Linh Đạo Fatima

 

 10. THỜI ĐIỂM MARIA- HIỆP SĨ TRÁI TIM MẸ

 

Trước hết làm sao biết được chúng ta đang thực sự sống trong Thời Điểm Maria?

 

Sở dĩ chúng ta dám khẳng định chúng ta đang thực sự sống trong Thời Điểm Maria là v́ chúng ta rơ ràng thấy được rằng:

 

·         thứ nhất, Mẹ Maria đă trực tiếp nhúng tay vào lịch sử loài người;

·         thứ hai, Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến;

·         thứ ba, dấu hiệu báo trước việc Chúa Kitô sắp sửa xuống thế lần thứ hai.

 

1.       THỜI ĐIỂM MARIA LÀ THỜI ĐIỂM MẸ MARIA ĐĂ TRỰC TIẾP NHÚNG TAY VÀO LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI

 

Nh́n vào lịch sử Giáo Hội, trong ṿng 18 thế kỷ đầu, không hề có một Biến Cố Thánh Mẫu nào như Biến Cố Thánh Mẫu ở Lộ Đức vào giữa thế kỷ 19 hay Biến Cố Thánh Mẫu ở Fatima vào đầu thế kỷ 20. Dù có hiện ra ở Quốc-Đa-Lúp nước Mễ Tây Cơ thuộc Trung Mỹ Châu vào thế kỷ 16 đi nữa, Mẹ Maria cũng không thực sự hay chưa chính thức nhúng tay vào lịch sử loài người như từ đầu thế kỷ 19 trở đi.

 

Thật vậy, lịch sử thế giới cho thấy, loài người bắt đầu quẹo sang một hướng đi mới vào thời điểm  cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Thời Minh Trí (Age of Reason hay Enlightenment), hay Thời Âu Châu Cách Mạng cũng thế, với cuộc Cách Mạng Kinh Tế từ Anh Quốc, nhất là với cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789. Những biến động lịch sử hầu như bật gốc loài người này đă đưa Âu Châu nói riêng, (rồi từ Âu Châu lan khắp thế giới sau này nói chung). Về mặt tích cực, lịch sử nhân loại bắt đầu tiến sang một giai đoạn lịch sử càng ngày càng văn minh, cả về phương diện sinh hoạt và phát triển kinh tế lẫn thể chế chính trị liên quan đến quyền làm người. Thế nhưng, về mặt tiêu cực, lịch sử loài người cũng bắt đầu gây ra những cuộc khủng hoảng cho cả đời lẫn đạo. Đời th́ đánh nhau tranh giành quyền lực tại chính điạ lục Âu Châu, gây ra các Cuộc Chiến chung khắp Âu Châu, điển h́nh nhất là cuộc chiến Napolêon 1804-1815 rồi Francô-Prussia 7/1870-5/1871, cũng như các cuộc chiến riêng giữa chủ nhân ông với công nhân của ḿnh (tại các nước Anh, Pháp, Đức), khi thành phần chủ nhân ông tỏ ra hà hiếp và bóc lột công nhân của ḿnh quá cỡ (phát sinh chủ nghĩa cộng sản); rồi hiện tượng tranh giành thị trường tiêu thụ bằng chế độ đô hộ thuộc địa (colonialism) từ Âu Châu lan tràn khắp các đại lục khác, như đă xẩy ra tại Phi Châu, Á Châu và Úc Châu. Đạo th́ trào lưu lư trí muốn xét lại tất cả nền tảng đức tin, bằng chủ nghĩa duy lư (rationalism) và duy vật (materialism), đến nỗi Giáo Hội Công Giáo đă phải triệu tập Công Đồng Chung Vaticanô I (1869-1870) để tái xác quyết bản chất đức tin tông truyền và tuyên bố tín điều Giáo Hoàng vô ngộ.

 

Chính vào thời điểm loài người bắt đầu biến loạn này, ở một lục địa hầu như toàn ṭng Kitô Giáo ấy, Mẹ Maria đă xuất hiện và thực sự nhúng ta vào lịch sử thế giới nói chung và Giáo Hội nói riêng, với những cuộc hiện ra chính yếu vào các năm 1830, 1846, 1858 và 1917. Ba lần đầu (trong bốn lần được kể đến ở đây), Mẹ Maria đă hiện ra ở Pháp, một nước có thể nói, về đạo là Trưởng Nữ của Giáo Hội ở Âu Châu, và về đời, lại là nước (cùng với Anh Quốc) văn minh nhất thế giới thời bấy giờ, như Mỹ và Nga thời Chiến Tranh Lạnh sau Thế Chiến II.

 

Lần thứ nhất, Mẹ Maria đă hiện ra tại chính thủ đô Balê năm 1830, thời điểm ngay trước cuộc nhân dân cách mạng tháng 7 năm đó, (cũng là thời điểm xẩy ra cách mạng ở Bỉ, Ư và Rhineland), với chị Catarina Labuarê, một tập sinh của ḍng Thánh Vincentê Phaolô, để nói về t́nh h́nh nước Pháp và kêu gọi cầu nguyện. Lần thứ hai Mẹ Maria đă hiện ra ở La Salette năm 1846, thời điểm trước khi bản hiến chương cộng sản Communist Manifesto ra đời năm 1848, kèm theo một loạt cách mạng như ở Đức, Aùo và Ư, nhất là cuộc cách mạng bùng nổ ở Pháp 2/1848, để báo cho biết t́nh h́nh khủng hoảng xă hội nhất là đức tin của chung Giáo Hội, qua Bí Mật La Salette Mẹ ban cho hai thiếu niên một nam một nữ là Melanie (nữ, 13 tuổi) và Maximin (nam, 11 tuổi). Lần thứ ba, Mẹ Maria đă hiện ra ở Lộ-Đức với Bernadette, một thiếu nữ 14 tuổi, năm 1858, thời điểm sau khi Giáo Hội tuyên bố tín điều Mẹ Maria được Đặc Ân đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8-12-1854, và trước khi chủ thuyết cộng sản bắt đầu được hiện h́nh nơi Hiệp Hội Lao Nhân Quốc Tế do Karl Marx thành lập năm 1864, để kêu gọi thống hối và cầøu cho tội nhân, nhất là để xưng ḿnh “Mẹ là Đấng đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

 

Lần thứ bốn, Mẹ Maria đă hiện ra tại Fatima, nước Bồ Đào Nha, năm 1917, ngay giữa thời điểm cách mạng Nga (4-11/1917) do Lênin khởi xướng cùng với đảng Bônsevích để khai mào cho chế độ cộng sản trên thế giới. Lần này Mẹ hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima là Giaxinta (7 tuổi), Phanxicô (9tuổi) và Lucia (10 tuổi), để tiết lộ Bí Mật Fatima (vào lần hiện ra thứ ba, 13/7/1917), mà kết phần thứ hai của bí mật này, Mẹ đă báo cho các em (và qua các em cho loài người) biết trước là: “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ được ban cho một thời gian ḥa b́nh”. Và việc Nước Nga thực sự từ bỏ chế độ và chủ nghĩa cộng sản ngày 25-12-1991, theo sau Biến Cố Đông Âu đột biến vào cuối năm 1989, đă xẩy ra hết sức lạ lùng, hoàn toàn không thể nào ngờ được đối với các cường quốc, các kinh tế gia lỗi lạc nhất, các chính trị gia khôn ngoan nhất, ở chỗ, cả một khối cộng sản đầu năo thế giới tự động giải thể chứ không phải bị khối tư bản chế ngự, một cuộc cuộc giải thể bắt đầu từ sau biến cố Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hiệp với hàng giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984. Chính Gorbachev, lănh tụ cuối cùng của khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết và Walesa, vị lănh đạo Công Đoàn Liên Đới Balan thời cộng sản cũng là tổng thống đầu tiên của Balan hậu cộng sản, qua các báo chí lớn trên thế giới, đều công nhận vai tṛ chủ chốt thiết yếu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Biến Cố Châu Âu phi cộng sản này. Về phần ḿnh, Đức Thánh Cha lại qui biến cố này về Mẹ Fatima, như ngài đă xác nhận điều này trong cuốn Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của ḿnh, khi trả lời về vấn đề Thiên Chúa có nhúng tay vào việc sụp đổ của cộng sản hay không?

