-4-

Điềm Trời 3 về Ngày Tận Thế:

Sự Kiện Giáo Hội Canh Tân  

 

            Tại sao hiện tượng Giáo Hội canh tân lại được kể là một trong ba điềm trời báo hiệu cho ngày tận thế? Phải chăng, v́ Giáo Hội là hiền thê cần phải sửa soạn để càng ngày càng nên đúng như Chúa Kitô muốn, mà mức độ tột đỉnh "nên đúng như Chúa Kitô muốn" này là Giáo Hội phải làm sao nên giống như Chúa Kitô là, nhờ đó, qua h́nh ảnh đích thực của Giáo Hội, thế giới mới có thể nhận biết Chúa Kitô, "Đấng Cứu Tinh Nhân Thế", để rồi được Giáo Hội dẫn đến nghênh đón vị hôn phu của ḿnh là Chúa Kitô tái giáng!

Trước hết, Giáo Hội canh tân là để càng ngày càng nên đúng như Chúa Kitô muốn. Thật ra, theo tinh thần gắn bó với Đấng ở cùng ḿnh "cho đến tận thế" (Mt 28:20), lúc nào Giáo Hội cũng như một trinh nữ khôn ngoan tỉnh thức để nghênh đón vị hôn phu chí ái của ḿnh. Tuy nhiên, v́ Giáo Hội là một thực thể vừa vô h́nh vừa hữu h́nh trong thế giới nhân sinh, như "một thành tŕ ở trên núi không thể bị che khuất" (Mt 5:14), mà Giáo Hội phải luôn luôn ở trong một vị thế vừa linh thiêng cao cả ("ở trên núi") lại vừa tầm mắt mọi người ("không thể bị che khuất"), nhờ đó, Giáo Hội "là ánh sáng thế gian" (Mt 5:14) mới có thể "chiếu sáng trước con người" (Mt 5:16), để làm cho thế gian nhận biết Đấng đă sai ḿnh là Chúa Kitô.

 

Đó là ư nghĩa của Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) nói về "Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay", một văn kiện có thể nói là tiêu biểu cho tinh thần của Công Đồng Chung Vaticanô II (1962-1965), một công đồng chung thiên về mục vụ hơn là tuyên tín như 20 công đồng chung trước kia thường làm. Trong tông thư Tiến Đến Thiên Niên Thứ Ba, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, một nghị phụ đă góp phần viết lên hiến chế chính yếu trên đây, nhận định và xác định về Công Đồng Chung Vatican II như thế này:

"Đó là một công đồng giống như những công đồng trước kia song lại rất khác biệt' đó là một công đồng chú trọng đến mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội đồng thời lại cởi mở đối với thế giới. Việc cởi mở này là một đáp ứng phúc âm trước những đổi thay trong một thế giới đang cảm nghiệm thấy những bấn loạn sâu xa của thế kỷ 20, một thế kỷ ghê sợ bởi Thế Chiến I và II, bởi kinh nghiệm về những trại tập trung và những cuộc sát hại kinh hoàng. Tất cả những biến cố này biểu hiện sống động hơn bao giờ hết một thế giới cần được thanh tẩy' nó cần phải được hoán cải. Công Đồng Chung Vaticanô II thường được coi là mở màn cho một kỷ nguyên mới trong cuộc sống của Giáo Hội". (số 17)

"Theo diễn tiến của Công Đồng, thật sự phát xuất từ tấm ḷng ước ao hoàn toàn trung thành với vị tôn sư của ḿnh, Giáo Hội đă tự hỏi ḿnh về cá vị của ḿnh và đă nhận thức một cách mới mẻ về mầu nhiệm của ḿnh là thân thể và là hôn thê của Chúa Kitô. Khiêm tốn lắng nghe lời của Thiên Chúa, Giáo Hội đă tái xác nhận ơn gọi nên thánh phổ quát'  đă soạn ra dự khoản về việc canh tân phụng vụ, nguồn gốc và thượng đỉnh sự sống của Giáo Hội' đă khởi xướng nên việc canh tân về nhiều phương diện trong sinh hoạt của ḿnh ở lănh vực hoàn vũ cũng như tại các Giáo Hội địa phương... Trên căn bản canh tân sâu xa này, Công Đồng tự cởi mở với các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác, với các tín đồ của các tôn giáo khác cũng như với tất cả mọi dân tộc đương thời. Không một Công Đồng nào đă từng nói thật minh nhiên về vấn đề hiệp nhất Kitô giáo, về việc đối thoại với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, về ư nghĩa đặc biệt của cựu ước với dân -ch Diên, về phẩm giá của lương tri mỗi một người, về nguyên tắc tự do tôn giáo, về những truyền thống văn hoá liên quan đến vấn đề Giáo Hội cần phải thực hiện việc truyền giáo, và về những phương tiện truyền thông xă hội" (số 19)

