-7-

Thời Điểm Tận Cùng Thế Giới:

Thời Kỳ Bại Hoại Cuối Cùng 

 

            "Điềm Trời" về ngày tận thế khó có thể phủ nhận này đă thực sự xuất hiện để báo động cho con người biết mà sửa soạn dọn ḿnh sẵn sàng. Như đă được diễn chứng, những "điềm trời" về ngày tận thế này là hiện tượng thế giới hấp hối, hiện tượng Rạng Đông Cứu Rỗi, sự kiện Giáo Hội canh tân, sự việc mừng đón Năm 2000 và t́nh h́nh Đại Kết nên một.

 

Thế nhưng, giai đoạn giữa thập niên 1990 trước ngưỡng cửa năm 2000 của chung loài người này, cũng là giai đoạn thứ nhất (1994-1996) trong hai giai đoạn gồm 6 năm sửa soạn Mừng Đại Thể Năm Thánh 2000 của riêng Giáo Hội Công Giáo được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II phác họa trong thông điệp "Tiến Đến Thiên Niên Thứ Ba", th́ lịch sử thế giới, một lịch sử đă biến thành lịch sử cứu độ, đang ở vào thời điểm nào của thời tận thế?

 

Về vấn đề ngày giờ chính xác của ngày tận thế và thể thức của tạo vật sau ngày tận thế, Công Đồng Chung Vaticanô II, trong hiến chế Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, đă xác nhận như sau:

"Chúng ta không biết lúc nào là lúc tận cùng của trái đất và của con người, cũng như không biết cách nào vũ trụ này sẽ được biến đổi. Thể thức của thế giới này, bị bại hoại bởi tội lỗi, đang qua đi, và chúng ta được dạy cho biết rằng Thiên Chúa đang sửa soạn một nơi cư ngụ mới và một trái đất mới có công chính ngự trị, nơi mà hạnh phúc sẽ tràn ngập vượt hết mọi ước vọng phát xuất từ tâm can của con người mong được hưởng an b́nh. Để rồi, khi sự chết bị chế ngự, con cái Thiên Chúa sẽ được làm cho phục sinh trong Chúa Kitô, và những ǵ gieo trong yếu đuối hèn hạ sẽ trở nên bất hủ: đó là đức bác ái và các việc làm của nó sẽ tồn tại, và tất cả mọi tạo vật mà Thiên Chúa đă dựng nên cho con người sẽ được giải thoát khỏi cảnh nô lệ hư vong" (LG số 39)

Tuy nhiên, theo mạc khải của chính Chúa Giêsu trong bộ ba Phúc Âm nhất lăm, th́ thời điểm tận cùng thế giới, cũng có thể gọi là "thời tận thế" cho gọn, được chia làm 4 thời kỳ rơ rệt: thời kỳ biến chứng khởi đầu, thời kỳ quặn đau diễn tiến, thời kỳ bại hoại cuối cùng, và thời kỳ chung thẩm kết thúc.

 

Thời kỳ thứ nhất của thời tận thế là thời kỳ biến chứng khởi đầu:

"Các con hăy coi chừng! Đừng để cho ai đánh lừa các con. Nhiều người sẽ cố mạo danh Thày. Họ sẽ xưng ḿnh 'Ta là Đức Kitô' và lừa đảo nhiều người. Các con sẽ nghe thấy chiến tranh và tin đồn về giặc giă. Đừng bị chấn động. Những điều này cần phải xẩy ra, song chưa phải là cùng tận đâu. Dân nước này sẽ nổi lên chống lại dân nước kia, vương quốc này chống lại vương quốc nọ. Rồi sẽ có đói kém, dịch tễ và động đất xẩy ra ở nhiều nơi. Những diễn biến này mới là giai đoạn đầu của những cơn đau chuyển bụng để sinh nở" (Mt 24:4-8).

 

Về thời kỳ thứ nhất với những biến chứng khởi đầu này, theo lịch sử, có thể kể đến thời kỳ của Bí Mật La Salette, một thời kư mà chính Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, trong bài ngỏ lời với hội nghị hồng y nhóm họp lần thứ năm, ngày 13-6-1994, cũng đă phải công nhận là:

"Tất cả chúng ta được tuôn đổ xuống liên tục hết sứ điệp của Đức Mẹ Lộ-Đức là huấn dụ về cầu nguyện và cải thiện, đến nước mắt của Đức Mẹ La Salette lúc chúng ta chạm trán với hiểm họa cả thể về tinh thần của thời đại chúng ta" (TPS 11-12/1994, trang 376).

 

Thật ra, xét toàn diện, Bí Mật La Salette nói đến hầu như đầy đủ tất cả những ǵ xảy ra, trong lịch sử thế giới nói chung và Giáo Hội nói riêng, mà Chúa Kitô đă nói cho các môn đệ biết trước và được Phúc Âm Nhất Lăm ghi lại về ngày tận thế. Tuy nhiên, ở đây chỉ trích lại những ǵ liên quan đến thời kỳ biến chứng khởi sự theo Phúc Âm, trùng hợp và ăn khớp với thời kỳ Đức Mẹ hiện ra ở La Salette vào giữa thế kỷ 19, năm 1846, thời điểm ngay trước những cuộc cách mạng ở Âu Châu, 1848-1849.

