u
Bản Chất Sống Tu Đức:
Cảm Nghiệm Thần Linh
C
ó thể nói, nếu tu đức học là khoa học sống đạo, th́ trong các khoa học của Kitô Giáo và về Kitô Giáo, Tu Đức Học là môn học quan trọng nhất. Tại sao?
Trước hết, tại v́ khoa này là khoa duy nhất dạy Kitô hữu sống đạo để giúp họ làm sao để có thể đạt đến cùng đích của họ, đó là đạt đến chỗ được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, là đạt đến một tấm mức đức ái trọn hảo, là nên trọn lành như Cha trên trời, là đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Chúa Kitô, trong khi các khoa khác (như thánh kinh học, tín lư thần học, giáo phụ học, bí tích học, thánh mẫu học, giáo luật học, giáo hội học, luân lư thần học v.v.) dạy cho họ biết về đạo mà thôi.
Vẫn biết Tu Đức Học cũng chỉ cống hiến cho Kitô hữu kiến thức về đạo như các khoa khác của Kitô Giáo thôi, nay là chưa nói đến vấn đề kiến thức của khoa học về tu đức này cũng được căn cứ vào và có liên hệ với các khoa khác, như khoa thánh kinh, khoa tín lư thần học và khoa luân lư thần học v.v. Thế nhưng, dầu sao cũng phải công nhận rằng, trong các khoa học về Kitô Giáo, tu đức học là khoa thực tiễn nhất về đời sống Kitô hữu, đến nỗi, cho dù không biết ǵ về các khoa khác, một người giáo dân b́nh thường nhất cũng có thể nên thánh, như trường hợp điển h́nh là hai chân phước Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta, thậm chí con người giáo dân b́nh thường song thánh đức đầy khôn ngoan c̣n có thể làm cố vấn cho cả các vị chức cao quyền trọng trong Giáo Hội nữa, như trường hợp của Thánh Nữ Catarina Sienna.
Đó là lư do cho dù là linh mục, giám mục hay giáo hoàng, dù có thông suốt các khoa học về Kitô Giáo, có quyền mục tử để trông coi, giảng dạy và thánh hóa dân Chúa đi nữa, tất cả cũng vẫn phải sống tu đức, vẫn phải nên thánh, vẫn phải sống đức tin; bằng không, chính những kiến thức về đạo ấy, có thể sẽ trở thành phương tiện phản đạo, như đă từng xẩy ra nơi thành phần thần học gia hay nơi các vị trong hàng giáo phẩm, và các chức quyền trong giáo hội có thể sẽ trở thành một mối nguy cơ phá đạo, qua các thứ gương mù gương xấu của thành phần lănh đạo dân Chúa, như trường hợp linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên đồng tính ở tổng giáo phận Boston Massachusetts Hoa Kỳ đầu năm 2002.
Bởi thế mới thấy rằng Vị Thánh Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, vị đă đạt tới bậc tu đức thần hiệp, được đưa lên tới tầng trời thứ ba (x 2Cor 12:2), quả thực đă chí lư khi mạnh mẽ và minh nhiên khẳng định là nếu tôi thông biết mọi nhiệm mầu, thậm chí nếu tôi có đức tin đến chuyển núi di sông, hay nếu tôi cho dù có bác ái phục vụ đến hy sinh liều cả mạng sống ḿnh đi chăng nữa, mà lại thiếu mất hay không có đức ái, th́ tôi cũng chỉ là hư không, và tất cả chỉ là vô ích (xem 1Cor 13:1-7).
