z

 

Sống Tu Đức

với Cửu Phúc Kitô Giáo

 
 

P

hần đầu của chương này người viết cũng xin được trích lại những ǵ trong cuốn “Gịng Sông Chảy Nước Ban Sự Sống Đời Đời”, (Cao-Bùi, 1997), Phần II về “’Nước Ban Sự Sống’: Đức Tin”, Chương XIV về “Hoa Trái Đức Tin: Phúc Đức”, (trang 327-340), rất thích hợp với tiến tŕnh tu đức. Nguyên văn như sau.

 

"Đức" hay Nhân Đức của Kitô hữu là tư cách nơi những người con Thiên Chúa, và "Phúc" hay Hạnh Phúc của Kitô hữu là gia phần Thiên Chúa dành cho con cái của Ngài. Tuy nhiên, theo phần liệt kê Các Phúc Đức, như được trích dẫn ở phần "mạc khải" trong chương này, cho thấy "Phúc" nào th́ đi với "Đức" đó. Thế nhưng, tại sao Đức này phải đi với Phúc kia như vậy? Mối liên hệ của từng cặp Phúc Đức này ra sao? Và thứ tự của cặp Phúc Đức này được đặt trước cặp Phúc Đức kia có ư nghĩa ǵ không? Có một điều đáng chú ư là chín hoa trái của Thánh Thần, như Thánh Phaolô liệt kê trong thư gửi giáo đoàn Galata, đoạn 5, câu 22 và 23, hầu như phản ảnh chín cặp Phúc Đức theo Phúc Âm Thánh Mathêu này.

 

Thứ nhất là Đức khó nghèo trong tinh thần đi với Phúc được nước Thiên Chúa.

 

Tại sao Đức khó nghèo lại là Đức đầu tiên trong các cặp Phúc Đức ở đây, nếu không phải không có Đức khó nghèo căn bản này cũng sẽ không thể nào có các Đức khác. Vậy Đức khó nghèo ở đây là ǵ? Đức khó nghèo ở đây là một Đức khó nghèo "trong tinh thần" chứ không phải chỉ là t́nh trạng khó nghèo bề ngoài hay hoàn cảnh khó nghèo vật chất. Bằng không, tất cả những người lâm vào  t́nh trạng khó nghèo hay sống trong hoàn cảnh khó nghèo trên thế gian này đă là thành phần có Đức khó nghèo rồi. Như thế th́ thuyết cộng sản là một lư thuyết đáng theo và đảng cộng sản là thành phần sống hợp với tinh thần khó nghèo của Phúc Âm Chúa Kitô nhất. Và như thế Thần Học Giải Phóng càng trở thành một chủ trương sai lầm v́ muốn làm sao cho con người được giải phóng khỏi t́nh trạng hay hoàn cảnh khó nghèo.

 

Thật ra, Đức khó nghèo trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Chúa Giêsu đây cũng cần phải được tỏ ra bề ngoài, bằng một cuộc sống khó nghèo, chẳng hạn như trường hợp điển h́nh nơi các vị tu sĩ khấn giữ Đức khó nghèo. Bảo ḿnh có tinh thần khó nghèo hay Đức khó nghèo mà lại không chịu được thiếu thốn, lúc nào cũng muốn được đầy đủ, tiện nghi, và chỉ thích dùng những đồ sang trọng, thời trang, th́ thử hỏi con người đó có thực sự được Phúc Nước Thiên Chúa là của ḿnh chưa? Bởi v́, "Nước Thiên Chúa không phải là vấn đề ăn uống mà là công chính, an b́nh và hoan lạc được Thánh Linh ban cho" (Rm.14:17).

 

Do đó, Đức khó nghèo trong tinh thần mà Chúa Giêsu nói đến trước tiên nơi Bài Giảng trên núi Phúc Đức đây chính là một tinh thần, nếu nói theo ngôn ngữ tu đức học, đó là một tinh thần dửng dưng thánh thiện đối với hết mọi sự trần gian. Không phải hay sao, đó là lư do Chúa Giêsu đă diễn giải ư nghĩa của Đức khó nghèo này cũng ngay trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức khi phán: "Đừng lo tích trữ cho ḿnh kho báu trần gian... Thay vào đó, hăy lo thu tích kho báu trên trời, một kho báu mà không mối mọt gặm nhắm hay trộm cắp lấy mất được. Hăy nhớ rằng kho báu của các con ở đâu th́ ḷng của các con cũng ở đó... Không ai có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể hiến ḿnh cho cả Thiên Chúa lẫn tiền của được" (Mt.6:19-22,24).

 

Chính v́ không có tinh thần khó nghèo, mà người thanh niên đạo đức đă giữ trọn các giới răn song vẫn không thể nào "t́m kiếm sự trọn lành" được bởi anh ta không muốn từ bỏ tất cả của cải giầu có của ḿnh (x.Mt.19:21-22). Nói cách khác, chỉ v́ anh chàng giầu có đạo đức này chưa được Phúc có Nước Thiên Chúa ngay nơi bản thân ḿnh là "kho báu trên trời" (Mt.19:21), nên anh ta không thể nào "t́m kiếm sự trọn lành" bằng việc "đến mà theo (Chúa Kitô)" (Mt.19:21), Đấng "không có chỗ dựa đầu" (Lk.9:58).

 

Thứ hai là Đức sống trong sầu thương đi với Phúc được an ủi.

 

Tại sao Đức sống trong sầu thương lại được Chúa Giêsu cho đứng ngay sau Đức khó nghèo trong tinh thần, nếu không phải v́ Đức sống trong sầu thương này có liên hệ mật thiết và trực tiếp đến Đức khó nghèo. Không phải hay sao, tuy không thể theo Chúa t́m kiếm sự trọn lành được như ḷng mong ước, người thanh niên giầu sang phú qúi song đạo đức, như được đề cập đến trên đây, cũng đă tỏ ra "sầu thương". Nỗi "sầu thương" của chàng thanh niên không phải là v́ anh ta tiếc rẻ hay hối hận sau khi đă thực sự nghe lời Chúa Giêsu "bán hết của cải và thí cho kẻ nghèo" (Mt.19:21), mà là v́ anh ta muốn "t́m kiếm trọn lành" song không được.