 

Biến chứng khởi đầu thứ nhất là mạo danh Chúa Kitô lừa đảo:

"Những sách xấu sẽ lan tràn khắp mặt đất (phụ chú: tiêu biểu là những cuốn 'Nguồn Gốc các Giống Loại' của Charles Darwin, diễn giải về hiện tượng tiến hoá trong thiên nhiên, càng gây hứng khởi cho trào lưu tự nhiên, duy vật và vô thần, xuất bản cuối năm 1959' và bộ 'Das Kapital' của Karl Marx, áp dụng hiện tượng tiến hoá vào lịch sử loài người, phân chia giai cấp xă hội và bắt đầu khởi xướng đấu tranh giai cấp xă hội, mà hiện thân của chủ thuyết này là chế độ cộng sản, cuốn 1 được xuất bản năm 1867, cuốn 2 và 3 vào năm 1894-1895) thần tối tăm sẽ lan truyền khắp mọi nơi t́nh trạng lơ là chểnh mảng toàn diện trong tất cả những ǵ liên quan đến việc phụng tôn Thiên Chúa" (LA trang 12)

 

Biến chứng khởi đầu thứ hai là t́nh h́nh chiến tranh giặc giă:

"Pháp, Ư, Tây Ban Nha và Anh Quốc sẽ có chiến tranh. Máu sẽ chảy ngoài đường. Dân Pháp sẽ đánh nhau với dân Pháp, dân Ư sẽ đánh nhau với dânƯ. Một cuộc chiến chung tiếp theo sau đó sẽ rùng rợn" (LA trang 15) (Phụ chú: Công Đồng Chung Vaticanô I năm 1870 đang họp chưa xong th́ đă bị hoăn lại vô thời hạn cũng v́ chiến tranh liên quan đến "Lănh Địa của Ṭa Thánh")

 

Biến chứng khởi đầu thứ ba là các thiên tai xẩy ra như đói kém, dịch tễ, động đất:

"Trái đất sẽ bị điêu linh bởi mọi thứ tai ương (thêm vào với dịch hạch và đói khát lan rộng)... Nước và lửa sẽ làm cho bầu trái đất những cuộc rung chuyển và những trận động đất kinh hồn nuốt tiêu đi các núi đồi và thành phố v.v." (LA trang 16, 18)

 

Thời kỳ thứ hai của thời tận thế là thời kỳ quặn đau diễn tiến:

"Họ sẽ nộp các con để hành hạ và sát hại các con. Thật thế, v́ Thày mà các con sẽ bị mọi dân nước thù ghét. Bấy giờ nhiều người sẽ sa ngă vấp phạm, phản bội lại nhau và ghen ghét lẫn nhau. Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên đông đảo để lừa dối nhiều người. V́ sự dữ tăng lên mà t́nh yêu của hầu hết sẽ trở lên nguội lạnh. Thế nhưng, người nào bền vững đến cùng sẽ được thấy ơn cứu độ. Tin mừng về vương quốc cứu rỗi này sẽ được loan truyền khắp thế giới như một chứng từ cho mọi dân nước. Chỉ sau đó mới tới cùng tận" (Mt 24:9-14)

 

Về những sự kiện được kể đến trong thời kỳ quặn đau diễn tiến này, thật ra, trong Bí Mật La Salette cũng đă nói đến. Đúng như đă nói, Bí Mật La Salette có thể bao gồm hầu như tất cả những biến cố về ngày tận thế mà Chúa Giêsu đă nói đến và được Phúc Âm Nhất Lăm thuật lại. Thế nhưng, theo thời điểm của ḿnh, như lịch sử hạ bán thế kỷ 19 đă chứng minh, thời điểm La Salette là thời kỳ biến chứng khởi đầu của thời tận thế mà thôi. Sang đến thời kỳ quặn đau diễn tiến của thời tận thế này th́ phải kể đến thời điểm Fatima, thời điểm kể từ đầu thế kỷ 20, một thời điểm, theo nội dung của Bí Mật Fatima, cũng có thể kéo dài đến ngày tận thế. Bí Mật Fatima đă đề cập đến những biến cố lịch sử trùng hợp với thời kỳ quặn đau diễn tiến như sau.

