-3-
Điềm Trời 2
về Ngày Tận Thế:
Hiện Tượng
Rạng Đông Cứu Rỗi
Hiện tượng thế giới hấp hối là "điềm
trời" thứ nhất báo hiệu thời điểm
tận thế đang xẩy ra trên đây không phải đột
nhiên mà phát xuất.
Theo lịch sử, nó là hậu
quả của một cơn bệnh tâm linh của con
người đă được kéo dài từ thế
kỷ 18 ở Âu Châu, một thời điểm được
mệnh danh là thời Minh Tri (Enlightenment), thời chủ
trương lư trí thay cho mạc khải thần linh, như
ở Anh có Nhóm Thần Gia (Deists) và nhóm duy nghiệm
(Empiricism) môn đệ của Locke, cũng là thời
chủ trương kiến thức có thể giải
quyết các vấn đề xấu xa trong xă hội,
như ở Pháp có Nhóm Bách Khoa Gia (Encyclopedists).
Trào lưu tư tưởng Minh
Tri không phải là không ảnh hưởng đến
một số con cái của Giáo Hội Công Giáo. Chẳng
hạn như Georg Hermes (1775-1831), giáo sư thần học
ở Bonn chủ trương duy lư, cho Tín Điều có
thể chứng minh bằng luận lư triết học, và
linh mục Gunther (chết năm 1861) ở Áo, cũng
chủ trương duy lư, cho lư trí có thể hiểu được
mầu nhiệm Đức Tin' hay triết gia Baader
(chết năm 1841), giáo sư đại học ở
Munich, chủ trương thông thần học, cho những
ǵ liên quan đến Đức Tin và tín điều chỉ
có một giá trị chủ quan.
Bước sang thế kỷ 19,
cơn bệnh có tính cách khủng hoảng về tâm linh này đă
biến chứng hết sức trầm trọng, khi con
người, qua những nhân vật triết gia tiêu
biểu của ḿnh, như Mainlander (1841-1876) ở Đức,
Nietzsche (1844-1900) người Prussian, Sartre (1905-1980) ở
Pháp, bắt đầu chính thức tuyên bố "Thiên Chúa
đă chết" (God is dead).
Ngọn gió nồng nặc mùi vô
thần này đă thổi lên, làm phát sinh trong thành phần con
cái của Giáo Hội Trào Lưu Tân Tiến (modernism),
một Trào Lưu, chẳng những hùa theo Phong Trào Giải
Phóng (liberalism) từ thế kỷ 18 và Duy Lư (rationalism)
từ thế kỷ 19, trong việc bung ḿnh ra khỏi
mọi ràng buộc g̣ bó tự do của con người, và
xét lại tất cả những ǵ liên quan đến Đức
Tin, mà c̣n, theo Đức Piô X trong thông điệp
"Pascendi Dominici Gregis", "là một tổng hợp
của tất cả mọi lạc thuyết" (PDG
số 39), "gây nguy hiểm hầu như đến
tận các đường mạch cũng như con tim
của Giáo Hội" (PDG số 3). Để rồi,
cuối cùng tại Mỹ đă xuất hiện phong trào
Thần Học Cấp Tiến (Radical Theology) vào thập
niên 1960, với Altizer và Hamilton, chủ trương loan báo
tin mừng về "cái chết của Thiên Chúa" (death
of God).
Tâm linh của con người
từ thời Minh Tri này đă được Mẹ Giáo
Hội phản ứng qua các văn kiện hợp thời
của ḿnh. Đức Gregory XVI (1831-1846) đă ban hành vào
ngày 15-8-1832 thông điệp "Mirari Vos" nói về Phong
Trào Giải Phóng (Liberalism) và Khuynh Hường Buông Lỏng
(Indifferentism). Đức Piô IX (1846-1878), vị giáo hoàng
dẫn dắt Giáo Hội lâu nhất trong các giáo triều
kể từ sau thánh Phêrô, vào ngày 9-11-1946, đă ban hành
bức thông điệp đầu tiên của ngài là "Qui
Pluribus" nói đến vấn đề Đức Tin và
Đạo Giáo, và ngày 8-12-1864, ngài c̣n ban hành thông điệp
"Quanta Cura" để lên án 80 lập luận sai
lạc của thời đại.
