Dẫn Nhập 

  

Thế Giới Càng Tân Tiến

Con Người Càng Bạo Loạn

   

D

ù khách quan mấy đi nữa, dường như không ai có thể chối căi được rằng thế giới càng tân tiến con người càng bạo loạn. Thật vậy, thế giới tân tiến chẳng những về phương diện vật chất, với những khám phá chưa từng thấy nơi lănh vực khoa học, nổi bật nhất là lănh vực sinh học, và những phát minh diệu kỳ siêu đẳng không thể tưởng tượng về lănh vực kỹ thuật, đặc biệt là các phương tiện truyền thông xă hội, mà c̣n về cả về phương diện nhân quyền, với những ư thức về phẩm giá là người và quyền lợi làm người, được thể hiện qua những bản tuyên ngôn nhân quyền, cùng với những tổ chức phục vụ sự sống con người, như Hội Hồng Thập Tự, Hội Bác Ái Caritas v.v. Thế nhưng, càng văn minh về cả vật chất lẫn nhân bản như thế, con người lại càng trở nên bạo loạn, một t́nh trạng chẳng những tràn lan bạo lựcbạo động mà c̣n đầy những cuồng loạn hay hỗn loạn nữa.   

 

Trước hết, nói đến bạo lực hay bạo động, con người nói chung và thế giới Tây phương nói riêng hiện nay thường nghĩ ngay tới thế giới Ả Rập Hồi Giáo, nhất là thành phần Hồi Giáo cực đoan, cũng như nói tới tục hóa, đối với tín đồ Hồi Giáo, họ nghĩ đến một thế giới Tây phương văn minh nhưng đầy sa đọa. Thực tế cho thấy rơ, những điểm nóng nhất, bạo động nhất hiện nay trên thế giới, đầy những bạo lực, đều xẩy ra ở trong vùng Trung Đông, vùng tập trung đa số quốc gia Hồi Giáo Ả Rập. Điển h́nh nhất và tiêu biểu nhất, có thể kể đến là  ở Thánh Địa, giữa lực lượng của Tổ Chức Giải Phóng Palestine PLO nói chung và nhóm khủng bố Hamas nói riêng với quốc gia Do Thái, chưa kể đến cuộc nội chiến giữa hai phe Palestine với nhau là Hamas và Fatah từ đầu năm 2006; ở Iraq, giữa hai phái Hồi giáo Shitte và Sunni; ở A Phú Hăn, với lực lượng Taliban, nhất là với nhóm khủng bố Al Qaeda, nơi có thể nói là ḷ sản xuất khủng bố; ở Sudan v.v. Chưa kể đến cuộc đụng độ đúng 1 tháng trời giữa nhóm khủng bố Hezbollah và lực lượng Do Thái ở ngay trên đất nước Labanon, từ ngày 14/7 đến 14/8/2006, và vẫn c̣n âm ỉ kéo dài chưa nguôi. Bạo lực ở trong vùng thế giới Ả Rập Hồi Giáo này, như thế, không phải chỉ giữa khối Hồi Giáo Ả Rập với Do Thái, như ở Thánh Địa và Lebanon, mà c̣n giữa các phái Hồi Giáo với nhau nữa, như ở Iraq và Thánh Địa.  

Sau nữa, nếu bạo lực và bạo động liên quan tới thế giới Ả Rập Hồi Giáo, th́ có thể nói t́nh trạng cuồng loạn hay hỗn loạn là một đặc điểm của thế giới Tây phương hiện nay, một thế giới văn minh về vật chất nhưng lại đang bị khủng hoảng về luân thường đạo lư, đang bị phá sản về văn hóa nhân bản chân chính, đến nỗi, người ta cảm thấy Tây phương giống như một anh chàng đóng khố (luân lư) đi giầy tây (văn minh) trên khấu trường lịch sử thế giới hiện đại. Tây phương không hỗn loạn là ǵ, với những luật lệ rừng rú (jungle law), luật mạnh được yếu thua, luật cá lớn nuốt cá bé, điển h́nh nhất là luật cho phép phá thai, tức cho phép thai mẫu sát hại chính đứa con vô tội đă thực sự là con người ngay từ khi được thụ thai trong ḷng mẹ của ḿnh, hay luật cho phép triệt sinh an tử (điển h́nh nhất là vụ Terri Schiavo ở Florida vào tháng 4/2005), hoặc triệt sinh trợ tử hay triệt sinh xử tử, những thứ luật cho thấy con người đang ngông cuồng làm loạn muốn nắm quyền sát sinh của nhau, như thể con người tự ḿnh toàn năng tạo nên được sự sống nên cũng có toàn quyền tự diệt nó đi vậy.