Đó là lư do vị Giáo Hoàng đă phong thánh nhiều nhất trong lịch sử Giáo Hội là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II, trong tác phẩm “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (1994) của ḿnh, đă chủ trương là riêng Giáo Hội và chung thế giới đều lệ thuộc vào thành phần các vị thánh nhân, như ngài đă minh nhiên khẳng định ở chương “The Reaction of The ‘World’” (trang 176-177 ấn bản Anh ngữ) như sau:
“Quyền năng thực sự của Giáo Hội ở đâu? Dĩ nhiên, qua các thế kỷ, ở Tây Âu cũng như Đông Âu, quyền lực của Giáo Hội ở nơi chứng từ của các vị thánh, của những ai chấp nhận sự thật của Chúa Kitô là của ḿnh, những ai theo con đường là chính Chúa Kitô, và những ai sống sự sống xuất phát từ Người trong Chúa Thánh Thần. Và ở Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương, những vị thánh này chẳng bao giờ thiếu vắng. Các vị thánh của thế kỷ chúng ta đây phần lớn là các vị tử đạo… Đó là một đám rất đông những ai, như Sách Khải Huyền nói, ‘theo Con Chiên’ (14:4). Các vị đă hoàn tất nơi cái chết tử đạo của ḿnh những khổ đau cứu chuộc của Chúa Kitô (x Col 1:24), nên các vị cũng đă trở thành nền tảng cho một tân thế giới, cho một tân Âu Châu, và cho một nền văn minh mới”.
Đó là lư do, chúng ta cũng không lạ ǵ, trong hai chiều kích chính yếu hay hai nguyên tố của Giáo Hội, như Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă đề cập tới trong bài giảng cho Thánh Lễ đồng tế với 15 tân hồng y vào sáng Thứ Bảy 25/3/2006, Lễ Mẹ Thai Lời, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, đó là “nguyên tố Phêrô” và “nguyên tố Thánh Mẫu”, th́ nguyên tố hay chiều kích Thánh Mẫu quan trọng hơn nguyên tố hay chiều kích Phêrô. Nguyên tố Phêrô hay chiều kích Phêrô đây là những ǵ liên quan tới quyền bính của Giáo Hội và vai tṛ mục vụ của Giáo Hội, trong khi đó, nguyên tố Thánh Mẫu hay chiều kích Thánh Mẫu đây là những ǵ liên quan tới ân sủng và tu đức. Cũng trong cùng bài giảng này, thần học gia Giáo Hoàng Biển Đức XVI về Giáo Hội hiệp thông của chúng ta đă minh định là nguyên tố hay chiều kích Thánh Mẫu bao gồm cả nguyên tố hay chiều kích Phêrô, như sau:
· “Chư huynh thân mến, thật là một ân huệ cao cả biết bao khi thực hiện việc cử hành ư nghĩa này vào Lễ Trọng Truyền Tin đây! Chúng ta có thể nhận được dồi dào ánh sáng biết bao từ mầu nhiệm này cho đời sống chúng ta làm thừa tác viên của Giáo Hội đây! Nhất là các vị tân hồng y thân mến, chư huynh có thể lănh nhận nhiều bổ dưỡng là chừng nào cho sứ vụ làm ‘Nghị Viên’ cao cả của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô! Cơ hội thích đáng này giúp chúng ta coi biến cố hôm nay đây, một biến cố nhấn mạnh đến nguyên tố Phêrô của Giáo Hội, theo chiều hướng của một nguyên tố khác, đó là nguyên tố Thánh Mẫu, một nguyên tố thậm chí c̣n quan trọng hơn nữa. Tầm vóc quan trọng của nguyên tố Thánh Mẫu trong Giáo Hội, sau công đồng chung Vaticanô II, được đề cao một cách đặc biệt bởi Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiền nhiệm yêu dấu của tôi, hợp với khẩu hiệu của ngài ‘Totus tuus’…
“Hết mọi sự trong Giáo Hội, hết mọi cơ cấu và thừa tác vụ, bao gồm cả thừa tác vụ của Thánh Phêrô và của các vị thừa kế ngài, đều được ‘bao gồm’ trong áo choàng của Vị Trinh Nữ này, trong chân trời đầy ân phúc của lời Mẹ ‘xin vâng’ theo ư muốn của Thiên Chúa”.
Tất nhiên, về cơ cấu và tổ chức th́ chiều kích hay nguyên tố Phêrô bao giờ cũng quan trọng hơn và cần thiết hơn, tuy nhiên, căn cứ vào cùng đích của đời sống Kitô hữu là t́nh trạng được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa th́ chiều kích hay nguyên tố Phêrô được coi là phương thế dẫn Kitô hữu tới t́nh trạng hiệp thông thần linh là đích điểm của đời sống Kitô hữu này. Chưa nói tới vấn đề đó là chính nhờ chiều kích hay nguyên tố Thánh Mẫu, tức nhờ và qua lời ‘xin vâng’ đầy hiệp thông thần linh của Mẹ Maria (theo tu đức) trong giây phút Truyền Tin, mới có Lời Nhập Thể, mới có Thánh Thể và thiên chức linh mục.
