v
Tiến Tŕnh Sống Tu Đức:
Linh Đạo Tam Cấp
T
heo truyền thống tu đức Kitô Giáo trên đây, nhất là từ thế kỷ 16 có thể nói là thời kỳ chính thức mở màn cho khoa tu đức học, thời điểm của các vị thánh Tây Ban Nha chuyên về thần bí, như Thánh Ignatiô sáng lập Ḍng Tên, cùng với hai Vị Thánh cải cách Ḍng Kín Cát Minh là Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá, tu đức được chia làm 3 bậc hay 3 thời kỳ, được gọi là khởi sinh, tiến sinh và hiệp sinh.
Ba giai đoạn tu đức hay linh đạo tam cấp Kitô Giáo có thể được t́m thấy nền tảng Thánh Kinh của ḿnh nơi Tân Ước, điển h́nh là nơi Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, một văn kiện được Giáo Hội chọn đọc trong và cho Tuần Bát Nhật Phục Sinh liên quan đến đời sống thánh thiện của Kitô hữu, thành phần đă được lănh nhận Phép Rửa tái sinh nhờ hạt giống bất hoại Lời Chúa (x 1Pt 1:23).
Có thể nói câu sau 22 ở đoạn 1 bức thư này gồm tóm linh đạo tam cấp này của Kitô Giáo: “Anh em đă thanh tẩy ḿnh (khởi sinh) bằng việc tuân phục chân lư (tiến sinh) để yêu thương anh em ḿnh cách chân thực (hiệp sinh)”.
Những câu ở đầu đoạn 2 của bức thư này đă diễn tả rơ ràng hơn về câu trên và về ba giai đoạn tu đức Kitô Giáo như sau:
Giai đoạn khởi sinh: “Vậy anh em hăy trút bỏ hết mọi sự xấu xa tội lỗi, hết những ǵ là gian dối lừa đảo; khoe khoang tự phụ, ghen tương tị hiềm, cùng với mọi thứ gièm pha chê bai. Anh em hăy háo hức sữa bú như những trẻ sơ sinh – thứ sữa tinh tuyền làm cho anh em lớn lên trong ơn cứu độ…” (2:1-2).
Đúng thế, ở giai đoạn tu đức khởi sinh, Kitô hữu cần phải thanh tẩy, bỏ ḿnh, nhất là tội lỗi, và họ có thể hăng say làm việc này nhờ ơn an ủi của Chúa như “sữa” ngọt thần linh hợp với tŕnh độ c̣n non dại trên đường thiêng liêng của họ.
Giai đoạn tiến sinh: “Anh em hăy đến với Người là tảng đá sống bị con người loại bỏ nhưng lại được Thiên Chúa chấp nhận và quí hóa. Cả anh em nữa cũng là những tảng đá sống, được xây lên như lâu đài thiêng liêng, thành một thiên chức tư tế thánh hảo, dâng hiến các hy tế thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận qua Chúa Giêsu Kitô” (2:4-5).
Thật vậy, ở giai đoạn tu đức tiến sinh này, Kitô hữu, nhờ bỏ sữa là ơn an ủi ban đầu, trở nên cứng cát từ từ như những tảng đá, và có thể tỏ ra những tác hành trưởng thành trên đường thánh đức là tính chất thích hợp với và của vai tṛ tư tế.
Giai đoạn hiệp sinh: “Anh em là ‘một chủng tộc được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, một quốc gia thánh hảo, một dân được Người nhận làm của riêng ḿnh để loan truyền các công cuộc hiển vinh’ của Đấng đă kêu gọi anh em từ chốn tối tăm tiến vào ánh sáng lạ lùng của Người. Trước kia anh em không phải là dân của Người, nhưng nay anh em là dân Người; trước đây anh em không được xót thương, giờ đây anh em đă được thương xót” (2:9).
Phải, chỉ con người tiến lên tới bậc trọn lành mới có thể “loan truyền các công cuộc hiển vinh” của Chúa, và mới thực sự có được cảm nghiệm thần linh về Ḷng Thương Xót Chúa, như Mẹ Maria trong Ca Vịnh Ngợi Khen: “V́ Chúa đă thương đến phận tỳ nữ của Ngài” (Lk 1:48).
Tu đức Kitô Giáo quả thực là một tiến tŕnh tiến “từ chốn tối tăm tiến vào ánh sáng lạ lùng của Người”. Tiến tŕnh tu đức ba giai đoạn c̣n được sáng tỏ trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 13-17: trước hết các vị như thành phần tôi tớ được rửa chân (giai đoạn thánh tẩy khởi sinh – đoạn 13), rồi sau đó các vị như thành phần bạn hữu được nghe Người tâm sự (giai đoạn nội tâm tiến sinh – đoạn 14-16), và cuối cùng các vị như thành phần chứng nhân được thánh hiến trong chân lư và hiệp thông thần linh (giai đoạn cảm nghiệm hiệp sinh – đoạn 17).
Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong cuốn “Hồi Niệm Và Căn Tính”, tác phẩm cuối cùng về luân lư thời đại của ngài, xuất bản hôm 22/2/2005, trước khi ngài qua đời 1 tháng rưỡi, ở chương 6: ‘Redemption: Victory Given As A Task To Man’, trang 28-31, đă tóm lược tiến tŕnh tu đức ba bậc hay ba giai đoạn này rất đầy đủ và mạch lạc, như ngài chia sẻ kinh nghiệm sống tu đức của bản thân ngài, như sau:
“Tiếng gọi ‘Hăy theo Thày!’ là một lời mời gọi hăy bắt đầu theo con đường được quyền lực nội tại của mầu nhiệm Cứu Chuộc dẫn chúng ta đi. Đây là đường lối được phác họa bởi một thứ giáo huấn về 3 bậc liên quan tới việc ‘theo Chúa Kitô’, thứ giáo huấn rất thường được thấy nơi các văn bản về đời sống nội tâm cũng như về cảm nghiệm thần bí. Ba bậc này đôi khi được gọi là ‘giai đoạn’. Chúng ta nói đến giai đoạn thanh tẩy, giai đoạn sáng tỏ và giai đoạn kết hợp. Thực ra những giai đoạn này không phải là ba giai đoạn chuyên biệt, mà là 3 khía cạnh của cùng một đường lối được Chúa Kitô kêu gọi mọi người theo, như Người có lần đă kêu gọi người thanh niên trong Phúc Âm vậy.
“Khi con người trẻ ấy hỏi: ‘Thưa Thày, tôi phải làm lành ra sao để được hưởng sự sống đời đời?’ Chúa Kitô đă trả lời anh ta: ‘Nếu anh muốn hưởng sự sống th́ hăy tuân giữ các giới răn’ (Mt 19:16-17 và sau đó). Thế rồi khi con người trẻ này tiếp tục hỏi: ‘Giới răn nào?’ Chúa Kitô liền nhắc nhở anh ta về những giới luật chính yếu trong Bản Thập Giới, nhất là những giới luật được gọi là ở ‘bia đá thứ hai’ liên quan tới các mối liên hệ với tha nhân. Dĩ nhiên, theo giáo huấn của Chúa Kitô th́ tất cả mọi giới luật đều được tóm gọn thành giới luật mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh. Người đă minh nhiên nói như thế với một vị tiến sĩ luật để đáp lại câu hỏi của ông (x Mt 23:34-40; Mk 12:28-31). Việc tuân giữ các giới luật, hiểu đúng ra, là những ǵ đồng nghĩa với giai đoạn thanh tẩy: nó nhắm tới chỗ chế ngự tội lỗi, chế ngự sự dữ luân lư dưới các mặt nạ khác nhau của nó. Việc tuân giữ giới luật này từ từ dẫn đến chỗ thanh tẩy nội tâm.
“Nó cũng giúp chúng ta có thể khám phá ra những giá trị. Bởi thế chúng ta cho rằng giai đoạn thanh tẩy này, theo thứ tự, dẫn đến giai đoạn sáng tỏ. Các giá trị là các những thứ ánh sáng chiếu soi cuộc sống, và khi chúng ta áp dụng chúng vào đời sống của ḿnh, chúng chiếu tỏa rạng ngời hơn nữa về phía chân trời. Bởi thế, song song với việc tuân giữ các giới luật – việc tuân giữ mang ư nghĩa thanh tẩy thực sự – chúng ta phát triển các nhân đức. Chẳng hạn, trong việc giữ giới luật ‘Chớ giết người!’, chúng ta khám phá ra giá trị của sự sống dưới các khía cạnh khác nhau, và chúng ta tỏ ra biết sâu xa tôn trọng nó hơn bao giờ hết. Trong việc tuân giữ giới luật ‘Chớ muốn vợ chồng người!’, chúng ta chiếm được nhân đức trong sạch, nghĩa là chúng ta ư thức hơn bao giờ hết vẻ đẹp nhưng không của thân thể con người, của nam tính và nữ tính. Cái vẻ đẹp trời ban này trở thành ánh sáng cho các tác động của chúng ta. Trong việc tuân giữ giới luật ‘Chớ làm chứng dối!’, chúng ta tỏ ra nhân đức chân thực. Nhân đức này chẳng những loại trừ đi tất cả những ǵ là dối trá điêu ngoa và giả h́nh giả tạo khỏi đời sống chúng ta, mà c̣n phát triển trong chúng ta một thứ ‘trực giác về sự thật’ để hướng dẫn tất cả mọi hành động của chúng ta nữa. Và khi sống trong sự thật như thế, chúng ta chiếm được cho nhân tính của ḿnh một t́nh trạng chân thực bẩm sinh.
