w
 

Linh Đạo Fatima

với Bí Mật Fatima

 

N

ếu tu đức Kitô Giáo là một linh đạo tam cấp th́ linh đạo tam cấp này cũng được chất chứa một cách lạ lùng nơi Bí Mật Fatima, nhất là thị kiến ở phần ba.

 

Tuy nhiên, để thấy được trọn vẹn toàn bộ Sứ Điệp Fatima hết sức quan trọng này, ở đây, xin trích lại nguyên văn cả 3 phần được chị Lucia viết, trước hết để tiện phần dẫn giải và tŕnh bày, và sau đó, để tránh những xuyên tạc hay thêm thắt vào phần Bí Mật Fatima thứ ba đă được chị Lucia vâng lời giám mục địa phương viết ra vào ngày 3/1/1944, được cất trong mật hàm của Ṭa Thánh từ ngày 4/4/1957, được 3 Đức Thánh Cha đọc thứ tự như sau Đức Gioan XXIII ngày 17/8/1959, Đức Phaolô VI ngày 27/3/1965, và Đức Gioan Phaolô II trong thời khoảng 18/7-11/8/1981, cuối cùng đă được chính thẩm quyền Giáo Hội kiểm chứng với chính chị Lucia tại đan viện Camêlô Thánh Teresa ở Coimbra ngày Thứ Năm 27/4/2000, và chính thức được Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin tiết lộ ngày 26/6/2000, nhưng một số (trong đó có vị linh mục ở Canada là Nicholas Grunner, vị linh mục đă bị Ṭa Thánh treo chén, và vị linh mục Paul Kramer phổ biến bài The Third Secret reveals the Great Chastesement trong tờ The Fatima Crusader) vẫn cho là Ṭa Thánh chưa tiết lộ hết tất cả Bí Mật Fatima, v́ muốn giấu diếm chi tiết về những biến cố khủng khiếp xẩy ra vào ngày tận thế theo như họ nghĩ. Sau đây là nguyên văn toàn bộ Bí Mật Fatima được dịch từ mạng điện toán toàn cầu Ṭa Thánh http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_en.html

·        Bí mật này được làm nên bởi ba phần khác nhau…

“Phần thứ nhất là thị kiến về hỏa ngục. Đức Mẹ đă tỏ cho chúng con thấy một biển lửa lớn, dường như ở dưới ḷng đất. Ma quỉ và các linh hồn dưới h́nh người bị ch́m ngập trong lửa này, giống như những cục than hồng thông suốt, hoàn toàn như thỏi đồng đen đủi hay bóng láng, bập bềnh trong một đám cháy rực lửa, lúc th́ bị tung lên không trung bởi những ngọn lửa xuất phát từ chính ḿnh họ cùng với những đám khói cả thể, lúc th́ bị rớt một cách nhẹ bỗng xuống khắp nơi như những tia lửa của một đám cháy khổng lồ, với những tiếng la thất thanh và rên xiết đớn đau tuyệt vọng, khiến chúng con kinh khiếp và rùng ḿnh sợ hăi. Có thể nhận ra đám ma quỉ bằng những h́nh thù rùng rợn và ghê tởm giống các con thú kinh khiếp chưa từng thấy. đen ng̣m và thông suốt. Thị kiến này kéo dài trong giây lát. Chúng con làm sao có thể tỏ ḷng biết ơn cho đủ đối với Người Mẹ thiên đ́nh nhân ái của chúng con, Đấng mà trong lần hiện ra thứ nhất đă sửa soạn trước cho chúng con bằng lời hứa sẽ đem chúng con về thiên đàng. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết đi v́ sợ hăi và kinh hoàng.

 

“Bấy giờ chúng con nh́n lên Đức Mẹ, Đấng hết sức nhân từ và buồn bă nói với chúng con rằng: ‘Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ nói với các con được thực hiện th́ nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh. Chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến khốc liệt hơn sẽ bùng nổ trong đời Đức Piô XI. Khi các con thấy ánh sáng lạ lùng chiếu giữa ban đêm, th́ các con hăy biết rằng đó là điềm lạ vĩ đại Thiên Chúa muốn cho các con hay Ngài sắp sửa trừng phạt thế giới tội lỗi, bằng chiến tranh, đói khát và việc bắt bớ Giáo Hội cùng Đức Thánh Cha. Để ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng. Nếu người ta nghe lời Mẹ yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có ḥa b́nh; bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Người lành sẽ chịu tử v́ đạo; Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ; các nước khác nhau sẽ bị hủy diệt. Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được ban cho một thời gian ḥa b́nh’.

“Sau hai phần con đă diễn tả, th́ ở bên trái của Đức Mẹ và cao hơn một chút, chúng con thấy có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn thiêu đốt thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đă bị tắt mất trước ánh quang sáng ngời từ bàn tay phải của Đức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần, bởi thế, lấy bàn tay phải của ḿnh mà chỉ xuống trái đất, vị Thiên Thần đă kêu lớn tiếng rằng: ‘Hăy ăn năn đền tội, hăy ăn năn đền tội, hăy ăn năn đền tội!’. Rồi chúng con thấy một vị Giám Mục mặc Áo Trắng, ‘mà chúng con có cảm nhận đó là Đức Thánh Cha’, trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa, ‘giống như người ta thấy ḿnh đi ngang qua trước một tấm gương soi’. Các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ khác đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn, được làm bằng những thân cây nứt nẻ như loại thân cây điên điển c̣n vỏ; trước khi tiến lên tới đỉnh núi, Đức Thánh Cha đă băng qua một thành phố lớn, một nửa đă bị tàn rụi, c̣n một nửa kia th́ đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ, Ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thi thể Ngài gặp thấy trên quăng đường đi; tiến tới đỉnh núi rồi th́ khi đang qú ở dưới chân cây Thập Giá lớn, Ngài đă bị một nhóm lính bắn các đầu đạn và mũi tên đến hạ sát, cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai tṛ khác nhau. Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay ḿnh một b́nh nước thánh bằng pha lê để chứa đựng máu của các vị Tử Đạo và hai vị dùng máu ấy vẩy trên những linh hồn đang t́m đường đến cùng Thiên Chúa”.

Theo tài liệu này th́ Bí Mật Fatima, về kết cấu, có 3 phần rơ rệt: phần đầu là thị kiến về hỏa ngục, phần hai về sứ điệp liên quan tới thị kiến hỏa ngục, và phần ba là thị kiến về tử đạo liên quan đến sứ điệp ở phần hai. Thế nhưng, về nội dung, Bí Mật Fatima chính yếu nằm ở sứ điệp phần 2, phần nối kết giữa thị kiến ở phần đầu và thị kiến ở phần cuối. Ở chỗ, sau thị kiến hỏa ngục ở phần đầu Bí Mật Fatima, mở đầu phần hai của bí mật này là câu Mẹ Maria nói cùng 3 Thiếu Nhi Fatima rằng: “Các con vừa xem thấy hỏa ngục là nơi các linh hồn tội nhân đáng thương rơi xuống đó. Để cứu các tội nhân đáng thương, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những ǵ Mẹ nói với các con đây được thực hiện th́ sẽ có nhiều linh hồn được cứu độ và thế giới sẽ có ḥa b́nh”. Và câu sứ điệp gần như để kết thúc phần hai của Bí Mật Fatima trước khi chuyển sang thị kiến của phần ba Bí Mật Fatima đó là câu: “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ có một thời gian ḥa b́nh”. Câu để kết thúc phần hai của Bí Mật Fatima liên quan tới việc “thắng” này của Mẹ Maria đă ứng nghiệm ở ngay phần đầu của thị kiến Bí Mật Fatima thứ ba, đó là h́nh ảnh Mẹ Maria ngăn chặn việc Thiên Thần đang tính hủy diệt loài người.

 

Về tu đức Kitô Giáo, thị kiến của Bí Mật Fatima phần ba cũng cho thấy tiến tŕnh linh đạo tam cấp này.

