Linh Đạo Fatima

 

12. HAI VỊ Á THÁNH THIẾU NHI TIÊN KHỞI PHANXICÔ VÀ GIAXINTA

 

TẠI SAO LÂU?

 

Ngày 13 tháng Hoa Năm Thánh 2000 là ngày kỷ niệm 83 năm Mẹ Maria lần đầu tiên hiện ra ở Fatima nước Bồ Đào Nha với 3 em Thiếu Nhi Fatima là Lucia (10 tuổi), Phanxicô Marto (gần 9 tuổi) và Giaxinta Marto (7 tuổi). Thế nhưng, cũng trong ngày kỷ niệm này, hai thiếu nhi nhỏ, đúng như lời Mẹ tiên báo cùng Lucia ngày 13/6/1917, được Mẹ Maria đưa về trời sớm, đầu tiên là Phanxicô vào ngày 4/4/1919 hưởng thọ 11 tuổi (11/6/1908), rồi đến Giaxinta vào ngày 20/2/1920 hưởng thọ 10 tuổi (11/3/1910), sẽ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Á Thánh (beatification), như thông báo chính thức của Đức Giám Mục Derafim de Sousa Ferreira e Silva cai quản giáo phận Leiria-Fatima.

Theo Đức Tổng Giám Mục Jose Saraiva Martins, Bộ Trưởng Thánh Bộ Cứu Xét Phong Thánh, th́ vụ án phong thánh cho hai Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta đă được bắt đầu từ năm 1952 tại giáo phận Leiria-Fatima. Thế nhưng, tiến tŕnh phong thánh này đă bị tŕ hoăn là v́ vấn đề phong thánh cho các em là trẻ em liên quan đến tín lư và giáo luật, ở chỗ, các em chưa ở vào tuổi thiếu niên (pre-adolescent) hay tuổi dậy th́, tức tuổi “tiên”, tuổi theo tiếng Anh là “teen”, tuổi từ 13 thirteen tới hết 19 nineteen, (không như trường hợp Maria Goretti vừa tử đạo vừa là con gái ở vào tuổi dậy th́ 12). Trong khi đó, Thánh Bộ Cứu Xét Phong Thánh lại nhận được 180 khẩn nguyện thư thuộc 44 quốc gia trên thế giới, từ các vị hồng y, giám mục, đặc sứ ṭa thánh và linh mục coi xứ tŕnh bày cho thấy những lợi điểm của việc phong thánh cho hai em đối với giới trẻ trong thế giới hiện đại. Cuối cùng, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă rút ngắn tiến tŕnh phong thánh cho hai em, bằng việc công nhận nhân đức anh hùng của hai Đấng Đáng Kính (venerable) này ngày 13/5/1989, một biến cố không ngờ đă xẩy ra như điềm báo trước biến động Đông Âu sau đó ở Balan ngày 19/8/1989 (cũng là ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần thứ 4 tại Valinhos, chứ không phải ở cây sồi như các lần khác trên đồi Cova da Iria vào ngày 13 như Mẹ muốn ngay từ đầu, v́ việc nhúng tay can thiệp của chính quyền địa phương). Mười năm sau, ngày 28/6/1999, hai Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta lại được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban bố một sắc lệnh công nhận phép lạ của hai Đấng Đáng Kính này làm, để hai vị có thể được Giáo Hội tuyên phong Á Thánh.

 

Thánh Chỗ Nào?

