-6-
Điềm Trời 5 về
Ngày Tận Thế:
T́nh H́nh Đại Kết
Nên Một
Tại sao t́nh h́nh đại kết nên một lại là một
trong những điềm trời báo hiệu ngày tận
thế? Không phải hay sao, là v́ "trời đất này
qua đi song những lời của (Chúa) không qua đi"
(Mt 24:35), lời mà Chúa nói về Giáo Hội của Chúa là:
"sẽ có một đàn chiên và một chủ chiên"
(Gn 10:16), một lời phán không thể sai lầm nên sẽ
không thể nào không xẩy ra trước khi "trời đất
này qua đi".
Thật ra, "một đàn chiên
và một chủ chiên" mà Chúa Giêsu nói đến ở đây
không phải chỉ có nội trong thành phần Kitô hữu,
mà c̣n áp dụng cho chung cả loài người, những người
chưa nhận biết Chúa. Đó là lư do trước
khi nói đến "một đàn chiên và một chủ
chiên", Chúa Giêsu đă xác nhận: "Ta c̣n chiên khác không
thuộc về đàn này. Ta phải dẫn dắt chúng
nữa, và chúng sẽ nghe tiếng Ta" (Gn 10:16). Đó cũng
là lư do mà "tin mừng về vương quốc cứu độ
này sẽ được rao giảng khắp thế giới
như một chứng từ cho tất cả mọi dân tộc.
Chỉ sau đó mới đến tận thế" (Mt
24:14).
Tuy nhiên, theo văn từ, danh từ
"chiên" ở đây là số ít, biểu tượng
cho một thực thể hay một thành phần tiêu biểu
nào đó. Phải chăng h́nh ảnh "chiên" ở
số ít này được Chúa Giêsu ám chỉ về dân Do
Thái, một thành phần mà Chúa đă than trách: "Các ngươi
không phải là chiên của Ta" (Gn 10:26), một thành
phần mà chính thánh tông đồ Phaolô đă quả
quyết với dân ngoại như sau:
"Anh em ơi, tôi không muốn anh
em mù mờ về mầu nhiệm này, kẻo anh em bị
lầm tưởng' (đó là) sự mù tối xẩy ra nơi
thân phận của dân Do Thái cho đến khi đủ
số Dân Ngoại được mời gọi, th́
bấy giờ tất cả dân Do Thái sẽ được
cứu" (Rm 11:25-26)
Phải, việc dân Do Thái cứng
ḷng trước mạc khải của Thiên Chúa, không chịu
chấp nhận Chúa Kitô thiên sai, như lời thánh Phaolô nói,
đúng là một "mầu nhiệm". Bởi v́,
sự kiện cứng ḷng "mù tối" của một
dân mà Chúa Giêsu đă xác nhận là từ họ mà "phát
xuất công cuộc cứu chuộc" (Gn 4:22), chẳng
những trở nên cớ cho Thiên Chúa thương đến
dân ngoại, trên thực tế, lại c̣n là bằng cớ
hùng hồn và sống động nhất để chứng
minh cho thế giới dân ngoại thấy rằng quả
thật Thiên Chúa đă sai Con Một Ngài xuống thế
gian, "đến với dân riêng của Ngài, nhưng họ
không chấp nhận Người" (Gn 1:11). Con Thiên Chúa mà
dân riêng của Ngài là Do Thái không chấp nhận đó chính
là Đức Giêsu Kitô tử giá, một "Đấng Cứu
Tinh nhân thế" không được đúng như ḷng họ
mong ước và đợi trông... Thế nhưng, cuối
cùng, theo lời tiên tri của thánh Phaolô: "tất cả
dân Do Thái sẽ được cứu", tức họ cũng
sẽ chấp nhận Đấng Thiên Sai đích thực
này. Tuy nhiên, việc này chỉ xẩy ra, cũng theo lời
vị tông đồ dân ngoại, "cho đến khi đủ
số Dân Ngoại được mời gọi".
Ngày 30-12-1993, một "điềm
trời" hy vọng đă hiện lên trên nền trời
lịch sử Giáo Hội nói riêng và thế giới nói chung.
