Lễ Mẹ Thiên Chúa

 

Theo gịng lịch sử của ḿnh, Giáo Hội đă tuyên bố 4 tín điều Thánh Mẫu, thứ tự như sau: thứ nhất Tín Điều Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, qua Công Đồng Chung Êphêsô năm 431; thứ hai Tín Điều Mẹ Maria trọn đời trinh nguyên, qua Công Đồng Latêranô năm 649; thứ ba là Tín Điều Mẹ Maria hoài thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, qua Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX ngày 8/12/1854; và thứ bốn là Tín Điều Mẹ Maria mông triệu cả hồn lẫn xác, qua Đức Piô XI ngày 1/11/1950. Nếu chú ư chúng ta thấy tất cả các lễ về Mẹ liên quan tới các tín điều Thánh Mẫu đều được Giáo Hội long trọng mừng ở bậc lễ trọng và buộc, như Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12, Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8, Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, trừ Lễ Mẹ Thai Lời 25/3, một lễ liên quan đến việc thụ thai trinh nguyên của Mẹ, là không buộc thôi. Ngoài ra, trong 4 tíùn điều này, tín điều Mẹ Thiên Chúa được công bố đầu tiên, v́ là tín điều nềnƠ tảng cho tất cả mọi tín điều Thánh Mẫu khác. Tức là, chỉ v́ Mẹ Maria được tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa mà Mẹ đă được Thiên Chúa ban cho các đặc ân khác, xứng với thân phận làm Mẹ Thiên Chúa của Đệ Nhất Tạo Vật về ân sủng này. Đúng thế, chính v́ Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa mà hồn Mẹ được hoài thai vô nhiễm nguyên tội, xác Mẹ được trọn đời trinh nguyên, và cả hồn lẫn xác Mẹ được mông triệu về trời. Nhân ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, mở màn cho Tân Niên 2008, chúng ta chẳng những cùng Mẹ dâng lời cảm tạ ngợi khen Chúa – Magnificat đă thương đến phận thấp hèn của Mẹ và làm nơi Mẹ những điều cao trọng, mà c̣n xin Mẹ hăy thương đến chúng ta là thành phần đồng loại tội lỗi đáng thương của Mẹ, bằng việc dâng lên Mẹ một lời kinh nhắc nhở Mẹ rằng Mẹ được làm Mẹ Thiên Chúa là v́ chung loài người chúng ta chứ không phải cho riêng một ḿnh Mẹ: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay, và trong giờ lâm tử. Amen”.

 

Giáo Hội công bố Maria là ‘Mẹ Thiên Chúa’

1- Chiêm ngưỡng mầu nhiệm giáng sinh của Chúa Cứu Thế đă làm cho dân Kitô giáo chẳng những kêu cầu Rất Thánh Trinh Nữ là Mẹ Chúa Giêsu, mà c̣n nhận biết Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đây là sự thật đă được công nhận và coi như thuộc về gia sản đức tin của Giáo Hội từ những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo, cho đến khi sự thật này được Công Đồng Chung Êphêsô long trọng công bố vào năm 431.

Nơi cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, thời điểm các môn đệ càng ngày càng tỏ ra nhận biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa th́ cũng là lúc tước hiệu Mẹ Maria là Theotókos, là Mẹ Thiên Chúa sáng tỏ hơn. Đây là một tước hiệu không được các bản văn Phúc Âm nói đến một cách tỏ tường, nhưng các văn bản Phúc Âm này đă nhắc đến danh xưng “Mẹ Đức Giêsu” và đă xác nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa (Jn 20:28; x. 5:18, 10:30, 33). Mẹ Maria ở vào trường hợp nào cũng được tŕnh bày cho thấy là Mẹ của Emmanuel, tức Mẹ của “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x Mt 1:22-23).

Vào thế kỷ thứ ba, như các chứng từ văn bản xa xưa cho thấy, các Kitô hữu ở Ai Cập đă dâng lên Mẹ Maria lời nguyện sau đây: “Ôi Mẹ Thiên Chúa thánh hảo, chúng con chạy đến kêu xin Mẹ cầu bầu: xin Mẹ đừng chê bỏ lời chúng con cầu khẩn trong những nỗi thiếu thốn của chúng con, nhưng xin hăy cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, Ôi Nữ Trinh hiển vinh và phúc đức” (trích Phụng Vụ Giờ Kinh). Lời diễn tả Theotókos lần đầu tiên xuất hiện tỏ tường trong chứng từ văn bản cổ kính này.

Huyền thoại ngoại giáo thường hay nói đến một vị nữ thần đóng vai tṛ làm mẹ của một vị thần nào đó. Chẳng hạn, thần Zeus tối cao có mẹ là nữ thần Rhea. Ư nghĩa tương quan này giúp Kitô hữu có thể sử dụng tước hiệu “Theotókos”, “Mẹ Thiên Chúa” để gọi Mẹ Đức Giêsu. Tuy nhiên, phải lưu ư là tước hiệu này vốn không có mà là do Kitô hữu đặt ra để diễn tả niềm tin không liên quan gi đến huyền thoại ngoại đạo, niềm tin vào việc đầu thai trinh nguyên nơi ḷng Đức Maria của Đấng vốn là Lời hằng hữu Thiên Chúa.

2- Vào thế kỷ thứ tư, từ ngữ Theotókos thường được sử dụng ở cả Đông phương lẫn Tây phương. Càng ngày từ ngữ này càng được nhắc đến nơi việc tôn sùng và thần học, một từ ngữ cho đến lúc ấy đă làm nên gia sản đức tin của Giáo Hội.

Bởi thế, người ta mới có thể thấy được trào lưu chống đối mạnh mẽ nổi lên ở thế kỷ thứ năm, thời điểm Nestoriô nêu lên sự nghi ngờ về tính cách chính xác của tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”. Thật vậy, với khuynh hướng chủ trương Maria chỉ là mẹ của con người Giêsu, ông đă cho rằng “Mẹ Đức Kitô” mới là lối diễn tả đúng nhất về tín lư. Nestôriô sở dĩ đă phạm lỗi lầm này là v́ ông bị trục trặc trong vấn đề chấp nhận mối hiệp nhất nơi ngôi vị của Chúa Kitô, cũng như v́ việc ông cắt nghĩa sai lạc về sự khác biệt giữa hai bản tính, thần linh và nhân loại, nơi Người.

Năm 431, Công Đồng Chung Êphêsô đă lên án luận thuyết của ông, và trong việc xác nhận sự hiện hữu của bản tính nhân thần nơi ngôi vị của Ngôi Con, đă công bố Maria là Mẹ Thiên Chúa.

3- Giờ đây những trục trặc và chống đối của Nestôriô đă hiến cho chúng ta cơ hội để nêu lên một vài suy tư hữu ích trong việc hiểu và cắt nghĩa một cách đúng đắn tước hiệu này. Kiểu nói Theotókos, theo nghĩa đen tức là “người đă sinh ra Thiên Chúa”, một cách nói mà thoạt nghe chúng ta có thể lấy làm ngạc nhiên, ở chỗ, vấn đề là một tạo vật lại có thể hạ sinh Thiên Chúa. Đức tin của Giáo Hội đă trả lời rơ ràng là vai tṛ làm mẹ của Đức Maria chỉ liên quan đến việc hạ sinh Con Thiên Chúa về phương diện loài người mà thôi, chứ không liên quan đến việc sinh hạ thần linh. Con Thiên Chúa từ đời đời được hạ sinh bởi Thiên Chúa Cha, và đồng bản thể với Cha. Dĩ nhiên Đức Maria không dính dáng ǵ đến cuộc hạ sinh đời đời này. Tuy nhiên, Con Thiên Chúa, Đấng mặc lấy bản tính nhân loại 2000 năm trước đây, cũng đă được thụ thai và hạ sinh bởi Đức Maria.

Trong việc công bố Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, Giáo Hội do đó muốn xác nhận rằng Người là “Mẹ của Lời Nhập Thể, Đấng là Thiên Chúa”. Tuy nhiên, vai tṛ làm mẹ của Mẹ không bao gồm cả Ba Ngôi, mà chỉ bao gồm Ngôi Hai, tức Ngôi Con, Đấng khi trở thành nhục thể đă mặc lấy bản tính nhân loại từ Mẹ.

Vai tṛ làm mẹ là một mối liên hệ giữa người với người, ở chỗ, một người mẹ không phải chỉ là mẹ của thân thể hay là mẹ của tạo vật về thể lư do bà sinh ra, mà là mẹ của con người bà hạ sinh nữa. Vậy, v́ hạ sinh ra con người Giêsu về nhân tính, Đấng cũng là một ngôi vị thần linh, mà Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

4- Trong việc công bố Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, bằng một câu duy nhất, Giáo Hội đă tuyên xưng niềm tin của ḿnh liên quan đến cả Con lẫn Mẹ. Mối hiệp nhất này đă xẩy ra nơi Công Đồng Chung Êphêsô; trong việc xác nhận vai tṛ làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, các Nghị Phụ có ư nhấn mạnh đến niềm tin của ḿnh vào thần tính của Chúa Kitô. Bất chấp những chống đối xưa kia và cận đại về tính cách xứng hợp trong việc nhận biết Mẹ Maria bằng tước hiệu này, Kitô hữu mọi thời, nhờ hiểu biết ư nghĩa đúng đắn về vai tṛ làm mẹ ấy, đă dùng tước hiệu này để nói lên việc bộc lộ đặc biệt đức tin của ḿnh vào thần tính của Chúa Kitô cũng như để diễn tả t́nh họ yêu mến Đức Trinh Nữ.

