-13-

 Một Ngàn Năm

  

Thế rồi tôi thấy một thiên thần từ trời xuống, cầm trong tay ch́a khóa vực thẳm cùng với một sợi xích lớn. Ngài bắt con rồng, tức con cựu xà là ma qủi hay Satan, mà trói hắn lại cả một ngàn năm. Thiên thần xô hắn xuống vực thẳm mà ngài đóng lại và niêm ấn trên hắn. Ngài làm như vậy để con rồng không thể lừa đảo các dân tộc cho đến khi một ngàn năm qua đi. Sau đó, con rồng sẽ được thả ra trong ṿng một thời gian ngắn.

                Đoạn tôi thấy có mấy ngai ṭa. Những vị đang ngự trên những ngai ṭa này được ban quyền để xét xử. Tôi cũng thấy những hồn thiêng của những người bị mất đầu v́ việc họ làm chứng cho Chúa Giêsu cũng như cho lời của Thiên Chúa, những người không hề tôn thờ con mănh thú hay h́nh ảnh của nó, cũng không chấp nhận dấu ấn của nó trên trán của họ hoặc trên bàn tay của họ. Họ sống lại và cùng với Chúa Kitô cai trị cả một ngàn năm. Những người khác là những kẻ chết không sống lại cho đến khi một ngàn năm qua đi. Đó là cuộc phục sinh thứ nhất' hạnh phúc và thánh hảo thay những ai được thông phần vào cuộc phục sinh thứ nhất này! Cái chết lần thứ hai sẽ không làm ǵ được họ' họ sẽ phụng sự Thiên Chúa và Chúa Kitô như những tư tế, và sẽ cùng Ngài cai trị cả một ngàn năm.

                Khi một ngàn năm qua đi, Satan sẽ được thả ra khỏi ngục của hắn. Hắn sẽ ra đi để dụ dỗ các dân tộc khắp cùng bờ cơi mặt đất, và triệu tập những đoàn quân Gog cũng như Magog đông như cát biển để chiến đấu. Chúng đă chiếm được toàn lănh thổ và phong tỏa thành tŕ dấu yêu là nơi dân của Thiên Chúa đóng đô' thế nhưng lửa từ trời đă xuống nuốt chúng đi. Ma qủi là tên lừa đảo họ đă bị hất nhào xuống hồ diêm sinh bừng cháy, nơi con mănh thú cùng với tiên tri giả cũng đă bị quẳng xuống. Ở đó, chúng sẽ ngày đêm bị hành h́nh, cho đến muôn đời muôn kiếp.

(KH. 20:1-10)

 

Căn cứ theo nội dung của đoạn sách Khải Huyền được trích dẫn, "một ngàn năm" là khoảng thời gian ma qủi th́ bị giam cầm: "Ngài (thiên thần) bắt con rồng, tức con cựu xà là ma qủi hay Satan, mà trói hắn lại cả một ngàn năm", trong khi đó, "những người bị mất đầu v́ việc họ làm chứng cho Chúa Giêsu ... sống lại và cùng với Chúa Kitô cai trị cả một ngàn năm".

 

Thế rồi, cũng dựa theo những tiết lộ của thánh kư Gioan qua cùng một đoạn sách Khải Huyền này, những điều sau đây sẽ xẩy ra "sau một ngàn năm" hay "khi một ngàn năm qua đi". Trước hết, đối với ma qủi th́ "khi một ngàn năm qua đi, Satan sẽ được thả ra khỏi ngục của hắn". Sau nữa, đối với thành phần "những người khác", tức không được kể đến như "bị mất đầu" sẽ "là những kẻ chết không sống lại cho đến khi một ngàn năm qua đi".

 

Như thế, khoảng thời gian "một ngàn năm" của sách Khải Huyền ở đây là khoảng thời gian phục sinh của những kẻ lành, và cũng là khoảng thời gian Satan bị tạm nhốt, đồng thời c̣n là khoảng thời gian đ́nh chiến trước khi hoàn toàn kết thúc cho một cuộc "hận thù quyết thắng". Vậy khoảng thời gian "một ngàn năm" được nói đến trong sách Khải Huyền đây phải là khoảng thời gian công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa được "hoàn tất" (Gn.19:30) nơi Chúa Kitô tử giá, Đấng "đă tỏ ḿnh ra để phá hủy những công việc của ma qủi" (1Gn.3:8) và cũng là Đấng "tự hiến để họ được thánh hoá trong chân lư" (Gn.17:19).

Thật thế, bao lâu sứ vụ thiên sai của Chúa Kitô chưa thực sự "hoàn tất", th́ bấy lâu Satan vẫn c̣n như "hai mănh thú" lộng hành trên thế gian. Dầu sao, kể từ khi "Lời hoá thành nhục thể" (Gn.1:14), như "ánh sáng chiếu trong tăm tối" (Gn.1:5), tự hắn chắc cũng đă linh cảm được là có một cái ǵ đó hết sức kỳ dị đang xẩy ra nơi thế gian là vương quốc của hắn, đúng như Chúa Kitô sau này tỏ cho các môn đệ biết, vào lúc các ông được Người sai đi rao giảng trở về, đó là: "Satan đang từ bầu trời sa xuống như chớp" (Lc.10:18).

 

Câu khẳng định này của Chúa Kitô hoàn toàn không mâu thuẫn với thị kiến của thánh kư Gioan được tiết lộ trong sách Khải Huyền là "con rồng đă thấy hắn bị xô nhào xuống đất" (KH.12:13). Lư do là v́, sau khi con rồng, "từ miệng của con rắn phun ra một gịng nước" (KH.12:15) để nhận ch́m thế gian trong "trận lụt" (KH.12:16) của "những sự giả dối" (Gn.8:44), hắn đă hoàn toàn làm chủ được t́nh h́nh trận chiến "trên bờ biển" (KH.12:17) cho một cuộc "hận thù quyết thắng". Nhờ cuộc chiến thắng trận chiến ở "trên bờ biển" này mà hắn đă vớt vát được phần nào những thảm bại trong trận chiến ở "trên bầu trời" (KH.12:7,8) cũng như ở dưới "đất" (KH.12:13,16).

 

Tuy nhiên, không phải v́ thế mà hắn không bị hay chưa hoàn toàn bị giam cầm trong hỏa ngục, và phải đợi cho đến khi "thiên thần từ trời xuống, cầm trong tay ch́a khóa vực thẳm cùng với một sợi xích lớn... bắt... trói hắn lại... xô xuống vực thẳm... niêm ấn trên hắn". Thật ra, một khi không c̣n là thần thiêng theo như bản tính được dựng nên là "ánh sáng" (KN.1:3) của ḿnh nữa, Luxiphe tự nhiên đă trở thành "tối tăm" (KN.1:4), tức thành "ma qủi hay Satan" (KH.12:9'20:2), "cha của những sự dối trá" (Gn.8:44).

 

Theo lư, nếu không có trong ḿnh sự chết, Satan không thể nào "mang sự chết đến cho con người ngay từ ban đầu" (Gn.8:44) được. "Nhưng con khổng long tự bản tính cũng không phải là tử thần. Cả nó cũng ở trong sự chết nữa" (trang 138). Hỏa ngục đúng là "hàm của sự chết" (Mt.16:18) đă ngậm cứng tạo vật đầu tiên và ưu tú nhất của nó là "ma qủi hay Satan". Để rồi, qua chính "tên cám dỗ cả thế gian" (KH.12:9) đúng với biệt danh của ḿnh là Satan này, "tội lỗi cùng với sự chết đă lọt vào thế gian" như "hai mănh thú" xâu xé loài người sa đọa.  

 

Do đó, khi đến thời điểm Chúa Kitô chính thức công bố: "Thời gian đă viên trọn. Nước Thiên Chúa đă gần..." (Mc.1:15) th́ cũng là lúc vương quốc của "ông hoàng sự chết" (DT.2:14) trên thế gian cũng sắp sửa bị "hủy hoại" (1Gn.3:8). Tuy nhiên, trước khi vương quốc của hắn hoàn toàn bị "Chúa Kitô là quyền năng của Thiên Chúa và khôn ngoan của Thiên Chúa" (1Cor.1:24) thực sự triệt hạ "bằng cái chết của Người" (DT.2:14), th́ bấy giờ "Satan (mới) đang từ bầu trời sa xuống như chớp" (Lc.10:18) mà thôi. Đúng thế, cho đến khi "chính lúc hắn đớp lấy Người th́ mắt mở ra. Vừa biết được Người Là, đầu của hắn liền bị tan tành: nhân tính bị hắn cầm độc đă được giải phóng và nâng lên" (trang 162).

