ĐƯỜNG LỐI MARIA
(Suy niệm 4: cảm nghiệm Tu Đức Thánh Mẫu)
Nếu Fatima là Dấu Chỉ Thời Đại Thiên Chúa muốn cứu độ thế giới nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, th́ đối với con cái Thiên Chúa, quả thực, “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”.
Thật vậy, theo dự án cứu độ của ḿnh, Thiên Chúa muốn Maria là đường lối để Ngài đến với nhân loại cũng như để nhân loại đến với Ngài. Do đó, để đến với Ngài, con người không thể nào không qua Đường Lối Maria. Nói tu đức hơn: tôn sùng Mẹ Maria chính là “trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3), và “trở nên như trẻ nhỏ” chính là nhờ Mẹ đến với Chúa.
Tôn sùng Mẹ Maria là
“trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3)
Đúng thế, ngay từ ban đầu, Satan và ngụy thần của hắn đă không chấp nhận Đường Lối Maria này của Thiên Chúa. Ở chỗ, như Sách Khải Huyền đă tiết lộ cho biết: “Bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, ŕnh nuốt đứa trẻ sẽ được sinh ra” (Rev 12:4).
Dĩ nhiên, thái độ “ŕnh nuốt con trẻ sẽ được sinh ra” đây của “con khổng long, tức con cựu xà là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev 12:9) là thái độ trực tiếp chống lại dự án nhập thể của Thiên Chúa, tức chống lại “Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (3Jn 7; x 1Jn 4:3), nhưng cũng là thái độ gián tiếp chống lại mẹ của đứa trẻ, với cử chỉ ngang nhiên “đứng trước người nữ sắp sinh con”.
Đó là lư do tại sao các thánh đă dám cả quyết ai có ḷng “thành thực sùng kính Mẹ Maria” (nhan đề cuốn sách của Thánh Long Mộng Phố – Louis Montfort) là dấu chắc chắn sẽ được cứu độ. Chính trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria này, Thánh Long Mộng Phố đă cho thấy h́nh ảnh của thành phần được cứu độ cũng như thành phần bị hư đi, nơi hai anh em Esau và Giacóp (xem các số 184-200). Sở dĩ Giacóp, em của Esau, được cha là Isaac chúc phúc lành cho, bởi v́ Giacóp lúc nào cũng gần gũi và quyến luyến bà Rebecca mẹ ḿnh, hơn là Esau luôn luôn xa cách mẹ và lạnh lùng với mẹ, cho dù không khinh thường mẹ và vô lễ với mẹ.
Như thế, nếu Thiên Chúa vô cùng toàn thiện, khôn ngoan và toàn năng c̣n trở nên con cái của loài người nơi Mẹ Maria, th́ cũng chỉ có kẻ nào biết khiêm nhượng hạ ḿnh xuống, “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, ở chỗ “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11:29), giống như Đấng “tuy thân phận là Thiên Chúa, song không tự cho ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được. Trái lại, Người đă tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra theo h́nh ảnh con người” (Phil 2:6-7), mới có thể đến với Thiên Chúa, gặp được Thiên Chúa và nên giống Ngài mà thôi.
“Trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3)
là nhờ Mẹ đến với Chúa.
Nếu, theo nguyên tắc, tôn sùng Mẹ Maria là “trở nên như trẻ nhỏ” th́, trên thực hành, “trở nên như trẻ nhỏ” chính là nhờ Mẹ đến với Chúa.
Thật vậy, theo Phúc Âm Thánh Mathêu, “có lần, các trẻ nhỏ được đem đến cho Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng mà cầu nguyện” (Mt 19:13). Sự kiện các trẻ nhỏ “được đem đến cho Chúa Giêsu” đây đă không chứng thực là các em không thể tự ḿnh đến với Chúa được hay sao, nếu không có người lớn? Một là v́ các em, về thể lư, có thể chưa biết ḅ hay biết đi, hai là, về tâm lư, các em chẳng biết Chúa Giêsu là ai, có thấy Chúa và biết ḅ hay biết đi chăng nữa, các em cũng chỉ ngây thơ ngước mắt nh́n vào Chúa vậy thôi, cho đến khi có người thực sự nhận biết Chúa là ai để dẫn các em đến với Người, nhờ đó các em lĩnh được phép lành của Người.
Về phương diện thiêng liêng cũng vậy. Cho dù Thiên Chúa có tỏ ḿnh ra cho chúng ta đi nữa, qua Thánh Kinh, qua Giáo Hội và môi sinh cuộc đời, tự ḿnh Kitô hữu chúng ta cũng không thể nào hay khó có thể dễ dàng nhận biết Chúa và đến được với Chúa, nếu không có Mẹ Maria “đầy ơn phúc” (Lk 1:28), tức không có Đấng “diễm phúc v́ đă tin những lời Chúa phán sẽ được thực hiện” (Lk 1:45). Bởi v́, trong tất cả loài thuần nhân, không có ai “được ơn nghĩa Chúa” (Lk 1:30) như Mẹ, tức không có ai được đẹp ḷng Chúa như Mẹ, không hề làm mất ḷng Chúa bao giờ và một tí nào, ở chỗ, Mẹ luôn luôn biết Chúa muốn ǵ và khôn ngoan “xin vâng” (Lk 1:38) theo ư của Ngài trong mọi hoàn cảnh (x Lk 2:19, 51).