 

Thực tế cũng cho thấy, vào ngày lễ Hiển Linh ngay đầu năm 1964, mà cuối năm này (21-11-1964) Hiến Chế Lumen Gentium, "Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay", được biểu quyết và ban bố, th́ chính Đức Thánh Cha Phaolô VI, vị "than rằng chính Satan đă đột nhập vào Giáo Hội cách nào đó 'để làm tắc nghẽn những hoa trái của Công Đồng Vatican'" (TP trang 480), lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, đă thực hiện 10 cuộc tông du thế giới, khởi đầu từ Thánh Địa. Theo Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đề cập đến trong tông thư "Tiến Đến Thiên Niên Thứ Ba" th́ ư nghĩa và sứ mệnh của các chuyến tông du này ở tại:

"Các cuộc hành tŕnh của giáo hoàng đă trở nên một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện Công Đồng Chung Vaticanô" (số 24)

 

Như thế, hiện tượng Giáo Hội canh tân có hai tác dụng: vừa đối nội lại đối ngoại. Đối nội, Giáo Hội canh tân là Giáo Hội sửa soạn bản thân ḿnh trong việc nghênh đón Chúa Kitô lang quân của ḿnh, Đấng đă tự hiến để thánh hoá Giáo hội (x. Gn 17:19' Êph 5:25-27). Đối ngoại, Giáo Hội canh tân là Giáo Hội làm cho thế gian dễ nhận biết Chúa Kitô hơn, qua dung nhan của Giáo Hội đă được canh tân cho càng nên đúng như ư Chúa Kitô muốn và càng nên giống như Chúa Kitô là, Đấng "đă đến không phải để được phục dịch mà là để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người" (Mt 20:28).

 

Hiện tượng Giáo Hội canh tân để nên đúng như Chúa Kitô muốn, như thực tế cho thấy, đă và đang được thực hiện qua Công Đồng Chung Vaticanô II và từ Công Đồng Chung Vaticanô II đến nay. Thế nhưng, hiện tượng Giáo Hội canh tân để nên giống như Chúa Kitô là phu quân lư tưởng của ḿnh sẽ xẩy ra như thế nào?

 

V́ Giáo Hội đích thực là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, Giáo Hội cũng phải được làm cho nên giống Chúa Kitô mới thật sự chiếu tỏa ánh sáng của Người trên thế giới, nhờ đó thế giới mới nhận biết Đấng sai phái Giáo Hội. Nói như thế có nghĩa là, nếu Chúa Kitô xưa kia, trước khi phục sinh vinh hiển đúng như bản vị thần linh của ḿnh, "đă bị tàn tạ mất hết vẻ người, dung nhan cũng không c̣n" (Is 52:14) thế nào, th́ trước khi trở thành "một tân đô Giêrusalem từ trời xuống nghênh đón phu quân của ḿnh" (KH 21:2), Giáo Hội cũng không thể nào "hơn được chủ" (Gn 15:20) và "hơn được Thày" (Mt 10:24) của ḿnh!

 

Nếu căn cứ theo Sấm Truyền nổi tiếng (xuất bản từ năm 1559), mà người ta cho là của vị thánh tổng giám mục người Ái Nhĩ Lan và gọi ngài là tiên tri Malachy (1095-1148), th́ sẽ có tất cả là 112 vị giáo hoàng, kể từ đời Đức Cêlestinô II (1143-1144). Thật ra, chỉ có Lời Chúa, Thánh Truyền và Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội mới là những ǵ đáng tin và buộc phải chấp nhận mà thôi. Tuy nhiên, người ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi thấy những lời sấm Malachy không phải hoàn toàn là sai trệch cho đến thời 33 ngày của Đức Gioan-Phaolô I  mà lời sấm ám chỉ như là hiện tượng "về nửa vầng trăng" (De Medietate Lunae). Sau đó, cũng theo lời sấm này, c̣n ba đời giáo hoàng nữa thôi, được ám chỉ bởi ba biểu hiệu chưa ứng nghiệm: "De Labore Solis", "Gloria Olivae" và "Petrus Romanus".

 

"Gloria Olivae": nghĩa là "vinh quang của cây Ô-Liu". Phải chăng câu này ám chỉ về giáo triều tột đỉnh vinh quang của Đức Gioan-Phaolô II trước lịch sử thế giới trong một giai đoạn đầy những biến động và đổi thay từ sau Công Đồng Chung Vatican II. Điển h́nh là biến cố Đông Âu xẩy ra vào cuối năm 1989 và khối Cộng Sản Liên bang Sô Viết sụp đổ năm 1991, mà những hoạt động trong phạm vi thuần túy tôn giáo của ngài chẳng khác ǵ cành Ô-Liu ḥa b́nh được chim câu tha về con tầu Noe cứu rỗi (x. KN 8:11). Nhờ đó, như Chúa Giêsu từ trên núi Ô-Liu xuống (x. Lc 19:37) vinh quang tiến vào thành Giêrusalem thế nào, vị lănh đạo tối cao đương thời của Giáo Hội Công Giáo cũng được toàn thể thế giới ngưỡng mộ và ngênh đón như vậy.

 

"De Labore Solis": câu này có hai nghĩa, một là "về cuộc nhật thực", hai là "từ cuộc khổ ải của vầng dương". Nếu sau khi Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành Giêrusalem là giai đoạn Người bắt đầu đi vào cuộc tử nạn vượt qua của Người thế nào, vị lănh đạo của Giáo Hội sau thời "vinh quang của cây Ô-Liu" cũng sẽ là vị lănh đạo đối ngoại th́ chịu "khổ ải" bởi quyền bính thế gian, và đối nội th́ bị lấn át "nhật thực" bởi lực lượng chống đối của thành phần Phản Kitô. Biết đâu vị giáo hoàng áp cuối này sẽ mang danh hiệu Phêrô-Phaolô: Phêrô biểu hiệu cho quyền bính Giáo Hội (đối nội) bị "nhật thực" bởi con cái phản bội, như Chúa Giêsu đối với dân của Người và môn đệ của Người, và Phaolô biểu hiệu cho sứ mệnh Giáo Hội (đối ngoại) bị "khổ ải" bởi thế lực "new world order" do dân ngoại và âm mưu của nhóm Do Thái, như Chúa Giêsu và thánh Phaolô bị Do Thái nộp cho quân Rôma hành quyết.

 

"Petrus Romanus": có nghiă là "Phêrô người Rôma". Về vị lănh đạo sau hết mang cùng danh với vị lănh đạo đầu tiên này, theo Lời Sấm Truyền kết thúc th́:

"Trong cuộc bắt bớ cuối cùng của Hội Thánh Rôma sẽ là triều đại của Phêrô người Rôma, vị sẽ chăn nuôi đàn chiên ḿnh giữa những tai biến' sau đó, thành đô có 7 ngọn đồi sẽ bị phá hủy và có Vị Thẩm Phán đáng sợ sẽ xét xử dân gian" (PM trang 96)

 

Đúng thế, theo Thánh Kinh, ngày tận thế có một liên quan trực tiếp đến số phận của Giáo Hội. Tiên tri Daniel đă được thị kiến cho biết: "khi quyền lực của kẻ phá hoại thuộc dân thánh bị kết liễu th́ tất cả những điều này được chấm dứt" (Dan 12:7). Không phải hay sao, h́nh ảnh đền thánh Giêrusalem mà Chúa Giêsu nói "sẽ không c̣n ḥn đá nào chồng trên ḥn đá nào - tất cả sẽ bị tan nát" (Mt 24:2) tức là "Người thực sự đang nói về đền thờ thân thể của Người" (Gn 2:21)? Thật ra, "không ai có thể lấy mạng Ta (Chúa Kitô)" (Gn.10:18), nhưng thực tế lại cho thấy "Ta tự bỏ mạng sống ḿnh. Ta có quyền thí mạng sống ḿnh" (Gn.10:18). Cũng thế, "cho dù cửa miệng sự chết cũng không thắng nổi" (Mt.16:18) Giáo Hội, nhưng thực tế lại xẩy ra là "khi Con Người đến không biết có c̣n đức tin trên thế gian" (Lc.18:8). Đó mới là lư do chính đáng khiến "Người đă khóc" (Lc.19:41), khóc thương Giáo Hội bạn ḿnh (x.Gn.15:15), như Người đă khóc Lazarô (x.Gn.11:35). Qua Bí Mật La Salette, từ năm 1846 Mẹ Maria đă tiết lộ cho con cái Giáo Hội biết:

"Vị Đại Diện Con Mẹ sẽ chịu nhiều đau khổ, v́ Giáo Hội sẽ chịu đựng bắt bớ lớn lao một thời, thời tối tăm, và Giáo Hội sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng rùng rợn" (LA trang 14)

"Rôma sẽ mất đức tin và sẽ trở nên ngai ṭa của Phản Kitô" (LA trang 18) ... "Giáo Hội sẽ ở trong t́nh trạng bị khuất mờ, thế giới sẽ ở trong t́nh trạng hoảng sợ" (LA trang 19)

