Khởi Điểm 

FATIMA

nghĩa là

TRỞ VỀ CÙNG THIÊN CHÚA  

            Đối với chung Kitô hữu Công Giáo, nhất là riêng Kitô hữu Công Giáo Việt Nam, hễ nói đến Fatima là họ nghĩ ngay đến 3 Mệnh Lệnh Fatima. Không cần phải hỏi thêm 3 Mệnh Lệnh Fatima này là ǵ, người Công Giáo Viêt Nam sống trong thế kỷ 20 vốn có ḷng sùng kính Đức Mẹ này c̣n có thể nói ngay, đó là các Mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống, Lần Hạt Mân Côi và Tôn Sùng Mẫu Tâm.

            Thế nhưng, nếu đặt câu hỏi thứ nhất:

            - Căn cứ vào đâu để bảo rằng có 3 Mệnh Lệnh Fatima?

            Đa số có thể trả lời ngay là:

            - Căn cứ vào lời Đức Mẹ dạy khi hiện ra ở Fatima.

            Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi thứ hai:

            - Tại sao Đức Mẹ lại truyền dạy 3 mệnh lệnh mà không phải là 1, 2 hay 4?

            Có người sẽ bắt đầu suy nghĩ không trả lời được ngay. Trái lại, có người nhanh trí sẽ trả lời ăn gian là:

            - Tại Đức Mẹ muốn như thế!

            Vậy nếu đặt câu hỏi thứ ba:

            - Trong 3 Mệnh Lệnh Fatima, mệnh lệnh nào quan trọng nhất?

            Chắn chắn sẽ xẩy ra một cuộc tranh căi nẩy lữa giữa hiệp hội bốn bên: người th́ cho là mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống, người th́ cho là mệnh lệnh Lầøn Hạt Mân Côi, người th́ cho là mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, người th́ cho là cả 3 Mệnh Lệnh đều quan trọng như nhau, ai cũng có lư của ḿnh.

            C̣n nếu đặt câu hỏi thứ bốn:

            - Căn cứ vào lời nào của Đức Mẹ dạy ở Fatima mà kết luận là có mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống?

            Th́ phải nói là hầu hết chịu, không biết!

            Thật ra, ngay cả chị Lucia, một trong 3 Thiếu Nhi Fatima c̣n sống sót cho đến bây giờ, (đă 90 tuổi vào ngày 22-3-1997), cách đây 7 năm, khi được một vị linh mục người Hoa Kỳ nêu lên câu hỏi thứ ba trên đây, thoạt tiên chị cũng bật miệng trả lời như nhóm thứ tư, cho rằng tất cả những ǵ ở Fatima cũng đều quan trọng hết. Tuy nhiên, chị đă phải rút lời lại ngay, và xin được suy nghĩ trước khi trả lời. Hai ngày sau, chị đă trả lời dứt khoát thế này:

            - Phần quan trọng nhất của Sứ Điệp Fatima ở ngay lúc đầu tại Cabeco

            Đọc đến câu trả lời của chị Lucia, nhân vật có thẩm quyền nhất trong việc cắt nghĩa Sứ Điệp Fatima, nếu không nghiên cứu kỹ lưỡng về Biến Cố Fatima, chắc chúng ta cũng sẽ không hiểu chị Lucia về phe nào trong ba phe c̣n lại. căn cứ vào câu trả lời trên đây của chị Lucia th́ Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống là mệnh lệnh quan trọng hơn hết trong 3 Mệnh Lệnh Fatima.

            Tại sao?                

            "Cabeco", theo vị trí của toàn Biến Cố Fatima, đó là nơi Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima là Lucia, Phanxicô và Giaxinta lần thứ nhất (trong ba lần một năm) vào Mùa Xuân năm 1916, ngay trước thời điểm Đức Mẹ đích thân hiện ra với 3 em năm 1917.

            Theo Hồi Kư Lucia tập thứ bốn thuật lại, th́ vào lần hiện ra thứ nhất này với 3 Thiếu Nhi Fatima, Thiên Thần Ḥa B́nh đă kêu gọi 3 em cầu nguyện và dạy cho 3 em lời cầu nguyện có tính cách đền tạ như sau:

            "Lạy Chúa Trời con, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa, và con yêu mến Chúa! Xin Chúa thứ tha cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa".

