "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Chúa", "Đấng", được Thánh Phaolô tuyên xưng trong Bài Đọc 2 hôm nay là: "đã thương yêu chúng ta và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời và lòng cậy trông tốt lành".
Nếu Thiên Chúa, trong Chúa Kitô và qua Chúa Kitô, đã cứu chuộc con người cả hồn lẫn xác, thì như Người đã "Vượt Qua" từ cõi chết sang cõi sống thế nào, thì, nơi Người, theo nguyên tắc, nhân tính của con người cũng đã được "vượt qua" như vậy, nghĩa là đã được vượt qua tội lỗi và sự chết mà vào sự sống, nhất là đối với những ai tin vào Người qua Phép rửa: "Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Roma 6:3-4).
Thế nhưng, cho dù có được lãnh nhận Phép rửa, và có được thông phần vào sự sống thần linh với Thiên Chúa và của Thiên Chúa, Kitô hữu còn phải tiếp tục sống xứng đáng với ơn gọi thần linh làm con Thiên Chúa của mình, nghĩa là còn phải sống trung thực với đức tin của mình cho đến cùng nữa họ mới được cứu độ (xem Mathêu 24:13), mới được phục sinh cùng với thân xác của mình trong ngày Chúa Kitô vinh quang tái giáng. Hình ảnh của con người được phục sinh vào lần tái giáng của Chúa Kitô dường như đã được tiên báo trong Thánh Vịnh 16 ở Bài Đáp Ca hôm nay: "nhờ công chính (ám chỉ sống đức tin trên đời này) con sẽ được thấy thiên nhan, khi thức giấc (ám chỉ phục sinh), con no thỏa nhìn chân dung Chúa (ám chỉ được hoan hưởng sự sống đời đời là được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa trong cõi vĩnh phúc)"!
Thứ Hai
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm II) Tt 1, 1-9
"Thiết lập các Trưởng lão trong mỗi thành như cha đã căn dặn con".
Khởi đầu bức thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Titô.
Phaolô, tôi tớ Thiên Chúa, cùng là Tông đồ của Ðức Giêsu Kitô, để rao giảng đức tin cho những kẻ được Thiên Chúa kén chọn và làm cho họ nhận biết chân lý; chân lý đó giúp họ ăn ở đức hạnh và ban cho họ niềm hy vọng sống đời đời mà Chúa, Ðấng chẳng hề nói dối, đã hứa từ thuở đời đời. Khi đã đến thời, Người đã tỏ lời Người ra bằng việc rao giảng mà Người đã uỷ thác cho cha theo lệnh của Thiên Chúa là Ðấng cứu chuộc chúng ta. Gửi cho Titô, con yêu dấu thuộc cùng một đức tin. Nguyện ân sủng và bình an của Thiên Chúa Cha và của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu chuộc chúng ta, ở cùng con.
Lý do Cha để con ở lại đảo Crêta là để con chỉnh đốn những gì còn thiếu sót, và thiết lập các Trưởng lão trong mỗi thành như cha đã căn dặn. Con người được chọn phải là người không có gì đáng trách, chỉ kết hôn một lần; có con cái ngoan đạo, không mang tiếng buông tuồng hoặc ngỗ nghịch. Vì chưng, chủ tịch cộng đoàn, theo tư cách là người quản lý của Chúa, phải là người không có gì đáng trách, không kiêu căng, không nóng nảy, không mê rượu, không gây gỗ, không trục lợi đê hèn, nhưng hiếu khách, hiền lành, tiết độ, công minh, thánh thiện, tiết hạnh, nắm giữ lời chân thật hợp với đạo lý, để có thể dùng đạo lý lành mạnh mà khuyên dụ và phi bác những kẻ chống đối.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6a
Ðáp: Lạy Chúa, đó là dòng dõi tìm kiếm long nhan Chúa (x. c. 6).
Xướng: 1) Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó, chủ địa cầu và muôn loài cư trú ở trong. Vì chính Ngài xây dựng nó trên biển cả, và Ngài giữ vững nó trên chỗ nước nguồn. - Ðáp.
2) Ai khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi thánh của Ngài? Người tay vô tội và lòng thanh khiết, người không để lòng xu hưởng bả phù hoa. - Ðáp.
3) Người đó sẽ được Chúa chúc phúc cho, và được Thiên Chúa là Ðấng cứu độ ban ân thưởng. Ðó là dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan Thiên Chúa nhà Giacóp. - Ðáp.
Alleluia: Mt 11, 25
Alleluia, alleluia! - Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã mạc khải những mầu nhiệm nước trời cho những kẻ bé mọn. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 1-6
"Dù một ngày bảy lần nó trở lại nói cùng con rằng: Tôi hối hận, thì con hãy tha cho nó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không thể nào mà không xảy ra gương xấu, nhưng vô phúc cho kẻ nào gây ra gương xấu. Thà nó bị cột cối đá vào cổ mà ném xuống biển còn hơn là làm gương xấu cho một trong những trẻ nhỏ này.
"Các con hãy cẩn thận: nếu có anh em con lỗi phạm, con hãy răn bảo nó, và nếu nó hối cải, thì hãy tha thứ cho nó; cho dù một ngày nó phạm đến con bảy lần, và bảy lần nó trở lại nói cùng con rằng: "Tôi hối hận", thì con hãy tha thứ cho nó".
Các Tông đồ thưa với Chúa rằng: "Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con". Chúa liền phán rằng: "Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: "Hãy tróc rễ lên và xuống mọc dưới biển", nó liền vâng lời các con".
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Thánh thiện: Một phát triển ngược - không lớn lên mà là nhỏ đi
1) Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó, chủ địa cầu và muôn loài cư trú ở trong. Vì chính Ngài xây dựng nó trên biển cả, và Ngài giữ vững nó trên chỗ nước nguồn.
2) Ai khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi thánh của Ngài? Người tay vô tội và lòng thanh khiết, người không để lòng xu hưởng bả phù hoa.
3) Người đó sẽ được Chúa chúc phúc cho, và được Thiên Chúa là Ðấng cứu độ ban ân thưởng. Ðó là dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan Thiên Chúa nhà Giacóp.
Thứ Ba
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm II) Tt 2, 1-8. 11-14
"Chúng ta hãy sống đạo đức, khi trông đợi niềm hy vọng hạnh phúc và cuộc xuất hiện của Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa và là Ðấng cứu độ chúng ta".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Titô.
Con thân mến, con hãy giảng dạy những gì hợp với đạo lý lành mạnh. Những ông cao niên hãy sống tiết độ, đoan trang, khôn ngoan, lành mạnh trong đức tin, đức mến, đức kiên nhẫn. Các bà cao niên cũng thế, phải ăn ở thánh thiện, chớ nói hành nói xấu, chớ mê say rượu chè, nhưng biết dạy đường lành, để dạy cho các thiếu phụ biết mến chồng thương con, khôn ngoan, thanh khiết, tiết độ, chăm lo việc nhà, hiền hậu, tùng phục chồng, để lời Thiên Chúa khỏi bị xúc phạm.
Các thanh niên cũng thế, con hãy khuyên dạy cho chúng biết tiết độ. Trong mọi sự, con hãy nên gương mẫu về các việc lành, tinh tuyền trong giáo huấn, trang nghiêm, lời lẽ lành mạnh không ai bắt bẻ được, để đối phương phải xấu hổ, vì không thể nói xấu chúng ta điều gì.
Vì chưng, ân sủng của Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ chúng ta, đã xuất hiện cho mọi người, dạy chúng ta từ bỏ gian tà và những dục vọng trần tục, để sống tiết độ, công minh và đạo đức ở đời này, khi trông đợi niềm hy vọng hạnh phúc và cuộc xuất hiện sự vinh quang của Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Ðấng Cứu Ðộ chúng ta. Người đã hiến thân cho chúng ta để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác, luyện sạch chúng ta thành một dân tộc xứng đáng của Người, một dân tộc nhiệt tâm làm việc thiện.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 36, 3-4. 18 và 23. 27 và 29
Ðáp: Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).
Xướng: 1) Hãy trông cậy Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Ðáp.
2) Chúa chăm lo cho mạng sống người nhân đức, và phần gia nghiệp họ còn mãi muôn đời. Nhờ ơn Chúa mà hiền nhân vững bước, và Người yểm hộ đường lối người đi. - Ðáp.
3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu. Những người hiền sẽ được đất nước, và cư ngụ ở đó tới ngàn thu. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 3, 9b-11. 16-17
"Anh em là đền thờ của Thiên Chúa".
Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em là toà nhà của Thiên Chúa. Theo ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi như một kiến trúc sư lành nghề, đã đặt nền móng, còn kẻ khác thì xây lên. Nhưng mỗi người hãy xem coi mình xây lên thế nào? Vì chưng không ai có thể xây dựng một nền tảng khác, ngoài nền tảng đã được xây dựng là Ðức Kitô.
Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy. Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ ấy.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Cl 3, 16a và 17c
Alleluia, alleluia! - Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em; anh em hãy nhờ Ðức Kitô mà tạ ơn Chúa Cha. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 7-10
"Chúng tôi là đầy tớ vô dụng: vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán: "Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về liền bảo nó rằng: "Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa", mà trái lại không bảo nó rằng: "Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống"? Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng không.
"Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm".
Ðó là lời Chúa.
"Đầy tớ vô dụng": làm việc "của" Chúa chứ không phải làm việc "cho" Chúa
1) Hãy trông cậy Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu.
2) Chúa chăm lo cho mạng sống người nhân đức, và phần gia nghiệp họ còn mãi muôn đời. Nhờ ơn Chúa mà hiền nhân vững bước, và Người yểm hộ đường lối người đi.
3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu. Những người hiền sẽ được đất nước, và cư ngụ ở đó tới ngàn thu.
THỨ TƯ
Ngày 09 tháng 11
CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LA-TÊ-RA-NÔ
Thánh đường La-tê-ra-nô là vương cung thánh đường của đức giáo hoàng. Thánh đường này được hoàng đế Con-tan-ti-nô xây dựng năm 320. Vì thế, đây là thánh đường đầu tiên và danh dự, được mệnh danh “là đầu và là mẹ của mọi thánh đường”. Ngày lễ này nhắc ta nhớ rằng thừa tác vụ của đức giáo hoàng, người kế vị thánh Phê-rô, là nguyên nhân và nền tảng hữu hình cho sự hợp nhất trong Dân Thiên Chúa.
Bài Ðọc I: Ed 47, 1-2. 8-9. 12
"Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì tất cả đều được cứu rỗi".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải. Người ấy lại nói với tôi: "Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến. Gần suối nước, hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc uống.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Ðáp: Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao (c. 5).
Xướng: 1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ xuống đầy lòng biển cả. - Ðáp.
2) Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được Chúa cứu giúp. - Ðáp.
3) Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 3, 9b-11. 16-17
"Anh em là đền thờ của Thiên Chúa".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em là toà nhà của Thiên Chúa. Theo ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi như một kiến trúc sư lành nghề, đã đặt nền móng, còn kẻ khác thì xây lên. Nhưng mỗi người hãy xem coi mình xây lên thế nào? Vì chưng không ai có thể xây dựng một nền tảng khác, ngoài nền tảng đã được xây dựng là Ðức Kitô.
Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy. Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ ấy.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 2 Sb 7, 16
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta đã chọn lựa và thánh hoá nơi này, để danh Ta được hiện diện khắp nơi cho đến muôn đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 2, 13-22
"Người có ý nói đền thờ là thân thể Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusa-lem; Người thấy ở trong đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ, Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ, và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: "Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi".
Bấy giờ người Do-thái bảo Người rằng: "Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy". Chúa Giêsu trả lời: "Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại". Người Do-thái đáp lại: "Phải bốn muơi sáu năm mới xây được đền thờ này mà ông, ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?" Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói.
Ðó là lời Chúa.
Latêranô là thánh đường lâu đời nhất trong bốn vương cung thánh đường ở Roma. Chính hoàng đế Constantine đã dâng hiến cho Giáo Hội trước năm 311.
