y
Sống Tu Đức
với Đời Cầu Nguyện
N
ói đến tu đức là nói đến đời sống nội tâm, đời sống cầu nguyện, và chỉ Kitô hữu nào sống nội tâm, sống cầu nguyện mới có tu đức, mới tiến đức, và mới có thể đạt đến đỉnh trọn lành mà thôi. Trong cuốn Đời Cầu Nguyện (Cao-Bùi, 1992) ở phần Nhập Đề (trang 1-13), người viết đă chia sẻ nhận định về mối liên hệ giữa tiến tŕnh tu đức và cầu nguyện. Nguyên văn đoạn sách được trích lại như sau.
Theo các định nghĩa thông thường từ trước đến nay th́:
- Cầu Nguyện là nâng ḷng lên với Chúa;
- Cầu nguyện là chuyện văn với Chúa.
Phải chăng, những tác động “nâng ḷng lên với Chúa” và “chuyện văn với Chúa” là những tác động “giao tiếp với Thiên Chúa”?
Thật vậy, tất cả ư nghĩa và thực tại của việc cầu nguyện là ở tại tác động “giao tiếp với Thiên Chúa”. H́nh ảnh sống động và điển h́nh nhất, mô phạm của việc cầu nguyện này là h́nh ảnh Người (Chúa Giêsu) lên núi cầu nguyện, thức cả đêm giao tiếp với Thiên Chúa” (Lc 6:12). Chúa Giêsu lên núi làm ǵ? - Cầu nguyện. Người cầu nguyện như thế nào? - Giao tiếp với Thiên Chúa.
Nếu “cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa” th́ làm thế nào để con người là loài “sinh bởi xác thịt là xác thịt” (Gn 3:6) có thể giao tiếp với “Thiên Chúa là Thần Linh” (Gn 4:24)?
Phải chăng, con người phải cầu nguyện với Thiên Chúa “trong tinh thần và chân lư” (Gn 4:24). Nghĩa là, con người sinh bởi xác thịt muốn cầu nguyện với Thiên Chúa là Thần Linh phải giao tiếp với Ngài trong tinh thần và chân lư?
Đúng thế, v́ Thiên Chúa là Thần Linh, nên xác thịt không thể cảm thấy Ngài hay trông thấy Ngài hoặc chạm đến Ngài như một vật thể hữu h́nh hữu tượng. Chỉ có tinh thần của con người mới có khả năng giao tiếp với Ngài mà thôi, khả năng nhận biết Ngài bằng trí khôn và yêu mến Ngài bằng ḷng muốn. Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa không tỏ ḿnh ra cho con người, th́, dù tinh thần con người có khả năng để nhận biết và mến yêu Ngài đi nữa, tự họ cũng không biết Ngài là ai và như thế nào để có thể gặp được Ngài và giao tiếp với Ngài.
Chính chân lư là thực tại về Thiên Chúa, là những ǵ Thiên Chúa tỏ ra cho con người biết về Ngài, mới là đối tượng trực tiếp cho tinh thần của con người khi họ muốn giao tiếp với Thiên Chúa. Bởi thế, tinh thần con người phải “được thánh hoá trong chân lư” (Gn 17:19) nữa nó mới có thể và xứng đáng “giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh”. Bằng không, con người có thể dễ dàng trở thành những kẻ tôn thờ ngẫu tượng là những ǵ do con người nghĩ ra và làm ra. Nghĩa là, thay v́ con người giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong Chân Lư là thực tại chân thật về Ngài, th́ họ lại giao tiếp với chính ḿnh họ nơi những ǵ họ nghĩ ra, chẳng khác ǵ “họ ngoại t́nh với ngẫu tượng của ḿnh” (Ez 23:37). Một khi con người c̣n ngoại t́nh với ngẫu tượng của ḿnh, tức ngoại t́nh với chính ḿnh, đều trở thành ô uế (Ez 20:31), bất xứng với Thiên Chúa là Thần Linh vô cùng toàn thiện. Do đó, muốn giao tiếp với Ngài, con người phải được thanh tẩy và thánh hoá trong chân lư là v́ vậy.
Các Giai Đoạn Trong Tiến Tŕnh Cầu Nguyện.
Thế nhưng, để con người nói chung và tinh thần con người nói riêng có thể thanh sạch, xứng đáng giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh, tự con người không thể làm được, nếu không có chính Thiên Chúa giúp. Và, nếu không có ǵ ngoại lệ, Thiên Chúa cũng không “thánh hoá trong chân lư” một cách chớp nhoáng con người sinh bởi xác thịt.
