4. Cải Thiện: Bằng Cách Nào?

 

Sau khi đă biết được lư do tại sao phải cải thiện, cải thiện ở chỗ nào và phải cải thiện những ǵ là những phần thuộc về lư thuyết của việc cải thiện, giờ đây, chúng ta tiến sang phần thực hành việc cải thiện: Cải Thiện: Bằng Cách nào?, hay, nói cách khác, làm sao để có thể cải thiện và cải thiện như thế nào?

 

Nếu lư do chúng ta phải cải thiện là v́ chúng ta là kẻ có tội nhưng muốn được đời đời cứu rỗi, và việc cải thiện ở chỗ canh tân nội tâm, th́ để có thể cải thiện, chúng ta phải biết nhận lỗi của ḿnh và phải tránh dịp tội.

 

Nếu lư do chúng ta phải cải thiện là v́ hạt giống Ơn Thánh trong chúng ta cần phải trổ sinh hoa trái thiêng liêng, và việc cải thiện ở chỗ làm theo ư Chúa, th́ để có thể cải thiện, chúng ta phải năng lănh nhận các phép Bí Tích.

 

Nếu lư do chúng ta phải cải thiện là v́ Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi, và việc cải thiện ở chỗ trở về với T́nh Yêu Thiên Chúa, th́ để có thể cải thiện, chúng ta phải biết cầu nguyện với Chúa.

 

 

Cải Thiện Bằng Cách Nhận Lỗi và Tránh Dịp Tội

 

Nhận Lỗi

 

Theo nguyên tắc, muốn sửa lỗi, phải biết nhận lỗi. Do đó, trên thực hành, nếu không nhận lỗi, chắc chắn không thể nào và không bao giờ có thể sửa lỗi được.

 

Nhưng làm thế nào để có thể nhận lỗi, nếu tôi cho những việc tôi làm không phải là lỗi, và cũng chỉ v́ tôi cho những việc tôi làm không phải là lỗi nên tôi mới làm.

 

Một người không nhận lỗi có thể v́ mấy lư do chính yếu sau đây: thứ nhất, v́ vô ư thức tội lỗi (xem Tông Đồ Công Vụ 3:17), không biết tội là ǵ, như trường hợp dân Do Thái nhất định đ̣i giết Chúa Giêsu cho dù máu của Ngài có đổ lên đầu lên cổ họ (xem Mathêu 27:25); thứ hai, v́ sợ trách nhiệm phải đền trả hay cải thiện, như trường hợp Cain cho ḿnh không phải người giữ Abel (xem Sáng Thế Kư 4:9) là em bị chính Cain ghen tương sát hại; thứ ba, v́ tự ái xấu hổ nên đổ cho hoàn cảnh để mà chạy tội, như trường hợp Evà đổ lỗi cho con rắn và Adong đổ lỗi cho Evà (xem Sáng Thế Kư 3:12-13); thứ bốn, v́ dựa vào những yếu tố bên ngoài để mà phạm tội, như trường hợp Philatô rửa tay (xem Mathêu 27:24) để xử tội Chúa Giêsu theo ư dân Do Thái muốn giết Chúa; thứ năm, v́ kiêu căng nên mù quáng, như trường hợp của người Pharisiêu lên đền thờ cầu nguyện khoe khoang công lênh lại càng thêm tội (xem Luca 18:9-14).

 

Muốn tránh t́nh trạng phạm tội mà không nhận ra tội của ḿnh để mà cải thiện, nên để ư những việc sau đây:

 

- Không ra tay làm công việc mà lương tâm c̣n đang bối rối về nó.

 

- Ngưng làm công việc mà khi làm công việc đó tâm hồn cứ cảm thấy bất an.

 

- Năng bàn hỏi với cấp trên hay người khôn ngoan mỗi khi không biết phải giải quyết ra sao hay hành động thế nào.

 

- Lắng nghe những lời chỉ bảo, đề nghị, phê b́nh và chỉ trích của người khác.