Từ đó, thánh đường Latêranô luôn luôn là trung tâm của đời sống Kitô hữu trong thành phố; dinh thự của các Ðức Giáo Hoàng và là nhà thờ chánh tòa của Roma.
(TĐCTT cao tấn tĩnh chụp tấm hình trên đây ngày 18/11 trong chuyến Hành hương Đức tin Chứng tích Phục sinh 12 ngày 8-19/11/2021)
Thánh thi (Phụng Vụ Giờ Kinh Sáng ngày 9/11)
Từ thành thánh trên trời gửi xuống
Đá góc tường gầy dựng thiên cơ,
Ấy là chính Đức Ki-tô,
Xây Nhà Giáo Hội thiên thu vững vàng.
Thành thánh được Thiên Hoàng yêu chuộng,
Hằng tụng ca hợp xướng nhịp nhàng,
Ba Ngôi Một Chúa cao sang,
Lời hô tiếng hát trổi vang không ngừng.
Xin Chúa Cả đoái thương ngự xuống
Điện thờ này, theo lượng khoan nhân,
Nghe lời khấn nguyện nài van,
Nơi đây tuôn đổ muôn vàn tình yêu.
Cũng nơi đây mọi điều mong ước,
Chúng con trông sẽ được toại nguyền,
Mai vào cõi phúc vô biên,
Cùng chư thần thánh nghỉ yên muôn đời.
Xin bái chúc ngàn lời vinh dự
Dâng Ngôi Cha, Thánh Tử, Thánh Linh,
Hoạ theo nhã nhạc thiên đình,
Trần gian hợp tiếng tôn vinh hát mừng.
Lời cầu (Phụng Vụ Giờ Kinh Ban Mai ngày 9/11)
Cùng với Đức Ki-tô, chúng ta hãy cầu xin Chúa Cha cho Giáo Hội :
Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.
Đây đền thờ xây trên nền đá tảng là Đức Ki-tô, đây dân thánh đặt niềm tin vào Người,
Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.
Đây vườn nho Cha đã trồng và luôn săn sóc, đây dân thánh đem quả trường sinh cho nhân loại,
Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.
Đây đoàn chiên được quy tụ dưới quyền người Mục Tử duy nhất, đây dân thánh để ý nghe tiếng Người,
Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.
Đây mảnh đất Cha đã gieo Lời hằng sống, đây dân thánh như lúa vàng Cha thu lượm vào kho,
Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.
Đây thành đô Thiên Chúa, thành Giê-ru-sa-lem trên trời, đây dân thánh được mời dự tiệc cưới Con Chiên,
Xin Cha đưa mắt nhìn và giơ tay giáng phúc.
Mãi đến năm 324, Đức Giáo Hoàng Synvếttrô mới cung hiến cung điện Latêranô làm Đại Thánh Đường dâng kính Chúa Cứu Thế. Thánh đường này được gọi là “Latêrano”, là tên của gia đình Hoàng Hậu Fausta, người đã dâng hiến đền thờ và dinh thự của bà cho Đức Giáo Hoàng vào thế kỷ thứ IV. Cung điện này do hoàng đế Côngtăntin nhường cho ngài làm nơi cư ngụ. Và ngài đã trú ngụ tại đây cho đến thế kỷ 14 mới dời về Vaticăn. Đây là ngôi Thánh Đường cổ kính nhất, được gọi là “Mẹ và Đầu của tất cả mọi Thánh đường trên thế giới”.
Thánh Đường Latêranô được gọi là Mẹ tất cả các Thánh Đường vì là Thánh Đường đầu tiên được chính quyền công nhận trong đế quốc Lamã, và cũng vì đây là Vương Cung Thánh Đường của giáo phận Rôma, có ngai tòa của Đức Giáo Hoàng.
Để kỷ niệm ngày cung hiến Đại Thánh Đường này, Hội thánh tổ chức mừng lễ hôm nay. Ngày lễ này đáng chúng ta mầng kính, vì nó nhắc mọi người nhớ thánh đường là nhà cầu nguyện, là nhà của Thiên Chúa, là nơi Thánh và đáng kính sợ, là hình ảnh Giêrusalem trên trời và là cửa Thiên đàng. Tất cả các đồ dùng nơi đây đều được thánh hiến: Giếng Rửa tội là nơi chúng ta được tái sinh làm con Chúa, tòa cáo giải là nơi chúng ta được lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, tòa giảng giúp chúng ta nghe Lời Chúa, bàn thờ nơi dâng hiến Chiên Thiên Chúa là Đấng xóa bỏ tội lỗi thế gian, nhà tạm là nơi Vua muôn vua ẩn mình… Kể cả những viên gạch xây dựng đền thờ cũng nhắc chúng ta nhớ tâm hồn mỗi người là những viên đá sống động của ngôi thánh đường thiêng liêng, như lời thánh Xêdariô nói: “Anh em rất thân mến, hôm nay nhờ ơn Chúa, chúng ta hân hoan cử hành ngày giáp năm của đền thờ này. Nhưng chính chúng ta phải là đền thờ đích thực và sống động của Thiên Chúa. Dĩ nhiên dân Kitô hữu có lý để lấy lòng tin mà tôn kính ngày trọng đại của Mẹ Hội thánh, vì họ biết nhờ Mẹ Hội thánh họ đã được tái sinh một cách thiêng liêng. Bởi vì khi sinh ra lần thứ nhất, chúng ta đã là đối tượng cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, còn nhờ cuộc tái sinh, chúng ta đã được trở nên đối tượng của lòng Người thương xót. Quả thế, lần sinh ra thứ nhất đưa tới sự chết, còn cuộc tái sinh gọi ta về sự sống thật…”
“Vì vậy anh em rất thân mến, nếu chúng ta muốn hân hoan cử hành ngày kỷ niệm cung hiến Đền thờ, chúng ta không được dùng những việc xấu xa phá đổ đền thờ sống động của Thiên Chúa nơi chúng ta. Nói thế là để mọi người hiểu rằng: Mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta muốn thấy nhà thờ đó thế nào, thì ta cũng phải sửa soạn tâm hồn ta như thế”.
“Bạn muốn thấy Thánh đường sạch sẽ ư ? Đừng làm linh hồn bạn nhơ nhớp vì dơ bẩn tội lỗi. Bạn muốn thấy Thánh đường trong sáng ư ? Thì Thiên Chúa cũng muốn bạn đừng để tâm hồn tối tăm, nhưng hãy làm như lời Chúa nói, để ánh sáng việc lành chiếu sáng trong tâm hồn chúng ta, và Đấng ngự trên trời sẽ được hiển vinh. Bạn muốn vào nhà thờ thế nào, thì Thiên Chúa cũng muốn vào linh hồn bạn như thế, đúng như lời Người đã hứa: và Ta sẽ ở với chúng và đi lại với chúng”.
Ngày nay, đền thờ Latêranô vẫn vút cao, vẫn đứng sững như muốn nói với mọi người Thiên Chúa luôn yêu thương dân người. Ngày nay, vẫn có đoàn đoàn lớp người tới dự Thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Hàng năm, ngày thứ năm Tuần Thánh Ðức Thánh Cha vẫn tới cử hành lễ với hàng linh mục Rôma, với các Hồng y, Giám mục và ngài diễn tả lại hành động, cử chỉ của Chúa Giêsu xưa nơi nhà tiệc ly là Rửa chân cho các Tông đồ.
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, tất cả chúng ta được trở nên đền thờ của Thiên Chúa
(Phụng Vụ Giờ Kinh Sách ngày 9/11)
Trích bài giảng của thánh Xê-da-ri-ô, giám mục Ác-lơ.
Anh em thân mến, hôm nay nhờ lòng khoan nhân của Đức Ki-tô, chúng ta hân hoan mừng rỡ cử hành ngày kỷ niệm khánh thành ngôi đền thờ này. Nhưng chính chúng ta phải là đền thờ đích thực và sống động của Thiên Chúa. Dân Ki-tô hữu quả có lý khi trung thành mừng kính ngày trọng đại của Mẹ Hội Thánh, vì họ biết nhờ Mẹ Hội Thánh mà họ được tái sinh vào cuộc sống thiêng liêng. Bởi vì khi sinh ra lần đầu, chúng ta là những kẻ đáng hứng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, nhưng lần sau, chúng ta đã được trở nên những kẻ được Người xót thương. Lần sinh thứ nhất dẫn chúng ta đến cõi chết, còn lần sinh thứ hai lại đưa chúng ta về cõi sống.
Thưa anh em, trước khi được thanh tẩy, mọi người chúng ta là miếu thờ ma quỷ, nhưng sau khi được thanh tẩy, chúng ta thành đền thờ của Đức Ki-tô. Nếu chúng ta để tâm suy nghĩ nhiều hơn về ơn cứu độ linh hồn, chúng ta sẽ biết chúng ta là đền thờ đích thực và sống động của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ ngự trong những đền do tay con người làm ra, cũng không chỉ ngự trong những ngôi đền bằng gỗ bằng đá, nhưng đặc biệt Người ngự trong linh hồn đã được dựng nên giống hình ảnh Người và do chính tay Người xây lên. Vì thế, thánh Phao-lô tông đồ đã nói : Đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và đền thờ ấy chính là anh em.
Và vì khi Đức Ki-tô đến, Người trục xuất ma quỷ ra khỏi lòng chúng ta để chuẩn bị ngôi đền thờ cho chính Người trong chúng ta, nên với sự trợ giúp của Người, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình, để nơi chúng ta, Người không còn phải chịu sỉ nhục vì các việc làm xấu xa của chúng ta nữa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì sỉ nhục Đức Ki-tô. Như tôi đã nói : trước khi Đức Ki-tô cứu chuộc chúng ta, chúng ta là đền đài của ma quỷ, về sau chúng ta lại được nên ngôi nhà của Thiên Chúa : chính Thiên Chúa đã đoái thương làm cho chúng ta trở thành ngôi nhà cho Người ngự.
Vì thế, thưa anh em, nếu chúng ta muốn hân hoan mừng ngày cung hiến đền thờ, chúng ta không được dùng những hành động xấu xa để phá huỷ đền thờ sống động của Thiên Chúa nơi chúng ta. Sở dĩ tôi nói như vậy là để ai nấy có thể hiểu rằng : mỗi khi đến nhà thờ, chúng ta muốn thấy nhà thờ đó thế nào, thì chúng ta cũng phải chuẩn bị chính tâm hồn chúng ta như thế.
Bạn muốn thấy ngôi thánh đường sạch sẽ ư ? Bạn đừng làm cho linh hồn bạn ra ô uế vì những nhơ bẩn của tội lỗi. Nếu bạn muốn ngôi thánh đường rực sáng, thì Thiên Chúa cũng muốn bạn không được để cho linh hồn ra tối tăm, nhưng lời Chúa nói phải được thực hiện : ấy là ánh sáng của các việc lành chiếu sáng trong chúng ta và như thế, Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời, được tôn vinh. Bạn muốn vào ngôi thánh đường kia như thế nào, thì Thiên Chúa cũng muốn vào linh hồn bạn như thế, theo lời Người đã hứa : Ta sẽ ngự giữa họ và sẽ đi đi lại lại giữa họ.
Lời cầu (Phụng Vụ Giờ Kinh Ban Chiều ngày 9/11)
Đấng cứu độ chúng ta đã hy sinh mạng sống mình, để quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác bốn phương về một nhà, vậy ta hãy dâng lên Người lời tha thiết nguyện xin :
Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã xây Hội Thánh trên tảng đá vững bền, - xin củng cố lòng tin của Hội Thánh.
Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.
Từ cạnh sườn Chúa, máu và nước đã chảy ra để trở nên nguồn ơn thánh hoá, - xin cho Hội Thánh được đổi mới không ngừng.
Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.
Chúa hiện diện giữa những ai tụ họp vì danh Chúa, - xin nhậm lời Hội Thánh đang đồng tâm nhất trí nguyện cầu.
Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.
Chúa ngự trị với Chúa Cha trong tâm hồn những ai yêu mến Chúa, - xin làm cho tình thương của Hội Thánh ngày thêm hoàn hảo.
Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.
Chúa không khước từ một ai biết chạy đến cùng Chúa, - xin đón nhận tất cả mọi người quá cố vào nhà Cha trên trời.
Xin Chúa cho Hội Thánh được bình an.
Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho dân Chúa được gọi là Hội Thánh, xin nhìn đến chúng con đang tụ họp nơi đây nhân danh Chúa mà ban cho chúng con biết kính thờ, yêu mến và phụng sự Chúa cho phải đạo, hầu đạt tới phúc lộc quê trời Chúa hứa ban. Chúng con cầu xin
Bàn thờ của Ðức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Ðền thờ, được
thiết kế lại vào năm 1851. Trước đây, chỉ có Ðức Giáo Hoàng
được làm lễ tại bàn thờ này mà thôi. Trên bàn thờ có lọng
tán kiểu Gôtích, được trang trí bằng những bức bích họa có
từ thế kỷ 13. Bàn thờ hiện nay bao gồm bàn thờ cũ bằng gỗ do
33 vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng, từ thánh Phêro tới thánh
Silvestro (thế kỷ thứ I đến IV).
Phần dưới bàn thờ được thiết kế vào thế kỷ thứ IX, ở bên
dưới có mộ Ðức Giáo Hoàng Martino V Colouna (1484- 1492), là
vị Giáo Hoàng đầu tiên ở đây sau cuộc ly khai của anh em
chính thống Ðông và Tây phương. Ngài cũng là vị đã cho thực
hiện lát nền đền Nhà thờ bằng nhiều đá cẩm thạch màu sắc
khác nhau.
Theo tương truyền phần trên của Nhà tạm do Ðức Urbano V
thiết lập năm 1367, với khung xám bằng sắt, có giữ đầu của
Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ. Trong thời quân Pháp xâm lăng
vào năm 1799, hai Thánh tích này bị cướp mất và phá hủy.
Ngày nay, người ta có thể thấy vật sao lại do nghệ nhân
Valasier làm. Trong Mặt nhật đựng Thánh tích bên trên bàn
thờ để Mình Thánh Chúa (làm năm 1600) có giữ một mảnh gỗ bàn
bằng gỗ rất cổ kính và đơn sơ, theo tương truyền ở Roma, đây
là bàn thờ, trên đó Thánh Phêrô đã cử hành thánh lễ. Thánh
tích này chỉ được trưng bày ngày lễ Phục Sinh.
Ngày nay, Ðền thờ này do một vị Hồng Y thay mặt Ðức Giáo Hoàng làm Giám quản.
(TĐCTT cao tấn tĩnh chụp tấm hình trên đây ngày 18/11 trong chuyến Hành hương Đức tin Chứng tích Phục sinh 12 ngày 8-19/11/2021)
Thứ Tư
(Nếu không bị trùng và bị át đi bởi Lễ Kính Cung Hiến Đền Thờ Latêranô như năm 2022)
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm II) Tt 3, 1-7
"Xưa chúng ta cũng lầm lạc, nhưng chiếu theo lòng từ bi Chúa, chúng ta đã được cứu thoát".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Titô.
Con thân mến, con hãy nhắc bảo mọi người phải tùng phục thủ lãnh và những người quyền chức, biết vâng lời, sẵn sàng làm mọi việc thiện, đừng thoá mạ ai, và đừng gây gỗ, nhưng ở khoan dung, tỏ lòng rất mực hiền từ với mọi người. Vì chưng, xưa kia chúng ta cũng ngu muội, bất phục, lầm lạc, nô lệ cho tham vọng và nhiều khoái lạc khác, sống trong gian ác và ghen tương, khả ố và đố kỵ lẫn nhau. Nhưng khi Ðấng Cứu Thế, Chúa chúng ta, đã tỏ lòng từ tâm và nhân ái của Người, thì không phải do những việc công chính chúng ta thực hiện, nhưng do lòng từ bi của Người, mà Người đã cứu độ chúng ta bằng phép rửa tái sinh và sự canh tân của Thánh Thần, Ðấng mà Người đã đổ xuống tràn đầy trên chúng ta, qua Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Ðộ chúng ta, để một khi được công chính hoá bởi ân sủng của Ngài, trong hy vọng, chúng ta được thừa kế sự sống đời đời, trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 1).
Xướng: 1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. - Ðáp.
2) Người dẫn tôi qua con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. (Lạy Chúa,) dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con. - Ðáp.
3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. - Ðáp.
4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.
Alleluia: 1 Tx 2, 13
Alleluia, alleluia! - Anh em hãy đón nhận lời Chúa, không phải như lời của loài người, mà là như lời của Thiên Chúa và đích thực là thế. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 11-19
"Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Thiên Chúa là cùng đích chứ không phải là phương tiện
1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.
2) Người dẫn tôi qua con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. (Lạy Chúa,) dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con.
3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa.
4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.
Thứ Năm
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm II) Plm 7-20
"Xin anh tiếp nhận nó không phải như một người nô lệ, nhưng như một người anh em rất thân mến".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Philêmon.
Anh thân mến, tôi rất đỗi vui mừng và an ủi, vì lòng bác ái của anh, vì hỡi anh, nhờ anh mà tâm hồn các thánh được hài lòng.
Bởi đó, dầu trong Ðức Giêsu Kitô, tôi có đủ quyền để truyền cho anh điều phải lẽ, nhưng tôi thà nại vào đức bác ái mà nài xin anh thì hơn, vì anh cũng như tôi. Phaolô già nua, và hiện đang bị cầm tù vì Ðức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh cho Ônêsimô, đứa con tôi đã sinh ra trong xiềng xích. Xưa kia nó là người vô ích cho anh, nhưng hiện nay, nó lại hữu ích cho cả anh và tôi nữa, tôi trao lại cho anh. Phần anh, anh hãy đón nhận nó như ruột thịt của tôi.
Tôi cũng muốn giữ nó lại để thay anh mà giúp đỡ tôi trong lúc tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng vì chưa biết ý anh, nên tôi không muốn làm gì, để việc nghĩa anh làm là một việc tự ý, chứ không vì ép buộc. Vì biết đâu nó xa anh một thời gian để rồi anh sẽ tiếp nhận nó muôn đời, không phải như một người nô lệ, nhưng thay vì nô lệ, thì như một người anh em rất thân mến, đặc biệt đối với tôi, huống chi là đối với anh, về phần xác cũng như trong Chúa.
Vậy nếu anh nhận tôi là bạn hữu, thì xin anh hãy đón nhận nó như chính mình tôi vậy. Nếu nó đã làm thiệt hại cho anh điều gì, hay mắc nợ anh, xin anh hãy tính vào sổ của tôi. Chính tôi là Phaolô đây, tôi tự tay viết là tôi sẽ thanh toán, trừ phi tôi kể ra cho anh hay rằng chính anh mắc món nợ với tôi. Hỡi anh, thật thế. Nhờ anh tôi sẽ được hân hoan trong Chúa: anh hãy làm cho tôi được thoả lòng trong Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Ðáp: Phúc thay con người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ (c. 5a).
Xướng: 1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Ðáp.
2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Ðáp.
3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Ðức Thiên Chúa của người sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. - Ðáp.
Alleluia: 2 Tx 2, 14
Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 20-25
"Nước Thiên Chúa ở giữa các ông".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu "Khi nào nước Thiên Chúa đến", thì Người đáp lại rằng: "Nước Thiên Chúa không đến để cho người ta quan sát, và người ta sẽ không nói được: "Này nước trời ở đây hay ở kia". Vì nước Thiên Chúa ở giữa các ông". Chúa lại phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có ngày các con ước ao thấy được một ngày của Con Người mà không được thấy. Người ta sẽ bảo các con: "Này Người ở đây và này Người ở kia", các con chớ đi đến và đừng tìm kiếm. Vì như chớp sáng loè từ chân trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ đến trong ngày của Người như vậy. Nhưng tiên vàn Người phải chịu đau khổ nhiều, và bị dòng dõi này xua đuổi".
Ðó là lời Chúa.
"Anh thân mến, tôi rất đỗi vui mừng và an ủi, vì lòng bác ái của anh, vì hỡi anh, nhờ anh mà tâm hồn các thánh được hài lòng. Bởi đó, dầu trong Ðức Giêsu Kitô, tôi có đủ quyền để truyền cho anh điều phải lẽ, nhưng tôi thà nại vào đức bác ái mà nài xin anh thì hơn, vì anh cũng như tôi. Phaolô già nua, và hiện đang bị cầm tù vì Ðức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh cho Ônêsimô, đứa con tôi đã sinh ra trong xiềng xích. Xưa kia nó là người vô ích cho anh, nhưng hiện nay, nó lại hữu ích cho cả anh và tôi nữa, tôi trao lại cho anh. Phần anh, anh hãy đón nhận nó như ruột thịt của tôi... Vì biết đâu nó xa anh một thời gian để rồi anh sẽ tiếp nhận nó muôn đời, không phải như một người nô lệ, nhưng thay vì nô lệ, thì như một người anh em rất thân mến, đặc biệt đối với tôi, huống chi là đối với anh, về phần xác cũng như trong Chúa".
Bài Đáp Ca hôm nay, được trích từ Thánh Vịnh 145, bày tỏ cảm nhận thần linh về Vị "Thiên Chúa nhà Giacóp" xót thương "phù trợ" những ai khốn cùng: "người bị áp bức... những kẻ đói ... những người tù tội... những kẻ đui mù... những kẻ bị khòm lưng khuất phục... những khách kiều cư... những người mồ côi quả phụ...", một tình thương tỏ hiện giữa loài người như "Nước Trời ở giữa" họ như thể "làm vua cho đến muôn đời"
1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.
2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.
3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Ðức Thiên Chúa của người sẽ làm vua tự đời này sang đời khác.
Ngày 10 tháng 11
Thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh
Thánh nhân sinh tại Ê-tru-ri-a. Năm 440, người làm giáo hoàng. Với tầm nhìn xa trông rộng và nghị lực phi thường, người đã đương đầu với nguy cơ xâm lăng của dân man di và lạc giáo của Êu-ti-khê đang đe doạ niềm tin về mầu nhiệm Nhập Thể. Nhưng trong tư cách một mục tử, người ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình và không ngừng nhắc nhở các tín hữu thể hiện đức tin trong cuộc sống hằng ngày. Người qua đời năm 461.
Người ta không biết được thánh Lêo sinh ra ngày nào và cả nơi
sinh của Ngài cũng không được biết chắc. Có lẽ Ngài là người
Roma. Chúng ta chỉ biết được rằng: Ngài là một phó tế góp phần
cai quản dưới hai triều Giáo hoàng Cêlestinô I và Sixtô III và
được bầu làm giáo hoàng năm 440. Được chọn làm giám mục Roma,
phải đợi 40 ngày sau Ngài mới được trở về.
Trước trách nhiệm chất đầy, Ngài đã sợ: - Lạy Chúa, có sự cân
xứng nào giữa gánh nặng Chúa trao và sự yếu hèn của con, giữa sự
cất nhắc và sự hư không của con ?
Và Ngài tiếp : - Chúa đã đặt gánh nặng cho con, xin Chúa gánh
với con, xin Chúa hãy là người hướng dẫn và nâng đỡ con.
Công cuộc Ngài làm thật lớn lao và đa diện khó có thể tóm kết
lại được mà không bất công. Dầu vậy, có thể nói công cuộc này
qui về 4 hình thái chính: kiểm soát lạc giáo bên Tây phương, can
thiệp về giáo thuyết quan trọng bên Đông phương, bảo vệ Roma
khỏi cuộc tấn công của dân rợ và những nỗ lực của một mục tử và
một nhà giáo dục.
Thánh Lêô đã phải có biện pháp đối với không dưới ba lạc giáo.
