?

Phương Pháp

Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm

 

 

 

N

goài trong những lư do ngoại tại liên quan đến thời gian và không gian bất tiện khiến cho chúng ta lần hạt Mân Côi hay bị chia trí, c̣n phải kể đến những lư do nội tại nơi chính Kinh Mân Côi nữa cũng có thể làm cho chúng ta rất dễ bị chia trí. Đó là khi lần hạt Mân Côi chúng ta cứ lập đi lập lại Kinh Kính Mừng nhiều lần, và việc suy một đàng đọc một nẻo (trí th́ suy “Chúa Giêsu chịu đánh đ̣n” mà miệng lại cứ đọc “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc” chẳng hạn).

 

Như vậy, để đỡ chia trí khi lần hạt Mân Côi, chúng ta chỉ nên đọc ít Kinh Kính Mừng là đủ, và khi đọc Kinh Kính Mừng không nên suy đến các Mầu Nhiệm Mân Côi nữa hay sao?

 

Khúc mắc này đưa chúng ta đến những vấn đề chính yếu của Kinh Mân Côi, vấn đề chiêm niệm nơi Kinh Mân Côi sau đây:

 

1. Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm: Ư Nghĩa và Cốt Lơi

2. Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm: Nội Dung và Bố Cục

3. Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm: Tiến Tŕnh và Tuyệt Đỉnh

4. Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm: Đúc Kết và Bản Kinh

 

 

Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm:

Ư Nghĩa và Cốt Lại

 

 

Trước hết, về chính Kinh Kính Mừng.

 

Phải, cho dù việc lập đi lập lại nhiều lần Kinh Kính Mừng, một việc hết sức monotone đơn điệu khiến chúng ta dễ chia trí như thế, tuy nhiên, rất tiếc, ngoài Kinh Kính Mừng này ra, không c̣n lời lẽ nào xứng hợp với Mẹ Maria hơn, không c̣n cách nào chiêm ngưỡng Đệ Nhất Tạo Vật về ơn sủng này đích thực hơn. Bởi v́, Kinh Kính Mừng ngắn gọn đơn sơ ấy là chính Lời Lẽ Thần Linh, Lời Lẽ của Thiên Chúa ngỏ với Mẹ, qua trung gian của một vị tổng thần, cao hơn Mẹ về bản tính tự nhiên, qua trung gian của một thánh nhân “đầy Thánh Linh” (Lk 1:41) thời Cựu Ước, cũng như qua trung gian của cả một Cộng Đồng Tân Ước được tác động bởi Thánh Linh (nơi Công Đồng Êphêsô năm 431).

 

Chính v́ bản chất của ḿnh là Lời Lẽ Thần Linh như thế mà Kinh Kính Mừng đă trở thành một kinh tuyệt hảo và bất hủ, một kinh cần phải lập đi lập lại ngàn lần, vạn lần, triệu triệu lần, muôn muôn đời chúng ta mới có thể tỏ ra phần nào nhận biết và chúc tụng Kỳ Công Ân Sủng khôn sánh này của Đấng Tối Cao một cách xứng đáng. Bởi thế, nếu chúng ta đọc Kinh Kính Mừng chẳng những với một tâm t́nh nhận biết Thiên Chúa, mà c̣n cùng với Mẹ “ngợi khen” “Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho (Mẹ) những sự trọng đại” (Lk 1:49), chúng ta chắc chắn sẽ cảm thấy sốt sắng hơn, sẽ đọc một cách chăm chú và trịnh trọng hơn.

 

Sau nữa, về mối liên hệ giữa Kinh Kính Mừng và Mầu Nhiệm Mân Côi.

 

Về h́nh thức, tuy đối tượng chính yếu của Kinh Kính Mừng là Mẹ Maria, là việc chúc tụng Mẹ Đầy Ơn Phúc, nhưng về nội dung của kinh này th́ Thiên Chúa lại đóng vai tṛ chủ chốt.