Thực tế cho thấy, cảm nghiệm thần linh, một cảm nghiệm của đời sống tu đức, là kiến thức cao nhất trong các kiến thức của con người và nơi con người, v́ nó thuộc về lănh vực và tầm mức siêu nhiên hay siêu việt, một lănh vực chỉ có Thần Chân Lư mới dạy cho con người biết được “trong âm thầm (và) trong tăm tối” (x Mt 10:27) mà thôi.
Đúng vậy, kiến thức khoa học, một kiến thức được căn cứ vào sự quan sát của giác quan, chỉ có thể vươn tới nguồn gốc của vũ trụ này bằng giả thuyết cho rằng vũ trụ xuất hiện là do hiện tượng đại bùng nổ (big bang) đầu tiên. Thế rồi, cái giới hạn của khoa học về nguồn gốc của vũ trụ được kiến thức triết học, căn cứ vào lư trí suy luận, cho biết rằng tất cả mọi sự đều phát xuất từ một Nguyên Lư Đệ Nhất (the First Principle), nhưng không hề cho biết ǵ về bản chất của Nguyên Lư Đệ Nhất này. Nhờ thần học, một kiến thức được căn cứ vào Mạc Khải Thánh Kinh, cho biết Nguyên Lư Đệ Nhất của triết học ấy đó là Thiên Chúa Hóa Công cũng là Đấng Cứu Độ Nhân Trần và là Đấng Canh Tân Mọi Sự.
Về phương diện luân lư cũng thế, kiến thức khoa học chỉ có thể cắt nghĩa được nguồn gốc những hiện tượng thiên tai, (chẳng hạn động đất ở Pakistan vào tháng 10/2005 sát hại cả 100 ngàn nhân mạng, hay biển động sóng thần ở Nam Á ngày 26/12/2005, sát hại cả 200 ngàn người v.v.), theo nhận xét tự nhiên liên quan đến các định luật vật lư học. Kiến thức triết học th́ giải thích những sự dữ xẩy ra này, nhất là sự dữ về luân lư, một là theo nhị nguyên thuyết, một chủ trương cho rằng trời đất này có hai quyền lực chống lại nhau, âm dương, ánh sáng và bóng tối, lành dữ, hai là theo Thánh Âu Quốc Tinh cho răèng sự dữ là t́nh trạng thiếu hụt sự thiện v.v. Kiến thức thần học lại cho rằng Thiên Chúa Tối Cao và Toàn Năng là Đấng Quan Pḥng mọi sự và làm mọi sự cho lợi ích của con cái ḿnh, nên có thể biến sự dữ thành sự lành cho con người. C̣n cảm nghiệm thần linh th́ làm cho Kitô hữu thấy được những dấu chỉ thời đại để có thể kịp thời đáp ứng bằng các tác động tin yêu tương xứng.
Trong các kiến thức, kiến thức thần học là kiến thức phản ảnh Mạc Khải Thần Linh nhất, đúng nhất, giúp con người dễ sống đạo hơn theo tu đức học. Tuy nhiên, kiến thức thần học tự ḿnh không có tác dụng làm cho Kitô hữu hiệp thông với Thiên Chúa, (đó là lư do không phải thần học gia nào tự nhiên cũng là thần bí gia hay thánh nhân, trái lại, một thánh nhân không cần phải là một thần học gia), tức không cung cấp cho Kitô hữu chính cái Cảm Nghiệm Thần Linh theo tu đức học, một Cảm Nghiệm Thần Linh dần dần phản ảnh “tất cả sự thật” (Jn 16:13) là Chúa Kitô, một Sự Thật Thần Linh được chính Thần Chân Lư tỏ ra cho từng tâm hồn tùy hoàn cảnh của họ, theo ư định của Thiên Chúa, nhờ đó, họ được thông phần vào Kiến Thức Thần Linh của chính Thiên Chúa, được Hiệp Thông Thần Linh với Sự Sống của Ngài.
