Cử Hành

 Mầu Nhiệm Mân Côi Phụng Vụ 4

Mùa Chay và Mùa Phục Sinh

 

(Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật V Mùa Chay Năm A)

(có thể sử dụng cho những buổi Cầu Hồn: viếng xác, giỗ niệm v.v.)

 

  

“Ai tin Thày dầu chết cũng sẽ được sống”

  

Mở đầu: Cộng đoàn đứng hát bài thánh ca “Hãy Chỗi Dậy” của linh mục Kim Long 

ĐK:-    Hãy chỗi dậy hỡi ai ngủ mê! Hãy chỗi dậy từ cõi chết. Chúa sẽ chiếu ngời ánh quang vinh trên đầu ngươi. 

PK1-    Đã bao năm qua gian trần miệt mài sống trong vòng u tối, giờ được Chúa dẫn vào nguồn sống ta hãy bước theo đường quang vinh. 

PK2-    Hãy chung câu ca chung lời nguyện cầu tán dương một Thiên Chúa - nguyện lòng trí muôn người hiệp nhất trong một đức tin, một tình yêu.

Dn Nhp: (Ngi) 

(Nếu là bui cu hn, ch cn đc hay chia s gi ý hai đon cui trong 4 đon dn nhp này) 

Mùa Chay chỉ có ý nghĩa và giá trị khi hướng về Phục Sinh, bằng không Mùa Chay là mùa tận diệt. Bởi thế Mùa Chay là Thời Đoạn Phụng Vụ sửa soạn cho việc cử hành và cảm nghiệm Biến Cố Vượt Qua, một biến cố  không phải Chúa Giêsu chỉ chịu khổ nạn và tử giá, mà còn sống lại hiển vinh nữa. Vượt Qua đây có nghĩa là “vượt qua sự chết mà vào sự sống” (Jn 5:24). Người đã ví cuộc Vượt Qua của Người chẳng khác gì như thân phận của một hạt lúa miến gieo xuống đất cần phải vượt qua tình trạng mục nát để có thể trổ sinh muôn vàn hoa trái (xem Jn 12:24). Phần Người, Người “đến để làm chứng cho chân lý” (Jn 18:37), ở chỗ “không làm theo ý mình mà là ý Đấng đã sai” (Jn 6:38), tới độ “Người đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2:8). Chính vì thế, “Thiên Chúa đã tôn vinh Người” (Phil 2:9; xem Jn 17:1,5), ở chỗ, đã chứng thực Người là “Con yêu dấu” (Mt 3:17, 17:5), là Đấng Thiên Sai của Ngài, bằng cách “Thiên Chúa đã làm cho Người từ trong kẻ chết sống lại” (Acts 10:40, 13:30).

 

Cuộc Vượt Qua, bao gồm việc Chúa Giêsu “tự hiến” (Jn 17:19) để làm chứng Người được Thiên Chúa sai, và việc Thiên Chúa làm cho Người từ trong kẻ chết sống lại cũng để chứng thực Người quả là Đấng Thiên Sai của Ngài, cần phải thực hiện để làm gì, nếu không phải để cho chung con người (đặc biệt là dân Do Thái) và riêng thành phần chứng nhân tiên khởi “tin mà được sự sống đời đời” (Jn 3:16). Nếu “Tôi đến cho chiên được sự sống và được sự sống viên trọn” (Jn 10:10), bằng cách “hiến mạng sống mình vì chiên” (Jn 10:11), thì Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô chính là để ban sự sống trường sinh một cách phổ quát cho chung loài người, và một cách bí tích cũng như thần bí cho riêng những ai tin vào Người vậy. Như thế, việc Chúa Giêsu làm cho Lazarô cải tử hoàn sinh vào thời điểm gần đến ngày giờ Vượt Qua của Người chính là dạo khúc của Thực Tại Mạc Khải “Thày là sự sống lại và là sự sống” vậy.

