TIN LÀNH THÁNH MẪU

 

Tiểu Ban Anh Giáo và Công Giáo hoàn thành một văn kiện về Mẹ Maria

Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo Và Công Giáo Rôma (ARCIC: Anglican-Roman Catholic International Commission) đă hoàn thành một văn kiện mới về Trinh Nữ Maria, một yếu tố có thể là một dấu hiệu tích cực về mối hiệp thông giữa hai Giáo Hội.

Thật vậy, hôm Thứ Ba 3/2/2004, ngày kết thúc một cuộc họp kéo dài cả tuần lễ dưới sự đồng chủ tọa của ĐTGM Alexander Brunett ở Seattle và TGM Anh Giáo Peter Carnley ở Perth Úc Đại Lợi, ủy ban này đă phổ biến bản văn kiện mang tựa đề “Maria: Ân Sủng và Niềm Hy Vọng trong Chúa Kitô”, một văn kiện sẽ được đệ tŕnh lên Hội Đồng Ṭa Thánh Đặc Trách Cổ Vơ Hiệp Nhất Kitô Giáo cũng như TGM Anh Giáo ở Canterabury cùng với Hội Đồng Anh Giáo Tham Vấn.

Việc hoàn thành văn kiện này đă kết thúc giai đoạn hoạt động thứ hai của ARCIC, một ủy ban được thành h́nh theo ư muốn của ĐGH GPII cũng như của ĐTGM Anh Giáo Robert Runcie, từ năm 1982. ARCIC là phương tiện đối thoại về thần học duy nhất giữa hai Giáo Hội.

Vấn đề đối thoại giữa Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo dầu sao cũng gặp trục trặc trầm trọng hai lần, một vào trường hợp Anh Giáo phong chức linh mục và giám mục cho nữ giới vào giữa thập niên 1990, và phong chức giám mục cho thành phần công khai đồng phái tính vào Tháng 11/2003 vừa rồi.

Giáo Hội Đại Kết với Vấn Đề Thánh Mẫu

Một trong những yếu tố mà nhiều nhà trí thức hay đấng bậc Công Giáo cảm thấy lo sợ có thể sẽ làm hại đến việc hiệp nhất Kitô giáo nhất đó là vấn đề Thánh Mẫu. Thế nhưng, lại hoàn toàn không phải thế, như một số nhà trí thức bên Tin Lành nhận định, (xin xem lại mục Cảm Nhận Thánh Mẫu trang Tin Lành Thánh Mẫu như đă được phổ biến trước đây). Ngày 14/5/2003, văn pḥng “Phụ Nữ và Kitô Giáo” thuộc Phân Khoa Ṭa Thánh về ‘Thánh Mẫu’ ở Rôma tổ chức một buổi chia sẻ đại kết về đề tài “Đức Maria và Các Giáo Hội”. Sau đây là những chia sẻ Cảm Nhận Thánh Mẫu của các thành phần trí thức thuộc các Giáo Hội Kitô Giáo trên thế giới.

Trước hết là ông Vladimir Zelinski, một phần tử của Giáo Hội Chính Thống Nga và là giáo sư Đại Học Florence, đă nói về Mẹ Maria như “hữu thể duy nhất ở giữa tạo sinh và tạo hóa”. Ông cho biết, đối với Chính Thống Giáo Nga th́ “hết mọi lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa đều là lơiụi nguyện cầu dâng lên Mẹ Maria. Mẹ Maria hoàn toàn hiện diện nơi việc cầu nguyện, nơi phụng vụ, nơi ảnh tượng nhất là nơi Thánh Thể: Mẹ bao giờ cũng ở sát ngay Con Mẹ”.