Chính Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ở câu trả lời thứ 4 cho một sinh viên thuộc Giáo Phận Rôma trong Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 6/4/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô liên quan tới ơn thiên triệu làm linh mục của ngài, cũng đă chẳng những cho biết lư do tại sao ngài đi tu làm linh mục mà c̣n cho biết cả tầm quan trọng của đời sống Kitô hữu liên quan tới tu đức và hoạt động mục vụ đầy đối với khoa thần học, như sau:
· “Tôi đă tự hỏi rằng tôi thực sự có thể sống độc thân suốt đời của ḿnh được chăng. Là một con người được đào luyện về lư thuyết chứ không phải thực hành, tôi cũng biết rằng việc yêu chuộng thần học vẫn chưa đủ để trở thành một vị linh mục tốt lành, song c̣n cần phải luôn trở nên thuận lợi cho giới trẻ, cho người già, cho bệnh nhân và cho người nghèo, tức nhu cầu cần phải trở thành giản dị với thành phần đơn thành. Thần học là những ǵ đẹp đẽ thật, nhưng tính chất đơn thành nơi ngôn từ và đời sống Kitô hữu là những ǵ bất khả châm chước. Bởi vậy mà tôi đă tự hỏi ḿnh rằng: Liệu tôi có thể sống tất cả những điều ấy hay chăng, chứ không chỉ sống một chiều, thuần túy là một thần học gia v.v.?”
Đó là lư do, trong sứ điệp gửi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXI được cử hành tại mỗi Giáo Phận địa phương và ở Rôma và Chúa Nhật Lễ Lá 9/4/2006, với chủ đề “Lời Chúa là đèn soi bước con đi và là ánh sáng soi đường con bước” (Ps 119[118]:105), ngài đă khuyên giới trẻ hăy đi sâu vào Lời Chúa để có được một cảm nghiệm thần linh, như sau (những chỗ nghiêng và đậm là để nhấn mạnh ư tưởng muốn nói tới):
· “Quí bạn trẻ thân mến, hăy năng suy niệm Lời Chúa, và hăy để cho Thánh Thần dạy dỗ quí bạn. Để rồi quí bạn sẽ khám phá ra rằng đường lối suy tưởng của Thiên Chúa không giống với đường lối suy nghĩ của nhân loại. Quí bạn sẽ thấy ḿnh được dẫn tới chỗ chiêm ngắm Thiên Chúa thực sự và đọc được các biến cố lịch sử bằng ánh mắt của Ngài. Quí bạn sẽ được hoan hưởng trọn vẹn thứ niềm vui xuất phát tự chân lư...
“Quí bạn trẻ thân mến, tôi khuyên quí bạn hăy làm quen với Thánh Kinh, và có Thánh Kinh trong tay để Thánh Kinh trở thành địa bàn chỉ đường dẫn lối bước đi. Nhờ việc đọc Thánh Kinh, quí bạn sẽ biết Chúa Kitô. Hăy ghi nhớ những ǵ Thánh Giêrônimô nói về vấn đề này là: ‘Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” (Pl 24,17; x Hiến Chế Lời Chúa, đoạn 25). Đường lối một thời được trân trọng để học hỏi và thưởng thức lời Chúa đó là lectio divina, một đường lối trở thành cuộc hành tŕnh thiêng liêng thực sự qua các giai đoạn của nó. Sau khi lectio là việc đọc đi đọc lại một đoạn Thánh Kinh, để rồi căn cứ vào những yếu tố chính của đoạn này, chúng ta tiến tới việc meditatio - suy niệm. Đó là giây phút suy tư trong ḷng, nhờ đó linh hồn hướng về Thiên Chúa và cố gắng hiểu những ǵ lời Ngài có ư muốn nói với chúng ta hôm nay đây. Đoạn tới việc oratio là lúc lân la nói chuyện trực tiếp với Thiên Chúa. Sau hết, chúng ta tiến đến chỗ comtemplatio – chiêm niệm. Điều này giúp chúng ta giữ ḷng của ḿnh chuyên chú trước sự hiện diện của Chúa Kitô, Đấng có lời là ‘đèn soi trong tăm tối, cho đến khi ngày rạng đông và sao mai hiện lên trong ḷng anh em’ (2Pt 1:19). Đọc lời Chúa, t́m hiểu lời Chúa và suy niệm lời Chúa, bởi thế, cần phải biến thành một đời sống liên lỉ trung thành với Chúa Kitô và các giáo huấn của Người.