            Thế nhưng, căn cứ vào nội dung của biến cố Cabeco trên đây, th́ Cabeco liên hệ thế nào với Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống?

            Để biết được mối liên hệ giữa nội dung của biến cố Cabeco và mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống, cần phải biết mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống bắt đầu từ đâu.

            Thật vậy, mỗi mệnh lệnh Fatima đều được căn cứ vào một lời Đức Mẹ dạy khi hiện ra ở Fatima. Mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi được căn cứ vào lời Mẹ Maria kêu gọi mỗi lần Mẹ hiện ra, tức cả sáu lần, với 3 Thiếu Nhi Fatima:

            - Hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày.

            Mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm được căn cứ vào lời Mẹ Maria tiết lộ cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết trong phần thứ hai của Bí Mật Fatima:

            - Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới.

            Sau hết là mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống được căn cứ vào lời trăn trối cuối cùng của Mẹ Maria, ngay trước khi Mẹ biến đi và làm phép lạ mặt trời nhẩy múa để hoàn toàn kết thúc Biến Cố Fatima năm 1917:

            - Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi.

            Vậy mối liên hệ giữa nội dung của biến cố Cabeco và mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống đến đây đă được sáng tỏ. Ở chỗ, "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta" mà Mẹ Maria thảm năo kêu gọi chung loài người "đừng xúc phạm đến nữa" cũng chính là Đấng mà Thiên Thần Ḥa B́nh đă dạy 3 Thiếu Nhi Fatima tin, thờ, cậy, mến để đền tạ thay cho những người không tin, thờ, cậy, mến Ngài.

           

            Chính v́ mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống là mệnh lệnh chính trong 3 Mệnh Lệnh Fatima mà Sứ Điệp Fatima mới được Giáo Hội chẳng những công nhận mà c̣n làm theo nữa. Trong huấn từ tại Fatima ngày 13-5-1982, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă chân nhận:

            "Nội dung lời kêu gọi của Đức Mẹ Fatima được bắt rễ sâu xa từ Phúc Âm và toàn bộ Thánh Truyền, đến nỗi Giáo Hội cảm thấy ḿnh được kêu gọi bởi sứ điệp của nó. Sứ Điệp này chất chứa một sự thật và một tiếng gọi, theo mối liên hệ thâm thúy của nó, là Sự Thật và là Tiếng Gọi của chính Phúc Âm... Nó được phát hiện từ đầu thế kỷ 20, để rồi, nhắm cách riêng vào thế kỷ này".

            "Sự Thật và Tiếng Gọi Phúc Âm" đây là ǵ, nếu không phải là lời mở đầu cho sứ vụ thiên sai của Chúa Kitô: "Thời gian nay đă trọn. Nước Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" (Mk.1:15).

            Nếu phân tách lời mở đầu này của Chúa Kitô th́ "Sự Thật của chính Phúc Âm" đây là "thời gian nay đă trọn. Nước Thiên Chúa đă đến". Và "Tiếng Gọi của chính Phúc Âm" đây là "Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm". Như thế, không phải hay sao, Sứ Điệp Fatima đă nói lên hay lập lại "Sự Thật và Tiếng Gọi của chính Phúc Âm", hay nói ngược lại, "Sự Thật và Tiếng Gọi của chính Phúc Âm" được diễn đạt qua hay thể hiện nơi Sứ Điệp Fatima.

            Ở chỗ nào?

           

            Trước hết, "sự thật của chính Phúc Âm" về "thời gian nay đă trọn" được diễn đạt và thể hiện ở Sứ Điệp Fatima. Ở chỗ, "Khi đến thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ḿnh sinh ra bởi một người nữ" (Gal.4:4). Tức là, Thiên Chúa muốn Con Ḿnh nhờ Mẹ Maria và qua Mẹ Maria mà đến thế gian.