 

- Hồi tâm xét ḿnh hằng ngày xem, về phần tích cực, ḿnh có sống đúng với ơn gọi của ḿnh qua việc chu toàn mọi bổn phận lớn nhỏ hay không, và, về phần tiêu cực, ḿnh đă phạm những lỗi lầm nào, tại sao ḿnh đă làm như vậy?

 

 

Tránh Dịp Tội

 

Muốn cải thiện đời sống, bề trong chẳng những phải biết nhận lỗi của ḿnh th́ mới sửa ḿnh được, bề ngoài c̣n phải biết tránh xa dịp tội nữa mới thực sự tỏ ra dấu hiệu và thiện chí ăn năn thống hối. Nếu không nhận lỗi, chúng ta không thể sửa lỗi thế nào, nếu không tránh dịp tội, chúng ta cũng không thể nào sửa lỗi như vậy.

 

Chẳng hạn, biết rằng hễ đọc kinh mà ngồi, thế nào ḿnh cũng ngủ gật, th́, để tránh ngủ gật khi đọc kinh, chúng ta hăy đứng hay qùi mà đọc kinh. Hay, biết rằng xem cuốn phim ấy hoặc đọc cuốn sách ấy, thế nào ḿnh cũng bị cám dỗ về đức trong sạch, th́, để khỏi bị cám dỗ về đức trong sạch và ham muốn điều lỗi đức trong sạch, đừng coi cuốn phim đó và đừng đọc cuốn sách đó nữa. Nếu bà Evà, sau khi nghe rắn qủi cám dỗ, không nh́n lên cây biết lành biết dữ để thấy rằng trái cây ngon lành bắt mắt (Sáng Thế Kư 3: 6) th́ chưa chắc bà đă giơ tay ra hái mà ăn.

 

Hăy nhớ rằng, dịp tội không phải ở tại ngoại cảnh cho bằng ở ngay nơi chính ḿnh, nơi mắt ḿnh, nơi tay ḿnh. Không phải hay sao, Chúa Giêsu, trong Phúc Âm thánh Mathêu, đoạn 5, từ câu 28 đến câu 29, đă không nói nếu người phụ nữ nên dịp tội cho ngươi hăy giết mụ ấy đi, thà chết một mạng người c̣n hơn là cứ v́ mụ ấy c̣n sống đă nên cớ cho ngươi phạm tội mất ḷng Chúa, mà là nói: Nếu mắt phải ngươi nên dịp tội cho ngươi, hăy móc nó ra mà quẳng nó đi. Thà mất một phần thân thể c̣n hơn toàn thân bị quăng vào hỏa ngục.

 

Do đó, tránh dịp tội chẳng qua chỉ là giữ ngũ quan. Giữ mắt trong sạch cho khỏi những h́nh ảnh kích dục. Giữ tai nghiêm chỉnh cho khỏi nghe những lời nói xấu hay chỉ trích người thứ ba làm cho chính ḿnh cũng khinh người ấy. Giữ lưỡi điều độ cho khỏi sống để mà ăn. Giữ tay nết na cho khỏi những sờ mó mất nết hay những cầm nhầm các đồ vật không phải của ḿnh. Giữ chân đàng hoàng cho khỏi đi đến những cho<176> lén lút tối tăm v.v.

 

 

Cải Thiện Bằng Cách Năng Lănh Nhận Bí Tích.

 

Một thực tại không thể phủ nhận và một chân lư không thể sai lầm, đó là, không có ơn Chúa, dù cố gắng mấy đi nữa, con người cũng không thể nào cải thiện đời sống được.

