Leă Meï Loä Ñöùc

 

 

Bài Giảng trong Thánh Lễ Mẹ Đau Thương Thứ Hai 15/9/2008 cho Thành Phần Bệnh Nhân trước tiền đường của Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi Lộ Đức

 

(Có thể nói đây là những ư tưởng chính yếu cho cả chuyến tông du của ĐTC đến Pháp quốc và Lộ Đức lần này, v́ liên quan đến mầu nhiệm Lộ Đức và thành phần bệnh nhân, nên có thể v́ thế ngài đă chọn vào Lễ Mẹ Đau Thương Thứ Hai 15/9 để đến viếng thăm Linh Địa này và kết thúc chuyến tông du của ngài ở đây)

 

Quí Huynh thân mến trong hàng giáo phẩm và linh mục,

Quí Bạn bệnh nhân, chăm sóc viên và hỗ trợ viên thân mến,

Anh Chị em thân mến!

 

Hôm qua, chúng ta đă cử hành Thánh Giá Chúa Kitô, dụng cụ cho ơn cứu độ của chúng ta, một dụng cụ cho thấy t́nh thương của Thiên Chúa chúng ta ở tất cả mức độ tràn đầy nhất. Thập Giá thực sự là nơi bộc lộ tuyệt hảo của ḷng thương xót Chúa đối với thế giới của chúng ta. Hôm nay, khi chúng ta cử hành lễ nhớ Đức Mẹ Sầu Bi, chúng ta chiêm ngưỡng việc Mẹ Maria thông phần vào ḷng cảm thương của Con Mẹ với thành phần tội nhân. Như Thánh Bênađô đă tuyên xưng, Người Mẹ của Chúa Kitô ấy đă tiến vào Cuộc Khổ Nạn của Con Mẹ bằng ḷng cảm thương của Mẹ (cf. Homily for Sunday in the Octave of the Assumption). Ở dưới chân Thánh Giá, lời tiên tri của ông Simêon đă được nên trọn: tâm hồn bà sẽ bị đâm thâu (cf Lk 2:35) bởi cực h́nh giáng xuống trên Đấng Vô Tội được sinh ra từ xác thịt của Mẹ. Như Chúa Giêsu đă kêu lên (cf. Jn 11:35), Mẹ Maria chắc chắn cũng đă kêu lên trước thân ḿnh bị hành hạ của Con Mẹ. Tuy nhiên, việc Mẹ cầm ḿnh đă không cho chúng ta thấy được t́nh trạng sầu thương thăm thẳm của ḷng Mẹ; tất cả những ǵ đớn đau Mẹ chịu chỉ được cho thấy bởi biểu hiệu truyền thống với 7 thanh gươm mà thôi. Như nơi trường hợp của Chúa Giêsu Con Mẹ, người ta có thể nói rằng cả Mẹ nữa cũng được nên trọn hảo nhờ cuộc khổ đau này (cf. Heb 2:10), nhờ đó, làm cho Mẹ có khả năng lănh nhận một sứ vụ thiêng liêng mới do Con Mẹ ủy thác chon gay trước khi Người ‘trút hơi thở của ḿnh’ (x Jn 19:30), đó là sứ vụ trở nên Mẹ của Chúa Kitô nơi các phần thể của Người. Vào giờ phút ấy, qua h́nh ảnh của người môn đệ dấu yếu, Chúa Giêsu đă trao tặng cho mỗi một người môn đệ của ḿnh Người Mẹ của Người khi nói cùng Mẹ rằng: Đó là Con của Mẹ (cf. Jn 19:26-27).

 

Ngày nay, Mẹ Maria đang ở trong cơi hoan lạc và vinh quang của Cuộc Phục Sinh. Những giọt nước mắt đổ ra dưới chân Thánh Giá đă được biến thành một nụ cười không ǵ có thể x̣a mờ, ngay cả ḷng cảm thương từ mẫu của Mẹ đối với chúng ta cũng vẫn không hề đổi thay. Việc can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria để ra tay cứu giúp suốt gịng lịch sử chứng tỏ cho thấy điều này, và không ngừng kêu gọi, nơi thành phần dân Chúa, một ḷng tin tưởng không lay chuyển nơi Mẹ: lời nguyện Memorare đă cho thấy rất rơ cảm thức này. Mẹ Maria yêu thương từng người con cái Mẹ, chú ư đặc biệt đến những ai, như Con Mẹ ở vào giây phút khổ nạn của Người, bị khổ đau hành hạ; Mẹ yêu thương họ chỉ v́ họ là con cái của Mẹ theo ư muốn của Chúa Kitô trên Thánh Giá.

 

Thánh vịnh gia, khi thấy từ xa mối liên hệ từ mẫu này, một mối liên kết Người Mẹ của Chúa Kitô với thành phần dân đức tin, đă nói tiên tri liên quan tới Đức Trinh Nữ Maria rằng ‘thành phần giầu sang nhất trong dân … sẽ t́m kiếm nụ cười của Mẹ’ (44 [45]:13). Như thế, được tác động bởi lời Thánh Kinh linh ứng này, Kitô hữu bao giờ cũng t́m kiếm nụ cười này của Đức Mẹ, một nụ cười đă được các nghệ sĩ thời trung cổ cho thấy một cách tài t́nh và duyên dáng. Nụ cười này của Mẹ Maria là những ǵ giành cho tất cả mọi người; thế nhưng nó đặc biệt hoàn toàn giành cho những ai đau khổ, nhờ đó họ có thể t́m thấy niềm ủi an và khuây khỏa trong ấy. Việc t́m kiếm nụ cười của Mẹ Maria không phải là một tác động có tính cách hâm mộ hay lỗi thời, mà là bầy tỏ thích hợp của mối liên hệ sống động và sâu xa liên kết chúng ta với Mẹ là Vị được Chúa Kitô trao ban cho chúng ta như là Người Mẹ của chúng ta.

 

Việc muốn chiêm ngưỡng nụ cười này của Vị Trinh Nữ ấy, không có nghĩa là để cho ḿnh bị thu hút bởi óc tưởng tượng quá trớn. Chính Thánh Kinh đă tỏ nó cho chúng ta thấy qua môi miệng của Mẹ Maria khi Mẹ xướng lên ca vịnh Ngợi Khen: ‘Linh hồn tôi tôn vinh Chúa, thần trí tôi hớn hở trong Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ tôi’ (Lk 1:46-47). Khi Vị Trinh Nữ này dâng lời tạ ơn Chúa Mẹ kêu gọi chúng ta chứng dự. Mẹ Maria chia sẻ với chúng ta là thành phần con cái sau ấy của Mẹ, một cách ngưỡng vọng, niềm vui ở trong ḷng của Mẹ, nhờ đó nó có thể trở thành của chúng ta. Lúc nào chúng ta dọc ca vịnh Ngợi Khen này là chúng ta trở thành những người chứng dự vào nụ cười của Mẹ. Ở Lộ Đức đây, trong lần hiện ra vào ngày Thứ Tư 3/3/1858, Bernadette đă chiêm ngưỡng thấy nụ cười này của Mẹ Maria một cách hết sức đặc biệt. Đó là đáp ứng đầu tiên mà Người Nữ Tuyệt Đẹp ấy đă cống hiến cho con người trẻ thụ khải này đang muốn biết Mẹ là ai. Trước khi giới thiệu ḿnh là Đấng ‘Hoài Thai Vô Nhiễm’ vào những ngày sau đó, Mẹ Maria trước hết đă dạy cho Bernadette biết được nụ cười của Mẹ, một dấu chỉ thích đáng nhất cho việc tiến vào sự mạc khải về mầu nhiệm của Mẹ.

 

Trong nụ cười của một tạo vật siêu việt nhất trong tất cả mọi tạo vật khi nh́n xuống chúng ta ấy là những ǵ phản ảnh phẩm vị của chúng ta là thành phần con cái của Thiên Chúa, một phẩm vị không bao giờ loại trừ thành phần bệnh nhân. Nụ cười này, một phản ảnh chân thực cho ḷng từ ái của Thiên Chúa, là mạch nguồn của một niềm hy vọng mạnh mẽ. Tiếc thay, chúng ta quá rơ là việc chịu đựng khổ đau có thể làm đảo lộn t́nh trạng quân b́nh bền vững nhất của đời sống; nó có thể làm rung chuyển cả những nền tảng mănh liệt nhất của niềm tin tưởng, thậm chí đôi khi có thể đẩy con người đến chỗ tuyệt vọng về ư nghĩa và giá trị của cuộc đời. Có những cuộc đối chọi chúng ta không thể nào một ḿnh tồn tại nếu không có ơn trợ giúp thần linh. Khi không c̣n biết diễn tả ra sao bằng ngôn từ th́ con người cần đến một sự hiện diện yêu thương nào đó, ở chỗ, bấy giờ chúng ta chẳng những t́m kiếm sự gần gũi của những ai có cùng máu huyết hay có liên hệ về thân hữu với chúng ta, mà c̣n t́m kiếm sự gần gũi của những ai liên hệ sâu xa với chúng ta trong đức tin nữa. C̣n ai thân thiết với chúng ta bằng Chúa Kitô và Mẹ của Người, Đấng Vô Nhiễm Tội chứ? Hơn bất cứ một ai khác, các Ngài có khả năng hiểu được chúng ta và thấu biết t́nh trạng chúng ta khốn khó là chừng nào trong việc chiến đấu với sự dữ và khổ đau. Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái nói về Chúa Kitô rằng Người ‘không phải là không thể cảm thông với những nỗi yếu hèn của chúng ta; v́ Người đă bị thử thách đủ thứ như chúng ta’ (4:15). Tôi thành khẩn nói cùng những ai đang đau khổ và những ai đang đối chọi với khuynh hướng chán chường trong cuộc sống là hăy quay về với Mẹ Maria! Nơi nụ cười của Vị Trinh Nữ này chất chứa một cách kỳ diệu sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật và chiến đấu cho cuộc sống. Cũng thế, nơi Mẹ, chúng ta t́m thấy ân sủng để can đảm hay vui ḷng chấp nhận ra khỏi đời này vào thời giờ Chúa muốn.

 

Thật là chí lư biết bao cái minh thức của vị đại tác giả về tu đức người Pháp là Dom Jean-Baptiste Chautard, vị trong cuốn Hồn Tông Đồ đă đề nghị với người Kitô hữu đạo hạnh hăy năng nh́n ‘vào ánh mắt của Trinh Nữ Maria’! Phải, việc t́m kiếm nụ cười của Trinh Nữ Maria không phải là một thứ đạo hạnh kiểu con nít, mà là một cảm hứng, như Thánh Vịnh 44 [45] nói, của những ai là ‘thành phần giầu sang nhất trong dân’ (câu 13). ‘Thành phần giầu sang’ ở đây nói về cấp trật đức tin, những ai đạt tới mức độ cao nhất về sự trưởng thành thiêng liêng và biết thực sự biết được t́nh trạng hèn yếu của ḿnh cùng với thân phận bần cùng của ḿnh trước nhan Thiên Chúa. Nơi cái bộc lộ rất đơn sơ của sự dịu dàng êm ái được chúng ta gọi là một nụ cười, chúng ta thấu hiểu được cái giầu sang duy nhất của chúng ta chính là t́nh yêu Thiên Chúa ấp ủ chúng ta, một t́nh yêu thương truyền đến chúng ta qua trái tim của Đấng đă trở nên Mẹ của chúng ta. Việc t́m kiếm nụ cười này trước hết là việc thấu hiểu được tính chất nhưng không của t́nh yêu thương; việc t́m kiếm này cũng là để có thể làm nở ra nụ cười này qua những nỗ lực của chúng ta sống theo lời lẽ của Người Con Yêu Dấu Mẹ, như một con trẻ làm cho mẹ ḿnh mỉm cười khi làm những ǵ hài ḷng bà vậy. Và chúng ta biết những ǵ làm cho Mẹ Maria hài ḷng, qua những lời Mẹ đă nói với thành phần phục vụ ở Cana: ‘Hăy làm những ǵ Người bảo’ (Jn 2:5).

 

Nụ cười của Mẹ Maria là suối nước sự sống. ‘Chúa Giêsu phán: ‘ai tin Tôi th́ từ ḷng họ sẽ vọt lên những gịng sông chảy nước sự sống’ (Jn 7:38). Mẹ Maria là người đă tin tưởng, và từ cung ḷng của Mẹ, những gịng sống chảy nước sự sống đă chảy ra tưới dội lịch sử loài người. Gịng suối mà Mẹ Maria chỉ cho Bernadette ở Lộ Đức đây là một dấu hiệu đơn sơ về thực tại thiêng liêng này. Từ trái tim tin tưởng của Mẹ, từ tấm ḷng từ mẫu của Mẹ, chảy ra nước sự sống để thanh tẩy và chữa lành. Bằng việc d́m ḿnh vào những bể tắm ở Lộ Đức, rất nhiều người đă khám phá ra và đă cảm nghiệm được t́nh yêu thương từ mẫu dịu dàng êm ái của Vị Trinh Nữ Maria này, bằng việc tỏ ra gắn bó với Mẹ để liên kết ḿnh chặt chẽ hơn với Chúa! Trong bài tiếp liên của phụng vụ cho Lễ Mẹ Sầu Bi, Mẹ Maria được tôn kính với tước hiệu là Fons amoris, ‘mạch nguồn yêu thương’. Từ trái tim của Mẹ Maria vọt lên một t́nh yêu thương nhưng không kêu gọi việc đáp ứng của t́nh yêu thương con cái, một t́nh yêu thương con cái được kêu gọi tinh luyện cao cả hơn bao giờ hết. Như hết mọi người mẹ, và hơn hết mọi người mẹ, Mẹ Maria là thày dạy yêu thương. Đó là lư do tại sao có rất nhiều bệnh nhân đến Lộ Đức đây để được giăn cơn khát của ḿnh nơi ‘nguồn mạch yêu thương’ này, và để cho ḿnh được Mẹ dẫn đến với nguồn cứu độ duy nhất là Chúa Giêsu Cứu Thế Con Mẹ.

 

Chúa Kitô ban ơn cứu độ của Người bằng những bí tích, nhất là nơi trường hợp của những ai khổ đau bởi bệnh nạn hay tật nguyền, bằng tích sủng của phép xức dầu thánh. Đối với từng người th́ khổ đau bao giờ cũng là những ǵ xa lạ. Nó không bao giờ có thể thuần thục. Đó là lư do tại sao khó có thể chịu đựng, và lại càng khó hơn – như một số vị đại nhân chứng cho sự thánh đức của Chúa Kitô đă thực hiện – trong việc đón nhận nó như là một yếu tố quan trọng trong ơn gọi của chúng ta, hay chấp nhận, như Bernadette đă diễn tả, ‘chịu đựng hết mọi sự cách âm thầm để làm vui ḷng Chúa Giêsu’. Để có thể nói như thế, cần phải thực hiện một cuộc hành tŕnh kết hiệp lâu dài với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, vào lúc này đây, chúng ta vẫn có thể phó ḿnh cho t́nh thương của Thiên Chúa, một t́nh thương được thể hiện qua tích sủng của phép xức dầu thánh. Chính Bernadette, trong đời sống cũng thường bị bệnh nạn, đă lănh nhận lănh nhận bí tích này 4 lần. Ân sủng của bí tích này là ở chỗ đón nhận Chúa Kitô là vị chữa lành vào đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Kitô không phải là một chữa lành viên theo kiểu thế gian. Để chữa lành chúng ta, Người không ở ngoài khổ đau là những ǵ đang được cảm nghiệm thấy; Người làm cho đau khổ trở nên nhẹ nhàng khi đến ở trong người bị bệnh nạn, chịu đựng đau khổ và sống đau khổ với họ. Sự hiện diện của Chúa Kitô đến là để phá vỡ cái lẻ loi cô độc gây ra bởi đớn đau. Con người không c̣n chịu đựng gánh nặng một ḿnh nữa: là một phần tử đau đớn của Chúa Kitô, họ được tuân hợp Chúa Kitô nơi việc tự hiến của Người lên Chúa Cha, và họ tham dự với Người vào việc hạ sinh một cuộc tân tạo.

 

Không có ơn trợ giúp của Chúa th́ cái ách bệnh tật và khổ đau là những ǵ đè nặng trên chúng ta một cách dữ dội. Nhờ lănh nhận bí tích bệnh nhân, chúng ta t́m cách để gánh vác chính cái ách của Chúa Kitô, một cái ách được kiên cường bởi lời Người hứa với chúng ta rằng ánh của Người sẽ êm ái mang vác và gánh của Người th́ nhẹ nhàng (cf. Mt 11:30). Tôi mời gọi những ai lănh nhận bí tích bệnh nhân này trong Thánh Lễ đây hăy tiến vào một niềm hy vọng như thế.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đă cho thấy Mẹ Maria như h́nh ảnh gương mẫu cho tất cả mầu nhiệm của Giáo Hội (cf. Lumen Gentium, 63-65). Cuộc hành tŕnh của Mẹ là những ǵ phác tả về h́nh ảnh của Giáo Hội, một Giáo Hội được kêu gọi sống như Mẹ trong việc chú trọng tới những ai đang khổ đau. (ĐTC tiếp theo ngỏ lời cám ơn thành phần phục vụ bệnh nhân). 

