w
Đạo Binh Dàn Trận
Đức Gioan Phaolô II
Vị Giáo Hoàng “Totus tuus”
T
heo người viết th́ Thời Điểm Fatima có liên quan trực tiếp và đặc biệt đến bản thân Đức Gioan Phaolô II, qua ít là 3 sự kiện nổi bật sau đây.
Sự kiện thứ nhất, đó là biến cố ngài bị ám sát vào ngày 13/5/1981, ngày Mẹ Maria hiện ra lần đầu tiên ở Fatima năm 1917, và ngài đă cảm nhận được Mẹ Maria đă cứu ngài, nên ngài đă sang Linh Địa Fatima hai lần, lần nhất vào năm 1982, dịp kỷ niệm 1 năm sau khi bị ám sát, và lần hai vào năm 1991, dịp kỷ niệm 10 năm sau khi bị ám sát, (chưa kể lần thứ ba vào Đại Năm Thánh 2000 để phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta). Trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (ấn bản Anh ngữ 1994, trang 130,131-132), ngài trả lời vấn nạn “phải chăng Thiên Chúa đă nhúng tay vào việc sụp đổ của Cộng sản?” như sau:
· "Chúng ta phải nói sao về 3 trẻ ở Fatima, những em nhỏ, ngay trước cuộc bùng nổ của Cách Mạng Tháng Mười, đột nhiên nghe thấy rằng: 'Nước Nga sẽ trở lại' và 'Cuối cùng, Trái Tim Mẹ sẽ thắng'...? Chúng không thể nào tạo ra những tiên đoán này. Chúng không biết đầy đủ về lịch sử hay địa dư, cũng không biết về những biến chuyển trong xă hội cũng như những phát triển về ư thức hệ. Thế mà, việc đă xẩy ra đúng như chúng đă nói. Có thể đây cũng là lư do tại sao mà một vị Giáo Hoàng từ 'một xứ sở xa xôi' đă được kêu gọi đến, đó có thể là lư do tại sao cần phải có một cuộc cố sát xẩy ra tại Công Trường Thánh Phêrô ngay vào ngày 13-5-1981, ngày kỷ niệm biến cố hiện ra lần thứ nhất ở Fatima - để tất cả mọi sự được trở nên thông suốt và thấu đáo, để tiếng của Thiên Chúa nói trong lịch sử loài người qua những 'dấu chỉ thời đại' có thể dễ nghe và dễ hiểu hơn".
Sự kiện thứ hai, đó là biến cố ngài đọc Bí Mật Fatima phần thứ ba, sau khi bị ám sát, và từ đó ngài cảm thấy h́nh ảnh “vị giám mục mặc áo trắng” trong phần Bí Mật Fatima thứ ba này chính là ngài, để rồi ngài đă tích cực đáp ứng lời yêu cầu của Trời Cao trong việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ 3 lần, như bài Thời Điểm Maria lần trước đă đề cập tới, “lần 1 vào ngày 7/6/1981 ở Đền Thờ Đức Bà Cả, lần 2 ngày 13/5/1982 ở chính Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, và lần 3 vào ngày 25/3/1984 ở ngay Giáo Đô Vatican kết Năm Thánh Cứu Chuộc”. Hôm Thứ Tư 24/3/2004, ngài đă dùng buổi triều kiến chung hằng tuần này để nhắc lại mục đích của việc Ngài tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ 20 năm trước đây, vào dịp kết thúc Năm Thánh Cứu Chuộc, 25/3/1984, như sau:
· “Tôi đặc biệt nhớ đến ngày 25/3 năm 1984, Năm Thánh Cứu Chuộc. Hai mươi năm đă qua đi từ ngày ở Quảng Trường Thánh Phêrô, hiệp nhất về tinh thần với tất cả các giám mục trên thế giới được ‘triệu tập’ trước đó, Tôi đă hiến dâng tất cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria để đáp ứng lời yêu cầu của Đức Mẹ ở Fatima”.