Đó là bản hiệp ước "Vatican và Do Thái" đă
được đại diện hai bên chính thức kư
kết tại thánh đô Giêrusalem. Việc Do Thái chủ động
và tích cực vận động để thiết lập
bang giao với Toà Thánh Công Giáo là một nỗ lực của
họ kéo dài từ năm họ tái lập quốc 1948,
nhất là từ năm 1992. Tuy nhiên, việc thiết
lập bang giao giữa dân Cựu Ước (Do Thái) và dân
Tân Ước (Giáo Hội) này mới chỉ là mối giao
hảo về phương diện trần thế, có tính
cách liên hệ chính trị mà thôi. Muốn cho họ, dân Do
Thái, hoàn toàn chấp nhận một "Đấng Cứu
Tinh nhân thế" như Giáo Hội Công Giáo tin tưởng,
Giáo Hội phải làm sao để có "đủ số
Dân Ngoại được mời gọi" đă.
Trên thực tế, để có
"đủ số Dân Ngoại được mời gọi"
này, một điều kiện tiên quyết và giải
quyết dứt khoát cho việc dân Do Thái trở lại,
cần Giáo Hội phải hết sức nỗ lực thực
hiện việc truyền giáo. Trong tông thư "Tiến Đến
Thiên Niên Thứ Ba", Đức Gioan-Phaolô II đă xác
nhận việc Giáo Hội càng ư thức và đẩy
mạnh nỗ lực truyền giáo của ḿnh như sau:
"Một phần trong việc
sửa soạn tiến đến năm 2000 là những đợt
nghị hội bắt đầu từ sau Công Đồng
Chung Vaticanô II, bao gồm những thượng nghị hội
cùng với các nghị hội lục địa, nghị hội
miền, nghị hội quốc gia và nghị hội giáo
phận. Chủ đề chủ yếu của tất
cả các nghị hội này là vấn đề truyền
bá phúc âm, hay rơ hơn, là việc tái phúc âm hoá, mà nền
tảng của nó đă được đặt nền móng
trên tông huấn 'Evangelii Nuntiandi' (phụ chú: nội dung về
việc truyền bá phúc âm trong thế giới ngày nay) của
Đức Phaolô VI, ban hành năm 1975 sau công nghị thứ
ba của Thượng Hội Đồng Các Giám Mục.
Những nghị hội này tự ḿnh là một phần của
việc tái phúc âm hóa: Chúng được sinh ra từ viễn
tượng của Công Đồng Chung Vaticanô II về Giáo
Hội" (số 21)
Thế nhưng, Giáo Hội có thể
nào thực hiện "việc truyền bá phúc âm trong
thế giới ngày nay" thành đạt mỹ măn,
nếu chính ḿnh lại là một trở ngại lớn lao,
đúng như Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhận
xét và khẳng định:
"Việc truyền giáo giữa
các dân tộc khác với việc chăm sóc về mục vụ
cho các tín hữu cũng như khác với những nỗ
lực nhắm đến việc phục hồi hiệp
nhất Kitô hữu. Tuy nhiên, hai việc sau lại gắn
thật chặt với nỗ lực truyền giáo của
Giáo Hội, bởi t́nh trạng phân rẽ của Kitô
hữu gây tổn hại đến công việc thánh là rao
truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật, và làm ngăn trở
nhiều người tiến đến với đức
tin. V́ việc truyền giáo của Giáo Hội, tất
cả mọi người được rửa tội được
kêu gọi t́m đến với nhau trong cùng một đàn
chiên để có thể nhất loạt làm chứng cho Chúa
Kitô trước các dân tộc" (số 6)
Nhất định đi theo chiều
hướng này của Công Đồng Chung Vaticanô II, trong thông
điệp "Ut Unum Sint" (Cho Tất Cả Được
Nên Một) ban hành ngày 25-5-1995, Đức Gioan-Phaolô II đă
minh định về bản chất đích thực của
việc Đại Kết có một tính cách tác dụng đối
ngoại, như sau:
"Đại kết không
phải chỉ là vấn đề nội tại của
các cộng đồng Kitô hữu. Nó là một vấn đề
của t́nh yêu mà Thiên Chúa bộc lộ trong Đức Giêsu
