Trích Hận Thù Quyết Thắng của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Phần Hai


Hận Thù

 

Cuộc "Hận Thù Quyết Thắng" được mở màn bằng biến cố "Thiên Thần Sa Đọa" (trang 122-124 và 113-114). Bức Tranh nơi trang này là của Ariel Agemian.

"Hận Thù Quyết Thắng" là một cuộc thám xét toàn diện "những bí mật thâm sâu của Satan" (KH 2:24) trong việc chống phá mầu nhiệm thần linh được mạc khải bởi Thiên Chúa "là khởi sự và là sau hết" (KH 1:17), "là nguyên ủy và là cùng đích" (KH 21:6), qua dự án và công cuộc cứu chuộc của Ngài, từ lúc Ngài tạo dựng nên mọi sự hiện hữu tốt lành cho đến khi Ngài "canh tân lại tất cả mọi sự" (KH 21:5).
 


-8-
Bóng Tối Tăm


"
Vào lúc khởi nguyên khi Thiên Chúa dựng nên các tầng trời và đất, th́ đất vẫn c̣n là một hoang địa mung lung, và tối tăm c̣n bao trùm vực thẳm, trong lúc đó đă có một luồng gió mạnh thổi trên các gịng nước.

"Bấy giờ Thiên Chúa phán: 'Hăy có ánh sáng', liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy ánh sáng thật là tốt lành. Đoạn Thiên Chúa phân ánh sáng ra khỏi tối tăm. Thiên Chúa gọi ánh sáng là 'ngày' và tối tăm là 'đêm'. Thế là qua một buổi chiều tối và sau đó là một buổi sáng - ngày thứ nhất". (KN 1:1-31)

Qua đoạn Khởi Nguyên mở màn cho toàn bộ Thánh Kinh của riêng Do Thái giáo cũng như của chung Kitô giáo trên đây, con người đă được mạc khải cho thấy trước hầu như toàn diện về thực tại cũng như ư nghĩa "những mầu nhiệm của Thiên Chúa" (1Cor.4:1).

"Vào lúc khởi nguyên":

"Vào lúc khởi nguyên", 4 chữ mở đầu cho toàn bộ Kinh Thánh đă nói lên một thực tại thời gian ở bên ngoài "Đấng tự hữu" (XH 3:14), một thực tại hoàn toàn khác với thực tại thần linh. Thực tại thời gian này, theo nguồn gốc, "vào lúc khởi nguyên" (Gn.1:1) tuy được bắt nguồn "bởi/nhờ" Thiên Chúa (x.Gn.1:3) song vẫn không phải là chính Thiên Chúa. Theo dự án thần linh sâu nhiệm của "Thiên Chúa là ánh sáng' trong Ngài không có tối tăm" (1Gn.1:5), "khi đến thời điểm ấn định" (Gal 4:4), thực tại thời gian này trở nên tiến tŕnh "hoàn thành" (KH 21:6) ư muốn tuyệt đối toàn thiện và vô cùng toàn năng của Thiên Chúa là "Đấng tự hữu". Như thế, tự bản chất, thời gian chính là thực tại mạc khải của Thiên Chúa.

"Khi Thiên Chúa dựng nên các tầng trời và đất"

"Các tầng trời và đất" đây là ǵ, nếu không phải là hai thực tại thượng giới và hạ giới, mà Thánh Kinh gọi là "bên trên" và "bên dưới" (Gn 8:23). Theo mạch văn cũng như ư nghĩa của đoạn Thánh Kinh mở đầu này, th́ "các tầng trời" được Thiên Chúa "dựng nên" trước "đất", hay nói cách khác, khi "đất" được Thiên Chúa tạo dựng th́ đă có "các tầng trời" rồi. Bởi v́, theo thượng trí vô cùng khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa, "đất" chỉ là "những phóng ảnh" (DT 9:23) của "các tầng trời", do đó, phải được dựng nên theo "những mẫu thức trên trời" (DT 9:23).

Hiểu như thế, "các tầng trời" đây là biểu hiệu cho "những sự trên trời" (Gn 3:12), tức là cho tất cả những sự (về h́nh thức cũng như thể thức) mà Thiên Chúa "đă" có ư định tạo dựng nên ở dưới "đất", và theo tiến tŕnh tạo dựng cũng như mạc khải của ḿnh, Ngài sẽ thực hiện đúng như vậy. Để rồi, "khi thời gian ấn định đến" (Gal 4:4), "Thiên Chúa giao ḥa mọi sự nơi bản thân Người (Đức Giêsu Kitô), cả dưới đất cũng như trên các tầng trời" (Col 1:20), và cuối cùng, sẽ có "các tầng trời mới và đất mới. Các tầng trời trước và đất trước đă qua đi" (KH 21:1' x.Lc.21:33).