 

Thứ nhất, bậc tu đức khởi sinh có tính cách thanh tẩy và từ bỏ tội lỗi không phải được tỏ hiện nơi phần thị kiến mở đầu với h́nh ảnh Thiên Thần đầu tiên muốn hủy diệt thế giới, sau đó kêu gọi loài người ăn năn hối cải hay sao, và việc Mẹ Maria tỏ ra tác động ngăn cản quyền năng của Mẹ Maria, Vị đă thảm thiết kêu gọi loài người bằng lời kết thúc toàn bộ Biến Cố Fatima năm 1917 rằng: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Nơi Sứ Điệp Fatima th́ bậc tu đức khởi sinh cũng được bắt đầu với Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống là mệnh lệnh đáp ứng lời kêu gọi cốt lơi và đúc kết Biến Cố Fatima này của Mẹ Maria (xem lại trang 176-180).

 

Thứ hai, bậc tu đức tiến sinh có tính cách soi sáng và nội tâm nguyện cầu không phải là những ǵ được bộc lộ nơi phần thị kiến tiếp theo cho thấy “vị giám mục mặc áo trắng” ở “trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa”, và trong khi “băng qua một thành phố lớn” tiêu biểu cho thế gian hay thế giới hiện đại, “cầu nguyện cho các linh hồn của những thi thể”, tức sống tiến đức thay cho một thế giới đáng bị gươm lửa trừng phạt. Bậc tu đức tiến sinh nơi Bí mật Fatima phần ba được thị kiến thấy này cũng ăn khớp giai đoạn tu đức tiến sinh nơi Sứ Điệp Fatima với Mệnh Lệnh Cầu Kinh Mân Côi (xem lại trang 181-186), một mệnh lệnh đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Vị đă cảm thấy ḿnh được ứng nghiệm nơi “vị giám mục mặc áo trắng” trong thị kiến Bí Mật Fatima phần ba, ban hành Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria ngày 16/10/2002, và mở Năm Mân Côi (10/2002-2003).

 

Thứ ba, bậc tu đức hiệp sinh có tính cách cảm nghiệm chiêm niệm và chứng từ thần linh đầy hoa trái không phải là những ǵ được chứng thực nơi phần thị kiến cuối cùng với h́nh ảnh đoàn môn đệ đích thực của Chúa Kitô tiến lên tới đỉnh của một ngọn núi dốc đứng (biểu hiệu cho tuyệt đỉnh thánh thiện), và tất cả đă trở thành nhân chứng đứng tin dưới chân cây Thập Giá, (h́nh ảnh tượng trưng cho việc tử đạo v́ Chúa Kitô và với Chúa Kitô của thành phần môn đệ này), nhờ đó đă sinh muôn vàn hoa trái với máu tử đạo của họ được vẩy trên những ai đang tiến đến với Thiên Chúa, chẳng khác ǵ như máu tử đạo là hạt giống Kitô hữu vậy. Bậc tu đức hiệp sinh nơi Bí Mật Fatima này rất hợp với giai đoạn tu đức hiệp sinh nơi Sứ Điệp Fatima với Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm (xem lại trang 187-198), một trái tim “đầy ơn phúc” chẳng những xứng đáng trở nên Mẹ Thiên Chúa mà c̣n Mẹ loài người và Mẹ Giáo Hội qua vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc của Mẹ nữa.

 

Nếu linh đạo tam cấp theo tu đức học Kitô Giáo là những ǵ được chất chứa nơi Sứ Điệp Fatima và Bí Mật Fatima (phần ba) như thế, th́ nơi Thiếu Nhi Fatima lại hơi ngoại lệ. Đúng vậy, trong đời sống tu đức của 3 Thiếu Nhi Fatima nói chung và 2 Chân Phước Thiếu Nhi Fatima là Phanxicô và Gianxinta nói riêng, chúng ta thấy có ba điểm nổi bật và ngoại thường, như chương 2 phần II vừa rồi nhận định và tŕnh bày (trang 202-203), đó là các em, thứ nhất, được Thiên Chúa chiếm đoạt ngay từ đầu chứ không phải trải qua tiến tŕnh linh đạo tam cấp Kitô Giáo; thứ hai, các em không phải trải qua đêm tối tăm để đức tin của các em được thanh tẩy cho nên tinh tuyền xứng đáng được hiệp nhất nên một với Thiên Chúa là Thần Linh; và thứ ba, các em dù nhỏ tuổi nhưng vẫn có thể thực hành những nhân đức anh hùng trổi vượt mà theo tự nhiên người lớn không thể làm nổi.

 

Về điểm nổi bật thứ hai của các em Thiếu Nhi Fatima là “các em không phải trải qua đêm tối tăm để đức tin”, là cuộc thử thách thường được giành cho các tâm hồn sửa soạn bước từ giai đoạn tu đức tiến sinh sang giai đoạn tu đức hiệp sinh, các em cũng không phải trải qua t́nh trạng khô khan nguội lạnh thường xẩy ra cho tâm hồn từ giai đoạn tu đức khởi sinh sang giai đoạn tu đức tiến sinh. Nữ tu Faustina cũng đă trải qua t́nh trạng chẳng những khô khan nguội lạnh mà c̣n tối tăm liên tiếp nhau kéo dài hơn cả năm trời như chị thuật lại thế này:

 

·        Vào cuối năm đầu tập sinh của tôi, tối tăm phủ kín tâm hồn tôi. Tôi chẳng c̣n cảm thấy an ủi ǵ nơi việc cầu nguyện nữa; tôi đă phải cố gắng lắm để thực hiện việc suy ngắm; cơn sợ hăi bắt đầu xâm chiếm tôi. Vào sâu con người ḿnh tôi chẳng thấy ǵ khác ngoài t́nh trạng hết sức tồi bại. Tôi vẫn c̣n có thể thấy được rơ ràng sự thánh thiện cao cả của Thiên Chúa. Tôi không dám ngước mắt lên nh́n Ngài, ngoài việc biến ḿnh thành cát bụi dưới chân Ngài và van xin Ngài xót thương. Linh hồn tôi ở trong t́nh trạng như thế gần 6 tháng trời.… Tôi không hiểu được những điều tôi đọc; tôi đă không thể nào suy ngắm nổi; tôi cảm thấy rằng lời cầu nguyện của tôi không làm Chúa hài ḷng. Tôi cảm thấy rằng việc tôi lên Rước Lễ là những ǵ làm tôi thậm chí càng xúc phạm đến Chúa hơn... Tôi không hiểu được bất cứ điều ǵ vị giải tội nói với tôi. Những chân lư đơn giản của đức tin trở thành bất khả thấu triệt đối với tôi. Linh hồn tôi quằn quại, không thể t́m thấy ủi an dễ chịu ở bất cứ nơi nào... Có lúc tôi cảm thấy rất mănh liệt là tôi đă bị Thiên Chúa loại trừ. Tư tưởng kinh hoàng này đă rạch nát hồn tôi; linh hồn tôi cảm thấy quằn quại của một cuộc tử nạn giữa cơn đau khổ ấy. Tôi muốn chết đi nhưng không được. Tôi đă nghĩ rằng cố gắng thực hành nhân đức nào có ích chi; tại sao lại phải hăm ḿnh phạt xác khi tất cả những điều này không làm hài ḷng Thiên Chúa chứ?... Tư tưởng kinh sợ bị Thiên Chúa loại trừ thực sự là những ǵ hành hạ thành phần bị hư đi. Tôi chạy đến cùng các Thương Tích của Chúa Giêsu và lập lại những lời than thở tin tưởng cậy trông, song những lời ấy lại làm tôi càng cảm thấy nhức nhối hơn. Tôi đến trước Thánh Thể và bắt đầu nói chuyện với Chúa Giêsu… Tôi vẫn chẳng t́m được một chút nhẹ nhơm nào hết…” (Nhật Kư 23)

 