Một đàng Giáo Hội nhận biết tước hiệu Theotókos như để bảo toàn cho thực tại Nhập Thể, v́, như Thánh Âu Quốc Tinh nói, “Nếu Mẹ giả tạo, th́ xác thịt cũng giả tạo… cả những vết tích của Phục Sinh nữa” (Tract in Ev. Joannis, 8, 6-7). Đàng khác, Giáo Hội cũng ngất ngây chiêm ngưỡng và cung kính cử hành sự cao trọng cả thể Đức Maria nhận được từ Đấng muốn làm con của Mẹ. Lời xưng tụng “Mẹ Thiên Chúa” liên quan đến Lời Thiên Chúa, Đấng mặc lấy t́nh trạng thấp hèn của thân phận con người để nâng con người lên đến vai tṛ làm con cái thần linh. Thế nhưng, theo ư nghĩa của phẩm vị cao trọng Trinh Nữ Nazarét đă nhận được th́ tước hiệu này cũng công bố cả tính cách cao cả của người phụ nữ cùng với ơn gọi tuyệt vời của họ nữa. Thật vậy, Thiên Chúa đă đối xử với Mẹ Maria như một con người tự do và hữu trách, và không thực hiện việc Nhập Thể của Con Ngài cho đến khi Ngài thấy Mẹ ưng thuận.

Theo gương của Kitô hữu cổ xưa ở Ai Cập, tín hữu hăy phó ḿnh cho Mẹ, Đấng là Mẹ Thiên Chúa, có thể chiếm được từ Người Con thần linh của ḿnh ơn giải thoát khỏi sự dữ và ơn cứu độ đời đời.
 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 27/11/1996,
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 4/12/1996)
 

 

 

 "Mẹ đă hạ sinh Đấng Hóa Công của Mẹ trước ngỡ ngàng tạo sinh”.

 

ĐTC GPII - Bài Giáo Lư Triều Kiến Chung về Mẹ Đấng Cứu Thế

Theo thường lệ, ĐTC tiếp tục chia sẻ những bài giáo lư cho các buổi triều kiến chung vào mỗi ngày Thứ Tư hằng tuần. V́ vẫn c̣n đang ở trong Mùa Giáng Sinh, ĐTC đă tạm gác loạt bài giáo lư về chủ đề cầu nguyện bằng Thánh Vịnh (tới bài thứ 95 từ hôm 10/12/2003), để chia sẻ về ư nghĩa về Mùa Vọng, rồi về Giáng Sinh, nay tới Thánh Mẫu Maria vào những ngày cuối Mùa Giáng Sinh.


1.     “Alma Redemptoris Mater… Mẹ Đấng Cứu Thế…” Chúng ta kêu cầu Mẹ Maria vào Mùa Giáng Sinh bằng câu đối ca Thánh Mẫu cổ thời đầy cảm kích này, câu đối ca được tiếp tục bằng những lời sau đây: "'Tu quae genuisti natura mirante, tuum sanctum Genitorem' - Mẹ đă hạ sinh Đấng Hóa Công của Mẹ trước ngỡ ngàng tạo sinh”.

Maria, Mẹ Thiên Chúa! Sự thật đức tin này, được sâu xa liên kết với những việc cử hành Giáng Sinh, là những ǵ hết sức hiển nhiên nơi phụng vụ của ngày đầu tiên trong năm, ngày lễ trọng kính Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ Maria là Mẹ Chúa Cứu Thế; Mẹ là người nữ được Thiên Chúa tuyển chọn để hiện thực một dự án cứu độ được tập trung nơi mầu nhiệm của Biến Cố Lời Thần Linh Nhập Thể.

2.-      Một tạo vật thấp hèn cưu mang Đấng Hóa Công của thế giới! Mùa Giáng Sinh nhắc cho chúng ta ư thức lại mầu nhiệm này, khi cho chúng ta thấy Người Mẹ của Con Thiên Chúa như một người cùng tham phần vào những biến cố tột đỉnh của lịch sử cứu độ. Truyền thống lâu đời của Giáo Hội bao giờ cũng coi việc giáng sinh của Chúa Giêsu và chức thiên mẫu của Mẹ Maria là hai khía cạnh của việc Lời Nhập Thể. “Thật vậy”, Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo trích lại lời của Công Đồng Êphêsô đă xác nhận là “Đấng Mẹ đă thụ thai bởi Thánh Linh như là một con người, Đấng thực sự trở thành Con của Mẹ về xác thịt , cũng chính là Con hằng hữu của Cha, ngôi hai trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi thế Giáo Hội tuyên xưng rằng Mẹ Maria thực sự là ‘Mẹ Thiên Chúa’, là ‘Theotokos’” (số 495).

3.     Từ sự kiện Đức Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa” phát sinh ra tất cả những khía cạnh khác nơi sứ vụ của Mẹ; những khía cạnh được chứng tỏ rơ ràng bởi những tước hiệu được cộng đồng mộn đệ Chúa Kitô tôn kính Mẹ ở khắp nơi trên thế giới. Trước hết là tước hiệu “đầu thai vô nhiễm nguyên tội” và tước hiệu “mông triệu”, v́ Mẹ là vị cưu mang Đáng Cứu Thế không thể nào lại bị hư hoại là kết quả bởi nguyên tội.

Ngoài ra, Vị Trinh Nữ này c̣n được kêu cầu như là Mẹ của Nhiệm Thể tức là Mẹ của Giáo Hội. Theo truyền thống giáo phụ được Thánh Âu Quốc Tinh diễn tả, Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo xác nhận rằng Mẹ “’rơ ràng là mẹ của các phần thể Chúa Kitô’… v́ bởi đức ái của ḿnh, Mẹ đă dự phần vào việc hạ sinh các tín hữu trong Giáo Hội, thành phần là phần thể của đầu của ḿnh” (số 963).

4.     Tất cả cuộc đời của Mẹ Maria được liên kết chặt chẽ với cuộc đời của Chúa Giêsu. Chính Mẹ là người đă cống hiến Chúa Giêsu cho nhân loại vào Lễ Giáng Sinh. Trên cây thập giá, ở vào giây phút tột đỉnh của việc hoàn tất sứ vụ cứu chuộc, Chúa Giêsu đă ban tặng ân Mẹ Người cho hết mọi con người, như là một gia sản quí hóa của ơn cứu chuộc.

Những lời của Đấng Tử Giá nói với Gioan, người môn đệ trung thành, là chứng từ của Người. Người đă kư thác Mẹ của Người cho Thánh Gioan, cùng một lúc trao phó vị Tông Đồ này và hết mọi tín hữu cho t́nh yêu của Mẹ Maria.

5.     Trong những ngày cuối cùng này của Mùa Giáng Sinh, chúng ta hăy dừng lại để chiêm ngắm nơi máng cỏ sự hiện diện thinh lặng của Vị Trinh Nữ gần Con Trẻ Giêsu. Mẹ đă giành cho chúng ta cùng một t́nh yêu thương, cùng một mối quan tâm Mẹ đă hiến cho Người Con thần linh của Mẹ. Bởi thế, chúng ta hăy để cho Mẹ hướng dẫn những bước đi của chúng ta trong Năm Mới, một năm Đấng Quan Pḥng đă ban cho chúng ta để sống.

Đó là lời chúc của Tôi gửi đến tất cả anh chị em trong buổi triều kiến chung đầu tiên trong năm 2004. Được bảo tŕ và ủi an trong tay bảo hộ từ mẫu của Mẹ, chúng ta mới có thể chiếm ngắm bằng đôi mắt mới dung nhan Chúa Kitô và mới bước đi nhanh chóng hơn trên con đường thiện hảo.

Một lần nữa, chúc anh chị em có mặt nơi đây cũng như cho các người thân yêu của anh chị em một Năm Mới hạnh phúc!

Anh Chị Em thân mến,

Việc Giáo Hội cử hành mùa Giáng Sinh chú trọng tới mầu nhiệm Chúa Kitô nhập thể và mầu nhiệm vai tṛ thần linh của Mẹ Maria. Là Trinh Mẫu của Lời Nhập Thể, từ ban đầu Mẹ Maria liên kết chặt chẽ với công cuộc cứu độ của Con Mẹ. Mẹ Maria đă ban Chúa Kitô cho thế giới khi Người giáng sinh; và từ cây thập giá, Đấng Cứu Thế hấp hối đă trao phó Mẹ cho Giáo Hội cũng như cho mỗi một tín hữu. Trong những ngày cuối cùng của mùa Giáng Sinh này đây, chúng ta hăy hợp với Mẹ Maria chiêm ngưỡng Đấng Cứu Thế mới sinh và kư thác bản thân ḿnh cho bàn tay bảo hộ chở che từ mẫu của Mẹ trong năm mới.

Trong buổi triều kiến chung đầu tiên trong năm 2004 này có màn xiệc giup vui cho ĐTC. Hơn 100 diễn viên thuộc Đoàn Xiếc Hoa Kỳ và các đoàn tŕnh diễn khác ở Rôma trong thời gian Giáng Sinh đă có mặt ở Sảnh Đường Phaolô VI hôm nay. ĐTC đă ban phép lành cho Đoàn Xiệc và vỗ vai những con trẻ thuộc đoàn xiếc này, trong đó có một số em cũng mặc y phục làm xiếc. ĐTC tỏ ra khỏe mạnh hơn tháng 10/2003 nhiều, thời gian đầy những hoạt động và mừng 25 năm giáo hoàng của Ngài.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Ṭa Thánh được Zenit phổ biến ngày 7/1/2004.

 

_____________________________________

Tuyên Tụng Thánh Mẫu

Ngôi Lời Đă Mặc Lấy Bản Tính Của Chúng Ta Nơi Mẹ Maria

 

(St. Athanasius, bishop, Epist. Ad Epictetum, 5-9: PG 26, 1058, 1062-1066)

 

Thánh Tông Đồ đă cho chúng ta biết rằng: Ngôi Lời đă biến ḿnh thành con cháu Abraham và v́ thế đă trở nên giống như anh em ḿnh mọi bề. Như thế là Người đă có một thân xác như của chúng ta. Điều này chứng tỏ sự kiện về việc hiện diện của Maria, ở chỗ, Người đă ban cho riêng Ngài một thân xác để hy hiến v́ chúng ta. Thánh Kinh đă ghi lại việc Người hạ sinh là: Người đă bọc Ngài trong khăn. Bộ ngực cho Ngài bú của Người được cho là có phúc. Của lễ hy sinh được dâng hiến, v́ con trẻ là người con đầu ḷng của Người. Thần Gabiên đă sử dụng ngôn từ một cách cẩn thận và khôn ngoan khi loan báo việc Ngài hạ sinh. Thần không nói rằng “cái sẽ được sinh ra nơi trinh nữ” để tránh ấn tượng là có một thể xác từ ngoài được đưa vào cung ḷng của Người; mà nói rằng: “cái sẽ được sinh ra bởi trinh nữ”, nhờ đó chúng ta mới lấy đức tin mà nhận biết rằng con của Người phát xuất ở nơi Người và từ Người.