 

Thật vậy, câu chính của cả Kinh Kính Mừng là “Đức Chúa Trời ở cùng Bà”. Bởi v́, Mẹ Maria chỉ được “đầy ơn phúc” khi có Thiên Chúa ở cùng Mẹ mà thôi, như chính Mẹ đă cảm nhận và tuyên tín điều này qua lời mở đầu Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và ḷng trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Ngài đă thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài, từ nay muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lk 1:46-48). Mà Thiên Chúa không phải chỉ ở cùng Mẹ một lúc nào đó thôi, mà là ở với Mẹ măi măi, qua Lời Nhập Thể, “Giêsu Con ḷng bà gồm phúc lạ”, thậm chí ngay từ khi Mẹ mới được thụ thai trong ḷng thai mẫu, qua đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Chúa ban cho Mẹ, để Mẹ được hưởng trước Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô, Lời Nhập Thể (xem Trọng Sắc Ineffabilis Deus của Á Thánh Giáo Hoàng Piô IX ban hành 8/12/1854: DS 2803).

 

Về phần ḿnh, Mẹ bởi thế cũng không chỉ đầy ơn phúc ngay lúc tổng thần truyền tin Lời Nhập Thể cho Mẹ, song t́nh trạng “đầy ơn phúc” của Mẹ được bắt đầu từ khi Mẹ được thụ thai, một t́nh trạng không bao giờ mất đi nơi Mẹ, trái lại, nhờ đức tin của ḿnh, Mẹ càng phát triển cho đến tận cùng giới hạn loài người nơi Mẹ. Đó là lư do Mẹ Maria chẳng những được “đầy ơn phúc”, trước hết và trên hết, là v́ có Chúa ở cùng, mà c̣n nhờ Mẹ “đă tin” (Lk 1:45), được tỏ ra bằng việc Mẹ luôn “giữ mà suy niệm trong ḷng” (Lk 2:19,51) những ǵ Thiên Chúa mạc khải qua “Giêsu Con ḷng bà gồm phúc lạ”, việc Mẹ “nghe và giữ lời Thiên Chúa” (Lk 11:28), nhất là bằng việc “đứng bên thập giá Chúa Giêsu” (Jn 19:25), và bằng việc cùng nguyện cầu với các tông đồ trong thời gian các vị chờ đón Chúa Thánh Linh.

 

Như thế, khi lần hạt Mân Côi là chúng ta làm một việc có hai ư nghĩa, ở chỗ, cùng một lúc chúng ta vừa chiêm niệm Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa được tóm gọn nơi các Mầu Nhiệm Mân Côi, lại vừa học biết Đức Tin Ân Phúc của Mẹ Maria nơi Kinh Kính Mừng, để nhờ đó chúng ta có thể theo gương Mẹ trong việc liên lỉ đáp ứng tác động của Thiên Chúa trong cuộc đời sống Kitô hữu của mỗi người chúng ta. Với tâm t́nh này, chúng ta sẽ chẳng những không thấy lời Kinh Kính Mừng đối chọi hay tương khắc với ư nghĩa Mầu Nhiệm Mân Côi, trái lại, c̣n thấy được mối liên hệ giữa Kinh Kính Mừng và Mầu Nhiệm Mân Côi hết sức ăn khớp với nhau và có một liên hệ sâu xa bất khả phân ly hơn bao giờ hết.

 

Thế nhưng, để có thể “thấy được mối liên hệ giữa Kinh Kính Mừng và Mầu Nhiệm Mân Côi ăn khớp với nhau và có một ư nghĩa sâu xa thấm thía hơn bao giờ hết” này, chúng ta phải làm như thế nào? Theo tôi, chúng ta phải cầu nguyện chiêm niệm, một yếu tố chiêm niệm không thể thiếu hay có sẵn nơi tất cả mọi kinh nguyện nói chung, nhất là Kinh Lạy Cha, Kinh Phụng Vụ và Kinh Mân Côi. Vậy chiêm niệm là ǵ, nếu không phải là ước nguyện hiệp thông thần linh và đức tin cảm nghiệm thần linh. Bởi v́, đó là cách cầu nguyện của một con người “tôn thờ đích thực”, một con người cầu nguyện “trong tinh thần và chân lư” (Jn 4:23, 24): “trong tinh thần” ở “ước nguyện hiệp thông thần linh”; “và chân lư” ở “đức tin cảm nghiệm thần linh”.

