Hướng Đi

 FATIMA LÀ ĐƯỜNG

TIẾN ĐẾN NGÀN NĂM THỨ BA

    Nói đến năm 2000 người ta thường nghĩ đến tận thế. Gần đây lại thấy xuất hiện Sao Chổi, như chính mắt tôi đă thấy h́nh thù của nó giống như đèn pha, tức như một cục sáng có tua (mà có thể v́ thế nên Việt Nam ta gọi cục sáng có tua này là sao chổi chăng), trên nền trời về phía Bắc ở Lake Perris, một địa điểm cách thành phố Los Angeles về phía Đông 40 dặm, vào tối ngày thứ sáu 11-4-1997, trước giờ khai mạc Trại Huynh Trưởng Fatima 5 của Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima ở Tổng Giáo Phận Los Angeles. Thế rồi theo sau Sao Chổi là động đất, như đă xẩy ra tại hai nơi khác nhau trong địa hạt Los Angeles cuối tuần lễ của tháng 4-1997. Chưa hết, ngày 10-5-1997 lại một trận động đất nặng tới 7.3 xẩy ra ở Iran bên Trung Đông.

            Theo suy luận nghe được, một huynh trưởng của Đoàn Thiếu Nhi Fatima Đức Mẹ Sầu Bi San Gabriel đă hỏi tôi rằng:

            - Sao Chổi có liên quan đến Giáng Sinh không?

            Tôi trả lời:

            - Thật ra Thánh Kinh chỉ nói đến "ngôi sao của Người" (Mt.2:2), tức ngôi sao của Hài Nhi Giêsu Cứu Thế, đă xuất hiện dẫn đường cho "các nhà khôn ngoan từ đông phương" (Mt.2:1) thôi, chứ không nói là Sao Chổi hay sao lạ, như chúng ta vẫn nghe thấy truyền tụng lại trong nhân gian từ trước cho đến nay.

            Tuy nhiên, sự xuất hiện của ngôi Sao Chổi trước năm 2000, chẳng biết đâu được, cũng có thể là "một điềm trời" (Mt.16:3) Thiên Chúa muốn dùng để báo động cho loài người về thời điểm "tận cùng của thời gian" (Mt. 28:20) chăng?

            Trong cuốn Hận Thù Quyết Thắng, trang 47-49, tôi có trích lại và phân tách sấm truyền của thánh tổng giám mục Malachy được phổ biến từ giữa thế kỷ 16, th́ chỉ c̣n 3 vị giáo hoàng nữa, kể cả vị giáo hoàng đương kim, là hết thời. Vào dịp tết Nguyên Đán vừa rồi, một người bạn đă đến thăm kinh thành muôn thuở ở Rôma bất ngờ cho tôi biết rằng, tại Đền Thờ Thánh Phaolô ngoài thành ở Rôma có đủ tượng của các vị giáo hoàng từ trước đến nay, và chỉ c̣n 3 chỗ cho ba vị giáo hoàng nữa thôi. Tại sao có sự trùng hợp này, trùng hợp giữa lời sấm của thánh tổng giám mục Malachy và số chỗ cho các tượng của giáo hoàng ở đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành bên Rôma như thế th́ tôi không biết.

            Theo tôi, như tôi đă đưa ra nhận định ở phần cuối của vấn đề Thời Điểm Fatima th́ nhân loại chúng ta đang sống ở vào giai đoạn thứ ba, tức giai đoạn áp chót của thời tận thế. Năm 2000 chưa phải là giai đoạn thứ bốn của thời tận thế, tức là giai đoạn Con Ngươi xuất hiện. Trong cuốn "Tiến Đến Ngàn Năm Thứ Ba", ở trang cuối cùng 184, căn cứ vào dụ ngôn 10 cô phù dâu, tôi đă minh chứng năm 2000 chưa phải là giai đoạn Con Người xuất hiện, tức năm 2000 chưa phải là lúc tận thế như người ta vẫn đồn từ trước đến nay.