T́nh h́nh lúc ấy khẩn
trương đến nỗi, Công Đồng Chung Vaticanô
I đă phải được gấp rút triệu tập
trong ṿng hơn một năm, từ khi Đức Piô IX ra tông
chiếu "Aeterni Patris Unigenitus" là ngày 29-6-1868, và
chưa đầy một năm, từ ngày khai mạc
8-12-1869, đă bị hoăn vô thời hạn sau phiên họp 89
ngày 1-9-1870. Tuy nhiên, Công Đồng Chung Vatican I cũng đă
kịp thời phản ứng trước những
tấn công hỏa mù của kẻ gieo cỏ lùng vực vào
ruộng của ḿnh. Qua hiến chế "Dei Filius"
thuộc lược đồ "De Fide Catholica" được
chấp thuận ngày 24-4-1870, Công Đồng đă lên án các
chủ thuyết sai lạc, như duy lư, duy nghiệm, duy
vật, phiếm thần v.v. Đặc biệt là qua
hiến chế "Pastor Aeternus" thuộc lược đồ
"De Ecclesia Christi" được chấp thuận
ngày 13-7-1870, Công Đồng đă tuyên nhận quyền
tối thượng của Đức Giáo Hoàng và công
bố Đặc Ân Vô Ngộ của ngài. Sau khi tín điều
vô cùng quan trọng và khẩn thiết này được
công bố được một ngày, có 57 nghị phụ
(trong số 774 vị từ đầu) đă xin rút lui
khỏi Công Đồng!
Chưa hết, đến thời
Đức Lêô XIII (1878-1903), vị giáo hoàng ban hành nhiều
thông điệp nhất (86 bức), mà thông điệp đầu
tiên của ngài được ban hành vào ngày 21-4-1878 mang
tựa đề "Inscrutabili Dei Consilio" nói về
những sự dữ của xă hội, bức thứ hai
cùng năm, vào ngày 28-12-1878, là "Quod Apostolici Muneris" nói đến
xă hội chủ nghĩa, và vào ngày 20-4-1884, ngài c̣n ban hành
hẳn một thông điệp "Humanum Genus" nói đến
hội kín Tam Điểm.
Tiếp theo là Thánh Giáo Hoàng Piô X
(1903-1914), vào ngày 3-7-1907, ngài đă phê chuẩn cho ban hành
sắc lệnh "Lamentabili" của Bộ Thánh Vụ để
bác bỏ 65 luận đề sai lầm của Tân Tiến
Thuyết, ngày 8-9-1907, ch́nh ngài c̣n ban hành bức thông điệp
"Pascendi Domini Gregis" nói đến những giáo điều
của Tân Tiến Thuyết, và ngày 1-9-1910, ngài lại ra
tự sắc "Sacrorum Antistitum" truyền cho các đại
chủng sinh trước khi lănh chức phụ phó tế,
cũng như các vị linh mục trước khi giảng
dạy trong đại chủng viện hay coi xứ, phải
tuyên thệ chống lại Tân Tiến Thuyết.
Nếu "Thiên Chúa là ánh sáng"
(1Gn 1:5) và "Lời đă hoá thành nhục thể" (Gn
1:14) là "ánh sáng chiếu trong tăm tối" (Gn 1:5),
"là ánh sáng thế gian (mà) ai theo Ta sẽ không đi trong
tăm tối" (Gn 8:12), th́ không phải hay sao, con
người, trước khi lâm vào t́nh trạng hấp
hối như ở vào t́nh trạng cuối thế kỷ
20 này, đă bị bao trùm bởi một "bóng tối
tử thần" (Lc 1:79), khi họ bắt đầu
nẩy ra tư tưởng "Thiên Chúa đă chết"
và ngang nhiên loan tin mừng về "cái chết của Thiên
Chúa"?!?
Thế mà, Ánh Sáng Rạng Đông hy
vọng của một Ngày Cứu Rỗi đă loé lên ngay
trong lúc bóng tối diệt vong chập chùng này đang ám
ảnh thế giới. Ánh Sáng Rạng Đông này là ǵ?
Nếu không phải là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội
của Mẹ Maria, Đấng mà, trong đoạn kết
của bức thông điệp nói đến các giáo điều
của Tân Tiến Thuyết, Thánh Giáo Hoàng Piô X đă tuyên
xưng "Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng
phá hủy tất cả mọi lạc thuyết" (PDG
số 57)
Thật vậy, theo lịch sử
Giáo Hội, măi đến thế kỷ 19 sau Chúa Cứu
Thế Giáng Sinh, kỷ nguyên Maria mới thật sự chính
thức đươc mở màn, qua những lần
hiện ra từ trời của chính Thiên Chúa Thánh Mẫu.
