5. HY SINH CHO TỘI NHÂN CẢI THIỆN
Vào
lần hiện ra thứ bốn,
Câu
nhiều linh hồn phải sa hỏa ngục v́ không ai
chịu hiến thấn hy sinh cầu cho họ mà Đức
Mẹ khẳng định ở đây thật là một
điều kinh hoàng khủng khiếp. Nó kinh hoàng khủng
khiếp là v́, Đức Mẹ đă qui trách nhiệm
về sự hư đi của các linh hồn là ở
tại chúng ta, nếu chúng ta không chịu hiến thân hy sinh
cầu cho họ. Dĩ nhiên, ở đây Đức Mẹ
không có ư nói kẻ bị hư đi là hoàn toàn vô tội và
bị oan uổng. Người chỉ có ư nói, cho dù tội
nhân có đáng bị phạt đời đời, song nếu
có ai chịu hiến thân hy sinh cho họ, bù lại tội
lỗi mà họ đă phạm, th́, chắc chắn họ
sẽ được cứu rỗi, khỏi bị hư
đi đời đời.
Thế
nhưng:
-
Hy sinh là ǵ?
-
Hy sinh khác với cải thiện như thế nào?
-
Hy sinh có thể làm cho tội nhân cải thiện ra sao?
Hy
Sinh là ǵ?
Chúng
con phải hy sinh như thế nào?
Khi
Thiên Thần hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima lần
thứ hai thúc giục các em: Hăy cầu nguyện! Cầu
nguyện thật nhiều! Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria có
những dự tính yêu thương đối với các em.
Hăy liên lỉ dâng những lời nguyện và hy sinh lên Đấng
Tối Cao, đă thắc mắc hỏi ngài như vậy.
Và, Thiên Thần đă chỉ cho các em một nguyên tắc và
đường lối chung về việc hy sinh như
thế này:
Hăy
lợi dụng mọi sự có thể để hy sinh...
Tuy
là một câu trả lời thật là tổng quát. Nhưng,
với tâm hồn đơn sơ chân thành của ḿnh, các em
đă thấu triệt được tất cả ư
nghĩa của nó, bằng việc thực thi một cách
hết sức trọn vẹn nguyên tắc hy sinh này.
Suy
diễn từ nguyên tắc hy sinh tổng quát này, như
lời Thiên Thần dạy 3 Thiếu Nhi Fatima, hy sinh có
thể được định nghĩa như sau: Hy sinh
là một hành động hoàn toàn tự nguyện từ
bỏ, tránh lánh, hay chịu đựng tất cả
những ǵ ḿnh được phép có, phép làm hay phép
hưởng.
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện từ
bỏ tất cả những ǵ ḿnh được phép có,
như Lucia, Phanxicô và Giaxinta hy sinh đem phần ăn
trưa của ḿnh cho các trẻ em nghèo khổ hơn ḿnh khi
các em gặp họ, hay đem cho đàn vật mà các em
chăn ăn.
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện từ
bỏ tất cả những ǵ ḿnh được phép làm,
như trường hợp của Giaxinta: Mẹ em đi
khỏi rồi, em muốn sang thăm anh Phanxicô (đang
bị bệnh) nhiều lần, song em đă không đi.
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện từ
bỏ tất cả những ǵ ḿnh được phép
hưởng, như trường hợp của Giaxinta
được chị Lucia đến thăm bệnh: Thôi
chị sang thăm anh Phanxicô đi. Em sẽ hy sinh ở
đây một ḿnh.
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện tránh
lánh những ǵ ḿnh được phép có, như
trường hợp của Lucia đă nghe lời khuyên
của Phanxicô tránh những người bạn không
tốt.
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện tránh
lánh những ǵ ḿnh được phép làm, như
trường hợp cũng của Lucia đă nghe lời
giải quyết của Phanxicô, dù được mời
tổ chức và được mộ mến, đă
dứt khoát từ chối không tham gia hay tham dự
đại hội giới trẻ.