 

Đó là lư do, cũng trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức, Chúa Giêsu đă khẳng định: "Hăy qua cửa hẹp mà vào. Cửa dẫn đến diệt vong th́ rộng. Đường đi th́ rộng răi và có nhiều kẻ chọn hành tŕnh theo con đường này. Thế nhưng cửa dẫn đến sự sống th́ hẹp ḥi biết bao, đường đi th́ gồ ghề và có ít người t́m được nó biết bao" (Mt.7:13-14). "Có ít người t́m được nó", nghĩa là t́m được cửa dẫn đến sự sống này là ǵ, nếu không phải, theo Phúc Âm Thánh Luca, "Thày bảo cho các con biết, nhiều người sẽ cố gắng vào mà không được" (Lk.13:24). Người thanh niên đạo đức giầu có trên đây là một trường hợp điển h́nh.

 

Tuy nhiên, không phải chỉ có kẻ cố gắng mà không vào được cửa hẹp, cửa dẫn đến sự sống, mới "sầu thương" như anh chàng giầu có lại đạo đức kia, mà cả kẻ vào được cửa hẹp đi nữa, v́ là c̣n mang "bản chất th́ yếu nhược" (Mt.26:41) trên thế gian, họ cũng không thể nào hoàn toàn thốt được nỗi "sầu thương", một cách chủ quan nơi cảm xúc của họ, hay một cách khách quan nơi quan điểm thế gian, trong việc bỏ ḿnh mà theo Chúa. như trường hợp chính Chúa Giêsu cũng nhận thấy nơi các người môn đệ dấu yêu của Người là thành phần Tông Đồ chứng nhân cho Người sau này, khi Người thông cảm với các vị: "Thày bảo thật cho các con hay, các con sẽ khóc lóc than van trong khi thế gian hân hoan vui sướng" (Jn.16:20).

 

Thế nhưng, v́ không bỏ đi như nhiều môn đệ sau khi nghe Chúa Giêsu nói về máu thịt của Người là của ăn của uống (x.Jn.6:60,66), nhất là dù có "sầu thương" khi bị Thày nặng lời quở trách như trường hợp của vị lănh đạo Tông Đồ Đoàn (x.Mt.16:23), thành phần chứng nhân tiên khởi đă có Phúc được ủi an, như lời Chúa Giêsu trấn an các vị như sau: "Các con sẽ chịu sầu thương trong một thời gian, nhưng nỗi sầu thương của các con sẽ trở thành niềm vui" (Jn.16:20).

 

Tại sao "nỗi sầu thương của các con sẽ trở thành niềm vui" và "nỗi sầu thương của các con sẽ trở thành niềm vui" bằng cách nào? Chúa Giêsu đă cắt nghĩa thêm cho các vị Tông Đồ như sau: "Khi một người đàn bà lâm bồn th́ sầu thương v́ giờ của ḿnh đă đến. Lúc bà sinh được đứa con th́ bà không c̣n nhớ đến đớn đau của ḿnh nữa, bởi hân hoan khi thấy một con người được sinh vào đời. Cũng thế, các con sầu thương trong một thời gian, nhưng Thày sẽ gặp lại các con' bấy giờ ḷng các con sẽ hân hoan bằng một niềm vui không ai có thể cướp đoạt nơi các con được" (Jn.16:21-22). Như thế, Phúc được ủi an nơi thành phần chịu "sầu thương" khi họ nhất định từ bỏ mọi sự theo tinh thần khó nghèo để có thể vào qua cửa dẫn đến sự sống, đó là họ luôn luôn vững tâm trong việc theo Chúa Kitô là cửa hẹp họ phải qua và là Đường dẫn họ đến cùng Cha (x.Jn.14:6).

 

Thứ ba là Đức hiền lành đi với Phúc được hưởng đất đai.

 

Lư do tại sao Đức hiền lành lại được Chúa Giêsu xếp vào hạng thứ ba trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Người cũng chính v́ mối liên hệ của Đức này với Đức khó nghèo trong tinh thần và với Đức chịu sầu thương trên đây.

 

Đúng thế, nếu con người t́m kiếm sự trọn lành và theo Chúa Kitô đi đường hẹp chỉ v́ họ cho thế gian hay khinh thường tất cả những ǵ thuộc về thế gian tự bản chất là xấu, là đáng ghê tởm, th́ họ đă đi ngược đường, chắc chắn, một là họ sẽ bỏ cuộc v́ đi măi cũng không thấy Thiên Chúa là nguyên ủy và là cùng đích của mọi sự (x.Rev.21:6), hai là họ sẽ phải quay đầu lại để chân nhận giá trị đích thực của mỗi vật cũng như mọi vật, theo đúng nguyên tắc Chúa Giêsu dạy trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức: có là có, không là không, ngoài ra chỉ là gian xấu (x.Mt.5:37).

 

Chính v́ thế, v́ công nhận chân giá trị của sự vật hay sự việc trần gian tự chúng không xấu, con người t́m kiếm sự trọn lành qua cửa hẹp mới không đi tới ngơ cụt, trái lại, họ c̣n được Phúc hưởng đất đai nữa. Ở chỗ, chẳng những họ không làm hư hoại nơi bản thân ḿnh tất cả những ǵ họ đă từ bỏ v́ cho chúng là đáng ghê tởm, mà c̣n nhờ tinh thần khó nghèo, tức tinh thần lănh đạm lành thánh của ḿnh, nhất là Đức chịu sầu thương của họ, trong việc bỏ mọi sự mà theo Chúa là Đường dẫn đến cùng Cha, họ trở nên như "muối ướp thế gian" (Mt.5:13) để giữ cho thế gian khỏi bị hư thối bởi sự lạm dụng của người chỉ biết làm tôi tiền của mà không biết trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Ngài (x.Mt.22:21). Như thế không phải thành phần có Đức hiền lành này đă được Phúc huởng đất đai là được gấp trăm ngay ở đời này hay sao (x.Mt.19:29)?