Tại sao vậy, tại sao sau cả 19 thế kỷ
mới đến Kỷ Nguyên Maria? Phải chăng v́ đă
đến thời điểm chính Mẹ phải đến
để dọn đường cho Con Mẹ tái giáng
lần thứ hai, như Người cũng đă nhờ
Mẹ và qua Mẹ mà đến thế gian lần thứ
nhất. Thánh Louis Monfort (1673-1716), trong cuốn Thành Thực
Sùng Kính Mẹ Maria của ngài, đă quả quyết như
thế:
"Nhờ Mẹ Maria mà công
cuộc cứu chuộc thế gian được bắt đầu
th́ cũng nhờ Mẹ Maria mà được hoàn thành"
(TDTM số 49).
"Mẹ Maria là đường
nhờ đó Chúa Giêsu đến với chúng ta lần
thứ nhất, Mẹ cũng sẽ là đường
nhờ đó, cho dù không cùng một cách thức,
Người đến lần thứ hai" (TDTM số
50.4)
Như thế, việc Mẹ Maria xuất
hiện, theo ư nghĩa thần linh là dọn đường
cho Con Mẹ tái giáng, và trong thời điểm lịch
sử đang ở trong cơn hôn mê tăm tối diệt
vong, th́ chẳng khác ǵ như "Rạng Đông hy vọng
và cứu rỗi cho thế giới" (VDM trang 1759), để
chiếu toả ánh sáng của "Mặt Trời Công
Chính" (Mal 3:20' CP trang 130) là Chúa Kitô sẽ đến ngay
sau đó. Chính v́ thế, Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên
Tội của Mẹ Maria, đặc điểm nổi
bật nhất của Mẹ, đặc điểm làm
Mẹ khác biệt và trổi vượt trên cả loài
người tội lỗi (x. Rm 5:12) và tạo vật
hư vong (x. Rm 8:20), cũng là Ánh Sáng toả ra từ
Mặt Trời Công Chính Giêsu, đă mở màn cho Kỷ Nguyên
Maria.
Sở dĩ gọi Đặc Ân
Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria là Ánh Sáng của
Rạng Đông Maria cũng là Ánh Sáng tỏa ra từ
Mặt Trời Công Chính Giêsu là v́, theo giáo lư của Giáo
Hội Công Giáo, Mẹ Maria nhờ Đặc Ân Vô Nhiễm
Nguyên Tội mà được hưởng trước Ơn
Cứu Chuộc của Thiên Chúa nơi Con của Mẹ. Nói
cách khác, Ơn Cứu Độ hay Ngày Cứu Độ
của Thiên Chúa, như "sự sống sáng soi con
người" (Gn 1:4) đây, được tỏa ra qua
Mẹ Maria trước hết, rồi nhờ Mẹ và qua
Mẹ mới "chiếu soi những ai ngồi trong bóng
tối" (Lc 1:79).
Mẹ đă bắt đầu hé
mở cho con người biết Đặc Ân Vô Nhiễm
Nguyên Tội của Mẹ từ đầu thế kỷ
19, khi Mẹ hiện ra ở Paris nước Pháp với
chị thánh Catarina Labuarê năm 1830, truyền cho chị
phổ biến một mẫu ảnh có đính kèm lời
cầu: "Ôi Maria đầu thai vô nhiễm nguyên tội,
xin cầu cho chúng con là kẻ tội lỗi chạy đến
cùng Mẹ" (TWSC trang 19). Chi tiết về lời
cầu trên đây của biến cố Mẹ Maria hiện
ra ở Paris, theo lịch sử ghi nhận (x. Th. trang 182), đă
ảnh hưởng không ít đến tiến tŕnh h́nh thành
giáo lư Vô Nhiễm Nguyên Tội, để sau cùng giáo lư này đă
được Đức Piô IX tuyên bố thành tín điều
ngày 8-12-1854 qua trọng sắc "Ineffabilis Deus", c̣n được
chính Mẹ Maria xác nhận vào lần Mẹ hiện ra
với chị thánh Bernadette ở Lộ-Đức
nước Pháp ngày 25-3-1858 khi Mẹ tự xưng ḿnh:
"Ta là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm" (THAL
trang 88).
