Khởi Điểm
Mẹ Maria Chỉ C̣n Biết Khóc
Phải, Mẹ Maria chỉ c̣n biết khóc! Tại sao...?
Gần đây chúng ta nghe thấy những hiện tượng lạ liên quan đến Mẹ Maria - Hiện Tượng Mẹ Khóc - khóc qua các bức tượng của Mẹ: Mẹ khóc ở Việt Nam, tại khuôn viên cuối Vương Cung Thánh Đường Sài G̣n ngày Thứ Bảy 29/10/2005; Mẹ khóc chảy nước mắt máu ở Ư cách đây không bao lâu.
Trước khi được Giáo Quyền chính thức công nhận tính cách xác thực của các hiện tượng Thánh Mẫu Châu Lệ này, chúng ta không biết được những hiện tượng này thật hư ra sao. Tuy nhiên, không phải v́ thế mà không bao giờ có hiện tượng Thánh Mẫu Châu Lệ như vậy.
Đúng thế, vào chiều ngày Thứ Bảy 19/9/1846, ở La Salette Pháp Quốc, 2 thiếu niên, một nữ 14 tuổi là Melanie Mathieu, và một nam 11 tuổi là Maximin Giraud, đă nh́n thấy một người nữ, ở tư thế ngồi, tay ôm mặt khóc, sau đó Bà từ từ đứng lên, hai tay chéo nhau trước ngực, đầu hơi cúi xuống nh́n các em đang bàng hoàng nh́n Bà mà nói:
· “Hỡi con cái của Mẹ, hăy đến với Mẹ. Đừng sợ. Mẹ đến đây để nói với các con một điều hết sức hệ trọng…. Nếu dân của Mẹ không chịu nghe lời th́ Mẹ sẽ buộc phải buông cánh tay Con của Mẹ ra. Mẹ đă từng chịu khổ v́ các con đă lâu rồi! Nếu Con Mẹ không triệt hạ các con là v́ Mẹ đă phải liên lỉ năn nỉ Người. Thế nhưng các con không hề lưu ư tới điều ấy chút nào cả. Bất kể sau này các con có nguyện cầu sốt sắng tới đâu, có hành động tốt lành đến mấy, các con vẫn không bao giờ có thể đến đáp lại Mẹ những ǵ Mẹ đă chịu đựng v́ các con đâu…”
Mẹ c̣n nói nhiều điều nữa rồi về trời với giọt lệ long lanh.
Chưa hết, chị Thánh Faustina (1905-1938), vị thánh đầu tiên cho tân thiên kỷ thứ 3 Kitô giáo, vị được vị Giáo Hoàng đồng hương Balan là Đức Gioan Phaolô II phong thánh ngày 30/4/2000, đă thuật lại trong cuốn Nhật Kư của chị, ở đoạn 686, như sau:
· “Thứ Sáu Đầu Tháng 9. Vào buổi tối hôm ấy, tôi đă trông thấy Mẹ Thiên Chúa, với lồng ngực lộ ra bị một thanh gươm đâm thâu. Bấy giờ Mẹ chảy những giọt nước mắt xót xa và đang che chở chúng ta cho khỏi bị Thiên Chúa giáng phạt cách kinh hoàng. Thiên Chúa muốn giáng h́nh phạt khủng khiếp xuống trên chúng ta, nhưng Ngài không thể làm được v́ Mẹ Thiên Chúa đang bao che cho chúng ta…”.
Trước đó, ở đoạn Nhật Kư 635, chị Thánh Faustina c̣n tiết lộ như sau:
· "Ngày 25/3/1936. Bấy giờ tôi thấy Mẹ Thiên Chúa, Đấng đă nói với tôi rằng: ‘Mẹ đă ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại; c̣n phần con, con phải nói cho thế giới về t́nh thương cao cả của Người và sửa soạn thế giới cho Lần Đến Thứ Hai của Đấng sẽ đến không phải như một Đấng Cứu Thế nhân hậu nữa mà là một Thẩm Phán công minh. Ôi, khủng khiếp thay cái ngày ấy! Quyết liệt thay ngày công minh ấy, ngày giận dữ thần linh ấy. Các Thần Trời rùng ḿnh trước ngày này. Hăy nói cho các linh hồn biết về t́nh thương cao cả này trong khi c̣n thời gian ban phát t́nh thương. Nếu giờ đây con câm nín th́ con sẽ phải trả lẽ về rất nhiều linh hồn vào ngày kinh khiếp ấy’”.