“Vậy bậc sáng tỏ trong đời sống nội tâm dần dần hiện lên từ bậc thanh tẩy. Qua thời gian, nếu chúng ta kiên tŕ theo Chúa Kitô là Thày của chúng ta, chúng ta cảm thấy càng ngày càng ít nặng nề với cuộc chiến đấu chống trả tội lỗi, và chúng ta càng ngày càng hoan hưởng thứ ánh sáng thần linh thấm nhập tất cả mọi tạo sinh. Điều này hết sức hệ trọng v́ nó giúp chúng ta có thể thoát khỏi t́nh trạng nội tâm liên lỉ hướng chiều về dịp tội – cho dù khi c̣n sống trên thế gian này cái dịp tội ấy bao giờ cũng có ở một mức độ nào đó – nhờ đó chúng ta tác hành một cách tự do thoải mái hơn trong tất cả thế giới tạo sinh. T́nh trạng tự do ấy và tính cách thanh thản ấy cũng là đặc tính của mối liên hệ của chúng ta với các con người khác, bao gồm cả những người khác phái tính. Ánh sáng nội tâm chiếu soi các hành động của chúng ta và cho chúng ta thấy tất cả những ǵ là thiện hảo nơi thế giới tạo sinh đều xuất phát từ bàn tay Thiên Chúa. Như thế, giai đoạn thanh tẩy rồi sau đó là giai đoạn sáng tỏ trở thành một đường lối dẫn tới chỗ được gọi là giai đoạn kết hợp. Đây là bậc cuối cùng của cuộc hành tŕnh nội tâm, lúc mà linh hồn cảm nghiệm được mối hiệp nhất đặc biệt với Thiên Chúa. Mối hiệp nhất này được hiện thực nơi việc chiêm niệm Hữu Thể thần linh cũng như nơi cảm nghiệm yêu thương xuất phát từ nó mỗi ngày một mănh liệt. Nhờ thế, một cách nào đó, chúng ta tiên hưởng những ǵ được giành cho chúng ta trong cơi vĩnh hằng, vượt trên cái chết và nấm mộ. Chúa Kitô, Bậc Thày đệ nhất của đời sống thiêng liêng, cùng với tất cả những ai được đào luyện nơi học đường của Người, dạy rằng, ngay cả ở trên đời này, chúng ta cũng có thể tiến tới con đường hiệp nhất với Thiên Chúa.
“Hiến chế tín lư ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ đă viết: ‘Chúa Kitô đă vâng lời cho đến chết, và v́ thế được Cha tôn vinh’ (x Phil 2:8-9), đă tiến vào vinh quang của vương quốc Người. Tất cả mọi sự đều phải lụy thuộc vào Người cho đến khi Người qui phục bản thân ḿnh cùng với tất cả mọi tạo sinh cho Cha, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự (x 1Cor 15:27-28)’. Hiển nhiên là Công Đồng nói tới một tầm vóc rất rộng lớn, khi làm sáng tỏ ư nghĩa về việc tham dự vào sứ vụ vương giả của Chúa Kitô. Tuy nhiên, những lời ấy đồng thời cũng giúp cho chúng ta hiểu làm thể nào để đạt được mối hiệp nhất với Thiên Chúa trên trần gian này. Nếu con đường vương giả, được Chúa Kitô phác định, cuối cùng dẫn tới t́nh trạng ‘Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự’, th́ việc hiệp nhất với Thiên Chúa là những ǵ có thể cảm nghiệm được trên trái đất này cũng cùng một cách thức như thế. Chúng ta có thể thấy Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, chúng ta có thể thông đạt với Ngài trong và qua tất cả mọi sự. Các tạo vật không c̣n là những ǵ nguy hiểm đối với chúng ta như chúng đă từng là như thế, đặc biệt khi chúng ta c̣n ở bậc thanh tẩy của cuộc chúng ta hành tŕnh. Tạo vật, và đặc biệt là những người khác, chẳng những phục hồi được ánh sáng thực sự của ḿnh là những ǵ được Thiên Chúa Hóa Công ban cho, mà c̣n, có thể nói, dẫn chúng ta đến với chính Thiên Chúa, như cách Ngài muốn tỏ ḿnh Ngài ra cho chúng ta, như một Người Cha, một Đấng Cứu Thế và một Người Bạn T́nh”.