 

V́ "nhân tính bị hắn cầm độc đă được giải phóng và nâng lên" như thế mà, trong cùng một thị kiến, thánh kư Gioan đă thấy có ba thành phần: đó là thành phần "ngự trên ngai ṭa", thành phần "những hồn thiêng" và thành phần "những người khác".

 

Thành phần thứ nhất là "những vị đang ngự trên những ngai ṭa". Thành phần này là thành phần thiểu số, bởi v́, theo thị kiến của thánh kư Gioan, th́ chỉ "có mấy ngai ṭa" thôi. Tuy nhiên, thành phần này lại là thành phần quyền thế nhất, v́ là những vị "được ban quyền xét xử". Như thế, "những vị ngự trên mấy ngai ṭa này" phải có một liên hệ đặc biệt với "Đấng ngồi trên một ngai ṭa trắng lớn" (KH.20:11), tức đến "lề luật Moisen, lời của các tiên tri và các thánh vịnh" (Lc.24:44), là những ǵ nói về  Chúa Kitô và nên trọn nơi Chúa Kitô. Bởi v́, Chúa Kitô không phải là ai khác hơn chính là "Đấng cưỡi con bạch mă (lấy) công chính là tiêu chuẩn của ḿnh trong việc xét xử và trong việc nghênh chiến" (KH.19:11), Đấng chiến thắng "con mănh thú cùng với tên tiên tri giả" (KH.19:20) và "tàn sát phần c̣n lại bằng thanh gươm từ miệng của Người" (KH.19:21).

 

Tiêu biểu cho thành phần thiểu số đặc cách này có thể kể đến Moisen, Elia và Gioan Tẩy Giả. "Moisen và Elia (là những vị) đă hiện ra tṛ truyện với Người (Chúa Kitô)" (Mt.17:3). Gioan Tẩy Giả là vị vừa là tiền hô dọn đường cho Chúa Kitô, vừa đóng vai giới thiệu cùng làm chứng cho Chúa Kitô (x.Gn.1:30-31,29,34). Gioan, vị tiền hô mà Chúa Giêsu, sau khi biến h́nh trên núi trước mặt ba môn đệ thân tín của ḿnh, đă tỏ cho các vị biết, là đóng vai "Elia thực sự đă đến và sẽ phục hồi mọi sự" (Mt.17:11). Như thế, có thể nói, thánh Gioan Tẩy Giả, trung gian giữa cựu ước và tân ước, đóng vai tṛ lưỡng nhân, mang sứ mệnh phục hồi của Elia để thi hành sứ vụ tiền hô của ḿnh là "đi trước Chúa để dọn đường cho Người" (Lc.1:76), chính là "hai tiên tri" (KH.11:12) với tư cách là "những vị nhân chứng" (KH.11:6).

 

Thành phần thứ hai là "những hồn thiêng bị mất đầu". Cũng vào thời điểm "một ngàn năm", tức khoảng thời gian Chúa Kitô "dùng cái chết của ḿnh để có thể tước đoạt quyền lực của ma qủi" (DT.2:14) th́ "có nhiều thân thể của các thánh là những vị đă chết sống lại. Sau khi Chúa Giêsu sống lại, các ngài đă từ những mồ mả của ḿnh mà đến và vào thành thánh hiện ra với nhiều người" (Mt.27:53). Những vị thánh này, theo như thánh kư Gioan thị kiến thấy, đó cũng có thể là "những hồn thiêng của những người bị mất đầu v́ việc họ làm chứng cho Chúa Giêsu cũng như cho lời của Thiên Chúa, những người không hề tôn thờ con mănh thú hay h́nh ảnh của nó, cũng không chấp nhận dấu ấn của nó trên trán của họ hoặc trên bàn tay của họ. Họ sống lại và cùng với Chúa Kitô cai trị cả một ngàn năm".

Thế nhưng, thật ra, thành phần "những hồn thiêng" là "những vị thánh" này không phải chỉ "sống lại và cùng với Chúa Kitô cai trị cả một ngàn năm" thôi, mà cho tới muôn đời muôn kiếp. Sở dĩ ngôn ngữ của sách Khải Huyền ở đây nói đến giới hạn thời gian của thành phần này, là v́, cuộc "hận thù quyết thắng", vào thời kỳ "một ngàn năm" chưa hoàn toàn kết thúc. Thế nên, tiếp sau câu nói đến giới hạn thời gian của họ, sách Khải Huyền liền xác định dứt khoát thân phận của họ là được "hạnh phúc và thánh hảo thông phần vào cuộc phục sinh thứ nhất này! (Bởi v́) cái chết lần thứ hai không làm ǵ được họ". "Cái chết thứ lần hai" (KH.20:14) đây cũng chính là cái chết đời đời.

 

Thành phần thứ ba trong thời kỳ "một ngàn năm", đó là "những người khác", ngoài hai thành phần được thị kiến thánh Gioan kể đến trước, là "những vị ngự trên những ngai ṭa" và "những hồn thiêng bị mất đầu". Thành phần "những người khác" này, theo như sách Khải Huyền khẳng định, "là những kẻ chết không sống lại cho đến khi một ngàn năm qua đi". Thật ra, ư nghĩa của cụm từ đề cập đến giới hạn thời gian "cho đến khi một ngàn năm qua đi" ở đây, đối với thành phần thứ ba này, cũng được hiểu theo ư nghĩa như sách Khải Huyền diễn tả "cả một ngàn năm" áp dụng cho thành phần thứ hai, như đă được diễn giải trên đây. Hiểu như thế th́ thành phần thứ ba này bị đời đời hư đi cùng với "con mănh thú và tên tiên tri giả" (KH.19:20), tức là "thành phần c̣n lại bị sát hại bởi thanh gươm từ miệng của Đấng cưỡi ngựa, và toàn thể chim trời bâu lại với nhau rúc rỉa thịt của những kẻ bị sát hại này" (KH.19:21).

 

Thành phần thứ hai, sở dĩ "không sống lại cho đến khi một ngàn năm qua đi", như thành phần thứ hai "đă sống lại và cùng với Chúa Kitô cai trị cả một ngàn năm", là v́ họ không được diễm hạnh như thành phần thứ hai mang thân phận "hạnh phúc và thánh hảo (trong việc) được thông phần vào cuộc phục sinh thứ nhất". Biến cố "được thông phần vào cuộc phục sinh thứ nhất" của thành phần thứ hai, mà thành phần thứ ba không được đây, sách Khải Huyền đă minh định: "Đó là cuộc phục sinh thứ nhất". "Cuộc phục sinh thứ nhất" này là cuộc phục sinh đời đời, do đó, sẽ không thể nào có cuộc phục sinh thứ hai, như có "cái chết lần thứ hai", một cái chết có thể nuốt được cả những thành phần "không có tên trong sổ kẻ sống" (KH.20:15), sau thời kỳ "một ngàn năm qua đi".

 

Phải, trong thời kỳ "một ngàn năm", "con khổng long" lại hoàn toàn bị thảm bại một lần nữa, trong cả trận chiến thứ ba (xin xem lại trang 174) là trận chiến diễn ra "trên bờ biển" (KH.12:17). Theo thị kiến của thánh kư Gioan th́ nó bị thảm bại khi "một thiên thần từ trời xuống... bắt con rồng, tức con cựu xà là ma qủi hay Satan, mà trói hắn lại cả một ngàn năm... để con rồng không thể lừa đảo các dân tộc cho đến khi một ngàn năm qua đi". Ở đây, ư nghĩa "một ngàn năm" hoàn toàn được áp dụng cho trường hợp của "con khổng long".

Bởi v́, sách Khải Huyền đă tiết lộ tiếp theo ngay là: "Sau đó, con rồng sẽ được thả ra trong ṿng một thời gian ngắn". Để làm ǵ? Sách Khải Huyền diễn tả thêm: "Sau một ngàn năm qua đi, Satan sẽ được thả ra khỏi ngục của hắn. Hắn sẽ ra đi để dụ dỗ các dân tộc khắp cùng bờ cơi trái đất, và triệu tập những đoàn quân Gog cũng như Magog đông như cát biển để chiến đấu. Chúng đă chiếm được toàn lănh thổ và phong tỏa thành tŕ dấu yêu là nơi dân của Thiên Chúa đóng đô".

