HY SINH là THÂN PHẬN
Của Thiếu Nhi Fatima
Ngay lần hiện ra thứ nhất, 13/5/1917, Đức Mẹ đă kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi là Lucia, 10 tuổi, Phanxicô, 9 tuổi, và Giaxinta, 7 tuổi:
“Các con có sẵn ḷng hiến ḿnh cho Thiên Chúa để chịu đựng tất cả mọi đau khổ Ngài sẽ gửi đến cho các con, như một việc đền tạ tội lỗi Ngài đă bị xúc phạm và cầu nguyện cho sự ăn năn trở lại của các tội nhân không?”
Sau khi đồng thanh thưa với Đức Mẹ: “Vâng, chúng con sẵn ḷng”, 3 Thiếu Nhi Fatima liền nghe Đức Mẹ báo trước về thân phận làm hiến vật để đền tạ Thiên Chúa và cầu nguyện cho tội nhân mà họ vừa chấp nhận, như sau:
“Vậy các con sẽ chịu nhiều đau khổ, nhưng ơn Chúa sẽ nâng đỡ các con”.
Quả thật, đúng như lời Đức Mẹ báo trước, 3 Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé của Người chẳng những đă chịu nhiều đau khổ mà c̣n tự ư t́m mọi hy sinh có thể để đền tạ Chúa và để cứu các tội nhân.
CHỊU NHIỀU ĐAU KHỔ:
Đối với Giaxinta là Thiếu Nhi Fatima nhỏ nhất, điều làm cho em khổ trên hết, đó là, như Đức Mẹ cho biết, em sẽ phải chết trong cô độc, không có một người nào thân yêu ở bên cạnh em lúc em ĺa đời. Điều đau khổ nhất này thật sự đă xẩy ra cho em. Và em chẳng những đă chịu đau khổ chính lúc chết trong đơn độc, mà c̣n chịu đau khổ trong suốt thời gian từ khi em được Đức Mẹ cho biết như thế cho đến khi sự thật xẩy ra đúng y như vậy.
Đối với Phanxicô là Thiếu Nhi Fatima chỉ được xem thấy Thiên Thần và Đức Mẹ mà không hề được nghe thấy Thiên Thần hay Đức Mẹ nói ǵ khi các Ngài hiện ra với em và với Giaxinta cũng như Lucia. Tuy nhiên, đối với em, như em nói Giaxinta khi ở tron gtù: “Tệ nhất là nếu Đức Mẹ không bao giờ trở lại nữa. Điều này làm anh đau khổ nhất”. Và, ngày 13/8/1917, Phanxicô đă phải chịu nhiều đau khổ này v́ không được xem thấy Đức Mẹ hiện ra ngày 13 trong tháng như ba lần trước nữa.
Đối với Lucia là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất, và, cũng chỉ v́ lớn nhất mà Lucia, về lượng, đă chịu nhiều đau khổ hơn Phanxicô và Giaxinta, những đau khổ gây ra bởi việc Đức Mẹ hiện ra. Trong các đau khổ đó, đau khổ lớn nhất mà Lucia chịu phải kể đến cơn thử thách kinh khủng, tạo nên bởi lời phán đoán của cha xứ cộng với ảnh hưởng của một cơn ác mộng. Đến nỗi Lucia đă tỏ ra nghi ngờ việc Đức Mẹ hiện ra với ḿnh và đă cho cả Phanxicô và Giaxinta biết quyết định dứt khoát của ḿnh là không đi đến nơi Đức Mẹ hiện ra như Người đă xin vào lần hiện ra thứ nhất và nhắc lại vào lần hiện ra thứ hai nữa.
T̀M MỌI HY SINH:
Ngoài việc chịu đựng mọi đau khổ Chúa gửi đến cho, 3 Thiếu Nhi Fatima c̣n t́m mọi hy sinh có thể để đền tạ Chuá và cứu các tội nhân đáng thương.
Sau đây, theo Hồi Kư 1 của Lucia, là một điển h́nh về việc hy sinh và cách hy sinh của chung các em:
Vào một ngày nắng gắt, sau khi cho đi bữa ăn trưa của ḿnh, theo quyết định chung với nhau từ trước, hễ thấy các trẻ nghèo th́ cho họ đồ ăn trưa của ḿnh, 3 trẻ cảm thấy khát, song không c̣n một giọt nước để uống. Đầu tiên các em dâng hy sinh khát nước v́ Chúa cho các tội nhân như thường lệ. Sau đó, không chịu khát được nữa, với sự đồng ư của Phanxicô và Giaxinta, Lucia đă ghé vô một nhà ở gần đó để xin nước uống. Thế nhưng, số nước xin được lại bị đổ xuống khe đá cho chiên uống, v́ cả ba ai cũng nhất định hy sinh chịu khát để cầu cho các tội nhân. Sau cùng, cơn khát làm cho Giaxinta khó chịu đến nỗi em đă nói với Lucia bảo các tiếng dế và ếch nhái đang kêu im đi v́ chúng làm “em nhức đầu khủng khiếp”. Nhưng, sau khi nghe Phanxicô nhắc: “Em không muốn chịu đựng cho các tội nhân à?”, Giaxinta liền lấy hai bàn tay ôm đầu, mà nói: “Có chứ. Thôi để chúng kêu đi!”.