 

Tại sao Chúa Giêsu, trong trường hợp Người làm cho Lazarô hồi sinh bước ra khỏi mồ, không xưng mình “Ta là sự sống (trước) và là sự sống lại (sau)”, mà lại xưng “Ta là sự sống lại (trước) và là sự sống (sau)”?  Sở dĩ Chúa Giêsu phải “là sự sống lại (trước)”, bởi vì, Người sẽ sống lại từ trong kẻ chết, một sự sống lại về phần xác được Người tỏ cho thấy trước nơi việc Người làm cho Lazarô bạn thân của Người sống lại về phần xác. Và Chúa Giêsu phải “là sự sống (sau)”, bởi vì, nhờ việc Người sống lại về phần xác của Người như thế, Người mới làm cho nhiều Người tin vào Người, nghĩa là làm cho họ được sự sống đời đời, như qua việc Người đã làm cho Lazarô sống lại về phần xác, nên, theo Phúc Âm hôm nay cho biết, Người đã thực sự làm cho nhiều người Do thái có mặt bấy giờ được sự sống. Ở chỗ, nếu “sự sống đời đời là nhận biết…” (Jn 17:3), thì “nhiều người Do Thái đến thăm Maria và thấy những gì Chúa Giêsu làm thì tin vào Người” (Jn 11:45) không phải là họ được “sự sống đời đời” hay sao?

 

Đúng thế, vì Thiên Chúa muốn cho con người là loại hữu hình duy nhất trên thế gian này được dựng nên theo hình ảnh Thần Linh và tương tự mà Ngài nhận biết Ngài mà Ngài đã làm hết cách để cho con người có thể nhờ nhận biết Ngài mà được hiệp thông Sự Sống Thần Linh với Ngài và của Ngài. Thậm chí Ngài đã phải hóa thành nhục thể và tử nạn nơi Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Nếu Thiên Chúa vô cùng toàn thiện, toàn năng và khôn ngoan thượng trí còn phải hóa thân làm người và tử nạn đến tận cùng ô nhục như thế thì loài người cũng chỉ còn một đạo lộ duy nhất là Con Đường Thánh Giá để có thể đến với Ngài và gặp được Ngài là vinh phúc trường sinh cho chúng ta, “là sự sống lại và là sự sống” của chúng ta.

 

Mu Nhim 1 “Lagiarô bn chúng ta đang nguœ”: ng)

Khi y, có mt người đau lit tên là Lagiarô, ơœ Bêtania, làng quê cuœa Maria và Martha. Maria ny chính là người đã xc du thơm cho Chúa, và ly tóc lau chân Người. Em trai bà là Lagiarô lâm bnh. Vy hai ch sai người đến thưa Chúa Giêsu rng: ‘Ly Thy, người Thy yêu đau lit’. Nghe tin y, Chúa Giêsu lin baœo: ‘Bnh này không đến ni chết, nhưng đ làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa s được vinh hin’. Chúa Giêsu thương Martha và em là Maria và Lagiarô. Khi hay tin ông này đau lit, Người còn lưu li đó hai ngày. Ri Người baœo môn đ: ‘Chúng ta hãy trơœ li x Giuđêa’. Môn đ thưa: ‘Thưa Thày, mi đây người Do Thái tìm ném đá Thy, mà Thy li trơœ v đó ư’? Chúa Giêsu đáp: ‘Mt ngày li chng có mười hai gi sao? Nếu ai đi ban ngày thì không vp ngã, vì người ta thy ánh sáng mt tri; nhưng keœ đi ban đêm s vp ngã vì không có ánh sáng’. Người nói thế, ri li baœo h: ‘Lagiarô bn chúng ta đang nguœ, du vy Thy cũng đi đánh thc anh ta dy’”.

 

Suy Niệm: (ngồi) Đúng là tình yêu có những lý lẽ của mình, đến nỗi trí khôn tự nhiên nhiều khi không thể nào hiểu nổi và lòng muốn không thể nào chấp nhận được. Chúa Giêsu thương chị em Lazarô, nhưng khi hay tin bạn thân của mình đau nặng Người cũng không chịu đến thăm ngay. Mà phải chờ cho tới khi người bạn thân này chết đã rồi mới tới. Thế nhưng, Chúa Giêsu chẳng những thương chị em Lazarô mà còn thương hết mọi người khác nữa. Bởi đó, Người muốn dùng chính người bạn thân của mình làm tế vật để tỏ lòng thương những người khác. Tức là Người để cho người bạn thân Lazarô của mình phải qua đời, để nhờ việc qua đời của Lazarô đối với Người như là một giấc ngủ này mà tỏ mình ra bằng việc đánh thức dậy, nhờ đó nhiều người sẽ tin vào Người mà được cứu độ. 