 

Nếu ba lần hiện ra tại Pháp, Mẹ Maria đă báo cho con cái ḿnh biết về t́nh h́nh chính trị liên quan đến đức tin, nhất là việc Mẹ ở Fatima tiên báo việc Nước Nga trở lại qua trung gian Giáo Hội, (theo điều kiện Thiên Chúa muốn Giáo Hội làm, qua việc Đức Thánh Cha phải hiệp cùng với hàng giáo phẩm thế giới, như Mẹ cho chị Lucia biết ngày 13/6/1929), đă hoàn toàn xẩy ra đúng như lịch sử chứng thực, th́ đủ hùng hồn cho thấy Thời Điểm Maria là thời điểm Mẹ Maria trực tiếp nhúng tay vào lịch sử loài người.

 

2.       THỜI ĐIỂM MARIA LÀ THỜI ĐIỂM THIÊN CHÚA MUỐN LÀM CHO MẸ ĐƯỢC NHẬN BIẾT VÀ YÊU MẾN

 

Thời điểm Maria chẳng những được biểu hiện bằng việc Mẹ Maria trực tiếp nhúng tay vào lịch sử loài người, mà c̣n được nổi bật bằng việc Thiên Chúa thực sự tỏ ra muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến nữa.

 

Nói chung, Thiên Chúa đă làm cho Mẹ được nhận biết đặc biệt qua việc Giáo Hội đă tuyên bố bốn tín điều chính yếu về Mẹ Maria là Tín Điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa, Tín Điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh, Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội và Tín Điều Mẹ Maria Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác. Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy, Giáo Hội chỉ tuyên bố hai tín điều đầu tiên là Tín Điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh, vào dịp có lạc thuyết mà thôi. Giáo Hội tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa (theotokos) tại Công Đồng Chung Eâphêsô năm 431, khi lên án lạc thuyết Nestôriô là lạc thuyết chủ trương Mẹ Maria chỉ Là Mẹ Đức Kitô (kristotokos). Sau đó, Giáo Hội tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh tại Công Đồng Chung Latêranô năm 649, khi lên án lạc thuyết Monothelitism. Trong khi đó, Giáo Hội hoàn toàn tự động, (chứ không phải v́ có lạc thuyết như hai tín điều trước đó), tuyên bố hai tín điều sau, Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội và Tín Điều Mẹ Maria Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác. Giáo Hội đă tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1854, qua Đức Thánh Cha Piô IX, và tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác ngày Lễ Các Thánh 1/11/1950, qua Đức Thánh Cha Piô XII. Đấy là chưa kể việc Giáo Hội chính thức công nhận Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II ngày 21-11-1964, Lễ Mẹ Dâng Ḿnh Vào Đền Thánh, qua Đức Thánh Cha Phaolô VI.

 

Việc Thiên Chúa làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến đặc biệt qua Giáo Hội, khi Giáo Hội tự động công bố hai Tín Điều Thánh Mẫu, một vào năm 1854 và một vào năm 1950, thời khoảng xẩy ra gần 100 năm ngay trong Thời Điểm Maria (kể từ năm 1830 như phần đầu đă tŕnh bày), càng được sáng tỏ hơn nữa, qua những lời Giáo Hội dùng để công bố hai Tín Điều Thánh Mẫu sau (so với những lời Giáo Hội dùng để công bố hai Tín Điều Thánh Mẫu trước). Đối với hai Tín Điều Thánh Mẫu trước, Giáo Hội mở đầu bằng thành ngữ: “Tuyệt thông cho những ai...” (không tin Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa), hay “khốn cho những ai...” (không tin Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh); trong khi, đối với hai Tín Điều Thánh Mẫu sau, Giáo Hội bắt đầu bằng thành ngữ tích cực hơn: “Để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa...” (Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội), hay “Để người Mẹ cao cả của Người được hiển vinh hơn...” (được Thiên Chúa mang Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác), hoặc “để vinh danh Đức Trinh Nữ...” (được Giáo Hội tuyên xưng Là Mẹ Giáo Hội).

 

Thiên Chúa chẳng những muốn Giáo Hội là con cái Mẹ nhận biết và yêu mến Mẹ, qua việc Giáo Hội tự động tuyên bố hai Tín Điều Thánh Mẫu vào Thời Điểm Maria, Ngài c̣n muốn toàn thể nhân loại nhận biết và yêu mến Mẹ nữa, như được chứng thực hết sức tỏ tường qua Biến Cố Fatima. Thật vậy, vào lần hiện ra thứ ba tại Fatima, nước Bồ Đào Nha, ngày 13/7/1917, sau khi cho 3 Thiếu Nhi Fatima Lucia, Phanxicô và Giaxinta thị kiến thấy hỏa ngục, Mẹ Maria đă tiết lộ phần thứ hai của Bí Mật Fatima bằng những lời quyết liệt này: “Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi các linh hồn tội nhân đáng thương phải sa xuống. Để cứu họ (tức để cứu các tội nhân khỏi sa hỏa ngục), Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội trên thế giới”. Và Ngài đă thực sự làm cho “cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (đă) thắng. Đức Thánh Cha (đă) hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga (đă) trở lại, và thế giới (đang) được hưởng một thời gian ḥa b́nh (v́ không c̣n phải lo sợ thế chiến do ng̣i Nước Nga gây ra nữa)”, đúng lời Mẹ quyết đoán ở cuối phần hai của Bí Mật Fatima (như đoạn cuối của phần đầu bài này đă tŕnh bầy).

 

Việc Thiên Chúa làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến trong Thời Điểm Maria, nơi Giáo Hội cũng như trên thế giới như thế, quả thực đă ứng nghiệm lời tiên báo của Thánh Mộng Phố (Montfort) từ đầu thế kỷ 18 trong cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của ḿnh:

 

·         Vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự” (số 49);

 

·         Thiên Chúa muốn tỏ Mẹ Maria là công tŕnh bởi tay Ngài ra và làm cho Mẹ được nhận biết, vào những thời buổi sau này” (số 50).

 

Nếu quả thực Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến, chẳng những qua việc Giáo Hội tự động tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1854, Tín Điều Mẹ Maria Cả Hồn Lẫn Xác Lên Trời năm 1950, và tước hiệu Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội năm 1964, mà c̣n qua biến cố Nước Nga tự động trở lại (không c̣n theo chủ nghĩa và chế độ cộng sản như trước nữa), nhờ việc hàng giáo phẩm thế giới cùng với Giáo Hoàng hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đúng như ư muốn và cách thức Ngài ấn định, đủ chứng thực Thời Điểm Maria là Thời Điểm Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến.

 

3.       THỜI ĐIỂM MARIA: THỜI ĐIỂM BÁO TRƯỚC VIỆC CHÚA KITÔ SẼ XUỐNG THẾ LẦN THỨ HAI

 

 

Nếu “vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự” (số 49), mà qủa thực Mẹ Maria đă được Thiên Chúa làm cho nhận biết và yêu mến nơi Giáo Hội cũng như trên thế giới, (như phần hai của bài viết vừa tŕnh bày trên đây), th́ việc Mẹ xuất hiện vào Thời Điểm Maria của Mẹ chắc chắn là dấu hiệu báo trước việc Chúa Kitô chẳng bao lâu sẽ xuống thế lần thứ hai. Thánh Mộng Phố đă quả quyết như vậy ngay từ đầu thế kỷ 18, trong cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của ngài:

 

·         Chính nhờ Mẹ Maria mà ơn cứu độ thế gian đă bắt đầu th́ cũng chính nhờ Mẹ Maria ơn cứu độ được hoàn thành” (số 49);

·         Là đường nhờ đó Chúa Giêsu đă đến với chúng ta lần thứ nhất th́ Mẹ cũng sẽ là đường nhờ đó Người đến với chúng ta lần thứ hai, cho dù không cùng một kiểu cách” (số 50.4).