 

Chưa hết, thế giới Tây phương không cuồng loạn hơn nữa là ǵ, với luật cho phép một thứ hôn nhân đồng tính, nam nam lấy nhau, nữ nữ lấy nhau, kèm theo luật cho phép nhận con nuôi, để làm nên một gia đ́nh, như gia đ́nh theo luật tự nhiên giữa một người nam và một người nữ. Tệ hơn nữa, trong khi một đàng muốn trở thành tử thần trong việc ra tay triệt sinh với đủ mọi h́nh thức (như được liệt kê trên đây), đàng khác, ngược lại, con người văn minh Tây phương lại c̣n loạn cuồng đến nỗi, muốn trở thành Hóa Công, trong việc muốn tạo sinh ngoại nhiên, như bằng phương pháp tạo sinh sao bản (cloning), tạo sinh thai mướn, tạo sinh ống nghiệm (điển h́nh là thành phần trẻ em được Tổng Thống Bush hôm 19/7/2006 sử dụng như bằng cớ để phủ quyết dự luật tài trợ việc nghiên cứu thân bào hay stem cell từ phôi thai nhân bào).

 

Như thế, nh́n chung, chúng ta thấy, thế giới càng tân tiến con người càng bạo loạn ngày nay, bao gồm cả thế giới Ả Rập Hồi Giáo với nạn khủng bố đầy bạo độngbạo lực, lẫn thế giới Tây phương văn minh cuồng loạnbạo loạn với những luật lệ phi nhân, phản luân thường đạo lư, đều giống nhau ở một điểm, đều có cùng một tụ điểm, đó là sát hại sự sống con người, đó là tái diễn hiện tượng chẳng những có tính cách chuyên chế độc đoán về ư hệ, mà c̣n đi đến một hậu quả bất khả tránh của tính cách ư hệ nguy hiểm này là hành động diệt chủng đă từng xẩy ra trong Thế Chiến Thứ Hai.

 

Có thể nói, lịch sử hiện đại, từ cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 này, hay từ cuối thiên kỷ thứ hai sang đầu thiên kỷ thứ ba này, đang ở trong cuộc đại chiến thứ ba, một trận đại chiến xuất phát từ trong ư hệ lệch lạc của con người đến hành động bạo loạn ra tay sát hại nhau của con người, một trận đại chiến vô biên giới, bao gồm tất cả mọi quốc gia trên khắp thế giới, một trận đại chiến theo chiều hướng toàn cầu hóa (globalization), một chiều hướng toàn cầu hóa tương tự như trong lănh vực kinh tế và truyền thông hiện đại vậy.  

 

Đúng thế, đại chiến thứ ba chẳng những đang xẩy ra trong nội bộ của thế giới Ả Rập Hồi Giáo cũng như của thế giới văn minh Tây phương, mà thực sự c̣n xẩy ra giữa hai thế giới này nữa. Không phải hay sao, chính v́ tính cách bạo loạn, cho thấy cả hai thế giới đều sắt máu như thế, mà thế giới Ả Rập Hồi Giáo và thế giới văn minh Tây phương không thể nào không đụng độ nhau. Và ngay trong những cuộc đụng độ ấy, lịch sử hiện đại càng thấy được bộ mặt đầy bạo loạn của cuộc đại chiến thứ ba toàn cầu hóa này. Điển h́nh nhất là hai trường hợp sau đây: Iraq và Iran.

