w

Sứ Điệp Fatima

- Linh Đạo  Thánh Mẫu

 

 

Đời Sống Tu Đức

 

M

ục đích của đời sống con người được Thiên Chúa dựng nên theo h́nh ảnh của Ngài đó là được vĩnh viễn hiệp thông với Thiên Chúa. Bởi thế, tột đỉnh của đời sống Kitô hữu trên đời này là được nên một với Chúa Kitô, Đấng đă tái sinh con người bởi nước và Thần Linh nơi Bí Tích Rửa Tội (xem John 3:5).

 

Thật ra, khi lănh nhận Phép Rửa là người Kitô hữu đă được nên một với Chúa Kitô rồi. V́ họ được sống sự sống thần linh của Người, được thông phần bản tính thần linh với Người, được trở nên con cái Thiên Chúa như Người, (tất nhiên thân phận làm con cái Thiên Chúa của chúng ta là “thân phận dưỡng tử” - Gal 4:5 - chứ không như Người “là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa”, “ngang hàng với Thiên Chúa” – Phil 2:6), nên chính chi thể của Chúa Kitô và nên đền thờ của Chúa Thánh Thần.

 

Tuy được thánh hóa, được ơn nghĩa với Chúa, nhờ Phép Rửa như thế, con người vẫn sống với bản tính đầy yếu đuối đă bị hư hoại bởi nguyên tội của ḿnh. Do đó, Kitô hữu vẫn có thể làm mất đi hay giảm bớt mối hiệp thông thần linh này, bằng tội trọng, tội nhẹ hay lầm lỗi, dù là vô t́nh. Đó là lư do đời sống Kitô hữu là một hành tŕnh tu đức liên lỉ của việc hoán cải nội tâm, tức là một cuộc hành tŕnh hướng về chính Thiên Chúa, cho đến khi được hoàn toàn kết hiệp với Ngài trong Chúa Giêsu Kitô, hay cho đến độ đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là Đầu (x Eph 4:13,15), Đấng  sống trong họ (xem Jn 17:23; Gal 2:20), chứ không phải chỉ thụ động trong họ. Nhờ đó, nhờ được hiệp thông sâu xa với Người họ có thể yêu nhau như Thày yêu (xem Jn 13:34, 15:12), bằng chính nhựa thần linh của Cây Nho (x Jn 15:5). Và bởi đó, bởi được Chúa Kitô làm chủ, họ mới xứng đáng trở thành chứng nhân trung thực và sống động của Người và cho Người, theo đúng ơn gọi và sứ vụ của người Kitô hữu, thành phần môn đệ đích thực được Người tuyển chọn để ở với Người và ra đi sinh hoa kết trái thần linh (x Mk 3:14-15; Jn 15:16).

 

Việc kết hiệp với Chúa Kitô được thực hiện chẳng những bởi yếu tố chính yếu là Thánh Sủng, tức bởi t́nh yêu của Thiên Chúa, bởi Thánh Linh ngự trong linh hồn, mà c̣n bởi cả một yếu tố bất khả thiếu nữa là chính ư muốn đầy tin cậy mến của con người, chứ không phải bởi cảm giác cảm t́nh, hay thậm chí bởi cả lư trí đầy khôn ngoan sáng suốt của họ theo kiểu khôn như rắn mà không chân thật như bồ câu (x Lk 10:21; Mt 10:16).

 

Đúng thế, “Thiên Chúa là Thần Linh, những ai tôn thờ Ngài đều phải tôn thờ trong Thần Linh và chân lư” (Jn 4:24), tức phải sống chẳng những theo Thần Linh là “Thần Chân Lư” (x Jn 16:13), “Đấng thấu suốt mọi sự, ngay cả những ǵ sâu nhiệm nơi Thiên Chúa” (1Cor 2:10), mà c̣n phải sống bằng ư muốn cởi mở trước và đáp ứng lại tất cả mọi tác động thần linh ở mọi nơi và trong mọi lúc. Bằng không, linh hồn, dù tốt lành mấy đi nữa, ngay lành mấy chăng nữa, cũng liều ḿnh sống theo xác thịt, không thể đẹp ḷng Ngài (x Rm 8:4-9). Điển h́nh là trường hợp của vị trưởng tông đồ đoàn Phêrô, vị vừa được Thày hứa sẽ sử dụng như Đá để xây Giáo Hội của Người và trao ch́a khóa Nước Trời cho, lại bị Người nguyền rủa thậm tệ, chỉ v́ yêu mến quan tâm cho Thày theo kiểu thế gian chứ không theo chiều hướng của Thiên Chúa (x Mt 16:21-23).

 

Đó là lư do, Chúa Kitô, sau khi đă nặng lời khiển trách Thánh Phêrô là người môn đệ hết sức chân thành tỏ ra quan tâm đến t́nh trạng sinh tồn của Người, đă khẳng định và dứt khoát với thành phần muốn theo Người rằng: “Ai muốn theo Thày th́ họ phải từ bỏ chính bản thân ḿnh và vác thập giá của ḿnh mà bắt đầu theo Thày” (Mt 16:24).

 

Thực tế quả cho thấy, ư muốn của con người tự nhiên luôn có những khuynh hướng, thái độ, hành động và phản ứng chẳng những sợ sệt và tránh né ư muốn của Thiên Chúa, (điển h́nh là trường hợp nhất định không dám hay không chịu nhận lỗi bởi sợ phải sửa lỗi, phải bỏ cái ḿnh yêu thích như sự sống của ḿnh), mà thậm chí c̣n phản nghịch và chống cự lại với ư muốn của Thiên Chúa nữa, (mỗi khi thấy bất lợi cho ḿnh).

 

Cái mâu thuẫn ở đây là, để an tâm, chúng ta luôn t́m hiểu xem đâu là Thánh Ư Chúa, thế nhưng, khi biết được ư của Ngài rồi, chúng ta lại không dám làm, lại phũ phàng chối bỏ, cho rằng không phải là ư Chúa, chỉ v́ không hợp với ư của ḿnh, bất lợi cho ḿnh. Đó là trường hợp của dân Do Thái xưa, những người rất muốn biết Chúa Giêsu là ai, từ đâu đến, có phải thực sự là Đấng Thiên Sai họ trông chờ hay chăng (x Jn 10:24; Mk 11:28-33), song họ đă chẳng những phủ nhận Người mà c̣n sát hại Người nữa, ngay khi Người chính thức tỏ tất cả sự thật về Người ra cho họ, đến nỗi, Người đă báo trước cho họ biết rằng: “Các người sẽ t́m Tôi, song các người sẽ chết trong tội lỗi của ḿnh” (Jn 8:21, 24). Họ đă không “chết trong tội lỗi của ḿnh” là ǵ, khi Chúa Giêsu vừa tỏ ḿnh ra cho họ trước Hội Đồng Đầu Mục Do Thái trong cuộc Khổ Nạn của Người, th́ họ đă xé áo ḿnh ra đ̣i giết chết Người (x Mt 26:63-66; Lk 66:71).

 

Cho dù con người có sợ Chúa, sợ làm theo ư Chúa, v́ không biết ư của Ngài, hay sợ không muốn biết, hoặc t́m biết mà không muốn làm theo, Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ ḿnh ra cho họ. Thậm chí, chính v́ họ c̣n “ngồi trong tối tăm và bóng tử thần” (x Lk 2:79) như thế mà họ mới cần đến Ngài, mới cần đến “ánh sáng thế gian… ánh sáng sự sống” (Jn 8:12). Điển h́nh nhất là trường hợp của người phụ nữ Samaritano ngoại lai, đă từng sống với 6 đời chồng, đến kín nước ở giếng Giacóp vào giờ trưa nắng vắng người như để lánh mặt mọi người ấy, vẫn được Chúa quan tâm như con chiên thứ 100, và Người đă chủ ư đón gặp chị một cách riêng tư, để tỏ ḿnh ra cho riêng chị, để rồi, nhờ cuộc hội ngộ thần linh bất ngờ này, cho dù c̣n đang sống trong tội lỗi, chị cũng đă trở thành thừa sai của Người và cho Người, khi chị loan truyền về Người và mang dân làng của chị ra gặp gỡ Đấng mà nhờ Người một mạch nước Thần Linh đă thực sự vọt lên từ ḷng chị (x Jn 4:6-7, 14-20, 28-30).