“Một hôm, vừa tỉnh giấc, tôi đặt ḿnh ở trước nhan Chúa, đột nhiên tôi cảm thấy ngập đầy những tuyệt vọng. Linh hồn tôi hoàn toàn tăm tối. Tôi đă chiến đấu hết sức ḿnh cho tới trưa. Chiều đến, tôi thực sự cảm thấy sợ hăi một cách khủng khiếp; ră rời cả xác thân. Tôi đi nhanh về pḥng, qú phục xuống trước Tượng Chuộc Tội và bắt đầu than van xin được xót thương. Tôi cảm thấy xác thân hết hơi cùng sức. Tôi lăn đùng xuống đất, tâm hồn chới với tuyệt vọng. Tôi đă chịu đựng những cuộc dằn vặt kinh hoàng này chẳng khác ǵ cuộc dằn vặt trong hỏa ngục.Tôi trải qua t́nh trạng này hết 45 phút đồng hồ. Tôi muốn đi gặp Mẹ Giáo Tập nhưng lại quá đuối nhược. Tôi muốn la lên song chẳng c̣n hơi. May thay có một tập sinh khác vào pḥng tôi. Thấy tôi bị như thế liền nói với Mẹ Giám Tập. Mẹ đến ngay tức th́. Vừa khi bước vào pḥng tôi, mẹ nói rằng: ‘nhân danh đức vâng lời con hăy đứng lên’. Lập tức co một lực ǵ đó làm tôi nâng tôi dậy và tôi đứng thẳng lên… Tôi trở lại với các nhiệm vụ của tôi như thể tôi vừa mới ra khỏi ngôi mộ, các giác quan của tôi được thấm đẫm những ǵ linh hồn tôi cảm thấy. Vào giờ phụng vụ ban tối, linh hồn tôi lại cảm thấy quằn quại trong một cơn tối tăm khủng khiếp. Tôi cảm thấy rằng tôi ở trong quyền lực của một Vị Thiên Chúa Công Minh Chính Trực, và tôi là đối tượng căm phẫn của Ngài…” (Nhật Kư 24)

 

Đêm hôm ấy, Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi, ẵm Hài Nhi Giêsu trong tay Mẹ. Linh hồn tôi tràn ngập niềm vui, nên tôi thưa với Mẹ rằng: ‘Mẹ Maria ơi, Mẹ có biết con khổ đau khốn khó kinh hoàng là chứng nào hay chăng?’ Mẹ Thiên Chúa đă trả lời tôi rằng: ‘Mẹ biết con chịu khổ biết là chừng nào, nhưng đừng sợ con nhé. Mẹ chia sẻ với những nỗi khổ đau của con, và Mẹ sẽ luôn làm như thế’. Lập tức linh hồn tôi lại cảm thấy mạnh mẽ và đầy can đảm; thế nhưng chỉ kéo dài được có một ngày. Dường như hỏa ngục âm mưu tấn công tôi. Một nỗi thù ghét khủng khiếp bắt đầu bừng lên trong tâm hồn của tôi, một nỗi thù ghét đối với tất cả những ǵ là thánh hảo và thần linh. Đối với tôi cơn dằn vặt thiêng liêng này như số phận kéo dài suốt cả cuộc đời của tôi. Tôi đến với Thánh Thể mà nói cùng Chúa Giêsu rằng…” (Nhật Kư 25)

 

Thời kỳ tập sinh chấm dứt. Nỗi khổ đau vẫn không giảm thiểu. T́nh trạng suy yếu về thân xác đă châm chước cho tôi khỏi tất cả mọi cuộc tĩnh tâm chung; tức là được thay thế bằng những kinh nguyện bừng lên ngắn tắt. Thứ Sáu Tuần Thánh (16/4/1928) – Chúa Giêsu vồ lấy trái tim tôi cho vào chính ngọn lửa của t́nh yêu Người. Điều này xẩy ra vào giờ chầu ban tối. Đột nhiên tôi được Sự Hiện Diện Thần Linh xâm chiếm làm tôi quên đi tất cả mọi sự. Chúa Giêsu đă làm cho tôi hiểu được Người đă phải chịu khổ đau là chừng nào v́ tôi. T́nh trạng này kéo dài một thời gian rất ngắn ngủi. Một ước vọng thiết tha – một ước vọng mến yêu Thiên Chúa” (Nhật Kư 26).

Khấn tạm lần đầu (30/4/1928). Một ước vọng nồng nàn muốn hoàn toàn hủy ḿnh đi cho Chúa bằng một t́nh yêu chủ động, thế nhưng lại là một t́nh yêu không thể nào nhận thấy được, cho dù là những chị em gần gũi với tôi nhất. Tuy nhiên, ngay cả sau khi khan ḍng, t́nh trạng tối tăm vẫn tiếp tục làm chủ linh hồn tôi đến gần nửa năm trời. Một lần kia, khi con đang cầu nguyện th́ Chúa Giêsu xâm chiếm tất cả hồn tôi, tăm tối liền tan biến, và tôi đă nghe thấy trong tôi những lời này: ‘Con là niềm vui của Cha; con là nỗi hoan lạc của Trái Tim Cha’. Từ bấy giờ tôi cảm thấy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh trong tâm hồn; tức là trong chính bản thân tôi. Tôi cảm thấy rằng tôi được tràn ngập ánh sáng Thần Linh. Từ đó, linh hồn tôi được thân mật hiệp thông với Thiên Chúa, như một con trẻ với Người Cha yêu dấu của ḿnh” (Nhật Kư 27).

 

Về điểm nổi bật thứ ba nơi ba em Thiếu Nhi Fatima, đó là  “các em dù nhỏ tuổi nhưng vẫn có thể thực hành những nhân đức anh hùng trổi vượt mà theo tự nhiên người lớn không thể làm nổi”. Thế nhưng, sở dĩ các em được như vậy, được Thiên Chúa chiếm đoạt và nên thánh nhanh như thế, hoàn toàn là nhờ Mẹ Maria, Vị đă chọn các em và huấn luyện đặc biệt cho các em như một Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ vào thời kỳ được Thánh Long Mộng Phố tiên đoán trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Trinh Nữ Maria ở đoạn 59.

 

Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong bài giảng phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta đă khẳng định về vai tṛ của Mẹ Maria trong việc cấp tốc huấn thánh cho hai em như sau:

 

·        “Tôi muốn nói những lời cuối cùng với các em nhỏ: các em trai em gái thân mến, Cha thấy nhiều người trong các em trang phục giống như Phanxicô và Giaxinta vậy. Các em mặc đẹp lắm! Thế nhưng, chút nữa đây hay ngày mai các em sẽ cởi những thứ y phục này ra và... những nhỏ mục đồng ấy không c̣n nữa. Họ không được mất đi phải không các em? Đức Mẹ cần tất cả các em trong việc an ủi Chúa Giêsu, Đấng buồn phiền v́ nhiều điều xấu xa gây ra cho Người; Người cần đến những lời cầu nguyện cũng như những hy sinh cho tội nhân của các em. Các em hăy xin cha mẹ và thầy cô của ḿnh ghi danh của các em vào ‘trường’ của Đức Mẹ, để Đức Mẹ có thể dạy các em nên giống như các bé mục đồng này, những bé mục đồng đă cố gắng làm theo những ǵ Mẹ xin họ. Cha muốn nói cho các em biết là ‘nhờ phục tùng và lệ thuộc vào Mẹ Maria, trong một thời gian ngắn người ta sẽ tiến bộ hơn là cả bao nhiêu năm theo những sáng kiến cá nhân khi cậy dựa vào ḿnh’ (Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn số 155). Đó là lư do tại sao các bé mục đồng ấy đă nên thánh rất nhanh như vậy. Có một người đàn bà tiếp đăi Giaxinta ở Lisbon, khi nghe bé gái này có những lời khuyên răn rất hay ho và khôn ngoan th́ hỏi ai đă dạy em điều ấy, em trả lời rằng:’Chính là Đức Mẹ’. Bằng tất cả ḷng quảng đại của ḿnh trong việc chuyên tâm sống theo đường hướng của một Vị Thầy tốt lành như vậy, Giaxinta và Phanxicô đă sớm đạt tới đỉnh trọn lành”.