 

Như thế, cho dù "con khổng long" đă hoàn toàn bị thảm bại dưới thập giá của Chúa Kitô trong thời kỳ "một ngày năm trước con mắt Chúa cũng như một ngày" (2Ph.3:8), ngày Người "chiến thắng thế gian" (Gn.16:33), nhưng, v́ "được thả ra trong ṿng một thời gian ngắn" sau thời kỳ "một ngàn năm" mà cuộc "hận thù quyết thắng" vẫn chưa đến hồi hoàn toàn kết thúc. "Trong ṿng một thời gian ngắn", mà "trước mắt Chúa một ngày cũng như một ngàn năm" (2Ph.3:8) này, chính là thời gian kể từ lúc Chúa Kitô hoàn tất công cuộc cứu chuộc cho đến tận thế. Chính v́ thế mà đối tượng của "con khổng long" nhắm đến chung chung là cả nhân loại, đó là "các dân tộc khắp cùng bờ cơi trái đất", song đặc biệt hơn mục tiêu hắn nhắm đến vẫn là riêng Giáo Hội Chúa Kitô, đó là "thành tŕ dấu yêu là nơi dân của Thiên Chúa đóng đô", cũng chính là "phần miêu duệ c̣n lại của người nữ, những kẻ giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu" (KH.12:17).

"Biết được thời hạn vắn vỏi của ḿnh" (KH.12:12), "con khổng long" đă tận dụng tất cả năng lực của hắn, không phải là để lật ngược thế cờ trong cuộc "hận thù quyết thắng" nữa, v́ hắn đă bị một "vết trọng thương (trên) một trong những đầu của con mănh thú (thứ nhất)" (KH.13:3), mà là, để cố vớt vát lại phần nào những ǵ đă mất trong chiến cuộc. Nếu trước thời kỳ "một ngàn năm", tức từ sau nguyên tội cho đến khi bản tính của con người sa đọa thực sự được Chúa Kitô cứu rỗi, "con khổng long" đă thống trị và kềm kẹp con người bằng mănh lực bạo tàn của "hai mănh thú", th́ sau thời kỳ "một ngàn năm", "để chiến đấu", hắn đă "triệu tập những đoàn quân Gog cũng như Mogog" là những thành phần phản nghịch với dân Thiên Chúa (x.Ez.38:2'39:6). Tại sao?

 

Tại v́, kết qủa của thời kỳ "một ngàn năm", không phải chỉ có "con khổng long" mới là nạn nhân duy nhất, mà cả những ǵ thuộc về nó nữa, như triều thần cùng với vương quốc của nó. Triều thần của "con khổng long" cũng bị sụp đđây là những thành phần nào, nếu không phải là "con mănh thú bị bắt cùng với tên tiên tri giả... Cả hai đă bị hất sống xuống hồ lửa diêm sinh bừng cháy" (KH.19:20). "Con mănh thú bị bắt và hất sống xuống hồ lửa" đây là con mănh thú nào trong ba con, một con biểu hiệu cho tội lỗi là con mănh thú thứ nhất, một con biểu hiệu cho sự chết là con mănh thú thứ hai, và một con biểu hiệu cho đam mê nơi con người sa đọa là con mănh thú chịu lụy thế gian (xin xem lại những trang 175-177, 209, 214).

Chính chân tướng và hoạt động của "tên tiên tri giả" sẽ tố cáo bộ mặt thật của "con mănh thú" cần phải khám phá này. Theo sách Khải Huyền cho biết th́ "tên tiên tri giả là kẻ đă thực hiện những điều kỳ diệu trước mặt con mănh thú đđánh lừa con người, làm cho họ chấp nhận dấu ấn của con mănh thú rồi tôn thờ h́nh ảnh của nó" (KH.19:20). Vậy "tên tiên tri giả" này là ai nữa ngoài "một người kia (mà) con số của con người đó là 666" (KH.13:18), như sách Khải Huyền, ở đoạn kết thúc chương 13 nói về "hai mănh thú", đă ám chỉ. "Tên tiên tri giả" này chính là bộ hạ của "con mănh thú thứ nhất", bởi v́, theo sách Khải Huyền cho biết, "h́nh ảnh của con mănh thú (thứ nhất) ... không cho phép một người nào mua bán bất cứ vật ǵ, ngoại trừ người đó trước hết phải được đóng dấu danh hiệu của con mănh thú (thứ nhất) hay con số thay cho danh hiệu của nó" (KH.13:16-17). Và, cũng theo sách Khải Huyền, "con số thay cho danh hiệu của nó (con mănh thú thứ nhất)" ở đây "tiêu biểu cho một người kia" (KH.13:18).

 

Căn cứ vào những dẫn giải ẩn dụ của sách Khải Huyền về "tên tiên tri giả", th́ "một người kia" ở đây có thể là bất cứ con người nào. Họ không phải là người chỉ biết tôn sùng "con mănh thú thứ nhất", như một môn đồ ngoan đạo của nó, thành phần "được đóng dấu danh hiệu của nó", mà c̣n đi theo phụng sự "con mănh thú thứ nhất" nữa, tức là thành phần "được đóng dấu thay cho danh hiệu của nó", hoạt động cho nó như một tông đồ nhiệt thành của nó, trong công cuộc "làm cho con người chấp nhận dấu ấn của con mănh thú rồi tôn thờ h́nh ảnh của nó" (KH.19:20).

 

Thật ra, trên nguyên tắc, cuộc "hận thù quyết thắng" đă chính thức được chấm dứt vào thời điểm "một ngàn năm". Kết cục, phần thắng đă lọt vào tay "người con trai được tiền định để chăn dắt tất cả mọi dân tộc bằng roi sắt... (và đă) được đem lên Thiên Chúa và ngai của ḿnh" (KH.12:5). Đối với chính "con khổng long" được hiện thân nơi "con mănh thú thứ nhất" th́ "thập giá Chúa Kitô" (1Cor.1:17) này đúng là "cánh tay uy quyền đă phá tan kẻ kiêu ngạo nơi những ư nghĩ kiêu căng của họ, (và) đă hạ kẻ quyền hành xuống khỏi bệ cao" (Lc.1:51-52).

 

Chẳng những thế, đối với vương quốc của hắn là "đại đô Babylon" (KH.18:2), Người cũng "đă thắng thế gian" (Gn.16:33). Nếu thời hạn của "đại đô Babylon" chỉ "tồn tại có một tiếng đồng hồ" (KH.18:10,17,19) th́ nó đă bị chiếm phá tan tành ngay trước cả giờ phút công cuộc cứu chuộc chính thức "hoàn tất" (Gn.19:30) nữa ḱa, đó là thời gian "một tiếng" (Mt.26:40) Chúa Giêsu c̣n ở trong vườn cầu nguyện, thời gian Người "đă chiến thắng thế gian" ngay nơi chính nhân tính "không biết tội đă thành tội" (2Cor.5:21) để "xin theo như ư Cha muốn chứ không phải ư Con" (Mt.26:39).

 

Phải chăng v́ thế mà, theo thứ tự của sách Khải Huyền, "đại đô Babylon" sụp đổ trước khi "con mănh thú bị bắt cùng với tên tiên tri giả (rồi) cả hai bị quăng sống xuống hồ lửa diêm sinh bừng cháy". V́ cuộc chiến thắng thế gian của Chúa Giêsu nơi nhân tính của Người có tính cách quyết liệt, bằng không, theo tự nhiên, "con khổng long" khó có thể bị đánh bại, do đó mới có những tấu khúc khải hoàn sau đây.

 

Trước hết là tấu khúc khải hoàn "của một hội đồng cả thể trên trời. Họ hoan ca rằng: Mừng vui lên! Ơn cứu độ, vinh quang và uy quyền thuộc về Thiên Chúa của chúng ta, v́ những phán quyết của Ngài chân thật và công minh! Ngài đă lên án con mụ đại điếm, kẻ dâm loạn đă làm băng hoại trái đất. Ngài đă rửa hận cho máu của những tôi tớ của Ngài đă đổ ra bởi tay của mụ" (KH.19:1-2).

 

Sau nữa là tấu khúc khải hoàn "vang lên như những tiếng la ḥ của một đám đông vĩ đại, hay như tiếng rống của một vực thẳm, hoặc như những tiếng vang động của sấm sét: Mừng vui lên! Chúa là vua, Thiên Chúa của chúng ta, Đấng Quyền Năng! Chúng ta hăy hớn hở, hân hoan và tôn vinh Ngài! V́ đây là ngày cưới của Con Chiên' hôn thê của Người đă được trang điểm cho đám cưới. Nàng đă được ban tặng cho một bộ áo để mặc bằng vải sợi hảo hạng trắng tinh" (KH.19:6-8).