Bằng việc mặc lấy bản tính của chúng ta và hiến dâng nó làm hy lễ, Ngôi Lời đă hoàn toàn hủy hoại nó đi để rồi mặc cho nó bản tính riêng của Ngài, một sự kiện đă khiến cho Thánh Tông Đồ viết rằng: Thân xác hư hoại này phải được trở thành bất hoại; thân xác hữu tử này phải được trở thành bất tử.

Sự việc này không phải xẩy ra như để che mắt thế gian vậy thôi, như một số người tưởng tượng. Không phải như thế. Đấng Cứu Thế của chúng ta thực sự đă trở thành một con người, nhờ đó mới có ơn cứu độ cho toàn thể loài người. Ơn cứu độ của chúng ta không thể nào lại là một thứ ơn cứu độ tạo tĩnh, hay chỉ là ơn cho xác thể mà thôi. Thực sự Ngôi Lời đă chiếm được ơn cứu độ cho con người toàn vẹn, tức là cứu độ con người cả hồn lẫn xác.

Bởi thế, những ǵ do Maria sinh ra theo bản tính cũng là loài người, hợp với các Sách Thánh được linh ứng viết ra, và thân xác của Chúa là một thân xác thực sự: Thân xác này là một thân xác thực sự v́ thân xác ấy giống như thân xác của chúng ta. Đó, quí vị thấy, Maria là người chị em của chúng ta, v́ tất cả chúng ta đều được sinh ra từ Adong.

Những lời Thánh Gioan nói: Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể, cũng có cùng một ư nghĩa như chúng ta thấy ở một câu Thánh Phaolô nói tương tự: v́ chúng ta, Chúa Kitô đă trở thành một thứ đồ chúc dữ. Thân xác của con người đă chiếm được những ǵ cao cả nhờ việc nó được hiệp thông và liên kết với Ngôi Lời. Từ chỗ hữu tử nó đă được làm cho trở thành bất tử; là một thân thể sống động nó cũng đă trở thành một thân xác linh thiêng; từ đất mà ra nó đă vượt qua cửa thiên đàng.

Cho dù Ngôi Lời có mặc lấy xác thể từ Maria, Ba Ngôi Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa Ba Ngôi, không hơn không kém. Muôn đời hoàn toàn là như vậy. Nơi Ba Ngôi chúng ta nh́n nhận có một Thiên Chúa duy nhất, bởi thế Giáo Hội đă tuyên xưng Thiên Chúa duy nhất, Cha của Ngôi Lời.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 109-110)
 

________________________________________

“Mẹ đă thông phần vào sự vụ của Người v́ chúng ta và cho phần  rỗi của tất cả mọi người”

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối tất niên 31/12/2007 ở Đền Thờ Thánh Phêrô áp Lễ Mẹ Thiên Chúa

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Vào lúc kết thúc năm này đây chúng ta qui tụ lại ở Đền Thờ Vatican để cử hành Giờ Kinh Tối Trọng Kính Đức Maria Rất Thánh Mẹ Thiên C húa. Phụng vụ làm cho lễ Thánh Mẫu quan trọng này trùng với việc kết thúc và mở đầu cho một năm dương lịch. Bởi thế, bài thánh ca tạ ơn cho năm 2007 là năm đang đi đến lúc kết thúc cũng như cho năm 2008 là năm chúng ta đă thoáng thấy đă được gắn liền với việc chiêm ngắm mầu nhiệm của vai tṛ làm mẹ thần linh này. Thời gian đang qua đi và việc qua đi không luyến tiếc này của nó thúc nay chúng ta hăy hướng mắt của ḿnh với ḷng sâu xa biết ơn Đấng hằng hữu, biết ơn vị Chúa của thời gian. Chúng ta hăy cùng nhau cảm tạ ơn Người, anh chị em thân mến, nhan danh toàn thể cộng đồng giáo phận Rôma. Tôi gửi lời chào đến  từng anh chị em…………

 

Nơi Bài Đọc ngắn được trích từ Thư gửi Giáo Đoàn Galata chúng ta vừa nghe, nói về việc con người được Thiên Chúa giải phóng bằng mầu nhiệm Nhập Thể, Thánh Phaolô đă rất kín đáo đề cập tới Vị mà nhờ đó Con Thiên Chúa vào trần gian, ở chỗ “đến khi thời gian được nên trọn, Thiên Chúa đă sai Con  của Ngài, được hạ sinh bởi một người nữ” (Gal 4:4). Giáo Hội chiêm ngắm nơi “người nữ” này những tính chất của Đức Maria Nazarét, một người nữ đặc biệt v́ Mẹ được kêu gọi để thi hành một sứ vụ làm cho Mẹ liên kết rất chặt chẽ với Chúa Kitô: Thật vậy, nó là một mối liên hệ hoàn toàn đặc biệt, v́ Mẹ Maria là Mẹ của Đấng Cứu Thế.

 

Tuy nhiên, hiển nhiên là chúng ta có thể và cần phải khẳng định rằng Mẹ là Mẹ của chúng ta, bởi v́, bằng việc sống mối liên hệ mẫu thân với Người Con này, Mẹ đă thông phần vào sự vụ của Người v́ chúng tacho phần  rỗi của tất cả mọi người. Trong việc chiêm ngắm Mẹ, Giáo Hội thể hiện những tính chất riêng của Mẹ, đó là những tính chất như Mẹ Maria sống đức tin và đức mến; Mẹ Maria cũng là một tạo vật được cứu độ bởi một Đấng Cứu Thế duy nhất một; Mẹ Maria hợp tác vào việc mở màn cho công cuộc cứu độ toàn thể nhân loại. Nhờ đó Mẹ Maria tạo nên cho Giáo Hội h́nh ảnh chân thực nhất về Mẹ, ở chỗ, Mẹ là vị mà Cộng Đồng Giáo Hội cần phải tiếp tục khám phá ra cái ư nghĩa thực sự về ơn gọi của ḿnh và mầu nhiệm của ḿnh.

 

Sứ điệp ngắn ngủi nhưng sâu đậm này của Thánh Phaolô, khi cho thấy sự kiện Người Con này mặc lấy bản tính nhân loại, tiếp tục mở ra cái viễn ảnh về một thứ đổi thay sâu xa nơi thân phận thực sự của con người. Qua sứ điệp này, Thánh Phaolô nói rằng “Thiên Chúa đă sai Con của Ngài…. Đến để cứu chuộc những ai ở dưới lề luật, nhờ đó, chúng ta được thừa nhận làm con cái” (Gal 4:4-5). Lời Nhập Thể biến đổi đời sống của con người từ bên  trong, khi chia sẻ với chúng ta việc Người làm Con của Chúa Cha. Người đă trở nên như chúng ta để chúng ta trở nên như Người, trở nên con cái nơi Người Con, nhờ đó trở nên thành phần thoát khỏi luật của tội lỗi. Đó không phải là lư do chính yếu để chúng ta dâng lời cảm tạ lên  Thiên Chúa hay sao? Một lời tri ân cảm tạ chỉ có thể càng trở nên thôi thúc hơn vào lúc kết thúc một năm này, khi nghĩ tới nhiều ơn huệ và việc Ngài liên lỉ hỗ trợ chúng ta cảm nghiệm thấy trong 12 tháng qua. Đó là lư do tại sao hết mọi cộng đồng Kitô hữu cùng nhau qui tụ lại tối hôm nay để hát lên bài Te Deum, một bài thánh ca chúc khen cảm tạ theo truyền thống dâng lên Ba Ngôi Chí Thánh. Đó là những ǵ chúng ta cũng sẽ thực hiện vào cuối cuộc gặp gỡ phụng vụ của chúng ta nay trước Thánh Thể Cực Thánh.

 

Khi chúng ta hát lên chúng ta sẽ nguyện cầu rằng: "Te ergo, quỉsumus, tuis famulis subveni, quos pretioso sanguine redemisti:  Vậy hăy đến, lạy Chúa để cứu giúp dân của Chúa bằng giá máu của Chúa”. Đây là lời nguyện cầu của chúng ta tối hôm nay: Lạy Chúa, xin hăy đoái thương đến cứu giúp những cư dân thuộc Thành Phố của chúng con là nơi, giống như ở các chỗ khác, đời sống của dân chúng và của các gia đ́nh đang hết sức thiếu thốn và nghèo khổ, khiến họ không tin tưởng hướng về tương lai. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, bị thu hút bởi cái hào hứng sai lầm, đúng hơn, bởi việc tục hóa thân thể và tầm thường hóa tính dục; bởi thế mới khó ḷng liệt kê lắm thứ thách đố dính liền với chủ nghĩa hưởng thụ và khuynh hướng tục hóa khiến những người tín hữu và thành phần thiện tâm cảm thấy bối rối. Tóm lại, ở Rôma, người ta cũng có thể nhận thấy rằng t́nh trạng hụt hẫng niềm hy vọng và ḷng tin tưởng nơi đời sống là những ǵ tạo nên sự dữ “lu mờ” nơi xă hội Tây Phương tân tiến.

 

Thế nhưng, nếu những khiếm khuyết hiển nhiên th́ cũng không thiếu ánh sáng và những lư do hy vọng để nài xin những ân phước thần  linh đặc biệt. Chính v́ chiều hướng ấy mà khi hát Kinh Te Deum chúng ta nguyện cầu rằng: "Salvum fac populum tuum, Domine, et benedic hereditati tuỉ – Xin hăy cứu độ dân của Ngài, lạy Chúa, và hăy chúc phúc cho gia sản của Ngài”. Ôi Chúa, xin hăy nh́n đến và bảo vệ cộng đồng giáo phận này cách đặc biệt, một giáo phận dấn thân đi tiên phong giáo dục trong việc đáp ứng mănh liệt hơn bao giờ hết với “t́nh trạng khẩn cấp của việc giáo dục” cao cả đă được tôi nói tới vào ngày 11/6 vừa rồi khi tôi gặp các tham dự viên trong hội nghị giáo phận, hay nói cách khác, với t́nh trạng khó khăn gia tăng trong việc truyền đạt những giá trị căn bản về sự sống cũng như việc làm liêm khiết cho các thế hệ mới (cf. Address to the Diocese of Rome Convention, 11 June 2007; L'Osservatore Romano English edition, 20 June, p. 3). Chúng ta hăy tin tưởng b́nh tâm và nhẫn nại đối diện với t́nh trạng khẩn cấp này, trước hết, trong môi trường gia đ́nh. Ngoài ra, cũng an ủi khi nhận thấy rằng công việc được thực hiện trong những năm gần đây của các giáo xứ, các phong trào và các hiệp hội chăm sóc mục vụ cho gia đ́nh là những ǵ đang tiếp tục phát triển và sinh hoa kết quả.