“Hỡi giới trẻ của ngàn năm thứ ba, chương tŕnh sống của quí bạn cần phải được thực hiện như sau: đó là hăy xây dựng đời sống của ḿnh trên nền tảng Chúa Kitô, hăy hân hoan chấp nhận lời Chúa và hăy thực hành giáo huấn của lời Chúa! Rất khẩn trương cho việc làm nổi lên một thế hệ mới thành phần tông đồ gắn chặt với lời của Chúa Kitô, có khả năng đáp ứng với các thách đố của thời đại chúng ta và sẵn sàng quảng bá Phúc Âm một cách sâu rộng. Chính v́ thế mà Chúa Kitô đă xin quí bạn, chính v́ vậy mà Giáo Hội kêu mời quí bạn, và chính bởi đó mà thế giới mong đợi nơi quí bạn, cho dù nó không hay biết ǵ về niềm mong đợi này!”
Trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX tại Cologne Đức Quốc, vào ngày Thứ Sáu 19/8/2005, thay v́ tham dự với giới trẻ cử hành Đường Thánh Giá như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đó, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă gặp gỡ riêng thành phần chủng sinh và huấn dụ họ theo chủ đề “Chúng tôi đến triều bái Người” (Mt 2:2) của ngày giới trẻ thế giới XX này, những lời huấn dụ, căn cứ vào cuộc hành tŕnh của ba nhà đạo sĩ chiêm tinh gia Đông phương, chẳng những liên quan trực tiếp đến tiến tŕnh làm linh mục của người chủng sinh, mà c̣n đến cả tiến tŕnh tu đức của người Kitô hữu trong việc cảm nghiệm thần linh rất hay như sau:
· “Tại sao các Nhà Đạo Sĩ từ xa lên đường đến Bêlem? Câu trả lời có liên hệ tới mầu nhiệm ‘ngôi sao’ được họ thấy ‘ở Phương Đông’ và là ngôi sao họ nh́n nhận là ngôi sao của ‘Vua dân Do Thái’, tức là dấu chỉ hạ sinh của Đấng Thiên Sai (x Mt 2:2). Bởi vậy cuộc hành tŕnh của họ đă được thúc đẩy bởi một niềm hy vọng mănh liệt, một niềm hy vọng được ngôi sao này củng cố và hướng dẫn, ngôi sao dẫn họ đến với Vị Vua của dân Do Thái, tới vương quyền của chính Thiên Chúa. Các Nhà Đạo Sĩ lên đường v́ ước vọng sâu xa thúc đẩy họ ĺa bỏ mọi sự và bắt đầu cuộc hành tŕnh. H́nh như họ đă từng đợi chờ ngôi sao ấy. H́nh như cuộc hành tŕnh này lúc nào cũng là một phần nơi số phận của họ, và cuối cùng sắp sửa bắt đầu.
“Các bạn thân mến, đó là mầu nhiệm của lời Chúa kêu gọi, mầu nhiệm của ơn kêu gọi. Nó là một phần trong cuộc sống của hết mọi Kitô hữu, thế nhưng nó đặc biệt hiển nhiên nơi những ai được Chúa Kitô xin hăy bỏ hết mọi sự mà theo Người khít khao hơn. Người chủng sinh cảm nghiệm thấy vẻ đẹp của ơn gọi ấy vào giây phút ân sủng là giây phút có thể được gọi là ‘phải ḷng’. Linh hồn họ cảm thấy đầy những ngỡ ngàng bàng hoàng khiến họ đặt vấn đề khi cầu nguyện là: ‘Chúa ơi, tại sao lại là con nhỉ?’ Thế nhưng t́nh yêu không hế biết đến vấn đề ‘tại sao’; nó là một tặng ân nhưng không mà con người đáp lại bằng việc hy hiến bản thân ḿnh.