 

Trước hết, “chiêm niệm là ước nguyện hiệp thông thần linh” được thể hiện qua hai kinh: Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh. Bởi v́, hai kinh nguyện này cho thấy rơ tất cả “ước nguyện hiệp thông thần linh”. Thật vậy, Kinh Mân Côi không phải chỉ vỏn vẹn có Kinh Kính Mừng, (vẫn biết kinh này là chính), song là một bộ kinh, trong đó có cả Kinh Lạy Cha mở đầu cho mỗi Mầu Nhiệm Mân Côi, và Kinh Sáng Danh kết thúc Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

 

Vị trí của hai kinh này bao trùm trước sau mỗi Mầu Nhiệm Chúa Kitô ở từng chục Kinh Mân Côi cho thấy, tất cả những ǵ “Maria đầy ơn phúc” và “Giêsu Con ḷng bà gồm phúc lạ” thực hiện trên trần gian này đều phát xuất từ ḷng các Ngài ước nguyện làm sao cho “danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, nhờ đó, nhân loại được cứu rỗi, được Cha ban cho “lương thực hằng ngày, tha nợ, cứu cho khỏi sự dữ”, “để tất cả được nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Jn 17:21), trong mối hiệp thông Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần: “Sáng danh Đức Cha Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đă có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen”.

Nếu Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh cho thấy yếu tố “chiêm niệm là ước nguyện hiệp thông thần linh” nơi Kinh Mân Côi, th́ Kinh Kính Mừng và Mầu Nhiệm Mân Côi cho thấy yếu tố “chiêm niệm là đức tin cảm nghiệm thần linh” nơi kinh này. Nếu “tất cả sự thật” (Jn 16:13) Thiên Chúa muốn tỏ cho con người biết là Chúa Giêsu Kitô, th́ Ngài đă thực sự tỏ “tất cả sự thật” này ra, trước hết và trên hết, cho Mẹ Maria, đệ nhất tạo vật về ân sủng này biết, chẳng những bằng việc Ngài “ở cùng bà” mà c̣n nơi “Giêsu Con ḷng bà gồm phúc lạ”.

 

Thiên Chúa quả thực đă “ở cùng bà” và đă tỏ “tất cả sự thật” của Ngài ra cho Mẹ Maria biết qua Mầu Nhiệm Chúa Kitô, một mầu nhiệm được Thánh Phaolô, trong Thư gửi Giáo Đoàn Philiphê đoạn 2 từ câu 6 đến câu 11 đă đúc kết như sau: “Mặc dù thân phận là Thiên Chúa, song Người đă không tự nghĩ ḿnh cứ phải chiếm lấy cho ḿnh địa vị ngang hàng với Thiên Chúa mới được. Trái lại, Người đă tự hủy ḿnh ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra giống như loài người. Với thân phận làm người, Người đă tự hạ vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Bởi thế Thiên Chúa đă tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu. Để khi nghe tên Giêsu th́ trên trời dưới đất và trong âm ti mọi đầu gối phải qú xuống tuyên xưng Giêsu Kitô là Chúa”.

 

Nếu tất cả mọi việc làm trên trần gian của “Maria đầy ơn phúc” và “Giêsu Con ḷng bà gồm phúc lạ” trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô đều phát xuất từ các ước nguyện của Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh, th́ để có thể “chiêm niệm là ước nguyện hiệp thông thần linh”, tức để có được những ước nguyện này như các Ngài, chúng ta cần phải thực hiện việc “chiêm niệm là đức tin cảm nghiệm thần linh”, tức bằng việc thực hiện Phương Pháp Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Nghĩa là, nhờ chiêm niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô qua Kinh Mân Côi, chúng ta mới có thể dần dần nẩy sinh “ước nguyện hiệp thông thần linh”, một ước nguyện nên giống như “Maria đầy ơn phúc” và nên một với “Giêsu Con ḷng bà gồm phúc lạ”.

 

Bởi thế, Phương Pháp Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm chính là Phương Pháp Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô, một Mầu Nhiệm được cấu tạo bởi bốn phần, (căn cứ vào thứ tự những chỗ in đậm trong đoạn thư Thánh Phaolô vừa được trích dẫn), như sau: Mầu Nhiệm Chúa Kitô Tự Hủy, Mầu Nhiệm Chúa Kitô Thừa Tác, Mầu Nhiệm Chúa Kitô Khổ Nạn và Mầu Nhiệm Chúa Kitô Vinh Hiển. Đối với mỗi một phần Mầu Nhiệm Chúa Kitô, “Giêsu Con ḷng bà gồm phúc lạ” này, theo Phúc Âm cho biết, “Maria đầy ơn phúc” đă đáp ứng một cách xứng hợp như sau: “Giữ mà suy niệm trong ḷng” (Lk 2:19, 51), “nghe và giữ lời Thiên Chúa” (Lk 11:28), “đứng bên thập giá Chúa Giêsu” (Jn 19:25), và cùng nguyện cầu với các tông đồ (xem Acts 1:14; Jn 2:1).