Kitô đối với toàn thể loài người' chặn đứng
đường lối của t́nh yêu này là xúc phạm đến
Ngài cũng như đến dự án của Ngài trong việc
kết nạp mọi dân nước trong Chúa Kitô"
(số 99)
Như thế, thực hiện việc
Đại Kết là một việc làm hết sức then
chốt và quyết liệt, của riêng Giáo Hội Công Giáo
Rôma cũng như của chung Giáo Hội Kitô Giáo hoàn vũ,
"hướng đến một thiên niên mới" (UUS
số 101), trong việc truyền bá Phúc Âm, làm cho "đủ
số Dân Ngoại được mời gọi", nhờ
đó, cũng làm cho "tất cả dân Do Thái sẽ được
cứu", để lời Chúa Giêsu, "Đấng Cứu
Tinh nhân thế" được nên trọn là "sẽ
có một đàn chiên và một chủ chiên". Thật
vậy:
"Cùng với tất cả các môn
đệ khác của Chúa Kitô, Giáo Hội Công Giáo đặt
trong dự án của Thiên Chúa việc dấn thân đại
kết của ḿnh để qui tụ tất cả mọi
Kitô hữu vào một mối. Thật vậy, 'Giáo Hội
không phải là một thực thể đóng khung vào ḿnh. Mà
là một Giáo Hội vĩnh viễn tung ḿnh vào việc truyền
giáo và nỗ lực đại kết, v́ Giáo Hội được
sai vào thế gian để loan truyền và làm chứng, để
hiện thực và lan tỏa mầu nhiệm hiệp thông
thiết yếu đối với Giáo Hội, cũng như
để qui tụ mọi dân nước và mọi sự
nơi Chúa Kitô, nhờ đó mà đối với tất
cả, Giáo Hội là một bí tích hiệp nhất không thể
phân chia'" (UUS số 5)
Thế nhưng, lời quả
quyết bất diệt là "sẽ có một đàn chiên
và một chủ chiên" của Chúa Giêsu này đă xẩy
ra chưa, nếu có th́ đă diễn tiến như thế
nào và tới mức nào? Trong tông thư "Tiến Đến
Thiên Niên Thứ Hai", cũng như trong thông điệp
"Ut Unum Sint", Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă
nhận thấy là:
"Đặc biệt từ sau Công
Đồng Chung Vaticanô II đă có nhiều công cuộc khởi
xướng về đại kết được
thực hiện một cách nhiệt thành và tận lực:
có thể nói rằng tất cả hoạt động của
các Giáo Hội điạ phương cũng như của
Toà Thánh đă gắn liền với chiều kích đại
kết vào những năm gần đây" (UUS số 34)
"Hầu hết mọi người,
dù theo những cách thức khác nhau, đều mong mỏi có
được một Giáo Hội hữu h́nh của Thiên Chúa,
một Giáo Hội thật sự phổ quát và được
sai đến với toàn thể thế giới, để
thế giới có thể trở về với Phúc Âm mà được
cứu rỗi, cho vinh quang của Thiên Chúa" (UUS số 7)
"Ngày nay Ta măn nguyện thấy
rằng công cuộc vốn lớn lao của việc cộng
tác đại kết đang liên tục phát triển. Cũng
nhờ có ảnh hưởng của Hội Đồng Các
Giáo Hội Hoàn Vũ (phụ chú: của Tin Lành như ĐTC
nói đến ở số 65 dưới đây) mà nhiều
sự đă được hoàn tất trong lănh vực
này" (UUS số 44)
"Phong trào đại kết
thực sự được bắt đầu từ
trong các Giáo Hội và các cộng đoàn giáo hội bên
Cải Cách" (UUS số 65) (phụ chú: thật ra, tư tưởng
đại kết được bắt đầu từ
Đức Giáo Hoàng Piô XI, khi ngài mời Giáo Hội Chính
Thống Đông Phương và các giáo phái Tin Lành tham dự
Công Đồng Chung Vaticanô I năm 1870, nhưng lời mời
của ngài đă không được hưởng ứng. Có
lẽ sáng kiến này của Đức Piô XI c̣n quá sớm
đối với thời điểm đại kết, một
trào lưu cần phải được bắt nguồn từ
"bên Cải Cách" mới hợp t́nh và hợp lư hơn
hay chăng?)