Thế nhưng, để tiến từ bậc tu đức tiến sinh lên bậc hiệp sinh, hay để thực sự sống trong tŕnh độ tu đức hiệp sinh, theo các nhà thần bí và kinh nghiệm các thánh, linh hồn cần phải trải qua hay sống trong đêm tối tăm đức tin. Điển h́nh nhất là trường hợp của Chân Phước Têrêsa Calcutta, vị nữ tu được cả thế giới ngưỡng phục về hoạt động bác ái phi thường của ḿnh, nhưng không thể ngờ được nội tâm của người nữ tu này quằn quại thiêng liêng ra sao, một t́nh trạng bị bỏ rơi như ở “trong thung lũng tối” (Ps 23:4) không có lối thoát, không phải là ngắn hạn vài tháng hay mấy năm mà là kéo dài suốt cuộc đời 50 năm được kêu gọi phục vụ của Mẹ.
Thật thế, theo kinh nghiệm tu đức cho thấy, linh hồn thường chỉ sống đạo khi c̣n “cảm thấy” Chúa bằng những ơn an ủi ban đầu, như ở giai đoạn tu đức khởi sinh, hay khi c̣n được “trông thấy” Chúa bằng nhiều ơn soi sáng, như ở giai đoạn tu đức tiến sinh, cho đến khi họ cảm thấy khô khan, không thấy Chúa đâu nữa, cả ở mức độ cảm xúc lẫn lư trí, th́ ngôi nhà tâm hồn đă được họ sốt sắng dọn dẹp gọn ghẽ và sạch sẽ trước đó bằng việc tránh tội và tiến đức, có nguy cơ trở thành hang trộm cướp (x Jn 2:16), c̣n tệ hơn trước nữa, khi thần ô uế là tính mê nết xấu vốn c̣n đó của họ lợi dụng lúc khô khan như sa mạc này của họ, tái xuất giang hồ với 7 tên quỉ nữa như bảy mối tội đầu ra tay tấn công họ (x Mt 12:43-45).
Đó là lư do chúng ta thấy được tính chất thánh đức thật sự của Mẹ Têrêsa Calcutta là ở chỗ ấy, ở chỗ sống đức tin, chứ không phải chỉ thuần làm việc bác ái, hay đúng hơn, ở chỗ sống đức tin bằng đức ái (x Gal 5:6), v́ dù không thấy Chúa đâu Mẹ vẫn phục vụ Người nơi thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, như Mẹ đang thực sự thấy Người nơi họ, đúng như Người đă tuyên phán với cả thành phần chiên lẫn dê trong cuộc chung thẩm là ai làm cho những người anh em hèn mọn nhất của Người là làm cho chính Người (x Mt 25:37-40,44-45). Tuy nhiên, trong các sách viết về Mẹ, hầu như chẳng có cuốn nào đề cập tới t́nh trạng nội tâm này của Mẹ, có thể là v́ không hợp với mục đích của người viết, hay với tính cách b́nh dân của cuốn sách, hay v́ chính thành phần tác giả ấy không hề biết đến những chi tiết này, những chi tiết Mẹ không hề tiết lộ với ai ngoài cha linh hướng và vị giám mục địa phương biết, và là những chi tiết chỉ được người ta tiết lộ nhờ tiến tŕnh phong chân phước của Mẹ mà thôi.
Thật vậy, Mẹ Têrêsa, hết sức nổi tiếng về đức tin sắt đá, về đùức cậy bất khuất, về đức mến nóng bỏng của Mẹ, nhưng lại kết hiệp với Thiên Chúa mà không hề được hưởng ngọt ngào như mọi người, thậm chí kể cả các nữ tu ḍng của Mẹ, cứ tưởng. Thế mà t́nh trạng tăm tối và trống rỗng vẫn là đề tài Mẹ bàn hỏi với các vị linh hướng của Mẹ trong thập niên 1970 và 1980.
Khi Mẹ Têrêsa nhận thức được cái đổi thay xẩy ra trong linh hồn ḿnh, Mẹ đă nói cho cha linh hướng Van Exem biết. Mẹ cũng tỏ cho ĐTGM Périer biết nữa:
· “Con đang khát mong bằng một thứ khát mong đớn đau được thuộc trọn về Chúa, được sống thánh thiện như Chúa Giêsu có thể sống chính sự sống của Người trọn vẹn nơi con. Con càng muốn Người th́ lại càng bị ơ hờ lănh đạm. Con muốn yêu mến Người như Người chưa từng được yêu mến, nhưng lại xẩy ra một cái ǵ đó phân rẽ, một cái ǵ đó trống rỗng kinh khủng, một cảm giác thiếu vắng Thiên Chúa”.
