Bài Ðọc I: Gr 20,
10-13
"Người đã cứu thoát mạng sống người
bất hạnh khỏi tay kẻ dữ".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ta đã nghe nhiều người thoá mạ và chế
nhạo rằng: "Người này gieo khủng bố khắp nơi: Hãy tố cáo nó, chúng ta hãy tố
cáo nó". Tất cả bạn hữu tôi rình tôi vấp ngã mà nói rằng: "Ước gì nó bị lừa
dối để chúng ta thắng nó và sẽ trả thù nó". Nhưng Chúa ở cùng tôi như người
lính chiến hùng dũng; vì thế, những kẻ bắt bớ tôi sẽ ngã quỵ và kiệt sức:
Chúng sẽ thất bại bẽ bàng, chuốc lấy sự hổ nhục muôn đời, không bao giờ quên
được. Còn Chúa, lạy Chúa các đạo binh, Ðấng xét xử người công chính, thấu
suốt tâm can, lạy Chúa, ước gì con sẽ được thấy Chúa trả thù nó cho con, vì
con đã tỏ bày công việc con cho Chúa. Hãy hát mừng Chúa, hãy ca tụng Chúa,
vì Người đã cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 68,
8-10. 14 và 17. 33-35
Ðáp: Lạy
Chúa, xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi (c. 14c).
Xướng: 1) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu
nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như
khách lạ, bị những người cùng con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm
lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi, điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ
trên mình con. - Ðáp.
2) Nhưng, lạy Chúa, con dâng lời
nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm
lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy
Chúa, xin nhậm lời con vì lòng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi
xin nhìn đến tấm thân con. - Ðáp.
3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và
hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe
những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân Người bị bắt cầm tù. Hãy ngợi
khen Chúa, hỡi trời và đất, biển khơi và muôn vật sống động bên trong. -
Ðáp.
Bài Ðọc II: Rm 5,
12-15
"Không phải như tội phạm thế nào,
thì ơn ban cũng thế ấy đâu".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín
hữu Rôma.
Anh em thân mến, cũng như do một người
mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự
chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội. Trước khi có
lề luật, đã có tội trên thế gian; nhưng tội không bị bắt lỗi, khi không có
lề luật. Nhưng từ Ađam cho đến Môsê, sự chết ngự trị cả trên những kẻ không
phạm tội giống như sự lỗi phạm của Ađam, hình ảnh của người đến sau.
Nhưng không phải như tội phạm thế nào,
thì ơn ban cũng thế ấy đâu, vì nếu do tội của một người mà nhiều người phải
chết, thì ơn nghĩa của Thiên Chúa và ân huệ ban do ơn một người là Ðức Giêsu
Kitô, làm cho nhiều người được ơn dư đầy hơn bội phần.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 17,
17b và a
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Lời
Cha là chân lý; xin hãy thánh hoá chúng trong sự thật". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 10,
26-33
"Các con đừng sợ những kẻ giết được
thân xác".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông
đồ rằng: "Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không
bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Ðiều Thầy nói với
các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai,
hãy rao giảng trên mái nhà.
"Các con đừng sợ những kẻ giết được
thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Ðấng có thể ném
cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một
đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không
biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con
đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.
"Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt
người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Ðấng ngự trên
trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt
Cha Thầy, là Ðấng ngự trên trời".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm
Nghiệm
Ánh Sáng
khủng bố Bóng Tối
"Ánh
sáng chiếu trong tăm tối, một thứ tăm tối không thể át được ánh
sáng"
Tinh thần của Phụng
Vụ Lời Chúa hôm nay, bao gồm cả Bài Đọc 1, Đáp Ca, Bài Đọc 2 và Phúc Âm, đó
là "ánh sáng chiếu trong tăm tối, một thứ tăm tối không thể át được ánh
sáng" (Gioan 1:5), trái lại, tối tăm lại còn bị ánh sáng xua tan,
hay nói cách khác, ánh sáng khủng bố bóng tối.
Thật vậy, chiều hướng
Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XII Thường Niên
Năm A "ánh sáng chiếu trong tăm
tối, một thứ tăm tối không thể át được ánh sáng"
này đã được tỏ hiện ngay trong Bài Đọc 1 được trích từ Sách
của Tiên Tri Giêrêmia, đoạn nói về vai trò ngôn sứ và sứ vụ chứng nhân được
Chúa ủy thác cho vị tiên tri này, nhưng chính bản thân của vị tiên tri lại
trở nên cớ vấp phạm cho thành phần vị này được sai đến:
"Người này gieo khủng bố khắp nơi: Hãy tố cáo
nó, chúng ta hãy tố cáo nó",
thế mà họ có dữ tợn đến đâu vẫn không làm
gì được người của Chúa, trái lại còn bị triệt hạ nữa:
"Tất cả bạn hữu tôi rình tôi vấp ngã mà nói
rằng: 'Ước gì nó bị lừa dối để chúng ta thắng nó và sẽ trả thù nó'. Nhưng
Chúa ở cùng tôi như người lính chiến hùng dũng; vì thế, những kẻ bắt bớ tôi
sẽ ngã quỵ và kiệt sức: Chúng sẽ thất bại bẽ bàng, chuốc lấy sự hổ nhục muôn
đời, không bao giờ quên được.
Còn Chúa, lạy Chúa các đạo binh, Ðấng xét xử
người công chính, thấu suốt tâm can, lạy Chúa, ước gì con sẽ được thấy Chúa
trả thù nó cho con, vì con đã tỏ bày công việc con cho Chúa. Hãy hát mừng
Chúa, hãy ca tụng Chúa, vì Người đã cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi
tay kẻ dữ".
"Chúa
trả thù nó cho con" ở chỗ nào, hay
bóng tối bị ánh sáng xua tan ra sao, đã được Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô
trong Thư gửi Giáo đoàn Rôma ở Bài Đọc 2 cho biết rất tuyệt vời, vượt ngoài
tất cả mọi dự tưởng và suy nghĩ của trần gian, của khuynh hướng đòi công
bằng của con người, như thế này:
"Nhưng không phải như tội phạm thế nào,
thì ơn ban cũng thế ấy đâu, vì nếu do tội của một người mà nhiều người phải
chết, thì ơn nghĩa của Thiên Chúa và ân huệ ban do ơn một người là Ðức Giêsu
Kitô, làm cho nhiều người được ơn dư đầy hơn bội phần".
Có nghĩa là, theo đường lối thần linh thật trọn lành
của Thiên Chúa, "trả thù" không phải là ở chỗ "mắt đền mắt, răng đền răng",
mà trái lại, lấy lành thắng dữ, lấy tình thương bù đắp hận thù, lấy thứ tha
bù đắp tội lỗi, nhờ đó mới có thể biến dữ thành lành, biến tội lỗi thành ân
sủng, biến sự chết thành sự sống, như trong mầu nhiệm và biến cố Vượt Qua
của Chúa Kitô.
Trong Bài Phúc Âm hôm nay, bài Phúc Âm tiếp bài Phúc
Âm Chúa Nhật XI vừa rồi, về Huấn Từ Truyền Giáo của Chúa Kitô, nhưng không
liên tục. Ở câu cuối cùng (câu 8 đoạn 10) của Phúc Âm Thánh Mathêu tuần
trước, Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ phải đi đến đâu và phải rao giảng những
gì:
"Các con đừng đi về phía dân ngoại, và đừng
vào thành các người Samaritanô. Nhưng tốt hơn, các con hãy đi đến cùng chiên
lạc của nhà Israel trước đã, và rao giảng rằng: "Nước Trời đã đến gần". Hãy
chữa lành người liệt, phục sinh kẻ chết, chữa lành người phung, và xua trừ
ma quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không".
Ở câu đầu tiên trong Bài Phúc Âm hôm nay, (câu 26
cùng đoạn 10), Chúa Giêsu liền dặn các tông đồ thừa sai của Người rằng:
"Các
con đừng sợ những người đó". "Những người đó" đây là ai, Chúa Giêsu
muốn ám chỉ ai vậy? Chắc chắn không phải
"dân ngoại", không
phải "các người Samaritanô", thành phần
các tông đồ chưa được Chúa Kitô sai đến, mà là chính đám "chiên lạc
của nhà Israel", một đám "chiên lạc"
ám chỉ chung dân Do Thái và riêng thành phần lãnh đạo Do Thái giáo
đã từng ra tay bách hại và âm mưu sát hại các vị tiên tri nói chung (xem
Mathêu 23:29-32) và tiên tri Giêrêmia (trong Bài Đọc 1 hôm nay) nói riêng.
Có một điều lạ ở chỗ lý do được Chúa Giêsu sử dụng
để trấn an các tông đồ "đừng sợ những người đó", lý do dường như chẳng ăn
khớp gì với lời khuyên đừng sợ của Người, "đừng sợ những người đó"
là "vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm
mà không hề hay biết", như thế có nghĩa là gì? Có nghĩa là "không
có gì che giấu mà không bị thố lộ" ở nơi "những người đó", "và
không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết" ở nơi "những người đó".
Tức là khi "những người đó" bách hại hay giết hại các tông đồ
hay các vị tiên tri trong Cựu Ước, cả hai đều là thành phần được sai đến với
họ, thì họ đều chủ trương cho rằng những vị thừa sai ấy đều là thành phần
"gieo
khủng bố khắp nơi", như Bài Đọc 1 hôm
nay tiết lộ, nên họ chống lại và sát hại các vị.
Tuy nhiên, tâm tưởng của "những người đó"
không phải chỉ ám chỉ về thành phần chống đối, mà nhất là thành phần thiện
tâm, lầm lạc, cho đến khi nhận ra sự thật thì tỏ lòng ăn năn thống hối, đúng
như những gì xẩy ra trên Đồi Canve sau khi Chúa Kitô tử giá (xem Luca
23:47-48), ứng nghiệm lời tiên tri của vị tư tế lão thành Simêon khi ẵm hài
nhi Giêsu trên tay và nói cùng Mẹ Maria rằng: "Phần cô sẽ có một lưỡi
gươm đâm thấu tâm can, nhờ đó tâm tưởng nơi nhiều người sẽ được bộc lộ"
(Luca 2:35).
Thế nhưng, tự bản chất con người vốn yếu hèn với đầy
những khuynh hướng sợ sệt, nên muốn can trường, họ không thể nào không tin
tưởng vào Đấng đã sai mình, vào Đấng quan phòng thần linh, vào Đấng luôn ở
với mình, vào Đấng duy nhất có thể cứu mình khỏi bất cứ một quyền lực chết
chóc nào, Đấng có thể biến họ thành một dấu chỉ thần linh. Phải chăng đó là
lý do Chúa Kitô đã trấn an các tông đồ bằng những lý lẽ siêu nhiên thật là
bất diệt vô cùng thấm thía như trong Bài Phúc Âm hôm nay:
"Các con đừng sợ những kẻ giết được
thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Ðấng có thể ném
cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một
đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không
biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con
đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần".
Thật sự tự mình "bóng tối không át được ánh sáng"
-
"vì
không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không
hề hay biết", nên Chúa Kitô đã chẳng những trấn an các
tông đồ thừa sai của Người mà còn phấn khích cùng thúc giục các vị hãy hiên
ngang bất khuất thực hiện vai trò chứng nhân tiên khởi của các vị nữa, ở
chỗ: "Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và
điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà".
"Ðiều Thầy nói với các con trong bóng tối"
đây là gì, và "điều các con nghe rỉ tai" đây là chi, những gì được
Chúa Kitô bảo các tông đồ thừa sai của Người cần phải "nói ra nơi ánh
sáng" và phải "rao giảng trên mái nhà", nếu không phải là
những mạc khải thần linh ("Ðiều Thầy nói") mà bản thân của từng vị
trong các ngài cảm nghiệm được ("nghe rỉ tai") bằng chính đức tin
("trong bóng tối") hơn là chỉ bằng cảm giác sôi nổi hay lý trí nông
cạn trước một Vị "Thiên Chúa là thần linh, mà kẻ tôn thờ Ngài phải tôn
thờ trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24).
Đúng thế, chỉ bao giờ con người thừa sai sống một
đời sống nội tâm, "nghe rỉ tai" "trong bóng tối", họ mới không cảm
thấy sợ hãi trước bất cứ một quyền lực đối kháng nào, trái lại, họ còn có
sức chịu đựng cho đến cùng vì họ biết tuyệt đối tin tưởng vào Đấng ở với họ
và sai họ đi, như nội dung, chiều hướng và cảm nhận thần linh của Bài Đáp Ca
hôm nay:
1) Sở dĩ vì Chúa mà con chịu
nhục, và thẹn thò làm nhơ nhuốc mặt con. Con bị những người anh em coi như
khách lạ, bị những người cùng con một mẹ xem như kẻ ngoại lai. Sự nhiệt tâm
lo việc nhà Chúa khiến con mòn mỏi, điều tủi nhục người ta nhục mạ Chúa đổ
trên mình con.
2) Nhưng, lạy Chúa, con dâng lời
nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm
lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy
Chúa, xin nhậm lời con vì lòng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi
xin nhìn đến tấm thân con.
3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và
hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe
những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân Người bị bắt cầm tù. Hãy ngợi
khen Chúa, hỡi trời và đất, biển khơi và muôn vật sống động bên trong.
Thứ Hai
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
I) St
12, 1-9
"Abram ra đi như Chúa đã truyền
dạy".
Trích sách Sáng Thế.
Khi ấy, Chúa phán cùng Abram rằng:
"Ngươi hãy từ bỏ quê hương, họ hàng và nhà cửa cha ngươi mà đi đến xứ Ta
chỉ cho. Ta sẽ cho ngươi thành một dân lớn; Ta sẽ chúc lành cho ngươi,
và Ta sẽ cho danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối chúc lành. Ta
sẽ chúc lành cho những ai chúc lành cho ngươi, và sẽ chúc dữ cho ai chúc
dữ cho ngươi. Nơi ngươi mọi dân nước sẽ được chúc phúc".
Abram ra đi như Chúa đã truyền
dạy, và có ông Lót đi theo. Khi bỏ đất Haran, Abram được bảy mươi lăm
tuổi. Ông đem Sarai, vợ ông, và Lót là cháu, cùng với tất cả tài sản và
gia nhân mà họ có ở Haran. Họ ra đi đến đất Canaan. Khi họ tới nơi,
Abram rảo qua các xứ cho đến Sikem, thung lũng thời danh. Bấy giờ người
Canaan đang ở xứ này.
Chúa đã hiện ra với Abram và phán
rằng: "Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi". Ông đã dựng ở đó một bàn
thờ kính Thiên Chúa, Ðấng đã hiện ra với ông. Rồi từ nơi ấy, ông đi đến
núi ở phía đông Bêthel mà cắm trại: phía tây của trại là Bêthel và phía
đông là Hai. Ông cũng dựng ở đó một bàn thờ kính Chúa, và khấn cầu danh
Chúa. Abram cứ tiến dần mãi về (Nageb ở) phía nam.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 32,
12-13. 18-19. 20 và 22
Ðáp: Phúc
thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).
Xướng: 1) Phúc thay quốc gia mà
Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời
cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta. - Ðáp.
2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ
kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ
họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Ðáp.
3) Linh hồn chúng con mong đợi
Chúa, chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng con. Lạy Chúa, xin đổ
lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.
- Ðáp.
