u

   Biến Cố Fatima

- Dấu Chỉ Thời Đại

  

F

atima là một Biến Cố Thánh Mẫu được Giáo Hội công nhận trong số các Biến Cố Thánh Mẫu lừng danh khác. Chẳng hạn 3 Biến Cố Thánh Mẫu đều xẩy ra ở Pháp quốc trong thế kỷ thứ XIX.

 

Thứ nhất là Biến Cố Thánh Mẫu năm 1830 ở Paris, một biến cố liên quan tới tấm huy ảnh Đức Mẹ Vô Nhiễm Ban Ơn, một biến cố xẩy ra với chị Thánh Catherine Labouré, tập sinh 24 tuổi Ḍng Thánh Vinh Sơn Đệ Phaolô.

 

Thứ hai là Biến Cố Thánh Mẫu năm 1846 ở La Salette, một biến cố liên quan tới Bí Mật La Salette về t́nh h́nh khủng hoảng đạo giáo ở Pháp quốc nói riêng và trong Giáo Hội nói chung, một biến cố xẩy ra với hai thiếu niên chăn chiên, một nam là Maximin 11 tuổi và một nữ là Melanie 14 tuổi.

 

Thứ ba là Biến Cố Thánh Mẫu 1858 ở Lộ Đức, một biến cố liên quan tới tước hiệu đặc ân hoài thai Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, một biến cố xẩy ra với chị Thánh Bernadetta, một thiếu nữ 14 tuổi quê mùa nghèo khó trong vùng.  

 

Trong 3 Biến Cố Thánh Mẫu xẩy ra ở Pháp quốc trong thế kỷ 19 trên đây, Biến Cố Thánh Mẫu xẩy ra ở Fatima vào đầu thế kỷ 20 ở Bồ Đào Nha liên quan mật thiết với Biến Cố Thánh Mẫu Ba Lê năm 1830 là biến cố được Mẹ truyền làm một huy ảnh Mẹ Ban Ơn với lời nguyện “Ôi Maria hoài thai vô nhiễm tội, xin cầu cho chúng con là kẻ có tội chạy đến cùng Mẹ”, và Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức năm 1858 là biến cố Mẹ tự xưng “Mẹ là Đấng hoài thai vô nhiễm nguyên tội”.

 

Thật vậy, Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917 cũng liên quan tới đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Ở chỗ, như Bí Mật Fatima chẳng những ở đầu phần hai tiết lộ “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, mà c̣n, ở cuối phần hai cũng của Bí Mật Fatima này, chính Mẹ đă tiên quyết: “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng”, và vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, trước khi cho cả 3 Thiếu Nhi Fatima thấy h́nh ảnh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Mẹ c̣n cho riêng Thiếu  Nhi Fatima Lucia biết: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con tới Thiên Chúa”.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao trong gịng lịch sử Giáo Hội suốt hai ngàn năm, măi cho tới đầu thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, Mẹ Maria mới hiện ra nhiều lần liên tục như vậy? Chưa hết, cũng trong thời khoảng có thể được gọi là Thời Điểm Maria này, tức từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, Giáo Hội cũng tự động tỏ ra nhận biết Mẹ hơn nữa, qua hai Tín Điều Thánh Mẫu: Tín Điều Mẹ Maria hoài thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, được Giáo Hoàng Chân Phước Piô IX tuyên bố ngày 8/12/1854, và Tín Điều Mẹ Maria Hồn Xác Mông Triệu, được Đức Giáo Hoàng Piô XII tuyên tín ngày Lễ Các Thánh 1/11/1950. C̣n nữa, vào ngày 21/11/1964, thời điểm Đức Thánh Cha Phaolô VI, trong khi ban hành Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội “Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân” của Công Đồng Chung Vaticanô II, đă long trọng và chính thức tuyên xưng Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội.

 

Điều đáng chú ư ở đây là hai Tín Điều Thánh Mẫu Vô Nhiễm và Mông Triệu cũng như Tước Hiệu Mẹ Giáo Hội đều là những việc Giáo Hội tự động làm, chứ không phải v́ có lạc thuyết mới thực hiện, như đă xẩy ra ở hai Tín Điều Thánh Mẫu đầu tiên: Tín Điều Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, được Công Đồng Chung Êphêsô năm 431 tuyên bố, chống lại với bè rối Nestorio chủ trương lạc thuyết phủ nhận thần tính của Chúa Kitô, và Tín Điều Mẹ Maria trọn đời Trinh Nguyên, được Công Đồng Latêranô do Đức Giáo Hoàng Martin I triệu tập để bài bác lạc thuyết Nhất Ư – Monothelitism, đă tuyên tín năm 649.