C̣n nữa, cũng tại Âu Châu, ở Syracuse năm 1953, Mẹ cũng đă khóc, và đă được chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc lại trong Huấn Từ Truyền Tin của ngài vào trưa Chúa Nhật 31/8/2003, khi Ngài hiến dâng Âu Châu cho Mẹ Maria, một Âu Châu đang trong thời kỳ bị khủng hoảng đức tin sâu xa:
· "Trong các Chúa Nhật vừa qua, việc suy tư của Tôi nhắm đến Âu Châu và các căn gốc Kitô giáo của châu lục này, khi xem lại bản văn kiện tông huấn hậu Thượng Hội Giám Mục Âu Châu: 'Giáo Hội Tại Âu Châu'. Bản văn kiện này đă kết thúc ở việc 'Hiến Dâng cho Mẹ Maria' tất cả mọi con người nam nữ của châu lục này, một việc hiến dâng Tôi muốn lập lại ngày hôm nay đây, để Vị Thánh Trinh Nữ làm cho Âu Châu trở thành một bản hợp tấu các quốc gia dấn thân cùng nhau xây dựng một nền văn minh yêu thương và ḥa b́nh. Có vô vàn các đền thờ Thánh Mẫu ở hết mọi xứ sở Âu Châu. Hôm nay Tôi đặc biệt nghĩ đến Đền Đức Mẹ Khóc ở Syracuse, nơi đang cử hành 50 năm Mẹ Maria khóc... Những giọt nước mắt này mầu nhiệm biết bao! Chúng nói lên cho thấy nỗi khổ đau và dịu dàng, đến niềm an ủi và t́nh thương thần linh. Chúng là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện từ mẫu, và là một lời kêu gọi hoán cải trở về cùng Thiên Chúa, từ bỏ con đường gian ác để trung thành theo Chúa Giêsu Kitô. Hỡi Đức Mẹ Giọt Châu ngọt ngào, chúng con dâng cho Mẹ Giáo Hội và toàn thế giới. Xin Mẹ hăy nh́n đến những ai cần đến ơn tha thứ và sự ḥa giải nhất; Mẹ hăy mang ḥa hợp đến cho các gia đ́nh và mang b́nh an đến cho các dân tộc. Xin hăy lau khô nước mắt gây ra bởi hận thù và bạo lực ở nhiều miền đất trên Thế Giới này, nhất là ở Trung Đông và lục địa Phi Châu. Ôi Lạy Mẹ, chớ ǵ những giọt nước mắt của Mẹ là một bảo chứng cho việc hoán cải và ḥa b́nh nơi tất cả mọi con cái của Mẹ!"
Tại sao Mẹ Maria của chúng ta không c̣n lên tiếng nữa, như Mẹ đă rơ ràng kêu gọi ở Paris năm 1830 với nữ tập sinh Catarina Labourê, hay ở Lộ Đức năm 1858 với thiếu nữ Bernadette, hoặc ở Fatima năm 1917 với thiếu nhi Lucia, Phanxicô và Giaxinta?
Phải chăng là v́ Mẹ đă nói hết lời hết lẽ rồi, nói đi nói lại rồi, không c̣n ǵ để nói nữa, mà loài người nói chung, và con cái Chúa nói riêng, vẫn càng ngày càng lâm vào t́nh trạng "v́ sự dữ gia tăng mà ḷng mến nơi nhiều người đă trở nên nguội lạnh" (Mt 24:12), đến nỗi, Mẹ chỉ c̣n biết khóc?
Phải chăng thái độ Mẹ không c̣n nói ǵ được nữa, chỉ c̣n biết khóc là dấu chẳng những chứng tỏ cho thấy cả niềm đau của Mẹ đă lên tới cực độ lẫn mối quan tâm từ mẫu tận cùng của Mẹ đối với con cái loài người, mà c̣n cho thấy t́nh trạng tội lỗi của loài người đă lên tới độ cực kỳ trầm trọng, hết sức nguy hiểm cho phần rỗi đời đời của họ. Nước mắt của Mẹ phải chăng c̣n là dấu báo cho biết đă sắp hết thời xót thương, tức sắp tới lúc Mẹ không c̣n có thể ngăn tay giáng phạt của Vị Thiên Chúa vô cùng nhân hậu song cũng vô cùng công minh được nữa.
Thật vậy, Mẹ c̣n nói ǵ hơn được nữa, nếu không phải chỉ c̣n biết nghẹn ngào khóc thương cho con cái của ḿnh, khi thấy họ mỗi ngày tiến gần đến hố tự diệt, một t́nh trạng được tỏ tường thể hiện qua trào lưu văn hóa sự chết từ thế kỷ 20: diệt chủng, phá thai, triệt sản, khủng bố tự sát, diệt mạng an tử v.v...
Những ǵ Thiên Chúa Hóa Công đă thiết lập ngay từ ban đầu, như hôn nhân và sinh sản (x Gen 1:27-28, 2:23-24), th́ con người văn minh hầu như tuyệt đỉnh ngày nay, cả về khoa học và kỹ thuật lẫn nhân bản và nhân quyền, chẳng những đă lật đổ, bằng luật cho phép ly dị và phá thai, c̣n thay thế vào đó bằng những con ḅ vàng ngẫu tượng do chính họ tạo nên, khi ban bố những thứ luật lệ cho phép hôn nhân đồng tính và tạo sinh vô tính (cloning).