 

Việc phục vụ bác ai anh chị em cống hiến là việc phục vụ Thánh Mẫu. Mẹ Maria trao phó nụ cười của Mẹ cho anh chị em, để chính anh chị em có thể trở nên, khi trung thành với Con Mẹ, những suối nước sự sống. Bất cứ anh chị em làm ǵ, anh chị em hăy làm nhân danh Giáo Hội, một Giáo Hội mà Mẹ Maria là h́nh ảnh tinh tuyền nhất. Chớ ǵ anh chị em mang nụ cười của Mẹ đến cho hết mọi người!

Để kết thúc, tôi muốn hợp lời cầu nguyện của những người hành hương và của người bệnh, và muốn cầu nguyện với anh chị em một đoạn từ lời nguyện cầu cùng Mẹ Maria được soạn cho dịp mừng kỷ niệm này:

 

V́ Mẹ là nụ cười của thiên Chúa, là phản ảnh ánh sáng của Chúa Kitô, là nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần.

 

V́ Mẹ đă chọn Bernadette là một con người thấp hèn, v́ Mẹ là ánh sao mai, là cổng trời và là đệ nhất tạo vật cảm nghiệm được cuộc phục sinh.

 

Mẹ là Đức Mẹ Lộ Đức’, chúng con cầu cùng Mẹ cùng với những người anh chị em của chúng con đang cảm thấy đớn đau trong tâm hồn và nơi thể xác của họ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080915_lourdes-malati_en.html

 

 

Chúa Giêsu thực hiện phép lạ qua lời yêu cầu của Mẹ Maria

Nếu Biến Cố Thánh Mẫu Fatima gắn liền với 3 Mệnh Lệnh Fatima thế nào, th́ Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức cũng liên quan tới phép lạ như vậy. Tức nói tới Fatima là chúng ta thường nghĩ đến 3 Mệnh Lệnh Fatima, th́ nói đến Lộ Đức là nói đến chẳng những đặc ân vô nhiễm nguyên tội của Mẹ mà c̣n đến phép lạ, mà phép lạ trên hết là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Trong số bao nhiêu là ngàn ngàn phép lạ được tường tŕnh và cứu xét, cho tới năm 2005, Giáo Hội mới chính thức công nhận có 67 phép lạ.

Nếu để ư chúng ta c̣n thấy Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức c̣n là nơi tông du cuối cùng của Vị Giáo Hoàng Thánh Mẫu, vị Giáo Hoàng sống khẩu hiệu Totus Tuus – tất cả của con là của Mẹ. Thật vậy, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II của chúng ta  đă thực hiện 104 chuyến tông du khắp thế giới, và cuối cùng là chuyến tông du đến Lộ Đức 2 ngày, 14-15/8/2004, để mừng 150 năm Tín Điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, một tín điều được Đức Piô IX tuyên bố năm 1854.

1.    Trong đoạn về tiệc cưới ở Cana, Thánh Gioan cho thấy việc can thiệp đầu tiên của Mẹ Maria vào cuộc sống công khai của Chúa Giêsu và nhấn mạnh đến việc Mẹ cộng tác vào sứ vụ của Con Mẹ.

Mở đầu đoạn tŕnh thuật này, Thánh Kư bảo chúng ta biết là “có Mẹ của Chúa Giêsu ở đó” (Jn 2:1), và ngài như có ư nói rằng sự hiện diện của Mẹ là lư do Chúa Giêsu và các môn đệ của Người cũng được đôi tân hôn mời đến tham dự (x Redemptoris Mater, 21), Thánh Kư đă thêm “Chúa Giêsu cũng được mời đến dự đám cưới cùng với các môn đệ của Người” (Jn 2:2). Với những lời dẫn nhập ấy, Thánh Gioan dường như muốn nói lên là tại Cana, cũng như trong biến cố Nhập Thể trọng yếu, Mẹ Maria chính là vị giới thiệu Đấng Cứu Thế.

Ư nghĩa và vai tṛ của việc Đức Trinh Nữ hiện diện trở nên sáng tỏ vào lúc hết rượu. Là một người nội trợ khéo léo và tinh khôn, Mẹ nhận thấy ngay và can thiệp liền để không ai bị mất vui, nhất là để cứu giúp đôi tân hôn trong cơn khốn khó.

Quay sang Chúa Giêsu lên tiếng “họ hết rượu rồi” (Jn 2:3), Mẹ Maria muốn nói lên mối quan tâm của ḿnh cho Người biết về t́nh trạng này, mong rằng Người sẽ giải quyết vấn đề. Nói cho chính xác hơn, theo một số nhà dẫn giải, Mẹ của Người đang mong chờ một dấu lạ phi thường, v́ Chúa Giêsu không có sẵn rượu.

2-    Việc Mẹ Maria có thể kiếm thứ rượu cần thiết ở một nơi nào đó song lại chọn lựa làm như thế chứng tỏ ḷng can trường nơi đức tin của Mẹ, v́ cho đến lúc ấy Chúa Giêsu chưa làm một phép lạ nào, cả ở Nazarét cũng như ở cuộc đời công khai của Người.

Ở Cana, Đức Trinh Nữ một lần nữa lại tỏ ra cho thấy Mẹ hoàn toàn sẵn sàng đối với Thiên Chúa. Ở biến cố Truyền Tin, Mẹ đă góp phần vào phép lạ thụ thai trinh nguyên bằng việc tin vào Chúa Giêsu trước khi được trông thấy Người; ở đây, ḷng Mẹ tin tưởng vào quyền năng chưa tỏ hiện của Chúa Giêsu đă khiến cho Người phải thực hiện “dấu lạ mở tay”, đó là việc biến nước lă hóa thành rượu.

Như thế, Mẹ đă đi trước các môn đệ trong đức tin, thành phần như Thánh Gioan nói, sẽ tin tưởng sau khi xẩy ra phép lạ: Chúa Giêsu “đă tỏ vinh quang của Người ra; và các môn đệ tin vào Người” (Jn 2:11). Như thế là Mẹ Maria đă làm cho đức tin của các vị vững mạnh bằng việc dọn đường cho dấu lạ xẩy ra.2-ƠViệc Mẹ Maria có thể kiếm thứ rượu cần thiết ở một nơi nào đó song lại chọn lựa làm như thế chứng tỏ ḷng can trường nơi đức tin của Mẹ, v́ cho đến lúc ấy Chúa Giêsu chưa làm một phép lạ nào, cả ở Nazarét cũng như ở cuộc đời công khai của Người.

Ở Cana, Đức Trinh Nữ một lần nữa lại tỏ ra cho thấy Mẹ hoàn toàn sẵn sàng đối với Thiên Chúa. Ở biến cố Truyền Tin, Mẹ đă góp phần vào phép lạ thụ thai trinh nguyên bằng việc tin vào Chúa Giêsu trước khi được trông thấy Người; ở đây, ḷng Mẹ tin tưởng vào quyền năng chưa tỏ hiện của Chúa Giêsu đă khiến cho Người phải thực hiện “dấu lạ mở tay”, đó là việc biến nước lă hóa thành rượu.

Như thế, Mẹ đă đi trước các môn đệ trong đức tin, thành phần như Thánh Gioan nói, sẽ tin tưởng sau khi xẩy ra phép lạ: Chúa Giêsu “đă tỏ vinh quang của Người ra; và các môn đệ tin vào Người” (Jn 2:11). Như thế là Mẹ Maria đă làm cho đức tin của các vị vững mạnh bằng việc dọn đường cho dấu lạ xẩy ra.
 

3- Câu Chúa Giêsu đáp lời Mẹ Maria “Này bà, đâu có can chi tới bà và Tôi. Giờ của Tôi chưa đến” (Jn 2:4) có vẻ tỏ ra chối từ, như thể thử thách niềm tin của Mẹ.


Có một dẫn giải cho rằng từ lúc bắt đầu sứ vụ của ḿnh, Chúa Giêsu đặt lại vấn đề liên hệ con cái theo tự nhiên, mối liên hệ mẹ Người yêu thích. Câu nói này, theo kiểu phát biểu của địa phương, có ư nhấn mạnh đến khoảng cách giữa người với nhau, bằng cách loại trừ đi mối hiệp thông về cuộc sống. Khoảng cách này không làm mất đi ḷng trọng kính và cảm nhận; từ ngữ “bà” Người ngỏ lời với Mẹ của ḿnh được Người sử dụng hơi khác với những cuộc đàm thoại xẩy ra giữa Người và phụ nữ Canaan (x Mt 15:28), phụ nữ Samaritanô (x Jn 4:21), phụ nữ ngoại t́nh (x Jn 8:10) và Maria Mai Đệ Liên (x Jn 20:13), trong những hoàn cảnh cho thấy mối liên hệ tích cực của Chúa Giêsu tỏ ra đối với những vị phụ nữ đối diện với Người.


Bằng câu nói: “Này bà, có can chi với bà và Tôi?”, Chúa Giêsu có ư đặt việc cộng tác của Mẹ Maria vào tầm mức cứu độ, một tầm mức bao gồm đức tin đức cậy của Mẹ, đ̣i hỏi Mẹ phải vượt ra ngoài vai tṛ làm mẹ tự nhiên của Mẹ.


4-    Lư do Chúa Giêsu nói: “Giờ của Tôi chưa đến” (Jn 2:4) c̣n mang một ư nghĩa sâu xa hơn nữa.


Một vài vị học giả đă t́m hiểu đoạn sách thánh này, căn cứ vào lời cắt nghĩa của Thánh Au-Quốc-Tinh, đă đồng hóa “giờ” ở đây và biến cố Vượt Qua. Trái lại, đối với một số khác, nó ám chỉ đến phép lạ đầu tiên sẽ được quyền năng của vị tiên tri thành Nazarét tỏ ra cho thấy. Cũng có những vị cho rằng câu nói này ở thể nghi vấn và có liên hệ đến vấn đề trước đó: “Có can chi tới bà và Tôi? Giờ của Tôi chưa đến cơ mà?”. Như thế Chúa Giêsu làm cho Mẹ Maria hiểu rằng Người không c̣n lệ thuộc vào Mẹ nữa, mà phải tự ḿnh làm công việc cho Cha của Người. Thế là Mẹ Maria đă ngoan ngoăn cầm ḿnh không thôi thúc Người nữa, trái lại, Mẹ đă quay sang nhóm phục dịch, bảo họ hăy vâng theo lời Người chỉ dạy.


Dù sao ḷng Mẹ đặt tin tưởng nơi Con của Mẹ cũng đă được tưởng thưởng. Chúa Giêsu, Đấng Mẹ hoàn toàn để cho Người được tự do tác hành, đă làm phép lạ, khi Người nhận thấy ḷng can đảm và ngoan ngoăn nơi người Mẹ của ḿnh: “Chúa Giêsu nói với họ rằng ‘Các anh hăy đổ đầy các b́nh’. Và họ đă đổ đầy lên cho tới miệng” (Jn 2:7). Như thế, việc họ vâng lời cũng giúp cho việc có đầy những rượu.


Lời yêu cầu của Mẹ Maria: “Các anh hăy làm những ǵ Người chỉ bảo”, vẫn c̣n giá trị thời gian đối với Kitô hữu ở mọi thời đại và cần phải làm cho tác hiệu lạ lùng của nó tái diễn nơi cuộc sống của mọi người. Đó là lời huấn dụ hăy tin tưởng không do dự, nhất là khi con người không hiểu được ư nghĩahay phúc lợi của những ǵ Chúa Giêsu đ̣i hỏi.


Như trong tŕnh thuật về người phụ nữ Canaan (Mt 15:24-26), việc ruồng rẫy ra mặt của Chúa Giêsu đă thăng hoa đức tin của bà thế nào, cũng vậy, những lời Con Mẹ nói ”Giờ của Tôi chưa đến”, kèm theo việc Người thực hiện phép lạ đầu tiên, đă cho thấy đức tin cao cả của Mẹ cùng với quyền lực của lời Mẹ nguyện cầu.


Đoạn về tiệc cưới ở Cana thôi thúc chúng ta hăy can đảm trong đức tin và hăy cảm nghiệm trong cuộc sống của ḿnh sự thật của những lời Phúc Âm: “Hăy xin, các con sẽ được nhận lănh” (Mt 7:7; Lk 11:9).


(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 26/2/1997,
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 5/3/1997)

 


Tuyên Tụng Thánh Mẫu


Đức Mẹ Nói Cùng Tôi

(St. Marie Bernadette Soubirous, Ep. Ad P. Gondrand, a 1861:
cf. A. Ravier, Les Écrits de Sainte Bernadette, Paris 1961, pp 53-59)



Ngày kia tôi cùng với hai đứa con gái khác đi xuống bờ sông Gave, th́ th́nh ĺnh tôi nghe thấy một cái ǵ đó như tiếng gió vi vu. Tôi ngoảnh đầu lại hướng về phía đồng cỏ gần bờ sông, song cây cối vẫn lặng lẽ, rơ ràng là tiếng động không xuất phát từ chúng. Đoạn tôi nh́n lên và thấy ngay trong động đá một vị nữ lưu mặc chiếc áo trắng dễ thương với chiếc giây thắt lưng óng ánh. Trên chân của bà mỗi bên đều có một bông hồng mầu vàng nhạt, cùng mầu với những hột ở chuỗi mân côi của bà.

Thấy thế tôi giụi hai mắt, nghĩ rằng tôi đang thấy một cái ǵ đó, và tôi xỏ tay vào viền quần đựng cỗ tràng hạt. Tôi muốn làm dấu thánh giá, nhưng tôi không thể làm được, và tay tôi trở nên rụng rời. Bấy giờ vị nữ lưu này làm dấu thánh giá và tôi cố làm dấu như bà, mặc dù tay tôi run lẩy bẩy. Thế là tôi bắt đầu lần hạt mân côi, trong khi đó vị nữ lưu này lấy ngón tay đưa hạt chuỗi mà không nhép miệng ǵ cả. Khi tôi hết đọc Kinh Kính Mừng th́ bà liền biến đi.

Tôi hỏi hai cô bạn của ḿnh xem họ có thấy được điều ǵ chăng, họ nói không. Dĩ nhiên họ muốn biết tôi đă làm ǵ, và tôi cho họ biết rằng tôi đă thấy một vị nữ lưu mặc bộ áo trắng đẹp, mặc dù tôi không biết bà ấy là ai. Tôi dặn họ đừng nói điều ǵ về câu chuyện này, và họ cho tôi rằng tôi ngớ ngẫn với những thứ ấy. Tôi nói là họ sai rồi, và tôi đă cảm thấy bị thúc đẩy trở lại nơi này vào hôm Chúa Nhật sau đó …

Lần thứ ba tôi đến đó th́ vị nữ lưu này đă mở miệng nói với tôi và xin tôi hăy trở lại hằng ngày trong ṿng 15 ngày. Tôi nói tôi sẽ làm như thế, đoạn bà bảo tôi rằng bà muốn tôi nói với các vị linh mục hăy xây cất lên một nguyện đường ở đó. Bà cũng bảo tôi hăy uống nước ở rạch nước. Tôi đă đến con sông Gave là gịng nước duy nhất tôi thấy. Thế rồi bà làm tôi nhận ra rằng bà không nói về con sông Gave, mà là một tia nước nhỏ gần chỗ tôi đứng. Tới nơi, tôi chỉ thấy có một vài giọt nước, c̣n toàn là bùn. Tôi chụm tay lại để hớt lấy một chút nhưng không được, tôi liền cào đất lên. Tôi cố t́m lấy một ít giọt nước, nhưng măi vào lần thứ bốn tôi mới có đủ lượng nước để uống. Đoạn người nữ lưu biến đi và tôi trở về nhà.

Tôi đă trở lại đấy 15 ngày, trừ một ngày Thứ Hai và một ngày Thứ Sáu, và lần nào bà cũng hiện ra và bảo tôi t́m một rạch nước mà tắm cũng như để xem chuyện các vị linh mục xây nguyện đường ở đó thế nào. Bà nói tôi cũng phải cầu nguyện nữa để cầu cho tội nhân ăn năn cải thiện đời sống. Tôi đă hỏi bà nhiều lần về ư định của bà, song bà chỉ mỉm cười. Sau cùng, với cánh tay giang ra và đôi mắt ngước lên trời, bà bảo tôi rằng bà là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Trong 15 ngày đó, bà đă nói với tôi ba điều bí mật, nhưng tôi không được phép nói với ai cả, và tôi vẫn giữ cho tới nay.
 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 1343-1344)

 

 

 

ĐTCGPII Tông Du Lộ Đức 14/8/2004 - Dẫn Nhập cho việc Lần Hạt Mân Côi tại Động Massabiella


Anh Chị Em thân mến!