Không còn dễ dãi cho những người theo Pêlagiô được hiệp thông
nữa và đòi phải công khai tuyên xưng đức tin trước khi được nhận
là phần tử đầy đủ của Giáo hội. Những người trốn thoát cuộc tấn
công của Valda Phi Châu đã mang thuyết Manichêô đến Roma. Thánh
Lêô thấy rằng: cộng đoàn bí mật này phải được công khai đưa ra
ánh sáng. Ngài cũng nhiệt liệt ủng hộ các giám mục Tây Ban Nha
và Phi Châu chống lại thuyết Priscillanô, những cuộc tranh luận
về giáo thuyết tại Giáo hội bên Đông phương liên quan tới chính
bản tính của Chúa. Hai nhà tiền phong của cuộc tranh luận là
Eutiches, một tu viện trưởng ở Constantinople và thánh Plavianê,
thượng phụ giáo chủ Constantinople là người trong cuộc chiến đã
bị những người theo Eutiches hành hạ cho đến chết.
Năm 451, một cộng đồng qui tụ trên 600 giám mục về Chalcedonia.
Thánh Lêô đã viết lá thư danh tiếng gởi Plavianô, trình bày giáo
thuyết về ngôi vị và bản tính của Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã đặt
bức thư này trên mộ thánh Phêrô, vị thủ lãnh tiên khởi của Giáo
hội và ăn chay cầu nguyện suốt 40 ngày. Bức thư được đọc tại
công đồng và đã được nhận như một bản tuyên xưng đức tin. Quyền
tối thượng của Đức giáo hoàng tỏ hiện khi giám mục đồng thanh
kêu lớn : - Chính thánh Phêrô đã nói qua Lêô.
Như thế đứng đầu các giám mục không mấy quan tâm tới quyền tối
thượng của Roma. Ngài đã cất giữ được sự hiệp nhất Giáo hội.
Ngài đã viết: "Đức tin của Phêrô đã được chính Thiên Chúa mặc
cho sự kiện vững không thể lay chuyển nổi. Dù cho sự cúng lòng
của các lạc giáo hay sư man rợ của lương dân cũng sẽ không bao
giờ đảo lộn được đức tin này".
Trong số các quyết định, Ngài đã tạo được sự đồng ý giữa Đông
Tây cử hành lễ phục sinh vào cùng một ngày ở khắp nơi.
Một cuộc chiến khác chờ đón Đức Giáo hoàng Attila và rợ Hung Nô
võ trang hùng hậu, gieo rắc những khủng khiếp chiến tranh và tàn
phá. Người ta nói rằng: những người man di này khi sinh ra là mẹ
họ nghiền mặt đi cho hợp với nón sắt, và chính họ xẻ má cho râu
hết mọc nổi. Họ thờ thanh gươm khắc sâu vào bàn thờ, tưới máu
các tù nhân trên đó và làm một thiết đồ bằng đầu các địch thủ.
Năm 452, họ đổ vào miền Bắc Italia gieo rắc tàn phá trên đường
tiến quân. Không một đoàn quân nào có sức bảo vệ Roma. Các tướng
lãnh và hoàng đế Valentinô III run sợ chỉ biết đặt niềm tin
tưởng vào Đức giáo hoàng.
Thánh Lêô sau 3 ngày cầu nguyện chay tịnh đã ra đón người gieo
vãi kinh sợ trên thế gian. Và điều gì đã xảy ra ? Người ta có
thể tưởng tượng được một Attila hùng hổ với đoàn quân đông đảo
đối diện với người cha chung của các Kitô hữu mặc phẩm phục giáo
hoàng và chỉ có tình yêu trong lòng làm khí giới. Attila tiến
đến Roma với những dự tính đẫm máu, nhưng Đức Lêô đã đổi lòng
hắn. Vương quốc được bình an với lễ vật triều cống hàng năm. dân
Hung Nô trở lại Pannonnia. Đức Giáo hoàng nói với nhà vua: - Hãy
tạ ơn Chúa vì Ngài đã cứu chúng ta khỏi tai họa khủng khiếp.
Đối với dân chúng vui mừng sung sướng, Ngài truyền cho họ phải
cảm tạ Chúa.
Nhưng lòng nhiệt thành và biết ơn ban đầu đã không tồn tại được
lâu. Dân chúng vô ơn và sa đọa, khi nỗi sợ qua rồi họ quên rằng
lòng thương xót họ đã cứu vương quốc và họ lao mình vào các cuộc
chơi bời phóng đãng. Cả đến nhà vua Valentinô cũng làm gương xấu
cho dân chúng. Những lời trách cứ của đức giáo hoàng không được
đến xiả tới. Và ba năm sau, những rợ Vandales dưới quyền vua
Ghenséric kéo quân tới. Các nhân vật lớn chạy trốn, cửa thành bỏ
ngõ và Đức giáo hoàng một mình ở lại với dân Roma. Ngài một lần
nữa ra đón quân xâm lăng. Lần này họ ít bị khắc phục hơn lần
trước.
Dầu vậy, ảnh hưởng của thánh Lêô cũng đáng đủ để kiềm chế bớt
cuộc chém giết và sự tàn phá, các nhà thờ được tôn trọng. Trái
với lời hứa hẹn, nhiều dân thành vẫn bị bắt. Đức giáo hoàng đã
chuyển đồ cứu tế cho họ, sai các linh mục tới nâng đỡ họ và còn
mua chuộc lại một số lớn các tù nhân.
Những năm cuối đời Ngài dành sửa sang lại các tai họa do các
cuộc xâm lăng gây nên, xây dựng lại các tu viện mà với cảm quan
về nghệ thuật, Ngài đã làm giàu thêm bao nhiêu là họa phẩm. Ngài
để lai nhiều bài giảng, nhiều thư từ rất quan trọng, ngày nay
chúng ta còn đọc được.
Thánh Lêô từ trần năm 461. Ngài xứng đáng được mệnh danh là
người đầu tiên được chôn cất trong đại vương cung thánh đường
thánh Phêrô. Đức giáo hoàng Sergiô I ghi trên bia mộ của Ngài:
"Tôi canh chừng kẻo lang sói luôn rình mò phá phách đoàn chiên".
Đây là lời thánh Lêô để lại : - "Các con được thấm nhập vào
Chúa".
- " Trong tâm hồn mỗi tín hữu còn có cái trên trời mà người ta
thán phục".
- "Nước Trời không đến với những người ngủ mê.
Năm 1754, Ngài được suy tôn lên bậc thánh tiến sĩ trong Giáo hội.
Việc phục vụ đặc biệt trong tác vụ của tôi
(Phụng Vụ Giờ Kinh Sách ngày 10/11)
Trích bài giảng của thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng.
Hội Thánh phổ quát của Thiên Chúa được tổ chức theo những cấp bậc khác nhau, sao cho các chi thể khác nhau duy trì được sự toàn vẹn của thân thể thánh. Tuy nhiên, như thánh Tông Đồ nói : Tất cả chúng ta chỉ là một trong Đức Ki-tô. Và cũng chẳng ai vì chức vụ của người khác mà bị tách ra, đến nỗi một phần chi thể tầm thường nào đó không còn liên kết với đầu nữa. Vậy anh em thân mến, hợp nhất trong đức tin và trong phép rửa, chúng ta làm thành một xã hội không phân biệt giai cấp, và chúng ta có chung một phẩm giá, theo lời thánh Phê-rô tông đồ nói : Cả anh em nữa, hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây lên ngôi Đền Thờ thiêng liêng và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô. Và ngay sau đó, thánh nhân nói thêm : Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa.
Thật vậy, dấu thánh giá làm cho mọi người đã được tái sinh trong Đức Ki-tô thành những bậc quân vương, rồi Thánh Thần xức dầu thánh hiến họ thành những tư tế : như vậy, không kể việc phục vụ đặc biệt trong tác vụ của tôi, mọi Ki-tô hữu sống theo ơn Thánh Thần đều biết mình đồng phận với hàng quân vương và được tham gia nhiệm vụ tư tế. Thật vậy, còn gì có tính cách vương giả cho bằng tâm hồn nhờ suy phục Thiên Chúa mà thành người cai quản chính thân xác mình ? Và còn gì có tính cách tư tế cho bằng hiến dâng cho Chúa lương tâm tinh tuyền, và tiến dâng những lễ phẩm vô tỳ tích của lòng đạo đức trên bàn thờ là chính lòng mình ? Nhờ ơn Thiên Chúa, mặc dầu những lễ dâng đó đã trở thành của chung mọi người, nhưng đối với anh em, thật là đạo đức và đáng ca ngợi khi anh em vui mừng với ngày đăng quang của tôi, coi đó như niềm vinh dự riêng của anh em, mà cử hành trong khắp cả Hội Thánh lễ mừng một mầu nhiệm tư tế duy nhất. Khi dầu thánh hiến tuôn chảy, mầu nhiệm ấy hẳn đã đổ tràn lên các chi thể cấp trên dào dạt hơn, nhưng cũng trào không ít xuống các chi thể cấp dưới.
Vậy, anh em thân mến, cho dù chúng ta có dư lý lẽ để cùng vui mừng vì được thông chia ân huệ trên đây, nhưng chúng ta còn có lý do đích thực và chính đáng hơn nữa khi không dừng lại ở thân phận mọn hèn của tôi. Ngược lại, sẽ hữu ích hơn nhiều, xứng hợp hơn nhiều, nếu chúng ta đưa mắt tâm hồn lên chiêm ngưỡng vinh quang của thánh cả Phê-rô tông đồ và cử hành ngày lễ hôm nay chủ yếu là để tôn kính người. Chính suối nguồn mọi đoàn sủng đã tuôn đổ cho người ngập tràn muôn ơn, đến nỗi vì chỉ có một mình người đã nhận được nhiều ơn, nên không có ơn nào được thông ban cho người khác mà chính người lại không được chia sẻ. Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Đức Ki-tô đã tự hiến hoàn toàn để cứu chuộc loài người.
Thánh Giáo Phụ Lêô Cả
Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 5/3/2008
Bài Giáo Lý 68 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh chị em thân mến,
Để tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta với các vị Giáo Phụ của Giáo Hội, những luồng ánh sáng hướng dẫn thực sự từ xa, trong cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay đây, chúng ta sẽ nhìn đến một vị giáo hoàng, vị mà vào năm 1754, đã được Đức Biển Đức XIV tuyên bố là tiến sĩ của Giáo Hội: hiển nhiên là tôi muốn nói về Đức Leô Cả. Như danh xưng của ngài được truyền thống gán cho, ngài thực sự là một trong những vị đại giáo hoàng làm vẻ vang cho Ngai Tòa Rôma. Ngài đã đóng góp rất lớn cho việc kiên cường quyền bính và thế giá của ngài tòa này. Ngài là vị Giám Mục Rôma đầu tiên lấy tên Lêô, một danh xưng sau đó được xưng nhận bởi 12 vị giáo hoàng nữa. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên chúng ta thấy được việc ngài giảng dạy cho dân chúng qui tụ lại bên ngài trong các cuộc mừng lễ. Điều này làm cho chúng ta tự nhiên nghĩ về ngài liên quan tới các buổi Triều Kiến chung Thứ Tư; một cuộc gặp gỡ trong các thập niên gần đây đã trở thành một cách thức gặp gỡ thông thường và cần thiết với tín hữu cũng như với nhiều khách thăm viếng khác trên khắp thế giới.
Thánh Lêô vào đời ở Tuscia. Ngài đã trở thành một vị phó tế của Giáo Hội Rôma vào khoảng năm 430 và qua giòng thời gian ngài đã tiến lên vị trí cao cả. Ngài nổi bật trong vai trò phó tế này và vào năm 440 Galla Placidia đang cai quản Đế Quốc Rôma Tây Phương bấy giờ đã sai ngài tới Gallia để giúp giải quyết một tình trạng rất ư là khó khăn.