Ánh Sáng Rạng Đông Cứu Độ
là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria này đă
chiếu vào thế giới hôn mê tăm tối như
thế, song vẫn không làm cho con người "vốn
yêu tối tăm hơn ánh sáng" (Gn 3:19) tỉnh dậy. Để
rồi, bước sang thế kỷ 20, con người
trở thành "kẻ mù dắt kẻ mù sẽ đâm đầu
xuống hố" (Mt 15:14), đó là thảm trạng
diệt vong.
Thật vậy, thảm trạng
diệt vong phát sinh từ t́nh trạng mù loà của con
người này đă không xẩy ra là ǵ, qua việc con
người cứ tàn sát lẫn nhau, thảm thương
và khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử loài
người kể từ khi tạo thành vũ trụ? Không
phải hay sao, thế kỷ 20 là một thế kỷ
của hận thù và tàn sát lẫn nhau, bằng các cuộc đánh
nhau và diệt chủng.
Về các cuộc đánh nhau, có hai
cuộc Đại Chiến và có các cuộc Chiến Tranh
như sau. Đại Chiến I (1914-1918) sát hại gần
9 triệu mạng sống con người. Đại
Chiến II (1939-1945) sát hại 36 triệu mạng sống
con người. Sau hai Thế Chiến như hai trận động
đất lớn này, cho tới cuối năm 1992, c̣n có ít
nhất 149 cuộc chiến tranh như những cơn
hậu chấn động xẩy ra ở nhiều nơi
trên thế giới, làm thiệt hại trên 23 triệu sinh
mạng. Trong sứ điệp phát biểu vào ngày 8-5-1995,
ngày kỷ niệm đúng 50 năm kết thúc Thế
Chiến II, Đức Gioan-Phaolô II đă nêu lên những
nhận định như sau:
"Là những Kitô hữu, chúng ta
cảm thấy đau ḷng khi nghĩ rằng 'những
cảnh rùng rợn của cuộc chiến này (Thế
Chiến II) đă xẩy ra ở một lục địa
có thể nói là đă góp công vào việc làm nẩy nở
văn hoá và văn minh - lục địa đă tồn
tại rất lâu dài trong ánh sáng của Phúc Âm và của Giáo
Hội'" (TPS 11-12/1995 trang 386).
"Sau năm 1945, bất hạnh
thay chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Bạo
lực, khủng bố và những cuộc tấn công được
vơ trang vẫn tiếp tục làm đen tối những
thập niên cuối này" (TPS 11-12/1995 trang 388)
Chiến Tranh Trung Đông giữa
khối Ả Rập và dân Do Thái vào những năm 1948-1949,
10/1956, 5/6-10/6/1967 (75 ngàn tuyệt mạng), và 6/10/1973 kéo dài
dai dẳng đến 1975, thậm chí t́nh h́nh vẫn c̣n
căng thẳng tới nay. Chiến Tranh Chủ Nghĩa có
thể kể đến hai cuộc chiến đáng tiêu
biểu, đó là Chiến Tranh Đại Hàn sát hại
cả triệu sinh mạng, trong đó có 33.729 mạng
người Mỹ' và Chiến Tranh Việt Nam (1960-1975)
cũng giữa hai miền Nam và miền Bắc, sát hại
trên 1 triệu mạng lính, 2 triệu mạng dân và 58.132
mạng người Mỹ. Chiến Tranh Chia Đất
giữa Nigeria và Biafra (6/1967-1/1970) sát hại 2 triệu sinh
mạng' Chiến Tranh Lănh Địa (9-1980) giữa Iraq và
Iran sát hại 500 ngàn sinh mạng' Chiến Tranh Vùng Vịnh
(2/8/1990-27/2/1991) giữa Iraq là nước ngang nhiên xâm
lăng Kuwatt đă bị lực lượng đồng
minh Liên Hiệp Quốc can thiệp, với 32 nước
góp quân và 12 nước góp phần, kết quả đă gây
thiệt mạng từ 25 ngàn đến 100 ngàn người
Iraq và 200 lính đồng minh tham chiến. Chiến Tranh
Chủng Tộc ở Bosnia từ 22/3/1992, nguyên năm 1992
có 145 ngàn người thiệt mạng' để bảo đảm
cho ḥa ước Dayton ở Ohio được ba phe kư
kết vào ngày 21-11-1995, 60 ngàn quân NATO (20 ngàn của Mỹ)
vẫn phải trực tiếp can thiệp vào cuộc
nội chiến này từ ngày 4/12/1995. Chiến Tranh Chính
Thể ở khắp lục địa Phi Châu, từ đầu
thập niên 1990, đă làm cho hội đồng 220 nghị
phụ của 53 nước Phi Châu họp tại Rôma ngày
10/4 đến 5/8/1994 phải lên tiếng trong một
văn kiện dài 15 trang như sau:
"Tiếng kêu của dân Rwanda,