 

Lần Hạt: 1 Kinh Lạy Cha (quì), 10 Kinh Kính Mừng  (ngồi) và 1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Cầu Xin: (quì) Bởi thế, Lạy Chúa, mỗi khi chúng con hay những người thân yêu của chúng con phải chịu đau khổ thử thách và bất hạnh trên đời này, xin cho chúng con hãy vững lòng trông cậy vào việc quan phòng thần linh đầy yêu thương của Chúa. Và xin cho chúng con hằng biết thâm tín rằng tất cả những gì Chúa làm, dù làm cho chúng con là loại sống trong xác thịt khổ đau mấy đi nữa, đều mang lại lợi ích cho những ai tin tưởng nơi Chúa (xem Rôma 8:28). Nếu Chúa là Đấng đã không dung tha cho chính Con Một của mình, trái lại, đã phũ phàng phó nộp Người vì tất cả chúng con (xem Rôma 8:32), thì chẳng lẽ Chúa lại vui thích khi thấy chúng con là con cái Chúa yêu thương bị quằn quại khổ đau hay sao? Nếu những đau khổ của chúng con đây là những gì làm vinh danh Chúa, lợi ích cho cả người ra đi trước chúng con cũng như cho những ai còn ở lại như chúng con, thì chúng con xin dâng lên Chúa tất cả mọi đau khổ của những ai vô tội đang gặp đau thương khốn khó phần hồn hay phần xác hoặc cả hai trên thế giới này, để xin Chúa thánh hóa bản thân họ, cứu các tội nhân và ban hòa bình cho thế giới.

Mu Nhim 2 “Lagiarô đã chết”: ng)  

Môn đ thưa: ‘Thưa thy, nếu anh ta nguœ thì anh s khoœe li’. Chúa Giêsu có ý nói v cái chết cuœa Lagiarô, nhưng môn đ li nghĩ Người nói v gic nguœ. By gi Chúa Giêsu mi nói rõ: ‘Lagiarô đã chết ri. Nhưng Thày mng cho các con, vì Thày không có mt ơœ đó đ các con tin. Vy chúng ta hãy đi đến nhà ca anh ta’. Lúc đó Tôma cũng có tên là Điđimô nói vi đng bn: ‘Chúng ta hãy đi đ cùng chết vi Người’. Đến nơi, Chúa Giêsu thy Lagiarô đã được an táng bn ngày ri. (Bêtania ch cách Giêrusalem chng mười lăm dm). Nhiu người Do Thái đến nhà Martha và Maria đ an uœi hai bà vì người em đã chết”. 

Suy Niệm: (ngồi) Đúng thế, Chúa Giêsu quả thực đã cố ý để cho Lazarô bạn thân của mình chết hoàn toàn rồi mới xuất hiện. Bởi vì, Người biết rằng cái chết của người bạn thân này, cái chết bất hạnh với chính bản thân anh ta cũng như bất hạnh cho cả hai người chị của anh ta, sẽ mang lại lợi ích thiêng liêng cho cả 3 chị em, cho thành phần dân chúng láng giềng của 3 chị em chứng kiến thấy việc cả thể Chúa làm nói chung, và nhất là cho các môn đệ chứng nhân tiên khởi của Người nói riêng: ‘Lagiarô đã chết rồi. Nhưng Thày mừng cho các con, vì Thày không có mặt ơœ đó để các con tin’.