 

Quặn đau diễn tiến thứ nhất là môn đệ Chúa Kitô bị thù ghét, bắt bớ và sát hại:

"Nước Nga sẽ gieo rắc lầm lạc khắp thế giới, gây chiến và bắt bớ Giáo Hội. Kẻ lành sẽ tử đạo' Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ" (FILOW trang 162)

 

Quặn đau diễn tiến thứ hai là t́nh trạng loài người phạm đến Chúa và ghen ghét nhau:

"Nếu dân chúng không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, th́ một cuộc chiến khốc liệt hơn nữa sẽ xẩy ra trong giáo triều Đức Piô XI. (Phụ chú: ngài băng hà ngày 10-2-1939, dẫn dắt Giáo Hội 17 năm, trong khi đó, theo lịch sử, thế chiến thứ hai thực sự bùng nổ khi phe trục, gồm có Ư xâm chiếm Ethiopia năm 1935, Nhật tấn công Trung Hoa năm 1937, rồi từ từ chiếm đất vào năm 1938, và Đức cũng bắt đầu xâm chiếm Áo từ tháng 3 năm 1938)" (FILOW trang 162)

 

Quặn đau diễn tiến thứ ba là t́nh trạng ḷng người nguội lạnh, không bền đỗ đến cùng nên hư đi, cần phải được cứu rỗi bằng việc truyền bá tin mừng về vương quốc cứu độ:

"Các con đă thấy hỏa ngục, nơi mà các linh hồn tội nhân đáng thương rơi vào. Để cứu họ (Phụ chú: là thành phần tội nhân đáng thương cho khỏi sa hỏa ngục, v́ họ nguội lạnh không bền đỗ đến cùng), Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện (Phụ chú: tức thực hiện việc tôn sùng Trái Tim Mẹ, như Thiên Chúa tỏ ư muốn dùng để làm phương tiện cứu rỗi loài người trong thời kỳ thứ hai của thời tận thế này, phải được truyền bá 'trên thế giới' như một tin mừng về vương quốc cứu rỗi), nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và sẽ có ḥa b́nh" (FILOW trang 162)

Thời kỳ thứ ba của thời tận thế là thời kỳ bại hoại cuối cùng:

"Khi các con thấy sự ô uế và tàn lụi mà tiên tri Daniel đă nói đến (ai đọc th́ hiểu lấy) đứng trên nơi thánh, th́ những kẻ ở Giuđea phải trốn lên núi. Ai ở trên mái nhà th́ đừng có xuống mà lấy đồ ǵ trong nhà. Ai ở ngoài đồng th́ chớ có về nhà mà lấy áo khoác. Trong những ngày ấy, các người mẹ cưu mang và nuối con thơ sẽ bị cực nhọc. Hăy cố cầu nguyện để các con không phải trốn chạy trong mùa đông hay vào ngày hưu lễ, v́ những ngày đó sẽ đầy những thảm khốc hơn bao giờ hết từ tạo thiên lập địa cho đến bây giờ hay cho đến cả mọi thế hệ sau này nữa. Thật vậy, nếu thời kỳ này không được rút ngắn lại th́ không một người nào sẽ được cứu thoát. Tuy nhiên, v́ kẻ được chọn mà những ngày này sẽ được rút ngắn lại. Bấy giờ, nếu bất cứ ai nói với các con rằng 'Kià, Đức Kitô ở đây', hay 'Người ở kia' cũng đừng có tin. Nhiều Kitô giả và tiên tri giả sẽ xuất hiện, làm được những dấu lạ và sự lạ lớn lao, đến nỗi có thể c̣n đánh lừa được cả kẻ tuyển chọn. Hăy nhớ là Thày đă nói với tất cả các con về điều này trước rồi đó' vậy nếu họ nói với các con 'Kià, người ở trong sa mạc', th́ đừng đến đó' hay 'Người ở trong pḥng kín' cũng đừng có tin. Như chớp sáng từ đông sang tây thế nào, th́ việc Con Người cũng sẽ xẩy đến như vậy. Xác chết ở đâu, diều hâu bâu lại ở đó" (Mt 24:15-28)

 

Về thời kỳ thứ ba cũng là thời kỳ bại hoại cuối cùng của thời tận thế này, ngay thế kỷ thứ nhất, thánh tông đồ dân ngoại là Phaolô đă quảng diễn rơ ràng hơn cho giáo đoàn Thessalonica, trong thư thứ hai của ngài, biết về t́nh trạng bại hoại cuối cùng "đứng trong nơi thánh", từ đó mới xẩy ra hiện tượng "nhiều Kitô giả và tiên tri giả xuất hiện, làm được những dấu lạ và sự lạ cả thể, đến nỗi c̣n có thể đánh lừa được cả kẻ tuyển chọn", như sau:

"Đừng để cho ai dụ dỗ anh em, dù thế nào đi nữa. V́ t́nh trạng chối đạo tập thể chưa xẩy ra, và con người vô loài cũng chưa lộ diện - đó là đứa con hư vong và thù nghịch, kẻ nâng ḿnh lên trên mọi đấng mang danh thần linh đáng được tôn thờ, hắn là kẻ đặt ḿnh vào trong đền thờ của Thiên Chúa và c̣n tuyên bố ḿnh là Thiên Chúa - anh em không nhớ rằng tôi đă thường nói với anh em về những điều này khi tôi c̣n ở với anh em hay sao? Anh em biết điều giữ hắn lại cho tới lúc hắn sẽ được tỏ ra vào thời điểm của hắn. Anh em hăy coi chừng, một quyền lực kín đáo vô loài đang hoạt động, thế nhưng có người giữ hắn lại cho đến khi vị nắm giữ này đóng hết vai tṛ của ḿnh. Bấy giờ tên vô loài sẽ lộ diện, và Chúa Giêsu sẽ hủy diệt hắn bằng hơi thở miệng Người, rồi làm tiêu tan hắn bằng việc Người tỏ ḿnh hiện diện. Tên vô loài này sẽ xuất hiện như phần việc của Satan, được trang bị bằng mọi quyền lực cùng với dấu lạ và sự lạ theo bản chất dối trá - bằng mọi lừa đảo mà tên gian ác có thể nghĩ ra cho các kẻ bị hư đi v́ những người này không cởi mở ḷng ḿnh trước chân lư để được cứu rỗi" (2Thes 2:3-10)

 

Thời kỳ thứ bốn của thời tận thế là thời kỳ chung thẩm kết thúc:

"Ngày sau cơn hoạn nạn của thời kỳ này, 'mặt trời sẽ bị tối tăm, mặt trăng sẽ không c̣n chiếu sáng, các tinh tú từ trời rơi xuống, và các lực lượng tầng trời sẽ bị lay chuyển'. Bấy giờ dấu hiệu Con Người sẽ xuất hiện trên trời, và 'mọi sắc tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực ḿnh' khi họ thấy 'Con Người uy quyền và đầy vinh hiển đến trên mây trời'. Người sẽ phân tán các thiên thần của ḿnh đi để 'bằng tiếng kèn vang vọng triệu tập kẻ Người tuyển chọn ở bốn hướng, từ vùng trời này đến phương trời kia" (Mt 24:29-31)

 

Về thời kỳ chung thẩm kết thúc này, cũng ngay thế kỷ thứ nhất, thánh Phêrô, tông đồ trưởng kiêm giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội Chúa Kitô, đă quảng diễn thêm, trong bức thứ hai của ngài, đặc biệt về hiện tượng cùng cách thức thiên nhiên sẽ bị hủy hoại trước khi Chúa đến, như sau:

"Trước hết hăy để ư là: vào những ngày sau hết, sẽ có những con người khinh chê, nhạo báng theo đam mê của ḿnh xuất hiện. Họ sẽ đặt vấn đề là: 'Nào lời hứa lại đến của Người ra sao rồi? Các vị cha ông của chúng ta đă qua đi, song mọi sự vẫn c̣n nguyên như khi thế giới được tạo thành. Tin tưởng như thế, họ không xét đến quá khứ, khi mà các tầng trời và trái đất từ nước mà phát xuất và ở giữa nước, tất cả mọi sự được hiện hữu nhờ lời của Thiên Chúa. Thế rồi cũng bởi nước mà thế giới đă bị hủy diệt' nó đă bị ngập lụt bởi hồng thủy. Các tầng trời và trái đất hiện nay được lời của Thiên Chúa bảo tŕ để dành cho lửa' chúng được ǵn giữ cho đến ngày xét xử, ngày mà các kẻ vô thần sẽ bị tiêu trừ... Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm, và vào ngày đó, các tầng trời sẽ rống lên biến mất' các yếu tố sẽ bị lửa tiêu hủy, và trái đất cùng với tất cả mọi việc làm của nó sẽ bị lộ ra. V́ mọi sự sẽ bị hủy diệt theo kiểu cách như thế th́ anh em không được sống như những loại người nào! Hành vi cử chỉ và ḷng sùng mộ của anh em phải thánh hảo biết bao, trông chờ ngày Thiên Chúa mau đến. V́ ngày này, các tầng trời sẽ bị tiêu hủy trong những ngọn lửa và các yếu tố sẽ tiêu tan chan ḥa. Điều chúng ta trông đợi là trời mới và đất mới, nơi mà theo lời Ngài hứa, đức công chính của Thiên Chúa sẽ ngự trị" (2Ph 3:3-13)

 

Trong câu kết thúc của bản văn Bí Mật La Salette, người ta c̣n đọc được những tiết lộ rất ăn khớp với các lời Thánh Kinh qua đoạn thư của thánh Phêrô trên đây:

"Đoạn nước và lửa sẽ tẩy rửa trái đất và sẽ tiêu hủy tất cả những công tŕnh h́nh thành do sự kiêu ngạo của con người, rồi tất cả sẽ được đổi mới. Thiên Chúa sẽ được phụng thờ và tôn vinh" (LA trang 20)

 

Về những ǵ xẩy ra sau cơn khủng hoảng trên các tầng trời và trước khi "tất cả được đổi mới", th́ từ thập niên 1930, Chúa Giêsu đă tiết lộ cho chân phước Faustina biết những sự lạ như sau:

"Trước ngày công thẳng xẩy đến, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện h́nh bóng cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế, sẽ phát ra những ánh sáng cả thể, chiếu soi mặt đất, trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận" (DM, số 83)

Qua tất cả những phân tách và suy diễn Lời Chúa Giêsu nói về thời tận thế trên đây, có hai điều cần chú ư. Điều cần chú ư thứ nhất là Chúa nói với các môn đệ của Người, thành phần sẽ lănh đạo Giáo Hội. Chính v́ thế, Người đă nói đến sự kiện "nhiều người sẽ mạo danh Thày", "nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên đông đảo", "v́ Thày các con sẽ bị mọi dân tộc thù ghét", và t́nh trạng nguội lạnh của con người, v́ không bền đỗ đến cùng mà phải bị hư đi, nên tin mừng về vương quốc cứu rỗi  cần phải được truyền bá v.v.

