w
Biến Cố Fatima Cấu Trúc
N
ói đến cấu trúc của Biến Cố Fatima phải nói đến những vấn đề liên quan tới ư nghĩa thần bí về biến cố này và của biến cố Thánh Mẫu vĩ đại đệ nhất này, một ư nghĩa sâu nhiệm theo ư định quan pḥng thần linh, một biến cố xuất hiện trong lịch sử hiện đại và trước mắt nhân loại như là một Dấu Chỉ Thời Đại, như là một Chân Trời Cứu Độ.
Theo nguyên tắc và kinh nghiệm, muốn gỡ rối cần phải nắm được đầu mối thế nào, muốn giải quyết những vấn đề liên quan tới ư nghĩa làm nên cấu trúc đầy “bí mật” của Biến Cố Fatima cũng vậy. Thế th́ đầu mối của Biến Cố Fatima là ǵ hay ở đâu, nếu không phải ở chính Dự Án Fatima, một dự án được hàm chứa nơi lời Mẹ Maria tiết lộ cùng 3 em Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, những lời mở đầu cho phần thứ hai của Bí Mật Fatima: “Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới có ḥa b́nh”.
Mà “điều Mẹ nói với các con đây”, những ǵ tối hệ trọng liên quan mật thiết đến định mệnh nhân loại là phần rỗi đời sau của các linh hồn và nền ḥa b́nh của chúng thế giới ở đời này đây là ǵ, nếu không phải “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.
Đúng thế, nếu Bí Mật Fatima được chia làm 3 phần, phần 1 và 3 là 2 thị kiến, thị kiến hỏa ngục mở đầu và thị kiến tử đạo cứu độ kết thúc, th́ phần 2 là phần bí mật liên quan tới Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, đúng hơn liên quan tới ư định của Thiên Chúa trong việc Ngài muốn cứu rỗi nhân loại càng ngày càng có nguy cơ bị đời đời hư đi, như thị kiến về hỏa ngục ở phần đầu cho thấy, bằng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một Trái Tim tiêu biểu cho đức tin tuân phục của Mẹ hằng trọn vẹn đáp ứng Ơn Cứu Độ của Chúa ban qua đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhờ đó Mẹ trở thành vị Đồng Công cứu độ nhân loại, một đức tin tuân phục có sức đồng công cứu độ này của Mẹ được thể hiện nơi cuộc tử đạo cứu độ của đủ mọi tầng lớp Kitô hữu trong Giáo Hội, từ Giáo Hoàng trở xuống, như được thấy ở thị kiến kết thúc Bí Mật Fatima.
Căn cứ vào toàn bộ Bí Mật Fatima 3 phần này, phải chăng Thiên Chúa muốn tỏ cho chung Giáo Hội và cho riêng thành phần Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ Maria biết rằng, đă đến thời điểm con người văn minh về vật chất nhưng không thể tự cứu ḿnh về phần thiêng liêng, cần phải có một lực lượng cứu nguy bằng dấu chứng đức tin rạng ngời đến tử đạo của họ, một đức tin tử đạo phản ảnh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, mới có thể mang lại phần rỗi cho các linh hồn nói riêng và ḥa b́nh thế giới nói chung?
Không phải hay sao, chính v́ lư do này mà, ngay sau khi tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé thấy hỏa ngục, Mẹ Maria đă nói cùng các em rằng: “Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi các linh hồn tội nhân đáng thương bị sa xuống. Để cứu những linh hồn cho khỏi rơi vào hỏa ngục, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.
Vào lần hiện ra thứ 4 trong tháng 8, Mẹ Maria đă lập lại ư hướng đồng công cứu chuộc này với 3 Thiếu Nhi Fatima như sau: “Các con hăy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều, và thực hiện những việc hy sinh cho các tội nhân; v́ nhiều linh hồn sa xuống hỏa ngục bởi không có ai chịu hy sinh nguyện cầu cho họ”.
Ngay sau khi tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima, Mẹ Maria đă xin 3 Thiếu Nhi Fatima như thế này: “Khi các con cầu kinh Mân Côi, sau mỗi một mầu nhiệm, các con hăy đọc: Ôi Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem tất cả mọi linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần được cứu rỗi nhất”.