B́nh thường, Ngài sẽ thánh hoá tinh thần con người trong chân lư để họ có thể xứng đáng giao tiếp với Ngài qua bốn giai đoạn, mà cả cuộc đời của họ là thời gian Ngài dùng, bằng cách làm cho họ càng ngày càng đâm rễ sâu hơn trong chân lư, tức trong Chúa Kitô (x.Gn 14:6) là Đấng mà qua Người Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra cho thế gian (x.Gn 13:31): “Hăy đâm rễ trong Người (Chúa Giêsu Kitô) và lớn lên trong Người” (Col 2:7), cho đến khi “Đức Ái (là tinh thần của Chúa Kitô) đâm rễ sâu trong đời sống của anh em. Nhờ đó, anh em có thể cùng với tất cả các thánh hoàn toàn thấu triệt chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu của T́nh Yêu Chúa Kitô, và nghiệm thấy T́nh Yêu này vượt trên mọi hiểu biết, để anh em đạt đến sự viên toàn của chính Thiên Chúa” (Eph 3:17-19).
Cuộc đời con người sống với Thiên Chúa ra sao đều hệ tại chỗ này, chỗ họ có hiểu biết Thiên Chúa hay không, có đâm rễ sâu trong chân lư và chân lư có đâm rễ sâu trong họ hay không. Nếu có, họ sẽ càng ngày càng giao tiếp với Thiên Chúa cách mật thiết và bền vững hơn, càng nên thánh và sống trọn lành hơn; bằng không, họ vẫn c̣n có thể xúc phạm đến Ngài bằng những tội lỗi trọng hèn, vô ư hay cố ư.
Vậy, có thể so sánh Chúa Kitô, chân lư mà con người nói chung và tinh thần của họ nói riêng được thánh hoá để xứng đáng giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh, như một hạt giống, và nhân tính con người là môi trường cho hạt giống nẩy sinh và phát triển, trong đó, thể xác của con người là đất và tinh thần của họ là tính chất của đất. Qua dụ ngôn gieo giống (x.Mt 13:4-7,19-23), hạt giống chỉ có thể mọc lên sinh hoa trái chỉ khi nào nó có thể đâm rễ sâu trong ḷng đất là tinh thần bề trong của con người mà thôi. Nếu, dụ ngôn gieo giống này được áp dụng vào đời sống của người Kitô Hữu, th́:
CHÂN LƯ: là hạt giống Đức Tin đă được Thiên Chúa chính thức gieo nơi con người từ khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. Nơi hạt giống Đức Tin ngay từ ban đầu này có tất cả Chúa Kitô là Chân Lư, Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc họ và thánh hoá họ, Đấng mà Thiên Chúa đă quá yêu thế gian nên đă ban cho thế gian.
TINH THẦN: là phần trực tiếp chứa đựng hạt giống Đức Tin. Đúng thế, con người đă dùng ư muốn là tài năng của linh hồn ḿnh để chấp nhận Chúa Kitô, Đối Tượng và Trung Tâm của Đức Tin, Đấng đă tỏ Ḿnh ra cho họ qua chứng mà họ nhận được nơi Giáo Hội nói chung và nơi một chi thể nào đó của Giáo Hội nói riêng. C̣n thân xác của con người là phần trực tiếp với chứng Đức Tin mà ḷng muốn của họ chấp nhận, tức phần trực tiếp nh́n thấy hay nghe thấy những ǵ liên quan đến đức tin, đến Chúa Kitô, đến Ơn Cứu Chuộc, đến phần rỗi đời đời. Như thế, thân xác của con người là phần trực tiếp với vỏ của hạt giống Đức Tin, tức phần bên ngoài của Chân Lư, của hạt giống Đức Tin, hay những dấu chứng của Đức Tin, của Chân Lư; c̣n linh hồn của con người mới là phần trực tiếp với ruột của Đức Tin, tức với chính Chúa Kitô, Đấng là Chân Lư mà họ chấp nhận qua chứng được thân xác của họ nghe hay thấy. Ngoài ra, thân xác của con người cũng là phần tiếp nhận Nước Rửa Tội để linh hồn của họ được thanh tẩy và thánh hoá trong chân lư. Bởi thế, từ ngay sau khi lănh nhận Nước Rửa Tội, cả con người, gồm hồn và xác, của người Kitô Hữu đă trở nên môi trường cho hạt giống đức tin gieo vào, nẩy mầm, phát triển và sinh hoa trái.