Thật vậy, Mẹ Têrêsa lại tỏ cho ĐTGM này biết rằng Mẹ cảm thấy tối tăm chẳng những không giảm mà c̣n “dầy đặc hơn nữa”, khó có thể chịu đựng nổi. Mẹ suy nghĩ về t́nh trạng tương phản nơi linh hồn của ḿnh, đó là t́nh trạng dường như hụt hẫng đức tin, đức cậy, đức mến và chính Thiên Chúa. Ngoài ra, Mẹ cũng chịu đựng một nỗi khát mong Thiên Chúa một cách da diết và day dứt. Mẹ đă cho biết điều này qua một bức thư như sau:
· “Có rất nhiều điều tương phản trong tâm hồn con, đó là một nỗi khát mong Thiên Chúa, một nỗi khát mong sâu xa đến nỗi đớn đau, một nỗi đau đớn liên tục, song lại là nỗi khát mong bị Chúa dửng dưng, ruồng rẫy, trống rỗng, chẳng c̣n tin tưởng, yêu thương và sốt sắng. Các linh hồn không c̣n hấp dẫn nữa. Thiên đàng chẳng c̣n nghĩa lư ǵ; đối với con nó chỉ là một nơi hư cấu. Ư nghĩ về thiên đàng chẳng c̣n thú vị ǵ với con nữa, song nỗi khát mong Thiên Chúa vẫn c̣n đó. Xin cầu nguyện cho con để con bất chấp mọi sự xẩy ra vẫn tươi cười với Ngài. V́ con thuộc về một ḿnh Ngài nên Ngài có toàn quyền nơi con. Con hoàn toàn sung sướng trở thành không c̣n là ǵ nữa, thậm chí ngay trước nhan Thiên Chúa”.
Kinh nghiệm tối tăm tiếp tục diễn tiến. Mẹ Têrêsa viết tiếp:
· “Nếu cha biết những ǵ con đang trải qua…. Thế nhưng con không phiền trách ǵ cả. Ngài có quyền làm tất cả mọi sự. Xin cầu nguyện để con cứ tươi cười với Ngài”.
Có những lúc nỗi sầu đau của Mẹ Têrêsa đối với Thiên Chúa kinh khủng đến nỗi Mẹ đă so sánh những khổ đau của Mẹ với khổ đau của những linh hồn trong hỏa ngục:
· “Người ta nói rằng người ở trong hỏa ngục chịu khổ đau đời đời v́ t́nh trạng mất Thiên Chúa; họ có thể trải qua được tất cả mọi đau khổ ấy nếu họ có một chút hy vọng chiếm hữu được Thiên Chúa. Trong linh hồn con con cảm thấy chính cái đớn đau kinh hoàng của cái mất mát đó, của t́nh trạng bị Thiên Chúa bỏ rơi, của t́nh trạng Thiên Chúa không c̣n là Thiên Chúa, của t́nh trạng Thiên Chúa không thực sự hiện hữu”.
Trong khi những cảm giác kinh hoàng này xẩy ra th́ Mẹ Têrêsa tiếp tục phó thác cho Chúa:
· “Tối tăm thật dầy đặc, đớn đau thật nhức nhối, nhưng con chấp nhận hết mọi sự Ngài trao cho con và con dâng lên Ngài bất cứ những ǵ Ngài muốn có”.
Cha Brian Kolodiejchuk, một trong 3 vị cộng tác mở ngành nam cho Ḍng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa, cũng là vị linh mục cáo thỉnh viên trong tiến tŕnh mở án phong chân phước cho Mẹ, đă nghiên cứu (hồ sơ phong thánh gồm 80 cuốn sách), và đă tiết lộ cho biết trong cuộc phỏng vấn với Màn Điện Toán Zenit (bài phỏng vấn đă được Zenit phổ biến ngày 20/12/2002) như sau.
Vấn Trong những tháng gần đây vấn đề “đêm tối tăm” đă được đề cập tới, một thứ đêm tôí tăm mà Mẹ Têrêsa, như những nhà thần bí, đă trải qua trong những giai đoạn quan trọng của đời sống Mẹ. Đêm tối tăm này xẩy ra như thế nào?