 

Nếu việc Chiêm Niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Đức Tin Mẹ Maria qua việc Lần Hạt Mân Côi dần dần làm phát sinh nơi chúng ta “ước nguyện hiệp thông thần linh” th́ các “ước nguyện hiệp thông thần linh” này chính là và phải là bốn ước nguyện nơi phần thứ hai của Kinh Chúa Dạy: “lương thực hằng ngày” (Mt 6:11), thứ tha như được tha thứ (xem Mt 6:12), “chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6:13) và “cho khỏi sự dữ” (Mt 6:14). Ước nguyện “lương thực hằng ngày” hợp với Mầu Nhiệm Chúa Kitô Tự Hủy, v́ Chúa Kitô “là Bánh hằng sống bởi trời xuống ban sự sống cho thế gian” (Jn 6:50, 51). Ước nguyện thứ tha như được tha thứ hợp với Mầu Nhiệm Chúa Kitô Thừa Tác, v́ Chúa Kitô là “Con Người đến để t́m kiếm và cứu lấy những ǵ đă bị hư hoại” (Jn 1:29). Ước nguyện “chớ để chúng con sa chước cám dỗ” hợp với Mầu Nhiệm Chúa Kitô Khổ Nạn, v́ Chúa Kitô đă khẳng định: “Hăy can đảm lên! Thày đă thắng thế gian” (Jn 16:33), Người chính là “Con Thiên Chúa tỏ hiện để hủy diệt các công việc của ma quỉ” (1Jn 3:8). Và ước nguyện “khỏi sự dữ” hợp với Mầu Nhiệm Chúa Kitô Vinh Hiển, v́ Chúa Kitô “được toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28:18), Đấng sau khi sống lại từ trong kẻ chết đă phán: “Những ai tuyên xưng đức tin của ḿnh sẽ lấy danh Thày mà trừ quỉ... sẽ có thể bắt rắn, sẽ không bị tác hại khi uống phải độc dược” (Mk 16:17, 18).

 

Căn cứ vào hai yếu tố, “đức tin cảm nghiệm thần linh” và “ước nguyện hiệp thông thần linh” trên đây khi chiêm niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Phương Pháp Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm có thể được cấu tạo và h́nh thành như sau:

 

 

Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm:

Nội Dung Và Bố Cục

 

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể

 

“Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu (tới đây xin thêm các chữ có ư nghĩa của từng Mầu Nhiệm Chúa Kitô vào từng chục kinh như sau)

 

1: ‘Lời Nhập Thể’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

2: ‘thai nhi’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

3: ‘giáng sinh’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

4: ‘được hiến dâng’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

5: ‘thất lạc’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă giữ mà suy niệm trong ḷng những ǵ Thiên Chúa mạc khải nơi Con của Mẹ, cầu cho chúng con là kẻ có tội lương thực hằng ngày khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Ánh Sáng

 

“Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu (tới đây xin thêm các chữ có ư nghĩa của từng Mầu Nhiệm Chúa Kitô vào từng chục kinh như sau)

 

1: ‘chịu phép rửa ở sông Dược Đăng’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

2: ‘hóa nước thành rượu ngon’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

3: ‘loan báo Nước Trời’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

4: ‘biến h́nh trên núi cao’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

5: ‘lập Bí Tích Thánh Thể’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

 

“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă nghe và giữ lời Thiên Chúa, cầu cho chúng con là kẻ có tội, biết thứ tha như được tha thứ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Khổ Nạn

 

“Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu (tới đây xin thêm các chữ có ư nghĩa của từng Mầu Nhiệm Chúa Kitô vào từng chục kinh như sau)

 

1: ‘toát mồ hôi máu’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

2: ‘bị đánh đ̣n’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

3: ‘đội mạo gai’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

4: ‘vác thập giá’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

5: ‘bị đóng đanh’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

 

“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă đứng bên thập giá Chúa Giêsu, cầu cho chúng con là kẻ có tội, chớ để chúng con sa chước cám dỗ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Vinh Hiển

 

“Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu (tới đây xin thêm các chữ có ư nghĩa của từng Mầu Nhiệm Chúa Kitô vào từng chục kinh như sau)

 

1: ‘sống lại từ trong cơi chết’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

2: ‘về trời ngự bên hữu Cha’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

3: ‘từ Cha sai Thánh Linh đến’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

4: ‘đưa hồn xác Mẹ lên trời’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

5: ‘tôn vinh Mẹ Nữ Vương trời đất’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.

