CẢM NGHIỆM THÁNH MẪU

 

 

 

----- Original Message -----

From: Viet Quach

To: HailMaryQueen@thoidiemmaria.net

Sent: Thursday, July 21, 2005 12:42 PM

Subject: Rosary question

 

Chào chú ,

 

Con có thói quen hay lần chuỗi ,nhưng hồi c̣n nhỏ con chỉ biết lần chuỗi là đọc 150 kinh Kính Mừng .Gần đây con được biết là c̣n phải chiêm niệm thêm 3,4 mầu nhiệm nữa .Lúc đó con chỉ có vừa đọc kinh vừa nghĩ về các mầu nhiệm ,nhưng v́ không hiểu rơ kinh Mân Côi nên con nghĩ về các mầu nhiệm một cách vắn tắt khiến dần dần trở nên chán và hay lo ra .Cho đến hôm qua con đọc báo biết rằng cần phải chiêm niệm nữa ,thế là con lên Internet để t́m hiểu thêm . Đọc qua một số trang ,con thấy các trang nói rằng chiêm niệm bằng cách nghĩ về Chuá Giêsu qua cặp mắt và trái tim cuả Mẹ ,con đă cố thử nhưng vẫn cảm thấy nó máy móc như thế nào đấy ,ngoài ra ở một số trang web lại cho thêm cách :vừa nghĩ về một đoạn kinh thánh rồi sau đó đọc một kinh kính mừng .Thế là bây giờ con vẫn c̣n bối rối ,chia trí nhất là mỗi khi ngắm mầu nhiệm truyền tin v́ lúc ấy Chúa Giêsu vẫn chưa ra đời th́ làm sao nghĩ vè Ngài như nhiều trang web vẫn nói là chiêm ngắm Chúa Giêsu qua mắt Mẹ Ngài .Xin chú giúp con để con biết cách đọc kinh Mân Côi cho đúng.

                                                                            Cám ơn chú 

 

 

----- Original Message -----

From: Tinh Cao

To: Viet Quach

Sent: Friday, July 22, 2005 10:57 AM

Subject: Re: Rosary question

 

Xin chào Mr. Paul Quách Việt,

 

Rất tiếc tôi không biết tuổi tác và tŕnh độ thân quen thế nào, nên xin tạm xưng hô như thế.

 

Về vấn đề được đặt ra ở đây, đó là vấn đề làm sao để Cầu Kinh Mân Côi sốt sắng và đừng bị chia trí.

 

Trước hết, xin đồng ư và công nhận một t́nh trạng rất thực tế ở đây là không thể nào không chia trí khi đọc kinh, nhất là Kinh Mân Côi là kinh nguyện về h́nh thức "có vẻ" đơn điệu (cứ lập đi lập lại 1 kinh chính nhiều lần), và về nội dung có vẻ mâu thuẫn (ở chỗ miệng th́ đọc Kính Mừng Maria mà trí lại suy về Chúa Giêsu).

 

Sau nữa, xin lưu ư là chỉ có khi nào chúng ta lên đến tŕnh độ cầu nguyện chiêm niệm cao siêu may ra chúng ta mới bớt hay không c̣n chia trí khi đọc kinh nữa. V́, nếu chia ḷng” rồi mới “chia trí”, đúng như thành ngữ Việt Nam vẫn nói râấ t chí  lư  là  “chia ḷng chi trí” (chứ không phải “chia trí chia ḷng”), th́ tới lúc ấy, lúc chúng ta cầu nguyện chiêm niệm, tức cầu nguyện bằng ḷng (hơn là bằng trí), chúng ta chỉ c̣n tha thiết một ḿnh Chúa, khao khát một ḿnh Chúa, gắn bó với một ḿnh Chúa mà thôi. Thật vậy, nếu lời Chúa Giêsu phán rất hợp với tâm lư tự nhiên đó là: "Của các con ở đâu th́ ḷng các con cũng ở đó" (Mathêu 6:21), th́ khi Thiên Chúa trở thành tất cả mọi sự của chúng ta, chúng ta lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Chúa thôi bằng tất cả tấm ḷng khát khao của ḿnh. Khi đến tŕnh độ này th́ chúng ta có thể cầu nguyện ở mọi nơi và trong mọi lúc, kể cả khi đang làm việc chân tay hay trí óc. V́ cầu nguyện là hướng ḷng về Thiên Chúa, khao khát Thiên Chúa, là giao tiếp với Thiên Chúa trong tinh thần và chân lư. Tuy nhiên, để tới được tŕnh độ cầu nguyện liên lỉ và chiêm niệm cao siêu không chia trí này, chính Thiên Chúa cần phải nhúng tay vào, bằng cách thanh tẩy chúng ta cho khỏi tất cả mọi dính bén và quyến luyến trần gian, nhờ đó chúng ta không c̣n ham thích ǵ khác ngoài chính Ngài và ư muốn của Ngài.

