1)  CẢI THIỆN:  tại sao? 

 

Thời gian đă trọn. Nước Thiên Chúa đă gần.  

 

 HĂY CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG  và tin vào Phúc Âm  (Marcô 1:15)

 

 

Tại sao chúng ta phải cải thiện đời sống?

 

Chúng ta phải cải thiện v́ 3 lư do chính yếu sau đây:

 

- Lư do thứ nhất: v́ chúng ta là kẻ có tội nhưng muốn được đời đời cứu rỗi.

 

- Lư do thứ hai: v́ hạt giống Ơn Thánh trong chúng ta cần phải trổ sinh hoa trái.

 

- Lư do thứ ba: v́ Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi.

 

1.- Chúng ta cần phải cải thiện:

 

   V̀ CHÚNG TA LÀ KẺ CÓ TỘI    NHƯNG MUỐN ĐƯỢC ĐỜI ĐỜI CỨU RỖI.

 

Thật vậy, nếu chúng ta thánh thiện và trọn hảo như các thánh ở trên trời, chúng ta đâu cần phải cải thiện; việc cải thiện đâu có nghĩa ǵ đối với chúng ta nữa.

 

Thế nhưng, ai trong chúng ta dám cho ḿnh là đă nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành? Thánh Gioan viết trong thư thứ nhất, đoạn 1, câu 10 như sau: Nếu chúng ta nói ḿnh không bao giờ phạm tội là chúng ta cho Người (Chúa Kitô) là gian trá và lời của Người không có ở trong chúng ta. Bởi thế, c̣n sống trên đời là chúng ta c̣n phải liên lỉ cải thiện đời sống.

 

Nếu không cải thiện đời sống, chắc chắn, theo tự nhiên, chúng ta sẽ không được cứu rỗi và sẽ hư đi đời đời.

 

Chúa Giêsu, qua Phúc Âm thánh Mathêu, đoạn 11, từ câu 20 đến câu 24, đă chẳng khẳng định điều này hay sao, khi Người mạnh mẽ cảnh áo

thẳng vào mặt những thành thị mà Người đă làm nhiều phép lạ nhất song họ vẫn không chịu cải hối: 'Khốn cho ngươi, hỡi Chorazin! Cũng khốn cả cho ngươi, hỡi Bethsaida! Nếu các phép lạ xẩy ra nơi các ngươi đă xẩy ra nơi TyreSidon, th́ họ đă mặc áo nhặm và bỏ tro trên đầu từ lâu rồi. Ta bảo thật các ngươi, vào ngày phán quyết, TyreSidon sẽ được khoan dung hơn các ngươi. C̣n ngươi cũng thế, hỡi apernaum, há ngươi đă chẳng được đưa lên tận trời sao, song ngươi sẽ bị sa vào cơi chết! Nếu các phép lạ được thực hiện nơi ngươi mà làm ở Sodom, hẳn nó vẫn c̣n tồn tại cho tới bây giờ. Ta bảo thật cho ngươi biết, trong ngày phán quyết, Sodom sẽ được khoan dung hơn ngươi. 

Theo kinh nghiệm bản thân của một người Kitô hữu, chúng ta cũng cảm thấy được rằng, nếu không cải thiện đời sống, chúng ta khó ḷng mà

được rỗi linh hồn.

 

Không phải hay sao, theo tự nhiên, về tâm trí, con người mà bản tính đă vướng mắc nguyên tội của chúng ta vốn có xu hướng yêu tối tăm hơn ánh sáng (Gioan 3:19), và, về khả năng hướng thiện và làm lành, bản chất th́ yếu nhược (Mathêu 26:41). Bởi đó, chúng ta chỉ muốn đi theo con đường rộng, con đường không đ̣i phải bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Chúa (Mathêu 16:24), con đường dễ chịu cho thân xác, tôn thờ cái tôi và phụng dưỡng tự ái, con đường không phải là phúc cho các ngươi (Luca 6:20-22) mà là khốn cho các ngươi (Luca 6:24-26), con đường mà Chúa Giêsu đă khẳng định là sẽ đưa đến trầm luân đời đời (Mathêu 7:13).

 

Thế nhưng, đối với những người vô thần hay những người Kitô hữu lún sâu trong vũng tội, đến nỗi hầu như đă hoàn toàn tuyệt vọng cho hần rỗi đời đời của ḿnh, th́ cải thiện không cần thiết và chẳng có nghĩa ǵ đối với họ cả. Người vô thần th́ cho chết là hết, nên phải chiếm cho bằng được thiên đường trần gian này bằng bất cứ giá nào, kẻo uổng. Họ cho tôn giáo là mê hoặc, cho những người đi tu là ngu dại nhất trên

đời.