ĐIỂN H̀NH: Nếu bản chất của việc cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa, th́, c̣n ai được giao tiếp với Ngài, qua Chúa Kitô, Thiên Chúa ở giữa loài người (x.Gn 1:14), một cách trực tiếp, ngoài Đức Mẹ và thánh Giuse, bằng các thánh Tông Đồ. Nếu tinh thần của việc cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong Tinh Thần và Chân Lư, th́, dù được trực tiếp với Thiên Chúa ở giữa loài người đấy, các thánh Tông Đồ là những chứng nhân đích thực của Người cũng phải trải qua những giai đoạn hiểu biết Người mỗi ngày một hơn, tương xứng với việc Người tỏ ḿnh ra cho các vị. Các vị càng không hiểu về Chúa Kitô, Thiên Chúa ở giữa loài người, Đấng đă tuyển chọn ḿnh, nếu các vị chỉ căn cứ vào những ǵ bề ngoài nơi Người do giác quan, lư trí hay t́nh cảm của các vị thấy được, hiểu được hay cảm được Người. Chính v́ thế, dù được sống gần gũi, được giao tiếp thường xuyên hơn ai hết với Chúa Kitô, qua một thời gian không phải là ngắn, các vị vẫn phải đối diện với câu hỏi: “Phần các con, các con cho Thày là ai?” (Mt 16: 15). Bởi v́, chỉ bao giờ các thánh Tông Đồ hiểu được Chúa Kitô, các vị mới đối xử với Người, mới giao tiếp với Người một cách xứng đáng như thực sự Người là mà thôi, bằng không, các vị vẫn có thể xúc phạm đến Người như thường!
Cầu Nguyện: Giai Đoạn Một
CHÂN LƯ: Chúa Kitô, nơi hạt giống Đức Tin, được Thiên Chúa gieo vào con người từ sau khi họ lănh nhận Nước Rửa Tội. Trong giai đoạn đầu tiên này, hạt giống Thần Linh rơi trên vệ đường, nơi không phải là đất, và bị chim trời đến ăn mất (x.Mt 13:4).
TINH THẦN: Trong giai đoạn đầu tiên này, hạt giống Đức Tin chứa đựng Chúa Kitô được con người chấp nhận bằng cảm quan của họ mà thôi là những ǵ không thể hiểu được Đức Tin chân chính. Tức là, dù có Đức Tin trong ḿnh, người Kitô Hữu ở trong giai đoạn cầu nguyện thứ nhất này, giai đoạn giao tiếp thoạt tiên với Thiên Chúa này, vẫn sống theo ngũ quan và cảm giác của họ để t́m thỏa măn đam mê và nhu cầu một cách hoàn toàn tự nhiên, không v́ Chúa và theo Đức Tin ǵ cả. Do đó, đối với họ, hạt giống Đức Tin trong họ chẳng khác nào như được gieo nơi vệ đường, v́ chẳng mọc được chút rễ nào, nên dễ bị mất đi khi ma qủi cám dỗ. “Hạt giống rơi vào vệ đường là kẻ nghe tin mừng về Nước Thiên Chúa mà không hiểu ǵ cả. Ma quỷ đến quỗm mất những ǵ được gieo trong tâm trí của họ” (Mt 13:19-20).
ĐIỂN H̀NH: Trong giai đoạn cầu nguyện thứ nhất này, có thể nói, đó là trường hợp các thánh Tông Đồ bắt đầu gặp gỡ và sống với Chúa Kitô. Giai đoạn này là giai đoạn “đến mà xem” (Gn 1:39) của các vị. Tức giai đoạn các vị tự t́m hiểu về Chúa Kitô theo nhận xét bề ngoài của ḿnh. Và, nhận xét đầu tiên của các thánh Tông Đồ về Chúa Giêsu là: “Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng phải tuân lệnh của Người” (Mt 8:27). Phải chăng, trong giai đoạn này, các thánh Tông Đồ đă được Ơn Kính Sợ Thiên Chúa? Không phải hay sao, các vị đă biết chạy đến kêu cầu với Chúa Kitô trong lúc lâm nguy: “Chúa ơi, cứu chúng con với, kẻo chúng con chết mất thôi” (Mt 8:25). Tuy nhiên, không phải v́ thế mà các thánh Tông Đồ đă có thể giao tiếp với Thiên Chúa một cách bền bỉ, như đă đâm rễ sâu trong Ngài. Và, v́ chưa hiểu biết Chúa Kitô thực sự như Người là để có thể giao tiếp với Người cách xứng đáng, mà “nhiều môn đệ đă bỏ đi, không thuộc về nhóm của Người nữa” (Gn 6:66).
Cầu Nguyện: Giai Đoạn Hai
CHÂN LƯ: Hạt giống Đức Tin chứa đựng toàn thể Chúa Kitô được Thiên Chúa gieo vào con người sau khi họ được đổ Nước Rửa Tội đang âm thầm mọc lên trong họ tùy theo tinh thần đón nhận và cộng tác của họ. Trong giai đoạn này, hạt giống Đức Tin rơi vào sỏi đá là những ǵ không phải là đất, v́ thế nó không có rễ và đă chết đi khi bị mặt trời thiêu đốt (x.Mt 13:6).