Phần Kitô hữu chúng ta, nhờ Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đă trở nên “đền thờ của Thiên Chúa” (1Cor 3:16), tức trở nên nơi Chúa ngự, nên nhà của Chúa. Thế mà, thực tế cho thấy, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nhận ra Ngài, nếu không muốn nói có những trường hợp không hề nhận biết Ngài, ở chỗ, chúng ta nhiều khi c̣n vô t́nh hay thậm chí cố ư xúc phạm đến Ngài bằng đủ mọi thứ tội lỗi nữa. Tuy nhiên, chính v́ “có một Đấng đang ở giữa các người mà các người không biết” (Jn 1:26) như thế mới cần có sự hiện diện của một người lớn là Mẹ Maria. Thật ra, tự ḿnh Thiên Chúa cũng có thể tỏ ḿnh ra cho các môn đệ của Người và nhờ Thần Linh của ḿnh sau khi phục sinh để làm cho họ nhận biết Người. Thế nhưng, tại tiệc cưới Cana, Người thực sự đă muốn có vai tṛ trung gian của Mẹ Maria trong việc “tỏ vinh quang của Người ra cho các môn đệ nhận biết Người” (Jn 2:11).
Phần đôi tân hôn, đám phục vụ bữa tiệc và các khách dự tiệc không hề biết t́nh trạng thiếu rượu của ḿnh, có biết chăng nữa cũng không biết phải giải quyết cách nào cho nhanh chóng và êm đẹp, v́ họ không nhận ra “có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”, Đấng có thể cấp thời cứu giúp họ. Chỉ có một ḿnh Mẹ Maria, vị chẳng những biết Chúa Giêsu mà c̣n biết được cả t́nh trạng nguy ngập của bữa tiệc cưới nữa. Do đó, không cần phải ai cầu khẩn Mẹ, (v́ bấy giờ cũng đâu có ai nhận ra thế lực và quyền phép vô biên của Mẹ trước nhan Con Mẹ như thế nào đâu), Mẹ cũng tự động đến xin với Chúa Giêsu can thiệp, và Người đă thực sự làm việc của Người, bằng cách hóa nước lă thành rượu hảo hạng, rượu ngon hơn trước nữa.
Thế nhưng, chắc chắn “giờ” (Jn 2:4) của Chúa tỏ ḿnh ra cho các môn đệ ở môi trường hôn nhân gia đ́nh tại tiệc cưới Cana ấy măi măi sẽ không bao giờ đến, nếu đám gia nhân không đơn sơ nghe theo lời căn dặn của một người phụ nữ tầm thường trong số khách dự tiệc: “Ngài bảo làm ǵ các anh cứ làm như vậy” (Jn 2:5).
Đúng vậy, chính v́ Kitô hữu chúng ta chỉ là những trẻ nhỏ hoàn toàn không biết Chúa là ai hay chưa biết Chúa thực sự để có thể đến với Chúa, mà Mẹ Maria cảm thấy Mẹ có phận sự phải dẫn chúng ta đến với Chúa, phải t́m cách để Chúa tỏ ḿnh ra cho chúng ta, tức làm cho chúng ta nhận ra Chúa và nhận biết Chúa. Đó là lư do tại sao, trước khi tắt thở trên thập giá, Chúa Giêsu đă trăn trối Thánh Gioan cho Mẹ Maria trước, rồi mới trao trối Mẹ Maria cho Thánh Gioan sau (x Jn 19:26-27).
Mẹ Maria chắc chắn lúc nào cũng t́m cách giúp Kitô hữu chúng ta nhận ra Chúa và đến với Chúa, như Mẹ vẫn tiếp tục thực hiện qua những lần hiện ra trong Thời Điểm Maria của Mẹ từ đầu thế kỷ 19, với Biến Cố Thánh Mẫu ở Paris năm 1830, qua Biến Cố Thánh Mẫu ở Lộ Đức năm 1858, đến Biến Cố Thánh Mẫu ở Fatima năm 1917 đầu thế kỷ 20. Nhưng chúng ta, như đám gia nhân phục vụ ở tiệc cưới Cana có luôn luôn nghe lời Mẹ căn dặn: “Hăy làm theo điều Người bảo” hay chăng, đó mới là điều quan trọng. Có thực hiện lời khuyên của Mẹ mới chứng tỏ chúng ta thực sự “đem Mẹ về nhà ḿnh” (Jn 19:27), tức thực sự tôn sùng Mẹ, một ḷng thành thực sùng kính được thể hiện qua việc hoàn toàn tin cậy nơi Mẹ, phó ḿnh cho Mẹ và nhờ Mẹ dâng việc làm lên Chúa, như Chúa Giêsu ngỏ ư muốn trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ qua nữ sứ giả Margarita:
· “Hăy tin cậy nơi Mẹ. Cha sẽ không ghen tị đâu”;
· “Hăy kính mến Mẹ, hăy hiến ḿnh cho Mẹ. Cha càng hài ḷng hơn khi nhận lấy các con từ đôi tay của Mẹ”;
· “Những hành động của con người đáng giá khi chúng được thực hiện với Mẹ và nhờ Mẹ. Khi Mẹ dâng lên cho Cha những tặng vật của các con, bằng đôi bàn tay hiền mẫu của Mẹ, Trái Tim Cha hân hoan vui sướng”.
(ba câu trên cùng ngày 3/12/1966)
Bởi v́:
· “Hăy biết rằng, ai yêu mến Mẹ Maria th́ cũng yêu mến Cha nữa... Không ǵ làm hài ḷng Cha hơn là ḷng tôn kính trái tim từ mẫu của Mẹ”. (ngày 10-10-1967)
(Bài viết trên đây đă được chia sẻ với Đạo Binh Hồn Nhỏ tại Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange, Chúa Nhật 27/8/2000, dịp mừng lễ kính Mẹ Maria Nữ Vương)