1.     Qùi ở nơi đây, trước động Massabielle, Tôi sâu xa cảm thấy rằng Tôi đă tiến đến đích điểm của cuộc Tôi hành hương. Hang động này, nơi Mẹ Maria đă hiện ra, là tâm điểm của Lộ Đức. Nó nhắc nhở chúng ta về hang Núi Horeb, nơi tiên tri Êlia gặp gỡ Chúa, Đấng đă nói với ông bằng “một giọng nhỏ nhẹ” (1Kgs 19:12).
Nơi đây Đức Trinh Nữ đă xin Bernadette đọc Kinh Mân Côi, như chính Mẹ cũng lần hạt. Bởi thế hang động này đă trở thành một học đường nguyện cầu chuyên biệt, nơi Mẹ Maria dạy cho hết mọi người biết nh́n ngắm dung nhan Chúa Kitô bằng t́nh yêu bừng nóng.


Như thế, Lộ Đức là nơi Kitô hữu Pháp quốc, cũng như các Kitô hữu thuộc rất nhiều quốc gia Âu Châu khác và trên thế giới, qú xuống nguyện cầu.


2.     Là những người hành hương tới Lộ Đức, chúng ta cũng muốn buổi tối hôm nay, cùng với Maria Mẹ của chúng ta, tái diễn trong nguyện cầu những “mầu nhiệm” được Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho thấy rằng Người là “ánh sáng thế gian”. Chúng ta nhớ lại lời Người hứa: “Ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối, song sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12).


Chúng ta muốn học từ nơi người nữ tỳ khiêm hạ này của Chúa thái độ đơn sơ và cởi mở trước lời Chúa, cũng như thái độ quảng đại dấn thân đón nhận giáo huấn của Chúa Kitô trong đời sống của chúng ta.


Nhất là, khi suy niệm về việc Mẹ Chúa thông phần vào sứ mệnh cứu chuộc của Con Mẹ, Tôi xin anh chị em hăy nguyện cầu cho các ơn gọi linh mục và sống đồng trinh v́ Nước Trời, để tất cả những ai được kêu gọi biết đáp ứng một cách quảng đại và kiên tŕ.


3.     Trong lúc hướng ḷng về Mẹ Maria Rất Thánh, chúng ta hăy cùng với Thánh Bernadette nguyện cầu rằng: “Lạy Mẹ nhân lành, xin thương đến con; con xin hoàn toàn hiến dâng bản thân ḿnh cho Mẹ, để Mẹ dâng con cho Con yêu dấu của Mẹ, Đấng con muốn yêu mến bằng cả tấm ḷng của con. Lạy Mẹ nhân lành, xin ban cho con trái tim hoàn toàn bừng cháy t́nh yêu mến Chúa Giêsu”.


(Đức Thánh Cha bị mất thăng bằng khi qú cầu nguyện ở hang động Đức Mẹ hiện ra, khiến các vị hộ tống vội đỡ lấy Ngài cho khỏi ngă trước khi đặt Ngài vào xe lăn. Sau mấy phút cầu nguyện, Ngài đă chỉ định một vị hồng y đọc bài diễn từ của Ngài).


ĐTCGPII Tông Du Lộ Đức 14/8/2004 - Lời Nguyện Kết Thúc Buổi Lần Hạt Mân Côi tại khuôn viên cuối Đền Thờ Mân Côi


Kính mừng Maria, Người Nữ nghèo khó và khiêm hạ,
Đấng diễm phúc trước Đấng Tối Cao!
Vị Trinh Nữ của niềm hy vọng, rạng đông của một tân kỷ nguyên,
Chúng con xin hợp với bài ca chúc tụng của Mẹ,
để cử hành t́nh thương của Chúa,
để loan truyền Nước Chúa trị đến
và việc con người được hoàn toàn giải thoát.

Kính mừng Maria, vị nữ tỳ thấp hèn của Chúa,
Người Mẹ hiển vinh của Chúa Kitô!
Vị Trinh Nữ trung thành, nơi cư ngụ thánh thiện của Lời Chúa,
Xin hăy dạy chúng con biết kiên tŕ lắng nghe Lời Chúa,
và đơn sơ dễ dạy trước tiếng nói của Thần Linh,
chú ư tới những tác động của Ngài nơi thâm cung lương tâm của chúng con
cũng như tới những hiện lộ của Ngài qua các biến cố lịch sử.

Kính mừng Maria, Người Nữ của các niềm đau,
Mẹ của sinh linh!
Vị hiền thê trinh nguyên dưới chân Thập Tự Giá, tân Evà.
Xin hăy là vị hướng đạo của chúng con qua các nẻo đường dương thế.
Xin hăy dạy chúng con biết cảm nghiệm và truyền bá t́nh yêu Chúa Kitô,
biết cùng với Mẹ đứng trước muôn vàn thập giá
mà Con Mẹ vẫn bị đóng đanh ở đó.

Kính mừng Maria, người nữ sống đức tin,
Người đệ nhất môn đệ!
Người Mẹ Trinh Nguyên của Giáo Hội, xin hăy giúp chúng con luôn
biết chứng tỏ niềm hy vọng ở nơi chúng con,
bằng một ḷng tin tưởng vào sự lành thánh của loài người cũng như vào t́nh yêu của Cha.
Xin hăy dạy chúng con biết xây dựng thế giới bắt đầu từ bên trong:
trong sâu xa thinh lặng và nguyện cầu,
trong niềm vui của t́nh yêu thương huynh đệ,
trong sinh sôi nẩy nở cá biệt của Thập Tự Giá.

Thánh Maria, Người Mẹ của các tín hữu,
Đức Mẹ Lộ Đức,
cầu cho chúng con.
Amen.
 


ĐTCGPII Tông Du Lộ Đức 14/8/2004 - Dẫn Nhập cho Cuộc Rước Đuốc ở Accuiel Notre-Dame


Anh Chị Em thân mến!


1.     Khi Trinh Nữ Maria hiện ra với Bernadette ở hang động Massabielle, Mẹ đă mở màn cho một cuộc đối thoại giữa Trời và đất là một cuộc đối thoại đă kéo dài qua thời gian và tiếp tục cho tới ngày hôm nay. Khi nói với cô gái trẻ tuổi này, Mẹ Maria đă xin dân chúng hăy đoàn lũ kéo tới đây, như thể nói lên rằng cuộc đối thoại này không thể chỉ được giới hạn ở ngôn từ mà c̣n phải trở thành một cuộc hành tŕnh bên Mẹ dọc suốt con đường lữ hành đức tin, đức cậy và đức mến nữa.


Ở Lộ Đức đây, hơn một thế kỷ qua, dân Kitô giáo đă trung thành đáp ứng những lời hiệu triệu từ mẫu ấy, hằng ngày bước đi theo Chúa Kitô nơi Bí Tích Thánh cũng như mỗi đêm rước kiệu bằng những bài hát và những lời nguyện cầu để tôn kính Người Mẹ của Chúa.


Năm nay, vị Giáo Hoàng này cũng tham gia với anh chị em nơi hành động tôn sùng và mến yêu đối với Đức Nữ Trinh Rất Thánh này, người nữ hiển vinh của Sách Khải Huyền, được đội triều thiên 12 ngôi sao (x Rev 12:1). Cầm trong tay cây đuốc sáng, chúng ta nhớ lại và tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh. Nơi Người toàn thể đời sống của chúng ta được chiếu soi và hy vọng.


2.     Anh chị em thân mến, Tôi xin gửi gấm cho anh chị em ư chỉ đặc biệt của việc chúng ta nguyện cầu tối hôm nay: đó là hăy cùng Tôi nài xin Trinh Nữ Maria xin cho thế giới của chúng ta đây tặng ân ḥa b́nh hằng được mong mỏi.


Chớ ǵ thứ tha và t́nh yêu huynh đệ cắm rễ vào ḷng người. Chớ ǵ hết mọi thứ vũ khí đều được buông xuống, và tất cả mọi thứ hận thù ghen ghét và bạo lực đều được loại trừ.


Chớ ǵ hết mọi người đều thấy nơi tha nhân của ḿnh không phải là kẻ thù cần phải đánh đấm, mà là người anh em cần phải được chấp nhận và yêu thương, nhờ đó chúng ta mới có thể hợp nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.


3.     Cùng nhau chúng ta hăy kêu cầu Vị Nữ Vương Ḥa B́nh này và hăy lập lại việc chúng ta dấn thân phục vụ cho mối ḥa giải, đối thoại và đoàn kết. Có thế chúng ta mới chiếm được thứ hạnh phúc được Chúa hứa cho thành phần kiến tạo ḥa b́nh (Mt 5:9).


Tôi theo anh chị em bằng lời nguyện cầu và phép lành của Tôi.

 

 

ĐTCGPII Tông Du Lộ Đức 15/8/2004 - Bài Giảng ở Prairie de la Ribère


1.     "Que soy era Immaculada Councepciou”. Những lời Mẹ Maria nói với Bernadette vào ngày 25 tháng 3 năm 1858 đặc biệt vang dội trong năm nay là năm Giáo Hội cử hành 150 năm tuyên bố tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội được Giáo Hoàng Chân Phước Piô IX thực hiện bằng Tông Hiến Ineffabilis Deus.


Tôi hết sức muốn thực hiện cuộc hành hương tới Lộ Đức để cử hành một biến cố tiếp tục tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. Việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria là dấu hiệu tỏ ra t́nh yêu nhưng không của Chúa Cha, là biểu hiệu hoàn toàn của việc cứu chuộc được Chúa Con hoàn tất, và là khởi nguyên của một sự sống hoàn toàn cởi mở trước hoạt động của Thần Linh.


2.     Dưới ánh mắt từ mẫu của Đức Trinh Nữ, Tôi gửi lời chào chân thành đến tất cả anh chị em, hỡi anh chị em thân mến, khi chúng ta cùng nhau qui tụ lại đây trước Hang Massabielle để cất tiếng chúc tụng Đấng muôn thế hệ khen rằng diễm phúc (x Lk 1:48).


Tôi đặc biệt gửi lời chào phái đoàn hành hương Pháp quốc cùng các vị Giám Mục của họ, nhất là Vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục và Đức Ông Jacques Perrier, Giám Mục giáo phận Tarbes và Lộ Đức, vị Tôi xin cám ơn về những lời tốt lành mở đầu cho cuộc cử hành này.


Tôi cũng xin chào ông Bộ Trưởng Nội Vụ đại diện cho Chính Phủ Pháp trong cuộc cử hành hôm nay, cũng như các viên chức thẩm quyền về dân sự và quân sự có mặt hôm nay.


Tôi cũng nghĩ đến và cầu nguyện cho những người hành hương qui tụ lại đây từ các phần đất khác nhau ở Âu Châu cũng như từ khắp nơi trên thế giới, cùng với tất cả những ai liên kết một cách thiêng liêng với chúng ta qua truyền thanh và truyền h́nh. Tôi đặc biệt ưu ái chào thành phần bệnh nhân và tất cả những ai đến nơi thánh này để t́m kiếm niềm an ủi và hy vọng. Chớ ǵ Đức Trinh Nữ giúp cho anh chị em có thể cảm nhận được sự hiện diện của Mẹ và được an ủi cơi ḷng!


3.     “Trong những ngày ấy Maria đă chỗi dậy vội vă lên miền đồi núi…” (Lk 1:39). Những lời của câu truyện Phúc Âm này một lần nữa làm hiện lên trước con mắt cơi ḷng của chúng ta một người thiếu nữ thôn Nazarét khi cô lên đường tới “thành Giuđa” đó, nơi bà chị Isave của cô sinh sống, để giúp đỡ bà chị này.


Cái đánh động chúng ta nhất về cô thiếu nữ Maria này là mối quan tâm ưu ái của cô đối với người thân thuộc luống tuổi của cô. Mối quan tâm ưu ái của cô là một mối t́nh yêu thương cụ thể, một mối t́nh không chỉ giới hạn vào những lời nói cảm thông mà c̣n bao gồm cả việc ra tay giúp đỡ một cách tận t́nh và đích thân nữa. Đức Trinh Nữ này không chỉ ban tặng cho người chị họ một cái ǵ đó của ḿnh; Người đă ban tặng tất cả con người ḿnh, không đ̣i lại ǵ hết. Mẹ Maria đă hoàn toàn hiểu được rằng tặng ân Mẹ đă lănh nhận từ Thiên Chúa c̣n hơn là một đặc ân nữa ḱa; bởi thế Mẹ có nhiệm vụ phải phục vụ người khác một cách vô vị kỷ xứng với yêu thương.


4.     “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa…” (Lk 1:46). Những cảm t́nh của Mẹ Maria trong cuộc Mẹ gặp gỡ bà chị Isave được mănh liệt bộc lộ nơi bài ca vịnh Ngợi Khen Magnificat. Những lời của Mẹ nói lên niềm mong đợi đầy hy vọng của “thành phần nghèo của Chúa”, đồng thời nói lên cả việc nhận thức rằng Thiên Chúa đă hoàn tất những ǵ Ngài hứa, v́ Ngài “đă nhớ lại ḷng thương xót của Ngài” (cf. Lk 1:54).


Việc nhận thức ấy cũng là nguồn mạch của một niềm hân hoan vui mừng của Vị Trinh Nữ thấm nhập toàn thể bài ca vịnh: niềm vui khi nhận biết rằng Mẹ đă được Thiên Chúa “đoái hoài” bất chấp t́nh trạng “thấp hèn” (cf. Lk 1:48) của Mẹ; niềm vui trong việc phục vụ Mẹ có thể cống hiến bởi “những sự cao cả” Đấng Toàn Năng đă làm cho Mẹ (cf. Lk 1:49); niềm vui nơi việc Mẹ được nếm hưởng trước hạnh phúc cánh chung được hứa cho “những ai thấp kém” và “thành phần đói khát” (cf. Lk 1:52-53).


Sau Ca Vịnh Magnificat là t́nh trạng thinh lặng: chúng ta không biết ǵ về 3 tháng Mẹ Maria ở với bà chị họ Isave của Mẹ. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta học được một điều hết sức quan trọng đó là việc thiện th́ hoạt động một cách âm thầm, quyền lực của t́nh yêu thương được bày tỏ một cách lặng lẽ khiêm tốn của việc phục vụ hằng ngày.


5.     Bằng lời nói và sự thinh lặng của ḿnh, Vị Trinh Nữ Maria này xuất hiện trước mắt chúng ta như là một mẫu gương cho con đường hành tŕnh của chúng ta. Nó không phải là một con đường dễ đi, v́ hậu quả của việc hai vị nguyên tổ phụ mẫu của chúng ta sa ngă, nhân loại bị mang những thương tích tội lỗi là những ǵ vẫn c̣n cảm thấy cái nhức nhối của nó nơi thành phần được cứu chuộc. Thế nhưng, sự dữ và sự chết sẽ không phải là phán quyết cuối cùng! Mẹ Maria khẳng định điều này bằng cả cuộc sống của Mẹ, v́ Mẹ là một chứng nhân sống động cho cuộc chiến thắng của Chúa Kitô Đấng là Cuộc Vượt Qua của chúng ta.


Thành phần tín hữu cũng đă hiểu được như thế. Đó là lư do tại sao họ tuốn về hang động này để nghe nghe những huấn dụ từ mẫu của Vị Trinh Nữ đây. Nơi Mẹ, họ nhận thấy được “người nữ mặc áo mặt trời” (Rev 12:1), Vị Nữ Hoàng sáng láng trước ngai ṭa Thiên Chúa (cf. Đáp Ca), vẫn hằng chuyển cầu cho họ.


6.     Hôm nay, Giáo Hội cử hành việc Mẹ Maria Mông Triệu hiển vinh cả hồn lẫn xác về Trời. Hai tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội và Mông Triệu có một liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cả hai đều công bố vinh hiển của Chúa Kitô Cứu Chuộc và thánh đức của Mẹ Maria, vị mà định mệnh loại người của ḿnh thậm chí ngay lúc này đây đă được trọn vẹn và vĩnh viễn hiện thực nơi Thiên Chúa.


“Khi Thày đi dọn chỗ cho các con, Tôi sẽ trở lại đem các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con cũng được ở đó” (Jn 14:3). Mẹ Maria là bảo chứng của việc hoàn tất những ǵ Chúa Kitô hứa hẹn ấy. Việc Mẹ Mông Triệu bởi thế mới trở thành cho chúng ta “một dấu hiệu của niềm hy vọng và ủi an vững chắc” (cf. Lumen Gentium, 68).


7.     Anh chị em thân mến! Từ động Massabielle này, Vị Trinh Nữ Maria đây nói với cả chúng ta nữa, thành phần Kitô hữu của ngàn năm thứ ba. Chúng ta hăy lắng nghe Mẹ!


Hăng lắng nghe Mẹ, hỡi giới trẻ là thành phần t́m kiếm một câu đáp có thể cống hiến cho cuộc đời của các bạn ư nghĩa; Ở nơi đây, các bạn có thể t́m thấy câu giải đáp ấy. Nó là một câu giải đáp gay go, tuy nhiên nó lại là câu trả lời duy nhất thực sự làm thỏa măn. V́ nó chất chứa cái bí mật của niềm vui và an b́nh thực sự.


