Giáo Lư Thánh Mẫu



Maria Là Chứng Nhân của Toàn Thể Mầu Nhiệm Vượt Qua



1- Sau khi Chúa Giêsu được an táng trong mồ, Mẹ Maria “một ḿnh vẫn cháy sáng ngọn lửa đức tin, sửa soạn nhận lănh lời loan báo hân hoan và ngây ngất về một cuộc Phục Sinh” (Huấn Từ cho Buổi Triều Kiến Chung, 3/4/1996: Tuần San L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 10/4/1996, trang 7). Niềm mong đợi có được trong Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, đối với Mẹ Chúa, là một trong những giây phút tuyệt vời nhất của đức tin, ở chỗ, trong bóng tối đang chập chùng bao phủ trái đất, Mẹ hoàn toàn phó ḿnh cho Thiên Chúa của sự sống, và khi nghĩ lại những lời của Con ḿnh Mẹ đặt hy vọng vào những lời hứa hẹn thần linh.

Các Phúc Âm đề cập đến một số lần Chúa Kitô phục sinh hiện ra đây đó, song không hề nói đến một cuộc gặp gỡ nào giữa Chúa Giêsu và Mẹ của Người. Không thể kết luận rằng việc các Phúc Âm không đề cập đến ấy là Chúa Kitô không hiện ra với Mẹ sau khi Phục Sinh; trái lại, sự kiện này c̣n mời gọi chúng ta t́m hiểu xem các Thánh Kư lại làm như vậy.

Về trường hợp “bỏ qua” không nhắc đến, th́ việc không nhắc đến này có thể do bởi sự kiện là những ǵ cần thiết đến kiến thức cứu độ của chúng ta đều được trao phó cho lời của những ai “được Thiên Chúa chọn làm chứng nhân” (Acts 10:41), tức cho các vị Tông Đồ, thành phần làm chứng cho biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu “bằng một quyền năng cả thể” (x Acts 4:33). Trước khi hiện ra với các vị, Đấng Phục Sinh đă hiện ra với một số phụ nữ thành tín v́ vai tṛ của các bà trong Hội Thánh: “Các bà hăy đi nói với anh em của Thày đến Galilê, ở đó họ sẽ thấy Thày” (Mt 28:10).

Nếu các vị tác giả Tân Ước không nói đến cuộc gặp gỡ của Mẹ Maria với Người Con phục sinh của ḿnh có thể do bởi sự kiện là một chứng từ như thế bị coi là quá thiên kiến bởi những ai chối bỏ việc Phục Sinh của Chúa và bởi đó chứng từ đó không đáng tin.

2- Hơn nữa, Các Phúc Âm thuật lại chỉ có một ít lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra thôi, chắc chắn những tŕnh thuật này không phải là tổng hợp tất cả những ǵ xẩy ra trong 40 ngày sau biến cố Phục Sinh. Thánh Phaolô đă nhắc đến sự kiện Người đă hiện ra “với hơn 500 anh em cùng một lúc” (1Cor 15:6). Làm sao chúng ta có thể cắt nghĩa được sự kiện ngoại lệ được rất nhiều người biết đến như thế mà các Thánh Kư lại không hề nhắc tới? Đó là dấu r ràng cho thấy c̣n những lần hiện ra khác của Đấng Phục Sinh không được ghi chép lại, mặc dù chúng là những biến cố nổi nang đă xẩy ra.

Làm sao Đức Trinh Nữ vốn hiện diện trong cộng đồng tiên khởi của thành phần môn đệ (x Acts 1:14) lại có thể bị loại trừ khỏi những ai được gặp Người Con thần linh của Mẹ sau khi Người sống lại từ trong ci chết?

3- Thật vậy, chúng ta có lư nghĩ rằng Người Mẹ này có thể đă là người đầu tiên được Chúa Giêsu phục sinh hiện ra. Việc Mẹ Maria không có mặt trong nhóm các phụ nữ ra mồ vào tảng sáng (x Mk 16:1; Mt 28:1) không cho thấy là có thể Mẹ đă gặp Chúa Giêsu rồi hay sao? Suy luận này cũng có thể được xác nhận bởi sự kiện là những chứng nhân tiên khởi cho biến cố Phục Sinh, như ư Chúa Giêsu muốn, là các phụ nữ, những bà đă trung thành đứng dưới chân thập giá nên kiên vững hơn trong đức tin.