 

Nếu viễn tượng Mẹ Maria được Thiên Chúa làm cho nhận biết và yêu mến của Thánh Mộng Phố đă bắt đầu trở thành hiện thực sau đó hơn một thế kỷ, (ngài chết năm 1716 và Thời Điểm Maria bắt đầu từ năm 1830), th́ lập luận quyết liệt của thánh nhân về việc Mẹ Maria xuất hiện báo hiệu trước Chúa Kitô sắp đến lần thứ hai cũng đă được sáng tỏ nơi đặc điểm chung của cả ba Biến Cố Thánh Mẫu chính yếu trong Thời Điểm Maria của Mẹ (Balê năm 1830, Lộ Đức 1858, và Fatima 1917).

 

Đặc điểm chung của ba lần Mẹ hiện ra này là ǵ, nếu không phải là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Nơi Biến Cố Thánh Mẫu Ba Lê 1830, Mẹ Maria đă xin chị Thánh Catarina Labuarê hăy làm một mẫu ảnh đeo ở cổ, theo như chị thị kiến thấy vào ngày 27/11, nơi mặt trước của mẫu ảnh (thường được gọi là Ảnh Mẹ Ban Ơn Lành) này, có hàng chữ như khung bao quanh Đức Mẹ ở giữa: “Ôi Maria, lạy Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Mẹ”. Nơi Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 1858, vào ngày Lễ Truyền Tin 25/3, Mẹ Maria tự xưng “Ta là Đấng đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Nơi Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917, vào ngày 13/6/1917, Mẹ Maria đă cho 3 Thiếu Nhi Fatima thị kiến thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn quấn chung quanh, một “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”, như Mẹ hứa với riêng Lucia cũng ngày hôm đó, “là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”, và ngày 13/7/1917, Mẹ Maria đă công bố ư định “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.

 

Thế nhưng, tại sao Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria là đặc tính chung của ba Biến Cố Thánh Mẫu trong Thời Điểm Maria lại có liên quan tới việc Chúa Kitô đến lần thứ hai, nếu không phải v́ bản chất và tác dụng của đặc ân này.

 

Trước hết, về bản chất, Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria có liên quan tới việc Chúa Kitô đến lần thứ hai. Bởi v́, đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội là đặc ân Mẹ Maria ngay từ lúc đầu thai trong ḷng mẹ của ḿnh đă được hưởng trước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng Mẹ sẽ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần sau này. Như thế, nếu Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô chưa xuất hiện trên thế gian, nghĩa là chưa đưọc sinh ra và chưa thực sự cứu chuộc loài người, song đă chiếu sáng nơi Mẹ của Người bằng Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, th́ Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội chính là Rạng Đông phản ánh Mặt Trời sắp lên và Mẹ Maria chính là H́nh Ảnh báo hiệu Đấng Cứu Thế sắp tới vậy, đúng như lời nguyện Phụng Vụ Giờ Kinh Giáo Hội đặt vào Lễ Kính Chung về Mẹ: “Hỡi Mặt Trời Công Chính, Trinh Nữ vô nhiễm tội là hừng đông báo hiệu việc Người mọc lên” (Christian Prayer: The Liturgy of The Hours, Large Type Edition, Catholic Book Publishing Company, New York, 1985).

 

Sau nữa, về tác dụng, Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria cũng có liên quan tới việc Chúa Kitô đến lần thứ hai. Bởi v́, nhờ Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội ngay từ lúc đầu thai trong ḷng mẹ của ḿnh này, Mẹ Maria đă không hề bị làm tôi cho ma qủi và ở dưới ách thống trị của hắn một giây phút nào, như tất cả mọi người sinh ra trên trần gian. Như thế, ma qủi chẳng những không làm ǵ được Mẹ là “người nữ thoát nạn” (xem Rev.12:17), mà c̣n bị Người Con do Mẹ sinh ra trong thân phận yếu hèn là “hài nam, vị cai trị tất cả mọi dân nước bằng gậy sắt” (Rev.12:5), là “gịng dơi người nữ đạp nát đầu” (Gn.3:15; xem 1Jn.3:8) nữa. Như thế, việc Mẹ Maria xuất hiện vào Thời Điểm Maria với Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ cũng là dấu báo thời gian được phép của Satan sắp hết và vương quốc của Thiên Chúa sắp được trị đến khi Chúa Kitô phục sinh đến lần thứ hai trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

 

Căn cứ vào các đặc điểm riêng của ba Biến Cố Thánh Mẫu (Balê-Lộđức-Fatima) có chung đặc tính là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thời Điểm Maria được diễn tiến đúng như câu Diễm T́nh Ca (6:10): “Ḱa ai đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, oai hùng như đạo binh sắp hàng vào trận”.

 

Mẹ Maria đă không “tiến lên như rạng đông” ở Biến Cố Thánh Mẫu Balê năm 1830 để mở màn cho Thời Điểm Maria là ǵ, qua mẫu ảnh Mẹ Ban Ơn mà Mẹ cho chị Catarina Labuarê thấy, như chị diễn tả, “Mẹ đứng trên một ṿm cầu trắng”, “trái cầu”, như Mẹ cắt nghĩa, “mà con thấy tượng trưng cho cả thế giới”?

Mẹ Maria cũng không “đẹp như mặt trăng” là ǵ ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức năm 1858, nơi mà vào Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể 25/3, Mẹ tươi cười tự xưng ḿnh: “Ta là Đấng đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”, tức là Đấng “đầy ơn phúc” (Lk.1:28), là con người đầu tiên và là con người duy nhất đă được tràn đầy công ơn cứu chuộc của Chúa Cứu Thế để có thể chia sẻ và ban phát cho loài người, chẳng khác ǵ như mặt trăng hấp thụ ánh sáng mặt trời để tỏa chiếu trên trái đất lúc trời về đêm?

 

Mẹ Maria lại không “rực rỡ như mặt trời” là ǵ, ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917, nơi mà vào lần hiện ra cuối cùng, 13/10, Mẹ đă làm một phép lạ cả thể là hiện tượng mặt trời nhẩy múa “để mọi người thấy mà tin” việc Mẹ hiện ra ở Fatima, như Mẹ hứa với 3 Thiếu Nhi Fatima vào các lần hiện ra 3, 4 và 5, nhất là để tỏ ra quyền năng cả thể của Mẹ trong việc làm chủ cả trật tự siêu nhiên lẫn tự nhiên Thiên Chúa đă ban cho Mẹ như một Nữ Vương Trời Đất?