Tuy nhiên, để thực hiện
việc "Đại Kết" (ecumenism), trong thông điệp
"Ut Unum Sint", Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă xác định
những điểm trọng yếu làm nên thực chất
trọn vẹn, mục tiêu tối hậu và điều kiện
tiên quyết cho việc Đại Kết này như sau:
"Đại kết thực
sự được nhắm vào việc làm cho t́nh
trạng thông hiệp chưa trọn đang xẩy ra
giữa các Kitô hữu phát triển cho đến t́nh
trạng hoàn toàn thông hiệp trong chân lư và bác ái" (số
14).
"Mục tiêu tối hậu của
phong trào đại kết đó là tái thiết lập
mối hiệp nhất hữu h́nh giữa tất cả mọi
người lănh nhận bí tích thánh tẩy" (số 77)
"Việc hiệp nhất trọn
vẹn sẽ thực hiện khi tất cả cùng thông
phần đầy đủ vào những phương tiện
cứu rỗi mà Chúa Kitô đă trao phó cho Giáo Hội của
Người" (số 86)
"Giáo Hội Công Giáo, cả trong
lề lối tác hành cũng như trong các văn kiện hệ
trọng của ḿnh, đều chủ trương
rằng việc thông hiệp của các Giáo Hội biệt
lập với Giáo Hội Rôma, giữa các vị giám mục
của họ với Giám Mục Rôma, theo dự án của
Thiên Chúa, là một điều kiện tiên quyết trong việc
hiệp thông toàn vẹn và hữu h́nh" (số 97)
Theo giáo sử, Giáo Hội Chúa Kitô
"duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền"
ngay từ ban đầu, như "chiếc áo chùng được
dệt liền bằng một tấm vải không có đường
khâu" (Gn 19:23), qua gịng thời gian, đă hai lần bị
rách toạc ra, làm hai mảnh, rồi ba mảnh. Lần rách
thứ nhất xẩy ra vào thế kỷ 11, năm 1054,
giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma (Tây Phương) và Giáo Hội
Chính Thống Constantinôpôli (Đông Phương). Và lần
rách thứ hai xẩy ra hai lần liền vào tiền bán
thế kỷ 16, giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma với các giáo
phái Cải Cách Tây Phương, một vào năm 1519 với
nhà cải cách Luthêrô ở Đức và một vào năm
1534 với vua Henry VIII ở Anh.
Tiến tŕnh đại kết đă
diễn tiến ra sao, trong thông điệp "Ut Unum
Sint", Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă liệt kê những
biến chuyển tốt lành đối với cả Giáo Hội
Chính Thống Đông Phương cũng như đối
với các giáo phái Cải Cách Tây Phương, như sau.
Đại Kết với
Giáo Hội Chính Thống Đông Phương:
Thứ nhất là hủy bỏ
vạ tuyệt thông cho nhau:
"Dấu vết của những
vạ tuyệt thông xẩy ra 900 năm trước, năm
1054, là biệu hiệu phân chia giáo phái giữa Rôma và
Constantinôpôli, 'đă được hủy bỏ khỏi kư
ức cũng như khỏi ḷng Giáo Hội'... Biến
cố có tính cách giáo hội đầy những dấn thân đại
kết này đă xẩy ra vào những ngày cuối cùng của
công đồng, ngày 7-12-1965" (số 52)
"Cử chỉ này đă được
dẫn mở bằng cuộc gặp gỡ của Đức
Giáo Hoàng Phaolô VI với Đức Thượng Phụ
Athenagoras I ở Giêrusalem vào tháng 1/1964, trong chuyến hành hương
thánh địa của vị giáo hoàng" (số 52)
Thứ hai là bắt đầu đối
thoại với nhau về thần học:
"Ngày 29-11-1979, trong chuyến tông
du Phanar, đức thượng phụ (phụ chú: thượng
phụ này đây là Đức Dimitrios kế vị thượng
phụ Athenagoras I) đă đi đến quyết định