Thật thế, Đấng Phục Sinh đă ủy thác cho một người trong họ là Maria Mai-Đệ-Liên chuyển sứ điệp cho các vị Tông Đồ (x Jn 20:17-18). Cả sự kiện này nữa cũng có thể cho phép chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu trước hết đă tỏ ḿnh ra cho Mẹ của Người, vị đă trung thành nhất và đă giữ vững đức tin của ḿnh không hề xao xuyến lung lạc trong cơn thử thách.

Sau hết, vai tṛ chuyên nhất và đặc biệt nơi việc Mẹ chứng dự ở đồi Canvê, cũng như việc Mẹ hiệp nhất với Con trong đau khổ trên Thập Giá có thể đưa đến giả thuyết là Mẹ được thông phần đặc biệt vào mầu nhiệm Phục Sinh.

Một tác giả ở thế kỷ thứ năm, Sedulius, chủ trương rằng, trong ánh quang sự sống phục sinh của ḿnh, Chúa Kitô trước hết đă tỏ ḿnh cho Mẹ của Người. Thật vậy, là đường lối để Người đi vào trần gian trong ngày Truyền Tin, Mẹ cũng đă được kêu gọi để loan truyền tin mừng huyền diệu về biến cố Phục Sinh để Mẹ trở thành tin báo cho cuộc Người vinh quang hiện đến. Thế nên, được tràn ngập vinh quang của Đấng Phục Sinh, Mẹ được hưởng trước ánh quang vinh của Giáo Hội (x Sedulius, Paschale carmen, 5, 357-364, CSEL 10, 1401).

4- Chúng ta có lư nghĩ rằng Mẹ Maria, là h́nh ảnh và là mẫu thức của Giáo Hội, một Giáo Hội đời chờ Đấng Phục Sinh và gặp gỡ Người nơi nhóm các môn đệ trong những lần Người hiện ra sau Phục Sinh, đă được gặp riêng Người Con phục sinh của Mẹ, để Mẹ cũng được hoan hỉ trong niềm vui trọn vẹn của cuộc vượt qua.

Hiện diện trên đồi Canvê vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (x Jn 19:25), cũng như có mặt nơi Căn Thượng Lầu vào Ngày Lễ Ngũ Tuần (x Acts 1:14), Đức Trinh Nữ cũng có thể là một chứng nhân diễm hạnh của cho cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô, nhờ đó Mẹ mới trọn vẹn tham phần vào tất cả các giây phút chính yếu của mầu nhiệm vượt qua. Trong việc đón nhận Chúa Giêsu phục sinh, Mẹ Maria cũng là một dấu chỉ và là một ngưỡng vọng của nhân loại trong việc nhân loại trông mong đạt tới tầm mức viên trọn của ḿnh ở việc sống lại từ trong ci chết.

Trong Mùa Phục Sinh, cộng đồng Kitô hữu dâng lên Mẹ Chúa và kêu mời Mẹ hăy hân hoan: “Regina Caeli, laetare. Alleluia!”, “Lạy Nữ Vương thiên đàng hăy vui mừng, Alleluia!”. Như thế là lời kêu mời này đă nhắc lại niềm vui của Mẹ Maria nơi biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu, một “niềm hân hoan” kéo dài trong thời gian đă được vị Thiên Thần ngỏ cùng Mẹ vào lúc Truyền Tin, để Mẹ có thể trở thành căn nguyên cho tất cả mọi dân nước “hân hoan vui sướng”.
 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 21/5/1997,
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ
Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 28/5/1997)

 


Mạc Khải Thánh Mẫu

(Theo cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm)


Mẹ Maria trước Chúa Kitô Phục Sinh



 Tại nhà Tiệc ly, Mẹ Maria họp ông Gioan, ba bà Maria và tất cả những người phụ nữ đạo đức đă theo Chúa từ khi Ngài ra khỏi xứ Galilê. Mẹ tỏ ḷng khiêm nhượng thẳm sâu và đẫm lệ cảm ơn họ, v́ họ đă đi theo họ trong suốt cuộc tử nạn của con Mẹ; Mẹ đoan chắc rằng ḷng hiếu kính của họ sẽ được Chúa trọng thưởng. Trong khi đợi phần phúc ấy, Mẹ xin họ cứ là bạn thân của Mẹ, cứ coi Mẹ như là nữ tỳ của họ. Mọi người đều tạ ơn Mẹ v́ những tâm t́nh ấy. Họ hôn kính tay Mẹ, xin Mẹ ban phép lành, nài xin Mẹ dùng một chút thực phẩm và nghỉ ngơi chút ít. Nhưng Mẹ trả lời rằng, lương thực và nghỉ ngơi của Mẹ là đợi chờ giờ Con chí thánh Mẹ sống lại. Rồi dục Mẹ đi ăn uống nghỉ ngơi.