 

Mẹ Maria cũng “oai hùng như đạo binh sắp hàng vào trận” qua tước hiệu Mẹ tự xưng tại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima cùng ngày 13/10: “Ta là Đức Bà Mân Côi”, một tước hiệu gợi lại chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo, thành phần đang muốn làm bá chủ Aâu Châu thời ấy, tại trận hải chiến Lêpantô ngày 7 tháng 10 năm 1571, nhờ ở quyền lực vô địch của Kinh Mân Côi, khiến Giáo Hội đă gọi Mẹ là “Đức Bà Thắng Trận” và đă chính thức thiết lập Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi hằng năm vào chính ngày 7/10. “Ta là Đức Bà Mân Côi”, một tước hiệu khác của danh xưng “Đức Bà Thắng Trận”, có một quyền lực trong lịch sử như thế, nên Mẹ mới kêu gọi con cái ḿnh ở Fatima, nhất là vào lần hiện ra thứ ba, 13/7, là: “Ta muốn các con tiếp tục cầu Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho ḥa b́nh thế giới và chấm dứt chiến tranh, v́ chỉ có Người mới có thể cứu giúp các con thôi”. Thực tế đă cho thấy, “cuối cùng Trái Tim Mẹ (đă) thắng. Nước Nga (đă) trở lại, và thế giới (đang) được ban cho một thời gian ḥa b́nh”, ở chỗ, thế giới không c̣n hồi hộp lo sợ ng̣i Nước Nga sẽ gây ra thế chiến thứ ba tiêu diệt loài người nữa.

 

Vẫn biết việc Nước Nga trở lại và thế giới sau đó được hưởng một thời gian ḥa b́nh trực tiếp và tỏ tường là do việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă cùng với toàn thể hàng giáo phẩm hoàn vũ hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984, tuy nhiên, gián tiếp và ngấm ngầm cũng c̣n do bởi việc con cái Mẹ “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” như Mẹ kêu gọi ở Fatima cả 6 lần hiện ra nữa. V́ việc toàn thể các vị đại diện Giáo Hội hiến dâng Nước Nga cho Mẹ cũng như việc con cái Giáo Hội “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” đều là những việc tỏ ra “nhận biết và yêu mến” Mẹ đúng như ư “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Thế nhưng, việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho ḥa b́nh thế giới” là một việc trường kỳ, cần tiếp tục kéo dài, chứ không phải chỉ một lần là đủ, như việc hiến dâng Nước Nga cho Mẹ. Bởi thế, tràng Kinh Mân Côi hay chuỗi Kinh Mân Côi mới chính là “đạo binh sắp hàng vào trận”, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu, cũng có tác dụng thần linh, như “oai hùng” hay quyền phép vô địch của “Đức Bà Thắng Trận” nơi các linh hồn vậy.

 

Như thế, Biến Cố Fatima là Biến Cố Thánh Mẫu tột đỉnh của Thời Điểm Maria. Bởi v́, Fatima là biến cố Mẹ Maria đă tỏ hết ḿnh ra, tức biến cố Thiên Chúa (lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội và loài người) chính thức và thực sự tỏ ư “muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, như lời Mẹ Maria nói riêng với Lucia ngày 13/6/1917, bằng việc Ngài “muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Bởi thế, sau biến cố “Đức Bà Mân Côi” “rực rỡ như mặt trời và oai hùng như đạo binh sắp hàng vào trận” này, người ta không c̣n (và có thể sẽ không bao giờ) thấy một Biến Cố Thánh Mẫu nào vĩ đại và trọng đại như Biến Cố Thánh Mẫu Fatima nữa; nếu c̣n, như tin tức cho biết xẩy ra ở nhiều nơi từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II, th́ cũng không có ǵ mới, ngoài việc lập lại Sứ Điệp Fatima, hay sứ điệp của nước mắt máu... Phải chăng phần thứ ba của Bí Mật Fatima (vẫn chưa được các vị giáo hoàng đọc thấy và tiết lộ cho thế giới biết) có liên quan đến việc Chúa Kitô đến thế gian lần thứ hai?

 

S

au nữa, nếu thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ có là v́ Thời Điểm Maria (như được tŕnh bày ở phần thứ nhất trên đây), th́ Thời Điểm Maria cũng cần đến thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ.

 

Thế nhưng, tại sao Thời Điểm Maria cần đến thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ, nếu không phải là v́ Chúa muốn dùng con, Chúa muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, và Chúa muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến như là một Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ.

 

4.       THỜI ĐIỂM MARIA CẦN CÓ THÀNH PHẦN HIỆP SĨ TRÁI TIM MẸ: V̀ CHÚA MUỐN DÙNG CON

 

Thời Điểm Maria là thời điểm cần có những thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ, bởi v́, đó là ư hướng của Mẹ Maria qua những lần Mẹ hiện ra ở các Biến Cố Thánh Mẫu chính trong Thời Điểm Maria. Thật vậy, nếu so sánh với ba Biến Cố Thánh Mẫu Balê năm 1830, La Salette năm 1846, và Lộ Đức năm 1858, th́ tại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917, một Biến Cố Thánh Mẫu tuyệt đỉnh của Thời Điểm Maria, Mẹ đă mở màn bằng một cuộc tuyên mộ cho ḿnh một lực lượng chiến đấu, “một đạo binh sắp hàng vào trận”. Không phải hay sao, vào lần hiện ra đầu tiên 13/5 với 3 Thiếu Nhi Fatima là Lucia (10 tuổi), Phanxicô (bấy giờ mới gần 9 tuổi) và Giaxinta (7 tuổi), chưa xưng ḿnh là ai (cho tới lần cuối cùng 13/10) và đến để làm ǵ (cũng măi cho tới lần cuối cùng 13/10), Mẹ đă đột ngột chặn đầu và thử thách các em bằng lời kêu gọi tuyển mộ như sau: “Các con có sẵn ḷng dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho các con, như một việc đền tạ tội lỗi Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ơn ăn năn cải thiện đời sống không?”

 

Phần ba Thiếu Nhi Fatima, dù bấy giờ chưa biết vị hiện ra với ḿnh là ai và đến để làm ǵ, song theo ơn Chúa thúc đẩy bên trong, các em vẫn đồng thanh thưa: “Vâng, chúng con sẵn ḷng”. Qua lời tự nguyện chân thành và nhiệt t́nh này của 3 thiếu nhi c̣n nhỏ tuổi, trong việc đáp lại ơn gọi đầy bất hạnh khổ đau mà người lớn cũng chưa chắn dám nhận như thế, đă chứng tỏ các em thực sự là thành phần hiệp sĩ của Mẹ, thành phần “sắp hàng vào trận” hết sức can đảm và dấn thân, bất chấp mọi hy sinh thử thách. Cuộc đời của các em đă thực sự sống đúng với ơn gọi của ḿnh. Giaxinta nổi nhất trong ba em về nhiệt tâm t́m đủ mọi dịp hy sinh để cứu các linh hồn tội nhân đáng thương cho khỏi sa hỏa ngục. Phanxicô nổi nhất trong ba em về chuyên tâm nghĩ đến và t́m dịp an ủi Chúa Giêsu Thánh Thể ẩn thân là Đấng “đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”. Lucia th́ không ngớt bị đau khổ dồn dập v́ biến cố Mẹ hiện ra với 3 em, đến nỗi đă quyết định hoàn toàn bỏ cuộc. Các em đă thúc giục nhau, “như đạo binh sắp hàng vào trận”, dâng tất cả mọi hy sinh và đau khổ của ḿnh cho Chúa để đền tạ Ngài và cầu cho tội nhân ơn ăn năn cải thiện đời sống.