Đáp Hoa trái thiêng liêng phát xuất từ hy sinh, từ thập giá. Trước khi được soi động thực hiện công cuộc của ḿnh, Mẹ đă trải qua đêm tối tăm rồi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng “đêm tối tăm” này, nỗi khổ đau nội tâm này, là hoa trái của việc Mẹ hiệp nhất với Chúa Kitô, như đă từng xẩy ra nơi Thánh Têrêsa Avila hay Thánh Gioan Thánh Giá. Một mặt là mối hiệp nhất với Chúa Giêsu và t́nh yêu liên kết. Mà v́ được hiệp nhất với Chúa Kitô, Mẹ đă hiểu được nỗi khổ đau của Chúa Kitô khi Người kêu lên từ thập giá: “Chúa Trời ơi, Chúa Trời ơi, sao Chúa lại bỏ rơi tôi?”. Tuy nhiên, “đêm tối tăm” này, nỗi đau khổ này, c̣n được gây ra bởi việc tông đồ nữa, bởi t́nh yêu tha nhân nữa. V́ yêu mến Chúa Kitô, Mẹ cũng hiểu được nỗi khổ đau của kẻ khác, hiểu được nỗi cô đơn của họ cũng như t́nh trạng họ xa cách Thiên Chúa. Bởi thế, “đêm tối tăm” của Mẹ Têrêsa là v́ chiều kích lưỡng diện mà t́nh yêu của tu sĩ nam nữ cảm thấy, trước hết là t́nh yêu “phu thê”, t́nh yêu của Mẹ với Chúa Kitô, t́nh yêu dẫn Mẹ đến chỗ liên kết với những khổ đau của Người, và sau đó, là t́nh yêu “cứu chuộc”, t́nh yêu dẫn đến chỗ thông phần vào việc cứu độ, vào việc loan truyền cho kẻ khác t́nh yêu của Thiên Chúa, để họ khám phá ra ơn cứu độ nhờ nguyện cầu và hy sinh. Bởi thế, đêm tối tăm là một cuộc thử thách yêu thương hơn là một cuộc thử thách đức tin. Mẹ không chịu khổ bởi không cảm thấy được t́nh yêu Chúa Giêsu cho bằng Mẹ chịu khổ v́ ḷng Mẹ mong ước Chúa Giêsu, ḷng mẹ khao khát Chúa Giêsu, khao khát yêu thương. Mục đích của hội ḍng này chính là việc làm cho Chúa Giêsu giản cơn khát thập giá bằng t́nh chúng ta yêu mến Người và việc chúng ta dấn thân cho các linh hồn. Mẹ không những chia sẻ cảnh nghèo khổ về thể lư và vật chất với người nghèo, Mẹ c̣n cảm thấy nỗi khát khao, cảnh bị bỏ rơi của thành phần này nữa. Thật vậy, cái nghèo khổ lớn nhất không phải là không được yêu mà là bị loại bỏ.
Chính vị thần học giáo hoàng gia là linh mục Raniero Cantalamessa Ḍng Phanxicô, trong bài giảng thứ hai trong Mùa Vọng (theo thông lệ hằng năm) ở Nguyện Đường Redemptoris Mater thuộc Tông Dinh Giáo Hoàng, cho Giáo Triều Rôma hôm Thứ Sáu 12/12/2003, với sự tham dự của chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, cũng đă đề cập tới t́nh trạng đêm tối tăm nội tâm này của Mẹ Têrêsa. Căn cứ vào hồ sơ phong chân phước, vị linh mục này đă nói đến những chi tiết liên quan tới đêm tối tăm của Mẹ Têrêsa như sau: thứ nhất là về khởi điểm của đêm tối tăm: được bắt đầu sau khi Mẹ Têrêsa đáp ứng ơn soi động lập ḍng (tức từ cuối thập niên 1940); thứ hai về thời hạn trải qua đêm tối tăm: cho tới khi Mẹ qua đời năm 1997, tức 50 năm trời, cả cuộc đời hoạt động bác ái; thứ ba về cảm nghiệm tối tăm: ‘cảm thấy không được Thiên Chúa yêu thương’, cảm thấy có một cái ǵ đó ‘hoàn toàn tương phản’.
Nhận định về tâm trạng tu đức tối tăm lạ lùng này của Mẹ Têrêsa, vị linh mục thần học giáo hoàng gia này cho biết ba điểm như sau:
Thứ nhất, liên quan tới cái bí mật của t́nh trạng nội tâm này:
· “Bông hoa thơm phức nhất tỏa ra từ đêm tối tăm của Mẹ Têrêsa đó là việc Mẹ im lặng về nó. Ngay cả thành phần gần Mẹ nhất cũng không hề hay biết ǵ cả về t́nh trạng quằn quại nội tâm cho đến chết này”.
Thứ hai, liên quan tới lư do tại sao Mẹ Têrêsa Calcutta lại phải trải qua một đêm tối tăm suốt cuộc đời 50 năm hoạt động phục vụ bác ái của Mẹ như thế, một thời gian mà theo vị linh mục này, vượt ra ngoài cả mục đích thanh tẩy nội tâm nữa, v́, về mặt tiêu cực, Chúa muốn bảo vệ Mẹ khỏi nguy hiểm bởi tiếng tăm nổi lên như cồn của Mẹ, và về mặt tích cực, Chúa muốn cho Mẹ được hoàn toàn thông phần vào cơn khát núi sọ của Người.
· “Hiện tượng đêm tối tâm linh lạ lùng này thực tế kéo dài suống cả cuộc đời… Nó là phương tiện do Thiên Chúa thực hiện cho các vị thánh ngày nay là thành phần sống và hoạt động liên tục trước ánh sáng rạng ngời của truyền thông xă hội… Thế nhưng, có một lư do sâu xa hơn nữa cho thấy lư do tại sao đêm tối tăm này kéo dài suốt cả cuộc đời như vậy, đó là gương Chúa Kitô, được tham dự vào đêm tối tăm tâm linh của Chúa Giêsu trải qua trong Vườn Nhiệt và đêm tối tăm tâm linh Người đă chết trên Đồi Canvê”.