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện tránh
lánh những ǵ ḿnh được phép hưởng, như
trường hợp của Giaxinta đă nói với mẹ
em, người mang đến cho em đang bị bệnh
một ly sữa với một chùm nho, mà em thích nho chứ
không thích sữa, song em nói với mẹ em rằng: Con không
muốn ăn nho, xin mẹ cất đi, con uống
sữa đủ rồi.
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện
chịu đựng những ǵ ḿnh được phép có,
như trường hợp 3 em đă dùng giây thừng
quấn vào chung quanh bụng của ḿnh, cho đau
đớn khó chịu.
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện
chịu đựng những ǵ ḿnh được phép làm,
như trường hợp của Giaxinta: Đêm hôm qua em
đau đớn quá sức, và v́ em muốn dâng hy sinh cho
Chúa, em đă không trở ḿnh trên giường, làm cả
đêm em không ngủ được
Hy
sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện
chịu đựng những ǵ ḿnh được phép
hưởng, như trường hợp của Giaxinta thay
v́ uống nước cho đỡ khát lại uống
nước ao hồ bẩn thỉu, nơi dân làng giặt
quần áo và thú vật lầy lội.
Hy
Sinh khác với cải thiện như thế nào?
Muốn
cải thiện cần phải hy sinh. Nếu không chịu
hy sinh sẽ không thể nào cải thiện
được. Chẳng hạn trường hợp 3 em
Thiếu Nhi Fatima, trước khi được Đức
Mẹ hiện ra, chỉ lần hạt một cách hết
sức hỏa tốc và rút gọn, để có nhiều
giờ chơi hơn, thế nhưng, sau khi
được thấy Đức Mẹ hiện ra, các em
đă hy sinh giờ chơi, sửa lại cách đọc
kinh lần hạt Mân Côi để chẳng những
lần hạt đứng đắn hơn mà c̣n lần
hạt nhiều hơn và siêng hơn nữa.
Nếu
muốn cải thiện phải biết hy sinh thế nào
th́ muốn hy sinh cũng phải biết cải thiện
như vậy. Bởi v́, cải thiện là bước
đầu của hy sinh, là bắt đầu từ bỏ
bản thân để tiến đến với Chúa. Đó
là trường hợp của 3 em Thiếu Nhi Fatima qua
lời nói đầy ư thức hy sinh cải thiện
của Phanxicô: Chúng ta đừng ca bài hát đó nữa. Bây
giờ chắc chắn Chúa không muốn chúng ta ca hát
những điều như thế.
Về
phương diện thực hành, tuy hy sinh và cải
thiện liên hệ cũng như tương trợ
mật thiết với nhau như vậy, muốn hy sinh
phải cải thiện và muốn cải thiện phải
hy sinh, thế nhưng, theo nguyên tắc, hy sinh và cải
thiện hơi khác nhau ở chỗ, trong khi hy sinh là
một hành động hoàn toàn tự nguyện từ
bỏ, tránh lánh hay chịu đựng những ǵ
được phép có, được phép làm hay
được phép hưởng, th́ cải thiện lại
là một hành động bắt buộc phải từ
bỏ, như đam mê dục vọng, phải tránh lánh,
như gương mù dịp tội, và phải chịu
đựng, như bất công xă hội, về những ǵ
không được phép có, như những thứ trộm
cắp, không được phép làm, như sát nhân, hay không
được phép hưởng, như gian dâm.
V́
hy sinh là một hành động hoàn toàn tự nguyện trong
những phạm vi được phép như thế, do
đó, nếu không muốn hy sinh, theo lư, chúng ta cũng không
có tội lỗi ǵ cả. Trái lại, v́ cải thiện là
một hành động bắt buộc phải sửa
đổi, ǵn giữ hay chịu đựng trong những
phạm vi xứng đáng với thân phận làm
người, với ơn gọi làm con Thiên Chúa, do đó,
nếu không cải thiện, chúng ta sẽ khó ḷng tránh
khỏi t́nh trạng càng ngày càng sa đọa.
Hy
Sinh có thể làm cho tội nhân cải thiện ra sao?
Hy
sinh có tác dụng thế nào nơi các tội nhân để
có thể làm cho họ ăn năn cải thiện
đời sống?
