Trích Hận Thù Quyết Thắng của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

-12-


Đại Điếm Đô



Bấy giờ một trong bẩy thiên thần là những vị cầm bẩy cái bát đến nói với tôi: "Đi, ta sẽ chỉ cho ngươi phán quyết dành cho con đại điếm, mụ ngồi bên những gịng nước thăm thẳm. Các vua chúa trên mặt đất thông dâm với mụ, và các dân cư say sưa chè chén theo lăng loàn của mụ". Thế rồi vị thiên thần mang thần trí tôi đi đến một nơi hoang vắng, ở đó tôi thấy một phụ nữ ngồi trên một con mănh thú đỏ ngầu phủ đầy trên ḿnh những danh hiệu lộng ngôn. Con mănh thú này có 7 đầu và 10 xừng. Người phụ nữ mặc trang phục tím và đỏ ngầu, trang điểm vàng, trân châu và các nữ trang khác.Trong tay của mụ cầm một b́nh bằng vàng đầy những công việc lăng loàn ghê tởm nhớp nhúa của mụ. Trên trán của mụ có một danh hiệu tiêu biểu là: "Babylon đại đô, mẹ của những con điếm và của tất cả mọi ghê tởm trên trái đất". Tôi thấy người phụ nữ này say sưa máu những kẻ lành thánh của Thiên Chúa cũng như máu của những vị tử đạo đổ ra v́ ḷng của các ngài tin vào Chúa Giêsu ...

Sau đó tôi thấy một thiên thần khác từ trời xuống. Quyền năng của ngài lớn lao đến nỗi cả trái đất nhờ vinh hiển của ngài mà sáng lên. Ngài kêu cả tiếng rằng: "Đổ rồi, đổ rồi Babylon đại đô! Mụ đă từng là một nơi chốn của các qủi ma. Mụ là một hang động cho đủ mọi thần ô uế, một hang động cho đủ mọi thứ chim muông bẩn thỉu gớm ghê: V́ mụ đă làm cho mọi dân nước uống thứ rượu độc lăng loàn của mụ. Các vua chúa trên mặt đất thông dâm với mụ, và các thương gia trên thế gian nhờ phú qúi của mụ mà trở nên giầu có cũng như buông tuồng" (KH 17:1-6' 18:1-3)

Nếu "hai mănh thú", như chương 11 đă diễn giải, là biểu hiệu cho "tội lỗi cùng với sự chết đă lọt vào thế gian" (Rm.5:12), tức là tiêu biểu cho "miêu duệ của con rắn" (KN.3:15), th́ "đại điếm đô" được sách Khải Huyền diễn tả theo thị kiến của thánh kư Gioan có thể nói ngay là biểu hiệu cho "thế gian" (1Gn.2:15-17). Tại sao? Chính thánh kư Gioan đă được thiên thần giải dụ về "người phụ nữ mà ngươi thấy là một đại đô có thượng quyền làm chủ các vua chúa trên mặt đất này" (KH.17:18).

Thật vậy, theo danh xưng, "đại đô" này mang "trên trán một danh hiệu tiêu biểu là Babylon", tên của cả một đế quốc cũng như tên của chính nơi chốn mà dân Do Thái là dân của Thiên Chúa, v́ không tuân giữ lề luật của Ngài để đáp nhận lời hứa của Ngài, đă bị Ngài lưu đầy "70 năm" (Giê.29:10). Sau nguyên tội, con người không phải là bị thống trị bởi "hai mănh thú" hay sao? "Hai mănh thú" là tiêu biểu cho đế quốc và quyền lực của "Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (KH.12:9), đă tự xưng trước mặt Đức Kitô trong hoang địa là hắn có toàn quyền làm chủ (x.Mt.4:8-9) "thế gian cùng với những dụ hoặc của thế gian" (1Gn.2:17). Mà đúng như thế, theo vị thế của ḿnh, "đại điếm đô" cũng được sách Khải Huyền xác nhận "đă từng là một nơi chốn của các qủi ma".

Chân tướng của "đại điếm đô" Babylon quả thực là thế gian c̣n ở bản chất của ḿnh là "một phụ nữ", một bản chất hấp dẫn và quyễu rũ, chứ không có vẻ hung tàn bạo ngược như "hai mănh thú" được tỏ ra qua h́nh dạng của chúng. Nếu "con cựu xà", cũng chính là "con khổng long" biến dạng trên đất, để sát hại "người nữ" đă "phun ra từ miệng nó một gịng nước" (KH.12:15), th́ "đại điếm đô" cũng được thánh kư Gioan thị kiến thấy "mụ ngồi bên những gịng nước thăm thẳm", tức bên "những sự dối trá" (Gn.8:44) mà bản tính của con người đă bị tiêm nhiễm ngay từ ban đầu, để có thể cám dỗ "các vua chúa trên mặt đất thông dâm với mụ, và các dân cư say sưa chè chén theo lăng loàn của mụ". Do đó, thánh kư Gioan c̣n được thiên thần cắt nghĩa cho biết "những gịng nước mà ngươi thấy con điếm ngự trị là một con số lớn các dân tộc, các quốc gia và các ngôn ngữ" (KH.17:15).

Thật ra, tự bản chất, v́ "đại đô" Babylon chỉ là một thành tŕ, nên nó không có thực quyền mang tính cách cai trị và sai khiến như "hai mănh thú". Tuy nhiên, sở dĩ nó có thể "ngự trị một con số lớn các dân tộc, các quốc gia và các ngôn ngữ" là v́ họ, sau khi nhân tính "bị con rắn lừa đảo" (KN.3:13), để rồi mang sẵn khuynh hướng "yêu tối tăm hơn là ánh sáng" (Gn.3:19) trong ḿnh, đă ham hố chạy theo nó, chạy theo hấp lực phát xuất từ nó.