 

“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă cùng nguyện cầu với các tông đồ, cầu cho chúng con là kẻ có tội khỏi sự dữ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”

 

 

Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm:

Tiến Tŕnh Và Tuyệt Đỉnh

 

Để cử hành Mầu Nhiệm Mân Côi Chiêm Niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô Tự Hủy, Thừa Tác, Khổ Nạn và Vinh Hiển như gợi ư trên đây, xin theo lịch tŕnh ba cấp như sau: cấp bằng văn tự, cấp bằng trí khôn và cấp bằng ḷng muốn.

 

Trước hết, bằng văn tự, ở chỗ, theo sát những lời lẽ được đệm thêm vào mỗi Kinh Kính Mừng để lần hạt Mân Côi Chiêm Niệm từng Mầu Nhiệm Chúa Kitô của mỗi chục kinh. Việc lần hạt Mân Côi Chiêm Niệm mà c̣n để ư đến văn từ như thế, tác dụng đầu tiên của nó mới chỉ giúp chúng ta có thể tránh khỏi bị chia trí về phương diện tiêu cực mà thôi, chứ chưa làm cho chúng ta thêm ḷng sốt sắng về phương diện tích cực là mấy. Tuy nhiên, ở vào tŕnh độ thứ nhất này, việc lần hạt Mân Côi Chiêm Niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô của chúng ta giống như một chiếc máy bay đang chạy trên phi đạo để có thể lấy đà cất cánh.

 

Thế rồi, sau khi đă thuộc ḷng các lời lẽ thêm thắt vào mỗi Kinh Kính Mừng này, đến độ không cần để ư đến văn tự nữa, chúng ta mới có thể chỉ chuyên chú đến ư nghĩa liên hệ sâu xa giữa Mạc Khải Thần Linh và Đức Tin Tuân Phục nơi mỗi Mầu Nhiệm Mân Côi. Tuy nhiên, việc bỏ văn tự để trực tiếp tiến sang ư nghĩa này đ̣i chúng ta c̣n phải tiến đến chỗ không cần đọc lên những lời đệm vào mỗi Kinh Kính Mừng nữa, chỉ cần trí khôn chúng ta vẫn không ngừng tiếp tục theo dơi các chỗ có những lời đệm này. Tức là, mỗi khi đọc hết các cụm từ “Giêsu Con ḷng Bà”, “Đức Mẹ Chúa Trời” và “cầu cho chúng con là kẻ có tội”, th́ miệng chúng ta không cần lập lại những lời chêm đệm này nữa, song trí khôn chúng ta vẫn nghĩ đến những ư tưởng của những lời ấy. Ở vào tŕnh độ thứ hai này, việc lần hạt Mân Côi Chiêm Niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô của chúng ta giống như chiếc máy bay đang cất cánh nhấc ḿnh lên khỏi phi đạo rồi vậy. (Nếu việc bỏ không đọc những lời chêm đệm này nữa, chúng ta lại trở về t́nh trạng bị chia trí là dấu chứng tỏ chúng ta chưa đủ khả năng để cất cánh, cần phải lấy đà thêm bằng việc lập lại ư nghĩa văn tự).

 

Từ đó và nhờ đó, khi đọc Kinh Kính Mừng, chúng ta chẳng những Chiêm Niệm Mạc Khải Thần Linh, ở chỗ nghĩ đến việc “Đức Chúa Trời ở cùng Bà”, nơi “Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ”, một Giêsu “Lời nhập thể,… chịu phép rửa, … toát mồ hôi máu,… sống lại từ trong cơi chết…”, mà c̣n Cảm Nghiệm được cả Đức Tin Tuân Phục của Mẹ Maria nữa, trong việc Mẹ đáp ứng những Mạc Khải Thần Linh này, qua việc Mẹ “có phúc v́ đă tin những ǵ Chúa phán sẽ được thực hiện” (Lk 1:45). Từ việc Chiêm Niệm Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa cùng với Cảm Nghiệm Đức Tin Tuân Phục của Mẹ Maria này, chúng ta tiến đến chỗ tỏ ḷng khao khát muốn sống trọn ơn gọi làm Môn Đệ Chúa Kitô của ḿnh như Mẹ, qua những ư nguyện thích hợp với mỗi Mầu Nhiệm Mân Côi, được bộc lộ sau mỗi lời “cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Ở vào tŕnh độ thứ ba này, việc lần hạt Mân Côi Chiêm Niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô của chúng ta giống như chiếc máy bay đă ở lên bầu trời, có thể bay đến những chân trời Cảm Nghiệm Thần Linh, những Cảm Nghiệm Chiêm Niệm hoàn toàn phản ảnh ước nguyện của Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh.