 

Tuy nhiên, trong khi chờ đợi được Chúa thanh tẩy và kéo chúng ta vào ḷng của Ngài để được thần hiệp hay kết hợp sâu xa với Ngài như thế, chúng ta cần phải tỏ ra khao khát Ngài, bằng việc đọc kinh cầu nguyện. Đối với tŕnh độ cầu nguyện c̣n thấp kém th́ việc đọc kinh cầu nguyện là phương tiện hay cách thức để chúng ta tiến đến với Chúa, nhưng khi đă lên đến bậc cầu nguyện chiêm niệm th́ việc đọc kinh cầu nguyện là những ǵ bộc phát hay diễn tả tấm ḷng chúng ta mến yêu chúc tụng Thiên Chúa, như Mẹ Maria đă làm qua Ca Vịnh Ngợi Khen Magnificat của Mẹ vậy. Chính v́ không ai tin yêu Chúa bằng Mẹ mà chúng ta cần phải nhờ Mẹ đến với Chúa khi đọc kinh cầu nguyện, nhất là khi lần hạt Mân Côi. Kinh Mân Côi chính là một kinh nguyện cho chúng ta thấy Mẹ Maria tin yêu Chúa như thế nào, một ḷng tin yêu chúng ta cần phải bắt chước và hiệp nguyện mới đẹp ḷng Chúa.

 

Khi lần hạt Mân Côi chúng ta chẳng những chiêm ngắm Chúa Giêsu nơi 20 Mầu Nhiệm Mân Côi, mà c̣n chiêm ngắm Mẹ Maria qua 20 Mầu Nhiệm Mân Côi này nữa. Nếu Chúa Giêsu là tất cả Mạc Khải Thần Linh được Thiên Chúa muốn tỏ ra cho loài người biết về chính Ngài th́ Mẹ Maria là tất cả đức tin tuân phục đáp ứng Mạc Khải Thần Linh này của Thiên Chúa. Đó là lư do Kinh Mân Côi có hai phần, h́nh thức là Kinh Kính Mừng Maria và nội dung là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Khi lần hạt Mân Côi, đúng hơn khi Cầu Kinh Mân Côi, chúng ta cần phải có tâm t́nh của Mẹ Maria đối với Mạc Khải Thần Linh là Chúa Giêsu Kitô nơi các Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Mỗi một Kinh Kính Mừng chúng ta đọc là chúng ta cùng với Mẹ Maria tuyên xưng Chúa Giêsu "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), dù ở Mầu Nhiệm Truyền Tin (thứ 1 Mùa Vui) hay các Mầu Nhiệm Thương Khó, nhất là Mầu Nhiệm Tử Giá (thứ 5 Mùa Thương). Đó là lư do khi chúng ta chúc tụng Mẹ Maria "đầy ơn phúc" là chúng ta chẳng những chúc tụng Mẹ chẳng được "Thiên Chúa ở cùng Bà" bằng Ơn Sủng, bằng chính việc Nhập Thể của Ngôi Lời, mà c̣n (theo Bà Thánh Isave) chúc tụng Mẹ "có phúc v́ đă tin" nữa (Luca 1:45).