 

Lần Hạt: 1 Kinh Lạy Cha (quì), 10 Kinh Kính Mừng  (ngồi) và 1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Cầu Xin: (quì) Vâng, Lạy Chúa, nếu việc Chúa tỏ mình ra hoàn toàn và trọn vẹn nhất là khi Chúa bị treo trên cây thập tự giá thì chúng con cũng chỉ gặp thấy Chúa nơi thập giá mà thôi: “Khi nào Tôi bị treo lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi” (Gioan 12:32). Xin Chúa cho chúng con ý thức được rằng thập giá là biểu hiệu cho tội lỗi và sự chết, sau khi Chúa đã tự nguyện hy hiến mạng sống mình vì chúng con trên đó, thì nó đã trở thành Thánh Giá, đã trở thành phương tiện Chúa dùng để cứu chuộc loài người chúng con. Nếu thực sự Chúa muốn tiếp tục tỏ mình ra trên thế gian qua các đau khổ thử thách của chúng con, để Sự Sống Thần Linh và Quyền Năng Phục Sinh của Chúa được thể hiện rạng ngời nơi bản thân yếu hèn của chúng con (xem 2Corintô 4:10-11), thì xin Chúa hãy ban cho chúng con sức mạnh để chúng con thà chịu khổ mà sống bằng an và đẹp lòng Chúa hơn là được mọi may lành lại tội lỗi mất lòng Chúa. 

 

Mu Nhim 3 “Lazarô em con s sng li”: ng) 

Khi hay tin Chúa Giêsu đến, Martha đi đón Người, còn Maria vn ngi nhà. Martha thưa Chúa Giêsu: ‘Thưa Thy, nếu Thy có mt ơœ đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay caœ bây gi, con biết Thy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng s ban cho Thy’. Chúa Giêsu nói: ’Em con s sng li’. Martha thưa: ‘Con biết ngày tn thế, khi keœ chết sng li, thì em con s sng li’. Chúa Giêsu nói: ‘Thy là s sng li và là s sng, ai tin Thy du có chết cũng s được sng. Và keœ nào sng mà tin Thy, s không chết bao gi. Con có tin điu đó không’? 

Suy Niệm: (ngồi) Phải, để Chúa có thể tỏ mình ra, con người phải biết tin tưởng nơi Người. Tức là, chỉ có con mắt đức tin mới thấy được việc làm của Thiên Chúa, mới thấy được những dấu chỉ thời đại, mới thấy được sự hiện diện thần linh trong cuộc đời của chúng ta. Nếu “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1John 4:8,16), tức Ngài không thể nào là Thiên Chúa mà không yêu, thậm chí Ngài yêu chúng ta cả khi chúng ta còn là những tội nhân (xem Rôma 5:8), chẳng tốt lành gì, hay khi chúng ta còn là những kẻ thù phạm đến Ngài, đáng phải trầm luân muôn đời, thì Ngài luôn ở với loài người chúng ta, luôn tìm kiếm từng con chiên lạc chúng ta và hân hoan hớn hở khi thấy chúng ta như đứa con hoang đàng trở về với Ngài. Tội lỗi loài người chúng ta xúc phạm đến Vị Thiên Chúa là Tình Yêu này nhất, không phải là tội giết người, tội loạn luân, cho bằng tội không tin tưởng vào tình thương vô cùng nhân hậu của Ngài.

 

Lần Hạt: 1 Kinh Lạy Cha (quì), 10 Kinh Kính Mừng  (ngồi) và 1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Cầu Xin: (quì) Đó là lý do, lạy Chúa, chúng con tin rằng nhiều linh hồn được cứu chuộc hơn là bị hư đi. Hỏa ngục chỉ vớ được chút cặn bã của thế gian mà thôi. Thật vậy, nếu loài người chúng ta làm việc gì cũng phải có lợi mới làm, thì chẳng lẽ việc Thiên Chúa dựng nên loài người lại là việc thiệt hại mà Ngài cứ làm hay sao?! Nếu không một ai khôn ngoan và toàn năng hơn Chúa, thì chẳng lẽ Chúa lại thua ma quỉ trong việc cứu rỗi các linh hồn hay sao!? Nếu phần rỗi của loài người nói chung và của từng linh hồn nói riêng cao quí đến nỗi Chúa đã phải hạ mình xuống làm người vô cùng hèn hạ và tử nạn vô cùng khốn nạn, thì chẳng lẽ Chúa lại đành để cho loài người hết sức mù tối và yếu đuối chúng con phải đời đời hư đi hay sao!?!  Nếu một lúc nào đó trong đời chúng con không còn thể tự cứu được mình nữa, thì đã có đức tin của anh chị em chúng con nâng đỡ chúng con. Đó là lý do, nhờ việc tuyên xưng của Matta chị mình mà thây ma Lazarô không tự mình tuyên xưng đức tin cũng đã được cải từ hoàn sinh bước ra khỏi mồ, để việc Chúa được tỏ hiện và Chúa được nhận biết. Xin Chúa cho chúng con cũng biết hy sinh cứu các tội nhân như 3 Thiếu Nhi Fatima, nhất là như Chân Phước Giaxinta.

Mu Nhim 4 “Lagiarô đã được chôn táng ơœ đâu?”: ng) 

Matta thưa: ‘Thưa Thy: vâng, con đã tin Thy là Đng Kitô, Con Thiên Chúa hng sng đã đến trong thế gian’. Nói xong bà v gi Maria em gái bà và nói thm vi em rng: ‘Thy ơœ ngoài kia, Thy gi em đó’. Nghe vy, Maria vi vàng đng dy và đi đến cùng Chúa. Vì lúc đó Chúa Giêsu chưa vào trong làng, Người còn đang đng ơœ nơi Martha đã gp Người. Nhng người Do Thái cùng ơœ trong nhà vi Maria và an uœi bà, khi thy bà vi vã đng dy ra đi, h cũng đi theo bà, tươœng rng bà đi ra khóc ngoài m. Vy khi Maria đến ch Chúa Giêsu đng, thy Người, bà lin sp mình xung dưới chân Người và nói: ‘Thưa Thy, nếu Thy có mt đây, thì em con không chết’. Khi thy bà khóc nc nơœ và nhng người Do Thái theo bà cũng khóc, Chúa Giêsu thn thc và xúc đng. Người hoœi: ‘Đã an táng Lagiarô ơœ đâu’? H thưa: ‘Thưa Thy, xin đến mà xem’. Chúa Giêsu rơi l. Người Do Thái lin nói: ‘Kìa, xem Ngài thương anh ta biết bao’”. 

Suy Niệm: (ngồi) Tại sao Chúa Giêsu lại khóc? Phải chăng vì Người không cầm được lòng khi thấy Maria khóc? Nhưng Maria sở dĩ khóc là vì Lazarô thân yêu của chị em cô đã chết, trong khi đó, Chúa Giêsu biết chắc chắn rằng Người có thể làm Lazarô cải tử hoàn sinh cho chị em cô cơ mà! Vậy thì phải chăng động lực thúc đẩy Người khóc, cử chỉ hết sức hiếm hoi và đặc biệt được Phúc Âm lần đầu tiên ghi nhận này, là vì, ngay lúc bấy giờ, Người nghĩ đến các linh hồn bất tử vô cùng cao quí nói chung, nhất là linh hồn của thành phần bạn thân của Người nói riêng, sẽ đời đời bị chôn vùi trong nấm mồ sự chết, không bao giờ bước ra khỏi ngôi mồ vĩnh tử này nữa, không còn nghe thấy tiếng gọi của Người nữa, khi Người lên tiếng gọi họ như đã gọi Lazarô “hãy bước ra khỏi mồ”.