 

Ở trường hợp Iraq, Tây phương không loạn là ǵ, khi tổ chức Liên Hiệp Quốc, qua cơ quan nguyên tử lực quốc tế IAEA vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003, đang thi hành nhiệm vụ thanh tra vũ khí đại công phá ở Iraq theo quyết nghị của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, một hội đồng đa số Tây phương, bao gồm 4 trong 5 quốc gia thành viên chính là Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Hoa, th́ Mỹ (và Anh) đă ngang nhiên hất Liên Hiệp Quốc ra ngoài chơi, trong đó tất nhiên có cả hai quốc gia Tây phương khác là Nga và Pháp (cộng Đức bấy giờ), tự động nhào vô “giải phóng” Iraq vào ngày 19/3/2003. Hành động có tính cách làm loạn này của đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ thuộc thế giới Tây phương đă đưa đến một hậu quả ra sao, thế giới đă và đang chứng kiến thấy, đó là một Iraq nội chiến càng ngày càng bạo động chết chóc và một Hoa Kỳ bị sa lầy (c̣n hơn cả ở Việt Nam cho đến năm 1972), đến nỗi, Hoa Kỳ muốn sống (rút quân) cũng không được mà muốn chết (chiếm đóng) cũng không xong.

 

Ở trường hợp Iran, liên quan tới việc chế tạo nguyên tử, Iran đă tỏ ra ĺ lợm đến khinh thường tất cả mọi đe dọa của Hoa Kỳ thuộc thế giới Tây phương, thậm chí kể cả quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Có lẽ bởi v́ Iran chẳng những, về chính trị, được âm thầm hỗ trợ bởi Nga và Trung Cộng, mà c̣n cảm thấy rằng Hoa Kỳ đang bị sa lầy ở Iraq, đang lủng củng trong nội bộ tại Mỹ quốc về một Iraq nhức nhối, chưa kể đến về mặt tôn giáo, Iran đang được khối Ả Rập Hồi Giáo ủng hộ, v́ tân tổng thống nước này đă đánh trúng tim đen của khối Ả Rập Hồi Giáo trong việc muốn xóa tên Do Thái trên bản đồ thế giới, trong lúc khối Ả Rập Hồi Giáo lại đang hết sức hận tức trước những thái độ ngông cuồng của Tây phương đụng chạm tới vị tiên tri giáo tổ của Hồi Giáo, gây ra bởi bộ tranh biếm họa của Tây phương từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2/2006. Ngoài ra, gương Bắc Hàn ĺ lợm với dự án nguyên tử của ḿnh, bất chấp Hoa Kỳ, cũng không thể nào không ảnh hưởng tới thái độ cố chấp của Iran. Chưa hết, việc Hoa Kỳ âm thầm bắt giữ và hành hạ thành phần bị t́nh nghi là khủng bố ở những nhà tù bí mật tại một số nơi, (điển h́nh là nhà tù Abu Ghraib được đài truyền h́nh SBS của Úc phổ biến ngày 15/2/2005 về các h́nh ảnh thu thập được từ năm 2003, gây chấn động cả thế giới Hồi Giáo), trái với luật lệ quốc tế, (lại c̣n muốn tự sửa đổi luật lệ nhân đạo quốc tế theo ư ḿnh), cũng là yếu tố chẳng những làm cho chính thế giới Tây phương phản đối mà c̣n làm cho cả thế giới Hồi Giáo Ả Rập phẫn nộ, nhất là thành phần cực đoan và khủng bố.