 

Và, đđúc kết cuộc chiến thắng toàn diện của Chúa Kitô, sau khi thiên thần thứ bảy thổi kèn của ḿnh liền có: "Những tiếng lớn ở trên trời vang lên: 'Vương quốc thế gian nay thuộc về Chúa chúng ta và thuộc về Đấng Được Xức Dầu của Ngài'. Hai mươi bốn trưởng lăo là những vị được lên ngôi trước nhan Thiên Chúa phục xuống thờ lạy Thiên Chúa mà nói: 'Chúng tôi chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng đang có và đă có. Ngài đă nắm giữ quyền năng cao cả của Ngài, Ngài đă bắt đầu triều đại của Ngài. Các dân tộc thù hận vùng lên, nhưng rồi đến ngày thịnh nộ của Ngài và lúc phán xét kẻ chết: Thời gian để tưởng thưởng các tiên tri tôi tớ của Ngài và các vị thánh tôn kính Ngài, cả lớn lẫn bé. Thời gian để tiêu hủy những ai làm hoang tàn trái đất'" (KH.11:15-18).

 

Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc "hận thù quyết thắng" vẫn c̣n được phép kéo dài cho đến tận thế, cho đến khi "kẻ thù cuối cùng là sự chết bị tiêu diệt" (1Cor.15:26). Có thể v́ thế mà "con mănh thú" thứ hai, biểu hiệu cho "sự chết", không được sách Khải Huyền nhắc đến là nó chịu số phận "cũng đă bị quăng sống xuống hồ diêm sinh bừng cháy" (KH.20:10'19:20) như "con mănh thú (thứ nhất) cùng với tên tiên tri giả" .

 

V́ cuộc "hận thù quyết thắng" vẫn c̣n tiếp diễn dưới ảnh hưởng của "sự chết" như thế mà phần con người, dù "nhân tính bị hắn cầm độc đă được giải phóng và nâng lên" (trang 162), vẫn bị đạo quân của Satan là "Gog và Magog đông như cát biển" "chiếm được toàn lănh thổ", biểu hiệu cho chung thế giới, và "phong tỏa thành tŕ dấu yêu", biểu hiệu cho Giáo Hội Chúa Kitô "là nơi dân của Thiên Chúa đóng đô". Nếu "hai mănh thú" là vương quyền và mănh lực của "con khổng long" đă thống trị và cầm buộc chính bản tính con người sa đọa theo nguyên tội, th́ "đoàn quân Gog và Mogog" đây là lực lượng được Satan sử dụng để tấn công vào con người. Chúng không phải là "con mănh thú từ biển tiến lên" (KH.13:1), hay "con mănh thú khác từ đất tiến lên" (KH.13:11), mà là "con mănh thú từ vực thẳm tiến lên một lần nữa trước khi bị tận diệt" (KH.17:8). Bởi v́, "tất cả mọi người trên mặt đất không có tên trong sổ kẻ sống từ khi tạo dựng vũ trụ đều bỡ ngỡ khi thấy con mănh thú" (KH.17:8).

 

Nếu so sánh với "hai con mănh thú" và căn cứ vào thời điểm sau "một ngàn năm" là thời điểm bắt đầu thiết lập vương quốc của Chúa Kitô trên thế gian, th́ theo tính cách được "Satan triệu tập để chiến đấu", "Gog và Mogog" là những khuynh hướng tục hóa và phạm thượng của con người sau khi ơn cứu rỗi, nói chung, đă được hoàn tất, và nói riêng, đă được ban cho họ khi họ "tin và chịu phép rửa tội" (Mc.16:16).

 

Thế nhưng, cho dù "toàn lănh thổ" là cả thế giới loài người có bị "chiếm" đi nữa, Giáo Hội Chúa Kitô cũng chỉ bị "phong tỏa" mà thôi, chứ không hoàn toàn bị "chiếm", theo nghĩa là "con khổng long" hoàn toàn làm chủ được con người như thời kỳ trước "một ngàn năm" nữa. Bởi v́, trong chính "thành tŕ dấu yêu bị phong tỏa" này, c̣n có Đấng "toàn quyền trên trời dưới đất... hằng ở cùng (Giáo Hội) cho đến tận thế" (Mt.28:18,20). Hơn nữa, sau thời kỳ "một ngàn năm" Satan sẽ không làm ǵ được Giáo Hội nữa, v́ trong thời kỳ "một ngàn năm", "con khổng long" đă hoàn toàn bị thảm bại dưới tay của một "bé trai" (KH.12:5), như Gôliát khổng lồ nhục nhă thua dưới tay Đavít nhỏ con (1Sam.17:40-51). Gôliát khổng lồ đă thua Đavít nhỏ con, ở chỗ, trước hết, gục ngă v́ bị viên đá của Đavít quăng trúng ngay trán hắn (x.1Sam.17:49), sau đó, bị Đavít đè lên lấy mất đầu bằng chính thanh gươm của hắn.

 

Cũng thế, "v́ đánh lừa" (KN.3:13) người nữ trong vườn địa đường, không được tự biện hộ và chạy tội như con người (x.KN.3:12-13), con rắn đă lănh đủ án phạt của ḿnh. Đó mới là một bản án treo, bản án "sẽ" (KN.3:15) được thi hành mà kết cuộc là đầu của nó "sẽ" bị đạp nát. Tuy nhiên, dầu sao bản án này cũng như một viên đá quăng trúng trán của nó, làm nó choáng váng gục ngă, nhưng chưa chết hẳn, v́ viên đá này chỉ là một lời cảnh cáo, mới là một bản án treo, nên hắn chưa đến lúc bị chặt đầu. Do đó mà "con mănh thú từ biển tiến lên", như đă được diễn giải trong chương nói về "hai mănh thú", là "miêu duệ của con rắn" (xem trang 175) cũng là biểu hiệu cho vương quyền của "con khổng long" (xem trang 179), vừa xuất hiện đă mang sẵn một vết trọng thương trên một trong các đầu của nó (x.KH.13:3).

 

Thế rồi, thời điểm đă đến, thời điểm "một ngàn năm", thời điểm chặt đầu của "con khổng long" là "con cựu xà" (xem trang 175), bằng chính thanh gươm của nó là thập giá mà "Con Người phải bị treo lên như Moisen treo con rắn lên trong sa mạc" (Gn.3:14). Phải, nếu  thập giá là khí giới sát hại Con Thiên Chúa, th́ thập giá lại trở thành "một chiếc gậy sắt" (KH.12:5'19:15) để "Vua các vua và Chúa các chúa" (KH.19:16) "chăn dắt mọi dân tộc" (KH.12:5'19:15).

 

Bởi đó, thành phần được Chúa Kitô, "vị mục tử tốt lành hiến mạng sống ḿnh cho chiên" (Gn.10:11), chăn dắt "bằng chiếc gậy sắt", muốn theo Người, cũng "phải bỏ ḿnh và vác thập giá ḿnh" (Mt.16:24) mới được. Thành phần "theo Con Chiên đi mọi nơi Con Chiên đi" (KH.14:4) này "bỏ ḿnh" ở chỗ họ "không hề tôn thờ con mănh thú hay h́nh ảnh của nó, cũng không chấp nhận dấu ấn của nó trên trán của họ hoặc trên bàn tay của họ". Và họ "vác thập giá ḿnh" để theo Người ở chỗ họ "giữ các giới lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu" (KH.12:17), nhờ đó họ đă "sống sót qua những giai đoạn kinh hoàng thử thách' đă giặt áo ḿnh cho tinh trắng trong máu của Con Chiên" (KH.7:14).

 

Như thế, "con khổng long" chẳng những bị chính Chúa Kitô, "Đầu của Giáo Hội là thân thể của Người" (Êph.1:22,23), dùng chính thanh gươm thập giá của nó để chặt đầu nó là "con cựu xà" hiểm độc, mà c̣n dùng chính phần chi thể hèn yếu nhất, là gót chân của ḿnh ở sát mặt đất, ngay trước cửa miệng của loài "suốt đời phải ḅ bằng bụng" (KN.3:14) để mồi cho nó đớp, nhờ đó, được dịp "đạp nát đầu nó" (KN.3:15).