TINH THẦN: Trong giai đoạn này, người Kitô Hữu đă bớt đi những ǵ là cảm quan hời hợt bề ngoài, và bắt đầu đi vào bề trong. Chân Lư đă được người Kitô Hữu hiểu biết bằng lư trí của họ, và, mặc dù chưa thấu triệt được hoàn toàn Chân Lư được gieo trong ḷng ḿnh, họ vẫn cảm thấy vui v́ những khám phá mới lạ về Chân Lư, về Thiên Chúa của họ. Thế nhưng, dù sao, lư trí nông cạn của con người cũng không thể nào chứa đựng và ḍ thấu toàn thể Chân Lư. Nhiều khi chỉ sống theo lư trí, người ta sẽ bị chủ quan, cho rằng tất cả những ǵ ḿnh nghĩ ra đều là Chân Lư, rồi yêu Chân Lư do ḿnh nghĩ ra, thậm chí bất chấp cả Quyền Giáo Huấn Tối Thượng của Giáo Hội. Đối với thành phần Kitô Hữu ở trong giai đoạn này, chỉ có một điều có thể làm họ thay đổi chân lư chủ quan
cố chấp như sỏi đá của họ là thử thách bất lợi cho họ: “Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ nghe Tin Mừng và đầu tiên nhận lấy cách vui vẻ. Song v́ không có rễ nên họ chỉ tồn tại một thời gian. Khi bắt bớ xẩy đến v́ Tin Mừng, họ liền vấp phạm” (Mt 13:20-21).
ĐIỂN H̀NH: Trong giai đoạn này, Chúa Giêsu là Chân Lư đă cho các Tông Đồ nghe bài giảng Phúc Đức Trọn Lành trên núi (x.Mt 5-7), nghe một loạt dụ ngôn về Nước Trời (x.Mt 13), và chứng kiến tận mắt bánh hoá ra nhiều lần thứ nhất (x.Mt 14:13-21). Phải chăng, nhờ đó, các Tông Đồ đă hiểu biết Người hơn và tin vào Người hơn. Đến nỗi, “’'Chúa ơi, nếu quả thật là Chúa, hăy truyền cho con đi trên nước đến với Chúa'. 'Hăy đến' Người phán. Vậy Phêrô bước ra khỏi thuyền và bắt đầu đi trên nước tiến đến với Chúa Giêsu” (Mt 14:28-29). Tuy nhiên, chỉ trong chốc lát, cho đến “khi ông (Phêrô) thấy gió thổi mạnh liền trở nên sợ hăi th́ ông bắt đầu ch́m xuống mà kêu lên: 'Chúa ơi, cứu con với'” (Mt 14:30). Vừa thấy Chúa, thánh Phêrô vui mừng đến quên hết mọi sự, như kẻ nhận lấy Tin Mừng một cách vui vẻ. Thế nhưng, v́ không có rễ, nên họ đă không đứng vững, cũng như thánh Phêrô, chỉ v́ tự ḿnh không hoàn toàn tin vào Chúa ngay từ đầu, qua lời phát biểu nước đôi: “Nếu qủa thật là Chúa...”, nên, kết cục, dù có nhờ Lời Chúa toàn năng mà ông đi trên nước được một lúc, cuối cùng tự ông cũng “bắt đầu ch́m xuống” khi gặp sóng gió thử thách. Dầu sao, trong trường hợp này, thánh Phêrô cũng vẫn tỏ ra có Ơn Kính Sợ Chúa khi biết tin tưởng kêu cầu Người: “Chúa ơi, cứu con với”, và tất cả các Tông Đồ như được Ơn Tri Thức về Người hơn: “C̣n nghi ngờ ǵ nữa, Người đúng là Con Thiên Chúa!” (Mt 14:33).
Cầu Nguyện: Giai Đoạn Ba
CHÂN LƯ: Hạt giống Đức Tin chứa đựng tất cả Chúa Kitô mà con người lănh nhận ngay sau khi được Nước Rửa Tội thanh tẩy, trong giai đoạn này, rơi vào bụi gai, bị gai mọc lên làm chết nghẹt (x.Mt 13:7).
TINH THẦN: Vẫn biết, trong giai đoạn thứ hai, đối với Đức Tin, người Kitô Hữu mới chỉ tiếp nhận và sống bằng lư trí của ḿnh, nên họ đă không đứng vững với Chân Lư khi bị thử thách. Tuy nhiên, cũng nhờ giai đoạn này, nếu biết dùng, người Kitô Hữu có thể tiến sang giai đoạn thứ ba, giai đoạn họ sống Đức Tin bằng t́nh cảm của họ. V́ sống Đức Tin bằng t́nh cảm, họ cảm thấy sốt sắng thực hành Đức Tin, nhờ đó, Đức Tin có thể mọc mầm và đâm rễ nơi họ. Thế nhưng, chỉ v́ sống theo t́nh cảm, mà, Đức Tin đă bị lẫn lộn với các lo lắng cũng như ham muốn khác của t́nh cảm tự nhiên nơi con người, nhiều khi những t́nh cảm tự nhiên này c̣n mạnh hơn t́nh cảm đối với Đức Tin. Nhất là khi con người trở nên khô khan, hết cảm thấy hương sắc ngọt ngào của Đức Tin như trước, bấy giờ, hạt giống Đức Tin sẽ bị t́nh cảm tự nhiên lấn át làm cho người Kitô Hữu trong giai đoạn này dù sốt sắng một thời mà vẫn không sinh hoa kết qủa ǵ: “Phần gieo vào bụi gai là những kẻ nghe Tin Mừng, nhưng những lo toan thế gian và ham mê tiền bạc làm nghẹt nó đi. Hạt giống đó không sinh hoa kết qủa ǵ” (Mt 13:22).