Alleluia: Ga
14, 5
Alleluia, alleluia! - Chúa phán:
"Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà
không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 7,
1-5
"Hãy lấy cái đà khỏi mắt ngươi
trước đã".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: "Các con đừng đoán xét để khỏi bị đoán xét. Các con đoán
xét thể nào thì các con cũng bị đoán xét như vậy. Các con dùng đấu nào
mà đong, thì cũng sẽ đong lại cho các con bằng đấu ấy. Sao ngươi thấy
cái rác trong mắt anh em, mà không thấy cái đà trong mắt ngươi? Hoặc sao
ngươi bảo anh em: "Ðể tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh", và này: cái đà
đang ở trong mắt ngươi. Ðồ giả hình, hãy lấy cái đà khỏi mắt ngươi trước
đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ để lấy cái rác ra khỏi mắt anh em ngươi".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm
Nghiệm
Cái nạn mù quáng tâm linh như một thứ hiệp sĩ mù là ở chỗ tỏ ra
biết người hơn biết mình
Chủ đề "sự sống"
của Mùa Phục Sinh vẫn tiếp tục sang Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh, như
trong phần phụng vụ Lời Chúa cho ngày Thứ Hai Tuần XII Thường Niên hôm
nay cho thấy.
"Sự
sống" đây là sự sống công chính, như giáo huấn Chúa Kitô dạy cho các
môn đệ của Người trong bài Phúc Âm hôm nay (Mathêu 7:1-5), một bài
phúc âm tiếp tục về Bài Giảng Trên Núi của Người cho các môn đệ của
Người liên quan đến các Phúc Đức Trọn Lành mà
các vị cần phải cảm nghiệm và theo đuổi mới xứng đáng làm môn đệ của
Người và nhờ đó mới
có
thể làm chứng nhân cho Người.
Căn cứ vào sự sắp xếp khéo léo của Giáo Hội cho các bài Phúc Âm trong
tuần thì từ tuần X, XI và XII thường niên, Giáo Hội muốn sử dụng Bài
Giảng Trên Núi (Phúc Âm Thánh mathêu đoạn 5, 6 và 7) của Chúa Giêsu về
Các Phúc Đức Trọn Lành của Kitô hữu để nhắc nhở con cái mình: ở tuần X
và XI hãy sống đức ái trọn hảo như Cha trên trời (Phúc Âm Thánh Mathêu
nguyên đoạn 5); ở hai ngày cuối của Tuần XI (Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn
6) về đời sống nội tâm (hoàn toàn chỉ vì Chúa và chỉ có tâm tư thần hiệp
với Ngài như Kinh Lạy Cha) mà Kitô hữu cần phải có thì họ mới có thể
sống đức ái trọn hảo như Cha; ở cả tuần XII, về tác hành của Kitô hữu
phản ảnh đời sống nội tâm của họ, chẳng hạn biết mình trước nhan Chúa và
đối với tha nhân, như giáo huấn của Chúa Kitô trong Bài Phúc Âm hôm nay.
Vấn đề được đặt
ra ở đây là, với cương vị lãnh đạo sau này của mình trong Giáo Hội, các
vị không thể nào không đoán xét để bảo vệ Giáo Hội cũng như để phân xử
công minh, thế mà ở đây, Chúa Giêsu lại dạy các vị rằng: "Các
con đừng đoán xét để khỏi bị đoán xét".
Tuy nhiên,
lời khuyên của Chúa Giêsu ở đây không áp dụng vào việc quản trị Giáo Hội
của các vị mà chỉ nhắm đến đời sống đức ái trọn hảo của bản thân các vị
thôi. Đó là lý do Chúa Giêsu đã đề cập đến luật nhân quả, gieo gió gặt
bão: "Các
con đoán xét thể nào thì các con cũng bị đoán xét như vậy. Các con dùng
đấu nào mà đong, thì cũng sẽ đong lại cho các con bằng đấu ấy".
Trên
thế gian này đã xẩy ra đầy giẫy những chứng cớ về định luật "ác giả ác
báo" này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng ở đây là phạm nhân có nhận ra lỗi
lầm cũ của mình để mà ăn năn thống hối và cải thiện đời sống hay chăng
mới là những gì đáng quan tâm. Trong đường tu đức cũng thế, Thiên Chúa
hay để cho những tâm hồn sốt sắng đạo đức mà lại hay khinh thường những
người khô khan hơn mình, xa tránh những người tội lỗi xấu xa ở chung
quanh mình, bị sa ngã phạm tội, cho dù cố gắng, nhờ đó họ biết cảm
thương những người họ vốn khinh bỉ và xa tránh.
Một khi chúng ta
xét đoán xấu cho người khác, chấp nhất người khác và chê trách người
khác về những gì tiêu cực của họ, hay những gì vô tội nơi họ (tính tình
hay tâm tưởng hoặc lối sống v.v.) nhưng chướng tai gai mắt chúng
ta, chúng
ta như thể ở trong trạng thái mù lòa không biết mình, đúng như lời Chúa
Giêsu nói với các môn đệ của Người, khi Người đi từ chất vấn đến trách
móc thành phần này trong
bài Phúc Âm hôm nay:
"Sao
ngươi thấy cái rác trong mắt anh em, mà không thấy cái đà trong mắt
ngươi? Hoặc sao ngươi bảo anh em: 'Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh',
và này: cái đà đang ở trong mắt ngươi. Đồ giả hình, hãy lấy cái đà khỏi
mắt ngươi trước đã, rồi ngươi sẽ thấy rõ để lấy cái rác ra khỏi mắt anh
em ngươi".
Tóm lại, lời Chúa trong bài Phúc Âm hôm nay dạy Kitô hữu chúng ta 2 điều
then chốt:
1- Đừng biết người hơn là biết mình, bằng không, không biết mình thì
chẳng khác gì như kẻ mù lòa không thể nào biết người khác để giúp họ,
trái lại, con người không biết mình sẽ có những tâm tưởng, ngôn từ, tác
hành và phản ứng sai lầm về người khác, thậm chí chụp mũ và lên án người
khác một cách vô cùng trắng trợn và oan ức, trong khi chính họ không
muốn bị như họ đối xử với nạn nhân của họ;
2- Kitô hữu chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô và là con cái của Cha Trên
Trời không có quyền phán xét ai, lên án ai và ném đá ai, quyền nay hoàn
toàn thuộc về Thiên Chúa, trái lại, chúng ta chỉ có bổn phận thông cảm,
tha thứ và yêu thương anh chị em của mình, nhất là những người anh chị
em đối phương với mình và thù địch của mình, tác hại mình, thậm chí, với
đức tin trong sự quan phòng thần linh của Thiên Chúa, chúng ta còn cần coi
là đại ân nhân đã giúp mình nên thánh hơn, là huấn luyện viên giúp mình
sống Lòng Thương Xót Chúa trọn hảo hơn.
Thật vậy, đối với
tha nhân, con người không được mù quáng đoán xét nhau, vì họ chẳng
những không
biết được thâm tâm của nhau, mà
nhất là không
có quyền đoán xét nhau nữa. Thế
nhưng, đối với Thiên Chúa, Đấng vô cùng khôn ngoan và nhân hậu, con
người cần phải tỏ ra mù quáng hơn ai hết và hơn bao giờ hết, ở
chỗ hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Ngài ở mọi nơi, trong mọi lúc và
hết mọi sự.
Nhờ đó,
Thiên Chúa có thể thực hiện tất cả những gì Ngài muốn nơi họ và qua
họ cho tha nhân, như
trường hợp của tổ phụ Abram, trong bài đọc 1 hôm nay (Khởi Nguyên
12:1-9), đã đáp ứng
lời Chúa kêu gọi mà đi đến một nơi xa lạ, không biết mình đi đâu
và đến đâu, cho đến nơi Ngài ấn định:
"Ngươi
hãy từ bỏ quê hương, họ hàng và nhà cửa cha ngươi mà đi đến xứ Ta chỉ
cho. Ta sẽ cho ngươi thành một dân lớn; Ta sẽ chúc lành cho ngươi, và Ta
sẽ cho danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối chúc lành. Ta sẽ chúc
lành cho những ai chúc lành cho ngươi, và sẽ chúc dữ cho ai chúc dữ cho
ngươi. Nơi ngươi mọi dân nước sẽ được chúc phúc. Abram ra đi như Chúa đã
truyền dạy".
Và
nơi được ấn định
cho tổ phụ Abram cũng như cho giòng dõi của ông sau này đó là xứ Canaan,
nhưng lại là một nơi đã có một dân tộc khác cư ngụ và sinh sống, hoàn
toàn không thuộc chủ quyền của ông, nhưng Chúa lại lấy ban cho ông và
giòng dõi của ông:
"Họ ra đi đến đất Canaan. Khi họ tới nơi, Abram rảo qua các xứ cho
đến Sikem, thung lũng thời danh. Bấy giờ người Canaan đang ở xứ này. Chúa
đã hiện ra với Abram và phán rằng: 'Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi
ngươi'".
Hành động tin tưởng một cách mù quáng của tổ phụ Abram đã thật sự đẹp
lòng Chúa, Đấng đã tuyển chọn ông để ông làm cha của một dân tộc sẽ trở
thành gia nghiệp của Chúa và là mầm mống cho một dân tộc duy nhất dưới
quyền lãnh đạo tối cao của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai.
Bài Thánh Vịnh 32 (12-13,18-19,20
và 22) được
Giáo Hội chọn đọc ở Bài Đáp Ca hôm nay đã cảm nhận được cái phúc của dân
tộc cho mọi dân tộc ấy nói chung và của những ai biết kính sợ vào Ngài
nói riêng, thành
phần chỉ biết cậy
trông vào
một mình Ngài mà thôi.
1) Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ
nghiệp riêng mình (tức
dân
tộc Do Thái - người viết biệt chú riêng).
Tự trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta
(ám
chỉ các dân tộc khác trên thế giới - biệt chú riêng của người viết).
2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy
trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng
họ trong cảnh cơ hàn.
3) Linh hồn chúng con mong đợi Chúa, chính Ngài là Đấng phù trợ và
che chở chúng con. Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con,
theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.
Thứ Ba
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
I) St
13, 2. 5-18
"Bác không muốn có sự bất bình
giữa bác và cháu: vì chúng ta là anh em với nhau".
Trích sách Sáng Thế.
Bấy giờ Abram rất giàu, có nhiều
vàng bạc. Ông Lót, người đi với Abram, cũng có nhiều đàn chiên, bò và
lều trại. Miền đó không đủ chỗ cho cả hai cùng ở, vì họ có nhiều tài
sản, nên không thể ở chung với nhau. Bởi thế các người chăn chiên của
Abram và của Lót hay xảy ra cãi lẫy nhau. Khi ấy dân Canaan và dân
Phêrêzê ở miền này.
Vậy Abram nói cùng Lót rằng: "Bác
không muốn có sự bất bình giữa bác và cháu, giữa các người chăn chiên
của chúng ta, vì chúng ta là anh em với nhau. Trước mặt cháu có cả một
miền rộng rãi, xin cháu hãy lìa khỏi bác: nếu cháu đi bên tả, thì bác sẽ
đi bên hữu; nếu cháu chọn phía tay phải, thì bác sẽ đi về phía tay
trái". Vậy Lót ngước mắt lên trông thấy cả miền đồng bằng sông Giođan,
có nước dồi dào. (Trước khi Chúa huỷ diệt thành Sôđôma và Gômôra, cả
miền ấy và phía Segor như vườn địa đàng của Chúa và như đất Ai-cập). Lót
chọn miền đồng bằng sông Giođan và đi về phía đông. Thế là hai bác cháu
lìa xa nhau. Abram ở lại đất Canaan, còn Lót ở các đô thị gần sông
Giođan, và cư ngụ tại Sôđôma. Dân thành Sôđôma rất xấu xa, vì quá tội
lỗi trước mặt Chúa.
Sau khi Lót đi rồi, Chúa phán cùng
Abram rằng: "Hãy ngước mặt lên và từ nơi ngươi đang ở, hãy nhìn tứ phía:
đông tây nam bắc. Tất cả đất mà ngươi trông thấy, Ta sẽ ban vĩnh viễn
cho ngươi và dòng dõi ngươi. Ta sẽ làm cho con cháu ngươi đông như bụi
đất. Nếu ai có thể đếm được bụi đất thì mới có thể đếm được con cháu
ngươi. Hãy chỗi dậy và đi khắp miền này, vì chưng Ta sẽ ban miền này cho
ngươi". Bởi vậy Abram di chuyển lều trại đến ở thung lũng Mambrê, thuộc
miền Hebron, và dựng bàn thờ kính Chúa ở đó.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 14,
2-3ab. 3cd-4ab. 5
Ðáp: Lạy
Chúa, ai sẽ được ở trong đền tạm Chúa? (c. 1a)
Xướng: 1) Người sống thanh liêm và
thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa
lời vu khống. - Ðáp.
2) Người không làm ác hại đồng
liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người coi rẻ đứa bất nhân,
nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa. - Ðáp.
3) Người không xuất tiền đặt nợ
thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương. Người thực thi những
điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung lay. - Ðáp.
Alleluia: Tv
118, 27
Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho
con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ
lùng của Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 7,
6. 12-14
"Tất cả những gì các con muốn
người ta làm cho các con, thì hãy làm cho người ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: "Ðừng lấy của thánh mà cho chó, và đừng vất ngọc trai trước
mặt heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các con.
"Vậy tất cả những gì các con muốn
người ta làm cho các con, thì chính các con hãy làm cho người ta như
thế! Ðấy là điều mà lề luật và các tiên tri dạy.
"Các con hãy vào qua cửa hẹp, vì
cửa rộng và đường thênh thang là lối đưa đến hư mất, và có nhiều kẻ đi
lối ấy; cửa và đường đưa tới sự sống thì chật hẹp, và ít kẻ tìm thấy".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm
Nghiệm
4 Nhân Đức Trụ về 3 Nguyên Tắc Sống Khôn Ngoan
Bài
Phúc Âm cho Thứ
Ba Tuần XII Thường Niên hôm nay vẫn tiếp tục Bài Giảng Trên Núi của Chúa
Giêsu được Thánh ký Mathêu (7:6,12-14) chất chứa 4 luân đức của Kitô
giáo hay cũng được gọi là 4 nhân đức trụ, những nhân đức cho thấy 3
nguyên tắc sống khôn
ngoan sau đây:
Trước hết là 4 nhân đức trụ. Tu đức Kitô giáo liệt kê 7 nhân đức rõ
ràng, đó là 3 thần đức và 4 luân đức. Ba thần đức tức là 3 nhân đức đối
thần, 3 nhân đức hướng về Thiên Chúa là đối tượng của 3 nhân đức này. Đó
là Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến, 3 thần đức được phú bẩm vào tâm hồn Kitô
hữu ngay từ khi họ lãnh nhận Phép Rửa, nhờ đó họ có thể tác hành xứng
đáng là một người con Thiên Chúa, người con được thông phần với bản tính
thần linh của Thiên Chúa và sống sự sống thần linh với Thiên Chúa và như
Thiên Chúa. Còn 4 luân đức là 4 nhân đức trụ của con người, lấy con
người làm đối tượng và về tư cách làm người cần phải có của con người để
họ có thể nên người trước khi nên thánh. Đó là nhân đức khôn ngoan,
công bằng, dũng cảm và tiết độ.