mở cuộc đối thoại thần học giữa
Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống thuộc hội
thánh Constantinôpôli" (số 52)
"Đức tổng thượng
phụ này đă quyết định đáp lễ cuộc
viếng thăm của Ta, nên trong tháng 12/1987, Ta đă hân
hoan tiếp đón ngài đến Rôma với ḷng cảm
mến sâu xa và với lễ nghi tôn nghiêm xứng hợp với
ngài" (số 52)
Thứ ba là công nhận quan điểm
thần học chung:
"Từ ngày Ủy Ban Quốc
Tế Liên Hiệp để Đối Thoại Về
Thần Học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính
Thống được thành lập năm 1979... ủy ban đă
lập được những tiến triển quan
yếu mà Ta đă có thể cùng với người anh em đáng
kính của Ta, Đức Dimitrios I, vị tổng thượng
phụ, tuyên bố, đó là kết luận 'rằng Giáo Hội
Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống đă có thể cùng nhau
tuyên xưng cùng một đức tin vào mầu nhiệm
Giáo Hội cũng như vào mối liên kết giữa đức
tin với các bí tích'. Thế rồi ủy ban cũng đă
có thể công nhận với nhau là: 'trong Giáo Hội của
chúng ta, việc thừa kế tông truyền là căn
bản cho việc thánh hoá cũng như việc hiệp
nhất của dân Thiên Chúa' (phụ chú: về "việc
thừa kế tông truyền" này cũng đă được
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và Đức Tổng Thượng
Phụ Bartholomew I kư nhận trong một Bản Tuyên Ngôn
chung vào ngày 29-6-1995)" (số 59)
Thứ bốn là việc hiệp
thông với Các Giáo Hội Đông Phương cổ kính:
"Trong giai đoạn sau Công Đồng
Chung Vaticanô II, Giáo Hội Công Giáo, không nhanh th́ chậm,
bằng những đường lối khác nhau, cũng đă
phục hồi những liên hệ huynh đệ với
Các Giáo Hội Đồng Phương cổ kính là
những giáo hội phủ nhận những tuyên tín của
các Công Đồng Chung Êphêsô & Chalcedon...
Khi thượng phụ đáng kính
của Giáo Hội Êthiôpia, Abuna Paulos, đến thăm Ta ở
Rôma ngày 11-6-1993, chúng tôi đă cùng nhau nhấn mạnh đến
việc hiệp thông sâu xa hiện hữu giữa hai Giáo Hội
của chúng tôi: 'Chúng tôi thông phần cùng một đức
tin được truyền dạy từ các tông đồ,
cũng như cùng những bí tích và cùng thừa tác vụ được
đâm rễ từ truyền thống tông đồ... Ngày
nay, hơn bao giờ hết, chúng tôi có thể xác nhận
rằng chúng tôi có cùng một đức tin trong Chúa Kitô,
mặc dù qua một thời gian dài điều này đă là
căn gốc phân rẽ chúng tôi" (số 62).
"Gần đây hơn nữa,
Chúa đă để cho Ta được hưởng một
niềm vui lớn lao trong việc kư nhận bản tuyên
bố chung về Kitô thuyết với thượng phụ
Assyria Đông Phương, Đức Mar Dinkha IV, vị đă
đến thăm Ta ở Rôma vào tháng 11 năm 1994 để
thực hiện việc này" (số 62)
Đại kết với các giáo
phái Cải Cách Tây Phương
Thứ nhất là việc đối
thoại và gặp gờ:
"Chúng ta cũng phải dâng lời
tạ ơn việc quan pḥng thần linh đă để diễn
ra tất cả những biến cố chứng tỏ về
việc tiến triển trên con đường hiệp
nhất. Không kể đến việc đối thoại
về thần học, (phụ chú: ở đây ĐTC đề
cập đến "ngay từ năm 1964 đă có Nhóm Hiệp
Tác với Hội Đồng Các Giáo Hội Hoàn Vũ, và từ