Tiếp đến là ông Giancarlo Bruni, giáo sư Thần Học về đại kết của Phân Khoa Ṭa Thánh về Thánh Mẫu, đă cho biết những việc bày tỏ của các người Công Giáo đối với Mẹ Maria khác nhau theo địa dư và khả năng cảm nhận. Ông nh́n nhận là trong quá khứ có những thái quá, nhưng ngày nay “chúng ta chứng kiến thấy một Khoa Thánh Mẫu Học có tính cách tự nhiên, ở chỗ, Mẹ Maria được chấp nhận theo cảm nghiệm của Do-Thái-Kitô-Giáo, một cảm nghiệm chất chứa một thứ ơn gọi từ Trời Cao. Mẹ Maria là hữu thể được Chúa Cha, qua Người Con Trung Gian duy nhất, tiếp tục sử dụng để ủi an và ban phát ân sủng”.

Sau hết, về phía anh em Tin Lành, Mục Sư Fulvio Ferrario cho biết theo Phong Trào Thệ Phản th́ “Đức Maria quan trọng ở chỗ Người giúp cho chúng ta hiểu biết hơn về tính chất trọng yếu của Chúa Giêsu Kitô Trung Gian duy nhất”. Vị giáo sư Phân Khoa Thần Học Tin Lành Waldensian này c̣n nói: “Các vị tổ phụ của Phong Trào Cải Cách, từ Luthêrô đến Zwingli, đều viết nhiều trang sách về Trinh Nữ Maria bao giờ cũng ở trong bối cảnh Kitô Học, nói cách khác, miễn là bài tiểu luận về Đức Maria có một ư nghĩa nào đó liên hệ với Chúa Giêsu Kitô. Phong Trào Cải cách chúng tôi chấp nhận đức đồng trinh của Đức Maria trong việc hạ sinh Chúa Kitô và chúng tôi coi những ai được gọi là anh em của Chúa Giêsu như là anh em họ của Người. Chúng tôi cầu với Đức Maria như Người là Đức Maria, chứ chúng tôi không cầu cùng Đức Maria”.
 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 15/5/2003

“Một khi chúng ta coi thường Người Mẹ chúng ta sẽ coi thường cả Người Con”; “Vinh quang chúng ta tôn kính nơi Mẹ Maria chẳng qua chỉ là những ǵ phản ánh vinh quang của Thiên Chúa”… : Chứng từ Thánh Mẫu của một học giả Tin Lành trở lại

Ông Scott Hahn, vốn là một mục sư thuộc giáo phái Tin lành Presbyterian, sau khi trở lại với Giáo Hội Công Giáo, đă lên tiếng về Thánh Mẫu, một yếu tố chẳng những vẫn bị anh em Tin Lành chống đối mà c̣n bị cả con cái thuộc thành phần trí thức của Giáo Hội Công Giáo, thậm chí trong hàng giáo sĩ, cũng cảm thấy dị ứng và áy náy về vấn đề đại kết nếu có dính dáng đến Thánh Mẫu. Vị học giả này hoàn toàn phản đối quan niệm cho rằng người Công Giáo tôn kính Mẹ Maria là lệch lạc khỏi Thiên Chúa.

Vấn     Tại sao ông nói rằng những người Công Giáo phải yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa?