Trong Bài Giảng Trên Núi về Phúc Đức Trọn Lành, Chúa Giêsu đã dạy các
tông đồ của Người là thành phần phải công chính thánh thiện hơn thành
phần biệt phái và luật sĩ, là muối đất và là ánh sáng thế gian: ở đoạn
5 thì sống đức ái trọn hảo và ở đoạn 6 thì sống đức tin chân thực và đức cậy
trông vững vàng. Thế nhưng, ở đoạn 7 của Phúc Âm Thánh Mathêu là Phúc Âm
thuật lại Bài Giảng Trên Núi của Người ở 3 đoạn 5-7, Người cũng không
quên huấn dụ các vị về những gì là cơ bản nhất liên quan đến trực tiếp
bản thân làm người của các vị, như thế Người muốn nói rằng các nhân đức
về con người là điều kiện bất khả thiếu để sống 3 thần đức hợp với tư
cách và thân phận làm con cái của Thiên Chúa và là môn đệ của Người.
4 luân đức cũng là 4 nhân đức trụ này được Chúa dạy trong bài Phúc Âm
hôm nay thứ tự như sau:
Nhân đức khôn
ngoan: "Ðừng
lấy của thánh mà cho chó, và đừng vất ngọc trai trước mặt heo, kẻo chúng
giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các con".
Nhân đức công bằng: "Tất
cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì chính các con hãy
làm cho người ta như thế! Ðấy là điều mà lề luật và các tiên tri dạy".
Nhân đức can đảm: "Hãy
vào qua cửa hẹp... cửa và đường đưa tới sự sống thì chật hẹp, và ít kẻ
tìm thấy".
Nhân đức tiết độ: "Hãy
vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang là lối đưa đến hư mất,
và có nhiều kẻ đi lối ấy"
Tuy nhiên, nếu trong 4 luân đức này nhân đức đầu tiên được liệt kê và
quan trọng nhất cùng cần thiết nhất đó là nhân đức khôn ngoan, như đèn
soi chiếu cả thân thể, bất khả thiếu, bằng không, không thể thực hành
được 3 nhân đức trụ còn lại. Sau đây là 3 nguyên tắc sống khôn ngoan để
có được hay để thực hành trọn vẹn 4 nhân đức trụ của con người, như sau:
Nguyên
tắc thứ nhất: "Đừng
lấy của thánh mà đem cho
chó, và đừng vất ngọc trai trước mặt loài heo,
kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các con".
Tại
sao vậy? Tại vì chó hay heo là loài thú vật chẳng biết giá trị của những
gì loài người vốn trân quí.
Bởi
thế, "lấy
của thánh mà đem cho
chó, và vất ngọc trai trước mặt loài heo" là
một hành động hoàn
toàn ngu
xuẩn, phí
của và vô ích, thậm
chí còn nguy hiểm đến bản thân nữa là đàng khác, ở chỗ chúng cứ tưởng là
chúng bị tấn công bằng các viên ngọc trai chẳng khác gì những cục đá
vậy, nên chúng có thể "quay
lại cắn xé các con".
Ở đây,
nếu
chú ý chúng
ta thấy được hai con thú tiêu biểu được
Chúa Giêsu sử dụng trong bài Phúc Âm, đó là con chó và con heo: "chó" có
vẻ tinh khôn hơn nên liên quan đến "của thánh" linh thiêng và đến động
từ "cho" có vẻ trân trọng chứ không phải là động từ "quẳng" có vẻ khinh
bỉ; còn
"heo" có vẻ xác thịt hơn nên liên quan đến "ngọc trai" là
những gì thuần
vật chất và đến động
từ "quẳng".
Nhưng
dù tinh khôn như "chó" cũng chẳng biết "của thánh" là gì, cũng chẳng
nhờ đó mà được linh thiêng hơn, và cho dù xác thịt như "heo" cũng chẳng
cần trang điểm bằng "ngọc
trai" cho đẹp
hơn và hãnh diện hơn.
Phải
chăng ở đây Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng giáo huấn của Người
là những gì "thánh
hảo" vô
giá và quí
báu hơn cả vàng bạc và "ngọc trai", được ban cho các vị để các vị mặc
lấy và trang sức cho
xứng
với vai trò là môn đệ của Người?
Nguyên tắc thứ hai: "Vậy tất cả những gì các con muốn người ta làm
cho các con, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế! Đấy là điều
mà lề luật và các tiên tri dạy".
Nguyên tắc thứ hai này là nguyên tắc "tri kỷ tri bỉ - biết mình biết
người", có vẻ tích cực hơn nguyên tắc của Khổng giáo: "đừng làm cho
người khác những gì mình không muốn họ làm cho mình".
Nguyên tắc thứ hai này thường được gọi là luật vàng - golden rule, vì nó
chất chứa trong tất cả "lề luật và các tiên tri dạy", vì nó
phản ảnh giới luật bác ái "yêu người như thể thương thân - ái nhân như
kỷ": yêu nhau như bản thân mình.
Nguyên tắc này thật sự là "của thánh", là viên "ngọc trai" quí báu đối
với những ai kính sợ Chúa, nhưng lại là những gì quái gở đối với những
kẻ gian ác bất chấp thủ đoạn trong mưu đồ thỏa mãn ý riêng và đam mê
nhục dục của họ, dù giá phải trả cho những gì họ muốn chiếm đoạt chính
là tha nhân.
Tổ phụ Abram trong bài đọc 1 hôm nay (Khởi Nguyên 13:2,5-18) đã áp dụng
nguyên tắc "ái nhân như kỷ" này khi để cho Lot cháu của ông chọn trước
phần đất nó thích, hơn là chính ông chọn trước để cho cháu phần ông
không thích:
"Bác
không muốn có sự bất bình giữa bác và cháu, giữa các người chăn chiên
của chúng ta, vì chúng ta là anh em với nhau. Trước mặt cháu có cả một
miền rộng rãi, xin cháu hãy lìa khỏi bác: nếu cháu đi bên tả, thì bác sẽ
đi bên hữu; nếu cháu chọn phía tay phải, thì bác sẽ đi về phía tay trái".
Nguyên tắc thứ ba: "Các con hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường
thênh thang là lối đưa đến hư mất, và có nhiều kẻ đi lối ấy; cửa và
đường đưa tới sự sống thì chật hẹp, và ít kẻ tìm thấy".
Đúng
thế,
muốn sống
nguyên tắc thứ hai là yêu nhau như chính bản thân mình, con người cần
phải bỏ
mình đi,
thậm
chí cần phải coi
người
khác hơn mình. Như vậy thì chẳng khác nào con người cần phải "vào
qua cửa hẹp", hoàn
toàn đi
ngược
chiều với đa số phàm nhân luôn coi
mình hơn tha nhân, không bao giờ chịu thua thiệt, nếu bị thua thiệt thì
tìm cách triệt hạ đối phương hay lấy
lại.
Có thể nói, giáo
huấn Phúc Đức Trọn Lành trong Bài Giảng Trên Núi của Chúa Kitô trong
Phúc Âm Thánh ký Mathêu, nhất là ở đoạn 5, liên quan đến Đức Ái Trọn
Hảo, là "cửa
và đường đưa tới sự sống", nhưng "chật
hẹp" , phải
có ơn Chúa mới có thể theo đuổi, phải sống đức tin mới có thể đi trọn,
phải sống nội tâm mới có thể làm chủ bản thân mình và theo đúng đường
lối của Thiên Chúa, bằng không, Kitô hữu cũng thuộc về đám đông, thành
phần sống theo tự nhiên, chỉ tìm cầu những gì là dễ chịu nhất và thoải
mái mất, nhưng lại là những gì dễ trở thành dịp tội khiến con người hư
đi: "cửa
rộng và đường thênh thang là
lối đưa đến hư mất, và có nhiều kẻ đi lối ấy".
Bởi thế nên Kitô hữu môn đệ đích thật của Chúa Kitô phải là những con
người "hãy
qua cửa hẹp mà vào", phải
thuộc về thành phần thiểu số, "ít người đi" - "ít kẻ
tìm thấy", thành phần dám sống dị chúng nhân, không theo đám đông,
thậm chí bất chấp đám đông, bất chấp ý thức hệ hay áp lực của đám đông,
bất chấp chống đối và chống phá của họ, xuất phát từ thành kiến và ác
cảm của họ trước những tâm tưởng, ngôn từ, tác hành và phản ứng phúc đức
trọn lành phản thế gian và vượt trên thế gian để soi chiếu thế gian của
mình.
Thật vậy, về phương
diện siêu nhiên, chính vì "cửa
và đường đưa tới sự sống thì chật hẹp" như
thế mà
những ai hiên ngang tiến bước mới gặp "sự sống", mới trở nên dồi dào,
như trường hợp tổ phụ Abram nhờ nhường cho cháu mà được Chúa chúc phúc:
"Sau
khi Lót đi rồi, Chúa phán cùng Abram rằng: 'Hãy ngước mặt lên và từ nơi
ngươi đang ở, hãy nhìn tứ phía: đông tây nam bắc. Tất cả đất mà ngươi
trông thấy, Ta sẽ ban vĩnh viễn cho ngươi và dòng dõi ngươi. Ta sẽ làm
cho con cháu ngươi đông như bụi đất. Nếu ai có thể đếm được bụi đất thì
mới có thể đếm được con cháu ngươi. Hãy chỗi dậy và đi khắp miền này, vì
chưng Ta sẽ ban miền này cho ngươi'".
Thánh
Vịnh 14 (2-3ab,3cd-4ab,5) ở
Bài Đáp
Ca hôm nay đã diễn tả về con người sống luật vàng như tổ phụ Abram này
như sau:
1) Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ
điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống.
2) Người không làm ác hại đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận.
Người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa.
3) Người không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người
hiền lương. Người thực thi những điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung
lay.
Thánh Cyrilo Alexandria Giám Mục Tiến Sĩ
27/6
Năm 412 thánh Cyrillô kế vị cậu Ngài là Theophilô làm giám mục
Alexandria. Khi ấy Ngài đã vào khoảng trung tuần. Người ta không biết gì
về cuộc sống Ngài trước đó, trừ trường hợp, Ngài có mặt trong vụ kết án
thánh Gioan Kim Khẩu năm 408. Hiển nhiên là Ngài đã có thời sống như một
ẩn sĩ trong sa mạc và đã được giáo dục kỹ lưỡng về văn chương Hy Lạp.
Vào thế kỷ V, các giáo phụ Alexandria đã trở thành những giám mục giàu
có và uy quyền nhất trong đế quốc. Trở thành Kitô, người Ai cập vẫn còn
mang những gì còn lại trong tâm tình dân tộc của mình. Các giám mục tự
mô tả như là những Đấng kế vị thánh Marcô, nhưng cũng kế nhiệm các
thượng tế Amen Ra và có phong cách nào đó của Pharao.
Suốt 15 năm đầu làm giám mục, thánh Cyrillô đã đập tan thế hệ cầm quyền
và những nhà đổi tiền Do thái ở Alexandria. Việc thực thi đức ái của
Ngài đối với người nghèo khó, bệnh hoạn cũng như lòng thương cảm sâu xa
của Ngài với mọi tội nhân hối cải, luôn kèm theo một chút cứng rắn. Chắc
chắn là các kẻ thù của Ngài cũng là kẻ thù của Thiên Chúa. Nhiệt tâm với
các linh hồn và say mê bảo vệ đức tin Kitô giáo, Ngài sẵn sàng dùng đến
mọi phương tiện trong tay như là của cải, tài khích lệ quần chúng và lực
lượng các thầy dòng. Điều này giúp chúng ta hiểu được tại sao cuộc tranh
luận về Kitô học mà Ngài giữ một vai trò lớn lao đã có màu sắc pha trộn
chính trị lâu dài như vậy.
Năm 438, thầy dòng Nestôriô trở thành thượng phụ Constantinople. Dường
như ông ta đã làm giám mục tại triều đình có tham vọng mãnh liệt, tin
vào hiệu quả lớn mạnh do đời sống cầu nguyện của mình và có ý tiêu diệt
mọi lạc thuyết. Đàng khác, không chắc rằng ông đã muốn trở thành lạc
giáo. Vào đầu thế kỷ V, các thần học gia đều nhận rằng: Đức Kitô vừa là
Thiên Chúa vừa là con người. Dầu vậy chưa có định tín về mối tương quan
giữa Thiên tính và nhân tính của Người như thế nào. Thánh Cyrillo chủ
trương rằng: cả hai bản tính kết hợp mật thiết với nhau, đến độ Mẹ Chúa
Kitô cũng được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Nestôriô thì phân biệt rằng Mẹ Con
Trẻ Giêsu chỉ được gọi là Mẹ Chúa Kitô mà thôi. Mỗi bên đều tố cáo bên
kia là lạc giáo.
Thánh Cyrillo liên kết với các tu sĩ Đông phương Ngài còn được Đức giáo
hoàng nâng đỡ và cử làm Vị đại diện ở Đông phương. Với mệnh lệnh này,
năm 430 Ngài kết án Nestôriô là lạc giáo tại một hội nghị ở Alexandria.
Mùa hè năm 431, Ngài triệu tập và chủ tọa cộng đồng chung ở Ephesô.
Nestôriô không những bị kết án mà còn bị truất phế nữa. Đức trinh Nữ
được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa.
Công đồng Ephêsô được Đức giáo hoàng chuẩn nhận. Nhưng hoàng đế lại
không công nhận vì thánh Cyrillo đã không đợi 43 giám mục có thiện cảm
với Nestôriô tới họp. Thánh Cyrillo bị bắt ở Tiểu Á và bị giam tù trong
hai tháng. Thánh phụ Antiôkia và các người dưới quyền cắt đứt hiệp thông
với Ngài. Thánh nhân trốn về Ai cập và năm 433 kết hợp lại được với
Antiôkia. Từ đó Ngài lại thúc đẩy hoàng đế chấp nhận các sắc lệnh của
công đồng Ephêsô. Hoàng đế vẫn nghi ngờ Ngài cho đến khi Ngài qua đời
vào năm 444. Thánh Cyrillo vẫn còn dấn thân vào cuộc tranh luận Kitô học
này cho đến chết.
Không có nhà thần học Hy Lạp nào lớn hơn thánh Cyrillo. Ngài có khả năng
tổng hợp và nhận định có thể so sánh được với thánh Augustinô. Không có
thánh nhân nào bị phê bình tàn khốc như thánh nhân, nhưng ít có thánh
nhân nào đã hăng hái như Ngài. Cả những người ghen ghét cũng không thể
chất vấn về sự cao cả của Ngài. Bên dưới sự hăng hái của Ngài là cả một
tình yêu mạnh mẽ đối với đức Kitô với niềm tin mãnh liệt vào lòng thương
xót của Người. Đức giáo hoàng Celestinô xưng tụng Ngài là đấng bảo vệ
Giáo hội và Đức tin”.
Thánh Cyrillô Alexandria là gương sáng cho chúng ta về lòng can đảm, dám
đứng lên đấu tranh cho sự thật, bảo vệ đức tin. Xin Chúa vì công nghiệp
của Thánh nhân ban cho mỗi chúng ta ơn can đảm làm chứng cho Chúa, bảo
vệ đức tin vì lòng yêu mến Chúa và Giáo hội.
(tổng hợp)
https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-27-6-thanh-cyrillo-alexandriatien-si-hoi-thanh-48352
https://giaophanvinhlong.net/thanh-cyrillo-alexandrino-giam-muc-tien-si-hoi-thanh-444.html
http://giaoxutrungdong.com/phung-vu/hanh-cac-thanh/ngay-276-thanh-cyrillo-alexandrino-giam-muc-tien-si-hoi-thanh.html
Thánh Cyril sinh ở Alexandria, Ai Cập. Ngài là cháu của Ðức Theophilus,
thượng phụ của Alexandria. Sau khi học xong kinh điển và thần học, ngài
được chính bác của mình tấn phong linh mục và tháp tùng Ðức Theophilus
đến Constantinople để tham dự Thượng Hội Ðồng Oak nhằm truất phế Ðức
Gioan Kim Khẩu (sau này mới biết là bị kết tội oan).
Khi Ðức Theophilus từ trần vào năm 412, ngài lên kế vị bác của mình sau
cuộc tranh đấu với phe ủng hộ người đối thủ là Timotheus. Ngay sau khi
lên ngôi, Ðức Cyril bắt đầu tấn công lạc thuyết Novatianô với việc đóng
cửa các nhà thờ; đuổi những người Do Thái ra khỏi thành phố; và phản bác
một số hành động của quan đầu tỉnh Orestes là người theo phe Novatianô.
Vào năm 430, Ðức Cyril lại xung đột với Nestorius, thượng phụ của
Constantinople, là người cho rằng Ðức Maria không phải là Mẹ Thiên Chúa
vì Ðức Kitô là Thiên Chúa chứ không phải con người, hậu quả là không thể
dùng chữ theotokos (người-mang-Thiên-Chúa) áp dụng cho Ðức Maria. Ðức
Cyril thuyết phục được Ðức Giáo Hoàng Celestine I triệu tập một công
đồng ở Rôma nhằm lên án Nestorius, và chính ngài cũng hành động tương tự
trong công đồng Alexandria.
Vào năm 431, Ðức Giáo Hoàng Celestine ra lệnh cho Ðức Cyril truất phế
Nestorius. Trong Ðại Công Ðồng Ephêsô lần thứ ba, với sự tham dự của hai
trăm giám mục và dưới sự chủ tọa của Ðức Cyril, công đồng đã lên án mọi
giáo thuyết của Nestorius là sai lầm trước khi Ðức Tổng Giám Mục Gioan ở
Antiôkia và bốn mươi hai môn đệ ủng hộ giáo thuyết của Nestorius kịp đến
tham dự. Khi thấy mọi sự đã lỡ, họ tổ chức một công đồng riêng để truất
phế Ðức Cyril. Hoàng Ðế Theodosius II bắt giữ cả hai người, Ðức Cyril và
Nestorius nhưng sau đó đã trả tự do cho Ðức Cyril khi các đại diện của
đức giáo hoàng xác nhận các quyết định của công đồng.
Hai năm sau, Ðức Tổng Giám Mục Gioan, đại diện cho các giám mục ôn hòa ở
Antiôkia, đã ký kết một thỏa ước với Ðức Cyril và cùng lên án Nestorius.
Trong quãng đời còn lại, Ðức Cyril đã viết nhiều luận án làm sáng tỏ học
thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập Thể nhằm ngăn chặn lạc
thuyết Nestorius và Pelagian khỏi ăn sâu vào cộng đồng Kitô Hữu.
Ngài là thần học gia sáng chói nhất của truyền thống Alexandria. Văn bút
của ngài có đặc tính chính xác về tư tưởng, lập trường rõ ràng, và lý
luận sắc bén. Các văn bản của ngài gồm các nhận định về Thánh Gioan,
Thánh Luca, và ngày lễ Ngũ Tuần, các luận thuyết về thần học tín lý,
cũng như các thư từ và bài giảng. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII
tuyên xưng là tiến sĩ Giáo Hội vào năm 1882.
Trích từ NguoiTinHuu.com
http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=0&tabId=392&ArticleID=60102
Thứ Tư 3/10/2007 – Bài Giáo Lý 52 - Thánh giáo phụ Cyril Thành
Alexandria
(ĐTC Biển Đức XVI)
Thứ Tư
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
I) St
15, 1-12. 17-18
"Abram tin vào Thiên Chúa và vì
đó, ông được công chính".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, có lời Chúa
phán cùng Abram trong thị kiến rằng: "Hỡi Abram, ngươi chớ sợ, Ta là
Ðấng phù trợ và là phần thưởng rất bội hậu cho ngươi". Abram thưa rằng:
"Lạy Chúa là Thiên Chúa, Ngài sẽ ban cho con điều gì? Con sẽ qua đi mà
không có con; chỉ có Eliêzer này, người Ðamas, con của người giúp việc
gia đình con". Abram nói tiếp rằng: "Chúa không cho con sinh con; đây
con của người giúp việc sẽ là kẻ nối nghiệp con". Tức thì có lời Chúa
phán cùng ông rằng: "Chẳng phải người này sẽ là kẻ nối nghiệp ngươi,
nhưng là chính người con ngươi sinh ra, sẽ là kẻ nối nghiệp ngươi".
Thiên Chúa dẫn Abram ra ngoài và nói với ông: "Ngươi hãy ngước mắt lên
trời, và nếu có thể được, hãy đếm các ngôi sao". Rồi Chúa nói tiếp:
"Miêu duệ của ngươi sẽ đông đảo như thế". Abram tin vào Thiên Chúa và vì
đó, ông được công chính.
Và Chúa lại nói: "Ta là Chúa, Ðấng
dẫn dắt ngươi ra khỏi thành Ur của dân Calđê, để ban cho ngươi xứ này
làm gia nghiệp". Abram thưa rằng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, làm sao con
có thể biết con sẽ được xứ đó làm gia nghiệp?" Chúa đáp: "Ngươi hãy bắt
một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi,
một con chim gáy mái và một con bồ câu non". Abram bắt tất cả những con
vật ấy, chặt ra làm đôi, đặt phân nửa này đối diện với phân nửa kia:
nhưng ông không chặt đôi các con chim. Các mãnh cầm lao xuống trên những
con vật vừa bị giết, song ông Abram đuổi chúng đi.
Lúc mặt trời lặn, Abram ngủ mê;
một cơn sợ hãi khủng khiếp và u tối bao trùm lấy ông. Khi mặt trời đã
lặn rồi, bóng tối mù mịt phủ xuống, có một chiếc lò bốc khói và một khối
lửa băng qua giữa những phần con vật chia đôi. Trong ngày đó, Chúa đã
thiết lập giao ước với Abram mà nói rằng: "Ta ban xứ này cho miêu duệ
ngươi, từ sông Ai-cập cho đến sông Euphrát".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 104,
1-2. 3-4. 6-7. 8-9
Ðáp: Tới
muôn đời Chúa vẫn nhớ lời minh ước (c. 8a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa, hãy
hoan hô danh Ngài, hãy kể ra sự nghiệp Chúa ở giữa chư dân. Hãy xướng
ca, đàn hát mừng Người, hãy tường thuật mọi điều kỳ diệu của Chúa. -
Ðáp.
2) Hãy tự hào vì danh thánh của
Người, tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui. Hãy coi trọng Chúa và
quyền năng của Chúa, hãy tìm kiếm thiên nhan Chúa luôn luôn. - Ðáp.
3) Hỡi miêu duệ Abraham là tôi tớ
của Người, hỡi con cháu Giacóp, những kẻ được Người kén chọn. Chính chúa
là Thiên Chúa chúng ta, quyền cai trị của Người bao trùm khắp cả địa
cầu. - Ðáp.
4) Tới muôn đời Người vẫn nhớ lời
minh ước, lời hứa mà Người đã an bài tới muôn thế hệ, lời minh ước Người
đã ký cùng Abraham, lời thề hứa Người đã thề với Isaac. - Ðáp.
Alleluia: Ga
14, 23
Alleluia, alleluia! - Chúa phán:
"Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người
ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 7,
15-20
"Hãy xem quả thì các con sẽ
biết chúng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: "Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng
các con, nhưng bên trong, họ là sói dữ hay cắn xé. Hãy xem quả thì các
con sẽ biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai, hoặc trái
vả nơi bụi găng sao? Cũng thế, cây tốt thì sinh trái tốt, còn cây xấu
thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, và cây xấu không thể
sinh trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào lửa.
Vậy coi trái thì các con sẽ nhận biết được chúng".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm Cảm
Nghiệm
Chân dung của những "con sói... cắn xé"
Suy
Niệm
Chủ đề "sự sống" từ Mùa Phục Sinh vẫn được tiếp tục ở bài Phúc Âm hôm
nay, Thứ Tư Tuần XII Thường Niên, ở chỗ hoa trái của sự sống này, một
thứ hoa trái cho biết là sự sống đó thật hay giả, siêu nhiên hay tự
nhiên, dồi dào hay cằn cỗi. Chúa Giêsu đã sử dụng ngay định luật tự
nhiên về sự sống để áp dụng vào sự sống siêu nhiên, ở chỗ căn cứ vào hoa
trái của nó, như Người phán dạy như sau:
"Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng các con,
nhưng bên trong, họ là sói dữ hay cắn xé. Hãy xem quả thì các con sẽ
biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai, hoặc trái vả nơi
bụi găng sao? Cũng thế, cây tốt thì sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh
trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, và cây xấu không thể sinh
trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào lửa. Vậy
coi trái thì các con sẽ nhận biết được chúng".
Căn cứ vào lời Chúa khẳng định trên đây thì thành phần "tiên
tri giả", được Người nhắc đến ngay ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, cho
dù "mặc lốt chiên", "nhưng bên trong là sói dữ" nên
không thể sinh hoa trái tốt lành: "cây
xấu không thể sinh trái tốt", trái
lại, "cây xấu thì sinh trái xấu" là
thứ hoa trái "cắn xé", sát hại, chia rẽ, phá hoại, tiêu diệt,
hung tàn, bạo loạn v.v. những thứ hoa trái hiểm độc không thể nào tồn
tại như hoa trái của sự sống, những thứ hoa trái cuối cùng "sẽ
bị chặt đi và ném vào lửa" xứng với số phận bóng tối
không thể nào át được ánh sáng, mà còn bị ánh sáng xua tan nữa.
Thành phần "tiên tri giả" được Chúa
Giêsu đề cập đến ở đây, ở vào phần cuối của Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành
Trên Núi mà Người trực tiếp ngỏ cùng các tông đồ và gián tiếp cho dân
chúng, chắc Người không ám chỉ thành phần biệt phái và luật sĩ sau này
bị Người công khai và thậm tệ quở trách là "đồ giả
hình" ở đoạn 23 của cùng Phúc Âm Thánh Mathêu, mà
là chính các tông đồ hằng được nghe Người giảng dạy và thấy gương sống
của Người mà vẫn sống ngược lại với Người.
Một trường hợp điển hình cho thấy có thể Người ám chỉ thành phần "tiên
tri giả" là các tông đồ hay môn đệ của Người, bề ngoài có vẻ hiền
lành dễ thương như "chiên" nhưng bề trong vốn còn tính chất "sói
dữ... cắn xé", đó là trường hợp của chính tông đồ Gioan, vị tông đồ
đã có lần ngăn cản người khác không được lấy danh Thày mà trừ quỉ bởi
không thuộc về nhóm của ngài (xem Luca 9:49), và ngay sau đó ngài còn
cùng tông đồ Giacôbê anh mình đã ngỏ ý xin Thày sai lửa trời xuống thiêu
rụi một thành Samaritano vì họ không tiếp rước Người (xem Luca 9:54).
Sở dĩ có bài Phúc Âm hôm nay ở phần cuối của Bài Giảng Trên Núi, là
Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến việc thực hành giáo huấn phúc đức trọn
lành của Người vừa giảng dạy cách riêng cho các tông đồ. Những ai thực
hành lời của Người thì sẽ sinh hoa trái tốt đẹp nhờ lời của Người, bằng
không sẽ chẳng sinh hoa trái gì, thậm chí còn sinh hoa trái xấu theo bản
tính và xu hướng tự nhiên hướng hạ của mình.
Cảm Nghiệm
Như thế, bất kỳ ai, không phải chỉ ở nơi dân ngoại không biết Chúa hay
chưa biết Chúa, hoặc ở nơi những kẻ được coi là tội lỗi gian ác, mà là
chính thành phần mang danh môn đệ của Chúa Kitô, Đấng "hiền lành và
khiêm nhượng trong lòng" (Mathêu 11:29), cũng có thể là thành phần
"tiên tri giả", ở vào một lúc nào đó hay ở một nơi nào đó, nếu
họ không sống trọn lành theo giáo huấn của Bài Giảng Trên Núi được Chúa
Giêsu truyền dạy suốt trong gần 3 tuần vừa qua ở Tuần X, XI và XII Mùa
Thường Niên này.
Thực tế quả thực cho thấy đúng như vậy. Như lịch sử Giáo Hội và đời
thường cho thấy, thành phần Kitô hữu nói chung và Công giáo nói riêng đã
có những thái độ "sói
... cắn
xé" còn
gian dối hơn cả lương dân, còn dữ dằn độc ác hơn cả dân ngoại, thậm chí
lấy chính chân lý hay nhân danh chân lý để sát hại nhau chứ không phải
để giải thoát nhau, để cứu giúp nhau như chính bản chất của chân lý là
soi sáng và giải phóng (xem Gioan 8:32), còn chia rẻ nhau trong nội bộ
Kitô giáo của mình, gây gương mù và tai hại trầm trọng cho công cuộc
truyền giáo là bản tính của Giáo Hội Chứng Nhân của Chúa Kitô và cho
Chúa Kitô.
Những trường hợp điển hình cho thấy thành phần "tiên tri giả" là thành
phần, như Chúa Kitô diễn tả, có 3 đặc tính: "mặc lốt chiên", nhưng
bên trong lại là "sói dữ" nên đời
sống của họ gây ra tác dụng "cắn
xé" tai hại. Chẳng hạn các vị linh mục lạm dụng tình
dục trẻ em, "mặc lốt chiên" là cha cụ, nhưng lại thèm muốn hèn hạ đến độ
như "sói dữ" dám lén lút ăn thịt con chiên của mình, và vì thế các vị
quả thực đã "cắn xé" chẳng những biết bao nhiêu là giới trẻ đã bỏ đạo
bởi gương mù của các vị bị phanh phui mà còn "cắn xé" cả tài sản của
giáo hội địa phương là nơi các vị thuộc về, liên quan đến việc bồi thường
cái hậu quả "cắn xé" như một con "sói dữ" là các vị.
Hay trường hợp cha mẹ Kitô hữu đạo đức tốt lành, đọc kinh "xem" lễ và
rước lễ hằng ngày, nhưng con cái vẫn cứ hư đi, vẫn bỏ đạo, bởi vì bên
trong cái vỏ đạo đức như "mặc lốt chiên" ấy, họ vẫn chất chứa tâm tưởng
của loài "sói dữ" đầy những thành kiến xấu, những ác cảm, những hận thù
ghen ghét, những chấp nhất lặt vặt, những nghĩ bậy cho nhau, được bộc lộ
qua những lời nói hành nói xấu, phê bình chỉ trích chủ quan, chửi bới và
nguyền rủa nhau v.v., khiến con cái bị "cắn xé" bởi gương mù gương xấu
của họ, đến nỗi có những đứa bỏ đạo, không đi thờ đi lễ như cha mẹ mong
muốn và thúc giục nữa, bởi theo chúng, việc đi thờ đi lễ của cha mẹ và
như cha mẹ chúng chẳng mang lại lợi ích, trái lại, còn gây
hại nữa... thì theo gương các vị mà làm gì, chẳng có lợi thì chớ mà lại
còn mất giờ và bị mang tiếng là giả hình nữa.
Tuy nhiên, cho dù trong lòng Giáo Hội tự bản chất "thánh thiện" hằng
liên lỉ có những đứa con "sói dữ... cắn xé", dù vô tình hay chủ ý, bằng
cách này hay cách khác, ở thời này hay thời kia, Giáo Hội "thánh thiện" của Chúa vẫn
không thể bị hủy hoại, bởi Giáo Hội chính là công việc của Chúa, chứ
không phải là việc làm của con người thuần túy. Chúa sẽ ở với Giáo Hội
và qua những gian nan khốn khó thử thách cả trong lẫn ngoài như thể bị
nội công ngoại kích ấy, Giáo Hội lại càng trở thành dấu chứng cho thấy
Giáo Hội là Nhiệm Thể của Chúa Kitô có Chúa Kitô là Đầu, và càng hiệp
nhất nên một với Người ở chỗ giống Người trong tình trạng bị bách hại và
bị sát hại.
Đúng thế, không ai có thể phá hủy được Giáo Hội, cho dù là quyền lực
kinh khủng của hỏa ngục đi nữa, vì Chúa ở cùng Giáo Hội như Thiên Chúa ở
cùng dân Do Thái xưa, ngay từ ban đầu, qua tổ phụ Abram của họ, như Bài
Đọc 1 hôm nay cho thấy, một vị tổ phụ đã già mà vẫn còn son sẻ: "Con
sẽ qua đi mà không có con; chỉ có Eliêzer này, người Ðamas, con của
người giúp việc gia đình con", thế nhưng, theo sự quan
phòng thần linh vô cùng khôn ngoan của Thiên Chúa thì: "chính
người con ngươi sinh ra sẽ là kẻ nối nghiệp ngươi", một
sự nghiệp chẳng những bao gồm đất hứa mà chính yếu là muôn vàn con cháu,
cả dân Do Thái lẫn các dân ngoại: "Ngươi
hãy ngước mắt lên trời, và nếu có thể được, hãy đếm các ngôi sao... Miêu
duệ của ngươi sẽ đông đảo như thế".
Chính vì tin tưởng mọi sự vào Thiên Chúa, vào ý định vô cùng huyền
diệu của Ngài, một ý định được Ngài tỏ hiện và bày tỏ qua giao ước Ngài
đã tự động lập ra và ký kết với dân của Ngài qua
các vị tổ phụ của họ, Vị
Thiên Chúa chân thật duy nhất bất biến dù con người có qua đi hay bất
trung với Ngài: "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên
Chúa của Giacóp" (Xuất Hành 3:15) - "Tới muôn đời
Chúa vẫn nhớ lời minh ước", mà Thánh
Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay dường như đã âm vang tâm tình ngợi
khen chúc tụng của tổ phụ Abram, Vị được Bài Đọc 1 hôm nay khẳng định: "Abram
tin vào Thiên Chúa và vì đó, ông được công chính".
1) Hãy ca tụng Chúa, hãy hoan hô danh Ngài, hãy kể ra sự nghiệp Chúa
ở giữa chư dân. Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người, hãy tường thuật mọi
điều kỳ diệu của Chúa.
2) Hãy tự hào vì danh thánh của Người, tâm hồn những ai tìm Chúa,
hãy mừng vui. Hãy coi trọng Chúa và quyền năng của Chúa, hãy tìm kiếm
thiên nhan Chúa luôn luôn.
3) Hỡi miêu duệ Abraham là tôi tớ của Người, hỡi con cháu Giacóp,
những kẻ được Người kén chọn. Chính chúa là Thiên Chúa chúng ta, quyền
cai trị của Người bao trùm khắp cả địa cầu.
4) Tới muôn đời Người vẫn nhớ lời minh ước, lời hứa mà Người đã an
bài tới muôn thế hệ, lời minh ước Người đã ký cùng Abraham, lời thề hứa
Người đã thề với Isaac.
Ngày 28 tháng 6
Thánh I-rê-nê, giám mục, tử đạo
lễ nhớ bắt buộc
Chào đời khoảng năm 130, lớn lên học ở Xi-miếc-na, I-rê-nê trở thành
môn đệ của thánh Pô-ly-cáp, giám mục thành này. Năm 177, người chịu
chức linh mục tại Ly-ông (Pháp). Sau đó một thời gian ngắn, người
làm giám mục giáo phận này. Trong nhiệm vụ mục tử, người lo loan báo
Tin Mừng cho các dân xứ Gô-lơ, nhưng người cũng lo bảo vệ đức tin
tinh tuyền chống lại những sai lầm của phái ngộ đạo. Các tác phẩm
của người cho ta có được cái nhìn sâu sắc về kế hoạch của Thiên
Chúa, về ơn gọi của con người và mầu nhiệm Hội Thánh. Người lãnh
nhận triều thiên tử đạo khoảng năm 200.
Bài đọc 2
Con người sống là vinh quang của Thiên Chúa,
còn sự sống của con người là nhìn thấy Thiên Chúa
Trích khảo luận Chống
lạc giáo của thánh I-rê-nê, giám mục.
Vinh quang của Thiên Chúa làm cho sống, nên ai thấy Thiên Chúa thì
đón nhận được sự sống. Vì thế, Đấng mà loài người không thể dò thấu,
không thể lãnh hội, không thể thấy được thì lại tỏ mình ra cho họ
thấy, cho họ lãnh hội và dò thấu, để ban sự sống cho những ai đón
nhận và thấy Người. Vì không thể sống mà không có sự sống, nên sự
sống chỉ tồn tại khi nó thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, mà
thông phần vào sự sống của Thiên Chúa là được thấy Thiên Chúa và vui
hưởng lòng nhân hậu của Người.
Vì vậy, nếu muốn được sống thì con người phải thấy Thiên Chúa ; nhờ
được thấy như thế, họ trở thành bất tử và đạt tới chính Thiên Chúa.
Như tôi đã nói trên đây, đó là điều mà các ngôn sứ đã diễn tả một
cách bóng bẩy, vì những ai mang thần khí Thiên Chúa và đợi chờ Thiên
Chúa đến thì được thấy Người. Và như ông Mô-sê nói trong sách Đệ nhị
luật : Trong ngày
ấy, chúng tôi sẽ thấy, vì Thiên Chúa nói với con người và họ sẽ được
sống.
Đấng thực hiện mọi sự nơi mọi người, Đấng cao cả và vô cùng lớn lao,
Đấng vô hình và khôn tả đối với muôn loài Người đã dựng nên, Đấng ấy
lại không phải là Đấng không ai biết đến. Thật vậy, nhờ Ngôi Lời của
Người, vạn vật học biết rằng có một Thiên Chúa là Cha, Đấng bao trùm
vạn vật và làm cho chúng hiện hữu như trong Tin Mừng có lời chép : Không
ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nếu chính Con Một, Đấng hằng ở nơi
cung lòng Chúa Cha, không tỏ cho biết.
Vậy, Đấng tỏ cho biết, từ đầu đã là Con của Chúa Cha, vì từ đầu
Người vẫn ở với Chúa Cha. Người là Đấng đã tỏ cho loài người một
cách tuần tự, hài hoà và đúng thời đúng lúc, những thị kiến tiên
tri, những ân điển và tác vụ khác nhau để tôn vinh Chúa Cha, đồng
thời mưu ích cho nhân loại. Quả vậy, ở đâu có tuần tự thì ở đó có
hài hoà, ở đâu có hài hoà thì ở đó đúng thời đúng lúc, và ở đâu đúng
thời đúng lúc thì ở đó có ích lợi.
Bởi thế, vì lợi ích của nhân loại, Ngôi Lời đã trở thành Đấng phân
phát ân sủng của Chúa Cha. Chính vì nhân loại mà Người đã thực hiện
biết bao việc diệu kỳ, để mặc khải Thiên Chúa cho con người và tỏ
bày con người với Thiên Chúa. Một đàng, Người vẫn tôn trọng tính vô
hình của Chúa Cha, để con người không coi thường Thiên Chúa, trái
lại luôn biết phải hướng về mục tiêu nào ; đàng khác, qua nhiều việc
kỳ diệu, Người lại cho nhân loại thấy được Thiên Chúa, kẻo họ hoàn
toàn xa lìa Thiên Chúa mà không còn tồn tại. Thật vậy, con người
sống là vinh quang của Thiên Chúa, còn sự sống của con người là nhìn
thấy Thiên Chúa. Quả thế, nếu việc Thiên Chúa được nhận biết qua thụ
tạo đã mang lại sự sống cho mọi kẻ hiện hữu trên mặt đất, thì việc
Chúa Cha được nhận biết qua Ngôi Lời càng mang lại sự sống hơn biết
bao cho những ai nhìn thấy Thiên Chúa.
Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh giám mục I-rê-nê thành công bênh đỡ đức
tin chân chính và xây dựng sự thuận hoà trong Giáo Hội. Xin nhậm lời
thánh nhân chuyển cầu mà củng cố niềm tin và lòng mến của chúng con,
để chúng con đem hết sức mình làm cho mọi người luôn đồng tâm nhất
trí. Chúng con cầu xin
Thánh Irênê sinh tại Tiểu Á vào giữa thế kỷ II. Chúng ta biết được
phần nào ngày sinh của Ngài, dựa vào bản tường thuật Ngài viết về
thánh Policarpô. Ngài viết cho Flôrinô:
- “Tôi có thể nói với ông nơi thánh Pôlicarpô ngồi khi Ngài rao
giảng lời Chúa, tôi được thấy Người ra vào. Bước chân, phong thái,
cách sống và lời Ngài nói in sâu vào lòng tôi. Tôi như còn nghe thấy
Người kể lại cách người đàm luận với thánh Gioan và các tông đồ khác
đã thấy mặt Chúa. Người nói lại cho chúng tôi những lời nói và những
điều các Ngài đã học được liên quan đến Chúa Giêsu. Các phép lạ và
giáo thuyết của Chúa.”
Thánh Irênê còn phấn khởi ghi thêm:
- “Tôi ghi nhận các hành vi và lời nói ấy không phải trên bảng viết
mà là trong sâu thẳm tâm hồn. Thiên Chúa cho tôi được ơn không ngừng
nhớ lại những kỷ niệm ấy trong lòng.”
Như vậy, thánh Irênê luôn nhớ mãi hình ảnh sống động của thánh
Policarpô qua đời năm 155. Vậy có thể là thánh Irênê ra đời khoảng
từ năm 130 đến 135, và Ngài được giáo dục tại Smyrna, làm môn đồ của
thánh Pôlicarpô. Hấp thụ nền giáo dục gần với các tông đồ. Nhất là
với thánh Gioan, thánh Irênê còn ở trong vòng ánh sáng mà tâm điểm
là tình yêu đằm thắm giữa thánh Gioan với Chúa Kitô. Trong tác phẩm
dài “Adversus Haereses” của Ngài. Chúng ta cảm thấy Ngài là người
được thấm nhiễm một trực giác hiếm có.
Thánh Pôlicarpô gọi Irênê sang Gaule. Tại đây thánh Pôthinô, Giám
mục Lyon phong chức linh mục cho Ngài. Phần đóng góp của thánh Irênê
cho Giáo Hội thật lớn. Ngài chú tâm tới mọi khoa học, chuyên cần suy
gẫm Thánh Kinh. Khi nghiên cứu huyền thoại và các hệ thống triết học
ngại giáo, Ngài biết tìm ra nguồn gốc các sai lầm và bác bỏ các lạc
thuyết pha trộn huyền thoại vào Kitô giáo. Tertulianô đã tuyên nhận
rằng không có ai nỗ lực tìm tòi hơn là thánh Irênê. Thánh Hiêrônimô,
nại đến thánh nhân để củng xố uy tín của mình. Ngài được coi như là
ánh sáng các vùng Gaules ở Phương Tây.
Năm 177, thánh Irênê được cử làm đại diện về Rôma, bên cạnh Đức Giáo
Hoàng để thực hiện một sứ mệnh tế nhị là dàn xếp ngày mừng lễ Phục
sinh
Trở lại Lyon, thánh Irênê gặp lại một giáo đoàn côi cút. Marcô
Aureliô vừa mới giết hại các Kitô hữu. Đức cha Pothinô đã bị sát
hại. Thánh Irênê được bầu lên kế vị. Ngài trở thành thủ lãnh Giáo
Hội tại xứ Gaule, bận rộn với công việc rao giảng, thánh nhân vẫn
viết sách để chống đỡ chân lý. Ngài phải chiến đấu không ngừng, bởi
vì cuộc bách hại tưởng chấm dứt khi Marcô Aureliô qua đời, nhưng các
lạc giáo lại nổi lên chống phá Giáo Hội. Thánh Irênê dùng hết tâm
trí và đức tin chống lại các lạc thuyết nhưng vẫn yêu thương những
lẻ lầm lạc, Ngài cầu nguyện cho họ van nài họ trở về với Giáo Hội
thật:
- “Hợp nhất với Chúa là sự sống và là Sự sống... Khốn khổ cho ai lìa
xa sự hợp nhất ấy. Hình phạt đổ xuống họ không phải do Thiên Chúa mà
do chính họ, vì khi chọn quay mặt khỏi Thiên Chúa, họ đánh mất mọi
tài sản.”
Các tác phẩm lừng danh Ngài đã soạn khiến cho Ngài đáng được gọi là
“Ánh sáng bên trời Tây.”
Dưới sự dẫn dắt của thánh Irênê, Lyon đã trở thành một trường dạy
phụng sự Chúa đào tạo nhà tri thức và có khả năng truyền giáo. Thế
hệ đầu tiên của trường đã bảo vệ đức tin tinh tuyền bằng những
nghiên cứu và sách vở của họ. Thế hệ thứ hai phổ biến Tin Mừng đến
những miền khác.
Hoàng đế Seltinô – Severô tái diễn cuộc bách hại. Ông gia hình cho
đến chết những ai kiên trì với đức tin. Lyon là thành phố diễn ra
cuộc hãm xác tập thể các Kitô hữu thật khủng khiếp. Máu chảy thành
suối trên đường phố tiếp nối dòng máu các Giám mục tử đạo, thánh
Irênê, cũng bị hạ sát với đàn chiên mình. Một tài liệu cố tìm được
cho thấy có đến 19 ngàn Kitô hữu cùng chịu khổ chịu chết vì đạo với
Ngài.
https://www.tgpsaigon.net/bai-viet/thanh-irene-giam-muctu-dao-42722
https://giaophanvinhlong.net/thanh-irene-giam-muc-tu-dao-130202.html
Thánh Irênê sinh vào khoảng
năm 135 tại Smyrna, tức Ízmir, Thổ-nhĩ-kỳ ngày nay. Ngài xuất thân
từ một gia đình Ki-tô giáo gốc Hy-lạp, và là người có học thức. Có
lẽ Thánh Nhân là môn sinh của Thánh Polykarpo Giám mục thành Smyrna.
Khi lớn lên, Irênê đã đi tới nước Pháp và lập cư tại Lyon. Tại đó,
anh đã làm việc trong một nhóm thương gia gốc Tiểu Á nói tiếng
Hy-lạp. Nhóm này càng ngày càng thêm đông số và cần có một Linh mục
phụ trách. Vì thế, Irênê đã được phong chức Thánh và được chỉ định
phụ trách Cộng Đoàn nói tiếng Hy-lạp đó.
Khi chủ thuyết Montano xuất
hiện và lan rộng, một số các Ki-tô hữu đến từ thành phố Viên cũng
như đến từ thành phố Lyon đã cử Cha Irênê về Rô-ma để thỉnh ý Giáo
hội Mẹ về chủ thuyết nói trên. Trong lúc Cha Irênê trẩy đi Rô-ma thì
tại Lyon đã xảy ra một cuộc bách hại lớn nhắm vào các Ki-tô hữu. Đức
Giám mục của Giáo phận Lyon lúc ấy là Pothinus đã bị bắt giam cùng
với nhiều Ki-tô hữu khác, và đều được phúc Tử Đạo. Khi rời Rô-ma để
trở về Lyon, Cha Irênê đã được số Ki-tô hữu còn sót lại của Cộng
Đoàn này bầu làm Giám mục. Thời gian Ngài trở thành Giám mục được
xác định là năm 177.
Vào năm 180, trong cuộc tranh luận với giáo thuyết của bè rối Duy
Tri cũng như với những luồng tư tưởng khác cùng thời với Ngài, Thánh
Irênê đã viết một bộ Bút Chiến gồm năm cuốn mang tính kinh điển với
tựa đề "Adversus haereses“
nhằm chống lại những lạc thuyết đó. Với tác phẩm này, Thánh Irênê đã
đưa ra một cái nhìn tổng quát về Đức Tin Ki-tô giáo, rồi với những
bằng chứng cặn kẽ được trích từ Kinh Thánh, đã vạch trần và bác bỏ
lạc thuyết được gọi là Duy Tri. Mãi tới năm 1904 người ta mới phát
hiện ra một tác phẩm ngắn của Ngài về những lời chứng của các Tông
Đồ đã được dịch sang tiếng A-ram. Với tư cách là những bài Giáo Lý,
tác phẩm này muốn trình bày sứ điệp Ki-tô giáo qua việc giải thích
các bản văn Kinh Thánh Cựu Ước dưới nhãn quan Ki-tô học.
Thánh Irênê đã đặt Giáo hội
vào trong sự nguyên sơ, vào tính phổ quát và vào tính thống nhất của
chính Giáo hội để chống lại các lạc thuyết đang bị ghi đậm dấu ấn
của sự chệch hướng cũng như của sự phân hóa. Ngài nhấn mạnh tới tính
hợp pháp của Giáo hội nhờ vào việc kế vị các Tông Đồ của các Giám
mục, chẳng hạn như các Đức Giám Mục thành Rô-ma, cũng như nhờ vào
việc theo sát các bản văn Cựu và Tân Ước mà chỉ duy chúng mới có
thẩm quyền với tư cách là quy điển chân lý. Thánh Nhân cũng phát
triển một khoa chú giải Kinh Thánh dựa vào phương pháp luận.
Nhằm chống lại những giáo
thuyết của phái Duy Tri, Thánh Irênê còn nhấn mạnh tới Đức Tin vào
một Thiên Chúa duy nhất và là Đấng sáng Tạo, Đấng chứng thực cho sự
sống trên thế giới, cũng như nhấn mạnh tới tầm quan trọng của nền
luân lý, và sự mong chờ cuộc tái lâm của Chúa Ki-tô. Theo Thánh
Nhân, con người được Thiên Chúa tạo dựng nên từ chính đôi tay của
Ngài sẽ luôn hướng tới sự hoàn thiện theo nhiệm cục cứu độ của Thiên
Chúa; tội lỗi của A-đam đã bị bãi bỏ nhờ Mầu Nhiệm Làm Người của
Chúa Ki-tô. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, con người sẽ càng
ngày càng được đến gần hơn với Thiên Chúa, và khát khao hưởng sự
phục sinh cả thể xác lẫn linh hồn, có nghĩa là được dự phần vào Thần
Khí của Thiên Chúa, Đấng duy nhất có khả năng làm cho sống.
Trong các tác phẩm của
mình, Thánh Irênê đã viện dẫn một số các tác giả lớn đến từ Tiểu Á,
chẳng hạn như Thánh Polykarpo thành Smyrna và Papias thành
Hierapolis. Theophilos thành Antiochia cũng là tác giả được Ngài
trưng dẫn nhiều. Ngoài ra, Ngài còn biết tới các tác phẩm của Đức
Giáo Hoàng Clemens I, của Thánh Ignatio thành Antiochia, cũng như
của Thánh Justinô.
Thánh Irênê là một trong
những sáng lập viên của nền Thần Học Ki-tô giáo. Vì thế, người ta đã
gọi Ngài với tước hiệu danh dự là Tổ Phụ ngành Tín Lý và Ngọn Đèn
Sáng của Phương Tây. Và do đó, Ngài được liệt vào số các Giáo Phụ.
Thánh Giê-rô-ni-mô đã gọi
Thánh Irênê là Thánh Tử Đạo. Còn Thánh Grê-gô-ri-ô thành Tour thì
nói về Giám mục của thành Lyon rằng, Thánh Irênê đã được phúc Tử Đạo
vào năm 202 dưới triều hoàng đế Lucius Septimius của Rô-ma. Tuy
nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy Thánh Irênê đã chết với tư
cách là một vị Tử Đạo cả. Truyền thống vẫn cho rằng Ngài qua đời vào
ngày 28 tháng 06 năm 202 tại Lyon, Pháp Quốc. Và theo truyền thuyết
thì sau khi qua đời, thi hài của Thánh Irênê đã được người môn đệ
thân tín của mình là Linh mục Clemens mai táng. Các tín hữu đã sớm
tôn kính Ngài không chỉ với tư cách là một vị Thánh, nhưng cũng còn
với tư cách là một vị Tử Đạo nữa.
Giáo hội Công giáo mừng
Kính Thánh Irênê Giám mục Tử Đạo vào ngày 28 tháng 06 với bậc Lễ nhớ
buộc, tức Lễ bậc III. Các Giáo hội Tin lành và Anh giáo cũng mừng
kính Ngài vào ngày 28 tháng 06. Nhưng Giáo hội Chính thống và Giáo
hội Armenie thì lại mừng kính Ngài vào ngày 23 tháng 08.
Lm. Đa-minh Trần Tiến Thiệu,
O.Cist
http://hoidongxitothanhgia.com/thu-vien/thanh-irene-giam-muc-tu-dao-3444.html
Thứ Tư 28/3/2007 –
Bài 35: Thánh Irênê Thành Lyon
(ĐTC Biển Đức XVI)
THỨ NĂM
Ngày 29 tháng 6
Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông đồ
Lễ Trọng
Ngày 29 tháng 6
THÁNH PHÊ-RÔ VÀ THÁNH PHAO-LÔ, TÔNG ĐỒ
Phụng Vụ Giờ Kinh
lễ trọng
Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô không giống nhau về tính khí, cũng
không giống nhau về phạm vi hoạt động. Hoàn cảnh các vị gặp Chúa đã
tạo nên nét đặc biệt cho sứ vụ tông đồ của mỗi vị. Rồi tài ba của
thánh Phao-lô quả là có một không hai trong Ki-tô giáo. Nhưng hai vị
liên kết với nhau nhờ lòng tin sâu xa và lòng yêu mến nhiệt thành
đối với Đức Ki-tô. Các vị đã đổ máu mình để làm chứng cho Chúa
Ki-tô, tại Rô-ma : có lẽ thánh Phê-rô năm 64 và thánh Phao-lô năm
67.
Thánh thi giờ
kinh sách
Cuộc thương khó của hai thủ lãnh
Đã làm nên ngày thánh huy hoàng,
Phê-rô thắng trận vẻ vang,
Phao-lô chỉ cách bạn vàng ít lâu.
Cùng dòng máu anh hào tử tiết,
Kết giao thành bạn thiết nghìn thu,
Niềm tin vào Đức Ki-tô
Kiện toàn cuộc sống phượng thờ Chúa Cha.
Phê-rô thật chính là anh cả,
Nhưng Phao-lô cũng chả thua chi,
Bình vàng Chúa chọn ai bì,
Niềm tin son sắt kém gì hiền huynh.
Cây giá ngược chẳng kinh chẳng sợ,
Si-mon làm rạng rỡ Thánh Danh,
Nhớ câu Thầy nhắn nhủ mình,
Thân treo thập giá đóng đinh như Thầy.
Lòng sùng bái từ đây vươn mạnh,
Cả Rô-ma thành kính dâng lên,
Máu ai thắm đỏ tinh tuyền,
Máu Phê-rô đã thấm nền thánh đô.
Ai ngờ thiên hạ nô nức tới,
Người bốn phương trẩy hội nơi này.
Kinh thành vạn quốc là đây,
Ngai toà của Đấng làm thầy muôn dân.
Nguyện xin Chúa khoan nhân từ ái
Khấng nghe lời con cái nài van,
Ban cho hưởng phúc thiên đàng
Cùng hai thánh cả hát vang muôn đời.
Bài đọc 2
Các ngài được thấy thể hiện điều các ngài đã rao giảng
Trích bài giảng của thánh Âu-tinh, giám mục.
Cuộc tử đạo của hai vị Tông Đồ diễm phúc là thánh Phê-rô và thánh
Phao-lô đã làm cho ngày hôm nay trở thành ngày thánh đối với chúng
ta. Các thánh chúng ta nói tới hôm nay không phải là những vị tử đạo
vô danh nào đó. Thật ra, tiếng
các ngài đã vang dội khắp hoàn cầu, và thông điệp loan đi tới chân
trời góc biển. Một khi các ngài đã đi theo đường công chính vì
tuyên xưng và chết cho chân lý, thì giờ đây các vị tử đạo này được
thấy thể hiện điều các ngài đã rao giảng.
Thánh Phê-rô, thủ lãnh các Tông Đồ, con người say mê Chúa Ki-tô, đã
xứng đáng nghe lời này : Còn
Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô. Quả vậy, vì trước
đó chính ông Phê-rô đã nói : Thầy
là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, nên Đức Ki-tô đáp lại : Còn
Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên
tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Trên tảng đá này,
Thầy sẽ xây dựng đức tin mà anh tuyên xưng. Đối lại điều anh vừa nói
: Thầy là Đấng
Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy.
Tên anh quả là Phê-rô. Phê-rô lấy từ “tảng đá”, chứ không phải tảng
đá lấy từ Phê-rô. Ki-tô hữu lấy từ danh Ki-tô thế nào, thì Phê-rô
cũng lấy từ “tảng đá” như vậy.
Như anh em đã biết, trước khi chịu thương khó, Chúa Giê-su đã chọn
một số môn đệ mà Người gọi là Tông Đồ. Trong số các ngài, hầu như
bất cứ nơi đâu, chỉ một mình ông Phê-rô là xứng đáng đại diện cho
toàn thể Hội Thánh. Chính vì là đại diện duy nhất của toàn thể Hội
Thánh, nên ông xứng đáng được nghe Chúa nói : Thầy
sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời. Không phải một cá nhân,
nhưng cả Hội Thánh duy nhất đã lãnh nhận chìa khoá này. Do đó, địa
vị nổi bật của Phê-rô được đề cao, vì chính ông tiêu biểu cho đặc
tính phổ quát và duy nhất của Hội Thánh, khi Chúa nói với ông : Thầy
sẽ trao cho anh chìa khoá mà Thầy đã trao cho tất
cả. Vì chưng, để anh em biết Hội Thánh đã lãnh nhận chìa khoá Nước
Trời thế nào, thì hãy nghe điều Chúa nói với tất cả các Tông Đồ ở
một đoạn khác : Anh
em hãy nhận lấy Thánh Thần. Rồi Người tiếp : Anh
em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì
người ấy bị cầm giữ.
Sau khi phục sinh, Chúa cũng đã trao đoàn chiên của Người cho chính
ông Phê-rô chăn dắt. Trong số các môn đệ, không phải chỉ mình ông
xứng đáng chăn dắt đoàn chiên của Chúa ; nhưng khi Chúa nói với một
người, là Chúa dạy phải giữ sự duy nhất ; dạy ông Phê-rô trước tiên,
vì ông là người thứ nhất trong các môn đệ. Thưa thánh Phê-rô, xin
ngài đừng buồn ; xin hãy đáp lời Chúa một lần, đáp lần thứ hai nữa,
rồi lần thứ ba. Ước chi lời tuyên xưng vì yêu mến thắng thế ba lần,
bù lại lòng quá tự tin đã thất bại ba lần vì sợ hãi. Ngài đã ba lần
cột trói, thì cũng phải ba lần tháo cởi. Ngài đã cột trói vì sợ hãi,
thì hãy tháo cởi vì yêu mến. Thế mà Chúa vẫn trao đoàn chiên của
Người cho ông Phê-rô một lần, hai lần, rồi đến ba lần.
Một ngày kính chung cuộc tử đạo của hai vị Tông Đồ. Nhưng hai vị xưa
kia chỉ là một ; dù các ngài chịu tử hình những ngày khác nhau, các
ngài cũng chỉ là một. Thánh Phê-rô đi trước, rồi thánh Phao-lô theo
sau. Đối với chúng ta, ngày lễ chúng ta cử hành hôm nay là một ngày
thánh, vì đã được ghi bằng máu của các Tông Đồ. Chúng ta hãy quý
chuộng đức tin, đời sống, công lao khó nhọc và những khổ hình của
các ngài, quý chuộng những lời các ngài tuyên xưng, những điều các
ngài rao giảng.
Thánh thi giờ kinh chiều I và II
Nguồn Ánh Sáng thiên thu soi vạn kỷ,
Khai mở ngày muôn tia nắng điểm tô,
Ngày tôn vinh hai thủ lãnh Tông Đồ,
Bao tội lỗi phàm nhân được tha thứ.
Đấng mở cửa Nước Trời lên thập tự,
Vị Tông Đồ dân ngoại phải đầu rơi !
Thẩm phán trần gian, ánh sáng soi đời,
Nay vinh hiển khải hoàn vào thiên quốc.
Rô-ma hỡi, ngươi quả là diễm phúc
Nhuốm máu hồng hai chiến sĩ hùng oai,
Nhờ anh linh, nhờ công đức các ngài,
Ngươi trổi vượt mọi kỳ quan thế giới.
Quỳ dâng Chúa Ba Ngôi bài ca ngợi,
Đấng quang vinh và hạnh phúc trường tồn,
Nắm chủ quyền trên vũ trụ càn khôn
Từ muôn thuở tới muôn đời muôn kiếp.
Lời cầu
Đức Ki-tô đã xây dựng Giáo Hội trên nền tảng các thánh Tông Đồ
và ngôn sứ. Vậy ta hãy tin tưởng nguyện cầu :
Xin Chúa thương ở cùng Giáo Hội.
Chúa đã gọi ông Si-mon Phê-rô đi lưới người như lưới cá, - xin
sai nhiều sứ giả đem Tin Mừng cứu độ cho muôn dân.
Xin Chúa thương ở cùng Giáo Hội.
Chúa đã truyền cho sóng yên biển lặng để con thuyền các môn đệ
khỏi chìm, - xin gìn giữ con thuyền Giáo Hội khỏi phong ba bão
táp, và ban thêm sức mạnh cho người kế vị thánh Phê-rô.
Xin Chúa thương ở cùng Giáo Hội.
Chúa là Mục Tử nhân lành, sau khi phục sinh, đã cho đoàn chiên
quy tụ lại và giao cho thánh Phê-rô chăm sóc giữ gìn, - xin liên
kết mọi tín hữu đang tản mác khắp nơi thành một đoàn chiên duy
nhất.
Xin Chúa thương ở cùng Giáo Hội.
Chúa đã cử thánh Phao-lô đem Tin Mừng cho dân ngoại, - xin cho
hết mọi người được phúc nghe lời Chúa.
Xin Chúa thương ở cùng Giáo Hội.
Chúa đã giao chìa khoá Nước Trời cho Giáo Hội, - xin thương đón
nhận những ai khi còn sống đã cậy trông vào lượng từ bi của
Chúa.
Xin Chúa thương ở cùng Giáo Hội.
Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con được vui mừng hoan hỷ nhân ngày
đại lễ kính hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Chính nhờ các ngài
mà Hội Thánh đã bắt đầu đón nhận đức tin, thì xin cho Hội Thánh cũng
luôn trung thành tuân giữ lời các ngài giảng dạy. Chúng con cầu xin
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Cv 12,
1-11
"Bây giờ tôi biết thật Chúa đã
cứu tôi khỏi tay Hêrôđê".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, vua Hêrôđê
làm khổ mấy người trong Hội thánh. Ông đã dùng gươm giết Giacôbê anh của
Gioan. Ông thấy việc ấy đẹp lòng người Do-thái, nên lại cho bắt cả
Phêrô. Bấy giờ là ngày lễ Bánh Không Men. Bắt được người, vua cho tống
ngục, giao cho bốn đội binh, mỗi đội bốn người canh giữ, có ý đợi sau lễ
Vượt Qua, sẽ điệu người ra cho dân. Phêrô bị giam trong ngục, nhưng Hội
thánh vẫn luôn luôn cầu nguyện cùng Chúa cho người. Ðến khi vua Hêrôđê
sắp điệu người ra, thì đêm ấy, Phêrô phải mang xiềng xích, nằm ngủ giữa
hai tên lính, và có quân canh giữ trước cửa ngục. Bỗng có thiên thần
Chúa đứng kề bên, một luồng ánh sáng chiếu giãi vào ngục; thiên thần đập
vào cạnh sườn Phêrô, đánh thức người dậy mà rằng: "Hãy chỗi dậy mau".
Xiềng xích liền rơi khỏi tay người. Thiên thần bảo người rằng: "Hãy thắt
lưng và mang giày vào". Người làm y như vậy. Thiên thần lại bảo rằng:
"Hãy khoác áo vào mà theo ta".
Người liền đi ra theo thiên thần,
mà chẳng biết việc thiên thần làm có thật chăng, người tưởng như trong
giấc mộng. Qua khỏi chặng thứ nhất và chặng thứ hai, thì đến cửa sắt
thông ra thành. Cửa ấy tự nhiên mở ra. Thiên thần và Phêrô rảo qua một
phố nọ, rồi thiên thần biến đi. Phêrô hoàn hồn và nói rằng: "Bây giờ tôi
biết thật Chúa đã sai thiên thần cứu tôi khỏi tay Hêrôđê và khỏi mọi âm
mưu của dân Do-thái".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33,
2-3. 4-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Chúa đã cứu tôi
khỏi điều lo sợ (c. 5b).
Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong
mọi lúc; miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi
hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.
2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi
Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã
nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi điều lo sợ. - Ðáp.
3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui
tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa
đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. - Ðáp.
4) Thiên Thần Chúa hạ trại đồn
binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm
thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai tìm
nương tựa ở nơi Người. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 2 Tm
4, 6-8. 17-18
"Từ đây triều thiên công chính
đã dành cho cha".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô
Tông đồ gửi Timôthêu.
Con thân mến, phần cha, cha đã già
yếu, giờ ra đi của cha đã gần rồi. Cha đã chiến đấu trong trận chiến
chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. Từ đây triều
thiên công chính đã dành cho cha. Và trong ngày đó, Chúa là Ðấng phán
xét chí công sẽ trao lại cho cha mũ triều thiên ấy, nhưng không phải cho
cha mà thôi, mà còn cho những kẻ yêu mến trông đợi Người xuất hiện.
Nhưng có Chúa phù hộ giúp sức cho cha, để nhờ cha, việc giảng đạo nên
trọn, và tất cả Dân Ngoại được nghe giảng dạy: và cha đã thoát được khỏi
miệng sư tử. Nguyện cho Người được vinh quang muôn đời. Amen.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 16,
18
Alleluia, alleluia! - Con là Ðá,
trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không
thắng được. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 16,
13-19
"Con là Ðá, Thầy sẽ trao cho
con chìa khoá nước trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt
thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người
là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là
Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu
nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô
thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".
Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi
Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết
mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo
cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và
cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước
trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con
cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".
Ðó là lời Chúa.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GIẢNG LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ THÀNH PHAOLÔ
Nhị vị Tông đồ Phêrô và Phaolô hiện lên trước chúng ta như những vị
chứng nhân. Các vị không bao giờ mệt mỏi trong việc rao giảng và hành
trình như những vị thừa sai từ mảnh đất của Chúa Giêsu đến chính Roma. Ở
đó, các vị đã cống hiến chúng từ tột đỉnh của mình, khi các vị hiến dâng
mạng sống mình như những vị tử đạo. Nếu chúng ta tiến vào cốt lõi của
chứng từ ấy, chúng ta mới có thể thấy các vị như những
chứng nhân cho cuộc sống, những chứng nhân cho việc
thứ tha và những chứng nhân cho Chúa
Giêsu.
Những chứng nhân cho cuộc sống.
Tuy nhiên, đời sống của các vị không phải là trơn tru ngon lành gì. Cả
hai vị đều rất sùng đạo: Thánh Phêrô là một trong những môn đệ đầu tiên
(xem Gioan 1:41), và Thánh Phaolô là một con người “nhiệt thành với
truyền thống của tổ tiên” (Galata 1:14). Tuy nhiên, các vị cũng phạm
những lầm lỗi to lớn: Thánh Phêrô đã chối Chúa, còn Thánh Phaolô đã bách
hại Giáo Hội của Chúa. Cả 2 vị đều bị cảm thấy nhức nhối trước vấn nạn
của Chúa Giêsu: “Simon con Gioan, con có yêu mến Thày hay chăng?" (Gioan
21:15); “Saolê, Saolê, tại sao ngươi lại bắt bớ Ta?” (Tông Vụ 9:4).
Thánh Phêrô đã cảm thấy buồn khổ trước câu hỏi của Chúa Giêsu, còn Thánh
Phaolô trở nên mù lòa trước những lời của Người. Chúa Kitô đã gọi đích
danh các vị và đã biến đổi cuộc đời của các vị. Sau khi đã xẩy ra tất cả
những điều ấy thì Người đặt tin tưởng vào các vị, tin vào kẻ đã chối bỏ
mình và tin vào kẻ đã bách hại thành phần môn đồ của mình, tin vào hai
tội nhân thống hối. Chúng ta có thể ngẫm nghĩ rằng tại sao Chúa đã không
muốn cống hiến cho chúng ta hai nhân chứng
hoàn toàn tinh
vẹn, lý lịch thanh bạch và đời sống bất khả trách cứ? Tại sao là Phêrô
mà không phải là Gioan? Tại sao là Phaolô mà không phải là Barnabê?
Đây là một bài học cả thể: khởi điểm của đời sống Kitô hữu không phải là
tính chất xứng đáng của chúng ta; thật vậy, Chúa có thể hoàn thành chíu
xíu nơi những ai nghĩ rằng mình tốt lành và đàng hoàng. Bất cứ khi nào
chúng ta coi mình thong minh hơn hay khá hơn người khác
thì bấy giờ là khởi điểm của tận cùng. Chúa không làm phép lạ nơi những
ai coi mình là công chính, nhưng với những ai cảm thấy mình bần cùng
thiếu thốn. Người không bị lôi cuốn bởi những gì là thiện hảo của chúng
ta; đó không phải là lý do tại sao Người yêu thương chúng ta. Người yêu
thương chúng ta đúng như chúng ta là; Người tìm kiếm những ai không tự
mãn, nhưng sẵn sàng mở lòng mình ra cho Người. Những con người giống như
Thánh Phêrô và Phaolô là những con người trong sáng trước nhan Thiên
Chúa. Thánh Phêrô đã thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Con là một
con người tội lỗi” (Luca 5:8). Thánh Phaolô viết rằng ngài “nhỏ mọn
nhất trong các tông đồ, không xứng đáng được gọi là tông đồ” (1Corinto
15:9). Dọc suốt cuộc đời của mình, các vị bảo tồn lòng khiêm nhượng này,
cho đến cùng. Thánh Phêrô đã chết tử giá lộn ngược, vì ngài không coi
mình xứng đáng được nên giống Chúa. Thánh Phaolô luôn thích thú với tên
gọi của mình là “bé nhỏ - little”, quên đi tên gọi của mình là Saolê,
tên của vị vua đầu tiên của dân ngài. Cả 2 vị đều hiểu rằng thánh thiện
không phải là ở chỗ nâng mình lên mà là hạ mình xuống. Thánh thiện không
phải là một trận đấu, mà là vấn đề trao phó cho Chúa từng ngày tình
trạng nghèo khốn của mình, Đấng thực hiện những điều cao trọng cho những
ai thấp hèn. Đâu là bí quyết làm cho các vị kiên trì giữa nỗi yếu hèn
của các vị? Chính là ơn tha thứ của Chúa.
Chúng ta hãy nghĩ đến các vị như là nhân chứng cho ơn
tha thứ nữa. Nơi những sai phạm của mình, các vị đã
được gặp gỡ lòng thương xót mãnh liệt của Chúa, Đấng đã tái sinh các vị.
Nơi việc tha thứ của Người, các vị đã gặp được nỗi an bình và niềm vui
khôn tả. Nghĩ lại những sai phạm của mình, các vị đã trải qua những cảm
giác lỗi lầm. Biết bao nhiều lần Thánh Phêrô đã nghĩ lại việc ngài chối
Chúa! Biết bao nhiêu hối hận Thánh Phaolô đã cảm thấy vì đã gây đớn đau
cho rất nhiều kẻ vô tội! Về phương diện loài người, các vị đã sai phạm.
Tuy nhiên, các vị đã gặp được một tình yêu lớn lao hơn cả những sai phạm
của các vị, một ơn tha thứ mạnh mẽ để để chữa lành ngay cả các cảm giác
tội lỗi của các vị. Chỉ khi nào chúng ta cảm thấy ơn tha thứ của Thiên
Chúa chúng ta mới thực sự cảm thấy mình được tái sinh. Từ đó chúng ta
mới bắt đầu lại, bắt đầu lại từ ơn tha thứ; từ đó chúng ta mới tái nhận
thức chúng ta thực sự là ai: trong việc xưng thú các tội lỗi của chúng
ta.
Là thành phần nhân chứng cho cuộc sống cũng như cho ơn tha thứ, Thánh
Phêrô và Phaolô cuối cùng đã trở thành các nhân chứng
cho Chúa Giêsu. Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa hỏi: “Người ta bảo
Con Người là ai?” Câu trả lời gợi lại các hình ảnh trong quá khứ: “Gioan
Tẩy Giả, Elia, Giêrêmia hay một trong các tiên tri”. Những con người
đáng kể, nhưng tất cả đều đã chết. Thay vào đó, Thánh Phêrô đáp lại
rằng: “Thày là Đức Kitô” (Mathêu 16:13-14,16). Đức Kitô, tức là Đấng
Thiên Sai. Một lời không hướng về quá khứ mà là về tương lai: Đấng Thiên
Sai là một nhân vật đang được mong đợi, Người là những gì mới mẻ, Đấng
mang đến cho thế giới việc xức dầu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không phải
là quá khứ mà là hiện tại và là tương lai. Người không phải là một nhân
vật xa cách cần phải tưởng nhớ mà là nhân vật được Thánh Phêrô thân tình
nói rằng: “Thày là Đức Kitô”. Đối với những ai là nhân chứng của Người
thì Chúa Giêsu không phải chỉ là một nhân vật lịch sử; Người là một con
người sống động: Người là những gì mới mẻ, không phải là vật gì chúng ta
đã thấy, mà là những gì mới mẻ của tương lai chứ không phải ký ức
trong quá khứ.
Chứng nhân, bởi thế, không phải là ai đó biết chuyện về Chúa Giêsu, mà
là người cảm nghiệm thấy chuyện tình với Chúa Giêsu. Cuối cùng thì chứng
nhân chỉ công bố điều này là Chúa Giêsu đang sống động và Người là bí
quyết của đời sống. Thật vậy, Thánh Phêrô, sau khi nói rằng: “Thày là
Đức Kitô” thì nói tếp rằng: “Con Thiên Chúa hằng sống”
(câu 16). Chứng nhân xuất phát từ một cuộc gặp gỡ Đức Giêsu sống động. Ở
tâm điểm đời sống của Thánh Phaolô, chúng ta cũng thấy cùng ngôn từ xuất
phát từ cõi lòng của Thánh Phêrô: Đức Kitô. Thánh
Phaolô lập đi lập lại danh xưng này gần 4 trăm lần trong các bức thư của
ngài! Đối với ngài, Chúa Kitô chẳng những là một mô phạm, một mẫu gương,
một điểm qui chiếu: Người là chính sự sống nữa. Thánh Phaolô viết: “Đối
tôi sống là Chúa Kitô” (Philiphe 1:21). Chúa Giêsu là hiện tại và là
tương lai của ngài, đến độ ngài coi qua khứ như cặn bã so
với kiến thức siêu việt về Chúa Kitô (xem Philiphe 3:7-8).
Thưa anh chị em, trước sự hiện diện của những vị nhân chứng này, chúng
ta hãy tự vấn xem: “Tôi có lập lại hằng ngày việc tôi gặp gỡ riêng với
Chúa Giêsu hay chăng?” Chúng ta có tò mò tìm hiểu về Chúa Giêsu, hay có
chuyên chú đến các vấn đề của Giáo Hội hay các tin về đạo giáo hay
chăng? Chúng ta có thể thiết lập các mạng điện toán hay
các báo chí mà nói về các sự linh thánh hay chăng? Thế nhưng điều này
vẫn ở lãnh vực về những gì dân chúng
nói? Chúa Giêsu chẳng màng chi tới các thứ thăm dò, lịch sử quá khứ
hay thống kê. Người không tìm kiếm những biên soạn về tôn giáo, lại càng
không tìm kiếm thành phần Kitô hữu ở “trang nhất – front page” hay “theo
thống kê”. Người tìm kiếm những chứng nhân nói cùng Người từng ngày
rằng: “Lạy Chúa, Chúa là sự sống của con”.
Được gặp gỡ Chúa Giêsu và được cảm nghiệm thấy ơn tha thứ của Người, các
vị Tông Đồ này đã làm chứng về Người bằng sống cuộc đời mới: các vị
không còn nhìn lại quá khứ, mà là hiến trọn bản thân mình. Các vị không
còn mãn nguyện nửa vời nữa, mà là theo đuổi mức độ duy nhất có thể đối
với những ai theo Chúa Giêsu, đó là mức độ của một tình yêu vô hạn. Các
vị được “tuôn đổ như là một
thứ tửu tế” (xem
2 Timôthêu 4:6). Chúng ta hãy xin ơn đừng trở thành thứ Kitô hữu ương
ương dở dở, sống nửa vời, để cho tình yêu của chúng ta trở thành nguội
lạnh. Chúng ta hãy tái nhận thức chúng ta thực sự là ai qua mối liên hệ
hằng ngày với Chúa Giêsu, và nhờ quyền năng của ơn Người tha thứ. Như
Người đã hỏi Thánh Phêrô, giờ đây Người cũng hỏi chúng ta: “Con bảo Thày
là ai?”, “Con có yêu mến Thày hay chăng?” Chúng ta hãy để cho những lời
này thấm nhập cõi lòng của chúng ta và tác động chúng ta không tiếp tục
thỏa nguyện với những gì là tối thiểu mà là nhắm đến những cao điểm, nhờ
đó cả chúng ta nữa có thể trở nên thành phần chứng nhân
sống động cho Chúa Giêsu.