 

Và Đức Mẹ đă huấn thánh cho các em ra sao, Thánh Long Mộng Phố, vị Thánh được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trích dẫn qua lời giảng của ngài trên đây, cũng đă nói đến từ đầu thế kỷ 18, những lời có thể nói là Linh Đạo Fatima, một linh đạo chẳng những được hiện thực sống động nơi cả cuộc đời lẫn con người của hai Chân Phước Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta, mà c̣n được rơ ràng hiện lên trong thị kiến của phần Bí Mật Fatima thứ ba nữa.

 

Phải công nhận là Thánh Long Mộng Phố, trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Trinh Nữ Maria, trong những ǵ ngài viết đă có ít là 5 điều có tính cách tiên tri đă và đang xẩy ra, chẳng hạn như ở đoạn 114 về số phận bất hạnh của chính tác phẩm ngài viết và thành phần thực hành những ǵ ngài viết trong ấy, hay ở cuối đoạn 59 về việc vương quốc Thiên Chúa bao trùm 3 vương quốc lịch sử trong Thời Điểm Fatima là cộng sản, tư bản và Hồi Giáo. Riêng về Mẹ Maria, ngài đă tiên đoán đúng hai điều, thứ nhất, Mẹ Maria được Thiên Chúa làm cho nhận biết và yêu mến, và Mẹ huấn luyện một đạo binh dàn trận trong Thời Điểm Fatima của Mẹ.

 

Mẹ Maria được Thiên Chúa làm cho nhận biết và yêu mến, thánh nhân đă viết ở đoạn 49 và 50 như sau:

 

·        Vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria được Chúa Thánh Thần làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô được nhận biết, mến yêu và phụng sự”; “Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria, tuyệt phẩm của bàn tay Ngài, được tỏ hiện và nhận biết vào những thời buổi sau này”.

 

Không phải hay sao, trước hết Thiên Chúa đă làm cho Mẹ được tỏ hiện và nhận biết trong chính Giáo Hội, khi Giáo Hội chính thức công bố Tín Điều Mẹ Vô Nhiễm ngày 8/12/1854 bởi Giáo Hoàng Chân Phước Piô IX, và Tín Điều Mẹ Mông Triệu ngày 1/11/1950 bởi Đức Thánh Cha Piô XII, bởi Đức Thánh Cha Piô XII. Sau nữa, Thiên Chúa đă không tỏ ư muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến hay sao, ở chỗ, vào lần hiện ra thứ ba ở Fatima, ngày 13/7/1917, khi tiết lộ phần thứ hai cũng là phần cốt lơi của Bí Mật Fatima, Mẹ Maria đă tuyên bố: “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, và vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, Mẹ Maria đă nói riêng với thiếu nhi Lucia và cho em biết lư do tại sao hai em họ của em là Phanxicô và Giaxinta “được đưa về trời sớm, c̣n con c̣n phải ở lại thế gian lâu hơn”, là v́: “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”.

 

Về sự kiện Mẹ Maria huấn luyện một đạo binh dàn trận trong Thời Điểm Fatima của Mẹ, thánh nhân đă viết ở các đoạn 50, 54, 58 và 59 như sau:

 

·        “Đối với ma quỉ cùng quân quốc của hắn, Mẹ Maria chắc chắn trở thành kinh hoàng khủng khiếp như một đạo binh dàn trận, nhất là vào những thời gian sau này, v́ ma quỉ, khi biết rằng không c̣n nhiều thời gian, và giờ đây càng ít thời gian hơn nữa, trong việc hủy hoại các linh hồn, sẽ tăng gấp đôi nỗ lực của hắn cũng như những cuộc chiến đấu của hắn”. (50)

 

Quyền năng của Mẹ Maria trên tất cả mọi qủi ma sẽ đặc biệt chiếu sáng vào những thời buổi sau này, khi mà Satan giăng bẫy gót chân của Mẹ: tức là giăng bẫy các tôi tớ khiêm hạ và các con cái nghèo hèn của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ lập nên để chống lại với hắn. Họ sẽ nhỏ bé và nghèo hèn trước mắt thế gian, hạ ḿnh xuống như gót chân trước tất cả mọi người, bị các phần thể khác giầy đạp và bắt bớ như một gót chân. Thế nhưng, nhờ vậy mà họ lại trở nên giầu sang trong ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng Mẹ Maria sẽ ban phát cho họ một cách dồi dào. Họ sẽ nên cao cả và thăng tiến trong đường thánh đức trước nhan Thiên Chúa, vượt trên tất cả các tạo vật khác ở ḷng nhiệt thành sống động của họ, và được ơn phù trợ của Thiên Chúa nâng đỡ đến nỗi, hiệp với Mẹ Maria, bằng việc khiêm hạ như gót chân, họ sẽ đạp nát đầu ma qủi để mang lại chiến thắng cho Chúa Giêsu Kitô”. (54)

 

Họ sẽ là những vị tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần mà Chúa các Đạo Binh sẽ ban cho họ lời nói và sức mạnh để họ thực hiện những điều kỳ diệu và vinh thắng tước đoạt các chiến lợi phẩm từ tay quân thù của Người...”. (58)

   

Tóm lại, chúng ta biết rằng họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, bước theo gót chân nghèo hèn, khiêm hạ, bị thế gian khinh chê, yêu thương bác ái của Người; họ giảng dạy con đường hẹp của Thiên Chúa bằng sự thật nguyên vẹn của Thiên Chúa theo Phúc Âm thánh hảo, chứ không theo những tâm niệm của thế gian... Họ sẽ ngậm nơi miệng của ḿnh thanh gươm hai lưỡi Lời Thiên Chúa. Họ sẽ vác trên vai ḿnh một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; c̣n Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo”. (59)

 

Đối chiếu Bí Mật Fatima, cách riêng phần bí mật Thứ Ba (trang 219-220), và những điều được Thánh Long Mộng Phố linh cảm thấy sẽ xẩy ra sau thời kỳ của ngài, như 4 đoạn sách tiêu biểu vừa được trích dẫn, chúng ta thấy rất ăn khớp với nhau, chẳng những nơi trường hợp của hai Chân Phước Thiếu Nhi Fatima là Phanxicô và Giaxinta, mà c̣n nơi cả Đức Gioan Phaolô II nữa, một vị Giáo Hoàng kết tụ cả 3 thời điểm đặc biệt lại với nhau là Thời Điểm Long Mộng Phố của Ḷng Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria, Thời Điểm Fatima của Vị tự xưng “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, và Thời Điểm Faustina của Ḷng Thương Xót Chúa.

 

Trước hết, về tính cách khít khao giữa Bí Mật Fatima phần thứ ba và những lời tiên đoán của Thánh Long Mộng Phố về Đạo Binh Dàn Trận Fatima, chúng ta thấy những điểm như sau: thứ nhất, thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần được Mẹ Maria đào tạo; thứ hai, thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần phải chịu khổ nạn; thứ ba, thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần có ḷng xót thương; và thứ bốn, thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần tế vật cứu độ.

 

Thứ nhất, thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần được Mẹ Maria đào tạo.

 

Thánh Long Mộng Phố: “Quyền năng của Mẹ Maria trên tất cả mọi qủi ma sẽ đặc biệt chiếu sáng vào những thời buổi sau này, khi mà Satan giăng bẫy gót chân của Mẹ: tức là giăng bẫy các tôi tớ khiêm hạ và các con cái nghèo hèn của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ lập nên để chống lại với hắn” (54);Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; c̣n Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo” (59).