Phải chăng v́ Dự Án Fatima là dự án cứu độ, chẳng những cứu độ các linh hồn cho khỏi sa hỏa ngục ở đời sau, mà c̣n cứu độ thế giới cho khỏi rơi vào thảm trạng chiến tranh tàn sát lẫn nhau, như đang xẩy ra vào năm 1917 bấy giờ, mà việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” là điều khẩn trương hơn bao giờ hết, đến nỗi lần nào hiện ra, trong cả sau lần, Mẹ Maria cũng đều kêu gọi thực hiện. Bởi v́, nhờ đó, chính Mẹ mới có thể thực hiện sứ mệnh và quyền năng trong việc cứu giúp của Mẹ, như Mẹ đă khẳng định khi vừa hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ ba 13/7 là lần Mẹ tiết lộ Bí Mật Fatima, như sau: “Mẹ muốn các con … tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, hầu mang lại ḥa b́nh cho thế giới và chấm dứt chiến tranh, v́ chỉ có một ḿnh Người mới có thể cứu giúp các con mà thôi”.
Bởi thế, tước hiệu “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, như Mẹ tự xưng vào lần hiện ra cuối cùng ngày 13/10, chính là tước hiệu liên quan tới việc cứu độ nói chung và ḥa b́nh thế giới nói riêng, một nền ḥa b́nh cũng có một liên hệ mật thiết tới phần rỗi loài người, một nền ḥa b́nh chắc chắn sẽ có nếu con người biết cải thiện đời sống, nếu con người biết trở về với “Chúa là Thiên Chúa chúng ta đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” (Fatima 13/10/1917) qua Mẹ Maria và như Mẹ Maria, một con người “đầy ơn phúc”, với một đức tin tuân phục luôn mau mắn và trọn vẹn đáp ứng tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho Mẹ là Lời Nhập Thể, là Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ.
Phải chăng, v́ “Đức Mẹ Mân Côi”, với đức tin tuân phục có một quyền năng Đồng Công cứu chuộc như thế, nhất là vào thời điểm con người càng văn minh càng băng hoại đến chỗ đang liều ḿnh tự diệt và không thể tự cứu được bản thân họ, có thần thế trước nhan Thiên Chúa, trước Con Mẹ là Mặt Trời Công Chính, mà phép lạ mặt trời xoay vần trên không trung đă xẩy ra sau khi Mẹ tự xưng “Ta là Mẹ Mân Côi”? Ngay ở đầu phần thị kiến cuối cùng trong Bí Mật Fatima, Mẹ Maria đă không tỏ ra Mẹ thực sự là “Đức Mẹ Mân Côi” hay sao, một Người Mẹ thần thế trước Mặt Trời Công Chính Con Mẹ, khi Mẹ chiếu tỏa từ bàn tay phải của Mẹ ra một thứ ánh sáng chiếu vào vị thiên thần này, vị thiên thần đang cầm trong bàn tay trái thanh gươm lửa chĩa xuống trần gian như sắp sửa hủy diệt con người đầy tội lỗi băng hoại, để ngăn chặn việc hủy diệt này xẩy ra?
Thế nhưng, để cứu với loài người là thành phần không thể tự cứu ḿnh ấy cho khỏi sa hỏa ngục, cần phải có một Lực Lượng Cứu Độ được sai đến để giải nguy, đó là thành phần Sống Thánh Chứng Nhân như một Đạo Binh Dàn Trận của Đức Mẹ Mân Côi Fatima, thành phần trong thị kiến kết thúc Bí Mật Fatima được cho thấy là bị sát hại dưới chân cây thập tự giá ở trên một đỉnh núi dốc cao, và máu của họ đă được hai vị thiên thần thu dụng để vẩy trên những ai thành tâm thiện chí t́m kiếm Thiên Chúa.
Đó là lư do ngay từ lần hiện ra đầu tiên, chưa xưng ḿnh là ai và đến để làm ǵ, “Đức Mẹ Mân Côi” đă muốn triệu tập một Đạo Binh Dàn Trận với 3 Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé, để nhờ 3 em sống Ơn Gọi Fatima của ḿnh là “chấp nhận mọi đau khổ Chúa gửi (tiêu biểu nơi Lucia), để đền tạ Chúa (tiêu biểu nơi Phanxicô), và cứu các tội nhân (tiêu biểu nơi Giaxinta)”, Mẹ thực hiện quyền năng Đồng Công cứu chuộc của Mẹ trong Thời Điểm Maria, thời điểm “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, thời điểm Mẹ đến để chính thức thiết lập một Đạo Binh Dàn Trận, nhỏ bé nhưng vô cùng hùng hậu, v́ đạo binh dàn trận này, chính là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Kitô, thành phần chứng nhân sống động của Người (x Rev 12:17, 14:4, 7:14), thành phần sống rập khuôn mẫu Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
Đó là lư do những ai “thành thực sùng kính Mẹ Maria”, theo chủ trương và đường lối của Thánh Long Mộng Phố, như một Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng “totus tuus”, cũng là người nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu, v́, như Mẹ đă nói với riêng Thiếu Nhi Fatima Lucia vào lần hiện ra thứ hai ngày 13/6: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”.
Thế nhưng, để “thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, Thiên Chúa đă sử dụng một phương tiện, đó là Lucia, một trong 3 Thiếu Nhi Fatima, người đă được Mẹ Maria báo trước cho biết vào ngày 13/6/1917 rằng: “Con sẽ phải ở lại thế gian lâu hơn. V́ Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”. Quả thực, một trong những việc chị đă làm, khó khăn nhất và lâu dài nhất, đó là việc vừa đệ tŕnh vừa cầu nguyện để Nước Nga được hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria theo ư định của Chúa.
Và v́ Biến Cố Fatima liên quan tới Nước Nga như vậy mà Mẹ Maria đă chọn thời điểm hiện ra là 6 ngày 13 liền trong năm 1917, từ tháng 5 tới tháng 10. V́ tháng 4 là thời điểm Lenin về nước để thực hiện cuộc Cách Mạng Tháng 10 ở Nga, một cuộc cách mạng đă thành công vào ngày 7/11/1917. Như thế, Biến Cố Fatima, với 6 lần hiện ra vào ngày 13 đều lọt vào giữa Biến Cố Nước Nga cùng năm.
Về sự kiện ngày 13 trong 6 tháng liền ở Biến Cố Fatima lại là những ǵ liên quan tới Giáo Hội: ngày 13 thứ 1, 13/5/1917, trùng với chính ngày Đức Piô XII được tấn phong giám mục, vị Giáo Hoàng đă hiến dâng cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ lần đầu tiên trong lịch sử vào ngày 31/10/1942 và hiến dâng Nước Nga cho Mẹ 7/7/1952. Ngày 13 thứ 2 có thể kể đến biến cố Đức Piô II sai đại diện sang Fatima ngày 13/5/1942, dịp ngân khánh Biến Cố Fatima, để đội triều thiên cho Mẹ, tôn phong Mẹ là Nữ Vương Thế Giới. Ngày 13 thứ 3 có thể kể đến biến cố Đức Phaolô VI hành hương sang Fatima ngày 13/5/1967 “như một người hành hương ḥa b́nh” và dâng lên Mẹ một Bông Hồng Vàng, nhân dịp kim khánh Biến Cố Fatima. Ngày 13 thứ 4 có thể kể đến biến cố Đức Gioan Phaolô II bị ám sát tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào tháng 5 năm 1981, được cho là dính dáng tới Nước Nga. Ngày 13 thứ 5 có thể kể đến biến cố Đức Gioan Phaolô II sang Linh Địa Thánh Mẫu Fatima vào ngày 13/5/1982 để tạ ơn Mẹ đă cứu ngài thoát chết một năm trước và để hiến dâng Nước Nga cho Mẹ. Ngày 13 thứ 6 có thể kể đến biến cố Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Fatima lần hai vào ngày 13/5/1991 kỷ niệm 10 năm bị ám sát và cầu cho ḥa b́nh thế giới (sau Biến Cố Đông Âu cuối năm 1989, và sau khi ngài gặp lănh tụ Liên Sô Gorbachew ngày 18/11/1990).
Cuối cùng là địa điểm được Mẹ Maria chọn hiện ra là Fatima, tên gọi của chính người con gái của giáo tổ Mohammed, vị sáng lập Hồi Giáo, một tôn giáo mà, trong gịng lịch sử, thành phần tín đồ của tôn giáo này đă gây ra những cuộc đụng độ về cả văn hóa lẫn quân sự với thế giới Tây phương Âu Châu, điển h́nh nhất là trận hải chiến Lepantô năm 1571, một trận chiến quyết liệt mà nếu thua th́ Kitô Giáo chắc chắn đă trở thành thiểu số ở Âu Châu như ở vùng Tiểu Á hay Trung Đông hiện nay, nhưng lại là một trận chiến phần thắng về Kitô Giáo, nhờ ở Kinh Mân Côi, theo lời kêu gọi của Thánh GH Piô V, vị sau trận hải chiến ấy đă tôn phong Mẹ là “Mẹ Thắng Trận”, và đă thiết lập Lễ Mẹ Mân Côi năm 1573. Sau hơn 1 thế kỷ, Đức Grêgôriô XIII đă đổi tước hiệu “Mẹ Thắng Trận” thành “Mẹ Mân Côi”, một tước hiệu chính Mẹ đă tự nhận ng ày 13/10/1917.