Từ hang động này, Tôi đặc biệt kêu gọi nữ giới. Hiện ra ở nơi đây, Mẹ Maria đă kư thác sứ điệp của Mẹ cho một em gái trẻ tuổi, như thể Mẹ muốn nhấn mạnh đến sứ vụ đặc biệt của nữ giới trong thời đại của chúng ta đây, một sứ vụ thực sự đang bị lôi cuốn bởi chiều hướng duy vật và trần tục: một sứ vụ trong xă hội ngày nay phải trở thành một chứng nhân cho những giá trị thiết yếu chỉ được thấy bằng con mắt tâm hồn. Hỡi nữ giới, chị em là thành phần mang trách nhiệm là những lính canh của Đấng Vô H́nh! Tôi thiết tha kêu gọi hết mọi anh chị em, anh chị em thân mến, hăy làm mọi sự có thể để bảo đảm rằng sự sống, mỗi một sự sống và mọi sự sống, được tôn trọng từ khi được thụ thai cho đến khi tự nhiên qua đi. Sự sống là một tặng ân thánh hảo, không ai có thể cho ḿnh có quyền làm chủ nó.


Sau hết, Đức Mẹ Lộ Đức gửi một sứ điệp cho hết mọi người. Đó là hăy trở thành những con người nam nữ của tự do! Thế nhưng, xin nhớ rằng: niềm tự do của con người là một niềm tự do đă bị tội lỗi làm tổn thương. Nó là một niềm tự do tự bản chất cũng cần phải được giải thoát. Chúa Kitô là vị giải phóng của nó; Người là Đấng “v́ tự do đă giải phóng chúng ta” (cf. Gal 5:1). Hăy bênh vực niềm tự do ấy!


Quí bạn thân mến, về vấn đề này chúng ta biết rằng chúng ta có thể tin tưởng vào Mẹ Maria, vị mà, v́ không bao giờ nhường bước cho tội lỗi, là tạo vật duy nhất hoàn toàn tự do. Tôi xin trao phó quí bạn cho Mẹ. Hăy bước đi bên Mẹ Maria khi quí bạn hành tŕnh tiến tới chỗ hoàn toàn làm trọn nhân tính của ḿnh!


(Trong khi đang đọc bài giảng bằng tiếng Pháp, ĐTC đột nhiên nói bằng tiếng Balan: “giúp Tôi với”. Sau khi uống nước do các vị hộ tống trao cho, Ngài nói tiếp: “Tôi phải làm cho xong việc này”. Quả thực Ngài đă đọc xong bài giảng nhưng bỏ một số đoạn. Ngài đă lên giọng để bày tỏ mối quan tâm với thành phần bệnh nhân).



ĐTCGPII Tông Du Lộ Đức 15/8/2004 - Huấn Từ Truyền Tin ở Prairie de la Ribère


1.     Để kết thúc việc cử hành Phụng Vụ trọng thể này, Tôi muốn đặc biệt gửi lời chào đến những ai tham dự Cuộc Hành Hương Toàn Nước Pháp do “Famille de l’Assomption” tổ chức.


Tôi gửi lời chào riêng giới trẻ, thành phần đông đảo ở Lộ Đức và đă phục vụ một cách tận t́nh anh chị em bệnh nạn của ḿnh như là những tiếp vụ viên. Tôi cảm thấy quí mến nhớ lại những lần gặp gỡ giới trẻ ở Paris, rồi những giới trẻ ở Lyons, ở Strasbourg và một lần nữa ở Paris vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Quí bạn giới trẻ thân mến: Những cuộc gặp gỡ này đă cống hiến cho Tôi một niềm hy vọng rất nhiều là những ǵ Tôi muốn chia sẻ với các bạn hôm nay đây. Chớ ǵ Mẹ Maria là thày dạy của các bạn, và các bạn sẽ mang hơi thở tươi mới của niềm lạc quan đến cho thế giới, khi các bạn loan báo cho tất cả mọi người “tin mừng” của Vương Quốc Chúa Kitô.


2.     Từ tảng đá ở động Massabielle, Vị Trinh Nữ này đă hiện ra với Bernadette. Tỏ ḿnh ra như Đấng đầy ơn phúc của Thiên Chúa, Mẹ đă kêu gọi thống hối và nguyện cầu. Mẹ đă chỉ cho Bernadette một mạch nước, và xin em uống mạch nước này. Mạch nước mới mẻ ấy đă trở thành một trong những biểu hiệu của Lộ Đức: một biểu hiệu của sư ỉ sống mới được Chúa Kitô ban cho tất cả những ai hướng về Người.


Kitô Giáo thực sự là một suối nước sự sống, và Mẹ Maria là bảo quản viên đầu tiên của suối nước này. Mẹ chỉ nó cho tất cả mọi người thấy, bằng cách kêu mời họ từ bỏ cái kiêu hănh của ḿnh mà học sống khiêm hạ, nhờ đó họ mới có thể kín múc được t́nh thương của Con Mẹ và từ đó mới cùng nhau hoạt động cho bừng lên một nền văn minh yêu thương.


3.     Khi suy niệm về mầu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu, giờ đây chúng ta hăy hướng về Mẹ Maria Rất Thánh, nài xin Mẹ ra tay bảo vệ mỗi người chúng ta, Giáo Hội và thế giới.


(Sau Kinh Truyền Tin:)


Anh chị em thân mến, chớ ǵ biến cố Mông Triệu của Đức Trinh Nữ Maria nhắc nhở anh chị em rằng nước trời mới là nhà thật sự của chúng ta và là đích điểm cho cuộc hành tŕnh đời sống của chúng ta. Tôi xin Thiên Chúa ban tràn đầy phúc lành của Ngài cho anh chị em và gia đ́nh của anh chị em.

 

 

Ư Nghĩa Chuyến Tông Du 104 của ĐTC GPII đến Lộ Đức 14-15/8/2004


Đức Giám Mục Renato Boccardo, bí thư của Hội Đồng Ṭa Thánh Về Truyền Thông Xă Hội đă cho biết trong cuộc phỏng vấn của Zenit về chuyến tông du của ĐTC đến Lộ Đức tới đây không phải chỉ một chuyến hành hương theo cá nhân vậy thôi.


Vấn:     Tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến Lộ Đức?


Đáp:     Là để đáp lời mời của các vị Giám Mục Pháp trong việc cử hành 150 năm mừng kỷ niệm tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội ở đền thánh mẫu này.


Giáo Hội nhớ đến việc công bố này của Đức Giáo Hoàng Piô IX vào năm đó. Lạ lùng thay, 4 năm sau đó, trong cuộc hiện ra ở Lộ Đức Vị Trinh Nữ này đă xác nhận những ǵ Vị Giáo Hoàng ấy và Giáo Hội đă công bố. Theo chiều hướng ấy, Đức Giáo Hoàng sẽ đến Lộ Đức như là một người hành hương để ca ngợi dự án của Thiên Chúa được hiện thực nơi một con người là Đức Maria.


Vấn:     Những đặc tính đặc biệt của chuyến đi này là ǵ?


Đáp:     Nó có tính chất hành hương. Đức Giáo Hoàng muốn tôn kính Vị Trinh Nữ và thực hiện nhữnmg cử chỉ xứng hợp với những khách hành hương, tái lập lại sứ điệp của Vị Trinh Nữ đă để lại ở Lộ Đức, đó là ăn năn thống hối, cải thiện đơiụi sống và nguyện cầu.


Đó là lư do tại sao Ngài sẽ uống nước chảy ra từ hang động Massabielle là nơi đă diễn tiến những lần hiện ra, nước được vị giám đốc đền thánh mẫu này dâng cho Ngài.


Chiều Thứ Bảy, Ngài sẽ chỉ sự buổi lần hạt mân côi và rước kiệu từ hang động này đến công trường Đền Thờ Lộ Đức. Sau đó, trong đêm khua sẽ có một cuộc rước đuốc, một tính chất của Lộ Đức, một cuộc rước đuốc được Đức Thánh Cha theo dơi từ nơi trú ngụ của Ngài là the Notre Dame Accueil.


Sáng Chúa Nhật Ngài sẽ chủ tế một Thánh Lễ ở những băi có rộng của đền thánh mẫu này.


Chuyến đi này cũng được đánh dấu bởi những giây phút nguyện cầu do Đức Thánh Cha thực hiện trong thinh lặng ở tại hang động hiện ra như tất cả mọi khách hành hương vẫn làm.


Đó là những cử chỉ truyền thống của việc hành hương được Đức Thánh Cha thực hiện hiệp với thánh lễ không cùng của những người hành hương suốt gịng lịch sử. Thấy chương tŕnh và những ư hướng của Đức Thánh Cha như thế, người ta mới nghĩ đến những lời của Mẹ Maria: “Muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc”.

Vấn:     Như thế th́ chúng ta đang ở trước một biến cố của giáo hội hoàn vũ chứ không phải chỉ ở trước một cuộc hành hương theo cá nhân của vị giáo hoàng này.


Đáp:     Tôi lấy làm ngạc nhiên khi mới đây đọc thấy rằng Đức Giáo Hoàng sẽ ra đi như một “bệnh nhân trong số thành phần bệnh nhân”. Tôi nghĩ rằng đó là một lời giải thích suy diễn từ biến cố quan trọng này.


Con người đến Lộ Đức như một con người hành hương này là Đức Gioan Phaolô II, Vị Chủ Chiên của Giáo Hội hoàn vũ. Đó không phải là vấn đề của một con người nữa bị bệnh.


Đi đến Lộ Đức, Vị Giám Mục Rôma này, ở một nghĩa nào đó, mang theo ḿnh tất cả các Giáo Hội Ngài đă viếng thăm khắp thế giới. Bởi thế, toàn thể Giáo Hội sẽ qui tụ lại nguyện cầu chung quanh vị Giáo Hoàng tại hang động Massabielle.


Đức Giáo Hoàng sẽ lưu ngụ tại Notre Dame Accueil, nhà cho thành phần bệnh nhân ở Lộ Đức, v́ đây là nơi được trang bị khá nhất hợp vơiùi Ngài. Thế nhưng, Đức Giáo Hoàng không cần phải ở một nơi cho bệnh nhân mới thể hiện việc Ngài gần gũi với những ai chịu khổ đau.


Chúng ta đừng quên rằng chính Ngài là vị đă thiết lập Ngày Thế Giơiùi Bệnh Nhân, và trong 26 năm giáo triều của ḿnh, Ngài đă bày tỏ bằng mọi cách cho thấy Ngài gần gũi với những ai chịu khổ đau.


Vấn:     Đức Giám Mục đang theo dơi những việc sửa soạn cho chuyến đi thiết tha này của Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng mong ǵ nơi cuộc viếng thăm ấy?


Đáp:     Đức Giáo Hoàng rất phấn khởi. Như tôi đă nói đến trước đây, Ngài muốn chú trọng đến những cử chỉ truyền thống của một cuộc hành hương là những ǵ bộc lộ cho thấy đức tin chân thực của dân chúng.


Trong việc cử hành kỷ niệm mừng t́n điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ngài muốn nhắc nhở toàn thể Giáo Hội về tầm quan trọng của ân sủng nơi đời sống con người. Đó cũng là một cách đặc biệt nhấn mạnh đến mầu nhiệm tội lỗi và ân sủng nơi cuộc sống của loài người.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 20/7/2004.



Lịch Sử và Ư Nghĩa của Tín Điều Hoài Thai Vô Nhiễm


Tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm, được tuyên bố 150 năm trước đây, tái khám phá ra nơi tính cách sâu xa của nó lời diễn tả “đầy ơn phúc”. Cha Giêsu Castellano Cervera, ḍng Carmêlô, một chuyên gia nghiên cứu Thánh Mẫu, chia sẻ với Zenit về nguồn gốc và tầm quan trọng của tín điều này như sau.


Vấn:     Lịch sử và tầm quan trọng của tín điều này như thế nào?


Đáp:     Nó là một lịch sử dài ḍng và phức tạp. Cần phải trở về với sự hiểu biết mầu nhiệm của Đức Matia trong mối liên hệ đặc biệt của Mẹ với Thiên Chúa cũng như với mầu nhiệm cứu độ, một mầu nhiệm Mẹ đă liên kết ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc đời Mẹ, như một con người đầy ân phúc và t́nh yêu của Thiên Chúa.


Vấn:     Cha có thể cắt nghĩa tín điều này đă được khai triển từ đầu ra sao chăng?


Đáp:     Việc ư thức này đầu tiên được khai triển ở mức độ dân chúng tin tưởng, với ư thức rằng việc Mẹ được hoài thai là giây phút ân sủng; trước hết là những ngụy thư Phúc Âm kể lại cuộc hạnh ngộ của cha mẹ Người là Thánh Joachim và Anne. Từ câu truyện này mới có lễ bà Thánh Anna thụ thai Mẹ maria theo phụng vụ lễ nghi Byzantine, được cử hành vào ngày 9/12 từ thế kỷ thứ VIII.


Lễ này đă sang bên Tây vào khoảng thế kỷ thứ 10, và được cử hành hoàn toàn về Việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria. Lễ này được nới rộng cho niên lịch hoàn vũ bởi Đức Sixtus IV năm 1476 với một thể thức rất tuyệt vời, nhưng đáng tiếc thay đă bị giảm xuống bậc lễ nhớ “Việc Hoài Thai của Đức Maria” theo Sách Lễ năm 1570.


Ḷng đạo đức tôn sùng của dân chúng và việc cử hành phụng vụ đă làm bùng lên một cuộc tranh luận lớn giữa các nhà thần học có những khuynh hướng đối nghịch nhau. Một bên là những thần học gia bênh vực việc hoài thai vô nhiễm nguyên tội của Mẹ Maria, c̣n bên kia là những vị chối bỏ điều này để khẳng định là Mẹ Maria cũng được hưởng ơn cứu chuộc từ Chúa Kitô.


Duns Scotus đă cống hiến cái then chốt về thần học để hiểu được mầu nhiệm này, khi tin tưởng rằng Mẹ Maria được ǵn giữ khỏi nguyên tội bởi công nghiệp của Chúa Kitô.


Cảm thức của tín hữu, của phụng vụ và của thần học cuối cùng đă được xác nhận bởi huấn quyền của Giáo Hội, một thẩm quyền mà sau khi trải qua những diễn tiến khác nhau, đă tiến tới chỗ Đức Piô IX đă tuyên bố tin điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8/12/1854, bằng tự sắc “Ineffabilis Deus”.


Vấn:     Đâu là những lư do tiến đến chỗ công bố tín điều này?


Đáp:     Trước hết là việc hiểu biết hơn nữa về những sự kiện mạc khải, trong Thánh Kinh cũng như theo Truyền Thống của Giáo Hội, nền tảng của tất cả mọi vấn đề tuyên tín, với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần, Đấng dẫn Giáo Hội vào tất cả sự thật.


Đặc biệt là lời diễn tả “đầy ơn phúc” đă được tái nhận thức một cách sâu xa, những lời thiên thần nói cùng Mẹ Maria khi truyền tin cho Mẹ như tỏ cho thấy thân phận của Mẹ Maria trước Thiên Chúa Ba Ngôi từ giây phút mở màn cuộc sống của Mẹ, và như Mẹ đă được ấn định từ đời đời trong dư ỉ án của Thiên Chúa: “Mẹ là vị đang và lúc nào cũng đầy ơn Chúa”.


Theo ư nghĩa của lời nói chính yếu ấy th́ ngươiụi ta cũng thấy được tất cả thực tại về Mẹ Maria như là vị hợp tác của Chúa Kitô trong công cuộc Cứu Chuộc. Mẹ là vị được kêu gọi hợp tác với vai tṛ làm Mẹ Đấng Cứu Chuộc không thể nào, cho dù chỉ một giây lát, ở ngoài ân sủng của Chúa trong việc Ngài chiến thắng tội lỗi và sự chết.


Tuy nhiên, ngoài khía cạnh tiêu cực này, tức khía cạnh không có nguyên tội, Mẹ Maria, ngay từ giây phút ban đầu cuộc đời của Mẹ, c̣n đóng vai tṛ là nữ tử dấu yêu của Chúa Cha, Mẹ của Chúa Con Cứu Chuộc, đền thờ của Thánh Thần, của Đấng Toàn Thánh, được Thánh Linh ấn định và làm nên một tạo vật mới, hết sức được Thiên Chúa yêu thương.


Đó là mức độ hiểu biết trọn vẹn về tín điều này, như đă được hiển nhiên bày tỏ trong Hiến Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” cũng như trong Kinh Nguyện Thánh Thể tuyệt vời hiện nay về lễ trọng Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, một kinh nguyện nói về Mẹ như là một Người Mẹ của Con Chiên vô t́ tích, cũng như về nguồn gốc và h́nh ảnh của Giáo Hội là Vị Hiền Thê không vết nhăn và vô t́ vết.


Như thế rơ ràng Mẹ Maria là trường hợp được miễn nhiễm nguyên tội, và nơi Mẹ là tất cả trọn vẹn dự án nguyên thủy của Thiên Chúa và là định mệnh mai hậu của Giáo Hội, một Giáo Hội được kêu gọi măi măi trở nên “thánh hảo và vô nhiễm trong yêu thương”.