Tuy nhiên, vào mùa hè năm đó, Đức Giáo Hoàng Sisto III – một danh xưng liên quan tới những tấm vi thạch ghép uy linh ở Santa Maria Maggiore – qua đời. Chính Thánh Lêô là vị kế nhiệm ngài; ngài đã nghe tin này trong khi đang thực hiện sứ vụ hòa bình của ngài ở Gaul.
Khi trở về Rôma, vị tân Giáo Hoàng này đã đăng quang vào ngày 29/9/440. Giáo triều của ngài kéo dài 21 năm và phải công nhận là một trong những giáo triều quan trọng nhất trong lịch sử Giáo Hội. Khi qua đời vào ngày 10/11/461, vị Giáo Hoàng này đã được mai táng gần một Thánh Phêrô. Thánh cốt của ngài vẫn còn được lưu giữ ở một trong những bàn thờ ở Vatican cho tới ngày nay.
Giáo Hoàng Lêô đã sống vào những thời buổi rất khó khăn: nào là những cuộc xâm chiếm của man dân cứ tái đi diễn lại, nào là tình trạng dần dần suy yếu về quyền lực đế quốc ở Tây phương cùng với một cuộc khủng hoảng lâu dài về xã hội là những gì buộc vị Giám Mục Rôma – như đã từng xẩy ra ở một mức độ trầm trọng hơn nữa vào một thế kỷ rưỡi sau đó trong giáo triều của Đức Grêgôriô Cả – phải lãnh nhận vai trò ở những gì đang xẩy ra về dân sự lẫn chính trị thời bấy giờ. Điều này hiển nhiên đã giúp vào việc làm gia tăng tầm quan trọng và thế giá của Ngai Giáo Hoàng Rôma.
Thánh Lêô Cả được đặc biệt nhớ đến về một số những gì xẩy ra trong cuộc đời của ngài vào năm 452, khi ngài gặp Attila người Mông Cổ ở Matua và đã chinh phục được ông hủy bỏ cuộc xâm chiếm của ông là những gì đã tàn phá các miền đông bắc Ý quốc. Việc làm này của ngài đã cứu được cả phần đất còn lại của bán đảo Ý quốc.
Biến cố quan trọng đáng ghi nhớ này đã trở thành biểu hiệu cho những nỗ lực hòa bình của vị Giáo Hoàng ấy. Tiếc thay, một sáng kiến khác của vị giáo hoàng này xẩy ra sau đó 3 năm không được thành công cho lắm. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy lòng can đảm kinh khủng. Vào mùa xuân năm 455, Đức Lêô đã không thể ngăn chặn được các nhóm quân Geiseric Vandals xâm chiếm và tàn phá Rôma hai tuần lễ. Dầu sao cử chỉ do vị Giáo Hoàng này thực hiện – vị đã đi tay không cùng với hàng giáo sĩ của ngài đến gặp kẻ xâm lược trong nỗ lực thuyêá phục ông ta dừng tay – đã tránh cho Rôma khỏi bị thiêu rụi và cứu được Đền Thờ Thánh Phêrô, Thánh Phaolô và Thánh Gioan là những nơi dân chúng Rôma đang khiếp sợ ẩn náu.
Chúng ta đã biết rõ những hành động của Giáo Hoàng Lêô, nhờ những bài giảng tuyệt hay của ngài – khoảng gần 100 trong số những bài giảng của ngài đã được bảo trì bằng tiếng Latinh xuất sắc và rõ ràng – cũng như nhờ ở các bức thư của ngài, khoảng ở con cố 150. Trong các bản văn của mình, vị Giáo Hoàng này đã cho thấy tất cả những gì là cao cả của mình, trong việc phục vụ cho chân lý bằng bác ái yêu thương, bằng việc thực hiện không mỏi mệt một thứ ngôn từ chứng tỏ ngài vừa là một thần học gia vừa là vị chủ chiên.
Đức Lêô Cả, vị luôn nhận biết các tín hữu của mình và dân chúng Rôma, song cũng biết được cả mối hiệp thông giữa các Giáo Hội khác nhau cùng những nhu cầu của chư giáo hội này, đã là một vị củng cố và không ngừng phát động vai trò chính yếu của Rôma, cho ngài là vị thừa kế đích thực của Thánh Phêrô Tông Đồ: nhiều vị giám mục tham dự Công Đồng Chung Chalcedon – hầu hết là đông phương – đã hoàn toàn thấy được điều ấy.
Diễn ra vào năm 451, với 350 vị giám mục, công đồng này là một cuộc tụ họp quan trọng nhất chưa hề thấy được cử hành trong lịch sử Giáo Hội. Chalcedon đã tiêu biểu cho mục tiêu cuối cùng về Kitô học của ba công đồng chung trước đó: Công Đồng Chung Nicea năm 325, Constantinople năm 381 và Êphêsô năm 431. Ngay vào thế kỷ thứ 6, 4 công đồng này, những công đồng đã tổng hợp đức tin của Giáo Hội sơ khai, được so sánh với 4 cuốn Phúc Âm, như Thánh Grêgôriô Cả khẳng định trong một bức thư nổi tiếng của ngài (I,24), trong đó ngài đã tuyên bố rằng chúng ta cần phải “chấp nhận và tôn kính, như bốn cuốn Phúc Âm Thánh, 4 Công Đồng ấy”, vì, như ngài giải thích thêm, nhờ những công đồng ấy mới có “cấu trúc của đức tin thánh hảo được dựng nên như trên một nền đá”.
Khi bác bỏ lạc thuyết của Eutiche, một lạc thuyết chối bỏ nhân tính thực sử của Con Thiên Chúa, Công Đồng Chalcedon đã khẳng định mối hiệp nhất nơi một Ngôi Vị duy nhất, không lẫn lộn và không phân chia, của hai bản tính nhân loại và thần linh.
Vị Giáo Hoàng này đã khẳng định niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật trong một bản văn tín lý quan trọng gửi cho vị giám mục ở Constantinople, được gọi là “Tom to Flavianus”, một bức thư được đọc ở Công Đồng Chung Chalcedon và được hoan hô bởi các vị giám mục tham dự, được ghi vào văn bản của Công Đồng với những lời này: “Phêrô đã nói qua miệng của Lêô”, các vị nghị phụ đã cùng nhau kêu lên như thế.
Từ việc can thiệp này cũng như những cuộc can thiệp khác trong vấn đề tranh luận về Kitô học trong những năm ấy, rõ ràng là vị Giáo Hoàng này cảm thấy trách nhiệm khẩn trương của vị Thừa Kế Thánh Phêrô, vị có vai trò đặc thù chuyên nhất trong Giáo Hội, vì “chỉ có một vị Tông Đồ duy nhất được lý thác cho những gì được truyền đạt cho tất cả mọi vị tông đồ”, Đức Lêô đã khẳng định như thế trong một những bài giảng về Thánh Phêrô và Phaolô (83,2).
Vị giáo hoàng này đã thực thi những trách nhiệm như thế, ở Tâp phương cũng như Đông phương, bằng việc can thiệp vào những trường hợp khác nhau cách khôn ngoan, cương quyết và minh tường qua các bản văn của ngài cũng như qua những bản viết thảo của ngài. Làm như thế là ngài đã chứng tỏ cho thấy tầm quan trọng của thượng quyền Rôma bấy giờ, cũng như ngày nay, để hiệu nghiệm giúp vào mối hiệp thông là một đặc tính của Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất.
Ý thức được tầm quan trọng về lịch sử của những thời buổi ngài đã sống và tình trạng đổi thay đang diễn ra – một thời điểm khủng hoảng trầm trọng – từ dân ngoại tới thành Rôma Kitô Giáo, bằng việc giảng dạy và chăm sóc mục vụ, Đức Lêô Cả đã có thể sống gần gũi với dân chúng và tín hữu. Ngài đã phấn khích việc bác ái ở một thành Rôma đang chịu tình trạng đói kém, tị nạn, bất công và nghèo khổ. Ngài đã ngăn cản những thứ mê tín dị đoan của dân ngoại và các hoạt động của những nhóm Nhị Nguyên Thuyết. Ngài đã liên kết phụng vụ với đời sống hằng ngày của Kitô hữu bằng việc liên kết, chẳng hạn, việc chay tịnh với đức bác ái và bố thí, nhất là trong 4 “tempora” là những gì đánh dấu những thay đổi theo mùa trong năm. đặc biệt là Đức Lêô Cả giảng dạy tín hữu – thậm chí ngày nay các lời của ngài vẫn còn áp dụng cho cả chúng ta nữa – rằng phụng vụ Kitô giáo không phải chỉ là một cách thức để tưởng nhớ những biến cố trong quá khứ mà là những gì chú trọng tới những sự thật vô hình đang sinh động nơi đời sống của hết mọi người. Ngài nhấn mạnh trong một bài giảng (64,1-2) là chúng ta cần phải cử hành Phục Sinh bất cứ lúc nào trong năm “chứ không phải là một cái gì đó trong quá khứ, mà là một biến cố của hiện tại”.
Vị Giáo Hoàng Thánh này nhấn mạnh rằng điều này là toàn phần của một biến cố được hòa tấu: Như vị Hóa Công thở sự sống vào con người được nặn lên từ bùn đất thế nào thì sau nguyên tội Ngài đã sai Con Ngài vào thế gian để trả lại cho con người phẩm vị của họ và hủy diệt triều đại của ma quỉ bằng sự sống mới của ân sủng như thế.
Đó là mầu nhiệm về Kitô học được Đức Leô Cả góp phần trọng yếu và hiệu nghiệm bằng bức thư của ngài cho Công Đồng Chung Êphêsô, khẳng định trong công đồng này những gì Thánh Phêrô đã nói ở Caesarea-Philippi.
Với Thánh Phêrô và như Thánh Phêrô, ngài đã tuyên xưng rằng: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Thiên Chúa cùng với con người, “không xa lạ với nhân loại nhưng xa lạ với tội lỗi” (cf. Serm. 64).
Bằng sức mạnh của niềm tin Kitô học này của mình, ngài đã là một con người cao cả rao giảng an bình và yêu thương. Bởi thế, ngài tỏ cho chúng ta thấy đường lối là trong tin tưởng chúng ta biết sống bác ái. Nhờ Thánh Lêô Cả, chúng ta học biết tin tưởng vào Chúa Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, và hiện thực đức tin của chúng ta hằng ngày qua các hoạt động cho hòa bình cũng như qua tình yêu thương tha nhân.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/3/2008
(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
Lời nguyện (Phụng Vụ Giờ Kinh ngày 10/11)
Lạy Chúa, Chúa đã xây dựng Hội Thánh Chúa trên nền tảng vững chắc là các Tông Đồ, khiến cho sức mạnh của ác thần không tài nào thắng nổi. Xin nhậm lời thánh giáo hoàng Lê-ô nguyện giúp cầu thay, mà cho Hội Thánh luôn giữ vững chân lý và được vui hưởng thái bình. Chúng con cầu xin
Thứ Sáu
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm II) 2 Ga 4-9
"Kẻ nào giữ vững đạo lý này, sẽ được Chúa Cha và Chúa Con".
Trích thư thứ hai của Thánh Gioan Tông đồ.
Thưa Bà đáng kính, tôi rất đỗi vui mừng vì đã gặp thấy trong hàng con cái Bà có những kẻ sống trong chân lý, theo mệnh lệnh chúng ta đã nhận từ nơi Chúa Cha. Và thưa Bà, bây giờ tôi xin Bà, không phải như thể tôi viết cho Bà một mệnh lệnh gì mới, nhưng là mệnh lệnh chúng ta có từ ban đầu: là chúng ta phải thương yêu nhau. Và lòng mến này là chúng ta hãy sống theo mệnh lệnh của Người, vì đây là mệnh lệnh, là anh em hãy sống theo luật yêu mến, như anh em đã học biết từ ban đầu.