 

Điều cần chú ư thứ hai là những sự kiện Người đề cập đến có liên hệ trực tiếp đến vận mệnh của Giáo Hội, h́nh ảnh của một thành thánh Giêrusalem, lúc bấy giờ, trước mắt các môn đệ, nguy nga đồ sộ, song trước đôi mắt thần linh của Chúa Giêsu, vị sáng lập Giáo Hội, th́ một ngày kia nó sẽ bị hủy hoại tan tành. Chính v́ thế, Người đă so sánh việc Giáo Hội chịu hoạn nạn như là chịu một cuộc chuyển bụng đớn đau để mà sinh nở, và cơn đau này đă thấu đến tận nội tâm của Giáo Hội, khu vực mà Chúa Giêsu ám chỉ như một nơi thánh v.v.

 

Thật vậy, theo tự nhiên, để có thể chuyển bụng sinh con, người mẹ cần phải bị người con chủ động gây ra t́nh trạng đau đớn này cho ḿnh. Cũng thế, sự kiện Giáo Hội bị chính con cái của ḿnh, nhất là thành phần con cái ưu tú của ḿnh trong hàng giáo sĩ, tu sĩ, giáo phẩm đang gây ra khủng hoảng, nhất là từ thời Công Đồng đến nay, là một hiện tượng Giáo Hội đang quằn quại để chuyển bụng sinh con. Trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ, Chúa Giêsu đă nói đến hiện trạng Giáo Hội chuyển bụng liên quan đến ư nghĩa sinh nở này như sau:

"Giáo Hội đang trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng. Không phải các linh mục của Cha đă trở nên những con người thiếu tin tưởng rồi hay sao? Đức tin tinh tuyền và đơn thuần không c̣n đủ cho các ngài nữa. Giữa ḷng Giáo Hội có một biến loạn cả thể vẫn cứ diễn ra. Kết quả là những thái quá đáng tiếc" (MML 1965)

"Hôm nay đây là thời điểm khốn khó, thời Hội Thánh đớn đau sinh con. Tổ chức Các Hồn Nhỏ của Trái Tim Nhân Hậu Cha sẽ làm cho việc sinh con này mau đến, tuy nhiên vẫn không làm giảm bớt được hoàn toàn khổ đau" (MML 10-2-1974)

 

"Giữa ḷng Giáo Hội" mà Chúa Giêsu nói đến trên đây là ǵ, nếu không phải là "nơi thánh" đă được tiên tri Daniel đề cập đến. "Biến loạn cả thể" xẩy ra "giữa ḷng Giáo Hội" đây là ǵ, nếu không phải, theo thư thứ hai của thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Thessalonica, đó là hiện tượng "đứa con hư vong và thù nghịch... đặt ḿnh vào trong đền thờ của Thiên Chúa và c̣n tuyên bố ḿnh là Thiên Chúa". Thực tế đă cho thấy rơ điều này qua việc con người ngày nay, chẳng những đă từng cắt nghĩa Thánh Kinh theo ư ḿnh, giờ đây lại c̣n chính thức nhúng tay vào việc sửa đổi Lời Chúa vô cùng chân thật, như cho rằng mạc khải thần linh của Thiên Chúa chứa đựng toàn là những điều sai lầm và bất toàn, cần phải được con người văn minh ngày nay sửa lại cho đúng và cho hợp với ư thức hệ của họ.

 

Điển h́nh là các bản dịch theo ngôn ngữ bao hàm (inclusive language), chủ trương cố ư loại trừ đi những từ ngữ, theo họ, Lời Chúa có tính cách kỳ thị nữ giới. Đầu tiên là cuốn Thánh Kinh NRSV (New Revised Standard Version) dành cho 26 nước nói tiếng Anh để sử dụng trong việc phụng vụ, (ở Mỹ được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chấp nhận năm 1991), vào ngày 27-7-1994 đă nhận được lệnh của Thánh Bộ Phương Tự đ́nh chỉ việc sử dụng. Tiếp theo là bản dịch cuốn Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, v́ đă trích dẫn Lời Chúa từ bản Thánh Kinh NRSV trên đây, nên theo ư Thánh Bộ Đức Tin, nó cũng phải điều chỉnh lại cho đúng, do đó đă làm chậm đi dự trù phát hành15 tháng (3/1993-6/1994). Rồi đến bản dịch Anh ngữ khác mang danh "The New Testament and Psalms: An Inclusive Version", do Oxford University Press xuất bản, một bản dịch đă làm cho vị giám mục chủ tịch ủy ban phụng tự của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Donald W. Trautman lần đầu tiên đă phải chính thức lên tiếng, qua bức thư ngày 5-9-1995 gửi các giám mục Hoa Kỳ, với những nhận xét và thẩm định như sau:

"Nó àá một bản dịch vô trách nhiệm nhất, xúc phạm đến giáo lư của Giáo Hội và sự thật mạc khải về Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh. Bản dịch Anh ngữ mới này loại bỏ tất cả những ǵ liên quan đến Thiên Chúa là Cha. Kinh Chúa Dạy được bắt đầu bằng lời 'Lạy Cha-Mẹ ở trên trời'... Trong một số trường hợp, bản dịch không dựa vào bản văn được mạc khải, lại c̣n thêm thắt những lời không có trong nguyên bản. Theo ư nghĩ của tôi, đây không phải là một bản dịch hơn là một bản viết lại theo những ư hệ chính trị và xă hội hiện đại. Bản dịch mới này tiêu biểu cho một phản ứng cấp tiến cực đoan đối với nhu cầu sử dụng cân bằng ngôn ngữ bao hàm. Nó quả thực bóp méo Lời linh ứng của Thiên Chúa" (CWR 10/1995, trang 22-23) 

 

Nếu căn cứ vào những suy đoán và dẫn giải trên đây về thời tận thế, th́ kể từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II, nhất là ở giữa thập niên 1990 trước ngưỡng cửa năm 2000 này, loài người thực sự là đang sống trong thời kỳ bại hoại cuối cùng của thời tận thế, mà theo t́nh h́nh tự nhiên cũng cho linh cảm thấy rằng, thời kỳ chung thẩm kết thúc của thời tận thế chắc không c̣n bao lâu nữa: "Này, Ta đến ngay đây!" (KH 22:12). Thế nhưng, trong thời kỳ bại hoại cuối cùng này liệu thế chiến thứ ba có xẩy ra hay chăng?

 

Thấy tội lỗi tràn lan, người ta vẫn lo nghĩ đến thế chiến thứ ba có thể sẽ xẩy ra trước tận thế. Thật ra, như đă phân tích và suy diễn, mạc khải Thánh Kinh không hề nói đến chiến tranh trong ba thời kỳ cuối của thời tận thế, đó là thời kỳ quặn đau diễn tiến (x.Mt.24:9-14), thời kỳ bại hoại cuối cùng (x.Mt.24:15-28) cũng như thời kỳ chung thẩm kết thúc (x.Mt.24:29-31).

Tuy nhiên, không phải là hễ những ǵ không được kể đến trong thời kỳ sau, (chỉ v́ trong thời kỳ trước đó chúng đă được kể đến rồi), th́ có thể kết luận là chúng sẽ không xẩy ra nữa. Mỗi thời kỳ thật sự là có những đặc điểm riêng của ḿnh mà các thời kỳ khác không có. Thế nhưng, thời kỳ sau cũng có thể có những triệu chứng của thời kỳ trước, mà triệu chứng được tái diễn và kéo dài sang thời kỳ sau này lại c̣n xẩy ra ở một mức độ trầm trọng hơn trước nữa là đàng khác.

 

Chẳng hạn, thực tế đă cho thấy những dấu hiệu về tiên tri giả, chiến tranh và thiên tai là dấu hiệu riêng của thời kỳ thứ nhất, thời kỳ liên quan đến Bí Mật La Salette, tuy nhiên, sang thời kỳ thứ hai, thời kỳ liên quan đến Bí Mật Fatima, tiên tri giả, chiến tranh và thiên tai lại càng tái diễn một cách nguy hiểm và tệ hại hơn nữa.

 

Tuy nhiên, một trong các dấu  hiệu về thời tận thế là hiện tượng tiên tri giả đều được nhắc đến cả trong ba thời kỳ, (mà theo mạc khải Chúa Giêsu cho biết th́ nặng nhất là thời kỳ bại hoại cuối cùng), bởi v́, dấu hiệu này là dấu hiệu tiêu biểu cho thời tận thế, dấu hiệu tỏ ra t́nh trạng lầm lạc và mất đức tin của con người, đến độ, đức tin càng mất th́ lại càng là dấu báo hiệu Chúa Kitô đến, đúng như lời Chúa nói:

"Không biết khi Con Người đến có c̣n đức tin trên trái đất này nữa hay chăng?" (Lc 18:8)

 

Về t́nh h́nh chiến tranh th́, theo Bí Mật Fatima, trong phần thứ hai, chiến tranh là h́nh phạt Thiên Chúa dùng để trừng trị tội lỗi loài người, đúng như Mẹ Maria đă báo trước về biến cố Thế Chiến thứ II sẽ xẩy ra vào thời của Đức Piô XI (x. FILOW trang 162). Thế mà, tội lỗi của loài người ngày nay c̣n kinh khủng hơn cả tội lỗi của họ vào thời kỳ thế chiến I và II nữa, vậy th́ tại sao thế chiến III vẫn chưa xẩy ra?