Đúng thế, gương mù th́ ở ngoài thế gian: "không thể nào tránh khỏi gương mù" (Mt.18:7), trong khi đó, dịp tội lại ở ngay nơi chính bản thân của con người: "nếu con mắt phải (hay) bàn tay phải gây rắc rối cho các ngươi, th́ hăy móc (hay) chặt mà quẳng nó đi..." (Mt.5:29-30). Bởi thế mà thế gian, hiện thân qua "gương mù", có làm chủ được con người, là nhờ có nội công hay dịp tội nơi con người mà thôi, tức là do con người chiều theo dịp tội nơi ḿnh. Nói cách khác, bởi con người chiều theo những đam mê, sau nguyên tội, đă như một con mănh thú khuynh tả hoàn toàn xổ lồng, mà thế gian mới thắng thế và làm chủ được họ.

Phải chăng đó là lư do, trong thị kiến của thánh kư Gioan, "đại điếm đô" c̣n được thấy xuất hiện như "một phụ nữ ngồi trên một con mănh thú đỏ ngầu phủ đầy trên ḿnh những danh hiệu lộng ngôn". Bằng không, nếu con người chịu khó "bỏ ḿnh đi" (Mt.16:24) để "vào qua cửa hẹp (và đi qua) con đường gồ ghề" (Mt.7:13,14) th́ "đại điếm đô" sẽ không làm ǵ được họ hết. Chính v́ thế mà thành phần này sẽ "thấy rằng ḿnh bị thế gian ghét bỏ" (Gn.15:18), đến nỗi, như thánh kư Gioan thị kiến: "Thấy người phụ nữ này say sưa máu những kẻ lành thánh của Thiên Chúa cũng như máu của những vị tử đạo đổ ra v́ ḷng của các ngài tin vào Chúa Giêsu".

Thế nhưng, nếu "đại điếm đô" là thế gian này, "nơi mụ thấy toàn là máu me của các tiên tri, các thánh cũng như tất cả mọi người bị sát hại trên trái đất" (KH.18:24), không được trời cao thẳng tay triệt hạ "như một tảng đá bị hất xuống biển" (KH.18:21), v́ mụ c̣n hơn "là kẻ lừa đảo một trong những kẻ bé mọn nhất tin vào Ta (Chúa Giêsu)" (Mt.18:6), th́ khó ai có thể chối từ trước những khiêu gợi mời mọc của mụ mà không "uống thứ rượu độc lăng loàn của mụ". Để rồi, sau khi đă bị mê hoặc bởi lợi lộc trần gian là "thứ rượu độc lăng loàn của mụ" này của "đại điếm đô" thế gian, "các vua chúa trên mặt đất thông dâm với mụ, và các thương gia trên thế gian nhờ phú qúi của mụ mà trở nên giầu có cũng như buông tuồng". Như thế, "đại điếm đô" là thế gian này đă có lư để mà huênh hoang: "Ta ngự trị như một nữ hoàng. Ta không bị góa bụa và sẽ không bao giờ phải than khóc cả" (KH.18:7).

Đúng thế, theo lư, "đại điếm đô" tuy không có quyền lực thực sự để cai trị con người như "hai mănh thú", song theo t́nh, thế gian đă thực sự chiếm được một địa vị nữ thần hưởng thụ nơi cuộc sống của con người đam mê. Đến nỗi, sau khi "Chúa là Thiên Chúa luận phạt mụ" (KH.18:8), mụ vẫn c̣n được thương tiếc bởi thành phần vốn dan díu với mụ là các vua chúa, các thương gia và các khách hải hồ. Ba thành phần này hẳn là tiêu biểu cho ba loại đam mê xu hướng về thế gian nơi con người, đó là: "những đam mê nhục dục, những đam mê đối với con mắt và đối với cuộc sống hăo huyền" (1Gn.2:16).

"Những đam mê nhục dục" là "các vua chúa trên mặt đất, thành phần thông dâm với mụ và buông thả theo sắc dục của mụ, sẽ khóc lóc than van mụ, khi họ thấy khói bốc lên lúc mụ bị thiêu rụi. Họ sẽ đứng cách xa v́ sợ cho h́nh phạt giáng xuống trên mụ, mà rằng: 'Than ơi, than hỡi, ôi một đại đô như nàng, một Babylon quyền thế! Trong có một tiếng đồng hồ mà nàng đă bị tàn lụi mất rồi!'" (KH.18:9-10).

"Những đam mê đối với con mắt" tức là những đam mê tham lam lợi lộc, như trường hợp "ma qủi đă đem Chúa Giêsu lên núi rất cao và bầy ra trước (mắt) Người tất cả mọi vương quốc thế gian lộng lẫy" (Mt.4:8). Như thế, "những đam mê đối với con mắt" ở đây chính là "những thương gia trên trái đất, thành phần giao dịch buôn bán những vật dụng ấy, (như được sách KH liệt kê ở cùng đoạn 18 từ câu 12 đến hết câu 13), thành phần đă trở nên giầu có nhờ làm ăn với đô thị này, sẽ đứng cách xa v́ sợ cho h́nh phạt giáng xuống trên nàng. Khóc lóc than van, họ kêu lên rằng: 'Than ơi, than hỡi, ôi một đại đô, trang sức bằng lụa là đỏ tím, trang điểm bằng mọi bạc vàng, trân châu và nữ trang! Trong có một giờ đồng hồ mà cái giầu sang to lớn này đă bị hủy hoại mất tiêu rồi!'" (KH.18:15-17)

"Những đam mê đối với cuộc sống hăo huyền" là những đam mê ảo tưởng, t́m kiếm những cái không thật, như trường hợp của đứa con bỏ nhà đi hoang cho đến khi bị cùng cực mới nghĩ lại (x.Lc.15:13-20). Như thế, "những đam mê đối với cuộc sống hăo huyền" là "mọi hoa tiêu và hàng hải viên, tất cả thủy thủ và khách hải hồ, bấy giờ đứng cách xa mà kêu lên khi họ thấy khói bốc lên lúc mà đô thị này bị thiêu rụi thành b́nh địa:, rằng: "C̣n thành đô nào có thể sánh với đô thị ấy chứ!" Họ đă rắc tro lên đầu ḿnh mà kêu lên, vừa khóc lóc vừa than van: "Than ơi, than hỡi, ôi một đại đô mà nhờ giao dịch lợi lộc với nàng tất cả mọi chủ tầu đă trở nên giầu có! Trong có một giờ mà nàng đă bị hủy diệt mất rồi!'" (KH.18:17-19).