 

Tóm lại, khi Cầu Kinh Mân Côi, để bớt hay đỡ (chứ không hết được), chúng ta hăy ư thức rằng chúng ta đang cùng với Mẹ Maria cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cùng với Mẹ tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô, cùng với Mẹ xướng lên bài Ca Vịnh Ngợi Khen là bài ca vịnh Mẹ tỏ ra "hân hoan trong Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc tôi". Nếu Cầu Kinh Mân Côi là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô, như ĐTC GPII đă cảm nhận và bày tỏ trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của ngài, th́ Cầu Kinh Mân Côi hay nhất là cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô với tâm t́nh Ngợi Khen của Mẹ Maria và với Mẹ Maria: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa". Với Tâm T́nh Thánh Mẫu đầy tri ân cảm tạ và chúc tụng ngợi khen này tràn ngập tâm hồn của ḿnh, hy vọng chúng ta sẽ Cầu Kinh Mân Côi một cách sốt sắng hơn và nhờ đó mỗi ngày chúng ta càng gần Chúa hơn, cho đến thời điểm nào đó, chính Ngài sẽ lôi kéo chúng ta vào cuộc Hiệp Thông Thần Linh diễm phúc với Ngài. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh.

 

From: Viet Quach

To: Tinh Cao

Sent: Friday, July 22, 2005 12:35 PM

Subject: Re: Chào chú

 

Cám ơn chú rất nhiều về lời khuyên. Thiệt là đúng lúc này con rất cần. Thưa chú c̣n về việc suy niệm ,co thấy có nhiều cách dạy suy niệm :nào là suy niệm qua một số đoạn kinh Thánh rồi suy niệm qua cái nh́n của Mẹ Maria ,nhưng con không hiểu suy niệm ,qua cái nh́n của Mẹ Maria là như thế nào ,nhiều khi con ngồi xuống lần chuỗi rồi không biết phải suy niệm thế nào luôn ,rồi nhiều khi cứ nghĩ tới nghĩ lui có một mầu nhiệm đến mười lần khiến con cảm thấy chán chứ không có trở nên ''cao siêu '' ǵ cả . Vậy ngoài những cách chiêm nghiệm thông thường ,ḿnh có thể tự đặc ra cách chiêm nghiệm riêng hay không ?

 

Thứ hai là thưa chú ,người ta bảo :''Yêu Mẹ Maria dễ ẹt ,nhưng mà con chẳng thấy dễ tí nào con chỉ cảm thấy ḷng ḿnh lạnh ngắc ,đó là điều khiến con băn khoăn nhất ! Người ta cũng bảo đă chiếm được ḷng của Mẹ là dễ dàng đẹp ḷng Chúa ,mà con th́ chả chiếm được ḷng ai cả ! Con buồn lắm ,và v́ vậy mỗi khi ngồi đọc kinh,cầu nguyện con chỉ cảm thấy chán ,v́ vậy dễ dàng lo ra ,chẳng có cảm thấy Chúa ,Mẹ ǵ cả ,chỉ như đọc kinh với tượng của Ngài thôi .Một ngày con đọc kinh khá nhiều ,nhưng cho ra tṛ th́ đếm trên đầu ngón tay ,có khi chả có ǵ cả ,chỉ như uống nước lă thôi ,dần dần sinh ra tật chán ,làm biếng ,chẳng muốn đọc kinh ,nhưng không đọc th́ lại cảm thấy không an tâm ,lại sợ bị Chúa phạt nữa ,nên con cứ đọc.Ở nhà ai cũng tưởng con đạo đức ,nhưng có đâu .

Con viết cái e-mail này xin chú giúp cho ,ở nhà con chẳng biết nói với ai ,thừa dịp con nói hết cho khuây khỏa ,cũng để xin chú giúp cho con luôn. Chào chú và cám ơn chú rất nhiều v́ đă hồi âm!                                                                          

 

From: Tinh Cao

To: Viet Quach

Sent: Friday, July 29, 2005 12:30 PM

Subject: Re: Chào chú

 

Hai vấn đề đă được đặt ra cần giải quyết ở đây đó là việc làm sao để có thể suy niệm với Mẹ Maria? (1) và làm sao để có thể dễ dàng yêu mến Mẹ Maria? (2)

 

 

1) Làm sao để có thể suy niệm với Mẹ Maria? 