 

Người Kitô hữu tuyệt vọng th́ lại có thể cho rằng làm ǵ có hoả ngục, nên không sợ bị trầm luân đời đời, do đó, không cần phải cải thiện làm ǵ cho mệt; dù có hoả ngục đi nữa, người ta xuống hoả ngục nhiều th́ ḿnh xuống cũng đâu có sao, một khi ḿnh không ở vào thành phần được tiền định cứu rỗi th́ cho dù có cải thiện chăng nữa, cuối cùng cũng hư đi như thường, vậy th́ tội ǵ mà không hưởng thụ cho đă ở đời này.
 

Phần chúng ta, một khi c̣n cố gắng và tha thiết với việc cải thiện đời sống là chúng ta c̣n tin ở đời sau. Nói cách khác, Thiên Chúa và đời sau vô cùng bất tận, theo Đức Tin dạy, đă là mục tiêu thu hút nỗ lực cải thiện đời sống của chúng ta là kẻ có tội, để chúng ta xứng đáng được đời đời tham hưởng sự sống Thần Linh vô cùng viên măn với Đấng toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ.

 

Nếu những người vô thần hay Kitô hữu tuyệt vọng có lư của họ để tự miễn trừ việc cải thiện cho họ, th́ chúng ta cũng tự cảm nghiệm thấy, ngay trong thâm tâm của ḿnh, một động lực bắt chúng ta phải cải thiện, không cải thiện không được. Động lực đó là, về luân lư, chúng ta cảm thấy áy náy và cắn rứt mỗi lần làm sai trái điều ǵ, đến nỗi, nếu không cải thiện sẽ không được yên tâm mà sống, do đó, về tâm linh, chúng ta luôn cảm thấy, đúng như thánh Augustinô đă diễn tả tâm trạng của ngài, cũng là tâm trạng chung của loài người, trong cuốn Tự Thú, là: Chúa đă dựng nên con v́ Chúa và cho Chúa, nên ḷng con khắc khoải cho tới khi đạt được Chúa.

 

Lư do thứ nhất của việc cải thiện là như thế: V́ chúng ta là kẻ có tội nhưng muốn được đời đời cứu rỗi.

 

Điển h́nh là trường hợp của người trộm lành. Người trộm lành đă tỏ ra nhận biết tội lỗi của ḿnh và đă muốn được cứu rỗi, qua câu của anh ta nói với người trộm dữ và lời kêu xin của anh ta thưa với Chúa Giêsu: Mày không kính sợ Thiên Chúa hả, mày không thấy là mày cũng bị cùng một án phạt như vậy (như Chúa Giêsu) hay sao? Chúng ḿnh dầu sao cũng xứng đáng bị như vậy mà. Chúng ḿnh chẳng qua chỉ là trả giá cho những việc chúng ḿnh làm thôi, c̣n người này có làm điều ǵ nên tội đâu... Hỡi Giêsu, xin nhớ đến tôi khi Ngài lên Nước của Ngài (Luca 23:40-42).

 

2.- Chúng ta cần phải cải thiện:

 

   V̀ HẠT GIỐNG ƠN THÁNH TRONG CHÚNG TA CẦN PHẢI TRỔ SINH HOA TRÁI.

 

Thật vậy, để được sống đời đời, con người phải có hay phải được tham dự vào Sự Sống Thần Linh của chính Thiên Chúa.
 

Sự Sống Thần Linh này, thật ra, đă được ban cho con người ngay từ ban đầu, khi con người mới được dựng nên trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, không biết đến tội lỗi là ǵ. Thế nhưng, con người đă mất Sự Sống Thần Linh này nơi nguyên tội, khi hai nguyên tổ của ḿnh bị Con Cựu Xà là Satan sát hại ngay từ đầu bằng nọc độc dối trá của nó (xem Gioan 8:44). Để phục hồi Sự Sống Thần Linh này cho con người, Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một của Ngài, để ai tin vào Con sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời (Gioan 3:16).

 

Những kẻ tin và chịu phép rửa tội sẽ được cứu rỗi (Marcô 16:16). Chúng ta sẽ được cứu rỗi v́, qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đă được tái sinh từ trên cao (Gioan 3:3), được tái sinh bởi nước và Thần Linh (Gioan 3:5), được rửa trong Chúa Kitô tức được rửa trong sự chết của Người (Rôma 6:3).