Lần Hạt: 1 Kinh Lạy Cha (quì), 10 Kinh Kính Mừng  (ngồi) và 1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Cầu Xin: (quì) Đúng thế, về phương diện tâm linh, con người tội lỗi trên đời này là một con người sống trong sự chết, một sự chết, đối với Chúa, chẳng khác gì như là một giấc ngủ (xem Mt 9:24; Jn 11:11), Người cần phải gọi họ dạy, lay tỉnh họ dậy, bằng hiện sủng, thậm chí bằng cả thánh giá đau khổ. Vì là một giấc ngủ, dù có ngủ say, ngủ mê ngủ mệt đến mấy, đến độ “xông mùi” đi nữa, như trường hợp của Lazarô, bởi “lời Chúa là những gì sống động và tác hiệu, sắc hơn gươm hai lưỡi. Thấu nhập và chia cắt hồn thiêng, xương tủy; phán quyết tâm tưởng của cõi lòng” (Heb 4:12), con người tội lỗi vẫn còn khả năng nghe được tiếng “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24): “Kẻ chết sẽ nghe thấy tiếng của Con Thiên Chúa và những ai nghe theo tiếng ấy sẽ được sống” (Jn 5:25). Đó là lý do, lạy Chúa, chỉ có kẻ nào muốn đời đời hư đi mới bị hư đi mà thôi, chỉ có kẻ nào nhất định chọn Satan và ma quỉ làm bạn, chọn hỏa ngục làm thiên đường mới vĩnh viễn mất Chúa là cùng đích của mình mà thôi. Xin Chúa đừng để chúng con bao giờ hồ nghi lòng thương xót vô cùng bao la rộng lượng của Chúa, trái lại, càng tội lỗi chúng con càng cần đến lòng thương xót Chúa, càng gần lòng thương xót Chúa hơn ai hết và hơn bao giờ hết. 

Mu Nhim 5 “Lagiarô! Hãy ra đây!”:ng) 

Nhưng có my keœ trong đám nói: ‘Ông y đã mơœ mt người mù t khi mi sinh mà không làm được cho người ny khoœi chết ư’? Chúa Giêsu li xúc đng; Người đi đến m. M đó là mt hang nhoœ có taœng đá đy trên. Chúa Giêsu baœo: ‘Hãy đy taœng đá ra’. Martha là ch người chết, thưa: ‘Thưa Thy, đã nng mùi ri vì đã bn ngày’. Chúa Giêsu li nói: ‘Thy đã chng baœo con rng: Nếu con tin, thì con s xem thy vinh quang cuœa Thiên Chúa sao’? Thế là người ta ct taœng đá ra. Chúa Giêsu ngước nhìn lên và nói: ‘Ly Cha, con caœm t Cha đã nhm li con. Con biết: Cha hng nghe li con. Nhưng con nói lên vì nhng người đng xung quanh đây, đ h tin rng Cha đã sai Con’. Nói ri, Người kêu ln tiếng: ‘Lagiarô! Hãy ra đây!’. Người đã chết đi ra, chân tay còn qun nhng maœnh vaœi, trên mt qun khăn lim. Chúa Giêsu baœo: ‘Hãy cơœi ra cho anh y đi’. Mt s người Do Thái đến thăm Maria, khi được chng kiến nhng vic Chúa Giêsu làm, thì đã tin vào Người”. 

Suy Niệm: (ngồi) Phải, sự kiện thân xác của con người Lazarô dù đã bắt đầu xông mùi hôi thối, báo hiệu tình trạng rữa nát, mà Chúa Giêsu vẫn còn cải từ hoàn sinh để có thể tự bước ra khỏi mồ, là những gì Người muốn tỏ cho con người biết rằng, dù linh hồn con người có tội lỗi đến đâu chăng nữa, có xông mùi âm ti hỏa ngục đi nữa, Người vẫn có thể cải tử hoàn sinh linh hồn ấy. Vì chính Người “là Sự Sống lại và là Sự Sống”. Người đã toàn thắng tội lỗi và sự chết, đã phá đổ quyền năng vương quốc cùng tất cả mọi việc làm của ma qủi (x 1Jn 3:8). Người vẫn ở cùng Giáo Hội của Người cho đến tận thế (x Mt 28:20). Người vẫn hiện diện và thông mình ra qua các Bí Tích Thánh, nhất là Bí Tích Thánh Thể. Thánh Linh Người thông cho các tông đồ từ thân xác phục sinh của Người vào buổi sáng ngày Người sống lại từ cõi chết (x Jn 20:22), vẫn đang canh tân bộ mặt trái đất qua hoạt động truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội, để tất cả mọi sự được tạo dựng từ ban đầu trở thành trời mới đất mới (x Rev 21:1), nơi Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự muôn đời ngự trị (x 1Cor 15:28; Rev 21:3).