 

Lạy Chúa, xin cũng hăy bảo vệ những hoạt động truyền giáo liên quan tới thế giới tuổi trẻ: họ đang gia tăng và hiện nay có một số lớn giới trẻ đang lănh trách nhiệm và hân hoan dấn thân loan báo cùng làm chứng cho Phúc Âm. Theo chiều hướng ấy, chúng ta làm sao lại không dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về việc mục vụ quí báu được cống hiến cho thế giới bởi các đại học đường Rôma? Thật là thích đáng khi bắt đầu một điều ǵ đó tương tự ở các học đường, cho dù có nhiều khó khăn.

 

Lạy Chúa, chúc tụng Chúa về nhiều con người trẻ và thành nhân trong những thập niên gần đây đă chịu chức linh mục cho Giáo Phận Rôma. Hiện nay có 28 phó tế đang chờ được thụ phong linh mục, theo dự định vào tháng 4 tới. Bởi thế, tuổi đời trung b́nh của hàng giáo sĩ được trẻ trung hóa hơn và cũng có thể đáp ứng với t́nh trạng gia tăng các nhu cầu phục vụ, như việc đi giúp các giáo phận khác. Đặc biệt là ở các ngoại ô, nhu cầu đối với những thứ phức tạp về tân giáo xứ đang gia tăng và có 8 giáo xứ đang được xây dựng, sau khi chính tôi cách đây không lâu đă hân hoan thánh hiến giáo xứ mới được hoàn tất gần đây nhất là Giáo Xứ Santa Maria del Rosario ai Martiri Portuensi. Thật là vui thích khi có thể cảm được cách cụ thể niềm vui và ḷng biết ơn của những dân cư lân cận khi họ tiến vào một ngôi nhà thờ mới của họ lần đầu tiên .   

 

"In te, Domine, speravi: non confundar in ỉternum – Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy t́nh yêu và ḷng xót thương của Chúa; v́ chúng con tin tưởng nơi Chúa”. Bài thánh ca uy nghi Te Deum chấm dứt bằng tiếng kêu của đức tin, của ḷng tin tưởng hoàn toàn nơi Thiên Chúa, bằng việc long trọng tuyên xưng niềm hy vọng của ḿnh. Chúa Kitô là niềm hy vọng “đáng tin” và chính v́ đề tài này tôi đă cống hiến bức Thông Điệp mới đây mang tựa đề Spe Salvi.  Thế nhưng, niềm hy vọng của chúng ta bao giờ thực sự cũng là niềm hy vọng cho những người khác, và chỉ có thế nó mới là niềm hy vọng thực sự đối với mỗi một người trong chúng ta (cf. khoản 48). Anh chị em thân mến của Giáo Hội Rôma, chúng ta hăy xin Chúa làm cho mỗi một người chúng ta trở thành men hy vọng thực sự trong các môi trường khác nhau của chúng ta, nhờ đó nó có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn thể thành phố này. Đó là lời chúc của tôi cho hết mọi người vào ngày áp một Tân Niên, một lời chúc tôi xin kư thác cho việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Ngôi Sao của Niềm Hy Vọng. Amen!              

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20071231_te-deum_en.html

 

"Hỡi Mẹ trinh nguyên, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi tạo vật, Mẹ đă hạ sinh Đấng Hóa Công”

 

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Mẹ Thiên Chúa và Ngày Ḥa B́nh Thế Giới lần thứ 41 ngày 1/1/2008 tại Đền Thờ Vatican

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay, chúng ta bắt đầu một tân niên và hướng về niềm hy vọng Kitô Giáo; chúng ta hăy bắt đầu bằng việc kêu cầu Phúc Lành thần linh xuống trên nó và, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, nài xin tặng ân ḥa b́nh: cho gia đ́nh của chúng ta, cho thành thị của chúng ta, cho toàn thể thế giới. Với niềm hy vọng này, tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em đang hiện diện nơi đây, trước hết là các Tôn Vị Lănh Sự thuộc Phái Đoàn Ngoại Giao làm việc với Ṭa Thánh đă qui tụ lại với cuộc cử hành dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới này. Tôi gửi lời chào ĐHY Tarcisio Bertone, vị Quốc Vụ Khanh của tôi và ĐHY Renato Raffaele Martino cùng toàn thể phần tử thuộc Hội Đồng Ṭa Thánh về Công Lư và Ḥa B́nh. Tôi đặc biệt biết ơn họ về việc họ nỗ lực phổ biến Sứ Điệp Ngày Ḥa B́nh Thế Giới với chủ đề cho năm nay là “Gia Đ́nh Nhân Loại, một Cộng Đồng của Ḥa B́nh”.

 

Ḥa B́nh. Trong Bài Đọc Thứ Nhất trích từ Sách Dân Số, chúng ta đă nghe tiếng kêu cầu: “Chúa… ban ḥa b́nh cho các người” (6:26); chớ ǵ Chúa ban ḥa b́nh cho mỗi một người trong anh chị em, cho gia đ́nh của anh chị em và cho toàn thế giới. Tất cả chúng ta đều khao khát sống trong ḥa b́nh thế nhưng ḥa b́n h thực sự, thứ ḥa b́nh được loan báo bởi các Thiên Thần vào đêm Giáng Sinh, không phải chỉ là một thứ chiến thắng của nhân loại hay là hoa trái của những thỏa thuận về chính trị; trước hết và trên hết, nó là một tặng ân thần linh cần phải được liên lỉ nài xin, đồng thời cũng là một việc dấn thân cách nhẫn nại, luôn dễ dạy với các mệnh lệnh của Chúa. Năm nay, trong Sứ Điệp của tôi cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới hôm nay, to 6i đă muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đ́nh và việc xây dựng ḥa b́nh trên thế giới. Gia đ́nh tự nhiên, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, là “cái nôi của sự sống và yêu thương”, và là “vị thày ḥa b́nh tiên khởi bất khả thiếu”. Đó chính là lư do gia đ́nh là “‘tác nhân’ căn bản của ḥa b́nh”, và “việc chối bỏ hay thậm chí hạn chế các quyền lợi của gia đ́nh, bằng cách làm lu mờ đi sự thật về con người, đều là những ǵ đe dọa tới chính những nền tảng của ḥa b́nh” (cf. 1-5). V́ nhân loại là một “đại gia đ́nh”, nếu muốn sống trong ḥa b́nh th́ nó không thể nào lại không được tác động bởi các thứ giá trị làm nền tảng cho cộng đồng gia đ́nh. Một trùng hợp quan pḥng của các biến cố khác nhau xẩy ra thúc đẩy chúng ta trong năm nay nỗ lực hơn nữa trong việc chiếm đạt ḥa b́nh trên thế giới. Sáu mươi năm trước đây, vào năm 1948, Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đă ban hành “Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền”; 40 năm trước đây, vị Tiền Nhiệm Phaolô khả kính của tôi cử hành Ngày Ḥa B́nh Thế Giới đầu tiên; ngoài ra, năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm 25 năm việc Ṭa Thánh chuẩn phê “Bản Hiến Chương về Quyền Lợi Gia Đ́nh”. Tôi muốn  lập lại nơi đây những ǵ tôi đă đích xác viết ở xuối sứ điệp này: “Theo chiều hướng của những biến cố ư nghĩa này, tôi mời hết mọi người nam nữ hăy có một cảm quan thuộc về một gia đ́nh nhân loại duy nhất cách sống động hơn nữa, và nỗ lực làm cho việc chúng sống của nhân loại càng ngày càng phản ảnh niềm xác tín ấy, một niềm xác tín thiết yếu cho việc thiết lập ḥa b́nh chân thực và lâu bền” (khoản 15).

 

Giờ đây chúng ta tự nhiên nghĩ tới Đức Mẹ là Vị chúng ta hôm nay kêu cầu như Mẹ của Thiên Chúa. Chính Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă chuyển sang ngày 1 tháng 1 Lễ Mẹ Thiên Chúa này, một lễ trước kia được cử hành vào ngày 11/10. Thật vậy, trước cuộc canh tân phụng vụ xẩy ra sau Công Đồng Chung Vaticanô II, th́ lễ nhớ Chúa Giêsu chịu phép cắt b́ xẩy ra vào ngày thứ 8 sau ngày sinh của Người – như một dấu hiệu phục tùng lề luật, việc Người chính thức gia nhập Dân Chúa – thường được dùng để cử hành ngày đầu năm và Lễ Thánh Danh Giêsu được cử hành vào Chúa Nhật sau đó. Chúng ta nhận thấy được một ít dấu vết cho những việc cử hành này tron g đoạn Phúc Âm vừa được công bố, trong đó, Thánh Luca nói rằng 8 ngày sau khi sinh, Hài N hi lănh nhận phép cắt b́ và được đặt tên là “Giêsu”, “tên Thiên Chúa đă nói tới trước khi Người được thụ thai trong cung dạ (Mẹ của Người)” (Lk 2:21). Bởi thế, ngày lễ hôm nay, một lễ có ư nghĩa đặc biệt về Thánh Mẫu, cũng vẫn có một nội dung sâu đậm về Kitô học, v́, chúng ta có thể nói, nó liên quan tới Người Con là Chúa Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật, trước cả Người Mẹ nữa.