 

Đấy là chưa kể vào giữa thế kỷ 20, Giáo Hội c̣n thiết lập thêm hai Lễ về Mẹ nữa: Thứ nhất là Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, được Đức Thánh Cha Piô XII thiết lập ngày 4/5/1944, qua văn thư “Acta Apostolicae Sedis” của Thánh Bộ Lễ Nghi, và được Giáo Hội hoàn vũ cử hành hằng năm đầu tiên vào ngày 22/8, và sau Công Đồng Chung Vaticanô II vào Thứ Bảy ngay sau Thứ Sáu Lễ Thánh Tâm Chúa (cuối tuần lễ Thứ Ba từ Lễ Hiện Xuống); thứ hai là Lễ Mẹ Nữ Vương, cũng được Đức Thánh Cha Piô XI thiết lập trong Năm Thánh Mẫu, vào Lễ Mẹ Thiên Chúa 11/10/1954, trong Thông Điệp “Ad Coeli  Reginam”, và được Giáo Hội hoàn vũ cử hành, đầu tiên vào ngày 31/5, rồi sau Công Đồng Chung Vaticanô II được đổi vào ngày 22/8.

 

Như thế, với những Biến Cố Thánh Mẫu đặc biệt liên tục xẩy ra từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, cũng như những Tác Động Thánh Mẫu của Giáo Hội tự động tỏ ra mỗi ngày một nhận biết và yêu mến Mẹ hơn trong cùng thời điểm 2 thế kỷ cuối thiên kỷ thứ hai Kitô Giáo như thế, có thể nói Thời Điểm Maria đă thực sự được mở màn từ đầu thế kỷ 19, với Biến Cố Thánh Mẫu 1830. Và nếu căn cứ vào đặc điểm chung của Biến Cố Thánh Mẫu Ba Lê 1830, Lộ Đức 1858 và Fatima 1917 là cả ba đều liên quan tới đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, th́ ba Biến Cố Thánh Mẫu này rất hợp với lời Thánh Kinh Cựu Ước: “Ai kia đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, oai hùng như đạo binh dàn trận” (Diễm T́nh Ca 6:10). 

 

Không phải hay sao, từ Biến Cố Thánh Mẫu 1830, qua Biến Cố Thánh Mẫu 1858, đến Biến Cố Thánh Mẫu 1917, con người “ai kia” đang tiến lên ấy mỗi ngày một tỏ hiện rơ nét hơn và rạng ngời hơn, đúng như những ǵ Thánh Long Mộng Phố linh cảm thấy từ đầu thế kỷ 18 và đă được ngài bày tỏ như lời tiên tri về vai tṛ và quyền linh của Mẹ Maria vào những thời buổi sau đó, trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thánh Thực Sùng Kính Mẹ Maria, trong phần “IV. Vai tṛ của Mẹ Maria trong những thời sau này”, nhất là ở các số 50, 54, 55, 58 và 59.

 

Thật vậy, ở Biến Cố Thánh Mẫu Ba Lê 1830, con người “ai kia” ấy như “đang tiến lên như rạng đông”, ở chỗ được chị Thánh Catherine Labouré cho biết là mặc áo trắng, “trong sáng như rạng đông”, và đứng trên nửa ṿm cầu trắng, bên dưới chân Mẹ có con rắn xanh đốm vàng.

 

Ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 1858, con người mặc áo trắng trong sáng như rạng động và đứng trên nửa ṿm cầu trắng, bên dưới có con rắn xanh đốm vàng ấy, tỏ ra “đẹp như mặt trăng”, ở chỗ, được chị Thánh Bernadette cho biết là đă mỉm cười mấy lần, (trong khi đó ở các nơi khác Mẹ chẳng những không cười mà c̣n tỏ ra buồn thảm như ở Balê và nghiêm trọng như ở Fatima, thậm chí c̣n khóc nữa, như ở La Salette), nhất là ở chỗ Mẹ đă tự xưng ḿnh “là Đấng hoài thai vô nhiễm nguyên tội”, một danh xưng cho thấy rơ nét hơn những ǵ chị Thánh Catherine Labouré được thấy vào năm 1830.