”Những năm sống trong chủng viện là để được đào luyện và nhận thức. Việc đào luyện, như các bạn quá rơ, có những chiều kích đồng qui ở mối hiệp nhất con người: Nó bao gồm những chiều kích nhân bản, thiêng liêng và văn hóa. Mục tiêu sâu xa nhất của nó là mang người học sinh đến chỗ hiểu biết sâu xa về Thiên Chúa là Đấng đă tỏ dung nhan của Ngài ra nơi Chúa Giêsu Kitô. Bởi thế cần phải sâu xa học hỏi Thánh Kinh cũng như học hỏi về đức tin và đời sống của Giáo Hội là nơi Thánh Kinh cư ngụ như là Lời sự sống. Tất cả những điều ấy cần phải liên hệ với những vấn đề được trí khôn của chúng ta đặt ra cũng như với môi trường bao rộng hơn của cuộc sống tân tiến. Việc học hỏi như thế có lúc dường như gay go, song nó là một phần bất khả châm chước của việc chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô cũng như của việc chúng ta được ơn gọi để loan báo về Người…
“Những năm chủng viện là một thời gian hành tŕnh, một thời gian thăm ḍ, nhất là một thời gian khám phá ra Chúa Kitô. Chỉ khi nào một con người trẻ có được một cảm nghiệm riêng tư về Chúa Kitô họ mới có thể thực sự hiểu được ư của Chúa và nhờ đó hiểu được ơn gọi của ḿnh. Các bạn càng biết Chúa Giêsu th́ mầu nhiệm của Người càng thu hút các bạn. Các bạn càng khám phá ra Người các bạn càng được thúc đẩy t́m kiếm Người. Đó là một biến động của một tinh thần kéo dài suốt cuộc đời của các bạn, và là tinh thần làm cho chủng viện trở thành một thời gian đầy hứa hẹn, một ‘mùa xuân’ thực sự vậy.
”Khi các Nhà Đạo Sĩ đến Bêlem, ‘tiến vào nhà họ thấy con trẻ với Maria mẹ của Người, th́ họ phục xuống tôn thờ Người’ (Mt 2:11). Cuối cùng th́ đây là giây phút hằng mong đợi – đó là việc họ gặp gỡ Chúa Giêsu…
“Chính Mẹ Maria tỏ cho họ thấy Chúa Giêsu Con của Mẹ; Mẹ dẫn họ tới, và ở một nghĩa nào đó Mẹ cho họ có thể thấy cùng chạm đến Chúa Giêsu, rồi ẵm lấy Người trong tay của họ. Mẹ Maria dạy người chủng sinh ấy chiêm ngưỡng Chúa Giêsu bằng con mắt của cơi ḷng và làm cho Chúa Giêsu thành chính sự sống của họ. Mỗi giây phút của cuộc đời chủng viện có thể trở thành dịp cho cái cảm nghiệm yêu thương về sự hiện diện của Đức Mẹ, vị dẫn mọi người đến gặp gỡ Chúa Kitô trong thinh lặng của việc niệm suy, của nguyện cầu và t́nh huynh đệ. Mẹ Maria giúp chúng ta gặp gỡ Chúa trước hết ở nơi việc cử hành Thánh Thể là lúc, qua Lời Chúa và Tấm Bánh được thánh hiến, Người trở nên dưỡng chất thiêng liêng hằng ngày của chúng ta.
“’Họ phục xuống tôn thờ Người… rồi dâng hiến Người các lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược’ (Mt 2:11-12). Đây là tột đỉnh của tất cả cuộc hành tŕnh: đó là việc gặp gỡ trở thành việc tôn thờ; nó nở ra thành một tác động đức tin và yêu mến đó là việc nhận biết nơi Chúa Giêsu được hạ sinh bởi Đức Maria Con Thiên Chúa làm người…
“Cái bí mật của thánh đức đó là mối thân t́nh với Chúa Kitô và trung thành tuân phục ư muốn của Người. Thánh Ambrôsiô đă nói: ‘Chúa Kitô là tất cả đối với chúng ta’; và Thánh Biển Đức đă cảnh giác việc coi bất cứ sự ǵ hơn t́nh yêu Chúa Kitô. Chớ ǵ Chúa Kitô là tất cả mọi sự cho các bạn. Các chủng sinh thân mến, các bạn hăy là những người đầu tiên hiến dâng lên Người những ǵ cao quí nhất đối với các bạn, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nêu lên trong sứ điệp ngài viết cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới này: đó là thứ vàng tự do của các bạn, nhũ hương thiết tha nguyện cầu của các bạn, mộc dược cảm t́nh sâu xa nhất của các bạn (x khoản số 4)”.