Phần Mẹ, Mẹ vào trong pḥng ẩn dật của Mẹ, chỉ có ông Gioan theo vào. Lúc có một ḿnh Mẹ với thánh Gioan, Mẹ quỳ xuống nói với ông: “Con là linh mục của Chúa, Mẹ phải tùng phục con mới phải đạo. Bao giờ Mẹ cũng chỉ là nữ tỳ, niềm vui của Mẹ là được tùng phục cho đến chết. Vậy con hăy chỉ bảo cho Mẹ những việc phải làm”. Vừa nói, Mẹ vừa chảy nước mắt. Ông Gioan không sao ngăn được ḍng lệ của ḿnh, trả lời Mẹ rằng: “Lạy Mẹ, con là con của Mẹ, vâng phục Mẹ là bổn phận của con, con phải noi gương Chúa Giêsu là Đấng Sáng Tạo mọi loài mà cũng đă chọn Mẹ là Mẹ và vâng phục Mẹ. Con phải là một Thiên Thần hơn là người để chu toàn bổn phận của con đối với Mẹ mới đúng”. Câu trả lời khôn ngoan của thánh Gioan ấy không thuyết phục được Đức Nữ Vương khiêm nhượng. Mẹ nói: “Bao lâu c̣n ở đời tạm này là Mẹ phải có một bề trên để tùng phục. Là linh mục, con có quyền bính; con là con Mẹ, Mẹ buộc con phải cho Mẹ được niềm an ủi là tùng phục con!”. Không sao biện luận được nữa thánh Gioan phải trả lời: “Vâng, con xin vâng ư Mẹ. Có vâng ư Mẹ con mới được đảm bảo vững chắc”. Mẹ Maria liền xin thánh Gioan cho phép Mẹ được ở trong pḥng một ḿnh để suy niệm về những mầu nhiệm của Con Mẹ. Mẹ cũng xin thánh Gioan ra giúp đỡ những phụ nữ đă theo Mẹ, và liệu cho họ dùng bữa, trừ ba bà Maria cũng muốn chay tịnh để chờ đợi Chúa Phục Sinh.

Suốt đêm đó, Mẹ thức trắng để chiêm niệm cuộc đời và nhất là cái chết của Con Chí Thánh Mẹ. Mẹ vừa tôn vinh Chúa vừa để mặc cho t́nh yêu đổ dào dạt, cũng như nước mắt đau đớn tuôn trào, vừa đàm đạo với Chúa hoặc các thiên thần hầu cận. Vào khoảng bốn giờ sáng, thánh Gioan và gặp Mẹ với ư định an ủi Mẹ, Mẹ liền quỳ gối xin phép lành như xin một linh mục, một bề trên. Cứ hễ gặp hay từ biệt vị tông đồ nào, Mẹ đều làm như thế cả. Và ông Gioan cũng lấy tư cách là con Mẹ và xin Mẹ chúc lành.

Sau việc khiêm nhượng ấy, Mẹ xin thánh Gioan đi t́m các tông đồ khác, khuyến khích các ông và đưa các ông về. Ra khỏi nhà, ông Gioan đă gặp ông Phêrô trước hết. Ông Phêrô vừa run sợ vừa định về gặp Mẹ. Ông đi ra từ hang ông đă ẩn để khóc tội chối Thầy của ḿnh từ đêm hôm thứ năm. Hai ông liền cùng cố gắng đi t́m các đồng bạn khác, nhưng chỉ t́m được mấy ông thôi.