ĐIỂN H̀NH: Trong giai đoạn thứ ba này, Chúa Giêsu tỏ Ḿnh ra cho các thánh Tông Đồ càng ngày càng rơ ràng hơn, cả bằng việc làm cũng như lời nói. Bằng việc làm, Người đă biến h́nh trên nơi cao (x.Mt 17:1-13) cho các ông thấy nhân tính vinh hiển được kết hợp với Thần Tính của Người. Bằng lời nói, Người đă tỏ cho các ông ba lần về cuộc tử nạn và phục sinh của Người (x.Mt 16:21,17:22-23,20:17-19), nhất là, trong bữa tiệc ly, Người đă “nói thẳng về Cha” (Gn 16:25) với các ông, không c̣n bằng ngôn ngữ mập mờ, để các ông thấy rằng Người được Cha sai (x.Gn 17:8), Người ở trong Cha và Cha ở trong Người (x.Gn 14:11), ai thấy Người là thấy Cha (x.Gn 14:9). Phần các thánh Tông Đồ, trong giai đoạn này đă thân mật với Thày hơn và tỏ ra sốt sắng với Thày hơn bao giờ hết, đến nỗi, các ông đă muốn cắm lều ở với Người trên chỗ Người biến h́nh (x.Mt 17:4), dù có uống chén của Người cũng được (x.Mt 20:22), và “dù có chết cũng không bao giờ bỏ Thày” (Mt 26:35). Phải chăng, trong giai đoạn này, các thánh Tông Đồ đă được Ơn Thâm Hiểu để có thể tuyên xưng: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16)? Phải chăng, cũng trong giai đoạn này, các thánh Tông Đồ, nhờ thâm hiểu Thày ḿnh hơn, nên cũng được Ơn Can Đảm, đến nỗi đă hết ḷng thề hứa theo Người và trung thành với Người với bất cứ giá nào, nhất là dám dùng cả gươm để chém đứt tai đầy tớ của thày cả thượng tế đến bắt Thày ḿnh (x.Mt 26:51)?
Tuy nhiên, tất cả những sự sốt sắng của các vị Tông Đồ trong giai đoạn này vẫn không hoàn toàn sâu xa và vững chắc, nên, ngay khi thánh Phêrô xin Chúa cho dựng ba lều trên chỗ Người biến h́nh th́ ông cũng “thật sự không biết là ḿnh đang nói ǵ” (Lc 9:33); hơn nữa, trong số các ông, thậm chí c̣n có kẻ mưu toan nộp Người (x.Lc 22:1-6), c̣n có kẻ ngủ gật trong khi Người “buồn sầu đến chết được” (Mt 26:38), c̣n “tất cả bỏ Người mà tẩu tán” (Mc 16:50; Mt 26:56), nhất là, c̣n lănh tụ Phêrô chối bỏ Người đến ba lần (x.Mt 26:69-75). Tại sao thế? Phải chăng, kẻ phản nộp Người v́ ham mê tiền bạc (x.Lc 22:5-6), và, tất cả bỏ Người mà tẩu tán v́ c̣n tinh thần tranh ngôi giành vị vào những lúc khẩn trương của Thày ḿnh, như lần Người lên Giêrusalem cuối cùng (x.Mc 10:34), hay ngay trong bữa tiệc ly (x. Lc 22:24)? Phải chăng, những lo toan thế gian và ḷng ham mê tiền bạc, đúng như trong dụ ngôn nói về phần hạt giống gieo vào bụi gai, đă xẩy ra nơi các thánh Tông Đồ trong giai đoạn thứ ba này?
Cầu Nguyện: Giai Đoạn Bốn
CHÂN LƯ: Hạt giống Đức Tin chứa đựng toàn thể Chúa Kitô được Thiên Chúa gieo nơi con người ngay khi họ nhận được Nước Rửa Tội tái sinh, trong giai đoạn này, như được gieo vào đất tốt, nhờ đó, đă nẩy mầm, mọc lên và trổ sinh hoa trái (x.Mt 13:7).