 

 

Phụ Bản 6:

 

 Âm Mưu Satan

 

 

(Theo thụ khải của nữ đáng kính Maria D'Agreda

trong cuốn MCD,  "The Mystical City of God",

 "Nhiệm Đô của Thiên Chúa",

tập 3, chương 23, viết chia thành từng số đoạn,

như những đoạn chọn lọc dưới đây)

 

                Luxiphe và bọn qủi của hắn vừa thấy Chúa vác Thập Giá trên đôi vai thánh của Người th́ muốn tẩu thoát và gieo ḿnh xuống hỏa ngục' v́ lúc bấy giờ chúng bắt đầu cảm thấy những công việc của quyền năng thần linh có tác dụng mạnh hơn. Qua cực h́nh mới này, chúng linh cảm thấy rằng, Cái Chết của Con Người vô tội kia bị chúng âm mưu sát hại không thể nào là một con người b́nh thường, dám gây ra đại họa làm cho chúng bị sụp đổ. Bởi thế, chúng muốn rút lui và thôi xúi bẩy các người Do Thái cũng như bọn hành h́nh, như chúng đă làm cho tới lúc bấy giờ. Thế nhưng, bằng uy lực thần linh, Mẹ Maria khiến chúng phải ở lại, trói buộc chúng như trói buộc những con rồng hung dữ nhất, bắt chúng phải hộ giá Chúa Kitô lên Canvê. Những đầu mối của sợi giây xích nhiệm mầu buộc chúng lại này được đặt cả trong đôi bàn tay của Mẹ Maria, vị Đại Nữ Vương, Đấng dùng quyền lực của Người Con Thần Linh để làm cho cả bọn chúng phải ép ḿnh lụy phục. Mặc dầu nhiều lần chúng t́m cách thoát thân và không cầm được giận dữ phải lồng lên, chúng cũng không thể nào vượt thoát nổi quyền lực của Đức Bà cao cả. Người bắt chúng phải đến Canvê, tụ họp chung quanh Thập Giá, ở đó, Người lệnh cho chúng phải bất động đứng yên mà chứng kiến màn kết thúc của những mầu nhiệm cao cả được diễn xuất cho phần rỗi của con người cũng như cho cuộc hủy diệt của chúng. (số 703)

                Luxiphe và bọn lâu la hoả ngục quá sức là quằn quại đớn đau trước sự hiện diện của Chúa và Thánh Mẫu, cững như trước nỗi sợ hăi bị hủy diệt đang treo lơ lửng trên đầu, làm cho chúng cảm thấy giá chúng mà được nhào xuống hỏa ngục tăm tối c̣n nhẹ ḿnh hơn nhiều. V́ không được phép làm như thế, do đó, chúng nhào đến ẩu đả nhau kịch liệt như những con ong ṿ vẽ bị vỡ tổ, hay như đàn cáo lộn xộn chạy t́m một chỗ trú ngụ tối tăm nào đó. Thế nhưng, cuộc bùng nổ dữ dội của chúng không phải như những con vật đó, mà là như những con qủi c̣n rùng rợn hơn cả những con rồng nữa. Thế rồi cái ngạo mạn ngất trời của Luxiphe hoàn toàn bị khống chế, và tất cả những tư tưởng kiêu căng của hắn trong việc đặt ngai ṭa của ḿnh trên các tinh tú trên trời cũng như trong việc uống cạn những gịng nước sông Dược-Đăng đều bị hổ ngươi bẽ bàng (Is.14:13'Job.40:18)... (số 704)

                Chúa bắt đầu phán 7 lời trên Thập Gia, đồng thời Người cũng làm cho Luxiphe và bọn qủi của hắn hiểu được những huyền nhiệm chất chứa trong đó. V́ nhờ việc hé lộ này của ḿnh, Chúa muốn chiến thắng chúng, chiến thắng tội lỗi và sự chết, và tước đoạt quyền năng của chúng độc chế loài người. Bấy giờ Chúa Cứu Thế phát ngôn lời thứ nhất: 'Cha ơi, xin tha thứ cho họ, v́ họ không biết việc họ làm!' (Lc.23:34). Nghe thấy những lời này, các hoàng vương của tối tăm hoàn toàn nhận thức được rằng: Đức Kitô là Chúa của chúng ta đang nói cùng Chúa Cha hằng sống, rằng: Người là Con Thật của Chúa Cha cũng là Thiên Chúa Thật cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh, rằng: Người cho phép cái chết xẩy ra nơi nhân tính rất thánh và toàn vẹn của Người, được hiệp nhất nên một với Thần Tính, cho phần rỗi của cả loài người' rằng: lúc này đây Người hiến dâng những công nghiệp vô cùng qúi giá của Người để xin ơn tha thứ tội lỗi của tất cả mọi con cái của Adong, nhờ đó họ dễ giải cứu ḿnh, bất chấp cả những khốn khổ đă đóng đanh Người. Thấy thế, Luxiphe và bọn qủi vừa uất hận vừa tuyệt vọng, đến nỗi chúng lập tức vùng vẫy muốn lao ḿnh xuống tận đáy hỏa ngục, và tận dụng hết năng lực để làm cho bằng được, bất chấp cả vị Nữ Vương uy quyền. (số 705)

                Nghe đến lời thứ hai Chúa nói với người trộm may phúc rằng: 'Thật thế, Ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở cùng Ta trên thiên đàng', bọn qủi hiểu được là những hoa trái của Ơn Cứu Chuộc trong việc công chính hoá các tội nhân được kết thúc trong vinh quang của kẻ công chính. Chúng cũng được cho biết là từ giờ phút đó, các công nghiệp của Đức Kitô sẽ bắt đầu tác dụng bằng một uy lực và mănh lực mới, để nhờ đó, các cửa Thiên Đàng, bị đóng lại v́ nguyên tội, sẽ được mở ra, và từ đó trở đi, con người sẽ được vào huởng hạnh phúc trường sinh mà chiếm lấy những chỗ, trước đó họ bất khả thủ, được tiền định trên trời. Chúng nhận thấy quyền năng của Chúa Kitô kêu gọi các tội nhân, công chính hoá họ và làm cho họ nên mỹ miều, và chúng cảm thấy chúng bị bại bởi những nhân đức cao cả, khiêm nhượng, nhân nại, hiền lành và tất cả mọi nhân đức trong đời sống của Người. Ngôn ngữ loài người không thể nào cắt nghĩa được cái bối rối và cực h́nh của Luxiphe khi nhận thấy như vậy. đến nỗi, hắn hạ ḿnh xuống để xin Rất Thánh Trinh Nữ cho phép chúng xuống hỏa ngục và bị đuổi đi cho khuất nhan của Người' song Đại Nữ Vương không đồng ư khi thời điểm chưa đến. (số 706)

                Nghe thấy lời thứ ba Chúa nói cùng Mẹ của Người rằng: 'Thưa bà, đây là con bà!', bọn ma qủi mới khám phá ra Người Đàn Bà cao cả này là Mẹ thật của Thiên Chúa làm Người, Bà cũng chính là Người Nữ mà h́nh ảnh cũng như dấu báo về Người đă được tỏ ra cho chúng ở trên trời khi chúng vừa được tạo dựng, và là vị phải đạp nát đầu chúng như đă được Chúa loan báo trong vườn địa đường. Chúng cũng được cho biết về địa vị tuyệt đỉnh trên mọi tạo vật của Người Nữ cao cả này, cũng như về quyền lực của Người mà  chúng cảm nghiệm thấy ngay lúc bấy giờ. V́ từ thế gian mới có cũng như từ lúc người nữ đầu tiên được tạo dựng, chúng đă sử dụng tất cả mọi tinh quái của ḿnh để t́m cho ra ai là người nữ cao cả được loan báo trên trời, và v́ giờ đây chúng đă khám phá ra Bà nơi Đức Maria, kẻ mà chúng đă coi thường cho tới lúc ấy, nên những con rồng này giận khôn xiết' việc chúng nhầm lẫn như thế đă giầy đạp cái ngạo mạn của chúng, c̣n vượt trên tất cả mọi cực h́nh khác mà chúng phải chịu, để rồi, trong cơn uất hận của ḿnh, chúng tức ḿnh lồng lộn như những con sư tử khát máu, làm cho chúng không thể nào cầm nổi cơn thịnh nộ tăng lên cả ngàn lần đối với Người Nữ cao cả... (số 707)

