}

Biến Cố Fatima 13/10/1917

– “Đức Mẹ Mân Côi”

 

Biến Cố Diễn Tiến:

 

- Bà muốn con làm ǵ?

 

- Ta muốn có một nhà nguyện được xây lên ở đây để tôn kính Ta. Ta là Đức Mẹ Mân Côi. Hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh sĩ sẽ trở về với gia đ́nh.

 

- Con có nhiều điều cầu xin với Bà là xin Bà chữa cho một số bệnh nhân, hoán cải tội nhân và một số chuyện khác v.v.

- Được, một số nào thôi chứ không phải tất cả. Họ cần phải cải thiện đời sống và xin ơn thứ tha mọi tội lỗi. Đừng phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi.

 

Sau đó, Đức Mẹ mở tay ra, một luồng ánh sáng chiếu lên mặt trời. Khi Đức Mẹ cất ḿnh lên, ánh sáng đó vẫn chiếu vào mặt trời. Lucia hô lên cho mọi người nh́n lên mặt trời. Bên cạnh mặt trời là Thánh Giuse với Chúa Hài Nhi, cùng Đức Mẹ trong chiếc áo trắng và khoác áo choàng xanh. Thánh Giuse và Chúa Hài Nhi giơ tay ban phép lành cho thế giới theo h́nh Thánh Giá. Sau cảnh tượng này, Chúa Giêsu cùng với Đức Mẹ đau thương xuất hiện, và Chúa Giêsu ban phép lành cho thế giới. Cuối cùng, sau cảnh tượng thứ hai này, Đức Mẹ Carmêlô xuất hiện.

 

Biến Cố Dẫn Giải:

 

 1)  Ư muốn của Mẹ Maria: “Ta muốn có một nhà nguyện được xây lên ở đây để tôn kính Ta”.

 

Ngôi nhà thờ đầu tiên được khởi công xây dựng từ ngày 6/8/1918, và vào ngày 13/10/1921, thánh lễ đầu tiên được dâng tại Nguyện Đường Hiện Ra ở Cova da Iria này. Tuy nhiên, sau đó ngôi nguyện đường sơ khởi này đă bị hai trái bom tàn phá vào ngày 6/3/1922. Nhưng, theo bức thư mục vụ của đức giám mục da Silva phổ biến ngày 3/5/1922, người ta lại càng đến đông hơn khi tái thiết một nhà thờ khác ở đó.

Ở Lộ Đức Mẹ, vào lần hiện ra thứ 13 ngày 2/3/1858, Đức Mẹ cũng xin xây cất một đền thờ ở đó cho Mẹ, trong khi đó cha sở nói với chị Bernadette rằng ngài muốn biết tên Đức Mẹ là ǵ rồi mới đáp ứng lời yêu cầu của Mẹ, nhưng mấy lần chị hỏi tên Mẹ th́ Mẹ chỉ mỉm cười, cho tới ngày 25/3 Mẹ mới tiết lộ “Mẹ là Đấng Hoài Thai Vô Nhiễm”.

 

Ở Biến Cố Thánh Mẫu Balê 1830, Mẹ Maria không bảo chị Thánh Catherine Labouré xin giáo quyền thiết lập một nguyện  đường như ở Fatima hay một đền thờ như ở Lộ Đức, v́ chính nơi Mẹ hiện ra bấy giờ với chị đă là một nguyện đường, là một nơi thờ phượng rồi.

 

Đó là lư do, vào lần hiện ra sơ khởi mở đầu đêm 18 rạng 19/7/1830, (từ 11 giờ 30 khuya hôm trước tới 1 giờ 30 sáng ngày hôm sau), trong khi Mẹ tỏ cho chị biết về số phận riêng của hội ḍng chị đang tu, và chung số phận của Giáo Hội Pháp quốc bị bắt bớ liên quan tới t́nh h́nh chính trị rất hỗn loạn trong thế kỷ 19 (chẳng hạn như những biến cố chính yếu được lịch sử cho thấy xẩy ra vào những năm 1830, 1848, 1870 v.v.) Mẹ đă kêu gọi qua chị rằng: “Hăy chạy tới chân bàn thờ”.

 

Bởi thế, ở biến cố 1830 này, thay v́ Mẹ xin làm cho Mẹ những ǵ Mẹ muốn th́ Mẹ lại làm cho con người những ǵ họ cần. Đó là việc họ bảo chị Thánh Catherine Labouré, vào lần hiện ra thứ hai ngày 27/11 cùng năm, “hăy làm một huy ảnh (medal) theo mẫu thức ấy”, tức theo thị kiến chị thấy bấy giờ, và hứa “tất cả những ai đeo huy ảnh này sẽ nhận được những ơn cả thể; họ phải đeo nó ở cổ. Các ơn ích sẽ dồi dào tuôn xuống cho những ai tin tưởng đeo huy ảnh ấy”, một huy ảnh sau này vẫn được gọi Ảnh Đức Mẹ Ban Ơn.

 

Ảnh Đức Mẹ Ban Ơn này, theo thị kiến của chị Catherien Labouré bấy giờ, có hai mặt, mặt trước là h́nh Đức Mẹ đứng trên địa cầu, hai tay buông xuống tỏa hai luồng ánh sáng, và chung quanh Mẹ có hàng chữ ‘Ôi Maria hoài thai vô nhiễm tội, xin cầu cho chúng con chạy đến cùng Mẹ’, (ở bức tượng Đức Mẹ Ban Ơn c̣n thấy cả phần đầu của thị kiến bao gồm h́nh con rắn xanh đốm vàng dưới chân Đức Mẹ, và hai tay Mẹ nâng quả cầu vàng được đính Thánh Giá, một quả cầu trước ngực Mẹ được Mẹ cho biết là tiêu biểu cho thế giới, Pháp quốc và mỗi tâm hồn); và mặt sau của huy ảnh c̣n có chữ M với h́nh Thánh Giá đứng trên một thanh ngang nối liền hai đầu chữ M, và hai trái tim ở phía dưới, mỗi trái tim ở một bên chân chữ M, một trái tim đội mạo gai (ám chỉ Thánh Tâm Chúa) và một trái tim bị gươm đâu thâu (ám chỉ Trái Tim Mẹ), chung quanh toàn bộ 3 phần trên là 12 ngôi sao.

 

Theo lịch sử Thánh Mẫu Học th́ Biến Cố Thánh Mẫu Balê 1830, liên quan tới chi tiết Mẹ Maria hoài thai vô nhiễm tội trong Ảnh Mẹ Ban Ơn, quả thực đă ảnh hưởng phần nào đến tiến tŕnh và công cuộc tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria ngày 12/8/1954, do Giáo Hoàng Chân Phước Piô IX thực hiện.

 

2)  Danh xưng của Mẹ Maria: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”. Thường mới gặp nhau cần phải xưng ḿnh là ai th́ mới biết nhau mà giao tiếp và trao đổi. Đằng này, cả lần hiện ra ở Lộ Đức lẫn ở Fatima, vào hồi kết thúc Mẹ mới cho biết Mẹ là ai.

 

Chính v́ đường lối trần gian thông thường như thế mà chị Bernadette, theo lời yêu cầu của dân làng, vào lần hiện ra thứ ba 18/2/1858, đă mang giấy bút đến để xin Mẹ viết ra tên của Mẹ và ư của Mẹ, song  Mẹ đă trả lời rằng: “Những ǵ Mẹ muốn nói với con th́ không cần phải viết ra”. Đối với trần gian, danh xưng là một cái ǵ liên quan đến vấn đề giao tiếp và có tính cách xă giao nhiều hơn, th́ đối với Trời Cao nó lại có tính cách thần linh như vậy.

 

Ở đây, danh xưng “Ta là Đức Mẹ Mân Côi” được Mẹ tỏ ra trước phép lạ mặt trời nhẩy múa lại càng cho thấy ư nghĩa sâu xa của danh xưng này, một danh xưng cho thấy quyền lực thần linh của Mẹ, cả về phương diện tự nhiên (liên quan tới mạng sống con người và ḥa b́nh thế giới) lẫn phương diện siêu nhiên (liên quan tới sự sống đời đời và phần rỗi các linh hồn).

 

Theo lịch sử mà Mẹ Mân Côi đă thực sự có một liên quan mật thiết tới việc chiến thắng cả bè rối (liên quan tới sự sống siêu nhiên) lẫn quân sự (liên quan tới sự sống tự nhiên), như được Đức Lêô XIII nhắc tới trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883 về Công Hiệu của Kinh Mân Côi trong Lịch Sử.

Về công hiệu của Kinh Mân Côi với sự sống siêu nhiên:

 

       Vào cuối thế kỷ 12, Hội Thánh Chúa đă chịu đựng một cơn hoạn nạn hết sức đau buồn gây ra do bè rối Albigensê, miêu duệ của các Hậu Nhị Nguyên Thuyết, một bè rối lan tràn ở miền Nam nước Pháp và các phần đất khác thuộc thế giới Latinh, đầy những sai lầm hiểm hại cùng với những lực lượng tàn sát và tàn phá khủng khiếp khắp nơi khắp chốn. Thiên Chúa nhân lành của chúng ta, như qúi huynh biết, đă dùng một vị rất thánh thiện để chống lại các kẻ địch thù lợi hại này, đó là vị tổ phụ lừng danh sáng lập ḍng Đaminh... Thật vậy, được thần hứng và ân sủng hướng dẫn, thánh nhân đă thấy trước được rằng việc tôn sùng này như là một khí giới chiến đấu vô địch sẽ đẩy lui địch thủ, khống chế được ḷng vô đạo điên cuồng và ngang tàng của họ. Thành quả đúng là như vậy. Nhờ phương thức cầu nguyện mới mẻ này - khi được chấp nhận và thi hành như thánh Đaminh sáng lập ḍng thiết lập - ḷng đạo đức, đức tin và sự hiệp nhất bắt đầu văn hồi; những dự tính và sách lược của các kẻ lạc đạo tan như mây khói. Nhiều kẻ lạc bước quay về con đường cứu rỗi, và cơn phẫn nộ của những kẻ vô đạo bị kiềm tỏa bởi khí giới của những người Công Giáo cương quyết chống lại cuộc tấn công của họ”.

 

Về công hiệu của Kinh Mân Côi với sự sống tự nhiên:

 

       Công hiệu và quyền lực của việc tôn sùng này c̣n được thể hiện trong thế kỷ 16, khi mà lực lượng hùng hậu của người Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa chụp cái gông hoang đường và man rợ lên gần hết cả Âu Châu. Đức Giáo Hoàng lúc ấy là Thánh Piô V, sau khi khơi động ḷng nhiệt thành của các vua chúa trong việc cùng nhau tự vệ, đă hăng hái nỗ lực, hơn hết mọi sư, để xin Mẹ Thiên Chúa hết sức quyền năng thương đến thế giới Kitô giáo. Tấm gương hết sức cao qúi này được dâng lên thiên đ́nh, và tất cả hợp một ḷng một ư với ngài lúc bấy giờ. Thế là, sẵn ḷng hy sinh mạng sống và máu đào để bảo toàn Đức Tin và quê hương của ḿnh, các chiến sĩ tín hữu Chúa Kitô hiên ngang đối đầu với địch quân ở gần vịnh Côrintô; trong khi đó, những người không thể đi chiến đấu như họ th́ hợp lại thành đạo quân sốt sắng nguyện cầu, hiệp nhất trong lời kinh Mân Côi liên tục chúc tụng Mẹ Maria, kêu xin Người ban chiến thắng cho thành phần đang chiến đấu của ḿnh. Đức Mẹ cao sang quả thật đă ban ơn trợ giúp. Trong trận thủy chiến gần quần đảo Echinades, hạm đội Kitô hữu đă đại thắng mà không bị thiệt hại nặng và địch quân hoàn toàn thảm bại. Để tưởng nhớ đặc ân này và để kỷ niệm một cuộc chiến đáng ghi nhớ như thế, vị Thánh Giáo Hoàng này đă muốn lập một lễ tôn kính Đức Mẹ Thắng Trận, một lễ mà Đức Giáo Hoàng Gregôriô XIII đă đặt cho danh xưng là ‘Rất Thánh Mân Côi’”.

 

“Ta là Đức Mẹ Mân Côi” nghĩa là Mẹ thể hiện vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc Trung Gian Ân Sủng của Mẹ, để làm cho Nước Chúa được trị đến trong Thời Điểm của Mẹ. Hy vọng tín điều Mẹ Maria Đồng Công Trung Gian Ân Sủng sẽ là tín điều thứ 5, cũng là tín điều Thánh Mẫu cuối cùng sẽ được Giáo Hội tuyên bố vào một thời điểm thiên  định nào đó, chẳng hạn vào dịp mừng kỷ niệm Biến Cố Fatima 100 năm (1917-2017).

 

3)  Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống: “Đừng phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”. Đây là mệnh lệnh chính trong 3 Mệnh Lệnh Fatima, v́ là mệnh lệnh trực tiếp liên quan tới Thiên Chúa. Nếu “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” (tức bao gồm cả của Mẹ Maria) này là Chúa Giêsu Thánh Thể của Kitô Giáo th́ quả thực “Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” ở 4 thứ tội cần phải được đền tạ, đúng như Thiên Thần Ḥa B́nh đă dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra đầu tiên vào mùa xuân 1916: “Lạy Chúa, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha cho những người không tin kính, không thờ lạy, không trông cậy và không yêu mến Chúa”.

 

Tuy nhiên, xét cho cùng, hai mệnh lệnh kia cũng qui về mệnh lệnh cốt lơi này. Mệnh Lệnh Cầu Kinh Mân Côi, bề ngoài có tính cách Thánh Mẫu, căn cứ vào khẩu nguyện liên quan tới Kinh Kính Mừng, nhưng nội dung của nó là Thiên Chúa, liên quan tới Mầu Nhiệm Chúa Kitô là yếu tố làm nên hồn sống của Kinh Mân Côi. Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, như được bộc lộ trong sứ điệp Mẹ nói ở lần hiện ra thứ hai và thứ ba, cũng xuất phát từ Chúa: “Chúa Giêsu muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” (13/6); “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” (13/7). Tại sao? Bởi v́ “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con tới Thiên Chúa” (13/6). Thật vậy, một khi con người tỏ ḷng thành thực sùng kính Mẹ Maria, tức là tỏ ra hết ḷng nhận biết và yêu mến Mẹ, th́ họ sẽ không làm mất ḷng Chúa nữa, sẽ cương quyết hoán cải trở về với Ngài, sẽ sống theo gương của Mẹ. V́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ đây là biểu hiệu cho Đức Tin Tuân Phục đầy ơn phúc của Mẹ, một đức tin luôn sống đẹp ḷng Chúa, “xin vâng” chấp nhận mọi sự theo Thánh Ư Chúa.

 

Như thế, đến với Mẹ là con người gặp được Chúa: Mẹ là điểm hẹn thần linh giữa Thiên Chúa và loài người. Thực tế cho thấy, tự ḿnh con người không dễ ǵ trở về với Chúa, dù Người là Đấng vô cùng xót thương. V́ trở về với Chúa đây, cụ thể nhất là được hiệp nhất với Người trong Bí Tích Thánh Thể, một tác động hiệp nhất ngưỡng vọng về cuộc hiệp thông thần linh vĩnh phúc; nhưng muốn thế linh hồn cần phải sạch tội trọng, bằng cách xưng thú tội lỗi và thật ḷng ăn năn dốc ḷng chừa. Tiếc thay, kinh nghiệm sống đạo cho thấy, không ít trường hợp con người không muốn chừa tội hay không thể chừa tội, bởi đó, họ không thể xưng tội, cuối cùng không được hiệp lễ, không thể đến với Chúa. Nhưng nếu họ nhận biết ḿnh yếu đuối và thành tâm bám víu lấy Mẹ, thế nào Mẹ cũng dẫn họ về với Chúa vào một lúc nào đó và bằng cách nào đó, v́ “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con tới Thiên Chúa”, và v́ “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, Đức Mẹ Thắng Trận.

 

 

“Hăy cầu Kinh Mân Côi hằng ngày…”

(Mẹ Fatima: 13/5, 13/6, 13/7, 19/8, 13/9, 13/10)

 

“Có lẽ không c̣n phương tiện nào tốt hơn kinh nguyện mân côi đối với nỗ lực cần thiết nhưng hết sức sâu xa trong việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô?”

(ĐTC Gioan Phaolô II:

Buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần 16/10/2002)

 

“Chúng ta có thể diễn tả Đức Gioan Phaolô II như là vị Giáo Hoàng hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria, như khẩu hiệu của ngài tỏ tường cho thấy: ‘Totus tuus’. Ngài đă được tuyển chọn vào giữa tháng mân côi, và chuỗi mân côi, thường được ngài cầm trong tay, trở thành một trong những biểu hiệu cho giáo triều của ngài, một giáo triều được Đức Trinh Nữ trông nom săn sóc bằng mối quan tâm từ mẫu. Qua truyền thanh và truyền h́nh, tín hữu trên thế giới đă có thể liên kết với ngài vào một số dịp cầu loại kinh Thánh Mẫu ấy, và nhờ gương sáng cùng các giáo huấn của ngài, họ tái nhận thức được ư nghĩa đích thực của kinh nguyện này, một ư nghĩa chiêm niệm và Kitô học (xem tông thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria”, các khoản 9-17)”.

 

(ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIX Thường Niên ngày 16/10/2005, dịp kỷ niệm đúng 27 năm vị hồng y người Balan được bầu làm giáo hoàng)