 

Thật vậy, trong Bí Mật La Salette năm 1846, sau khi tiên báo cho chung loài người và riêng con cái ḿnh biết:

 

·         Xă hội của con người đang ở vào cận điểm của những cực h́nh khủng khiếp nhất và của những biến cố trầm trọng nhất... Tiền hô của Tên Phản Kitô (có bản Việt ngữ dịch là Qủi Vương) cùng với các quân đoàn triệu tập từ một số nước sẽ chiến đấu chống lại Chúa Kitô đích thực, Đấng Cứu Thế duy nhất của thế giới. Hắn sẽ làm máu đổ nhiều và muốn tận diệt sự tôn thờ Thiên Chúa để tự làm cho ḿnh được chiêm ngưỡng giống như một vị Thiên Chúa. Trái đất sẽ bị điêu linh bởi đủ mọi thứ tai ương. Sẽ có một chuỗi chiến tranh cho đến trận chiến cuối cùng là trận đánh giữa 10 vua của Tên Phản Kitô, mà tất cả có cùng một dự tính và là những nhà lănh đạo duy nhất trên thế giới. Dân chúng sẽ không nghĩ ǵ khác ngoài vui chơi xả láng. Tội nhân sẽ đâm đầu vào đủ mọi thứ tội lỗi... Thiên nhiên đang kêu cầu sự báo oán v́ tội lỗi của con người, và nó run rẩy sợ hăi ở điều xẩy đến cho thế giới nhuốm tộïi án...”,

 

Mẹ Maria đă lên tiếng kêu gọi và hiệu triệu một “đạo binh sắp hàng vào trận” như sau:

 

·         Mẹ khẩn thiết kêu gọi trái đất. Mẹ kêu gọi những môn đệ đích thực của Thiên Chúa hằng sống là Đấng ngự trị trên Trời; Mẹ kêu gọi những môn đồ của Chúa Kitô làm người, Vị Cứu Tinh chân thật duy nhất của con người; Mẹ kêu gọi con cái của Mẹ, những tín hữu đích thực, những người đă hiến ḿnh cho Mẹ để Mẹ dẫn dắt họ đến cùng Con Thần Linh của Mẹ, những người mà Mẹ bồng trên tay, nói cách khác, những người sống theo tinh thần của Mẹ. Sau hết, Mẹ kêu gọi những Tông Đồ Cuối Thời, những môn đệ trung kiên của Chúa Giêsu Kitô, những người sống trong sự khinh chê thế gian và chính ḿnh, trong nghèo khó và khiêm hạ, trong khinh chê và thầm lặng, trong nguyện cầu và khổ chế, trong tinh tuyền và kết hợp với Thiên Chúa, trong khổ đau và ẩn khuất trước mắt thế gian. Đây là lúc họ xuất thân làm cho thế gian tràn đầy ánh sáng. Hăy đi mà tỏ ḿnh ra là các con cái dễ thương nhất của Mẹ. Mẽ sẽ ở bên các con và ở trong các con, nếu Đức Tin của các con là ánh sáng soi cho các con trong những ngày bất hạnh này. Chớ ǵ ḷng nhiệt thành của các con khiến các con đói khát vinh quang và vinh dự của Chúa Giêsu Kitô. Hăy chiến đấu, hỡi con cái của ánh sáng, các con là thành phần ít ỏi. V́ đây là thời điểm của mọi thời điểm, tận cùng của mọi cùng tận”.

 

Lời Mẹ Maria kêu gọi và hiệu triệu một “đạo binh sắp hàng vào trận” này, thực ra, đă được một trong những người con cưng của Mẹ là Thánh Mộng Phố thấy trước và đă minh nhiên nói đến trong cuốn “Thánh Thật Sùng Kính Mẹ Maria” ngài viết từ đầu thế kỷ 18, một cuốn sách, đúng như ngài tiên đoán ở đoạn 114, sẽ bị thần dữ giấu đi, như lịch sử cho thấy xẩy ra đúng như thế, nghĩa là măi sau 126 năm, tức cho tới năm 1842, ngay trước Biến Cố Thánh Mẫu La Salette năm 1846, cuốn sách mới được t́m thấy và bắt đầu phổ biến, trong đó có những đoạn tiên tri sau đây rất hợp với lời hiệu triệu của Mẹ trong Bí Mật La Salette vừa trích dẫn:

 

·         “Chính việc thấy trước (về số phận cuốn sách cũng như số phận những ai thực hành những ǵ phác họa trong cuốn sách) này lại khiến cho tôi phấn khởi và hy vọng sẽ gặt hái được thành qủa lớn lao, tức là được một đạo quân dũng cảm và tinh nhuệ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cả nam lẫn nữ, chiến đấu với thế gian, ma qủi và bản tính hư hoại vào những thời buổi nguy biến hơn bao giờ hết sẽ xẩy đến sau này” (đoạn 114);

 

·         “Họ sẽ là những vị tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần mà Chúa các Đạo Binh sẽ ban cho họ lời nói và sức mạnh để họ thực hiện những điều kỳ diệu và vinh thắng tước đoạt các chiến lợi phẩm từ tay quân thù của Người” (đoạn 58);

·         “Tóm lại, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, bước theo gót chân nghèo hèn, khiêm hạ, bị thế gian khinh chê, yêu thương bác ái của Người; họ giảng dạy con đường hẹp của Thiên Chúa bằng sự thật nguyên vẹn của Thiên Chúa theo Phúc Aâm thánh hảo, chứ không theo những tâm niệm của thế gian... họ sẽ ngậm nơi miệng của ḿnh thanh gươm hai lưỡi là Lời Thiên Chúa. Họ sẽ vác trên vai ḿnh một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ sẽ là những con người cao cả sẽ phải đến; c̣n Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và của Tín Đồ Hồi Giáo” (đoạn 59).

 

5.       THỜI ĐIỂM MARIA CẦN CÓ NHÓM HIỆP SĨ TRÁI TIM MẸ: V̀ CHÚA MUỐN DÙNG CON ĐỂ LÀM CHO MẸ ĐƯỢC NHẬN BIẾT VÀ YÊU MẾN...

 

Nếáu Thời Điểm Maria cần phải có một lực lượng “đạo binh sắp hàng vào trận” như thế, th́ mục tiêu nhắm tới của lực lượng đặc biệt này là ǵ? Vẫn biết, mục tiêu chính yếu và tối hậu của lực lượng “đạo binh sắp hàng vào trận” trong Thời Điểm Maria là để làm cho “Nước Cha trị đến” trên thế gian vào “thời điểm của mọi thời điểm, tận cùng của mọi cùng tận” này, tức nói một cách thực tế hơn như lời Thánh Mộng Phố (vừa được trích dẫn ở đoạn cuối trên đây) là “để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và của Tín Đồ Hồi Giáo”, thế nhưng, muốn đạt được cùng đích này, lực lượng “Tông Đồ Cuối Thời” phải dùng chiến thuật hay chiến lược nào mới có đủ thần lực và dứt khoát sẽ bảo đảm được phần thắng trong tay?

 

“Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ”, như Thánh Mộng Phố khẳng định (như vừa được trích dẫn trên đây). Do đó, thực tế đă cho thấy, vào lần hiện ra thứ hai ngày 13/6/1917 ở Fatima, chính Mẹ đă cho chung 3 Thiếu Nhi Fatima là đạo binh Mẹ triệu tuyển từ lần hiện ra thứ nhất 13/5/1917, và cho riêng Lucia là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất, lănh đạo lực lượng nhỏ bé tiên khởi này biết rằng: “Mẹ sẽ đưa Phanxicô và Giaxinta về trời sớm”, sau đó, Mẹ  đă minh nhiên cho Lucia biết về thân phận và sứ mệnh của em là: “Phần con cần phải ở lại thế gian lâu hơn. Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Đúng thế, chiến lược cũng là chiến thuật của lực lượng “đạo binh sắp hàng vào trận”, thành phần “Tông Đồ Cuối Thời” trong Thời Điểm Maria, đó là sứ mạng phải “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”.

 

Thật vậy, đường lối cuối cùng để cứu độ loài người trong Thời Điểm Maria, thời điểm tiên báo việc Chúa Kitô đến lần thứ hai, là việc “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, tức là việc Ngài muốn “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”. Nghĩa là, bao giờ Mẹ “được nhận biết và yêu mến” cũng là lúc Thiên Chúa cũng được nhận biết và yêu mến, hay là lúc “Nước Cha trị đến” trên thế giới này vậy. Đó là tất cả ư hướng của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917, một biến cố được mở đầu từ Thiên Chúa và kết thúc trong Thiên Chúa, chứ không phải là một biến cố chỉ nổi bật một ḿnh h́nh ảnh Mẹ Maria.