            Thật vậy, trong cuốn "Gịng Sông Chảy Nước Ban Sự Sống", sẽ được xuất bản trong năm 1997 này, ở câu kết chương sáu về Tiến Tŕnh Mạc Khải, trang 158, tôi c̣n chia sẻ thêm là, như Dân Cựu Ước trở về sau thời gian phân chia nam bắc mà hậu quả là bị lưu đầy Babylon để xây lại Đền Thờ Gia-Liêm thế nào th́ Dân Tân Ước cũng vậy, nhờ phong trào Đại Kết đang hết sức nỗ lực hiện nay, sẽ trở về xây lại Đền Thờ Nhiệm Thể Chúa Kitô mà sửa soạn nghênh đón phu quân của ḿnh tái giáng.

            Tuy nhiên, Đền Thờ Nhiệm Thể Chúa Kitô được Kitô Giáo cùng nhau xây lại này, như Đền Thờ Gia-Liêm của Dân Cựu Ước từ chốn lưu đầy trở về tái thiết đă bị lực lượng dân ngoại đến làm tục hóa thế nào trước khi Chúa Kitô đến lần thứ nhất, th́ Đền Thờ chung Kitô Giáo sau này là Giáo Đô Rôma, trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, cũng sẽ bị lực lượng trần thế là "The New World Order" lấn át như vậy, đúng như Bí Mật La Salette tiết lộ: "Rôma sẽ mất đức tin và trở nên ngai toà cho tên Phản Kitô". Nhưng cuối cùng, cũng theo Bí Mật La Salette, th́ "Rôma vô đạo sẽ biến mất".

            Dù sao, sống vào giai đoạn cuối cùng của ngàn năm thứ hai này, nhất là vào những năm sau hết của thập niên 1900 đây, hơn bao giờ hết và hơn ai hết, chúng ta là những chứng nhân đang sống tại bầu trời Mỹ Quốc càng ngày càng thực nghiệm rơ ràng thấy rằng xă hội loài người đang ở vào giai đoạn lịch sử mùa đông, tức giai đoạn nhuốm mầu sắc của sự chết, một hiện tượng được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là "văn hóa của sự chết" (culture of death), một hiện trạng nồng nặc tử khí bốc lên khắp nơi trên thế giới, từ những cuộc bạo lực (violence), khủng bố (terrorism), ky thị (discrimination), ly dị (divorce), phá thai (abortion), giết người nhân đạo (mercy killing) v.v.

            Phải chăng chính "văn hóa của sự chết" này mới là một trong "những dấu chỉ thời đại" (Mt.16:3) báo động những ǵ vô cùng khủng khiếp sẽ xẩy ra? Chẳng hạn, một cuộc thanh trừng bằng hiện tượng tối tăm ba ngày ba đêm, như chúng ta vẫn được nghe nói đến (xin xem cuốn "Hận Thù Quyết Thắng" trang 100-101 và 284-285)!

            Cũng theo Bí Mật La Salette, ở đoạn kết thúc, th́ "đây là thời điểm; hố thẳm đang mở ra. Ḱa Vua các Vua tăm tối, ḱa con mănh thú với bọn lâu la của hắn, xưng ḿnh là Đấng Cứu Thế. Hắn sẽ nghêng ngang vươn ḿnh trên không trung, lên đến tận Trời. Hắn sẽ bị hạ bởi hơi thở của Thánh Tổng Thần Minh-Kha. Hắn sẽ rơi xuống, và trái đất, nơi sẽ xẩy ra một loạt biến hóa liên tục trong ba ngày, sẽ mở toang những bụng lửa của ḿnh ra để đời đời hắn cùng với bọn bộ hạ sẽ bị d́m ngập trong hỏa ngục muôn kiếp. Đoạn nước và lửa sẽ tẩy rửa trái đất và sẽ tiêu hủy tất cả những công tŕnh h́nh thành do sự kiêu ngạo của con người, rồi tất cả sẽ được đổi mới. Thiên Chúa sẽ được phụng thờ và tôn vinh". (Muốn xem toàn bộ Bí Mật La Salette, xin đọc cuốn Hận Thù Quyết Thắng, trang 275-285).