 

Trước hết, chúng ta nên phân biệt giữa "suy niệm" và "cảm nghiệm". Nếu việc suy niệm liên quan đến trí khôn th́ cảm nghiệm liên quan đến ḷng muốn.

 

Trong việc suy niệm, chúng ta dùng trí khôn để suy nghĩ một đề tài hay một vấn đề nào đó chưa hiểu và cần hiểu. Cảm nghiệm là chúng ta thâm tín, xác tín và ư thức một thực tại nào đó, một vấn đề nào đó mà không cần suy nghĩ hay suy niệm nữa.

 

Có thể so sánh giữa việc suy niệm và cảm nghiệm như thế này: suy niệm giống như bộ tiêu hóa tiếp nhận đồ ăn, c̣n cảm nghiệm giống như bộ tuần hoàn châu lưu máu huyết trong cơ thể. Đồ ăn giống như những cảm xúc hay nhận định ban đầu được con người tiếp thu qua ngoại quan (mắt thấy, tai nghe v.v.) và nội quan (trí nhớ, trí tưởng v.v.), cần phải được nhai nuốt và tiêu hóa bằng những tác động của trí khôn là lập luận và phán đoán. Máu huyết giống như những thâm tín, xác tín, ư thức, những ǵ trước đó chỉ là cảm xúc hay nhận định sơ khởi, nay đă được biến đổi (từ dạng hữu cơ ra vô cơ) thành cảm nghiệm, thành sức sống cho toàn thân.

 

Đó là lư do con người nào máu huyết đầy đủ (không bị thiếu máu) và tốt (không bị máu xấu), là con người ít bệnh tận, da thịt hồng hào và sung sức làm việc v.v. Cũng thế, về phương diện tâm linh, một con người khôn ngoan, tức đầy những ư thức về ḿnh cũng như về cuộc đời, họ sẽ sống một cuộc đời thật là hạnh phúc, bằng an, nhẫn nại, phục vụ, hy sinh v.v.

 

Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, chưa chắn các triết gia đă là thành phần khôn ngoan, v́ cho dù họ có lắm ư nghĩ cao siêu về sự vật chăng nữa, nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều thần học gia, triết gia, tư tưởng gia v.v. là những con người rối đạo, là những con người tung ra những chủ nghĩa hay lư thuyết phản luân thường đạo lư, phi nhân bản v.v.

 

Đó là lư do vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao để chúng ta có thể mỗi ngày một trở nên khôn ngoan sáng suốt hơn. Theo tôi, cách thức hay nhất đó là suy niệm với Mẹ Maria, đúng hơn, suy niệm như Mẹ Maria và nhờ Mẹ Maria. Bởi v́, không ai hiểu biết Thiên Chúa như Mẹ, dù là các thần trời đi nữa! Thế nhưng, Mẹ Maria đă suy niệm ra sao và như thế nào?

 

Theo Phúc Âm cho thấy th́ Mẹ Maria đă suy niệm liên lỉ và bằng đức tin. Mẹ suy niệm liên lỉ ở chỗ Mẹ luôn tỉnh thức để nhận ra những ǵ Chúa muốn tỏ ra cho Mẹ để kịp thời đáp ứng, dù có lúc Mẹ không hiểu ǵ, vượt quá trí khôn loài người hạn hẹp của Mẹ. Chẳng hạn như lần thần sứ Gabriel truyền tin Lời Nhập Thể cho Mẹ, một người trinh nữ "không hế biết đến nam nhân", một người lại được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ Lời Nhập Thể. Điển h́nh nữa là trường hợp Mẹ t́m thấy thiếu nhi Giêsu Con Mẹ trong đền thánh sau 3 ngày thất lạc, Mẹ đă chẳng hiểu lời Con Mẹ nói ǵ cả(xem Phúc Âm Thánh Luca 2:51).

 

Đến đây chúng ta thấy Mẹ Maria đă tiến từ việc suy niệm (bằng trí khôn, v́ trí khôn không hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa Thần Linh), đến việc cảm nghiệm bằng ḷng muốn, bằng đức tin, bằng ư thức siêu nhiên, nhờ đó, Mẹ liên lỉ được sống trong Chúa, kết hiệp với Chúa!