Đáp     V́ Thiên Chúa đă yêu mến Mẹ như vậy! Ngài muốn chúng ta yêu mến Mẹ nhiều như Ngài yêu mến Mẹ. Vào giây phút truyền tin, thiên thần Gabiên đă nói tiên tri là tất cả mọi thế hệ sẽ khen Mẹ Maria diễm phúc. Ở thế hệ chúng ta đây, chúng ta cần phải làm trọn lời tiên tri này. Chúng ta cần gọi Mẹ diễm phúc. Chúng ta cần tôn vinh Mẹ, xin lập lại, v́ Thiên Chúa đă yêu mến Mẹ. Chính Chúa Giêsu, là một người Do Thái thành tín, đă giữ Điều Răn Thứ Bốn và đă tôn kính người mẹ của ḿnh. V́ Chúa Kitô là người anh của chúng ta nên Mẹ là mẹ cả của chúng ta nữa. Thật vậy, ở cuối Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đă đặt mẹ làm mẹ của tất cả mọi người môn đệ thân yêu chúng ta đây. Bởi thế chúng ta có nhiệm vụ phải tôn kính Mẹ. Nếu chúng ta nh́n lại lịch sử thánh kinh của dân Do Thái xưa, chúng ta sẽ khám phá ra rằng thành phần Dân Tuyển Chọn này chẳng những tôn kính vị vua của ḿnh mà c̣n cả mẹ của vua nữa. Vai tṛ “gebirah” vương mẫu này đă ăn sâu vào ḷng cảm mến của dân Do Thái. Các Vị Thánh Kư đă thực sự nhận thấy yếu tố ấy. Chúng ta thấy người mẹ của Con Vua Đavít đă được phác tả cũng một cách thức như vậy trong sách Khải Huyền ở Đoạn 12. Ở Đoạn này, Mẹ đă được đội triều thiên 12 ngôi sao, tiêu biểu cho 12 chi họ Do Thái. Quí vị thấy không, các vị trước tác Tân Ước đă thận trọng tỏ cho chúng ta thấy vị trí quan trọng của Mẹ Maria trong Nước Chúa, cũng như cho chúng ta biết chúng ta phải yêu mến và tôn kính Mẹ ra sao. Trong cuộc đời của ḿnh, tôi đă thấy được Người Mẹ Diễm Phúc này thực là một vị chuyển cầu thế lực, như Mẹ đă làm tại tiệc cưới Cana. Tại sao chúng ta cần phải yêu mến Mẹ Maria hơn nữa? Là v́ ân sủng của Thiên Chúa – Mẹ phản ảnh ân sủng! Là v́ Lời Chúa – Mẹ dạy Lời này! Và v́ Mẹ là tuyệt phẩm của Thiên Chúa. Các cuốn Sách Thánh cho thấy quá nhiều lư do để yêu mến Mẹ, tôi không thể liệt kê chúng trong một chỗ quá hạn hẹp này.

Vấn     Đâu là những chống đối chính yếu mà những người ngoài Công Giáo tỏ ra đối với tín lư và ḷng tôn sùng Thánh Mẫu?

Đáp     Một số người ngoài Công Giáo tin rằng khi tôn kính Mẹ Maria là chúng ta lạc xa Thiên Chúa một cách nào đó. Chúng ta đâu có như vậy. Những thứ vinh hiển chúng ta tôn kính nơi Mẹ chẳng qua chỉ là những ǵ mẹ phản ánh vinh quang của Thiên Chúa thôi. Thánh Bonaventura đă đặt vấn đề rất hay khi thánh nhân nói rằng Thiên Chúa đă tạo dựng nên tất cả mọi sự không phải là để tăng thêm vinh hiển cho Ngài, mà là để chiếu giải vinh hiển và chia sẽ vinh hiển. T́nh trạng vô tội của Mẹ Maria tự nó là ân sủng Thiên Chúa ban cho. Thánh Âu-Quốc-Tinh đă nói: Khi Thiên Chúa tưởng thưởng công lao của chúng ta th́ chẳng qua là Ngài tôn vinh việc Ngài làm nơi chúng ta. Khi Thiên Chúa tôn vinh vị trinh nữ thấp hèn Nazarét là Ngài tôn vinh đệ nhất tạo vật của Ngài vậy. Khi chúng ta tôn kính Mẹ Maria là chúng ta nhận biết công việc của Thiên Chúa, và chúng ta chúc tụng Ngài.