Thứ ba, liên quan tới tác dụng thần linh của thành phần trải qua đêm tối tăm như Mẹ Têrêsa trong thế giới hiện đại:
· “Thật là sai lầm khi nghĩ rằng đời sống của những con người này hoàn toàn u ám và khổ đau… (Nhờ cảm nghiệm này) các vị thần bí ấy đă đến sát với thế giới của những ai sống ‘không có Thiên Chúa’… (cho đến độ họ trở thành) những vị truyền bá phúc âm hóa tuyệt vời trong thế giới hậu tân tiến này, một thế giới người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu”.
Nếu Chân Phước Têrêsa Calcutta cả đời hoạt động bác ái 50 năm của ḿnh trải qua đêm tối tăm đức tin thế nào th́ Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II hầu như cả đời làm giáo hoàng của ḿnh (16/10/178-2/4/2005) cũng bị khổ đau về phần xác (kể từ khi bị ám sát hụt 13/5/1981) như vậy. Cả hai vị như cành nho đă sinh trái lại càng sai trái hơn (x Jn 15:2), v́ được thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis”, để Người sử dụng con người của các vị mà tiếp tục tỏ ḿnh ra cho một thế giới văn minh hầu như tột đỉnh nhưng lại lạc loài hơn bao giờ hết.Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă cho thấy nhận định của ḿnh về vị Tiền Nhiệm liên quan tới đời sống tu đức thần hiệp của ngài, trong dịp đầy năm băng hà của ngài. Chẳng hạn như trong bài giảng lễ đầy năm tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Thứ Hai 3/4/2006 như sau:
“Ở Bài Đọc Thứ Nhất theo Sách Khôn Ngoan, chúng ta được nhắc nhở về định mệnh đời đời đang đợi chờ thành phần công chính: một định mệnh tràn đầy hạnh phúc, một phần thưởng khôn sánh về những khổ đau và thử thách họ phải đương đầu trong cuộc sống của họ. ‘Thiên Chúa đă thử thách họ và thấy rằng họ xứng đáng với Ngài; Ngài đă thử thách họ như lửa thử vàng, và Ngài đă chấp nhận họ như một hiến lễ toàn thiêu’ (Wis 3:5-6).
“Chữ ‘lễ toàn thiêu’ ám chỉ sự hy sinh nạn nhân bị toàn thiêu, bị thiêu rụi đi bởi lửa; nhờ đó, nó là một dấu hiệu hoàn toàn hiến dâng cho Thiên Chúa. Lời diễn đạt này của Thánh Kinh nhắc nhở chúng ta về sứ vụ của Đức Gioan Phaolô II, vị đă biến cuộc đời của ḿnh thành một tặng vật dâng lên Thiên Chúa cùng hiến cho Giáo Hội, và nhất là trong việc cử hành Thánh Thể, ngài đă sống trọn chiều kích hy hiến theo thiên chức linh mục của ngài.
“Trong số những lời kêu cầu được ngài yêu thích đó là lời xuất phát từ ‘Litanie de Gesù Cristo Sacerdote e Vittima’ ngài đă chọn cho vào phần kết của tác phẩm của ḿnh, Tặng Ân và Mầu Nhiệm, xuất bản nhân dịp mừng 50 năm chịu chức linh mục của ngài (xem các trang 113-116): ‘Iesu, Pontifex qui tradidisti temetipsum Deo oblationem et hostiam – Ôi Giêsu, Vị Thượng Tế đă hiến ḿnh cho Thiên Chúa như lễ vật và thí vật, xin thương xót chúng con’.
“Ngài đă thường lập lại lời khẩn cầu này biết bao! Nó diễn tả rơ ràng tính chất linh mục sâu xa của cả cuộc đời ngài. Ngài không bao giờ huyền hoặc hóa ước muốn của ḿnh trong việc càng ngày càng nên một với Chúa Kitô Tư Tế qua Hy Tế Thánh Thể, nguồn mạch cho việc không ngừng dấn thân tông đồ.
“Dĩ nhiên, chính đức tin mới là căn nguyên của việc ngài toàn hiến này. Trong Bài Đọc Thứ Hai chúng ta vừa nghe, Thánh Phêrô cũng sử dụng h́nh ảnh lửa thử vàng và áp dụng h́nh ảnh này vào đức tin (x 1Pt 1:7). Thật thế, tính chất của đức tin nơi mỗi người chúng ta mới đặc biệt là những ǵ bị thử thách và thử nghiệm bởi những khốn khó của cuộc đời, để thấy được tính chất vững chắc của nó, tính chất tinh tuyền của nó, tính chất kiên tŕ của nó trong cuộc sống. Vậy, Đức Cố Giáo Hoàng, vị đă được Thiên Chúa trang bị cho nhiều tặng ân về nhân bản cũng như về thiêng liêng, đă càng ngày càng cho thấy ngài như một ‘tảng đá’ đức tin khi trải qua cuộc thử luyện trong việc vất vả hoạt động tông đồ và chịu đựng bệnh hoạn.