Sự kiện thứ ba, đó là việc ngài nhận khẩu hiệu Giáo Hoàng “totus tuus” từ cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Long Mộng Phố và theo Linh Đạo Thánh Mẫu của t ác phẩm nổi tiếng này, như ngài đă thú nhận trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (ấn bản Anh ngữ 1994, trang 212-215) và trong cuốn “Tặng Ân và Mầu Nhiệm” (ấn bản Anh ngữ trang 28-30). Trong Thư ngày 8/12/2003 gửi Gia Đ́nh Ḍng Montfort do Thánh Long Mộng Phố sáng lập nhân dịp kỷ niệm 160 năm (1843-2003) xuất bản tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, ngài đă xác nhận như sau:
· “Hai chữ này diễn tả việc hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria: ‘Tuus totus ego sum, et omnia mea tua sunt’, Thánh Louis Marie đă viết như thế, và ngài đă chuyển dịch câu này theo ngôn từ của ngài như sau: ‘Ôi Chúa Giêsu chí ái, qua Mẹ Maria là Người Mẹ rất thánh của Chúa, toàn thân con thuộc về Chúa, và tất cả những ǵ con có đều là của Chúa’ (Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 233). Giáo huấn của vị Thánh này đă có một tầm ảnh hưởng sâu xa về việc sùng kính Thánh Mẫu nơi nhiều tín hữu cũng như nơi cuộc đời của tôi”.
Vị Giáo Hoàng “Đừng sợ”
Đức Gioan Phaolô II, ngoài việc cho biết nguồn gốc khẩu hiệu giáo phẩm của ngài là “Totus Tuus” xuất phát từ Linh Đạo Thánh Mẫu của Thánh Long Mộng Phố, ngài c̣n cho biết thêm một chi tiết hết sức quan trọng nữa, một chi tiết chẳng những liên quan tới chủ đích của việc ngài chọn khẩu hiệu “Totus Tuus”, mà c̣n cho thấy tác hiệu vô cùng mănh liệt của khẩu hiệu này nơi giáo triều của ngài, một giáo triều được mở màn bằng lời ngài kêu gọi thế giới “Đừng sợ!” trong Thánh Lễ Đăng Quang của ngài hôm Chúa Nhật 22/10/1979, một lời kêu gọi, theo ngài, liên quan đến cả vai tṛ hiện đại của Mẹ Maria cũng như đến Fatima. Trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (ấn bản Anh ngữ, trang 220-221), ngài đă thành thật bày tỏ niềm cảm nhận đầy xác tín của ngài như thế (những chỗ in đậm ở đây và sau đó là do người viết tự ư muốn nhấn mạnh):
· “Đến đây, một lần nữa, chúng ta cần trở lại với Totus Tuus. Nơi những câu hỏi trước đây của bạn về Người Mẹ của Thiên Chúa cũng như về nhiều mạc khải tư đă xẩy ra, nhất là trong hai thế kỷ vừa qua, tôi đă giải đáp bằng việc giải thích ḷng tôn sùng Mẹ Maria đă phát triển ra sao nơi cuộc sống của bản thân tôi, bắt đầu từ tỉnh lỵ tôi sinh sống, đến đền thánh Kalwaria, sau cùng là tới Jasna Góra. Jasna Góra đă thuộc về lịch sử của quê hương tôi trong thế kỷ thứ 17, như một thứ ‘Đừng sợ!’ được Chúa Kitô nói qua môi miệng của Mẹ Người. Vào ngày 22/10/1978, khi tôi thừa kế Tác Vụ của Thánh Phêrô ở Rôma, th́ đó chính là cái cảm nghiệm và ḷng tôn sùng Mẹ Maria nơi đất nước của tôi, những ǵ tôi đă mang theo ḿnh hơn bất cứ một cái ǵ khác.