 

Ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917, con người mặc áo trắng trong sáng như rạng động và đứng trên nửa ṿm cầu trắng, bên dưới có con rắn xanh đốm vàng ở Biến Cố Thánh Mẫu Balê 1830 ấy, cũng là “Đấng hoài thai vô nhiễm nguyên tội” mỉm cười ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 1858 này, tỏ ra chẳng những “rực rỡ như mặt trời” mà c̣n “oai hùng như đạo binh dàn trận” nữa:

 

“Rực rỡ như mặt trời”, ở chỗ, h́nh thể được chị Lucia cho biết là mặc áo trắng “rạng ngời như mặt trời”, vị mà vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917 chẳng những đă xưng ḿnh “Mẹ là Đức Bà Mân Côi”, một tước hiệu tỏ ra uy quyền vô địch của Mẹ là Nữ Vương trời đất về cả lănh vực tự nhiên lẫn siêu nhiên, mà c̣n thực hiện phép lạ mặt trời nhẩy múa trên không trung; và “oai hùng như đạo binh dàn trận”, ở chỗ, ngay vào lần hiện ra đầu tiên 13/5/1917, Mẹ đă thành lập một đạo binh dàn trận Thiếu Nhi Fatima 3 em, để quyết chiến với lực lượng hỏa ngục trong việc cứu các tội nhân, và chính Mẹ đă quả quyết rằng cuối cùng “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng”.

Thế nhưng, ngay nơi Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, nội dung và diễn tiến của biến cố này c̣n cho thấy vị tự xưng “Mẹ là Đức Bà Mân Côi”, vị đă làm phép lạ mặt trời ấy, quả thực là “một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung, một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao” (Rev 12:1).

 

Nếu tất cả thực tại của Fatima được cấu tạo nên bởi 4 yếu tố là Biến Cố Fatima, Bí Mật Fatima, Sứ Điệp Fatima và Thiếu Nhi Fatima, th́ Biến Cố Fatima có thể nói là Dấu Chỉ Thời Đại cho thấy Mẹ Maria Mân Côi là “một điềm lạ cả thể xuất hiện trên không trung”; Bí Mật Fatima, chất chứa Dự Án Thần Linh, cho thấy Mẹ Maria quả thực là người nữ “mặc mặt trời”; Sứ Điệp Fatima, biểu hiện của Linh Đạo Thánh Mẫu, cho thấy một Mẹ Maria “chân đạp mặt trăng”; và Thiếu Nhi Fatima, như một Đạo Binh Dàn Trận, là thành phần chiến đấu theo tinh thần của Mẹ và dưới quyền lănh đạo của Mẹ, “người nữ đầu đội triều thiên 12 tinh tú”. 

 

Đúng thế, tất cả những ǵ xẩy ra ở Biến Cố Fatima đều là Dấu Chỉ Thời Đại cho thấy Mẹ Maria quả thực là “một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung”, “rực rỡ như mặt trời”. Sau đây là 3 lư do chứng thực ư nghĩa Dấu Chỉ Thời Đại của Biến Cố Fatima theo nhận định trên đây:

 

Lư do thứ nhất đó là h́nh thể Mẹ hiện ra, so sánh với Biến Cố Thánh Mẫu 1830 ở Ba Lê và 1858 ở Lộ Đức, th́ Mẹ được diễn tả “rực rỡ như mặt trời”, đă phát quang từ bàn tay Mẹ 5 lần: lần 1 liên quan tới việc thánh hóa 3 Thiếu Nhi Fatima, lần 2 liên quan tới số phận của 3 em, lần 3 liên quan tới cảnh hỏa ngục ở phần Bí Mật Fatima thứ nhất, lần 4 liên quan tới thế gian tội lỗi ở phần Bí Mật Fatima thứ ba, và lần 5 liên quan tới hiện tượng mặt trời nhẩy múa.  

 

Thật vậy, ngoại trừ hai lần hiện ra 19/8 và 13/9, lần nào hiện ra Mẹ Maria cũng đều chiếu ánh sáng ra từ Mẹ.