 

Bí Mật Fatima: “Một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn thiêu đốt thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đă bị tắt mất trước ánh quang sáng ngời từ bàn tay phải của Đức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần”. Ở đây có thể hiểu là Mẹ Maria không để cho vị thiên thần được sai đến hủy diệt thế giới bằng cách giáng phạt với thanh gươm lửa, tiêu biểu cho công thẳng đầy giận dữ của “Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” đă tới lúc Ngài muốn ra tay báo oán, v́ chính Mẹ đă dùng cách khác để cứu thế giới, đó là huấn luyện một Đạo Binh Dàn Trận. Đó là lư do thị kiến đă được tiếp diễn là cảnh một Đạo Binh Dàn Trận… với đủ mọi thành phần tín hữu, từ giáo hoàng trở xuống giáo dân.

 

Thứ hai, thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần phải chịu khổ nạn.

 

Thánh Long Mộng Phố: “Họ sẽ vác trên vai ḿnh một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô”.

Bí Mật Fatima: “Rồi chúng con thấy một vị Giám Mục mặc Áo Trắng, ‘mà chúng con có cảm nhận đó là Đức Thánh Cha’, trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa, ‘giống như người ta thấy ḿnh đi ngang qua trước một tấm gương soi’. Các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ khác đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn, được làm bằng những thân cây nứt nẻ như loại thân cây điên điển c̣n vỏ”.

 

Thứ ba, thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần có ḷng xót thương.

 

Thánh Long Mộng Phố: “Họ sẽ nhỏ bé và nghèo hèn trước mắt thế gian, hạ ḿnh xuống như gót chân trước tất cả mọi người, bị các phần thể khác giầy đạp và bắt bớ như một gót chân. Thế nhưng, nhờ vậy mà họ lại trở nên giầu sang trong ân sủng của Thiên Chúa”. Ở đây chúng ta thấy thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima có ḷng xót thương ở chỗ cho dù họ có bị thế gian khinh chê giầy đạp, nhưng vẫn thứ tha một cách giầu ḷng xót thương, như Chúa Giêsu trên cây Thập Giá, nên họ mới được Chúa xót thương (x Mt 5:7) và “nên giầu sang trong ân sủng của Thiên Chúa”.

 

Bí Mật Fatima: “Trước khi tiến lên tới đỉnh núi, Đức Thánh Cha đă băng qua một thành phố lớn, một nửa đă bị tàn rụi, c̣n một nửa kia th́ đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ, Ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thi thể Ngài gặp thấy trên quăng đường đi”.

 

Thứ bốn, thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần lên đến tột đỉnh Thánh Thiện để trở thành tế vật cứu độ.

 

Thánh Long Mộng Phố: “Họ sẽ nên cao cả và thăng tiến trong đường thánh đức trước nhan Thiên Chúa, vượt trên tất cả các tạo vật khác ở ḷng nhiệt thành sống động của họ, và được ơn phù trợ của Thiên Chúa nâng đỡ đến nỗi, hiệp với Mẹ Maria, bằng việc khiêm hạ như gót chân, họ sẽ đạp nát đầu ma qủi để mang lại chiến thắng cho Chúa Giêsu Kitô” (54); “Họ sẽ là những vị tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần mà Chúa các Đạo Binh sẽ ban cho họ lời nói và sức mạnh để họ thực hiện những điều kỳ diệu và vinh thắng tước đoạt các chiến lợi phẩm từ tay quân thù của Người...” (58). Ở đây, câu của đoạn 54 cho chúng ta thấy tột đỉnh thánh thiện của thành phần thuộc đạo binh dàn trận Fatima. Và ở câu thuộc đoạn 58 chúng ta chẳng những thấy được việc họ trở thành tế vật cứu độ, mà c̣n thấy được cả cái tác dụng tuyệt vời của thân phận gót chân, nơi thấp hèn nhất và khuất kín nhất của thân thể con người, nơi dễ bị trở thành mồi ngon cho ma quỉ ŕnh cắn, nhưng cũng là nơi được sử dụng để đạp nát đầu hắn (x Gen 3:15) “với những ư nghĩ kiêu căng của hắn” (Lk 1:51). Thập giá vốn là sản phẩm của loài người tạo ra, biểu hiệu cho tội lỗi và sự chết, đă được Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng biến thành Cây Sự Sống cứu độ trần gian là thế.

 

Bí Mật Fatima: “Tiến tới đỉnh núi rồi th́ khi đang qú ở dưới chân cây Thập Giá lớn, Ngài đă bị một nhóm lính bắn các đầu đạn và mũi tên đến hạ sát, cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai tṛ khác nhau. Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay ḿnh một b́nh nước thánh bằng pha lê để chứa đựng máu của các vị Tử Đạo và hai vị dùng máu ấy vẩy trên những linh hồn đang t́m đường đến cùng Thiên Chúa”. Ở đây cũng thế, chúng ta chẳng những thấy được thành phần đạo binh dàn trận lên tới đỉnh núi là những ǵ tiêu biểu cho tuyệt đỉnh thánh thiện, và cũng chính ở trên đỉnh núi thánh thiện này mà họ được trở thành hy tế cứu độ. Chúng ta lại thấy thiên thần xuất hiện, nhưng không phải bằng gươm lửa thiêu hủy nữa, mà là bằng việc vẩy máu tử đạo trên những ai thành tâm thiện chí t́m về chân lư. Như vậy th́ quả nhiên Mẹ Maria đă dùng Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ để cứu thế giới chẳng những cho khỏi bị Thiên Chúa trừng phạt vị tội lỗi của họ xúc phạm đến “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, mà c̣n được Ngài cứu độ nữa, bằng máu của thành phần Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ bị sát hại trên đỉnh núi (đức tin) dưới chân thập tự giá (v́ Chúa Kitô và với Chúa Kitô).

 

Tóm lại, căn cứ vào 4 điểm chính yếu trên đây giữa lời tiên đoán của Thánh Long Mộng Phố về thành phần Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria với nội dung được thị kiến thấy trong phần thứ ba của Bí Mật Fatima, chúng ta thấy Linh Đạo Fatima quả thực là Linh Đạo Đồng Công Cứu Chuộc, đúng như Thiếu Nhi Fatima Chân Phước Phanxicô và Giaxinta đă Thiên Chúa tuyển chọn, được Mẹ Maria huấn thánh, và đă trung thực sống trọn ơn gọi hy tế cứu độ này của ḿnh.

Nếu Linh Đạo Fatima quả thực là Linh Đạo Đồng Công Cứu Chuộc, mà cốt lơi của Bí Mật Fatima là ư định “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội trên thế giới” (xem lại trang 177), th́ Linh Đạo Fatima cũng là Linh Đạo Đồng Công Cứu Chuộc đây hết sức liên hệ với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, đến nỗi, có thể nói, sống Linh Đạo Fatima là sống Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, và Đạo Binh Dàn Trận Fatima là thành phần được Mẹ Maria huấn luyện để sống giống như Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một Trái Tim duy nhất “đầy ơn phúc” chẳng những đă toàn thắng Satan cùng đạo binh của hắn mà c̣n đồng công cứu chuộc nhân trần với Chúa Kitô Con Mẹ nữa.

 

Mà sống Linh Đạo Đồng Công Cứu Chuộc như Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đây là ǵ, nếu không phải là sống tinh thần Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ (xem lại trang 192-198), một tinh thần cảm nhận tri ân cảm tạ và chúc tụng Ḷng Thương Xót Chúa, một Ḷng Xót Thương của Đấng đă trở thành vô cùng đáng thương trên cây Thập Giá để cứu độ loài người đáng thương, cứu độ tội nhân đáng thương.

 

Chính v́ Linh Đạo Fatima là Linh Đạo Đồng Công Cứu Chuộc, Linh Đạo sống Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, qua việc cảm nhận Ḷng Thương Xót Chúa, cử hành Ḷng Thương Xót Chúa như thế, mà việc Mẹ Maria xuất hiện ở Fatima năm 1917 là để dẫn con người về với Ḷng Thương Xót Chúa, trước hết là thành phần Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ, và sau đó, qua thành phần này và nhờ thành phần này, thành phần “xin vâng” như Trái Tim Mẹ sẽ trở thành đáng thương với đầy khổ đau như Chúa Kitô tử giá, là thành phần thiện chí t́m kiếm chân lư (như thấy trong thị kiến của phần Bí Mật Fatima thứ ba).