Theo
nguyên tắc siêu nhiên, bản tính của nhân loại bị
hư đi v́ nguyên tội đă được Ngôi Lời
nhập thể và tử giá cứu chuộc. Nhưng, trên
thực tế, muốn nhận lănh ơn cứu rỗi
này, cá nhân mỗi người c̣n phải: Tin và chịu phép
Rửa Tội (Marcô 16:16) nữa mới được,
bằng không, sẽ bị luận phạt. Nhận lănh
ơn cứu rỗi nơi Bí Tích Rửa Tội rồi,
người Kitô hữu, một khi c̣n sống, c̣n phải
hoàn tất nơi thân xác ḿnh những ǵ c̣n thiếu nơi
cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đă chịu v́
nhiệm thể của Người là Giáo Hội (Côlôsê 1:24)
nữa. Tức là, người Kitô hữu c̣n phải
sống ơn cứu độ mà Thiên Chúa đă ban cho
họ khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, bằng
cách: Bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Chúa (Mathêu
16:24) nữa. Bằng không, ai không vác thập gía ḿnh mà theo
Ta, không đáng làm môn đệ của Ta (Luca 14:27).
Vậy,
để cứu những linh hồn không chịu Phép
Rửa, tức những linh hồn mà, theo điều
kiện bề ngoài để được cứu
rỗi, sẽ bị luận phạt, tức sẽ bị
hư đi đời đời trong hỏa ngục,
chỉ có Kitô hữu mới có đủ tư cách và
năng lực mà họ lănh nhận từ Chúa Kitô, Đấng
toàn quyền trên trời dưới đất, bởi
thế, hăy đi tuyển mộ môn đồ khắp
thế gian (Mathêu 28:18-19).
Và,
để cứu các linh hồn Kitô hữu không chịu
bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Chúa, như
trường hợp của Giuđa Ích-Ca bán Chúa nên đă
trở thành đứa con hư đi theo lời Kinh Thánh
(Gioan 17:12), cũng chỉ có những Kitô hữu như 3 em
Thiếu Nhi Fatima, những tâm hồn bé nhỏ nhưng,
nhờ ơn Chúa, đă dũng cảm thưa: Vâng, chúng con
xin sẵn sàng, đáp lại lời Đức Mẹ kêu
gọi các em vào ngay lần hiện ra thứ nhất,
13/5/1917: Các con có sẵn sàng hiến ḿnh cho Thiên Chúa
để lănh nhận tất cả những ǵ Ngài sẽ
gửi đến cho chúng con, như một tác động đền
tạ tội lỗi Ngài phải chịu và cầu cho
tội nhân ăn năn cải thiện đời sống
không?.
Phải,
chỉ có những linh hồn chịu hiến ḿnh cho Chúa
để hy sinh như thế, mới có thể cứu
được các linh hồn cho khỏi hư đi
đời đời mà thôi. Hiến ḿnh cho Thiên Chúa
để hy sinh cho các tội nhân khỏi hư đi
đời đời là ǵ, nếu không phải là v́ yêu Chúa
mà hy sinh hay hy sinh v́ yêu Chúa hay sao! Nếu không v́ Chúa,
người Kitô hữu không thể cải thiện
đời sống, chứ chưa nói đến hy sinh cho
các tội nhân. Muốn hy sinh phải v́ Chúa mới được,
th́ cũng chỉ v́ Chúa, v́ mến Chúa, v́ thương các
tội nhân thật sự, hy sinh mới có công, có sức
cứu các tội nhân mà thôi.
Đó
là lư do mà Đức Mẹ, vào lần hiện ra thứ ba,
13/7/1917, đă dạy và nhắc 3 em Thiếu Nhi Fatima
rằng: Hăy hy sinh bản thân cho các tội nhân, và hăy than
thở nhiều lần, đặc biệt mỗi khi chúng
con làm một việc hy sinh nào đó: 'Ôi Chúa Giêsu, v́ yêu Chúa,
cho tội nhân ăn năn cải thiện, và để
đền tạ tội lỗi xúc phạm đến Trái
Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria'.