năm 1968, các nhà thần học Công Giáo đă hoàn toàn tham
dự như là những thành phần của chi nhánh
thần học của hội đồng, đó là Ủy
Ban về Đức Tin và Cấp Trật" - số 69),
phải kể đến những h́nh thức khác, như
gặp gỡ trao đổi, cùng nhau cầu nguyện và cộng
tác thực tế. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă mạnh
mẽ thúc đẩy tiến tŕnh này, bằng việc ngài
viếng thăm trung ương của Hội Đồng
Các Giáo Hội Hoàn Vũ ở Geneva ngày 10-6-1969, cũng như
bằng nhiều cuộc gặp gỡ với các đại
diện của nhiều Giáo Hội và các cộng đoàn
giáo hội khác nhau" (số 71)
Thứ hai là việc viếng
thăm nhau và cảm nhận nhau:
"Một vài cuộc hành tŕnh của
Ta dành ưu tiên đặc biệt cho việc đại
kết, nhất là ở những xứ sở mà các cộng
đồng Công Giáo chỉ là thiểu số so với
những cộng đồng hậu Cải Cách, hay ở
những nơi mà những cộng đồng hậu
Cải Cách này chiếm một phần đáng kể số
tín đồ Chúa Kitô trong một tổ chức nào đó"
(số 71)
"Điều này xẩy ra đúng
như thế, nhất là ở những quốc gia Âu Châu, nơi
mà những phân rẽ đầu tiên xuất phát, và ở miền
Bắc Mỹ Châu. Về điều này, Ta muốn đặc
biệt đề cập đến, mà không có ư làm suy
giảm đi giá trị của các cuộc viềng thăm
khác, những cuộc viếng thăm ở Âu Châu, hai
lần ở Đức, vào tháng 11/1980 và vào tháng 4-5/1987' ở
Hiệp Vương Quốc (Anh, Tô Cách Lan và Wales) vào tháng
5-6/1982' ở Thụy Điển vào tháng 6/1984' và ở các xứ
sở Scandinavian cũng như Nordic (Phần Lan, Thụy Điển,
Na-Uy, Đan-Mạch và Iceland) vào tháng 6/1989" (số 72)
"Ta cũng gặp được
những cảm t́nh tương tự (phụ chú: ở đây,
cũng trong số 72 này, ĐTC đề cập đến
cử chỉ của các giám mục giáo phái Luther ở
Phần Lan và Thụy Điển khi hiệp lễ muốn
nhận phép lành của ĐTC) ở bên kia đại dương:
tại Canada vào tháng 9/1984' nhất là tại Hiệp Chủng
Quốc vào tháng 9/1987, nơi mà người ta nhận
thấy có một bầu không khí đại kết rất
cởi mở. Đó là trường hợp, chẳng
hạn, xẩy ra tại Columbia, South Corolina, vào ngày
11-9-1987" (số 72)
Thứ ba là việc tạ lỗi
về các tổn thương trong quá khứ:
"Trong tất cả các Giáo Hội
và các cộng đồng giáo hội, th́ Giáo Hội Công Giáo
nhận thức rằng Giáo Hội Công Giáo vẫn c̣n
nắm giữ tác vụ thừa kế tông đồ
Phêrô, Giám Mục Rôma, vị mà Thiên Chúa thiết lập như
'yếu tố vĩnh viễn và hữu h́nh cũng là nền
tảng hiệp nhất' (hiến chế "Ánh Sáng Muôn
Dân" số 23) của Giáo Hội... Như Ta đă công
nhận vào một dịp quan trọng khi đến
thăm Hội Đồng Các Giáo Hội Hoàn Vũ ở
Geneva ngày 12-6-1984, về niềm xác tín của Giáo Hội Công
Giáo là, theo sứ vụ của vị Giám Mục Rôma mà Giáo
Hội Công Giáo nắm giữ, trung thành với truyền
thống tông đồ và đức tin của các giáo phụ,
dấu hiệu hữu h́nh và bảo đảm hiệp
nhất tạo nên t́nh trạng khó khăn cho hầu hết
các Kitô hữu khác, những người mang một kư ức
hằn lên những gợi nhớ thương đau nào đó.
Khi cảm thấy có trách nhiệm đối với
những người này, Ta hợp với vị tiền
nhiệm của Ta Phaolô VI để xin lỗi" (số
88)
Thứ bốn là phong trào một
số Anh Giáo trở lại.