Như thế, so thế lực nơi con người giữa "hai mănh thú" và "đại điếm đô" th́ "đại điếm đô" không thể nào bằng. Vẫn biết, theo bề ngoài, "đại điếm đô", giống như chủ nghĩa tư bản, có vẻ ăn khách hơn là "hai mănh thú", có thể được ví như chủ nghĩa và chế độ cộng sản. Tuy nhiên, "đại điếm đô", tức thế gian này, chỉ là một hiện tượng bề ngoài, nên sẽ qua mau, ở chỗ nó sẽ bị tiêu hủy "trong ṿng một giờ đồng hồ", như sách Khải Huyền cho biết. Trong khi đó, "hai mănh thú" lại là một vương quốc của Satan nơi con người và cai trị con người bằng tội lỗi và quyền lực của sự chết, nên sẽ tồn tại lâu hơn, khoảng thời gian theo ẩn ngữ Khải Huyền kéo dài "42 tháng" (KH.13:5), tức từ sau nguyên tội cho đến thời kỳ "một ngàn năm", .

Nếu thời gian tồn tại của "hai mănh thú" kéo dài hơn "đại điếm đô", từ sau nguyên tội cho đến thời kỳ "một ngàn năm", tức là "một thời gian dài tương đương với giai đoạn 'thoát thân của người nữ' là '1260 ngày' hay 'một năm, hai năm và nửa năm nữa'" (trang 189-190), th́ có thể nói "một năm" đầu ở đây là thời gian Cựu Ước, "hai năm" giữa đây là thời gian "người nữ" cùng sống với Con ḿnh trên thế gian, và "nửa năm nữa" đây là thời gian "người nữ" c̣n lại trên đời, bắt đầu thời gian cuối cùng, thời gian sau "khi 1000 năm qua đi" (KH.20:7), (như sẽ được bàn đến ở chương sau).

Tuy thời gian tồn tại của "đại điếm đô" là thế gian kéo dài vỏn vẹn có "một tiếng đồng hồ", song "con mănh thú", biểu hiệu chung cho đam mê của con người sa phạm, lụy phục "người phụ nữ" và để cho "người phụ nữ ngồi trên", sẽ không bị hủy diệt cùng với t́nh nhân của ḿnh là "mẹ của những con điếm và của tất cả mọi ghê tởm trên trái đất", trái lại, nó cũng sẽ tồn tại như "hai mănh thú", tức từ sau nguyên tội cho đến tận thế. Do đó, thánh kư Gioan đă được thiên thần tỏ cho biết là "con mănh thú mà ngươi thấy đă xuất hiện một lần song nay không c̣n nữa. Nó sẽ từ vực thẳm mà lên một lần nữa trước khi nó hoàn toàn bị hủy hoại" (KH.17:8).

Tất nhiên, tuy cũng là một con mănh thú, song đam mê của con người không phải là một trong "hai mănh thú" được diễn giải trong chương trước. Con mănh thú biểu hiệu cho đam mê của con người này gắn liền với "đại điếm đô" là thế gian, và cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc tàn lụi của thế gian: "đă xuất hiện một lần song nay không c̣n nữa", tuy nhiên, "nó sẽ từ vực thẳm mà lên một lần nữa trước khi nó hoàn toàn bị hủy hoại", v́ nó thuộc về và gắn liền bản tính đă bị hư hoại của con người và sẽ tồn tại cho đến khi con người không c̣n nữa, tức cho đến khi "kẻ thù cuối cùng bị hủy diệt là sự chết" (1Cor.15:26).

Tuy "con mănh thú" là đam mê của con người sa đọa bị "đại điếm đô" là thế gian như "một phụ nữ ngồi trên" đó không phải là một trong "hai mănh thú", "miêu duệ của con rắn", thế nhưng, "con mănh thú" đam mê này, về h́nh thức, cũng có những đặc điểm giống như "con mănh thú từ biển tiến lên", tức giống như "con mănh thú thứ nhất", "con mănh thú" biểu hiệu cho "tội lỗi". Bởi đó, "con mănh thú" đam mê nơi con người sa đọa cũng "có 7 đầu và 10 xừng" như "con mănh thú từ biển tiến lên có 10 xừng và 7 đầu" (KH.13:1).

Nếu "đầu" biểu hiệu cho tâm tưởng thầm kín ở bên trong th́ "xừng" biểu hiệu cho sức mạnh và hoạt động có tính cách tấn công ở bên ngoài. Thế nên, như đă được giải dụ ở trang 139, "7 đầu biểu hiệu cho những mưu đồ vô cùng gian trá và hiểm độc của hắn (ở chương 9 là của 'con khổng long' nơi 'con mănh thú thứ nhất' và ở đây là của 'con mănh thú' đam mê) để làm cho con người chiều theo 7 mối tội đầu", và "10 xừng biểu hiệu cho những cuộc tấn công của hắn (ở chương 9 là của 'con khổng long' nơi 'con mănh thú thứ nhất' và ở đây là của 'con mănh thú' đam mê) để làm cho con người sa ngă phạm đến 10 giới răn Thiên Chúa".

Thật ra, đam mê tự bản chất và ngay từ ban đầu không xấu. Nếu "người nữ thấy trái cây (ở giữa vườn) ngon lành, mát mắt lại muốn được khôn ngoan. Rồi bà (không) hái ít trái mà ăn" (KH.3:6) th́ đâu có chuyện nguyên tội nữa. Thế nhưng v́ "tội lỗi cùng với sự chết đă lọt vào thế gian" (Rm.5:12) mà "con mănh thú" đam mê nơi con người sa đọa đă trở thành tay sai đắc lực của tội lỗi. Tuy nhiên, với tư cách là tay sai cho tội lỗi là "con mănh thú thứ nhất", "con mănh thú" đam mê nơi con người sa đọa cũng không phải là và hoàn toàn giống như "con mănh thú từ đất mà tiến lên" (KH.13:11), "con mănh thú" biểu hiệu cho "sự chết". Bởi v́ hai lư do sau đây.