 

Ơn Chúa được ban cho con người qua Chúa Giêsu Kitô, Đấng đầy ân sủng và chân lư (Gioan 1:14). Nhân tính của Chúa Kitô chính là phương tiện để thông ơn Thiên Chúa cho con người. Lời của Chúa Kitô là thần linh và là sự sống (Gioan 6:63). Thánh Thể của Chúa Kitô là Bánh Thiên Chúa bởi trời xuống ban sự sống cho thế gian (Gioan 6:33). Việc làm của Chúa Kitô là ánh sáng thế gian ... ánh sáng ban sự sống (Gioan 8:12). Con người của Chúa Kitô là sự sống lại và là sự sống (Gioan 11:25). Chẳng những từ bàn tay của Chúa Giêsu, quyền năng chữa trị mọi tật nguyền bệnh hoạn phần xác của con người đă được phát ra, mà ngay cả áo Chúa cũng có mănh lực ấy (xem Luca 8:43-48).

 

Ngày nay, Chúa Giêsu không ở với loài người một cách hữu h́nh như ngày xưa nữa, nhưng Người vẫn ở với loài người một cách bí tích, mà hiện thân tiêu biểu là Bí Tích Thánh Thể. Từ các Bí Tích này, quyền năng thần linh của Người vẫn tác dụng nơi các linh hồn thành tín lănh nhận Người. Bằng chứng hiển nhiên là đời sống thánh thiện siêu phàm của các thánh, nhất là các thánh tử đạo, c̣n đỏ ngầu những trang lịch sử của nhân loại, với những tinh thần và hành động vượt trên bản tính bẩm sinh và khả năng chịu đựng của một con người tự nhiên.

 

Chính chúng ta cũng cảm thấy một phần nào tác dụng của ơn thánh khi chúng ta lănh nhận Bí Tích Hoà Giải và Thánh Thể một cách sốt sắng. Ở chỗ, chúng ta dễ giữ ḿnh sạch tội hơn, dễ hy sinh hăm ḿnh hơn, dễ chịu đựng trái ư hơn, dễ làm v.v. Bằng nếu chúng ta lơ là hay bỏ bê hoặc khinh thường việc lănh nhận các Bí Tích Ḥa Giải và Thánh Thể, chúng ta sẽ không thể nào tránh được dịp tội và sẽ phạm hết tội này đến tội kia, dù có muốn trở lại với Chúa cũng không thể nào làm được.

Ngoài Thày ra các con không làm ǵ được (Gioan 15:5) là thế. Sự Sống Thần Linh mà chúng ta được thông hiệp từ khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội phải trổ sinh nhiều hoa trái nơi người Kitô hữu đó là các nhân đức, là các tinh thần của Chúa Kitô. Nhưng, Sự Sống Thần Linh này chỉ có thể trổ sinh hoa trái khi Ơn Thánh nẩy mầm và phát triển nơi con người mà thôi. Của ăn nuôi xác con người làm cho xác họ lớn lên, nhờ đó, họ dần dần trưởng thành, làm được những việc người lớn thế nào, Ơn Thánh cũng cần những của nuôi linh thiêng là các Bí Tích, để phát triển và làm cho con người sống động một cách siêu nhiên như Chúa Kitô đă sống như vậy.

 

 

 Cải Thiện Bằng Cách Cầu Nguyện

 

Dù cố ư tránh hết mọi dịp tội, trong bầu khí nhiễm độc (polution) của xă hội sặc mùi hiện sinh và lơa lồ ngày nay, v́ hoàn cảnh bất ngờ xẩy ra hay v́ những bó buộc phải giao tiếp và đụng chạm trong đời sống chung, chúng ta cũng khó ḷng mà giữ ḿnh hoàn toàn khỏi bị ô nhiễm bởi những gương mù hay những tập tục thế gian. Cho dù có xưng tội hằng tuần hay rước lễ hằng ngày đi nữa, Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Ḥa Giải cũng không mấy tác dụng nơi chúng ta, và chúng ta vẫn có thể vấp phạm đến Chúa hay vẫn cứ sống cuộc sống tầm thường, nếu chúng ta thiếu tinh thần cầu nguyện. Các thánh tông đồ không phải là những người đă sống gần Chúa Giêsu hơn ai hết, thế mà các ngài vẫn bỏ Chúa mà tẩu thoát khi Người bị bắt, thậm chí c̣n chối Người đến ba lần, phải chăng là v́ các ngài đă không tỉnh thức và cầu nguyện nên đă sa ngă ê chề như thế.