 

Theo Bí Mật La Salette, cho dù "Rôma sẽ mất đức tin" đi nữa, song Giáo Hội bất tử như Chúa Kitô phục sinh, v́ tinh thần của Giáo Hội là một "Đức Ái không tàn" (1Cor 13:8). Nếu thánh Phêrô được tiêu biểu cho Đức Tin của Giáo Hội, mà Chúa Giêsu đă nói "sẽ phải chết cách nào" (Gn 21:19), th́ thánh Gioan, "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" (Gn 21:20), biểu hiệu cho Đức Ái của Giáo Hội, Chúa Giêsu cũng đă úp mở "...Thày muốn cho nó ở lại cho đến khi Thày đến..." (Gn 20:22), tức cho tới khi Người trở lại trong vinh quang!

 

Vào ngày 13-10-1884, ngay sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha Lêô XIII được thị kiến thấy rằng, trong ṿng một thế kỷ, lực lượng sự dữ sẽ tấn công Giáo Hội dữ dội, đến nỗi, Giáo Hội chỉ được Thiên Chúa dùng tổng thần Micae cứu vào giây phút cuối cùng mà thôi. Sau đó, trong văn kiện "Motu Proprio" ban hành ngày 25-9-1888, Đức Thánh Cha đă đặt ra kinh cầu khẩn với tổng thần Micae cho Giáo Hội và truyền phải đọc sau các Thánh Lễ thường, tục này được áp dụng từ ngày đó cho tới khi Công Đồng Chung Vaticanô II canh tân phụng vụ. Phần kết thúc của kinh tổng thần Micae này như sau:

"Những kẻ thù xảo quyệt này của loài người đă làm cho Giáo Hội đầy những ung nhọt và rữa nát, một Giáo Hội là Hiền Thê vô t́ tích của Con Chiên' bàn tay tục hoá của chúng đă chạm đến những kho tàng thánh hảo nhất của Giáo Hội. Bởi thế, Ôi Vị Hoàng Vương vô địch, xin hăy mau đến cứu giúp dân của Thiên Chúa chống lại những cuộc xâm nhập của các thần hư vong này và ban chiến thắng cho chúng tôi. Amen" (HTIS trang 86)

 

Phải chăng thị kiến của Đức Lêô XIII về cuộc tấn công của thần dữ muốn tàn phá Giáo Hội và đoạn kinh cầu với tổng thần của Giáo Hội trên đây đă chứng thực  những ǵ Mẹ Maria đă nói đến ở La Salette từ năm 1846 và được ghi lại trong Bí Mật La Salette như sau:

"Vào năm 1864 (phụ chú: năm nay là năm Đức Piô IX ban hành thông điệp "Quanta Cura" và một Bản Liệt Kê 80 chủ trương sai lầm, luận bác một số thành phần phóng khoáng như Montalambert ở Pháp, và Dechamps ở Bỉ' cùng năm nay Karl Marx cũng bắt đầu thành lập Hiệp Hội Lao Nhân Quốc Tế ở Luân Đôn và Nữu Ước), Luxiphe cùng với một số lớn qủi ma sẽ được thả ra khỏi hỏa ngục' chúng sẽ dần dần làm mất Đức Tin ngay cả ở nơi thành phần tận hiến cho Thiên Chúa" (LA trang 12)

"Vào năm 1865 (phụ chú: đúng 100 năm trước khi Công Đồng Chung Vatican II ban bố sắc lệnh 'Perfectae Caritatis' về Việc  Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Tu Tŕ vào ngày 28-10-1965), sẽ có một cuộc tục hoá các nơi thánh. Trong các viện tu, những bông hoa của Giáo Hội sẽ tàn lụi, và ma qủi sẽ làm vua cai trị mọi con tim" (LA trang 14-15)

"Giờ đây đă đến thời điểm' hố thẳm đang mở ra. Ḱa Vua các Vua tăm tối, ḱa con mănh thú với bọn lâu la của hắn, xưng ḿnh là Đấng Cứu Thế. Hắn sẽ nghênh ngang vươn ḿnh trên không trung, lên đến tận Trời. Hắn sẽ bị hạ bởi hơi thở của Thánh tổng thần Micae (phụ chú: đúng như tiên tri Daniel trong đoạn 12 câu 1 đă tiên báo: 'Lúc bấy giờ Micae, hoàng vương cao cả, vị bảo hộ dân ngươi sẽ đứng lên', vị bảo hộ mà Giáo Hội từ thời Đức Lêô XIII năm 1888 đă nhận biết và kêu cầu 'đứng lên' như một 'vị hoàng vương vô địch mau đến cứu giúp dân của Thiên Chúa')" (LA trang 20)