 

Tông Đồ Phaolô đă nói tới mầu nhiệm về vai tṛ làm mẹ thần  linh của Mẹ Maria trong Thư ngài gửi tín hữu Galata. Ngài viết, “đến lúc thời điểm nên trọn, Thiên Chúa đă sai Con của Ngài, được hạ sinh bởi một người phụ nữ, được sinh ra theo lề luật “ (4:4). Chúng ta thấy mầu nhiệm Nhập Thể của Lời Thần Linh và vai tṛ Mẹ Thần Linh của Mẹ Maria được tóm gọn trong mấy chữ, đó là đặc ân trọng đại của Vị Trinh Nữ này chính là được làm Mẹ của Người Con là Thiên Chúa.  Bởi thế, vị trí hợp lư nhất và thích đáng nhất của lễ Thánh Mẫu này là tám ngày sau Giáng Sinh. Thật vậy, vào đêm Bêlem, khi “Mẹ hạ sinh con trái đầu ḷng” (Lk 2:7), th́ các lời tiên  tri liên quan đến Đấng Thiên Sai đă được nên trọn. “Vị trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai”, tiên  tri Isaia đă tiên  báo (7:14): “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai”, Thiên Thần Gabiên đă nói với Mẹ Maria như thế (Lk 1:31); chưa hết, một Thiên Thần Chúa, được Thánh Kư Mathêu thuật lại, đă xuất hiện với Thánh Giuse trong một giấc chiêm bao mà bảo đảm với ngài rằng: “Đừng sợ nhận Maria làm vợ ḿnh, v́ Đấng được thụ thai trong ḷng người là bởi Thánh Thần; người sẽ hạ sinh một con trai” (Mt 1:20-21).

 

Tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, cùng với tước hiệu “Trinh Nữ Diễm Phúc”, là tước hiệu cổ nhất đưa đến tất cả mọi tước hiệu khác tôn kính Đức Mẹ, và là tước hiệu được tiếp tục kêu cầu từ đời nọ đến đời kia ở Đông phương cũng như Tây phương. Đầy giẫy những bài thánh ca và có cả một kho tàng kinh nguyện nơi truyền thống Kitô Giáo liên quan tới mầu nhiệm làm mẹ thần linh của Mẹ, chẳng hạn như câu tiền xướng Thánh Mẫu cho mùa Giáng Sinh được chúng ta nguyện cầu bằng những lời lẽ như sau: “Alma Redemptoris mater, Tu quae genuisti, natura mirante, tuum sanctum Genitorem, Virgo prius ac posterius – Hỡi Mẹ trinh nguyên, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi tạo vật, Mẹ đă hạ sinh Đấng Hóa Công”. Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta hăy chiêm ngắm Mẹ Maria, Người Mẹ trinh nguyên của Người Con Cha Duy Nhất; chúng ta hăy học nơi Mẹ việc đón nhận Con Trẻ được sinh ra cho chúng ta ở Bêlem. Nếu chúng ta nhận ra nơi Con Trẻ được hạ sinh bởi Mẹ này Con Hằng Hữu của Thiên Chúa và chấp nhận Người là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta, chúng ta mới có thể được gọi và chúng ta mới thực sự là con cái của Thiên Chúa: là những người con nơi Người Con. Thánh Tông Đồ viết: “Thiên Chúa đă sai Con Ngài, được hạ sinh bởi người nữ, được sinh ra theo lề luật, để cứu chuộc những ai sống dưới lề luật, nhờ đó, chúng ta được thừa nhận là con cái” (Gal 4:4).

 

Thánh Kư Luca lập lại mấy lần rằng Đức Mẹ đă âm thầm suy niệm những biến cố phi thường này, những biến cố Thiên Chúa muốn Mẹ tham dự vào. Chúng ta cũng nghe thấy điều này trong đoạn Phúc Âm ngắn được Phụng Vụ chọn đọc cho chúng ta hôm nay: “Maria giữ tất cả những điều ấy mà ngẫm nghĩ trong ḷng” (Lk 2:19).

 

Động từ Hy Lạp sumbállousa, được sử dụng ở đây, theo nghĩa đen, nghĩa là “chấp nối lại với nhau” và làm cho chúng ta nghĩ về một mầu nhiệm cao cả được khám phá ra từ từ. Mặc dù Con Trẻ này nằm trong máng cỏ giống như tất cả mọi con trẻ khác trên thế giới, đồng thời Người lại hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ Người là Con Thiên Chúa, Người là Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật và là người thật. Mầu nhiệm này – mầu nhiệm Nhập Thể của Lời và mầu nhiệm Làm Mẹ thần linh của Đức Maria – là những ǵ cao cả và thật sự vượt xa tầm hiểu biết của nguyên trí khôn của con người.

 

Tuy nhiên, bằng việc học từ nơi Mẹ, chúng ta có thể hiểu bằng con tim của ḿnh những ǵ con mắt của chúng ta và trí khôn của chúng ta không thể tự ḿnh thấy được hay hiểu được. Thật vậy, đây là một tặng ân cao cả mà chỉ có đức tin chúng ta nhận lănh mới chấp nhận nó, trong khi chúng ta không hoàn toàn hiểu được nó. Và chính v́ cuộc hành tŕnh đức tin này mà Mẹ Maria đă đến gặp gỡ chúng ta như là hỗ trợ viên và hướng dẫn viên. Mẹ là Mẹ v́ Mẹ đă sinh ra Chúa Giêsu trong xác thịt; Mẹ là Mẹ v́ Mẹ hoàn toàn gắn bó với ư muốn của Chúa Cha. Thánh Âu Quốc Tinh đă viết: “Vai tṛ làm mẹ thần linh sẽ chẳng có giá trị đối với Mẹ nếu Chúa Kitô không cưu mang Mẹ trong ḷng của Người, một số phận c̣n hạnh phúc hơn là giây phút Mẹ cưu mang Người nơi xác thịt” (De Sancta Virginitate, 3, 3). Và trong ḷng của ḿnh, Mẹ Maria tiếp tục trân quí, “chắp nối với nhau” những biến cố sau đó Mẹ được chứng kiến và đóng vai chính, ngay cả cái chết trên Thập Giá và cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu Con Mẹ.

 

Anh chị em thân mến, chỉ bằng việc ngẫm nghĩ trong ḷng, tức là bằng việc chắp nối lại với nhau và t́m cách liên kết tất cả những ǵ chúng ta cảm nghiệm thấy, mà, khi noi theo Mẹ Maria, chúng ta mới có thể đi sâu vào mầu n hiệm của một Vị Thiên Chúa làm người v́ yêu thương và là Đấng kêu gọi chúng ta theo Người trên con đường yêu thương: một t́nh thương yêu được thể hiện hằng ngày bằng việc quảng đại phục vụ anh chị em của ḿnh. Chớ ǵ tân  niên này mà chúng ta đang tin  tưởng bắt đầu hôm nay đây trở thành một thời gian  gia tăng kiến thức của cơi ḷng là đức  khôn ngoan của các vị thánh nhân. Chún g ta hăy nguyện cầu, khi chúng ta nghe thấy trong Bài Đọc Thứ Nhất rằng Chúa “tỏ rạng dung nhan cũa Ngài” trên  chúng ta, “và tỏ ḷng ưu ái” chúng ta (x Num 6:24-7), cùng chúc lành cho chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng như thế, nếu chúng ta không bao giờ thôi t́m kiếm dung nhan của Ngài, nếu chúng ta không bao giờ lùi bước trước thất đảm và ngờ vực , nếu trong nhiều khốn khó gặp phải chúng ta luôn gắn bó với Ngài, chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy quyền  năng t́nh yêu của Ngài và t́nh thương của Ngài. Chớ ǵ Con Trẻ mềm yếu hôm nay được Đức Trinh Nữ tỏ cho thế giới thấy làm cho chún g ta thành những con người xây dựng ḥa b́nh, thành những nhân chứng của Người, Vị Hoàng Tử Ḥa B́nh. Amen!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080101_world-day-peace_en.html

 

 

 

"Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa ...thể hiện rất rơ ràng sứ vụ của Mẹ Maria trong lịch sử cứu rỗi"

 

 

ĐTC Biển Đức XVI - Bài Giáo Lư cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 2/1/2008 về Mẹ Thiên Chúa

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Có một công thức chúc lành rất cổ xưa được thuật lại trong Sách Dân Số là: “Xin Chúa chúc lành cho các người và bảo vệ các người. Xin Chúa tỏ dung nhan của Ngài cho các người thấy và ban thuận lợi cho các người. Xin Chúa đoái nh́n các người và ban cho các người an b́nh” (6:24-26). Bằng những lời ấy phụng vụ chúng ta đă nghe thấy hôm qua, ngày đầu tiên trong năm, tôi muốn gửi lời chào thân ái đến anh chị em hiện diện nơi đây và những ai trong những ngày thuộc mùa lễ Giáng Sinh này đă bày tỏ cùng tôi ḷng họ thiết tha gắn bó thiêng liêng với tôi.

 

Hôm qua chúng ta đă cử hành lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. “Mẹ Thiên Chúa”, “Theotokos”, là một tước hiệu chính thức được qui cho Đức Maria vào thế kỷ thứ 5, thực sự là bởi Công Đồng Chung Êphêsô năm 431, thế nhưng đă được củng cố bởi việc tôn sùng của dân Kitô Giáo từ thế kỷ thứ 3, trong bối cảnh của những cuộc tranh luận xẩy ra vào thời đoạn đó về ngôi vị của Chúa Kitô. Qua tước hiệu này, vấn đề được nhấn mạnh ở chỗ Chúa Kitô là Thiên Chúa và Người thực sự được hạ sinh làm người bởi Mẹ Maria: bởi thế mới bảo tồn được mối hiệp nhất của Người vừa là Thiên Chúa thật và là người thật. Thật vậy, mặc dù cuộc tr anh luận dường như tập trung vào Mẹ Maria, thật ra lại liên quan tới Người Con. V́ muốn bảo toàn nhân tính của Chúa Kitô mà một số vị nghị phụ đă đề nghị một từ ngữ nhẹ nhàng hơn, ở chỗ, thay v́ tước hiệu “Theotokos”, các vị đề nghị tước hiệu “Mẹ của Chúa Kitô”: tuy nhiên, tước hiệu này lại được coi như là một thứ đe dọa tới tín lư về mối trọn vẹn hiệp nhất giữa thần tính và nhân  tính của Chúa Kitô. Đó là lư do, sau khi bàn luận rộng răi trong Công Đồng Chung Êphêsô 431, vấn đề được long trọng khẳng định một đàng về mối hiệp nhất của hai bản tính thần linh và nhân loại nơi ngôi vị của Con Thiên Chúa (cf DS, 250), đàng khác về tính cách hợp t́nh hớp lư trong việc qui cho Vị Trinh Nữ tước hiệu “Theotokos”, Mẹ Thiên Chúa (DS, 251).