Những chống đối khác liên quan đến tín điều hoài thai vô nhiễm nguyên tội, tín điều Mẹ Maria không có tội từ giây phút đầu tiên của cuộc sống Mẹ. Họ cho rằng nếu quả thực như vậy th́ Mẹ không cần vị cứu chuộc, không cần Chúa Giêsu. Thế nhưng, điều này không đúng. Việc hoài thai vô nhiễm tội của Mẹ Maria tự nó là hoa trái của việc Chúa Giêsu cứu chuộc. Cho dù hôm nay đây, chúng ta thấy rằng Chúa Kitô cứu người này bằng việc giải phóng và người kia bằng việc ǵn giữ – người bỏ đời sống tội lỗi trở về, người được ǵn giữ cho khỏi sống tội lỗi bằng việc làm ngay thẳng tốt lành của họ. Mẹ Maria được ǵn giữ bằng một ân sủng chuyện biệt. Quí vị thấy đó, Mẹ Maria lệ thuộc vào Thiên Chúa hết mọi sự. Như Mẹ đă tự nhận ḿnh là tỳ nữ của Ngài.

Một số người hết sức làm cho dân chúng hiểu lầm khi t́m cách cho rằng những người Công Giáo đă biến Đức Trinh Nữ thành một vị nữ chúa. Thế nhưng, đây là một bày tạo đáng ghê tởm. Khi chúng ta tôn vinh Mẹ Maria vượt trên bản thân tội lỗi của ḿnh là chúng ta nh́n nhận rằng Mẹ giống như chúng ta hơn là giống như Thiên Chúa. Mẹ vẫn là một tạo vật, cho dù là một tạo vật tuyệt diệu nhất. Đích thân Thiên Chúa đă tôn vinh Mẹ cho chúng ta thấy được cái cao trọng của bản tính nhân loại chúng ta cũng như cái cao cả hoàn toàn siêu việt của ân sủng thần linh.

Ngay cả những vị cải cách Thệ Phản ban đầu cũng không bao giờ hoàn toàn phủ nhận những tín điều về Thánh Mẫu. Chẳng hạn, Luthêrô và Calvin đă tin tưởng vào t́nh trạng trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria. Luthêrô thậm chí c̣n tin Mẹ Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai cả mấy thế kỷ trước khi Giáo Hội long trọng công bố hai tín điều này nữa ḱa. Măi cho đến những thế hệ sau này Kitô hữu mới tiến đến chỗ phủ nhận quá trớn như vậy về vị thế của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ mà thôi.

Vấn     Mẹ Maria giúp cho chúng ta hiểu được mầu nhiệm Giáng Sinh ra sao?

Đáp     Thật vậy, chúng ta không thể nào nghĩ được rằng có truyện Giáng Sinh mà không có Mẹ. Việc Mẹ ưng thuận, lời Mẹ “xin vâng”, đă làm cho ngày đó xẩy ra. Khi Thiên Chúa hóa thân làm người th́ Ngài được hạ sinh bởi một phụ nữ, được sinh ra theo lề luật. Chúa Kitô là cốt lơi của Giáng Sinh, thế nhưng Người không muốn một ḿnh giữ vai tṛ trọng yếu này. Là một thơ nhi, Người cần phải có một người mẹ để ôm ẵm Người. Nếu chúng ta quyết tâm khinh thường người mẹ th́ chúng ta cũng không thể nào thấy được Người Con. Trong những câu truyện dẫn tới Giáng Sinh, chúng ta gặp gỡ Mẹ Maria như là người môn đệ gương mẫu. Thiên Chúa đă thấy được ḷng khiêm nhượng không hề chống cưỡng của Mẹ nên chúng ta phải bắt chước Mẹ. Thiên Chúa đă ban cho Mẹ quyền yêu mến Con của Ngài như Người đáng được yêu. Nên chúng ta cũng phải bắt chước Mẹ ở cả chỗ này nữa. Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu biết mầu nhiệm Giáng Sinh v́ Mẹ đă đón nhận một Cuộc Giáng Sinh cao cả nhất chưa từng xẩy ra, và Mẹ đă trao tặng Cuộc Giáng Sinh này cho thế giới, như chúng ta cũng phải trao tặng như thế vậy.