Điều này đă thực
sự xẩy ra cho mọi thành phần cấp trật Anh
giáo, kể từ tháng 11 năm 1992, thời điểm mà Đại
Hội Đồng Anh Giáo quyết định cho phép phụ
nữ làm linh mục, để rồi, theo chiều đó,
trong tương lai, c̣n có thể, theo 1 vị tổng giám mục
Canterbury, làm cả giám mục nữa, như thực sự
đă có hai vị nữ giám mục Anh Giáo trên thế giới,
một vị là Mary Adella Mcleod được thụ phong
tại Mỹ ngày 1-11-1993. Hôm 23-2-1994, tổ chức
"Forward in Faith" ở Anh giáo cho biết có 712 mục sư
cùng với 7 vị giám mục kư vào bản tuyên ngôn chung để
công nhận Giáo Hoàng Rôma là chủ chăn tối cao của
chung Giáo Hội Kitô trên hoàn vũ, và c̣n cho biết là họ
sẽ xin gia nhập Công Giáo.
Mở màn là nhân vật đặc
biệt nhất trở lại vào ngày 6-4-1994, đó là
cựu giám mục lănh tụ Graham Leonard, 72 tuổi, và ngài đă
được thụ phong làm linh mục Công Giáo ngày
23-4-1994 tại ṭa tổng giám mục Westminster. Tiếp theo
là 195 vị mục sư thỉnh nguyện xin trở
lại Công Giáo trong tháng 5-1995. Vào Chúa Nhật 12-6-1994, có
cả một giáo xứ Anh giáo với 150 giáo dân cùng với
cha sở Alan Hawkins ở thành phố Arlington, Texas trở
lại và đă được đức giám mục Fort
Worth là Joseph Delaney tiếp nhận. Ngoài ra, vào tháng 9-1994, có
cựu giám mục Richard Rutt, 69 tuổi, xin từ chức 3
năm trước, cũng đă gia nhập Giáo Hội Công
Giáo trong một thánh lễ tại thành phố Cornwall, song không
xin thụ phong làm linh mục Công Giáo. Tháng 1-1995, tại Hoa
Kỳ, có thêm giám mục Clarence Pope ở giáo phận Fort
Worth, Texas trở lại khi vừa tới hạn tuổi về
hưu. Tại Ái Nhĩ Lan, vị nữ linh mục đầu
tiên tên là Phyllis Fleury cũng đă trở lại Giáo Hội
Công Giáo do giám mục Philip Boyce cử hành lễ nghi tại
một tu viện thánh Phanxicô ở Rossnowlagh.
T́nh h́nh Đại Kết Nên Một
trong thế giới Kitô giáo nói riêng diễn tiến một
cách hết sức tốt đẹp và khả quan như
thế th́ chắc chắn sẽ gây nên một tác dụng
hiệu nghiệm tối đa và cấp thời trong việc
truyền bá phúc âm cho thế giới để "có đủ
số Dân Ngoại được mời gọi", nhờ
đó "bấy giờ tất cả dân Do Thái sẽ được
cứu". Như thế, không phải hay sao, Giáo Hội đang
về nguồn theo đúng như Giáo Hội phải là, một
thực tại mà Đấng Sáng Lập của Giáo Hội
đă nguyện ước đó là "cho tất cả được
nên một" (Gn 17:21), để Giáo Hội có thể xứng
đáng sửa soạn nghênh đón phu quân của ḿnh đến
trong vinh quang:
"Không c̣n nghi ngờ là Chúa Thánh
Linh đang hoạt động trong nỗ lực (đại
kết) này và Ngài đang dẫn đưa Giáo Hội đến
t́nh trạng hiện thực hoàn toàn dự án của Chúa Cha
hợp với ư muốn của Chúa Kitô" (UUS số 100)
"Được Thần Linh của
Người khởi động và lôi kéo, chúng ta cùng nhau
mạnh tiến trên cuộc hành tŕnh cho đến chót đỉnh
lịch sử là mức độ đáp ứng trọn
vẹn dự án của t́nh Người yêu thương: đó
là 'hiệp nhất tất cả mọi sự nơi Người,
những sự trên trời và những sự dưới đất'
(Êph 1:10)" (LG số 45)