Như Max Thurian đă tuyên nhận, việc hoài thai vô nhiễm nguyên tội nghĩa là nơi Mẹ Maria hết mọi sự đều là ân sủng ngay từ lúc ban đầu và Mẹ là chứng từ cho thấy mọi sự từ Thiên Chúa mà có. Và Đức Maria ấy đă đáp ứng đặc ân này bằng một t́nh yêu hoàn toàn tự do, không bị ô nhiễm tội t́nh.


Vấn:     Đức Thánh Cha sẽ đi đến Lộ Đức. Đâu là ư nghĩa của chuyến đi này?


Đáp:     Lộ Đức là nơi Mẹ Maria, khi hiện ra với Bernadette năm 1858, đă xác nhận sự thật về việc hoài thai vô nhiễm nguyên tội của Mẹ được huấn quyền công bố. Ngay từ ban đầu, Lộ Đức đă trở thành một địa điểm lôi cuốn, được vây bọc bởi sự hiện diện đặc biệt của mầu nhiệm cũng như của vai tṛ làm mẹ thiêng liêng của Mẹ Maria Vô Nhiễm như là phương dược chữa trị bệnh tật về phần xác cũng như phần hồn.


Nó là một địa điểm trị liệu theo nghĩa tuyệt vời nhất của từ ngữ này, tức là nơi Mẹ Maria tiếp tục thực hiện việc bảo vệ của mẹ và phận sự từ mẫu đặc thù của Mẹ đối với thành phần anh em của Chúa Kitô, thành phần bị bệnh tật nơi thần xác và tinh thần bởi tội lỗi đă đem vào thế giới này bệnh nạn và chết chóc, t́nh trạng yếu nhược về thể lư và luân lư.


Bằng sự hiện diện của ḿnh, Đức Giáo Hoàng đề cao những khía cạnh ấy; Ngài đến để cử hành mừng 150 năm việc tuyên bố tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội ở địa điểm đă được chính bản thân Trinh Nữ Maria đặc biệt xác nhận, và là một khách hành hương, Ngài mang nơi bản thân ḿnh nỗi yếu hèn của thế giới này để khẩn cầu sự hiện diện linh thiêng của Mẹ Maria chữa lành những thương tích của xă hội chúng ta đang sống là nơi cần đến Phúc Âm của niềm hy vọng.


Vấn:     Mẹ Maria là biểu hiệu của đức ái Thiên Chúa đối với loài người. Phải chăng đó là lư do Mẹ đă hiện ra ở Lộ Đức? Và Mẹ sẽ tiếp tục là Đấng Bầu Cử của chúng ta?


Đáp:     Việc hiện diện từ mẫu của Mẹ Maria bao giờ cũng phù trợ đời sống của Giáo Hội cũng như của hết mọi tín hữu; chưa hết, hết mọi con người, đă được Chúa Kitô trao phó cho Mẹ trên Cây Thập Tự Giá.


Tuy nhiên, việc hiện diện này, trong những hoàn cảnh đặc biệt, trở thành một “cuộc hiển linh”, một cuộc biểu lộ hữu h́nh và long trọng, để trong trường hợp này người ta thấy được rằng Việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội là một mầu nhiệm đức tin và ơn cứu độ, một biểu lộ t́nh yêu Thiên Chúa chiến thắng tội lỗi và sự chết, và là một dấu hy vọng cho tất cả mọi người.


Có bao nhiêu người ở Lộ Đức đă cảm thấy được việc chữa lành các bệnh nạn thể xác và tâm hồn, nhiều thứ bệnh hoạn của nhân loại chúng ta, trở thành chứng nhân cho sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Maria, một sự hiện diện kêu gọi hoán cải và sống một đời sống mới, một sự hiện diện là nguồn mạch giao ḥa với Thiên Chúa và anh chị em ḿnh.


Mẹ Maria, hiệp với Thánh Linh là Đấng Bầu Cử của chúng ta, tiếp tục là, như chúng ta kêu cầu Mẹ trong Kinh Lạy Nữ Vương, là “Chữa Bầu chúng tôi”, vị cầu xin cho chúng ta, đấng bênh vực chúng ta khỏi sự dữ và Tên Gian Ác, nhưng cũng là Đấng thôi thúc chúng ta sống trong Chúa Kitô nữa.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 18/7/2004.
 

 


Hành Hương Thánh Mẫu
 


Trong cuộc Hành Hương Năm Thánh 2000, tôi được dịp viếng thăm Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức, tôi chợt nghĩ ra một điều, một điều mà nếu không đến đây, tôi nghĩ chắc chắn tôi không bao giờ nghĩ ra và nghĩ được. Thật vậy, trong các Linh Địa Thánh Mẫu, kể cả Linh Địa Fatima, th́ phải công nhận một điều không thể chối căi được là Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức thật là thơ mộng, thật là hữu t́nh. Có dịp mà không đến th́ đúng là mất nửa đời người! Tại sao? Cảm nghĩ của tôi tự nhiên có được sau khi mới từ Linh Địa Thánh Mẫu Fatima tới, đó là v́ Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức là nơi duy nhất Đức Mẹ hiện ra tươi cười, chứ không hoàn toàn nghiêm trọng đến buồn thảm như ở các nơi khác, nhất là ở Fatima.


Sự Tích Mẹ Lộ Đức được bắt đầu từ 18 lần Đức Mẹ hiện ra với Bênađét, một thiếu nữ quê mùa nghèo nàn 14 tuổi tại một hang đá ở Lộ Đức thuộc miền Nam Nước Pháp. Trong 18 lần hiện ra này, những lần quan trọng nhất là những lần Mẹ tỏ cho Bênađét biết Mẹ là ai và muốn ǵ, như lần thứ ba ngày 18/2, lần thứ tám, 24/2, lần thứ chín, 25/2, lần thứ mười ba, 2/3 và lần thứ mười sáu, 25/3.


Vào lần hiện ra thứ ba ngày 18/2, để đáp lại việc Bênađét đưa giấy, bút và mực cho Mẹ để xin Mẹ viết xuống cho biết tên của Mẹ và Mẹ muốn ǵ, Mẹ đă trả lời như sau: “Những ǵ Mẹ muốn nói với con không cần phải viết ra. Con có sẵn ḷng trở lại đây 15 ngày không? Mẹ không hứa với con được hạnh phúc ở đời này mà là ở đời sau”.


Vào lần hiện ra thứ tám ngày 24/2, Mẹ kêu gọi Bênađét: “Hăy ăn năn thống hối! Hăy ăn năn thống hối! Hăy ăn năn thống hối!” “Hăy cầu xin Thiên Chúa cho các tội nhân!”. “Con hăy ḅ bằng đầu gối vào hang đá và hăy hôn đất để tỏ dấu hiệu ăn năn thống hối thay cho các tội nhân”.


Vào lần hiện ra thứ chín ngày 25/2, theo lời Bênađét kể lại th́ “Vị hiện ra bảo tôi hăy đi uống nước suối. V́ không thấy suối đâu, tôi đă đến uống nước sông (đó là con sông Gave, nhỏ song nước trong vắt và chảy suốt ngày đêm, theo trí nhớ của khách hành hương này). Người bảo tôi không phải nước tôi uống ở chỗ đó, rồi lấy tay chỉ ở dưới tảng đá. Tôi lại đó và chỉ thấy có một chút nước hơi mằm mặn. Tôi đặt bàn tay tôi vào chỗ đó song không thể lấy được một chút nước nào. Đoạn tôi lấy hai tay đào bới và đă lấy được chút đỉnh. Tôi đă đổ đi ba lần v́ bẩn, cho đến lần thứ bốn tôi mới uống được. Người bảo tôi ăn một chút cỏ mọc chung quanh mạch suối ấy”.


Vào lần hiện ra mười ba, ngày 2/3, Bênađét đă thuật lại thế này: “Người bảo tôi đi nói với các vị linh mục là hăy xây cất một Ngôi Đền ở đó. Tôi đă đi vị linh mục giáo xứ nói cho ngài hay. Ngài trơ mắt nh́n tôi một lúc đoạn nói với tôi một cách chắc ăn là ‘Vậy th́ tên của Bá đó là ǵ?’. Tôi trả lời ngài rằng tôi không biết. Ngài bảo tôi hăy đi hỏi tên của Người. Ngày hôm sau tôi hỏi Người th́ Người chỉ nhoẻn miệng mỉm cười”.


Vào lần hiện ra mười sáu, ngày 25/3, Bênađét cho biết như sau: “Sau hai tuần lễ tôi đă hỏi Người tất cả là ba lần. Người cứ tiếp tục mỉm cười nên tôi không dám hỏi Người nữa. Tuy nhiên, lần này Người lại hướng mắt lên trời, chắp tay trước ngực mà nói cùng tôi rằng: ‘Ta là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Tội’. Đây là những lời cuối cùng Người nói với tôi. Đôi mắt của Người mầu xanh dương”.


Ở Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức có ba điều chuyên biệt: thứ nhất là mạch nước lạ, thứ hai là ngôi đền thờ, và thứ ba là tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội.


Thứ nhất là mạch nước lạ, mạch nước này ở ngay trong hang đá, về phía dưới ở bên phải chỗ Mẹ hiện ra. Mạch nước lạ này được đậy bằng một tấm pha lê trong và chảy về hai phía, một phía cho khách hành hương lấy phúc uống và một phía cho họ tắm. Phía nước uống được hệ thống hóa xong từ năm 1949 và khu nước tắm được hoàn thành từ năm 1955. ĐTC Gioan Phaolô II đă uống nước này vào ngày 14/8/1983. Và vô số phép lạ đă thực sự xẩy ra tại đây, được hội đồng y khoa địa phương được thành lập từ năm 1882 và hội đồng y khoa quốc tế thành lập từ từ năm 1952 công nhận, trong số đó, từ lần xẩy ra đầu tiên ngày 1/3/1858 đến ngày 28/6/1989, tất cả có 65 phép lạ được Giáo Hội chính thức công nhận.


Thứ hai là ngôi đền thờ, như Mẹ yêu cầu, đă được thực hiện, đó là Đại Thánh Đường Vô Nhiễm. Đại Thánh Đường Vô Nhiễm này là một trong 4 đại thánh đường tại Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức. Ba đại thánh đường khác là Đại Thánh Đường Mân Côi, Đại Thánh Đường Thánh Giáo Hoàng Piô X, và Đại Thánh Đường Thánh Bênađét được thánh hiến năm 1988. Đại Thánh Đường Vô Nhiễm được bắt đầu xây vào năm 1866, lúc mà Ngôi Nhà Nguyện Hầm nhỏ được xây nằm ở phía bên trên được hoàn tất cùng năm. Đại Thánh Đường Vô Nhiễm được hoàn tất năm 1871 và được thánh hiến năm 1876. Đại Thánh Đường Vô Nhiễm này ở tầng hai, dưới Ngôi Nhà Nguyện Hầm ở tầng nhất và trên Đại Thánh Đường Mân Côi ở tầng đất. Đại Thánh Đường Mân Côi được xây cất 30 năm sau biến cố Thánh Mẫu Lộ Đức và được thánh hiến vào năm 1901. Đại Thánh Đường Thánh Giáo Hoàng Piô X được thánh hiến năm 1958, kỷ niệm bách chu niên Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức, được xây dưới ḷng đất theo h́nh chiếc tầu lật ngược, chứa được 27 ngàn người, nằm về phía Tây hang Mẹ hiện ra ở bên kia sông Gave, phải đi qua một chiếc cầu. Đại Thánh Đường Thánh Bênađét được thánh hiến năm 1988, chứa được 5000. Tổng Thánh Đường chính của Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức gồm có ba tầng: tầng nhất là Ngôi Nhà Nguyện Hầm nhỏ, tầng hai là Đại Thánh Đường Vô Nhiễm, và tầng ba là Đại Thánh Đường Mân Côi. Tổng Thánh Đường này, phía Tây ở bên hông dính liền với hang động chỗ Mẹ hiện ra, và phía Bắc trước mặt là Công Trường Lộ Đức h́nh trái tim.


Thứ ba là tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội, một tước hiệu nói lên đặc ân vô cùng cao cả của Mẹ đă được Giáo Hội, qua Á Thánh Giáo Hoàng Piô IX, chính thức tuyên tín thành tín điều vào chính ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1854, gần bốn năm trước Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức.

Ngoài ra, tại Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức, chúng ta c̣n có thể đi viếng 14 Đàng Thánh Giá ở ngọn đồi phía Đông của Khu Đền Thờ ba tầng. Cả một ngọn đồi rộng được xây cất cho 14 Chặng Đường Thánh Giá, một chặng đường Thánh Giá vĩ đại tôi chưa từng thấy, và tôi thích nhất là chặng cuối cùng ở măi sâu dưới chân đồi, hết sức tự nhiên, v́ đó là một hang động đá hoàn toàn thiên nhiên, có thể nói lên ư nghĩa đích thực của ngôi mộ đá Chúa Giêsu được táng xác như Phúc Âm nhắc tới. Chưa hết, ngay trong khu Linh Địa, c̣n có Bảo Tàng Viện lưu niệm tất cả mọi di tích lịch sử về Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức. Bên ngoài khu Linh Địa, vế phía bắc, khách hành hương có thể ra khu phố có nhà ở của chị Bênađét nữa.


V́ Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức, ngoài tiếng tăm về phép lạ chữa lành, vừa thơ mộng hữu h́nh, vừa nguy nga tráng lệ nên thật sự đă thu hút khách hành hương tuốn về hết sức đông đảo và nhộn nhịp.


Đúng thế, những sinh hoạt hằng ngày chính yếu tại đây gồm có hai cuộc kiệu, đó là kiệu Thánh Thể ban chiều, từ Lều Tạm ở bên kia bờ sông Gave vào hầm Đại Thánh Đường Thánh Giáo Hoàng Piô X, các bệnh nhân ngồi trên xe lăn được theo kiệu và lĩnh phép lành Thánh Thể, và cuộc rước nến vào buổi tối, từ hang Mẹ hiện ra, qua công trường Lộ Đức, đến trước tiền đường Đại Thánh Đường Mân Côi, cho chung khách hành hương, bằng việc lần hạt bằng các thứ ngôn ngữ quốc tế. Riêng tại Đại Thánh Đường Thánh Giáo Hoàng Piô X c̣n có Thánh Lễ Quốc Tế vào các ngày Thứ Tư và Chúa Nhật hằng tuần. Ngoài ra, tại các Đại Thánh Đường khác, nhất là tại chính hang Mẹ hiện ra, lúc nào cũng có Thánh Lễ của hết phái đoàn hành hương này đến doàn hành hương kia.

Đó chính là lư do, để kết thúc về Sự Tích Đức Mẹ Lộ Đức, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm hành hương tại Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức như sau. Muốn tránh cảnh nhộn nhịp với đủ mọi thứ tổ chức ban ngày lẫn ban tối ở đủ mọi nơi và mọi lúc như thế, nhất là để có thể thực sự cảm thấy cái linh thiêng được gần gũi với Mẹ Maria hơn, chúng ta hăy cố dậy từ sáng sớm, đến chính hang Mẹ hiện ra vào lúc 5 giờ sáng, giờ Mẹ thường hiện ra với chị Bênađét ngày xưa, và hăy qùi trước hang Mẹ mà cầu nguyện bằng chuỗi hạt Mân Côi trong tay với Mẹ, như Mẹ đă lần hạt với chị Bênađét xưa kia vậy. Amen.

Ngày Lễ Mẹ Lộ Đức hằng năm cũng đă được Giáo Hội chọn là Ngày Thế Giới Bệnh Nhân. Để hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ đang cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ chín tại Giáo Đô Rôma vào Chúa Nhật ngày 11/2 kính Mẹ Lộ Đức cuối tuần này, cũng như để thông cảm và an ủi quí thính giả bệnh nhân rất thương mến của chúng ta, chúng ta hăy cùng nhau lắng nghe lại huấn từ Đức Thánh Cha đă nhắn nhủ thành phần bệnh nhân trong ngày Thứ Sáu 11/2 Năm Thánh 2000, khi họ qui tụ về Rôma để Mừng Ngày Năm Thánh của họ, ngày mà 200 người đại diện cho bao ngàn bệnh nhân được Đức Thánh Cha ban phép Xức Dầu Thánh tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Sau đây là lời của ĐTC:

“Đau đớn và bệnh nạn là số phận nơi mầu nhiệm của con người trên trái đất này. Dĩ nhiên con người vẫn có quyền chiến đấu với bệnh nạn, v́ sức khỏe là một tặng ân của Thiên Chúa. Thế nhưng, người ta cũng cần phải làm sao để có thể nhận ra dự án của Thiên Chúa mỗi khi đau khổ đến gơ cửa nhà của chúng ta nữa. ‘Ch́a khóa’ để có thể nhận thức được điều này ở nơi Thập Giá của Chúa Kitô. Lời nhập thể đă ôm lấy nỗi yếu đuối của chúng ta, mang lấy nó trong mầu nhiệm Thập Giá. Từ bấy giờ, tất cả mọi khổ đau có một ư nghĩa khả dĩ làm cho nó có một giá trị đáng kể. Từ ngày của Cuộc Khổ Nạn, qua 2000 năm rồi, Thập Giá vẫn chiếu sáng như là một cuộc bộc lộ tối hậu mối t́nh của Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Những ai có thể chấp nhận nó trong đời sống của ḿnh đều cảm thấy rằng đau đớn theo ánh sáng đức tin đă trở thành nguồn hy vọng và cứu độ” (đoạn 3.1).


