Trích Hận Thù Quyết Thắng của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

-9-

 

Con Khổng Long

 


"Một dấu lạ cả thể xuất hiện trên bầu trời, đó là có một người nữ mặc mặt trời, đứng trên mặt trăng,

và đội mười hai tinh tú trên đầu. V́ người nữ mang thai, bà rên la đau đớn khi chuyển bụng sinh con.

Bấy giờ cũng có một dấu lạ khác trên bầu trời: đó là một con khổng long rực đỏ, với 7 đầu và 10 xừng'

và trên các đầu của nó có 7 vương miện. Cái đuôi của nó kéo 1/3 tinh tú từ bầu trời mà hất xuống đất. Rồi con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, ŕnh nuốt con bà khi con trẻ được hạ sinh. Bà sinh ra một người con trai - người con trai được tiền định để chăn dắt tất cả mọi dân tộc bằng roi sắt. Con bà được đem lên Thiên Chúa và ngai của ḿnh. C̣n phần người nữ th́ đào thoát vào sa mạc, nơi đặc biệt Thiên Chúa đă dọn sẵn cho bà' bà được chăm lo cho ở đó 1260 ngày.

Thế rồi chiến tranh bùng nổ trên trời' Micae và các thần của ḿnh đấu với con rồng. Mặc dầu con rồng và các thần của nó chống lại, chúng cũng bị khống chế và mất chỗ của ḿnh trên trời. Con khổng long, tức con cựu xà, đó là ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian, bị loại trừ' hắn và bọn quần thần của hắn bị hất nhào xuống đất".

Đoạn tôi nghe có một tiếng lớn trên trời nói rằng:

"Giờ đây ơn cứu độ và quyền năng đă thực hiện là triều đại của Thiên Chúa chúng ta và là quyền bính của Đấng Được Xức Dầu. V́ kẻ tố cáo anh em của chúng ta đă bị trừ khử, kẻ ngày đêm đă tố cáo họ trước Thiên Chúa chúng ta. Họ đă thắng hắn nhờ máu của Con Chiên, và nhờ lời chứng của ḿnh' ḷng yêu sự sống đă không chước cho họ khỏi chết. Thế nên hăy vui lên hỡi các ngươi là các tầng trời và các ngươi là những ǵ ở trên trời. Thế nhưng, khốn cho các ngươi, hỡi đất và biển, v́ ma qủi đă đến với các ngươi! Cơn giận dữ của hắn th́ vô hạn, bởi hắn biết rằng ngày giờ của hắn th́ ngắn ngủi." (KH 12:1-12)

Theo đoạn Khải Huyền này th́ chân tướng của Con Khổng Long đây chính là "con cựu xà, đó là ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian".

Nếu Con Khổng Long được sách Khải Huyền ở trong đoạn 12 này xác định rơ ràng như thế th́ những ǵ được diễn tả trong cùng đoạn Khải Huyền này có thể hiểu là những biến cố đă xẩy ra sau nguyên tội, một biến cố gây ra do "con cựu xà", cũng như đă xẩy ra cho tới sau biến cố "Con Thiên Chúa tỏ ḿnh ra để phá hủy công việc của ma qủi" (1Gn.3:8) là "Satan, tên cám dỗ cả thế gian".

Những ǵ được diễn tả xẩy ra trong đoạn Khải Huyền 12 này được hiểu là những biến cố xẩy ra sau khi Chúa Kitô hoàn tất công cuộc cứu chuộc c̣n được chứng tỏ bởi hai chi tiết sau đây.

Chi tiết thứ nhất đó là, ngay trước khi sang đoạn 12, để chấm dứt đoạn 11, sách Khải Huyền đă nói đến việc hoàn tất dự án cứu chuộc của Thiên Chúa: "Bấy giờ thiên thần thứ bẩy thổi loa của ḿnh. Có những tiếng lớn vang lên ở trên trời: 'Vương quốc của thế gian nay thuộc về Chúa của chúng ta và thuộc về Đấng Được Xức Dầu, và Người sẽ cai trị muôn đời muôn thuở'" (KH 11:15).

Chi tiết thứ hai đó là, cùng trong đoạn 12, (như được trích dẫn mở đầu chương 9 trên đây), ngay sau khi vạch trần chân tướng của Con Khổng Long, sách Khải Huyền đă kết luận: "Giờ đây ơn cứu độ và quyền năng đă thực hiện là triều đại của Thiên Chúa chúng ta và là quyền bính của Đấng Được Xức Dầu".

Qua những suy diễn trên đây về thứ tự xẩy ra theo thị kiến của thánh kư Gioan, th́ "người nữ" trong đoạn Khải Huyền 12 này được hiểu là Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, hơn là Mẹ Maria. Thật vậy, từ phần mở đầu cho đến phần kết thúc, sách Khải Huyền đă xác định rơ thời điểm, nội dung đối tượng cũng như mục tiêu của những ǵ viết ra liên quan trực tiếp đến Giáo Hội như sau.