Tuy nhiên, trong và theo ư nghĩa "ḥa giải" và "mới" này, th́ "các tầng trời và đất" mà "vào lúc khởi nguyên" được Thiên Chúa tạo dựng ấy, tự bản chất, h́nh như mang sẵn một tính cách chưa viên trọn và cần phải được biến đổi cho đến tầm mức hoàn toàn theo thiên định của ḿnh. Đúng hơn, cả hai thực tại thượng giới "bên trên" và hạ giới "bên dưới" là "các tầng trời và đất" này cần phải được hoàn toàn ăn khớp ("giao ḥa") với nhau. Thế rồi, một khi cả hai thực tại đă được hoàn toàn "giao ḥa" với nhau, đạt được tầm vóc của ḿnh đúng như "ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" (Mt 6:10), th́, không phải hay sao, là chúng được mặc lấy một thực tại "mới", so với tất cả những ǵ "trước đă qua đi" theo thời gian. V́, tính cách của "thời gian", theo ư nghĩa thần linh của nó trong bốn chữ "vào lúc khởi nguyên" trên đây, chính là một "tiến tŕnh hoàn thành" vậy.

"Th́ đất vẫn c̣n là một hoang địa mung lung, và tối tăm c̣n bao trùm vực thẳm, trong lúc đó, đă có một luồng gió mạnh thổi trên các gịng nước."

Phải, như đoạn diễn giải về ư nghĩa "khi Thiên Chúa đă đựng nên các tầng trời và đất" trên đây, "các tầng trời" đă được Thiên Chúa dựng nên trước "đất". Thế rồi, căn cứ theo "những mẫu thức trên trời" là thực tại thuộc về thượng giới ở "bên trên" (có trước) này mà Thiên Chúa sẽ dựng nên "đất". Do đó, trước khi "đất" là thực tại thuộc về hạ giới ở "bên dưới" được thực sự h́nh thành, nó hoàn toàn "vẫn c̣n là một hoang địa mung lung", tức chưa có h́nh thể nhất định ǵ cả, tất cả c̣n đang ở trong năng trạng (t́nh trạng có thể) hay đang bao gồm tất cả những năng thể (sự vật có thể).

Lúc "đất c̣n đang là một hoang địa mung lung", chưa được chính thức h́nh thành để trở nên hiện thực với những hiện thể nhất định này th́ cũng là lúc "tối tăm c̣n bao trùm vực thẳm", một h́nh ảnh mà cuốn "Nước Chảy Từ Tảng Đá" (trang 28) đă suy diễn như thể tượng trưng cho "hư vô". Thực ra "tối tăm" và "vực thẳm" đây là ǵ? Liên hệ giữa "tối tăm" và "vực thẳm" trong t́nh trạng "bao trùm" ở đây có ư nói ǵ?

Nếu "vực thẳm" là một h́nh ảnh tượng trưng cho một thực tại sâu xa, và "tối tăm bao phủ" là h́nh ảnh biểu hiệu cho một tính chất mầu nhiệm bí mật th́, không phải hay sao, "tối tăm bao trùm vực thẳm" ở đây, trước khi "đất" được thực sự h́nh thành, có ư nói đến chính "sự khôn ngoan của Thiên Chúa: một sự khôn ngoan huyền nhiệm, kín mật" (1Cor.2:7), một sự khôn ngoan mà Thiên Chúa sẽ "mạc khải nhờ Thần Linh. Thần Linh thấu suốt mọi sự, ngay cả những điều sâu nhiệm của Thiên Chúa" (1Cor 2:10). Sự kiện Thiên Chúa mạc khải nhờ Thần Linh của Ngài này đă hiển hiện thật là chính xác nơi ư nghĩa của câu Thánh Kinh tiếp liền theo sau, đó là h́nh ảnh "trong lúc đó, đă có một luồng gió mạnh thổi trên các gịng nước".

"Luồng gió mạnh" ở đây là ǵ, nếu không phải biểu hiệu cho Thần Linh Thiên Chúa, Thần Linh mạc khải, Thần Linh "như gió muốn thổi đâu th́ thổi" (Gn 3:8). Thế nhưng, trong câu Thánh Kinh của sách Khởi Nguyên này, "luồng gió mạnh" là Thần Linh Thiên Chúa lại được diễn tả "thổi trên các gịng nước". Vậy "các gịng nước" ở đây là ǵ, nếu không phải là "những sự trên trời" (Gn.3:12) mà Thiên Chúa muốn mạc khải qua "Lời hóa thành nhục thể" (Gn 1:14): "Lời đă hiện diện nơi Thiên Chúa vào lúc khởi nguyên (lúc đă có "các tầng trời" và lúc "đất vẫn c̣n là một hoang địa mung lung"). Nhờ Người mà tất cả mọi sự được hiện hữu" (Gn 1:2-3)' "Lời hoá thành nhục thể" là Lời Thiên Chúa dùng để "nói với" (DT 1:2) hay để mạc khải về "sự khôn ngoan huyền nhiệm, kín mật", đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng "đến từ thượng giới" (Gn 3:31), Đấng "nói về những sự trên trời" (Gn 3:12), Đấng "mạc khải Cha ra" (Gn 1:18), Đấng được Thiên Chúa chứng nhận bằng "Thần Linh của Thiên Chúa như chim câu xuống đậu trên Người" (Mt 3:16) ở trên bờ của gịng sông Dược-Đăng.

Như thế, "một luồng gió mạnh thổi trên các gịng nước" ở đây, được sách Khởi Nguyên đặt liền ngay sau một h́nh ảnh tương phản là "tối tăm c̣n bao trùm vực thẳm", nếu theo ư nghĩa đă được diễn giải trên đây về cả hai thực tại, đă nói lên ư định "khôn ngoan sâu nhiệm, kín mật" của Thiên Chúa là muốn mạc khải Ḿnh ra. Và việc Thiên Chúa muốn mạc khải Ngài ra này lại được thực hiện qua Lời là Con Một của Ngài và bằng Thần Linh của Ngài, đúng như h́nh ảnh đầu tiên trong sách Khởi Nguyên đă diễn tả: "trong khi ấy đă có một luồng gió mạnh thổi trên các gịng nước", và h́nh ảnh này đă trở thành hiện thực nơi lời minh định của Chúa Giêsu trong Phúc Âm thánh Gioan: "Không ai được vào vương quốc của Thiên Chúa mà lại không được sinh ra bởi nước và Thánh Linh" (Gn 3:5).

Nếu muốn được sinh ra bởi Thiên Chúa, tạo vật cần phải được Ngài tỏ ḿnh Ngài ra cho. Thế nhưng, để có thể nhận biết Thiên Chúa khi Ngài muốn tỏ ḿnh Ngài ra cho, ít nhất, điều kiện ắt có và đủ nơi tạo vật là chúng cần phải có một khả năng xứng hợp. Bởi thế, vào ngày tạo dựng thứ nhất, Thiên Chúa đă dựng nên "ánh sáng".

"Bấy giờ Thiên Chúa phán: 'Hăy có ánh sáng', liền có ánh sáng."

Những ǵ sách Khởi Nguyên đề cập đến trước ngày tạo dựng thứ nhất, như "các tầng trời", "đất", "tối tăm", "vực thẳm", "luồng gió mạnh" và "các gịng nước", đều không phải là và không được hiểu là những sự vật tự nhiên thuộc về lănh vực thể lư, như chúng được xuất hiện sau này vào ngày tạo dựng của chúng. Cũng thế, ư nghĩa về "ánh sáng" được tác thành trong ngày tạo dựng thứ nhất. Nếu ư định "khôn ngoan sâu nhiệm, kín mật" của Thiên Chúa là tỏ ḿnh ra, th́ "ánh sáng" trong ngày tạo dựng thứ nhất phải là và được hiểu là kiến thức để nhận biết Thiên Chúa. Thực tế cũng cho thấy, trong tất cả mọi loài tạo vật được Thiên Chúa tác thành qua 6 ngày tạo dựng, chỉ có thiên thần là loài có bản tính thuần thiêng mới đáng gọi là "ánh sáng", mới thật sự biểu hiệu cho và mới đúng là kiến thức để nhận biết "Thiên Chúa vô h́nh" (Col 1:15). Do đó, có thể kết luận là thiên thần được Thiên Chúa tác thành trong ngày tạo dựng thứ nhất. Tuy nhiên, không phải có một bản tính thuần thiêng là kiến thức thông sáng như thế mà các thiên thần tự nhiên được hưởng kiến Thiên Nhan như thành phần "được Thiên Chúa tiền định" (Rm 8:29), "được Cha chúc phúc" (Mt 25:34) đâu.

Thế th́ bấy giờ các thiên thần ở đâu, nếu các ngài chưa được ở trên thiên đàng là nơi hưởng kiến Thiên Nhan? Thực ra, ngay từ đầu, vốn được Thiên Chúa yêu thương ở cùng, dù chưa thực sự hưởng kiến Thiên Nhan trên thiên đàng, các thiên thần cũng đă hiện hữu trước nhan Thiên Chúa rồi, song không được và chưa được trực tiếp thấy Thiên Chúa, một khi Ngài chưa chính thức tỏ ḿnh Ngài ra cho các đấng.

Tuy nhiên, dù là "ánh sáng rất tốt lành", có thể phản ảnh "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Gn.1:5) nơi bản tính thuần thiêng của ḿnh, như được thấy Ngài trong gương sáng, chứ không phải "trong gương mờ" như loài người có xác thể, các ngài vẫn không được "trực diện" (1Cor.13:12) thấy "Thiên Chúa là thần linh" (Gn 4:24) như Thiên Chúa là và như Thiên Chúa biết Ḿnh Ngài.

Bởi đó, muốn được muôn đời hưởng kiến Thiên Nhan, các thiên thần cũng phải được "tái sinh bởi trên cao (tức bởi thượng giới ở 'bên trên' là 'các tầng trời'" (Gn 3:3), hay nói cách khác, tức phải được Thiên Chúa tỏ ḿnh Ngài ra cho, một tác động mà, theo cuốn "Trở Nên Như Trẻ Nhỏ" (trang 41), có nghĩa là Thiên Chúa "sinh ra" thành phần vốn được Ngài "cưu mang" trong yêu thương.

Vả lại, các thiên thần có tự do, một tự do c̣n hơn cả của loài người nữa, v́ các ngài không có xác thịt dính liền với "bản chất yếu nhược" (Mt 26:41)' ngoài ra, các ngài cũng không bị "chước cám dỗ" (Mt 6:13) như loài người. Do đó, các ngài có khả năng yêu mến "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Gn.4:8,16) hơn hết mọi tạo vật.

Với bản tính thiêng liêng, vừa thông sáng để hiểu biết và vừa tự do không bị lệ thuộc ngoại cảnh để yêu mến, các thiên thần hiện hữu đúng là để nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. Tuy nhiên, muốn nhận biết Thiên Chúa như Ngài là và như Ngài biết ḿnh Ngài, để có thể yêu mến Ngài cho xứng đáng, tạo vật cần phải được chính Thiên Chúa mạc khải cho biết. Hiểu như thế mới thấy được lư do và ư nghĩa của việc Thiên Chúa, sau khi tạo dựng nên "ánh sáng" là các thiên thần, Ngài mới "phân ánh sáng ra khỏi tối tăm", một thứ "tối tăm" mà theo cuốn "Mầu Nhiệm Kitô Hữu" (trang 96) đó là biểu hiệu cho "ma qủi".

"Thiên Chúa thấy ánh sáng thật là tốt lành. Đoạn Thiên Chúa phân ánh sáng ra khỏi tối tăm."

Việc Thiên Chúa "phân ánh sáng ra khỏi tối tăm" đây, bề ngoài được coi như là một việc làm để thử thách các thiên thần, nhưng nội dung lại là việc Thiên Chúa muốn mạc khải chính Ḿnh Ngài ra cho các thiên thần là loài tạo vật thượng thặng của Ngài, để loài tạo vật có bản tính ưu tú là "ánh sáng" giống Ngài nhất này có thể biết Ngài như Ngài là, nhờ đó mới có thể yêu mến Ngài như Ngài đáng, hầu đạt được thân mệnh vinh dự của ḿnh là muôn đời chầu chực, tôn thờ và phục dịch Thiên Chúa vô cùng toàn hảo, chí tôn, chí thánh!

Thế nhưng, Thiên Chúa đă thực hiện việc "phân ánh sáng ra khỏi tối tăm" này bằng cách nào và ra sao, nếu không phải bằng chính việc mạc khải của Ngài cho các thiên thần, một mạc khải mà nội dung là chính "mầu nhiệm, dự án mà Thiên Chúa đă lấy làm măn nguyện ấn định trong Đức Kitô, dự án được thực hiện khi thời điểm viên trọn: đó là mang tất cả mọi sự trên các tầng trời cũng như trên mặt đất đặt dưới quyền lănh đạo của Đức Kitô" (Êph.1:9-10) là chính "Lời đă hoá thành nhục thể" (Gn 1:14). Việc Thiên Chúa mạc khải cho các thiên thần biết "mầu nhiệm" về "Lời hoá thành nhục thể" này, đối với con khổng long và 1/3 tinh tú theo nó (x.KH 12:4) th́ chẳng khác ǵ như "ánh sáng chiếu trong tăm tối, một thứ tối tăm đă không thấu triệt được ánh sáng" (Gn 1:5).

"Thiên Chúa gọi ánh sáng là 'ngày' và tối tăm là 'đêm'".

Sau khi Thiên Chúa đă "phân ánh sáng ra khỏi tối tăm", bằng cách tỏ ḿnh Ngài ra cho các thiên thần như thế, th́ "ánh sáng" được Thiên Chúa tác thành trong ngày tạo dựng thứ nhất, một khi được "ánh sáng sự sống" (Gn 8:12) chiếm hữu, sẽ trở thành "ngày" là biểu hiệu cho sự sống, một sự sống trong "Thiên Chúa là ánh sáng' trong Ngài không có tối tăm" (1Gn 1:5)' ngược lại, nếu "ánh sáng" tự bản tính trước nhan Thiên Chúa "thật là tốt lành" này mà lại "không thấu triệt được ánh sáng" nó sẽ vĩnh viễn là "đêm", một biểu hiệu cho sự chết, một sự chết v́ không "ở trong Thiên Chúa", tức là t́nh trạng "không nhận biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa" (1Gn4:15) như được mạc khải cho biết, hay là t́nh trạng "không yêu thương th́ không biết ǵ về Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Gn.4:8), Đấng muốn thông Ḿnh Ngài ra để "Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự" (1Cor.15:28) cũng như để "cho tất cả được nên một" (Gn 17:21).

"Thiên Chúa gọi ánh sáng là 'ngày'" đây tức là Ngài cho thành phần các thần lành bản tính sáng láng được đời đời thông phần sự sống vô cùng toàn thiện và viên măn bất tận của Ngài. Chỉ sau khi được Thiên Chúa "gọi" như thế, các thần lành mới thực sự được "liên lỉ hưởng kiến Thiên Nhan Cha ở trên thiên đàng" (Mt 18:10). C̣n thành phần "tối tăm", sau khi "Thiên Chúa gọi là 'đêm'", tất nhiên sẽ không được ở trên thiên đàng, và số phận đời đời của thành phần này đă bị "Thiên Chúa phó mặc họ trong những hố thẳm tối tăm, bị canh giữ cho đến khi xét xử" (2Ph.4:4' x.Giu.6)

Việc "Thiên Chúa phân ánh sáng ra khỏi tối tăm" trong ngày tạo dựng thứ nhất của Ngài đă được Ngài tiếp tục ở ngày tạo dựng thứ hai, qua việc Ngài "phân từng khối nước tách biệt nhau", bằng "một cái ṿm ở giữa các gịng nước" (KN 1:6).

Nếu việc "Thiên Chúa phân ánh sáng ra khỏi tối tăm" trong ngày tạo dựng thứ nhất, như được diễn giải trên đây, là việc Ngài muốn phân định sự sống ("ngày") khác với sự chết ("đêm"), th́ việc "Thiên Chúa phân khối nước ra khỏi nhau" vào ngày tạo dựng thứ hai, tiếp liền ngay sau đó, không phải hay sao, là Thiên Chúa có ư muốn phân biệt giữa sự sống tự nhiên thuộc hạ giới ở "bên dưới" khác với sự sống siêu nhiên thuộc thượng giới ở "bên trên", một việc mà sách Khởi Nguyên diễn tả: "Thiên Chúa làm nên cái ṿm để nó phân nước bên trên ṿm và bên dưới ṿm" (KN 1:7). Rồi "Thiên Chúa gọi cái ṿm đó là 'bầu trời'" (KN 1:8).

"Bầu trời" được Chúa "gọi" tên ở đây, tất nhiên, không phải là 'bầu trời' thể lư hữu h́nh là vũ trụ vô biên, trong đó có hai vầng nhật nguyệt và đủ mọi tinh tú, (kể cả trái đất là một hành tinh trong bộ phận không gian bao la vĩ đại), sẽ xuất hiện vào ngày tạo dựng thứ bốn. "Bầu trời" đây có thể nói là "sự công chính" (Is.45:8) mà Thiên Chúa thiết lập giữa "các tầng trời và đất", một "bầu trời đă xuất hiện một điềm lạ cả thể (về) một người nữ" (KH 12:1) cùng với "một điềm lạ khác: đó là con khổng long" (KH 12:3).

Cuộc tranh chấp do con khổng long gây ra trên "bầu trời" là "sự công chính" được thiết định này đă phân chia hẳn hai lănh giới: "các tầng trời" vẫn thuộc về "người nữ", nhân vật được trang điểm bằng "áo mặt trời", vị thế "đạp mặt trăng" và "đầu đội triều thiên 12 tinh tú" (KH 12:1)' trái lại, "đất" dành cho "con khổng long" v́ nó "bị hất nhào xuống đất" (KH 12:13).

Tuy nhiên, "đất" mà "con khổng long bị hất nhào xuống" đây cũng chưa hẳn hoàn toàn nói về trái đất, thế giới riêng của loài người. Đúng hơn, nếu "nước trên cái ṿm", tức trên "các tầng trời", là biểu hiệu cho sự sống siêu nhiên, sự sống "bởi trên cao... bởi nước và Thần Linh" (Gn.3:3,5), sự sống "ân sủng" (TV 57:11) "đầy ơn phúc" (Lc 1:28) nơi Mẹ Maria, th́ "nước dưới cái ṿm", tức dưới "đất", ở đây ám chỉ về sự sống tự nhiên, cần được "mở ra cho ơn cứu độ vọt lên" (Is.5:8), bằng không, tự ḿnh "đất" sẽ vĩnh viễn "khô", thiếu "ơn cứu độ", một thân phận vô phúc và bất hạnh được thể hiện r ràng nơi bản án chung thân của con cựu xà: "bị loại trừ khỏi mọi thú vật...suốt đời phải ḅ bằng bụng (dính đất) và ăn bụi đất" (KN 3:14).

Sự sống tự nhiên bản chất vốn "khô" (KH 1:9) này đă được biểu hiệu qua h́nh ảnh của phần mà "Thiên Chúa gọi là 'đất'" (KN 1:10), phần "lộ ra" (KN 1:9) khỏi "nước", tức là phần chưa có/được hay không có/ được "ơn cứu độ". Nếu phần "Thiên Chúa gọi là 'đất'" được tượng trưng cho lănh vực của sự sống tự nhiên không/thiếu "ơn cứu độ", th́ phần mà "Thiên Chúa gọi là 'biển'", tức phần "nước dưới bầu trời tụ lại thành một cái hồ" (KN 1:9), sẽ biểu hiệu cho lănh vực của sự sống đức tin, một sự sống "hiểu biết về Chúa, như nước bao phủ biển khơi" (Is.11:9), một hiểu biết bao la như "chiều rộng và chiều dài, chiều cao và chiều sâu của t́nh yêu Chúa Kitô" (Êph 3:18), một kiến thức thông sáng mà Thiên Chúa chỉ "tỏ cho những con trẻ bé mọn nhất" (Mt.11:25) là thành phần sẽ "là kẻ cao cả nhất trên Nước Trời" (Mt.18:4).

V́ "biển" trong ngày tạo dựng thứ ba, cũng như "bầu trời" trong ngày tạo dựng thứ hai, ở đây có một ư nghĩa linh thiêng theo như Thiên Chúa "gọi", (khác hẳn với 3 ngày tạo dựng tiếp theo có tính cách hoàn toàn vật lư hơn là linh thiêng, v́ Thánh Kinh không đề cập đến việc Thiên Chúa "gọi" nữa), đă được sáng tỏ qua ư nghĩa của lời Thiên Chúa hứa với tổ phụ Abraham, "Cha của nhiều dân tộc" (Rm 4:17), đó là: "Ta sẽ chúc phúc cho ngươi cách dư dật, và làm cho miêu duệ của ngươi hằng hà sa số như sao trên trời và như cát băi biển" (KN 22:17).

Thành phần miêu duệ đích thực "đông đảo từ đông sang tây sẽ đến tham dự bữa tiệc cùng với Abraham, Isaac và Giacóp" (Mt.8:11) đây cũng chính là thành phần "Thiên Chúa đă biết trước th́ Ngài cũng tiền định cho chia sẻ h́nh ảnh Con Ngài" ((Rm.8:29). Họ là thành phần "chấp nhận (Lời nhập thể) được ban quyền trở nên con cái Thiên Chúa" (Gn.1:12), tức là thành phần tin kính Thiên Chúa, thành phần "bé mọn nhất", như "cát băi biển", được Ngài mạc khải ra cho, cũng là thành phần "cao cả nhất", như "sao trên trời", được gần Ngài nhất và giống Ngài nhất.

Cùng với các thần lành, thành phần con cái đích thực của Thiên Chúa, được "sinh bởi trên cao" này, cũng sẽ "là con cái của ánh sáng và của ngày" (1Thes.5:5), "ngày cứu độ của Thiên Chúa" (2Cor 6:2), một ngày mà Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian" (Gn.8:12), thứ ánh sáng siêu linh "chiếu soi trên những kẻ ngồi trong tăm tối và trong bóng tối sự chết" (Lc.1:79). "Ánh sáng sự sống" (Gn.8:12) được chiếu giăi từ Chúa Kitô này là nhờ việc Giáo Hội, Nhiệm Thể của Người, "loan truyền tin mừng cho mọi tạo vật" (Mc.16:15), cho đến "ngày của Con Người tỏ ḿnh ra" (Lc.17:30), tức cho đến tận thế, thời điểm Chúa Kitô thể hiện trọn vẹn tất cả tầm vóc của Người "là trưởng tử mọi tạo vật (cũng là) trưởng tử của kẻ chết" (Col.1:15,18), "Đấng mà sự viên măn của Người làm tṛn đầy vũ trụ trong tất cả mọi phần của nó" (Êph.1:23).

"Thế là qua một buổi chiều tối và sau đó là một buổi sáng - ngày thứ nhất".

Trong ngày tạo dựng thứ nhất, theo những suy diễn trên đây, Thiên Chúa đă dựng nên "ánh sáng" là các thiên thần, sau đó, Ngài đă "phân ánh sáng ra khỏi tối tăm". Như thế, theo tiến tŕnh tạo dựng khôn ngoan của ḿnh, Thiên Chúa đă thực hiện việc tác thành "ánh sáng" nói riêng và mọi sự nói chung (trong ngày của chúng) từ thấp ở hạ giới "bên dưới", như từ lănh vực và cấp độ "ánh sáng", rồi sau đó Ngài mới "gọi" cho lên đến thượng giới ở "bên trên", như cho từ "ánh sáng" lên đến thực tại của một "ngày".

Phải chăng v́ thế mà, đối với Đấng Tạo Hoá, một ngày tạo dựng của Ngài, theo kiểu ghi nhận của Thánh Kinh trong cuốn Khởi Nguyên, được bắt đầu từ "một buổi chiều tối", tượng trưng cho chiều kích thấp ở "bên dưới" là "đất", sau đó mới đến "một buổi sáng", biểu hiệu cho một tầm vóc ở "bên trên" là "các tầng trời". Để rồi, khi cả hai thực tại hạ giới ở "bên dưới" và thượng giới ở "bên trên" ăn khớp ("giao ḥa") với nhau, th́ được kể là trọn một ngày tạo dựng của Thiên Chúa. Cứ thế cho đến hết 7 ngày của Ngài.

Tuy nhiên, ngày thứ bảy không phải là ngày tạo dựng của Thiên Chúa, mà là ngày "Thiên Chúa hoàn tất công cuộc mà Ngài vốn đang thực hiện... Vậy Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và làm cho nó thành ngày thánh, v́ vào ngày này, Ngài đă nghỉ hết mọi việc mà Ngài đă làm trong việc tạo dựng" (KN 2:2-3). Phải, ngày thứ bảy là ngày thánh, chẳng những v́ Thiên Chúa "đă nghỉ hết mọi việc mà Ngài đă làm trong việc tạo dựng", mà nhất là v́ "Ngài c̣n làm việc đến nay" (Gn 5:17), đó là việc thánh hoá, việc "giao ḥa mọi sự trên các tầng trời và dưới đất nhờ Đức Giêsu Kitô", tức là việc làm cho con người "tin vào Đấng Ngài sai" (Gn 6:29).

V́ Thiên Chúa "c̣n làm việc", nên ngày thứ bảy tuy là một ngày thánh, nhưng vẫn mang tính cách và tiến tŕnh không khác ǵ 6 ngày tạo dựng, cũng được bắt đầu bằng "một buổi chiều tối" và "một buổi sáng". Không phải hay sao, "một buổi chiều tối" trong ngày thứ bảy thánh không phải là lúc "con người và vợ ḿnh ẩn thân ở giữa các cây cối trong vườn cho khỏi Chúa là Thiên Chúa, khi nghe thấy tiếng của Chúa là Thiên Chúa di động trong vườn vào lúc chiều tàn của một ngày" (KN 3:8). Và lúc tăm tối nhất trong ngày thứ bảy thánh này phải kể là chính giờ tử nạn của Đức Giêsu Kitô, giờ "chiến thắng của tối tăm!" (Lc 22:53).

"Và sau đó là một buổi sáng". Phải, "một buối sáng" trong ngày thứ bảy là ngày Thiên Chúa thánh hoá, không phải hay sao, chính là "buổi sáng của ngày thứ nhất trong tuần" (Gn 20:1), thời điểm Đức Kitô sau ba ngày từ trong cơi chết sống lại, thời điểm mà theo ư nghĩa thần linh của thời gian, đă trở thành "một buổi sáng" của một "ngày không cùng" (Zac.14:7), một ngày "sẽ không có đêm" (KH 21:25), một ngày cho dù càng ngày t́nh h́nh thế giới càng hiện lên một sự thật phũ phàng là, hơn bao giờ hết, con người hầu như sắp sửa bị hoàn toàn tuyệt mạng bởi "quyền lực tối tăm" (Col 1:13).


Phụ Bản 1

Thiên Thần Sa Đọa

(Thị kiến của Bà Đáng Kính Anne Catherine Emmerich).
 