 

 

 

V́ được tái sinh vào sự sống đời đời, Sự Sống Thần Linh của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô như thế, bản tính nhân loại bị hư đi v́ nguyên tội của con người đă được thánh hóa trong chân lư (Gioan 17:19), họ được mặc lấy con người mới được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa trong công chính và thánh thiện chân thật (Êphêsô 4:24) và con người của họ trở nên đền thờ của Thiên Chúa (1Côrintô 3:16).

 

Điều làm cho con người vượt qua sự chết mà vào sự sống (Gioan 5:24) như thế được gọi là nguyên lư của sự sống đời đời nơi con người, đó là Thánh Sủng hay Ơn Thánh cũng vậy.

 

Thế nhưng, trên thực tế, Ơn Thánh như một Hạt Giống Thần Linh vô cùng viên măn cần phải được lớn lên thành cây vĩ đại làm nơi cho chim trời ẩn náu (xem Mathêu 13:31-32), lại được gieo vào mảnh đất nhân tính mà tinh thần th́ linh hoạt nhưng bản chất lại yếu nhược

(Mathêu 26:41) của chúng ta, do đó, sẽ lệ thuộc vào chúng ta trong việc phát triển và trổ sinh hoa trái.

 

Nếu Hạt Giống Thần Linh trong chúng ta là Ơn Thánh không phát triển và trổ sinh hoa trái, th́, cho dù chúng ta không làm mất Ơn Thánh bởi tội trọng chúng ta phạm đi nữa, Ơn Thánh không bị mất đó cũng chẳng khác nào nén bạc bị đem chôn, vẫn c̣n nguyên,

vẫn bị luận phạt như thường (xem Mathêu 25:14-30; Luca 19:12-27). Và, v́ mang Ơn Thánh đem chôn đi như thế, cuộc sống Kitô hữu của chúng ta mà bản chất là truyền giáo trở thành vô nghĩa, và chính chúng ta là Kitô hữu như muối ướp thế gian cũng sẽ, như Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm thánh Mathêu, đoạn 5, câu 13: chỉ đáng đổ ra ngoài cho người ta giầy đạp dưới chân.

 

Kinh nghiệm sống đạo thực tế đă cho chúng ta thấy rằng chúng ta nhiều khi giống như cây vả xum xuê lá cành mà không sinh hoa kết trái ǵ hết, đáng bị Chúa nguyền rủa cho chết đi (xem Mathêu 21:19). Không phải hay sao, nhiều khi chúng ta đi lễ hằng ngày, đọc kinh sáng tối, thậm chí ăn chay hăm ḿnh nữa, thế mà tại sao hễ ai động đến chúng ta một tí là tự ái của chúng ta bộc phát liền, hay thấy ai có vẻ khô khan nguội lạnh hoặc tội lỗi là chúng ta chê bai họ, khinh thường họ v.v.

 

Để biết Hạt Giống Thần Linh trong chúng ta là Ơn Thánh có thực sự phát triển trong chúng ta hay không, có thể căn cứ vào chính hoa trái được trổ sinh bởi Ơn Thánh.

 

Ơn Thánh là ǵ, nếu không phải là Sự Sống Thiên Chúa ở nơi chúng ta. Bởi thế, nếu chúng ta làm mất Ơn Thánh là chúng ta làm mất Sự Sống Thiên Chúa. Sự Sống Thiên Chúa ở nơi chúng ta là ǵ, nếu không phải là T́nh Yêu Thiên Chúa ở nơi chúng ta. Bởi thế, làm mất Ơn Thánh cũng là làm mất Ơn Nghĩa Chúa, tức làm mất T́nh Yêu Thiên Chúa ở nơi chúng ta. V́ Ơn Thánh nơi chúng ta là T́nh Yêu Thiên Chúa nên, hoa trái của Ơn Thánh là tất cả những ǵ được phát xuất từ T́nh Yêu này.
 

Hoa Trái của Ơn Thánh được phát xuất bởi T́nh Yêu Thiên Chúa ở trong chúng ta là ǵ, nếu không phải là ḷng tín phục Thiên Chúa và ḷng yêu thương tha nhân.