Phần
3 em Thiếu Nhi Fatima cũng đă thực hành đúng
lời chỉ dạy của Đức Mẹ. Chị
Lucia đă thuật lại trong Hồi Kư của chị
như thế này: Kể từ ngày Đức Mẹ
dạy chúng con dâng hy sinh của chúng con cho Chúa Giêsu, th́
bất cứ lúc nào chúng con chịu đựng, hay
đồng ư hy sinh chung với nhau, Giaxinta đều
hỏi: 'Chị có nói với Chúa Giêsu là chị làm v́ yêu
Người không?' Nếu con nói chưa, em liền nói:
'Vậy em sẽ thưa với Người', rồi em
chắp tay lại, ngước mắt lên trời: 'Ôi Chúa
Giêsu, v́ yêu Chúa và cho tội nhân ăn năn cải thiện
đời sống'.
Không
mến Chúa, chúng ta sẽ không thể nào thông cảm với
Chúa, không thể nào thấy tiếc xót giá máu vô cùng châu báu
của Chúa đổ ra mà lại hoàn toàn trở nên vô ích
đối với một số linh hồn hư đi
đời đời, do đó, chúng ta cũng sẽ không
cảm thấy mất mát ǵ cả khi các linh hồn cứ
hư đi, ḷng chúng ta sẽ không buồn khổ và lo
lắng ǵ cả trong việc cứu rỗi các linh hồn
cho Chúa.
Tuy
nhiên, nếu chúng ta c̣n ơn nghĩa với Chúa, tức
Ơn Thánh là T́nh Yêu Thiên Chúa ở với chúng ta chưa
bị mất đi v́ tội trọng chúng ta sa phạm, th́
việc chúng ta làm, nhất là viẹc cố ư hy sinh
để cứu các linh hồn của chúng ta vẫn
được công trước mặt Chúa, do đó,
vẫn có tác dụng cứu các linh hồn.
Để
bảo đảm việc hy sinh của chúng ta có sức tác
động trên Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhờ đó, Người
cứu các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những
linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót
hơn, mỗi lần hy sinh, trước hay sau khi làm
việc hy sinh cũng được, chúng ta hăy than thở
hay nhắc lại ư chỉ để đền tạ
tội lỗi mà Chúa phải chịu và để cầu
cho các tội nhân ăn năn cải thiện đời
sống, như Đức Mẹ đă dặn ḍ 3 em
Thiếu Nhi Fatima.
Chính
nhờ tác động sẵn sàng hiến dâng ḿnh để
chịu đựng mọi đau khổ Chúa gửi đến
cho, và nhờ việc chuyên tâm để ư đến
việc làm mọi sự có thể để hy sinh như
Thiên Thần chỉ vẽ, kèm theo lời nguyện v́ yêu
Chúa như Đức Mẹ dạy, mà các em Thiếu Nhi
Fatima đă đạt đến một mức độ
mến Chúa tuyệt vời, như Giaxinta đă hồn nhiên
bộc lộ:
Giá
em có thể châm ngọn lửa đang bừng cháy trong tim
em vào con tim của tất cả mọi người,
ngọn lửa làm cho em yêu Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maia quá
chừng. Để rồi, với ḷng yêu Chúa nung nấu
này, đến nỗi đă trở nên như một bản
tính siêu nhiên của ḿnh, Giaxinta, (theo Hồi Kư Lucia thuật
lại), quan tâm đến vấn đề hy sinh cầu
cho tội nhân ăn năn hối cải, đến
nỗi em không chịu bỏ qua một dịp hy sinh nào.
Linh
hồn nào chuyên tâm hy sinh cầu cho tội nhân ăn năn
hối cải, linh hồn ấy kể như đă hoàn
tất và đạt đến tột đỉnh của
việc cải thiện rồi vậy. Bởi v́,
Người nào làm cho một tội nhân quay gót trở
về sẽ cứu được chính linh hồn ḿnh
khỏi chết và xóa đi muôn vàn tội lỗi (Giacôbê
6:20).
Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,
"Sứ Điệp Fatima - Màng Lưới Cứu Rỗi trong Mùa Biển Động Cuối Thời" xuất bản 11/1993
Tác phẩm về Thánh Mẫu Fatima thứ 2/20 tác phẩm