 

Tương đối mà nói, có thể là nhờ số kẻ lành c̣n đủ để chống đỡ phép công thẳng của Thiên Chúa, thế nhưng, tuyệt đối mà nói, chính là v́ chưa tới giờ trừng phạt của Thiên Chúa. Theo Bí Mật Fatima th́ Nước Nga đă được Mẹ Maria làm cho trở lại, không c̣n "gây chiến" nguy hại cho vận mạng của toàn thể thế giới nữa, do đó mà, hiện nay "thế giới được ban cho một thời gian hoà b́nh" (FILOW trang 162)? Phải chăng "thời gian ḥa b́nh" này, tự thế giới không thể nào tự tạo lấy cho ḿnh, nên thế giới đă "được ban cho"? Thế nhưng, "thời gian hoà b́nh được ban cho thế giới" này sẽ kéo dài bao lâu?

 

Thực tế cho thấy, tuy không c̣n khối cộng sản Liên Sô là mầm mống đe dọa cho chung vận mạng thế giới nữa, thế giới vẫn cứ sống trong viễn tượng Thế Chiến thứ III. Nếu thế chiến thứ ba xẩy ra th́ phải là một chiến tranh nguyên tử. Vậy mà, vào ngày 20-5-1994, Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc đă cảnh cáo cộng sản Bắc Hàn về vụ Bắc Hàn đă làm ở ḷ nguyên tử Younbyon, gây nguy hiểm đến những qui định về mối an toàn chung. Thế rồi đến lượt Trung Cộng tuyên bố sẽ có 5 cuộc thí nghiệm bom nguyên tử trong năm 1995 và 1996, và Pháp cũng tuyên bố sẽ thử 8 cuộc từ tháng 9-1995 đến 5-1996. Quả nhiên, Trung Cộng đă mở màn thử bom nguyên tử dưới ḷng đất từ tháng 10-1994, rồi một cuộc khác ở vùng Tân Cương vào mùa hè 1995. C̣n Pháp, trong ṿng một tháng của mùa hè 1995, đă cho thí nghiệm hai lần ở vùng nam Thái B́nh Dương.

 

Về hiểm họa thế chiến thứ ba liên quan đến việc xây dựng một nền hoà b́nh đích thực cho chung thế giới, Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhận định như sau:

"Trừ phi dẹp bỏ tinh thần thù hằn và ghen ghét, rồi cương quyết tôn trọng nắm giữ những thoả ước về ḥa b́nh thế giới, bằng không, bất chấp những kỳ công của khoa học tân tiến, nhân loại vẫn có thể đi từ cuộc khủng hoảng trầm trọng ngày nay cho đến giờ phút liệt bại, lúc mà t́nh trạng ḥa b́nh duy nhất họ cảm nghiệm được chỉ là một t́nh trạng ḥa b́nh ghê rợn của sự chết" (LG số 82)

"V́ con người không thể chịu đựng được một t́nh trạng biến loạn như thế, do đó mà hậu quả phải xẩy đến là, cho dù không có chiến tranh, thế giới vẫn cứ liên tục bị bủa vây bởi giằng co và xâm lấn giữa con người với nhau" (LG số 83)

 

Tuy nhiên, để trừng phạt tội lỗi của thế giới, Thiên Chúa không nhất thiết phải sử dụng đến thế chiến thứ ba. Có thể v́ tội lỗi của loài người quá nặng, mà theo quan điểm trần gian, cần phải chịu một h́nh phạt khác mới đủ đền tội lỗi của họ, và theo quan điểm siêu nhiên, h́nh phạt nặng hơn này mới có thể làm cho họ nhận biết Thiên Chúa th́ sao. Chẳng hạn Thiên Chúa có thể để xẩy ra hiện tượng tối tăm ba ngày ba đêm như chân phước Anna-Maria Taigi nói đến từ thế kỷ 19:

"Sẽ xẩy ra trên toàn trái đất một cơn tối tăm mù mịt kéo dài ba ngày ba đêm. Không thể thấy được ǵ cả, không khí đầy những bệnh hoạn chết chóc lan truyền, tác hại đặc biệt là các kẻ thù ghét đạo nghĩa. Không một ánh sáng nhân tạo nào có thể tỏ rạng trong cơn tăm tối này, ngoại trừ những cây nến phép. Kẻ nào v́ ṭ ṃ mà dám mở cửa sổ nh́n ra ngoài, hay rời nhà của ḿnh, sẽ chết ngay tức th́. Trong thời gian ba ngày này, người ta phải ở lại trong nhà của ḿnh, cầu kinh Mân Côi và van xin Thiên Chúa xót thương. Tất cả các thù địch của Giáo Hội trên khắp mặt đất, ra mặt hay kín ẩn, sẽ bị hủy diệt trong thời gian tối tăm khắp cả hoàn cầu, chỉ trừ một số ít mà Thiên Chúa chẳng bao lâu sẽ làm cho trở lại. Không khí sẽ bị tiêm nhiễm bởi các ma qủi xuất hiện dưới mọi loại h́nh thù quái gở... Sau ba ngày tối tăm, Thánh Phêrô và Phaolô  từ Trời xuống sẽ rao giảng khắp thế giới và chỉ định một vị tân Giáo Hoàng. (Phụ chú: phải chăng ở đây ám chỉ đến vị giáo hoàng áp cuối sẽ lấy danh hiệu là Phêrô-Phaolô, vị giáo hoàng sẽ chịu khổ nạn, để rồi, từ thân thể tử nạn của ngài sẽ xẩy ra một hiện tượng là như sau). Từ thân thể của các ngài sẽ có một chớp sáng vĩ đại và sẽ đậu lại trên vị hồng y được trở nên Giáo Hoàng. (Phụ chú: phải chăng đây là vị giáo hoàng cuối cùng mang danh hiệu Phêrô, như sấm truyền của Malachy đă đề cập đến). Kitô giáo bấy giờ sẽ được truyền bá khắp thế giới. Ngài là vị Giáo Hoàng Thánh Thiện, được Thiên Chúa chọn để chống lại băo tố. (Phụ chú: cũng theo sấm truyền Malachy, vị giáo hoàng mang tên "Phêrô người Rôma" này "sẽ chăn nuôi đàn chiên ḿnh giữa những tai biến"). Về cuối ngài sẽ có cả ơn làm phép lạ, và danh của ngài sẽ được chúc tụng khắp cả thế giới. Toàn thể các dân tộc sẽ trở lại với Giáo Hội, và bộ mặt trái đất sẽ được canh tân" (CP trang 44-45)

 

Phải chăng, hiện tượng tối tăm ba ngày ba đêm bao phủ cả trái đất, tuy là một hiện tượng tự ḿnh mang tính cách chết chóc bao trùm toàn thể thế giới con người, song ư nghĩa của nó lại nói lên mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, như hạt lúa miến trước hết phải bị mục nát đi trong ḷng đất trước khi trổ sinh muôn vàn hoa trái (x. Gn 12:24). Do đó, tác dụng của hiện tượng tối tăm ba ngày ba đêm này lại trở thành một dấu hy vọng, báo hiệu sắp đến một Mùa Phục Sinh.

 

Đúng thế, "toàn thể tạo vật quằn quại mong chờ ngày tỏ hiện của con cái Thiên Chúa" (Rm 8:19), đó là Ngày Phục Sinh của "tạo vật bị lụy phục hư nát... được thoát khỏi t́nh trạng nộ lệ cho hư hoại để được thông phần vào niềm tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa" (Rm 8:21-22), Ngày Phục Sinh trong Đấng đă sống lại từ cơi chết, "Đấng một lần đă chết những nay vẫn sống muôn đời muôn thuở. (Đấng) giữ trong tay ch́a khóa sự chết và âm phủ" (KH 1:18).

 

Thế nhưng, ngay từ ban đầu, nếu theo mạc khải: "Thiên Chúa nh́n mọi sự Ngài đă thực hiện và Ngài thấy nó rất tốt lành" (KN 1:31), th́ tại sao lại có chuyện hư hỏng nơi tạo vật để chúng lại phải được giải cứu và canh tân? Nói cách khác, nếu Thiên Chúa vô cùng toàn thiện và những ǵ Ngài làm đều "rất tốt lành", th́ sự chết, được hiện thân nơi sự dữ, qua bộ mặt tội lỗi, làm sao mà có được?? Nếu có th́ từ đâu mà đến?? Nếu quả thật có sự chết, như thực tế cho thấy nơi lịch sử của con người cũng như nơi cảm nghiệm bản thân mỗi người, th́ phải chăng là do việc làm của Thiên Chúa, tức việc của Ngài làm h́nh như c̣n chất chứa một cái ǵ đó chưa trọn, và cái chưa trọn này nơi tạo vật chỉ được nên trọn khi đến thời điểm của nó???

 

Đó là "những mầu nhiệm của Thiên Chúa" (1Cor 4:1), những mầu nhiệm đă được mạc khải qua lịch sử loài người, để làm cho lịch sử này trở thành một lịch sử cứu rỗi, một lịch sử cứu rỗi đă được linh ứng để ghi chép lại thành một Bộ Thánh Kinh, và được kết thúc trong cuốn cuối cùng mang chính tựa đề là "Mạc Khải" (Apokalypsis theo Hy Lạp), hay Khải Huyền, một cuốn sách được Giáo Hội Chính Thống Đông Phương mừng kỷ niệm 1900 năm ngày 25-26/9/1995 ngay tại Đảo Patmô, nơi thánh Gioan được mạc khải, một cuốn sách như thể có tính cách "Hận Thù Quyết Thắng".