Ông Phêrô trở về gặp Mẹ trước nhất, và lúc chỉ có một ḿnh ông với Mẹ, ông xấp ḿnh dưới chân Mẹ, đau đớn xé ḷng mà thưa với Mẹ: “Lạy Đức Mẹ, con đă phạm đến Thiên Chúa; con đă xúc phạm đến Thày con và đến cả Mẹ”. Ông không thể nói thêm lời nào nữa chỉ nấc nở nghẹn ngào. Lúc ấy, Mẹ Maria phân vân đôi ngă: một đàng Mẹ nghĩ là rất không tiện xấp mặt xuống dước chân vị Đại Diện Chúa Kitô vừa mới phạm một tội qúa nặng, một mặt không thể không tỏ ḷng tôn kính vị Nguyên Thủ Giáo Hội mới. Để dung ḥa hai tâm t́nh ấy, Mẹ cung kính quỳ gối xuống, rồi vừa nói, vừa dấu ḷng tôn kính của ḿnh, Mẹ thưa với ông Phêrô: “Mẹ con ta hăy cùng xin Chúa Giêsu là Con Mẹ và là Thầy của Con tha tội cho con”. Sau đó, Mẹ an ủi ông Phêrô, làcho ông vững mạnh trong niềm vui hy vọng.

Dần dần, các Tông Đồ khác cũng lần lượt về gặp Mẹ, các ông đều phủ phục dưới chân Mẹ, xin Mẹ tha tội cho ḿnh v́ đă hèn nhát mà bỏ chốn Chúa Giêsu. Gặp lại được Mẹ, các ông càng hối hận tha thiết hơn, ông nào cũng nghẹn ngào trong lệ thảm. Sau khi đem t́nh thương cảm thiết tha nâng các ông dậy, Mẹ chăm chú nghe từng ông thuật lại những việc xảy ra cho ḿnh từ khi bỏ Thầy mà chạy. Mẹ nắm lấy cơ hội ấy củng cố đức tin và nhóm thêm lửa mến cho các ông.

Buổi tối, Mẹ tạm biệt các tông đồ lúc ấy vững dạ nhiệt thành, Mẹ lui vào pḥng riêng suy niệm những việc Linh Hồn Con Chí Thánh Mẹ làm từ khi ĺa khỏi xác. Linh hồn Chúa đă xuống u ngục, ở trung tâm trái đất là hỏa ngục, gồm rấ nhiều hang hốc tối tăm; toàn thể hoả ngục làm nên một bầu lửa chứa những h́nh phạt khác nhau, nhưng h́nh phạt nào cũng ghê sợ. Sát cạnh hỏa ngục, một bên là luyện ngục, và một bên là u ngục. Luyện ngục không rộng bằng hỏa ngục; các linh hồn ở đây cũng phải chịu h́nh khổ giác quan, nhưng khác với h́nh khổ hỏa ngục. U ngục chia làm hai phần. Một phần dành cho những trẻ em chết khi c̣n mang nguyên tội, gọi là ngục trẻ. Những trẻ nào sẽ không ở lại đây măi măi, v́ sau ngày phán xét chung, các em đó sẽ đi ở nơi khác. Phần kia là ngục tổ, dành cho những người công chính chết trước khi Chúa Giêsu chuộc tội cho loài người. Họ ở đó vừa đền tội, vừa trông đợi Chúa Giêsu xuống mở cửa ngục cho họ ra mà vào Thiên Đàng với Chúa.

Linh hồn Chúa Giêsu đă vào ngục tổ này, có vô số Thiên Thần theo sau ca tụng vinh quang Vua chiến thắng của họ. Các vị này ra lệnh cho đá nứt ra làm lối vào ngục, mặc dầu không cần phải như thế, nhưng chỉ là tượng trưng thôi, và Linh Hồn Chúa Kitô cũng như các Thiên Thần đều có tính linh mẫn(subtilité) thấu nhập dễ dàng mọi sự. Linh hồn Chúa Giêsu vừa vào, ngục tổ liền biến thành thiên đàng, linh hồn những bậc công chính được nh́n thấy Thần Tính Thiên Chúa, được hạnh phúc thiên đàng nên hát lên nhiều bài chúc tụng Chúa Cứu Thế. Theo lệnh Chúa, các Thiên Thần cũng đem các linh hồn ở bên luyện ngục sang ngục tổ, để hợp hưởng phúc. Ngày hôm đó, cả ngục tổ cả luyện ngục đều hoan hi, và ngày Chúa sống lại cả hai nơi đều trống không.

Nhưng ngày hôm đó là ngày kinh hoàng cho hoảng ngục. Ma qủy rụng rời hoảng hốt, chen nhau chui rúc vào những hang sâu thẳm nhất như những con rắn bị rượt đuổi. Những kẻ bị luận phạt, nhất là Giuda và kẻ trộm giữ đều phải chịu thêm khổ h́nh nhục nhă đau đớn.