Ở phần mở đầu: "Hăy viết xuống bất cứ điều ǵ ngươi thấy nơi các thị kiến - điều ngươi thấy hiện nay cũng như sẽ thấy vào thời gian sẽ đến. Đây là bí mật về 7 ngôi sao mà người thấy trong bàn tay phải của Ta, cũng như về 7 chân đèn bằng vàng: bẩy ngôi sao là 7 thần linh ngự trị 7 giáo hội, và 7 chân đèn là 7 giáo hội" (KH 1:19-20).

Ở phần kết thúc: Theo chiều hướng được phác họa từ đầu, cả đoạn 21 và đầu đoạn 22 của sách Khải Huyền, h́nh ảnh cuối cùng của Giáo Hội mà thánh Gioan, "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" (Gn 21:20), biểu hiệu cho tinh thần đức ái bất diệt của Giáo Hội (chi tiết này đă được đề cập đến ở cuối trang 50 và đầu trang 51 của phần 1 khi nói về "Tận Thế"), được thị kiến thấy, đó là "một tân Gia-Liêm, thành thánh, từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, mỹ miều như một hôn thê sẵn sàng để nghênh đón phu quân của ḿnh" (KH 21:2).

Như thế, có thể nói, sách Khải Huyền là cuốn sách nói về "Mầu Nhiệm của Thiên Chúa đó là Đức Kitô" (Col.2:2), Đấng là "quyền năng của Thiên Chúa và khôn ngoan của Thiên Chúa" (1Cor.1:24) "đă tỏ ḿnh ra" (1Gn.3:8) để tiêu diệt công cuộc của con cựu xà, như được tŕnh bày qua phần nhất của cuốn sách, từ đoạn 4 cho đến hết đoạn 11. Sách Khải Huyền đă diễn tả việc "Con Thiên Chúa tỏ ḿnh ra" này như thể là Người "mở hẳn các niêm ấn" (KH 5:9' 6:1,3,5,7,9,12' 8:1)' mà niêm ấn cuối cùng là việc Người tỏ hết ḿnh ra, khi Người "yêu cho đến cùng" (Gn 13:1), yêu đến đổ hết máu ḿnh ra trên cây thập giá (x.Gn 19:34).

Khoảnh khắc tử nạn của Chúa Kitô, từ lúc "Người gục đầu xuống trút hơi thở" (Gn.19:30) cho đến khi có "một người lính lấy đ̣ng đâm vào cạnh sườn của Người" (Gn.19:34), có thể nói, đă được sách Khải Huyền diễn tả là khoảnh khắc hết sức linh thiêng và nghiêm trọng, đến nỗi: "đă có một sự im lặng chừng nửa tiếng ở trên trời" (KH 8:1). Tuy nhiên, cũng từ khoảnh khắc hết sức linh thiêng và nghiêm trọng này, tức khoảnh khắc sau "chừng nửa tiếng im lặng ở trên trời", như thể trời cao bị xúc động trước cảnh tượng Con Thiên Chúa tử nạn vô cùng bi thảm cho phần rỗi của chung tất cả mọi tạo vật cũng như của riêng con người, đă xẩy ra một hiện tượng hoàn toàn tương phản. Đó là hiện tượng "bẩy thiên thần chầu chực trước nhan Thiên Chúa được trao cho 7 cái kèn" (KH 8:2), biểu dương cho báo động và chiến thắng.

Đúng thế, như biến cố thành Jêricô bị hạ theo tiếng kèn thổi lên thế nào (x.Gio.6:1-4,20), th́ theo Khải Huyền diễn thuật, hễ mỗi lần tiếng kèn được thiên thần thổi lên, trừ tiếng kèn cuối cùng, liền xẩy ra một biến cố hủy hoại "những công việc của ma qủi". Để rồi, kết thúc việc hủy hoại là tiếng kèn chiến thắng cuối cùng (x.KH 11:15).

Thế nhưng, "Mầu Nhiệm của Thiên Chúa đó là Đức Kitô", "Con Thiên Chúa tỏ ḿnh ra để tiêu hủy công việc của ma qủi" này, sau tiếng kèn chiến thắng cuối cùng, đă không hoàn toàn chấm dứt ở đây. Trái lại, sách Khải Huyền, từ đoạn 12 cho đến đầu đoạn 22, lại tŕnh thuật một cuộc giao tranh mới, cuộc giao tranh ở trên trời giữa "con khổng long" với "người nữ sinh con trai" (KH 12:5) và với Micae cùng các thần của ngài, và cuộc giao tranh ở dưới đất giữa hắn "với con cái của người nữ, với những người giữ giới răn của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu" (KH 12:17).