“’Đừng sợ!’ Chúa Kitô nói với các vị tông đồ (x Lk 24:36) cũng như nói cùng các người phụ nữ (x Mt 28:10) sau khi Phục Sinh. Theo các Phúc Âm th́ những lời này không được ngỏ cùng Mẹ Maria. Đức tin của Mẹ mănh liệt, Mẹ không biết sợ. Việc Mẹ Maria thông dự vào cuộc vinh thắng của Chúa Kitô đă sáng tỏ đối với tôi trước hết từ cảm nghiệm của dân tộc tôi. Đức Hồng Y Stefan Wyszynski đă nói với tôi rằng vị tiền nhiệm của ngài là Đức Hồng Y August Hlond, đă nói những lời tiên tri này trước khi chết: ‘Nếu có được một cuộc chiến thắng th́ cuộc chiến thắng này xẩy ra nhờ Mẹ Maria’. Trong khi thi hành thừa tác mục vụ của ḿnh ở Balan, chính tôi thấy được rằng những lời này xẩy ra đúng biết bao.
“Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, lúc tôi có liên hệ hơn nữa với các vấn đề của Giáo Hội hoàn vũ, tôi đă tiến đến chỗ có cùng một niềm xác tín như thế: Ở tầm cấp hoàn vũ này, nếu có được cuộc chiến thắng nào th́ đều là những cuộc chiến thắng được Mẹ nhúng tay vào. Chúa Kitô sẽ chiến thắng qua Mẹ, v́ Người muốn các cuộc chiến thắng của Giáo Hội hiện nay và tương lai đều liên hệ với Mẹ.
“Tôi có được niềm xác tín này cho dù tôi không biết nhiều về Fatima. Tuy nhiên, tôi có thể thấy rằng có một sự liên tục nào đó giữa La Salette, Lộ Đức và Fatima – và trong quá khứ trước nữa, với cả Jasna Góra Balan nước tôi nữa.
“Vậy là chúng ta tiến đến với ngày 13/5/1981, ngày tôi bị đă thương bởi những viên đạn bắn vào người ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Mới đầu, tôi không để ư tới sự kiện là cuộc cố sát này đă xẩy ra vào ngay ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra với 3 thiếu nhi Fatima ở Bồ Đào Nha và nói với các em những lời mà giờ đây, vào cuối thế kỷ này, dường như đă gần được nên trọn.
“Qua biến cố ấy, không phải hay sao, Chúa Kitô có lẽ muốn nói lại một lần nữa rằng: ‘Đừng sợ’? Không phải hay sao, Người đă lập lại lời huấn dụ Phục Sinh ấy cho vị Giáo Hoàng này, cho Giáo Hội, và một cách gián tiếp cho toàn thể nhân loại?”.
Vị Giáo Hoàng của “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”
Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, căn cứ vào những chủ hướng minh nhiên và hoạt động hiển nhiên trong một thời gian dài 26 năm rưỡi của ḿnh, một thời gian kéo dài đứng vào hàng thứ 3 của lịch sử Giáo Hội Công Giáo, th́ cốt lơi của giáo triều Đức Gioan Phaolô II chính là Mầu Nhiệm Cứu Chuộc.
Phải chăng chính Đức Gioan Phaolô II đă chính thức xác nhận điều này khi ngài tự thú trong tác phẩm “Tặng Ân và Mầu Nhiệm – Gift and Mystery” (ấn bản Anh Ngữ 1996), một tác phẩm được xuất bản để mừng kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục của ngài, (ở trang 82) như sau:
· “Chúa Kitô là một vị linh mục v́ Người là Đấng Cứu Chuộc của thế giới. Chức linh mục của tất cả thành phần giáo sĩ thuộc về mầu nhiệm Cứu Chuộc. Sự thật này về Mầu Nhiệm Cứu Chuộc và Đấng Cứu Chuộc đă từng là những ǵ trọng yếu đối với tôi; sự thật ấy đă luôn tồn tại trong tôi qua tất cả những năm tháng ấy, nó đă thấm nhập vào tất cả mọi kinh nghiệm mục vụ của tôi, và nó đă tiếp tục cho tôi thấy những điều phong phú mới mẻ.