 

Thứ bốn là Đức đói khát sự thánh thiện đi với Phúc được no thỏa.

 

Đức đói khát sự thánh thiện được đứng hàng thứ bốn trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức này, sau Đức khó nghèo trong tinh thần, Đức chịu sầu thương và Đức hiền lành, không phải hay sao, là v́ chỉ sau khi có đủ ba Đức này, người ta mới thực sự tỏ ra là ḿnh khao khát muốn nên trọn lành và mới có khả năng nên trọn lành, nghĩa là có thể theo Chúa Kitô.

 

Đúng thế, nhờ Đức khó nghèo trong tinh thần họ mới "không lo lắng về cuộc sống phải ăn ǵ uống ǵ" (Mt.6:25), nhờ Đức chịu sầu thương họ mới không chạy theo những sự thế gian như những người không tin tưởng ǵ (x.Mt.6:32), và nhờ Đức hiền lành họ mới không bất nhẫn bởi sự khó ngày nào đủ cho ngày đó (x.Mt.6:34) gây ra. Để rồi, kết quả phát sinh nơi con người có 3 Đức này là ḷng khao khát sự thánh thiện, đến nỗi, họ chỉ biết trước hết t́m kiếm Nước Thiên Chúa (x.Mt.6:33), và họ sẽ được Phúc no thỏa. Ở chỗ: "Cha trên trời của các con biết tất cả những ǵ các con cần" (Mt.6:32), Đấng biết lo cho chim trên trời và hoa đồng nội (x.Mt.6:26-28), sẽ ban cho con cái ḿnh là những kẻ tin tưởng bỏ hết mọi sự theo Con Ngài tất cả những ǵ Ngài thấy cần thiết cho họ, để họ có thể làm tôi phụng thờ Ngài cũng như làm tông đồ cho Con Ngài.

Thứ năm là Đức tỏ ḷng thương xót đi với Phúc được xót thương.

 

Sở dĩ Đức thứ năm trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức này được Chúa Giêsu gọi tên ngay sau Đức khao khát sự thánh thiện, là v́, con người đi đàng nhân đức, theo tâm lư tự nhiên, hay mắc phải cái tội thấy ḿnh sốt sắng đạo đức tốt lành th́ đâm ra kiêu căng ở chỗ khinh người khác, nhất là những người khô khan nguội lạnh hơn ḿnh. Không phải hay sao, đó là trường hợp mà Chúa Giêsu đă ví dụ về hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người Pharisiêu công chính trong việc giữ tỉ mỉ lề luật, song lại tỏ ra khinh người thu thuế tội lỗi là người chỉ biết xấu hổ song ăn năn nhận lỗi của ḿnh trước mặt Chúa (x.Lk.18:9-14), và kết quả là, như Chúa nói: "Người này (thu thuế) từ đền thờ ra về được công chính, c̣n người kia (Pharisiêu) th́ không" (Lk.18:14).

 

Như thế, người thu thuế nhận Phúc được xót thương bởi Thiên Chúa, trong khi người Pharisiêu th́ không. Thật ra, không phải chỉ kẻ nào cảm thấy ḿnh công chính, đạo đức tốt lành mới dễ khinh người, c̣n kẻ có tội th́ không kiêu căng khinh người bao giờ. Nói như thế có nghĩa là người nghèo không bao giờ ham tiền thích của. Trái lại, càng nghèo lại càng mơ được giầu sang, được trúng số thế nào th́ người tội lỗi cũng vẫn có thể kiêu căng khinh người như vậy. Ở chỗ, họ không nhận ḿnh có tội, và như thế, đối với họ, kẻ tốt lành có thể là kẻ giả h́nh. Người thu thuế trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, nếu không biết nhận lỗi của ḿnh, cũng không sai lầm khi coi thường bộ điệu và cuộc sống công chính của người Pharisiêu, cho người này chỉ là đồ giả h́nh (x. Mt. 23:1-39).

Dù nhận xét của người thu thuế về người Pharisiêu có chính xác đi nữa, người thu thuế sẽ không c̣n nhận Phúc được xót thương như thái độ đấm ngực ăn năn lỗi lầm của ḿnh nữa, cũng là thái độ tỏ ra khao khát sự thánh thiện. Chính v́ thế, trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức, Chúa Giêsu c̣n dạy các môn đệ của Người là "Nếu các con muốn khỏi bị đốn xét th́ đừng xét đốn. Các con kết án kẻ khác thế nào các con cũng sẽ bị kết án như vậy." (Mt.7:1).

 

Như thế, Phúc được xót thương của người biết thương xót là ở chỗ họ không bị xét đoán. Tuy nhiên, kinh nghiệm tu đức thường cho thấy, để có thể thương xót những kẻ khác, nhất là biết thông cảm với những lỡ lầm yếu đuối của tha nhân, Thiên Chúa hay để cho những người càng khao khát nhân đức trọn lành lại càng hầu như không thể đạt được kết quả như ḷng mong ước, trái lại, họ cảm thấy ḿnh yếu đuối lạ lùng, cứ sa đi ngă lại cùng một lầm lỗi, thường là lỗi nhẹ, đôi khi lỗi nặng.

 

Cho đến khi con người khao khát nhân đức trọn lành biết thương cảm tha nhân, không dám khinh thường một ai, dù người đó có xấu xa tội lỗi đến thế nào đi nữa, th́ bấy giờ họ mới bắt đầu biết thương xót, một Đức thương xót phát xuất từ Phúc họ được xót thương như họ thực sự cảm nhận thấy nơi Thiên Chúa là Đấng đă thương xót họ, tha cho họ món nợ họ không thể trả (x.Lk.7:42), Đấng cũng đă dậy họ phải "xin tha cho chúng con điều sai trái chúng con đă làm, như chúng con cũng tha cho những ai phạm đến chúng con" (Mt.6:12).

 

Thứ sáu là Đức có tâm hồn thanh sạch đi với Phúc được thấy Thiên Chúa.

Đức có tâm hồn thanh sạch này là Đức được Chúa Giêsu kể đến sau Đức thương xót và Đức khao khát sự thánh thiện, tức là nó phải có một liên hệ mật thiết với hai Đức này. Bởi v́, chỉ sau khi con người khao khát nhân đức trọn lành thật không dám khinh thường thành phần tội nhân, trái lại c̣n biết thương cảm thành phần này, th́, kinh nghiệm tu đức cho thấy, từ bấy giờ họ mới bắt đầu có tâm hồn thanh sạch. Ở chỗ, tất cả mọi và từng việc đạo đức họ làm, như làm phúc bố thí, đọc kinh cầu nguyện, hy sinh hăm ḿnh, họ chỉ thi hành hoàn toàn v́ và cho "Đấng thấy nơi kín đáo" (Mt.6:4), "Đấng thấy những ǵ con người không thấy" (Mt.6:6), "Đấng ở nơi kín ẩn" (Mt.6:18) mà thôi, không c̣n một ư hướng phụ thuộc hay pha phôi nào khác.

 

Chưa hết, ngoài ư hướng ngay lành trong khi làm việc lành phúc đức này ra, bằng Đức hiền lành đối với giá trị khách quan của các tạo vật, và bằng Đức thương xót đối với giá trị luân lư nơi đồng loại, con người khao khát nhân đức trọn lành sẽ chỉ nh́n tạo vật với một con mắt lành thánh, dưới ánh sáng Đức Tin trong Thiên Chúa. Do đó, họ hết sức tôn trọng mọi sự, chứ không c̣n đôi mắt thèm thuồng chỉ biết t́m kiếm tạo vật theo đam mê nhục dục của ḿnh nữa, nhất là đối với nhân vật khác phát tính với ḿnh, như kiểu diễn tả của Chúa Giêsu trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức về con người dâm dục nh́n người nữ (x.Mt.5:28).

 

Chính v́ thành phần khao khát nhân đức trọn lành có một tâm hồn thanh sạch như vậy, không có ước muốn xấu xa tội lỗi, nhất là không có những ư hướng bất chính trần tục trong việc lành phúc đức, trái lại, chỉ biết t́m Chúa trong mọi sự, mà họ được Phúc thấy Thiên Chúa, Đấng mà trong Ngài họ nh́n thấy mọi sự và ôm ấp tất cả mọi sự. Và cũng nhờ được thấy Thiên Chúa trong mọi sự bằng Đức Tin chiếu sáng của ḿnh mà các việc họ làm lại càng được nên thanh sạch và càng đẹp ḷng Ngài.

 

Thứ bảy là Đức kiến tạo ḥa b́nh đi với Phúc được gọi là con Thiên Chúa.

 

Đức kiến tạo ḥa b́nh này không thể nào có nơi con người trần gian nếu họ không được Phúc thấy Thiên Chúa, "Đấng muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư" (1Tim.2:5). Chính v́ thế, với Đức có ḷng thanh sạch chỉ t́m Chúa trọng mọi sự và nh́n mọi sự trong Chúa, nghĩa là khi họ được hoàn toàn kết hợp với Chúa, Chúa sống trong họ và họ sống trong Chúa, họ sẽ sống trong b́nh an và sẽ làm cho những người khác được an b́nh nữa, nhất là đối với những ai đụng phạm đến họ hay giao tiếp với họ.

 

Thực tế không cho thấy hay sao, các thánh nhân là những vị một khi đă đạt đến tŕnh độ kết hợp với Chúa sâu xa th́ không ǵ có thể tách các ngài ra khỏi t́nh yêu Thiên Chúa được nữa, như trường hợp của Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại (x.Rm.8:35-39). Trái lại, sự sống viên măn nơi các ngài sẽ làm cho mọi sự xẩy ra trong cuộc đời các ngài được thông phần với sự sống của các ngài mà nên trọn như Thánh Ư Chúa muốn. Điển h́nh nhất là đối với những ai có làm điều ǵ phạm đến các ngài, không cần họ phải đến xin lỗi, các ngài cũng đă tha thứ cho họ rồi (x.Mt.5:23-24), như các ngài chưa hề bị xúc phạm đến, v́ cuộc đời của các ngài lúc nào cũng là một cuộc cử hành Mầu Nhiệm Thánh, Mầu Nhiệm Yêu Thương.

Phải, chính v́ thành phần được Phúc thấy Thiên Chúa biết "cho vay mượn mà không cần đền trả" (Lk.6:35) này, tức thành phần "không chối từ kẻ vay mượn ḿnh" (Mt.5:42) món nợ bác ái (x.Rm.13:8), mà họ mới "đáng gọi là con Đấng Tối Cao, v́ chính Ngài đối xử tốt lành với cả người vô ơn lẫn kẻ gian ác" (Lk.6:35). Đức bác ái trọn lành trong việc kiến tạo ḥa b́nh nơi tha nhân như thế thực sự đă chứng tỏ họ là con cái Thiên Chúa, thành phần phản ảnh sống động "Người Con duy nhất đến từ Cha" (Jn.1:14), Đấng mà "Thiên Chúa giải ḥa nơi bản thân Người tất cả mọi sự dưới đất cũng như trên trời" (Col.1:20).

 

Thứ tám là Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện đi với Phúc chiếm được nước Thiên Chúa.

 

Trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức, Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức thứ tám này, tuy cũng là Phúc của Đức thứ nhất là Đức khó nghèo trong tinh thần, nhưng chúng khác nhau về mức độ. Nếu Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức khó nghèo trong tinh thần, như đă nói, là t́nh trạng hạt giống Đức Tin chất chứa tất cả Mạc Khải của Thiên Chúa bắt đầu đâm rễ và phát triển nơi Kitô hữu thế nào, th́ Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện này là Phúc chiếm được "tất cả sự thật" (Jn.16:13), một tầm vóc hoàn toàn nhất của Đức Tin, phản ảnh trung thực tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn Mạc Khải cho con người.