 

 

Tất nhiên, nếu không có phép lạ, và cũng không phải là những vị tử đạo, (như trường hợp các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam), hai Thiếu Nhi Fatima sẽ không được Giáo Hội tuyên phong Á Thánh. Như vậy, phép lạ do hai Đấng Đáng Kính Phanxicô và Giaxinta làm được Giáo Hội công nhận là dấu chứng tỏ hai Thiếu Nhi Fatima này có quyền thế và công nghiệp trước nhan Thiên Chúa. Tức là, theo ngôn từ phong thánh, hai Thiếu Nhi Fatima ấy thực sự đă có đủ nhân đức anh hùng (heroic  virtue hay heroism) khi c̣n sống, những nhân đức đáng nêu gương cho chung thế nhân và cho riêng giới trẻ, đặc biệt là giới thiếu nhi. Việc Giáo Hội phong Á Thánh cho hai Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta có nghĩa là Kitô hữu Công Giáo chùng ta có thể nên thánh bất cứ ở tuổi nào, dù c̣n nhỏ đi nữa, nhất là ở vào tuổi nhỏ của thời đại hiện nay, lứa tuổi mà dù mới lên 6 cũng đă biết cầm súng hạ sát địch thủ của ḿnh tại ngay nơi học làm người, như trường hợp của em trai ở trường tiểu học Buell, thành phố Flint, tiểu bang Michigan Hoa Kỳ vào ngày cuối tháng Hai nhuận năm 2000 vừa qua.

 

Vậy đâu là nhân đức anh hùng của hai Đấng Đáng Kính Phanxicô và Giaxinta? Theo Đức Tổng Giám Mục Bộ Trưởng Thánh Bộ Cứu Xét Phong Thánh trên đây, th́ nguyên một việc các em nhất định, dù có bị thẩm quyền địa phương uy hiếp khủng khiếp hết sức nguy hiểm đến tính mạng đi nữa, cũng không chịu nói ra Bí Mật Fatima như Mẹ Maria căn dặn các em, đă đủ chứng tỏ các em già dặn và gan dạ phi thường (hơn cả người lớn) rồi. Ngoài ra, theo người viết, các em c̣n tỏ ra nhân đức anh hùng ở những chỗ khác nữa, chẳng hạn các trường hợp sau đây.

 

Trước hết, đáp lại lời kêu gọi của Mẹ Maria vào ngay lần Mẹ hiện ra đầu tiên với các em ngày 13/5/1917: “Các con có muốn dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho các con, như một việc đền tạ những xúc phạm Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ăn năn trở lại không?”, các em đă hăng say nghe theo lời Mẹ toàn hiến cho Thiên Chúa khi đồng thanh đáp: “Vâng, chúng con sẵn sàng!”, sẵn sàng chấp nhận một tương lai đau khổ hơn là sung sướng, một tương lai hy sinh cho tha nhân hơn là hồn nhiên vui sống tuổi thiếu nhi của ḿnh, một tương lai mà người lớn nếu được kêu gọi cũng chưa chắc dám nhận, chưa chắc dấn thân một cách nhiệt t́nh như vậy, nhất là khi họ sống ở trong một thế kỷ mở màn cho trào lưu con người ùa nhau sống theo cá nhân chủ nghĩa (individualism) và hưởng thụ (consumerism) này.

 

Thứ đến, để trung thành với lời thề hứa của ḿnh trong ơn gọi làm vật tế thần, làm của lễ hy sinh đền thay cho các tội nhân, th́ về mặt tiêu cực, hai em đă dứt khoát từ bỏ tất cả những thú tiêu khiển lành mạnh vô tội, như Phanxicô thích ngồi thổi sáo một ḿnh trên đồi, và Giaxinta thích nhảy múa theo điệu nhạc trổi lên, trái lại, về mặt tích cực, Phanxicô chỉ chuyên chú t́m dịp âm thầm cầu nguyện an ủi “Chúa Giêsu ẩn thân” (hidden Jesus) của em trong Bí Tích Thánh Thể bằng chuỗi Kinh Mân Côi luôn cầm ở trong tay, và Giaxinta không lúc nào không khao khát t́m đủ mọi dịp hy sinh hăm ḿnh trong hết mọi sự cho các tội nhân đáng thương của em, thậm chí, em đă phải hy sinh đến cùng, ở chỗ, sau khi khóc nhiều lần, em đă vui ḷng chấp nhận số phận cuối đời của ḿnh, như lời Mẹ Maria cho em biết trước, là em sẽ phải chịu cảnh lẻ loi cô độc một ḿnh không có một người thân yêu nào bên cạnh trước khi em nhắm mắt ĺa đời; và thật sự cuối cùng đă xẩy ra đúng như vậy.