Thế nhưng, để tiến tới chỗ Thần Hiệp hay Hiệp Thông Thần Linh trọn vẹn với Thiên Chúa, theo mức độ nhân loại và tùy ơn gọi của ḿnh, mỗi Kitô hữu cần phải trải qua một tiến tŕnh tu đức ba bậc hay ba giai đoạn, đó là khởi sinh, tiến sinh và hiệp sinh.
Nói đến tu đức là nói đến linh đạo, tức nói đến đường lối sống đạo. Trong lịch sử Giáo Hội, những linh đạo nổi tiếng nhất, theo thứ tự thời gian và hợp với thời điểm của ḿnh, có thể kể đến 4 linh đạo chuyên biệt sau đây: Linh Đạo Ư Nhă Luân, Linh Đạo Giang Thập Tự, Linh Đạo Long Mộng Phố, và Linh Đạo Tiểu Thiên Sa.
Linh Đạo Ư Nhă Luân là đường lối sống đạo của Thánh Ignatiô Loyola (1491-1556), Đấng sáng lập Ḍng Chúa Giêsu, được thánh nhân truyền đạt trong cuốn "Tập Dụng Thần Công" cũng gọi là "Linh Thao" của ngài. Mục tiêu của Linh Đạo Y Nhă này là tuân hợp Thánh Ư Chúa. Điều kiện để có thể tuân hợp Thánh Ư Chúa là dứt bỏ những t́nh yêu và quyến luyến lăng loàn. Phương tiện để dứt bỏ những t́nh yêu và quyến luyến bất chính, nhờ đó linh hồn có thể tuân hợp Thánh Ư Chúa, là việc thao luyện tâm linh qua ba giai đoạn tẩy luyện, soi sáng và hiệp nhất.
Linh Đạo Giang Thập Tự là đường lối sống đạo của Thánh Gioan Thánh Giá (1542-1591), được thánh nhân diễn đạt trong những bản văn tựa đề là "Cuộc Tiến Lên Núi Cát Minh", "Đêm Tối Tăm", "Bản Thần Ca" và "Ngọn Lửa Linh Động của T́nh Yêu". Mục tiêu của Linh Đạo Giang Thánh Giá này là t́nh trạng được biến đổi trong Thiên Chúa để kết hiệp thân mật với Chúa. Điều kiện để đạt tới t́nh trạng được biến đổi trong Chúa mà kết hiệp mật thiết với Ngài đ̣i linh hồn phải đạt đến một tŕnh độ siêu thoát khỏi mọi dính bén trần tục. Phương tiện để đạt đến tŕnh độ tối đa siêu thoát trần tục, nhờ đó linh hồn có thể được biến đổi trong Thiên Chúa mà kết hiệp mật thiết với Ngài, là linh hồn phải tự từ bỏ và trải qua đêm tối tăm đức tin do Chúa thử thách.
Linh Đạo Long Mộng Phố là đường lối sống đạo của Thánh Louis Montfort (1673-1716), được thánh nhân tŕnh bày trong tác phẩm của ngài là cuốn "Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria". Mục tiêu của Linh Đạo Mộng Phố là Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu như chính Chúa đă qua Mẹ đến với loài người. Điều kiện để thể hiện việc Nhờ Mẹ đến với Chúa này là linh hồn phải nhận biết và trông cậy Mẹ Maria, một tạo vật đầy ơn phúc đă được Thiên Chúa Ba Ngôi làm nơi Mẹ những điều trọng đại, để qua Mẹ tỏ ḿnh ra cho loài người. Phương thế để tỏ ra nhận biết và trông cậy Mẹ Maria, nhờ đó linh hồn có thể đến với Chúa cách vững vàng và nhanh chóng, là tận hiến cho Mẹ.
Linh Đạo Tiểu Thiên Sa là đường lối sống đạo của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1872-1897), được nữ thánh tiến sĩ (thứ 33 của Giáo Hội vào ngày 19-10-1997) chia sẻ trong cuốn tự thuật "Một Tâm Hồn" của ḿnh. Mục tiêu của Linh Đạo Tiểu Thiên Sa này là trở nên như trẻ nhỏ để đến với Chúa. Điều kiện để có thể trở nên như trẻ nhỏ, nhờ đó linh hồn có thể đến với Chúa chính là ḷng yêu mến đơn sơ tha thiết của linh hồn đối với Chúa như một Người Cha của ḿnh. Phương thế để tỏ ra ḷng yếu mến đơn sơ thiết tha như một trẻ nhỏ hầu đến với Cha của ḿnh, là lợi dụng mọi sự, dù nhỏ mọn mấy đi nữa, dâng lên Ngài như tung hoa hy sinh trước ṭa của Ngài mà cầu cho phần rỗi của tất cả các linh hồn anh chị em của ḿnh.
Nếu Rượu Mới phải được đổ vào B́nh Mới, hay B́nh Mới phải được đựng Rượu Mới (x.Mt.9:17), th́ 4 Linh Đạo chuyên biệt trên đây chẳng khác ǵ như một thứ Rượu Mới đă được Thiên Chúa quan pḥng đổ vào B́nh thời điểm mà các ngài sống Linh Đạo của ḿnh.
Linh Đạo Ư Nhă Luân, một đường lối sống đạo hoàn toàn tuân hợp Thánh Ư Chúa, cũng không phải hay sao, là một thứ Rượu Mới đă được đổ vào B́nh thời điểm Thệ Phản bấy giờ đang muốn cải cách Giáo Hội theo chiều hướng tự do phóng khoáng?!
Linh Đạo Giang Thập Tự, một đường lối sống đạo kết hợp mật thiết với Chúa, không phải hay sao, là một thứ Rượu Mới đă được đổ vào B́nh thời điểm Ḍng Cát Minh lúc đang cần phải canh tân lại đời sống của các đan sĩ kín cổng cao tường đang hướng ngoại hơn bao giờ hết?!
Linh Đạo Long Mộng Phốø, một đường lối sống đạo Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu, được bùng lên sau khi cuốn "Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria" của thánh nhân được t́m thấy vào năm 1842 và phổ biến từ đó, không phải hay sao, là một thứ Rượu Mới đă được đổ vào B́nh thời điểm Thánh Mẫu, với một chuỗi biến cố hiện ra liên tục của Me,ï bắt đầu từ năm 1830 ở Balê, 1846 ở La Salette, 1858 ở Lộ Đức, 1917 ở Fatima?!
Linh Đạo Tiểu Thiên Sa, một đường lối sống đạo trở nên như trẻ nhỏ bằng ḷng say yêu Thiên Chúa là Cha của ḿnh và trong Ngài yêu thương anh chị em của ḿnh, không phải hay sao, là một thứ Rượu Mới đă được đổ vào B́nh thời điểm tư bản vô luân, chỉ biết tư lợi là trên hết, không c̣n biết đến công b́nh bác ái là ǵ, đến nỗi chủ nghĩa tư bản thái quá này đă gây nên hai Thế Chiến I và II vô cùng khốc hại, nhất là đă trở thành môi trường băng hoại cho con sâu xă hội là chủ thuyết cộng sản vô thần phát sinh từ năm 1864, cho đến khi chủ thuyết này hiện nguyên h́nh thù vô cùng sắt máu của nó là chế độ cộng sản Nga Sô từ năm 1917.
Cũng vào ngay thời điểm chế độ cộng sản bắt đầu lộ chân tướng của ḿnh tại Nga Sô này, Linh Đạo Thiếu Nhi Fatima, một đường lối sống đạo của 3 Thiếu Nhi Fatima được nhen nhúm từ năm 1916, đă thực sự và chính thức h́nh thành vào ngày 13-5-1917. Phải, Linh Đạo Thiếu Nhi Fatima là một thứ Rượu Mới phải được đổ vào B́nh Mới là Thời Điểm Fatima… (xin xem tiếp phần III, Chương Hai, về “Linh Đạo Fatima với Thiếu Nhi Fatima”, trang 199).