 

Phải, kinh nghiệm tu đức cũng cho thấy rơ đường lối tỏ ḿnh này, đường lối mạc khải và chiếu soi này của Thiên Chúa nơi Con Ngài là “ánh sáng đă chiếu trong tăm tối” (Jn 1:5), Chúa phải kêu gọi Kitô hữu chúng ta trước, bằng những ơn đánh động hay ơn an ủi, nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng từ bỏ ḿnh mà theo Chúa. Đó là lư do Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly rằng: “Không phải các con đă chọn Thày, song Thày đă chọn các con” (Jn 15:16), và đó c̣n là cảm nghiệm thần linh được vị Tông Đồ được Chúa Giêsu thương chia sẻ: “T́nh yêu là như thế này, không phải là chúng ta đă yêu mến Thiên Chúa mà là Ngài đă yêu thương chúng ta” (1Jn 4:10), bởi thế, “về phần ḿnh, chúng ta mến yêu v́ Ngài đă yêu thương chúng ta trước” (1Jn 4:19).

 

Thật thế, Thiên Chúa đă không “chọn” chúng ta hay sao, đă không “yêu chúng ta trước” hay sao, trong khi chúng ta chưa biết Ngài, thậm chí c̣n là kẻ thù của Ngài, c̣n là thành phần tội nhân đáng bị muôn đời trừng phạt, th́ Ngài đă yêu thương chúng ta rồi: “Thiên Chúa đă chứng tỏ t́nh Ngài yêu thương chúng ta ở chỗ đang khi chúng ta c̣n là những tội nhân th́ Chúa Kitô đă chết cho chúng ta” (Rm 5:8), đến nỗi, “Ngài đă không dung tha cho Con ḿnh, song phú nạp Người v́ tất cả chúng ta” (Rm 8:32).

 

Trong trường hợp của Kitô hữu, thành phần đă được Chúa ở cùng, khi lănh nhận Phép Rửa, th́ Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho họ từ bên trong. Thánh Sủng được ban cho họ qua Bí Tích Rửa Tội, ở nơi họ, như một hạt cải nhỏ bé nhất trong các thứ hạt (x Mt 13:31-32), nhỏ nhất v́ nó chính là hạt giống mạc khải thần linh, cần phải có đức tin mới thấy được, một hạt giống mạc khải thần linh sẽ từ từ nẩy mầm và lớn lên trong họ bằng chính quyền lực của ḿnh, chứ không phải của chủ thể Kitô hữu. Tuy nhiên, hạt giống mạc khải thần linh này cần một mảnh đất tốt để triển nở là tâm hồn “như trẻ nhỏ“ (x Mt 18:3) của Kitô hữu, cho đến khi nó đạt đến tầm vóc trọn vẹn của ḿnh là Chúa Giêsu Kitô. Tức cho tới khi Chúa Kitô hoàn toàn làm chủ và sống động nơi Kitô hữu, nhờ đó và cho tới khi đó, tất cả mọi lời Kitô hữu nói và việc họ làm mới tạo nên được một tác dụng thần linh và có một giá trị cứu độ hiệu nghiệm hơn bao giờ hết.

 

Về cách thức Chúa bắt đầu “tỏ t́nh” với linh hồn, bắt đầu thỏ thẻ hết sức êm ái trong tâm hồn của người Kitô hữu, theo kinh nghiệm tu đức, Chúa thường ban ơn an ủi cho họ, như thể Người muốn thu hút họ và lôi kéo họ đến cùng Người. Những ơn an ủi này thường xẩy ra vào những cuộc tĩnh tâm, hay những thuở ban đầu mới theo Chúa trong cuộc sống tu tŕ, hoặc khi mới lănh chức thánh v.v. Tuy nhiên, để linh hồn có thể tiến tới chỗ được Chúa bắt đầu cho cảm thấy “ham” Chúa, “phải ḷng” Chúa, có trường hợp Người đă phải giang thẳng cánh tay uy quyền của Người ra, như đă thực hiện trong cuộc Xuất Hành của Dân Yến Duyên ra khỏi t́nh trạng làm tôi Ai Cập, hay với chàng thanh niên Pharisiêu tên Saulê, một con người hết sức nhiệt thành với Lề Luật Moisen, đang hung hăng trên đoạn đường Đamascô để bắt bớ thành phần môn đệ tiên khởi của Chúa Kitô (x Acts 9:1-9). Đó là lư do, có những tâm hồn bắt đầu dứt khoát theo Chúa chỉ sau khi bị thất t́nh, sau khi vĩnh viễn mất đi những ǵ thân yêu nhất trên đời của ḿnh v.v.

 

Về phần ḿnh, sau khi cảm thấy Chúa quá ư dịu ngọt và dễ thương, linh hồn bắt đầu t́m Chúa qua việc sốt sắng kinh nguyện và chịu khó hy sinh hăm ḿnh, thậm chí bấy giờ họ c̣n dám tử đạo nếu cần, chứng tỏ linh hồn họ hết sức khao khát thần linh. Ngoài ơn an ủi dồi dào chất ngất liên quan tới cảm t́nh của con người, họ c̣n được nhiều ơn soi sáng đặc biệt, liên quan tới trí khôn của họ nữa, để nhờ đó họ có thể hiểu được những ǵ họ chưa từng biết, những ǵ “mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe” (1Cor 2:9) như thể họ được mang lên tới tầng trời thứ ba của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô  (2Cor 12:2).

 

Trong giai đoạn tu đức thứ hai hướng về nội tâm này, linh hồn xem ra ít phạm tội hơn trước. Thế nhưng, t́nh trạng dường như “công chính” này có được là do ơn an ủi của Chúa. Nếu mất đi ơn an ủi, linh hồn sẽ trở về với nguyên thực trạng của ḿnh, vẫn có thể dễ dàng phạm tội mất ḷng Chúa như thường, thậm chí hơn thường. V́ các mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục cùng với đủ mọi tính hư nết xấu vẫn c̣n đó, vẫn chờ dịp là vùng dậy, nhiều khi c̣n dữ dội hơn trước nữa. Chúa Giêsu đă chẳng nói tới t́nh trạng này hay sao (?), nơi dụ ngôn (x. Mt 12:43-45) về một căn nhà đă được dọn dẹp sạch sẽ (có  thể  hiểu là tâm trạng sốt sắng một thời), nhưng sau đó lại bị thần ô uế (có thể hiểu là tính mê nết xấu và đam mê nhục dục) trở về với 7 tên quỉ khác (có thể hiểu là bảy mối tội đầu) c̣n dữ hơn nó nữa tàn phá, để rồi trở nên khốn nạn hơn trước, sau khi thần ô uế xuất ra khỏi căn nhà ấy, đi lang thang trong hoang địa, không t́m thấy nơi cư trú (có thể hiểu là tâm trạng khô khan). 

 

Tuy nhiên, ngay trong khi sốt sắng, trong khi làm được những việc có thể được xếp vào hạng nhân đức anh hùng, linh hồn dù ít phạm tội hơn trước đó song lại mắc phải một tâm trạng lưỡng diện rất nguy hiểm, phản với yếu tính của sự thánh thiện. Tâm trạng nguy hiểm lưỡng diện này đó là tâm trạng ảo tưởng về ḿnh và về Chúa.