 

Lần Hạt: 1 Kinh Lạy Cha (quì), 10 Kinh Kính Mừng  (ngồi) và 1 Kinh Sáng Danh (đứng)

 

Cầu Xin: (quì)            Vâng, lạy Chúa Giêsu Kitô, để chúng con được tái sinh bởi trên cao (x Jn 3:3), Chúa đã ban Thánh Linh là Đấng ban sự sống cho chúng con qua Cuộc Vượt Qua của Chúa. Chính Thánh Linh là Đấng ở trong chúng con như Đền Thờ của Ngài đã làm cho chúng con được sống và sống viên mãn (x Jn 10:10). Đến nỗi, thân xác mang mầm mống chết chóc của chúng con, ở chỗ nó luôn xu hướng về xác thịt, tác hành phản lại lề luật và tinh thần phúc âm của Chúa (x Rm 8:15-23), đang được phục sinh từ từ, đang được Ngài biến đổi cho nên giống như thân xác phục sinh hiển vinh của Chúa (x Phil 3:21; Rm 8:11). Chúng con xin hiến dâng thân xác tro bụi của chúng con đây cho Chúa, xin Chúa hãy tùy ý sử dụng nó, để nó không còn là khí cụ hành ác mà, theo tác động canh tân của Thánh Thần, trở thành khí cụ công chính  hành thiện (x Rm 6:13) trong việc phục vụ Giáo Hội Chúa và xã hội loài người, dù có phải hiến mạng sống mình đi nữa, cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (x Mt 6:9-10) . 

 

Tổng Nguyện: (đứng) Lạy Thiên Chúa là Tình Yêu, Chúa đã dựng nên chúng con vì Chúa và cho Chúa nên lòng chúng con khắc khoải cho tới khi được nghỉ an trong Chúa, cho tới khi chúng con tìm được Chúa. Thế nhưng, Chúa quá biết loài người tạo vật chúng con không thể nào có thể đến với Chúa, nên Chúa đã tự động đến với chúng con nơi Lời Nhập Thể, đã tìm gặp chúng con  nơi Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh, đang ở với chúng con qua Chúa Giêsu Thánh Thể và luôn sinh động trong chúng con bằng quyền lực Thánh Thần. Giờ đây, qua Bí Tích Rửa Tội Tái Sinh, chúng con đã được trở nên con cái Chúa là Cha chúng con ở trên trời, trở nên chi thể của Chúa Kitô là Đầu của Nhiệm Thể Giáo Hội, và trở nên Đền Thờ của Chúa Thánh Thần là Đấng sống trong chúng con, để chúng con được Hiệp Thông Sự Sống Thần Linh với Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của chúng con.

 

Lạy Mẹ Maria, Mẹ quá biết đời sống Kitô hữu thành phần môn đệ của Chúa Kitô là một cuộc hành trình đức tin đầy chông gai hiểm hóc, chẳng những phải sống vượt lên trên bản tính tự nhiên mang đầy mầm mống tội lỗi của mình, còn phải sẵn sàng chấp nhận thân phận bị thế gian chống đối, ghen ghét và bách hại nữa. Nếu các vị tông đồ được Chúa Kitô trực tiếp kêu gọi, huấn luyện và tỏ mình ra còn bán Chúa, bỏ Chúa và chối Chúa, thì chúng con làm sao có thể bỏ mình và vác thập giá mình mà theo Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống cho đến khi đứng dưới chân thập giá của Chúa như Mẹ. Xin Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi chúng con nương náu và là đường đưa chúng con đến với Thiên Chúa muôn đời. Amen.

 
Kết
:      Tất cả cùng đứng hát bản thánh ca “Xin Vâng” quá quen thuộc của Mi Trầm để vừa dâng mình cho Mẹ vừa tỏ thiện chí muốn noi gương bắt chước Mẹ trong cuộc Sống Thánh Chứng Nhân.