 

Đó là lư do Mẹ Maria luôn được đầy ơn phúc, tức là lúc nào Mẹ cũng sống đẹp ḷng Chúa mọi đàng như Chúa Giêsu Con Mẹ đối với Cha của Người, không bao giờ Mẹ làm vơi đi một mảy may nào ơn phúc Ngài đă ban cho Mẹ, tức Mẹ không hề làm mất ḷng Ngài tí nào.

 

Đó c̣n là lư do Chúa Giêsu đă cố ư nói về tinh thần "Xin Vâng" đầy ơn phúc này của Mẹ, khi nghe một người đàn bà khen Mẹ có phúc về thể lư v́ đă cưu mang Người và cho Người bú, đó là một tinh thần Mẹ luôn tỉnh thức và cầu nguyện (đáp ứng đức tin), ở chỗ: "lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa" (Phúc Âm Luca 11:28).

 

Vậy chúng ta hăy suy niệm với Mẹ Maria và nhờ Mẹ Maria, bằng cách hăy "lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa" như Mẹ. Chính Mẹ Maria cũng đă dạy chúng ta tất cả bí quyết sống nội tâm với Chúa của Mẹ, đó là "lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa", như chính lời Mẹ đă căn dặn thành phần giúp tiệc cưới Cana rằng: "Người bảo làm ǵ hăy làm như thế" (Phúc Âm Gioan 2:5).

 

Chúng ta hăy lắng nghe Lời Chúa chẳng những bằng việc siêng năng đọc Thánh Kinh, cũng như bằng việc nhận ra các dấu chỉ thời đại Thiên Chúa tác động nơi cuộc đời của chúng ta, mà c̣n bằng việc chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là dung nhan Thiên Chúa của loài người và là dung nhan loài người của Thiên Chúa, nhờ đó, chúng ta mới ư thức được, cảm nghiệm được đâu là Ư Chúa để mau mắn đáp ứng Ư của Ngài hay tuân giữ Lời Ngài, Lời hằng sống, Lời biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta được Hiệp Thông Thần Linh với Ngài.

 

 

2) Làm sao để có thể dễ dàng yêu mến Mẹ Maria?

 

Vấn đề thứ hai liên quan tới vấn đề thứ nhất trên đây. Sở dĩ chúng ta cảm thấy khó yêu mến Mẹ chứ không dễ ẹt là v́ có thể chúng ta c̣n đang ở trong tŕnh trạng hay tŕnh độ "suy niệm" về Mẹ bằng trí khôn (Mẹ là ai? Mẹ như thế nào? Tại sao Mẹ được vô nhiễm nguyên tội? Được làm Mẹ Thiên Chúa? Làm sao Mẹ có thể vừa đồng trinh vừa sinh con? v.v.), chứ chưa "cảm nghiệm" được Mẹ bằng cả tấm ḷng của chúng ta, bằng đức tin của Giáo Hội!

 

Chúng ta nên biết rằng, Mẹ Maria chính là tấm ḷng từ mẫu của Cha trên trời. Chính v́ Thiên Chúa là Thần Linh biết rằng chúng ta là loài tạo vật hữu h́nh và hữu hạn không thể tự ḿnh đến với Ngài được mà Ngài đă chẳng những tự hạ đến với chúng ta qua Lời Nhập Thể Giáng Sinh và Vượt Qua, mà Ngài c̣n ban cho chúng ta một phương thế để nhờ đó chúng ta có thể đến với Ngài một cách hữu hiệu và mau chóng nữa, đó là Mẹ Maria.

 

Nếu Chúa Giêsu là t́nh yêu say điên của Thiên Chúa đối với nhân loại th́ Mẹ Maria là t́nh thương vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại. Đó là lư do chúng ta thấy Thánh Tâm Chúa, (biểu hiệu cho T́nh Yêu Thiên Chúa), và Khiết Tâm Mẹ, (biểu hiệu cho T́nh Thương của Thiên Chúa), bao giờ cũng đi đôi với nhau.

 

Một t́nh yêu không biết xót thương không phải là một t́nh yêu trọn lành và cao cả. Chính v́ thế, "Thiên Chúa là T́nh Yêu" (1John 4:8,16) tức Thiên Chúa là T́nh Yêu Nhân Hậu, một T́nh Yêu Nhận Hậu, tức vừa yêu vừa thương, hay cả yêu lẫn thương, được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria. Đó là lư do, như trên cảm nhận, "chúng ta thấy Thánh Tâm Chúa, (biểu hiệu cho T́nh Yêu Thiên Chúa), và Khiết Tâm Mẹ, (biểu hiệu cho T́nh Thương của Thiên Chúa), bao giờ cũng đi đôi với nhau".

 

Theo ư nghĩa T́nh Yêu Nhân hậu, hay T́nh Yêu Trọn Hảo bao gồm cả T́nh Thương, th́ trong dụ ngôn người con phung phá, dù Phúc Âm Thánh Luca không hề nói tới người mẹ, nhưng chính t́nh thương vô biên của người cha đó là những ǵ bộc lộ cho thấy h́nh ảnh người mẹ vậy. Nếu người cha trong dụ ngôn này biểu hiệu cho "Cha trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48), th́ t́nh thương vô biên của người cha trong dụ ngôn này là biểu hiệu cho Mẹ Maria. Đó là lư do trên đây đă định nghĩa "Mẹ Maria chính là tấm ḷng từ mẫu của Cha trên trời".

 

Bởi theo cảm nghiệm tự nhiên và tâm lư chung th́ người cha hiện thân cho những ǵ là công minh, chính trực, nghiêm thẳng (oai hùng và cao cả "như núi Thái Sơn"), và người mẹ là hiện thân cho t́nh thương, cảm thông, tha thứ, chiều chuộng, rộng lượng ("bao la như biển Thái B́nh").

 

Trái Tim Mẹ Maria hay ḷng của Mẹ thực sự đă bị gươm sắc đâm thâu (Luca 2:35) bởi Con Mẹ trở thành cớ chống đối cho nhiều người trong dân Do Thái bấy giờ, đặc biệt khi Người Con này tử nạn, nhất là sau khi Người Con này chết rồi mà vẫn c̣n bị đâm vào lồng ngực.

 

Thật thế, khi Kitô hữu chúng ta sống theo xác thịt (tham ăn, dâm dục, lười biếng v.v.) chẳng khác ǵ như chúng ta đánh đ̣n Chúa; khi chúng ta kiêu căng tự ái, tham quyền cố vị, ham danh nổi tiếng v.v. chẳng khác ǵ như chúng ta đội mạo gai cho Chúa, nhổ vào mặt Chúa; khi chúng ta bất nhẫn, bất măn, nổi loạn, hận thù, giận dữ theo bản năng thú tính của chúng ta chẳng khác nào như chúng ta bắt Chúa phải vác thập giá; nhất là khi chúng ta phạm tội trọng th́ thực sự là chúng ta đă ra tay đóng đanh sát hại Chúa.

 

Thế nhưng, sau khi đă phạm tội trọng rồi, đă giết chết Thiên Chúa của ḿnh rồi, nếu chúng ta lại c̣n mất tin tưởng vào ḷng thương xót vô cùng bao la bật tận của Người, không tin rằng Người vẫn có thể tha cho chúng ta, th́ chúng ta quả thực đă lấy đ̣ng đâm vào cạnh sườn của Người, đâm vào chính t́nh thương của một Vị Thiên Chúa là T́nh Yêu Nhân Hậu.

 

Sau khi chết rồi, Chúa Giêsu không c̣n cảm thấy đau đớn nữa, khi bị đâm vào cạnh sườn như thế. Nhưng, Trái Tim Mẹ Maria vẫn c̣n đó, vẫn đứng đó dưới chân thập giá Chúa Giêsu, đă cảm thấy vô cùng nhức nhối. Nếu "Mẹ Maria là t́nh thương vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại", th́ khi Chúa Giêsu bị đâm vào cạnh sườn sau khi chết trên cây thập giá, Thiên Chúa, qua tấm ḷng bị gươm sắc đâm thâu của Mẹ Maria, vẫn cảm thấy vô cùng nhức nhối xót xa.