 

Tâm trạng ảo tưởng về ḿnh là tâm trạng tự cao tự đại, khi thấy ḿnh sốt sắng và đạo đức tốt lành, đến độ khinh khi người khác, nhất là những người tội lỗi, như trường hợp của người Pharisiêu lên đền thờ cầu nguyện đă tự cho ḿnh là công chính trước mặt Chúa rồi tỏ ra khinh bỉ người thuê thuế tội lỗi vậy (Lk 18:9-14). Chưa hết, cũng chính tâm trạng ảo tưởng về ḿnh này, ngược lại, c̣n làm cho họ khinh thường cả những ai có vẻ đạo đức thánh thiện hơn họ nữa, như thành phần kinh sư Pharisiêu đối với vị Sư Phụ Giêsu được dân chúng cảm phục và mến  chuộng hơn họ.

 

Tâm trạng ảo tưởng về Chúa là tâm trạng có mầu sắc ngẫu tượng của linh hồn và nơi linh hồn, cho Chúa là những ǵ họ cảm thấy được và nghĩ ra được, một tâm trạng làm như họ thực sự nắm bắt được Chúa trong tay, thế mà vẫn chưa thấu triệt được Người, giống như một tông đồ Phêrô ở trên Núi Biến H́nh Tabor với Chúa, nói mà không biết rằng ḿnh nói ǵ (x Mk 9:6). Ở giai đoạn này, họ thích đọc kinh nguyện đấy, nhưng việc cầu nguyện của họ có tính cách lải nhải nhiều lời (x Mt 6:7) hơn là lắng nghe, hơn là đối thoại theo đúng bản chất của việc nguyện cầu. Họ cần phải đọc đủ kinh này kinh kia, thầm thĩ và than thở đủ những câu này câu nọ mới yên trí. Đối với Chúa của họ bấy giờ, họ là một Matta chủ nhà lo lắng nhiều chuyện để tiếp khách, hơn là một Maria để Chúa chủ sự và coi Người như bạn chứ không phải khách khứa, ở chỗ thảnh thơi ngồi im lắng nghe Lời Chúa và thân t́nh trao đổi tâm sự với Người (x Lk 10:39,41-42).

 

Chính v́ “thành phần tôn thờ đích thực là thành phần tôn thờ Cha trong Thần Linh và chân lư” (Jn 4:23) mà linh hồn đang ở trong giai đoạn tu đức thứ hai, giai đoạn đi sâu vào nội tâm với đầy những ảo tưởng như thế, mà họ cần phải được “Thần Chân Lư … vào tất cả sự thật” (Jn 16:13). Bằng không, họ sẽ không bao giờ có được một cảm nghiệm thần linh và đạt tới cuộc hiệp thông thần linh là giai đoạn tu đức thứ ba, giai đoạn tu đức cao nhất, giai đoạn tu đức được gọi là thần hiệp, hiệp nhất giữa Thiên Chúa và linh hồn, đến độ “ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Nghĩa là tới độ con người không sống cho ḿnh nữa mà là cho Thiên Chúa (x Gal 2:20), được thể hiện qua ư muốn của họ hoàn toàn thuận phục ư muốn của Chúa, v́ họ chẳng muốn ǵ hơn Người, Đấng duy nhất và trên hết được họ yêu mến hết ḷng muốn, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực (x Mk 12:30). Kết quả đó là mọi việc họ làm đều có tính cách và tác dụng thần linh, v́ Thiên Chúa thực hiện ư muốn của Ngài nơi họ và qua họ. Đến độ họ có thể làm được của Chúa, như Chúa, thậm chí “c̣n hơn thế nữa” (xem John 12:12).

 

Và chính v́ ḷng muốn của con người là yếu tố chủ chốt cho cuộc hiệp thông thần linh ở giai đoạn tu đức thần hiệp mà Thần Chân Lư sẽ thanh tẩy nó cho khỏi mọi dính bén và t́ vết trần tục, dù là nhỏ mọn mấy đi nữa, nếu không hoàn toàn phản ảnh thần linh, để nó được hoàn toàn siêu thoát và xứng đáng hiệp thông thần linh, hiệp thông với vị Thiên Chúa chân thật duy nhất vô cùng toàn thiện và khả ái.

 

Đó là lư do, theo tiến tŕnh tu đức, để tiến từ giai đoạn tu đức thứ nhất là từ bỏ tội lỗi cùng với những tính hư nết xấu có tính cách tiêu cực không thể quyến luyến hay luyến tiếc ấy, ngoài vị  Thiên Chúa chân thật duy nhất tối cao, và giai đoạn tu đức thứ hai là giai đoạn đi vào nội tâm, giai đoạn linh hồn cảm thấy khao khát thần linh, đến giai đoạn kết hiệp với Chúa, linh hồn thường phải trải qua một cuộc thử thách đức tin gọi là đêm tối tăm, để họ hoàn toàn thoát ly tất cả những ǵ không phải là Chúa, nhờ đó họ mới được Chúa chiếm đoạt, biến họ thành chứng nhân cho t́nh yêu toàn hảo của Người, v́ Người sống trong họ. Ở vào bậc tu đức thứ ba thần hiệp, linh hồn sẽ nói năng và hành động như Chúa Kitô, với tinh thần “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11:29),     “đến không phải để phục vụ mà là phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh cho nhiều người” (Mt 20:28).

 

Ở vào giai đoạn tu đức thứ ba thần hiệp này, linh hồn cảm thấy khao khát Thiên Chúa thực sự, một khát khao không phải v́ được hoan hưởng dồi dào ơn an ủi, đến nỗi linh hồn khao khát ơn an ủi hơn là chính Đấng ban ơn an ủi (nên nhiều trường hợp linh hồn đă bỏ Chúa khi hết ơn an ủi). Nỗi khát khao thần linh chân thực và sâu xa này được chứng tỏ ở chỗ linh hồn lúc nào cũng hướng về Chúa bằng việc liên lỉ lắng nghe Chúa và cởi mở trước mọi tác động thần linh để có thể mau mắn đáp ứng một cách trọn vẹn hết mọi ư định thần linh. Chính v́ ḷng của linh hồn bấy giờ đă được Thiên Chúa chẳng những thanh tẩy cho khỏi mọi t́ vết phạm tục trần gian, mà c̣n được Ngài hoàn toàn chiếm đoạt và làm chủ, linh hồn được liên lỉ kết hiệp với Chúa, đến độ, như Thánh Phaolô cảm nhận: không một sự ǵ trên trời dưới đất hay hiện tại và tương lai “có thể làm họ tách ra khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8:35).

 

Đó là lư do, cuộc đời của họ là một cuộc sống thiết tha nguyện cầu và liên lỉ hiệp thông thần linh, bằng một tấm ḷng khao khát thần linh khôn tả, và họ dễ dàng nhận ra hết mọi dấu chỉ thời đại trong cuộc đời được Đấng Quan Pḥng Thần Linh tỏ hiện cho họ, nhờ đó, họ có thể “đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev 14:4), để “Thày ở đâu các con cũng được ở đó với Thày” (Jn 14:3). Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thường kêu gọi Kitô hữu nói chung và thành phần linh mục cũng như tận hiến tu tŕ nói riêng hăy sống bậc tu đức thần hiệp để có thể làm chứng cho Chúa Kitô như sau:

 

       T́nh thân hữu là để chia sẻ tâm tư và ước muốn. Trong mối hiệp thông này, Thánh Phaolô nói với chúng ta ở Thư gửi giáo đoàn Philiphê (x 2:2-5), chúng ta cần phải làm cho ḿnh tưởng nghĩ như Chúa Giêsu. Và mối hiệp thông về tâm tưởng này không phải chỉ là những ǵ về tri thức, mà là một thứ chia sẻ về những cảm thức cùng ư muốn nên cũng chia sẻ về cả hành động nữa”. (Bài giảng trong Thánh Lễ Truyền Dầu Sáng Thứ Năm Tuần Thánh 13/4/2006 tại Đền Thờ Thánh Phêrô)

 

Chúa Kitô nói: ‘Nếu các con yêu mến Thày…’. Đức tin không phải chỉ là việc chấp nhận một số các chân lư trừu tượng liên quan tới những mầu nhiệm về Thiên Chúa, về con người, về sự sống và về sự chết, về các thực tại tương lai. Đức tin là ở chỗ sống liên hệ thân mật với Chúa Kitô, một liên hệ được xuất phát từ ḷng mến yêu Đấng đă yêu thương chúng ta trước (x 1Jn 4:11), thậm chí cho đến chỗ hoàn toàn hiến trọn bản thân ḿnh. ‘Thiên Chúa chứng tỏ t́nh Ngài yêu thương chúng ta ở chỗ trong khi chúng ta c̣n là những tội nhân th́ Chúa Kitô đă chết v́ chúng ta’ (Rm 5:8). C̣n đáp ứng nào chúng ta có thể tỏ ra cho một t́nh yêu thật cao cả như thế nếu không phải là đáp ứng của một con tim cởi mở và tỏ ra sẵn sàng yêu thương hay sao? Thế nhưng, việc yêu mến Chúa Kitô đây nghĩa là ǵ? Nghĩa là tỏ ra tin tưởng nơi Người cho dù trong những con thử thách, trung thành theo Người cho dù trên Đường Thập Giá Via Crucis, hy vọng rằng chẳng bao lâu sẽ xuất hiện b́nh minh Phục Sinh. Khi kư thác bản thân ḿnh cho Chúa Kitô, chúng ta chẳng mất mất một sự ǵ hết, trái lại, chúng ta c̣n chiếm được mọi sự. Nơi bàn tay của Người cuộc sống của chúng ta đạt được ư nghĩa thực sự của nó. T́nh yêu giành cho Chúa Kitô là ở chỗ tỏ ra ḥa hợp đời sống của ḿnh với những tư tưởng và cảm thức của Trái Tim Người. Điều này được đạt tới bằng mối hiệp nhất nội tâm nhờ ân sủng của các Bí Tích, được củng cố bằng việc liên lỉ nguyện cầu, chúc tụng, tạ ơn và thống hối. Chúng ta cần phải chuyên chú lắng nghe những tác động Người gợi lên qua Lời của Người, qua thành phần chúng ta gặp gỡ, qua những hoàn cảnh của cuộc sống thường nhật của ḿnh. Yêu mến Người là tiếp tục đối thoại trao đổi với Người, để biết được ư Người muốn và thực hiện ư muốn ấy một cách mau chóng hiệu nghiệm”. (ĐTCBĐXVI: Bài Giảng cho Thánh Lễ ở Quảng Trường Pilsudzki tại Warsaw Sáng Thứ Sáu 26/5/2006)

 

Linh Đạo Fatima

 

B

a Mệnh Lệnh Fatima làm nên Sứ Điệp Fatima là những ǵ rơ ràng cho thấy 3 giai đoạn tu đức Kitô giáo: giai đoạn tu đức thứ nhất với mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống, liên quan tới việc từ bỏ tội lỗi; giai đoạn tu đức thứ hai với mệnh lệnh Cầu Kinh Mân Côi, liên quan tới t́nh trạng hướng về nội tâm của Kitô hữu; và giai đoạn tu đức thứ ba là mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, liên quan tới việc kết hợp với Chúa như Mẹ.

 

Về vấn đề “Linh Đạo Fatima với Sứ Điệp Fatima” này, đă được người viết bàn đến trong cuốn “Sống Thánh Chứng Nhân” cũng là cuốn “Fatima: Đạo Binh Dàn Trận”, được Phong Trào Tông Đồ Fatima Thế Giới Việt Nam Hoa Kỳ xuất bản năm 2006, trang (181-206). Ở đây, trong cuốn “Fatima: Định Mệnh Nhân Loại” này, người viết chỉ nói tới mối liên hệ của cả 3 mệnh lệnh này với nhau cũng như  với tu đức Kitô Giáo, nhất là mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, để cho thấy Sứ Điệp Fatima quả thực là một Linh Đạo Thánh Mẫu.

 

Trước hết, về mối liên hệ giữa các mệnh lệnh với nhau, chúng ta có thể đặt vấn đề như sau: Trong ba mệnh lệnh Fatima, mệnh lệnh nào quan trọng nhất? Phải chăng là mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi, v́ lần nào hiện ra, tức trong cả 6 lần, Mẹ Maria cũng đều kêu gọi “hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”? Hay phải chăng mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, v́ đây là mệnh lệnh được chính Mẹ cho biết đó là do chính ư “Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới”? Hoặc phải chăng là mệnh lệnh cải thiện đời sống, v́ mệnh lệnh cải thiện đời sống chẳng những liên quan tới phần rỗi đời đời của các linh hồn, nhất là thành phần bị đời đời trầm luân, như ba em Thiếu Nhi Fatima được thị kiến thấy vào ngày 13/7/1917?

 

Thật ra, cả ba mệnh lệnh này đều liên kết với nhau và đồng qui ở một điểm đó là Dự Án Cứu Độ là những ǵ được Mẹ Maria cho biết trong phần thứ hai của Bí Mật Fatima, liên quan tới “nhiều linh hồn được cứu độ và thế giới sẽ có ḥa b́nh”. Đúng thế, muốn cho “nhiều linh hồn được cứu độ và thế giới sẽ có ḥa b́nh”, điều kiện tối yếu là phải thực hiện mệnh lệnh cải thiện đời sống, tức là “đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”.

 

Mà vấn đề cải thiện đời sống trước hết và trên hết là việc tỏ ra nhận biết “Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc tôi” (Lk 1:47), một việc nhận biết theo tâm t́nh Magnificat cảm tạ ngợi khen Chúa của Mẹ Maria đối với “Ḷng Thương Xót Chúa” (Lk 1:50,54). Và việc nhận biết Thiên Chúa Cứu Chuộc giầu ḷng xót thương này theo gương Mẹ Maria đây được thể hiện tuyệt vời nhất nơi việc cầu kinh mân côi hằng ngày. Bởi v́, khi sâu xa tha thiết cầu kinh mân côi hằng ngày là linh hồn liên lỉ chẳng những tỏ ḷng biết ơn “Đấng Cứu Chuộc tôi”, khi (tâm nguyện) suy niệm các Mầu Nhiệm Mân Côi làm nên linh hồn của kinh nguyện này, mà (khẩu nguyện) c̣n tỏ ra muốn đáp ứng Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa bằng tinh thần đức tin tuân phục “đầy ơn phúc” như Mẹ Maria nữa.

 

Và tinh thần đức tin tuân phục “đầy ơn phúc” của Mẹ Maria chính là bản chất của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria được Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới, tức Thiên Chúa muốn chung loài người (ư nghĩa của chữ “thế giới”) nhận biết và yêu mến Mẹ (ư nghĩa đích thực của việc “tôn sùng”), bằng cách noi gương bắt chước Mẹ, một đệ nhất tạo vật về ân sủng, một tạo vật đẹp ḷng Chúa nhất.

Bởi vậy, chính việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên  Tội Mẹ Maria là tất cả Bí Mật Fatima, là then chốt của Dự Án Fatima: “Nếu điều Mẹ nói với các con (về ḷng tôn sùng như Chúa muốn ấy) được thực hiện th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh”. Và chính v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là tất cả Bí Mật Fatima, là then chốt của Dự Án Fatima liên quan mật thiết đến phần rỗi tội nhân và ḥa b́nh thế giới như thế mà Mẹ đă tự xưng ḿnh ở Fatima “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” vào lần hiện ra cuối cùng 13/10, và kêu gọi “hăy cầu kinh mân côi hằng ngày”. “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” là một tước hiệu, theo lịch sử, liên quan tới quyền vạn năng của Mẹ, về cả phương diện sự sống tự nhiên (ḥa b́nh thế giới – như quyền năng của Mẹ qua kinh Mân Côi đă tỏ hiện ở trận hải chiến Lepanto năm 1571 với Hồi Giáo) lẫn sự sống siêu nhiên (phần rỗi tội nhân – như quyền năng của Mẹ qua kinh Mân Côi đă tỏ hiện ở việc hoán cải thành phần lạc giáo Albigensê ở miền Nam Pháp quốc cuối thế kỷ 12).

 

Có thể nói, trong 3 Mệnh Lệnh Fatima, mệnh lệnh chính yếu là mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống, v́ mệnh lệnh này chẳng những liên quan trực tiếp tới Dự Án Fatima về phần rỗi tội nhân và ḥa b́nh thế giới, mà c̣n tới chính cốt lơi của Sứ Điệp Phúc Âm nữa, một sứ điệp được Chúa Giêsu kêu gọi khi Người bắt đầu cuộc đời mạc khải công khai của Người: “Nước Thiên Chúa đă đến, hăy ăn năn hoán cải và tin vào Phúc Âm” (Mk 1:15).

 

Thế nhưng, v́ Ơn Cứu Độ được hiện thực bởi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô nhưng với sự hợp tác bằng đức tin tuân phục đầy ơn phúc của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà con người, về nội tâm, phải liên lỉ tỏ ḷng cảm tạ ngợi khen Chúa bằng việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”, và về tác hành, phải thực hiện việc noi gương bắt chước “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”, ở chỗ, như Mẹ, sẵn sàng và mau mắn đáp ứng tất cả mọi tác động thần linh và mỗi tác động thần linh một cách trọn hảo trong cuộc đời của ḿnh.

 

Sở dĩ cả hai mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi và Tôn Sùng Mẫu Tâm cần phải đi đôi với nhau, bất khả phân ly, để  có thể hiện thực mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống, là v́, theo Thánh Phaolô “tin trong ḷng (như vừa được tŕnh bày qua việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”) th́ được công chính hóa, tuyên xưng ngoài miệng (như  vừa được tŕnh bày qua việc “tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”) th́ được cứu độ” (Rm 10:10).

 

Sau nữa, về vấn đề ba Mệnh Lệnh Fatima liên quan tới tu đức Kitô giáo, chúng ta đă thấy được tính cách hết sức khít khao, tương đương và tương hợp giữa 3 Mệnh Lệnh Fatima với 3 giai đoạn tu đức, như được đề cập đến ngay đầu phần “Linh Đạo Fatima” đây.

 

Mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống tương hợp với giai đoạn tu đức thứ nhất là giai đoạn thanh tẩy. Nếu “đời sống Kitô hữu là một hành tŕnh tu đức liên lỉ của việc hoán cải nội tâm, tức là một cuộc hành tŕnh hướng về chính Thiên Chúa, cho đến khi được hoàn toàn kết hiệp với Ngài trong Chúa Giêsu Kitô, hay cho đến độ đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là Đầu (x Eph 4:13,15), Đấng  sống trong họ (xem Jn 17:23; Gal 2:20), chứ không phải chỉ thụ động ở trong họ” (nhận định ở đoạn về “Đời Sống Tu Đức” trang 168), th́ mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống là khởi điểm của hành tŕnh tu đức hoán cải nội tâm hướng về Thiên Chúa, một hành tŕnh tiến đến tột đỉnh của ḿnh là được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, được hoàn toàn nên giống Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă Nhập Thể và Vượt Qua, một cuộc hiệp thông thần linh trong Chúa Kitô đă được hiện thực hết sức trọn vẹn nơi Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đầy ơn phúc. Đó là lư do, 3 Mệnh Lệnh Fatima rất ăn khớp với 3 giai đoạn tu đức Kitô Giáo này, dù có bản chất hướng thiên, nhưng lại có tính chất Thánh Mẫu, đến nỗi, có thể nói Sứ Điệp Fatima là Linh Đạo Thánh Mẫu.

 

Mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi tương hợp với giai đoạn tu đức thứ hai là giai đoạn sáng soi. “Ở giai đoạn này, họ thích đọc kinh nguyện đấy, nhưng việc cầu nguyện của họ có tính cách lải nhải nhiều lời (x Mt 6:7) hơn là lắng nghe, hơn là đối thoại theo đúng bản chất của việc nguyện cầu. Họ cần phải đọc đủ kinh này kinh kia, thầm thĩ và than thở đủ những câu này câu nọ mới yên trí. Đối với Chúa của họ bấy giờ, họ là một Matta chủ nhà lo lắng nhiều chuyện để tiếp khách, hơn là một Maria để Chúa chủ sự và coi Người như bạn chứ không phải khách khứa, ở chỗ thảnh thơi ngồi im lắng nghe Lời Chúa và thân t́nh trao đổi tâm sự với Người (x Lk 10:39,41-42)” (nhận định ở đoạn về “Đời Sống Tu Đức” trang 176).

 

Lần Hạt Mân Côi, bề ngoài có vẻ là một thứ kinh kệ dài ḍng, lảm nhảm của đàn bà con nít, nhưng thật ra là “những lời than khôn tả” (Rm 8:26) của Thánh Linh (v́ Kinh Kính Mừng được kết cấu bởi lời Thiên Sứ, lời của Bà Isave đầy Thánh Thần và lời của Giáo Hội qua Công Đồng Chung Êphêsô năm 431), bởi thế cần phải lập đi lập lại trước một thần tượng đầy ơn phúc là Mẹ Maria.  

 

Việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” thật sự là việc con người tỏ ra nhận biết “Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi”, là việc con người cảm tạ ngợi khen Chúa bằng tâm t́nh Magnificat của Mẹ Maria. Mà “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” bằng tâm t́nh Magnificat của Mẹ Maria không phải là việc linh hồn đạt đến chỗ tôn vinh Chúa làm chủ tể của ḿnh hay sao!? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong bài giảng cho Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8/2005, đă diễn tả tất cả Linh Đạo Thánh Mẫu nơi Ca Vịnh Ngợi Khen như sau: 

 

       Trong Phúc Âm, chúng ta đă nghe bài ca vịnh Ngợi Khen Magnificat, một bài thơ cao cả được Thánh Thần linh ứng phát xuất từ môi miệng của Mẹ Maria, thật sự là từ tâm can của Mẹ Maria. Bài ca vịnh tuyệt vời này phản ảnh toàn thể linh hồn, toàn thể con người của Mẹ Maria. Chúng ta có thể nói rằng bài thánh ca này của Mẹ là chân dung của Đức Maria, là h́nh ảnh thực sự nhờ đó chúng ta có thể thấy Mẹ một cách xác đáng. Tôi xin nhấn mạnh đến hai điểm trong bài đại ca vịnh này.

 

Bài ca vịnh này được bắt đầu bằng chữ ‘Magnificat – Ngợi Khen’: Linh hồn tôi ‘magnifies – ngợi khen’ Chúa, tức là ‘tuyên xưng sự cao cả’ của Chúa. Mẹ Maria muốn Thiên Chúa cao cả trên thế giới này, cao cả trong đời sống của Mẹ và hiện diện giữa tất cả chúng ta. Mẹ không sợ rằng Thiên Chúa có thể trở thành ‘một đối thủ’ trong đời sống của chúng ta, không sợ rằng với sự cao cả của ḿnh Ngài xâm lấn tự do của chúng ta, xâm lấn cái khoảng đời để sống động của chúng ta. Mẹ biết Thiên Chúa cao cả, chúng ta cũng cao cả nữa…..

 

“Đời sống của chúng ta không bị đàn áp mà được nâng cao và vươn rộng: Chính v́ thế mà nó trở thành cao cả trước ánh vinh quang của Thiên Chúa.

 

“Sự kiện những vị cha mẹ đầu tiên của chúng ta đă có những ư nghĩ phản nghịch lại như thế là cốt lơi của nguyên tội. Họ sợ rằng nếu Thiên Chúa quá ư là cao cả th́ họ sẽ bị lấy đi một cái ǵ đó nơi đời sống của họ. Họ nghĩ rằng họ có thể gạt Thiên Chúa ra ngoài để lấy chỗ cho họ.

 

“Đây cũng là một chước cám dỗ cả thể của thời tân tiến, của ba hay bốn thế kỷ qua. Càng ngày càng nhiều người nghĩ và nói rằng: ‘Thế nhưng vị Thiên Chúa này không ban cho chúng ta được tự do; bằng tất cả những mệnh lệnh của ḿnh, Ngài đă hạn chế cái khoảng đời để sống của chúng ta. Bởi thế mà Thiên Chúa cần phải biến khuất đi; chúng tôi muốn tự động và tự lập. Không có vị Thiên Chúa này, chính chúng tôi mới là các vị thần linh và làm những ǵ chúng tôi muốn’.

 

“Đó cũng là quan điểm của Người Con Hoang Đàng, người con không nhận ra rằng hắn được ‘tự do’ chính là v́ hắn được ở trong nhà cha của hắn. Hắn ra đi đến những miền đất xa xôi để phung phí gia tài của ḿnh. Cuối cùng, hắn nhận ra rằng chính v́ hắn ra đi quá xa với nhà cha của hắn mà thay v́ được tự do hắn lại trở thành nô lệ; hắn đă hiểu rằng chỉ nhờ trở về nhà cha của ḿnh hắn mới thực sự có tự do, sống một cuộc đời hoàn toàn tốt đẹp thôi.

 

“Đó là những ǵ đang xẩy ra cho thời đại tân tiến của chúng ta này. Trước đây, nó nghĩ và tin rằng, bằng việc loại trừ Thiên Chúa ra ŕa và trở nên tự động, chỉ sống theo những ư nghĩ riêng tư và bản năng của chúng ta, chúng ta mới thực sự được tự do làm những ǵ chúng ta muốn mà không ai có thể truyền khiến chúng ta cả.

 

“Thế nhưng, khi Thiên Chúa biến khuất, con người nam nữ không trở nên cao cả hơn; thật vậy, họ đă mất đi phẩm vị thần linh của ḿnh; khuôn mặt của họ đă mất đi vinh quang của Thiên Chúa. Cuối cùng họ trở thành những sản vật thuần túy của một cuộc cách mạng mù quáng, và như thế, họ có thể bị sử dụng và bị lạm dụng. Đó chính là những ǵ kinh nghiệm của thời đại chúng ta đă cho chúng ta thấy rơ như vậy. 

“Nếu chỉ có Thiên Chúa là cao cả th́ nhân loại cũng cao cả nữa. Với Mẹ Maria, chúng ta phải bắt đầu hiểu rằng vấn đề là như thế. Chúng ta không được ĺa xa Thiên Chúa nhưng hăy làm cho Thiên Chúa hiện diện; chúng ta phải bảo đảm là Ngài là Đấng cao cả trong đời sống của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới có thể trở thành thần linh; tất cả mọi vinh hiển của phẩm vị thần linh bấy giờ mới là của chúng ta. Chúng ta hăy áp dụng điều này vào đời sống riêng của chúng ta.

 

“Vấn đề cần thiết là Thiên Chúa phải là Đấng cao cả giữa chúng ta, trong đời sống chung riêng.

 

“Trong đời sống công cộng, Thiên Chúa cần phải hiện diện, chẳng hạn, ở các dinh thự công, và Ngài cần phải hiện diện trong đời sống cộng đồng, v́ nếu có Thiên Chúa hiện diện, chúng ta mới có đường hướng, một đường hướng chung; bằng không, không thể nào ổn định những cuộc tranh chấp, v́ phẩm vị chung của chúng ta không c̣n được nh́n nhận nữa.

 

“Chúng ta hăy làm cho Thiên Chúa cao cả trong đời sống chung riêng. Có nghĩa là giành chỗ cho Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta hằng ngày, bắt đầu bằng việc nguyện cầu ban sáng, rồi dâng lên Thiên Chúa thời gian, dâng lên cho Chúa các Ngày Chúa Nhật. Chúng ta không phí phạm thời giờ tự do của ḿnh nếu chúng ta dâng nó cho Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa đi vào thời gian của chúng ta th́ mọi lúc đều trở thành cao cả, rộng chỗ hơn, dồi dào hơn”.

Mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm tương hợp với giai đoạn tu đức thứ ba là giai đoạn hiệp nhất, như được cảm nhận:

 

Cuộc hiệp thông thần linh là giai đoạn tu đức thứ ba, giai đoạn tu đức cao nhất, giai đoạn tu đức được gọi là thần hiệp, hiệp nhất giữa Thiên Chúa và linh hồn, đến độ ‘ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời’. Nghĩa là tới độ con người không sống cho ḿnh nữa mà là cho Thiên Chúa (x Gal 2:20), được thể hiện qua ư muốn của họ hoàn toàn thuận phục ư muốn của Chúa, v́ họ chẳng muốn ǵ hơn Người, Đấng duy nhất và trên hết được họ yêu mến hết ḷng muốn, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực (x Mk 12:30)… Ở vào giai đoạn tu đức thứ ba thần hiệp này, linh hồn cảm thấy khao khát Thiên Chúa thực sự, một khát khao không phải v́ được hoan hưởng dồi dào ơn an ủi, đến nỗi linh hồn khao khát ơn an ủi hơn là chính Đấng ban ơn an ủi (nên nhiều trường hợp linh hồn đă bỏ Chúa khi hết ơn an ủi). Nỗi khát khao thần linh chân thực và sâu xa này được chứng tỏ ở chỗ linh hồn lúc nào cũng hướng về Chúa bằng việc liên lỉ lắng nghe Chúa và cởi mở trước mọi tác động thần linh để có thể mau mắn đáp ứng một cách trọn vẹn hết mọi ư định thần linh” (trang 176-178).  

 

C̣n ai nên một với Thiên Chúa bằng Mẹ Maria, v́ Mẹ Maria được gọi là “đầy ơn phúc” (Lk 1:28), tức được nên một với Chúa nhất, nên giống Chúa nhất, thân mật với Chúa nhất: Mẹ chẳng những được “Thiên Chúa ở cùng” (Lk 1:28) ngay từ giây phút hoài thai trong ḷng thai mẫu với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà c̣n “được ơn nghĩa với Chúa” (Lk 1:30), tức không bao giờ làm mất ḷng Chúa, trái lại, tất cả những ǵ Chúa muốn đều được nên trọn nơi Mẹ, nhất là khi Mẹ đứng dưới chân thập giá Con Mẹ (x Jn 19:25) như một vị Công Công Cứu Chuộc.