 

Tuy nhiên, trên thực hành, nếu không có Đức kiến tạo ḥa b́nh cũng sẽ không có Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện được, và do đó cũng không có Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở tầm mức hoàn toàn nhất của nó nơi thụ tạo sống Đức Tin. Thực hành c̣n cho thấy, cũng chính v́ ánh sáng đức ái tỏa ra từ thành phần khao khát nhân đức trọn lành được gọi là con cái Thiên Chúa trong việc họ kiến tạo ḥa b́nh, mà họ đă bị thế gian "yêu tối tăm hơn ánh sáng" (Jn.3:19) chống đối, khủng bố và bắt bớ họ (x. Wis.2:12-20).

 

Thế nhưng, bóng tối không thể lấn át ánh sáng thế nào, ánh sáng đức ái trọn lành tỏa ra từ thành phần có Đức kiến tạo ḥa b́nh qua Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện cũng sẽ làm tan biến đi dần dần bóng tối sự chết trên thế gian như vậy, để ánh sáng thế gian là Chúa Kitô (x.Jn.8:12), Mạc Khải của Thiên Chúa, được thế gian nhận biết. Nếu việc Thiên Chúa Mạc Khải là việc Thiên Chúa yêu thương th́ thành phần được Phúc gọi là con cái Thiên Chúa, khi chỉ biết "yêu thương kẻ thù ḿnh và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ ḿnh" (Mt.5:44), "chứng tỏ ḿnh là con cái của Cha trên trời" (Mt.5:45), th́ họ đă hoàn thành "cuộc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa" (Rm.8:19) nơi thế giới tạo vật, nhờ đó họ cũng đồng thời làm cho "Nước Cha trị đến" (Mt.6:10).

 

Thứ chín là Đức chịu nhục mạ, bắt bớ và rủa xả v́ Thày đi với Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời.

 

Theo cấp trật về Phúc trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Chúa Giêsu, Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời đây là Phúc cuối cùng, được kể đến tên ngay sau Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa. Như thế, Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa và Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời là hai Phúc hoàn toàn khác biệt, chứ không phải chỉ là một Phúc, như Phúc tử đạo chẳng hạn, v́ nơi hai Đức liên quan đến hai Phúc này đều nói đến việc chịu "bắt bớ". Tuy nhiên, cả về Đức cũng thế, chúng cũng khác biệt nhau, ở chỗ, một Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện, c̣n một Đức chịu bắt bớ v́ Thày.

 

Nếu "chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện" là chịu bắt bớ v́ cuộc sống trong Chúa Kitô, một cuộc sống yêu mến Thày th́ tuân giữ những lời Thày truyền (x.Jn.14:23), th́ "chịu bắt bớ v́ Thày" tức là chịu bắt bớ v́ Chúa Kitô sống trong kẻ bị bắt bớ, kẻ được Người thương và tỏ ḿnh ra cho họ (x.Jn.14:21). Như thế, Đức chịu bắt bớ v́ Thày chứng tỏ con người chịu bắt bớ v́ Thày này đă thực sự nên một với Chúa Kitô, nên ánh sáng thế gian (x.Mt.5:14) như Người là ánh sáng thế gian (x. Jn.8:12). Điển h́nh là trường hợp của Thánh Stephanô, vị tử đạo tiên khởi, đối đáp khôn ngoan vô địch (x.Acts 6:10), mặt mũi sáng láng như thiên thần (x.Acts 6:15), được thấy trời mở ra và thấy Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa (x.Acts 7:55). Hay Maximilianô Kolbe yêu như Thày đến chết thay cho tha nhân ở thế chiến II.

 

Cũng có thể phân tách hai Đức chịu bắt bớ này như sau. Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện có thể xẩy ra cho tất cả mọi Kitô hữu chân chính sống ngược lại với chiều hướng của thế gian, khiến cho những người sống theo thế gian, kể cả bạn bè hay gia đ́nh, cảm thấy khó chịu, xa lánh, làm khó dễ, c̣n Đức chịu bắt bớ v́ Thày thường xẩy ra cho những nhà truyền giáo, hay những vị có thẩm quyền tháo gỡ trong Giáo Hội, gây ra bởi quyền lực thế gian, hay bởi chính áp lực nội bộ, có thể làm thương tổn đến cả mạng sống của nhà truyền giáo hay của vị có thẩm quyền.

 

Bởi vậy, xét khách quan về tính cách cũng như h́nh thức của sự việc th́ Đức chịu bắt bớ v́ Thày có giá hơn Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện. Do đó, Phúc được phần thưởng lớn lao trên trời, xét về giá trị công nghiệp, vẫn đáng ước mong hơn, v́ đó chính là Phúc được Tử Đạo, Phúc được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa ngay sau khi chết, mà không cần qua lửa luyện tội. Trong khi đó, một vị thánh sống đến đâu đi nữa, sau khi chết, chưa chắn đă được về thẳng Thiên Đàng, hay là c̣n phải chờ đền tội một thời gian, cho dù rất ngắn đi nữa.

 

Tuy nhiên, việc được về hưởng kiến Thánh Nhan Thiên Chúa ngay cũng chưa phải là Phúc được phần thưởng lớn lao trên trời của thành phần có Đức chịu bắt bớ v́ Thày. Phúc được phần thưởng lớn lao trên trời của họ cũng không phải ở chỗ họ sẽ cùng với Thày ngồi trên ṭa mà phán xét 12 chi tộc Yến Duyên (x.Mt.19:28), cho bằng Người ở đâu họ cũng ở đó để chiêm ngắm vinh hiển Người (x.Jn.17:24).