 

Vậy th́ liệu chiêu bài mang tự do dân chủ đến cho thế giới Hồi Giáo của đệ nhất cường quốc tiêu biểu cho Tây phương hiện nay là Hoa Kỳ, một chiêu bài đang được áp dụng đầu tiên tại thí điểm Iraq, có thành công hay chăng? Hay trái lại, Hoa Kỳ càng ngày càng trở thành mục tiêu khủng bố bất cứ lúc nào của thành phần cuồng tín Hồi Giáo. Thế giới Hồi Giáo nói chung và thành phần cực đoan khủng bố nói riêng, không chướng tai gai mắt sao được khi thấy một Hoa Kỳ, thứ nhất, vẫn chưa bỏ được thái độ tân thực dân đế quốc, (như trường hợp một Việt Nam thời đệ nhất cộng ḥa của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm), trong khi Hoa Kỳ lại muốn hạ bệ thành phần chuyên chế thuộc thế giới Ả Rập Hồi Giáo xuống, (tiêu biểu là nhà lănh tụ Iraq một thời Saddam Hussein); thứ hai, vẫn c̣n thái độ mưu đồ thủ lợi về kinh tế dưới chiêu bài chính trị, (điển h́nh là Hoa Kỳ không ra tay “giải phóng” Sudan như đă dốc toàn lực vào Iraq là nơi có cả một đại mỏ dầu hỏa); và thứ ba, Hoa Kỳ đang có những hành động âm thầm khủng bố (thành phần bị t́nh nghi là khủng bố), trong khi kêu gọi thế giới chống khủng bố v.v. Chưa hết, thế giới Ả Rập Hồi Giáo c̣n chướng tai gai mắt hơn nữa khi thấy một số quốc gia Tây phương c̣n nhào vô ủng hộ và liên minh với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America) trong việc tấn công khủng bố, đặc biệt là Hiệp Vương Quốc (United Kingdoms of Great Britian) và Tây Ban Nha, điển h́nh nhất là vụ Iraq.

 

Có thể đó là lư do chính cho 2 cuộc khủng bố tấn công vào Tây Ban Nha và Hiệp Vương Quốc sau biến cố khai chiến 911 ở Hiệp Chủng Quốc, gây tử vong cho 3 ngàn nhân mạng. Thật vậy, sau khi đường đường ra mặt khủng bố tấn công ngay giữa thanh thiên bạch nhật vào những cơ cấu quan trọng của đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ ngày 11/9/2001, một về quân sự là Ngũ Giác Đài và một về kinh tế là Tháp Đôi Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ở Nữu Ước, hai quốc gia liên minh sát cánh của Hoa Kỳ ngay từ đầu cuộc xâm chiếm Iraq đă trở thành mục tiêu của thành phần khủng bố thuộc thế giới Ả Rập Hồi Giáo. Trước hết là vụ khủng bố tấn công Tây Ban Nha vào cao điểm của Ngày Thứ Năm 11/3/2004, khi ba chiếc xe lửa khác nhau nổ gần giờ nhau vào lúc 8 giờ sáng ở phía nam của hệ thống đường rầy xe lửa thủ đô Ma Ní. Tất cả có 10 vụ nổ xẩy ra ở các trạm Santa Eugenia, El Pozo và Atocha và 3 trái bom khác được cảnh sát khám phá ra và hủy hoại. Cuộc nổ lớn nhất ở chuyến xe lửa tiến đến trạm xe lửa chính Atocha của thủ đô. Hậu quả đă gây thiệt mạng cho 200 người và thương tích cho hơn 1400 người. Sau đó là vụ khủng bố tấn công Hiệp Vương Quốc, cũng tại thủ đô như ở Tây Ban Nha và cũng cùng một đường lối như ở Tây Ban Nha. Thật thế, vào lúc 9 giờ 15 phút sáng ngày Thứ Năm, 7/7/2005, Luân Đôn, nơi mới hôm trước vừa ăn mừng v́ đă được chọn (lần thứ hai từ năm 1948) làm nơi tổ chức Thế Vận Hội năm 2012, qua mặt Nữu Ước Hoa Kỳ, Moscow Nga, Paris Pháp, và Maní Tây Ban Nha, đă trở thành mục tiêu cho khủng bố tấn công, ngay thời điểm ngày họp thứ hai của Thượng Nghị G8 do chính Hiệp Vương Quốc điều hợp tại đất nước của ḿnh. Hậu quả của một loạt vụ đặt bom nổ ở các trạm lưu thông đă gây cho 40 người bị thiệt mạng, và các bệnh viện cho biết con số bị thương lên đến ít là 300 nạn nhân.