Đó là lư do, qua cặp mắt của Giáo Hội Công Giáo, cặp mắt được nh́n bởi những vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian, những vị đóng vai tṛ thừa kế Thánh Phêrô chăn dắt Giáo Hội của Người, nhất là 3 vị gần nhất, từ Công Đồng Chung Vaticanô II (8/12/1965-2005), Mẹ Maria đă thực sự không khỏi ngậm ngùi chứng kiến thấy cảnh loài người đang hỉ hoan hớn hở tŕnh diễn trên khấu trường lịch sử màn "đóng khố đi giầy tây", một màn tŕnh diễn cho thấy con người càng văn minh vật chất và nhân quyền, càng sa đọa về luân thường đạo lư.
Trước hết, qua ánh mắt của Vị Giáo Hoàng Tôi Tớ Chúa Phaolô VI (1963-1978), được bày tỏ qua những lời ngài nói trong khóa họp cuối cùng Công Đồng Chung Vaticanô II ngày 7/12/1965, Mẹ đă thấy một nhân loại coi trời bằng vung, coi ḿnh như cái rốn của vũ trụ, nhưng lại là "một con người co quắp lấy bản thân ḿnh… một con người không cảm thấy hạnh phúc với chính bản thân ḿnh, cười cười khóc khóc”. Chính vị Giáo Hoàng bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II cách đây 40 năm này cũng đă phải thốt lên trong buổi triều kiến chung ngày 15/11/1972 là: “Tôi cảm thấy là có một luồng khói Satan đă đột nhập vào Đền Thờ Thiên Chúa qua một kẽ nứt hở nào đó”.
Sau nữa, qua ánh mắt của Đức Gioan Phaolô II (1978-2005), được bày tỏ trong Thông Điệp đầu tiên của giáo triều ngài là "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần", ban hành ngày 4/3/1979, đoạn 17, Mẹ đă thấy nhân loại đang sống trong "một thế kỷ của những hủy hoại lớn lao đối với con người, của những tàn phá vĩ đại, chẳng những về vật chất mà c̣n cả về luân lư, thực sự trên hết là về mặt luân lư... Người ta đă gây ra cho nhau nhiều bất công và khổ đau. Trong thực tế, chúng ta thấy trước mắt có những trại tập trung, bạo lực, hành hạ, khủng bố, và kỳ thị dưới nhiều thể cách..."
Sau hết, với ánh mắt của Vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI (2005-), qua bài giảng khai mạc Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng ngày 18/4/2005, trước ngày ngài được bầu làm giáo hoàng, Mẹ đă thấy nhân loại như đang bị chao đảo bởi một trận băo lụt đầy sóng gió vô thần duy vật, đến nỗi, “con tầu tư tưởng nhỏ bé của nhiều Kitô hữu thường bị xô lấn bởi những cơn sóng này, tung họ từ cực đoan này sang cực đoan kia: từ chủ nghĩa Marxít đến chủ nghĩa tự do, thậm chí đến chủ nghĩa duy tự do; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan...”. Đến nỗi, nếu sống sát với “Kinh Tin Kính của Giáo Hội, th́ lại thường được gán cho là theo chủ nghĩa bảo thủ”. Trái lại, “một khi để cho ḿnh 'bị xô đẩy theo chiều gió chủ nghĩa'”, th́ được cho là “thích hợp với thời đại tân tiến”, nhưng lại là lúc con người chiều theo một thứ “chủ nghĩa tương đối độc đoán, cho rằng không có ǵ là tuyệt đối cả, và là một chủ nghĩa chỉ biết căn cứ vào cái tôi cùng với những ước muốn của cái tôi mà thôi". Trong Sứ Điệp cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 1/1/2006, ở đoạn 9 và 10, vị Giáo Hoàng đương kim của chúng ta c̣n đề cập tới hai chủ nghĩa đang hủy hoại loài người hiện nay, đó là chủ nghĩa bảo thủ cuồng tín, nhất là chủ nghĩa tuyệt mệnh, một chủ nghĩa được Đức Gioan Phaolô II diễn tả trong Sứ Điệp cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 2002, ở đoạn 6, là “chán chường về nhân loại, về sự sống, về tương lai. Theo quan điểm của họ th́ cần phải thù ghét và hủy diệt đi tất cả mọi sự”.
Phải chăng, đó là lư do, ngay từ đầu thể kỷ 20, một thế kỷ xẩy ra 2 Thế Chiến và xuất phát 2 chủ nghĩa tử thần Nazi và Cộng Sản, Mẹ Maria đă hiện ra ở Fatima năm 1917 để thảm thiết vang lên những lời lẽ từ mẫu cuối cùng của Mẹ? Và nếu Nước Nga đă “trở lại”, khi nước này tự động giải thể chế độ Cộng Sản vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 1991, th́ phải chăng thực sự đă hoàn toàn chấm dứt THỜI ĐIỂM FATIMA?
Khởi viết Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1/2006,
Ngày Ḥa B́nh Thế Giới
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL