Trích Hận Thù Quyết Thắng của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

-10-
 

Con Cựu Xà



Con rắn là con vật tinh khôn nhất trong loài thú được Chúa là Thiên Chúa dựng nên. Con rắn đă hỏi người nữ: "Có phải Thiên Chúa đă thực sự bảo là các ngươi không được ăn bất cứ cây cối nào trong vườn chăng?" Người nữ trả lời con rắn: "Chúng tôi được ăn hoa trái của các cây trong vườn' chỉ trừ trái của cây ở giữa vườn th́ Thiên Chúa đă bảo: 'Các ngươi không được ăn hay chạm đến nó kẻo các ngươi bị chết đấy'". Tuy nhiên, con rắn đă nói với người nữ: "Các ngươi làm ǵ mà chết được! Không có đâu, Thiên Chúa thừa biết rằng lúc nào mà các ngươi ăn nó mắt các ngươi sẽ được sáng tỏ và các ngươi sẽ nên giống như các vị thần linh là những đấng biết lành biết dữ". Người nữ thấy cây đó ngon lành, trông bắt mắt, ḷng lại muốn được khôn ngoan. Thế là bà hái ít trái mà ăn' rồi bà cũng đưa mấy quả cho chồng ḿnh là người sống với bà, và ông đă ăn...


Bấy giờ Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn: "V́ ngươi đă làm điều này, ngươi sẽ bị loại trừ khỏi mọi thú vật và khỏi mọi tạo vật hoang dă' ngươi sẽ phải ḅ bằng bụng và ăn bụi đất suốt đời ngươi. Ta sẽ gây mối thù giữa ngươi và người nữ, cũng như giữa miêu duệ ngươi và miêu duệ người nữ. Người sẽ đạp nát đầu ngươi đang khi ngươi đớp gót chân Người". (KN 3:1-6, 14-15)

Nếu ở đoạn 12 câu 9 trong sách Khải Huyền, "con khổng long" đă bị thánh kư Gioan, qua thị kiến của ngài, điểm mặt là "con cựu xà", th́ cũng ở đoạn 12 này, qua ư nghĩa của hai câu 15 và 16, "con cựu xà" tự bản chất chính là "con khổng long", nhưng là một "con khổng long đă bị (và cũng) thấy ḿnh bị hất nhào xuống trái đất" (KH 12:9,13).

Như thế, "con cựu xà" chính là "con khổng long" biến dạng để "săn đuổi người nữ đă hạ sinh người con trai" (KH 12:13) mà hắn "ŕnh nuốt đi sau khi con trẻ được sinh ra" (KH 12:4) song không được, v́ "con của bà được mang lên Thiên Chúa và lên ngai của ḿnh" (KH 12:5). Thế nhưng, mang một thân ḿnh "rực đỏ" (KH 12:3) đầy những hận thù, "con khổng long" phải "t́m cho ra người nữ" (KH 12:15) "vĩ đại" (KH 12:1) đă qua mặt hắn này. Bằng cách, hắn đă dùng miệng của "con cựu xà" để "phun ra một gịng nước" (KH 12:15) là "những sự giả dối" (Gn 8:44) phát xuất từ một bản chất của hắn vốn "không có sự thật trong ḿnh" (Gn.8:44).

Như thế, "con cựu xà" là biểu hiệu cho "những mưu đồ vô cùng gian trá và hiểm độc của Satan" (TTMTT trang 214), nói cách khác, "con cựu xà" là tính chất tinh khôn, là hiện thân giả dối và là tác nhân hạ độc của "con khổng long". Đúng vậy, theo tính toán "tinh khôn nhất trong loài thú" của ḿnh, "con cựu xà", tức "con khổng long" biến dạng trên đất, hy vọng rằng, khi "phun ra" (KH 12:15) một "trận lụt" (KH 12:16) giả dối để "cám dỗ cả thế gian" (KH 12:9) này của hắn, th́ "người nữ", dù có trốn ở đâu đi nữa, với thân phận làm người ở trên "đất" của bà, một khi mà bản tính của cả loài người bị đầu độc cho chết, bà cũng sẽ phải chịu chung một định mệnh xấu số là bị "cuốn trôi đi" (KH 12:15) thôi...

"Rất tiếc, bản tính 'ánh sáng' của hắn đă mất, trở thành 'tối tăm', hắn đă ra tay hạ sát nhầm người đàn bà, và đă vô t́nh làm cho 'ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời' (Mt.6:10), cho 'sống đây là sáng chiếu soi con người' (Gn.1:4), cho 'ân sủng của Thiên Chúa càng dồi dào hơn' (Rm.5:15), cho 'Thiên Chúa (được dịp) chứng tỏ t́nh yêu của Ngài đối với chúng ta ở chỗ, trong khi chúng ta c̣n là tội nhân th́ Chúa Kitô đă chết cho chúng ta' (Rm.5:8), cho 'Ngài (Thiên Chúa) đă mang sự sống đến cho chúng ta nhờ Chúa Kitô khi chúng ta là kẻ đă chết trong tội lỗi' (Êph.2:4)" (MNKH trang 96-97).

Thế nhưng, để "đạp nát đầu của (con rắn)", Chúa Kitô, "miêu duệ của người nữ" đă lợi dụng "đang khi (con rắn) đớp gót chân của Người" (KN 3:15). Đúng thế, đang khi c̣n là "con khổng long" xuất hiện như "một điềm lạ ở trên bầu trời" (KH 12:3), hắn mới "ŕnh nuốt" Người đi mà thôi, tuy nhiên, sau khi "bị hất nhào xuống đất" (KH 12:9,13), biến dạng thành "con cựu xà", hắn đă thực sự "đớp (được) gót chân của Người". Vậy th́ "gót chân của Người (Chúa Kitô)" ở đây là ǵ?

Nếu "đầu của Chúa Kitô là Chúa Cha" (1Cor.11:3), "Giáo Hội là thân thể của Người" (Êph.1:22-23), một thân thể cần được và đă được Người "hy hiến mạng sống ḿnh để làm cho nên thánh hảo bằng việc thanh tẩy trong nước rửa nhờ quyền năng của lời Người" (1Cor.5:25-26), th́ "gót chân của Người" phải là và chính là nhân tính của con người khi chưa được hưởng ơn cứu chuộc của Người, tức chưa được Người "rửa cho (mới có thể) thông phần với (Người)" (Gn.13:8).

Thật thế, ngay từ ban đầu, v́ "được dựng nên theo h́nh ảnh và giống như (Thiên Chúa)" (KN 1:26,27), con người đă được hưởng những đặc ân siêu nhiên cũng như ngoại nhiên. Đối với những đặc ân siêu nhiên, về phương diện tích cực, con người được thông dự vào bản tính thần linh của Thiên Chúa, ở chỗ: "Chúa là Thiên Chúa thổi hơi thở sự sống vào lỗ mũi của con người" (KN 2:7)' về phương diện tiêu cực, con người bấy giờ c̣n chân thật, ngây thơ vô tội, chưa biết đến tội lỗi là ǵ, ở chỗ: "trần truồng mà không biết xấu hổ" (KN 2:25). Đối với những đặc ân ngoại nhiên, về phương diện đối nội, con người c̣n tự do làm theo ư muốn của Thiên Chúa, ở chỗ: "được ăn mọi thứ cây trong vườn, trừ cây biết lành biết dữ" (KN 2:16,17), cũng như c̣n thông minh sáng suốt, ở chỗ: "đặt tên cho tất cả mọi xúc vật, mọi chim trời và mọi hoang thú" (KN 1:26,28)' và về phương diện đối ngoại, con người c̣n "làm chủ cá biển, chim trời, và mọi vật sống động di chuyển trên mặt đất" (KN 1:28), ở chỗ: "bất cứ con người gọi từng vật là ǵ th́ nó đều mang tên như vậy" (KH 2:19).

Thế nhưng, nếu "con người được đàn bà sinh ra không ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả (tất nhiên ở đây trừ trường hợp của hai nguyên tổ, v́ các ngài được Thiên Chúa ngay từ ban đầu trực tiếp dựng nên, chứ các ngài không được sinh ra). Song kẻ bé mọn nhất được sinh vào Nước Thiên Chúa c̣n cao trọng hơn ông" (Mt.11:11) thế nào, th́ nhân tính tự bẩm sinh tốt lành và cao trọng ấy của con người cũng cần phải "được sinh lại bởi trên cao... bởi nước và Thần Linh" (Gn.3:3,5) nữa mới "được vào Nước của Thiên Chúa" (Gn 3:5). Bằng không, nhân tính của con người, khi chưa "được tái sinh", vẫn ở trong t́nh trạng chưa được "sống viên măn hơn" (Gn.10:10), chưa "được nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gn.17:21).

V́ bản tính của con người, khi chưa được Chúa Kitô cứu, tức chưa được Người "kéo lên cùng (Người)" (Gn.12:32), th́ nó vẫn là "gót chân của (Chúa Kitô)", vẫn là phần chi thể c̣n nằm sát với "đất", một lănh vực mà "con khổng long bị hất nhào xuống (đang) săn đuổi người nữ" (KH 9:13) dễ "đớp" nhất. T́nh trạng này làm sao có thể nào tránh được. Và quả nhiên và quả thực là đă xẩy ra đúng như vậy. Cho dù con người, khi c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, phần thượng c̣n làm chủ phần hạ, thế mà cũng đă bị "con rắn đánh lừa" (KN 3:13). Qua sự kiện nguyên tội này mới thấy "con rắn (đúng) là con vật tinh khôn nhất trong loài thú được Chúa là Thiên Chúa dựng nên" cần phải bị "đạp nát đầu", và con người 'được dụng nên theo h́nh ảnh và giống như" Thiên Chúa đúng là cần phải "được sinh lại".

"Con rắn là con vật tinh khôn nhất". Đúng thế, nguyên kiểu cách và câu nói đầu tiên mà hắn tỏ ra để giao tiếp với loài người cũng đủ chứng tỏ hắn tinh khôn là chừng nào. Trước hết, hắn không nhập cuộc và trực tiếp xui con người, bấy giờ c̣n đang ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, tức t́nh trạng con người, về mặt siêu nhiên, c̣n đang sốt sắng, và về mặt ngoại nhiên, c̣n đang thông sáng (chưa bị đam mê làm cho mù tối), làm trái với ư muốn của Thiên Chúa ngay. Trái lại, hắn đă nêu lên một sự thật mập mờ làm cho con người thông sáng phải đính chính, để rồi, sau khi con người đă chịu mở miệng đối thoại với hắn, con người khó ḷng tránh được khỏi bị cắn câu mà hắn đă dùng cả một sự thiện hết sức ngon lành, tuyệt đối hợp với thị hiếu của con người, để nhử mồi con người là loài vốn (tự bản chất) và c̣n (ngay từ ban đầu) hướng thiện hơn bao giờ hết.

"Sự thật mập mờ" mà con rắn gợi lên, qua thể nghi vấn, (một thể thức của người lớn và thích hợp với người lớn, thành phần hay thắc mắc, bối rối, hoài nghi, hơn là của trẻ nhỏ và thích hợp với trẻ nhỏ, thành phần hoàn toàn hồn nhiên, đơn sơ, chân chất), đă "làm cho con người thông sáng phải đính chính", đó là: "Có phải Thiên Chúa đă thực sự bảo là các ngươi không được ăn bất cứ cây cối nào trong vườn chăng?".

Quả nhiên, "con rắn là con vật tinh khôn nhất" đă thành công trong bước thứ nhất của hắn là nhử con người tự động lại gần hắn để hắn có thể phóng đầu của hắn ra "đớp" cho một cái bơ ghét, hay nhử con người tự ḿnh mở miệng ra để hắn có thể dễ dàng đầu độc cho chết bỏ. Phần con người, ngay từ ban đầu, tuy vừa sốt sắng lại vừa thông sáng, song vẫn c̣n ngây ngô, chưa hoàn toàn và đích thực "chân thực như bồ câu" (Mt.10:16), (đó cũng là một trong những lư do mà con người cần phải được "sinh lại bởi Thần Linh" - Gn.3:5), nên quả nhiên đă mở miệng ra: "Chúng tôi được ăn hoa trái của các cây trong vườn' chỉ trừ trái của cây ở giữa vườn..."

"Sự thiện hết sức ngon lành, tuyệt đối hợp với thị hiếu của con người" mà con rắn qủi quyệt đă dùng để giật câu bắt được con người, đó là: "nên giống như các vị thần linh". Tuy nhiên, việc làm cho con người mở miệng ra đă là khá lắm rồi, song việc làm cho con người, ngay từ ban đầu, về mặt siêu nhiên, c̣n hết sức kính sợ Thiên Chúa (được biểu lộ qua việc họ lập lại ư của Ngài cho con rắn nghe), và về mặt ngoại nhiên, c̣n hết cỡ tự do (với ư chí c̣n tự chủ và làm chủ đam mê), dám đưa tay lên "hái ít trái mà ăn", ngang nhiên phản chống lại ư muốn của Thiên Chúa mà họ đă ư thức được, là một chuyện khác, khó hơn nhiều. Thế là, "con cựu xà", vốn là "con khổng long" trá h́nh trên đất, đă dùng bản tính tự nhiên thiêng liêng sáng láng của ḿnh hơn con người, một đồng loại khác loài của hắn bấy giờ cũng thông sáng song không thể nào bằng hắn, để soi sáng thêm cho con người c̣n ngây ngô về lư do tại sao họ "được ăn mọi hoa trái trong vườn' chỉ trừ trái của cây ở giữa vườn th́" ... bị Thiên Chúa cấm.

Và lư do mà "con rắn là con vật tinh khôn nhất" đă gợi ra để "đánh lừa" (KN.3:13) con người, một lư do hết sức hợp lư (khôn ngoan) lại hợp t́nh (khêu gợi), nghe vào, chắn chắn con người sẽ thấy rằng ư nghĩa của lư do đó có vẻ hoàn toàn phạm đến phẩm giá của ḿnh, (tức chạm đến tự ái của con người, chẳng khác ǵ như vấn đề phụ nữ không được làm linh mục ngày nay), để rồi, hậu quả mà con người khó ḷng mà tránh được là phản ứng mang tính cách phản kháng và đầy tinh thần phản loạn, giống hệt như tinh thần của "con khổng long" trước "điềm lạ vĩ đại" (KH.12:1).

Lư do ghê gớm đó là v́: "Thiên Chúa thừa biết rằng lúc nào mà các ngươi ăn nó mắt các ngươi sẽ được sáng tỏ và các ngươi sẽ nên giống như các vị thần linh là những đấng biết lành biết dữ". Phần con người, trong ngây thơ vô tội, (v́ ngay từ ban đầu "tội lỗi (chưa) nhập vào thế gian" -Rm.5:12), con người đă phản ứng hoàn toàn theo tự nhiên, (đó cũng là một trong những lư do con người cần phải được tái sinh, tức phải "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" -Mt.18:3), v́ con người nghe theo thần dữ, theo "những sự dối trá" (Gn.8:44) để "hái ít trái mà ăn". Như thế và cũng chính v́ thế, con người đúng là cần phải "được sinh lại".

Thực ra, việc con người, qua nữ nguyên tổ Evà, muốn "nên giống như các vị thần linh là những đấng biết lành biết dữ" đâu có phải là điều xấu v́ 3 lư do chính yếu sau đây.

Lư do thứ nhất là v́, xét theo động lực nội tại, con người chỉ hành động theo bản tính làm người của ḿnh đă được Thiên Chúa dựng nên "theo h́nh ảnh và giống như" (KN 1:26,27) Ngài.

Lư do thứ hai là v́, xét theo mục đích của việc con người làm, cũng là chính chủ ư tác động nơi con người, th́ ư muốn "nên giống như các thần linh" của họ, tức nên giống như "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gn 4:24), tự nó là một ư hướng tốt lành, chẳng những không có tội mà lại có công nữa là đàng khác.

Lư do thứ ba là v́, xét theo đối tượng của việc con người làm, tức cái thu hút con người với tính cách như một hấp lực ngoại tại, đó là chính "cây biết lành biết dữ", th́ không thể nào có chuyện Thiên Chúa lại dựng nên những điều xấu xa để tác hại con người cả, v́ "Thiên Chúa nh́n mọi sự Ngài đă làm, th́ Ngài thấy nó rất tốt lành" (KN 1:31), do đó, theo lư, con người có thể tự do thừa hưởng mà không sợ (một cảm giác lo âu có tính cách tiêu cực không thể có vào lúc ban đầu bấy giờ) bị chết nghẹn.

Cho dù căn cứ vào tất cả 3 yếu tố trên, theo lư trí, con người có thể biện hộ cho hành động vấp phạm của ḿnh. Thế nhưng, theo lương tri "như mắt là đèn soi thân thể" (Mt.6:22), ngay từ ban đầu, cho dù sau khi đă ăn trái cấm, con người vẫn c̣n nhận ra ḿnh, vẫn c̣n thành thực với ḷng ḿnh, (một điều kiện để có thể tự phục hồi, để xứng đáng được cứu độ, để sẵn sàng được giải thoát, v́ "chân lư sẽ giải thoát" -Gn.8:32): "Mắt của cả hai mở ra, làm họ nhận thức được ḿnh trần truồng" (KN 3:7).

Thế là, con người đă phản chống lại Thiên Chúa là "Đấng duy nhất tốt lành" (Mt.19:17), nên tự bản tính chỉ có một ḿnh Ngài là Đấng "biết lành biết dữ", tức là Đấng có toàn quyền ấn định lành dữ cho tất cả mọi sự Ngài dựng nên mà thôi. Những ǵ Thiên Chúa muốn là lành, và những ǵ phản lại ư của Ngài, dù tự bản chất của sự vật hay sự việc có tốt lành mấy đi nữa, cũng là dữ: "Mệnh lệnh của Ngài tức là sự sống đời đời" (Gn.12:50). Do đó: "Ai làm theo ư muốn của Thiên Chúa th́ tồn tại muôn đời" (1Gn.2:17)' bằng không, một khi tự ư muốn định đoạt lành dữ, không chịu tuân theo định luật "được tự do... chỉ trừ" đúng như thân phận thụ tạo của ḿnh, như trường hợp điển h́nh của hai nguyên tổ, con người nói chung đă phải chịu những hậu quả tai hại nơi bản thân, với Thiên Chúa cũng như với thiên nhiên.

Hậu quả tất yếu đầu tiên mà con người cảm nghiệm thấy đă xẩy ra nơi chính bản thân họ. Đó là t́nh trạng bản thân bị chia rẽ, không c̣n là "một thân thể" (KN.2:24) nữa, mà là hai người khác nhau, qua hành động "khâu lá vả để làm khố che thân" (KN 3:7), che đi phần kín biểu hiệu cho phái tính của ḿnh.

Hậu quả tất yếu thứ hai, gắn liền với t́nh trạng bản thân đă bị chia rẽ này của con người, đó là tâm trạng cảm thấy bị chia ĺa khỏi Thiên Chúa, như "một cành cây khô héo" (Gn.16:5), đâm ra lo âu sợ hăi, đến nỗi, càng nghe thấy được "tiếng của Chúa là Thiên Chúa di động trong vườn" (KN.3:8), thay v́ vui mừng hớn hở như khi c̣n tự do sống trong công chính, th́ "con người và vợ ḿnh (lại đi) ẩn ḿnh cho khỏi Chúa là Thiên Chúa giữa những cây cối trong vườn" (KN 3:8).

Hậu quả thứ ba, không phải là một hậu quả tất yếu như hai hậu quả có tính cách nội tại trên, mà là một hậu quả tất nhiên, có tính cách ác quả ác báo đến từ bên ngoài, cần phải đền trả. Đó là thảm trạng con người bị tách biệt khỏi thiên nhiên, một thảm trạng mà, con người, tự bản tính và theo bản tính bẩm sinh của ḿnh, tuy không hoàn toàn mất quyền làm chủ trên những ǵ đă được trao phó cho hiên vui sống 'như trẻ nhỏ', thành phần đầy 'mệt mỏi và gánh nặng'" (TNNTN trang 26), th́ quả là những tác dụng nghiệt ngă gây ra bởi một cái "ách" (Mt.11:30). Thế nhưng, v́ "bị hạ xuống" (Lc.18:14), thân phận của họ đă phải "mang" (Mt.11:29) cái "ách" bất đắc dĩ này, "cho đến khi trở về với đất bụi" (KN 3:19): "V́ ngươi là bụi đất th́ ngươi sẽ trở về với đất bụi" (KN 3:19). "Qua một người mà tội lỗi đă lọt vào thế gian, và cùng với tội lỗi là sự chết, sự chết đến với mọi người v́ mọi người đă phạm tội" (Rm.5:12) là như vậy.

Thật ra, xét theo trách nhiệm cá nhân th́ không thể nói là "mọi người đă phạm tội". Tuy nhiên, xét theo liên hệ bản tính th́ vẫn có vấn đề di truyền và lây nhiễm theo định luật nhân quả (x.Mt 7:18). Sự kiện hiển nhiên này đă không thực sự xẩy ra là ǵ, nơi hậu quả gây ra bởi việc làm bất chính của con người ngay từ ban đầu, như đau khổ và nhất là cái chết thể lư, một cái chết mang tính cách tượng trưng cho cái chết linh thiêng đời đời. Thảm trạng khổ đau và chết đi này không tha cho bất cứ ai được sinh vào trần gian, mang lấy bản tính con người đă bị hư hoại: "(tội) qua một người... (chết) đến với mọi người" là như thế.

V́ bản tính của loài người được hiện thân nơi cá nhân của mỗi người, do đó, sự kiện di truyền nhân quả chỉ có thể xẩy ra qua việc truyền sinh, nhất là việc truyền sinh được thực hiện bởi một bản tính đă hư hoại, th́ đúng là "xác thịt hạ sinh xác thịt" (Gn.3:6). Trái lại, ngay từ ban đầu, được "sinh bởi Thiên Chúa" (Gn.1:13), nếu con người tiếp tục sống trong Thiên Chúa, th́ việc truyền sinh của họ sẽ được thực hiện "không bởi huyết nhục hay ham muốn nhục dục hoặc ư muốn của con người" (Gn.1:13): "Thần Linh tác sinh thần linh" (Gn.3:6).

Trên thực tế, v́ sa cơ lỡ bước, con người được "dựng nên kém thiên thần một chút" (TV 8:6) đă phải quằn quại trong thân phận bất hạnh, đầy khổ đau và bị chết đi, do chính ḿnh gây ra. Thế nhưng, tận thâm tâm của ḿnh, họ vẫn luôn luôn khao khát và mong mỏi được giải thoát: "Ai có thể cứu tôi khỏi thân xác ở dưới quyền lực sự chết này đây?" (Rm.7:24). Việc "Chúa là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Địa Đường" (KN 3:23) cũng là v́ lư do này, là v́ Ngài: "không để cho họ hái trái cây sự sống mà ăn hầu được sống đời đời" (KN 3:22). Tại sao vậy? Tại sao Thiên Chúa "là Cha ở trên trời trọn lành" (Mt.5:48) lại có một thái độ có vẻ độc đoán và độc ác như thế??

"Làm như thế không phải là Thiên Chúa không muốn cho con người đă sa ngă được sống đời đời. Bởi v́, theo sự khôn ngoan vô cùng của ḿnh, Thiên Chúa thấy rằng: 'Ḱa! con người đă trở nên giống như một trong chúng ta, biết lành biết dữ' (KN 3:22), nên, họ có thể tự cứu sống ḿnh bằng cách hái trái cây sự sống mà ăn. Và, một khi nhờ sự khôn lanh của ḿnh mà con người chẳng những khỏi chết lại được sống đời đời, họ sẽ càng tự tôn và cảm thấy ḿnh đă thực sự nên bằng Thiên Chúa nhờ ăn trái cấm" (MNKH trang 156-157).

Trái lại, và c̣n hơn thế nữa, "Thiên Chúa chứng tỏ t́nh yêu của Ngài đối với chúng ta, đang khi chúng ta c̣n là những tội nhân" (Rm.5:8). Bởi thế, trước khi đuổi con người đă bị thương tích ra khỏi vườn địa đường, chính bàn tay của Đấng đă dựng nên họ "theo h́nh ảnh và giống như" (KN.1:26-27) Ngài, cũng đă tự động xót thương băng bó cho họ, bằng một thứ dầu tràn đầy hy vọng, đó là lời hứa cứu độ cả gịng dơi của họ: "Ta sẽ gây mối thù giữa ngươi và người nữ, cũng như giữa miêu duệ ngươi và miêu duệ người nữ. Người sẽ đạp nát đầu ngươi đang khi ngươi đớp gót chân Người".

Theo lời hứa cứu độ này, đường lối Thiên Chúa sẽ thực hiện là dùng "miêu duệ" của chính loài người, mà "người nữ" là h́nh ảnh tiêu biểu cho loài người (ư nghĩa này đă được diễn giải ở trang 140-141), để trả thù và rửa hận cho chung loài người, (chứ không phải chỉ cho riêng "người nữ"), bằng việc "Người miêu duệ sẽ đạp nát đầu" con rắn đă "đánh lừa" loài người. Thế nhưng, "đầu" của con rắn ở đây là ǵ, và "Người miêu duệ" làm cách nào để có thể "sẽ đạp nát đầu" của "con rắn là con vật tinh khôn nhất trong loài thú"?

Theo Khải Huyền, "con cựu xà đó là ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (KH 12:9). Thế th́ "đầu" của con rắn cũng là "con cựu xà" đây chính là "đầu" của "ma qủi hay Satan", hay là "đầu" của "tên cám dỗ cả thế gian" cũng vậy. Nếu "đầu" của con rắn chính là "đầu" của "tên cám dỗ cả thế gian" th́ "đầu" của con rắn đây là biểu hiệu cho mưu mô gian trá bầy ra để cám dỗ của "ma qủi hay Satan". Vậy khi nói "Người miêu duệ sẽ đạp nát đầu" của con rắn, tức là ám chỉ việc "Người miêu duệ sẽ" "hủy diệt các công việc của ma qủi" (1Gn.3:8). "Người miêu duệ" này không ai khác hơn là "Con Thiên Chúa đă tỏ chính ḿnh ra" (1Gn.3:8) qua bản tính của nhân loại.

Tuy nhiên, nếu quả thực "Người miêu duệ sẽ đạp nát đầu" con rắn chính là "Con Thiên Chúa đă tỏ chính ḿnh ra" qua bản tính của nhân loại, th́ "con khổng long, tức con cựu xà", thừa biết rồi mới phải, v́ hắn đă được Thiên Chúa mạc khải cho ngay từ ban đầu, đó là người con trai mà hắn ŕnh để nuốt đi khi con trẻ được người nữ hạ sinh (x.KH 12:4). Vậy mà tại sao, cho dù không "nuốt" được con trẻ này, ít nhất hắn cũng sẽ không để cho ḿnh bị "Người miêu duệ đạp nát đầu" chứ, tức hắn sẽ nhất định, khôn lanh như "con rắn" bao giờ cũng giấu đầu, không để cho "các công việc" của ḿnh bị "Con Thiên Chúa tỏ chính ḿnh ra hủy diệt", nhờ bản tính của con người sẽ được Người "rửa cho" (Gn.13:8). Ngược lại, hắn c̣n vô t́nh đâm đầu vào để làm tay sai đắc lực cho đối phương, tạo dịp tốt cho "Con Thiên Chúa tỏ chính ḿnh ra", "cho đến tận cùng" (Gn.13:1), "để họ (là chung nhân tính của con người và riêng Giáo Hội) được thánh hoá trong chân lư" (Gn 17:19), đúng như ư định và "dự án mà Ngài (Thiên Chúa) lấy làm hài ḷng ấn định trong Đức Kitô, dự án được thực hiện vào thời điểm viên trọn: đó là đem tất cả mọi sự trên các tầng trời cũng như dưới đất đặt dưới quyền thủ lănh của Đức Kitô" (Êph.1:9-10).

Thật ra, trong cuộc đời công khai của Chúa Kitô, khi Người vừa xuất đầu lộ diện trong hoang địa để ăn chay 40 đêm ngày th́ hắn đă hồ nghi về Người rồi: "Nếu ngươi là Con Thiên Chúa?" (Mt.4:3,6). Thế nhưng, tuy bị Người đuổi đi, hắn vẫn không chịu buông tha Người một cách dễ dàng, trái lại, hắn c̣n: "chờ dịp khác" (Lc.4:13). Có lần hầu như hắn đă nhận ra Người: "Hăy kệ chúng tôi mà! Hỡi Giêsu Nazarét, ngài muốn làm ǵ chúng tôi đây? Ngài đến để hủy diệt chúng tôi phải không? Ta biết ngài là ai rồi: là Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Lc.4:34). Tuy nhiên, chỉ khi nào Chúa Ktô tỏ quyền năng của Người ra, như lần Người trừ "một thần ô uế" (Lc.4:33) trên đây, hắn mới dám chắc và tuyên xưng "Ngài là Con Thiên Chúa" (Lc.4:41)' để rồi, lần sau, như lần Ngài gặp một người đàn ông bị nhiều qủi ám ở địa hạt Gêrasênê, th́ vừa "trông thấy Ngài, hắn bắt đầu la ḥ' rồi phục xuống chân Ngài mà thống thiết kêu lên: 'Hỡi Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, tại sao ngài lại làm phiền đến tôi cơ chứ? Tôi van xin ngài đừng hành hạ tôi đi mà'" (Lc.8:28).

Thế nhưng, ngoài những lúc trực tiếp đụng quyền năng của Chúa Kitô như thế, hắn vẫn bị bối rối và kinh hoàng trước thái độ "hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng" (Mt.11:29) của Người, nhất là trong giây phút quyết liệt nhất đối với hắn, lúc Người "cứu được những kẻ khác mà không tự cứu được chính ḿnh (bằng cách) xuống khỏi thập giá" (Mt.27:42). Bởi v́, tự bản chất, "con cựu xà" chính là "con khổng long" biến dạng trên đất. Khi c̣n "ở trên bầu trời" (KH 12:1) hắn đă từng: "thầm nhủ trong ḷng rằng: 'Ta sẽ vượt trên các tầng trời' trên các tinh tú của Thiên Chúa, ta sẽ đặt ngai ṭa của ta. Ta sẽ ngự trên Núi Đồng Hội, nơi bồng lai phương Bắc. Ta sẽ lên tới chót đỉnh mây ngàn' ta sẽ nên như Đấng Tối Cao'" (Is.14:13-14).

Đúng như lời Chúa Giêsu nói với thành phần vốn t́m giết Người, thành phần "phát xuất từ cha ḿnh là ma qủi" (Gn.8:44): "Các ngươi sẽ t́m Ta song các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ḿnh. Nơi Ta đi các ngươi không thể đến được" (Gn.8:21). Đối với "con rắn" cũng thế, cũng chỉ v́ hắn muốn khám phá ra cho bằng được Người là ai "để nuốt đi" (KH 12:4), mà chính lúc hắn "đớp" (KN 3:15) lấy Người th́ "mắt mở ra" (KN 3:7). Vừa biết được thực sự Người "LÀ" (Gn.8:28), "đầu" của hắn liền bị tan tành: nhân tính bị hắn cầm độc đă được "giải phóng" (Gn.8:32) và "nâng lên" (Gn.12:32).


Phụ Bản 3
 


Hội Kín Tam Điểm



Hội Tam Điểm được chính thức thành lập bởi Anderson ở Anh Quốc năm 1717. Bản chất và chủ trương của tổ chức mật này, có thể nói, được biểu lộ qua hai chữ chính sau đây: "Lodge" và "Masonry".

"Lodge", theo Anh ngữ, có nghĩa b́nh thường là "các phần tử hay nơi hội họp của một ngành hội" như Hội Tam Điểm, do đó, đối với tổ chức này, chữ "lodge" có thể được dịch là "hội kín". Tuy nhiên, theo ư nghĩa sâu xa của chữ này, một chữ tương đương với 3 chữ tắt trong ngôn ngữ Do Thái, đó là G.O.D.: Gomer, Oz và Dabar, có nghĩa như là Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Mỹ Lệ, thường được biểu hiệu bằng một h́nh tam giác, như ám chỉ về bản chất của tổ chức này. Ngoài ra, h́nh tam giác nơi tổ chức này c̣n có thể biểu hiệu cho Thiên Chúa Ba Ngôi, song không phải Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo, mà là của Ấn Độ Giáo, gồm có Thần Phát Sinh, Thần Hủy Diệt và Thần Tái Sinh. Có thể v́ thế mà Việt ngữ thường gọi tổ chức này là Hội Tam Điểm hơn là Hội Thợ Nề theo đúng nguyên nghĩa của tên hội là "Maronry".

"Masonry", cũng theo Anh ngữ, có nghĩa là "việc xây cất bằng đá", có thể v́ thế mà trong Việt ngữ tổ chức này c̣n được gọi là Hội Thợ Nề. Bởi v́, và đúng như thế, theo chủ trương của tổ chức này, cần phải trả lại cho con người tầm vóc trọn hảo và t́nh trạng hạnh phúc nguyên thủy của họ, được thể hiện qua niềm tự do, mức b́nh đẳng và t́nh huynh đệ tự nhiên của họ, do đó, thành phần Tam Điểm sẽ đóng vai tṛ là những người thợ xây, xây cất lại một Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên.

Việc sùng bái Tự Nhiên theo chủ trương của tổ chức Tam Điểm này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc của Vũ Trụ, mà theo suy luận của các phần tử của Hội, đó là Tạo Hoá, là Đấng Hoá Công. Giai đoạn thứ hai là sùng bái Tự Nhiên, giai đoạn chuyển từ việc tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc sang việc sùng bái Chúa Tể Thiên Nhiên là nguyên lư của mọi sự, theo quan niệm của duy vật, phiếm thần hay duy linh.

(đoạn trên theo chi tiết của chính cuốn MFU trang 101)

Nền tảng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên này là ǵ, nếu không phải là một tự do tuyệt đối mà Hội Tam Điểm muốn xây lại như sau: "Con người không có tự do nếu họ không làm tối thượng chủ những tư tưởng cũng như hành động của ḿnh. Tự do đồng nghĩa với tối thượng quyền" (theo L' Ere Nouvelle). "Khi chúng ta không c̣n là những lụy thuộc viên mà là những tối thượng chủ, bấy giờ chúng ta mới được tự do" (theo Brother Fleury). "Mỗi người là linh mục và là vua chúa của ḿnh, là giáo hoàng và là hoàng đế của ḿnh" (theo Brother Potvin)

(MFU trang 41)

Đặt nền móng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên như thế, tất nhiên, những người thợ xây thuộc tổ chức Tam Điểm này cần phải hoàn toàn phá hủy đi mọi quyền bính, cấp trật, gia đ́nh và tôn giáo, đúng như Hội Nghị Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm đă nhận định: "Đối tượng của Tam Điểm là trật tự thể lư, luân lư cũng như luận lư phải bị hoàn toàn hủy hoại". Để hủy hoại trật tự thể lư, Tam Điểm chống lại sự chết, và chấp nhận Thần Ba Ngôi của Ấn Độ Giáo là Thần Phát Sinh, Thần Hủy Diệt và Thần Tái Sinh. Để hủy hoại trật tự luân lư, Tam Điểm chống lại nguyên tắc về sự dữ và biện hộ cho tất cả mọi tội lỗi khi mặc cho chúng chiếc áo nhân đức. Để hủy hoại trật tự luận lư, Tam Điểm chống lại chân lư phổ quát, bằng các nghề nghiệp và nhu cầu ảo thuật, dối trá, gian manh và lộng ngôn. Thực tế cũng đă cho lịch sử thấy ảnh hưởng của Tam Điểm hằng chủ trương hủy hoại, điển h́nh nhất là hai cuộc cách mạng liên hệ đến vận mạng chung của thế giới: đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1789 và cuộc cách mạng Nga năm 1917.

Về cuộc cách mạng Pháp: "Vào đầu năm 1789, các hội viên Tam Điểm đă chủ động tham dự vào một đại biến chuyển đáng giá được phát động tại quê hương Pháp quốc này..." (theo bài diễn văn của Brother Amiable và Calfavru tại Hội Nghị Tam Điểm năm 1889). "Bấy giờ tôi nắm chắc là thảm kịch vào năm 1788 và 1789, đó là cuộc cách mạng Pháp, không phải là kết quả của một quyết định đột ngột theo thời, mà là xẩy ra theo như cấu kết của những hiệp hội Tam Điểm và những lời thề Tam Điểm..." (theo lời tự thú tại hội nghị Verona của Haugwitz là một trong những lănh tụ thượng thặng của Tam Điểm). "Tất cả Nước Pháp chỉ là một đại hội kín' Người Pháp hoàn toàn là hội viên Tam Điểm, rồi cả hoàn vũ sẽ sớm trở nên giống như chúng ta" (theo lời của Burruel ngày 12-8-1792). (MFU tr 108-109,75)

Về cuộc cách mạng Nga: "Ở xứ sở đó (Nga) có 457 đảng viên Bolsheviks gây nên một triều đại kinh hoàng, th́ có 422 đảng viên là Do Thái... Brother Lenin (Ulianov Zederhaum) thuộc về hội kín ở Thụy Sĩ trước khi xẩy ra trận chiến, một trận chiến gây nên cuộc cách mạng thế giới" (theo lời của Monseigneur Jouin). "Lenin được sai đến Nga bởi những người Đức... Vừa đến nơi là Lenin bắt đầu tụ họp lại quanh ḿnh đây đó những con người mờ ám, sống trong những nơi ẩn tránh bí mật, ở Nữu Ước, Glasgow, Berne và các xứ sở khác, những con người này được tập hợp lại với nhau theo sức lôi kéo bởi những tinh thần của một tà phái ghê sợ, một tà phái ghê sợ nhất trên thế giới, tà phái mà Lenin là thượng tế và là lănh tụ. Được vây quanh bởi những quần thần này, Lenin đă sử dụng khả năng ma quái nhất của ḿnh để phá hủy tất cả mọi tổ chức căn bản của Dân Nước Nga. Nước Nga đă bị sụp đổ' Nước Nga phải bị chà đạp" (theo lời diễn thuật của Lord Churchill ngày 5-11-1919 nói với House of Commons ở Anh Quốc)

(MFU trang 85 và 115)

Chủ trương một tôn giáo Tự Nhiên như thế, do đó, mục tiêu và kẻ thù chính yếu mà Tam Điểm cần phải tấn công và hạ bệ là Giáo Hội Công Giáo Rôma: "Cuộc cách mạng đă tiến đến Rôma để ra mặt đối chọi thẳng với Giáo Hoàng... để giành cho Tam Điểm một cân xứng vĩ đại ngay trong ḷng Rôma, thủ đô của vũ trụ. Ở đây nó sẽ tấn công không nương tay những giáo điều làm nên một tín lư chung tin vào Thiên Chúa và vào t́nh trạng bất tử của linh hồn" (theo một Brother Tam Điểm trong cuốn 'La Revista Della Massoneria Italiana). "Chúng ta đă tiến đến Rôma để chặt đổ cây cổ thụ 18 thế kỷ Công Giáo này. Adriano Lemmi, vị thượng hoàng của Tam Điểm Ư Đại Lợi, vào năm 1887, đă gửi đến tất cả mọi hội viên một bản luân lưu nói rằng: 'Ngày kỷ niệm 20-9, ngày mà Rôma trở thành thủ đô của Ư Đại Lợi và ngày mà quyền lực trần thế của Giáo Hoàng bị hủy diệt, hiển nhiên là ngày thuộc về Tam Điểm. Đó là một ngày lễ, thuần túy là Tam Điểm, một khởi điểm đánh dấu ngày Tam Điểm Ư Đại Lợi tiến vào Rôma, một tận điểm mà nó đă dự trù qua nhiều năm'" (theo lời tuyên bố của Francisco Crispi). "Không có Thiên Chúa nào hết, con người là Thiên Chúa của ḿnh, nhân loại phải cấp tốc giầy đạp việc sùng bái theo đức tin Kitô giáo' con điếm tuyệt mỹ nhất, biểu hiệu cho vẻ đẹp của hữu thể thần linh nơi loài người phải thế chỗ của Đấng Cứu Tinh thế giới trên các bàn thờ, và phải được nước (Pháp) cũng như các chính quyền sùng kính" (theo Ed. Em. Eckert)

(MFU trang 117)

Như thế, có thể nói, Tam Điểm là một tôn giáo thờ Tự Nhiên, một Hội Kín chống lại và hủy hoại tất cả những ǵ là lỗi thời cũ kỹ, để xây dựng lại một "New World Order" (Trật Tự Thế Giới Mới) cho một "New Age" (Thời Đại Mới). Hội Nghị Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm (26-30/9/1896, kỷ niệm bách chu niên năm 1996) đă phổ biến một bản tổng lược về đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm như sau:

1- Tam Điểm là một tà phái tôn giáo theo nhị nguyên Manikê' biểu hiện tối thượng thuộc về những bí mật và huyền nhiệm của họ là tôn sùng Luxiphe hay Satan, được thờ kính ở đằng sau hậu trường như một Thiện Chúa, phản lại với Thiên Chúa của các người Công Giáo, Đấng mà những kẻ lộng ngôn lúc đầu gọi là Ác Chúa.

2- Ma qủi, tác nhân linh hứng của những bí mật Tam Điểm, v́ biết rằng hắn sẽ không bao giờ được đa số loài người trực tiếp tôn thờ, cố gắng dùng Tam Điểm để thấm nhiễm vào các linh hồn hạt mầm mống của Khuynh Hướng Tự Nhiên, một khuynh hướng mà đối với Thiên Chúa không ǵ khác hơn là một cuộc hoàn toàn bung tỏa của con người.

3- Để gieo vào thế gian Khuynh Hướng Tự Nhiên vô đạo này, Tam Điểm nỗ lực làm cho con người quen thuộc với việc đặt tất cả mọi tôn giáo trên một b́nh diện bằng nhau, tôn giáo chân thực duy nhất lẫn với tôn giáo sai lạc' thay thế mầu sắc Công Giáo bằng mầu sắc Tam Điểm, nhờ trung gian của báo chí và các học đường vô thần.

4- Phương pháp đặc biệt giúp Tam Điểm hủy hoại các linh hồn của những kẻ cuồng mê với những vấn đề liên quan đến lănh vực siêu nhiên mà không đủ sức trước Khuynh Hướng Nhị Nguyên Manikê theo Luxiphe, là kích động họ cho đến khi họ hiến thân mải mê theo những thực hành của Tâm Linh.

5- Tam Điểm cũng là một tà phái chính trị cố gắng chiếm quyền cai trị mọi chính quyền, biến các chính quyền thành những công cụ mù quáng cho tác hành ngoan cố của ḿnh, và cũng nổ lực gieo rắc phản loạn ở khắp mọi nơi.

6- Đối tượng của Tam Điểm, khi gieo rắc cách mạng ở mọi phần đất trên thế giới, là thiết lập một nền cộng ḥa chung, đặt nền tảng trên việc chống lại quyền tối thượng thần linh, trên việc hủy diệt quyền tự lập địa phương và những quyền tự do, trên việc phá bỏ những lằn ranh giới và trên việc cưỡng bách những cảm t́nh ái quốc mà, sát với t́nh yêu Thiên Chúa, từng cảm hứng nơi loài người những công việc tốt đẹp nhất, những hy sinh cao cả nhất, những từ bỏ anh hùng nhất.

7- Tam Điểm tiếp tục chống lại Giáo Hội bằng cách đem vào những nước Kitô giáo một ngành lập pháp phản Kitô giáo.

8- Tam Điểm trực tiếp chịu trách nhiệm về Chủ Thuyết Xă Hội Tân Tiến, v́ nó đă thay thế lư tưởng Kitô giáo bằng lư tưởng hạnh phúc Xă Hội là lư tưởng riêng của ḿnh. Nó cũng thay thế cấp trật xă hội theo Kitô giáo, được cai trị bởi công lư và xử trí bởi đức ái, bằng một t́nh trạng b́nh đẳng giả tạo nơi mọi người, giữa họ với nhau. Tam Điểm đang làm cho người ta quên rằng chính ở trong đời sau mà mỗi người sẽ được trả công tùy theo các công việc của ḿnh, và đang dạy họ rằng hạnh phúc chỉ có thể t́m thấy nơi những thỏa măn vật chất ở dưới thế này mà thôi, và dạy rằng tất cả mọi người đều có một quyền lợi triệt để trong việc tham hưởng ngang phần nhau nơi niềm hạnh phúc này.

9- Ḷng nhân ái của Tam Điểm, ngược lại với đức ái Kitô giáo, và đúng như nó là một ḷng yêu tự nhiên thuần túy của một số người này với những người kia mà nó không có khả năng giúp liên kết Thiên Chúa với loài người' và c̣n hơn thế nữa, ḷng nhân ái này của Tam Điểm chỉ được thực thi giữa các hội viên Tam Điểm với nhau mà thôi, và rất thường tác hại cho xă hội dân sự.

10- (Không được kể đến)

11- Để phá hủy gia đ́nh vô phương cứu chữa, Tam Điểm cố gắng dẫn dụ những người phụ nữ, không phải chỉ làm cho thành phần này vào các hội kín của ḿnh, như họ luôn luôn thành công trong việc này, mà c̣n là chính linh hồn của phong trào gọi là "nữ giới" hay phong trào "giải tỏa phụ nữ", nhắm đến việc mang lại t́nh trạng rắc rối và lộn xộn vào trong các gia đ́nh, dựa trên niềm ước vọng mơ tưởng cho một cuộc canh tân không thể nào hoàn toàn đạt được.

12- Để làm cho con người ta quen thuộc với việc bỏ bê nhà thờ trong đời sống xă hội, tà phái này cố gắng dẹp đi những ngày lễ tôn giáo và những ngày được dành cho việc thánh hoá các linh hồn và nghỉ ngơi phần xác, thay vào đó là những ngày lễ hoàn toàn dân sự.

Bản tóm lược đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm trên đây c̣n có thể được đúc kết như sau:

"Nguyên tắc căn bản riêng của chúng ta là chối bỏ mọi giáo điều' khởi điểm của chúng ta là không không' chối bỏ, luôn luôn chối bỏ: phương pháp của chúng ta là như thế' nó sẽ dẫn chúng ta đến việc đặt thành những nguyên tắc: vô thần nơi tôn giáo' vô chủ nơi chính trị' vô sản nơi chính trị kinh doanh" (theo Dom Paul Benoit trong La Franc Maconnerie).

 

(MFU trang 186-188)