 

Sau nữa, chẳng những chuyên tâm hy sinh hăm ḿnh riêng, như Giaxinta, hay cầu nguyện đền tạ riêng, như Phanxicô, các em c̣n làm chung với nhau và làm giống nhau những việc hy sinh với tinh thần cầu nguyện nữa. Chẳng hạn như, các em ngày nào cũng đă cùng nhau nhịn ăn trưa, nhường phần ăn cho các thiếu nhi khác trong vùng nghèo hơn ḿnh; cùng nhau nhịn khát trong mùa hè, đến nỗi khát quá phải đi t́m nước uống, song khi có nước rồi th́ lại đổ đi không ai chịu uống để nhất định hy sinh; cùng nhau hăm ḿnh bằng cách lấy một sợi giây thừng vớ được trên đường đi, chia ra mỗi em một khúc để thắt vào bụng cho đau đớn và khó chịu v.v.. Tất cả những ǵ các em làm, nếu người lớn biết được chắc chắn họ đă ngăn cản không cho làm, đă được Mẹ Maria cho các em biết trong lần hiện ra thứ năm, 13/9/1917, là: “Thiên Chúa hài ḷng về những hy sinh của các con”. Thiên Chúa hài ḷng với các em không phải chỉ v́ nguyên việc các em cùng nhau hy sinh đến độ “anh hùng” theo ḷng sốt sắng của ḿnh, cho bằng chính v́ các em c̣n thúc giục nhau luôn luôn nhớ làm tất cả những hy sinh hay chịu đựng tất cả mọi khổ đau ấy với mục đích và ư chỉ duy nhất là để “đền tạ” Thiên Chúa về tội lỗi của các tội nhân đă xúc phạm đến Ngài, đúng như ư Mẹ Maria kêu gọi các em ngay từ đầu. Thật ra, các em phải có tràn đầy tinh thần hy sinh đền tạ ở bên trong rồi các em mới có thể thực hiện một cách nhiệt thành và liên lỉ những việc làm anh hùng bên ngoài như thế được.

 

Sau hết, các em chẳng những sống thánh mà c̣n đóng cả vai tṛ làm tông đồ giới trẻ cho nhau và cho đám thiếu nhi đồng bạn nữa. Chẳng hạn như có lần chị Lucia của các em bị cám dỗ tham gia vào việc tổ chức hội hè chơi đùa theo kiểu thế gian với giới trẻ quen biết, v́ Lucia nổi tiếng có tài về ca vũ, đă bị Phanxicô phản đối và ngăn chặn, bằng cách em bày mưu cho chị làm sao để từ chối khéo, đến nỗi, kết quả đă xẩy ra hết sức bất ngờ là, giới trẻ thiếu nhi chẳng những đă bỏ cuộc tổ chức vui chơi của họ mà c̣n theo 3 em đến chính chỗ Mẹ Maria hiện ra để lần hạt cầu nguyện chung với các em nữa. Ngoài ra, ngay trước lần Mẹ Maria hiện ra lần thứ ba, 13/7/1917, lần quan trọng nhất, v́ là lần Mẹ sẽ cho các em thấy hỏa ngục và tiết lộ Bí Mật Fatima cho các em, th́ chị Lucia của các em bị cám dỗ rất nặng nề, thậm chí chị đă nản chí và quyết tâm trốn lánh các em để khỏi phải đến nơi Mẹ Maria muốn như hai lần trước vào giờ nhất định, đă bị tinh thần và gương sáng của Phanxicô và Giaxinta lôi kéo làm chị bừng tỉnh để đi trọn con đường Tông Đồ Fatima của ḿnh. Chưa hết, trước lần Mẹ Maria hiện ra lần thứ bốn vào tháng tám, cả ba em đang bị nhốt trong tù cho đến khi các em phải khai báo tất cả Bí Mật Fatima, như các em được Mẹ Maria cho biết vào tháng bảy trước đó, lên chính quyền địa phương, th́ thiếu nhi Phanxicô đă lên tiếng nhắn nhở một tù nhân người lớn đang cùng với các em đọc kinh phải bỏ mũ ra khi cầu nguyện với Chúa.