 

Hoa trái của Ơn Thánh là ḷng tín phục Thiên Chúa ở chỗ: Ai yêu Thày th́ sẽ giữ lời Thày (Gioan 14:23) hay Kẻ vâng theo mệnh lệnh của Thày là kẻ yêu mến Thày (Gioan 14:21). Hoa trái của Ơn Thánh c̣n là ḷng yêu thương nhau nữa: Ai nói tôi yêu Thiên Chúa mà lại ghét anh em ḿnh là kẻ dối trá ... Ai yêu Thiên Chúa cũng phải thương anh em ḿnh (1Gioan 4:20-21).

 

Vậy, nếu chúng ta chưa giữ lời Chúa, luật Chúa, chưa thương yêu anh em ḿnh, th́ cứ nắm chắc là Ơn Thánh chưa phát triển và chưa sinh hoa kết quả ǵ trong chúng ta hết, cần chúng ta cải thiện hơn nữa.

 

Đó là lư do thứ hai cần phải cải thiện: V́ Hạt Giống Ơn Thánh trong chúng ta cần phải trổ sinh hoa trái.  

 

Điển h́nh là trường hợp của Thánh Phêrô tông đồ. Sau khi chối Chúa Giêsu 3 lần ngài đă ăn năn khóc lóc thảm thiết (Luca 22:62). Bù đắp lại, ngài cũng đă tuyên xưng một cách cương quyết con yêu Thày (Gioan 21: 15-17) 3 lần trước khi lănh nhận sứ mệnh Thày trao cho, một sứ mệnh mà ngài sẽ phải hy sinh chết với Thày (Mathêu 26:35) để làm chứng cho Thày, Đấng đă đến "cho chiên được sống và sống sung măn hơn (Gioan 10:10). 

  

3.- Chúng ta cần phải cải thiện:

 

   V̀ CHÚA LÀ THIÊN CHÚA CỦA CHÚNG TA ĐĂ BỊ XÚC PHẠM NHIỀU LẮM RỒI.

 

 

Lư do thứ ba này là lư do mà Mẹ Maria đă đưa ra vào lần hiện ra cuối cùng tại Fatima, 13/10/1917: Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi. 

Lư do thứ ba này cũng là lời nói cuối cùng của Đức Mẹ ở Fatima, một lời có thể nói là trọng tâm của tất cả Sứ Điệp Fatima của Người.
 

V́ con người cứ xúc phạm đến Thiên Chúa mà nhiều linh hồn đă bị sa hỏa ngục và thế giới lâm cảnh chiến tranh tàn khốc. Về việc các linh hồn bị sa hỏa ngục, Đức Mẹ đă cho 3 Thiếu Nhi Fatima thị kiến thấy hỏa ngục và các linh hồn bị hư đi đời đời ở trong đó vào lần hiện ra thứ ba, 13/7/1917.

 

Về việc thế giới lâm cảnh chiến tranh, Giaxinta đă nói trong thời gian chịu bệnh trước khi về trời: Đức Mẹ đă tiên báo là sẽ có nhiều chiến tranh và bất ḥa xảy ra trên thế giới. Chiến tranh là h́nh phạt gây ra bởi tội lỗi của con người. Nếu loài người biết cải thiện đời sống, Thiên Chúa sẽ tha cho thế giới, bằng không, h́nh phạt sẽ xẩy ra v.v.

 

Để cứu chung con cái loài người cho khỏi h́nh phạt ở đời này là chiến tranh và án phạt hỏa ngục đời sau vô cùng, Đức Mẹ đă van nài con người cải thiện đời sống qua lời kêu gọi hết sức bi thương và khẩn cấp "đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiếu lắm rồi".

 

Qua lời kêu gọi này, về h́nh thức của câu nói, Đức Mẹ đă kêu gọi tất cả mọi người cải thiện đời sống chứ không riêng ǵ thành phần Kitô hữu. Bởi v́, Đức Mẹ đă không nói: Đừng xúc phạm đến Thiên Chúa là Chúa của chúng ta nữa, chứ không phải là Cha của chúng ta nữa. Nếu tự mỗi người không cải thiện th́ họ khó ḷng, nếu không muốn nói là không thể, được cứu rỗi, nghĩa là sẽ phải sa hỏa ngục. Nếu ai cũng không chịu cải thiện hay không đủ số người chịu cải thiện, để dập tắt đi cái ng̣i chiến tranh được phát xuất từ chính ḷng con người, th́, dù Thiên Chúa có không ra tay trừng phạt con người, tự con người cũng sẽ đâm chém nhau mà tự hủy diệt bằng những cuộc đại chiến.