 

Thật sự Ḷng Thương Xót Chúa chính là trọng tâm của Biến Cố Fatima và là cốt lơi của Sứ Điệp Fatima.

Ḷng Thương Xót Chúa chính là trọng tâm của Biến Cố Fatima ở chỗ, ngay sau khi thị kiến thấy hỏa ngục ở phần đầu của Bí Mật Fatima, Mẹ Maria đă nói “để cứu các tội nhân đáng thương cho khỏi rơi xuống hỏa ngục, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Ngay sau câu này, Mẹ Maria c̣n nhấn mạnh rằng “Nếu điều Mẹ nói được thực hiện (nghĩa là thực hiện ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ) th́ nhiều linh hồn được cứu độ”.

 

Ḷng Thương Xót Chúa chính là cốt lơi của Sứ Điệp Fatima ở chỗ, sau khi đă tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima, Mẹ Maria xin 3 Thiếu Nhi Fatima đọc thêm sau mỗi chục Kinh Mân Côi lời nguyện cầu với Ḷng Thương Xót Chúa như sau: “Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là các linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn”.

 

Chưa hết, vào ngày 13/6/1929, khi chị Lucia đang chầu Chúa vào nửa đêm tại tu viện Đôrôthêu của chị ở thành Tuy nước Tây Ban Nha, th́ bỗng nhiên, cả nhà nguyện bừng sáng, không c̣n lờ mờ với ngọn đèn chầu nhà tạm nữa. Một thánh giá bằng ánh sáng hiện ra trên bàn thờ cao lên tới trần nhà nguyện. Phần trên của cây thánh giá sáng hơn, có dung nhan cùng với thân ḿnh của một người từ cạnh sườn trở lên. Dưới cạnh sườn chút xíu, có một chén thánh và một bánh thánh lớn lơ lửng trên không trung. Những giọt máu từ mặt của Chúa Giêsu Tử Giá và từ cạnh sườn của Người chảy xuống bánh thánh và nhỏ vào chén thánh. Bên phải cây thánh giá là Đức Mẹ với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội ở trong tay Mẹ. Bên trái cây thánh giá có những chữ lớn như thể bằng nước trong như thủy tinh chảy xuống trên bàn thờ làm thành những chữ: "Ân Sủng và T́nh Thương".

 

Thật vậy, Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima đă chính thức mở màn cho Thời Điểm của Ḷng Thương Xót Chúa, Đấng “đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, như Mẹ Maria thảm thiết kêu gọi chung loài người và riêng con cái Giáo Hội trước khi chính thức kết thúc Biến Cố Fatima ngày 13/10/1917 là “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa”. Thời Điểm của Ḷng Thương Xót Chúa đă được nhen nhúm với một vị thánh được sinh vào thời điểm ngay trước Biến Cố Fatima và chết ngay trước Thế Chiến Thứ Hai, đó là Thánh Faustina (1905-1938), và đă được thực sự mở màn khi Chúa Giêsu nói với chị nữ tu này vào ngày 22/2/1931 rằng:

 

·        Hăy vẽ một h́nh ảnh theo mẫu con thấy, với lời đề tựa: Giêsu ơi Con tin nơi Chúa. Cha muốn bức ảnh này được tôn kính, trước hết ở trong nguyện đường của con đây, rồi trên khắp thế giới… Cha muốn có một Lễ kính T́nh Thương. Cha muốn bức ảnh này, bức ảnh con sẽ vẽ bằng cọ ấy, được long trọng làm phép vào Ngày Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Phục Sinh; Chúa Nhật này phải là Lễ kính T́nh Thương”.

 

Đúng thế, Biến Cố Fatima là dạo khúc cho Thời Điểm của Ḷng Thương Xót Chúa, cho Thời Điểm của Chúa T́nh Thương. Bởi thế, nếu so sánh hai sứ điệp của Biến Cố Fatima và Biến Cố Faustina, chúng ta thấy có ít là 4 điểm tương đồng liên quan đến Ḷng Thương Xót Chúa như sau:

 

Thứ nhất, Chúa T́nh Thương không trừng phạt thế giới tội lỗi bằng công lư mà bằng t́nh thương trước.

 

Ở Fatima, trong thị kiến phần thứ ba của Bí Mật Fatima, chúng ta được tiết lộ cho biết rằng Đức Mẹ đă ngăn chặn việc hủy diệt loài người bằng gươm lửa công lư đầy giận dữ của Thiên Chúa: “Có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn thiêu đốt thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đă bị tắt mất trước ánh quang sáng ngời từ bàn tay phải của Đức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần, bởi thế, lấy bàn tay phải của ḿnh mà chỉ xuống trái đất, vị Thiên Thần đă kêu lớn tiếng rằng: ‘Hăy ăn năn đền tội, hăy ăn năn đền tội, hăy ăn năn đền tội!’”.

 

Ở Faustina, Chúa Giêsu cũng cho “vị Thánh đầu tiên của thiên kỷ thứ ba Kitô Giáo” (ĐTC GPII tuyên bố trong bài giảng phong thánh cho chị ngày 30/4/2000) biết rằng: “Trong thời Cựu Ước, Cha đă sai các tiên tri sử dụng những lời đe dọa đối với dân Cha. Ngày nay Cha sai con đến với dân chúng trên toàn thế giới với t́nh thương của Cha. Cha không muốn trừng phạt nhân loại nhức nhối mà là muốn chữa lành nó, gh́ lấy nó vào Trái Tim Nhân hậu của Cha. Cha sử dụng h́nh phạt khi chính họ bắt Cha phải làm như thế; bàn tay của Cha lưỡng lự sờ đến thanh gươm công lư. Trước Ngày Công Lư Cha đang gửi tới Ngày Xót Thương” (Nhật Kư 1588)

 

Thứ hai, Chúa T́nh Thương cần đến những hy tế cứu độ:  

 

Ở Fatima, 3 Thiếu Nhi Fatima là những hy tế cứu độ, khi các em trung thành thực hiện một cách trọn hảo ơn gọi “dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận mọi đau khổ Ngài gửi đến như một việc đền tạ những ǵ Ngài phải chịu mà cầu cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải”.

 

Ở Faustina, Chúa Giêsu cũng muốn y hệt như thế: “Cha khát. Cha khát phần rỗi của các linh hồn. Hỡi con gái của Cha, con hăy giúp Cha cứu các linh hồn. Con hăy hiệp những khổ đau của con với Cuộc Khổ Nạn của Cha và hăy hiến dâng những đau khổ ấy lên Chúa Cha cho các tội nhân” (Nhật Kư, 1032)

 

Thứ hai, Chúa T́nh Thương muốn cầu nguyện cho thành phần tội nhân.

 

Ở Fatima, ba Thiếu Nhi Fatima chẳng những hăng say hy sinh cho các tội nhân (xin xem lại trang 24-27) mà c̣n cầu nguyện cho họ nữa, như Mẹ Maria sau khi tiết lộ cho các em biết toàn bộ Bí Mật Fatima ngày 13/7/1917 đă xin các em sau mỗi chục kinh Mân Côi đọc thêm lời nguyện cầu cho “những linh hồn cần đến Ḷng Chúa Thương Xót hơn”, v́ như Mẹ đă khẳng định ở ngay lần hiện ra sau đó là ngày 19/8/1917 là: “Nhiều linh hồn bị sa hỏa ngục v́ không có ai chịu hy sinh cầu nguyện cho họ”, nên Mẹ đă kêu gọi: “Hăy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều và hy sinh cho các tội nhân”.