Sudan, Angola, Liberia, Sierra Leone, Somalia và những phần đất
Trung Phi đă xâu xé tâm can chúng tôi. Lục địa đang
bùng nổ và loang máu ở nhiều nơi" (CWR 6/1994,
trang 6)
Về diệt chủng, năm
1915, có 1 triệu rưỡi người Armenian bị
thảm sát ở Thổ Nhĩ Kỳ' năm 1933, có 6
triệu người Ukrainian bị thảm sát v́ đói
ở Liên bang Sô Viết dưới thời Stalin' năm
1945, có 6 triệu người Do Thái bị thảm sát trong
các trại tập trung của Đức dưới
thời Hitler, cũng trong cùng năm 1945, có 2 triệu
người Việt Nam bị chết thảm v́ đói
trong giai đoạn quân phiệt của Nhật, và có trên
150 ngàn mạng người Nhật bị thảm sát v́ hai
quả bom nguyên tử của Mỹ' giai đoạn từ
1945-1961 có 30 triệu người Trung Hoa bị thảm sát
vào thời và dưới thời Mao Trạch Đông, riêng
cuộc Cách Mạng Văn Hoá (1967) cũng trong thời
họ Mao đă có 500 ngàn sinh mạng hy sinh' giai đoạn
từ năm 1975 đến 1979, có trên 1 triệu
người Cambốt bị Khờ-Me đỏ thảm
sát dưới thời Polpot' hiện nay, trên toàn thế
giới, hằng năm có hơn 60 triệu mạng thai nhi
vô tội không thể tự vệ bị chính thai mẫu
thảm sát v́ quyền "pro-choice" hợp pháp của
họ v.v.
Chứng kiến một thế
giới đang "ngồi trong tối tăm" (Lc 1:79) đầy
những hận thù và tàn sát nhau như thế, vào ngày
9-1-1995, trong bài ngỏ lời với các phái đoàn
ngoại giao của Toà Thánh, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă
phải kêu lên:
"Than ôi, vẫn c̣n quá nhiều
tiếng kêu tuyệt vọng và khổ đau vọng lên
từ thế giới hôm nay, những tiếng kêu của
những người anh chị em của chúng ta trong nhân loại,
bị nghiền nát bởi chiến tranh, bất công,
thất nghiệp, bần cùng và cô đơn" (TSP 5-6/95,
tr 154)
Thế giới càng lâm vào t́nh
trạng nguy tử như thế, Mẹ Maria càng phải có
biện pháp cứu rỗi hữu hiệu và cấp
thời hơn. Vào đầu thế kỷ 20, Mẹ
lại đích thân hiện ra, lần này tại Fatima
nước Bồ Đào Nha năm 1917, thời điểm
mà thế giới đang điên cuồng chém giết
lẫn nhau trong trận Đại Chiến thứ
nhất. Nếu mở màn cho Kỷ Nguyên Maria từ đầu
thế kỷ 19, Mẹ Maria đă chiếu Ánh Sáng Cứu Độ
phát xuất từ Mặt Trời Công Chính Giêsu, đó là Đặc
Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ vào thế giới đang
"ở trong bóng tối sự chết" thế nào, th́
lần này, Mẹ đă dứt khoát vạch cho con
người thấy Dự Án Fatima có tính cách cứu độ
cấp thời, khi trực tiếp và tích cực nhúng tay vào
lịch sử thế giới, qua trung gian của Giáo
Hội Công Giáo.
Thật vậy, Dự Án Fatima có
tính cách cứu độ cấp thời này, theo như
Mẹ cho chung 3 Thiếu Nhi Fatima biết vào ngày 13-7-1917 và
cho riêng chị Lucia biết vào ngày 13-6-1929, đó là:
"Thiên Chúa muốn thiết
lập trên thế giới ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ" "Đă đến lúc Thiên Chúa xin
Đức Thánh Cha hiệp với tất cả các giám
mục trên thế giới để hiến dâng
Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, th́
Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này"
(FILOW trang 162 và 200)
Phải, trong thời điểm
khẩn trương này, Dự Án Fatima có tính cách cứu
rỗi cấp thời, về phía Thiên Chúa, chính là Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, và về phía con người, đó
là tôn sùng Trái Tim Mẹ, một Trái Tim mà lần đầu
tiên Mẹ đă tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima thấy vào ngày
13-6-1917 và nói với riêng Lucia rằng:
"Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa
con đến với Thiên Chúa" (FILOW trang 161).
Thế nhưng, nếu con
người chấp nhận Dự Án Fatima có tính cách
cứu rỗi cấp thời này của Thiên Chúa là tôn sùng
Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, th́ những ǵ sẽ
xẩy ra cho riêng mỗi người cũng như cho chung
thế giới? Cũng trong phần 2 của Bí Mật
Fatima được Mẹ Maria tỏ cho 3 Thiếu Nhi
Fatima biết vào ngày 13-7-1917 trên đây, Người đă khẳng
định mục tiêu của Dự Án Fatima có tính cách
cứu rỗi này là:
"Nếu điều Mẹ nói
với các con được thực hiện (về ư
của Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim
Mẹ), nhiều linh hồn sẽ được cứu
rỗi và sẽ có hoà b́nh" (FILOW trang 162).
Qua Bí Mật Fatima phần thứ
hai này, theo tiến tŕnh của Kỷ Nguyên Maria, th́ Ngày
Cứu Độ đă gần đến. Bởi v́, Ánh
Sáng Cứu Độ là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên
Tội của Mẹ Maria phát xuất từ Mặt
Trời Công Chính Giêsu đă lên cao, khi Đặc Ân này, sau khi
được loé lên trên bầu trời thế giới
tối tăm từ thế kỷ 19, sang thế kỷ 20
lại được gắn liền với Trái Tim
Mẹ.
Thật vậy, Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ Maria mà Thiên Chúa ngỏ ư muốn
thiết lập trên thế giới đây là ǵ, nếu không
phải là một Trái Tim Đầy Ơn Phúc của Đấng
đă tự xưng ḿnh vào ngày 13-10-1917 tại Fatima:
"Ta là Đức Mẹ Mân Côi" (FILOW trang 168).
Mẹ là Đức Mẹ Mân Côi
tức Mẹ là Mẹ của Mầu Nhiệm Cứu
Chuộc hay là Mẹ của Ơn Cứu Độ
trần gian cũng thế. Do đó, vào ngày 13-7-1917, chính
Mẹ đă kêu gọi loài người là:
"Hăy tiếp tục lần
hạt Mân Côi để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi... v́
chỉ một ḿnh Người mới có thể cứu giúp
các con" (FILOW trang 161)
Như thế, nếu Rạng Đông
Maria đă hiện nguyên h́nh dạng là Đấng Trung Gian Đồng
Công Đầy Ơn Phúc đích thực của ḿnh trong
thế kỷ 20 này th́ thời điểm tận thế
cho cuộc giáng lâm vinh hiển của Chúa Kitô phải
chăng thật sự đă đến? Tại Đền
Thánh Đức Mẹ Alborada ở Guayaquil ngày 31-1-1985, Đức
Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă nói về Mẹ như sau:
"Mẹ Maria là ánh sáng loan báo việc
gần đến của Mặt Trời sắp lên là Chúa
Kitô. Ở đâu có Mẹ Maria sẽ sớm xuất
hiện Chúa Giêsu" (Soul Mar-Apr 1994, trang 6)
Nhận biết về Mẹ Maria
như thế, qua thông điệp "Redemptoris Mater"
(Mẹ Đấng Cứu Thế) được viết
trong Năm Thánh Mẫu 1986-1987 và được ban hành ngày
25-3-1987, Đức Gioan-Phaolô II lại càng tiến sâu vào Điềm
Lạ Maria với những nhận thức như sau:
"Thật vậy, cho dù không
thể thiết định thời điểm chính xác
về ngày sinh nhật của Mẹ Maria, Giáo Hội
cũng luôn luôn nhận thức rằng Mẹ Maria đă
xuất hiện trước Chúa Kitô nơi chân trời
lịch sử cứu độ. Đó là sự kiện mà
khi 'thời gian viên trọn' thực sự gần đến,
tức mùa vọng cứu rỗi của Thiên Chúa Ờ Cùng
Chúng Ta, th́ Mẹ là Đấng từ đời đời
được tiền định làm Mẹ của
Người đă hiện hữu trên trái đất này
rồi. Sự kiện mà Mẹ 'tới trước' khi
Chúa Kitô đến hằng năm được phản
ảnh nơi phụng vụ của Mùa Vọng. Bởi
vậy, nếu so sánh ḷng trông đợi Đấng
Cứu Thế theo lịch sử quá khứ với
những năm đưa chúng ta tới gần cuối
thiên niên thứ hai sau Chúa Kitô hơn và tới đầu thiên
niên thứ ba, th́ nó có thể hoàn toàn hiểu được
rằng, ở vào giai đoạn hiện nay, chúng ta
muốn đặc biệt quay về với Mẹ là Đấng,
trong 'đêm tối' của Mùa Vọng đợi trông,
bắt đầu chiếu sáng như một 'Sao Mai' (Stella
Matutina). Bởi v́, giống như ngôi sao này, cùng với
'rạng đông' xuất hiện trước mặt
trời mọc, cũng thế, Mẹ Maria, từ thời điểm
Mẹ Đầu Thai Vô Nhiễm Tội, đă xuất
hiện trước khi Chúa Kitô đến, trước khi
'Mặt Trời Công Chính' mọc lên trên lịch sử
của loài người... Thế nên, có đủ lư do cho
Kitô hữu chúng ta, ở vào cuối thiên niên này, khi nhận
biết rằng dự án quan pḥng của Ba Ngôi Chí Thánh là
thực tại trọng yếu của Mạc Khải và
của đức tin, cảm thấy cần phải
nhấn mạnh đến sự hiện diện chuyên
nhất của Mẹ Chúa Kitô trong lịch sử, nhất
là trong những năm cuối cùng đang dẫn đến
năm 2000 này" (số 3)
Những lời rơ ràng (xin chú ư đến
những chữ được cố ư in đậm lên
ở đây) của vị lănh đạo Giáo Hội Công
Giáo này, vô t́nh hay hữu ư, một lần nữa, có nghĩa
là ǵ: "ở vào giai đoạn hiện nay, chúng ta
muốn đặc biệt quay về với Mẹ là Đấng,
trong 'đêm tối' của Mùa Vọng đợi trông,
bắt đầu chiếu sáng như một 'Sao Mai' (Stella
Matutina)"?
Phải chăng ư huớng
những lời của vị lănh đạo tối cao này
cũng trùng hợp với những lời tiết lộ
của chị Lucia về t́nh h́nh cùng tận của thế
giới? Lucia là một trong 3 Thiếu Nhi Fatima c̣n sống
sót đến ngày nay, vị nữ tu mà vào ngày 2-1-1944 đă được
Mẹ Maria cho biết đă đến lúc viết nốt
phần chót của Bí Mật Fatima. Phần bí mật này đă
đến tay Ṭa Thánh ngày 16-4-1957, và là phần bí mật, theo
chị Lucia cho biết, chỉ được công bố
vào năm 1960, v́ đến lúc đó nó mới có thể được
sáng tỏ hơn?
Theo lịch sử thế giới
nói chung và Giáo Hội nói riêng th́ kể từ thập niên
1960, loài người tiến một bước văn minh
lạ lùng hầu như không thể kiểm soát và kiềm
chế được, trong khi đó, về mặt luân
thường đạo lư, xă hội trần gian đồng
loạt trở nên băng hoại hơn bao giờ hết,
càng ngày càng đắm ch́m vào vực thẳm diệt vong
không thể nào tự nhiên cứu văn được
nữa. Vào tháng 10 năm 1962, cả thế giới đă
không nín thở là ǵ kinh hoàng hoảng hốt
trước hiểm họa Thế Chiến III sắp
sửa xẩy ra là ǵ, khi thấy siêu cường Nga đă
dàn trận nguyên tử ở vịnh Cuba nhắm vào siêu
cường Mỹ quốc. Trong khi đó, Giáo Hội Công
Giáo là "ánh sáng muôn dân", bấy giờ, chính ḿnh
lại đang ở trong một t́nh trạng vừa bị
nội công (cấp tiến) ào ạt xô lấn lại
bị ngoại kích (tục hoá) loạn cuồng lôi đi, đến
nỗi, nếu không có ngọn gió Thánh Linh thổi qua Công Đồng
Chung Vaticanô II (1962-1965) th́ không biết số phận
của riêng Giáo Hội và của chung thế giới có c̣n đến
ngày hôm nay hay không!?!
Trong "Thông Điệp T́nh Yêu
Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ", Chúa Giêsu đă bóng
bẩy diễn tả t́nh h́nh Giáo Hội lúc ấy cũng
như đă đề cập đến biến cố
Công Đồng này cho nữ sứ giả giáo dân Maguerite
của Người thấy như sau:
"Con thấy ngọn lửa
nhỏ đó chứ? (Ngọn lửa của cây đèn mà
nữ sứ giả đang nh́n sắp sửa tất
lịm). Đó là Giáo Hội. Có phải nó đang lim tắt
chăng? Nó vật vờ, tiến đến cực độ
của sự sống. Thế nhưng, con có thấy không,
hiện nay hơi thở Thần Linh làm cho ngọn lửa
nhỏ đó hồi sinh. Nó sẽ không bị tắt ngúm. Nó
sẽ bùng lên và sáng soi mọi dân tộc. Đừng sợ
đứa con nhỏ của Cha à: Cha vẫn c̣n ở đó
mà, và Giáo Hội của Cha sẽ không bị nguy tử đâu...
Dần dần nó đang phục hồi sức mạnh và
nghị lực' nó đang được che khuất cho
khỏi gió" (MML:11-5-1972)
Qua một cuộc nói chuyện
với linh mục Fuentes, chị Lucia, một trong 3
Thiếu Nhi Fatima c̣n sống sót, người được
Mẹ Maria tỏ cho biết là "Chúa Giêsu muốn dùng con để
làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến.
Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới" (FILOW
trang 161), đă thật thà tâm sự với ngài như
sau:
"Rất Thánh Trinh Nữ đă
cho con hiểu rằng chúng ta đang sống trong những
lúc cuối cùng của thế giới. Người bảo
con rằng ma qủi đang tổ chức tiến hành
một trận chiến quyết liệt với Thánh Trinh
Nữ, và cũng là một trận chiến dứt khoát
cuối cùng để phân chia thắng bại cho cả đôi
bên. Bởi thế, từ giờ trở đi, chúng ta
phải chọn lựa theo bên nào. Hoặc chúng ta về bên
Thiên Chúa hay chúng ta về phiá qủi ma. Ngoài ra không c̣n cách nào
khác nữa" (WTAF cuốn 3, trang 746)
Tuy nhiên, vào ngày 22-3-1967, tại trung
tâm hành hương Bannuex nước Bỉ, Mẹ Maria
lại trấn an và cam đoan với nữ giáo dân Maguerite,
vị sứ giả của "Thông Điệp T́nh Yêu Nhân
Hậu gửi Các Hồn Nhỏ" của Con Mẹ trong
"Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu gửi Các
Hồn Nhỏ" như sau:
"Mẹ sẽ thiết lập
Triều Đại của Con Mẹ khắp thế
giới. Mẹ sẽ cứu các dân tộc. Mẹ sẽ
cải hối các tội nhân" (MML:22-3-1967)
Sự kiện Mẹ Maria hiện
ra trong thế kỷ 19, ở Balê năm 1830, ở La Salette
năm 1846 và ở Lộ Đức năm 1858, nhất là
ở Fatima năm 1917 thế kỷ 20 đă là tiến tŕnh để
Mẹ có thể "thiết lập Triều Đại
Con Mẹ khắp thế giới". Giáo Hội tỏ ra
hưởng ứng việc Mẹ thiết lập này.
Trước hết qua việc Đức Lêô XIII hiến
dâng toàn thể thế giới lần đầu tiên cho
Thánh Tâm Chúa Giêsu ngay đầu thế kỷ 20, "vào
Năm Thánh 1900" (x. QP trang 19). Sau nữa, qua việc Đức
Piô XI ban hành thông điệp "Quas Primas" ngày 11-12-1925 để
thiết lập Lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối
Tháng Mân Côi hằng năm và buộc hằng năm phải
lập lại việc hiến dâng tất cả loài
người cho Thánh Tâm Chúa vào ngày lễ này. "Triều Đại
của Con Mẹ" cũng c̣n được nhận
biết qua những lần Giáo Hội hiến dâng loài
người cho chính Trái Tim Mẹ, vào ngày 31-10-1942 và 7-7-1952
(do Đức Piô XII), 13-5-1982 và 25-3-1984 (do Đức
Gioan-Phaolô II).
Chính v́ thế, trong "Thông Điệp
T́nh Yêu Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ", Chúa Giêsu Vua
đă trấn an toàn thể triều thần của
Người như sau:
"Hăy lắng nghe tiếng
rống của con mănh thú, và hơi thở tàn phá của nó
thổi trên thế giới đang bị lụy phục
nanh vuốt của nó. Thế nhưng, qua cơn băo tố đe
dọa này, con không cảm thấy có một cuộc canh tân đang
phát hiện hay sao?" (MML:22-7-1968)