 

Trên đây là những ǵ được người viết chia sẻ nhận định của ḿnh trong cuốn “Gịng Sông Chảy Nước Ban Sự Sống Đời Đời” liên quan tới mối liên hệ nội tại sâu xa của các phúc đức trong Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu. Những thứ phúc đức Kitô Giáo này, xét theo khía cạnh tiến tŕnh tu đức học cũng được chia đều thành tam cấp, mỗi cấp 3 phúc đức theo thứ tự từ đầu đến cuối rất hay ho và khít khao như sau:

 

Đúng thế, căn cứ vào những ǵ được phân tích trên đây trực tiếp liên quan tới các phúc đức, cũng như căn cứ vào những ǵ liên quan tới tiến tŕnh tu đức nói chung như đă nói đến ở các chương trước, th́ giai đoạn tu đức khởi sinh bao gồm ba phúc đức đầu tiên là Khó Nghèo, Sầu Thương và Hiền Lành; giai đoạn tu đức tiến sinh bao gồm ba phúc đức giữa là Khát Vọng, Xót Thương và Thanh Sạch; và giai đoạn tu đức hiệp sinh bao gồm 3 phúc đức cuối cùng là B́nh An, Bền Đỗ và Chứng Nhân.

 

Ở đây, ngoài những liên hệ của các phúc đức như đă nhận định và tŕnh bày ở trên, chúng ta chỉ cần lưu ư tới nhân đức đầu tiên của mỗi bộ ba phúc đức, chúng ta sẽ thấy được 3 giai đoạn của chín phúc đức được chia đều thành ba cặp này.

 

Thật vậy, nếu giai đoạn tu đức khởi sinh là giai đoạn thanh tẩy, giai đoạn bỏ ḿnh, th́ Kitô hữu không thể bắt đầu tiến vào đường nhân đức, tức bắt đầu ở vào bậc khởi sinh tu đức, nếu họ không từ bỏ mọi sự ḿnh có, không sống tinh thần “khó nghèo”, ở chỗ không luyến tiếc sự ǵ trên trần gian này ngoài Thánh Ư Chúa. Và chỉ nhờ có tinh thần nghèo khó ban đầu này, Kitô hữu ở giai đoạn tu đức khởi sinh mới có thể trải qua tâm trạng “sầu thương” v́ từ bỏ và khổ chế, và mới tỏ ra chính đáng khi sử dụng sự vật và hành sử sự việc một cách “hiền lành” theo giá trị của chúng hơn là theo ư thích và ư nghĩ độc đoán của ḿnh hay lạm dụng cho tư lợi của ḿnh.

 

Nếu bắt đầu giai đoạn tu đức khởi sinh, Kitô hữu cần phải sống trước hết tinh thần “khó nghèo” thế nào th́ sang tới giai đoạn tu đức tiến sinh, Kitô hữu cũng trước hết phải có “ḷng khao khát nhân đức trọn lành” như vậy. Vẫn biết khi bắt đầu đi đường nhân đức trọn lành ở giai đoạn khởi sinh, Kitô hữu đă có ḷng khao khát nhân đức rồi, đă có ư muốn theo Chúa rồi. Thế nhưng, nếu con đường tiến đức là con đường phải qua cửa hẹp và là con đường rất ít người đi (x Mt 7:13-14), th́ theo kinh nghiệm tu đức, có một số không ít đă bỏ cuộc ngay từ giai đoạn tu đức thứ nhất khi họ bắt đầu cảm thấy khô khan nguội lạnh v́ hết cảm thấy được an ủi thiêng liêng.

Vậy những ai c̣n tiếp tục qua cửa hẹp mà vào th́ không phải là thành phần c̣n tỏ ra “khao khát nhân đức trọn lành”, nhờ đó, nhờ ḷng khao khát này, họ bắt đầu tiến đức, tiến sâu và tiến xa trên đường nhân đức. Vấn đề tiến sâu và tiến xa trên đường nhân đức đây chính là tiến vào nội tâm của ḿnh. Nếu ở giai đoạn tu đức khởi sinh, Kitô hữu cần phải giải quyết những ǵ ở ngoài ḿnh, liên quan đến tạo vật, bằng việc từ bỏ và khổ chế, th́ ở giai đoạn tu đức tiến sinh, Kitô hữu tiến vào nội tâm của họ, trước hết bằng ḷng “khát vọng” trọn lành, tiếp đến bằng ḷng “xót thương” thông cảm với tha nhân, và bằng ḷng “thanh sạch” nhờ được Lời Chúa tẩy rửa (x Jn 15:3)

 

Và giai đoạn tu đức hiệp sinh được mở ra với tâm trạng b́nh an của Kitô hữu, một tâm trạng cho thấy linh hồn chẳng những không c̣n bị trần gian quyến dũ, mà c̣n b́nh tĩnh trước tất cả mọi đau khổ thử thách, có sức chịu đựng những ǵ trái ư, nghĩa là họ đạt tới một mức độ “tự do của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:21), đến nỗi họ có thể chia sẻ b́nh an nội tâm thâm hậu của họ, một thứ b́nh an của Chúa Kitô Phục Sinh chiến thắng tội lỗi và sự chết, một thứ b́nh an tràn đầy sự sống viên măn (x Jn 10:10), một thứ b́nh an có khả năng xây dựng hiệp nhất và hiệp thông, một thứ b́nh an cho thấy lâu đài thánh đức của họ được xây vững vàng “bền đỗ” trên đá (x Mt 7:24-25), một thứ “bền đỗ” có tính chất vĩnh cửu của chân lư bất biến, một chân lư giải phóng con người, thành phần trở thành “chứng nhân” cho và của chân lư.

 

Tóm lại, căn cứ vào 3 cặp bộ ba phúc đức được phân tích trên đây th́ tiến tŕnh tu đức Kitô Giáo là một tiến tŕnh đi từ ngoại tại (bậc khởi sinh) vào nội tâm (bậc tiến sinh), rồi từ nội tâm vươn ra ngoài (bậc hiệp sinh).

Một trong những gương mẫu sống tu đức mà tôi chẳng những được trực tiếp chứng kiến mà c̣n được đào luyện nữa, đó là gương Sống Thánh Chứng Nhân của Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, vị sáng lập Ḍng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc từ đầu thập niên 1940, một hội ḍng của người Việt Nam (do chính người Việt Nam thành lập) và cho người Việt Nam đầu tiên ở Việt Nam.