 

Sau công đồng này người ta thấy thực sự bùng lên ḷng tôn sùng Thánh Mẫu và nhiều nhà thờ được kiến thiết để dâng kính Mẹ Thiên Chúa. Trong số những thánh đường ấy nổi nhất về tính cách chính yếu của nó là Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma đây. Tín lư liên quan tới Đức Maria, Mẹ Thiên  Chúa, c̣n được khẳng định lại ở Công Đồng Chung Chalcedon năm 451, một công đồng tuyên bố Chúa Kitô là “Thiên Chúa thật và là người thật […] được hạ sinh cho chúng ta và v́ phần rỗi chúng ta bởi Đức Maria, Vị Trinh Nữ và là Mẹ Thiên Chúa, theo nhân tính của Người” (DS, 301). Như đă biết , Công Đồng Chung Vaticanô II đă gom tóm tín lư về Mẹ Maria ở Chương VIII trong hiến chế tín lư về Giáo Hội, “Lumen Gentium”, khi tái khẳng định v ai tṛ làm mẹ thần linh của Mẹ. Chương này có tiêu đề là: “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội”.

 

Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, một tước hiệu sâu xa gắn liền với những cử hành của Lễ Giáng Sinh, v́ lư do ấy là danh hiệu chính yếu, chúng ta có thể nói, được cộng đồng tín hữu căn cứ vào đó để luôn tỏ ra tôn kính Vị Trinh Nữ Thánh Đức này. Nó thể hiện rất rơ ràng sứ vụ của Mẹ Maria trong lịch sử cứu rỗi. Tất cả mọi tước hiệu khác qui cho Đức Mẹ đều được căn cứ vào ơn gọi của Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, một con người tạo sinh được Thiên Chúa tuyển chọn để hiện thực dự án cứu độ, một dự án cứu độ mà cốt lơi là đại mầu nhiệm nhập thể của Lời thần linh. Trong những ngày lễ hội này, chúng ta đă trầm lặng chiêm ngắm cảnh trí Giáng Sinh trong máng cỏ. Ở tâm điểm của cảnh tượng này, chúng ta thấy Vị Trinh Mẫu cống hiến Con Trẻ Giêsu cho việc chiêm ngưỡng của những ai đến  tôn thờ Đấng Cứu Thế: thành phần mục đồng, những kẻ nghèo khổ ở Bêlem, thành phần đạo sĩ chiêm gia từ Đông Phương tới.

 

Sau đó, vào ngày lễ Dâng Con, một lễ chúng ta cử hành vào ngày 2/2, c̣n có cả vị lăo thành Simeon và nữ tiên  tri Anna nhận lănh trong cánh tay của họ từ Người Mẹ này Con Trẻ nhỏ bé ấy để tôn thờ Người. Việc tôn sùng này của dân Kitô Giáo bao giờ cũng coi việc giáng sinh của Chúa Giêsu và vai tṛ làm mẹ thần linh của Mẹ Maria là hai khía cạnh nơi cùng một mầu nhiệm nhập thể của Lời thần linh, và v́ lư do ấy không bao giờ coi Giáng Sinh là một cái ǵ đó thuộc về quá khứ. Chúng ta là “những người đồng thời” của thành phần mục đồng, của các vị đạo sĩ chiêm gia, của ông Simeon và bà Anna, và khi chúng ta đồng hành với họ, chúng ta được tràn đầy niềm vui, v́ Thiên Chúa đă muốn là Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta và Người có một người mẹ cũng là mẹ của cả chúng ta nữa.

 

Từ tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” đă xuất phát ra tất cả những tước hiệu khác được Giáo Hội bày tỏ để tôn kính Mẹ Maria, thế nhưng, tước hiệu này là tước hiệu chính yếu. Chúng ta nghĩ tới đặc ân của “Việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên  Tội”, tức là không bị n hiễm lây tội lỗi ngay từ giây phút Mẹ được thụ thai: Mẹ Maria được ǵn giữ khỏi mọi t́ ố tội lỗi v́ Mẹ phải trở nên Mẹ của Đấng Cứu Chuộc. Cũng thế đối với tước hiệu “Mông Triệu”, ở chỗ, người hạ sinh Đấng Cứu Thế không thể nào lại bị băng hoại gây ra bởi nguyên tội. Và chúng ta biết rằng tất cả những đặc ân ấy được ban cho Mẹ Maria không phải là để tách xa Mẹ khỏi chúng ta, trái lại, làm cho Mẹ càng gần gũi chúng ta hơn; thật vậy, được hoàn toàn ở với Thiên Chúa, Người Nữ này rất gần gũi với chúng ta và giúp đỡ chúng ta như một người mẹ và người chị. Ngay cả vị thế chuyên biệt và có một không hai của Mẹ Maria trong cộng đồng của tín hữu cũng xuất phát từ ơn gọi nồng cốt Mẹ Đấng Cứu Chuộc này. Chính v́ thế mà Mẹ Maria cũng là Mẹ của Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội. Bởi vậy mà ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II, ngày 21/11/1964, Đức Phaolô VI đă long trọng qui cho Mẹ Maria tước hiệu “Mẹ của Giáo Hội”.

 

Chính v́ là Mẹ của Giáo Hội mà Vị Trinh Nữ này cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta là các chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Từ trên thánh giá, Chúa Giêsu đă kư thác Người Mẹ này cho một một người môn đệ của Người, và đồng thời cũng trao phó từng người môn đệ cho t́nh yêu thương của Mẹ Người. Thánh kư Gioan kết luận tŕnh thuật ngắn ngủi  gợi ư của Người bằng những lời này: “Và từ lúc ấy người môn đệ ấy mang Người về nhà ḿnh” (Jn 19:27). Đó là cách thức bản văn Hy Lạp  được chuyển dịch sang tiếng Ư. Tiếng Hy Lạp là “eis tai dia”, n gười môn đệ ấy đón nhận Mẹ vào đời sống của ḿnh, vào con người ḿnh.  Có thể Mẹ trở thành phần đời của họ và cả hai cuộc sống thấu nhập vào nhau; và việc đón nhận Mẹ ấy (“eis tai dia”) vào đời sống của ḿnh là câu nói của Chúa. Bởi vậy, trong giây phút tột đỉnh của việc hoàn thành sứ vụ cứu tinh của ḿnh, Chúa Giêsu đă để lại cho mỗi người môn đệ của ḿnh, như một gia sản quí báu, Người Mẹ của Người là Trinh Nữ Maria. 

 

Anh chị em thân mến, trong những ngày đầu năm này, chúng ta được mời gọi chú trọng tới tầm quan trọng của việc Mẹ Maria hiện diện trong đời sống của Giáo Hội cũng như trong đời sống riêng tư của chúng ta. Chúng ta hăy kư thác bản thân cho Mẹ để Mẹ có thể hướng dẫn bước đường của chúng ta trong một giai đoạn mới của thời gian mà Chúa ban cho chúng ta để sống, và để Mẹ có thể giúp chúng ta trở thành những người bạn đích thực của Con Mẹ, nhờ đó trở thành những kẻ can đảm xây dựng Vương Quốc của Người trên thế gian này, một Vương Quốc ánh sáng và chân lư. Chúc mừng tân niên tất cả anh chị em! Đó là lời chào chúc tôi muốn gửi đến anh chị em hiện diện nơi đây cũng như đến những người thân yêu của anh chị em trong buổi triều kiến chung đầu tiên của năm 2008 này. Chớ ǵ tân niên đây, được bắt đầu bằng dấu hiệu Trinh Nữ Maria, làm cho chúng ta cảm thấy sự hiêä diện từ mẫu của Người một cách sống động hơn, nhờ đó, được bảo tŕ và nâng đỡ bởi việc chở che của Vị Trinh Nữ này, chúng ta có thể chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Giêsu Con Mẹ bằng con mắt mới mẻ và vững mạnh hơn bước đi trên con đường thiện hảo. 

 

Một lần nữa, chúc tất cả anh chị em được Một Tân  Niên Hạnh Phúc!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/1/2008

 

 

Mạc Khải Thánh Mẫu
(trích trong cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm)
 

SINH CHÚA TẠI BELEM

Khi Mẹ Maria đă gần tới ngày sinh hạ Ngôi Lời Nhập Thể, Hoàng Đế Roma ban bố sắc lệnh truyền mọi người dân trong toàn Đế Quốc phải ghi tên vào sổ kiểm tra tại quê tổ của ḿnh. Thánh Giuse rất phiền ḷng về sắc lệnh đó. Khi loan tin cho Mẹ Maria, nhưng Mẹ nói với Thánh Cả: "Vua Cao Cả Trên Trời chỉ huy mọi biến cố ở trần gian, nên ta cứ tin tưởng phó thác mặc Ngày hướng dẫn: Niềm cậy trông của chúng ta không bị đánh lừa đâu". Mẹ biết rơ Con Mẹ sẽ sinh ra tại Belem, nhưng Mẹ không nói ra, v́ nếu không có lệnh Chúa truyền, Mẹ chẳng bao giờ tiết lộ một bí mật nào của Thiên Chúa. Thánh Cả Giuse, vẫn c̣n ái ngại cho t́nh trạng của Mẹ. Một đàng Ngài muốn Đức Mẹ cứ ở nhà, để Ngài đi một ḿnh, lấy lẽ rằng lệnh vua chỉ buộc có gia trưởng, đàng khác, Ngài không thể không có Mẹ ở bên. Ngài rất lo ngại nếu Mẹ sinh nở khi ḿnh vắng nhà, ai sẽ phục vụ Mẹ. Nhưng Thánh Cả không phải là một người kép đức tin, Ngài vừa xin mẹ cầu nguyện cho biết Thánh Ư Chúa, vừa quyết định sẽ theo Mẹ về quê tổ. Vâng theo Ư Thánh Cả, Mẹ Maria liền cầu xin Chúa. Chúa trả lời: "Con cứ đi với tôi tớ Giuse của Cha, Cha sẽ hết t́nh hiền phụ trợ lực con luôn". Rồi ngay trước mặt Mẹ, Mẹ ra lệnh cho một ngh́n thiên thần vẫn hầu cận Mẹ phải đặc biệt ân cần phục dịch Mẹ trong cuộc hành tŕnh này. Chúa lại truyền cho 9 ngh́n tháp tùng Mẹ, ngay khi Mẹ vừa khởi hành. Mẹ thưa lại với Thánh Giuse lời Chúa đáp. Thánh Cả đầy niềm hân hoan. Dầu vậy, Ngài vẫn c̣n lo ngại ít nhiều về những hoàn cảnh có thế xảy ra khi đi đường mệt nhọc, nhất là Ngài sợ lỡ ra ngay trên đường hành tŕnh mà Mẹ buộc phải lâm bồn chăng. Nhưng Mẹ trấn an Ngài: "Chúa đă phù hộ ta, ta cứ hoàn toàn cậy trong Chúa, để mặc Chúa lo liệu mọi sự cho ta".