 

Cầu nguyện không phải là đọc kinh, là suy gẫm, là nhớ Chúa, là kết hợp. Đúng hơn, cầu nguyện là tinh thần của việc đọc kinh, suy gẫm, nhớ Chúa, và là cách giúp dễ kết hợp với Chúa. Cầu nguyện chính là giao tiếp với Chúa, là gắn bó với Chúa, là yêu mến Chúa. Khi linh hồn yêu mến Chúa, gắn bó với Chúa, th́ bất cứ làm việc ǵ, công việc ấy cũng là tác động cầu nguyện của linh hồn. Và, chính v́ yêu mến Chúa và gắn bó với Chúa trong tinh thần cầu nguyện như thế, linh hồn sẽ luôn luôn sợ làm điều ǵ mất ḷng Chúa và hết sức làm đẹp ḷng Chúa mọi đàng.

 

Con người sa ngă và không nên trọn lành được là v́ thiếu ơn Chúa. Thiếu ơn Chúa không phải là v́ Thiên Chúa, Đấng muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư (1Timôthêu 2:4), không muốn ban cho con người, mà là v́ con người không biết cầu nguyện hay thiếu cầu nguyện. Không cầu nguyện, con người sẽ thiếu ơn Chúa để nên thánh và giữ ḿnh sạch tội. Do đó, càng sa sút hay bỏ bê việc cầu nguyện, con người càng sa đọa. Sa đọa càng nhiều là dấu hiệu con người đă hầu như bỏ quên Thiên Chúa, đă hết sức bỏ bê việc cầu nguyện.

 

Trong hai thế kỷ 19 và 20, Đức Mẹ đă hiện ra nhiều lần, như ở La Salette năm 1846, ở Lộ Đức năm 1858 và Fatima năm 1917, không lần nào Đức Mẹ, qua các vị sứ giả của Người, không kêu gọi loài người cầu nguyện. Cầu nguyện là đề tài chính cho tất ca<180> các lần Đức Mẹ hiện ra. Đức Mẹ kêu gọi loài người nói chung và con cái Mẹ nói riêng cầu nguyện, nhưng Mẹ không dạy cầu nguyện. Tuy nhiên, ở Fatima, cả 6 lần hiện ra với Lucia, Phanxicô và Giaxinta, Mẹ đều thúc giục việc lần hạt Mân Côi.

 

Theo lịch sử Giáo Hội và kinh nghiệm sống đạo của các thánh, kinh Mân Côi đă kéo ơn Chúa vô vàn bất tận xuống cho chung cũng như riêng. Do đó, kinh Mân Côi cũng là phương tiện cho con người dùng để cải thiện đời sống và nên thánh. Qua các mầu nhiệm của kinh Mân Côi, nếu sốt sắng đọc và chiêm ngắm, chúng ta sẽ thấy t́nh Chúa yêu chúng ta nơi Chúa Giêsu và qua Mẹ Maria một cách nhưng không và bất tận, bởi đó, chúng ta sẽ cảm mến các Ngài, tạ ơn các Ngài và đáp trả t́nh yêu của các Ngài đối với chúng ta một cách xứng đáng hơn, bằng một đời sống đẹp ḷng các Ngài hơn. Cải thiện đời sống ở tại việc nhận biết và trở về với t́nh yêu Thiên Chúa bắt đầu bằng việc cầu nguyện là như thế.

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,

"Sứ Điệp Fatima - Màng Lưới Cứu Rỗi trong Mùa Biển Động Cuối Thời" xuất bản 11/1993

Tác phẩm về Thánh Mẫu Fatima thứ 2/20 tác phẩm