“Quí bệnh nhân thân mến, đây là giây phút tuyệt đỉnh của Cuộc Mừng Kỷ Niệm của các con! Bằng việc bước qua ngưỡng Cửa Thánh, các con hợp với tất cả những ai trên khắp thế giới đă bước qua đó và những ai sẽ bước qua đó trong Năm Mừng Kỷ Niệm này. Chớ ǵ việc bước qua Cửa Thánh là dấu hiệu của việc các con thiêng liêng tiến vào mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc tử giá và phục sinh, Đấng v́ yêu đă mang lấy ‘những sầu thương và gánh chịu những buồn phiền của chúng ta’ (Is 53:4)” (đoạn 4.2).(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 16/2/2000, trang 2)
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
Ơ
 


Phép Lạ Thứ 66 ở Lộ Đức

Phép lạ này xẩy ra cho ông Jean-Pierre Bély, một người Pháp, bị liệt bại, một chứng bệnh ông đă mắc từ năm 1972. Khi ông đi hành hương Lộ Đức năm ông 51 tuổi, tức vào năm 1987, bạn bè ông cho ră72ng ông không thể nào chịu nổi chuyến đi. Vào cuối cuộc hành hương, ông được lănh nhận bí tích xức dầu kẻ liệt, để rồi, khi trở về đến nhà, ông đă bước đi được như một người b́nh thường. Hiện nay tất cả mọi dấu vết bệnh tật đă hoàn toàn biến mất. Bác sĩ Patrick Fontanaud, một nhà ngộ đạo thức, vẫn chăm sóc cho ông này đă phải thú nhận khoa học không thể nào cắt nghĩa được hiện tượng khỏi bệnh lạ lùng này. Vị làm đầu Văn Pḥng Y Khoa Lộ Đức là bác sĩ Patrick Theillier đă nói với tờ Le Monde rằng c̣n hai phép lạ chữa bệnh nữa sẽ được nh́n nhận, đó là phép lạ xẩy ra cho một phụ nữ 25 tuổi người Pháp và một phụ nữ 60 tuổi người Ư, cả hai đều được khỏi bệnh vào năm 1995.


 

Lộ Đức: Phép Lạ Thứ 67 được chính thức công nhận

 

ĐTGM Gerardo Pierro giáo phận Salerno đă chính thức công bố hôm Thứ Sáu 11/11/2005 là một “việc chữa lành lạ lùng” xẩy ra cho một người đàn bà chịu bệnh khổ đau lâu dài và đă đến viếng Đền Thánh Mẫu Lộ Đức ở Pháp quốc năm 1952.

 

Bệnh nhân này là bà Anna Santaniello ở giáo phận Salerno, nay đă 94 tuổi, đă chịu tật dị tim từ nhỏ, đă được các bác sĩ tuyên bố là không thể nào chữa khỏi.

 

Vào năm 40 tuổi, t́nh trạng sức khỏe của bà bị suy kiệt trầm trọng, và bất chấp lời khuyên của các vị bác sĩ và gia đ́nh của ḿnh, bà quyết định đi viếng Đền Thánh Mẫu Lộ Đức.

 

Tật di tim của bà làm cho bà khó khăn trong việc đi đứng và nói năng một cách rơ ràng. Nó đồng thời cũng làm cho mặt bà bị xanh tím cùng với những chỗ xưng ở hạ phần tứ chi.

 

Ở Lộ Đức, các nữ tu đă đưa bà vào trong hồ nước và theo bà cho biết là bấy giờ “nước lạnh buốt. Thế nhưng tôi lập tức cảm thấy một cái ǵ đó sôi lên trong ngực của ḿnh, như thể sự sống trở lại với tôi. Sau mấy giây đồng hồ, tôi đứng lên một ḿnh và bắt đầu bước đi, không cần những người mang cáng giúp nữa, làm cho họ nh́n tôi không thể nào tin được”.

 

Trở về nhà, bà đă lấy hẹn gặp một vị bác sĩ nổi tiếng về tim, và vị này “nói với tôi rằng tôi chẳng có bị ǵ cả, tôi rất khỏe mạnh và ông ta không hiểu tại sao lại có tất cả những thứ chứng thư và khám xét đă được thực hiện trước đó”.

 

Bà đă trở lại Lộ Đức vầ một số dịp sau đó để tự nguyện giúp đỡ thành phần bệnh nhân. Bà, gia đ́nh và bạn hữu bà đă đến tham dự lễ nghi công bố phép lạ của bà, lễ nghi được diễn ra tại Chủng Viện John Paul II Metropolitan ở Pontecagnano.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/11/2005

 

Cảm Nghiệm của nữ tài tử đóng vai chị thánh Bernadette


Nữ tài tử Hoa Kỳ, Sydney Penny, 17 năm về trước được đặc biệt chọn diễn lại cuộc đời của chị Bernadette. Theo tin của Zenit tung ra hôm Lễ Giáng Sinh 25/12/2004, th́ hiện nay, cuốn phim “Bernadette” về cuộc đời và những lần Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức lần đầu tiên được phổ biến cho khán giả ở Hoa Kỳ qua DVD, cũng do nữ tài tử này tŕnh diễn.

Màn điện toán Zenit trước đây, 5/2003, đă phỏng vấn cô đào Lindsay Younce, một tài tử trẻ đóng vai chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, về việc làm sao để diễn đạt một vị thánh và làm sao để Thánh Têrêsa có thể tác động khán giả qua cuốn phim này, và được nữ tài tử này cho biết: “Ngày nay, nữ giới được bảo rằng họ cần phải nh́n và tác hành làm sao để đẹp mắt, mà không cần phải làm hài ḷng thần trí. Tôi nghĩ rằng sứ điệp của chị Têrêsa và mẫu gương của chị đă đạt đến mức độ tuổi tác thấy được rằng ‘vẻ đẹp từ bên trong mà có’”.

Ở đây cũng thế, nữ tài tử Sydney Penny đóng vai chị Thánh Bernadette cũng bày tỏ lư do tại sao cô cảm thấy cô được chị thánh này thu hút, việc đóng phim làm cho cô bị cảm kích và sứ điệp của chị thánh vẫn c̣n giá trị tới ngày nay.

Vấn:     Tại sao cô đồng ư đóng vai chính trong hai cuốn phim này?

Đáp:     Là một diễn viên th́ đây là một cơ hội lạ lùng cho tôi được đóng một vai như thế và được đạo diễn bởi một trong những vị nổi tiếng nhất của Pháp.

Là một con người, tôi cũng muốn được trở thành một phần của những ǵ muốn chân t́nh diễn tả một câu chuyện tuyệt vời, câu chuyện về cách thức mà một người nữ trẻ trung, thất học, không được dạy dỗ về giáo lư, nghèo nàn và bệnh tật, chỉ cần có một tấm ḷng sẵn sàng học biết sự thật. Và sự thất đó đă dẫn người nữ trẻ trung này vượt qua nghịch cảnh, cô đơn, tranh biện, bệnh hoạn thậm chí ngay cả cho tới giờ lâm chung của ḿnh.

Vấn:     Việc đóng vai vị thánh này phải chăng đă tác động tâm linh của cô?

Đáp:     Tôi chẳng biết ǵ về Bernadette Soubirou trước khi tôi nhận được bản thảo. Ấn tượng của tôi thoạt tiên có chỉ là việc chị là một cô con gái trẻ trung, xuất thân từ một gia đ́nh nghèo nàn nhưng được trở thành nổi tiếng nhờ những thị kiến được thấy “Đức Bà mặc Áo Trắng” hiện ra.

Khi tôi bắt đầu hiểu thêm về chị, tôi mới khám phá ra rằng chị cũng giống như rất nhiều giới trẻ ở vào tuổi tiên (teen), cũng vụng về, gặp khó khăn trong việc học hành, và cố gắng gánh chịu những áp lực của gia đ́nh ḿnh, để rồi sau đó lại bị áp lực của cuộc đời.

Tính chất chân thực và khiêm nhượng của chị đă làm tôi cảm kích, và cái đánh động tôi nhất về mặt tâm linh đó là ư tưởng đơn giản như thế này: có một sứ điệp cho mỗi người trong chúng ta, chỉ khi nào chúng ta lắng tai nghe mà thôi.

Vấn:     Cô đă từng đến Nevers để thấy thi thể c̣n nguyên của chị Bernadette chưa?

Đáp:     Chúng tôi đă quay cuốn phim “La Passion de Bernadette” nơi tu viện chị đă sống suốt cuộc đời của chị ở Nevers, Pháp quốc. Các nữ tu ở đó nói về chị Bernadette như thể chị vẫn c̣n sống giữa họ, mà thực sự là như thế một cách nào đó.
Chị Bernadette được chôn táng và cải táng 3 lần trong tiến tŕnh phong thánh. Mỗi lần được cải táng th́ chị đều c̣n y nguyên như lần trước, không bị hư hoại ǵ cả. Người ta mới quyết định làm một cái quan tài bằng kính để thi thể của chị trong đó và đặt trên cung thánh là nơi chị hiện nay yên nghỉ.

Rất là cảm động khi nh́n thấy chị, rất nhỏ nhắn và yếu mềm; và có lẽ đó là lần duy nhất mà một diễn viên được diện kiến nhân vật lịch sử họ được thủ vai tŕnh diễn.

Vấn:     Cô có biết rằng phim “Bernadette” là mộỉt phim chính thức hằng ngày được chiếu tại đền thánh mẫu Lộ Đức hay chăng?

Đáp:     Tôi biết “Bernadette” là cuốn phim chính thức được chiếu ở Lộ Đức. Ông Jean Delannoy đă quyết định thực hiện một cuốn phim có tính cách xác đáng về lịch sử, hoàn toàn không lệch lạc trong câu truyện. Hiển nhiên là cuốn phim này cần phải có tính cách kịch nghệ, thế nhưng câu truyện này đă đủ sức tác động mà không cần phải thay đổi nó một cách tùy tiện như vẫn xẩy ra trước đây.

Tôi sung sướng được là một phần của những ǵ kéo dài và hy vọng soi chiếu cùng tác động những ai viếng thăm Lộ Đức.

Vấn:     Cô đă nhận được những phản ứng ra sao nơi thế giới điện ảnh về việc đóng vai Thánh Bernadette của cô?

Đáp:     Báo chí Pháp quốc chú ư tới rất nhiều, nhất là v́ Jean Delannoy đạo diễn cuốn phim này – ở vào lứa tuổi bát tuần của ông bấy giờ – cũng như v́ một nữ tài tử người Mỹ đóng vai một vị thánh Pháp quốc. Thế nhưng, thế giới điện ảnh chỉ hơi để ư tới cuốn phim này cho tới lúc này đây, 17 năm sau, khi mà kỹ nghệ này miễn cưỡng phải công nhận rằng con người cần đến những câu truyện đánh động tâm hồn họ cũng như những câu truyện tiêu khiển.

Nói chung, thế giới điện ảnh không tỏ thái độ tích cực đối với cuốn phim này bằng giọng điệu đề cao tôn giáo hay giọng điệu đề cao tính cách linh thiêng, v́ nó được coi là những ǵ tùy ư nghĩ, hay một hăng nào đó không muốn tỏ ra gắn bó với một tôn giáo nào đó đến độ loại trừ các tôn giáo khác là những ǵ có thể phạm đến thành phần đi xem chớp bóng.

Vả lại, những phim loại này thường cũng thiếu tính cách tinh xảo về kỹ thuật; câu truyện là những ǵ duy nhất tác động của cuốn phim. Việc thành công mới đây của Mel Gibson với cuốn phim “Cuộc Khổ Nạn Chúa Kitô” thực sự đă thay đổi được nhận định nơi thế giới điện ảnh.

Vấn:     Cô có phải là người Công giáo hay chăng?

Đáp:     Tôi không phải là người Công giáo. Tôi là một Kitô hữu, một người Tin Lành và tôi bao giờ cũng là một học sinh ham học về tôn giáo, tất cả mọi tôn giáo, v́ tôi tin rằng sự thật tỏ ra cho tất cả chúng ta nếu chúng ta muốn biết nó và lắng nghe nó.
Kinh nguyện và các thứ lễ nghi diễn tả tôn giáo có thể là khác nhau nhưng Sự Thật là những ǵ phổ quát.

Vấn:     Cô nghĩ sao về câu truyện Lộ Đức cũng như về Thánh Bernadette?

Đáp:     Câu truyện về Bernadette và Lộ Đức hầu như là những ǵ không thể nào tin nổi khi chúng ta sống ở thời điểm tân tiến này. Thế nhưng nhiều điều cả thể và không thể nào tin tưởng nổi vẫn xẩy ra hằng ngày – chúng ta vốn quen thói phân tích chúng như những ǵ tầm thường chẳng đáng kể.

Câu truyện của Bernadette là một biểu hiệu của niềm hy vọng, một mẫu gương có mănh lực giúp cho đức tin của một con người có thể sống trên thế gian này.

Vấn:     Cô nghĩ thế nào về thành phần khán giả tân tiến ngày nay, họ có cảm thấy lợi ích qua việc xem một cuốn phim như phim về Thánh Bernadette và những lần hiện ra của Trinh Nữ Maria ở Lộ Đức này hay chăng?

Đáp:     Nhân đức khiêm nhượng và giá trị của ḷng chân thành là những ǵ vượt thời gian. Bernadette đă nói về những ǵ chị đă thấy là một bà mặc áo trắng, thế thôi, và đức tin ở nơi cái thuần túy này, cái đơn giản ấy.

Chúng ta đôi khi làm cho ḿnh bị vướng vào những vấn đề về tri thức, về siêu h́nh. Có những lúc quí vị chỉ cần tin tưởng và tin nhận thôi.

Vấn:     Bernadette cần phải nói ǵ với giới trẻ ngày nay?

Đáp:     Chính Bernadette có lẽ không cần phải được khuyên bảo, v́ chị thâm tín rằng chị chẳng biết ǵ cả! Cần phải nhớ rằng ngay cả khi chúng ta nỗ lực trong cuộc sống của ḿnh cũng như trong nghề nghiệp của ḿnh, th́ những thành đạt của chúng ta là phản ảnh các tặng ân chúng ta lănh nhận bởi Chúa mà thôi; chính chúng ta không thể làm ǵ được hết.

Vấn:     Quan niệm của cô về Thánh Bernadette đă thay đổi cô ra sao sau khi cô hoàn tất hai cuốn phim này?

Đáp:     Tôi nghĩ rằng tôi biết được một nữ nhi Bernadette, một con người Bernadette, vị đă gặp khó khăn thử thách và hoạn nạn hơn hầu hết những ai đă từng trải qua, nào bệnh nạn, nghèo khổ, là đối tượng của một cuộc đại tranh luận, nhưng đă vượt qua tất cả bằng việc kiên tŕ với những niềm xác tín của ḿnh. Và chị đă khám phá ra một đại kho tàng thiêng liêng nơi tâm can của chị là những ǵ chị đă theo tiến tŕnh truyền đạt cho thế giới.

Vấn:     Tại sao cô nghĩ rằng hiện nay đang có một cuộc phục hồi về việc hào hứng đối với những cuốn phim quá thiên về chủ đề linh thiêng?

Đáp:     Tôi chỉ nghĩ rằng con người thèm khát được liên hệ với những ǵ cao cả lớn lao hơn họ. Thế giới hậu tân tiến, trần thế, nhân bản của chúng ta đây đă hạ giá chiều kích thiêng liêng của con người, mà thực sự là không thể nh́n bất cứ sự ǵ bằng một thứ vi kính hay lượng số.

Trong một thế giới muốn biết nhiều hơn, chúng ta đă bị mất đi kiến thức về bản thân chúng ta là ǵ, về lư do tại sao chúng ta ở đây – không phải làm sao chúng ta lại ở đây mà là tại sao chúng ta sống cuộc đời và chúng ta sống cuộc đời ra sao mới là vấn đề quan trọng.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của Zenit phổ biến ngày 25/12/2004

 

Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức cử hành mừng kỷ niệm 150 năm (1858-2008) có ǵ lạ?

 

Sáng hôm Thứ Ba 13/11/2007, văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh phổ biến chương tŕnh cử hành mừng kỷ niệm Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 150, với sự hiện diện của ĐGM Jacques Perrier ở Tarbes và Lộ Đức, Cha Vincenzo Battaglia, OFM, chủ tịch Hàn Lâm Viện Thánh Mẫu Quốc Tế của Ṭa Thánh, và Ông Alessandro Pinna thuộc tổ chức Hiệp Hội Ư Quốc Đặc Trách Chuyên Chở Bệnh Nhân  Đến Lộ Đức và các Đền Thánh Quốc Tế UNITALIS (Italian National Union for Transport of the Sick to Lourdes and International Shrines).