Thế là đôi bạn Thánh định ngày lên đường. Thánh Giuse phải đi mượn măi mới được một con lừa nhỏ, bởi v́ những con dùng đi đường được, người ta đă mượn và đi cả rồi. Mẹ biết trước sẽ vắng nhà lâu, nên đă xếp dọn chu đáo tất cả, và nhờ một người hàng xóm trông nhà giúp cho tới khi các Ngài trở về. Lúc khởi hành, Mẹ qùy gối xin Thánh Giuse ban phép lành. Tất nhiên là Thánh Cả cố sức chối từ, nhưng rốt cuộc cũng phải nhường ư Đức Nữ Vương khiêm nhượng. Ngài chúc lành cho Mẹ với hết niềm tôn kính. Rồi đến lượt Ngài, Ngài phủ phục trước mặt Mẹ, xin Mẹ chúc lành cho nhân danh Con Mẹ đang cưu mang trong ḷng. Bấy giờ là mùa đông, cuộc hành tŕnh v́ đó trở nên mệt nhọc. Nhưng Mẹ Maria chỉ lưu ư đến Chúa Thai Nhi, và cố sức bắt chước Con Mẹ trong mọi việc Con Mẹ làm. Mười ngàn Thiên Thần tháp tùng đôi bạn Thánh, đă hiện ra như người, với một ánh sáng rực rỡ hơn mặt trời, cho nên dầu gặp đêm tối Mẹ và Thánh Cả cũng được sáng soi như ban ngày vậy. Cha Hằng Hữu c̣n sai nhiều thiên thần khác xuống mang tin cho Người Con Duy Nhất Nhập Thể Của Ngài, cho Mẹ Maria và nhận tin của hai vị.

Các thiên thần đó tấu lên nhiều ca vịnh chúc mừng vinh quang của hai Mẹ Con. Mẹ và Thánh Cả Giuse cũng hát lên nhiều ca khúc ngợi khen Đấng Tối Cao. Nhưng không phải như thế mà cuộc hành tŕnh không gian khổ. Nhiều người mà đôi bạn Thánh gặp trên đường đi đă gây phiền hà cho Mẹ Maria rất đoan trang nghiêm cẩn, vốn rất ít lời. Mà thực ra Mẹ cũng chẳng nói với ai nếu không cần thiết thật. V́ đôi bạn Thánh có vẻ nghèo nên các hàng quán không tiếp đón tử tế. Họ để hai vị phải nằm ngoài cửa, hoặc có lần c̣n dồn hai vị xuống những căn pḥng bỏ đi đầy nhơ bẩn; cả đến có chỗ bắt hai vị phải chung với xúc vật. những con vật này c̣n không bất nhân bằng con người, chúng tránh chỗ và qùy phục đấng sáng tạo của Chúng đang ngự trong ḷng Mẹ. Tuy nhiên, các Thiên Thần vẫn canh giữ đôi bạn Thánh: Lúc Mẹ đàm đạo với các vị, Thánh Giuse nằm nghỉ một chút theo lời Mẹ xin. Nỗi đau khổ nhất của Mẹ là t́nh trạng linh hồn của những người Mẹ gặp thấy. Mẹ nh́n suốt thấu tâm hồn họ, nên Mẹ cầu nguyện cho tất cả để xin ơn bền vững cho người lành. Ơn cải đổi cho tội nhân, một số tội nhân này, mặc dầu được Mẹ cầu nguyện cho nhưng cũng phải hư mất v́ họ không chịu đón nhận Ơn Chúa ban. Nh́n thấy họ sẽ trầm luôn như vậy, nhất là Đức Micae vẫn luôn ở bên hữu Mẹ, nâng đỡ Mẹ trên tay. Dầu phải chịu giá rét, tuyết sa, Mẹ cũng không dùng quyền Chúa ban mà truyền lệnh cho chúng đừng gây phiền cực cho Mẹ. Mẹ vui ḷng chịu đựng để bắt chước Con Chí Thánh Mẹ đang đón chờ đau khổ.

Sau năm ngày dài vất vả trên đường, Thánh Giuse và Mẹ đến Belem vào khoảng 4 giờ chiều thứ bảy. Thánh Giuse và Mẹ đi hết nhà nọ sang nhà kia xin tạm trú, nhưng người ta đều xua đuổi. Cả những chỗ thân thuộc bà con cũng khinh chê hất hủi. Lúc đi ngang qua trụ sợ ghi danh, đôi bạn Thánh vào ghi tên và nộp phần thuế của ḿnh rồi lại đi t́m chỗ trọ. Tính ra trước sau đă có hơn 50 nhà Hai Ngài đến xin trọ qua đêm mà không được.

Bấy giờ vào khoảng 9 giờ đêm. Thánh cả Giuse vừa mệt mă, vừa buồn sầu; Ngài nói với Mẹ: "Lúc này, ḷng tôi tan nát, hẳn là có một Mầu Nhiệm nào của Chúa trong sự vô tâm của những người cùng khốn nhất. Tôi sẽ đưa Đức Nữ đi đâu bây giờ? không biết cón c̣n nơi nào tạm ở được nữa, ngoài một các hang đá mà tôi đă thấy ở ngoài thành". Mẹ Maria trả lời: "Xin Thầy đừng buồng v́ không t́m được nơi nào tốt hơn cho Con Chí Thánh chúng ta. Trái lại xin cùng tôi tạ ơn Ngài v́ đă có ư định như thế. Nơi Thày vừa nói đó rất hợp với sự nghèo nàn là kho tàng của Ngài, sự nghèo nàn mà chúng ta phải yêu mến. Thôi ta cứ vui lên mà đi ra hang".

Những Thiên Thần sáng chói như đuốc dẫn lối cho đôi bạn Thánh ra hang đá. Hang này không có ai ở. Nó khốn nạn đến nỗi ở Belêm bấy giờ dù đầy dẫy người, nhưng không ai thèm ra trú ở nơi đó. Khi vào tới hang, Mẹ và Thánh Cả liền qùy xuống, vui mừng tạ ơn Chúa với một niềm vui trên trời. Mẹ cầu xin Chúa thưởng công cho những người ở Belem đă hất hủi Mẹ v́ họ không cho trú nhờ mà hai vị mới được hạnh phúc tạm ẩn trong các hang này. Nhất là Mẹ đă hiểu được Thánh Ư Thiên Chúa ngay từ tạo thiên lập địa, đă chuẩn bị các hang nghèo nàn ấy làm nơi sinh hạ cho đấng cứu chuộc muôn dân. Hang được khoét tự nhiên trong một núi đá cứng và lồi lơm, rất bất tiện, nên người ta chỉ dùng làm nơi cho trâu ḅ nằm nghỉ tạm, chứ chẳng ai nghèo đến nỗi phải vào đó.

Mẹ bắt tay ngay vào việc quét dọn hang cho sạch sẽ, ít bất xứng với Con Chí Thánh của Mẹ hơn. Thánh Giuse đ̣i phần việc ấy cho ḿnh. Nhưng bỗng dưng các Thiên Thần dàn hàng ngũ như một đội quân danh dự sửa sang lại hang đá, phút chốc nên sạch sẽ gọn gàng, sực nước hương thâm lạ lùng. Tiết trời lạnh lắm nên Thánh Giuse nhóm lên một đống lửa, xin Đức Thánh Nữ Trinh dùng với ḿnh một chút lương thực. Vốn tuân phục, Mẹ nhận lời mời ngay. Nhưng Mẹ vẫn trầm mặt với mầu nhiệm sắp thể hiện. Sau khi chuyện vắn với bạn Thánh ḿnh, một lúc, Mẹ dục Thánh Giuse đi nghỉ. Thánh Giuse cũng mời Mẹ đi nghỉ, và lấy áo Ngài mang theo trải trên một các máng khá rộng đặt trên nền đá hang để làm chỗ nghỉ đêm cho Mẹ. C̣n Ngài rút lui ra 1 góc phía cửa. Ở đấy, Ngài được xuất thần ngay không c̣n hay biết ǵ bên ngoài cho tới lúc Mẹ Maria lên tiếng gọi Ngài.