            Thiên Chúa muốn Con Ḿnh nhờ Mẹ Maria và qua Mẹ Maria mà đến thế gian chẳng những lần thứ nhất mà cả lần thứ hai nữa. Trong văn thư mừng kỷ niệm ngọc khánh 75 năm Biến Cố Fatima 13/5/1917-1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă phản ảnh nhận định này như sau:

            "Phải, ở Fatima, rạng đông của Ánh Sáng Chúa Kitô chiếu tỏa trên nhân loại bị hụt hẫng yêu thương, trầm ḿnh trong tội lỗi và tuyệt vọng nơi ơn cứu độ"

            Trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, thánh Monfort đă khẳng định về Con Đường Maria như sau:

            "Chính nhờ Mẹ Maria công cuộc cứu chuộc thế gian đă được bắt đầu thế nào, th́ cũng nhờ Mẹ Maria mà công cuộc này phải được hoàn thành như vậy" (số 49);

            "Là đường lối để Chúa Kitô nhờ đó đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng là đường lối để Người đến lần thứ hai như vậy, mặc dầu không cùng một thể thức" (số 50).

            Để làm ǵ?

            Chính thánh nhân đă giải thích thêm:

            "Vào cuộc đến lần thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria được Chúa Thánh Thần tỏ ra cho người ta nhận biết, để nhờ Mẹ Chúa Giêsu cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự" (số 49).

            Đây không phải là lư do sâu xa cho việc Thiên Chúa, măi tới thế kỷ 20 này, mới tỏ rơ ư "muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới" hay sao?

            Để chứng tỏ ư muốn cứu rỗi cấp thời này của ḿnh, Thiên Chúa đă phải nhúng tay vào lịch sử của loài người một cách hết sức tỏ tường. Đó là, vào ngày 13-6-1929, Đức Mẹ đă hiện ra với chị Lucia để báo động:

            "Đă đến lúc Thiên Chúa xin Đức Thánh Cha hiệp với tất cả các giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, nhờ đó, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga"

            Thế rồi, ngày 25-3-1984, tại chính Giáo Đô Rôma, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă đáp lại đúng như ư muốn của Thiên Chúa, theo lời Mẹ nhắn giục trên đây. Sau đó, chủ nghĩa và chế độ cộng sản ở Liên Bang Sô Viết đă tự động cáo chung vào ngày Giáng Sinh 25-12-1991, qua việc chính thức từ chức của Gorbachev, người đă phải lên tiếng, trên các báo chí lớn, công nhận Biến Cố Đông Âu xẩy ra là nhờ có vai tṛ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Phần Đức Thánh Cha, trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng về vấn đề "Thiên Chúa có nhúng tay vào việc sụp đổ của cộng sản hay chăng?", lại qui biến cố này về cho bàn tay của Mẹ Fatima.

            Như thế, Sứ Điệp Fatima chẳng những "chất chứa một sự thật là Sự Thật của chính Phúc Âm" về "thời gian đă nên trọn", mà c̣n cả về "Nước Chúa đă đến" nữa.

            "Nước Thiên Chúa đă đến" ở đây, không phải hay sao, là ư muốn của Thiên Chúa mà Mẹ Maria tỏ ra ngày 13-6-1929 trên đây đă được toàn thể Giáo Hội thực hiện, qua việc hàng giáo phẩm hoàn vũ hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25-3-1984. Và chính nhờ việc Giáo Hội hiến dâng này đă làm cho "Nước Thiên Chúa đă đến", qua việc Thiên Chúa đă giữ lời hứa của Ngài là làm cho "Nước Nga trở lại".

            Sứ Điệp Fatima chẳng những "chất chứa một sự thật là Sự Thật của chính Phúc Âm", "Sứ Điệp Fatima (c̣n) chất chứa một tiếng gọi là Tiếng Gọi của chính Phúc Âm nữa".

            Bởi v́, "tiếng gọi của chính Phúc Âm" đây là ǵ, nếu không phải là "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm". Vậy th́ "đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa", như lời Mẹ Maria van nài loài người ngày 13-10-1917, không phải thực sự "chất chứa một tiếng gọi là chính Tiếng Gọi của Phúc Âm", Tiếng Gọi "hăy cải thiện đời sống" hay sao?