 

Mức độ đầy ơn phúc của Mẹ Maria và nơi Mẹ Maria, được bắt đầu từ giây phút hoài thai trong ḷng thai mẫu, và càng lúc càng gia tăng cho đến hết cỡ chứa đựng của loài người. Mức độ “đầy ơn phúc” này nơi Mẹ không phải chỉ ở chỗ Mẹ không bao giờ bị vơi đi mức độ này, v́ tội lỗi hay lầm lỗi, trái lại, mức độ “đầy ơn phúc“ này chẳng những c̣n nguyên mà c̣n gia tăng hơn thế nữa, nhờ ḷng khao khát thần linh của Mẹ mỗi ngày một hơn, nghĩa là ḷng Mẹ càng ngày càng nở rộng để đón nhận ơn Chúa, và ơn Chúa càng đổ vào ḷng Mẹ th́ lại càng làm cho ḷng Mẹ hay Trái Tim Mẹ ph́nh rộng thêm để chứa đựng nhiều hơn nữa. Bởi thế mà danh xưng của Mẹ Maria hay căn tính của Mẹ Maria mới là “đầy ơn phúc” (Lk 1:28), như danh xưng của Thiên Chúa là hiện hữu vậy (x Ex 3:14). Qua hai danh xưng này, có thể nói, nếu Thiên Chúa là chính Sự Có, là Toàn Hữu, th́ Mẹ Maria là tất cả những ǵ được ban phát, là Toàn Ân.

 

Thật vậy, nếu mặt trăng là hành tinh được khoa học cho biết hấp thụ và phản chiếu ánh sáng mặt trời thế nào, th́ Mẹ Maria cũng trọn vẹn lănh nhận và phản chiếu “Thiên Chúa là ánh sáng” (1Jn 1:5) như vậy, bằng đức tin tuân phục của Mẹ, từ biến cố Truyền Tin Lời Nhập Thể cho tới biến cố Chúa Kitô Tử Giá. Nếu Chúa Kitô là tất cả mạc khải thần linh, th́ Mẹ Maria “đầy ơn phúc” là tất cả đáp ứng thần linh. Nếu Vô Nhiễm Nguyên Tội là ơn cứu độ của Chúa Kitô ban cho Mẹ từ khi Mẹ hoài thai thế nào, th́ Trái Tim Mẹ chính là mảnh đất tốt cho mầm mống ơn cứu độ mọc lên và là mầm mống trổ sinh gấp trăm nơi duy một ḿnh Mẹ, đệ nhất tạo vật về ân sủng.

 

Tóm lại, nếu mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm là mệnh lệnh cao cả nhất về khía cạnh tu đức, th́ Sứ Điệp Fatima quả thực là Linh Đạo Thánh Mẫu và cho thấy Điềm Lạ Maria “chân đạp mặt trăng” vậy. Chưa hết, nếu ánh trăng chẳng những hấp thụ ánh sáng mặt trời mà c̣n soi sáng cho trái đất về đêm thế nào, th́ ư nghĩa về h́nh ảnh “chân đạp mặt trăng” đây của Mẹ c̣n bao hàm cả việc Mẹ là mô phạm cho chung nhân loại nữa. Đúng vậy, Ḷng tin yêu “đầy ơn phúc” nơi Mẹ Maria, được biểu hiệu nơi Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria quả thực Mẹ là mô phạm tuyệt vời cho chung nhân loại và cho riêng Kitô hữu, trong việc họ chẳng những sống Ơn Gọi Làm Người căn bản của họ, mà c̣n sống Ơn Gọi Làm Thánh trọn lành của thành phần được lănh nhận Phép Rửa và được trở nên “những đứa con thừa nhận” của Thiên Chúa nữa (xem Galata 4:5). Đó là lư do, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, khi c̣n là Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, trong tác phẩm “The Ratzinger Report” (ấn bản Anh ngữ, Ignatius Press, 1985, trang 105-106), vừa thú nhận vừa kêu gọi về ḷng sùng kính Mẹ Maria như sau:

 

       Là một thần học gia trẻ ở vào thời điểm trước (cũng như trong) Công Đồng, tôi đă đặt vấn đề về một số những công thức cổ xưa, chẳng hạn như câu nổi tiếng De Maria nunquam satis, ‘nói về Mẹ Maria không bao giờ cùng’. Câu này có vẻ quá đáng đối với tôi. Bởi thế sau này tôi khó ḷng mà hiểu được ư nghĩa thực sự của lời diễn tả danh tiếng khác (đang lưu hành trong Giáo Hội từ các thế kỷ đầu tiên, thời mà sau cuộc tranh căi đáng ghi nhớ, Công Đồng Êphêsô năm 431 đă công bố Maria là Theotokos, Mẹ Thiên Chúa). Việc công bố này tức là việc nh́n nhận Đức Trinh Nữ là ‘Vị Chiến Thắng tất cả mọi lạc thuyết’. Bởi vậy, trong giai đoạn lẫn lộn này, khi mà hết mọi thứ sai lạc thực sự dường như đang áp đảo ngưỡng cửa đức tin chân thực, th́ tôi mới hiểu được rằng nó không phải là vấn đề quá trớn của ḷng đạo đức, mà là vấn đề của những chân lư ngày nay có hiệu lực hơn bao giờ hết…

 

“Phải, cần phải trở về với Mẹ Maria nếu chúng ta muốn trở lại với ‘sự thật về Chúa Giêsu Kitô’, ‘sự thật về Giáo Hội’, và ‘sự thật về con người’ là những ǵ được Đức Gioan Phaolô II đề ra như một chương tŕnh thực hiện cho toàn thể Kitô Giáo vào năm 1979, thời điểm ngài khai mạc hội đồng giám mục Mỹ Châu Latinh ở Puebla. Các vị giám mục đă đáp lại dự án này của vị Giáo Hoàng ấy bằng việc bao gồm trong các bản văn kiện đầu tiên (những văn kiện đă được một số người đọc một cách thiếu sót) ước muốn và mối quan tâm nhất trí của các vị, đó là: ‘Hơn bao giờ hết Mẹ Maria cần phải trở thành một khoa sư phạm để loan báo Phúc Âm cho con người ngày nay’. Thật vậy, chính ở châu lục này là nơi ḷng tôn sùng Thánh Mẫu theo truyền thống nơi dân chúng đă bị sa sút, một t́nh trạng trống rỗng xẩy ra được thay thế bằng những ư hệ chính trị. Nó là một hiện tượng có thể nhận thấy hầu như ở khắp nơi với một mức độ nào đó, cho thấy tầm quan trọng của một thứ ḷng tôn sùng không chỉ thuần túy tôn sùng mà thôi”.

 

Cũng trong cuốn The Ratzinger’s Report, ở chương 7, về “Thành Phần Nữ Giới, Một Người Nữ”, trang 106-109, Vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta đă nêu lên 6 lư do cho thấy tại sao vai tṛ quan trọng của Mẹ Maria trong việc làm quân b́nh Đức Tin Công Giáo hay để cứu văn cuộc khủng hoảng đức tin như sau:

 

1.      “Khi người ta nh́n nhận vị thế được tín điều và truyền thống qui định cho Mẹ Maria là họ đâm rễ một cách vững chắc vào khoa Kitô học đích thực. (Theo Công Đồng Chung Vaticanô II th́ ‘mộ mến suy niệm về Mẹ và chiêm ngưỡng Mẹ theo chiều hướng Lời nhập thể là Giáo Hội cung kính đi sâu hơn nữa vào mầu nhiệm Nhập Thể trọng đại và càng trở nên giống như vị hôn phu của ḿnh hơn nữa’ [Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, khoản 65). Ngoài ra, chính v́ việc trực tiếp phục vụ niềm tin tưởng vào Chúa Kitô, chứ không phải hoàn toàn chỉ v́ ḷng tôn sùng Người Mẹ này, mà Giáo Hội đă tuyên bố các tín điều Thánh Mẫu: trước hết là tín điều Mẹ trọn đời đồng trinh và vai tṛ Thiên Mẫu, rồi sau đó, qua một thời gian dài chín mùi và suy tư, đến những tín điều Mẹ Hoài Thai Vô Nhiễm và Mông Triệu hiển vinh thiên đ́nh. Những tín điều này là những ǵ bảo vệ niềm tin nguyên tuyền nơi Đứca Kitô, Đấng là Thiên Chúa thật và là người thật, Đấng có hai bản tính trong một Ngôi Vị duy nhất. Những tín điều Thánh Mẫu ấy cũng bảo đảm chiều kích cánh chung bất khả thiếu, khi cho thấy việc Mông Triệu của Mẹ Maria như là một định mệnh bất tử đang đợi chờ tất cả chúng ta. Những tín điều này cũng bảo vệ niềm tin – bị đe dọa ngày nay – nơi Thiên Chúa Hóa Công, Đấng có thể tự do nhúng tay can thiệp vào cả vấn đề thể chất (và đây là một trong những vấn đề liên quan tới ư nghĩa về sự thật trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria, một vấn đề mà hơn bao giờ hết ngày nay không hiểu được). Sau hết, Mẹ Maria, như Công Đồng nhắc nhở: ‘đă tiến sâu vào lịch sử cứu độ,… ở chỗ các mầu nhiệm Đức Tin quan trọng nhất được liên kết và âm vang nơi bản thân Mẹ’ (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 65)”.