 

Cuộc đại chiến thứ ba có tính cách toàn cầu đang diễn ra giữa thế giới Tây phương văn minh và thế giới Ả Rập Hồi Giáo sẽ đi về đâu và phần thắng sẽ về ai? Theo tự nhiên, th́ Tây phương sẽ thắng, với quyền lực về kinh tế, chính trị và quân sự tối tân hùng mạnh của họ hiện nay. Thế nhưng, theo siêu nhiên, cũng chưa chắc. Bởi v́, nếu có một Đấng Quan Pḥng mọi sự làm chủ lịch sử loài người, Đấng chỉ lo đến phần rỗi đời đời và hạnh phúc trường sinh cho con người đă được Ngài dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài, th́ Ngài có thể dùng lực lượng bạo lực xuất phát từ thế giới Ả Rập Hồi Giáo để thanh lọc Tây phương Kitô Giáo đang băng hoại đức tin chính truyền của họ, nhờ đó kéo họ về với Ngài.

 

Đúng vậy, căn cứ vào hai yếu tố chính yếu sau đây cũng cho thấy thế giới Hồi Giáo đang nắm phần ưu thế: yếu tố thứ nhất là định luật con người không sống nguyên bởi bánh mà c̣n bởi luân thường đạo lư, và yếu tố thứ hai là định luật mạnh được yếu thua. Nếu cái làm nên con người là yếu tố luân thường và đạo lư chứ không phải kinh tế và chính trị, th́ thế giới Tây phương dù có giầu thịnh và ph́ nộn (đến nỗi có thể bị cao máu và cao mỡ), cùng lắm cũng chỉ có thể tung ra những chiêu bài văn minh và dân chủ hoa mắt trước thiên hạ, nhưng nội công thâm hậu lại không bằng những chưởng vô cùng dũng mănh cuồng tín liều mạng của thành phần khủng bố thuộc thế giới Ả Rập Hồi Giáo. Đó là lư do h́nh như thế giới Tây phương lúc nào cũng cảm thấy bất an, nơm nớp lo sợ và đùng một cái trở nên khiếp hoảng (panic) bất cứ lúc nào, cho dù họ đang sống một cuộc đời hưởng thụ với đủ mọi thứ tiện nghi văn minh và quyền lợi làm người hơn thế giới Hồi Giáo Ả Rập rất nhiều. 

 

Nếu căn cứ vào định luật mạnh được yếu thua, th́ thế giới Tây phương, căn cứ vào yếu tố chính yếu thứ nhất, yếu tố làm người về luân thường đạo lư, đă thua thế giới Hồi Giáo ngay từ đầu rồi. Không phải hay sao, với trào lưu chẳng những đa thê mà c̣n đa phu, (ở chỗ được tự do bỏ nhau theo ư thích để trở thành những cặp vợ chồng khác), hậu quả của luật pháp cho phép ly dị ở thế giới văn minh Tây phương, th́ thế giới Tây phương văn minh đă thua thế giới Ả Rập Hồi Giáo là nơi chỉ được phép đa thê chứ không có vấn đề đa phu.

 

C̣n nữa, với luật pháp cho phép phá thai, (bao gồm cả trường hợp vị thành niên không cần cha mẹ đồng ư như ở California chẳng hạn), kể cả vấn đề ngừa thai bừa băi (như việc khuyến khích sử dụng thuốc hậu làm t́nh after morning pill), thế giới văn minh Tây phương đang gặp khủng hoảng về t́nh trạng thiếu hụt dân số, (nhất là ở Âu Châu, cách riêng ở Ư quốc), thậm chí đến độ ở dưới cả mức độ thay thế giữa sinh và tử, th́ không phải là thế giới Tây phương văn minh đang tự diệt vong hay sao, chưa cần đến thế giới Ả Rập Hồi Giáo, với tục đa thê, càng ngày càng đông đảo, đến nỗi đă di dân tràn sang khắp Tây phương, nhất là ở Âu Châu, đặc biệt là ở Pháp quốc, một ngày kia sẽ chiếm đất giành dân một cách dễ dàng lănh thổ vốn thuộc thế giới Tây phương.