                Với Cha của ḿnh, Chúa Kitô nói lời thứ bốn: 'Chúa Trời ơi, Chúa Trời của con ơi, sao Ngài lại bỏ rơi Con?' Qua những lời này, các thần dữ khám phá ra rằng: đức ái của Thiên Chúa đối với loài người thật vô biên và vô cùng' rằng: để thỏa măn t́nh yêu này, Người đă mầu nhiệm giữ lại ảnh hưởng của Thần Tính trên nhân tính rất thánh của Người, mà cho phép những khổ đau lên đến múc tột cùng, để từ chúng rút lấy tối đa muôn vàn hoa trái' rằng: Người nhận thức và âu yếm than phiền về việc Người bị bỏ rơi cho phần rỗi của một phần nhân loại' rằng: Người đă sẵn ḷng thế nào trong việc chịu đựng hơn nữa, nếu Chúa Cha hằng sống khiến như vậy. Thân phận tốt lành của con người được Thiên Chúa quá yêu thương làm gia tăng cơn hờn ghen của Luxiphe cũng như bọn qủi của hắn, và chúng thấy trước Uy Quyền Toàn Năng thần linh tuôn ra không cùng từ t́nh yêu bao la này. Nhận thức này đă giầy đạp cái ma quái ngạo mạn của những kẻ thù và chúng thấy rơ nỗi yếu thế và bất lực của ḿnh trong việc chống lại t́nh yêu này, nếu tự con người không cố ư xao lăng ảnh hưởng của t́nh yêu của Người. (số 708)

                Lời thứ năm của Chúa Kitô là 'Ta khát' đă xác quyết việc thắng trận của Người trên ma qủi và bọn đđệ của hắn.' chúng đầy những căm hận v́ Chúa đă để cho chúng thấy cuộc hoàn toàn sụp đổ của chúng. Qua những lời này, chúng hiểu được là Người nói với chúng rằng: Nếu những ǵ Ta chịu v́ con người và t́nh yêu của Ta dành cho họ có vẻ vĩ đại đối với các ngươi, th́ hăy cứ nắm chắc một điều, t́nh yêu của Ta dành cho họ vẫn chưa được thỏa nguyện, nó tiếp tục mong muốn cho họ được đời đời cứu rỗi, và những gịng nước của các cực h́nh cùng với đau khổ cũng không dập tắt được nó (Cant.8,7). Nếu cần, Ta c̣n chịu khổ cho họ hơn nữa, để giải cứu họ cho khỏi cảnh áp chế của các ngươi, và làm cho họ nên mạnh mẽ cũng như kiên cường, trong việc chống lại cái tinh ma và tính kiêu ngạo của các ngươi (số 709).

                Chúa nói lời thứ sáu: 'Đă hoàn tất mọi sự!' Luxiphe và bọn lâu la của hắn được biết rằng mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc giờ đây đă thành tựu và hoàn trọn theo ấn định của đức khôn ngoan thần linh. V́ chúng cảm thấy rằng: Đức Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta, đă ngoan ngoăn hoàn thành ư muốn của Chúa Cha hằng hữu' rằng: Người đă hoàn tất mọi lời hứa và các lời tiên tri mà các Cha Ông đă cho thế giới biết' rằng: đức khiêm nhượng và tuân phục của Người đă bù đắp lại việc cao ngạo cũng như việc bất tuân phục của chúng ở trên trời, ở tại việc chúng không chịu lụy phục và công nhận Người là Cao Cả hơn chúng nơi xác thể con ngươi' rằng: giờ đây, bởi đức khôn ngoan của Thiên Chúa, chúng bị hạ xuống và bị khống chế cách đích đáng bởi chính Chúa là Đấng chúng khinh khi.  Địa vị cao cả cũng như công nghiệp vô cùng của Chúa Kitô trong ngay giây phút ấy cần phải thi hành sứ vụ cùng với quyền năng của một vị Thẩm Phán trên các thiên thần và loài người, như Chúa Cha hằng sống đă trao cho Người. Giờ đây Người áp dụng năng quyền này bằng việc đổ bản án này lên Luxiphe cùng tất cả đđệ của hắn, để, bị kết án cho lửa đời đời thiêu đốt, lập tức chúng chuồn ngay xuống tận đáy hoả ngục. Bản án này cũng được bao gồm trong lời tuyên ngôn thứ bảy: 'Cha ơi, Con phó linh hồn Con trong tay Cha!' (Lc.23:46). Vị Nữ Vương quyền uy và Thân Mẫu cũng theo ư muốn của Con ḿnh là Chúa Giêsu và hợp với mệnh lệnh của Người, Mẹ truyền cho Luxiphe và mọi qủi ma đi xuống đáy hỏa ngục. Bởi những lệnh truyền này của vị Thượng Hoàng và của vị Nữ Vương. từ Canvê, các tà thần cút mất và lao đầu xuống tận đáy hỏa ngục, c̣n dữ dội và th́nh ĺnh hơn là một tia sáng đánh ngang qua những đám mây nứt nẻ. (số 710)

                Vừa khi Luxiphe được phép tiến hành trong những vấn đề này (đó là vấn đề hành hạ các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục), và sau khi hoàn hồn từ cơn hoảng hốt trong ít lâu, hắn liền phác họa với các qủi đồng bọn của hắn những dự án mới theo ḷng kiêu căng của hắn. Để thực hiện mục đích này, hắn gọi tất cả bọn chúng lại, rồi bệ vệ mà phán rằng:

                'Hỡi các ngươi là triều thần đă theo ta qua rất nhiều thế hệ, và vẫn c̣n theo những chỉ dẫn của ta để rửa hận cho các sai trái của ta, th́ đều biết đến thương tích mà ta hiện chịu đựng bởi tay của vị Thiên Chúa làm Người, cũng như các ngươi biết, qua 33 năm Người đă làm ta mù mịt lầm lẫn như thế nào, khi Người không tỏ ra Thần Tính của Người cùng những tác động trong linh hồn của Người, và các ngươi c̣n biết rằng Người hiện nay đă thắng được chúng ta như thế nào, bằng chính Cái Chết mà chúng ta đă gây ra cho Người. Trước khi Người mặc xác thể, ta đă ghét Người và chối không công nhận Người xứng đáng được tạo vật sùng bái hơn ta. Mặc dầu v́ việc chống đối này mà ta đă cùng với các ngươi bị đuổi ra khỏi trời cao, và bị hạ cấp xuống một t́nh trạng nhục nhă này, quá bất xứng với sự cao cả và vẻ đẹp trước kia của ta, ta c̣n bị cực h́nh hơn nữa khi thấy rằng ḿnh bị thua bại và chế ngự bởi Con Người này cũng như bởi Mẹ của Người. Từ ngày mà con người đầu tiên được tạo dựng, ta đă tỉnh táo t́m ṭi Họ để tiêu diệt Họ' hay cho dù ta có không thể nào hủy diệt được Họ đi nữa, ít là ta cũng tác hại cho mọi thụ tạo của Người, và dụ dỗ chúng đừng nhận biết Người là Thiên Chúa của chúng, để không một ai trong chúng kín múc được chút ǵ từ những công việc của Người. Đó là chủ ư của ta, mà tất cả mọi khiêu dụ và nỗ lực của ta nhắm tới. Thế nhưng vô ích, v́ Người đă thắng ta bằng đức khiêm nhu và thanh bần của Người, đă chà đạp ta bằng đức nhẫn nại của Người, và sau cùng đă tước đoạt thượng quyền của ta trên thế gian bằng Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết kinh hoàng của Người. Điều này làm cho ta đớn đau cực độ, đến nỗi, cho dù ta có thành công trong việc hất được Người ra khỏi vị thế chiến thắng của Người bên hữu Cha ḿnh đi nữa, và cho dù ta có kéo được hết mọi linh hồn được cứu rỗi xuống hỏa ngục này đi nữa, cơn giận của ta cũng chưa thỏa hay cơn tức của ta cũng chưa bù đắp được. (số 714)