 

Nếu “Chiêm Niệm” tự bản chất là Đức Tin Cảm Nghiệm Thần Linh th́ theo tác dụng của ḿnh cũng là Nguyện Ước Hiệp Thông Thần Linh. Và nếu Kinh Mân Côi, như những ǵ vừa tŕnh bày, thực sự chất chứa đủ hai yếu tố Đức Tin Cảm Nghiệm Thần Linh (nơi Kinh Kính Mừng và Mầu Nhiệm Mân Côi), cũng như yếu tố Nguyện Ước Hiệp Thông Thần Linh (nơi Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh), th́ không phải hay sao, việc “cầu Kinh Mân Côi” (theo kiểu kêu gọi của Mẹ Maria trong cả sáu lần hiện ra ở Fatima năm 1917), hay nói rơ hơn là việc cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi, chính là việc Cầu Nguyện Chiêm Niệm, và việc lần hạt Mân Côi quả là một Phương Pháp Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm?

 

Tuy nhiên, nếu yếu tố cầu nguyện chiêm niệm là ở ḷng, chứ không phải ở trí, và nếu ḷng của chúng ta c̣n ham mê đủ thứ, cho dù c̣n quyến luyến một cái ǵ đó, rất nhỏ đi nữa, chính đáng đi nữa, ngoài chính Thiên Chúa, hay nếu có cần phải sử dụng một vật ǵ đó song không hoàn toàn chỉ v́ Chúa, th́ khi cầu nguyện chắc chắn chúng ta vẫn bị chia trí và dễ bị chia trí, (đó là lư do tiếng Việt Nam mới nói “chia ḷng chia trí”, chứ không phải chia trí trước rồi mới chia ḷng sau). Vậy Phương Pháp Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm xin được chia sẻ gợi ư đây chỉ là cách thức để chúng ta cầu nguyện đỡ chia trí và chú tâm hơn vào Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Nhờ đó, nhờ tác dụng mănh liệt của chính các Mầu Nhiệm Thần Linh này, ḷng chúng ta mới có thể lấy đà bay lên cao, cho tới khi, được chính Chúa giơ cánh tay mạnh mẽ của Ngài ra nâng chúng ta lên, vượt trên tất cả những ǵ tầm thường trần thế, chúng ta mới có thể liên lỉ ở trong trạng thái (chứ không phải chỉ ở trong giây phút) chiêm niệm, tức mới có thể được thực sự thần hiệp với Ngài.

 

 

Lần Hạt Mân Côi Chiêm Niệm:

Đúc Kết Và Bản Kinh

 

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể

 

Thứ Nhất:

• Chúa Kitô là “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Nhập Thể Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă giữ mà suy niệm trong ḷng những ǵ Thiên Chúa mạc khải nơi Con của Mẹ, cầu cho chúng con là kẻ có tội lương thực hằng ngày, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Hai:

• Chúa Kitô là “Hoa trái được thụ thai bởi Thánh Linh” (Lk 1:42 + Mt 1:20, 18)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Thai Nhi Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă giữ mà suy niệm trong ḷng những ǵ Thiên Chúa mạc khải nơi Con của Mẹ, cầu cho chúng con là kẻ có tội lương thực hằng ngày, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Ba:

• Chúa Kitô là “Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (Lk 2:16, 7)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Giáng Sinh Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă giữ mà suy niệm trong ḷng những ǵ Thiên Chúa mạc khải nơi Con của Mẹ, cầu cho chúng con là kẻ có tội lương thực hằng ngày, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Bốn:

• Chúa Kitô “được cha mẹ mang lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa” (Lk 2:22)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu được hiến dâng Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă giữ mà suy niệm trong ḷng những ǵ Thiên Chúa mạc khải nơi Con của Mẹ, cầu cho chúng con là kẻ có tội lương thực hằng ngày, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Năm:

• Chúa Kitô “12 tuổi ở trong đền thờ ngồi vấn đáp các thày thông luật” (Lk 2:42,46)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu thất lạc Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă giữ mà suy niệm trong ḷng những ǵ Thiên Chúa mạc khải nơi Con của Mẹ, cầu cho chúng con là kẻ có tội lương thực hằng ngày, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Ánh Sáng

 

Thứ Nhất:

• Chúa Kitô “từ Nazarét xứ Galilêa đến lănh nhận phép rửa của Gioan ở sông Dược Đăng” (Mk 1:9)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu chịu phép rửa ở sông Dược Đăng Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă nghe và giữ lời Thiên Chúa, cầu cho chúng con là kẻ có tội, biết thứ tha như được tha thứ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Hai:

• Chúa Kitô đă hóa “nước thành rượu” (Jn 2:9) ở tiệc cưới Cana.

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu đă hóa “nước thành rượu” Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă nghe và giữ lời Thiên Chúa, cầu cho chúng con là kẻ có tội, biết thứ tha như được tha thứ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Ba:

• Chúa Kitô “loan báo tin mừng của Thiên Chúa” (Mk 1:14)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu biến h́nh trên núi cao Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă nghe và giữ lời Thiên Chúa, cầu cho chúng con là kẻ có tội, biết thứ tha như được tha thứ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Bốn:

• Chúa Kitô “biến h́nh trước mắt ba môn đệ. Dung nhan của Người chói tỏa như mặt trời; áo Người như ánh sáng chiếu soi” (Mt 17:2)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu biến h́nh trên núi cao Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă nghe và giữ lời Thiên Chúa, cầu cho chúng con là kẻ có tội, biết thứ tha như được tha thứ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Năm:

• Chúa Kitô lập Bí Tích Thánh Thể trong đêm bị phản nộp (x Lk 22:19-20; 1Cor 11:23)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu rửa chân cho các môn đệ Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă nghe và giữ lời Thiên Chúa, cầu cho chúng con là kẻ có tội, biết thứ tha như được tha thứ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Khổ Nạn

 

Thứ Nhất:

• Chúa Kitô “đau buồn đến nỗi chết được... mồ hôi của Người đă trở thành những giọt máu nhỏ xuống đất” (Mk 14:34; Lk 22:44)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu toát mồ hôi máu Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă đứng bên thập giá Chúa Giêsu, cầu cho chúng con là kẻ có tội, chớ để chúng con sa chước cám dỗ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Hai:

• Chúa Kitô bị “đánh đ̣n” theo lệnh của Philatô (Jn 19:1; Lk 23:16)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu bị đánh đ̣n Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă đứng bên thập giá Chúa Giêsu, cầu cho chúng con là kẻ có tội, chớ để chúng con sa chước cám dỗ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Ba:

• Chúa Kitô bị các người lính “đội lên đầu một triều thiên gai, khóa lên vai Người chiếc áo choàng đỏ ... mà rằng: ‘Tâu vua Do Thái!’ rồi vả mặt Người” (Jn 19:2)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu đội mạo gai Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă đứng bên thập giá Chúa Giêsu, cầu cho chúng con là kẻ có tội, chớ để chúng con sa chước cám dỗ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Bốn:

• Chúa Kitô “vác thập giá đi đến chỗ được gọi là Sọ Trường (tiếng Do Thái gọi là Gôngôta)” (Jn 19:17)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu vác thập giá Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă đứng bên thập giá Chúa Giêsu, cầu cho chúng con là kẻ có tội, chớ để chúng con sa chước cám dỗ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Năm:

• Chúa Kitô bị “đóng đanh vào thập giá cùng với hai người nữa, mỗăi người một bên” (Jn 19:18)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu bị đóng đanh Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă đứng bên thập giá Chúa Giêsu, cầu cho chúng con là kẻ có tội, chớ để chúng con sa chước cám dỗ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

Mầu Nhiệm Chúa Kitô Vinh Hiển

 

Thứ Nhất:

• Chúa Kitô đến giữa các môn đệ vào tối ngày thứ nhất trong tuần mà phán ‘B́nh an cho các con’, đoạn tỏ cho các vị thấy đôi tay và cạnh sườn Người” (Jn 20:19-20)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu sống lại từ trong cơi chết Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă cùng nguyện cầu với các tông đồ, cầu cho chúng con là kẻ có tội khỏi sự dữ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Hai:

• Chúa Kitô “dẫn các môn đệ ra đi đến gần Bêtania, và đang khi giơ tay chúc phúc lành cho các vị th́ Người rời các vị mà lên trời” (Lk 24:50-51)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu lên trời ngự bên hữu Chúa Cha Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă cùng nguyện cầu với các tông đồ, cầu cho chúng con là kẻ có tội khỏi sự dữ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Ba:

• Chúa Kitô đă sai “xuống những ǵ Cha đă hứa” để các môn đệ của Người “được mặc lấy quyền lực từ rên cao” (Lk 24:49)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu từ Cha sai Thánh Linh đến Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă cùng nguyện cầu với các tông đồ, cầu cho chúng con là kẻ có tội khỏi sự dữ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Bốn:

• “Ḱa ai đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, oai hùng như đạo binh dàn trận” (Sgs 6:9): “Đức Maria Trinh Nguyên, Người Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của Thiên Chúa, cả xác lẫn hồn đă được mang lên hưởng vinh quang trên trời sau khi kết thúc cuộc đời trần thế của ḿnh” (ĐTC Piô XII, Tông Hiến Munificentissimus Deus 1/11/1950: DS03)

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu đưa hồn xác Mẹ lên trời Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă cùng nguyện cầu với các tông đồ, cầu cho chúng con là kẻ có tội khỏi sự dữ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

Thứ Năm:

• “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung, một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Rev 12:1): “Với niềm tin tưởng hơn nữa, mọi người hăy đến với ngai ṭa t́nh thương và ân sủng của Vị Nữ Vương cũng là Từ Mẫu để xin trợ giúp trong cơn quẫn bách, ánh sáng trong lúc tối tăm và sức mạnh trong lúc đau thương khóc lóc” (ĐTC Piô XII, Thông Điệp Ad Coeli Reginam, ngày 11/10/1954 để thiết lập Lễ Mẹ Nữ Vương).

• Lạy Cha...

• “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu tôn vinh Mẹ Nữ Vương trời đất Con ḷng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Mẹ đă cùng nguyện cầu với các tông đồ, cầu cho chúng con là kẻ có tội khỏi sự dữ, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen” (10 lần)

• Sáng Danh...

• Lạy Chúa Giêsu...

 

 

Để đúc kết, tôi xin trưng dẫn những lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, những lời trong tuần san L’Osservatore Romano ngày 17/10/2001, những lời Vị Chủ Chiên của chúng ta huấn dụ và kêu gọi trong Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 14/10/2001, những lời chẳng những rất tương hợp, nếu không muốn nói là trùng hợp lạ lùng với nội dung và ư nghĩa của bài viết mà c̣n rất đúng với nguyện ước thiết tha của người viết nữa. Những lời đó là:

 

·         “Với t́nh h́nh quốc tế hiện nay, Tôi đă mời gọi các nhân cũng như đoàn thể hăy cầu Kinh Mân Côi để xin ơn ḥa b́nh cho thế giới. Hôm nay Tôi muốn lập lại lời mời gọi này, đồng thời Tôi cũng muốn nhấn mạnh là một khi liên kết với Trinh Nữ Thánh Maria, Kinh Mân Côi trở thành việc chiêm niệm Chúa Kitô nơi các mầu nhiệm của Người… Là một kinh nguyện cầu giúp chúng ta liên hợp với Chúa Kitô, bản chất đích thực của Kinh Mân Côi là để nhận biết Người hơn, hoà nhập với giáo huấn của Người và sống các mầu nhiệm của Người. Mà c̣n ai hơn Mẹ Maria có thể hỗ trợ chúng ta trong cuộc hành tŕnh về tâm trí này đây? Đó là lư do tại sao chúng ta cứ lập đi lập lại Kinh Kính Mừng, một kinh 'làm nồng cốt cho việc chiêm niệm các mầu nhiệm' (ĐTC Phaolô IV, Tông Huấn Marialis Cultus, 6). Chớ ǵ, trong Giáo Hội, việc cá nhân cũng như đoàn thể liên lỉ dâng lời cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi cho ḥa b́nh thế giới, với ánh mắt nh́n thẳng vào Chúa Giêsu Kitô là ḥa b́nh của chúng ta”.