Mẹ Maria được biết r tất cả những Mầu Nhiệm này. Mẹ cảm thấy một nguồn vui khôn tả. Nhưng Mẹ đă không cho để nguồn vui ấy thấm sang phần hạ linh hồn, v́ Xác Thánh con của Mẹ vẫn c̣n ở trong mồ. Với tư các là Mẹ và là Đấng Đồng Công với Chúa Cứu Thế chiến thắng đáng tôn thờ, Mẹ dâng lên Chúa nhiều khúc tán tụng mới, đợi chờ hát lên những ca vịnh mừng Chúa Phục Sinh.

Và giờ Chúa Phục Sinh cũng đă gần. Vào 3 giờ sáng ngày Chúa Nhật, Linh Hồn Rất Thánh Chúa Giêsu Kitô vinh hiển trở lại mồ đá; đoàn tháp tùng Chúa không những có các thiên thần, mà c̣n có tất cả các thánh vừa được giải thoát khỏi ngục tổ và luyện ngục, chiến phẩm sống động cuộc khải thắng của Chúa: trong mồ bấy giờ cũng có rất nhiều Thiên Thần canh giữ để tôn kính Xác Thánh Chúa, Xác Thánh từng hợp nhất với Bản Tính Thiên Chúa: theo lệnh Mẹ Maria rất nhiều vị trong số các Thiên Thần ấy đă đi lượm những hạt Máu, những miếng Thịt, những sợi Tóc Chúa Giêsu rơi rớt trong cuộc Tử Nạn. Mẹ Maria rất khôn ngoan, nên đă lo nghĩ tất cả rất chu đáo.

Trước hết, các thánh ở ngục tổ vào luyện ngục vào kính viếng Xác Thánh đầy những thương tích tan nát và mất dạng của Chúa Giêsu. Adong và Eva than khóc v́ tội bất tùng phục của ḿnh đă gây ra những tai biến ấy. Các tổ phụ và tiên tri vui mừng v́ những lời tiên báo và hy vọng của ḿnh đă thành tựu. Tất cả đều ca tụng Chúa Toàn Năng đă thực hiện công cuộc Cứu Chuộc với biết bao khôn ngoan thánh thiện. Các Thiên Thần đem những di tích lượm được trả lại cho Xác Thánh Chúa Kitô, làm lại y nguyên như trước. Cùng lúc ấy, Linh Hồn Chúa Giêsu lại hợp nhất với Xác Ngài, làm cho sống động và mặc thêm cho một vinh quang bất tử. Aùnh ngời sáng của Thân Xác vinh hiển của Chúa vượt cao trên hết các xác thể vinh hiển khác như ngày vượt trên đêm, và nếu có thụ nào đó được mặc tất cả những vinh hiển của tất cả các xác thể vinh hiển khác, đem so với Thân Xác Chúa cũng c̣n rất xấu xí. Tính bất cảm thụ làm cho Thân Xác Chúa vượt bỏ tất cả những ǵ biết đổi. Tính linh mẫn thanh luyện khỏi hết những ǵ phàm tục làm cho thân Xác nên giống như thiên thần, thấu nhập vào được hết mọi vật thể khác mà không ǵ ngăn cản nổi. Tính mẫn tiệp lẹ làng làm Thân Xác Chúa mất trọng lượng chất thể mau mắn hơn hoạt tính của thiên thần. Các vết đinh ở tay chân và vết đ̣ng ở cạnh sườn vẫn c̣n lại và sáng láng rạng rỡ, tăng thêm vẻ đẹp của toàn thân lên một cách kỳ thú, như một nét đặc sắc lạ lùng nhất. Chúa Kitô ra khỏi mồ, rực rỡ vớt tất cả những vẻ tráng lệ và huy hoàng ấy. Chúa hứa cho cả loài người cũng được sống lại, như hiệu qủa cuộc Phục Sinh của Ngài và hứa cho những người công chính sau này được vinh quang nơi thân xác họ để bảo chứng cho lời hứa này, Ngài phục sinh cho nhiều vị thánh như Phúc Aâm thuật lại. Trong số các vị thánh này, lộng lẫy nhất là Thánh Giuse, rồi đến Tánh Gioan Kim, Thánh nữ Anna và các thánh tổ phụ đă nhiệt liệt trông đợi Ngôi Lời Nhập Thể nhất. Lúc ấy, các vị đều xuất hiện sáng chói như mặt trời.