 

Ở Faustina, Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng thiết tha mong muốn y như thế: “Việc hư mất của mỗi một linh hồn d́m Cha vào nỗi buồn tử nạn. Con lúc nào cũng an ủi Cha khi con nguyện cầu cho các tội nhân. Lời nguyện cầu đẹp ḷng Cha nhất đó là lời cầu nguyện cho việc ăn năn hối cải của các tội nhân. Con gái của Cha ơi, con hăy biết rằng lời cầu nguyện này bao giờ cũng được lắng nghe và đáp ứng” (Nhật Kư 1397). Đó là lư do Thánh Tâm Chúa Giêsu c̣n tỏ cho chị Faustina biết một phương tiện đơn giản để cầu cho các tội nhân, đó là Giây Phút Cứu Độ 3 giờ chiều: “Hỡi con gái của Cha, Cha muốn nhắc nhở con rằng bất cứ khi nào con nghe thấy đồng hồ đổ vào lúc 3 giờ chiều th́ con hăy hoàn toàn d́m ḿnh vào t́nh thương của Cha, tôn thờ và tôn vinh t́nh thương của Cha; hăy kêu xin quyền toàn năng của t́nh thương cho toàn thế giới, nhất là cho các tội nhân đáng thương; v́ vào lúc ấy, t́nh thương rộng mở cho hết mọi linh hồn” (Nhật Kư 1572).

 

Thứ Ba, Chúa T́nh Thương muốn cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể Hiến Tế để cầu cho phần rỗi nhân trần.

 

Ở Fatima, trước khi Mẹ Maria hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima 6 lần liền vào năm 1917, từ Tháng 5 là Tháng Hoa đến Tháng 10 là Tháng Mân Côi, đă có một Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với các em 3 lần trong năm 1916, một vào mùa xuân, một vào mùa hè và một vào mùa thu, nhất là vào mùa thu để chẳng những cho các em được lănh nhận Ḿnh Thánh (Lucia) và Máu Thánh (Phanxicô và Giaxinta) mà c̣n, trước đó, dạy các em thực hiện việc cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể Hiến Tế với lời nguyện như sau: “Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con hết ḷng thờ lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa Ḿnh Máu vô cùng châu báu, Linh Hồn và Thần Tính của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong tất cả  các nhà tạm trên thế giới, để đền tạ những tội lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm mà chính Người đă phải chịu. Xin v́ công nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Người và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, xin Chúa ban cho các tội nhân đáng thương ơn ăn năn hối cải”.

Ở Faustina, Thánh Tâm Chúa cũng dạy chị nữ tu sứ giả của Ḷng Thương Xót Chúa lời kinh cho Chuỗi Thương Xót và cách lần Chuỗi Thương Xót này. Trước hết là Lời Kinh Chuỗi Thương Xót, Chúa dạy như sau: “Lạy Cha hằng hữu, v́ tội lỗi của chúng con và tội lỗi của toàn thế giới, con xin dâng lên Cha Ḿnh Thánh và Máu Thánh, Linh Hồn và Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con; v́ cuộc Khổ Nạn đau thương của Người, xin Cha thương xót chúng con” (Nhật Kư 475).

 

C̣n về cách Lần Chuỗi Thương Xót, Chúa dạy chị như thế này: “Lời nguyện cầu này khiến cho Cha nguôi ngoai cơn giận. Con sẽ đọc kinh nguyện này 9 ngày, theo các hạt của tràng mân côi, bằng cách như sau: Trước hết, con đọc 1 Kinh Lạy Cha và 1 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Tin Kính. Đoạn ở những hạt Kinh Lạy Cha, con hăy đọc những lời sau đây: ‘Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Ḿnh Thánh và Máu Thánh, Linh Hồn và Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con, để đền bù tội lỗi của chúng con và tội lỗi của toàn thế giới’. Và ở những hạt Kinh Kính Mừng, con hăy đọc những lời sau đây: ‘v́ cuộc Khổ Nạn đau thương của Người, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới’. Để kết thúc, con hăy đọc những lời này: ‘Lạy Thiên Chúa Thánh Hảo, Lạy Đấng Ṭan Năng, Lạy Đấng Bất Tử Thánh Hảo, xin thương xót chúng con và toàn thế giới’” (Nhật Kư 476).

 

Qua Chuỗi Thương Xót này, chúng ta c̣n thấy một điểm tương đồng giữa Fatima và Faustina, đó là việc sử dụng tràng hạt, một bên là tràng hạt Mân Côi, c̣n một bên la Chuỗi Thương Xót, nhưng về nội dung cả hai giống nhau, đó là hương về cốt lơi “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, Đấng được Kitô hữu chiêm ngắm qua các Mầu Nhiệm Mân Côi khi lần hạt Mân Côi, như Mẹ Maria kêu gọi từng lần hiện ra trong cả 6 lần ở Fatima rằng: “Hăy lần hạt Mân Côi hằng ngày”.

 

Có một sự trùng hợp thiên định như dấu chỉ thời đại ở đây, như trang 225 đă đề cập tới, đó là sự kiện Đức Gioan Phaolô II có liên quan tới cả ba thời điểm: Thời Điểm Long Mộng Phố, Thời Điểm Fatima và Thời Điểm Faustina.

 

Trước hết, Đức Gioan Phaolô II có liên quan tới Thời Điểm Long Mộng Phố, tác giả cuốn Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Ở chỗ, ngài đă nghiền gẫm tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria của vị thánh tác giả này, một tác phẩm Thánh Mẫu đă ảnh hưởng đến ḷng sùng kính Thánh Mẫu của ngài, đến nỗi đă làm ngài chọn khẩu hiệu giáo phẩm “Totus Tuus” của ngài, một cuốn sách cũng có những lời tiên báo đích xác về Thời Điểm Fatima, nhâá là Bí Mật Fatima, một bí mật chẳng những liên quan tới việc Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến (phần hai), mà c̣n tới cả vai tṛ đào luyện một Đạo Binh Dàn Trận Fatima nữa.

 

Sau nữa, Đức Gioan Phaolô II có liên quan tới Thời Điểm Fatima, một thời điểm của Vị đă tự xưng ḿnh “Ta là Mẹ Mân Côi”. Ở chỗ, ngài đă ra tông thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria và mở Năm Mân Côi 16/10/2002-19/10/2003, và sau biến cố bị ám sát tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, ngày kỷ niệm Biến Cố Fatima, ngài đă hiến dâng thế giới nói chung và Nước Nga nói riêng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria vào ngày 7/6/1981 tại Đền Thờ Đức Bà Cả, ngày 13/5/1982 tại Linh Địa Thánh Mẫu Fatima, và ngày 25/3/1984 tại Giáo Đô Vatican. Ngoài ra, ngài c̣n phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta, cùng cho phép tiết lộ Bí Mật Fatima phần thứ ba.

 

Sau hết, Đức Gioan Phaolô II có liên quan tới Thời Điểm Faustina, thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa. Ở Chỗ, ngài đă phong Thánh cho Nữ Tu đồng hương Balan Faustina của ngài ngày 30/4/2000 (trước khi phong á thánh cho Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta 13 ngày), cũng trong dịp phong thánh cho người nữ tu tông đồ Ḷng Thương Xót Chúa này, ngài đă chính thức công bố thiết lập lễ Kính Chúa T́nh Thương vào Chúa Nhật II Phục Sinh như Chúa muốn, thế rồi ngài đă qua đời vào ngày áp Lễ Chúa T́nh Thương 2/4/2005, sau khi dự Lễ vọng Kính Chúa T́nh Thương ở pḥng của ngài, nhất là ngài đă để lại sứ điệp về Chúa T́nh Thương cho Giáo Hội, một sứ điệp được đọc vào Chúa Nhật 3/4/2005, như lời di chúc vĩnh biệt của một vị Giáo Hoàng đă kêu gọi loài người trong lễ đăng quang: “Đừng sợ, hăy mở cửa cho Chúa Kitô!”