 

Ngoài ra, về tính cách sát sinh (như đă đề cập đến trên đây) nơi cả hai thế giới Ả Rập Hồi Giáo và Tây phương văn minh, một đàng khủng bố tự sát giết ḿnh và giết người nơi thế giới Ả Rập Hồi Giáo, và một đàng là phá thai nơi thế giới văn minh Tây phương, th́ thế giới Ả Rập Hồi Giáo vẫn c̣n đỡ hơn thế giới Tây phương văn ḿnh. Ở chỗ, ở thế giới Ả Rập Hồi Giáo chỉ có một thiểu số thành phần Hồi Giáo cực đoan thực hiện, và chỉ sát hại thành phần kẻ thù của họ, cho dù là đồng bào của họ, trong khi đó, ở thế giới văn minh Tây phương, phá thai là một phong trào, được pháp luật cho phép và sát hại chính ruột thịt của ḿnh.

 

Chưa hết, thế giới văn minh Tây phương đang bị suy yếu bởi chính chế độ dân chủ của ḿnh, một chế độ dân chủ theo chiều hướng ư dân là ư trời, dân muốn ǵ là trời muốn nấy, như ly dị, phá thai, đồng tính hôn nhân, tạo sinh ngoại nhiên, triệt sinh tùy ư v.v., trong khi đó, thế giới Ả Rập Hồi Giáo vẫn theo chính sách chuyên chế và độc đoán, cả về chính trị lẫn tôn giáo, mà kinh nghiệm cho thấy, thành phần độc đoán tuyệt đối dữ dằn hơn thành phần dân chủ tương đối.

 

Đến đây chúng ta thấy hiện lên bộ mặt thật của cuộc chiến toàn cầu giữa hai thế giới văn hóa, văn hóa theo thế giới Ả Rập Hồi Giáo và văn hóa của thế giới văn minh Tây phương. Có thể nói, tất cả những ǵ đang xẩy ra hiện nay giữa thế giới Ả Rập Hồi Giáo và thế giới văn minh Tây phương đều xuất phát từ hai nền văn hóa hoàn toàn xung khắc nhau của họ. Kinh nghiệm cho thấy, trong khi văn hóa Tây phương là văn hóa trọng tự do, bởi đó có tính cách tương đối nhân nhượng, th́ văn hóa Hồi Giáo là văn hóa nặng quyền lực, bởi đó có tính cách tuyệt đối bất nhân nhượng (như chỉ có một đạo Hồi Giáo duy nhất và trên hết, tuyệt đối không được theo bất cứ một đạo nào khác, tuyệt đối không được giải thích Kinh Koran, tuyệt đối không được chấp nhận văn hóa Tây phương v.v.).

 

Tuy nhiên, xét cho cùng th́ tính cách tuyệt đối và tương đối nơi hai nền văn hóa Hồi Giáo và Tây phương này, trên thực tế, lại hoàn toàn ngược lại nhau: tuyệt đối nơi văn hóa Hồi Giáo trở thành tương đối và tương đối nơi văn hóa Tây phương trở thành tuyệt đối.

 

Đúng thế, tính cách tuyệt đối nơi văn hóa Hồi Giáo trở thành tương đối ở chỗ, họ không có một cơ cấu tổ chức nào tuyệt đối tối thượng cả, như bên Giáo Hôi Công Giáo chẳng hạn, bởi đó, họ có thể sống theo Kinh Koran tùy theo ư họ nghĩ và ư họ muốn, hầu như lệ thuộc vào các vị đạo trưởng địa phương, đến nỗi có những lúc họ đă trở thành ḱnh địch với đồng đạo của ḿnh, ra tay chống chọi với nhau và sát hại lẫn nhau, điển h́nh nhất là ở Iraq từ sau vụ bộ biếm họa Tây phương đến nay. Tính cách tương đối của thế giới Tây phương cũng thế, thực tế đă trở thành tuyệt đối, bởi v́ họ đă tuyệt đối hóa tự do của họ, tuyệt đối hóa quyền hạn của họ, đến độ, họ biến ư dân của ḿnh thành ư trời, ở chỗ, tất cả đều lệ thuộc vào quyết định có tính cách duy thực dụng của họ, tức những ǵ họ nghĩ đều là chân lư và những cái họ muốn đều là sự thiện.