Thứ nhất là v́, về h́nh dạng, "con mănh thú thứ hai (chỉ) có hai xừng" (KH.13:11) mà thôi, một vũ khí chuyên môn để tấn công đối phương là con người sa đọa, làm cho con người cảm thấy "mệt mỏi và nặng nề" (Mt.11:28), qua thân phận nam nhân th́ "mệt mỏi", ở chỗ "đổ mồ hôi" (KN.3:19), và nữ nhân th́ "nặng nề", ở chỗ "mang nặng" (KN.3:16).

Thứ hai là v́, về tư cách, "con mănh thú từ đất tiến lên", tuy "đă dùng quyền năng của con mănh thú thứ nhất" (KH.13:12), song vẫn không phải là tay sai của "con mănh thú thứ nhất" mà là đồng chí sát cánh với "con mănh thú thứ nhất". Tức là, hễ có "con mănh thú từ biển tiến lên" th́ tất nhiên cũng phải có "con mănh thú từ đất tiến lên", một "con mănh thú", xét về gốc tích, cũng có liên hệ trực tiếp với "con khổng long", ở chỗ, nó có thể "nói năng như con rồng" (KH.13:11), như trường hợp "con mănh thú thứ nhất" cũng được "con rồng ban quyền năng, ngai ṭa cùng với quyền hành cả thể cho" (KH.13:2) vậy.

Bởi làm tay sai đắc lực cho tội lỗi là "con mănh thú thứ nhất", mà "con mănh thú" đam mê nơi con người sa đọa, theo thứ tự diễn tả của sách Khải Huyền, "7 đầu" được đặt trước "10 xừng", ngược hẳn với thứ tự của "con mănh thú thứ nhất", "10 xừng" được kể đến trước "7 đầu". Tại sao? Tại v́, sau khi con người sa đọa, tức sau khi con người ở trong t́nh trạng "làm tôi cho tội lỗi" (Gn.8:34), th́ "tội lỗi" đă hoàn toàn làm chủ con người, có quyền sai khiến (hoạt động bề ngoài, biểu hiệu cho những 'xừng' của nó) con người làm theo ư muốn của nó (tâm tưởng bên trong, biểu hiệu cho các 'đầu' của nó).

Phần "con mănh thú" biểu hiệu cho đam mê nơi con người sa đọa, "7 đầu" của nó được sách Khải Huyền kể đến trước "10 xừng" là v́ lư do như sau. Dầu sao, con người vẫn là một con người có lư trí và c̣n lư trí (dù không được nguyên tuyền như ban đầu) lẫn lương tri, thế nên, trong đời sống thực tế, quyết định làm ǵ, bao giờ con người cũng phải có lư và hợp lư mới được và mới an tâm, dù lư lẽ được viện ra hoàn toàn và hết sức chủ quan để tự trấn an ḿnh, (đó là tâm tưởng bên trong mà 'đầu' là biểu hiệu được đặt trước 'xừng'), trước khi con người thực sự bắt tay vào việc thực hiện những ǵ ḿnh muốn làm (đó là hoạt động bên ngoài mà "xừng" là biểu hiệu phải được đặt sau "đầu").

Kinh nghiệm của một con người sa đọa cho thấy, theo tự nhiên, sống trên thế gian này, con người không thể nào không sa ngă phạm tội. Bởi thế, "nếu chúng ta nói rằng 'Chúng ta không có lỗi tội ǵ' là chúng ta tự dối ḿnh' sự thật không có nơi chúng ta" (1Gn.1:8), và "nếu chúng ta nói rằng 'Chúng ta không hề phạm tội' là chúng ta biến Ngài (Thiên Chúa) thành một kẻ láo khoét và lời của Ngài không ở nơi chúng ta" (1Gn.1:10).

Thế nhưng, sở dĩ con người mang một bản tính sa đọa không thể nào không sa ngă phạm tội, nguyên nhân chính là v́, cùng với điều kiện (như được đề cập đến ở đoạn ngay sau đây), con người đang ở trong t́nh trạng "làm nô lệ cho tội lỗi" (Gn.8:34), tức đang ở dưới quyền thống trị của "hai mănh thú". Bởi thế mà con người cần phải được cứu độ là vậy. Dù họ có là một vị đại thánh, như thánh Phaolô tông đồ dân ngoại, "được đem lên tầng trời thứ ba" (2Cor.12:2) đi nữa, nếu thành thực với ḷng ḿnh và không "biến Thiên Chúa thành một kẻ láo khoét", con người sẽ phải đồng thanh công nhận rằng:

"Tôi là một con người xác thịt yếu đuối bị bán làm tôi cho tội lỗi. Tôi không thể nào hiểu được những hành động của ḿnh. Tôi không làm điều tôi muốn làm, lại làm điều tôi khinh ghét... Tôi biết rằng không có điều ǵ tốt ở trong tôi, tức là ở trong xác thịt của tôi' ước muốn làm phải có đó nhưng lại không có khả năng làm. Điều xẩy ra là tôi không làm điều thiện mà là điều dữ tôi không chủ tâm... Tôi là một con người khốn khổ là chừng nào? Ai có thể giải cứu tôi khỏi thân xác ở dưới quyền lực sự chết này" (Rm.7:14-15,18-19,24).

Tuy nhiên, dù đă thực sự được giải cứu, bởi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô Phục Sinh, và nhờ con người "tin và chịu phép rửa tội" (Mc.16:16), song nếu không được "giữ cho khỏi sự dữ" (Gn.17:15), con người vẫn dễ dàng sa ngă phạm tội bất cứ lúc nào và phạm bất kỳ tội nào. Điều kiện tội lỗi vẫn c̣n hiện diện nơi con người ở đây, như thực tế đă cho thấy, được tỏ ra ở ngay "bản chất yếu nhược" (Mt.26:41) của họ, ở tại tâm trí của họ "yêu chuộng tối tăm hơn là ánh sáng" (Gn.3:19), và ở tại phần hạ của họ đầy những "đam mê một khi cưu mang th́ sinh ra tội lỗi" (Gia.1:15).

V́ đam mê, được biểu hiệu qua "con mănh thú đỏ ngầu phủ đầy trên ḿnh những danh hiệu lộng ngôn", "một khi cưu mang th́ sinh ra tội lỗi" như thế mà nó c̣n chính là một con điếm chính hiệu, theo mẫu mực của "Babylon đại đô, mẹ của những con điếm". Với tư cách làm mẹ của ḿnh, "con mănh thú" đam mê nơi con người sa đọa vẫn luôn luôn "sinh ra tội lỗi" ở ngay trong "đại điếm đô" là thế gian, "một hang động cho đủ mọi thần ô uế, một hang động cho đủ mọi thứ chim muông bẩn thỉu gớm ghê".

Phải, "con mănh thú" đam mê nơi con người sa đọa đây đă hạ sinh ra trong thế gian và cho thế gian đầy những tội lỗi, như được sách Khải Huyền liệt kê như sau. "7 đầu (của nó) là 7 ngọn đồi, được người phụ nữ ngự trị. Chúng cũng c̣n là 7 vị vua: 5 vị đă sụp đổ, 1 vị hiện c̣n sống, và vị cuối cùng chưa xuất hiện' nhưng khi vị đó tới sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian vắn vỏi... 10 xừng mà ngươi thấy đó biểu hiệu cho 10 vị vua, những vị chưa được đăng quang: họ sẽ chiếm được vương quyền cùng với con mănh thú, nhưng chỉ kéo dài trong một tiếng đồng hồ. Rồi họ sẽ đồng ư với nhau trao quyền hành của ḿnh cho con mănh thú..." (KH.17:9-10'12-13).

Theo tiết lộ của sách Khải Huyền, trong đám con cái do "con mănh thú" đam mê nơi con người sa đọa sinh ra, từ xừng của nó, c̣n 1 vị vua nữa, 1 vị thần khát máu hay khuynh hướng sát hại hiện nay (?). Ngoài ra, từ "10 xừng" của nó, c̣n phát sinh 10 loại tội lỗi chưa đạt đến mức tột cùng, "chưa được đăng quang" xứng với "những danh hiệu lộng ngôn phủ đầy trên ḿnh" của "con mănh thú" đam mê. Hiện nay tội ly dị, phá thai, phạm thượng, phạm thánh v.v. hẳn là đă được đăng quang (?). Tuy nhiên, mức độ của những tội lỗi mà tăng lên hết cỡ, như sách Khải Huyền cho biết, bấy giờ "chúng sẽ đồng ư với nhau trao quyền hành của ḿnh cho con mănh thú". Để làm ǵ? Sách Khải Huyền thêm: "10 cái xừng sẽ thù hằn quay lại tấn công con điếm' chúng sẽ tước lột hết gấm vóc của mụ để cho mụ trần truồng' chúng sẽ nuốt thịt của mụ và thiêu mụ đi" (KH.17:16). Bởi v́, tự bản chất và theo kinh nghiệm, con người được dựng nên theo h́nh ảnh và giống Thiên Chúa không thể nào t́m thấy thỏa măn thực sự và trọn vẹn nơi "đại điếm đô" thế gian!



Phụ Bản 5


Trật Tự Thế Giới Mới


Để có thể biết được tác nhân, chương tŕnh, tiến tŕnh và hoạt động của một âm mưu lịch sử (conspiracy of history) được gọi là Trật Tự Thế Giới Mới (The New World Order) liên quan đến vận mệnh của toàn thể nhân loại, trong đó tất nhiên bao gồm cả các tôn giáo, xin theo di những tài liệu được góp nhặt, phân tích và đúc kết dưới đây.

"Ở mặt sau của mỗi đồng đôla Mỹ có in một cái được gọi là Đại Ấn Tín của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ấn tín này đă được Quốc Hội thừa nhận vào năm 1782. Trên một mặt của đồng bạc có in cả hai h́nh ảnh của ấn tín. Một trong hai h́nh ảnh này là con đại bàng Mỹ Quốc, một chân móng cặp một cành ôliu ḥa b́nh và chân móng kia cặp 13 mũi tên đấu tranh. H́nh ảnh thứ hai của ấn tín được phác họa là một kim tự tháp chưa xây xong, ở bên trên là một con mắt được đặt trong một hào quang. Ở dưới chân kim tự tháp được khắc những con số Rôma là MDCCLXXVI, nghĩa là 1776. Ṿng cung ở trên nóc kim tự tháp có những chữ Latinh 'Annuit Coeptis', dịch nôm na là 'Ngài ưu ái ghé mắt đến nỗ lực của chúng ta', rồi ở phía dưới kim tự tháp có một cụm chữ Latinh 'Novus Ordo Seclorum', một vần thơ của thi sĩ Virgil, nghĩa là 'một trật tự mới của các thế hệ', hay là một trật tự thế giới mới. Nhà họa ra cái đại ấn tín này là Charles Thompson, một phần tử của Hội Tam Điểm giữ vai bí thư cho Hội Nghị Lục Địa..." (TNWO trang 35)

"Vào ngày mùng 1 tháng 5 năm 1776, một giáo sư người Bavarian tên là Adam Weishaupt đă khai sáng một tổ chức bí mật nhỏ được gọi là Hội của Những Nhà Tinh Anh (Order of the Illuminati). Các mục tiêu nhắm đến của Weishaupt là thiết lập một trật tự thế giới mới dựa trên việc lật đổ các chính quyền dân sự, giáo hội và tư sản, đồng thời đề cao một nhóm những tay 'chuyên gia' xảo thủ hay những người tinh anh trong việc lănh đạo thế giới. (TNWO trang 67)

"Mục đích của Weishaupt không phải chỉ nhắm vào việc phá đổ chế độ quân chủ mà c̣n phá hủy xă hội nữa. Vào tháng bảy năm 1782, Tam Điểm Lục Địa (Continental Freemasonry) đă được thấu nhập và lănh đạo bằng một thứ mà Weishaupt gọi là Tam Điểm Tinh Anh (Illuminated Freemasonry). Tôi (tác giả của cuốn sách đang được trích dẫn ở đây) đă độc một bản tường trỉnh của một hội viên Tam Điểm là Comte de Virieu liên quan đến cảm xúc của ông về việc thấu nhập của Tam Điểm bằng những lời lẽ: 'Những bí mật bi thảm. Tôi không dám tiết lộ những bí mật này cho qúi vị đâu. Tất cả những ǵ tôi có thể nói cho qúi vị biết là nó c̣n trầm trọng hơn qúi vị tưởng nhiều lắm. Âm mưu đang được đan kết bằng những ư định thực hiện khéo léo đến nỗi cả Chế Độ Quân Chủ và Giáo Hội khó có thể vượt thoát nổi'" (TNWO trang 180)

"Cũng vào năm ấy, năm 1782, những thủ phủ của Tam Điểm Tinh Anh được dời đến Frankfurt là một trung tâm do gia đ́nh Rothschild quản trị. Như báo cáo cho biết, chính ở tại Frankfurt này mà lần đầu tiên những người Do Thái được thâu nhận vào Hội của Những Hội Viên Tam Điểm. ... Đột nhiên tiền bạc ở đâu tuôn ngay vào trung tâm Frankfurt, để rồi từ đó có cả một dự án tài trợ ngon lành cho cuộc cách mạng thế giới được thi triển. Trong Hội Nghị Tam Điểm năm 1786 bản án tử dành cho vua Louis XVI của Pháp và Gustavus III của Thụy Điển đă được ban bố... Năm 1798, giáo sư John Robison, một sử gia rất được trọng vọng người Đại Anh Quốc cũng là một hội viên Tam Điểm lâu năm, đă viết trong cuốn 'Những Bằng Chứng của một Cuộc Âm Mưu' như sau: 'Tôi đă thấy rằng cái bí mật kín đáo của Cơ Mật Tam Điểm đă được sử dụng ở mọi quốc gia ... Tôi đă nhận thấy những giáo điều này đang dần dần lan tỏa và lẫn lộn với tất cả các lề lối khác nhau của Hội Tam Điểm, cho đến cuối cùng kết cuộc sẽ là MO@T HI-P HO@I ĐĂ ĐƯỢC H̀NH THÀNH ĐỂ THỰC HI-N MỤC Đ-CH LÀM BA@T GỐC TẤT CẢ M I CƠ CẤU TÔN GIÁO, CŨNG NHƯ LA@T ĐỔ TẤT CẢ M I CH-NH QUYỀN Ở ÂU CHÂU'" (TNWO trang 181-182)

"Thật sự mỗi một hoạch tŕnh của toàn bộ trật tự thế giới mới đều lập lại, từng chữ một, theo những tư tưởng của Weishaupt, Đây là những mục tiêu cách mạng và hủy hoại của ông ta:
1. Hủy bỏ những chế độ quân chủ và mọi chính quyền được tổ chức theo cấp bậc.
2. Hủy bỏ tư sản và những di sản.
3. Hủy bỏ tinh thần ái quốc (patriotism) và tinh thần dân tộc (nationalism).
4. Hủy bỏ đời sống gia đ́nh và cơ cấu hôn nhân, và thiết lập một nền giáo dục cộng đồng cho các con trẻ.
5. Hủy bỏ tất cả mọi tôn giáo.
Năm 1921, sử gia Nesta Webster người Anh Quốc đă viết trong cuốn 'Cuộc Cách Mạng Thế Giới' thế này: 'Đây là thứ ngôn ngữ đích xác của những nhà quốc tế ngày nay...'" (TNWO trang 180-181)

"Weishaupt dụ hoặc người ta gia nhập vào Tam Điểm Tinh Anh bằng những hứa hẹn về việc tạo ảnh hưởng, quyền thế và thành công trần thế... Ông viết:

1. 'Những môn sinh đồ đệ được thuyết phục để tin rằng Hội sẽ thống trị thế giới. Bởi đó, mỗi phần tử sẽ trở nên một nhà lănh đạo. Tất cả chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi xứng đáng để trị v́. Đó là một tư tưởng hấp dẫn cho cả những người tốt lẫn kẻ xấu. Thế nên Hội mới lan rộng...

2. 'Qúi vị có đủ nhận thức về ư nghĩa của việc trị v́ - trị vị ở trong một mật hội hay không? Chẳng những trên thành phần thấp kém, hay, quan trọng hơn nữa, trên thành phần dân chúng, mà c̣n trên cả những người khá nhất nữa, trên những con người của mọi đẳng cấp, mọi quốc gia và mọi tôn giáo, cai trị họ không bằng v lực bề ngoài, mà liên hiệp họ lại với nhau cách chặt chẽ, thổi vào trong họ một tinh thần và một hồn sống, để rồi họ sẽ là những con người được phân phối đi khắp mọi phần đất trên thế giới'"
(TNWO trang 182)

"Những phần tử của Nhũng Người Tinh Anh thuộc những cấp độ cao nhất của hội là những người vô thần và những Tín Đồ Satan. Ở nơi công cộng, họ tỏ ra ước vọng làm cho nhân loại thành 'một gia đ́nh tốt lành và hạnh phúc'. Họ cố dùng mọi cách để che dấu những mục đích thật sự của họ bằng việc sử dụng danh xưng Tam Điểm. Các Nhà Tinh Anh đă có thể dùng mọi gian xảo hăo huyền để lôi kéo gia nhập con số của ḿnh thành phần giầu có và nắm quyền ở Âu Châu, rất có thể bao gồm cả những viên chức ngân hàng quyền thế nhất Âu Châu. Được biết là Tinh Anh Hội nắm trong tay một mức độ giầu có lớn lao. Ảnh hưởng của nó hiện nay r ràng là đang sống động và có uy lực nơi những giáo điều của cả thế giới cộng sản lẫn thế giới tư bản giầu sang... Chúng ta phải khảo sát những bản viết của Albert Pike qua cuốn 'Morals and Dogma of the Ancient and Accepted Scottish Rite of Freemasonry', một cuốn sách được xuất bản đầu tiên năm 1871 và được tái bản năm 1966. (Sau đây là những trích dẫn rải rác từ cuốn sách được nhắc đến được tác giả cuốn TNWO tóm gọn ở trang 184):

'Mỗi một đền thờ Tam Điểm là một đền thờ của tôn giáo'.
'Nhà lập luật tiên khởi của Tam Điểm ... là Phật Tổ'
'Tam Điểm, mà vây chung quanh bàn thờ của ḿnh là tín đồ Kitô, Do Thái, Hồi Giáo, Ấn Giáo, những môn đồ của Khổng Giáo và Thánh Hỏa Giáo (Zoroaster), có thể hộp họp lại như huynh đệ và hiệp nhất trong nguyện cầu cùng một Thiên Chúa là Đấng ở trên tất cả mọi Baalim' (theo gốc tích của danh xưng này xin tạm dịch là Thần Tượng)
'Mọi sự tự bản chất tốt lành đều phát xuất từ Osiris' (là Thần Mặt Trời của người Ai Cập được biểu hiệu bằng một con mắt toàn kiến, 'the all-seeing eye')' (theo người đang chuyển dịch những gịng này, th́ h́nh ảnh con mắt thấu thị này đă được sử dụng ngay ở trên mặt một đồng đôla của Mỹ như trang 220 đề cập đến)
'Tam Điểm... dấu kín những bí nhiệm của ḿnh khỏi tất cả mọi hội viên, trừ những Chuyên Gia (tạm dịch từ chữ Adepts) và những Thông Gia (tạm dịch từ chữ Sages), và sử dụng những dấu hiệu để lừa đảo những kẻ đáng bị lừa đảo'.
'Mọi thứ liên quan đến những giấc mơ tôn giáo có tính cách khoa học và cao trọng của Những Nhà Tinh Anh ... được vay mượn từ Kabalah' tất cả mọi hiệp hội Tam Điểm mắc nợ nó về những bí nhiệm và biểu hiệu của ḿnh'. (Chữ Kabalah, theo người dịch nghiên cứu từ cuốn DPR ở trang 75, cũng được viết là Cabala, là một danh xưng tổng hợp cho những vấn đề cũng như những cuốn sách liên quan đến một loạt những điều huyền nhiệm được khai triển trong cộng đồng Do Thái vào thời những thế kỷ tiền Kitô giáo cho đến thế kỷ 14, có tính cách chống lại những giáo điều truyền thống của Do Thái Giáo).
'Phải, Luxiphe là Thiên Chúa, và tiếc thay, Adonay cũng là Thiên Chúa... Luxiphe, Thiên Chúa của Ánh Sáng và là Thiên Chúa của Thiện Hảo đang tranh đấu cho nhân loại chống lại Adonay, Thiên Chúa của Tối Tăm và của Ác Tà' (Albert Pike, Thượng Chủ của Tam Điểm Hoàn Vũ, Những Huấn Dụ nhắn gửi 23 Hội Đồng Tối Cao của Thế Giới ngày 14 tháng 7 năm 1889).

"Vào tháng 6 năm 1931, trong một diễn văn trước Học Viện Nghiên Cứu về Các Giao Dịch Quốc Tế ở Copenhagen, giáo sư sử gia danh tiếng Arnold Toynbee đă ngỏ lời cùng các đồng chí tinh anh của ḿnh là: 'Chúng ta hiện nay đang bí mật làm việc với tất cả năng lực của chúng ta, trong việc tranh đấu để làm sao tạo nên được một tối thượng quyền chi phối cả những chủ quyền ở các chính phủ quốc gia địa phương trên thế giới. Miệng lưỡi chúng ta lúc nào cũng chối bỏ những ǵ chúng ta đang dùng bàn tay của ḿnh để mà thực hiện, bởi v́, để công kích chủ quyền của chính phủ tại các quốc gia địa phương trên thế giới vẫn c̣n là một tà thuyết, mà chính khách hay công pháp nhân nào dám lên tiếng, nếu không hoàn toàn bị thiêu trói, chắc chắn họ cũng sẽ bị khai trừ và mất tín nhiệm'" (NWO trang 33)

"Được thành lập năm 1921 và 1922, Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao (Hoa Kỳ) đă vững vàng lớn mạnh và trở nên thế lực đến nỗi, vào cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, những phần tử của Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao này đă độc chế chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ - một chính sách được phác họa để hủy diệt thượng quyền và nền độc lập của Hoa Kỳ, qua việc gia nhập vào một tổ chức chính quyền thế giới theo xă hội chủ nghĩa. Đúng thực là v́ một 'Trật Tự Thế Giới Mới' mà Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao đó, cùng với những phần tử của ḿnh, vẫn đang mưu đồ và phác họa ra nhiều thứ trong thế kỷ này". (NWO trang 46)

"Căn nhà hiện hữu của Việc Thiết Kế là 'Pratt House, ở góc đại lộ Park và đường 68 thuộc thành phố Nữu Ước, ngay thẳng con đường từ ṭa lănh sự Sô Viết tới trụ sở Liên Hiệp Quốc. Đây là những cơ cấu đầu năo của Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao (Hoa Kỳ), và từ đó, Việc Thiết Kế tung ra cho nhiều trung tâm thẩm quyền... như Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ, Bộ Ngân Qũi Hoa Kỳ, Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng, Ngân Hàng Chase Manhattan, Ngân Hàng First National City, Cơ Quan Rockefeller, Cơ Quan Ford, Đại Học Harvard, Đại Học Yale, Đại Học Columbia, Tờ Washington Post, Tờ New York Times, Tờ Los Angeles Times v.v." (TNWO trang 96)

"Trong chính sách cai trị, biểu hiện r ràng nhất của Việc Thiết Kế là Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao cùng với tờ phát hành Foreign Affairs. Trong số chừng 2900 phần tử có tối thiểu là 500 vị rất uy quyền, 500 phần tử khác ở trong những trung tâm thế lực, và con số c̣n lại toàn là những phần tử có tiếng tăm về học thức, truyền thông, thương mại cũng như tiền bạc, quân sự hay chính quyền...

"Theo một người đă từng là một phần tử của Hội Đồng này 15 năm, đó là ông Rear Admiral Chester Ward th́: 'Mục đích vận động cho việc giải giới và nhận ch́m thượng quyền cũng như nền độc lập quốc gia của Hoa Kỳ vào một chính quyền hoàn vũ toàn quyền là mục tiêu duy nhất được tỏ ra cho độ 95% trong số 1551 phần tử (vào năm 1975). Ngoài ra, c̣n có những mục đích sâu xa khác mà Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao (Hoa Kỳ) đang dùng ảnh hưởng của ḿnh để cổ động' nhưng không thể có hơn 75 phần tử biết được là ǵ, những mục đích này cũng không bao giờ được hiện lên trên mặt giấy.'" (TNWO trang 96-97)

"Năm 1946, ngày sau Thế Chiến Thứ Hai, một bản tường tŕnh của Cơ Quan Rockefeller đă không ngần ngại phát biểu: 'Cuộc thách đố của tương lại là tạo nên một thế giới này đây'. Trong ṿng 45 năm vẫn không có ǵ sai trệch cả. Chính Rockefeller Brothers Fund, năm 1989 có 242.120.725 đôla, đă tài trợ 7.999.659 đôla cho những công cuộc hiển nhiên theo đuổi mục đích thực sự về việc thiết kế một chính sách hoàn cầu. Chiếc mặt nạ này đă bị lật tẩy trong câu phát biểu công khai đáng giá về mục đích này như sau: 'Hỗ trợ những nỗ lực ở Hoa Kỳ cũng như hải ngoại để đóng góp những tư tưởng, tạo nên những nhà lănh đạo, và khuyến khích những tổ chức trong việc chuyển tiếp sang một nền liên độc lập hoàn cầu'" (TNWO trang 139)

"Ông Dan Smoot, một nguyên giáo sư đại học Harvard cũng là nhân viên FBI, đă diễn tả Hội Đồng Liên Hệ Ngoại Giao (Hoa Kỳ) giống như là một phần chính của 'một chính quyền vô h́nh' mà mục tiêu của nó là 'biến Hoa Kỳ thành một chính quyền xă hội chủ nghĩa để rồi làm cho nó trở nên một đơn vị trong một guồng máy hoàn vũ duy nhất theo xă hội chủ nghĩa'" (NWO trang 29)

"Năm 1987, 'Perestroika' của Mikhail Gorbachev được phát hành: 'Yếu tính của Perestroika nằm ở trong sự kiện là nó liên hiệp chủ nghĩa xă hội với chế độ dân chủ, và phục hồi ư tưởng của Lênin về việc kiến tạo xă hội chủ nghĩa cả về lư thuyết cũng như thực hành... Chúng ta muốn xă hội chủ nghĩa hơn nữa'" (NWO trang 22)

"Năm 1990, Gorbachev ngỏ lời tại Đại Học Stanford: 'Tất cả chúng ta đă cảm thấy chúng ta cần đến Liên Hiệp Quốc biết bao, nếu chúng ta thực sự phải tiến đến một thế giới mới, cũng như đến những loại liên hệ mới trên thế giới theo lợi ích của tất cả mọi quốc gia... Liên Bang Sô Viết và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có dư lư do để trở thành đồng bạn với nhau trong công cuộc dựng xây này, trong công cuộc h́nh thành những cơ cấu bảo an mới ở Âu Châu cũng như ở vùng Thái B́nh Dương Châu Á. Và, thật vậy, trong cả công cuộc tạo nên một nền kinh tế hoàn cầu thực sự cùng với việc sáng tạo cho một nền văn minh mới'"

"Tổng thống Bush gọi Chiến Tranh Vùng Vịnh là cơ hội cho Trật Tự Thế Giới Mới: Ngày 11 tháng 9 năm 1990, ngỏ lời cùng Quốc Hội theo chủ đề 'Hướng Đến Một Trật Tự Thế Giới Mới', tổng thống Bush nói: 'cuộc khủng hoảng ở Vịnh Ba Tư tạo nên một cơ hội hiếm có để tiến đến một giai đoạn lịch sử hợp tác. Từ những lúc trục trặc này... mới có thể nẩy sinh một trật tự thế giới mới, trong đó, các quốc gia trên thế giới, đông cũng như tây, bắc cũng như nam, có thể thịnh vượng và sống trong ḥa hợp... Hôm nay, một thế giới mới đang cựa quậy để được sinh ra'. Và trong một diễn văn ở Liên Hiệp Quốc ngày 1-10-1990, tổng thống Bush đề cập đến 'cái sức mạnh tổng hợp của cộng đồng thế giới được Liên Hiệp Quốc thể hiện... một hợp tác mới của các quốc gia... một thời điểm mà nhân loại nắm lấy vận mạng của ḿnh... để mang lại một cuộc cách mạng về tinh thần cũng như tâm trí mà bắt đầu một cuộc hành tŕnh tiến đến một thời đại mới'"

"Những lời phê b́nh của nhân viên chính quyền Ả Rập về Chiến Tranh Vùng Vịnh: Vào ngày 28-12-1990, tờ Wall Street Journal đă trích lại lời một nhân viên chính quyền cao cấp của một trong những chính quyền Ả Rập Vùng Vịnh như sau: 'Qúi vị tưởng rằng tôi muốn đưa đứa con trai tuổi vị thành niên của tôi đi chết ở Kưwait hay sao? Chúng tôi có những tên nô lệ da trắng của ḿnh ở Hoa Kỳ làm điều đó rồi'" (NWO trang 23-24)

"Gorbachev kêu gọi Trật tự Thế Giới Mới: Ngỏ lời trong Những Buổi Nói Chuyện Về Hoà B́nh Ở Trung Đông vào ngày 30 tháng 10 năm 1991 ở Ma-Ní, Gorbachev phát biểu: Chúng ta đang bắt đầu thấy sự hỗ trợ thiết thực. Và đấy là một dấu hiệu hết sức quan hệ về chiều hướng tiến đến một kỷ nguyên mới, một thời đại mới... Chúng ta thấy, cả nơi cộng đồng của chúng ta cũng như ở bất cứ nơi nào khác... những bóng ma suy tư cổ hủ... Khi nào chúng ta giải tỏa ḿnh cho khỏi sự hiện diện của chúng, chúng ta mới có thể dễ dàng hơn trong việc tiến đến một trật tự thế giới mới... dựa trên những cơ cấu liên hệ của Liên Hiệp Quốc'" (NWO trang 26)