Trong căn pḥng ẩn dật tại nhà Tiệc Ly, Mẹ Maria thấu hiểu tất cả những lạ lùng đó, mà Mẹ thăm dự vào tất cả qua một thị kiến đặc biệt. Thân Xác Mẹ được hưởng nguồn vui từ linh hồn Mẹ thông sang, vào chính lúc Linh Hồn Chúa Giêsu hợp nhất với Thân Xác Ngài. Tức th́ Mẹ thoát khỏi buồn khổ và biến sang một niền an ủi Thiên Quốc. Toàn thân Mẹ biến h́nh. Lúc ấy, thánh Gioan vào thăm Mẹ như hôm trước, đă sững sờ ngây ngất khi thấy Mẹ, vừa mới đây gần như bị đau khổ làm cho héo hắt không nhận ra được, bây giờ vinh hiển rạng ngời trước quang cảnh đó, ông tin chắc chắn Chúa Giêsu đă sống lại.

Đang lúc Mẹ Maria sửa soạn những kinh nguyện và ca khúc mừng Con Thánh của Mẹ sắp xuất hiện,, bỗng nhiên Mẹ cảm thấy một cảm giác rất lạ tương ứng với độ đau khổ lớn lao Mẹ đă chịu, và một trào đổ r rệt hơn những tâm t́nh và ánh sáng báo trước cuộc thị kiến rất hạnh phúc. Sau những chuẩn bị ấy Chúa Giêsu vào pḥng Mẹ với cả đoàn tuỳ tùng vinh hiển. Mẹ phủ phục xuống thờ lạy rất thẳm sâu. Chúa Giêsu nâng Mẹ dậy và ban tặng Mẹ một ân huệ, một ân huệ có thể Mẹ không sao tiếp nhận mà không ngất lịm, nếu các thiên thần và chính Chúa không tăng sức cho Mẹ. Aân huệ bất ngờ ấy là Thân Xác vinh hiển của Chúa Giêsu thấu nhập vào thân xác rất trinh sáng trong ngời của Mẹ làm cho trở nên hoàn toàn thấu suốt, như một trái cầu pha-lê chứa đựng toàn thể mặt trời. Aân huệ rất phi thường này nâng Mẹ lên chiêm niệm những mầu nhiệm tuyệt vời cao cả. Khi lên tới đỉnh cao chót vót ấy, Mẹ nghe thấy một tiếng nói với Mẹ: “Lên cao đi, lên cao nữa” Và ngay lúc đó, Mẹ được tham hưởng một thị kiến thấu thị đẹp đẽ hơn hết tất cả những thị kiến Mẹ được từ trước đến bây giờ trong suốt nhiều giờ, Mẹ được hoan hưởng Thiên Chúa với Con Ngài, thông phần vào vinh quan của Chúa cũng như từ trước đă thông phần vào đau khổ Ngài chịu. Rồi từ thị kiến đó, Mẹ đi xuống từng bậc như đă được nâng lên. Mẹ đàm đạo rất ngọt ngào với Con dấu yêu của Mẹ, lĩnh nhận tất cả những ơn có thể phù hợp được với một thụ tạo.

Sau khi đă lănh nhận những hồng ân đó, Mẹ Maria truyện tṛ với các Thánh đi theo Chúa Giêsu. Mẹ nhận ra tất cả các vị và nói với từng vị theo cấp bậc các vị, vừa chúc mừng các vị v́ đă thoát khỏi u ngục, vừa ca tụng Thiên Chúa vi ơn này. Mẹ hàn huyên đặc biệt với thánh cả Giuse, thánh Gioan Kim, thánh nữ Anna, thánh Gioan Thuỷ Tẩy và Adong Evà. Các vị ấy đều phủ phục dưới chân Mẹ, dâng niềm kính tôn Mẹ với tư cách là Mẹ Chúa Cứu Thế, là Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Tuân hợp với ư định của Đấng Khôn Ngoan, các vị muốn tôn kính Mẹ cách đặc biệt tôn sùng. Nhưng chính Mẹ cũng xấp ḿnh xuống tôn kính các vị v́ sự thánh thiện của các Ngài. Sau cuộc tiếp xúc đó, Mẹ kính mời các vị, cũng như các thiên thần ca lên những khúc hát mới tôn vinh Chúa Giêsu, Đấng Chiến Thắng tội lỗi, sự chết vào hoả ngục.