Riêng phần Mẹ, không những Mẹ cũng xuất thần ngay, như vậy, mà c̣n được thị kiến thấy Thiên Chúa cách chói lọi vinh quang, làm cho các Thiên Thần cũng sững sờ không hiểu. Mẹ được thấy lại tất cả những kiến thức Mẹ nhận được trong các cuộc thị kiến trước, và nhận thêm nhiều kiến thức mới trong ḷng Thiên Chúa vô cùng. Mẹ nh́n thấy rơ những lư do cao cả nhất, những mục đính tuyệt vời trong các việc lạ lùng Thiên Chúa làm, cả về phía Đấng Sáng Tạo, cả về phía Thụ Tạo. Phủ phục trước Ngai Thiên Chúa, Mẹ dâng lên những lời ca tụng và cảm tạ cho Mẹ và cho toàn thể loài người. Mẹ cũng hạ ḿnh rất sâu thẳm cầu xin Chúa ban cho ḿnh những ân sủng đặc biệt để xứng đáng chu toàn nhiệm vụ làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể mà Mẹ sắp sửa được bế trên tay và cho bú sữa. Trong khi Mẹ tự hạ xuống tới hu vô như vậy Thiên Chúa nâng Mẹ lên tới Ngài và nói với Mẹ rắng: "Con chính là Mẹ thật của Con Cha, nên con cứ xử với Con Cha như con thật ḿnh với tư cách người Mẹ thật.

Sau hơn một thời tham hưởng thị kiến đó, lúc dùng lại được giác quan, Mẹ cảm thấy Thai Nhi Thiên Chúa chuyển động trong cung ḷng đồng trinh của Mẹ. Chuyển động ấy không hề gây cho Mẹ một đau khổ nào, mà c̣n sản ra trong linh hồn Mẹ tràn đầy hân hoan những hiệu qủa tuyệt vời trong thân xác đă nên thiên liêng của Mẹ, mà tâm trí con người không thể hiểu được. Mẹ trở nên xinh đẹp lộng lẫy, xem ra không c̣n phải là một thụ tạo ở dưới đất nữa. Gương mắt Mẹ giăi sáng như mặt trời huy hoàng; phong thái Mẹ uy nghi khôn sánh, và trái tim Mẹ rừng rực t́nh yêu nồng cháy hơn cả. Lúc ấy Mẹ đang qùy trong máng cỏ, chắp tay trước ngực, mắt ngước lên trời, hồn trí cắm chặt vào Thiên Chúa, toàn thân Mẹ trở nên như Thiên Chúa. Chính lúc đó là lúc Mẹ sinh hạ Ngôi Lời Nhập Thể Làm Người. Ngài sinh ra giữa lúc nửa đêm vào ngày Chúa Nhật, năm 5199 từ khi sáng tạo, như Giáo Hội dạy.

Chúa sinh ra khỏi ḷng Mẹ, nhưng không hề làm Mẹ tổn hại hay nhơ ố ǵ; trái lại, c̣n Thánh Hiến Đức Khiế Trinh của Mẹ với nhiều rực rỡ hơn, Như một tia sáng của mặt trời thấu qua thủy tinh càng làm cho thủy tinh nên lộng lẫy. Chúa không phải lụy phục luật thiên nhiên chút nào trong hoàn cảnh này. V́ đă đầu thai hoàn toàn tinh sạch. Sự đẹp đẽ, vinh quang của Linh Hồn Ngài dăi chiếu trên thân xác Ngài rất huy hoàng chói ngợp, như sau này khi biến h́nh trên núi Tabôrê. Thiên Chúa muốn cho Mẹ Maria nh́n thấy Ngài lần đầu tiên trong ánh sáng vinh hiển đó, để Mẹ cảm thấy càng phải tôn kính Ngài hơn, và để, trong những ánh nh́n khoái lạc ấy, mắt Mẹ được một phần thưởng v́ đă trung tín nhắm lại trước hết mọi sự vật trần gian.

Hai vị tổng thần của Triều Đ́nh Thiên Quốc là Đức Michae là Đức Gabriel mặc h́nh người tham dự quang cảnh lạ lùng ấy. Hai vị nâng Chúa Hài Nhi trên tay ḿnh khi Ngài vừa sinh ra, và nâng lên cho Mẹ Maria trong lúc thân ḿnh Ngài chói lọi ánh sáng, như Linh Mục nâng bánh Thánh lên sau khi truyền phép cho Giáo Dân qùy gối tôn thờ. Lúc đó Con và Mẹ nh́n nhau, xuyên thấu vào nhau v́ yêu mến. Chúa nói với Mẹ: "Mẹ ơi, Mẹ hăy trở nên tương tự như con đây. V́ hữu thể nhân loại mà Mẹ tặng Con, Con muốn ngay từ hôm nay tặng Mẹ, một hữu thể khác cao cả hơn, tương tự như hữu thể của Con qua khuôn mẫu hoàn toàn". Mẹ trả lời: "Con hăy lôi cuốn Mẹ đi, Mẹ sẽ chạy theo hương thơm của con". Mẹ Con Đấng Cứu Thế trao đổi cho nhau những lời trong sách diễm ca. Đồng thời với lúc Chúa Hài Nhi chuyện tṛ với Mẹ Ngài, Ngài mở cho Mẹ thấy nội tâm linh hồn của Ngài, để Mẹ bắt trước và nên giống như Ngài, tuỳ khả năng của Mẹ. Ta chớ quên rằng ân huệ này vẫn tiếp tục ban cho Mẹ suốt cuộc đời Mẹ. Sau đó, Mẹ nh́n thấy Thiên Chúa Ba Ngôi hiện diện, và nghe thấy lời phán với Mẹ: "Đây là Con rất yêu dấu Ta, Ta chỉ hài ḷng nơi Ngài". Mẹ Maria thưa lên: "Lạy Cha Hằng Hữu, một lần nữa, xin Cha chúc phúc lành cho Con, để Con chu toàn nhiệm vụ làm Mẹ và làm Nữ T́ của Con Cha". Đấng Tối Cao phán: "Con hăy tiếp nhận Con duy nhất của Cha. Và đừng quên rằng khi Cha đ̣i lại, Con phải dâng tế cho Cha. Trong khi chờ đợi, con hăy làm Mẹ dưỡng nuôi Ngài, và tôn kính Ngài như Thiên Chúa của Con". Mẹ xin nài: "Xin Cha ban ân sủng xuống trang điểm cho con, để con đáng được Con của Cha và Chúa của con đoái nhận làm nữ t́ Ngài; để con phục vụ Ngài cho đẹp ḷng Ngài; va để một thụ tạo hèn mạt là con đây được ẵm Đấng Sáng Tạo của con, Thầy Dạy của con trên tay và lấy sữa nuôi Ngài".

Sau những cuộc trao đổi ấy, Hài Nhi-Thiên Chúa không giăi ánh vinh quang trong Linh Hồn Ngài ra Thân Xác nữa, nhưng xuất hiện trong t́nh trạng tự nhiên. Mẹ Maria lúc đó vẫn qú gối, rước lấy Con của Mẹ từ tay hai Tổng Thần. Khi đă ẵm Con trong tay, Mẹ nói với Con Mẹ: "Con rất yêu dấu dịu dàng của Mẹ, hăy nhận Mẹ làm nữ t́ hầu hạ Con, va bổ khuyết cho chỗ thiếu sót của Mẹ. Con rất dấu yêu, Con muốn Mẹ xử với Con thế nào, hăy cho Mẹ nên như thế để đúng ư Con muốn". Mẹ lại một lần nữa thân với Cha hằng hữu rằng: "Lạy Đấng Sáng Tạo vũ trụ, đây là bàn thờ và Hi Lễ đẹp mắt Chúa. Xin Chúa dủ thương ghé mắt nh́n đến những người tội lỗi. Con được hạnh phúc này cũng là nhờ họ một phần nào. Cho nên sẽ không bao giờ con không yêu thương họ và săn sóc họ". Rồi, nh́n tới khắp mọi người, Mẹ nói với họ: "Đừng sợ, cứ lại gần đây: tay Mẹ đang ẵm Con Thiên Chúa rất hiền từ. Hăy đến để được sống". Sau cùng, quay lại Con Mẹ, Mẹ nói: "Phần Con, hỡi kho tàng chí ái của linh hồn Mẹ, Con hăy hôn Mẹ đi và đón nhận nụ hôn Mẹ đặt trên Con". Rồi Mẹ nâng niu vỗ về Con Mẹ hết sức yêu đương như Con Mẹ từng đợi chờ.

Mười ngàn thiên thần ngây ngất trước cảnh tượng đó, các Ngài mặc h́nh người phục xuống thờ lạy Đấng Sáng Tạo làm người của ḿnh. Hơn nữa, tất cả các thiên thần cũng đều hiện diện lúc Chúa Ba Ngôi đặc biệt đến tham dự cuộc sinh hạ Đấng Cứu Chuộc; tất cả đều đồng thanh xướng lên ca ngợi Chúa bài tân ca này: "Sáng danh Thiên Chúa trên các tầng trờ cao thẳm, và ḥa b́nh cho những người ḷng ngay dưới đất".

Chính vào lúc đó, Mẹ Maria lên tiếng gọi Thánh Giuse; Ngài đang được xuất thần, được mặc khải cho biết những mầu nhiệm đang thể hiện. Ngài sử dụnh giác quan lại, và đối tượng đầu tiên Ngài nh́n thấy đó là Hài Nhi-Thiên Chúa đang nằm trên tay Mẹ Maria, áp mặt vào ḷng Mẹ. Ngài hạ ḿnh sâu thẳm thời lạy Chúa trên bàn thờ sống động là ṿng tay đồng trinh của Mẹ. Ngài kính cẩn hôn chân Chúa với một nguồn vui tràn trề ngất ngây đến nỗi chết, nếu Chúa không thêm sức cho Ngài.

Sau việc tôn thờ đó, Mẹ Maria xin phép Con ḿnh để ngồi xuống, v́ cho tới bấy giờ Mẹ vẫn qú. Thánh Giuse mang khăn áo đến áo đến, Mẹ nhận lấy cuốn cho Hài Nhi-Thiên Chúa với một tâm hồn rộng mở, một niềm kính cẩn, một sự tế nhị không thể tả, rồi Mẹ đặt Chúa trong máng cỏ bằng đá mà Mẹ đă phủ lên một lớp rơm và cỏ khô. Trong lúc đó, theo lệnh Chúa, một con ḅ từ ngoài đồng chạy vào, hợp sức với con lừa nhỏ Mẹ đem theo, cả hai phục xuống trước Đấng Sáng Tạo chúng, thở hơi cho bớt lạnh. Ở đây đă thể hiện lời tiên tri Isaia: "Con ḅ con lừa nhận ra được chủ ḿnh, c̣n Israel không nhận biết Ngài".

_______________________________________