Vấn     Tại sao hầu hết các người trở lại Công Giáo quí vị lại có một ḷng tôn sùng tha thiết với Đức Trinh Nữ như thế?

Đáp     Tôi chỉ có thể nói với tư cách cá nhân thôi. Tôi khám phá ra Giáo Hội Công Giáo chẳng những như là gia đ́nh của Thiên Chúa mà c̣n là gia đ́nh của tôi nữa. Mẹ Maria chẳng những là Mẹ của Chúa Giêsu mà c̣n là Mẹ của tôi nữa. Đó là một khám phá tuyệt vời quá trẻ trong cuộc đời của tôi. Có lẽ v́ thế mà chúng tôi đang bù đắp lại thời gian mất mát kia! Cũng có thể là v́ chúng tôi đặc biệt tha thiết với những thực hành chuyên biệt đối với đức tin Kitô giáo ngày xưa, những thực hành chúng tôi đă mất đi trong thời gian sinh trưởng của ḿnh.
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 25/12/2002)

Kinh Mân Côi có thể góp phần vào việc đại kết

Theo tài liệu do Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 12/12/2002 th́ Đài Phát Thanh Vatican vừa tường tŕnh cho biết giáo sư Stephan Tobler ở Đại Học Tubingen Đức Quốc, một thần học gia Tin Lành cải cách đă phát biểu thế này về Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 16/10/2002 vừa qua như sau:

 “Tôi phải nói rằng tôi đă cố gắng đọc bức tông thư này. Đây là một bức tông thư có một chiều sâu về linh đạo và thần học tôi không ngờ, một bức tông thư có một bầu khí của chiều kích phúc âm làm tôi hết sức bỡ ngỡ. Bức thư này nói rằng cần phải tái lập lại kinh mân côi như là một kinh nguyện Kitô học. Bức tông thư này quả thực đă làm như vậy từ hàng chữ thứ nhất đến hàng chữ cuối cùng”. Khi bản văn mở đầu là “ân sủng Đức Maria ban cho chúng ta khi chúng ta cầu xin Người”, bản văn này nói về ân sủng Thiên Chúa ban cho chúng ta hầu như từ bàn tay của Đức Maria, “nhưng bằng một ‘cái hầu như’ như thể nói rằng Người ‘là và không là’.

"Bởi thế, theo ư nghĩa ấy, bản văn đă đi theo chiều hướng Thiên Chúa Ba Ngôi, một chiều hướng tôi thấy gần gũi với cảm nhận của những Người Cải Cách, thành phần cảm nhận được nhân vật Maria, chỉ khi nào nhân vật này không quay mắt khỏi Chúa Giêsu, Thánh Linh và Chúa Cha. Tôi nghĩ rằng các cộng đồng Cải Cách có thể tái nhận thức Đức Maria như h́nh ảnh của một con người hoàn toàn hướng về Thiên Chúa bằng lời ‘xin vâng’ của Người, bằng lời ‘hăy làm theo những ǵ Ngài bảo’, bằng việc Người đứng dưới chân cây thập giá, bằng việc Người thinh lặng nơi các môn đệ.

"Trong bức tông thư này, ĐGH nhấn mạnh rằng kinh mân côi, không phải chỉ là một kinh nguyện theo ngôn từ mà là một việc chiêm niệm mầu nhiệm. Chắc hẳn ngày nay cảm thức và sự t́m cầu chính yếu là tái khám phá chỗ đứng của con tim, nơi tâm hồn chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Thiên Chúa đồng thời cũng là nơi có thể thực hiện điều ấy. Theo truyền thống của ḿnh, chúng ta phái tái nhận thức những đường lối tương đương, những ǵ là tương tự như vậy.

"Tôi tin tưởng rằng nếu người Công Giáo cầu kinh mân côi như được đề ra trong bức tông thư này, và nếu những người tin lành nh́n nhận và tái nhận thức một cách vô tư cách thức quan niệm mới về kinh mân côi này th́ nó sẽ trở thành một cơ hội thuận lợi. Thế nhưng, chúng ta phải nắm lấy cơ hội này mới được”.

Vấn đề Mẹ Maria và việc đại kết Kitô Giáo theo quan điểm của một vị Mục Sư Tin Lành


Diễn Đàn Quốc Tế Về Mẹ Maria lần thứ ba đă được kết thúc hôm Chúa Nhật 24/11/2002 tại Lecco, Ư Quốc, một biến cố được Viện Thánh Mẫu của Ṭa Thánh tổ chức với sự khích lệ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. ĐTC đă gửi một điện tín đến tham dự viên. Trong cuộc diễn đàn này, Mẹ Maria đă được phân tách theo các khía cạnh và quan điểm về thánh kinh, thần học, tu đức, phụng vụ và đại kết. Vấn đề đặc biệt của lần này là vấn đề Mẹ Maria chẳng những không gây chia rẽ mà c̣n giúp vào việc đại kết Kitô giáo nữa. Trong số thuyết tŕnh viên có giáo sư Renzo Bertalot, vị mục sư của Giáo Hội Waldensian, một nhóm bất măn bắt nguồn ở Pháp từ thế kỷ 12, đồng thời cũng là tham vấn viên của Viện Thánh Mẫu, trích dẫn lời của Martin Luther để nói về cách thức Mẹ Maria đă hiện thực tác động của Thiên Chúa nơi việc lắng nghe lời Chúa của Mẹ.


Vị mục sư này, hôm sau, Thứ Hai 25/11/2002, cũng đă nói với Đài Phát Thanh Vatican về vai tṛ của Mẹ Maria trong cuộc đối thoại của Kitô hữu. “H́nh ảnh Mẹ Maria là vấn đề cuối cùng trong 5 vấn đề được vị Giáo Hoàng hiện nay đề ra cho vấn đề tái tư duy đại kết. Vấn đề này đă đạt được tiến bộ khả quan, từ chống đối đến đồng qui, tức là đang khảo sát đến những điểm khó khăn cũng như những điểm đang được khắc phục”. Vị mục sư này đồng ư với chủ trương của Nhóm Dombes ở Pháp về chiều hướng Thánh Mẫu Đại Kết, một nhóm chủ trương với câu tâm niệm: “Những người Tin Lành cần phải khám phá Mẹ Maria trong Thánh Kinh, và những người Công Giáo cần phải khám phá Thánh Kinh nơi Mẹ Maria”. Theo vị mục sư này th́ mẫu gương của Mẹ Maria là một sứ điệp cho con người của thời đại chúng ta.


“Đức Maria, trên đường đến nhà bà Isave, nói cho chúng ta là chúng ta đừng lạc hướng ơn cứu độ của ḿnh, đừng bị thất đảm trước những t́nh trạng của thời đại của chúng ta, v́ Đức Maria, trong nhiều sự, cũng đă cảm nghiệm được chúng rồi, (chẳng hạn), việc Người trốn sang Ai Cập. Đức Maria luôn luôn nêu cho chúng ta một sứ điệp là đừng để cho ḿnh bị chi phối bởi những thứ ấy và hăy lấy lời Thiên Chúa hứa với Abraham làm khởi điểm, một lời hứa dù sao cũng đang được hiện thực. Đối với chúng ta, c̣n hơn thế nữa, lời hứa ấy đang được nên trọn. Như thế chúng ta mới có thể cảm nghiệm được niền vui được bày tỏ nơi Ca Vịnh Ngợi Khen, một ca vịnh cho chúng ta thấy chân trời đang trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa, chứ không phải là một vương quốc hỗn độn như chúng ta chứng kiến ngày nay. Đó là câu giải đáp cho nỗi thất vọng của thời đại chúng ta đây vậy”.