                'Có thể nào bản tính nhân loại, quá ư thấp kém hơn của ta, lại được nâng lên trên tất cả mọi thụ tạo hay chăng! Không phải hay sao đó là v́ nó quá được thương yêu và ưu đăi, khi nó được hiệp nhất nên một với Đấng Tạo Hoá nơi bản thân của Lời Hằng Sống! Như thế không phải là Người đă khiêu chiến với ta trước khi thi hành công cuộc này hay sao, để rồi sau đó, lại c̣n làm cho ta đầy những lẫn lộn! Từ ban đầu ta đă coi nhân tính như một kẻ đại thù của ta' ta lúc nào cũng ghen ghét nó không chịu được. Ôi con người, được Thiên Chúa thật là ưu ái và trọng đăi, kẻ mà ta ghen ghét, và được Thiên Chúa nồng nhiệt yêu thương! Ta sẽ làm cách nào để che dấu đi thân phận may mắn của các ngươi đây? Ta sẽ làm sao đổ xuống trên các ngươi nỗi bất hạnh của ta đây, v́ ta không thể hủy hoại cái thực tại mà các ngươi đă nhận lănh? Chúng ta bây giờ sẽ bắt đầu ra sao đây, Ôi các môn đồ của ta? Chúng ta sẽ phục hưng triều đại của chúng ta như thế nào đây? Chúng ta làm sao sẽ lấy lại được quyền lực trên con người đây? Chúng ta làm sao sẽ khống chế được họ đây? Bởi v́, từ nay về sau, nếu con người không vô tâm bất nghĩa, nếu họ không bất xứng hơn chúng ta đối với Thiên Chúa làm Người này, Đấng đă hết sức yêu thương cứu chuộc họ, th́ rơ ràng là tất cả họ sẽ nhiệt liệt theo Người' không c̣n một ai sẽ để ư ǵ đến những lừa đảo của chúng ta nữa' họ sẽ ghét bỏ những danh vọng mà chúng ta khêu gợi lên cho họ mà yêu thích bị khinh dể' họ sẽ t́m kiếm hy sinh hăm dẹp xác thịt, và sẽ khám phá ra sự nguy hiểm nơi việc thỏa măn xác thịt và dễ chịu' chúng sẽ khinh chê giầu sang phú qúi, và sẽ yêu thích đức thanh bần mà Thày của họ rất yêu chuộng' và tất cả những ǵ chúng ta cung hiến cho thị hiếu của họ đều bị họ theo gương Đấng Cứu Tinh đích thực của họ mà ghét bỏ. Như thế th́ triều đại của chúng ta bị hủy hoại, v́ không c̣n ai sẽ bị thêm vào thành phần của chúng ta ở nơi chốn bất ổn đầy những cực h́nh này' tất cả sẽ tự hạ ḿnh đến bụi đất và nhẫn nại chịu đựng khổ đau' thế th́ cơn giận cùng với tính ngạo mạn của ta c̣n có ích ǵ nữa.' (số 715)

                A, khốn thân ta, việc nhàm lẫn này khiến ta phải chịu cực h́nh là chừng nào! Khi ta cám dỗ Người trong sa mạc, th́ kết quả lại xẩy ra là làm cho Người có cơ hội để lưu tấm gương chiến thắng, nhờ đó, con người theo gương của Người có thể chế ngự ta dễ dàng hơn nhiều. Những cuộc bắt bớ của ta chỉ làm sáng tỏ thêm giáo huấn của Người về ḷng khiêm nhượng và đức nhẫn nại. Trong việc thuyêt phục Giuđa nội phản Người và những người Do Thái bắt Người phải chịu cực h́nh Tử Giá, ta chỉ làm cho mau đến hơn việc ḿnh bị hủy hoại và ơn cứu chuộc của loài người thôi, trong khi giáo huấn mà ta t́m cách ngăn chặn th́ chỉ làm cho nó càng thêm đâm rễ sâu chặt. Làm sao Đấng là Thiên Chúa lại có thể tự hạ ḿnh cho đến đđó được? Làm sao Người có thể chịu nổi con người là kẻ xấu xa như thế được? Sao ta lại có thể tự để cho ḿnh trở thành tay sai đắc lực,  trong việc làm ơn cứu chuộc nên thật phong phú và tuyệt vời như thế được? Ôi quyền năng như chúa tể của Con Người này có thể hành h́nh và làm cho ta kiệt quệ như vậy sao? Cả Người Đàn Bà này nữa, đó là Mẹ của Người cũng là kẻ thù của ta, sao lại cũng có một mănh lực bất khả thắng trong việc Bà chống lại ta như vậy? Một quyền năng như thế nơi một tạo vật tầm thường là một điều mới lạ, chắc chắn Bà có được quyền năng này từ Ngôi Lời Thần Linh, Đấng đă được Bà mặc xác thể nhân loại cho. Nhờ Người Đàn Bà này, Đấng Toàn Năng đă không thôi khiêu chiến chống lại ta, mặc dù, theo bản tính kiêu ngạo của ḿnh, ta đă ghét Bà, từ lúc nhận ra Bà, qua h́nh ảnh của Bà, một dấu hiệu ở trên trời. Thế nhưng, nếu việc ghen hận kiêu kỳ của ta không được thỏa nguyện th́ có lợi lộc ǵ cho ta, trong cuộc ta chiến đấu chống lại Đấng Cứu Thế, chống lại Mẹ của Người và chống lại con người. Vậy nên, hỡi các ngươi là các qủi theo ta, nay đă đến lúc chúng ta hăy chống lại Thiên Chúa cho hả giận. Tất cả các người hăy đến để bàn bạc xem chúng ta phải làm ǵ đây' v́ ta mong nghe thấy những ư kiến của các ngươi". (số 716)

                Một số qủi sứ đă đáp lại dự án rùng rợn này, bằng cách đưa ra những đề nghị thúc giục Luxiphe thực hiện những mưu cơ trong việc ngăn cản công hiệu của Ơn Cứu Chuộc nơi loài người. Tất cả bọn chúng đều đồng ư rằng, không thể nào làm tổn thương đến bản thân của Đức Kitô, làm giảm đi giá trị vô biên nơi những công nghiệp của Người, làm hủy hoại hiệu năng của các Bí Tích Thánh, làm sai lệch hay hủy bỏ được giáo điều mà Chúa Kitô đă giảng dạy' tuy nhiên, chúng quyết định thế này, dựa theo cấp độ mới của việc trợ giúp cũng như của hồng ân mà Thiên Chúa đă lập nên cho phần rỗi của con người, giờ đây chúng phải t́m ra những đường lối mới để cản trở hay ngăn chặn công cuộc của Thiên Chúa, bằng thật nhiều lừa đảo và cám dỗ dữ dội hơn nữa. Về những mưu đồ này, một số qủi ma đầu tinh quái nói rằng:

                'Đúng đấy, hiện nay con người đă được ban cho một giáo huấn và lề luật mới mẻ rất có thế lực, những Bí Tích Thánh mới mẻ mang lại hiệu năng, một Mẫu Sống mới và một Vị Dẫn Đàng mới trong việc sống theo các nhân đức, một Vị Cầu Bầu và Biện Hộ mới nơi Người Nữ đó' tuy nhiên, những bản năng tự nhiên cũng như những đam mê xác thịt vẫn c̣n nguyên, và những tạo vật vẫn không thay đổi bản chất cảm xúc lẫn khoái thú của họ. Thế nên, vận dụng mọi gian dối nơi ḿnh, chúng ta hăy càng qủi quái hơn nắm lấy t́nh h́nh này, trong việc làm hư đi những công hiệu mà vị Thiên Chúa làm Người đă mang lại cho con người. Chúng ta hăy bắt đầu chiến lược dữ dội để tác hại loài người, bằng cách đưa ra những khiêu gợi mới, kích thích họ sống theo các đam mê của họ mà xao lăng đi tất cả mọi sự khác. Như thế, một khi đă dính dáng đến những điều nguy hiểm này, con người không thể nào c̣n chú tâm đến điều ngược lại nữa'. (số 717)

                Để bắt tay thực hiện dẫn dụ này, chúng chia cắt lại các lănh vực hoạt động giữa chúng với nhau, để cho mỗi một quân đoàn ma qủi có thể cám dỗ loài người những tính mê nết xấu khác nhau, bằng những qủi quyệt chuyên biệt của ḿnh. Chúng quyết định tiếp tục lan truyền việc tôn thờ ngẫu tượng trên thế gian, để con người không thể nhận ra Thiên Chúa chân thật cũng như Ơn Cứu Chuộc. Khi nào việc tôn thờ ngẫu tượng không thành công, chúng quay sang việc thiết lập những tà phái và lạc thuyết, do những con người ngoan cố và hư hỏng nhất loài người được chúng chọn để lănh đạo và truyền dạy. Trong số những tinh thần tệ hại này, đây đó mọc lên tà phái Hồi Hồi, những lạc thuyết Ariô, Pêlagiô, Nestôriô và bất cứ những lạc thuyết nào khác xuất hiện trên thế giới, khởi sự từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội cho đến nay, cùng với những lạc thuyết đang chực sẵn, song không cần và không tiện đđề cập đến ở đây. Luxiphe tỏ ra hài ḷng về những dẫn dụ hỏa ngục này, những dẫn dụ chống lại chân lư thần linh cũng như tàn phá tận nền tảng việc giải cứu của con người, đó là đức tin thần linh. Hắn đă khen thưởng và thăng chức cho những qủi tỏ ra hăng hái và những qủi biết t́m kiếm những kẻ xướng xuất vô đạo để thi hành những sai lầm này. (số 718)