 

Phải nói rằng, nơi con người đặc biệt này kết tụ cả thời điểm Thánh Mẫu và Thánh Tâm này, một con người v́ thế đă qua đời vào Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng (vốn là ngày Thánh Mẫu hằng tháng kính Mẹ), áp Lễ Chúa T́nh Thương, nghĩa là được nghỉ ngơi đời đời trong Chúa nơi ḷng Mẹ, rất thích hợp với khẩu hiệu “Totus Tus” của ngài, một khẩu hiệu nói lên linh đạo “Nhờ Mẹ đến với Chúa” của ngài. Nơi ngài, chúng ta thấy h́nh ảnh của một Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ trong Đạo Binh Dàn Trận Fatima. Ở chỗ: Ngài đă cảm thấy rằng ngài chính là “vị giám mục mặc áo trắng” trong Bí Mật Fatima phần thứ ba bị ám sát; tuy thoát chết, song ngài đă cho công bố Bí Mật Fatima phần thứ ba, như là những ǵ đă được ứng nghiệm nơi hiện tượng Kitô hữu tử đạo trong thế kỷ 20, nhất là nơi riêng bản thân ngài. Mà việc ngài bị ám sát ấy lại được Thánh Long Mộng Phố nói đến trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, ở đoạn 114, về thành phần thực hành linh đạo Thánh Mẫu do thánh nhân viết trong sách sẽ bị kẻ thù tấn công sát hại, và c̣n ai thực hành tác phẩm này bằng vị Giáo Hoàng “Totus Tuus” Gioan Phaolô II đây. Thế rồi, từ cuộc ám sát hụt chết này, sức khỏe của ngài trở nên yếu kém, cho tới khi ngài vĩnh viễn ra đi trong bệnh hoạn, để vị Giáo Hoàng luôn “cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô” bằng Kinh Mân Côi này trở thành một hy tế hết sức đáng thương với “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” của ngài và như  “Redemptor Hominis” của ngài, nhất là cho “những linh hồn cần đến Ḷng Thương Xót Chúa hơn”.

 

Thế nhưng, vị Giáo Hoàng này đă trở thành hy tế c̣n tử giá đáng thương hơn nữa không phải chỉ ở tại thân xác yếu đuối bất lực của ngài, mà c̣n ở chính ư muốn riêng của ngài, ư muốn hoàn tất những ǵ sứ vụ Giáo Hoàng của ngài cần làm mà không được, thậm chí không c̣n nói được nữa, không c̣n ban phép lành Phục Sinh trưa Chúa Nhật 27/3/2005 được nữa. Nếu chén đắng vào đêm Thứ Năm Tuần Thánh của Chúa Giêsu ở Vườn Cây Dầu làm cho Người đau buồn đến nỗi chết được (x Mt 26:38), đến đổ mồ hôi máu (x Lk 22:44), không phải là v́ Người sợ chết và đau khổ về phần xác là những ǵ Người có quyền bỏ nó đi và lấy lại (x Jn 10:18), là những ǵ Người sẵn sàng hy hiến (x Jn 15:13,17:19), hơn là v́ Người thấy trước công cuộc cứu độ của Người chẳng những không cứu được tất cả mọi người mà c̣n trở nên án phạt cho một số người nữa, th́ Đức Gioan Phaolô II vào Chúa Nhật Lễ Phục Sinh 2005 cũng thế, cũng cảm thấy cần phải uống cạn chén đắng với Chúa Kitô và như Chúa Kitô, để thực sự và hoàn toàn trở nên của lễ toàn thiêu, như Người đă nói riêng về bản chất của vấn đề toàn thiêu này với Thánh Faustina như sau:

 

·        Cha muốn con trở thành một của lễ toàn thiêu trọn hảo; một của lễ của ư muốn. Không một hy sinh nào có thể so sánh với hy sinh ấy. Chính Cha đang điều khiển đời sống của con và dàn xếp các sự việc để con trở thành một hy sinh liên lỉ cho Cha và luôn làm theo ư Cha. Và con sẽ hiệp nhất bản thân con với Cha trên cây Thập Giá khi hoàn thành của lễ này… Cha hân hoan trong con như trong một bánh thánh sống động…” (Nhật Kư 923).

 

Sở dĩ vị Giáo Hoàng cương quyết và mạnh mẽ chủ trương, bênh vực và cổ vơ nền “văn hóa sự sống” này cần phải trở thành một của lễ toàn thiêu như vậy là v́ thế giới văn minh hiện đại rất cần đến một của lễ đền bù đắt đỏ như thế, một thế giới hiện sinh pro choice đầy vô thần duy vật, chẳng những ngang nhiên lật đổ Thiên Chúa xuống khỏi vị thế tuyệt đối của Ngài, qua việc phá đổ những ǵ Ngài đă thiết lập ngay từ ban đầu về hôn nhân và sự sống, bằng những luật pháp cho phép ly dị và phá thai, mà c̣n thay thế quyền tối thượng của Ngài bằng nữ thần tự do ngẫu tượng, cũng liên quan tới hôn nhân và sự sống, bằng luật cho phép hôn nhân đồng tính và tạo sinh nhân tạo. Đó là lư do, vào lần về thăm quê hương Balan lần thứ VIII cũng là lần cuối, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă phải hiến dâng loài người cho Ḷng Thương Xót Chúa hôm Thứ Bảy 17/8/2002 trong Thánh Lễ cung hiến tân Đền Thờ Chúa T́nh Thương như sau:

 

·        Thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù hằn và đ̣i rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau thương và chết chóc cho thành phần vô tội, th́ ở đó cần đến ân sủng t́nh thương để ổn định ḷng trí con người và tạo lập ḥa b́nh. Nơi nào thiếu hụt ḷng trọng kính sự sống và phẩm vị con người th́ ở đó cần đến t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần phải có t́nh thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lư rạng ngời. Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ ǵ sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ ǵ lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giăi ra ‘tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha’ (x Nhật Kư, 1732)”.

 

Sở dĩ “thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên Chúa biết bao!” là bởi v́ lư do được ngài cảm nhận và bày tỏ trong bài giảng phong chân phước cho 4 vị đồng hương của ngài vào Chúa Nhật 18/8/2002 cũng trong chuyến thăm quê hương lần thứ 8 này, như sau:

 

·        “Từ khi bắt đầu hiện hữu, Giáo Hội, qua việc bày tỏ mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh, đă rao giảng t́nh thương Chúa, một bảo chứng hy vọng và là nguồn mạch cứu độ con người. Tuy nhiên, hôm nay đây chúng ta dường như được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế giới. Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này, nếu chính Thiên Chúa đă kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ Faustina. Thiên Chúa đă chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm ‘mystery of iniquity’. Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ cấu gia đ́nh. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa ‘hoàn toàn khuất bóng’ nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này.

 

“Cảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương lai, lo sợ về t́nh trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt. Có lẽ chính v́ lư do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ của một Nữ Tu thấp hèn, đă đến với thời đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một cách rơ ràng nguồn mạch sống khuây khỏa và hy vọng ở nơi t́nh thương đời đời của Thiên Chúa. Sứ điệp t́nh yêu nhân hậu cần được vang vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa. Thế giới cần đến thứ t́nh yêu này. Đă đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người: cho các kẻ trị v́ và thành phần bị áp bức, cho những ai có bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm. Đă đến thời giờ sứ điệp Ḷng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu thương”.

 

Đó là lư do, di chúc hay ước nguyện cuối cùng của vị giáo hoàng ban hành bức Thông Điệp đầu tay “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis”, một di chúc được đúc kết và diễn tả trong sứ điệp ngài viết sẵn cho Lễ Chúa T́nh Thương 3/4/2005, một di chúc ngài muốn để lại cho cả Giáo Hội lẫn toàn thể nhân loại, “một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hăi”, đó là “thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Ḷng Thương Xót Chúa biết bao!” Thế nhưng, để được như vậy, để nhân loại có thể “chấp nhận Ḷng Thương Xót Chúa”, Giáo Hội nói chung và thành phần Đạo Binh Dàn Trận Fatima nói riêng, phải Sống Thánh Chứng Nhân, trở thành Tông Đồ của Ḷng Thương Xót Chúa, bằng “việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của t́nh yêu nhân hậu xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu này qua ánh mắt của Mẹ Maria”.