 

Lần thứ nhất, 13/5, sau khi nói xong những lời "ơn Chúa sẽ phù trợ các con", Đức Mẹ mở rộng tay ra, tỏa xuống một luồng ánh sáng, thấu suốt ḷng trí 3 Thiếu Nhi, làm cho các em thấy các em trong Chúa c̣n rơ hơn là các em thấy các em trong gương.

 

Lần thứ hai, 13/6, sau khi nói xong, Đức Mẹ cũng mở tay ra như lần thứ nhất, làm 3 em cảm thấy các em được ch́m ngập trong Chúa, trong khi Phanxicô và Giaxinta ch́m vào ánh sáng chiếu lên trời, th́ Lucia ch́m vào ánh sáng chiếu xuống đất.

 

Lần thứ ba, 13/7, cũng sau khi nói xong, Đức Mẹ lại mở tay ra như hai lần trước, và lần này tia sáng thấu qua trái đất làm cho 3 Thiếu Nhi Fatima thấy một biển lửa, ma qủi và các linh hồn dưới h́nh người cháy đen và đỏ rực như những cục than hồng, đang ngoi ngóp và phập phồng, rên rỉ và nghiến răng.

Lần thứ 4, cũng vào ngày 13/7 và  trong Bí Mật Fatima, ở phần ba, thị kiến c̣n cho thấy có một luồng ánh sáng từ bàn tay Mẹ tỏa ra ngăn chặn lưỡi gươm lửa đang chĩa xuống thành phố lớn như sắp sửa hủy diệt nó đi.

 

Lần thứ 5, 13/10, Đức Mẹ mở tay ra, một luồng ánh sáng chiếu lên mặt trời, và khi Đức Mẹ cất ḿnh lên, ánh sáng đó vẫn chiếu vào mặt trời, bấy giờ Lucia hô lên cho mọi người nh́n lên mặt trời, và em thấy bên cạnh mặt trời là Thánh Giuse với Chúa Hài Nhi, cùng Đức Mẹ trong chiếc áo trắng và khoác áo choàng xanh, trong khi đó Thánh Giuse và Chúa Hài Nhi giơ tay ban phép lành cho thế giới theo h́nh Thánh Giá, để rồi sau cảnh tượng ấy, Chúa Giêsu cùng với Đức Mẹ đau thương xuất hiện, và Chúa Giêsu ban phép lành cho thế giới, cuối cùng là việc Đức Mẹ Carmêlô xuất hiện.

 

Tóm lại, trong ánh sáng được chiếu tỏa ra từ Mẹ Maria, một số thực tại đă được tiết lộ, được mạc khải, đó là: tâm hồn của 3 Thiếu Nhi Fatima (lần 1), thân phận của 3 Thiếu Nhi Fatima (lần 2), hỏa ngục hư trầm (lần 3), trời cao cứu độ (lần 4), và quyền năng Thánh Mẫu (lần 5).

 

Lư do thứ hai đó là địa điểm Mẹ chọn hiện ra là ở trên một ngọn đồi: “Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không thể khuất được nữa” (Mt 5:14), chứ không phải là một hang động như ở Lộ Đức, hay trong nhà nguyện như ở Ba Lê; ngọn đồi đây c̣n phản ảnh cả Đồi Canvê là nơi cao được Thiên Chúa sử dụng để mạc khải tất cả t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Ngài ra qua Chúa Kitô Tử Giá.

 

Địa điểm hiện ra của Biến Cố Thánh Mẫu 1917 c̣n là dấu chỉ thời đại cho thấy biến cố này có liên quan tới Hồi Giáo nữa, v́ Fatima là tên gọi của vị Giáo Tổ Hồi Giáo Mohammed, một tên gọi có trên bàn đồ thế giới trong thời đoạn nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bị lực lượng Hồi Giáo, trong mưu đồ xâm chiếm Âu Châu, đă thống trị từ đầu thế kỷ thứ VIII (năm 711) đến giữa thế kỷ 12 (năm 1143).

 

Phải chăng Biến Cố Thánh Mẫu Fatima có liên quan tới lực lượng Hồi Giáo như vậy mà vị Giáo Hoàng ‘totus tuus” Gioan Phaolô II đă bị ám sát bởi một tín đồ Hồi Giáo vào ngay ngày kỷ niệm 64 năm Biến Cố Fatima 13/5/1981? Phải chăng chính v́ Biến Cố Thánh Mẫu Fatima liên quan tới lực lượng Hồi Giáo như thế mà trong Bí Mật Fatima phần ba xuất hiện một đám lính khủng bố thành phần Kitô hữu, từ giáo hoàng trở xuống giáo dân, trên đỉnh núi Thập Tự Giá?