 

Biến Cố Thánh Mẫu Fatima được mở đầu từ Thiên Chúa, ở chỗ, Thiên Thần Ḥa B́nh đă hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima năm 1916 ba lần, lần thứ nhất vào Mùa Xuân, để dậy các em cầu nguyện an ủi Chúa Giêsu Thánh Thể, lần thứ hai vào Mùa Hè, để dậy các em biết lợi dụng tất cả mọi sự trong việc hy sinh đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể, và lần thứ ba vào Mùa Thu, để cho các em rước lễ đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể và dạy các em biết hiến dâng Người lên Thiên Chúa Ba Ngôi. Biến Cố Thánh Mẫu Fatima c̣n kết thúc trong Thiên Chúa nữa, ở chỗ, ngay trước khi Mẹ Maria biến đi để hoàn toàn kết thúc 6 lần hiện ra tại Fatima năm 1917, Mẹ đă ngỏ lời trăn trối cuối cùng, lời trăn trối làm nền tảng cho Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống là Mệnh Lệnh Fatima chính trong ba Mệnh Lệnh Fatima, khi Mẹ kêu gọi: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”.

 

Đúng thế, lời trăn trối cuối cùng của Mẹ Maria ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917 trên đây cho thấy rằng Mẹ thực sự là đường dẫn con người đến cùng Thiên Chúa, tức dẫn con người trở về với Ngài, đúng như lời Mẹ an ủi riêng Lucia vào lần hiện ra thứ hai, 13/6, khi thấy em buồn v́ nghe thấy một ḿnh em sẽ phải ở lại thế gian lâu hơn, trong khi hai em Phanxicô và Giaxinta được về trời sớm: “Con đừng có lo, Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”. Như thế, việc “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, như phần thứ hai của Bí Mật Fatima tiết lộ cho biết, chính là để Mẹ dẫn loài người về với Ngài, hay cũng là để loài người có thể nhờ Mẹ đến với Thiên Chúa. Bởi thế, cũng trong phần thứ hai của Bí Mật Fatima, Mẹ Maria c̣n tiết lộ thêm chi tiết: “Nếu những điều Mẹ dậy được thi hành th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh”, tức là, nếu con người biết tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ theo như ư muốn của Thiên Chúa, th́ cả phần rỗi đời sau của mỗi linh hồn lẫn ḥa b́nh đời này của chung nhân loại, hai mục tiêu chính yếu làm nên Dự Aùn Fatima, sẽ được thực hiện. Như thế, trong Thời Điểm Maria khẩn trương này, theo ư định của Thiên Chúa, Mẹ Maria chính là đường lối cứu độ cuối cùng của Ngài, là chiếc Tầu Noe cấp cứu loài người khỏi đại lụt của Mùa Biển Động Cuối Thời.

 

Lịch sử đă cho thấy, Lucia (c̣n sống tới nay đă ngoài 82 tuổi) qủa thực “ở lại thế gian lâu hơn (hai người em họ cũng được thấy Mẹ hiện ra là Phanxicô chết năm 1919 và Giaxinta chết năm 1920) để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, nhờ đó, “Nước Nga  (đă) trở lại và thế giới (đang) được hưởng một thời gian ḥa b́nh”, đúng như lời Mẹ tiên báo ở cuối phần thứ ba của Bí Mật Fatima. Thật vậy, một trong những việc chính yếu Lucia “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” là, vào ngày 24-10-1940, chị đă viết thư đệ tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII về điều Mẹ Maria cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết ngày 13/7/1917: “Để ngăn ngừa điều này (Thiên Chúa dùng chiến tranh và tai họa để trừng phạt tội lỗi loài người), Mẹ sẽ đến để xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ...”, nhất là Mẹ đă báo động cho riêng chị biết ngày 13/6/1929: “Đă đến lúc Thiên Chúa xin Đức Thánh Cha hiệp với tất cả các giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này”.

 

Phần các Đức Thánh Cha cũng đă dần dần thực hiện điều yêu cầu của Mẹ theo như ư muốn của Thiên Chúa. Trước tiên, Đức Thánh Cha Piô XII đă hiến dâng cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội vào ngày 31-10-1942, năm mừng kỷ niệm ngân khánh Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, và vào ngày 7-7-1952, ngài c̣n hiến dâng đích danh Nước Nga cho Mẹ. Sau đó, Đức Thánh Cha Phaolô VI, theo gương Đức Piô hiến dâng lần thứ nhất, đă hiến dâng tất cả loài người cho Mẹ ngày 21-11-1964, trước mặt toàn thể nghị phụ Công Đồng Chung Vaticanô II. Sau hết, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă hiến dâng hai lần, lần nhất ngày 13/5/1982 tại chính Linh Địa Fatima, chỉ có một ḿnh ngài, dịp ngài tạ ơn sau đúng một năm ngài bị ám không chết tại Công Trường Phêrô ngày 13/5/1981, và lần hai, tại ngay Giáo Đô Rôma, ngài đă cùng với hàng giáo phẩm hoàn vũ vào ngày 25/3/1984 hiệp dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.

 

Biến cố “Nước Nga trở lại”, nhờ đó “thế giới được ban cho một thời gian ḥa b́nh” đây, qua việc “Đức Thánh Cha hiến dâng Nước Nga cho Mẹ” như thế, đă cho thấy thực sự “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, nghĩa là muốn loài người “nhận biết và yêu mến Mẹ” để “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới có ḥa b́nh”. Nếu “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi nương náu và là đường đưa đến với Thiên Chúa” đặc biệt trong Thời Điểm Maria như thế, th́ sứ mệnh của lực lượng “đạo binh sắp hàng vào trận” như thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ thực sự là thành phần “Chúa muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”.

 

6.       THỜI ĐIỂM MARIA CẦN CÓ NHÓM HIỆP SĨ TRÁI TIM MẸ: V̀ CHÚA MUỐN DÙNG CON ĐỂ LÀM CHO MẸ ĐƯỢC NHẬN BIẾT VÀ YÊU MẾN NHƯ LÀ MỘT HIỆP SĨ TRÁI TIM MẸ.

 

Sở dĩ Thời Điểm Maria cần một lực lượng “đạo binh sắp hàng vào trận” hăng say, hùng dũng và can trường như những hiệp sĩ, mà là những Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ, bởi v́, lư do thứ nhất, họ là thành phần “Chúa muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” bằng việc “thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, lư do thứ hai, “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi nương náu” của họ, như đồn trú an toàn cho họ trước những cuộc tấn công của thần dữ, và lư do thứ ba, “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là đường đưa đến với Thiên Chúa” của họ, bằng gương Mẹ sống đức tin, để nhờ đó họ có thể toàn thắng ngụy thần, cho “Nước Cha trị đến” muôn đời.