Tôi thấy trải ra trước mắt một khoảng không gian rực rỡ vô tận, mà ở phía trên có một qủa cầu bằng ánh sáng nổi lềnh bềnh, chiếu tỏa như mặt trời. Tôi cảm thấy Đó là Sự Duy Nhất của Chúa Ba Ngôi. Trong tâm trí của ḿnh, tôi gọi Đó là NHẤT THANH, và tôi thấy lan ra từ Đó những hiệu năng. Phía dưới qủa cầu bằng ánh sáng nổi lên những ṿng tṛn đồng tâm của những triều thần ca sáng láng, rạng ngời, hùng mạnh và mỹ lệ diệu vợi. Cái thế giới ánh sáng thứ hai này trôi nổi như một mặt trời ở bên dưới Vầng Dương cao hơn.

Những triều thần ca này phát xuất từ Vầng Dương, như thể được sinh ra bởi t́nh yêu thương. Đột nhiên, tôi thấy có một số trong họ dừng lại, ngất ngây chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ḿnh. Họ cảm thấy tự măn, họ t́m kiếm vẻ đẹp nhất nơi bản thân ḿnh, họ chỉ nghĩ về ḿnh, họ chỉ biết có một ḿnh họ.

Đầu tiên th́ tất cả đều ngất ngây chiêm ngưỡng bản thân ḿnh, thế nhưng chẳng bao lâu có một số trong họ dừng lại nơi ḿnh. Vào lúc đó, tôi thấy phần triều thần ca nhấp nhánh này bị nhào xuống, vẻ đẹp của họ bị ch́m vào tăm tối, trong lúc cả đám những thần khác mau mắn qui tụ lại để lấp đầy chỗ trống của họ. Và này những thần lành chiếm được một khoảng không gian hẹp hơn. Tôi không thấy các ngài rời bỏ chỗ của ḿnh để săn đuổi và chiến đấu với những triều thần ca sa đọa. Những thần dữ dừng lại nơi bản thân ḿnh nên đă hư đi, trong khi các thần khác không theo gương của họ tiến chiếm những chỗ trống của họ. Tất cả những điều này xẩy ra trong chớp nhoáng.

Đoạn từ bên dưới tôi thấy nổi lên một ṿng đĩa đen, chốn cư ngụ dành cho những thần sa đọa. Tôi thấy họ miễn cưỡng chiếm lấy chỗ ấy mà ở. So với chỗ mà họ đă bị rời bỏ th́ nhỏ hơn nhiều, và theo tôi thấy th́ họ ở có vẻ chen chúc nhau.

Tôi được thấy Cuộc Sa Đọa của các thiên thần vào thời thơ bé, để rồi sau đó, ngày cũng như đêm, tôi sợ bị ảnh hưởng của họ. Tôi nghĩ rằng họ phải làm hại rất nhiều cho thế gian, v́ họ luôn luôn vây quanh nó. Cũng may mà họ không có thân thể, bằng không th́ họ đă làm mờ đi cả ánh sáng của mặt trời. Chúng ta phải thấy rằng họ chờn vờn chung quanh chúng ta như những bóng tối tăm.

Ngay sau Cuộc Sa Đọa của các thần dữ, tôi thấy những thần ở trong những ṿng sáng láng cúi ḿnh cung kính trước nhan Thiên Chúa. Các ngài tôn thờ Thiên Chúa bù lại lầm lỗi của những thần sa đọa.

Lúc ấy, tôi thấy có một sự vận chuyển nơi vùng sáng mà Thiên Chúa ngự. Cho đến lúc ấy nó vẫn bất động, như tôi thấy, để chờ đợi lời cầu nguyện này.

Về phần các triều thần ca, sau tác động này, tôi cảm thấy chắn chắn là các ngài sẽ vững chăi để không bao giờ bị hư đi. Tôi được biết rằng, theo phán quyết của Ngài, trong bản án đời đời tuyên phạt các thần phản loạn, Thiên Chúa đă ấn định một triều đại đấu tranh cho đến khi những chỗ trống của họ được lấp đầy. Thế nhưng, để lấp đầy những ngai ṭa này, theo tôi, có vẻ hầu như không thể nào thực hiện được, v́ sẽ phải kéo dài lâu lắm. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trên mặt đất này. Sẽ không có cuộc đấu tranh ở bên trên, v́ Thiên Chúa đă định như vậy.

Sau khi tôi đă nhận được điều đoan chắc này, tôi không c̣n cảm t́nh ǵ với Luxipher nữa, v́ tôi thấy rằng hắn đă tự đâm đầu xuống bằng ư muốn tự do song gian ác của hắn. Tôi cũng không thể nào giận được ông Adong. Ngược lại, tôi cảm thấy càng thông cảm với ông, v́ tôi nghĩ rằng: Điều này đă được ấn định như vậy rồi.

(TLJC, cuốn I, trang 2-4)