 

Tuy nhiên, chính khi T́nh Thương Thiên Chúa cảm thấy nhức nhối như vậy, v́ bị xúc phạm bởi con người không tin tưởng vào ḷng thương xót vô cùng bao la bất tận của Ngài như thế, mà con người mới thấy được, qua máu và nước chảy ra từ cạnh sườn của Chúa Kitô tử giá, Thiên Chúa thực sự là T́nh Yêu Nhân Hậu: "máu" là biểu hiệu cho T́nh Yêu thông ban sự sống, cho mối hiệp thông thần linh, cho Bí Tích Thánh Tẩy và Bí Tích Thánh Thể, cho gia tài người cha chia cho người con; và "nước" là biểu hiệu T́nh Thương tái sinh, cho việc thanh tẩy, cho Bí Tích Ḥa Giải, cho biến cố hồi sinh của người con phung phá trở về.

 

Kinh nghiệm sống đạo cho thấy, đến với Chúa, điển h́nh như qua việc Rước Thánh Thể, không phải là chuyện dễ, nếu không sạch tội trọng. Tuy nhiên, cho dù đến với Chúa qua Bí Tích Hóa Giải để được tha tội đi nữa, con người lại càng ngần ngại hơn bao giờ hết, v́ đă xưng tội th́ phải ăn năn dốc ḷng chừa, không bao giờ dám tái phạm nữa, tức phải xa lánh dịp tội, phải bỏ không được chung sống vợ chồng bất hợp pháp nữa chẳng hạn v.v. Đó là lư do chúng ta cần phải đến với Ḷng Thương Xót Chúa, tức đến với Mẹ Maria, để nhờ Mẹ đến với Chúa, nhất là bằng việc cầu Kinh Mân Côi: "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen".

 

Chẳng lẽ đọc một Kinh Kính Mừng như thế với tất cả ḷng thành của ḿnh để được cứu rỗi nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria như thế mà chúng ta cũng không làm được hay sao? Yêu mến Mẹ Maria dễ ẹt là ở chỗ ấy. Chính v́ thế mà gần hai ngàn năm lịch sử Giáo Hội, vào thời điểm con người tỏ ra tội lỗi chưa từng thấy và tỏ ra yếu đuối hơn bao giờ hết (dù văn minh và quyền năng hầu như tột bậc về khoa học và kỹ thuật), Thiên Chúa mới ban cho con người một phương thế cuối cùng để đến với Ngài, đó là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

 

Việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là một trong ba Bí Mật Fatima được Mẹ Maria tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima Lucia, Phanxicô và Giaxinta biết vào ngày 13/7/1917. Chính Mẹ Maria đă quả quyết điều này khi tiết lộ cho 3 em rằng: "Các con vừa thấy hỏa ngục. Để cứu các lin h hồn cho khỏi sa hỏa ngục, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu điều Mẹ nói với các con này được thực hiện th́ thế giới sẽ có ḥa b́nh và nhiều linh hồn được cứu rỗi".

 

Mà việc tôn sùng Mẹ Maria ở đây là ǵ, nếu không phải là "nhận biết và yêu mến Mẹ", và một trong những cách để tỏ ra tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để để tỏ ra "nhận biết và yêu mến" Mẹ đây chính là việc Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày (pray Rosary daily) như Mẹ Maria cũng đă kêu gọi các em từng lần trong cả 6 lần hiện ra với các em ở Fatima năm 1917. 

 

Cầu Kinh Mân Côi thực sự là việc chúng ta tỏ ra nhận biết và yêu mến Mẹ, hay nhận biết và đáp ứng T́nh Thương Vô Biên của Thiên Chúa mà Mẹ là hiện thân, khi chúng ta đọc "Kính mừng Maria đầy ơn phúc...Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời" (nhận biết) "cầu cho chúng con là kẻ có tội..." (tin yêu nguyện cầu).

 

Tóm lại, nếu chúng ta cảm nghiệm thấy thực sự Mẹ Maria là phương tiện Thiên Chúa muốn dùng để dẫn con người hèn yếu chúng ta đến với Ngài, như chính Ngài đă qua Mẹ đến với chúng ta thế nào, th́ chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận Mẹ, cần đến Mẹ và gắn bó với Mẹ vậy. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.