TINH THẦN: Trong giai đoạn này, hạt giống Đức Tin được nẩy mầm, phát triển và trổ sinh hoa trái là v́ nó được người Kitô Hữu chấp nhận bằng cả ḷng muốn của ḿnh, chứ không phải bằng cảm quan hời hợt (như ở giai đoạn một), bằng lư trí nông cạn (như ở giai đoạn hai) hay bằng t́nh cảm hỗn tạp nhất thời của họ (như ở giai đọan ba). Và, bởi chấp nhận bằng cả ḷng muốn của ḿnh, người Kitô Hữu đă sống Đức Tin được gieo trong họ, như nó là và theo như nó đ̣i hỏi. V́ Đức Tin không ngược với tự nhiên, song vượt trên tự nhiên và thánh hoá tự nhiên, nên, để sống Đức Tin, người Kitô Hữu đă phải sống siêu nhiên, tức không c̣n sống theo tự nhiên, theo xu hướng, ham thích và tư lợi tự nhiên của ḿnh. Tức là, người Kitô Hữu phải từ bỏ mọi sự ḿnh có, bỏ cả chính ḿnh, bỏ sự sống ḿnh, để bảo vệ và làm chứng cho Đức Tin. Nhờ biết bỏ ḿnh v́ Đức Tin như thế, gặp bất cứ thử thách nào v́ Đức Tin, họ vẫn không mất rể Đức Tin, trái lại, càng làm cho Đức Tin của họ phát triển hơn bao giờ hết. “Phần được gieo vào đất tốt
là người nghe Tin Mừng và nhận lấy. Họ chính là người trổ sinh hoa trái gấp trăm, hay gấp sáu mươi hoặc gấp ba mươi lần” (Mt 13:23).
ĐIỂN H̀NH: Trong giai đoạn này, qua những lần hiện ra với các ông sau khi từ trong kẻ chết sống lại, bề ngoài Chúa Giêsu cho các ông thấy thân xác vinh hiển của Người (x.Gn 20:27; Lc 24:39-43), bề trong, về trí, Người cho các ông hiểu Lời sách thánh nói về Người (x.Lc 24:25-27,45), về ḷng, Người ban cho các ông b́nh an (x.Lc 24:36; Gn 20:19,26), và, đối với cả con người, Người ban cho các ông Thánh Thần của Người qua hơi thở Người thổi trên thân xác của họ (x.Gn 20:22). Từ đó, như thân xác được dựng nên bởi bùn đất của con người sau khi nhận hơi thở của Thiên Chúa đă trở nên một vật sống thế nào (x.STK 2:7), con người của các đấng đă được Chúa Kitô rửa cho trước bữa tiệc ly (x.Gn 13:5-10) cũng trở nên một tạo vật mới (x.2Cor 5:17) bởi hơi thở phục sinh của Người như vậy. Phải chăng, trong giai đoạn này, các thánh Tông Đồ đă được Ơn Khôn Ngoan, để, qua thánh Tôma, tuyên xưng với tất cả ư thức của ḿnh về Chúa Kitô: “Lạy Chúa Tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Gn 20: 28). Ngoài ra, các thánh Tông Đồ cũng được Ơn Huấn Dụ để có thể làm cho các người nghe ḿnh nhận biết và trở lại với chân lư là Chúa Kitô mà các vị rao giảng và làm chứng. Với lời đối đáp: “Qúi vị tự xét trước mặt Thiên Chúa xem chúng tôi có nên vâng lệnh qúi vị hơn là vâng lệnh Thiên Chúa hay chăng. Chúng tôi nhất định không thể không nói về những điều chúng tôi đă nghe và đă thấy” (TĐCV 4:19- 20), cũng đủ chứng tỏ các thánh Tông Đồ được cả Ơn Khôn Ngoan bề trong và Ơn Huấn Dụ bề ngoài. Con số chừng năm ngàn người (x.TĐCV 4:4) trở lại sau bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô không phải là hoa trái đầu tiên của hạt giống Chân Lư là Chúa Kitô, Thày của các đấng, đă được gieo vào các vị như vào một mảnh đất tốt hay sao?
Trên đây là bản chất và tiến tŕnh cầu nguyện theo cuốn Đời Cầu Nguyện. Bản chất của cầu nguyện là tác động giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư; và tiến tŕnh cầu nguyện là tiến tŕnh “chân lư” tác dụng thần linh nơi “tinh thần” con người cầu nguyện, như hạt giống đâm rễ vào ḷng đất để trổ sinh hoa trái. Như thế, khi Kitô hữu lên tới bậc hiệp sinh tu đức hay ở vào giai đoạn cầu nguyện thần hiệp là lúc “tinh thần” (tiêu biểu cho Đức Tin Tuân Phục) của họ được nên một với “chân lư” (tiêu biểu cho Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa), hay nói đúng hơn, là khi “chân lư” giải thoát “tinh thần” (cũng chính là con tim) của họ (x Jn 8:32), bằng việc đức tin hóa cơi ḷng họ qua một đêm tối tăm thanh tẩy, về mặt tiêu cực, khỏi mọi ràng buộc và dính bén với tất cả những ǵ là trần tục, kể cả những ǵ tự bản chất không xấu xa tội lỗi, không trọn lành, và về phần tích cực, c̣n làm vọt lên nơi họ mạch nước khao khát thần linh (x Jn 7:37-38).