Tuy nhiên, khác với cuộc giao tranh ở dưới đất vừa kéo dài, gay go và đẫm máu, như sách Khải Huyền diễn thuật từ đoạn 13 đến hết đoạn 20, cuộc giao tranh ở trên trời xẩy ra rất ngắn, được 2/3 đoạn 12 của sách Khải Huyền đề cập đến. Và sau cuộc giao tranh ở trên trời này, Khải Huyền cho biết "ơn cứu độ và quyền năng của Thiên Chúa đă thực hiện" (KH 12:10). Nếu cuộc giao tranh ở trên trời bao gồm cả "người nữ" đă được kết thúc trong chiến thắng như thế th́ "người nữ" này cũng có thể hiểu là Mẹ Maria, nhân vật luôn luôn được ngôn ngữ Thánh Kinh chính thức gọi là "người nữ", như trong Khởi Nguyên, ở đoạn 3 câu 15, hay trong Phúc Âm theo thánh Gioan, ở đoạn 2 câu 4 và đoạn 19 câu 26, hoặc trong thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Galata, ở đoạn 4 câu 4.

Đối với Giáo Hội của Chúa Kitô, Thánh Kinh Tân Ước thường gọi Giáo Hội là "thân thể" của Chúa Kitô, như trong thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Êphêsô, ở đoạn 1 từ câu 22 sang câu 23, hay trong thư cũng của thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Côlôsê, ở đoạn 1 câu 18. Ngoài ra, Giáo Hội c̣n được Thánh Kinh Tân Ước (trước sách Khải Huyền) diễn tả là hiền thê của Chúa Kitô, như trong thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Êphêsô, ở đoạn 5 từ câu 5 đến câu 7. Tuy mang thân phận là hiền thê của Chúa Kitô, tức mặc lấy tính cách của một "người nữ", song Giáo Hội vẫn không được Thánh Kinh diễn tả là một "người nữ mang thai (hay) sinh con trai" như trường hợp của Mẹ Maria.

Đúng thế, theo cách xưng hô của ngôn ngữ Thánh Kinh, "người nữ" đặc biệt (như được diễn giải trên đây) c̣n hay được Thánh Kinh diễn tả đi liền với một người con trai, như trong sách tiên tri Isaia, ở đoạn 7 câu 14, nhất là trong Phúc Âm theo thánh Luca, ở đoạn 2 câu 5: "Maria mang thai", một thực tại đúng như h́nh ảnh được diễn tả trong sách Khải Huyền "người nữ mang thai" (KH 12:2). Như thế, "người nữ" trong Khải Huyền đoạn 12 cũng được hiểu là "Maria", đối tượng và đối thủ tấn công của "con khổng long".

Tại sao "người nữ" "tên là Maria" (Lc 1:27) lại trở thành đối tượng và đối thủ không đội trời chung của "con khổng long", nếu không phải là v́ "người nữ" diễm phúc này được tiền định để "cưu mang và hạ sinh một người con trai... gọi là Con Đấng Tối Cao" (Lc 1:32). Thật ra mục tiêu tấn công trực tiếp của "con khổng long" không phải là "người nữ" cho bằng người con của bà mà nó nhắm để "ŕnh nuốt khi con trẻ được bà hạ sinh". Tuy nhiên, "con khổng long" vẫn không làm ǵ được con trai của "người nữ", v́ "Con bà được đem lên Thiên Chúa và ngai của ḿnh". Từ đó, nhất là từ lúc "con rồng thấy ḿnh bị tống xuống đất, nó (mới) săn đuổi người nữ (v́) bà đă sinh người con trai ấy" (KH 12:13).

Nói cho cùng, cả "người nữ" lẫn "con của bà" cũng không phải là mục tiêu của "con khổng long" cho bằng chính là Thiên Chúa, Đấng đă tiền định cho "người con trai chăn dắt tất cả mọi dân tộc bằng roi sắt", cũng là "Đấng toàn năng đă làm cho tôi ('người nữ') những sự trọng đại" (Lc.1:49). Cử chỉ và âm mưu của "con khổng long" được sách Khải Huyền diễn tả là "đứng trước người nữ sắp sinh con (để) ŕnh nuốt con bà khi con trẻ được hạ sinh" không phải hay sao là tiêu biểu cho thái độ ngang nhiên phản kháng và quyết chống tới cùng của nó đối với ư định tối cao, thượng trí và vô cùng toàn thiện của Thiên Chúa, ư định Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh ra (mạc khải) và thông ḿnh ra (hiệp nhất) qua "Lời nhập thể" (Gn 1:14) là "Con của Ngài được hạ sinh bởi một người nữ" (Gal 4:4).

Chỉ có điên khùng và ngu xuẩn mới dám chống lại với Thiên Chúa toàn năng mà thôi. Nếu "con khổng long" thực sự chính là "Luxipher", nghĩa là "ánh sáng", th́ chẳng lẽ hắn lại không khôn ngoan đủ để nhận ra điều này mà hạ ḿnh xuống vâng theo mọi ư định khôn ngoan của Thiên Chúa chí thánh tối cao hay sao? Thế nhưng, dù hắn có "sáng láng" và khôn ngoan mấy chăng nữa, nếu không có Thần Linh của Thiên Chúa, "Đấng thấu suốt mọi sự, ngay cả những sự sâu nhiệm của Thiên Chúa" (1Cor.2:10), th́ hắn cũng không thể nào hiểu được Thiên Chúa, nhất là khi Ngài mạc khải cho biết những ư định khôn ngoan toàn thiện của Ngài song lại nghịch lư đối với tạo vật, như đă thực sự tỏ ra cho chung các thần trời vào ngày tạo dựng thứ nhất (xin xem lại trang 114-115 của chương 8 nói về "bóng tối tăm").

Đặt trường hợp "Micae và các thần của ḿnh", nếu không có Thần Linh của Thiên Chúa, các ngài có thể "đấu với con rồng" và chiến thắng "con rồng và các thần của nó" được không, hay là, ngược lại, các ngài lại cũng thuộc về thành phần bị "cái đuôi (biểu hiệu cho gương mù) của nó kéo mà hất xuống đất" như "1/3 tinh tú", "bọn quần thần của hắn". Ở đây, không phải các thần lành rơ ràng cũng đă được Thiên Chúa cứu trước, như trường hợp của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, hay sao: "Họ đă thắng hắn nhờ máu của Con Chiên, và bằng lời chứng của ḿnh" (KH.12:11).

Biến cố giao tranh trên trời trong đoạn 12 này, được sách Khải Huyền, theo thị kiến của thánh kư Gioan, cho biết là đă xẩy ra sau biến cố Chúa Kitô mạc khải (mở niêm ấn) "để phá hủy công việc của ma qủi", (như được Khải Huyền diễn thuật từ đoạn 4 đến hết đoạn 11), tới đây đă được hoàn toàn sáng tỏ. Bởi v́, Chúa Kitô "là trưởng tử của mọi tạo vật" (và cũng) là trưởng tử của kẻ chết" (Col 1:15,18) được tiền định để "ḥa giải mọi sự nơi bản thân Người, cả dưới đất cũng như trên các tầng trời" (Col 1:20). Phải, chính "nhờ Người" (Col 1:20) mà các thần lành cũng như Mẹ Maria đă được cứu trước, tức được hưởng trước ơn cứu độ. Việc "thực hiện giải ḥa nơi bản thân Người" này, "không một ai ở trên trời hay dưới đất" (KH 5:3) có khả năng và tư cách "xứng đáng" (KH 5:2) để làm, ngoại trừ duy có "một Con Chiên đă bị sát hại" (KH 5:6), như thánh kư Gioan bấy giờ thị kiến thấy.

Ơn cứu độ đây là ǵ, nếu không phải, về phương diện tiêu cực, là ơn cứu cho khỏi bị hư đi đời đời, tức bị đời đời ở trong sự chết, nhờ đó, về phương diện tích cực, cũng là ơn được sống đời đời, tức được hiệp thông sự sống thần linh vô cùng viên măn và trọn hảo của "Thiên Chúa là Thần Linh (và) là T́nh Yêu" (x.Gn.4:24' 1Gn.4:8,16). Tuy nhiên, muốn được hưởng ơn cứu độ, tất cả mọi tạo vật trên trời dưới đất đều phải "được sinh lại bởi trên cao" (Gn.3:3), hay phải "được sinh lại bởi nước và Thần Linh" (Gn.3:5), một thực tại thần linh đă được Thánh Kinh mạc khải cho biết ngay từ đầu trong sách Khải Nguyên, ở đoạn 1 câu 2, qua h́nh ảnh: "Đă có một luồng gió mạnh thổi trên các gịng nước" (ư nghiă này đă được diễn giải ở trang 109-110 thuộc chương nói về "bóng tối tăm").