“Đối với những ai được dịp gần gũi với ngài th́ đức tin vững mạnh và cương quyết này hầu như là những ǵ hiển nhiên. Nếu nó chẳng những làm cho thành phần cộng tác với ngài phải khâm phục, mà c̣n lan tỏa trong giáo triều dài của ngài cái ảnh hưởng thiện ích của ngài khắp Giáo Hội nữa, với một cường độ mạnh dần cho tới khi đạt tới tột đỉnh của nó vào những tháng ngày cuối đời của ngài.
“Nó là một đức tin xác tín, mănh liệt, chân thực, không biết sợ hăi và thỏa hiệp của ngài, một đức tin đă tác động tới tâm can của nhiều người, cũng nhờ nhiều chuyến tông du khắp nơi trên thế giới, nhất là nhờ ‘cuộc hành tŕnh’ cuối cùng ấy, cuộc thống khổ và cái chết của ngài”.
Và trong bài huấn từ kết thúc Đêm Canh Thức Thánh Mẫu (cầu Kinh mân Côi) tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào chính ngày kỷ niệm đúng một năm ngài qua đời 2/4/2006, Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă cảm nhận cuộc sống mục vụ day hoa trái của vị tiền nhiệm đáng kính mến của ḿnh như sau:
“Một năm đă qua từ biến cố băng hà của Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II, một biến cố đă xẩy ra hầu như vào đúng giờ này – 9 giờ 37 phút tối – thế nhưng việc tưởng nhớ đến ngài vẫn tiếp tục đặc biệt sống động, như được chứng thực qua nhiều nghi thức được thực hiện trong những ngày này trên khắp thế giới. Ngài tiếp tục hiện diện trong trí khôn của chúng ta và trong tâm can của chúng ta. Ngài tiếp tục thông đạt cho chúng ta t́nh ngài mến yêu Thiên Chúa và ḷng ngài mến thương con người; ngài tiếp tục tác động nơi tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, ḷng nhiệt thành t́m kiếm sự thiện và ḷng can đảm theo Chúa Giêsu cùng giáo huấn của Người.
“Làm sao để có thể tóm lược được cái chứng từ phúc âm ấy của vị đại Giáo Hoàng này đây? Tôi cố gắng tóm lược lại bằng hai từ ngữ, đó là ‘trung thành’ và ‘dấn thân’. Hoàn toàn trung thành với Thiên Chúa và dứt khoát dấn thân cho sứ vụ làm mục tử của Giáo Hội hoàn vũ. Ḷng trung thành và việc dấn thân thậm chí trở nên sống động và cảm kích hơn nữa trong những tháng cuối đời của ngài, khi ngài thể hiện bản thân ḿnh những ǵ ngài viết vào năm 1984 trong tông thư ‘Salvifici Doloris’: ‘Khổ đau đang hiện diện trên thế giới để phát tỏa yêu thương, để hạ sinh những công cuộc yêu thương đối với tha nhân, để biến đổi toàn thể văn minh con người thành một thứ ‘văn minh yêu thương’ (đoạn 30).
“Với gương mặt can trường, bệnh nạn của ngài đă làm cho mọi người chú trọng tới nỗi đớn đau của con người hơn, tới tất cả nỗi khổ đau về thể lư và tinh thần; ngài cống hiến cho khổ đau cái phẩm vị và giá trị, cho thấy rằng cái giá trị của con người không phải ở cái hiệu năng của họ hay dáng vẻ bề ngoài của họ, mà là ở trong chính bản thân họ, v́ họ đă được Thiên Chúa tạo dựng và yêu thương.
“Bằng lời nói và cử chỉ của ḿnh, Đức Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta không thôi chỉ cho thế giới thấy rằng nếu con người để cho Chúa Kitô chiếm đoạt th́ nó không làm hư hao đi cái phong phú của nhân tính ḿnh; nếu họ kính mến Người hết ḷng th́ sẽ không thiếu thốn ǵ hết. Trái lại, việc gặp gỡ Chúa Kitô làm cho đời sống của chúng ta trở thành phấn khởi hơn.
“Chính v́ ngài đă lôi kéo chúng ta đến gần với Thiên Chúa hơn bằng nguyện cầu, bằng chiêm niệm, bằng ḷng yêu chuộng Chân và Mỹ, mà Vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta đây biến ḿnh thành một kẻ đồng hành với mỗi người chúng ta và có thế giá để thậm chí nói với cả những ai xa cách đức tin Kitô Giáo”.