Đúng thế, một khi tiến tới bậc nguyện cầu thần hiệp, Kitô hữu cầu nguyện bằng tác động chiêm niệm hơn suy niệm và cảm xúc. Bấy giờ cả cuộc sống của họ là cầu nguyện, v́ lúc nào họ cũng giao tiếp với Thiên Chúa trong tinh thần (bằng ḷng khao khát thần linh, chỉ khao khát một ḿnh Ngài mà thôi) và chân lư (ở chỗ luôn lắng nghe và đáp ứng những ǵ Chúa muốn một cách vui tươi mau chóng). Bấy giờ không hoạt động nào, không cám dỗ nào, không đau khổ nào v.v. có thể chi phối được họ. V́ cầu nguyện liên lỉ ở chỗ giao tiếp với Thiên Chúa là trong tinh thần và chân lư như thế, Kitô hữu có thể thực hiện giờ cầu nguyện chính thức của ḿnh, giờ phụng vụ với cộng đồng, một cách dễ dàng (cho dù vừa xong việc hoạt động bề ngoài nào đó), một cách lâu dài (không chán v́ đă nói hết lời, suy hết lẽ, đọc hết các thứ kinh nguyện), không chia trí (v́ nếu ‘chia ḷng’ mới ‘chia trí’, mà ḷng họ lúc nào cũng khao khát thần linh, khao khát Chúa trên hết mọi sự, th́ làm sao họ có thể chia trí được nữa).
Khi Kitô hữu thực hiện tác động cầu nguyện, chẳng hạn như qú trước Thánh Thể, bấy giờ họ không nói năng ǵ hết, mà chỉ chiêm ngắm Người bằng tất cả ḷng Khao Khát Thần Linh (như 3 ước nguyện ở đầu của Kinh Lạy Cha) và Cảm Nghiệm Thần Linh (như của Mẹ Maria trong ca vịnh Ngợi Khen), một khao khát và cảm nghiệm phản ảnh Thực Tại Thần Linh, một tác động được Thánh Thần cảm hứng, làm họ phải “than lên những lời khôn tả” (Rm 8:26) và tỏ ra các tác động phúc đức...
Trong các kinh nguyện Kitô Giáo, một trong những kinh rất hợp với tu đức Kitô Giáo, v́ bao gồm hai yếu tố tu đức là Mạc Khải Thần Linh và Đức Tin Tuân Phục, đó là Kinh Mân Côi.
Đúng thế, Kinh Mân Côi được kết cấu bởi hai phần rơ rệt, đó là phần khẩu nguyện và phần tâm nguyện. Phần khẩu nguyện là việc đọc Kinh Kính Mừng, và phần tâm nguyện là suy Mầu Nhiệm Mân Côi.
Có thể nói phần khẩu nguyện của Kinh Mân Côi là phần tuyên xưng đức tin tuân phục, tuyên xưng tất cả những ǵ được Thiên Chúa tỏ ra cho con người nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, cốt lơi của Mầu Nhiệm Mân Côi và được tóm gọn nơi Mầu Nhiệm Mân Côi.
Thật vậy, nếu Mầu Nhiệm Mân Côi là tiêu biểu cho Chúa Kitô là tất cả Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa, th́ Kinh Kính Mừng là tiêu biểu cho Mẹ Maria “đầy ơn phúc”, cho tất cả Đức Tin Tuân Phục nơi Mẹ.
Đó là lư do, trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, ở đoạn 3, Đức Gioan Phaolô II đă định nghĩa “Việc lần hạt Mân Côi không là ǵ khác ngoài việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”, và đă minh định tính cách chiêm niệm của Kinh Mân Côi như sau:
· “Có điều rơ ràng là, mặc dù Kinh Mân Côi lập đi lập lại được trực tiếp dâng lên Mẹ Maria, nhưng tác động yêu thương với Mẹ và nhờ Mẹ cuối cùng lại được nhắm đến Chúa Giêsu. Việc lập đi lập lại được nuôi dưỡng bằng ước muốn nên giống Chúa Kitô hoàn toàn hơn, một hoạt tŕnh đích thực của đời sống Kitô hữu… Kinh Mân Côi giúp chúng ta nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn cho đến khi chúng ta đạt tới tầm mức thánh thiện thực sự” (đoạn 26);
· “Việc lần hạt Mân Côi từ trước đến nay vẫn được thi hành bằng việc sử dụng một cỗ tràng hạt. Nếu lần hạt mà chẳng để ư ǵ lắm th́ các hạt chuỗi thường trở thành một cái máy thuần túy đếm thứ tự các Kinh Kính Mừng. Tuy nhiên, những hạt chuỗi này cũng có thể trở thành một biểu hiệu cho việc sâu xa chiêm niệm nữa. Ở đây, điều đầu tiên phải để ư là cách thức những hạt chuỗi này đồng qui nơi Cây Thánh Giá, nơi vừa mở ra lại vừa đóng lại cái tiến tŕnh tỏ hiện của việc nguyện cầu. Đời sống và việc cầu nguyện của người tín hữu được tập trung vào Chúa Kitô. Hết mọi sự được bắt đầu từ Người, hết mọi sự đều qui về Người, hết mọi sự nhờ Người mà đến cùng Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần” (đoạn 36).