 

Nếu cuộc đại chiến toàn cầu giữa thế giới văn minh Tây phương và thế giới Ả Rập Hồi Giáo chỉ là một cuộc chiến tranh về văn hóa và xuất phát từ hai nền văn hóa hoàn toàn đối chọi và xung khắc nhau như thế, th́ quả thực vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một dấu chỉ thời đại được sai đến để giải đáp vấn nạn “Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn?”

 

Thật vậy, từ khi c̣n là Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, vị Giáo Hoàng tương lai Biển Đức XVI đă cảm nhận được cuộc tranh hùng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo trên bàn cờ lịch sử thế giới, một cuộc tranh hùng giờ đây phần thắng đang nghiêng hẳn về bên thế giới Ả Rập Hồi Giáo. Ngài đă bày tỏ cảm nhận này của ḿnh khi trả lời cho câu hỏi “Việc Hồi Giáo liên kết toàn cầu có nghĩa là ǵ  đối với Kitô Giáo?” trong cuốn “Salt of The Earth” (Ignatius, 1997, trang 245-246), như sau:

 

Việc liên kết này là một hiện tượng muôn mặt. Về một phương diện th́ các yếu tố tài chính góp phần vào việc này. Quyền lực về tài chính có được nơi các quốc gia Ả Rập là một quyền lực giúp cho họ có thể xây dựng các đền thờ lớn lao khắp nơi, để bảo đảm về sự hiện diện của các cơ cấu văn hóa Hồi Giáo cùng với những điều khác đại loại như thế. Thế nhưng, chắc chắn đó không phải là một yếu tố duy nhất. Yếu tố khác nữa đó là một căn tính được gia tăng, một tâm thức mới về ḿnh.

 

“Trong bối cảnh về văn hóa của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cho đến thập niên 1960, cái trổi vượt của các quốc gia Kitô Giáo về kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự quá lớn mạnh đến nỗi thực sự đẩy Hồi Giáo vào hạng thứ yếu, và Kitô Giáo, có thể nói, các nền văn minh theo căn gốc Kitô Giáo có thể tỏ ra ḿnh như là một quyền lực chiến thắng trong lịch sử thế giới. Thế nhưng, vào lúc ấy lại xẩy ra một cuộc khủng hoảng đại thể về luân lư nơi thế giới Tây phương, một thế giới mang tính cách là một thế giới Kitô Giáo. Trước những tương phản sâu xa về luân lư nơi Tây phương cùng với sự bất lực nội tại của nó – một nỗi bất lực đột nhiên nghịch lại với một quyền lực mới về kinh tế của các quốc gia Ả Rập – hồn sống của Hồi Giáo đă bừng lên. Chúng tôi cũng là một nhân vật nào đó chứ; chúng tôi biết được ḿnh là ai mà; tôn giáo của chúng tôi đang vững mạnh đây; các người không c̣n thứ tôn giáo như thế nữa. 

 

“Đó thực sự là cái cảm thức hôm nay nơi thế giới Hồi Giáo: ở chỗ, các quốc gia Tây phương không c̣n khả năng giảng dạy một sứ điệp về luân lư nữa, mà chỉ có một thứ kiến thức về kỹ thuật để cống hiến cho thế giới mà thôi. Kitô Giáo đă bị lịm tắt mất rồi; nó thực sự không c̣n hiện hữu như là một tôn giáo nữa; thành phần Kitô hữu không c̣n luân lư hay đức tin nữa; tất cả những ǵ c̣n lại đó là một ít vết tích của vài ư nghĩ minh tri tân thời mà thôi; chúng tôi có một thứ tôn giáo vững vàng chắc chắn.