 

Và phải chăng mối liên hệ giữa Biến Cố Thánh Mẫu Fatima và lực lượng Hồi Giáo này đă được Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) tiên báo trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, ở cuối số 59, khi ngài cho biết vương quốc của Thiên Chúa, qua đạo binh dàn trận của Mẹ Maria, sẽ bao trùm vương quốc của tín đồ Hồi Giáo?

Lư do thứ ba là thời điểm Mẹ chọn để hiện ra là giữa trưa nắng, chứ không phải sáng sớm như ở Lộ Đức hay chiều tối như ở Ba Lê, và vào hầu như trong Mùa Hè tràn đầy ánh sáng, chứ không phải vào mùa đông như ở Lộ Đức hay mùa thu như ở Ba Lê.

 

Chưa hết, thời điểm xẩy ra Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917 c̣n cho thấy biến cố này là dấu chỉ thời đại cho thấy một lịch sử loài người nói chung và văn minh Âu Châu Kitô Giáo nói riêng, chẳng những đang bị khủng hoảng về đức tin và văn hóa, đến độ đă xẩy ra Thế Chiến Thứ I và sẽ xẩy ra Thế Chiến Thứ II, mà c̣n cho thấy bóng dáng nạn cộng sản xuất hiện từ Nước Nga nữa. Phải chăng mối liên hệ giữa Biến Cố Thánh Mẫu Fatima và t́nh h́nh lịch sử thế giới trong thời Chiến Tranh Lạnh giữa khối tư bản (văn minh Tây phương) và thế giới cộng sản đă được tiên báo trong Bí Mật Fatima phần thứ ba, qua h́nh ảnh một thành phố lớn được phân làm hai?

 

Và cũng phải chăng khối thế giới tư bản và thế giới cộng sản này là hai vương quốc đă được Thánh Long Mộng Phố nói tới ở số 59, trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài, khi ngài cho biết trước là hai vương quốc này, cộng sản trước và tư bản sau, cũng chịu chung số phận với vương quốc của tín đồ Hồi Giáo, tức là cũng bị bao trùm bởi vương quốc của Thiên Chúa nhờ đạo binh dàn trận của Mẹ Maria?   

 

 

"Đă đến lúc Thiên Chúa xin Đức Thánh Cha hiệp với tất cả các giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này".

(Mẹ Fatima với chị Lucia ở Tuy, Tây Ban Nha, 13/6/1929)

 

“Chúng con trông cậy, chúng con hiến dâng, chúng con phó thác cho Mẹ, cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, trong giờ phút nguy biến của lịch sử nhân loại này, chẳng những Hội Thánh, Nhiệm Thể của Chúa Giêsu Con Mẹ, đang đổ máu và đau khổ ở nhiều nơi bằng nhiều cách, mà c̣n cả thế giới đang bị ră rời v́ những bất ḥa nguy tử, đang bừng bừng lên lửa thù hận, trở nên nạn nhân của chính tội lỗi của ḿnh”

(ĐTC Piô XII điệp văn gửi Bồ Đào Nha: 31/10/1942)

 

“Để cho lời cầu nguyện thiết tha của chúng tôi và của qúi vị dễ được chấp nhận hơn, và để chứng tỏ cho qúi vị thấy ḷng ưu ái của chúng tôi đối với qúi vị, giống như mấy năm trước chúng tôi đă hiến dâng cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ của Thiên Chúa, vậy giờ đây, chúng tôi hiến dâng, và, một cách hết sức đặc biệt, chúng tôi phó thác tất cả nhân dân nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, với niềm hy vọng chắc chắn rằng, chẳng bao lâu, nhờ sự bầu cử toàn năng của Rất Thánh Trinh Nữ Maria, ước vọng của chúng tôi cũng như của qúi vị và của tất cả những người lành sẽ được hoàn toàn nên trọn, là một nền ḥa b́nh đích thực, ḥa hợp huynh đệ, và tự do cho tất cả mọi người, nhất là cho Giáo Hội”.

(ĐTC Piô XII: Tông Thư Sacro Vergente Anno gửi quốc dân Nga Sô, ngày 7/7/1952)