“Trong 50 năm làm linh mục này, tôi đă nhận thức được rằng, Việc Cứu Chuộc, cái giá phải trả cho tội lỗi, bao gồm cả một thứ phục hồi mới, một loại ‘tân tạo’ nơi toàn thể lănh vực tạo sinh, ở chỗ, nó là những ǵ tái phục hồi con người là một ngôi vị, phục hồi con người được Thiên Chúa dựng nên có nam có nữ, một phục hồi của chân lư sâu xa nhất về tất cả mọi hoạt động của con người, về văn hóa và văn minh của con người, về tất cả những ǵ họ chiếm đạt cùng với các khả năng sáng tạo của họ.
“Sau khi tôi được bầu làm Giáo Hoàng, cái động lực thiêng liêng đầu tiên tôi cảm thấy đó là hướng về Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc. Đó là nguồn gốc của bức Thông Điệp ‘Redemptor Hominis – Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần’”. Như tôi đă chia sẻ về tất cả những biến cố này, tôi thấy rơ hơn bao giờ hết cái liên hệ chặt chẽ giữa sứ điệp của bức Thông Điệp này với hết mọi sự ở trong tâm can của con người qua việc họ được thông dự vào chức linh mục của Chúa Kitô”.
Nếu Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là mầu nhiệm liên quan đến đau khổ và sự chết, th́ chính bản thân và cuộc đời Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II đă chứng thực như thế, và do đó, bản thân ngài đă trở thành một giá chuộc đồng công trong và cho Mầu Nhiệm Cứu Chuộc hiện đại.
Thật vậy, về khía cạnh đau khổ và sự chết liên quan tới Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, chính bản thân của ngài đă bị ám sát, gây ra bởi một tội ác, có thể nói, mở màn cho nạn khủng bố sau này. Và cho dù có thoát chết, từ đó, bị ảnh hưởng bởi cuộc ám sát này, sức khỏe của một con người yêu thích thể thao như ngài đă bị sa sút, đến nỗi, nhiều lần dư luận đă cho rằng ngài sắp chết, v́ ngài đă được mang vào bệnh viện đến 10 lần, thứ tự như sau: ngày 13/5/1981 ở bệnh viện Gemelli sau khi bị ám sát chết hụt ở Quảng Trường Phêrô; ngày 20/6/1981, tái nhập bệnh viện này và chịu một cuộc giải phẫu thứ hai vào ngày 5/8, Lễ Mẹ Xuống Tuyết; ngày 15/7/1992, nhập cùng bệnh viện để được mổ v́ cục bưới lành ở ruột; ngày 2/7/1993, được chụp CAT scan xem t́nh h́nh ra sao sau cuộc giải phẫu năm 1992; ngày 11/11/1993, cũng tại cùng bệnh viện sau khi bị găy xương vai bên phải; ngày 29/4/1994, lại nhập bệnh viện này v́ bị ngă gay xương đùi tối hôm trước; ngày 14/8/1996, nhập bệnh viện Regina Apostolorum Clinic ở Albano để được chụp CAT scan; ngày 8/10/1996, nhập bệnh viện Gemelli để cắt ruột dư; ngày 1/2/2005, nhập bệnh viện Gemelli v́ bộ phận hô hấp bị nhiễm trùng cấp tính, cho đến ngày 10/2; và lần cuối cùng cấp tốc trở lại bệnh viện này vào ngày 24/2, v́ cúm tái phát gây khó thở, và ở đó cho tới ngày 13/3. Để rồi, vào ngày 31/3, bị nhiễm trùng đường tiểu, và cuối cùng đă qua đời sau đó mấy ngày tại tông pḥng của ngài ở Vatican.
Vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, vào hôm 8/4/2005, ở phần cuối bài giảng Lễ An Táng Đức Gioan Phaolô II, đă nhận định về chung con người và về riêng cuộc khổ nạn cuối đời của Đức Gioan Phaolô II như sau:
· “Bằng việc chăn dắt đàn chiên của Chúa Kitô, Thánh Phêrô đă đi vào mầu nhiệm vượt qua, thánh nhân đă tiến về phía thập tự giá và về cuộc phục sinh. Chúa Kitô đă nói về điều này bằng những lời: ‘… khi con c̣n trẻ, con thường tự ḿnh thắt lưng lấy và đi đâu tùy ư con muốn’ (Jn 21:18). Trong những năm đầu của giáo triều ḿnh, những năm c̣n trẻ trung và đầy nhiệt huyết, Đức Thánh Cha đă đi đến tận cùng trái đất theo sự dẫn dắt của Chúa Kitô. Thế nhưng sau đó, ngài càng ngày càng đi sâu vào cuộc hiệp thông khổ đau với Chúa Kitô; càng hiểu được sự thật của những lời này: ‘Người ta sẽ thắt lưng cho con’. Và trong chính cuộc hiệp thông đau khổ này với Chúa Kitô một cách liên tục và càng gia tăng hơn, ngài đă loan báo Phúc Âm, loan báo mầu nhiệm về một t́nh yêu thương cho đến cùng tận (x Jn 13:1)”.
Trong bài diễn từ tất niên với Giáo Triều Rôma hôm Thứ Năm 22/12/2005, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta c̣n nói thêm về vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ḿnh thêm như sau:
· “Tôi đang nghĩ tới việc ra đi của Đức Thánh Cha yêu dấu của chúng ta là Gioan Phaolô II, một cuộc ra đi được mở màn bằng một giai đoạn dài đớn đau rồi dần dần mất tiếng nói. Không có một vị Giáo Hoàng nào như ngài đă để lại cho chúng ta một số lượng văn bản như ngài đă lưu lại cho chúng ta; không có một vị Giáo Hoàng nào như ngài đă có thể viếng thăm toàn thế giới và trực tiếp nói với dân chúng ở tất cả mọi châu lục.
“Thế mà, cuối cùng, số phận của ngài là một cuộc hành tŕnh đau thương và câm nín. Chúng ta không thể nào quên được những h́nh ảnh Chúa Nhật Lễ Lá, lúc mà, cầm trong tay cành cây dầu và cảm thấy đớn đau, ngài đă tiến đến cửa sổ để Ban Phép Lành của Chúa như chính bản thân ngài sắp bước tới cây Thập Giá.
“Sau đó là cảnh ở trong Nguyện Đường Riêng của ngài, lúc mà, cầm Thánh Giá trong tay, ngài tham dự Đường Thánh Giá bấy giờ đang diễn tiến ở Hí Trường Colosseum, nơi ngài rất hay thường vác Thập Giá dẫn đầu đoàn người diễn hành theo sau.
“Sau hết là Phép Lành âm thầm của ngài hôm Chúa Nhật Phục Sinh, nơi phép lành âm thầm này chúng ta đă thấy niềm hứa hẹn của cuộc Phục Sinh, của sự sống đời đời, rạng ngời tỏa sáng qua tất cả mọi nỗi đớn đau của ngài”.
Phải chăng những lời diễn tả của vị Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI trên đây về Đức Gioan Phaolô II không phản ảnh lời ngài thưa với Mẹ Maria “Totus Tuus” như 3 Thiếu Nhi Fatima thưa với Mẹ “vâng chúng con sẵn sàng” “chấp nhận mọi đau khổ” như một Đạo Binh Dàn Trận hay sao?
Và cuộc đời cùng tinh thần của vị Giáo Hoàng liên quan hết sức mật thiết với Fatima này không ứng nghiệm những lời của Thánh Long Mộng Phố về “thành phần môn đệ đích thực của Chúa Kitô” hay sao? Nhất là những lời rất xác đáng về vị Giáo Hoàng có liên hệ mật thiết với Biến Cố Fatima và Bí Mật Fatima, cũng như với Linh Đạo Thánh Mẫu “tutus tuus”, sau đây:
· “Họ giảng dạy con đường hẹp của Thiên Chúa bằng sự thật nguyên vẹn của Thiên Chúa theo Phúc Âm thánh hảo, chứ không theo những tâm niệm của thế gian. Họ sẽ ngậm nơi miệng của ḿnh thanh gươm hai lưỡi Lời Thiên Chúa. Họ sẽ vác trên vai ḿnh một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; c̣n Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo”.