"Bởi nước" đây là ǵ, nếu không phải bởi được "Thiên Chúa vô h́nh" (Col 3:15) tỏ ḿnh ra cho (mạc khải), đúng như ư định của Ngài là "muốn tất cả mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư" (1Tim.2:4). Thế nhưng, dù có được mạc khải cho biết như vậy, tạo vật tự ḿnh cũng vẫn "không nhận biết (và) chấp nhận (Gn.1:10-11) mạc khải của Thiên Chúa, nếu không có "Thần Chân Lư (là Đấng) sẽ dẫn vào tất cả sự thật" (Gn 16:13). Đó là lư do tạo vật c̣n phải "được sinh lại bởi Thần Linh", Đấng mà "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Gn 4:8,16), tùy theo "ḷng rộng răi" (Mt 20:15) của Ngài "muốn thương ai th́ thương" (Rm 9:15), sẽ "đổ tràn vào cơi ḷng" (Rm.5:5), để nhờ đó tạo vật mới có thể xứng đáng hiệp thông với "Thiên Chúa là thần linh" (Gn.4:24), "trở nên con cái Thiên Chúa" (Gn.1:12) và "kêu lên: 'Abba', tức là 'Lạy Cha'" (Rm.8:15).

Muốn "được vào Vương Quốc của Thiên Chúa" (Gn 3:5), phải "được sinh lại bởi trên cao", bởi cả hai: nước (mạc khải/chân lư) và Thần Linh (yêu thương/ân sủng). Thế mà, "Vương Quốc của Thiên Chúa (lại) thuộc về những ai giống như những trẻ nhỏ này" (Mt.19:14), và "nếu không hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ sẽ không được vào Vương Quốc của Thiên Chúa" (Mt.18:3) th́ thành phần "được sinh lại bởi trên cao", "bởi nước và Thần Linh" này chính là thành phần "những trẻ nhỏ bé mọn nhất" (Mt.11:25).

Tuy nhiên, ai sẽ là tác nhân sinh ra "những trẻ nhỏ bé mọn nhất", nếu không phải là Mẹ Maria, Mẹ thực sự của Đấng "đầy ân sủng và chân lư" (Gn 1:14), Mẹ duy nhất của Đấng chính là "sự sống đă tỏ hiện" (1Gn.1:2). Phải, chính v́ "sự sống đă tỏ hiện" nơi một tạo vật tự bản tính thấp hèn (hơn các thần trời) là con người của Mẹ Maria mà "trên bầu trời" công chính của Thiên Chúa "đă xuất hiện một điềm lạ cả thể", đó là điềm lạ "một người nữ mặc mặt trời". Cũng chính v́ "người nữ mặc mặt trời" là Mẹ Maria đă "thụ thai và hạ sinh... Con Đấng Tối Cao" (Lc.1:31-32), Đấng "ḥa giải mọi sự nơi bản thân Người, cả dưới đất cũng như trên trời" (Col.1:20) mà Mẹ Maria c̣n là "người nữ... đứng trên mặt trăng (biểu hiệu cho Giáo Hội là ánh sáng thế gian ở "dưới đất") và đội mười hai tinh tú trên đầu (biểu hiệu cho "12 đạo binh các thiên thần" -Mt.26:53- "trên trời")".

Thế nhưng, theo bản tính vô cùng toàn thiện và thượng trí vô cùng khôn ngoan của ḿnh, Đấng mà Thiên Chúa muốn "làm cho mọi sự ('cả dưới đất cũng như trên trời') phải lụy phục" (1Cor.15:27-28) là Con Duy Nhất của Ngài được sinh ra bởi Mẹ Maria này phải là "một Con Chiên bị sát hại" (KH.5:6). Do đó, bởi được tiền định làm mẹ sinh ra "một Con Chiên bị sát hại" mà "người nữ (mới) rên la đau đớn khi chuyển bụng sinh con" ở "bên thập giá Chúa Giêsu" (Gn.19:25). Tuy nhiên, nỗi đau đớn này, một cách tích cực và trực tiếp, không phải là nỗi đớn đau gây ra do "sự chết cùng với tội lỗi đă đột nhập vào thế gian" (Rm.5:12), song do chính ḷng yêu mến của Mẹ đối với Người Con Thần Linh của ḿnh mà ra. Là v́, "Con Chiên bị sát hại" Con của Mẹ "tự ư (và) có quyền bỏ mạng sống ḿnh đi" (Gn.10:18), chứ không phải bị "con khổng long... nuốt".

Như thế, đau khổ nói riêng và sự dữ nói chung, hoa trái và h́nh ảnh của sự chết, sở dĩ đụng chạm đến được Con Thiên Chúa vô cùng cao cả, là v́ chúng được Thiên Chúa cho phép xẩy ra "để cho các công việc của Thiên Chúa tỏ hiện" (Gn.9:3). Đối với sự sống, sự chết chỉ là một hiện tượng, một hiện tượng sẽ qua đi, chứ không phải là một thực tại như sự sống, một thực tại bất biến, bất diệt và bất tận. V́ là một hiện tượng, sự chết chẳng khác ǵ như bóng tối, một h́nh thức thiếu ánh sáng, không có ánh sáng hay chưa được ánh sáng chiếu tới, và bởi thế nó sẽ biến mất trước ánh sáng hay khi được ánh sáng chiếu tới. Lư luận cũng như thực tế cũng cho thấy, sự chết chỉ xẩy ra nơi sự vật và cho sự vật mà thôi, chứ không phải cho chính sự sống hay nơi chính sự sống. Ngôn ngữ chỉ thấy nói đến vật này chết, vật kia bị sát hại, chứ không nói là sự sống bị sát hại hay sự sống chết. Bởi v́, trong sự sống không bao giờ cũng như không thể nào có sự chết, bằng không nó sẽ không phải là chính sự sống hay c̣n là sự sống đích thực nữa: "Thiên Chúa là ánh sáng' trong Ngài không có tối tăm" (1Gn.1:5).

"Lời đă hoá thành nhục thể" (Gn.1:14) chính là "sự sống đă tỏ hiện" (1Gn.1:2), "sự sống là ánh sáng cho con người" (Gn.1:4), để những ai theo Người "sẽ được ánh sáng sự sống" (Gn.8:12). Phần "Con Chiên đă bị sát hại" là đễ chiếu tỏa "ánh sáng sự sống". "Chiếu tỏa" ở chỗ: "làm chứng cho chân lư" (Gn.18:37)' "ánh sáng sự sống" được "chiếu tỏa" ở đây là "nhận biết" (Gn.17:3): "Khi các người treo Con Người lên, các người sẽ nhận biết Ta Là" (Gn.8:28).

Đúng thế, v́ "con khổng long", ngay từ ban đầu, "không nhận biết" (Gn.1:10) Lời nhập thể là mạc khải của Thiên Chúa, qua thái độ hắn bất măn và chống phá khi "đứng trước người nữ sắp sinh con, ŕnh nuốt con bà", nên hắn mới là "cha của những sự dối trá" (Gn.8:44). Có thể nói, nếu Mẹ Maria là Mẹ của "Con Thiên Chúa" (Lc.1:35), Mẹ của Chúa Kitô, Mẹ của Sự Sống, th́ "con khổng long" là cha của những sự dối trá, cha của tối tăm, cha của sự chết.

Nhưng "con khổng long", tự bản tính, "cũng không phải là chính tử thần" (TTMTT tr 215). Cả nó cũng bị ở trong sự chết nữa, và là tạo vật đầu tiên bị hư đi, cũng là tạo vật mang đầy sự chết nhất. Phải chăng v́ thế nó được sách Khải Huyền, qua thị kiến của thánh kư Gioan, mặc cho h́nh ảnh của một con thú thượng đẳng đệ nhất, đến nỗi, nó có thể lấy cái đuôi của ḿnh lôi "kéo cả 1/3 tinh tú từ trời mà hất xuống đất", và cũng có thể làm cho cả Mẹ Maria là đệ nhất tạo vật trong cấp trật ân sủng, "người nữ mang thai", sau khi "sinh ra một người con trai", phải "đào thoát vào sa mạc, nơi đặc biệt Thiên Chúa đă dọn sẵn cho bà".

Tại sao không gọi "con khổng long" là "mẹ của sự chết" mà lại là "cha của sự chết"? V́, tự bản chất, hắn "không có sự thật trong ḿnh. Miệng lưỡi của hắn toàn điêu ngoa" (Gn.8:44), lại c̣n thông truyền sự chết của hắn ra nữa: "Hắn sát hại con người ngay từ ban đầu" (Gn.8:44). H́nh thể của hắn, theo như thánh kư Gioan thị kiến thấy, đă đủ tố cáo chân tướng của hắn, một chân tướng đầy những hận thù, thâm độc, bạo tàn và thế lực. "Hận thù" ở chỗ "rực đỏ", biểu hiệu cho sắt máu' "thâm độc" ở chỗ có "7 đầu", mà theo cuốn Trái Tim Mẹ Toàn Thắng, trang214, "biểu hiệu cho 'những mưu đồ vô cùng gian trá và hiểm độc' của hắn để làm cho con người chiều theo 7 mối tội đầu' "bạo tàn" ở chỗ có "10 xừng", biểu hiệu cho những cuộc tấn công của hắn để làm cho con người sa ngă phạm đến 10 giới răn Thiên Chúa' và "thế lực" ở chỗ có "7 vương miện", biểu hiệu cho "7 qủi" (Lc.8:2) trong bộ tham mưu của Satan luôn sẵn sàng tuân lệnh "qủi vương" (Mt.12:24).

Ngày nay con người, văn minh hầu như tuyệt đỉnh, đă và đang muốn lấy ư thức hệ duy nhân bản của ḿnh để giải phóng tất cả những ǵ mà họ cảm thấy có tính cách bị Thánh Kinh thần linh ràng buộc, điển h́nh nhất là vấn đề phái tính. Tuy nhiên, qua bản dịch, như ở trang 95-96 đă đề cập, họ chỉ thích đổi những chỗ có tính cách tích cực mà thôi, chẳng hạn như "Lạy Cha-Mẹ ở trên trời" (TSP tr.9), chứ không dám đổi cả ở những chỗ có tính cách tiêu cực, như "ma qủi là cha-mẹ của những sự dối trá", mà dịch "ma qủi là nguồn của những sự dối trá" (TSP tr.158). Như thế, rơ rành rành là con cháu Evà vẫn c̣n muốn thực hiện cho bằng được giấc mộng Evà, người mẹ nguyên tổ của ḿnh, trong việc theo ư riêng và ham thích tự nhiên muốn "nên giống như các thần linh" (KN 3:5)?!

Nếu bản chất và vai tṛ của thành phần làm "cha" là có (bản chất) và cho (thông truyền), th́ cấu trúc và chức năng nơi thân thể con người biểu hiệu cho một người làm "cha" phải là nam nhân. Không phải Thiên Chúa là "Cha ở trên trời" (Mt.6:9), Ngài vừa "là Đấng tự hữu" (XH 3:14) đồng thời cũng là Đấng muốn tỏ ḿnh và thông ḿnh ra qua việc "ban Con Một Ḿnh" (Gn.3:16), đă mạc khải Ngài ra qua một nam nhân, nơi bản thân Con Một của Ngài là "vị Thượng Tế đời đời theo phẩm hàm Melkisêđê" (DT.5:6' TV.110:4)?!

Nếu thân phận và khả năng của một người làm "mẹ" là nhận lănh và chia sẻ, như "một trợ tá xứng hợp" (KN 2:20), th́ tính cách bẩm sinh nơi thân thể con người biểu hiệu một người làm "mẹ" phải là "người nữ". Đối với Thiên Chúa, tạo vật là "một trợ tá xứng hợp" của Ngài và cho Ngài: "Đấng Tạo Dựng ngươi là chồng của ngươi" (Is.54:5). Thế nhưng, trong tất cả mọi tạo vật, kể cả các thần trời, th́ chỉ có một ḿnh Mẹ Maria là "một trợ tá xứng hợp" nhất của Thiên Chúa và cho Thiên Chúa mà thôi.

Nếu bà Isave, với tư cách là một con người, qua thân phận là một người nữ, đă chào mừng Mẹ Maria "có phúc hơn mọi người nữ" (Lc.1:42), tức bà đă tuyên tụng Mẹ là một con người, trong thân phận đích thực làm người trước Thiên Chúa như một "người nữ", có phúc hơn hết loài người nói chung và người nữ nói riêng, th́ Vị thiên sứ Gabriel của Thiên Chúa, trong thân phận thần trời của ḿnh, cũng cùng một lời kính mừng Mẹ là "Trinh Nữ có phúc hơn mọi người nữ" (Lc.1:28), đă tuyên tụng Mẹ là tạo vật duy nhất có phúc hơn tất cả mọi loài và trên tất cả muôn loài, trong đó, tất nhiên, có cả các thần trời.

Phần cá nhân Mẹ Maria, Mẹ đă tỏ ra Mẹ thực sự là "một trợ tá xứng hợp" của Thiên Chúa, hơn hết mọi tạo vật nói chung và hơn hết loài người nói riêng, khi Mẹ cung kính thân thưa với vị sứ thần của Thiên Chúa: "Này tôi là nữ tỳ Chúa, tôi xin vâng như lời ngài truyền" (Lc.1:38). Qua lời thân thưa này, Mẹ đă "bay đến chỗ của ḿnh (là tạo vật qua thân phận 'người nữ', 'một Trinh Nữ Sinh Con' -MTNSC trang 3,5-) trong sa mạc (là đức tin được tỏ hiện qua đức tuân phục), nơi xa khỏi con rắn" (KH 12:14), bằng "đôi cánh đại bàng" (KH 12:14) là "đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội" (TTMTT trang 134) và đặc ân trọn đời Trinh Nguyên của Mẹ.

"Thế nhưng, con rắn đă phun ra từ miệng của ḿnh một gịng nước để t́m kiếm người nữ mà cuốn trôi bà đi. Bấy giờ đất đă đến giải cứu người nữ bằng cách mở miệng ra để nuốt lấy trận lụt mà con rồng đă phun ra từ miệng của nó" (KH 12:15-16). Ở đây, khi diễn tả cùng một tác động giữa "con rắn" và "con rồng" là cả hai đă "phun ra từ miệng của ḿnh", sách Khải Huyền đă xác nhận chân tướng của "con cựu xà" chính là "con khổng long (sau khi) bị hất nhào xuống đất". "Gịng nước" mà "con rắn đă phun ra từ miệng của ḿnh", cũng là "trận lụt" mà "con rồng đă phun ra từ miệng của ḿnh" đây chính là "những sự dối trá" (Gn.8:44) vốn là bản chất của ma qủi. "Những sự dối trá" này đă được "Satan, tên cám dỗ cả thế gian" phun ra lần đầu tiên trong vườn địa đường (x.KN 3:1-5) "để t́m kiếm người nữ mà cuốn trôi bà đi".

Rất tiếc, nó đă tấn công nhầm "người nữ" đệ nhất tạo vật mà hắn đă giận cá chém thớt và "săn đuổi". Để rồi, tất cả "những sự dối trá" mà hắn "phun ra từ miệng của ḿnh" hoàn toàn vô hiệu đối với "người nữ" này. Bởi v́, trước hết, biết thân phận của ḿnh, bà đă tự "đào thoát vào sa mạc"' ngoài ra, bà c̣n được trời cao hỗ trợ bằng cách "ban cho đôi cánh đại bàng"' rồi bà lại được cả "đất" bảo vệ cho an toàn khi nó "mở miệng ra để nuốt lấy trận lụt". Thế nhưng, "đất... mở miệng ra để nuốt lấy trận lụt" hầu "giải cứu người nữ" đây là ǵ, "nếu không phải là nhân tính của con người, qua hai nguyên tổ, đă sa ngă phạm tội khi chấp nhận cám dỗ của con rắn" (TTMTT trang 134).



Phụ Bản 2:


Tinh Thần Satan

Nếu Aleister Crowley (1875-1947) là ông tổ của Satanism ở Anh Quốc th́ Anton LaVey là ông tổ của Satanism ở Hoa Kỳ. Cả hai đều tin tưởng là ḿnh có sứ mệnh phải tiêu diệt Kitô giáo. Ngay từ khi c̣n niên thiếu, Aleister Crowley đă cho ḿnh là một "con mănh thú" trong sách Khải Huyền và chủ trương "tất cả lề luật là làm điều ḿnh muốn". C̣n LaVey th́ lập "giáo hội Satan" năm 1966 và phổ biến cuốn "kinh thánh Satan" năm 1969 qua nhà xuất bản New York: Avon Books. Cuốn "kinh thánh Satan", ở trang 25 và 88-90, đă diễn tả rất xác thực về chân tướng của Satan cũng như về chủ trương của Satan như sau:

Chân Tướng của Satan

1. Satan tiêu biểu cho thỏa măn chứ không phải cho cầm hăm!

2. Satan tiêu biểu cho hiện sinh chứ không phải cho những mơ mộng hăo huyền siêu linh!

3. Satan tiêu biểu cho khôn ngoan nguyên tuyền chứ không phải cho giả h́nh lường gạt ḿnh!

4. Satan tiêu biểu cho từ ái đối với những ai tương xứng với niềm từ ái này, chứ không phải cho yêu thương phung phí đối với những kẻ vong ân!

5. Satan tiêu biểu cho báo oán hận thù chứ không phải cho việc ch́a cả má kia nữa!

6. Satan tiêu biểu cho trách nhiệm đối với kẻ hữu trách chứ không phải cho quan tâm đối với những chờn vờn ám ảnh!

7. Satan tiêu biểu cho con người giống hệt như thú vật khác, đôi khi khá hơn, mà thường là tệ hơn những con vật đi bằng cả bốn chân, con người mà, bởi "phát triển tri thức cũng như tinh thần linh thiêng của ḿnh", đă trở nên một con thú man rợ nhất loài vật!

8. Satan tiêu biểu cho tất cả những ǵ gọi là tội lỗi đem lại thỏa măn về thể chất, tâm thần hay cảm xúc!

9. Satan vẫn là người bạn thân nhất chưa từng có của Giáo Hội, v́ Satan đă giữ t́nh bằng hữu này qua mọi tháng năm quen biết!

Chủ Trương của Satan

1. Tiếp tục cuộc phản loạn ma quái chống lại Thiên Chúa và bất cứ những ǵ là thần linh,

2. Con người như là một con cờ thí trong trận chiến linh thiêng,

3. Chối bỏ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa nhập thể, biến cố đă làm lúng túng dự án Satan, để trả đũa Thiên Chúa, bằng cách lôi kéo loài người xuống Hỏa Ngục dành cho Satan và các thần của hắn,

4. Trong tất cả những ǵ Satan đă chọn lựa để loại trừ th́ trên hết phải là mọi ảnh hưởng của Thiên Chúa hiện diện nơi bất cứ một nơi chốn hay khiá cạnh nào.

(SIIR trang 117-119)