Nguyên ở chính Kinh Kính Mừng chúng ta cũng thấy được hai yếu tố Mạc Khải Thần Linh và Đức Tin Tuân Phục là những ǵ thiết yếu cho và làm nên Linh Đạo Kitô Giáo nữa.
Đúng vậy, Kinh Kính Mừng được tạo nên bởi ba thành phần đầy Thánh Linh, đó là Thiên Thần, Thánh Nhân và Giáo Hội. Thiên Thần với câu: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà” (Lk 1:28); Thánh Nhân (Isave) với câu: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con Ḷng Bà gồm phúc lạ” (Lk 1:42); Giáo Hội (qua Công Đồng Ephêsô năm 431) với câu: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”.
Nếu câu “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà” được loan báo từ vị Thiên Thần tiêu biểu cho trời cao th́ câu này nói lên Mạc Khải Thần Linh. Mẹ “đầy ơn phúc” đây trước hết và trên hết là v́ Mẹ được “Thiên Chúa là T́nh Yêu” (1Jn 4:8,16) “ở cùng”, tức được Ngài tỏ ḿnh và thông ḿnh ra cho. Thật vậy, từ đời đời Ngài đă nhưng không yêu thương đoái nh́n tới Mẹ (x Lk 1:48) trên hết mọi tạo vật trên trời dưới đất, qua việc chọn Mẹ làm mẹ Con của Ngài, tức qua việc ban chính Bản Thân của Ngài là Lời Nhập Thể cho Mẹ, và bằng việc “bao phủ” (Lk 1:35) Mẹ trong Thánh Thần của Ngài.
Nếu câu “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con Ḷng Bà gồm phúc lạ” được vang lên từ Thánh Nhân, lại là một nữ Thánh Nhân, th́ câu ấy quả thực là tiêu biểu cho Đức Tin Tuân Phục. Ở chỗ, Mẹ “đầy ơn phúc” không phải v́ được “Thiên Chúa ở cùng” mà c̣n v́ “được ơn nghĩa với Chúa” (Lk 1:30) nữa, tức c̣n v́ Mẹ đă “xin vâng” (Lk 1:38), “đă tin những lời Chúa phán sẽ được thực hiện”. Chính bởi Đức Tin Tuân Phục của Mẹ Maria mà Mẹ “có phúc hơn mọi người nữ”, nghĩa là Mẹ có phúc hơn tất cả mọi con người là thành phần, với thân phận tạo vật của ḿnh, đóng vai nữ nhân đối với Đấng Hóa Công ban phát tất cả mọi sự cho họ, thành phần được Ngài dựng nên để tỏ ḿnh cùng thông ḿnh ra cho họ để họ có thể được đời đời hiệp thông với Ngài. Nhờ Đức Tin Tuân Phục này mà Mẹ đă xứng đáng làm Mẹ (x Lk 11:27-28), chẳng những của Con Thiên Chúa, mà c̣n của cả Giáo Hội và nhân loại nữa nơi “Giêsu Con Ḷng Bà gồm phúc lạ”.
Chính v́ thế, v́ Mẹ vừa được Thiên Chúa ở cùng, vừa được ơn nghĩa với Ngài như vậy, mà Mẹ đă hoàn toàn phản ảnh “Thiên Chúa là ánh sáng” (1Jn 1:5). Ở chỗ Mẹ “tiến lên như rạng đông” (Songs 6:9) với Ơn Vô Nhiễm của Mẹ để báo hiệu Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô; Mẹ “đẹp như mặt trăng” với Ơn Trinh Nguyên trọn đời của Mẹ, một đặc ân như vầng nguyệt hoàn toàn thu nhận tất cả ánh sáng Mặt Trời; và Mẹ “rực rỡ như mặt trời” với đặc ân Mông Triệu của Mẹ, một đặc ân cho thấy cả hồn vô nhiễm lẫn xác trinh nguyên của Mẹ tuyệt đối thuộc về Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn tỏ hiện nơi Mẹ. Chính v́ Mẹ “mặc áo mặt trời, chân đạo mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 tinh tú” (Rev 12:1) như thế mà Mẹ thực sự và xứng đáng là “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời”, một tạo vật có thần thế nhất trước nhan Thiên Chúa để chuyển cầu cứu độ đặc biệt cho những ai nương tựa vào Mẹ: “cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”.