 

“Bởi vậy thành phần tín đồ Hồi Giáo giờ đây đă ư thức rằng thực sự Hồi Giáo cuối cùng trở thành một tôn giáo cường tráng hơn, và họ có một cái ǵ đó để nói với thế giới, thực sự họ là một lực lượng về tôn giáo chính yếu cho tương lai. Trước đây, sharia (luật Hồi Giáo - chú thích của người dịch) và tất cả những thứ ấy đă biến mất trên hiện trường ở một nghĩa nào đó; giờ đây trở thành một niềm hănh diện mới. Thế là một nhiệt t́nh mới, một cường độ mới về nhu cầu sống Hồi Giáo đă bừng lên. Đó là một quyền lực mạnh mẽ nơi Hồi Giáo: Chúng tôi có một sứ điệp về luân lư đă từng hiện hữu mà không bị lũng đoạn từ hồi các vị tiên tri, và chúng tôi sẽ nói cho thế giới biết cách sống sứ điệp này, trong khi Kitô Giáo chắc chắc không thể nào làm nổi. Dĩ nhiên là cờ đă đến tay chúng tôi nhờ ở quyền lực nội tại này của Hồi Giáo, một thứ quyền lực thậm chí thu hút cả những lănh vực về hàn lâm nữa”.

 

Để có thể cứu một “thế giới càng văn minh càng bạo loạn này”, trong bài giảng cho các vị Giám Mục Thụy Sĩ ngày 7/11/2006, cũng như trong Huấn Từ Đêm Canh Thức Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX, 20/8/2005, (thứ tự như được trích dẫn dưới đây), ĐTC Biển Đức XVI đă xác quyết chỉ c̣n một cách duy nhất là trở về cùng Thiên Chúa, và chỉ nhờ vào các thánh nhân, những xác quyết hoàn toàn phản ảnh Dự Án Fatima, Bí Mật Fatima và Ơn Gọi Fatima.

Có quá nhiều vấn đề người ta có thể liệt kê ra cần phải được giải quyết, thế nhưng không có một vấn đề nào có thể giải quyết được ngoại trừ việc lấy Thiên Chúa làm tâm điểm, ngoại trừ Thiên Chúa lại trở nên hữu h́nh trước mắt thế giới, ngoại trừ Người trở thành một yếu tố quyết liệt trong đời sống của chúng ta và đồng thời đi vào đời một cách dứt khoát qua chúng ta. Như thế, tôi tin rằng tương lai của thế giới đang ở trong t́nh trạng thảm thương này đă được quyết định ngay hôm nay đây, ở chỗ, một là Thiên Chúa – Vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô – hiện hữu và được nh́n nhận như thế, hai là Ngài đă biến mất tiêu rồi”.

 

“Các thánh nhân thực sự là thành phần cải cách… Cách mạng thực sự chỉ xuất phát từ các thánh nhân, từ Thiên Chúa mà thôi, con đường tối hậu để biến đổi thế giới. Trong thế kỷ vừa qua chúng ta đă trải qua những cuộc cách mạng có cùng một dự tính … biến đổi thế giới. Để rồi, như chúng ta thấy... việc tuyệt đối hóa những ǵ không tuyệt đối mà là tương đối …. Nó không giải phóng con người song lấy đi phẩm vị của họ và bắt họ làm nô lệ. Đó không phải là những ư hệ cứu vớt thế giới mà chỉ khi nào trở về với Thiên Chúa, với Đấng Hóa Công của chúng ta, với vị bảo đảm tự do của chúng ta, vị bảo đảm những ǵ thực sự là thiện hảo và chân thật. Cuộc cách mạng đích thực chỉ là ở chỗ trở về với Thiên Chúa, Đấng là tầm vóc của những ǵ là đúng và Đấng đồng thời là t́nh yêu vĩnh hằng. C̣n ǵ có thể cứu vớt chúng ta ngoài yêu thương?”

 

Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể 25/3/2007

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL