TÂM TƯ NGƯỜI DỊCH
Thánh Giá là dấu hiệu bề goài để phân biệt Kitô giáo với
các tôn giáo khác, kể cả Thiên Chúa Giáo, trong đó có Do Thái Giáo và Hồi Giáo.
Thế nhưng, khi đối diện với một người thông thuộc Thánh Kinh Kitô giáo, nhất là
bộ Thánh Kinh Tân Ước, người ta khó ḷng mà phân biệt được người Kitô hữu đó
thuộc về Giáo Hội nào, Công Giáo Rôma, Chính Thống Giáo Đông Phương, Anh Giáo
hay Tin Lành. Theo quan niệm chung chung và đa số của người Công Giáo Việt Nam,
người Kitô hữu thông thuộc Thánh Kinh đó thường là một Kitô hữu Tin Lành.
Nếu người Kitô hữu Tin Lành, như ấn tượng của người Việt Nam Công Giáo, có đặc
điểm là thuộc Thánh Kinh và biểu hiệu của họ là Sách Thánh, th́ đặc điểm và dấu
hiệu bề ngoài của người Kitô hữu Công Giáo, để Kitô hữu nói chung có thể nhận ra
họ đúng là người Công Giáo là
ǵ, nếu không phải, theo cảm nghiệm cá nhân của tôi, là lần hạt Mân Côi và tràng
hạt Mân Côi.
Phải, ra đường, chỉ cần thấy tràng hạt Mân Côi treo lủng lẳng trong một chiếc xe
hơi nào đó, th́ có thể quả quyết mà ít khi sai lầm, người
trưng bày tràng hạt trên xe đó, là một người Kitô hữu Công Giáo.
Vẫn biết, cũng có trường hợp người không phải là Kitô hữu Công Giáo, (hay ngay
cả chính người Công Giáo không có thói quen lần hạt
Mân Côi cũng vậy), có thể dùng tràng hạt Mân Côi như một thứ đồ trang sức. Nhưng,
trường hợp như thế rất hiếm. Thiếu ǵ đồ trang sức thẩm mỹ và hợp thời trang hơn
mà thành phần vốn thích trưng bày hay trưng diện đó không dùng, lại phải đi lấy
một cỗ tràng hạt có tượng thánh giá mang tính cách đạo đức khô khan, hoàn toàn
không hợp với thời trang, để làm đẹp cho thân thể, xe cộ, nhà cửa, đồ dùng v.v.
của ḿnh.
Việc tôn sùng kinh Mân Côi và tràng hạt Mân Côi, thật ra, đối với chung Giáo Hội
Công Giáo Rôma và riêng người Kitô hữu Công Giáo, không
phải là chính bản chất của Công Giáo và là biểu hiệu cho Công Giáo. Nguyên việc
so sánh với Phụng Vụ, về giá trí và lợi ích, kinh Mân Côi đă không thể so sánh
được rồi. Trong Tông Huấn Marialis Cultus, Đức Thánh Cha Phaolô VI đă chẳng minh
định như vậy hay sao, khi ngài tuyên bố:
“Lần hạt Mân Côi đang khi cử hành phụng vụ là một lầm lẫn, thế mà, tiếc thay đây
đó việc thực hành này vẫn c̣n tồn tại”. (đoạn 48).
Thật vậy, như Chúa Giêsu, tự bản tính, hơn Mẹ Maria thế nào, phụng vụ của Giáo
Hội, tự bản chất, cũng có giá trị hơn kinh Mân Côi như vậy.
Lư do là v́, Chúa Giêsu là trọng tâm của Phụng Vụ và thực sự hiện diện một cách
bí tích khi Giáo Hội cử hành Phụng Vụ, cả Phụng Vụ Thánh Lễ cũng như Phụng Vụ Bí
Tích, Mẹ Maria dầu sao cũng chỉ là Đấng Đồng Công “đứng dưới chân thập giá Chúa
Giêsu” (Gioan 19:25) mà thôi.
Tuy nhiên, nếu xét đến việc thông ban ân sủng, có thể nói, như thực tế cho thấy,
kinh Mân Côi lại có một tác dụng dễ dàng, dồi dào và hiệu
nghiệm hơn là Phụng Vụ.
Sở dĩ kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng một cách dễ dàng, dồi dào và
hiệu nghiệm hơn Phụng Vụ như thế, là v́ Mẹ Maria “đầy
ơn phúc ... và Giêsu Con ḷng Mẹ gồm phúc lạ” (Luca 1:28,42).
Thiên Chúa đă không trao cho Mẹ cả kho tàng của Ngài là Ngôi Lời nhập thể trong
ḷng Mẹ là ǵ! Thế th́ ḷng Mẹ, hay Trái Tim Mẹ cung vậy, không phai là nơi chất
Kho Tàng Thần Linh này hay sao? Nếu Thiên Chúa đă muốn đặt Kho Tàng Thần Linh
cua Ngài ở ngay cung ḷng Mẹ Maria, chứ không phải ở trong tay nguyên tổ Evà,
hay ở trong tay thánh Gioan Tẩy Giả, người nam cao trọng, th́ không phai là Ngài
đă muốn trao toàn quyền cho Mẹ canh giữ và tùy nghi ban phát cho những ai muốn
lănh nhận ân sủng từ Kho Tàng Thần Linh này hay sao!
Trong Thông Điệp Octobri Mense ban hành ngày 22/9/1891, Đức Thánh Cha Lêô XIII
đă khẳng định điều này rất ro ràng: “Ư của Thiên Chúa muốn là không một sự ǵ từ
kho tàng vĩ đại của tất cả mọi ân sủng được ban cho chúng ta từ Chúa Giêsu - 'ân
sủng và chân lư từ Chúa Giêsu
Kitô mà đến' (Gioan 1:17) - lại không qua trung gian của Đức Maria.”
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách dễ dàng hơn Phụng Vụ.
Thứ nhất, là v́ điều kiện thực hiện. Khi lần hạt Mân Côi, người ta không cần
phải đến nhà thờ như khi đi dự lễ, phải có linh mục ngồi ṭa như khi đi xưng tội,
phải có giám mục xức dầu như khi chịu phép Thêm Sức v.v. Có thể nói, khi lần hạt
Mân Côi cách sốt sắng là người ta vừa là thừa
tác viên ân sủng, vừa là người lănh nhận ân sủng. Như thế, lần hạt Mân Côi không
phải là một cách tự động, (theo kiểu self service ngày nay), rất dễ dàng trong
việc lănh nhận ân sủng hay sao!?
Thứ hai, là v́ công việc thực hiện. Để mở một kho tàng, theo các truyện thần
thoại, người ta phải biết câu thần chú, cái mà ngày nay người ta gọi và sử dụng
là mật số (secret code). Cũng thế, muốn mở cả ḷng Mẹ Maria, nơi Thiên Chúa cất
giấu mọi sự cao qúi nhất của Ngài trên trần gian, để tiến vào Kho Tàng Thần Linh
là Chúa Kitô ở bên trong, người ta chỉ cần đọc mấy lời hết sức giản dị, đến nỗi
trẻ con cũng thuộc và ai cũng được phép đọc, dù là tội nhân, không cần phải là
thừa tác viên, phải có chức thánh mới được đọc lời mô thể cho Bí Tích hiệu thành.
Lời thần chú hết sức gian dị mà vô cùng thần hiệu làm cho ân sủng tuôn tràn này
là: “Lạy Cha chúng con ở trên trời (và) Kính mừng Maria đầy ơn phúc.”
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách dồi dào hơn Phụng Vụ.
Mỗi Bí Tích chỉ ban một tích sủng (Ơn Bí Tích) đặc biệt của ḿnh cho thụ lănh
nhân xứng đáng mà thôi. Chẳng hạn, Bí Tích Hôn Phối không
ban tích sủng của ḿnh cho người lành nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh hay ngược
lại v.v. Vẫn biết, không thể nào lần hạt Mân Côi mà người
ta, dù sốt sắng đến đâu, có thể lănh nhận một tích sủng nào đó mà không cần
chính thức đi lănh nhận Bí Tích ấy. Tuy nhiên, không phải khi đă lănh nhận được
một tích sủng nào đó là con người không cần phải nên thánh này; trái lại, càng
thêm ơn, con người càng phải có trách nhiệm sinh lợi hơn: “Kẻ được nhiều sẽ bị
đ̣i lại nhiều” (Luca 12:48).
Để bao tồn và phát triển tích sủng đă được khi lănh nhận Bí Tích không phải là
chuyện dễ, cần phải có ơn Chúa nữa mới được. Mà, không ǵ dễ dàng để kéo ơn Chúa
xuống cho bằng câu thần chú vô cùng linh hiệu là kinh Lạy Cha và Kính Mừng, hai
kinh làm nên kinh Mân Côi. Thật vậy, nhờ đọc câu thần chú này đúng kiểu và đúng
cách, ḷng Mẹ Maria tự động sẽ mở ra, và người ta sẽ tha hồ mà thu tích cho ḿnh
đủ mọi thứ
vàng bạc châu báu trong Kho Tàng Thần Linh vô cùng qúi giá, bất tận và bất diệt
này, để làm cho những nén bạc tích sủng sinh lợi gấp trăm
cho Đấng muốn “ai đă có sẽ càng được ban thêm cho càng dư dật” (Mathêu 13:12).
Là Kho Tàng Thần Linh, Trái Tim Mẹ Maria có tất cả mọi chân trâu phú qúi là các
nhân đức, công nghiệp và vinh quang của Chúa Cứu Thế và của chính Mẹ khi Đồng
Công với Chúa, xứng đáng là ngân
hàng cho chúng ta dùng kinh Mân Côi gửi vào đấy tất cả những ǵ Thiên Chúa đă
trao ban cho chúng ta để sinh lời (xem Mathêu 25:27) theo ư Ngài.
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách hiệu nghiệm hơn Phụng Vụ.
Thứ nhất, là v́ tác động của nó nơi người lần hạt. Để tham dự Thánh Lễ hay lănh
nhận Bí Tích, người ta chỉ cần cộng tác vào việc cử hành Phụng Vụ mà thôi. Do đó,
nếu không đủ ư thức và linh động đối với một lễ nghi dài hơn một chuỗi kinh Mân
Côi, họ sẽ dễ trở thành thụ động, bất xứng với các Mầu Nhiệm Thánh. Trong khi đó,
v́ tự ḿnh lần hạt Mân Côi, ngắn gọn, ư nghĩa, dễ dàng, người ta sẽ sốt sắng và
ư thức hơn và sẽ tăng thêm ḷng tri ân cũng như kính mến Chúa hơn. Nhờ đó, về
mặt tiêu cực, họ sẽ cai thiện đời sống, không dám làm mất ḷng Chúa, và, về mặt
tích cực, họ sẽ bắt chước Chúa, vâng theo Thánh Ư Chúa và trở nên mọi sự cho tất
cả mọi người như Chúa.
Thứ hai, là v́ hiệu năng của nó nơi các tội nhân. Một người tội lỗi, muốn được
tha tội, nếu không chết bất đắc kỳ tử, cũng phải lănh nhận Bí Tích Ḥa Giải.
Trên thực tế, càng lâu xưng tội, càng ngại vào ṭa cáo giải. Càng ít đến với Bí
Tích Giải Tội, người ta càng thiếu ơn Chúa. Càng
thiếu ơn Chúa, đă sẵn yếu đuối cộng thêm tội lỗi nặng nề đầy ḿnh, tội nhân lại
càng dễ sa ngă và càng khó ḷng tự động chỗi dạy trở về nhà Cha, nếu không có
phép lạ hay ơn đặc biệt. Trong trường hợp này, Bí Tích Giải Tội trở nên mục tiêu
cho tội nhân, đ̣i họ phải vào tới ṭa giải tội mới được ơn tha tội. Nhưng, làm
sao họ c̣n đủ sức để trở về, để có thể đến được tận ṭa giải tội mà họ đă trở
nên xa lạ và ngại ngùng đây?
Hay nhớ lại trường hợp của Lazarô, dù xác của anh đă chết thối bốn ngày rồi, thế
mà, với ḷng tin của chị ḿnh là Matta: “Nếu Thày có mặt ở đây em con đâu có
chết, nhưng con biết rằng, ngay cả lúc này đây, Thiên Chúa sẽ ban cho Thày điều
Thày xin cùng Ngài” (Gioan 11:21-22),
Lazarô vẫn nghe thấy tiếng Chúa Giêsu gọi tên của ḿnh và đă tự động bước ra
khỏi mồ. Cũng thế, tội nhân tầy trời và cứng ḷng đến đâu đi nữa cũng không thể
nào cữơng lại được sức mạnh vô địch của kinh Mân Côi nói chung và của kinh Kính
Mừng nói riêng là kinh tuyên xưng và cầu khẩn đích danh thánh “Giêsu Maria”.
“Kính mừng Maria đầy ơn phúc... và Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ.”
“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong
giờ lâm tử. Amen”
“Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hoả ngục, xin
đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến
ḷng Chúa thương xót hơn” (Ngày 13/7/1917, Đức Mẹ dạy 3 Thiếu Nhi Fatima thêm
lời nguyện này vào sau mỗi chục kinh Mân Côi).
Đối với tôi, tràng hạt Mân Côi giống như một cái “remote control” (bộ phận điều
khiến xa). Nếu đầy đủ “pin” sốt mến, nó se gây được nhiều tác dụng theo công
hiệu thần t́nh của nó.
Chẳng hạn, nó có sức làm cho Trái Tim Mẹ Maria, (đă được Viên Kỹ Sư Thần Linh
gài sẵn cho có cùng một tần số -frequency- hay cùng một mă số -code- với bộ phận
điều khiến xa này), như một màn ảnh TV, tŕnh chiếu lại cuộc t́nh của Thiên Chúa,
được tái diễn qua các mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh vinh hiển của Chúa
Giêsu Kitô.
Bộ phận điều khiển xa này cũng có thể làm cho Trái Tim Mẹ, như cánh cửa mở ra
cho tội nhân vào ẩn náu và cho kho tàng ân sủng tuôn tràn ra cho nhân loại nói
chung và cho Giáo Hội nói riêng. Đối với thần dữ, bộ phận điều khiển xa này, một
khi được bấm lên bơi những bàn tay bám
chặt vào Mẹ Maria, c̣n đóng được cả cửa hoả ngục và mở toang cửa Thiên Đàng.
Trên đây là tất cả “Bí Mật Kinh Mân Côi” mà tôi tự nghiệm thấy. Đối với thánh
Louis Marie Grignion de Monfort, để tŕnh bày “Bí Mật Kinh
Mân Côi” theo ngài cảm nghiệm, ngài đă viết cả một cuốn sách, cuốn sách mà tôi
cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Việt để cống hiến qúi bạn đây.
Có hai lư do khiến tôi dám quyết định làm một việc chưa bao giờ làm là chuyển
dịch sách, một cuốn sách đạo đức của một vị thánh.
Lư do thứ nhất là v́ nhu cầu học hỏi của phong trào Thiếu Nhi Fatima, một phong
trào mà, theo Nội Qui, cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi này được ấn định là một thủ ban
(trong bốn thủ bản chính) dùng để dạy ngành Thiếu trong việc cầu nguyện.
Lư do thứ hai là v́, h́nh như trong tủ sách Công Giáo Việt Ngữ, chưa có một bản
dịch nào cho cuốn sách này, hay có mà tôi không được biết, v́ đă không c̣n tái
bản hay đă trở thành thiên cổ.ƠBản văn mà tôi dùng để chuyển ngữ đây là bản
tiếng Anh, do Mary Barbour dịch từ nguyên ngữ, được tái bản tại Hoa Kỳ từ tháng
4 năm 1965 tất cả là 26 lần, do Tan Books and Publishers phát hành t lần tái bản
thứ 6, với tổng số cuốn được xuất bản cho cả 26 lần xuất bản là 3 triệu 4 trăm
ngàn cuốn.
Đọc cuốn “Bí Mật Kinh Mân Côi” của thánh Monfort, độc giả không thể nào phủ nhận
được rằng, thánh nhân quả thật, cùng với thánh Đaminh
và chân phước Alan de la Roche, là những tông đồ đích thực của kinh Mân Côi, qua
cách tŕnh bày cuốn sách của thánh nhân, cả về h́nh thức, kết cấu và nội dung
cuốn sách.
Về h́nh thức của cuốn sách, thánh nhân cũng tŕnh bày theo kiểu một chuỗi kinh
Mân Côi, như bản mục lục phân chia, với 5 phân đoạn khác nhau mà ngài gọi mỗi
phân đoạn là một chục (decade), và như bố cục của cả cuốn sách, với 50 tiết đoạn
mà ngài gọi mỗi tiết đoạn là một
bông hồng (rose), và 10 Bông Hồng họp thành một phân đoạn.
Về kết cấu của cuốn sách, thánh nhân đă tŕnh bày tất cả những ǵ mà kinh Mân
Côi cần phải được hiểu biết, như nguồn gốc, danh xưng, kinh
nguyện, mầu nhiệm và công hiệu của kinh Mân Côi, và cần phải được thực hiện cho
xứng đáng, như điều kiện, ân xá và phương pháp.
Về nội dung của cuốn sách, thánh tác giả đă luôn luôn theo phương pháp “nói có
sách mách có chưng”, nhất là căn cứ vào thế giá của thánh Đaminh và chân phước
Alan de la Roche, và đă dẫn chứng bằng nhiều câu chuyện đặc biệt, chẳng những có
sức đánh động ḷng người mà c̣n làm cho cuốn sách đỡ khô khan nữa.
Về tinh thần của cuốn sách, thánh tác giả đă trút tất cả cảm nghiệm của ḿnh về
sự hiểu biết kinh Mân Côi vào phần nhất của cuốn sách,
cũng như tất cả kinh nghiệm của ḿnh về việc thực hành ḷng sùng kính kinh Mân
Côi ở phần thứ hai. Do đó, đọc cuốn sách này, độc giả chẳng
những hiểu biết kinh Mân Côi tường tận hơn mà c̣n được nhiễm lây ḷng sốt sắng
của một vị thánh.
Ngoài phần chuyển dịch chính của tác phẩm này, tôi c̣n thêm một số Phụ Trương
sau đây:
- Hai văn kiện của hai Đức Thánh Cha Lêô XIII và Phaolô VI về kinh Mân Côi, mà
tôi thấy không thể bỏ qua.
- Một bản thánh ca mà 3 phiên khúc của nó là bản tóm lợc 15 mầu nhiệm Mân Côi,
một bản nhạc tôi sáng tác vào một buổi tối tháng Mười
năm 1981 và đă được tŕnh bày trong cuốn băng “Nh́n Sao Gọi Mẹ” do Nguyệt San
Trái Tim Đức Mẹ phát hành cuối năm 1981.
- Năm Mầu Nhiệm Mân Côi Nhập Thế của Chúa Kitô, để bổ khuyết cho khoảng trống
gia Năm Mầu Nhiệm Mùa Vui và Năm Mầu Nhiệm Mùa Thương.
Ngày 13/10/1917 tại Fatima, Mẹ Maria đă xưng ḿnh
“Ta là Đức Mẹ Mân Côi”.
Xin Người là Đấng đă soi động cho thánh Monfort biên soạn cuốn “Bí Mật Kinh Mân
Côi” được phổ biến sâu rộng này cũng làm cho độc giả
đọc đến bản dịch Việt ngữ tác phẩm của thánh nhân tinh thần mộ mến kinh Mân Côi,
sống kinh Mân Côi và làm tông đồ cho kinh Mân Côi,
“kinh nguyện rất đẹp ḷng Đức Mẹ và đuợc các Đức Giáo Hoàng hết sức khuyến dụ.”
(Đức Thánh Cha Phaolô VI, Tông Thư “Tháng Năm”,
ngày 30/4/1965).
Tổng Giáo Phận Los Angeles Lễ Mân
CAO TẤN TĨNH.