 

Thật vậy, nếu không sống nhờ Trái Tim Mẹ và trong Trái Tim Mẹ, lực lượng “đạo binh sắp hàng vào trận” có hăng say, hùng dũng và can trường đến đâu đi nữa, cũng sẽ bị “Satan là tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9) đánh lừa, đến nỗi, thay v́ là những môn đệ đích thực của Chúa Kitô, th́ lại là kitô giả, thành phần hăng say làm tay sai đắc lực cho ngụy thần mà không biết, làm nội công phá Giáo Hội mà cứ tưởng ḿnh xây dựng. Đó là lư do, để gia nhập hàng ngũ của “Nữ Vương Thắng Trận” là “Đức Bà Mân Côi” Maria, Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ trước hết cần phải tận hiến cho Mẹ. Sau đó, một khi đă thuộc trọn về Mẹ, tức đă nhờ Mẹ, họ c̣n phải sống trong Mẹ nữa, tức sống theo gương đức tin của Mẹ trong mọi sự, nhất là trong việc theo Chúa Kitô, “đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev.14:4), cho đến khi “đứng bên thập giá Chúa Giêsu” (Jn.19:25) như Mẹ. Và việc trung thành theo Chúa Kitô cho tới cùng như thế mới chứng tỏ Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ, như lời Mẹ trong Bí Mật La Salette, là “những môn đệ trung kiên của Chúa Giêsu Kitô”, hay như câu Thánh Mộng Phố viết (được trích dẫn trên đây) trong cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria”, “là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô”, và là chứng nhân sống động của Người, do đó, họ cũng là mục tiêu tấn công trước tiên và trên hết của thần dữ, đúng như thị kiến của Thánh Gioan thấy trong Sách Khải Huyền: “Tức hận với người nữ, con rồng liền đi giao chiến với con cái của bà, thành phần tuân giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Rev.12:17).

 

Qua câu của Sách Khải Huyền vừa được trích dẫn trên đây, có hai hệ luận được suy ra: hệ luận thứ nhất, đă là con cái của Mẹ Maria th́ mặc nhiên là thành phần địch thủ của Satan mà hắn cần phải triệt hạ để thỏa hận v́ hắn đă không làm ǵ được chính Mẹ; hệ luận thứ hai, thành phần con cái Mẹ sẽ trở thành mục tiêu tấn công của thần dữ đây chính là “thành phần tuân giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu”. Nói cách khác và ngược lại, nếu không “tuân giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” th́ Kitô hữu chẳng những không thực sự và hoàn toàn thuộc về con cái đích thực của Mẹ, mà thậm chí c̣n có thể thuộc về phe địch, đến nỗi có thể trở thành tay sai đắc lực cho ma qủi, và nếu bị thần dữ tấn công trong việc sống đức tin chân chính cũng như trong việc làm tông đồ đức mến th́ đó là dấu hiệu cho thấy người con của Mẹ thực sự đang sống như một Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ rồi vậy.

 

Sở dĩ thành phần con cái Mẹ Maria, “thành phần tuân giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu”, trở thành mục tiêu tấn công của Satan, không phải chỉ v́ hắn muốn thỏa hận với người nữ, cho bằng bản chất của hắn là “con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, ŕnh chực để nuốt con trẻ khi đứa nhỏ được sinh ra” (Rev.12:4). Nếu con rồng chống đối Thiên Chúa, qua thái độ “đứng trước người nữ sinh con”, tức không chấp nhận việc “bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đă nhập thể trong ḷng trinh nữ Maria và đă làm người” (Kinh Tin Kính), th́ hắn làm sao có thể chấp nhận những kẻ đi ngược với đường lối của hắn, trong việc họ “tuân giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa”. Và nếu “con rồng... ŕnh chực để nuốt con trẻ khi đứa nhỏ được sinh ra”, tức không muốn Chúa Giêsu Kitô được loài người nhận biết và yêu mến, tức muốn phá hoại công ơn cứu chuộc của Người, th́ hắn làm sao có thể chịu được những ai “làm chứng cho Chúa Giêsu”.

 

Thế nhưng, như ngày xưa đă mặc lấy h́nh ảnh “con cựu xà” (Rev.12:9) để cám dỗ nữ nguyên tổ Evà thế nào (xem Gn.3:1-5), Satan cũng sẽ không hiện nguyên h́nh ra để trực tiếp “giao chiến với con cái người nữ” như vậy, mà là qua các lực lượng của hắn, đó là hai con mănh thú, như Thánh Gioan thị kiến thấy trong Sách Khải Huyền, ở chỗ, ngay sau khi “con rồng đi giao chiến với con cái người nữ”, th́ có một con mănh thú thứ nhất “từ biển tiến lên” (Rev.13:1), rồi sau đó tới một con mănh thú thứ hai “từ đất xuất phát” (Rev.13:11). Theo h́nh thù và các đặc tính được Sách Khải Huyền diễn tả (xem dẫn giải trong cuốn hận Thù Quyết Thắng trang 171-190 và cuốn Thời Điểm Maria... Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ, trang 79-106), th́ “con mănh thú từ biển tiến lên” chính là hiện thân của tinh thần chống đối Thiên Chúa của Satan trên thế gian, và “con mănh thú từ đất xuất phát” chính là tiêu biểu cho công cuộc Satan phá hoại ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô nơi các linh hồn.

 

Đó là lư do, khi hiện ra với chị Lucia ngày 10-12-1925 tại Pontevedra ở Tây Ban Nha, Mẹ Maria đă kêu gọi chị hăy đền tạ an ủi “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn quấn chung quanh v́ tội lộng ngônvô ơn của những kẻ vong ân bội bạc hằng liên lỉ đâm vào”. “Tội lộng ngôn” là tội con người nói chung và con cái Giáo Hội nói riêng theo Satan “đứng trước người nữ sắp sinh con”, với tinh thần chống đối bất phục tùng như “con mănh thú tiến lên từ biển”; “tội vô ơn” là tội riêng con cái Giáo Hội theo Satan “ŕnh chực để nuốt con trẻ khi đứa nhỏ được sinh ra”, với thái độ phản bội và phá hoại công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô nơi chính bản thân ḿnh, cũng như nơi người khác bằng gương mù của ḿnh, như là “con mănh thú xuất phát từ đất”. Bởi thế, để đền tạ “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” về hai “tội lộng ngôn và vô ơn” này, như Mẹ cho chị Lucia biết cùng ngày 10-12-1925 là, “giữ 5 Ngày Thứ bảy Đầu Tháng”, thứ nhất, bằng việc “xưng tội” (như để bù lại “tội lộng ngôn”, ở chỗ nhận biết t́nh thương của Chúa trong việc Ngài thứ tha tội lỗi cho ḿnh), thứ hai bằng việc “rước lễ” (như để bù lại “tội vô ơn”, ở chỗ tiếp nhận sự sống trường sinh qua Thánh Thể Chúa Kitô), thứ ba, bằng việc “lần hạt 50 Kinh Mân Côi” (như để bù lại “tội lộng ngôn”, ở chỗ chúc tụng “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc...”), và thứ bốn, bằng việc “suy niệm 15 mầu nhiệm Mân Côi trong ṿng 15 phút” (như để bù lại “tội vô ơn”, ở chỗ tưởng niệm công ơn cứu chuộc của Chúa Mẹ được tóm gọn trong 15 mầu nhiệm Mân Côi).

 

Nói chung, tinh thần chống đối bất phục tùng Thiên Chúa và phá hoại công ơn cứu chuộc của Ngài nơi Chúa Giêsu Kitô là tinh thần Phản Kitô (xem 1Jn.4:3), một tinh thần được hiện thân nơi thành phần kitô giả hay tiên tri giả (xem Mt.24:5,11,23-24), một thành phần được Thánh Gioan, trong thư 2, câu 7, điểm mặt là thành phần “không công nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt”. Căn cứ vào đặc điểm chính yếu làm nên bản chất của ḿnh này, thành phần kitô giả hay tiên tri giả mang tinh thần Phản Kitô theo tự nhiên sẽ tỏ ra bốn thái độ và hành động thực tế như sau. Thứ nhất, không tin phục và tỏ ra chống đối Huấn Quyền Giáo Hội nói chung và Giáo Hoàng nói riêng là hiện thân của “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” để chăn dắt và cai quản Giáo Hội của Người trên trần gian này. Thứ hai, không tin nhận và tỏ ra bất kính “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” nơi Bí Tích Thánh Thể để làm thần lương nuôi sống Dân Chúa trên đường về Trời. Thứ ba, không tin kính và tỏ ra đả phá các việc tôn sùng Mẹ Maria là Mẹ “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt”. Thứ bốn, không nh́n nhận và khinh bỉ “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” nơi “những người anh em hèn mọn nhất” (Mt.25:40,45) của Người là thành phần bất hạnh nhất trên đời, như thai nhi tật nguyền (bằng việc phá thai) hay bệnh nhân bất trị (bằng việc an tử) v.v.