 

Trong thời gian gần 20 năm sống trong hội ḍng được ngài sáng lập để đào tạo thánh cho Việt Nam, tôi đă thực sự cảm nhận được và lây nhiễm không nhiều th́ ít sự thánh thiện được tỏa ra nơi vị linh mục có tiếng là thánh thiện này. Thật thế, phải thú nhận rằng, mỗi khi nghe ngài giảng dạy, ḷng tôi không thể nào không cảm thấy bừng nóng lên như hai môn đệ đi Emmau nghe Chúa Giêsu giải thích Thánh Kinh trong cuộc hành tŕnh của họ (x Lk 24:32). Chưa hết, chẳng cần nghe ngài nói, chỉ cần trông thấy ngài thôi, tôi đă cảm thấy ḿnh ra sao và tự nhiên thấy được nhắc nhở phải nên thánh, phải sống thánh. Thú thật, nếu không có ngài và nhờ ngài, tôi chắc chắn không có ngày nay. Vẫn biết tôi không c̣n thuộc về hội ḍng của ngài nữa, gần 25 năm rồi, nhưng những ǵ ngài cho tôi, cho đến nay tôi vẫn chưa xài hết, chẳng những cho chính ḿnh mà c̣n cho cả gia đ́nh ḿnh và các hoạt động tông đồ giáo dân của tôi nữa. Ngài là vị linh hướng duy nhất đáng kính phục nhất của tôi. Khi những gịng chữ này đang được viết lên, th́ chỉ c̣n hai tháng nữa là tôi cùng gia đ́nh về Việt Nam để chẳng những kính mừng bách niên giai lăo ngài mà c̣n tạ ơn ngài về gia tài thiêng liêng kếch sù ngài để lại cho tôi làm vốn liếng vào đời. Tôi viết tác phẩm thứ 61 này để tri ân cảm tạ ngài, như tôi đă làm ở cuốn 12 “Trở Nên Như Trẻ Nhỏ” (xuất bản 1994) của tôi. Cả 2 cuốn tôi sẽ đem về biếu ngài.

Nhờ ngài, tôi đă thấy được nền tảng khiêm nhượng bỏ ḿnh của việc nên thánh, và áp dụng thực hành con đường nên thánh bé nhỏ ấu thơ (đó là lư do tôi đă lấy câu tâm niệm ‘trở nên như trẻ nhỏ – sicut parvuli’ ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 18 câu 3 làm khẩu hiệu, và chữ Parvuli được chuyển dịch sang Việt Ngữ là Bá Vũ Ly, viết tắt là BVL), đó là chưa nói đến việc thiết tha gắn bó với Giáo Hội qua ḷng tôn sùng Đức Thánh Cha, việc hy sinh phục vụ tha nhân và sống b́nh dân trở nên mọi sự cho mọi người, việc đọc Sách Thánh hằng ngày và việc biệt tôn Mẹ Maria qua đời sống tận hiến cho Mẹ v.v. Đó là lư do qua việc chủ trương và thực hiện Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống từ Chúa Nhật 17/9/2000 liên tục tới nay, cùng với nhóm anh chị em Thân Hữu Đồng Công Nam California, chúng tôi đă loan truyền Tin Mừng Sự Sống hằng tuần vào tối Thứ Sáu, từ 9 đến 9 giờ 30 tối, trên băng tần 106.3 FM, cũng như qua mạng điện toán toàn cầu www.tinmungsusong.org, với ba phần rơ ràng: phần Mạc Khải Thần Linh về Lời Chúa Chúa Nhật hằng tuần, phần Giáo Hội Hiện Thế về giáo huấn của Đức Thánh Cha và về hoạt động mục vụ của ngài cũng như của Ṭa Thánh hay của các hàng giáo phẩm trên thế giới, và phần Sống Thánh Chứng Nhân.

 

Tất cả những ǵ ngài dạy tôi và làm gương cho tôi đều được gồm tóm trong ba tinh thần ḍng của ngài, ba tinh thần cho thấy ba giai đoạn tu đức Kitô Giáo, đó là tinh thần bỏ ḿnh, tận hiến và bác ái. Tinh thần bỏ ḿnh không phải là tinh thần đặc biệt của giai đoạn tu đức khởi sinh hay sao? Tinh thần tận hiến cũng không phải là đặc tính của giai đoạn tu đức tiến sinh hay sao? Và tinh thần bác ái không phải là tŕnh độ thích hợp nhất với giai đoạn tu đức hiệp sinh hay sao? Không thể thiếu một trong ba tinh thần này mà có thể nên trọn lành.

Trước hết, về tinh thần bỏ ḿnh, vị sáng lập ḍng Đồng Công hết sức nhấn mạnh đến việc dẹp tự ái, hạ ḿnh xuống dưới chân mọi người, luôn nhận ḿnh là trái (theo chiều hướng đoạn Phúc Âm về làm ḥa khi anh em phạm đến ḿnh – Mt 5:24), vui chịu khinh chê giầy đạp v.v. Trong các thứ phải từ bỏ, như từ bỏ ḷng tham muốn của cải trần gian, ham muốn chức quyền, và việc khổ chế, ngài chú trọng nhất và lập đi lập lại nhất là việc bỏ chính bản thân ḿnh này. Chính bản thân ngài, trong thời kỳ mới thành lập ḍng, cũng đă bị hiểu lầm, bị chống đối, bị vu khống và khích bác v.v. nhưng ngài vẫn hạ ḿnh xuống chấp nhận tất cả theo Thánh ư Chúa, và đối xử tử tế với chính những ai ngài biết rơ đă là tác nhân làm khốn ngài. Khẩu hiệu của ngài là “quorum primus” được gọi tắt là QP, tức là kẻ tội lỗi nhất” (1Tim 1:15). Ngài không cho ai khen tặng ngài trước mặt. Ngoài ra, ngài cũng sống rất khổ chế, qua việc ngủ ít, nằm đất, ăn chay (ở chỗ ngày nào ngài cũng chỉ ăn bằng đó và ăn một thứ đó, chán cũng cứ ăn, không bao giờ nghe ngài tham phiền về đồ ăn thức uống, hầu như chẳng ai biết ngài thích ăn ǵ).