[Ấy là vì đã có lắm kẻ lừa gạt xuất hiện trong thế gian, những kẻ không tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Ðó là kẻ lừa gạt, và là Phản-Kitô. Hãy coi chừng chính mình anh em, để khỏi làm hư hỏng mất các công khó của chúng tôi, nhưng mà để được lĩnh một phần thưởng sung mãn. Phàm ai xông tới trước mà không lưu lại trong giáo huấn của Ðức Kitô, tất không có Thiên Chúa. Kẻ nào lưu lại trong giáo huấn, kẻ ấy được có Cha và Con.]
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 118, 1. 2. 10. 11. 17. 18
Ðáp: Phúc đức những ai tiến thân trong luật pháp của Chúa (c. 1b).
Xướng: 1) Phúc đức những ai theo đường lối tinh toàn, họ tiến thân trong luật pháp của Chúa. - Ðáp.
2) Phúc đức những ai giữ lời Ngài nghiêm huấn, những người đó tận tâm kiếm tìm Ngài. - Ðáp.
3) Với tất cả tâm can con tìm Chúa, xin chớ để con lạc xa chỉ thị Ngài. - Ðáp.
4) Con chôn cất trong lòng lời răn của Chúa, để con không phạm tội phản nghịch Ngài. - Ðáp.
5) Xin gia ân cho tôi tớ Ngài được sống, để tuân giữ những lời Ngài răn. - Ðáp.
6) Xin mở rộng tầm con mắt của con, để quan chiêm những điều kỳ diệu trong luật Chúa. - Ðáp.
Alleluia: 1 Ga 2, 5
Alleluia, alleluia! - Ai giữ lời Chúa Kitô, thì quả thật tình yêu của Thiên Chúa đã tuyệt hảo nơi người ấy. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 26-37
"Cũng xảy ra như thế trong ngày Con Người xuất hiện".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như sự kiện đã xảy ra thời Noe thế nào, thì trong ngày Con Người cũng xảy đến như vậy. Thiên hạ cứ ăn uống, cưới vợ gả chồng, mãi cho tới ngày Noe vào tầu, rồi nước lụt đến tiêu diệt mọi người.
"Lại cũng như đã xảy ra thời ông Lót: người ta ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây cất, nhưng ngày ông Lót ra khỏi thành Sôđôma, thì trời liền mưa lửa và sinh diêm, tiêu diệt mọi người. Cũng sẽ xảy như thế trong ngày Con Người xuất hiện.
"Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà có đồ vật trong nhà, thì chớ xuống lấy đi; và ai ở ngoài đồng cũng đừng trở về. Các con hãy nhớ trường hợp vợ ông Lót. Ai lo cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất sự sống mình thì giữ được nó.
"Thầy bảo các con: Trong đêm ấy sẽ có hai người trên một giường, thì một người bị đem đi, và người kia sẽ được để lại. Hai phụ nữ xay cùng một cối, thì một người sẽ bị đem đi, còn người kia sẽ được để lại. Hai người ở ngoài đồng, thì một người bị đem đi, và người kia được để lại".
Các môn đệ thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, chuyện đó ở đâu vậy?" Người phán bảo các ông: "Xác ở đâu thì diều hâu tựu lại đó".
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Về Ngày Cùng Tháng Tận
Họ là thành phần được Thánh Vịnh 118 ở Bài Đáp Ca hôm nay ca ngợi là thành phần "Phúc đức" như sau:
1) Phúc đức những ai theo đường lối tinh toàn, họ tiến thân trong luật pháp của Chúa.
2) Phúc đức những ai giữ lời Ngài nghiêm huấn, những người đó tận tâm kiếm tìm Ngài.
3) Với tất cả tâm can con tìm Chúa, xin chớ để con lạc xa chỉ thị Ngài.
4) Con chôn cất trong lòng lời răn của Chúa, để con không phạm tội phản nghịch Ngài.
5) Xin gia ân cho tôi tớ Ngài được sống, để tuân giữ những lời Ngài răn.
6) Xin mở rộng tầm con mắt của con, để quan chiêm những điều kỳ diệu trong luật Chúa.
Ngày 11 tháng 11
Thánh Mác-ti-nô, giám mục
Thánh nhân sinh khoảng năm 316 trong một gia đình ngoại giáo. Người lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, sau đó bỏ binh nghiệp. Trước tiên, người làm đồ đệ của thánh Hi-la-ri-ô, lập đan viện Li-guy-gê, nước Pháp. Rồi khi được đặt làm giám mục giáo phận Tua (năm 372), người thành lập nhóm đan sĩ truyền giáo. Cùng với họ, người đi giảng Tin Mừng ở các vùng quê thuộc miền Tu-ren và các vùng phụ cận. Người qua đời năm 397.
Gương Thánh nhân: Thánh Mác-ti-nô sinh năm 316, tại Pan-nô-ni, nước Hun-ga-ri, trong một gia đình ngoại giáo; nhưng chính Thánh nhân lại mến mộ đạo Chúa, nên lớn lên đã ghi tên vào sổ dự tòng ở một họ đạo gần đó, mặc dầu bị gia đình chống đối mãnh liệt.
Năm lên 15 tuổi, thánh nhân bị bắt quân dịch. Ngài bị sung vào đạo binh Rô-ma và phục dịch tại xứ Gôn (nước Pháp ngày nay). Đây là nơi sau nầy ngài sẽ rao giảng Tin mừng.
Sống trong quân ngũ, thánh nhân phải gần gũi với đủ thứ hạng người, phần đông họ là những thanh niên ham vui chơi phóng đãng, rượu chè be bét. Ngài không những chẳng chạy theo họ, mà còn luôn làm gương tốt cho họ, có dịp thì khuyên bảo họ theo đường ngay nẻo chánh. Đặc biệt ngài có lòng bác ái yêu thương anh em, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Một hôm ngay mùa đông trên đường đi công tác, thánh nhân gặp ngay ở cổng thành A-mi-en một người ăn xin trần trụi, lạnh run lặp cặp. Ngài liền nhớ lại câu Chúa nói: “Ta trần trụi, các ngươi đã cho áo mặc”.
Đến gần người đó, ngài nói:
– Tôi không có tiền bạc, chỉ có áo quần và khí giới.
Nói xong thánh nhân rút kiếm ra, xẻ đôi chiếc áo choàng đang mặc, và trao cho người ăn mày một nửa.
Tương truyền đêm hôm đó trong giấc ngủ, thánh nhân thấy Chúa Giê-su choàng nửa chiếc áo ngài cho người ăn mày hôm qua và nói:
– Đây là chiếc áo Mác-ti-nô đã cho Ta.
Năm 20 tuổi, thánh nhân lãnh Bí tích Rửa tội. Và 2 năm sau thì xin được giải ngũ, trở về gia đình. Ngài ao ước cho cha mẹ ngài trở lại đạo, và cầu nguyện xin Chúa. Chúa nhậm lời cho mẹ ngài theo đạo, còn cha ngài thì từ chối.
Thánh nhân nghe danh tiếng thánh Hi-la-ri-ô thì đem lòng mộ mến, ngài đã đến xin được chỉ giáo. Và năm 361, ngài đã thành lập tại Li-gu-gê một tu viện, đây là tu viện đầu tiên ở xứ Gôn, nước Pháp.
Từ đó, lòng đạo đức thánh thiện của thánh nhân ngày càng triển nở sâu đậm. Cầu nguyện, hãm mình, ép xác hằng ngày là lẽ sống của ngài. Vì lòng nhân đức tột bậc, ngài được Chúa chọn làm Giám mục giáo phận Tua năm 371. Trong suốt thời gian làm Giám mục, ngài luôn nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên, củng cố hàng giáo sĩ, chỉnh đốn các tu viện. Năm 375, chính ngài lập thêm tu viện ở gần sông Loa, đây là trung tâm văn hóa và truyền giáo của ngài.
Có thể nói thánhMác-ti-nô là một Giám mục truyền giáo. Ngoài ra việc chăm sóc giáo phận, huấn luyện các tu sĩ, thánh nhân rảo khắp các làng mạc thành thị, rao giảng đạo Chúa. Ngài đến hầu hết các nơi trong xứ Gôn (nước Pháp), không một làng nào, thành nào mà chẳng được ngài loan báo Tin mừng Nước Trời. Và ngài đã đem được nhiều linh hồn về cho Chúa.
Nhưng đời sống con người có hạn, ai ai cũng phải đi đến cõi chết. “Thánh Mác-ti-nô thấy trước cái chết của minh từ lâu, và ngài nói với anh em rằng: ngày thân xác mình phải tiêu tan đã gần. Bấy giờ có một sự kiện khiến ngài phải đi viếng giáo phận Con-đa-si; hàng giáo sĩ ở đó bất thuận với nhau, ngài biết giờ chết của mình, nên vì muốn tái lập lại sự hòa thuận, nên ngài vẫn quyết định lên đường, hy vọng đạt được đỉnh trọn lành của các nhân đức, nếu có thể tái lập và để sự bình an lại cho Hội thánh”.
“Vậy sau một thời gian ở lại thị trấn đó, đúng hơn là nơi giáo phận mà ngài đã đến, ngài đã hòa giải được các giáo sĩ với nhau, và khi định trở lại tu viện thì bỗng nhiên ngài thấy mình không còn đủ sức nữa, ngài liền gọi anh em đến và cho biết ngài kiệt sức rồi…”
“Ôi con người tuyệt diệu không chịu khuất phục trước lao nhọc, và cũng không chịu khuất phục trước cái chết; không để mình nghiêng ngả về bên nào; không sợ chết thì không ngại sống. Ánh mắt và đôi tay ngài luôn hướng về Thiên Chúa, không để tinh thần bất khuất mình ngơi cầu nguyện…”
Thánh nhân qua đời ngày 8 tháng 11 năm 397 và được mai táng tại giáo phận Tua. Ngài đã được tôn phong Hiển thánh.
Quyết tâm: Noi gương thánh Mác-ti-nô Giám mục, hằng ngày dùng lời cầu nguyện, việc hy sinh hãm mình, cầu cho kẻ tội lỗi và người ngoại đạo trở về cùng Chúa, và hết lòng lo cho mọi người tin theo Chúa được hòa thuận thương yêu nhau.
Lời nguyện:Lạy Chúa, xưa thánh Giám mục Mác-ti-nô đã làm vinh danh Chúa, khi còn sống cũng như lúc qua đời. Nay xin Chúa cũng ban cho chúng con những hồng ân kỳ diệu, để dù chết, chúng con chẳng lìa xa tình thương của Chúa bao giờ.
Ngài sinh trong một gia đình vô tôn giáo ở chỗ bây giờ là Hungary, và được lớn lên ở Ý. Là con của một cựu chiến binh, ngài bị ép buộc phải gia nhập quân đội vào lúc 16 tuổi. Ngài theo học đạo, và được rửa tội lúc 18 tuổi. Người ta kể rằng, ngài sống như một tu sĩ hơn là một binh sĩ. Năm 23 tuổi, ngài từ chối tham dự cuộc chiến của Hoàng Ðế Julian Caesar chống với thế giới bằng lập luận sau: “Tôi đã phục vụ ngài như một người lính; bây giờ hãy để tôi phục vụ Ðức Kitô. Hãy thưởng cho những người muốn chiến đấu. Nhưng tôi là một người lính của Ðức Kitô, và thật sai lầm nếu tôi đi đánh nhau”. Sau nhiều khó khăn, ngài được giải ngũ và trở thành môn đệ của Ðức Giám Mục Hilary ở Poitiers.
Martin được tấn phong làm người trừ quỷ, và
hoạt động tích cực chống với bè rối Arian.
Ngài trở thành vị ẩn tu, trước hết sống ở
Milan, và sau đó sống ở một đảo nhỏ. Khi Ðức
Hilary được phục hồi quyền bính sau thời
gian lưu đầy, Martin trở về Pháp, và thành
lập tu viện có thể nói đầu tiên ở Pháp, gần
Poitiers. Ngài sống ở đó trong 10 năm, đào
tạo các môn đệ và đi rao giảng khắp nước.