Hôm nay chúng ta làm phép những chiếc áo bào tổng giám mục cho các vị
TGM được bổ nhiệm trong năm qua. Áo bào này nhắc nhở đến con chiên mà vị
mục tử được kêu gọi vác trên vai của mình. Nó là dấu hiệu cho thấy các
vị mục tử không sống cho bản thân mình mà là cho chiên. Nó là một dấu
hiệu cho thấy để có được sự sống chúng ta cần phải thí nó đi, bỏ nó đi….
(mấy lời cuối cùng ĐTC ngỏ cùng các vị đại diện Tòa Thượng Phụ Đại
Kết…)
http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2019/documents/papa-francesco_20190629_omelia-pallio.html
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
Thứ Năm
(Nếu ngày thứ Năm trong Tuần XII này không bị Lễ Trọng 2 Thánh Phêrô và
Phaolô át đi như năm 2022)
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm
I) St
16, 1-12. 15-16
"Agar đã sinh cho Abraham một
con trai và ông gọi nó là Ismael".
Trích sách Sáng Thế.
Bà Sarai vợ ông Abram không sinh
con, nhưng bà có một nữ tỳ người Ai-cập, tên là Agar, bà đã nói cùng ông
rằng: "Này, Chúa không cho tôi sinh con, ông hãy ăn ở với nữ tỳ của tôi,
may ra nhờ nó, tôi có con cháu". Và Abram nghe theo lời bà Sarai. Ðã
mười năm trời, từ ngày ông bà đến ở đất Canaan, bà Sarai chọn Agar,
người Ai-cập làm nữ tỳ, rồi trao cho chồng làm nàng hầu: ông đã ăn ở với
nàng. Nhưng khi nàng thấy mình thụ thai thì khinh dể bà chủ. Sarai nói
cùng Abram rằng: "Ông đối xử bất công với tôi. Tôi đã trao đứa nữ tỳ tôi
vào tay ông, từ khi nó thấy mình thụ thai, liền khinh dể tôi. Xin Chúa
xét xử giữa tôi và ông". Abram trả lời rằng: "Này, nữ tỳ của bà vẫn ở
dưới quyền bà, bà muốn xử với nó thế nào mặc ý". Sarai hành hạ Agar cho
đến nỗi nàng trốn đi.
Thiên thần Chúa gặp nàng trong
rừng vắng gần suối nước, dọc đường đi về đất Sur trong hoang địa. Thiên
thần hỏi nàng rằng: "Agar, nữ tỳ của Sarai, ngươi từ đâu đến và toan đi
đâu?" Nàng đáp: "Tôi trốn Sarai, bà chủ tôi". Thiên thần Chúa bảo nàng
rằng: "Hãy trở về với bà chủ ngươi, và tùng phục bà". Thiên thần Chúa
nói tiếp: "Ta sẽ tăng số con cháu ngươi nhiều không thể đếm được". Và
nói thêm rằng: "Này ngươi đã thụ thai và sẽ sinh một con trai, ngươi sẽ
đặt tên cho nó là Ismael, vì Chúa đã nghe biết sự khốn khó của ngươi.
Trẻ này sẽ là đứa hung dữ: nó đưa tay chống đối mọi người và mọi người
sẽ chống lại nó. Nó sẽ cắm lều đối diện với các anh em". Agar đã sinh
con trai, Abram đặt tên nó là Ismael. Abram được tám mươi sáu tuổi khi
Agar sinh Ismael.
Ðó là lời Chúa.
Hoặc bài vắn này: St
16, 6-12. 15-16
Abram trả lời Sarai rằng: "Này, nữ
tỳ của bà vẫn ở dưới quyền bà, bà muốn xử với nó thế nào mặc ý". Sarai
hành hạ Agar cho đến nỗi nàng trốn đi. Thiên thần Chúa gặp nàng trong
rừng vắng gần suối nước, dọc đường đi về đất Sur trong hoang địa. Thiên
thần hỏi nàng rằng: "Agar, nữ tỳ của Sarai, ngươi từ đâu đến và toan đi
đâu?" Nàng đáp: "Tôi trốn Sarai, bà chủ tôi". Thiên thần Chúa bảo nàng
rằng: "Hãy trở về với bà chủ ngươi, và tùng phục bà". Thiên thần Chúa
nói tiếp: "Ta sẽ tăng số con cháu ngươi nhiều không thể đếm được". Và
nói thêm rằng: "Này ngươi đã thụ thai và sẽ sinh một con trai, ngươi sẽ
đặt tên cho nó là Ismael, vì Chúa đã nghe biết sự khốn khó của ngươi.
Trẻ này sẽ là đứa hung dữ: nó đưa tay chống đối mọi người và mọi người
sẽ chống lại nó. Nó sẽ cắm lều đối diện với các anh em". Agar đã sinh
con trai, Abram đặt tên nó là Ismael. Abram được tám mươi sáu tuổi khi
Agar sinh Ismael.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 105,
1-2. 3-4a. 4b-5
Ðáp: Hãy
ca tụng Chúa, vì Người nhân hậu (c. 1a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa, bởi
Người nhân hậu, vì đức từ bi Người tồn tại muôn đời. Ai nói hết được
những hành động quyền năng của Chúa, ai kể cho xiết mọi lời ngợi khen
Người? - Ðáp.
2) Phúc cho những ai tuân giữ
những lời huấn lệnh, và luôn luôn thực thi điều công chính. Lạy Chúa,
xin nhớ chúng con khi gia ân huệ cho dân Ngài. - Ðáp.
3) Xin mang ơn cứu độ đến thăm
viếng chúng con, để chúng con hân hoan vì hạnh phúc những người Chúa
chọn, được chung vui bởi niềm vui của dân Ngài, và được hãnh diện cùng
phần gia nghiệp của Ngài. - Ðáp.
Alleluia: Ga 1,
14 và 12b
Alleluia, alleluia! - Ngôi lời đã
làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban
cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 7,
21-29
"Nhà xây trên nền đá và nhà xây
trên cát".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
môn đệ rằng: "Không phải tất cả những ai nói với Thầy: "Lạy Chúa, Lạy
Chúa", là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở
trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời. Trong ngày đó, nhiều người sẽ
nói với Thầy rằng: "Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng con đã không nhân danh
Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, và nhân danh Chúa mà
làm nhiều phép lạ đó ư?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với chúng rằng: "Ta
chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi
mặt Ta".
"Vậy ai nghe những lời Thầy nói
đây và đem thực hành, thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình
trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa
vào nhà đó, nhà đó vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên đá. Và hễ ai
nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như
người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và
lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn".
Khi Chúa đã nói xong những lời
trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì Người dạy dỗ họ như
Ðấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ.
Ðó là lời Chúa.
Suy
Niệm Cảm Nghiệm
Nữ tỳ
Agar... cuộc đời cát đá
Bài
Phúc Âm
cho Thứ Năm Tuần XII Thường Niên hôm nay là
bài phúc âm (Mathêu 7:21-29) kết
thúc Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu. Qua bài
phúc âm kết thúc Bài Giảng Trên Núi này, Chúa Giêsu muốn nói với các
môn đệ của Người rằng:
1- Chỉ có ý
Chúa được thể hiện qua việc con người tin tưởng chấp nhận, đáp ứng và
tuân hành mới mang lại ơn cứu độ cho họ: "Không
phải tất cả những ai nói với Thầy: 'Lạy Chúa, Lạy Chúa', là được vào
nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Thầy ở trên trời, kẻ ấy
mới được vào nước trời".
2- Chứ không phải
là những việc làm gì khác, cho dù là việc thu hút thế gian nhất, như nói
tiên tri có vẻ thông biết mọi sự, hay trừ quỉ hoặc
làm phép lạ với đầy
quyền năng: "Trong
ngày đó, nhiều người sẽ nói với Thầy rằng: 'Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào
chúng con đã không nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ
quỷ, và nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó ư?' Và bấy giờ Thầy sẽ
tuyên bố với chúng rằng: 'Ta chẳng hề biết các ngươi, hỡi những kẻ làm
điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt Ta'"..
3- Đời
sống thiêng liêng cũng chỉ vững chắc khi được căn cứ vào lời của Người,
vào giáo huấn vô cùng chân thật và trọn hảo của Người, vào tất cả
những gì Người đã truyền dạy mà
thôi: "Vậy
ai nghe những lời Thầy nói đây và đem thực hành, thì giống như người
khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào,
gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà đó vẫn không sập, vì nhà ấy
được xây trên đá. Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra
thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa
sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống
hoang tàn".
Ở đầu
Bài Giảng Trên Núi, Thánh
ký Mathêu cho biết là "thấy đoàn lũ dân chúng thì Chúa Giêsu lên núi;
khi Người ngồi xuống thì các môn đệ đến cùng Người". Có nghĩa là giáo
huấn về phúc đức trọn lành của Người trực tiếp ngỏ cùng thành phần được
Người kêu gọi theo Người, nhờ đó họ có thể trở thành "muối đất", thành
"ánh sáng thế gian".
Thế nhưng, kết thúc
Bài Giảng Trên Núi này, Thánh ký Mathêu lại cho thấy là chính dân chúng
cũng được nghe "ké" giáo huấn phúc đức trọn lành này
của Chúa Giêsu nữa,
hay cũng có thể tiếng của Người nói với các môn đệ càng lúc càng vang to
hơn khi Người thấy dân chúng tiếp tục kéo đến gần ngay chỗ qui tụ của
Người và các môn đệ bấy giờ: "Khi
Chúa đã nói xong những lời trên, dân chúng kinh ngạc về giáo lý của
Người: vì Người dạy dỗ họ
(là dân chúng - chú giải của người viết) như Đấng có quyền, chứ không như luật sĩ và
các biệt phái của họ".
Qua lời
diễn tả ngay sau Bài Giảng Trên Núi này
của Thánh ký Mathêu, chúng
ta thấy 2 điều: 1- về phía dân chúng, cho dù ở tầm mức bình dân, không
thông thái
như thành phần luật sĩ và biệt phái, cũng có thể cảm nhận được giáo huấn
cao siêu của Chúa Giêsu; 2- về phía Chúa Giêsu, giáo huấn phúc đức trọn
lành của Người tuy cao
siêu "chật hẹp" nhưng
hoàn toàn hợp với lòng người, hợp với nhân bản, và nếu được mang
ra áp
dụng thực
hành con người
sẽ được
biến đổi và thăng
hóa theo đúng ơn gọi cùng thân phận làm
người của họ.
Trong bài đọc
1 hôm nay, được Giáo Hội trích từ Sách Khởi Nguyên (16:1-12,15-16 hay
16:6-12,15-16), cho thấy nữ tỳ Agar của tổ phụ Abram tỏ ra lên mặt
"khinh dể bà
chủ" Sarai của mình, sau khi được bà chủ hiến nàng cho chồng để chồng có
con với nàng thay cho bà là vợ nhưng lại bị son sẻ, nên nàng đã bị bà
chủ ra tay "hành hạ... đến
nỗi nàng phải trốn
đi", nhưng
nàng được "Thiên
thần Chúa bảo nàng rằng: 'Hãy trở về với bà chủ ngươi, và tùng phục
bà'".
Hành động
khinh bỉ bà chủ của nữ tỳ Agar là hành động tự nhiên theo thế gian xác
thịt, như xây nhà trên cát, sẽ bị sụp đổ khi bão tố nổi lên, đến độ nàng
không chịu được tình trạng bị bà chủ hành hạ nên phải bỏ đi. Hành động
trở về tùng phục bà chủ theo như lời thiên thần dạy là
hành động xây nhà trên đá của
người tỳ nữ này, nên đứa con do nàng sinh ra cho tổ phụ Abram không mồ
côi cha (nếu nàng bỏ đi không trở về), và nó được
thân
phụ của nó đặt
tên cho là Ismael khi ông vừa đúng 80 tuổi.
Tuy nhiên,
tự bản chất là đứa con sinh ra bởi một người tỳ nữ, chứ không bởi người
vợ chính thức, nhất là không bởi lời hứa như Isaac sau này, mà Ismael
tiêu biểu cho những gì là xác thịt đầy ngỗ nghịch phản chống, như
thể thừa hưởng giòng máu và khuynh hướng xác thịt của người mẹ nữ tỳ
của nó, đúng như lời thiên thần đã tiên báo: "Trẻ
này sẽ là đứa hung dữ: nó đưa tay chống đối mọi người và mọi người sẽ
chống lại nó. Nó sẽ cắm lều đối diện với các anh em".
Phải
chăng
lời
tiên báo cách đây
cả hơn 4 ngàn năm này đang được
hiện thực hơn bao giờ hết nơi hiện tượng Ả Rập Hồi giáo quá khích, khủng
bố và tàn sát, như
các nhóm khủng bố quốc tế khét tiếng là Al Queda ở A Phú Hãn, được biết
đến từ
sau biến cố 911 hay 9/11/2001 ở Hoa Kỳ, hay là ISIS (Islamic
State of Iraq and Syria) là Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Syria
từ năm 2014, khủng khiếp xuất hiện ở miền bắc nước Iraq sau khi Hoa Kỳ
rút khỏi Iraq?
Thế nhưng, tất cả
mọi sự xẩy ra đều ở trong sự quan phòng thần linh vô cùng khôn ngoan và
quyền năng của Thiên Chúa là chủ tể lịch sử loài người, Đấng làm gì cũng
chỉ nhắm đến lợi ích thiêng liêng bất diệt cho chung loài người cũng như
cho từng người, cho dù trong ruộng của Ngài đầy những cỏ lùng (xem
Mathêu 13:24-30).
Biết đâu hiện tượng
Nhà Nước Hồi Giáo ISIS trong quá khứ và cuộc chiến tranh xâm lược
của đại cường Nga ở Ukraine xẩy ra vào ngày 24/2/2022, một cuộc chiến
xẩy ra khi đại dịch covid-19 kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử
loài người khủng bố con người toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, lại là những phương
tiện hay phương cách thuận lợi nhất bất khả thiếu, cần phải có để Vị Thiên Chúa
quan phòng thần linh vô cùng khôn ngoan và toàn năng muốn sử dụng để thanh tẩy
thế giới Tây phương Âu Mỹ Kitô giáo càng văn
minh
kỹ thuật và càng
văn hóa nhân quyền càng phá sản đức tin Kitô giáo,
càng trở nên vô thần về văn hóa và duy vật về văn minh, càng hiện sinh
hưởng thụ về văn minh và càng bạo loạn sát hại về văn hóa, càng duy nhân
bản và phản nhân bản, càng phi nhân và bất luân, càng trở nên man di
sống theo luật rừng mạnh được yếu thua, chẳng khác gì con người đóng khố
đi giầy tây vậy!
Bởi thế, Thánh Vịnh
105 (1-2,3-4a,4b-5) ở Bài Đáp Ca hôm nay đã cảm nhận được tình yêu nhân
hậu của Ngài đối với chung nhân loại (câu 1) cũng như đối
với thành
phần tuân giữ huấn lệnh của Ngài (câu 2) và với dân của Ngài (câu 3):
1) Hãy ca tụng Chúa, bởi Người nhân hậu, vì đức từ bi Người tồn tại muôn
đời. Ai nói hết được những hành động quyền năng của Chúa, ai kể cho xiết
mọi lời ngợi khen Người?
2) Phúc cho những ai tuân giữ những lời huấn lệnh, và luôn luôn thực thi
điều công chính. Lạy Chúa, xin nhớ chúng con khi gia ân huệ cho dân
Ngài.
3) Xin mang ơn cứu độ đến thăm viếng chúng con, để chúng con hân hoan vì
hạnh phúc những người Chúa chọn, được chung vui bởi niềm vui của dân
Ngài, và được hãnh diện cùng phần gia nghiệp của Ngài.
Thứ Sáu