 

Sau nữa, về tinh thần tận hiến, ḍng Đồng Công chẳng những chủ trương, nhờ Mẹ đến với Chúa theo linh đạo Thánh Mẫu của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort), về h́nh thức, qua việc tận hiến cho Mẹ để chính thức nhập Tập Viện, và học hỏi cuốn “Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” trong năm tập, mà c̣n, về tinh thần, sống hoàn toàn phó thác cho Chúa qua bề trên, theo gương sống đức tin “xin vâng” của Mẹ Maria. Thật vậy, theo Cha Thủ th́ đi tu, mục đích trên hết và trước hết là nên thánh, nên trọn lành, bởi thế đă theo Chúa là sống đời tận hiến, sống theo Thánh Ư của Ngài, qua những quyết định của bề trên. Có lẽ cái khó nhất của ḍng Đồng Công là ở chỗ này, ở chỗ thực sự sống đời tận hiến, không ham muốn ǵ khác ngoài Chúa, chỉ lấy Chúa làm hạnh phúc duy nhất của ḿnh. Dù không được học hành ǵ. Dù không làm linh mục. Dù anh em tu sau có ít tài kém đức hơn ḿnh lại được bề trên chọn đi làm linh mục, đi học, mà ḿnh cứ làm vườn, làm bếp, làm thày. Cha Thủ đă làm gương sống tận hiến phó thác đến nỗi nhiều người đă và vẫn c̣n thắc mắc là Cha lấy tiền đâu để nuôi bắng ấy anh em. Cho dù nhà ḍng, theo chủ trương tự lực mưu sinh, cũng chẳng kiếm được đủ lợi tức. Thế mà, ngài chẳng những có đủ phương tiện nuôi được tất cả mọi anh em trong ḍng, mà c̣n giúp đỡ được cả những người nghèo ngoài nhà ḍng, trong đó có anh em thân hữu của ḍng nữa. 

 

Sau hết, về tinh thần bác ái, nếu tinh thần tận hiến cần đến tinh thần bỏ ḿnh thế nào, th́ tinh thần bác ái cũng cần đến cả tinh thần bỏ ḿnh và tận hiến như vậy. Nếu tinh thần bỏ ḿnh liên quan tới bản thân, tinh thần tận hiến liên quan tới Thiên Chúa và Mẹ Maria, và tinh thần bác ái liên quan tới tha nhân. Tinh thần bác ái phải nói là tinh thần chính yếu của ḍng Đồng Công, đúng như chiều hướng đức ái trọn lành sau này của Công Đồng Chung Vaticanô II. Theo Cha Thủ, lỗi đức bác ái là lỗi nặng nhất. Trong sinh hoạt ngày sống, sau phần phần suy nguyện và phụng vụ hoàn toàn ở lặng ngặt ban sáng, và ngay trước khi bắt đầu các sinh hoạt b́nh thường khác, anh em qui tụ lại để cùng nhau hát bài Ca Vịnh Đức Ái “Ubi Caritas – Đâu Có T́nh Yêu Thương”. Chính v́ đức ái là tinh thần chính yếu của nhà ḍng mà nhà ḍng nhận khẩu hiệu “không phục vụ nhưng phục vụ – non ministrari sed ministrare” (Mt 20:28), và huy hiệu của nhà ḍng là h́nh rửa chân. Chính v́ tinh thần bác ái được thể hiện qua việc phục vụ này mà, đối nội, tất cả đều là anh em với nhau, gọi nhau là anh em, sống cùng một bậc tu sĩ trong việc theo đuổi lư tưởng thánh, hoàn toàn b́nh dân không phân biệt giai cấp giữa linh mục và không linh mục (trừ vấn đề phụng vụ), và đối ngoại, nhà ḍng thực hiện đủ mọi công tác bác ái xă hội, như dạy học cho giới trẻ, hướng dẫn cho các sinh viên đại học, phát thuốc cho người nghèo, chăm sóc cho các cha già hưu dưỡng, truyền thông cho mọi giới độc giả các nơi, giúp ở các giáo xứ, giúp ở chủng viện, giúp ở đại học v.v.

 

Qua thời gian sống trong hội ḍng do Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ sáng lập này, tôi cảm nhận rất chân thực là nếu ai thực sự sống trọn tinh thần ḍng, tinh thần bỏ ḿnh, tận hiến và bác ái, họ chắc chắn sẽ là các vị thánh, đúng như ước mơ của ngài lập ḍng là để đào luyện thánh cho Việt Nam. Ngài lập Hội Toàn Thiêu cho những ai muốn nên trọn lành hơn nữa. V́ đệ nhất ưu tiên là thánh, “không nên thánh th́ vứt đi hết”, ngài chọn anh em làm linh mục rất kỹ lưỡng. Ngài nói là “quí hồ tinh bất quí hồ đa”, thà ít linh mục mà thánh thiện c̣n hơn nhiều linh mục mà chẳng thánh th́ chỉ hại cho Giáo Hội. Bản thân ngài dọn ḿnh làm lễ cả tiếng đồng hồ và cám ơn Chúa sau Lễ cũng cả tiếng đồng hồ. Có lần tôi đă được hân hạnh giúp lễ ngài, mà ngài cũng chẳng biết là tôi đă giúp lễ cho ngài hôm ấy. Ngài sống nội tâm đến nỗi tôi chưa bao giờ thấy ngài vội vàng hấp tấp. Bất kể chung quanh ngài có ồn ào mấy đi nữa, bởi anh em đến vây quanh ngài nói chuyện vui vẻ, nếu cần làm ǵ hay đọc ǵ, ngài vẫn làm được, như không có chuyện ǵ xẩy ra. Ngài có nói thẳng nói mạnh với tôi đôi lần, song chỉ để làm cho tôi mở mắt ra thôi, nhờ đó, tôi mới c̣n tiếp tục theo đuổi việc Sống Thánh Chứng Nhân tới nay!