            Bởi v́, nếu Thiên Chúa đă tỏ ra muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới th́ Trái Tim Mẹ không phải là Tin Mừng, (trong Việt Ngữ, tin mừng c̣n có thể gọi là phúc âm), cho thời đại này hay sao? Do đó, "nhận biết và yêu mến Mẹ" để tỏ ra ḷng thành thực sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria như Thiên Chúa muốn, cũng không phải "tin vào Phúc Âm" hay sao?

            Như thế, phải nhận là "Sứ Điệp Fatima (thật sự) chất chứa một tiếng gọi là Tiếng Gọi của chính Phúc Âm", Tiếng Gọi "hăy cải thiện đời sống và hăy tin vào Phúc Âm".

 

            Chính v́ "Sứ Điệp Fatima chất chứa một sự thật và một tiếng gọi là Sự Thật và là Tiếng Gọi của chính Phúc Âm" như thế mà cả "Giáo Hội (cũng) cảm thấy ḿnh được kêu gọi bởi sứ điệp của nó".

            Thật vậy, ngoài việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25-3-1984, để đáp lại lời kêu gọi của Mẹ ngày 13-7-1917 và 13-6-1929, trong chương tŕnh mừng Đại Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, qua Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, c̣n nhấn mạnh đến vấn đề "việc tha tội lỗi, niềm vui cải thiện" (số 32) như sau:

            "Thời điểm thiên niên thứ hai gần hết là lúc thích thuận cho Giáo Hội phải hoàn toàn nhận thức được tội lỗi của con cái ḿnh... Cho dù thánh hảo nhờ mối hiệp thông với Chúa Kitô, Giáo Hội vẫn không mỏi mệt trong việc thực hiện ḷng thống hối. Trước Thiên Chúa và con người, Giáo Hội luôn luôn nhận biết những người con nam nữ tội lỗi như là của riêng ḿnh" (số 33).

            Để thấy được rằng tại sao có 3 Mệnh Lệnh Fatima và nhất là lư do Sứ Điệp Fatima, đúng như lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô xác quyết, chất chứa một tiếng gọi là Tiếng Gọi của chính Phúc Âm, như vừa mới được tŕnh bày trên đây, chúng ta hăy lắng nghe lời chị Lucia nói với cha Fuente ngày 26-12-1957, vị linh mục phó giám định trong tiến tŕnh điều tra phong thánh cho Phanxicô và Giaxinta, như sau:

            "Thưa cha, ma qủi đang tiến hành một trận quyết chiến với Trinh Nữ Maria. Hắn thấy rằng thời gian của ḿnh ngắn ngủi, nên hắn đang vận dụng mọi nỗ lực để cướp đoạt lấy nhiều linh hồn bao nhiêu có thể. Hắn muốn chiếm lấy các linh hồn tận hiến... Mẹ Maria không nói với con là chúng ta đang sống trong giai đoạn cuối cùng của thế giới, nhưng Người thực sự cho con biết rằng, thứ nhất, chúng ta đang trải qua một trận chiến mà kết thúc trận chiến, hoặc là chúng ta thuộc về Thiên Chúa hay thuộc về tên gian ác, chứ không có lưng chừng; thứ hai, những phương tiện cuối cùng Thiên Chúa sẽ ban cho thế giới để cứu rỗi thế giới là phép lần hạt rất thánh Mân Côi và ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria; thứ ba, khi Thiên Chúa, theo sự quan pḥng của Ngài, sắp trừng phạt thế giới, trước hết, Ngài sử dụng mọi phương tiện để cứu lấy họ, cho đến khi thấy rằng chúng ta không lợi dụng chúng, bấy giờ Ngài ban cho chúng ta cái neo cứu rỗi cuối cùng, đó là Mẹ Ngài".

             

(Không kể một chút điều chỉnh mới,

phần dẫn nhập trên đây

 đă được phổ biến trong số báo 225-226,

tháng 9-10/1996,

của Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ)

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Khởi viết vào Đầu Tháng Hoa Mẹ 1-5-1997