Dân chúng ở Tours đòi hỏi ngài làm giám mục
cho họ. Và ngài bị lừa đến thành phố này và
được đưa đến nhà thờ, là nơi ngài lưỡng lự
nhận chức giám mục. Một vài giám mục tấn
phong nghĩ rằng ngài không xứng đáng làm
giám mục, vì cái bề ngoài xuề xòa và mái tóc
thiếu chải chuốt của ngài.
Cùng với Ðức Ambrôsiô, Ðức Giám Mục Martin
chống với Ðức Giám Mục Ithacius về đề nghị
xử tử những người lạc giáo – cũng như sự can
thiệp của hoàng đế vào vấn đề này. Ngài còn
thuyết phục được hoàng đế tha chết cho
Priscillian (người chủ trương những điều sai
lạc về nhân tính của Ðức Kitô). Vì những nỗ
lực này, Ðức Giám Mục Martin bị cho là cùng
phía với bọn lạc giáo, và sau cùng
Priscillian bị xử tử. Sau đó Ðức Giám Mục
Martin xin chấm dứt việc bách hại những
người ở Tây Ban Nha theo tà thuyết của
Priscillian. Ngài còn muốn cộng tác với Ðức
Giám Mục Ithacius về một vài lãnh vực, nhưng
vì lương tâm không thấy ổn thỏa nên ngài đã
bỏ dở ý định ấy.
Khi đến giờ chết, các môn đệ xin ngài đừng
bỏ họ. Ngài cầu nguyện, “Lạy Chúa, nếu dân
của Ngài vẫn còn cần đến con, con sẽ không
từ chối làm việc. Nhưng con xin vâng theo ý
Chúa”.
Lời Bàn Ðiều Thánh Martin quan tâm về sự cộng tác, nhắc nhở cho chúng ta biết hầu như không có gì hoàn toàn trắng hoặc hoàn toàn đen. Các thánh cũng là những tạo vật ở trần gian: Họ cũng phải do dự khi quyết định như chúng ta. Bất cứ quyết định nào của lương tâm đều ít nhiều có sự liều lĩnh. Nếu chúng ta chọn đi hướng Bắc, có thể chúng ta không biết được những gì xảy ra ở hướng Đông, hướng Tây hay hướng Nam. Tuy nhiên, quá thận trọng không dám quyết định, thì cũng không phải là nhân đức khôn ngoan, thật vậy, nếu cho rằng “không quyết định là sự quyết định” thì đó là một quyết định sai lầm. |
Thánh Mác-ti-nô, con người khó nghèo và khiêm tốn
(Phụng Vụ Giờ Kinh Sách ngày 11/11)
Trích thư của sử gia Xun-pi-xi-ô Xê-vê-rô.
Giám mục Mác-ti-nô đã biết trước giờ ra đi của mình từ lâu. Người cho anh em biết giờ thân xác của người phải tiêu tan đã gần kề. Bấy giờ có một việc khiến người phải đi thăm giáo xứ Can-đơ : các giáo sĩ thuộc Hội Thánh ấy đang bất hoà với nhau. Vì muốn tái lập sự hoà thuận, nên dù biết những ngày cuối đời của mình không còn nhiều, người vẫn không vì thế mà từ khước ra đi. Thật vậy, người nghĩ rằng các hoạt động của mình sẽ kết thúc hoàn hảo, nếu người vãn hồi được sự hoà thuận cho Hội Thánh ấy.
Vậy sau một thời gian lưu lại thị trấn ấy, hay đúng hơn là Hội Thánh người đã tới, và đã tái lập được sự hoà thuận giữa các giáo sĩ với nhau, người nghĩ đến việc trở về đan viện. Nhưng bỗng nhiên sức lực của người sút giảm trầm trọng. Người gọi anh em đến và cho biết mình sắp ra đi. Lúc đó, ai nấy đều buồn phiền khóc lóc và đồng thanh than van : “Cha ơi, sao cha lìa bỏ chúng con ? Cha để chúng con bơ vơ lại cho ai ? Lũ sói rừng hung ác sắp xông vào đoàn chiên của cha, ai sẽ giữ chúng con khỏi bị cấu xé, khi người mục tử đã bị đánh rồi ? Chúng con biết cha ao ước được liên kết với Đức Ki-tô, nhưng phần thưởng dành cho cha đã chắc chắn rồi, cha có trì hoãn một chút cũng không làm cho phần thưởng giảm đi. Xin cha thương chúng con hơn là lìa bỏ chúng con !”
Họ khóc lóc khiến người cảm động. Lúc nào người cũng hoàn toàn kết hợp với Chúa, nên người dễ động lòng thương xót. Có kẻ nói rằng người đã khóc. Người hướng về Chúa, và chỉ đáp lại những người đang khóc bằng lời cầu nguyện sau : “Lạy Chúa, nếu con vẫn còn cần thiết cho dân Chúa, thì con không quản ngại vất vả. Chỉ xin cho ý Chúa được thể hiện.”
Ôi con người tuyệt diệu, không chịu thua vất vả, cũng không chịu khuất phục trước cái chết ! Người hoàn toàn không theo ý riêng mình : không sợ chết, cũng chẳng ngại sống ! Đôi mắt và đôi tay người luôn hướng về trời, không để cho tinh thần bất khuất của mình ngơi cầu nguyện. Rồi các linh mục bấy giờ đang tề tựu bên người xin người đổi bên nằm cho dễ chịu, nhưng người nói : “Xin anh em cứ để yên, xin cứ để tôi hướng lên trời hơn là nhìn xuống đất, để linh hồn tôi thẳng đường khi giờ tôi về với Chúa đã điểm.” Nói xong, người nhìn thấy quỷ đứng bên cạnh. Người liền bảo : “Đồ thú dữ, ngươi đứng đây làm gì ? Đồ sát nhân, ngươi đừng hòng kiếm được gì ở nơi ta. Tổ phụ Áp-ra-ham đang đón ta vào lòng của người.”
Nói những lời đó xong, người trút hơi thở cuối cùng để về trời. Giám mục Mác-ti-nô được tổ phụ Áp-ra-ham đón nhận vào lòng, hưởng niềm hoan lạc. Giám mục Mác-ti-nô, con người khó nghèo và khiêm tốn tiến vào trời, hưởng đầy tràn phúc lộc của Thiên Chúa.
Lời nguyện (Phụng Vụ Giờ Kinh ngày 11/11)
Lạy Chúa, xưa thánh giám mục Mác-ti-nô đã làm vinh danh Chúa khi còn sống cũng như lúc qua đời, nay xin Chúa cũng ban cho chúng con những hồng ân kỳ diệu, để dù sống dù chết, chúng con chẳng lìa xa tình thương của Chúa bao giờ. Chúng con cầu xin
Thứ Bảy
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm II) 3 Ga 5-8
"Vậy chúng ta phải tiếp đãi những người như thế, để chúng ta cũng được cộng tác với những người hoạt động cho chân lý".
Trích thư thứ ba của Thánh Gioan Tông đồ.
Ông Gai-ô thân mến, xin ông cứ trung tín làm những gì ông đã thi hành cho các anh em, mặc dầu họ là ngoại kiều. Họ đã chứng minh lòng bác ái của ông trước mặt cộng đoàn; ông nên rộng rãi tiễn họ lên đường sao cho xứng đáng với Chúa. Vả chăng, chính vì danh Chúa, họ đã lên đường mà không nhận lãnh gì của dân ngoại. Vậy chúng ta phải tiếp đãi những người như thế, để chúng ta cũng được cộng tác với những người hoạt động cho Chân lý.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 111, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Phúc đức thay người tôn sợ Chúa (c. 1a).
Xướng: 1) Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường trong đất nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân. - Ðáp.
2) Trong nhà người có tài sản phú quỳ, và lòng quảng đại người còn mãi muôn đời. Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công minh. - Ðáp.
3) Phúc đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời. - Ðáp.
Alleluia: 2 Tm 1, 10b
Alleluia, alleluia! - Ðấng Cứu Chuộc chúng ta là Ðức Giêsu Kitô đã dùng Tin Mừng mà tiêu diệt sự chết, và chiếu soi sự sống. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 18, 1-8
"Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng mà rằng:
"Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: "Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù". Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: "Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc".
Rồi Chúa phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Ngày chỉ còn duy đức tin cứu độ
"Các
con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy
Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển
chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với
họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho
họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng
tin trên mặt đất nữa chăng?"
Qua câu này, Chúa Giêsu chỉ có ý khuyên các môn đệ của Người, không phải chỉ cho thành phần môn đệ đang ở bên Người bấy giờ, mà cho mọi thế hệ môn đệ của Người, phải "bền đỗ đến cùng mới được cứu độ" (Mathêu 24:13). Nhất là thế hệ môn đệ cuối cùng ở vào thời tận thế, thời Người đến lần thứ hai, đến lần cuối cùng, thời điểm mà như Người cảnh báo: "không biết có còn đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?"
Đúng thế, thời tận thế là thời kinh hoàng khủng khiếp đến độ đối với loài người về cả thể xác lẫn linh hồn của họ, như Chúa Giêsu còn thẳng thắn tiết lộ không giấu diếm như sau: "vì những ngày ấy tràn đầy những gì là thống khổ hơn bất cứ thời nào từ khi hiện hữu thế giới này... Thật vậy, nếu giai đoạn này không được rút ngắn lại thì không một ai được cứu độ..." (Mathêu 24:21-22).
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở khoản 675 cũng đã phải công nhận cuộc thử thách cuối cùng Giáo Hội phải trải qua đầy nguy hiểm đến đức tin của Kitô hữu là phần tử của mình vào thời điểm trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai cũng là lần cuối như sau:
"Trước khi Ðức Kitô quang lâm, Hội Thánh phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng khiến nhiều tín hữu bị lung lạc đức tin (x. Lc 18, 8; Mt 14, 12). Những cuộc bách hại mà Hội Thánh phải chịu trong suốt cuộc lữ hành trên trần thế (x. Lc 21, 12; Ga 15, 19-20) sẽ vạch trần 'mầu nhiệm sự dữ' dưới hình thức bịp bợm tôn giáo; hình thức này chỉ đem lại cho con người một giải đáp giả tạo cho các vấn đề của họ để rồi họ phải xa rời chân lý. Sự bịp bợm tôn giáo nham hiểm nhất là sự bịp bợm của tên Phản Kitô, nghĩa là của một thuyết Mêsia giả hiệu: trong đó, con người tự tôn vinh chính mình thay vì tôn vinh Thiên Chúa và Ðấng Mêsia của Người đã đến trong xác phàm (x. 2Th 2, 4-12; 1Th 5, 2-3; 2Ga 7; 1Ga 2, 18. 22)".
Nếu ma quỉ là cha của tất cả những gì dối trá (xem Gioan 8:44), thì càng vào thời điểm ngày cùng tháng tận càng cho thấy đầy tràn những gì là gian dối, toàn là fake news, nhiều tiên tri giả - fake / false prophet và kitô giả - fake / anti christ, và kẻ lành, thành phần công chính vào thời ấy là thành phần phái yếu, cô thân cô thế và lép vế, như bà góa trong bài Phúc Âm hôm nay, bị bách hại và oan ức, và đó là một trong những lý do cần có một cuộc chung thẩm vào giây phút chấm dứt lịch sử loài người, để chân lý được sáng tỏ, và bấy giờ chỉ có "những ai bền đổ đến cùng mới được cứu độ" (Mathêu 24:13), nghĩa là trung thành với chân lý, những gì là chân thật, dù bị thiệt thân.
Theo chiều hướng của Bài Phúc Âm, Thánh Gioan Tông Đồ trong Bài Đọc 1 hôm nay, qua Thư Thứ Ba của mình, ngài đã khuyên nhân vật được ngài viết thư về vấn đề "trung tín" cần có liên quan đến "lòng bác ái" đối với tha nhân trong việc "cộng tác... hoạt động cho chân lý" như sau:
"Ông Gai-ô thân mến, xin ông cứ trung tín làm những gì ông đã thi hành cho các anh em, mặc dầu họ là ngoại kiều. Họ đã chứng minh lòng bác ái của ông trước mặt cộng đoàn; ông nên rộng rãi tiễn họ lên đường sao cho xứng đáng với Chúa. Vả chăng, chính vì danh Chúa, họ đã lên đường mà không nhận lãnh gì của dân ngoại. Vậy chúng ta phải tiếp đãi những người như thế, để chúng ta cũng được cộng tác với những người hoạt động cho Chân lý".
Những ai bền đỗ đến cùng, trung thành với chân lý bất chấp mọi sự ấy quả thật là "người tôn sợ Chúa", được Thánh Vịnh 111 ở Bài Đáp Ca hôm nay khen tặng là "phúc đức" như sau:
1) Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường trong đất nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân.
2) Trong nhà người có tài sản phú quỳ, và lòng quảng đại người còn mãi muôn đời. Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công minh.
3) Phúc đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời.
Ngày 12 tháng 11
Thánh Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo
Thánh nhân sinh khoảng năm 1580 tại U-cơ-rai-na, trong một gia đình theo Chính Thống Giáo. Nhưng người lại sớm gắn bó với giáo hội U-cơ-rai-na hợp nhất với Rô-ma. Năm 1617, người làm tổng giám mục Pô-lốc và dấn thân phục vụ dân tộc mình không so đo tính toán, nhất là cố gắng lo cho việc hợp nhất Hội Thánh. Thành công trong hoạt động tông đồ của người đã khiến cho các kẻ thù của Hội Thánh Công Giáo căm ghét người. Người bị giết ở Vi-tép trong lúc đang viếng thăm các tín hữu, năm 1623.
Gương Thánh nhân: Thánh Gio-sa-phát sinh tại Vla-đi-mia, nước Ba-lan, năm 1581, trong một gia đình quí phái làm nghề thương mại.
Lớn lên thánh nhân làm phụ giúp một thương gia ở Quin-na. Nhưng ngài cảm thấy lý tưởng đời ngài là phục vụ Chúa và cứu vớt các linh hồn, vì mọi sự ở đời đều mau qua chóng mất, chỉ có Chúa mới tồn tại, chỉ có phần rỗi linh hồn mới xứng đáng mọi người kiếm tìm hơn hết. Ngài cầu xin Chúa soi sáng cho ngài phải chọn đường nào, và sau cùng đã xin gia nhập dòng thánh Ba-si-li-ô.
Nhờ nhân đức và đời sống thánh thiện, năm 1614, thánh nhân được chọn làm bề trên nhà dòng. Ngài tận tụy đào luyện các tu sĩ và luôn nêu gương khắc khổ cầu nguyện cho họ. Nhờ đó, nhà dòng ngày càng phát triển, các tu sĩ ngày càng thêm nhân đức trọn lành.
Danh tiếng thánh nhân lan rộng nên năm 1617, ngài được Đức Giáo Hoàng tấn phong Giám mục phụ tá cho Tổng Giám mục ở Pô-lô, và năm sau lên kế vị.
Từ ngày lên làm Tổng Giám mục, thánh nhân càng nổ lực sống khắc khổ nhiệm nhặt hơn, để nêu gương cho hàng giáo sĩ, các tu sĩ và đoàn chiên. Đặc biệt ngài dồn hết sức lực vào công việc hiệp nhất trong Hội thánh. Vì lúc đó các Ki-tô hữu phần đông theo nghi thức By-xăn-tin. Thánh nhân dùng sách vở và lời giảng dạy kêu gọi mọi người trung thành với Hội thánh Chúa sáng lập, tuân theo phụng vụ Rô-ma. Nhưng có số người phản đối. Ngài cương quyết giữ vững lập trường hiệp nhất, thế nên họ thù ghét ngài, tìm cách ám hại ngài.
Năm 1623, trên đường đi thăm mục vụ trong tổng giáo phận, thánh nhân bị một đám người thuộc nhóm ly khai giết chết cách dã man. Xác ngài được đưa về chôn cất tại Pô-lô. Và năm 1867, thánh nhân được tôn phong Hiển thánh với thành tích bảo vệ hiệp nhất trong Giáo hội. Chính Đức Giáo Hoàng Pi-ô thứ 11 đã ngợi khen ngài: “Theo kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa thì Hội thánh đã được thiết lập để vào thời viên mãn sẽ trở thành như một đại gia đình bao gồm tất cả nhân loại. Và chúng ta biết rằng: cùng với các dấu hiệu khác nói lên đặc tính của mình, Hội thánh được nhận thức nhờ ở sự hiệp nhất đại kết”.
“Thật vậy, khi Đức Ki-tô phán bảo các tông đồ: Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Ta, vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân (Mt. 28, 18-19), thì không những Người trao cho họ sứ mạng Người đã lãnh nhận nơi Chúa Cha, mà hơn nữa, Người còn muốn cộng đoàn tông đồ hiệp nhất, các phần tử phải liên kết với nhau bằng một sợi dây đôi thật khắng khít; bên trong là nhờ một đức tin và nhờ đức ái mà Chúa Thánh Thần đổ tràn trong lòng chúng ta (Rm. 5,5), còn bên ngoài là nhờ quyền bính của một người duy nhất trên tất cả, vì Đức Ki-tô đã đặt Phê-rô làm thủ lãnh các tông đồ, làm như một nguyên lý vĩnh viễn và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất, nhưng để cho sự hiệp nhất và hòa hợp nầy được mãi mãi tồn tại. Thiên Chúa quan phòng đã hiến thánh chúng bằng dấu hiệu của sự thánh thiện và tử đạo”.
“Vinh dự đó cũng đã được ban cho thánh Gio-sa-phát, Tổng Giám mục Pô-lô-xơ, thuộc nghi lễ đông phương La-vô-ni-a, chúng ta thật có lý để coi ngài như cột trụ thời danh và cao cả, nhất là miền ấy. Quả vậy, khó tìm được người nào mang lại vinh dự cho dòng giống Xơ-la-vơ và đã tiếp tục làm được cho phần rỗi của dân Người hơn là Vị mục tử và là tông đồ của họ. Nhất là vì ngài đã đổ máu đào để hiệp nhất Hội thánh, ngài cảm thấy Chúa linh ứng thúc đẩy hoạt động để tái lập sự hiệp nhất của Hội thánh khắp hoàn cầu; ngài hiểu có thể cộng tác vào đó nhiều, nếu duy trì nghi thức Đông phương Xô-la-vơ và dòng thánh Ba-xi-li-ô trong sự hiệp nhất và Hội thánh phổ quát”.
Quyết tâm: Suốt đời sống trung thành với Hội thánh Chúa, và đem hết tài năng sức lực hiệp cùng mọi người thiện chí, cổ động và cầu nguyện cho mọi người hiệp nhất nên một ràn chiên và một chủ chăn, theo gương thánh Gio-sa-phát.
Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Thánh Giám mục Gio-sa-phát đầy tinh thần yêu mến, khiến người hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Xin Chúa thương nhậm lời thánh nhân chuyển cầu, mà ban cho Giáo hội cũng được đầy tinh thần yêu mến, và cho chúng con hằng biết noi gương Người, không ngại xả thân vì anh em.
Lời Bàn
Mầm mống chia rẽ được bắt đầu vào thế kỷ thứ tư, khi Ðế Quốc La Mã bị chia cắt làm hai phần Ðông và Tây. Không một lý do nào có thể biện minh cho sự phân ly hiện nay trong Kitô Giáo, mà trong đó 64 phần trăm là Công Giáo Rôma, 13 phần trăm là các Giáo Hội Ðông Phương (hầu hết là Chính Thống Giáo) và 23 phần trăm Tin Lành, trong khi 71 phần trăm dân số thế giới chưa được biết đến Ðức Kitô, thì họ phải là những người được mục kích sự hợp nhất Kitô Giáo và đức bác ái của những người mệnh danh là Kitô hữu!
http://giaoxutanviet.com/ngay-12-thang-11-thanh-gio-sa-phat-giam-muc-tu-dao/
Người đã đổ máu mình vì sự hợp nhất của Hội Thánh Thiên Chúa
(Phụng Vụ Giờ Kinh Sách ngày 12/11)
Trích thông điệp Hội Thánh của Thiên Chúa của đức giáo hoàng Pi-ô XI.
Hội Thánh của Thiên Chúa đã được thiết lập theo một kế hoạch kỳ diệu, để khi thời gian viên mãn, Hội Thánh nên như một đại gia đình bao gồm toàn thể nhân loại. Chúng ta biết rằng, người ta nhận ra Hội Thánh là của Thiên Chúa nhờ sự hợp nhất phổ quát cũng như nhờ một số đặc tính khác.
Chúa Ki-tô không những trao riêng cho các Tông Đồ sứ vụ Người đã lãnh nhận từ Chúa Cha khi Người nói : Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất ; vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Nhưng Người còn muốn đoàn Tông Đồ hợp nhất hoàn toàn nhờ hai mối dây rất chặt chẽ : bên trong là lòng tin và lòng mến mà Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần Người ban cho chúng ta ; còn bên ngoài là việc một người cai quản mọi người, vì Chúa đã trao quyền lãnh đạo các Tông Đồ cho ông Phê-rô, đặt ông làm nguyên lý vĩnh cửu và nền tảng hữu hình của sự hợp nhất.
Và để mãi mãi duy trì sự hợp nhất và đồng tâm ấy, Thiên Chúa quan phòng đã lấy sự thánh thiện cùng với ơn tử đạo như một ấn tín mà thánh hiến Hội Thánh. Thánh Giô-sa-phát, tổng giám mục Pô-lốc, thuộc nghi lễ Xi-la-vô-ni-a trong Hội Thánh Đông Phương được cả hai vinh dự ấy. Chúng ta có đủ lý do để nhìn nhận người là vinh quang rực rỡ và là cột trụ của những người Xi-la-vô-ni-a theo nghi lễ Đông Phương. Bởi lẽ, khó có ai khác đã làm rạng danh họ hay đã góp phần vào ơn cứu độ cho họ hơn vị mục tử này và cũng là tông đồ của họ, nhất là do việc người đã đổ máu mình vì sự hợp nhất của Hội Thánh. Hơn thế nữa, khi cảm thấy mình được ơn trên thúc đẩy để tái lập sự hợp nhất phổ quát của Hội Thánh, người hiểu rằng mình có thể đóng góp nhiều hơn nữa, nếu duy trì được nghi lễ Xi-la-vô-ni-a Đông Phương và nếp sống đan viện theo thánh Ba-xi-li-ô, trong Hội Thánh duy nhất và phổ quát.
Trong khi đặc biệt quan tâm đến việc giúp cho những người đồng hương của mình liên kết với Toà Thánh Phê-rô, thánh Giô-sa-phát đã tìm mọi lý lẽ để cổ võ cũng như để củng cố mối liên kết ấy, nhất là người nghiên cứu những sách phụng vụ mà các tín hữu Đông Phương và cả chính những người ly khai cũng quen sử dụng, theo truyền thống của các giáo phụ. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng như thế, người khởi công tái lập sự hợp nhất một cách vừa thật mạnh mẽ vừa thật êm dịu và rất hiệu quả, đến nỗi những kẻ đối nghịch đã gọi người là
tên bắt cóc các linh hồn.
Lời nguyện (Phụng Vụ Giờ Kinh ngày 12/11)
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh giám mục Giô-sa-phát đầy tinh thần yêu mến, khiến người hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Xin Chúa thương nhậm lời thánh nhân chuyển cầu, mà ban cho Giáo Hội cũng được đầy tinh thần yêu mến, và cho chúng con hằng biết noi gương người, không ngại xả thân vì anh em. Chúng con cầu xin