2.     
“Khoa thánh mẫu học của Giáo Hội bao gồm mối liên hệ chân thực, việc hội nhập cần thiết giữa Thánh Kinh và truyền thống. Bốn tín điều Thánh Mẫu có nền tảng rơ ràng trong Thánh Kinh. Thế nhưng nền tảng này trong Thánh Kinh giống như một mầm mống mọc lên và sinh hoa kết trái trong đời sống của truyền thống, cũng như được bày tỏ thể hiện nơi phụng vụ, nơi nhận thức của thành phần tín hữu và nơi suy tư thần học theo chiều hướng của Huấn Quyền”.

3.     
“Mẹ Maria liên kết với nhau, nơi chính bản thân của ḿnh là một thiếu nữ Do Thái được trở nên Mẹ của Đấng Thiên Sai, một cách sống động và bất khả phân ly, thành phần Dân Chúa cả cựu lẫn tân, Dân Do Thái và Dân Kitô Giáo, hội đường và thánh đường. Mẹ thực sự là cái móc nối liên kết mà nếu thiếu vắng th́ Đức Tin (như đang xẩy ra ngày nay) có nguy cơ bị mất quân b́nh, hoặc bằng việc bỏ Tân Ước đi lấy Cựu Ước hay bằng việc không cần đến Cựu Ước nữa. Trái lại, nơi Mẹ, chúng ta có thể sống mối hiệp nhất hoàn toàn này của Thánh Kinh”.

4.     
“Việc tôn sùng Thánh Mẫu đúng đắn bảo đảm cho đức tin về việc đồng hiện hữu giữa ‘lư trí’ bất khả thiếu với ‘những lư lẽ của con tim’ cũng bất khả châm chước, như Pascal nói. Đối với Giáo Hội, con người không thuần lư trí cũng chẳng thuần cảm t́nh, họ là khối hiệp nhất của cả hai chiều kích này. Cái đầu cần phải tỏ ra sáng suốt, nhưng con tim cần phải cảm thấy nồng nàn: như thế, việc tôn sùng Mẹ Maria mới bảo đảm được chiều kích hoàn toàn nhân bản của đức tin (như Công Đồng Chung Vaticanô II thúc giục ‘một mặt tránh đi hết mọi thứ thái quá sai lầm, mặt khác tránh đi tính cách quá thiển can trong việc chiêm ngắm phẩm vị trổi vượt của Mẹ Thiên Chúa’)”.

5.     
“Nếu sử dụng chính các mẫu thức của Công Đồng Chung Vaticanô II th́ Mẹ Maria là ‘h́nh dạng’, ‘h́nh ảnh’ và ‘mẫu thức’ của Giáo Hội. Nh́n ngắm Mẹ, Giáo Hội được bảo vệ cho khỏi kiểu mẫu nam tính hóa là kiểu mẫu coi Mẹ như là một dụng cụ cho một chương tŕnh hoạt động chính trị xă hội. Nơi Mẹ Maria, như h́nh dạng và nguyên mẫu của ḿnh, Giáo Hội thấy lại được bộ mặt của ḿnh là một Người Mẹ, và không thể thoái hóa thành tính cách phức tạp của một đảng phái, của một tổ chức hay của một nhóm áp đặt phục vụ các lợi ích của nhân loại cho dù là những lợi ích cao quí nhất. Nếu Mẹ Maria không c̣n chỗ đứng nơi nhiều thứ thần học và giáo hội học nữa th́ lư do cũng hiển nhiên thôi, đó là v́ những thứ khoa học này biến đức tin trở thành một cái ǵ đó trừu tượng. Và đă trừu tượng th́ không cần ǵ đến một Người Mẹ nữa”.

6.     
“Với thân phận của ḿnh, một lúc vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ, Mẹ Maria tiếp tục chiếu tỏa trên những ǵ được Đấng Hóa Công ấn định cho nữ giới ở mọi thời đại, kể cả thời đại của chúng ta đây, hay nói đúng hơn, có lẽ cho chính thời đại của chúng ta, một thời đại mà, như chúng ta biết, chính bản chất của nữ tính đang bị đe dọa. Nơi tính cách trinh nguyên và vai tṛ làm mẹ của Người, mầu nhiệm của nữ giới có được một định mệnh rất cao cả khiến họ không thể bị phân mảnh. Mẹ Maria hiên ngang xướng lên bài ca vịnh Magnificat – Ngợi Khen, thế nhưng Mẹ cũng là một con người làm cho việc thinh lặng và ẩn dật sinh hoa kết trái. Mẹ là một con người không sợ đứng dưới Cây Thập Tự Giá cũng là vị hiện diện ở cuộc Giáo Hội được hạ sinh. Thế nhưng, Mẹ cũng là vị, như thánh kư nhấn mạnh mấy lần là ‘lưu giữ và suy niệm trong ḷng’ những ǵ được tỏ ra cho Mẹ. Là một tạo vật can trường và tuân phục, Mẹ đă và vẫn c̣n là một mẫu gương cho hết mọi Kitô hữu nam nữ có thể và cần phải bắt chước noi theo”.

 

 

 

“Bốn mươi năm về trước, rồi 10 năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, chứng kiến cảnh khổ đau của gia đ́nh nhân loại, đă phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng. Cũng thế giới của mọi người và mọi dân tộc này trước mắt của con hôm nay đây, con xin lập lại việc phó thác và hiến dâng mà vị tiền nhiệm của con đă thực hiện ở Ṭa Thánh Phêrô: thế giới của kỷ nguyên thứ hai đang kết thúc, thế giới tân tiến, thế giới của chúng con hôm nay!

 

“Ôi Mẹ của mọi người và mọi dân tộc, Mẹ biết rơ tất cả khổ đau và hy vọng của họ, với ư thức làm mẹ, Mẹ biết tất cả những giằng co giữa sự thiện và sự dữ, giữa ánh sáng và bóng tối, đang hành hạ thế giới tân tiến hôm nay, xin nhận lời kêu than mà chúng con được Thánh Linh khơi động trực tiếp dâng lên Trái Tim Mẹ. Với t́nh yêu của một Từ Mẫu và Tôi Tớ, xin hăy ôm lấy thế giới nhân loại của chúng con mà chúng con phú thác và hiến dâng cho Mẹ, v́ chúng con đầy âu lo cho vận mệnh hiện tại và đời đời của mọi người và mọi dân tộc.

 

“Một cách đặc biệt, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phú thác và dâng hiến. Chúng con chạy đến với sự bảo hộ của Mẹ, Thiên Chúa Thánh Mẫu: xin đừng chê chối lời cầu xin chúng con dâng lên Mẹ trong cơn khẩn trương của chúng con”.

 

(ĐTC GPII: Lời Nguyện Hiến Dâng Nước Nga 25/3/1984)