 

ĐGM Perrier đă cho biết là Năm Mừng Kỷ Niệm sẽ được tổ chức từ Lễ Mẹ Vô NHiễm 8/12/2007 đến 8/12/2008, và “diễn ra theo chiều hướng của việc tân truyền bá phúc âm hóa”.

 

Vị giám mục địa phương này cũng xác nhận là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ đến hành hương linh địa Thánh Mẫu Lộ Đức “song chúng tôi vẫn chưa biết rơ ngày chính xác”.

 

Vị giám mục c̣n cho biết rằng sẽ có một hội nghị Thánh Mẫu về Thánh Mẫu Học được tổ chức tại Lộ Đức từ ngày 4 đến ngày 8/9/2008, về đề tài “các lần hiện ra của Trinh Nữ Maria: đức tin lịch sử và thần học”, sẽ bàn đến “lư do xui khiến việc trở lại được diễn ra ở các đền thánh nói chung và ở đền Thánh Mẫu nói riêng”.

 

ĐGM Perrier cho biết vào ngày 11/2/2008 sẽ cử hành việc đồng tưởng nhớ Lễ Mẹ Lộ Đức và là Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, ngày đầu tiên trong 18 lần Vị Trinh Nữ hiện ra với Chị Thánh Bernadette (lần cuối cùng Mẹ hiện ra ở Lộ Đức là 16/7/1858, Lễ Mẹ Carmêlô). Một tuần sau đó, ngày 18/2, Lễ Thánh Nữ Bernadette, ngày kỷ niệm lần đầu tiên trong 15 lần liền Mẹ hiện ra với Chị Bernadette.

 

Ngày 25/3/2008, Lễ Mẹ Thai Lời, sẽ là ngày mừng kỷ niệm lần thứ 16 Mẹ hiện ra và là lần Mẹ tự xưng ḿnh là Đấng Hoài Thai Vô Nhiễm Tội.

 

Từ ngày 15-20/7/2008, trongh thời điểm này có ngày kỷ niệm hiện ra cuối cùng của Mẹ vào lễ Mẹ Carmêlô 16/7, thời điểm trùng hợp với Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney, Úc Đại Lợi, sẽ có các nhóm nghệ sĩ Kitô hữu trẻ khác nhau sẽ biểu diễn ở Lộ Đức.

 

“Lộ tŕnh của cuộc Mừng Kỷ Niệm” mời gọi khách hành hương thực hiện được tiêu biểu từ Phép Rửa đến Thánh Thể, bao gồm 4 giai đoạn: nơi rửa tội của Thánh Bernadette; túp lều sống của gia đ́nh thánh nữ; con đường dẫn đến hang động; và ngôi nhà thờ tế bần là nơi Thánh Nữ rước lễ lần đầu vào ngày 3/6/1858.

 

Vào ngày 8/12, để tôn kính Đức Gioan Phaolô II, khánh thành những tấm khảm tiêu biểu cho các Mầu Nhiệm Ánh Sáng của Kinh Mân Côi ở tiền đường của Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi, tác phẩm của Cha Marko Ivan Rupnik.

 

Ước lượng có khoảng 8 triệu khách hành hương sẽ tới Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức trong năm mừng kỷ niệm 150 năm này.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 7/11/2007

 

 

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban Ơn Đại Xá Mừng Kỷ Niệm 150 Năm Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức

 

Ngày Thứ Tư 5/12/2007, Ṭa Thánh, qua Ṭa Xá Giải, đă ban bố một sắc lệnh, với chũ kư của Đức Hồng Y James Frances Stafford và Đức Giám Mục Gianfranco Girotti, O.F.M. Conv., hai vị đương kim chưởng ấn và phó chưởng ấn của ṭa này, về việc Đức Thánh Cha Biển  Đức XVI ban cho tín hữu Ơn Đại Xá (Toàn Xá) nhân dịp mừng kỷ niệm 150 năm biến cố hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria tại Lộ Đức.

 

Bản sắc lệnh cho biết: “Việc mừng kỷ niệm 150 năm tới đây ngày Mẹ Maria Rất Thánh, khi tỏ ḿnh như là Đấng Hoài Thai Vô Nhiễm cho Thánh Bernadette Soubirous, đă muốn xây dựng một đền thánh và được tôn kính ở nơi được gọi là ‘Massabielle’ thuộc tỉnh Lộ Đức, là việc nhắc nhở vô vàn những diệu kỳ về đời sống siêu nhiên của các tâm hồn cũng như về sức khỏe nơi thân xác chiếm được bởi ḷng nhân ái toàn năng của Thiên Chúa”.

 

“Thật vậy, bằng việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria ở nơi ‘Mẹ đă đặt chân tới’. tín hữu kín múc dưỡng sinh từ các Bí Tích Thánh, thể hiện ư hướng mạnh mẽ trong tương lai đời sống Kitô hữu gia tăng ḷng trung thành” và họ “chiếm được một ư thức sống động về tầm quan trọng của Giáo Hội…. Thật thế, qua gịng thời gian, những biến cố lạ lùng theo nhau… đă giúp chúng ta có thể thoáng thấy được hoạt động liên kết giữa Đức Trinh Nữ Maria và Giáo Hội: vào năm 1854, tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm  của Đức Trinh Nữ đă được định tín”, và vào năm 1858, Mẹ Maria Rất Thánh đă tỏ ḿnh cho … chị Bernadette Soubirous khi sử dụng những lời của định tín ấy: ‘Mẹ là Đấng Hoài Thai Vô Nhiễm’.

 

Bản sắc lệnh viết thêm: “Để kín múc được những hoa trái dồi dào từ sự thánh thiện mới mẻ này từ cuộc mừng kỷ niệm thánh hảo này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI quyết định ban ơn Đại Xá” cho tín hữu giữ những điều kiện b́nh thường (xưng tội, hiệp lễ và cầu nguyện theo ư chỉ của Đức Giáo Hoàng), như sau:

 

A) “Nếu giữa thời gian 8/12/2007 đến 8/12/2008 họ viếng thăm, theo thứ tự được ưu tiên gợi ư sau đây: (1) bể rửa tội của Thánh Bernadette, (2) nhà ở của gia đ́nh Soubirous vẫn được gọi là cái ‘cachot’, (3) Hang Động Massabielle, (4) nguyện đường của viện tế bần, nơi Thánh Bernadette Rước Lễ Lần Đầu, và ở mỗi nơi họ dừng lại một khoảng thời gian thích hợp để nguyện cầu và suy niệm đạo đức, kết thúc bằng cách đọc Kinh Lạy Cha,  Kinh Tin Kính,… và kinh của cuộc mừng kỷ niệm này hay lời cầu khẩn  Thánh Mẫu khác”.

 

B) “Nếu giữa ngày 2/2/2008 … và 11/2/2008, Lễ Đức Trinh Nữ Maria Lộ Đức và ngày kỷ niệm 150 năm biến cố Lộ Đức, họ đến viếng thăm, bất cứ một nhà thờ nào, hang động hay nơi được trang hoàng, h́nh ảnh Trinh Nữ Lộ Đức, được long trọng trưng bày cho dân chúng kính viếng, và trước h́nh ảnh ấy, tham dự vào một việc làm đạo đức tôn sùng Thánh Mẫu, hay ít là dừng lại một thời gian thích hợp để nguyện cầu và suy niệm đạo đức,  kết thúc bằng việc đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính, … và cầu khẩn cùng Đức Trinh Nữ.”

 

Bản sắc lệnh đă kết luận bằng việc nhắc lại rằng tín hữu, thành phần “v́ bệnh nạn, tuổi già hay lư do hợp lệ khác, không thể rời nhà, vẫn có thể lănh nhận  ơn Toàn Xá… nếu, bằng một tâm hồn hoàn toàn không dính bén với bất cứ h́nh thức tội lỗi nào và với ư định tuân giữ sớm bao nhiêu có thể 3 điều kiện b́nh thường, vào những ngày 2/2 đến 11/2/2008, trong ḷng của ḿnh, họ viếng thăm cách thiêng liêng các nơi được đề cập tới trên đây và đọc các kinh nguyện ấy, tin tướng hiến dâng lên Thiên Chúa, nhờ Mẹ Maria, bệnh tật và những khó chịu nơi đời sống của ḿnh”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 5/12/2007

 TOP

Phép Lạ Lộ Đức: Tiến Tŕnh Điều Tra và Công Nhận

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 


 

     Gần văn pḥng y khoa bận bịu là một chỗ trưng bày h́nh ảnh lạ lùng của những người hành hương đă được chữa lành, với những hàng chữ nói về t́nh trạng tật nguyện bệnh nạn của họ. Vấn đề này là những ǵ được phổ biến công khai. Những cuộc lành bệnh này không phải tự nhiên xẩy ra mà là chất chứa cả một đức tin trong ấy, thế nhưng làm thế nào để có thể chứng thực được những ǵ xẩy ra liên  quan tới đức tin siêu nhiên như thế, nhất là giữa một thế giới thiên về duy thực dụng, coi khoa học như là chân lư ngày nay?

     Cũng chính v́ con người trong thế giới văn minh ngày nay cần đến những chứng cớ về khoa học mà bằng chứng về y khoa liên quan tới những biến cố chữa lành này là những ǵ bất khả thiếu và hùng hồn cho thấy sự hiện diện thần linh của Đấng Vô H́nh làm chủ lịch sử và định mệnh của từng người trên  thế gian này. Ngoài ra, Giáo Hội cũng cần đến những chứng cớ về y khoa để có thể công nhận các biến cố chữa lành được gọi là phép lạ thật sự ở Lộ Đức.

    

Tiến Tŕnh Điều Tra

     Khi một người hành hương Lộ Đức cho rằng ḿnh được chữa lành th́ họ được vị bác sĩ ở đó khám nghiệm, trước khi chuyển đến các vị bác sĩ ở văn pḥng y khoa là văn pḥng được thiết lập chính thức vào năm 1947. Cơ quan này có trách nhiệm thẩm định đầu tiên để xem tính chất thực sự của việc chữa lành. Người hành hương được chữa lành này, cùng với những ghi nhận từ các cuộc khám nghiệm trước đó, được các vị bác sĩ chủ trị khám nghiệm, tất cả đều được chứng dự bởi vị giám đốc đền thánh và vị linh mục đặc trách khách hành hương.

     Những qui chuẩn đ̣i phải có đối với một việc chữa lành bao gồm ít là 4 điều sau đây: chứng bệnh phải thực sự xẩy ra và việc chẩn bệnh xác đáng; dự đoán về chứng bệnh phải rành mạch, kể cả những dự đoán về tính chất vĩnh viễn hay bất trị của nó; việc được chữa lành phải xẩy ra tức khắc, chứ không phải t́nh trạng hồi phục, hoàn toàn, dứt khoát và măi măi; việc chữa trị được qui định không góp phần ǵ vào biến cố lành mạnh cả.

     Khi biến cố chữa lành được khẳng định rồi, th́ cuộc thẩm định chung đ̣i người bệnh gặp gỡ văn pḥng y khoa 3 năm nữa. Nếu đa số các bác sĩ đồng ư, th́ hồ sơ của bệnh nhân  được lành khỏi ấy sẽ được gửi đến cho Tiểu Ban Y Khoa Quốc Tế Lộ Đức (CMIL: Lourdes International Medical Committee) được thành lập vào năm 1954.

     Tiểu ban y khoa quốc tế này sẽ thẩm định những biến cố chữa lành trên 10 đến 15 năm để theo dơi việc phát triển của bệnh nhân. Sau khi văn pḥng y khoa quốc tế này khẳng định việc chữa lành hoàn toàn vượt quá khả năng của y khoa th́ hồ sơ của việc chữa lành được gửi đến cho các vị thẩm quyền của Giáo Hội.

 

Việc Công Nhận Phép Lạ

     Việc công bố phép lạ chữa lành là phận sự của vị giám mục nơi ở của người được chữa lành. Nhưng trước khi vị giám mục địa phương công bố th́ vấn đề hay hồ sơ của người bệnh được chữa lành được cứu xét bởi một Ủy Ban Giáo Phận bao gồm các vị linh mục, các vị chuyên  gia về giáo luật, các thần học gia và các vị bác sĩ.

    

Y Khoa hay Phép Lạ chữa lành

     Căn cứ vào thời điểm văn pḥng y khoa được thiết lập vào năm 1947, th́ trước đó, mức độ được chữa lành trước năm 1914 là 1:100, từ 1914 đến 1928 là 1:700, thế nhưng từ 1928 đến 1947 là 1:1600. Tóm lại, có 5 ngàn vụ được cho là chữa lành trước năm 1947. Từ 1947 đến 1990 chỉ c̣n 1000, trong số đó chỉ có 56 vụ được công nhận trong thời gian này, trung b́nh là 1.3 vụ mỗi năm, khác với 57 vụ mỗi năm trước năm 1914.

     Căn cứ vào các dữ kiện ấy, người ta có thể suy ra rằng càng văn minh hay y khoa càng tiến bộ, bao gồm cả các thứ thuốc men được sáng chế thêm, th́ bệnh tật được chữa lành bởi khoa học hơn là bởi phép lạ. Từ thập niên 1960 con số được cho là phép lạ đă thụt giảm hẳn xuống. Vấn đề có thể đặt ra ở đây là chính v́ khoa học tân tiến mà người ta tin vào khoa học hơn là trời cao, nên không đến để xin chữa lành nhiều như trước nữa, do đó không có nhiều phép lạ chữa lành xẩy ra nữa.

     Giống như vấn đề tại sao ngày nay Âu Châu là nơi đă từng là chiếc nôi Kitô Giáo và lan truyền Kitô Giáo khắp thế giới, nay lại là nơi xuất phát ra nền văn hóa sự chết và cần tái truyền  bá phúc âm  hóa hơn  bao giờ hết. Phải chăng là v́ Kitô Giáo đă lỗi thời, không c̣n tác lực cứu độ nữa? Vấn đề có thể đặt ngược lại là khoa học và kỹ thuật tân tiến hay văn minh của con người nếu quả thực là cứu tinh của con người, mang lại hạnh phúc thực sự và trọn vẹn cho con người, th́ tại sao thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn như thực tế không thể chối căi ngày nay cho thấy! Như thế, vấn  đề ở đây là phải chăng v́ con người bỏ Thiên Chúa, bị khủng hoảng đức tin con người mới trở nên đáng thương như thế, cần phải được chữa lành cả về (nhất là về) phần hồn nữa vậy.

     Kể từ ngày thành lập của ḿnh, tiểu ban y khoa quốc tế này đă cứu xét 1300 vụ và đă nộp 29 vụ cho Giáo Hội và được thẩm quyền  Giáo Hội công nhận 19. Tư năm 1858 tới nay, tức sau 150 năm, Giáo Hội mới chính thức công nhận 67 phép lạ Lộ Đức. Sau đây là hai phép lạ cuối cùng, phép lạ thứ 66 và 67.

 

Phép Lạ thứ 66

     Phép Lạ thứ 66 xẩy ra cho ông Jean-Pierre Bély, một người Pháp, bị liệt bại, một chứng bệnh ông đă mắc từ năm 1972. Khi ông đi hành hương Lộ Đức năm ông 51 tuổi, tức vào năm 1987, bạn bè ông cho rằng ông không thể nào chịu nổi chuyến đi. Vào cuối cuộc hành hương, ông được lănh nhận bí tích xức dầu kẻ liệt, để rồi, khi trở về đến nhà, ông đă bước đi được như một người b́nh thường. Hiện nay tất cả mọi dấu vết bệnh tật đă hoàn toàn biến mất. Bác sĩ Patrick Fontanaud, một nhà ngộ đạo thức, vẫn chăm sóc cho ông này đă phải thú nhận khoa học không thể nào cắt nghĩa được hiện tượng khỏi bệnh lạ lùng này. Vị làm đầu Văn Pḥng Y Khoa Lộ Đức là bác sĩ Patrick Theillier đă nói với tờ Le Monde rằng c̣n hai phép lạ chữa bệnh nữa sẽ được nh́n nhận, đó là phép lạ xẩy ra cho một phụ nữ 25 tuổi người Pháp và một phụ nữ 60 tuổi người Ư, cả hai đều được khỏi bệnh vào năm 1995.

 

Phép Lạ thứ 67

     C̣n Phép Lạ thứ 67 th́ ĐTGM Gerardo Pierro giáo phận Salerno đă chính thức công bố hôm Thứ Sáu 11/11/2005 là một “việc chữa lành lạ lùng” xẩy ra cho một người đàn bà chịu bệnh khổ đau lâu dài và đă đến viếng Đền Thánh Mẫu Lộ Đức ở Pháp quốc năm 1952.

     Bệnh nhân này là bà Anna Santaniello ở giáo phận Salerno, nay đă 94 tuổi, đă chịu tật dị tim từ nhỏ, đă được các bác sĩ tuyên bố là không thể nào chữa khỏi.