 

Phanxicô và Giaxinta đă sẵn sàng hy sinh chịu khổ để đền tạ Thiên Chúa mà cứu các tội nhân như thế th́ chẳng khác ǵ như hai em đă đóng vai tṛ “muối đất” (Mt 5:13) của thành phần môn đệ theo chân Đấng đă “tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư” (Gioan 17:19), đă “hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28). Đúng vậy, nếu thế gian lúc nào cũng có một số tâm hồn làm “muối đất” như hai Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta th́ thế gian, với một thiểu số thánh nhân cần thiết như trong trường hợp của thành Sôđôma được Abraham can thiệp ngày xưa (xem STK 19:24, 28-32), chắc chắn sẽ không bị ươn thối như ngày nay, không bị phá sản khủng khiếp về văn hóa và đạo đức như hiện nay, không bị mất ư thức tội lỗi như ngày nay, đến nỗi đă biến những ǵ tự nó là lành thành dữ, cũng như đă biến những ǵ tự nó là dữ thành lành, theo ư riêng tự quyết của con người văn minh duy nhân bản hiện nay. Bởi thế, trước khi Kitô hữu Công Giáo chúng ta phàn nàn về và đổ lỗi cho t́nh trạng băng hoại (corruption) của xă hội ngày nay, chúng ta hăy kiểm điểm xem ḿnh đă thực sự là chứng nhân của Chúa Kitô chưa, hay đă trở thành phản chứng (counter-witness) của Chúa Kitô, chẳng những không làm cho thế nhân nhận biết Người lại c̣n xa Người nữa. Đó là lư do Công Đồng Chung Vaticanô II, qua Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes về Giáo Hội Trong Thế Giới Tân Tiến, đoạn 19, đă nhắc nhở tín hữu đối với trách nhiệm của họ trước hiện tượng vô thần hiện đại.

 

Xin hai vị Tân Á Thánh Thiếu Nhi Phanxicô và Giaxinta giúp cho Kitô hữu Công Giáo chúng ta luôn ư thức được rằng, bởi Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đă được thánh hóa, tức đă là những vị thánh, do đó, thánh không phải chỉ là tính chất phụ thuộc của chúng ta, (như kiểu tĩnh từ bổ túc cho danh từ), khi chúng ta cố gắng trở nên thánh theo hoàn cảnh của ḿnh, như trở thành một bác sĩ thánh, một luật sư thánh, một kỹ sư thánh, một linh mục thánh, một người chồng thánh, một người vợ thánh v.v., trái lại, thánh chính là và phải là bản chất của chúng ta, (như chủ từ chi phối động từ), khi chúng ta nỗ lực thể hiện ḿnh thật sự là một vị thánh chữa trị bệnh tật, một vị thánh bênh vực nhân quyền, một vị thánh sáng chế phát minh, một vị thánh dâng lễ giải tội, một vị thánh làm chồng làm cha, một vị thánh làm vợ làm mẹ v.v. Nếu thế giới ngày nay có 10 Mẹ Têrêsa Calcutta, hay có một tiểu đoàn như hai Á Thánh Thiếu Nhi tiên khởi Phanxicô và Giaxinta, (nghĩa là trên 180 quốc gia, mỗi quốc gia có một cặp thiếu nhi thánh như vậy), th́ chắc chắn điều Mẹ hứa trong phần thứ nhất của Bí Mật Fatima sẽ được thực hiện, đó là: “Nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh”.

 

 

THÁNH ĐƯỢC SAO?

 

 

Trong một thế giới hầu như không c̣n nghe thấy chữ thánh thiện hay có nói đến chữ này th́ người ta tự nhiên cũng cảm thấy ngượng ngùng và thấy ḿnh không giống ai, trái lại, chính trong cái thế giới (nhất là Âu Mỹ) chẳng những không dạy đức dục ở học đường mà c̣n dạy tính dục (sex education) cho giới trẻ hiện nay, Vị Mục Tử Tối Cao của Giáo Hội Công Giáo lại gửi một Sứ Điệp cho chung Giới Trẻ trong dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 15, với chủ đề “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Gioan 1:14), trong đó ngài chẳng những đă kêu gọi họ quyết tâm nên thánh mà c̣n chỉ dẫn cho họ cách thức chắc chắn bảo đảm nên thánh như sau:

 

“Các con hăy chiêm ngắm và suy niệm! Thiên Chúa đă dựng nên chúng ta để thông phần vào chính sự sống của Ngài; Ngài kêu gọi chúng ta để trở nên con cái của Ngài, trở nên những chi thể sống động của Nhiệm Thể Chúa Kitô, trở nên đền thờ sáng ngời của Thần Linh Yêu Thương. Ngài kêu gọi chúng ta trở thành sở hữu của riêng Ngài: Ngài muốn tất cả chúng ta là những vị thánh. Giới trẻ thân mến, chớ ǵ tham vọng thiện hảo của các con là nên thánh như Ngài là thánh.

 

“Các con sẽ hỏi Cha: thế nhưng ngày nay c̣n có thể làm thánh được sao? Nếu chúng ta chỉ cậy dựa vào sức mạnh loài người th́ thực sự là không thể làm được việc này. Thật vậy, các con đă quá rơ về những thành quả cũng như thất bại của ḿnh; các con cũng biết được những gánh nặng đè trên con người, nhiều nguy hiểm đe dọa họ và những hậu quả do tội lỗi của họ gây ra. Có những lúc chúng ta bị chán nản kềm giữ, đến nỗi nghĩ rằng không thể nào thay đổi được ǵ hết, cả ở nơi thế gian cũng như nơi bản thân ḿnh.

 

“Cho dù cuộc hành tŕnh khó khăn, chúng ta cũng có thể làm được mọi sự trong Vị là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Vậy các con đừng hướng về một ai khác ngoài Chúa Giêsu. Các con đừng nh́n đâu khác ngoài nơi mà chỉ có Người mới có thể ban cho các con, v́ “trong tất cả mọi danh hiệu trên thế gian được ban cho loài người th́ chúng ta được cứu độ chỉ do nơi danh hiệu duy nhất này mà thôi” (Acts 4:12). Với Chúa Kitô th́ sự thánh thiện Thiên Chúa muốn nơi mọi người lănh nhận bí tích rửa tội vẫn có thể đạt thành. Các con hăy cậy dựa nơi Người; các con hăy tin tưởng vào quyền năng vô địch của Phúc Âm và hăy lấy đức tin làm nền tảng cho niềm hy vọng của ḿnh. Chúa Giêsu bước đi với các con, Người canh tân tâm hồn các con và kiên cường các con bằng sức mạnh của Thần Linh Người.

 

“Hỡi giới trẻ của mọi địa lục, các con đừng sợ là những vị thánh của thiên niên mới! Các con hăy chiêm niệm, hăy yêu thích nguyện cầu; các con hăy gắn bó với đức tin của ḿnh và hăy quảng đại trong việc phục vụ anh chị em ḿnh, các con hăy là những chi thể sinh động của Giáo Hội và hăy là những nhà xây dựng ḥa b́nh. Để đạt được kết quả trong dự phóng thiết yếu của đời sống này, các con hăy tiếp tục lắng nghe Lời Người, hăy lấy sức mạnh từ các phép bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Thống Hối. Chúa muốn các con là những tông đồ gan dạ cho Phúc Âm của Người và là những nhà xây dựng cho một nhân loại mới”.

 

(L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 7/7/1999, đoạn số 3)

 

Đúng thế, “nếu chúng ta chỉ cậy dựa vào sức mạnh loài người th́ thực sự là không thể làm được việc này”, nhưng, “với Chúa Kitô th́ sự thánh thiện Thiên Chúa muốn nơi mọi người lănh nhận bí tích rửa tội vẫn có thể đạt thành”. Phanxicô và Giaxinta chỉ được biến đổi từ khi Mẹ Maria hiện ra với các em mà thôi. Nghĩa là, chỉ trong ṿng 2 năm (đối với trường hợp của Phanxicô) và 3 năm (đối với trường hợp của Gianxinta), kể từ khi Mẹ Maria hiện ra với các em (1917), hai em đă nên thánh. Không phải hay sao, kể cả việc các em tự nhiên sẵn ḷng chấp nhận lời mời gọi để trở thành của lễ hy sinh đền tạ Thiên Chúa mà cứu các tội nhân, việc các em nhất định từ bỏ những thú vui lành mạnh vô tội tư nhiên của tuổi thiếu nhi hồn nhiên của ḿnh, nhất là việc các em hăng say hy sinh, kiên tŕ chịu đựng tất cả mọi sự theo ư Chúa v.v. đều bởi ơn Chúa ban cho. Thiên Chúa đă thông sự thánh thiện của Ngài ra cho các em, ở chỗ, cho các em thông phần vào cuộc tử nạn của Chúa Kitô, bằng cách gửi đến cho các em những khổ đau vượt quá tầm sức thiếu nhi của các em. Đó là lư do, sau khi các em thưa: “Vâng chúng con sẵn sàng”, Mẹ Maria đă báo trước cho các em thấy cả thập giá và ân sủng của Thiên Chúa như sau: “Vậy th́ các con sẽ chịu nhiều đau khổ, song ơn Chúa sẽ nâng đỡ các con”. Thánh nhân nói chung và hai tân Á Thánh Thiếu Nhi Tiên Khởi Phanxicô và Giaxinta nói riêng đúng là Sản Phẩm Thần Linh Thời Đại vậy.

 

Phanxicô và Giaxinta thực sự là Sản Phẩm Thần Linh của Thiên Chúa nhưng lại hoàn toàn được chế tạo tại Hăng Khiết Tâm Mẹ Maria. Đúng thế, vào lần hiện ra thứ hai, 13/6/1917, Mẹ đă nói riêng với Lucia (hiện vẫn c̣n sống, nay đă 93 tuổi) và chung với ba Thiếu Nhi Fatima như sau: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đương đưa con đến với Thiên Chúa”. Sự kiện này đă hoàn toàn ứng nghiệm những ǵ Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) đă viết từ đầu thế kỷ 18 trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài: “Quyền năng của Mẹ Maria trên tất cả mọi quỉ ma sẽ đặc biệt chiếu sáng vào những thời buổi sau này, khi mà Satan giăng bẫy gót chân Mẹ: tức là giăng bẫy các tôi tớ khiêm hạ và con cái nghèo hèn của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ lập nên để chống lại với hắn” (đoạn 54); “Họ sẽ vác trên vai ḿnh một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; c̣n Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ…” (số 59).

 

Thế nhưng, v́ là Sản Phẩm Thần Linh Thời Đại, do đó, sau khi được Hăng Khiết Tâm Maria chế tạo từ đầu thế kỷ 20 cuối thiên niên kỷ thứ hai, Phanxicô và Giaxinta mới được Nhà Sản Xuất Maria, qua Giáo Hội, dưới triều của vị Giáo Hoàng “Totus Tous”, bắt đầu tung ra Thị Trường Tiêu Thụ (Giới Trẻ) Công Giáo vào Năm Thánh Hai Ngàn, thời điểm mở màn cho Thiên Niên Kỷ Thứ Ba Kitô Giáo!

 

(Bài viết này đă được phổ biến trên Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 5/2000)