                Một số qủi được chỉ định để làm lệch lạc những bản năng của các con trẻ vào lúc chúng được cưu mang và hạ sinh' những qủi khác th́, một đàng dụ dỗ các cha mẹ bỏ bê việc giáo dục và chỉ bảo con cái của ḿnh, bằng cách chiều chuộng chúng thái quá hoặc ghét bỏ chúng, một đàng lại làm cho con cái hận thù cha mẹ' có một số qủi đề ra việc tạo nên t́nh trạng ghen ghét giữa vợ chồng, dụ cho họ sống theo kiểu ngoại t́nh, hay coi nhẹ ḷng chung thủy đă được cả hai hôn thệ với nhau. Tất cả đều đồng ư gieo rắc vào giữa loài người những mầm mống bất ḥa, ghen ghét và thù oán, những tâm tư kiêu căng và sắc dục, long tham muốn sang giầu và vinh dự, và dùng những lư do tinh xảo để chống lại tất cả mọi nhân đức mà Chúa Kitô đă dậy' trên hết mọi sự, chúng có ư định làm quên lăng đi cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người, những phương tiện cứu rỗi, và những đau khổ đời đời của hỏa ngục. Bằng những phương tiện này, bọn qủi hy vọng dồn tất cả mọi quyền năng và khả năng của con người vào việc ham mê những dính bén với trần gian và những thỏa măn sắc dục, không cho họ c̣n giờ nghĩ đến việc thiêng liêng và đến phần rỗi của họ nữa. (số 719)

                Luxiphe nghe các qủi đưa ra những đề nghị khác nhau này th́ trả lời chúng rằng:

                'Ta rất cám ơn các ngươi về những ư kiến của các ngươi: ta chuẩn y chúng và thừa nhận tất cả những ư kiến đó' đối với những kẻ không tuyên xưng lề luật được Đấng Cứu Thế ban bố cho loài người th́ thực hiện những đề nghị này cũng dễ thôi, tuy nhiên, với những ai chấp nhận và nắm giữ những lề luật này, nó lại là một việc khó khăn đấy. Thế nhưng, ta quyết nhắm tất cả cơn giận dữ của ta vào việc chống lại lề luật này cũng như vào việc chống lại những ai theo lề luật đó, và ta sẽ hết sức gắt gao bắt bớ những ai nghe theo giáo huấn của Đấng Cứu Thế và trở nên môn đệ của Người' công cuộc chống lại những sự ấy phải là cuộc chiến khốc liệt của chúng ta cho đến tận thế. Nơi Giáo Hội mới này, ta phải cố gắng gieo rắc cỏ lùng (Mt.14:25), những tham vọng, ḷng ham hố, tính sắc dục, và những ghen ghét sát hại, cùng với tất cả những tính hư nết xấu khác mà ta là đầu năo. Bởi v́, một khi những tội lỗi này tăng lên và phát triển giữa thành phần tín hữu, th́, cùng với tính trái khuấy và ḷng vô ơn của họ nữa kèm theo, chúng sẽ chọc giận Thiên Chúa và sẽ thật sự làm cho con người mất đi những sự trợ giúp của ân sủng nhờ các công nghiệp của Đấng Cứu Thế để lại cho họ. Để rồi, chừng nào họ đánh mất đi những phương tiện cứu rỗi này, chúng ta sẽ chắc chắn chiếm được họ. Chúng ta cũng phải thiết thực trong việc làm yếu đi ḷng đạo đức cũng như tất cả những ǵ là linh thiêng và thần thánh' làm cho họ không nhận thức được quyền lực của các Bí Tích Thánh để họ đến lănh nhận các Bí Tích Thánh này khi đang mắc tội trọng, hay ít là lănh nhận mà không sốt sắng và sùng mộ ǵ. V́ những Bí Tích Thánh này linh thiêng, nên cần con người phải nhận lănh bằng một ư muốn ngay chính mới rút được những hoa trái của các Bí Tích ấy. Khi nào họ khinh thường phương dược chữa bệnh, họ sẽ bị kiệt sức trong cơn bệnh, và khó có thể đứng vững nổi trước các mưu chước cám dỗ của chúng ta' họ sẽ không thấy được những việc lừa đảo của chúng ta, tâm trí của họ sẽ không màng chi đến việc tưởng nhớ  Đấng Cứu Thế của họ và đến việc cầu bầu của Mẹ Người. Thế là ḷng vô ơn bất nghĩa ngu dại của họ sẽ làm cho họ bất xứng với ân sủng và chọc giận Thiên Chúa cũng là Đấng Cứu Thế của họ, đến nỗi, Người không ban cho họ các ơn trợ giúp của Người nữa. Ta ước là, trong mọi sự này, tất cả các ngươi hăy nhiệt t́nh sát cánh với ta, đừng để mất giờ hay lỡ cơ hội thi hành những mệnh lệnh của ta'. (số 720)

                Không thể nào lập lại hết mọi mưu cơ bấy giờ của con rồng này và bọn đồng minh của hắn, trong việc chúng bầy kế chống lại Hội Thánh và con cái của Hội Thánh, để những gịng nước của ḍng sông Dược-Đăng có thể bị nuốt hết vào cổ họng của hắn (Job 40:18). Chỉ có thể nói rằng, chúng đă dành ra gần trọn một năm trời, sau cuộc Tử Nạn của Chúa Kitô, để bàn bạc và xem xét với nhau về t́nh trạng của thế giới cho đến lúc bấy giờ, cũng như về những thay đổi mang lại bởi Chúa Kitô, Thiên Chúa và Tôn Sư của chúng ta, nhờ cuộc Tử Nạn của Người, và sau rất nhiều phép lạ, phúc lành và gương sáng của những con người thánh thiện, qua việc các ngài biểu lộ đức tin nơi Người. Nếu tất cả những công sức này không đủ kéo tất cả mọi người vào con đường cứu rỗi, th́ cũng có thể dễ hiểu là, Luxiphe hẳn sẽ chiếm được ưu thế và cơn giận của hắn chắc chắn sẽ dữ dội lắm, đáng cho chúng ta cùng với thánh Gioan kêu lên: 'Khốn cho trái đất, v́ Satan đầy những giận dữ đang đến với ngươi!' (số 721)

 

Phụ chú: Bộ "Nhiệm Đô của Thiên Chúa" trên đây được viết ra do Nữ Đáng Kính Maria D'Agreda, 1602-1665. Bộ sách lớn này gồm có bốn cuốn, dầy 2676 trang,  kể lại sự tích về cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria. Đức Mẹ đă mạc khải cho nữ Đáng Kính này biết vào thế kỷ 17. Đầu tiên Nữ Đáng Kính Maria được thị kiến thấy tất cả mọi biến cố trong cơn ngất trí. Sau đó, Đức Mẹ truyền viết ra thành sách, đó là cuốn 'Nhiệm Đô của Thiên Chúa', nhan đề theo nguyên ngữ Tây Ban Nha là "Ciudad de Dios". Bộ sách này đă được các Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận, Đầu tiên là Đức Innocentê XI ngày 3-7-1686. Sau đó đến Đức Alexander, Clêmentê IX và Bênêđictô XIII. Chưa hết, c̣n Đức Bênêđictô XIV và Clêmentê XIV cũng đă chuẩn nhận qua văn thư của Thánh Bộ Lễ Nghi, Sau hết là vào ngày 26-9-1713, Ṭa Thánh đă rút lại lệnh cấm của giám mục giáo phận Ceneda ở Ư, v́  lệnh địa phương này nghịch lại với sắc lệnh có tính cách hoàn vũ của Đức Innôcentê XI. Đặc biệt là Đức Bênêđictô XIII, khi c̣n làm tổng giám mục ở Bênêventô, đă sử dụng những sự kiện được thụ khải này để giảng một loạt bài về Đức Mẹ Maria. Cho đến năm 1912 là năm bộ sách này lần đầu tiên được phát hành bằng Anh ngữ ở Mỹ, th́  bộ sách đă được phát hành đến 60 lần, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Điều đáng chú ư nhất là, những âm mưu của Hội Đồng Qủi, được đề cập đến ở đoạn 2 trang 256, viết từ thế kỷ 17, về hôn nhân, gia đ́nh, xă hội, tục hoá v.v. đă xẩy ra đúng y như vậy, kể từ thập niên 1960 đến nay là giữa thập niên 1990.