 

Cũng qua lời kêu gọi này, về tinh thần của câu nói, Đức Mẹ h́nh như kêu gọi riêng thành phần con cái của Mẹ, trong đó đi tiên phong là 3 Thiếu Nhi Fatima, Giaxinta (7 tuổi), Phanxicô (9 tuổi) và Lucia (10 tuổi). Mẹ kêu gọi con cái Mẹ hăy v́ yêu mến Thiên Chúa mà đừng xúc phạm đến Ngài nữa, nghĩa là, v́ Thiên Chúa đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi mà các con hăy cải thiện đời sống đi, đừng xúc phạm đến Ngài nữa.

 

Ba Thiếu Nhi Fatima, dù c̣n nhỏ, nhưng, h́nh như đă hiểu được thâm ư này của Đức Mẹ, các em đă tự động biết cũng như nhắc nhở nhau v́ yêu Chúa mà tránh làm điều mất ḷng Chúa.

 

Chẳng hạn, có một lần Phanxicô đă tâm sự với Lucia như thế này: Em yêu Chúa quá đi. Nhưng Ngài lại buồn rầu quá sức v́ bao nhiêu là tội lỗi! Chúng ta không bao giờ được tái phạm bất cứ một tội nào nữa ... Rồi, vào trước lần Đức Mẹ hiện ra ngày 13/7/1917, thấy Lucia bị cám dỗ hồ nghi việc Đức Mẹ hiện ra và quyết định không đi với ḿnh đến nơi Đức Mẹ hiện ra nữa, như Đức Mẹ đă xin các em hăy đến với Mẹ như vậy 6 lần liền, vào đúng ngày 13 mỗi tháng, Phanxicô nói với Lucia: Thiên Chúa đă buồn rầu v́ bao tội lỗi đủ rồi, bây giờ chị lại không đi th́ Ngài càng buồn hơn nữa (Hồi Kư Lucia 4).

 

Theo tâm lư tự nhiên, khi yêu ai, chúng ta sẽ không bao giờ dám làm mất ḷng người ḿnh yêu, trái lại, c̣n t́m hết cách để làm đẹp

ḷng người ḿnh yêu, cho dù có phải bỏ tính mê nết xấu của ḿnh, kể cả bỏ những ǵ vô tội vạ chỉ hợp với ḿnh mà không hợp

với hay không ưng ư người ḿnh yêu. Cũng thế, là Kitô hữu được Thiên Chúa yêu thương và ở cùng qua Ơn Thánh Ngài ban cho khi tôi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội tái sinh, nhờ đó, tôi được tham dự vào Sự Sống Thần Linh của Thiên Chúa, th́, động lực chính yếu thôi thúc tôi phải cải thiện đời sống, đó là v́ tôi không muốn làm mất ḷng Đấng đă không tha cho Con Một Ḿnh lại trao nộp Người v́ tất cả chúng ta (Rôma 8:32).

 

Và, cũng chỉ có ḷng yêu mến mới làm cho con người cải thiện thực sự, cải thiện hết ḿnh, cải thiện nhanh chóng và cải thiện cho đến cùng. Thêm vào đó, cũng chỉ có ḷng yêu mến mới có thể thiêu hủy hết mọi tội lỗi của họ, dù hằng hà sa số như cát biển hay chất cao ngất tầng mây như sao trời.

 

Đó là lư do thứ ba cần phải cải thiện: v́ Thiên Chúa là Chúa của chúng ta đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi.

 

Điển h́nh là trường hợp của người phụ nữ tội lỗi nổi tiếng trong thành mà Phúc Âm thánh Luca đoạn 7, câu 37 đă đề cập tới. Thế mà, v́ yêu Chúa Giêsu, qua việc bất chấp mọi chê cười, trước mặt người biệt phái, chị đă qùi xuống ngay chân của Chúa Giêsu, lấy nước mắt rửa chân cho Ngài, lấy tóc ḿnh lau khô, rồi hôn chân Ngài và xức dầu thơm cho chân của Ngài (xem Luca 7:38). Chúa Giêsu đă

hết sức hài ḷng với chị qua lời Ngài nói cùng ông Simon, người chủ nhà thuộc thành phàn biệt phái đă mới Ngài đến dự tiệc: "Tôi cho ông biết, đó là lư do tại sao chị đă được tha nhiều tội lỗi, v́ chị đă yêu nhiều" (Luca 8:47).

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,

"Sứ Điệp Fatima - Màng Lưới Cứu Rỗi trong Mùa Biển Động Cuối Thời" xuất bản 11/1993

Tác phẩm về Thánh Mẫu Fatima thứ 2/20 tác phẩm