Căn cứ vào các việc và các cách hy sinh của các em, mà, theo như Đức Mẹ đă cho các em biết vào lần hiện ra thứ 5, 13/9/1917, là “Thiên Chúa hài ḷng với những hy sinh của các con”, th́ “những hy sinh” đă làm đẹp ḷng Thiên Chúa của các em có thể phân tách và tóm lược như sau:
Hy sinh là quên ḿnh. Lúc mới bắt đầu tập hy sinh, các em đă đồng ư với nhau là đem đồ ăn trưa của ḿnh cho đàn vật ăn hay cho các trẻ nghèo mà các em gặp được ăn.
Hy sinh là hăm ḿnh. Các em thắt một đoạn giây thừng ở chung quanh bụng cho thân xác của các em luôn luôn cảm thấy khó chịu và đau đớn.
Hy sinh là cầm ḿnh. Biết anh Phanxicô đang bị bệnh, theo t́nh anh em tự nhiên, Giaxinta rất muốn sang thăm anh của ḿnh, song em đă cầm ḿnh lại và không làm như thế: “Mẹ em đi khỏ rồi, em muốn sang thăm anh Phanxicô nhiều lần, song em đă không đi”. (Hồi Kư Lucia 1).
Hy sinh là ép ḿnh. Giaxinta đă tâm sự với Lucia: “Đêm qua, em đau đớn quá sức, và v́ em muốn dâng hy sinh cho Chúa, em đă không trở ḿnh trên giường, làm cả đêm em không ngủ được” (Hồi Kư Lucia 2)
Hy sinh là ẩn ḿnh. Trong thời gian cả Phanxicô và Giaxinta bị bệnh, Giaxinta thường được Lucia và pḥng thăm trước Phanxicô, Gianxinta hay nói với Lucia là “Thôi chị sang thăm anh Phanxicô đi. Em sẽ hy sinh ở đây một ḿnh”.
Hy sinh là dấn ḿnh. Các em vốn không thích, trái lại, c̣n cảm thấy bị làm phiền và khổ tâm khi người ta cứ tuốn đến hạch hỏi các em về việc Đức Mẹ hiện ra với các em, nhưng, trong khi, theo tính tự nhiên, Lucia và Giaxinta chạy trốn mỗi khi thấy bóng người ta, th́ Phanxicô đă đứng lại để tiếp họ.
Hy sinh là bỏ ḿnh. Vốn không thích uống sữa một tí nào cả, thế mà, sau lần từ chối ly sữa mẹ em đưa cho em uống khi em bị bệnh, sau đó, được Lucia nhắc cho, Gianxinta đă ngoan ngoăn uống nó mỗi khi Mẹ của em đưa cho em uống.
Hy sinh là liều ḿnh. Thay v́ hy sinh chịu khát, có một lần, Giaxinta dă uống cho đỡ khát, song nước mà Giaxinta uống cho đỡ khát đó không phải là nước ngon lành ǵ, mà là nước ao hồ bẩn thỉu, nước mà dân chúng vẫn giặt quần áo và thú vật vừa uống vừa lội trong đó.
Hy sinh để đền bù cho tha nhân. Dù đang bị bệnh, Giaxinta cũng cứ đi lễ ngày thường để bù lại việc bỏ lễ Chúa Nhật của các tội nhân, hay cũng v́ bị bệnh, Giaxinta cần ăn uống nhiều hơn, song em đă nhịn ăn để bù lại tội tham ăn của các tội nhân.
Hy sinh trong tất cả mọi sự. “Giaxinta quan tâm đến vấn đề hy sinh cầu cho tội nhân ăn năn hối cải đến nỗi em không chịu bỏ qua một dịp hy sinh nào” (Hồi Kư Lucia 1).
Tóm lại,
Nguyên tắc và đường lối hy sinh của 3 Thiếu Nhi Fatima gương mẫu tiên khởi này đă thực hiện đúng y như lời Thiên Thần dạy các em vào lần hiện ra thứ hai năm 1916, khi các em hỏi Thiên Thần rằng: “Chúng con phải hy sinh như thế nào?”, đó là “làm mọi sự có thể để hy sinh”.
Ba Thiếu Nhi Fatima tiên khởi chẳng những t́m hy sinh theo hoàn cảnh riêng có thể của ḿnh, c̣n cùng nhau hy sinh, (như trường hợp điển h́nh được đề cập đến đầu tiên), nhắc nhau hy sinh và nhất là nhắc nhau hy sinh v́ yêu Chúa nữa.
Cùng nhau hy sinh: Mặc dầu vốn thích hát những bài hát dân ca lành mạnh, nhưng, dù được người ta mến và yêu cầu hát, các em đă không hát nữa, theo đề nghị của Phanxicô: “Chúng ta đừng hát bài hát đó nữa. Chúa chúng ta chắc chắn không muốn chúng ta hát những điều như thế này” (Hồi Kư Lucia 3).
Nhắc nhau hy sinh: “Một ngày kia, khi con đến, Giaxinta hỏi con: ‘Chị có nhiều hy sinh hôm nay không? Em có nhiều lắm.’” (Hồi Kư Lucia 1).
Nhắc nhau hy sinh v́ yêu Chúa: “Kể từ ngày Đức Mẹ dạy chúng con dâng hy sinh của chúng con cho Chúa Giêsu, th́ bất cứ lúc nào chúng con chịu đựng, hay đồng ư hy sinh, Giaxinta đều hỏi: ‘Chị có nói với Chúa Giêsu là Chị làm v́ yêu Chúa không?’ Nếu con nói chưa, em liền nói: ‘Vậy em sẽ thưa với Người’, rồi em chắp ta lại, mắt ngước lên trời: ‘Oâi Chúa Giêsu, v́ yêu Chúa và cho các tội nhân ăn năn hối cải’”.