-14-
 


Chết Lần Hai

 

Đoạn tôi thấy một ngai ṭa lớn mầu trắng, có Đấng ngự trên đó. Trước nhan Ngài, đất và bầu trời lướt đi, cho đến khi chúng không c̣n thấy ǵ nữa. Tôi thấy kẻ chết, cao cả cũng như thấp hèn, đều đứng trước ngai ṭa. Sau hết, giữa những cuốn sách, có một cuốn sổ sinh linh được mở sẵn. Kẻ chết được phân xử theo việc làm của họ, như được ghi trong những cuốn sách. Biển thả ra kẻ chết của ḿnh' rồi sự chết và âm phủ cũng buông ra kẻ chết của chúng. Mỗi người được phán xét theo việc làm của họ. Đoạn sự chết và âm phủ bị hất nhào xuống hồ lửa, đó là cái chết lần thứ hai' ai không có tên được ghi trong cuốn sổ sinh linh cũng bị đẩy xuống hồ lửa này. (KH.20:11-15)

Theo ngôn ngữ của sách Khải Huyền th́ để kết thúc của cuộc "hận thù quyết thắng" sẽ có hai sự kiện hoàn toàn tương phản nhau xẩy ra. Đó là một "cuộc phục sinh lần thứ nhất" (KH.20:5) và một "cái chết lần thứ hai" (KH.20:6,15). Nếu "cuộc phục sinh lần thứ nhất", như sách Khải Huyền đă khẳng định là xẩy ra trong thời kỳ "một ngàn năm", tức "là khoảng thời gian công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Chúa Kitô tử giá" (trang 231), th́ "cái chết lần thứ hai" phải xẩy ra vào ngày chung thẩm, ngày "mỗi người được phán xét theo việc làm của họ, như được ghi trong những cuốn sách".

Tuy nhiên, Khải Huyền không hề minh nhiên đề cập đến "cái chết lần thứ nhất" hay "cuộc phục sinh lần thứ hai". Khải Huyền chỉ xác nhận dứt khoát về giao điểm giữa hai sự kiện tương khắc này ở thân phận của thành phần được cứu rỗi như sau: "Hạnh phúc và thánh hảo cho những người được thông phần vào cuộc phục sinh lần thứ nhất! Cái chết lần thứ hai sẽ không làm ǵ được họ" (KH.20:6). Vậy "cái chết lần thứ hai" là "cái chết ... không làm ǵ được" những ǵ sự sống đă cứu thoát, tức "không làm ǵ được" những ǵ "đă vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Gn.5:24), "thành phần được thông phần vào cuộc phục sinh lần thứ nhất".

Thật vậy, "thành phần được thông phần vào cuộc phục sinh lần thứ nhất", sở dĩ "cái chết lần thứ hai không làm ǵ được" họ, trước hết, là v́ họ "có tên được ghi trong cuốn sổ sinh linh"' sau nữa, là v́, bởi "có tên được ghi trong cuốn sổ sinh linh", họ "đă vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Gn.5:24). Như thế, trước khi được "vào sự sống", thành phần "được thông phần vào cuộc phục sinh thứ hai" đă là một kẻ chết, của cái chết lần thứ nhất, cái chết do "ma qủi... đă mang lại cho con người ngay từ ban đầu" (Gn.8:44), cái chết mà Thiên Chúa đă thận trọng cảnh giác con người, song con người đă nghe ma qủi "đánh lừa" và "nghe vợ ḿnh" hơn nên mới xẩy ra t́nh trạng đáng tiếc như vậy (x.KN.2:16-17' 3:13,17).

V́ "đă nghe ma qủi đánh lừa và nghe vợ ḿnh hơn" nên con người mới bị chết lần thứ nhất như thế mà, để có thể "vượt qua sự chết mà vào sự sống", th́, khi "đến giờ, mà thực sự đă đến" (Gn.5:25), con người là thành phần "kẻ chết (cần phải) nghe tiếng của Con Thiên Chúa" (Gn.5:25) nữa mới được. Bởi v́, "những ai nghe tiếng của Con Thiên Chúa th́ sẽ được sống" (Gn.5:25)' bằng không, họ cũng chỉ là thành phần "những người khác là những kẻ chết nhưng không sống lại cho đến khi một ngàn năm qua đi" (KH.20:5). Do đó, thành phần "những sinh linh bị mất đầu v́ việc họ làm chứng cho Chúa Giêsu" (KH.20:4) chắc chắn phải là thành phần đă "nghe tiếng của Con Thiên Chúa", tức là thành phần "chiên của Ta th́ nghe tiếng Ta" (Gn.10:27), nên cũng là thành phần "được sống viên trọn hơn" (Gn.10:10), nhờ chính sự sống mà "vị mục tử tốt lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên" (Gn.10:11).

Vào thời kỳ "một ngàn năm", sách Khải Huyền đă cho biết số phận của ba thành phần: thành phần "những đấng ngồi trên ngai" (KH.20:4), thành phần "những sinh linh bị mất đầu" (KH.20:4), và thành phần "những kẻ khác là những kẻ chết" (KH.20:5). Thế nhưng, vào ngày chung thẩm, sách Khải Huyền rút lại c̣n có một tầng lớp chung, mà thánh kư Gioan đă thị kiến thấy, đó là "kẻ chết, cao cả cũng như thấp hèn, đều đứng trước ngai ṭa".

Như thế, tầng lớp chung của "kẻ chết" được sách Khải Huyền kể đến trong ngày chung thẩm ở đây, theo ư nghĩa của nó, không phải là thành phần "kẻ chết" cần phải "vượt qua sự chết mà vào sự sống" có liên quan đến thời kỳ "một ngàn năm". Có thể nói, thành phần "kẻ chết" trong ngày chung thẩm đây là tất cả nhân loại, kể cả thành phần "cao cả": "ngự trên ngai" (KH.20:4) và "cai trị với Người cả 1000 năm" (KH.20:6), lẫn thành phần "thấp hèn": "không sống lại cho đến khi một ngàn năm qua đi" (KH.20:5). Bởi v́, "tất cả chúng ta đều được biến đổi, trong phút chốc, bằng một cái nháy mắt, khi nghe thấy tiếng của hiệu kèn cuối cùng" (1Cor.15:51-52).

Đúng thế, khi "hiệu kèn thổi lên, kẻ chết sẽ sống lại không hư nát, và chúng ta sẽ được biến đổi" (1Cor.15:52). Nếu thế, cuộc sống lại trong ngày chung thẩm không phải là, nên không được gọi là, cuộc sống lại lần thứ hai, một cuộc sống lại như cần phải có để bổ túc hay làm hoàn tất cho "cuộc sống lại lần thứ nhất". (Do đó, sách Khải Huyền, cũng như toàn bộ Thánh Kinh được Giáo Hội công nhận, không hề nói đến có một "cuộc sống lại" mang ư nghĩa "lần thứ hai"). Thật ra, cuộc sống lại trong ngày chung thẩm không có tính cách thần linh, như "cuộc sống lại lần thứ nhất", mà hoàn toàn chỉ có tính cách tự nhiên, liên quan đến thể lư. Bởi v́, "thân xác hư nát này phải được mặc lấy t́nh trạng không hư nát, thân xác chết chóc này phải được mặc lấy t́nh trạng không chết chóc" (1Cor.15:52).

V́ "cuộc sống lại lần thứ nhất", "có tính cách thần linh", nên được xẩy ra vào thời kỳ "một ngàn năm", thời kỳ "Chúa Kitô hiến thân một lần để xoá bỏ tội lỗi của nhiều người" (DT.9:28). Cũng thế, cuộc sống lại của con người "hoàn toàn chỉ có tính cách tự nhiên, liên quan đến thể lư" mới xẩy ra trong ngày chung thẩm, ngày "kẻ chết được phân xử theo việc làm của họ", "tùy ở cuộc sống của họ trong thân xác" (2Cor.5:10), để "việc cứu độ của thân xác" (Rm.8:23) cũng được thực hiện.

Thật vậy, theo tiến tŕnh của công cuộc cứu độ, trước hết, v́ "nọc của sự chết là tội lỗi" (1Cor.15:56), mà Chúa Kitô "đă xuất hiện vào lúc tận cùng của các thời đại để xóa bỏ tội lỗi một lần cho tất cả mọi người bằng hy tế của Người" (DT.9:26). Tuy nhiên, "tội lỗi có sức hoành hành là do lề luật" (1Cor.15:56). Ở chỗ, "con người nội tại của tôi th́ thuận hợp với lề luật của Thiên Chúa, song tôi lại thấy nơi những phần thân thể của tôi một thứ lề luật khác, chống lại với lề luật nơi tâm trí của tôi, làm tôi trở thành một tù nhân của lề luật tội lỗi nơi các phần thể của ḿnh. Tôi là một con người khốn khổ là chừng nào! Ai có thể cứu tôi cho khỏi thân xác ở trong tay quyền lực sự chết này?" (Rm.7:22-24). Bởi thế mà "Chúa Kitô sẽ xuất hiện lần thứ hai, không phải để xóa bỏ tội lỗi nữa, mà là để mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người" (DT.9:28).

Thế nhưng, trong ngày chung thẩm, sau khi cả loài người là một tầng lớp chung trong thân phận của một "kẻ chết" được phân xử, th́, theo thị kiến của thánh kư Gioan, tầng lớp "kẻ chết" chung này lại được chia làm hai thành phần "kẻ chết" khác nhau. Một thành phần "kẻ chết" được "biển thả ra", và một thành phần "kẻ chết" được "sự chết và âm phủ buông ra". Hai thành phần "kẻ chết" phát xuất từ hai nơi khác nhau này là ai?

"Biển thả ra kẻ chết của ḿnh". Như đă được diễn giải ở trang 117-118, "biển, tức phần 'nước dưới bầu trời tụ lại thành một cái hồ' biểu hiệu cho lănh vực của sự sống đức tin, một sự sống 'hiểu biết về Thiên Chúa như nước bao phủ biển khơi'". Thế th́, "kẻ chết" được "biển thả ra" không ai khác hơn là "phần miêu duệ c̣n lại của người nữ" (KH.12:17), "những người không hề bị nhơ nhớp lăng loàn với phụ nữ. Họ tinh tuyền và theo Con Chiên đi mọi nơi Con Chiên đi. Họ đă được hy hiến như những hoa trái đầu mùa của nhân loại cho Thiên Chúa và cho Con Chiên" (KH.14:4), thành phần "các vị tiên tri, các thánh và tất cả những ai bị tàn sát trên trái đất" (KH.18:24) "bởi bàn tay của mụ đại điếm" (KH.19:2).

"Rồi sự chết và âm phủ cũng buông ra kẻ chết của chúng". Không cần diễn giải, thành phần "kẻ chết" ở đây tức là thành phần bị đời đời hư đi. Chẳng hạn như "con mănh thú và tên tiên tri giả... cả hai bị hất sống xuống hồ lửa diêm sinh" (KH.19:20), hay như "ma qủi ... bị hất xuống hồ diêm sinh bừng cháy, nơi con mănh thú cùng với tên tiên tri giả cũng bị quăng xuống" (KH.20:10). Rơ ràng hơn nữa là những "kẻ hèn nhát và những kẻ phản bội đức tin, kẻ bại hoại và những kẻ sát nhân, những kẻ dâm loạn và những kẻ tà thuật, những kẻ tôn thờ ngẫu tượng và những kẻ lừa đảo đủ thứ - thân phận của họ là hồ lửa diêm sinh bừng cháy, là cái chết lần thứ hai" (KH.21:8). Tóm lại, đó là tất cả những thành phần "không có tên được ghi trong cuốn sổ sinh linh cũng bị đẩy xuống hồ lửa này". Thành phần "kẻ chết" bất hạnh được kể đến trên đây đều chịu chung một số phận là "bị hất/quăng xuống hồ lửa diêm sinh", một thực tại mà sách Khải Huyền xác định là "cái chết lần thứ hai" (KH.20:14' 21:8).

Theo thứ tự được sách Khải Huyền sắp xếp, th́ "cái chết lần thứ hai" này cuối cùng rồi mới xuất hiện, tức sau cuộc chung thẩm mới có "cái chết lần thứ hai". Tuy nhiên, trước cuộc chung thẩm, như trên đă trích dẫn, "con mănh thú cùng với tên tiên tri giả" và "ma qủi" đă "bị đẩy xuống hồ lửa diêm sinh" tức là "cái chết lần thứ hai" này rồi. Như thế, "sự chết" và "âm phủ" cũng không phải là chính "cái chết lần thứ hai", v́ cả chúng cho đến phút cuối cùng mới "bị hất nhào xuống hồ lửa" được gọi là "cái chết lần thứ hai". Vậy "sự chết" và "âm phủ" (không phải "cái chết lần thứ hai") là ǵ?

Theo ư nghĩa đă được mạc khải, "âm phủ" ở đây là "những hố tối tăm" (2Ph.2:4), một lănh giới mà "các thần lỗi phạm bị canh giữ cho đến ngày xét xử" (2Ph.2:4), hay cũng là chính "tối tăm mù mịt" (Giu 6), một t́nh trạng mà "các thần không chịu giữ phận của ḿnh, các thần bỏ vị trí của ḿnh... vĩnh viễn bị giam cầm cho đến cuộc phân xử trong ngày trọng đại" (Giu.6). "Cho đến ngày được xét xử" hay "cho đến cuộc phân xử" là ǵ, nếu không phải là cho đến khi mọi sự được sáng tỏ trong ánh sáng thần linh, tức cho đến khi "ánh sáng chiếu trong tăm tối" (Gn.1:5) và hoàn toàn xua tan tăm tối "trong ngày trọng đại" (Giu.6), nghĩa là cho đến khi "không c̣n đêm" (KH.21:25).

Thế nhưng, xét theo nguyên tắc cũng như theo nguồn gốc, trước khi có "âm phủ" phải có "sự chết", đúng như thứ tự theo sách Khải Huyền liệt kê: "sự chết và âm phủ", chứ không phải "âm phủ và sự chết", (như thực tế vẫn xẩy ra, theo chiều hướng sẽ được phân giải dưới đây). "Sự chết" đây tất nhiên không phải là một chủ thể trong số tạo vật, kể cả Satan là "tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gn.8:44). Nếu "âm phủ" là lănh giới vong tồn có tính cách ngoại tại của thành phần "kẻ chết" ở trong một t́nh trạng "tối tăm" bất hạnh, th́ "sự chết" là một hiện tượng có tính cách nội tại, ở ngay trong và được bộc phát từ chính thành phần chủ thể có tự do, hoặc thuần linh như thiên thần, hay hồn linh như loài người, v́ thành phần chủ thể tự do này ở trong một t́nh trạng "tối tăm" nên không đạt được cùng đích chân thật cùng với đối tượng toàn thiện của ḿnh là Thiên Chúa. (Ở đây, như đă nói, thực tế cho thấy "âm phủ", được biểu hiệu nơi "tối tăm", là nguyên nhân điều kiện xẩy ra "sự chết" hay mang lại "sự chết", một "hiện tượng" không đạt được Thiên Chúa nơi tạo vật).

Đúng thế, "Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con cũng có sự sống' ai không có Con Thiên Chúa th́ không có sự sống" (1Gn.5:11-12). Nhưng, để loài tạo vật được ban cho khả năng nhận thức tự nhiên, theo bản tính tự do mang tính cách thần linh của ḿnh, có thể "chấp nhận" (Gn.1:11) "sự sống đời đời" được Thiên Chúa ban qua Con Ngài và nơi Con Ngài, th́ chính "sự sống đời đời này là sự sống ở nơi Cha đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta" (1Gn.1:2). "Sự sống ở nơi Cha đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta", tức là "Con Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra" (1Gn.3:8), chẳng khác ǵ như "sự sống là ánh sáng chiếu soi con người" (Gn.1:4).

Do đó, ai không có Con, trước hết, họ không có "ánh sáng ban sự sống" (Gn.8:12), tức họ là thành phần "ở trong tối tăm và trong bóng tối sự chết" (Lc.1:79), đúng hơn, họ là thành phần không được "kêu gọi từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng" (1Ph.2:9), hay dù có được chăng nữa, thực tế th́ họ vẫn giống như "một cái xác không hồn" (Gia.2:26). Thế nhưng, để biết ḿnh thực sự "có sự sống đời đời" hay không, tức muốn "biết ḿnh đă vượt qua sự chết mà vào sự sống" (1Gn.3:14) hay chưa, th́ lại phải xét xem "chúng ta yêu thương anh em" (1Gn.3:14) chưa? Bởi v́, "kẻ nào không yêu thương th́ ở trong sự chết. Ai ghét anh em ḿnh là kẻ sát nhân, và sự sống đời đời không có ở trong ḷng của một kẻ sát nhân" (1Gn.3:14-15).

Như thế, qua câu Thánh Kinh vừa được trích dẫn này, nếu "ở trong ḷng", tức về phương diện nội tại, của một chủ thể nào không có "sự sống đời đời", th́ chủ thể ấy là "một kẻ sát nhân", như trường hợp ma qủi "là tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gn.8:44), tức là một kẻ, về phương diện ngoại tại, "ở trong sự chết". "Ở trong sự chết" v́ "không yêu thương" đây cũng đồng nghĩa với "ở trong tối tăm", như lời Thánh Kinh Tân Ước đă xác nhận: "Kẻ nào cho ḿnh ở trong ánh sáng mà lại cứ ghét anh em ḿnh th́ cho đến giờ vẫn ở trong tối tăm. Kẻ nào c̣n ở trong ánh sáng là kẻ yêu thương anh em ḿnh' nơi họ không có dịp tội. Thế nhưng, người ghét anh em ḿnh th́ ở trong tối tăm. Người ấy bước đi trong bóng tối, không biết là ḿnh đi đâu, bởi cái tối đă làm mù mắt của họ" (1Gn.2:11). Ngược lại, "nếu chúng ta bước đi trong ánh sáng, chúng ta có thân t́nh với nhau" (1Gn.1:7), cũng là "thân t́nh với Thiên Chúa" (1Gn.1:6).

Qua tất cả những chi tiết được diễn giải trên đây, có thể kết luận như sau: "Âm phủ" là một t́nh trạng hoàn toàn "ở trong tối tăm", hay "ở trong sự chết", tức ở trong một t́nh trạng "không yêu thương", một t́nh trạng không "thân t́nh với Thiên Chúa", "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Gn.4:8,16). Vậy, sau cuộc chung thẩm, cả "sự chết và âm phủ bị hất nhào xuống hồ lửa, đó là cái chết lần thứ hai" nghĩa là ǵ, nếu không phải là cả hai đều bị hất nhào xuống "lửa đời đời đă được dọn sẵn cho ma qủi và chư thần của hắn" (Mt.25:41), thứ lửa cũng dành cho thành phần con người "bị luận phạt" (Mt.25:41) v́ "không yêu thương" (Mt.25:42-44).

Thế nhưng, để "luận phạt" trong "lửa đời đời" thành phần con người "không yêu thương" này, Con Người đến trong vinh quang... ngự trên vương ṭa của Người" (Mt.25:31) phải đuổi họ đi trước đă: "Hăy xéo cho khỏi nhan Ta!" (Mt.25:41). Như thế, "bị luận phạt" trong "lửa đời đời", hay "bị luận phạt" trong "cái chết lần thứ hai" đây chỉ là vĩnh viễn không được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa! Nếu "thời gian chính là thực tại mạc khải của Thiên Chúa" (trang 106) c̣n, th́ bấy giờ "sự chết" mới chỉ là t́nh trạng "không yêu thương". Thế nhưng, sau cuộc chung thẩm, tức vào lúc hết thời gian, lúc mà mọi sự đă "nên trọn" (Mt.5:18), lúc "đất và bầu trời lướt đi, cho đến khi chúng không c̣n thấy nữa trước nhan Ngài", th́ "cái chết lần thứ hai" chính là "vĩnh viễn không được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa" vậy.

Thế nhưng, loài tạo vật có tự do, mang tính cách thần linh, như thành phần thần dữ "bị hất nhào xuống hồ diêm sinh bừng cháy" (KH.20:10), cũng như thành phần con người "bị luận phạt" (Mt.25:41) sống lại, mà "vĩnh viễn không được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa", th́ qủa thật, về phương diện ân sủng, họ phải chịu "cái chết lần thứ hai", song về phương diện hiện hữu, họ vẫn là những kẻ sống, giống như "bụi gai có lửa cháy mà không bị thiêu rụi" (XH.3:2). Bởi v́, khi c̣n thời gian, dù họ có "không nhận biết (và) không chấp nhận" (GN.1:10,11) Lời nhập thể của Ngài đi nữa, kết thúc, Thiên Chúa thượng trí vô cùng khôn ngoan và toàn năng vẫn hoàn thành được tất cả những ǵ Ngài muốn, đó là Ngài vẫn thực hiện được trọn vẹn mạc khải của Ngài trên thế gian. Ở chỗ, "cuối cùng, tất cả đă lụy thuộc Con, rồi Con lụy thuộc Đấng đă làm cho tất cả mọi sự lụy thuộc ḿnh, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự" (1Cor.15:28). Nếu "nghe thấy danh Chúa Giêsu, trên các tầng trời, ở dưới trái đất cũng như cả trong ḷng đất, mọi đầu gối phải qùi xuống và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Giêsu Kitô là Chúa, cho vinh quang Thiên Chúa Ngôi Cha" (Phil.2:10-11), th́ đúng Thiên Chúa là "Thiên Chúa của kẻ sống, chứ không phải của kẻ chết" (Mt.22:32).

Tuy nhiên, sau cuộc chung thẩm là thời điểm mọi sự đă được hoàn toàn sáng tỏ nhờ mạc khải thần linh, thành phần "kẻ sống" "thừa hưởng vương quốc" (Mt.25:34) được hoan hưởng nhận biết Thiên Chúa một cách "diện đối diện" (1Cor.13:12), bằng "linh hồn ngợi khen Chúa và thần trí hoan lạc trong Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" (Lc.1:46-47). C̣n thành phần "kẻ sống" "bị luận phạt", họ cũng nhận biết Thiên Chúa, v́ mạc khải của Thiên Chúa, vào cuộc chung thẩm, đă hoàn toàn sáng tỏ trước tất cả mọi tạo vật cũng như đối với từng vật. Thế nhưng, thành phần "kẻ sống" này lại nhận biết Thiên Chúa bằng một tâm trí tận cùng hận tiếc, một tâm trạng được chính Chúa Giêsu diễn tả rơ ràng bằng h́nh ảnh "khóc lóc nghiến răng" (Mt.8:12'13:42,50' 22:13'24:51'25:30).

Bấy giờ, trong cơi đời đời, họ tuy cũng nhận biết Thiên Chúa song vẫn "không yêu thương" Thiên Chúa như Ngài xứng đáng, v́ họ không có tư cách cũng như không có khả năng để thực hiện tác động diễm phúc mà chỉ được "Thiên Chúa đổ vào ḷng nhờ Thánh Linh là Đấng được ban cho" (Rm.5:8) mới có này. Ngoài ra, thêm vào đó, họ lại c̣n bị chính T́nh Yêu vô cùng toàn thiện của Thiên Chúa thiêu đốt, T́nh Yêu mà họ, "khi c̣n sống trong thân xác (của ḿnh)" (2Cor.5:6,10), đă "lộng ngôn phạm đến Thánh Linh" (Mt.12:32). Đó là t́nh trạng vô cùng bất hạnh và tuyệt đối vô phúc của thành phần sống trong "cái chết lần thứ hai mà sách Khải Huyền diễn tả qua h́nh ảnh của một "hồ lửa".

Như thế th́ "hồ lửa, đó là cái chết lần thứ hai" ở đây, đối với thành phần "kẻ sống" song "bị luận phạt" chính là T́nh Yêu vô cùng toàn thiện của Thiên Chúa, một T́nh Yêu mà cá nhân họ, kể cả thần thiêng cũng như loài người, khi được Ngài mạc khải cho biết qua Lời nhập thể, đă phũ phàng phủ nhận, nên trong cơi đời đời, họ chẳng những không được tham hưởng lại c̣n bị chính T́nh Yêu Thần Linh này thiêu đốt trong ảnh hưởng vô cùng mănh liệt của nó nữa.

Thật thế, "T́nh Yêu của Thiên Chúa được tỏ ra (mạc khải) giữa chúng ta ở chỗ: Ngài đă sai Con duy nhất của Ngài đến thế gian để chúng ta nhờ Người mà có sự sống" (1Gn.4:9) không phải là một "thứ lửa thiêu đốt" (Is.33:14) hay sao? Và T́nh Yêu của "Đấng đă không tiếc Con riêng của ḿnh song đă trao nộp Người v́ tất cả chúng ta" (Rm.8:32) cũng không phải là "những ngọn lửa đời đời" (Is.33:14) hay sao? Sự thật th́ chính "Thiên Chúa là một ngọn lửa thiêu đốt" (DT.12:29). "Là phản ảnh vinh quang của Cha, là hiện thân đích thực của hữu thể của Cha" (DT.1:3), Con Thiên Chúa làm Người đến thế gian chính là để "rửa trong Thánh Linh và trong lửa" (Lc.3:16), tức là để "thắp lên trên thế gian một ngọn lửa (và) muốn cho nó được bùng cháy" (Lc.12:49).

Phải, chỉ có "lửa từ trời xuống (này mới có thể) nuốt được" (KH.20:9) các đạo quân "đông như cát biển" (KH.20:8) của con rồng "đỏ chói" (KH.12:3) đầy "uất hận" (KH.12:17), trong hồi kết thúc cuộc "hận thù quyết thắng" mà thôi. Cũng chính thứ lửa được Con Thiên Chúa mang từ trời xuống này, sau khi thế gian, được biểu hiệu qua h́nh ảnh "đại đô Babylon" (trang 207-208), bị "hất nhào xuống biển" (KH.18:21) là lănh vực biểu hiệu cho đức tin (trang 117-118), tức là bị mănh lực của đức tin khống chế (x.1Gn.5:4), th́ theo như sách Khải Huyền cho biết, nó "sẽ bị thiêu đốt bằng lửa" (KH.18:8) nữa, hay nói cách khác, tội lỗi của thế gian sẽ được T́nh Yêu Thiên Chúa thứ tha.

Phải chăng v́ thế mà "đại đô Babylon" cũng như "các đạo quân Gog và Magog" (KH.20:9) do con rồng "triệu tập" (KH.20:8) từ thành phần loài người sa đọa chạy theo đam mê trong việc làm tôi cho thế gian (x.Lc.15:15), như đă được diễn giải ở trang 244, chỉ bị (đúng hơn là được) thiêu đốt trong lửa hay bằng lửa mà thôi (x.KH.18:8'20:9), chứ không bị hất nhào xuống hồ lửa diêm sinh bừng cháy như ma qủi, cùng với con mănh thú và tên tiên tri giả (x.KH.19:20'20:10) là những ǵ trực xuất từ hay trực hệ với "con khổng long, tức con cựu xà, đó là ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (KH.12:9).

Thế nhưng, tại sao Thiên Chúa vô cùng toàn thiện, toàn tri và toàn năng lại có thể đang tâm dựng nên một thành phần mà Ngài biết trước và biết chắc là "thà nó đừng sinh ra th́ hơn" (Mt.26:24)?

Chẳng lẽ Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan thượng trí không c̣n cách nào khác hay sao để, một đàng cứ việc thử thách loài tạo vật được dựng nên có tự do, mang tính cách thần linh như Ngài, đó là thần thiêng và phàm nhân, song cuối cùng vẫn có thể làm cho cả hai thành phần này nhận biết Ngài và được đời đời tham hưởng Ngài, mà không ngộ nhận là do công lao của họ??

Nếu thực sự "Ngài muốn cho mọi người nhận biết chân lư và được cứu rỗi" (1Tim.2:4), mà thực tế lại để mặc cho một số, cả thần thiêng lẫn phàm nhân, bị đời đời vô phúc trầm luân trong "cái chết lần thứ hai" (KH.20:14'21:8), th́ không phải là Thiên Chúa không hoàn toàn làm chủ được cuộc "hận thù quyết thắng" rồi hay sao???

Những vấn nạn phải nhận là hết sức khúc mắc vừa được nêu ra ở trên đều thuộc về "những mầu nhiệm của Thiên Chúa" (1Cor.4:1). Tuy nhiên, ở đây, v́ cuộc "hận thù quyết thắng" mới được kết thúc trong cuộc chung thẩm mà thôi, như "mầu nhiệm Chúa Kitô" (Êph.3:4' Col.4:3) nơi cuộc Tử Giá chứ chưa đến hồi Phục Sinh th́ chưa hoàn toàn hạ màn. Bởi thế mà "những mầu nhiệm của Thiên Chúa, đó là Đức Kitô, nơi Người tàng ẩn mọi kho tàng khôn ngoan và kiến thức" (Col.2:2), cũng chưa hoàn toàn được sáng tỏ. "Những mầu nhiêm của Thiên Chúa" chỉ thực sự được sáng tỏ khi Ngài chính thức tuyên bố: "Này đây, Ta canh tân lại tất cả mọi sự" (KH.21:5), như sẽ được tŕnh bày trong phần tổng kết "Maria: Mùa Xuân Muôn Thuở", ở tiết mục "Mùa Xuân Trời Đất Mới".


 

Phụ bản 7

 

Bí Mật La Salette
 



 Biến cố La Salette xẩy ra vào ngày Thứ Bảy 19-9-1846, (áp lễ Mẹ Bảy Sự hồi ấy), tại giáo phận Grenoble nước Pháp, với 2 thiếu niên mục đồng làm thuê, một nam và một nữ. Thiếu nam là Maximin Giraud, 11 tuổi, măi đến năm 15 tuổi mới thuộc kinh Lạy Cha. Thiếu nữ là Melanie Mathieu, 14 tuổi, măi đến năm 17 tuổi mới được xưng tội rước lễ lần đầu.

       Sau biến cố La Salette 5 năm, Đức Piô IX ngỏ ư muốn biết về Bí Mật La Salette. Hai sứ giả La Salette đồng ư viết, miễn là những ǵ được viết ra phải để trong bao thư dán kín và phải được đưa trực tiếp đến tận tay Đức Thánh Cha. Maximin viết ra bốn hay năm đoạn về bí mật Mẹ Maria nói với riêng em, xong trưóc Melanie. Đang khi viết phần Bí Mật La Salette của ḿnh, Melanie đă phải hỏi về ư nghĩa của chữ "vô ngộ" và cách viết chữ "phản Kitô".

       Hai cha Rousselot và Gerin đă đem hai phong thư dán kín đến tận Toà Thánh Rôma năm 1851. Ngày 16-11-1851, một văn thư của Toà Thánh đă  chính thức công nhận biến cố La Salette:

"Tự nó mang tất cả những dấu hiệu chân thật... V́ thế, để tỏ ra ḷng tri ân sống động của chúng ta đối với Thiên Chúa cũng như với Trinh Nữ Maria vinh hiển, Ta ban phép tôn sùng Đức Mẹ La Salette".

       Tháng 5 năm sau, chính giám mục giáo phận Bruilla, vị đă thừa lệnh Đức Piô IX phác văn thư công nhận biến cố La Salette, đă lên núi La Salette để đặt viên đá đầu tiên tại chính nơi Mẹ Maria hiện ra, khởi công xây cất một đại vương cung thánh đường.

       Năm 1946, kỷ niệm bách chu niên biến cố La Salette, Đức Piô XII đă gọi biến cố này là:

"Một buổi chiều hồng phúc của ngày 19-9-1846, khi Đức Mẹ Châu Lệ đến để van nài con cái ḿnh dứt khoát đi vào con đường trở về với Người Con Thần Linh của Mẹ và vào con đường đền tạ tội lỗi rất nhiều đă xúc phạm đến Đấng Uy Linh Cao Cả".

       Biến cố La Salette được chính Melanie quyết định viết ra năm 1878, trong đó dĩ nhiên có phần chính yếu là Bí Mật La Salette. Tập viết ngắn gọn này được phát hành đầu tiên ở Lecce ngày 15-11-1879, với phép in của giám mục Zola. Sau đó, nó lại được tái bản ở Lyon năm 1904, trước khi Melanie chết mấy tháng.

      Trong tập tường thuật nhỏ này, bắt đầu phần Bí Mật La Salette mà Mẹ Maria tỏ cho riêng ḿnh biết, Melanie đă dẫn nhập như sau:

"Đoạn, hướng về phía tôi, Rât Thánh Trinh Nữ đă nói với tôi bằng tiếng Pháp. Đây là bí mật trọn vẹn như Mẹ đă tỏ cho tôi biết"

            Melanie con, điều Mẹ sắp sửa nói với con lúc này đây sẽ không phải là một điều bí mật măi măi. Con có thể phổ biến chung vào năm 1858.

            Những linh mục, những thừa tác viên của Con Mẹ, những linh mục mà, với cuộc sống tội lỗi, với việc cử hành những mầu nhiệm thánh cách bất kính và khô đạo, với ḷng ham mê tiền bạc, ḷng yêu chuộng danh vọng cũng như khoái lạc, những vị linh mục đă trở nên những hố phân ô uế. Phải, những linh mục đang đ̣i báo oán và sự báo oán đang treo trên đầu các vị. Khốn thay những linh mục và những tâm hồn tận hiến cho Thiên Chúa, Đấng đang đóng đanh Con Mẹ một lần nữa v́ sự bất trung và đời sống tội lỗi của họ! Tội lỗi của những tâm hồn tận hiến cho Thiên Chúa đă kêu đến tận Trời và đ̣i báo oán, nay sự báo oán đă kề ngay bên họ, v́ không c̣n ai kêu xin ḷng thương xót và sự thứ tha cho chúng sinh nữa. Không c̣n những linh hồn quảng đại, không c̣n ai xứng đáng dâng hy lễ vô t́ tích lên Đấng Hằng Sống cho thế giới nữa.

            Thiên Chúa sẽ ra tay không thể nào lường được.

            Khốn thay những dân cư trên mặt đất! Thiên Chúa sẽ trút xuống trên họ cơn phẫn nộ của Ngài, và không ai sẽ có thể thoát khỏi bao nhiêu khốn khổ dồn dập.

            Những vị làm đầu, những nhà lănh đạo dân Thiên Chúa đă bỏ bê việc cầu nguyện và khổ hạnh, ma qủi đă làm cho trí tuệ của họ mù tối. Họ trở nên những v́ tinh tú lang thang sẽ bị lôi kéo làm cho hư đi bởi cái đuôi của ma qủi xưa kia. Thiên Chúa sẽ cho phép con cựu xà gây chia rẽ giữa những người chủ trị trong mỗi xă hội và nơi từng gia đ́nh. Những đớn đau về thể lư cũng như luân lư phải gánh chịu. Thiên Chúa sẽ bỏ mặc kệ loài người và sẽ gửi đến trên 35 năm hết h́nh phạt này đến h́nh phạt khác.

            Xă hội của con người đang ở vào cận điểm của những cực h́nh khủng khiếp nhất và của những biến cố trầm trọng nhất. Nhân loại cứ chờ mà bị cai trị bằng chiếc roi sắt và uống chén thịnh nộ của Thiên Chúa.

            Mong vị đại diện Con của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô IX đừng bao giờ ra khỏi Rôma nữa sau năm 1859' tuy nhiên, cần ngài phải vững mạnh và nổi vượt, phải dùng khí giới Đức Tin và Đức Mến mà chiến đấu. Mẹ sẽ ở bên cạnh ngài. Ngài cần để ư đề pḥng Napoleon: ông ta là người hai mặt, và khi ông ta muốn vừa làm Giáo Hoàng vừa làm hoàng đế, Thiên Chúa sẽ sớm cho ông biết tay. Là một tay trí lược, ông luôn muốn vươn ḿnh lên cao hơn nữa, song sẽ ngă trên lưỡi gươm mà ông dùng để áp lực dân chúng phải nổi dậy.

            Nước Ư sẽ bị phạt v́ tham vọng của ḿnh trong việc muốn trút bỏ cái ách của Chúa các Chúa. Ư sẽ bị rơi vào cuộc chiến tranh' máu sẽ lan tràn khắp mọi phiá. Các thánh đường sẽ bị đóng kín và bỏ hoang. Các linh mục và các ḍng tu sẽ bị lùng giết và bị chết thảm thương. Một số sẽ chối bỏ Đức Tin, và một số lớn linh mục cũng như những phần tử của các ḍng tu sẽ phá giới cuộc sống tu tŕ chân thật' trong số đó có cả các giám mục.

            Đức Giáo Hoàng hăy coi chừng các kẻ làm những phép lạ. V́ đă đến lúc mà những sự lạ lùng nhất sẽ xẩy ra trên mặt đất cũng như trên không trung.

            Vào năm 1864, Luxiphe cùng với một số lớn qủi ma sẽ được thả ra khỏi hoả ngục' chúng sẽ dần dần làm mất Đức Tin ngay cả nơi thành phần tận hiến cho Thiên Chúa. Chúng sẽ làm cho họ mù quáng đến nỗi, trừ khi nhận được một ơn đặc biệt, những người này sẽ mặc lấy tinh thần của những thần dữ trong hoả ngục' một số ḍng tu sẽ mất Đức Tin và nhiều linh hồn. ở đó sẽ hư đi.

            Những sách xấu sẽ lan tràn khắp mặt đất và thần tối tăm sẽ lan truyền khắp nơi một sự lơ là chểnh mảng toàn diện trong tất cả những ǵ liên quan đến việc phụng tôn Thiên Chúa. Chúng sẽ có quyền hạn lớn lao thuộc lănh vực tự nhiên: sẽ có những nhà thờ được xây lên để phụng tôn những thần dữ này. Người ta sẽ được mang từ nơi này đến nơi kia bởi những thần dữ này, kể cả các linh mục, v́ họ sẽ không c̣n được hướng dẫn bởi tinh thần Phúc Âm, một tinh thần khiêm hạ, bác ái và nhiệt thành cho vinh quang của Thiên Chúa. Có những trường hợp, kẻ chết và kẻ lành được làm cho hồi sinh. (Nói như vậy có nghĩa là, những kẻ chết này sẽ mặc thể thức của các linh hồn lành thánh đang sống trên mặt đất để dẫn dụ con người càng đi sai đường lạc lối' những kẻ chết được hồi sinh kiểu này chẳng ai khác ngoài ma qủi mặc h́nh thức này, sẽ rao giảng một Phúc Âm khác trái ngược với Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô chân thật, chối bỏ sự hiện hữu của Nước Trời' cũng có thể nói đó là những linh hồn bị hư trầm. Tất cả những linh hồn này sẽ xuất hiện như gắn liền với thân thể của họ). Đoạn ở trong ngoặc trên đây đă được Melanie đính chính một chút trong bức thư gửi cho cha Combe ngày 7-10-1899, trong đó có hai đoạn đáng chú ư như sau: (Nói như vậy có nghĩa là vào những ngày ấy... có một số người hư hỏng hiến ḿnh cho việc tôn sùng ma qủi của tà thuật... Những sự việc xẩy ra dị thường này có thể được coi như những kiểu cách chiêu linh, cùng với những việc có tính cách tà ma qủi thuật linh thiêng, những thứ mà, một ngày nào đó, mới biết được là do chủ mưu của Hội Tam Điểm  hoạch định theo tinh thần Luxiphe".

            Khắp nơi sẽ có những sự lạ lùng phi thường, khi mà Đức Tin đă bị lu mờ đi dần dần và ánh sáng giả tạo soi dẫn người ta. Khốn thay những vị Hoàng Gia của Giáo Hội chỉ nghĩ đến giầu có chất chồng trên giầu có để bảo vệ quyền lực và để ngênh ngang trị v́.

            Vị Đại Diện Con Mẹ sẽ chịu nhiều đau khổ, v́ Giáo Hội sẽ chịu đựng bắt bớ lớn lao một thời, thời tối tăm và Giáo Hội sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng rùng rợn.

             Đức Tin chân thật đối với Chúa đang bị quên lăng mất rồi, mỗi người sẽ muốn làm chủ lấy ḿnh và nắm đầu người cùng lứa với ḿnh, họ sẽ hủy bỏ dân quyền cũng như giáo quyền, tất cả mọi trật tự và mọi công chính sẽ bị chà đạp dưới chân, chỉ c̣n tàn sát, giận hờn, ghen ghét, dối trá và nổi loạn là được thấy, không c̣n ǵ là t́nh yêu tổ quốc và gia đ́nh.

            Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ. Mẹ sẽ ở với ngài cho đến cùng để nhận lấy sự hy sinh của ngài.

            Kẻ phá hoại sẽ cố sát ngài một đôi lần để hăm hại và rút ngắn những ngày của ngài lại, thế nhưng, ngài và đấng kế vị ngài sẽ không được thấy cuộc chiến thắng của Giáo Hội Chúa.

            Tất cả những chính quyền dân sự sẽ có cùng một dự định giống nhau, đó là hủy bỏ và loại trừ mọi nguyên tắc đạo giáo, thay vào đó là khuynh hướng duy vật, vô thần, duy linh và lầm lỗi đủ thứ.

            Vào năm 1865 sẽ có một cuộc tục hoá các nơi thánh. Trong các viện tu, những bông hoa của Giáo Hội sẽ tàn lụi và ma qủi sẽ làm vua cai trị mọi con tim. Những ai mang trách nhiệm ở các viện tu hăy cẩn trọng đối với những người mà họ phải nhận vào, v́ ma qủi sẽ vận dụng tất cả những mưu mô gian trá của hắn để đưa các tội nhân vào tu viện, v́ sự lệch lạc và v́ t́nh yêu khoái cảm nhục dục sẽ lan tràn khắp nơi trên mặt đất.

            Pháp, Ư, Tây Ban Nha và Anh quốc sẽ có chiến tranh. Máu sẽ chảy ngoài đường. Dân Pháp sẽ đánh nhau với dân Pháp, dân Ư sẽ đánh nhau với dân Ư. Một cuộc chiến chung tiếp theo sau đó sẽ rùng rợn. Có lúc Thiên Chúa sẽ không c̣n nhớ đến Pháp và Ư nữa, v́ Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô đă bị quên lăng. Tội nhân sẽ lợi dụng tất cả những đường lối gian ác của ḿnh. Con người sẽ chém giết lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau, ngay cả trong nhà của ḿnh.

            Ngay nhát gươm đầu tiên vụt xuống, những núi non và tất cả thiên nhiên sẽ run sợ trong kinh hoàng, v́ những lộn xộn và tội ác của con người đă đâm thấu tận đỉnh các tầng trời. Balê sẽ bị thiêu rụi và Marseille sẽ bị ch́m ngập. Một số thành phố sẽ bị rung xập và bị nuốt mất bởi những trận động đất. Dân chúng sẽ tin rằng tất cả đều bị tiêu tan. Không ǵ c̣n thấy ngoài sát nhân, không ǵ c̣n nghe ngoài sự va chạm của những đối chọi và lời lộng ngôn.

            Kẻ công chính sẽ chịu khổ đau thật nhiều. Những lời cầu nguyện của họ, những việc đền tội của họ và nước mắt của họ sẽ dâng lên đến Trời, toàn thể dân Thiên Chúa sẽ kêu cầu ơn tha thứ và t́nh thương cũng như sẽ van xin Mẹ hộ phù và cầu bầu cho. Bấy giờ Chúa Giêsu Kitô, theo tác động của sự công chính và t́nh thương cao cả của Người, sẽ truyền lệnh cho các thiên thần phạt chết hết các kẻ thù của Người. Đột nhiên, những kẻ bắt bớ Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô và tất cả những kẻ hiến ḿnh cho tội lỗi sẽ chết và trái đất sẽ trở nên như hoang địa. Lúc ấy hoà b́nh sẽ được tạo lập, và con người sẽ được làm hoà với Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô sẽ được phụng sự, tôn thờ và tôn vinh. Đức Ái sẽ nở hoa khắp nơi. Những vua mới sẽ là cánh tay phải của một Hội Thánh vững mạnh, khiêm hạ, đạo hạnh trong sự nghèo nàn nhưng noi theo gương các nhân đức của Chúa Giêsu Kitô. Phúc Âm sẽ được loan truyền khắp nơi và loài người sẽ tiến triển rất nhiều trong Đức Tin, v́ sẽ có một sự hiệp nhất giữa các công nhân của Chúa Giêsu Kitô và con người sẽ biết kính sợ Thiên Chúa.

            Hoà b́nh giữa con người sẽ ngắn hạn. Hai mươi lăm năm của những thu hoạch phong phú sẽ làm cho họ quên đi tội lỗi của con người là căn nguyên của tất cả mọi rắc rối trên trái đất này.

            Tên tiền hô của Phản Kitô cùng với các quân đoàn triệu tập từ một số nước sẽ chiến đấu chống lại Chúa Kitô đích thực, Đấng Cứu Thế duy nhất của thế giới. Hắn sẽ làm máu đổ nhiều và muốn tận diệt sự tôn thờ Thiên Chúa để tự làm cho ḿnh được chiêm ngưỡng giống như một vị Thiên Chúa.

            Trái đất sẽ bị điêu linh bởi đủ mọi thứ tai ương (thêm vào với dịch hạch và đói khát lan rộng). Sẽ có một chuỗi chiến tranh cho đến trận chiến cuối cùng là trận đánh giữa 10 vua của tên Phản Kitô, mà tất cả có cùng một dự tính và sẽ là những nhà lănh đạo duy nhất trên thế giới. Dân chúng sẽ không nghĩ ǵ khác ngoài vui chơi xả láng. Tội nhân sẽ đâm đầu vào đủ mọi thứ tội lỗi. Nhưng con cái của Hội Thánh, con cái tin tưởng vào Mẹ, những môn đệ đích thực của Mẹ, họ sẽ lớn lên trong t́nh yêu của họ đối với Thiên Chúa và trong tất cả mọi nhân đức mà Mẹ qúi trọng. Phúc cho những linh hồn khiêm hạ được Thánh Linh hướng dẫn! Mẹ sẽ chiến đấu bên họ cho đến khi họ tiến tới sự tṛn đầy của năm tháng.

            Thiên nhiên đang kêu cầu sự báo oán v́ tội lỗi của con người, và nó run rẩy sợ hăi ở điều xẩy đến cho thế giới nhuốm tội ác. Hăy run sợ, hỡi trái đất, và các con là những người tuyên bố chính ḿnh là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô mà trong thâm tâm chỉ tôn thờ ḿnh, hăy run sợ v́ Thiên Chúa sẽ trao ngươi cho kẻ thù của Ngài, bởi những nơi thánh đang ở trong một t́nh trạng băng hoại. Nhiều viện tu không c̣n là nhà của Thiên Chúa nữa, mà là những mảnh đất gặm nhấm của Asmodeas và đồng bọn của hắn. Trong thời gian này tên Phản Kitô sẽ được sinh ra bởi một nữ tu Do Thái, một trinh nữ giả, người sẽ thông đồng với con cựu xà, sư phụ của sự ô uế, cha hắn sẽ là B (chữ B này có thể là Bishop, giám mục). Vừa chào đời, hắn đă phun lời lộng ngôn' hắn có răng, tóm lại, hắn sẽ là ma qủi nhập thể. Hắn sẽ kêu gào khủng khiếp, hắn sẽ làm nhiều sự lạ, hắn sẽ chẳng ăn ǵ ngoài sự dơ bẩn. Hắn sẽ có anh em, những kẻ không phải là qủi nhập thể như hắn mà là con cái của sự dữ. Vào năm 12 tuổi, chúng sẽ lôi kéo chú ư quần chúng bằng những thắng lợi lừng lẫy mà chúng đạt được' mỗi tên trong chúng sẽ sớm lănh đạo các quân đoàn, được trợ lực bởi các quân đoàn hoả ngục.

            Thời tiết sẽ bị đảo lộn, trái đất sẽ không c̣n nẩy nở ǵ hơn ngoài trái xấu, những tinh tú sẽ di động bất thường, mặt trăng sẽ chỉ phản chiếu một thứ ánh sáng đỏ mầu bạc nhược. Nước và lửa sẽ làm cho bầu trái đất những cuộc rung chuyển và những trận động đất kinh hồn nuốt tiêu đi các núi đồi và thành phố v.v.

            Rôma sẽ mất Đức Tin và nên toá của tên Phản Kitô.

            Đám qủi trên không trung hợp với tên Phản Kitô sẽ thực hiện những sự lạ lùng cả thể trên mặt đất và trên không trung, và con người sẽ càng ngày càng hư hỏng. Thiên Chúa sẽ ǵn giữ những tôi trung của Ngài và thành phần thiện chí. Phúc Âm sẽ được rao giảng khắp nơi, và mọi dân nước sẽ nhận biết chân lư.

            Mẹ khẩn thiết kêu gọi trái đất. Mẹ kêu gọi những môn đệ đích thực của Thiên Chúa hằng sống là Đấng ngự trên Trời' Mẹ kêu gọi những môn đồ của Chúa Kitô làm người, Vị Cứu Tinh chân thật duy nhất của con người' Mẹ kêu gọi con cái của Mẹ, những tín hữu đích thực, những người đă hiến ḿnh cho Mẹ để Mẹ dẫn dắt họ đến cùng Con Thần Linh của Mẹ, những người mà Mẹ bồng trên tay, nói cách khác, những người sống theo tinh thần của Mẹ. Sau hết, Mẹ kêu gọi Những Tông Đồ Cuối Thời, những môn đệ trung kiên của Chúa Giêsu Kitô, những người sống trong sự khinh chê thế gian và chính ḿnh, trong nghèo khó và khiêm hạ, trong lănh đạm và thầm lặng, trong nguyện cầu và khổ chế, trong tinh tuyền và thần hiệp, trong khổ đau và ẩn khuất trước mắt thế gian. Đây là lúc họ xuất thân làm cho thế gian tràn đầy ánh sáng. Hăy đi mà tỏ ḿnh ra là các con cái dễ thương nhất của Mẹ. Mẹ ở bên các con và ở trong các con, nếu Đức Tin của các con là ánh sáng soi cho các con trong những ngày bất hạnh này. Chớ ǵ ḷng nhiệt thành của các con làm cho các con đói khát vinh quang và vinh dự của Chúa Giêsu Kitô. Hăy chiến đấu, hỡi các con cái của ánh sáng, các con là thành phần ít ỏi. V́ đây là thời điểm của mọi thời điểm, tận cùng của mọi cùng tận.

            Giáo Hội sẽ ở trong t́nh trạng khuất mờ, thế giới sẽ ở trong t́nh trạng hoảng sợ. Thế nhưng bấy giờ Ênóc và Êlia sẽ đến, đầy Thần Linh Thiên Chúa. Các vị sẽ dùng quyền năng Thiên Chúa mà rao giảng, và con người thiện tâm sẽ tin vào Thiên Chúa, nhiều linh hồn sẽ được an ủi. Họ sẽ đạt được những bước tiến cao nhờ nhân đức của Thánh Linh và sẽ lên án những mưu mô qủi quyệt của tên Phản Kitô. Khốn thay những dân cư trên mặt đất! Sẽ có những trận chiến đẫm máu và đói khát, dịch tễ và những bệnh truyền nhiễm.. Sẽ có mưa đá rùng rợn toàn là những thú vật. Sẽ có những trận sấm sét làm rung chuyển cả những thành phố, các trận động đất sẽ nuốt trửng những xứ sở. Trên không trung có những tiếng phát ra. Con người sẽ đập đầu vào tường t́m kiếm cái chết, trong khi cái chết lại là một cực h́nh của họ. Máu sẽ lênh láng mọi phiá. Ai sẽ là kẻ thắng cuộc nếu Thiên Chúa không rút ngắn cuộc thử thách lại? Tất cả máu lệ và nguyện cầu của kẻ lành làm Thiên Chúa nương tay. Ênóc và Êlia sẽ bị giết. Rôma vô đạo sẽ biến mất. Lửa Trời sẽ đổ xuống thiêu hủy 3 thành phố. Tất cả vũ trụ sẽ bị một trận kinh hoàng và nhiều người sẽ để ḿnh bị lừa đảo lầm lạc v́ họ không tôn thờ Chúa Kitô đích thực là Đấng ở giữa họ. Thời điểm là đây' mặt trời đang mờ tối' chỉ c̣n Đức Tin là sống sót.

            Đây là thời điểm; hố thẳm đang mở ra. Kià Vua các Vua tăm tối, kià Con Mănh Thú với bọn lâu la của hắn, xưng ḿnh là Đấng Cứu Thế. Hắn sẽ nghênh ngang vươn ḿnh trên không trung, lên đến tận Trời. Hắn sẽ bị hạ bởi hơi thở của Thánh Tổng Thần Micae. Hắn sẽ rơi xuống, và trái đất, nơi sẽ xẫy ra một loạt biến hoá liên tục trong ba ngày, sẽ mở toang những bụng lửa của ḿnh ra để đời đời hắn cùng với bọn bộ hạ sẽ bị d́m ngập trong hoả ngục muôn kiếp. Đoạn nước và lửa sẽ tẩy rửa trái đất và sẽ tiêu hủy tất cả những công tŕnh h́nh thành do sự kiêu ngạo của con người, rồi tất cả sẽ được đổi mói. Thiên Chúa sẽ được phụng thờ và tôn vinh.

 

Maria Thánh Giá, Lễ Vật Hy Sinh của Chúa Giêsu

Melanie Calvat, Nữ Mục Đồng La Salette

Castellamare, 21-11-1878.

             

            "Tôi rất sảng khoái thấy trước 'Bí Mật' này sẽ lan truyền hết sức rộng răi' nó càng được lan truyền càng khơi dậy một sự sợ hăi bổ ích và nhiều người trở về cùng Thiên Chúa. Mẹ Maria sẽ chúc lành cho những ai cộng tác vào việc phổ biến, như Mẹ nhất định muốn bí mật này được loan truyền cho tất cả mọi người". (Trích đoạn thư của Melanie liên quan đến Bí Mật La Salette)

 Phụ chú:

            Tất cả những chi tiết về Bí Mật La Salette và đoạn thư trên của Melanie, một trong hai sứ giả La Salette, được trích dịch từ bản Anh Ngữ: "Apparition of the Blessed Virgin on the Mountain of La Salette the 19th of September, 1846". Bản dịch Anh Ngữ này được chuyển ngữ hoàn toàn theo nguyên bản gốc Pháp Ngữ, bản Pháp Ngữ đầu tiên do Lecce xuất bản năm 1879 với phép in của giám mục Zola.


Phụ Bản 8

 

Phong Trào Thời Mới
(New Age Movement)

 



Theo Bí Mật La Salette: "Vào năm 1864, Luxiphe cùng với một số lớn qủi ma sẽ được thả ra khỏi hỏa ngục..." Chắc chắn bọn qủi cuối thời này sẽ không hiện h́nh để dụ hoặc người ta, mà hoạt động bằng "những sự dối trá" (Gn.8:44) của chúng nơi con người và qua con người. Chân tướng của chúng, vào ngay năm 1864, đă bị Đức Piô IX vạch trần ở Bản Liệt Kê 80 Sai Lầm, mà điều 1 là bộ mặt Phiếm Thần (Pantheísm), chủ trương của Phong Trào Thời Mới:

"Không có một hữu thể tối cao nào toàn tri và quan pḥng hết mọi sự tách biệt khỏi vũ trụ này cả, Thiên Chúa cũng giống như bản chất tự nhiên của các sự vật, bởi thế cũng bị chuyển biến' Thiên Chúa thực sự được tạo nên cả ở nơi con người cũng như ở nơi thế gian, nên tất cả mọi sự đều là Thiên Chúa và có cùng một bản thể của Thiên Chúa' Thiên Chúa cũng chỉ là một sự vật giống như thế gian, do đó mà tinh thần cũng giống như vật chất, tất yếu cũng giống như tự do, sự thật cũng giống như giả tạo, sự thiện cũng giống như sự dữ, và công chính cũng giống như bất chính". (RCH trang 992)

Trên thực tế, Phong Trào Thời Mới cho rằng v́ không ư thức nên người ta mới tách khỏi thần tính của ḿnh mà thôi. Để nhận thức được thần tính của ḿnh, họ cần ư thức lại, thế thôi. Họ ư thức lại thần tính của ḿnh bằng những phương pháp luyện tập tâm linh, như Thiền, Yoga v.v. Sau khi cảm nghiệm được thần tính của ḿnh, cá thể của con người sẽ được biến đổi, nhờ đó thế giới cũng sẽ được biến đổi, và nhân loại sẽ bước vào một Thời Mới.

Đối với Phong Trào Thời Mới, Đức Kitô đúng là Thiên Chúa, song Người cũng chỉ là Thiên Chúa như mọi người thôi. Sở dĩ Đức Kitô là Thiên Chúa hơn mọi người là v́ Người nhận thức được thần tính của ḿnh, do đó, Người có thể thể hiện quyền năng thần linh của ḿnh. Bởi thế, Phong Trào Thời Mới coi Chúa Kitô chỉ là một nguyên lư thần linh (a divine principle) và là một nhiệt lực (an energy force) hay là một tâm thức Kitô (a Christ-conciousness) mà mọi người có thể đạt được:

"Đức Kitô không phải là Thiên Chúa, Người không đến như Thiên Chúa. Người là hóa thân một phương diện của Thiên Chúa. Người là linh hồn hóa thân của mọi tạo vật. Người hiện thân cho năng lực là phương diện tâm thức của Hữu Thể mà chúng ta gọi là Thiên Chúa.

"Đức Kitô là ǵ? Trong tất cả mọi sự sống đều có một tính chất, một năng lực, như đặc tính căn bản của ḿnh, mạnh mẽ phát triển, mănh liệt diễn xuất thần tính. Nó là một tính chất có thể nói là bất cứ thể thức nào bao bọc lấy tôi, tôi sẽ không bị cầm giữ bởi nó như là một tù nhân, song tôi sẽ biến đổi nó thành một thể thức vĩ đại hơn. Tôi sẽ sử dụng tất cả cuộc sống, tất cả kinh nghiệm như những bước tiến đến những mạc khải thần linh cao cả hơn. Đức Kitô là một lực tiến hóa nền tảng trong tạo vật.

"Cuộc hạ sinh thật sự của Đức Kitô không phải là cuộc hạ sinh của Giêsu. Giêsu là một cá nhân tự ḿnh phải tái diễn lại những giai đoạn nào đó. Người theo mẫu thức của Phật Tổ đă thiết định... Chính Người cũng phải được đánh thức dậy. Trong tâm thức của ḿnh, Người đă phải chạm đến mẫu thức Kitô" (SIIR trang 93-94)

Về các phương pháp luyện tập tâm linh được Phong Trào Thời Mới sử dụng để giúp con người nhờ đó đạt đến thần tính của ḿnh, ĐTC Gioan-Phaolô II đă lên tiếng trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của Ngài như sau:

"Không phải là không thích hợp để cảnh giác những Kitô hữu say mê đón nhận một số những tư tưởng nơi những truyền thống tôn giáo Viễn Đông - chẳng hạn như những kỹ thuật và những phương pháp suy niệm cũng như thực hành khổ chế... Một vấn đề khác là việc trở lại với những tư tưởng về chủ đạo thức cổ xưa nấp dưới h́nh thức của cái gọi là Thời Mới. Chúng ta không thể tự dối ḿnh cho rằng cái Thời Mới này sẽ làm canh tân đạo giáo (phụ chú: xem tông huấn Redemptoris Missio của ĐTC Gioan-Phaolô II ban hành ngày 7-12-1990, số 38, về ư tứ "canh tân đạo giáo" ở đây). Nó chỉ là một đường lối mới trong việc thực hành khuynh hướng chủ đạo thức (gnosticism), một thái độ có tinh thần muốn t́m hiểu sâu xa về Thiên Chúa lại làm lệch đi Lời của Ngài bằng những lời của nhân loại. Khuynh hướng chủ đạo thức này không bao giờ hoàn toàn tách biệt khỏi lănh giới của Kitô giáo. Trái lại, nó luôn luôn hiện hữu sát cánh với Kitô giáo, đôi khi mặc lấy thể thức của một trào lưu triết lư, song thường mang những đặc tính của một tôn giáo, hay một dị giáo tàng h́nh dù không bị điểm mặt, tương khắc với tất cả những ǵ chính yếu của Kitô giáo" (CTH trang 89-90)

(Xin coi tiếp phụ bản 10: "Chúa Kitô Tái Giáng?", trang 415, chi tiết liên quan đến vị Tôn Sư và Chúa của Phong Trào Thời Mới)