 

Là “con cái người nữ, thành phần tuân giữ các mệnh lệnh Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu”, Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ phải đương đầu và chiến đấu đặc biệt với tinh thần Phản Kitô trên đây, bằng cách sống đúng với Ba Thần Đức Tin-Cậy-Mến, theo Linh Đạo Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ, như được phác họa trong cuốn “Thời Điểm Maria... Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ” (trang 134). Thứ nhất, Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ tin kính Thiên Chúa bằng việc tín phục Giáo Hội và các vị Giáo Hoàng, ở chỗ tuân giữ từng giáo huấn và mọi giáo huấn tông truyền của Giáo Hội, qua việc học hỏi giáo lư của Giáo Hội. Thứ hai, Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ cậy trông Thiên Chúa như Ngài đă nhập thể trong ḷng Mẹ mà đến với loài người, bằng việc tận hiến cho Mẹ, cầu Kinh Mân Côi hằng ngày và luôn noi theo gương sống đức tin của Mẹ. Thứ ba, Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ mến yêu Thiên Chúa bằng việc tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể, ở chỗ cố gắng tham dự Thánh Lễ hằng ngày cũng như hết ḷng trọng kính nhân phẩm của tất cả mọi người.

 

Thế nhưng, để có thể giữ vững ba thần đức Tin-Cậy-Mến này trong việc chống lại với tinh thần Phản Kitô nơi bản thân cũng như nơi thành phần kitô giả hay tiên tri giả trong Thời Điểm Maria này, người Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ chắc chắn sẽ gặp nhiều chống đối, thù hằn, thậm chí bị bách hại hay sát hại nữa. Bởi thế, dấu hiệu chứng tỏ họ thực là Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ sống động nhất, đó là họ tỏ ra chấp nhận và mến chuộng mọi thánh giá, bất chấp mọi đau khổ, trái lại, c̣n lấy làm vinh dự (xem Gal.6:14) và hiên ngang v́ được vác thập giá với Chúa "đi đến bất cứ nơi nào" (Rev.14:4) như Trái Tim Mẹ Maria, một Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội biểu dương cho tấm ḷng trung kiên theo Chúa và tuyệt đối tin tưởng vào Ngài, chẳng những không bị Satan làm chủ và khống chế mà c̣n chiến thắng và đạp nát cái đầu biểu hiệu cho "những ư nghĩ kiêu căng" (Lk.1:51) của hắn, khi “đứng bên thập giá Chúa Giêsu” (Jn.19:25).

 

Nếu dấu hiệu chứng thực “con cái người nữ, thành phần tuân giữ các mệnh lệnh Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” ở chỗ “đứng bên thập giá Chúa Giêsu”, th́ biểu hiệu (logo) của thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ chính là chữ M được ngự trị bởi một cây Thánh Giá, như được thấy ở đằng sau mẫu ảnh Mẹ Ban Ơn mà mỗi người Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ đeo vào cổ sau khi tận hiến cho Mẹ, để chính thức gia nhập Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ, hay như h́nh ảnh Mẹ Đồng Công đang ôm chân Thánh Giá và ngước mắt nhỏ lệ nh́n lên đôi chân của Chúa Giêsu, như được thấy trong h́nh b́a của cuốn “Thời Điểm Maria... Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ”, Thủ Bản của chung Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ. H́nh ảnh một con người Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ trung thực làm chứng cho Chúa Kitô cho tới khi “đứng bên thập giá” Người, tức bị rắn cắn đến tử thương, song nhờ đó, Chúa Kitô mới được dịp chiến thắng ngụy thần nơi họ cũng như nơi các linh hồn, đă được Thánh Mộng Phố phác tả trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria ở đoạn 54 như sau:

 

·         “Quyền năng của Mẹ Maria trên tất cả mọi qủi ma sẽ đặc biệt chiếu sáng vào những thời buổi sau này, khi mà Satan giăng bẫy gót chân của Mẹ: tức là giăng bẫy các tôi tớ khiêm hạ và các con cái nghèo hèn của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ lập nên để chống lại hắn. Họ sẽ nhỏ bé và nghèo hèn trước mắt thế gian, hạ ḿnh xuống như gót chân trước tất cả mọi người, bị các phần thể khác giầy đạp và bắt bớ như một gót chân. Thế nhưng, nhờ vậy mà họ lại trở nên giầu sang trong ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng Mẹ Maria sẽ ban phát cho họ một cách dồi dào. Họ sẽ nên cao cả và thăng tiến trong đường thánh đức trước nhan Thiên Chúa, vượt trên tất cả các tạo vật khác ở ḷng nhiệt thành sống động của họ, và được ơn phù trợ của Thiên Chúa nâng đỡ đến nỗi, hiệp với Mẹ Maria, bằng việc khiêm hạ như gót chân, họ sẽ đạp nát đầu ma qủi để mang lại chiến thắng cho Chúa Giêsu Kitô”.

 

Như thế, có thể định nghĩa về Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ như sau

 

·         Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ là “gịng dơi người nữ, thành phần tuân giữ các mệnh lệnh Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Rev.12:17) trong Thời Điểm Maria cho đến khi “đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu” (Jn.19:25) như Mẹ Maria.

 

·         Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ là Chứng Nhân của Chúa Kitô trong Thời Điểm Maria bằng Tinh Thần của Mẹ Maria.

 

·         Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ là “đạo binh sắp hàng vào trận” của Mẹ Maria “để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, theo ư “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, cho “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới ḥa b́nh”.

 

Tóùm lại, nếu chúng ta thực sự chân nhận rằng chúng ta đang sống trong Thời Điểm Maria là Thời Điểm Mẹ Maria trực tiếp nhúng tay vào lịch sử nhân loại, Thời Điểm Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, cũng là Thời Điểm báo hiệu Chúa Kitô sắp sửa tái giáng, th́ chẳng khác nào như chúng ta đă được chính Mẹ đă hiện ra với chúng ta và kêu gọi chúng ta, như Mẹ đă thực sự hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima năm 1917 để kêu gọi các em: “Các con có sẵn ḷng dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chịu tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho các con hầu đền tạ các tội lỗi Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ơn ăn năn cải thiện đời sống không?” Nếu nhờ ơn Chúa, ba Thiếu Nhi Fatima đă như các Hiệp Sĩ đích thực của Mẹ đồng thanh đáp ứng lời mời gọi từ trời: “Vâng, chúng con sẵn ḷng”, và các em cũng đă nhờ ơn Chúa sống trọn thân mệnh v́ Chúa hy sinh cho phần rỗi các linh hồn, th́ chắc chắn, là con cái của Mẹ Maria, chúng ta cũng được kêu gọi và ban đủ ơn như các em, trong việc trở thành những Tông Đồ Cuối Thời, một khi chúng ta biết nhắm mắt dấn thân để tuyên hứa làm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ. V́ chỉ liều mạng tận hiến cho Mẹ Maria để làm những Tông Đồ trong Thời Điểm Maria của Mẹ, chúng ta mới có thể chứng tỏ đặc tính can đảm thiết yếu của người Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ, và mới tỏ ra giống Trái Tim Mẹ của ḿnh, một Trái Tim liều mạng tận hiến cho Thiên Chúa: “Này tôi... xin vâng” (Lk.1:38).

 

 

(bài này đă được phổ biến trên Nguyệt San Hiệp Nhất của Cộng Đồng CG/VN/GP Orange, phần nhất số tháng 10/1999 và phần hai số tháng 11/1999)