     Vào năm 40 tuổi, t́nh trạng sức khỏe của bà bị suy kiệt trầm trọng, và bất chấp lời khuyên của các vị bác sĩ và gia đ́nh của ḿnh, bà quyết định đi viếng Đền Thánh Mẫu Lộ Đức. Bà đă cho Đài Phát Thanh Vatican biết phản ứng của ba bấy giờ như thế này:

     “Tôi nói với tất cả họ rằng: ‘Tôi muốn đi. Nếu tôi có chết đi chăng nữa th́ tôi muốn chết khi trông thấy Đức Mẹ”.

     Bà cảm thấy rất khó thở và những t́nh nguyện viên ở Lộ Đức đă không muốn đưa bà từ nhà trọ cho bệnh nhân xuống hang Đức Mẹ, bà cũng cho Đài Phát Thanh Vatican biết phản ứng của bá lúc ấy như sau:

     “Tôi đă cầu nguyện lớn tiếng để Mẹ có thể nghe thấy tôi, ‘Đức Trinh Nữ ơi, Mẹ cần phải cứu giúp con. Con đă thấy một bóng tối, một bóng tối trên bầu trời th́ thào bên tai tôi rằng: ‘Đừng có nghe họ, hăy cứ đi,  hăy cứ đi’. Hết mọi người đều cầu nguyện cho tôi, nam cũng như nữ. Họ đă cho tôi hôn tượng Đức Mẹ họ đang có ở đó trên bàn thờ nhỏ”.

     Tật di tim của bà làm cho bà khó khăn trong việc đi đứng và nói năng một cách rơ ràng. Nó đồng thời cũng làm cho mặt bà bị xanh tím cùng với những chỗ xưng ở hạ phần tứ chi.

     Ở Lộ Đức, các nữ tu đă đưa bà vào trong hồ nước và theo bà cho biết là bấy giờ “nước lạnh buốt. Thế nhưng tôi lập tức cảm thấy một cái ǵ đó sôi lên trong ngực của ḿnh, như thể sự sống trở lại với tôi. Sau mấy giây đồng hồ, tôi đứng lên một ḿnh và bắt đầu bước đi, không cần những người mang cáng giúp nữa, làm cho họ nh́n tôi không thể nào tin được”.

     “Tôi bảo họ rằng ‘Hăy đi giúp những người khác, v́ tôi có thể tự làm lấy được rồi. Tôi bước ra và đi vào công trường, bắt đầu phục vụ bữa ăn trưa cho bệnh nhân. Vào lúc 4 giờ chiều, họ có một cuộc rước kiệu Thánh Thể và tôi đă tham dự, hát ca.

     “Tôi rất biết ơn Đức Mẹ v́ tôi đă mất đi một người anh và một người chị cũng v́ một chứng bệnh này: anh ấy bấy giờ 29 tuổi và chị ấy 33 tuổi”. 

     Trở về nhà, bà đă lấy hẹn gặp một vị bác sĩ nổi tiếng về tim, và vị này “nói với tôi rằng tôi chẳng có bị ǵ cả, tôi rất khỏe mạnh và ông ta không hiểu tại sao lại có tất cả những thứ chứng thư và khám xét đă được thực hiện trước đó”.

     Bà đă trở lại Lộ Đức vào một số dịp sau đó để tự nguyện giúp đỡ thành phần bệnh nhân. Bà, gia đ́nh và bạn hữu bà đă đến tham dự lễ nghi công bố phép lạ của bà, lễ nghi được diễn ra tại Chủng Viện John Paul II Metropolitan ở Pontecagnano.

     “Việc hiện diện của nhiều bệnh nhân hành hương ở Lộ Đức, cũng như thành phần thiện nguyện viên đi kèm với họ, khiến chúng ta suy nghĩ đến việc chăm sóc từ mẫu và êm ái mà Vị Trinh Nữ này bày tỏ đối với nỗi đớn đau và khổ đau của loài người” (ĐTC Biển Đức XVI, Sứ Điệp Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2008).

     “Đấng Cứu Chuộc thần linh muốn đi sâu vào tâm hồn của hết mọi con người đau khổ bằng trái tim của Người Mẹ Thánh của Người, một con người cao cả đầu tiên và trên hết trong thành phần được cứu chuộc” (ĐTC John Paul II, Apostolic Letter, "Salvifici doloris," n. 26).

 

 

 

Bí Mật Lộ Đức

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 


 

    Theo diễn tiến của Biến Cố Thánh Mẫu nổi tiếng được chính thức công nhận xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội từ trước đến nay, th́ người ta chỉ nghe nói đến Bí Mật Fatima và Bí Mật La Salette thôi, chứ đâu có bao giờ nghe đến Bí Mật Lộ Đức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có Bí Mật Lộ Đức. Đúng thế, trong 18 lần hiện ra với thiếu nữ Bernadette 14 tuổi tại một hang động ở Massabielle, vào lần hiện ra thứ 7, 23/2/1858, người thiếu nữ quê mùa bần cùng thất học chưa được rước lễ lần đầu này cho biết là Mẹ Maria quả thực đă tiết lộ cho cô biết 3 bí mật riêng (three personal secrets), những bí mật nhiều người ṭ ṃ muốn biết nhưng cuối cùng chẳng ai được biết v́ Mẹ Maria không cho cô nói lại với ai. Thậm chí cho tới nay, cho dù Bí Mật Fatima phần thứ ba là bí mật đầy rùng rợn (theo óc suy tưởng của nhiều người), tưởng chừng như không bao giờ được Ṭa Thánh công bố, v́ ích chung, cũng đă được lịch sử ghi nhận nội dung của nó khi nó được Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin chính thức tiết lộ ngày 26/6/2000, nhưng Bí Mật Lộ Đức vẫn hoàn toàn là một huyền nhiệm.

    Bí Mật Lộ Đức sở dĩ không được tiết lộ, trước hết, có thể là v́ bí mật này chỉ liên quan tới bản thân của vị thụ khải Bernadette thôi. Nếu liên quan tới t́nh h́nh thế giới và Giáo Hội, chắc chắn không sớm th́ muộn cũng được tiết lộ thôi, như trường hợp của Bí Mật Fatima phần thứ ba vậy. Có thể một trong ba bí mật được Mẹ Maria tiết lộ cho người con gái sống trên đời 35 năm ngắn ngủi đầy đau thương này liên quan tới thân phận của chị, như Mẹ đă tỏ cho chị biết vào lần hiện ra thứ ba, 18/2: “Mẹ không hứa với con hạnh phúc ở đời này mà là đời sau”, một lời cũng đă được tân Chân Phước Zélie Guérin (mới được tôn phong cùng chồng là Louis Martin vào Chúa Nhật Truyền Giáo 19/10/2008 ở vương cung thánh đường Lisieux Pháp quốc), mẹ của chị Thánh Thérèse Hài Đồng Giêsu, cảm nghiệm khi đi hành hương Lộ Đức vào những ngày cuối đời nhưng không được phúc chữa lành. Người ta cũng có thể suy đoán thêm một trong 3 điều bí mật riêng tư được Mẹ Maria tiết lộ cho chị biết ấy liên quan tới ơn gọi tu tŕ của chị, v́ chị đă bắt đầu sống đời tận hiến trong Ḍng Chị Em Bác Ái ở Nevers ngày 4/7/1866, khi chị được 22 tuổi, sau Biến Cố Lộ Đức 8 năm, cho đến ngày chị qua đời 13 năm sau, 16/4/1879.

    Tuy nhiên, ngoài 3 bí mật tư riêng liên quan tới bản thân của vị thụ khải Bernadette, thực tế cho thấy có một Bí Mật Lộ Đức liên quan đến hết mọi người, bởi thế cần phải t́m hiểu và khám phá để có thể đáp ứng “dấu chỉ thời đại” nơi Biến Cố Thánh Mẫu 150 năm (1858-2008) đặc biệt này, nhất là vào dịp Giáo Hội hoàn vũ long trọng mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2008, một lễ liên quan tới danh xưng “Mẹ hoài thai vô nhiễm tội – Que soy era Immaculada Councepciou” của Mẹ ở Lộ Đức vào lần hiện ra thứ 16 ngày 25/3. Vậy cái được gọi là Bí Mật Lộ Đức đây là ǵ, nếu không phải là cái bí mật tại sao Lộ Đức là nơi có một danh xưng liên quan tới linh hồn vô nhiễm của Mẹ lại là nơi xẩy ra những phép lạ chữa lành xác thân con người? Đúng thế, có hai đặc điểm chính yếu và chuyên biệt ở Lộ Đức, thứ nhất đó là danh xưng “Mẹ hoài thai Vô Nhiễm Tội”, khác với ở danh xưng của Mẹ ở Fatima “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” ngày 13/10/1917,  và thứ hai là các cuộc chữa lành bệnh nạn phần xác cho con người, một sự kiện không xẩy ra ở các Biến Cố Thánh Mẫu khác, dù biến cố ấy có thể nổi tiếng hơn như Fatima chẳng hạn. Nếu quả thực đây là Bí Mật Lộ Đức th́ ư nghĩa của nó là ǵ và tại sao lại như thế?

    Vào ngày 13/6/2008, tôi có nhận được một điện thư của vị muốn giúp ư kiến về đề tài tĩnh tâm có lợi cho cả hai đoàn thể Đạo Binh Xanh và Đạo Binh Đức Mẹ: Thánh Mẫu học theo thánh An Phong hay thánh Long Mộng Phố, hoặc linh đạo Fatima. Tôi đă đề nghị trong năm 2008 là thời điểm Mừng Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 150 năm, cũng là thời điểm Mừng 20 năm Phong Thánh cho Các Chứng Nhân Đức Tin trên Đất Việt, đề tài nên chọn là lời Mẹ nói với chị Thánh Bernadette vào lần hiện ra thứ ba 18/2/1858: ‘Mẹ không hứa với con hạnh phúc đời này mà là đời sau’. Đề tài này rất thích hợp với Bí Mật Fatima phần thứ ba liên quan tới thị kiến tử đạo. Trong phần hội thảo chung, tôi đề nghị nêu lên vấn nạn là: ‘Tại sao ở khi hiện ra ở Lộ Đức, Mẹ Maria tự xưng ḿnh 'Mẹ Hoài Thai Vô Nhiễm Tội' ngày 25/3 là những ǵ liên quan đến phần hồn của Mẹ mà Mẹ lại biến Lộ Đức thành Trung Tâm Thánh Mẫu duy nhất nổi tiếng về các phép lạ chữa lành phần xác cho một số tâm hồn?’ Thế rồi vào ngày 11/8, vị này cho tôi biết rằng: “Đề tài này tuy vậy mà cũng khó, phải có những gợi ư”. Tôi đă hồi âm cho vị ấy là: “Chúng ta có thể t́m thấy câu trả lời được chất chứa trong lời ĐTC GPII huấn dụ trong huấn từ Truyền Tin ở Lộ Đức ngày 15/8/2004 như sau: ‘Từ tảng đá ở động Massabielle, Vị Trinh Nữ này đă hiện ra với Bernadette. Tỏ ḿnh ra như Đấng đầy ơn phúc của Thiên Chúa, Mẹ đă kêu gọi thống hối và nguyện cầu. Mẹ đă chỉ cho Bernadette một mạch nước, và xin em uống mạch nước này. Mạch nước mới mẻ ấy đă trở thành một trong những biểu hiệu của Lộ Đức: một biểu hiệu của sư sống mới được Chúa Kitô ban cho tất cả những ai hướng về Người.”.

    Trong Bài Giảng cho Thánh Lễ Mẹ Đau Thương Thứ Hai 15/9/2008 cho Thành Phần Bệnh Nhân trước tiền đường của Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi Lộ Đức, ĐTC Biển Đức XVI, trong chuyến tông du Pháp quốc ngày 12-15/9/2008, đă tiếp tục khai triển chiều hướng trên đây của ĐTC Gioan Phaolô II liên quan tới biểu hiệu nước ở Lộ Đức, như thể hai vị tỏ ra muốn cùng nhau đi sâu vào tất cả những ǵ là huyền nhiệm ở Lộ Đức để hoàn toàn làm sáng tỏ cái thực sự là Bí Mật Lộ Đức này trước mọi người:

    “Nụ cười của Mẹ Maria là suối nước sự sống. Chúa Giêsu phán: ‘ai tin Tôi th́ từ ḷng họ sẽ vọt lên những gịng sông chảy nước sự sống’ (Jn 7:38). Mẹ Maria là người đă tin tưởng, và từ cung ḷng của Mẹ, những gịng sông chảy nước sự sống đă tuôn ra tưới dội lịch sử loài người. Gịng suối mà Mẹ Maria chỉ cho Bernadette ở Lộ Đức đây là một dấu hiệu đơn sơ về thực tại thiêng liêng này. Từ trái tim tin tưởng của Mẹ, từ tấm ḷng từ mẫu của Mẹ, chảy ra nước sự sống để thanh tẩy và chữa lành. Bằng việc d́m ḿnh vào những bể tắm ở Lộ Đức, rất nhiều người đă khám phá ra và đă cảm nghiệm được t́nh yêu thương từ mẫu dịu dàng êm ái của Vị Trinh Nữ Maria này, bằng việc tỏ ra gắn bó với Mẹ để liên kết ḿnh chặt chẽ hơn với Chúa! … Đó là lư do tại sao có rất nhiều bệnh nhân đến Lộ Đức đây để được giăn cơn khát của ḿnh nơi ‘nguồn mạch yêu thương’ này, và để cho ḿnh được Mẹ dẫn đến với nguồn cứu độ duy nhất là Chúa Giêsu Cứu Thế Con Mẹ”.

    Tóm lại, nếu ở Fatima, tất cả Bí Mật Fatima (3 phần) được Mẹ Maria tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, là “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria”, một trái tim liên quan tới định mệnh chung của nhân loại, đến tŕnh trạng “nhiều linh hồn được cứu độ và thế giới được ḥa b́nh”, th́ tất cả Bí Mật Lộ Đức là ở nơi nụ cười của Mẹ Maria, một cử chỉ độc đáo chưa từng có trong lịch sử Biến Cố Thánh Mẫu, một nụ cười là suối nước sự sống tràn đầy “vui mừng và hy vọng”, có tác dụng gia tăng đức tin phần hồn, thậm chí chữa lành cả phần xác của một số tâm hồn thiên định nào đó.

    Nếu Biến Cố Thánh Mẫu Fatima liên quan đến lửa, (sự kiện mặt trời nhẩy múa trên trời ngày 13/10/1917), cũng như tới tước hiệu Mẹ Mân Côi, cả hai ám chỉ quyền thế của Mẹ đối với Thiên Chúa (như Bí Mật Fatima phần 3 cho thấy), th́ Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức liên quan tới nước, (sự kiện mạch nước vọt lên từ đất ngày 25/2/1858), cũng như tới tước hiệu Mẹ Vô Nhiễm, cả hai ám chỉ t́nh trạng Mẹ dồi dào ân sủng là để mang lại sự sống cho con cái khổ đau, như ĐTC BĐXVI khẳng định trong huấn từ Truyền Tin CN 14/9/2008 ở Lộ Đức như sau:

    “Ơn Hoài Thai Vô Nhiễm được ban cho Mẹ Maria không phải chỉ là một ơn huệ của một cá nhân, mà là một ân sủng cho tất cả mọi người, một ân huệ được ban cho toàn thể dân Chúa. .. chúng ta là con cái của Mẹ Maria, chúng ta cũng được hưởng bổng lộc từ tất cả mọi ân huệ Mẹ có; phẩm vị khôn sánh Mẹ có được nhờ Hoài Thai Vô Nhiễm rạng ngời chiếu tỏa trên chúng ta là thành phần con cái của Mẹ”.

    Bí Mật Fatima và Bí Mật Lộ Đức có một liên hệ mật thiết với nhau thế này: nếu ở Fatima Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được Mẹ tỏ cho Lucia biết “là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”, th́ ở Lộ Đức, Đấng “hoài thai Vô Nhiễm Tội” đến là để “thông ơn Thiên Chúa” cho con cái của ḿnh, được thể hiện rơ ràng nhất qua những lần Mẹ chữa lành phần xác cho một số cá nhân đặc biệt nào đó, trong vô số trường hợp được cho biết là mỗi năm có khoảng 40 vụ chữa lành tŕnh báo cho giáo quyền địa phương Lộ Đức, nhưng Giáo Hội mới chính thức công nhận 67 phép lạ. Nếu việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh tật được thuật lại trong các Phúc Âm là những ǵ chứng thực Vương Quốc Thiên Chúa gần đến hay Ơn Cứu Độ sắp hoàn thành thế nào, th́ những việc chữa lành phần xác cho con người ở Lộ Đức măi đến ngày nay, trong một thời đại văn minh tân tiến tột độ về khoa học và kỹ thuật nhưng lại đang bị phá sản đức tin từ thế kỷ 19, cũng là những ǵ báo trước Nước Mẹ trị đến cho Nước Chúa vinh quang, Nước của “Đức Mẹ Mân Côi” cũng là “Đức Mẹ Thắng Trận”, Đấng đă khẳng định ở Fatima ngày 13/7/1917 cuối phần Bí Mật Fatima thứ hai là “cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng”!