            Đối với chúng ta là Kitô hữu, trong thời điểm "văn hóa của sự chết" tối đen và lạnh lùng đến ghê rợn này, thời điểm "hố thẳm đang mở ra" trước khi "trái đất là nơi sẽ xẩy ra một loạt biến hóa liên tục trong ba ngày" này, việc quan trọng nhất là làm sao chúng ta có thể giữ được đức tin của ḿnh, bằng không, nếu không bền đỗ đến cùng, chúng ta sẽ không được cứu rỗi (x.Mt.24:13).

            Thế nhưng, làm sao Kitô hữu chúng ta có thể "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn.5:24), tức là làm sao chúng ta hết sức yếu dại trước tử thần vô cùng gian mănh có thể "vượt qua ngưỡng cửa hy vọng"?

            Nếu "vượt qua ngưỡng cửa hy vọng" là "vượt qua sự chết mà vào sự sống" th́ "ngưỡng cửa hy vọng" đây là ǵ và "ngưỡng cửa hy vọng" này ở đâu?

            Trong cuốn "Giới Trẻ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng", tôi đă trả lời vấn nạn này nơi trang 160-163. Ở đây tôi xin lập lại vắn tắt và rơ ràng hơn như sau.

 

            Trước hết, "Ngưỡng cửa hy vọng" là năm 2000.

            Theo Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, vị đă khởi xướng, phát động và phác họa ư tưởng cùng với chương tŕnh mừng đón Đại Năm Thánh 2000, "ngưỡng cửa hy vọng" đây chính là năm 2000. Trong bài giảng khai mạc giai đoạn sửa soạn thẳng vào việc mừng Đại Năm Thánh 2000, tối ngày 30-11-1996, Đức Thánh Cha nói:

            "Cuộc hành tŕnh (tức giai đoạn sửa soạn thẳng) này sẽ dẫn chúng ta đến ngưỡng Cửa Thánh sẽ được mở ra, nếu Thiên Chúa muốn, vào đêm Giáng Sinh 1999 để khai mạc cho cuộc Đại Hỷ".

            Như thế, "ngưỡng cửa hy vọng" đây, đối với Giáo Hội Kitô giáo, chính là Đêm Giáng Sinh 1999, chứ không phải là ngày đầu năm dương lịch 2000 hay là đêm Giáng Sinh 2000, v́ Đêm Giáng Sinh 1999, theo lịch sử trần thế, là một trong những ngày tận điểm của 2000 năm Kitô giáo, song theo lịch sử cứu độ, nó lại là khởi điểm của Ngàn Năm Thứ Ba của Kitô giáo.

 

            Sau nữa, "Ngưỡng cửa hy vọng" ở nơi chính Đức Giêsu Kitô.

            Lời đầu tiên Đức Thánh Gioan-Phaolô II nói tại công trường Thánh Phêrô ngày 22-10-1978, ngày ngài đăng quang lên ngôi Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô thay mặt Chúa làm chủ chăn của Dân Ngài trên trần gian, là lời ngài kêu gọi "Đừng sợ", (như ngài đă nhắc lại ở ngay đầu chương thứ nhất trong cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" của ngài). "Đừng sợ" ai? "Đừng sợ Thiên Chúa là Đấng đă làm người", Đức Thánh Cha đă xác định như thế trong cùng một đoạn sách trên.

            Tại sao "đừng sợ Thiên Chúa đă làm người"? Bởi v́, như chính Chúa Giêsu đă minh xác trong Phúc Âm thánh Gioan: "Thiên Chúa không sai Con Ngài vào thế gian để luận phạt thế gian, mà để thế gian nhờ Người mà được cứu rỗi" (Jn. 3:17).

            Như thế, "Ngưỡng Cửa Hy Vọng" đây c̣n ở nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng đă tự xưng ḿnh "Ta là cửa cho chiên" (Jn.10:7). Đúng thế, cửa chiên này là "Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại" (nhan đề của bức thông điệp đầu tiên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban bố năm 1979 để khai mạc cho giáo triều của Ngài), là Đấng "đến thế gian lần thứ hai không phải để chuộc tội nữa mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người" (Heb.9:28), chung loài người và riêng Giáo Hội mới có hy vọng "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn.5:24), "một sự sống viên măn hơn" (Jn.10:10), trong một "trời mới đất mới" (Rev.21:1), "nơi công chính ngự trị theo lời Thiên Chúa hứa" (2Pt.3:13).

            Riêng đối với thành phần tin vào việc Mẹ Maria hiện ra ở Fatima và cố gắng sống cũng như truyền bá sứ điệp Fatima của Mẹ, một sứ điệp căn bản chính yếu là việc cải thiện đời sống, (như phần "Fatima Nghĩa Là Trở Về Cùng Thiên Chúa" ở đầu tập sách này đă nhắc lại), chúng ta sẽ khó có thể an toàn "vượt qua ngưỡng cửa hy vọng" là năm 2000 để bảo đảm và chắc chắn gặp được Chúa Kitô "là sự sống lại và là sự sống" (Jn.11:25) của chúng ta và cho chúng ta, nếu chúng ta không cùng với Giáo Hội thực hiện lời Đức Thánh Cha kêu gọi trong Tông Thư "Tiến Đến Ngàn Năm Thứ Ba", đoạn 33, sau đây:

            "Cánh cửa thánh của cuộc mừng năm 2000 phải là một biệu hiệu rộng hơn cánh cửa của các cuộc mừng trước đây, bởi v́, nhân loại trong khi tiến đến đích điểm này phải bỏ lại sau lưng không phải chỉ một thế kỷ mà là một ngàn năm. Thế nên Giáo Hội phải thực hiện cuộc vượt qua này với một ư thức rơ ràng về những ǵ đă xẩy ra cho Giáo Hội trong 10 thế kỷ qua. Giáo Hội không thể nào bước qua ngưỡng cửa của một nguyên niên mới mà không thôi thúc con cái của ḿnh, nhờ việc thống hối, thanh tẩy những lỗi lầm quá khứ cũng như những lúc bất trung, bất nhất và hành động chậm chạp. Công nhận những yếu đuối qúa khứ là một hành động tự trọng và can đảm, giúp chúng ta tăng cường đức tin, làm cho chúng ta tỉnh táo để đối diện với những cám dỗ và thử thách hiện tại, cũng như để đương đầu với chúng".

            Ư nghĩa của cuộc vượt qua này càng được nhấn mạnh hơn nữa trong bài chia sẻ của Đức Thánh Cha ngày Thứ Bảy 16-3-1997:

            "Đó là lư do tại sao con đường của Giáo Hội hướng đến ngàn năm thứ ba phải là một cuộc hành tŕnh cải thiện đường hoàng, một nỗ lực canh tân của cá nhân cũng như của cộng đồng trong ánh sáng Phúc Âm. Cuộc Đại Hỷ của Năm 2000 phải là như thế và chỉ có thế thôi"

            Như thế, cải thiện đời sống, đối với mỗi người cho dù có là một con đường hẹp (x.Mt.7:13), song nếu chúng ta biết cùng nhau đi, nó sẽ trở thành một đại lộ tấp nập người, dẫn chúng ta thẳng đến tận ngưỡng cửa hy vọng là năm 2000, để thênh thang, chúng ta tiến vào Ngàn Năm Thứ Ba của mầu nhiệm "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Jn.1:14).

            Nếu cải thiện đời sống là "con đường của Giáo Hội hướng đến ngàn năm thứ ba" th́ "Fatima nghĩa là trở về cùng Thiên Chúa" (ĐTC Gioan Phaolô II ngày 13-5-1991 tại Fatima) chính là con đường tiến đến ngàn năm thứ ba qua ngưỡng cửa hy vọng là năm 2000, thời điểm mà Đức Thánh Cha, trong huấn từ ngày 28-2-1997, đă minh xác ư nghĩa đích thực và mục tiêu tối hậu của việc mừng Đại Năm Thánh 2000 với Hội Đồng Ṭa Thánh về Truyền Thông Xă Hội như sau:

            "Cuộc Mừng không thể chỉ là một cuộc tưởng nhớ suông về một biến cố đă qua, dù nó có là một biến cố phi thường mấy đi nữa. Nó phải là một cử hành về một Hiện Diện Sống Động, và là một lời mời gọi để chờ mong Chúa Cứu Thế của chúng ta Đến Lần Thứ Hai, khi mà Người sẽ thiết lập một lần vĩnh viễn vương quốc công chính, yêu thương và ḥa b́nh của Người".

 

            Để kết thúc tập sách "Fatima và Năm 2000" này, không ǵ bằng chúng ta hăy cùng nhau đọc lại bản kinh hiến dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dọn để, hiệp với hàng giáo phẩm trên thế giới, ngày 25-3-1984, ngài đă trao phó vận mệnh loài người đang ở vào thời điểm nguy vong cho Mẹ, những lời hiến dâng được Thiên Chúa chấp nhận qua việc Ngài đă làm cho Nước Nga trở lại.

 

          Chúng con chạy đến với sự chở che của Mẹ, ôi Mẹ Thiên Chúa.

          Khi thốt lên những lời ca nguyện mà Giáo Hội Chúa Kitô đă nguyện cầu qua bao nhiêu thế kỷ, chúng con hôm nay đặt ḿnh trước nhan Mẹ trong năm mừng kỷ niệm ơn cứu rỗi.

          Chúng con xin hợp với tất cả mọi chủ chăn trong Giáo Hội làm thành một thân thể và một tập đoàn, đúng như ư của Chúa Kitô muốn các tông đồ hiệp nhất với thánh Phêrô.

          Trong mối liên kết hiệp nhất này, chúng con đọc những lời hiến dâng mà chúng con muốn bao gồm một lần nữa niềm hy vọng của Giáo Hội cũng như lo âu đối với thế giới ngày nay.

          Bốn mươi năm về trước, rồi mười năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, khi chứng kiến cảnh khổ đau của gia đ́nh nhân loại, đă phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng.

          Cũng thế giới của mọi người và mọi dân tộc này trước mắt của con hôm nay đây, con xin lập lại việc phó thác và hiến dâng mà vị tiền nhiệm của con đă thực hiện ở Ṭa Thánh Phêrô: Thế giới của thiên niên thứ hai đang đến hồi kết thúc, một thế giới tân tiến, thế giới của chúng con hôm nay đây...

          Ôi Mẹ của mọi người và của mọi dân tộc, Mẹ biết rơ mọi sự và biết cả ước vọng của họ, với ư thức làm mẹ, Mẹ biết tất cả những giằng co giữa sự thiện và sự ác, giữa ánh sáng và bóng tối, đang hành hạ thế giới tân tiến hôm nay, xin nhận lời kêu than mà chúng con được Thánh Linh khơi động trực tiếp dâng lên Trái Tim Mẹ. Với t́nh yêu của một Từ Mẫu và Tôi Tớ, xin hăy ôm lấy thế giới nhân loại của chúng con mà chúng con phó thác và hiến dâng cho Mẹ, v́ chúng con đầy âu lo cho vận mệnh hiện tại và đời đời của mọi người và mọi dân tộc.

          Một cách đặc biệt, chúng con xin phó thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phó thác và hiến dâng. Chúng con chạy đến với sự bảo hộ của Mẹ. Ôi, lạy Mẹ Thiên Chúa, xin đừng chê chối lời cầu xin của chúng con dâng lên Mẹ trong cơn gian nan này.

          Này đây, trước nhan Mẹ, Mẹ Chúa Kitô, trước Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng con muốn liên kết chính ḿnh với việc hiến dâng, mà v́ yêu chúng con, Con Mẹ đă tự hiến cho Chúa Cha: 'V́ họ, Người nói, Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư' (Jn.17:19). Chúng con mong ước liên kết chính ḿnh với Đấng Cứu Thế của chúng con trong việc tự hiến này của Người cho thế gian và toàn thể nhân loại, một việc tự hiến đầy quyền năng thứ tha và đền bồi với tất cả Trái Tim Thần Linh của Người.

          Quyền năng của việc tự hiến này trải qua mọi thời đại và bao gồm mọi cá nhân, dân tộc và đất nước. Nó thắng vượt mọi sự dữ có thể do thần tối tăm khêu gợi lên ở thời đại của chúng con, trong ḷng người và nơi lịch sử.

          Chúng con cảm nghiệm sâu xa là chứng nào việc cần phải hợp với chính Chúa Kitô trong việc hiến dâng nhân loại và thế giới này, v́ công việc cứu chuộc của Chúa Kitô cần phải được chia sẻ cho thế giới qua Giáo Hội.

          Năm Cứu Độ này tỏ ra niềm hoan hỉ đặc biệt của toàn thể Giáo Hội.

          Lạy Mẹ, nữ t́ của Thiên Chúa, đấng hoàn toàn vâng phục ư muốn thần linh, chớ ǵ Mẹ được chúc tụng trên mọi tạo vật.

          Kính mừng Mẹ, đấng liên kết trọn vẹn với việc hiến dâng cứu độ của Con ḿnh.

          Lạy Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội. Hăy soi dẫn dân Chúa trên con đường Tin, Cậy, Mến. Hăy giúp chúng con sống trong sự chân thật của việc Chúa Kitô tự hiến cho tất cả gia đ́nh nhân loại trong thế giới tân tiến hôm nay.

          Ôi lạy Mẹ, xin hiến dâng lên Mẹ thế giới, mọi người, mọi dân tộc, chúng con cũng phó dâng cho Mẹ chính việc hiến dâng thế giới này, nơi Trái Tim từ mẫu của Mẹ.

          Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội. Xin giúp chúng con chiến thắng hiểm nguy của sự dữ vốn dễ dàng đâm rễ sâu vào ḷng dạ của con người hôm nay, mà tác hại của nó đă đè nặng trên thế giới hiện đại, và dường như cản trở thế giới tiến bước trong tương lai.

          Xin giải cứu chúng con cho khỏi đói khát và chiến tranh.

          Xin giải cứu chúng con cho khỏi chiến tranh nguyên tử, khỏi tự hủy diệt ḿnh vô số kể, khỏi mọi thứ chiến tranh.

          Xin giải cứu chúng con cho khỏi tội lỗi phạm đến sự sống con người ngay từ khởi thủy của nó.

          Xin giải cứu chúng con cho khỏi mọi bất công trong đời sống xă hội, cả trên thế giới cũng như nơi các quốc gia.

          Xin giải cứu chúng con cho khỏi việc tự ư giầy đạp các giới răn của Thiên Chúa.

          Xin giải cứu chúng con cho khỏi những áp lực muốn dập tắt nơi ḷng con người sự rất chân thật về Thiên Chúa.

          Xin giải cứu chúng con cho khỏi sự mất đi ư thức phân biệt lành dữ.

          Xin giải cứu chúng con cho khỏi tội phạm đến Chúa Thánh Linh.

          Lạy Mẹ Chúa Kitô, xin hăy khứng nhận lời kêu cầu đầy khổ đau của từng người cũng như của toàn thể xă hội loài người. Xin dùng quyền năng của Chúa Thánh Thần giúp chúng con chiến thắng mọi tội lỗi, tội của từng người cũng như tội của chung thế giới, tội dưới mọi h́nh thức.

          Một lần nữa, nơi lịch sử thế giới, xin quyền năng cứu độ vô biên, quyền năng của t́nh yêu thương xót hăy chiếu giăí! Hăy ngăn chặn sự dứ! Hăy biến đổi lương trí! Xin Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ tỏa ra cho tất cả mọi người ánh sáng hy vọng!

 

Gioan Phaolô II

 

 

Cùng Mẹ "Ngợi Khen Chúa"

TGP Los Angeles 18/5/1997,

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.